Chính quyền 'VNCH' trên thực tế
là một chính quyền do Mỹ dựng lên, điều khiển và do đó là công cụ phục vụ ý
chí, mục tiêu đế quốc của Mỹ. Sự thật lịch sử cho thấy nó không phải là
do một tổ chức chính trị nào của người Việt tự vận động sự ủng hộ của quần chúng
lập ra như chính quyền VNDCCH hay MTDTGPMN. Nó được Mỹ trực tiếp nhảy vào
Việt Nam
dựng lên. Ngô Đình Diệm đã chọn đứng ngoài cuộc kháng chiến chống Pháp
của dân tộc bằng cách chạy sang Châu Âu và Mỹ tu. Đến khi kháng chiến
thành công lại bỏ tu dựa hơi Mỹ mò về lên làm tổng thống.
Thời đại mới không cho phép Mỹ theo đường lối thực dân cũ như Pháp nên họ lập ra chính quyền ngụy để danh chính ngôn thuận lấy cớ bảo vệ nó mà nắm lấy miền Nam. Quân đội ngụy bao gồm thành phần chỉ huy có tiền sự làm tay sai cho Pháp và thành phần lính quèn được chiêu mộ từ dân trong vùng ngụy kiểm soát. Họ là những người bị tẩy não hoặc bị bắt buộc cầm súng chống lại ý chí nguyện vọng của dân tộc.
Tất cả những chiến lược chính trị
và quân sự của chính quyền ngụy được trực tiếp vạch ra hoặc chi phối nặng nề
bởi người Mỹ. Tổng thống thực chất là do người Mỹ quyết. Rõ ràng
Diệm là do một tay họ đưa lên nhưng không thích nữa thì chỉ cần nháy mắt vung
tiền là cả nhà tổng thống cũng phải về 'hưởng nhan thánh chúa' ngay tắp lự.
Người Mỹ huấn luyện ra quân ngụy
để giết cộng sản và khủng bố cho tất cả dân miền Nam
phải theo họ để chia cắt thành công Việt Nam. Đó là ý muốn của họ chứ
không phải của người Việt. Khi thấy tay sai bất lực vô dụng, Mỹ đã phải
trực tiếp đem quân vào vì nếu không, chuyện ngụy quyền sụp đổ chỉ là vấn đề
thời gian. Họ đã thay đổi nhiều chiến lược khác nhau để nhằm đạt
được mục đích trên.
Đến khi bị thiệt hại quá mức cho
phép mà VC ngày càng mạnh, người Mỹ bắt buộc phải ôm hận cuốn gói và chiến lược
cuối cùng mà họ đưa ra là 'Việt Nam hóa chiến tranh', tức trở lại thời kỳ truớc
khi họ quyết định đem quân vào! Tức chính quyền và quân đội ngụy sớm muộn chắn
chắn sẽ sụp đổ! Vì vậy cùng với việc rút quân, Mỹ đã cắt giảm viện trợ và cuối
cùng cúp hẳn luôn chứ không thể cứ đóng hụi chết mãi được.
Đầu năm 1973, Cộng sản Việt Nam và người Mỹ đã thỏa thuận các điều khoản của
Hiệp định Paris
mà không cần hỏi ý kiến ngụy. Ngụy quyền do đó bị đặt vào thế đã rồi và
bị ép ký cho đủ thủ tục, trong tức tưởi, vì thực chất họ chỉ là một con tốt chứ
không phải người chơi cờ. Không ký thì chết càng nhanh vì Mỹ sẽ cúp tiền
ngay. Ký thì cúp từ từ!
Trước đó vào năm 1972, Mỹ cũng đã
bắt tay với TQ để chống Liên Xô. TQ do đó mới mạnh dạn lên kế hoạch lấn
chiếm Hoàng Sa vì Mỹ nay đã là đồng minh của họ và bỏ rơi con tốt thí 'VNCH'.
Mỹ đã bỏ thì ngụy cũng chẳng tha
thiết gì. Nếu có ý định bảo vệ Hoàng Sa thì họ đã có những hành động theo
dõi chặt chẽ tình hình và bổ sung lực lượng kịp thời để bảo vệ các đảo còn trong
tay mình nhưng họ lại làm ngược lại! Sau Hiệp định Paris, chính quyền ngụy đã cho rút bớt các
đơn vị đồn trú trên đảo theo kiểu Mỹ cho bao nhiêu tiền thì giữ bấy nhiêu đất.
http://thediplomat.com/2014/01/lessons-from-the-battle-of-the-paracel-islands/
Hành động đánh theo tiền này phù hợp với những hành động, phát ngôn trước và sau đó của ngụy quyền như Thiệu từng nói: 'Mỹ còn viện trợ, thì chúng tôi còn chốngcộng!' hay 'Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải làmột ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi DinhĐộc Lập'.
Hành động đánh theo tiền này phù hợp với những hành động, phát ngôn trước và sau đó của ngụy quyền như Thiệu từng nói: 'Mỹ còn viện trợ, thì chúng tôi còn chốngcộng!' hay 'Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải làmột ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi DinhĐộc Lập'.
