Lời dẫn của bác bạn đọc Nguyễn Đức Kiên: Từ đầu năm
2020 đến nay, Google.tienlang dồn dập có những bài viết hay, luôn thể hiện thế
chủ động, tấn công áp đảo với lũ lật sử, y như thế trận trong cuộc Tổng tiến
công và nổi dậy mùa Xuân 1975, “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”! Tôi không
quen việc viết lách nhưng để Hưởng ứng chuyên mục mới mở của Google.tienlang “HƯỚNG TỚI KỈ NIỆM 45 NĂM CHIẾN THẮNG ĐẾ QUỐCMĨ XÂM LƯỢC - ĐÁNH CHO MĨ CÚT NGỤY NHÀO - XÓA SỔ HOÀN TOÀN NHÓM LỢI ÍCH TAY SAI BÁN NƯỚC NGỤY QUYỀN SÀI GÒN, GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC!”, tôi xin gửi các bạn bài tôi sưu tầm được. Đó là bài của Trung tướng PHẠM HỒNG
CƯ kể về Trận then chốt, mở màn Buôn Mê Thuột trong Mùa Xuân Đại thắng 1975.
Về trận Buôn Mê Thuột thì đã có quá nhiều người viết.
Ngay ở Google.tienlang đã từng đăng bài của ông Đại tá ngụy Nguyễn Trọng Luật-
tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng tỉnh Đắc Lắc là bài Đại tá Ngụy Nguyễn Trọng Luật: NHÌN LẠI TRẬN ÐÁNH BAN MÊ THUỘT 1975.
Vậy hôm nay, qua bài của phía bên ta- Trung tướng Phạm Hồng Cư, ta sẽ được biết những thông tin về vị Tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên
Hoàng Minh Thảo và “nước cờ thần tình” của vị Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp- mãi
mãi là Anh Cả của Những Người lính Cụ Hồ ra sao….
Dưới đây là bài viết của Trung tướng Phạm Hồng Cư:
Hôm nay là ngày 04/3/2020. Nhân dịp 45 năm Buôn Mê Thuột giải phóng, Google.tienlang kính mời bạn đọc thưởng thức ca khúc "Tháng Ba Tây Nguyên" do các ca sĩ Hiền Hồ, Khổng Tú Quỳnh... thực hiện:
Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nói: “Ai làm chủ được Tây Nguyên thì
làm chủ được Đông Dương”...
QĐND - Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, nguyên Tư lệnh
Chiến dịch Tây Nguyên có dáng võ tướng với khuôn mặt rắn rỏi, đôi mắt sắc sảo
dưới hàng lông mày hình lưỡi mác, trong một lần nói chuyện với chúng tôi (lúc
đó là học viên lớp Bổ túc tại Học viện Quân sự cấp cao, sau này là Học viện Quốc
phòng) đã chỉ rõ tầm nhìn chiến lược của Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp.
Đại tướng từng nói: “Ai làm chủ được Tây Nguyên thì làm chủ được Đông Dương”. Đại
tướng Võ Nguyên Giáp đã điều đồng chí Hoàng Minh Thảo vào giữ cương vị Tư lệnh
Mặt trận Tây Nguyên từ nhiều năm trước. Trong một lần triệu tập Thượng tướng
Hoàng Minh Thảo ra Hà Nội tham khảo ý kiến, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nêu câu
hỏi: “Nếu đánh Tây Nguyên thì đánh ở đâu trước?”. Thượng tướng Hoàng Minh Thảo
trả lời: “Đánh Tây Nguyên thì đánh vào Buôn Ma Thuột trước. Vì Buôn Ma Thuột là
thị xã lớn nhất, là hậu cứ của địch, là nơi địch yếu mà là hiểm yếu. Buôn Ma
Thuột là địa bàn chiến lược cơ động, từ đây ta có thể phát triển theo ba hướng:
Đánh lên bắc Tây Nguyên, xuống đồng bằng ven biển, vào miền Đông Nam Bộ, cắt
chiến trường miền Nam ra làm đôi”. “Nguyên tắc chọn hướng tấn công chủ yếu là
chọn nơi địch yếu mà là hiểm yếu”-Đồng chí Giám đốc Học viện Quân sự cấp cao
Hoàng Minh Thảo khi nói chuyện với chúng tôi đã nhấn mạnh với các học viên như
vậy.