Vì đã quyết bỏ nếu không được trả tiền đánh
thuê nên từ thế chủ động, ngụy quyền đã tự rút quân để cho quân TQ bò lên chiếm
đảo rồi mới 'tấn công' giành lại! Đây là một vụ bán độ vụng về để rũ bỏ trách
nhiệm nhưng vẫn có thể mị dân vỗ ngực là 'yêu nước', 'chiến đấu anh dũng', thậm
chí 'ăn mừng chiến thắng' được!
Tưởng niệm lính ngụy chết trong vụ bán độ vụng về trên
là một việc làm hết sức ngu xuẩn. Mỹ quyết định thí tốt là chính quyền
Thiệu trong ván cờ Việt Nam
thì Thiệu lại thí mấy chục mạng lính để khỏi mất công đau đầu giữ đảo nữa.
Tại sao những kẻ tình nguyện hoặc bị bắt buộc làm tay sai giữ đất Việt
Nam cho Mỹ và chết thí khi Mỹ bỏ cuộc chơi lại có thể trở thành anh hùng được
tưởng niệm ghi công?! Công gì ở đây?!
Meo Meo
===================
===================
Mời
xem bài liên quan đến “Hải chiến Hoàng Sa”:
9. Báo Nhân dân: KHÔNG THỂ NHÂN DANH HOÀ HỢP ĐỂ XUYÊN TẠC SỰ
THẬT
13. BA LÝ DO CẦN PHẢN ĐỐI
VIỆC XÂY KHU TƯỞNG NIỆM HOÀNG SA
14. THÊM HAI LÝ DO PHẢN
ĐỐI VIỆC XÂY DỰNG KHU TƯỞNG NIỆM HOÀNG SA
Mời đọc bài liên quan khác:
7. Trách ai?!
12. ĐẠI TÁ NGUYỄN CÔNG ANH- PHÓ
CHÍNH ỦY BCH QS ĐỒNG NAI: DỨT KHOÁT KHÔNG TÌM KIẾM HÀI CỐT LIỆT SĨ BẰNG NGOẠI
CẢM
13. Quảng Trị Đề nghị truy tố "Nhà tâm linh -cậu Thủy”...
13. Quảng Trị Đề nghị truy tố "Nhà tâm linh -cậu Thủy”...
16. TÌM KIẾM HÀI CỐT LIỆT SĨ-
NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT...
17. Vụ "Cậu Thủy": THẤT THOÁT 8 TỶ VND, NGÂN HÀNG CSXH VÔ CAN?
24. ÔNG TRẦN CÔNG TRỤC ĐÃ XUYÊN
TẠC NHỮNG GÌ VỀ "HẢI CHIẾN HOÀNG SA”?17. Vụ "Cậu Thủy": THẤT THOÁT 8 TỶ VND, NGÂN HÀNG CSXH VÔ CAN?
Trận Gạc Ma những người lính nắm tay nhau thành vòng tròn bảo vệ đảo..nhìn trên video tôi khâm phục lắm..đạn cày tung mặt nước mà không thấy ai hoảng hốt rời bỏ dội hình cả . khâm phục lắm ! và tôi ngĩ ngay cả kẻ thù cũng phải khâm phục.Ngược lại trận HS thì ngụy VNCH tàu to súng lớn máy bay ném bom không quân hiện đại đúng thứ 4 thế giới mà không giúp được gì mà để mất đảo mất người thì thật là nhục.
Trả lờiXóaCác thánh cứ chê bọn lính "nguỵ " là tay sai,cấp chỉ huy bất tài,chỉ biết hèn nhát mà bắn vào chiến sĩ cách mạng. Ấy vậy mà khi đối diện với kẻ thù xâm lặng đất nước thì họ cũng đã chống trả kịch liệt dù bị thua,và họ cũng đã dám chiến đấu và dám chết vì tổ quốc.
XóaCòn quân đội nhân dân anh hùng của ta thì chỉ có sợ hải nắm chặt tay nhau ,nhắm mắt cho giặc Tàu làm bia mà bắn .
Hình ảnh này mới đúng và giống như là những con chốt thí .
Và từ đó đến nay,hết bao lần quân Tàu xâm chiếm lãnh hài,bắn chết ngư dân mình và ngang nhiên tuyên bố chủ quyền biển đảo coi người dân và chính quyền Việt Nam không ra cái thá gì mà chẳng thấy có quân đội nhân dân anh hùng và cấp chỉ huy có tài nào dám bắn trả 1 viện đạn nào cả ?
Ngay khi giờ phút này đây ,khi các thánh đang chê bai quân "nguỵ " dù họ đã dám đánh trả Tàu xâm lược và thua ,thì dàn khoan Hài Dương của tàu đang ngang nhiên đóng ở ngay vùng biển Việt Nam đấy thôi .
Có ai dám tới gần không ? trả lời ngay đi các anh hùng rơm trên mạng .
Có nói dóc thì cũng phải có lý chứ ,quân đội nhân dân anh hùng trước nay không hề dám bắn 1 viên đạn nào vào quân Tàu xâm lược biển đảo , hải phận bắn giết ngư dân Việt,cho dù là bằng súng phun nước .
Còn bọn "nguỵ ", đã dám bắn đạn thật đấy .
Đó là chuyện thật được cả thế giới công nhận đấy ,có sử liệu hẳn hòi nhé .
Khôn nhà dại chợ là các người ,nói xấu người khuất mặt là hèn ,chê người khác mà mình lại không dám làm là hèn toàn tập ,luôn và ngay.
Hồ đồ vừa thôi, Hãy tìm hiểu về CQ Trường Sa 1988 nhé, tìm hiểu về so sánh lực lượng trên biển giữa VN và TQ nhé, tìm hiểu về chiến tranh biên giới Việt- Trung nhé. Cuối cùng nên nói ít ít thôi nhé.
XóaNhững người lính VNCH hy sinh khi mất đảo Hoàng Sa là do chiến đấu để giữ đảo hay không kịp chạy mà chết thì chúng ta ko có tư liệu lịch sử cụ thể cho vấn đề đó. Tuy nhiên nếu xét về mặt dân tộc thì họ vẫn là người Việt. Và lúc đó họ đang gìn giữ đất nước, chỉ là ở một thể chế khác. Việc họ hy sinh không phải là không có ý nghĩa.
Trả lờiXóaNếu những tên lính VNCH tay sai của đế quốc Mỹ xâm lược Việt nam chết ở Hoàng sa 1/1974 mà Mạnh Đăng cho là: ''do chiến đấu để giữ đảo hay không kịp chạy mà chết thì chúng ta ko có tư liệu lịch sử cụ thể cho vấn đề đó. Tuy nhiên nếu xét về mặt dân tộc thì họ vẫn là người Việt. Và lúc đó họ đang gìn giữ đất nước, chỉ là ở một thể chế khác. Việc họ hy sinh không phải là không có ý nghĩa'' . Vậy thì những tên lính khố xanh, khố đỏ, lính dóng người Việt đi lính cho triều đình bù nhìn nhà Nguyễn Bảo Đại và cho thực dân Pháp, cho cả quân phiệt Nhật năm 1945 bị chết trong Nhật, Pháp bắn nhau (Nhật Pháp bắn nhau thực chất là Nhật thay Pháp chiếm nước ta) thì họ thế nào? Họ cũng là người Việt nếu nói như vậy những tên lính người Việt tay sai cho thực dân Pháp xâm lược bị quân phiệt Nhật giết và những người Việt là lính cho quân phiệt Nhật bị lính Pháp giết. họ đều là người Việt lúc đó họ đều đang ''gin giữ'' đất nước khỏi quân xâm lược phát xít Nhật và ‘’giải phóng’’ đất nước khỏi thực dân Pháp đô hộ chỉ là ở một thể chế khác đấy chứ?!. Người Việt đi lính cho triều đình bù nhìn Bảo Đại đi lính cho thực dân Pháp xâm lược chống lại quân Phiệt Nhật là ''bảo vệ'' Tổ quốc và người Việt đi lính cho Bảo Đại làm việc cho quân phiệt Nhật chống lại thực dân Pháp xâm lược là đánh đuổi quân xâm lược pháp là giải phóng dân tộc? Còn những tên lính thực dân pháp,xâm lược chết vì chống quân phiệt Nhật xâm lược Việt Nam hay quân phiệt Nhật chết vì quân xâm lược Pháp ở Việt Nam năm 1945 khác gì những người Việt đi lính cho VNCH tay sai của đế quốc Mỹ chết ở Hoàng sa 1/1974? Họ đều là có công với đất nước vì họ đều chết vì chống quân xâm lược bảo vệ Tổ quốc và giải phóng đất nước đấy theo đúng quan điểm nhận thức của bạn và những tên viêt gian, những tên giặc xâm lược và những tên cơ hội chính trị hiện nay?. Thật là lực cười những tên tay sai cho thằng giặc xâm lược này chết vì những tên giặc xâm lược khác kể cả những tên xâm lược này chết vì những tên xâm lược khác do tranh dành xâm lược cướp bóc đất nước, dân tộc Việt Nam lại trở thành có công với đất nước, dân tộc Việt Nam.
XóaAnh gì trên kia nói trận Hoàng Sa không có tư liệu lịch sử?
XóaCậu đọc hết các bài ở ngay G.TL này thôi, đủ tư liệu lịch sử cho cậu chưa?
====
Mời xem bài liên quan đến “Hải chiến Hoàng Sa”:
1. "HẢI CHIẾN HOÀNG SA"- SỰ BẤT TÀI VÀ HÈN NHÁT CỦA CỦA CÁC CẤP CHỈ HUY VNCH
2. "Hải chiến Hoàng Sa": Thêm một ý kiến khẳng định cấp chỉ huy bất tài, hèn nhát.
3. ĐỖ HÙNG MƯỢN BÁO THANH NIÊN "VỰC DẬY THÂY MA"
4. HỦY BỎ LỄ "THẮP NẾN TRI ÂN" TỐI NAY LÀ ĐÚNG
5.TOÀN VĂN HIỆP ĐỊNH GENÈVE
6. Về Công hàm Phạm Văn Đồng: ÔNG TRẦN CÔNG TRỤC, ÔNG TRẦN DUY HẢI XUYÊN TẠC HIỆP ĐỊNH GENÈVE...
7. Đồng chí B nói về âm mưu chống Việt Nam của bè lũ phản động Bắc Kinh...