Chiến dịch Tây Nguyên là đòn tiến công chiến lược đầu
tiên trong Kế hoạch chiến lược cơ bản đã được Bộ Chính trị và Quân ủy Trung
ương duyệt.
Tư lệnh Hoàng Minh Thảo (thứ hai, từ trái sang)
cùng các đồng chí trong Bộ chỉ huy Chiến dịch Tây Nguyên. Ảnh tư liệu
Do tầm quan trọng của chiến dịch, Quân ủy Trung
ương cử đồng chí Văn Tiến Dũng, Tổng Tham mưu trưởng làm đại diện Quân ủy Trung
ương trực tiếp tại mặt trận.
Thượng tướng Hoàng Minh Thảo nói: Tổng Tư lệnh Võ
Nguyên Giáp đi một “nước cờ thần tình”:
Cắm hai quân đoàn ở hai đầu (Quân đoàn 4 ở Đồng Nai, Quân đoàn 2 ở Huế) buộc địch
phải điều tổng dự bị chiến lược của chúng là hai sư đoàn dù và lính thủy đánh bộ
ra hai đầu để giữ hai khu vực chiến lược quan trọng là Huế và Sài Gòn, làm cho
thế trận phòng ngự của địch bị căng ra hai đầu, để hở quãng giữa là Tây Nguyên.
Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp lại tăng thêm lực lượng
cho Mặt trận Tây Nguyên, điều Sư đoàn 316 từ Bắc vào và Sư đoàn 968 từ Lào
sang. Tây Nguyên bước vào chiến dịch, có lực lượng tới 4 sư đoàn và một số
trung đoàn độc lập, lại có sự phối hợp của Sư đoàn 3 Sao Vàng thuộc Quân khu 5
và Binh đoàn 559 Trường Sơn. Tây Nguyên trở thành một quân đoàn mạnh.
Chiến dịch Tây Nguyên mở đầu bằng một loạt hoạt động
cài thế bao vây, chia cắt, cô lập Buôn Ma Thuột. Ta dùng mưu tăng cường hoạt động
nghi binh thu hút sự chú ý của địch về phía bắc (Kon Tum), đánh trận
“giả” ở Plei-cu, địch mắc mưu, đưa Trung đoàn 45, đơn vị mạnh của Sư
đoàn 23 ngụy từ Buôn Ma Thuột lên Plei-cu, để sơ hở hướng Nam Tây Nguyên và
Buôn Ma Thuột.
Thượng tướng Hoàng Minh Thảo nói với chúng tôi: “Ta
ghìm địch ở đầu mạnh (Bắc Tây Nguyên) để phá vỡ địch ở đầu yếu là Nam Tây
Nguyên. Đó là một thành công trong nghệ thuật dùng mưu”-Nói câu này đôi mắt của
ông long lanh trí tuệ. Công tác chuẩn bị chiến đấu cũng rất công phu: San rừng,
xẻ núi, bắc cầu, cưa cây sẵn nhưng chưa cho đổ, khi cần vượt qua thì đánh đổ
cho nhanh. Tất cả đều phải giữ bí mật. Hơn 3 sư đoàn bộ binh với nhiều trung
đoàn pháo binh, xe tăng thiết giáp-nghĩa là hàng chục ngàn bộ đội với các loại
vũ khí, xe cộ, lán trại, kho tàng, hành quân từ Bắc xuống Nam Tây Nguyên, áp
sát Buôn Ma Thuột và Đức Lập, thậm chí ăn Tết rồi mới vào trận mà địch không hề
hay biết. Ta vẫn giữ được bí mật tuyệt đối đến trước giờ G. Đó là một thành
công lớn trong sự chuẩn bị chiến đấu.