8. VỀ CÔNG HÀM PHẠM VĂN ĐỒNG: KHÔNG CHO PHÉP XÉT LẠI LỊCH SỬ, VINH DANH CỜ VÀNG...
9. Báo Nhân dân: KHÔNG THỂ NHÂN DANH HOÀ HỢP ĐỂ XUYÊN TẠC SỰ THẬT
10. Hải Chiến Hoàng Sa - Hạm Trưởng HQ-16 Trả Lời Dứt Điểm các lời chỉ trích
11. Hà Văn Ngạc: Tường Thuật Trận Hải Chiến Lịch Sử Hoàng Sa
12. KHÔNG NÊN VINH DANH 74 LÍNH VNCH TRONG TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA
13. BA LÝ DO CẦN PHẢN ĐỐI VIỆC XÂY KHU TƯỞNG NIỆM HOÀNG SA 14. THÊM HAI LÝ DO PHẢN ĐỐI VIỆC XÂY DỰNG KHU TƯỞNG NIỆM HOÀNG SA
15. Thi Lịch sử năm nay: EM NÀO NGHE LỜI ÔNG TRẦN CÔNG TRỤC THÌ TRƯỢT VỎ CHUỐI
16. ÔNG TRẦN CÔNG TRỤC ĐÃ XUYÊN TẠC NHỮNG GÌ VỀ "HẢI CHIẾN HOÀNG SA”?
17. TƯỞNG NIỆM LÍNH VNCH HI SINH Ở HOÀNG SA THÌ CŨNG NÊN TƯỞNG NIỆM CÁC BÁC KHỐ XANH KHỐ ĐỎ
18. BA CÂU HỎI ÔNG HOÀNG HỮU PHƯỚC MUỐN CHẤT VẤN ÔNG ĐẶNG NGỌC TÙNG...
19. XÂY CÔNG TRÌNH TƯỞNG NIỆM LÍNH VNCH: TỘI ÁC ĐANG BIẾN THÀNH CÔNG TRẠNG
20. Video: 9x Sẽ đập nếu xây đài tưởng niệm có 74 lính VNCH ..
21. CHƯA CÓ AI CẤP PHÉP XÂY DỰNG "KHU TƯỞNG NIỆM NGHĨA SĨ HOÀNG SA
22. 'HẢI CHIẾN HOÀNG SA' HAY VỤ BÁN ĐỘ LỊCH SỬ?
Vấn đề đang tranh cãi ở đây là có tưởng niệm những người lính cộng hoà hay không. Theo tôi thì xét về mặt chế độ, nếu tưởng niệm họ thì đồng nghĩa với việc công nhận sự hiện diện hợp pháp của chế độ VNCH, xúc phạm tới sự hy sinh của những người lính QĐNDVN đã ngã xuống. Vậy nên xây thì cứ xây nhưng tưởng niệm thì nên nghĩ lại.
Trả lờiXóaVụ hải chiến Hoàng Sa này lính VNCH đã chết như những con tốt bị bỏ rơi khi không còn giá trị. Vậy nên những hy sinh của họ khác với những hy sinh của bộ đội ta trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ và Trung Quốc sau này. Lính VNCH khi đó giống như là đang đánh thuê cho Mỹ chứ không phải chiến đấu để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ hay bảo vệ gia đình, quê hương. Việc tưởng niệm họ cùng với những người lính Quân đội Nhân dân Việt Nam thì có vẻ hơi khập khiễng.
Trả lờiXóaSự thực thì đúng là VNCH giữ đảo là giữ cho Mỹ chứ không phải cho chính những người dân thuộc chế độ đó. Bởi vậy khi Mỹ rút về, quân Bắc Việt tràn vào đến đâu thì lính VNCH chạy đến đó. Thắng nhanh đến mức quân ta còn không ngờ là dễ đến như vậy. Cũng bởi mục đích của việc chiến đấu giữa hai bên là khác nhau. Vậy nên ghi công những người lính VNCH hy sinh ở Hoàng Sa chưa được chính xác lắm.
Trả lờiXóaNên đứng trên phương diện hoà giải dân tộc để giải quyết vấn đề xây đài tưởng niệm. Sự thực là chúng ta không có tài liệu gì về cuộc hải chiến Hoàng Sa này cả. Nếu nghĩ một cách đơn giản thì những người lính VNCH nếu đã không muốn giữ đảo thì khi thấy địch chạy luôn cho nhanh. Cố ở đó làm gì mà mất mạng. Họ hy sinh tức là họ đã cố chống trả lại. Có chăng để giải quyết mâu thuẫn trong việc xây đài tưởng niệm này là chỉ ghi danh chứ đừng chia ra một khu riêng để tưởng niệm. Như vậy là đang vô tình chia rẽ mục đích hoà giải dân tộc rồi.
Trả lờiXóaXin hỏi Anh là ai? Là Cảnh sát xứ Hoa Kỳ Thần Thánh
Trả lờiXóahttps://www.youtube.com/watch?v=jpmJ78upYSc
Tôi ngĩ vấn đề vinh danh hay tưởng liêm cần dựa vào áp dụng theo điều lệ quân đội :trường hợp nào được phong liệt sỹ trường hợp nào được huy chương trường hợp nào bị kỷ luật...theo tôi kỷ luật nhà binh của bất cứ nước nào thì trường hợp nay sẽ không được vinh danh mà phải chịu kỷ luật nhà binh,nhẹ thì tước quyền công nhận liệt sỹ năng thì thì dung dung quan tài lên nghe tuyên án kỷ luật rồi mới đem chôn !
Trả lờiXóaThằng bù nhìn Tổng ngụy Sáu Thẹo báo cáo quan thầy:
Trả lờiXóa"Nếu còn 1,4 tỷ USD thì có thể giữ được các vùng đông dân cư tại bốn vùng chiến thuật.
Nếu còn 1,1 tỷ USD thì có thể không giữ được Quân khu I.
Nếu còn 900 triệu USD thì khó giữ được Quân khu I, Quân khu II.
Nếu chỉ còn 750 triệu USD thì chỉ có thể phòng thủ một vài khu vực.
Nếu chỉ còn 600 triệu USD thì chỉ còn có thể giữ được Sài Gòn và vùng châu thổ sông Cửu Long."
Xin quý vị nhớ cho đây chỉ là tiền để bọn ngu này sửa sang võ khí đạn dược chứ chưa tính tiền ăn tiền mặc ( gọi là "dziện trợ kinh té" )
Tiền súng đạn năm bảy lăm còn chừng 1 tỷ . Thêm tiền nuôi ăn nuôi mặc khoảng ba bốn tỷ Mẽo kim. Kết quả : Tụt cmn quần chạy như chó. Đến giờ mà còn anh hùng mũ xanh này nọ đúng là ngu hết phần của con cầy.
Cảm ơn bạn Tùng Thủ Đức!
XóaVậy nên, tôi đề nghị các bạn chủ trang tiếp tục chủ đề về lịch sử đã bắt đầu từ bài:
----
Đại tá ngụy Phạm Bá Hoa: "Tỉnh Phước Long thất thủ...
http://googletienlang2014.blogspot.com/2016/01/ai-ta-nguy-pham-ba-hoa-tinh-phuoc-long.html
Hoàng Sa trong những đổi chác của Kissinger
Trả lờiXóa11/01/2014 12:02 GMT+7
TTCT - Việc thất thủ Hoàng Sa là hậu quả của những đổi chác giữa Mỹ và Trung Quốc, mà chủ súy chính là cố vấn Henry Kissinger.
Chính sách của Mỹ trước trào Nixon, tức trước Kissinger, hoàn toàn khác. Còn từ “trào Kissinger” trở đi là trái nghịch hoàn toàn, thậm chí cả các đồng minh Đài Loan và Nhật Bản cũng “nếm mùi” ông này.
Đảo Hữu Nhật - Ảnh: Nhóm Trúc Nam SơnPhóng to
Đảo Hữu Nhật - Ảnh: Nhóm Trúc Nam Sơn
Nếu biết rằng vào ngày 24-4-1965, tổng thống Mỹ lúc đó là Lyndon Johnson đã ký chỉ thị hành pháp số 11216 (Executive Order 11216) đặt Việt Nam và toàn thể khu vực Hoàng Sa và Trường Sa “trong vùng chiến sự”, thì có thể thấy việc chín năm sau Kissinger và Richard Nixon “buông” Hoàng Sa là một sự bội phản không chỉ với Việt Nam mà cả với các chính quyền Mỹ tiền nhiệm.
Hoàng Sa trong "vùng chiến sự"
Tài liệu giải mật của Bộ Ngoại giao Mỹ (FRUS, 1955-1957 - Volume III, China, Document 186) cho biết hôm chủ nhật 10-6-1956, tòa đại sứ Mỹ tại Sài Gòn báo cáo việc Bộ Ngoại giao VNCH báo động với tòa đại sứ Mỹ rằng “Chicom (quân Trung Cộng, cách gọi lúc đó của VNCH và Mỹ cùng đồng minh) đổ bộ lên đảo Robert (đảo Hữu Nhật)”, căn cứ trên báo cáo của trạm khí tượng của VNCH trên đảo Pattle (tức đảo Hoàng Sa) trong quần đảo Paracels (Hoàng Sa).
Trong cuộc họp sau đó, Ngoại trưởng Mỹ Dulles bảo các cộng sự của mình xem xét khả năng viện dẫn hiệp định kết thúc chiến tranh với Nhật Bản, theo đó Hoa Kỳ có quyền hạn và trách nhiệm kế thừa đối với tất cả lãnh thổ Nhật chiếm đóng trước kia. Ông cũng chỉ thị xem xét khả năng đơn phương ra tay hành động chiếu theo tinh thần điều 8 hiệp ước SEATO (Liên phòng Đông Nam Á), theo đó Mỹ có nhiệm vụ phòng thủ khu vực này, một khi máy bay thám thính của hạm đội 7 xác nhận nguồn tin từ phía Sài Gòn, và sau khi đã thăm dò đánh giá tính hiệu quả của biện pháp đề ra.
Ngày hôm sau, thứ hai 11-6-1956, Bộ Ngoại giao Mỹ gửi tiếp bức điện Deptel 4021 cho tòa đại sứ Mỹ tại Sài Gòn và tại Đài Loan, cho biết “Các lực lượng khả dụng của Mỹ trong khu vực sẽ đơn phương hành động buộc Trung Cộng rút lui sau khi đã cảnh cáo”, đồng thời yêu cầu “cố đạt đến một thỏa thuận hành động hỗn hợp lực lượng giữa Trung Hoa Dân Quốc và Sài Gòn”.