Bản đồ tấn công Buôn Mê Thuột
Quân ngụy tháo chạy khỏi Tây Nguyên
Trận địa pháo của địch ở Buôn Ma Thuột bị pháo binh quân giải phóng đánh tan
Hai giờ sáng ngày 10-3-1975, ta nổ súng đánh Buôn
Ma Thuột. Trung đoàn Đặc công 198 và pháo phản lực (DKB, H12, rốc-két) bắn vào
sân bay và khu kho Mai Hắc Đế. Công binh cho đổ các cây cưa sẵn. Xe tăng, xe bọc
thép bật đèn sáng trong đêm mở hết tốc lực tiến vào thành phố, đột phá, thọc
sâu, vu hồi, trút bão lửa khiến địch không kịp trở tay. Vũ Thế Quang, đại tá,
Sư phó Sư đoàn 23 ngụy; Nguyễn Trọng Luật, đại tá, Chỉ huy trưởng Tiểu khu Đắc
Lắc phải bỏ Sở chỉ huy tháo chạy.
Vũ Thế Quang (trái) Đại tá Sư Ðoàn phó Sư đoàn 23 ngụy và Ðại tá ngụy Nguyễn Trọng Luật (phải) Tiểu khu trưởng Đắc Lắc bị bắt
Trận Buôn Ma Thuột tiếp diễn với trận tiêu diệt phản
kích của địch bằng đổ bộ đường không. Trong hai ngày 12 và 13-3-1975, địch đổ
quân xuống đông Buôn Ma Thuột, Phước An và tây sân bay Hòa Bình. Địch sa ngay
vào các bẫy ta giăng sẵn. Các trung đoàn 44, 45, Sở chỉ huy nhẹ của Sư đoàn 23
ngụy lần lượt bị tiêu diệt. Cuộc phản kích của địch hòng chiếm lại Buôn Ma Thuột
bị đập tan.
Ngày 14-3-1975, Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn Nguyễn
Văn Thiệu họp với Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Tổng Tham mưu trưởng Cao Văn
Viên, các tướng Đặng Văn Quang, Phạm Văn Phú ở Cam Ranh, quyết định rút khỏi
Kon Tum và Plei-cu để bảo toàn lực lượng, thực hiện rút lui chiến lược, co cụm
chiến lược.
Nhưng, địch không thể rút lui nổi, không thể co cụm
nổi, vì quân ta với ý chí quyết thắng vượt lên trên sức lực của mỗi người, lập
tức truy kích, tiêu diệt toàn bộ quân địch rút chạy trên đường số 7. Con đường
đã bị bỏ từ lâu, cầu hỏng, phà qua sông không có, hàng trăm xe, pháo của địch
ùn tắc. Quân địch bỏ xe tháo chạy. Ta tiêu diệt và bắt sống toàn bộ cánh quân địch
rút lui, thu hàng trăm xe pháo các loại. Kon Tum, Plei-cu không đánh mà được giải
phóng.
Chiến dịch Tây Nguyên toàn thắng, đã tạo ra một bước
phát triển đột biến trong tình hình chiến cuộc.
Thời cơ chiến lược xuất hiện.
Ngày 18-3-1975, Bộ Chính trị họp, hạ quyết tâm “Khẩn
trương chuyển hẳn sang phương án thời cơ, chuyển cuộc tiến công chiến lược
thành Tổng tiến công chiến lược, hoàn thành kế hoạch hai năm (1975-1976) ngay
trong năm 1975”.
Đây là một quyết tâm rất lớn, rất kịp thời, phát hiện
thời cơ chiến lược, nắm bắt thời cơ để chuyển biến cục diện chiến tranh, đưa cuộc
Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam mùa xuân năm 1975 đến toàn thắng.