Trong thời gian đó, hạm đội 7 phái hai tuần dương hạm và một số máy bay thám thính đến khu vực Hoàng Sa thực hiện các cuộc thám thính trên biển, trên không và cả trên bộ ở đảo Hữu Nhật trong hai ngày 12 và 13-6. Trong bức điện sau đó gửi CINCPAC (bộ chỉ huy trung tâm), phó đô đốc Ingersoll, tư lệnh hạm đội 7 kiêm tư lệnh bộ chỉ huy lực lượng Mỹ phòng vệ Đài Loan, loan báo các kết quả thám thính:
“Thay đổi duy nhất ở Hoàng Sa trong mấy tháng qua chỉ là việc Trung Cộng tăng người lên đảo Woody (Phú Lâm)... Hoạt động của họ hầu như chỉ là thu gom phân chim. Không thấy binh sĩ hay vũ khí”. Và ông kết luận: “Trong những điều kiện trên, hiện chưa đến lúc Mỹ phải quét sạch bọn Trung Cộng ra khỏi đảo Phú Lâm. Một nỗ lực chung giữa Đài Loan và (Nam) Việt Nam cũng không tiện...”.
Câu chuyện trên cho thấy vào năm 1956 đó, dưới trào Tổng thống Dwight D. Eisenhower, Mỹ khẩn trương đáp ứng bảo vệ Hoàng Sa, thậm chí còn thoáng có ý định tổ chức cho Đài Loan và Sài Gòn cùng phối hợp đuổi Trung Quốc ra khỏi Hoàng Sa!
Tạm lấy mốc chín năm sau, lập trường của Mỹ về Hoàng Sa vẫn không thay đổi, thậm chí mạnh mẽ hơn qua việc Tổng thống Johnson ký chỉ thị hành pháp số 11216 đặt Việt Nam và toàn thể khu vực Hoàng Sa và Trường Sa “trong vùng chiến sự”, khiến Trung Quốc tức điên lên.
Đại sứ Trung Quốc tại Ba Lan là Wang đã gặp đại sứ Mỹ Cabot tại Ba Lan để phản kháng. Đại sứ Cabot sau đó đã đánh điện báo cáo lại Bộ Ngoại giao: “Wang nói là đã được lệnh phản đối mạnh mẽ chỉ thị hành pháp ngày 24-4 của tổng thống bao gồm đảo Hoàng Sa trong vùng biển chiến sự. Chính phủ Mỹ phải chịu trách nhiệm về mọi hậu quả nghiêm trọng xảy ra từ đây... Tôi đã bác bỏ những khiếu nại của Wang về đảo Hoàng Sa”.
Không chỉ đại sứ họ Wang này mà một đại sứ cùng họ Wang khác thay thế vào tháng 7 sau đó đã đưa ra vô số khiếu nại và đều nhận được cái lắc đầu của đại sứ Cabot. Đơn giản vì Hoàng Sa là của Việt Nam, đang do VNCH quản lý.
XóaVà Kissinger xuất hiện
Chín năm sau, Trung Quốc thôn tính Hoàng Sa vào ngày 19-1-1974 và Nhà Trắng ra thông cáo trong bức điện mang mã số 1974STATE012641_b, đề ngày thứ bảy 19-1-1974: “Chính phủ Hoa Kỳ không đứng về phe nào trong các cuộc tranh chấp xung đột về quần đảo Hoàng Sa, song mạnh mẽ mong muốn giải quyết tranh chấp một cách hòa bình... Chúng tôi không rõ vụ đụng độ này đã nổ ra trong hoàn cảnh nào. Lực lượng quân sự Mỹ không dính dự vào vụ này...”.
Một thái độ hoàn toàn khác với trước kia!
Chẳng qua do “vua đi đêm” Kissinger (cách gọi của báo chí Sài Gòn) đã quân sư cho Tổng thống Nixon, kế vị Tổng thống Johnson từ 20-1-1969, bắt tay với Trung Quốc để đối trọng với Liên Xô lúc đó đang căng thẳng với Trung Quốc, và tìm một lối ra khỏi Việt Nam trong danh dự.
Trong các vụ “đi đêm” đó, Kissinger đã lần lượt “biếu” Trung Quốc những món quà sau để đổi lấy chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 2-1972: ngày 10-6-1971, Nhà Trắng loan báo chấm dứt lệnh cấm vận thương mại Trung Quốc kéo dài 21 năm; ngày 28-7-1971, Chính phủ Mỹ loan báo ngưng việc thu thập tin tức tình báo về Trung Quốc; ngày 2-8-1971, Ngoại trưởng Roger loan báo Mỹ sẽ thôi chống lại việc Trung Quốc gia nhập Liên Hiệp Quốc, song sẽ không bỏ phiếu trục xuất Đài Loan...
Về phần mình, nhật báo Hồng Kỳ cũng hôm 2-8 đó giải thích rằng việc Trung Quốc mở ra với Mỹ là do Trung Quốc phải liên minh với “kẻ thù bậc hai” là Mỹ, để cô lập và tấn kích “kẻ thù bậc nhất” là Liên Xô. Trung Quốc lúc đó rất muốn “ẩu đả” với Liên Xô, thậm chí hôm 21-4 trước đó Nhân Dân Nhật Báo đăng bài xã luận kêu gọi lật đổ chính quyền Xô viết, khiến lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev lên án chiến dịch chống Liên Xô này của Trung Quốc.
Song món quà thượng hạng mà Kissinger biếu Bắc Kinh là chuyến bay đến Bắc Kinh hôm 20-10-1971 và lưu lại tại đó. Đến 25-10, ở New York, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc biểu quyết mời Đài Loan ra, Trung Quốc bước vô thay thế. Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc lúc đó là George Bush (bố) than rằng việc Kissinger có mặt tại Bắc Kinh trong thời điểm đó đã ngáng trở các nỗ lực của Mỹ nhằm giữ ghế cho Đài Loan.
Những đổi chác qua lại đó đã đưa Nixon sang Trung Quốc “đi tour bảy ngày” Bắc Kinh, Hàng Châu, Thượng Hải từ 21 đến 28-2-1972, mà đỉnh cao là Thông cáo chung Thượng Hải (Sino-U.S. relations, PBS.org).
Nixon từ Trung Quốc về được một tháng thì Bắc Kinh bắt đầu phản kháng về Hoàng Sa, song lần này phản ứng của Mỹ khác trước.
Bức thư của Chính phủ Mỹ gửi Chính phủ CHNDTQ (được lưu trong FRUS volume XVII, số 219) không ghi ngày tháng, phúc đáp việc Trung Quốc phản kháng việc tàu chiến Mỹ đến gần quần đảo Hoàng Sa: “Phía Mỹ đã tiến hành điều tra toàn diện các sự cố mà phía Trung Quốc đã lưu ý hôm 24-3-1972... Vì lợi ích của quan hệ Mỹ - Trung, phía Mỹ đã ra chỉ thị (cho tàu bè, tàu bay của mình) từ nay giữ khoảng cách tối thiểu 12 hải lý với các đảo Hoàng Sa...”.
Tuy vẫn bảo rằng quyết định này không can dự gì đến các tranh chấp lãnh thổ ở Hoàng Sa, song khi hứa tránh xa 12 hải lý đã là thừa nhận lãnh hải của Trung Quốc ở Hoàng Sa rồi. Bức thư này chẳng qua là một văn bản phản ánh nội dung cuộc trao đổi giữa Hoàng Hoa - đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc - với Kissinger hôm 12-4-1972 ở New York, qua đó Hoàng Hoa yêu cầu Mỹ giữ khoảng cách 12 hải lý ở Hoàng Sa, và Kissinger đã hứa miệng (FRUS, Document 220. Memorandum of Conversation).
XóaThái độ này của Mỹ năm 1972 khác hẳn trước kia dưới trào Tổng thống Johnson, Kennedy và Eisenhower. Nguyên nhân? Hoàng Sa chỉ là một trong những “vật đổi chác” của Kissinger, thậm chí rất nhỏ! Tỉ như so với Đài Loan mà nay tờ Want China Times 29-11-2013 đã tiết lộ rằng tháng 1-1974, Tưởng Giới Thạch đã phải lần đầu tiên để cho hạm đội Đông Hải đi qua eo biển Đài Loan kể từ 25 năm qua khi Quốc Dân đảng tháo chạy về Đài Loan.
Hạm đội Đông Hải đi qua eo biển này để đổ xuống Hoàng Sa cho nhanh, thay vì đi vòng sau lưng Đài Loan như trước. Biết sao bây giờ, Tưởng Giới Thạch giữ thân mình còn chưa xong, làm sao cứu bồ đồng minh Nguyễn Văn Thiệu được!
Có gì biếu nấy: Senkaku cũng muốn biếu!
Biếu xén Bắc Kinh đã trở thành một thói quen mới của Kissinger. Ngày 31-1-1974, tức 12 ngày sau khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Kissinger (lúc này đã thôn tính luôn ghế ngoại trưởng) họp với các thuộc cấp ở Bộ Ngoại giao.
Biên bản phiên họp đó còn ghi rằng sau khi Hummel, trợ lý ngoại trưởng đặc trách Đông Á, báo cáo tình hình ở Hoàng Sa đã xong xuôi, không còn bất cứ hoạt động quân sự nào nữa và các nước trong khu vực từ Nhật Bản đến Philippines và VNCH đều đang âu lo, đặc biệt VNCH đã đổ bộ 200 binh sĩ lên Trường Sa, thì Kissinger chợt hỏi: “Liệu có thể thúc họ hướng đến đảo Senkaku được không?”.
Trợ lý Hummel ngớ cả người: “Xin ngài thứ lỗi, nghe chưa rõ ạ?”. Kissinger lặp lại: “Liệu chúng ta có thể thúc họ đến Senkaku được không?”. Trợ lý Hummel vẫn chưa hiểu ra: “Thúc ai ạ?”. Kissinger tỉnh bơ trả lời: “Thúc CHNDTH”.
Trợ lý Hummel lúc này tỉnh ra, hỏi vặn: “Ngài có chắc là chúng ta muốn làm điều đó không?”. Kissinger quả quyết: “Thì để dạy dỗ người Nhật”. Không nhất trí, Hummel hỏi vặn lại thẳng thừng: “Tôi cũng hiểu rằng chúng ta cần dạy dỗ người Nhật, song với cái giá đó thì có đáng hay không?”. Đến đây, Kissinger “chém vè”: “Không, không” (Minutes of the Secretary of State ‘s Staff Meeting Washington, January 31, 1974).