Cuộc nói chuyện của Thượng tướng Hoàng Minh Thảo đã
đưa đến cho chúng tôi một bài học sâu sắc về vận dụng phép biện chứng kết hợp lực,
thế, thời, mưu trong nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Bạn đọc Nguyễn Đức Kiên Giới thiệu
=======Mời xem bài liên quan:
Một vài bài liên quan mới, từ đầu năm 2020:
Cảm ơn bác Nguyễn Đức Kiên!
Trả lờiXóaBác không quen "viết lách" nhưng qua lời dẫn của bác Trên kia tôi rất mê!
Cụ Hoàng Minh Thảo thì ... siêu rồi. Bọn tướng lĩnh Mỹ cùng phải e sợ tướng Thảo!
Qua lời kể của Tướng Hoàng Minh Thảo và tướng Phạm Hồng Cư ta thấy ngày ấy các vị lãnh đạo của ta từ vị Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đến Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên Hoàng Minh Thảo ... đã thân mật, đoàn kết, trên dưới một lòng ra sao.
Những nước cờ nghi binh ở trận mở màn BMT đã "thần tình" ra sao.
Điều động quân hàng mấy sư đoàn, tăng thiết giáp rầm rộ mà vẫn bí mật được đến phút chót!
Đọc lại bài của tay đại tá ngụy Nguyễn Trọng Luật ta càng biết, ngày 10/3 ta giải phóng BMT mà sáng 9/3 tên Tư lệnh quân đoàn 2 Phạm Văn Phú có đến BMT kiểm tra nhưng vẫn chúng vẫn "lạc quan" "không có gì"....
Bạn nói rất đúng, tôi cũng nghĩ như vậy
XóaBài hay này là của ông Nguyễn Đức Kiên- bạn đọc GL!
Trả lờiXóaĐúng là GOOGLE.TIENLANG nay đã là TRUNG TÂM CHỐNG LẬT SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG!
Hay hay! Đại tướng Võ Nguyên Giáp là thần tượng của tôi và nhiều người VN, là thiên tài quân sự với nhiều chuyên gia nghiên cứu quân sự thế giới, với tài cầm quân cẩn thận không 1 sơ hở "trăm trận không thua". Cụ Hồ với tài dùng người có 1 không 2 của mình mới nhìn ra tư chất tài năng quân sự ở trong 1 người thầy giáo sử học. Tài trí điều binh khiển tướng của Đại Tướng có lẽ phần lớn là từ nghiên cứu quân sử thời cổ xưa. Cho thấy lịch sử quan trọng dường nào. Lịch sử giúp con người ta thêm yêu nước, yêu chính nghĩa và học được những bài học quý giá.
Trả lờiXóaGần đây có 1 đám không rõ là ba que hay trong nước nhưng có động thái như cố tình muốn bôi bẩn lịch sử và ĐCSVN, với mục tiêu là "giải thiêng" hóa lịch sử, tức là cái gì mà người CS và người dân coi trọng, tôn kính, thần tượng, coi là bất khả xâm phạm, thì nó sẽ tìm cách giải thiêng, làm ô uế loạn cả lên, dơ bẩn hóa đối thủ, dơ bẩn hóa lịch sử.
Trả lờiXóaVí dụ như sau chiến tranh Afghannistan thì hay có 1 đám người hay chui vào các diễn đàn Hồi Giáo đăng "truyện người lớn" với nhân vật chính đều là những nhân vật hư cấu hoặc có thật mà được người Hồi, người Trung Đông coi là tối cao. Mục đích là để đồi trụy hóa văn hóa Hồi giáo và văn hóa Trung Đông.