Chẳng qua Kissinger lúc đó đang hậm hực Thủ tướng Nhật Kakuei Tanaka vì ông này không chịu nhượng bộ thương mại với Mỹ. Nếu nhớ rằng mới năm 1972, Mỹ đã trao trả lại đảo Senkaku cho Nhật, thì việc Kissinger đòi thúc Trung Quốc “quậy” Nhật ở Senkaku năm 1974 quả là...!
Biếu cả thiên hạ chưa đủ, năm 2005, cố vấn cao cấp Công ty dầu hỏa CNOOC Kissinger còn định biếu cả dầu hỏa Mỹ cho Trung Quốc khi chỉ đường cho công ty này mua lại Công ty dầu hỏa Unocal của Mỹ, song cuối cùng bị Quốc hội Mỹ ngăn trở. Bởi thế Trung Quốc mới thỉnh Kissinger sang Bắc Kinh để mừng thượng thọ 90 tuổi.
Danh Đức/Tuổi trẻ
http://tuoitre.vn/tin/tuoi-tre-cuoi-tuan/20140111/hoang-sa-trong-nhung-doi-chac-cua-kissinger/589570.html
Các thánh cứ chê bọn lính "nguỵ " là tay sai,cấp chỉ huy bất tài,chỉ biết hèn nhát mà bắn vào chiến sĩ cách mạng. Ấy vậy mà khi đối diện với kẻ thù xâm lặng đất nước thì họ cũng đã chống trả kịch liệt dù bị thua,và họ cũng đã dám chiến đấu và dám chết vì tổ quốc.
Trả lờiXóaCòn quân đội nhân dân anh hùng của ta thì chỉ có sợ hải nắm chặt tay nhau ,nhắm mắt cho giặc Tàu làm bia mà bắn .
Hình ảnh này mới đúng và giống như là những con chốt thí .
Và từ đó đến nay,hết bao lần quân Tàu xâm chiếm lãnh hài,bắn chết ngư dân mình và ngang nhiên tuyên bố chủ quyền biển đảo coi người dân và chính quyền Việt Nam không ra cái thá gì mà chẳng thấy có quân đội nhân dân anh hùng và cấp chỉ huy có tài nào dám bắn trả 1 viện đạn nào cả ?
Ngay khi giờ phút này đây ,khi các thánh đang chê bai quân "nguỵ " dù họ đã dám đánh trả Tàu xâm lược và thua ,thì dàn khoan Hài Dương của tàu đang ngang nhiên đóng ở ngay vùng biển Việt Nam đấy thôi .
Có ai dám tới gần không ? trả lời ngay đi các anh hùng rơm trên mạng .
Có nói dóc thì cũng phải có lý chứ ,quân đội nhân dân anh hùng trước nay không hề dám bắn 1 viên đạn nào vào quân Tàu xâm lược biển đảo , hải phận bắn giết ngư dân Việt,cho dù là bằng súng phun nước .
Còn bọn "nguỵ ", đã dám bắn đạn thật đấy .
Đó là chuyện thật được cả thế giới công nhận đấy ,có sử liệu hẳn hòi nhé .
Khôn nhà dại chợ là các người ,nói xấu người khuất mặt là hèn ,chê người khác mà mình lại không dám làm là hèn toàn tập ,luôn và ngay.
Ơ cần chi nói xấu người khuất mặt nhỉ ?Lính ngụy còn sống nhìn lính cụ hồ cũng đái ra quần rồi...thế không biết ai dám đuổi mấy triệu dân hoa kiều nhị mà không phải đền bù 1 dồng nào..Mỹ hoặc bất cứ nước nào bây giờ cũng không có khả nang làm thế ! đấy là uýnh tàu đấy.ĐTB đem mấy chục vạn quân qua cũng đâu làm được gì mà còn thua thê thảm !thế đã đủ anh hùng chưa nhi nặc danh 10:54?
Xóa"Đánh tráo khái niệm " xưa rồi cu, người ta hỏi gà thì mình trả lời vịt ,chán thế đấy.
XóaBởi thế mới nói, bọn lính nguỵ hèn nhát và sợ lính cụ Hồ đến vải tè,ấy thế mà chúng còn dám oánh trả bọn tàu trong khi lính của Cụ oai hùng thế mà chỉ có biết nắm tay nhau nhắm mắt chịu chết để bọn tàu tập bắn bia người .
Còn cái chuyện xua Đuổi bọn tàu cái thời "bài xích " mà không bù lỗ xu nào hả ? nge là thấy cu sinh ra đời sau cả cái thời bao cấp rồi nhẩy .
Nge này đó là bọn tàu phía bắc bị đẩy về nước ,bọn ấy may mắn vì khỏi tốn tiền vượt biên.
Còn ở phía miền Nam ấy à ,bọn tàu nó có bị đuổi đi hồi nào,ai cho mà đi ? ngược lại chúng nó chạy trốn .
chúng còn phải đóng tiền vàng và liều chết để mong thoát khỏi cái địa ngục trần gian đấy .
Cái thời ấy nhà nước ta không những đã chả phải bù lỗ xu nào mà còn kiếm "khẳm tại "của cái gọi là " bán chính thức " nữa đấy .
Thôi nào ,tìm cái ý gì hay hay tí mà trả lời cho người đọc bớt nhàm đi ,xì-tốp trả treo qua lại rập khuôn cái loa phường .