Những trò khủng bố gần đây trên GGtiênlãng có thể do bọn ba que khùng điên bệnh hoạn đồi trụy, nhưng cũng rất có thể là bọn lật sử đang thực hiện chiến tranh tâm lý để "đồi trụy hóa" nỗ lực chống lật sử và công tác bảo vệ lịch sử, bẩn thỉu hóa lịch sử VN và các nhân vật lịch sử. Cũng như lâu nay trên thị trường Mỹ thấy đầy những cuốn sách kiểu "Đời sống tình dục của Chủ tịch Mao" hay những băng đĩa "Sự thật về Hồ Chí Minh", cuốn "Đèn Cù" và nhiều tác phẩm tâm lý chiến khác mà chúng dựng đứng lên những mẫu chuyện bậy bạ, đặt nghi vấn về đời sống tình cảm, lối sống đời tư, chuyện riêng tư của các nhân vật tiền bối cách mạng CS, chúng đặt vấn đề về vấn đề "vợ con" của cụ Hồ, chúng bịa đặt đơm đặt dựng lên những câu chuyện đầy màu sắc "người lớn", đồi trụy, đầy mùi tục tĩu, rơm rác, để vì ý đồ là tục tĩu hóa, hạ bệ thần tượng, kéo sập tượng đài, xóa bỏ chiến công, đốt đền lịch sử, giải thiêng lịch sử.
Bọn đế quốc thường đem những gì xấu xa nhất của chúng để gán ghép cho người khác. Bất cứ ai lên GG tìm kiếm các từ khóa tiếng Anh về tình trạng hiếp dâm trong quân đội Mỹ thì đều biết từ đầu 2000 đến nay tình trạng nam hiếp dâm nữ, đồng tính đô con hiếp dâm đồng tính nhỏ con đã là thuộc về "văn hóa quân đội" của Mỹ, và trở thành 1 luật bất thành văn. Đều là những đề tài nóng để câu Like nhưng lều báo VN cuồng Mỹ nên không dám đăng nhiều. Người ta đi lính Mỹ là vì quyền lợi, trợ cấp, lương cao hậu hĩnh và học bổng toàn phần chứ không phải vì lý tưởng nào cả.
Đúng vậy ý đồ bọn chúng là muốn "giải thiêng lịch sử" ngỏ hầu tiến tới "đốt đền lịch sử". Giải thiêng và đốt đền lịch sử là trọng tâm chiến lược của ngụy sử Diễn Biến Hòa Bình cơ hội chính trị lật sử lật Đảng.
XóaĐại tướng Hoàng Văn Thái tên thật là Hoàng Văn Xiêm, sinh tháng 5/1915 tại làng An Khang, tổng Đại Hoàng (nay là xã Tây An, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình)
Trả lờiXóaKhi soạn kế hoạch tác chiến cho hai năm 1975 - 1976, Hoàng Văn Thái nhận định: “Dù bằng cách nào và bất cứ khi nào thời cơ chiến lược xuất hiện, bản kế hoạch yêu cầu các lực lượng phải ngay lập tức hành động và khai thác triệt để thời cơ, mở cuộc tấn công bằng mọi sức mạnh có thể có để giành toàn thắng trong thời gian ngắn nhất có thể được trước khi ‘đối phương có xu hướng can thiệp’, nghĩa là trước khi Hoa Kỳ và Trung Hoa kịp có phản ứng”. Lịch sử đã chứng minh những nhận định này hoàn toàn chính xác, thể hiện tầm nhìn của một vị tướng chiến lược tài ba.
Trong trận tổng công kích mùa xuân năm 1975, ông được phân công là Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng chi viện, Phó Tổng Tham mưu trưởng Thứ nhất. Trên thực tế ông đã đảm nhiệm vai trò Tổng Tham mưu trưởng lần thứ ba, thay cho tướng Văn Tiến Dũng bí mật vào Nam để trực tiếp chỉ huy chiến trường.
1- NHỮNG VỊ TƯỚNG HUYỀN THOẠI CỦA DÂN TỘC- Kỳ 1: Đại tướng Võ Nguyên Giáp
2- NHỮNG VỊ TƯỚNG HUYỀN THOẠI CỦA DÂN TỘC- Kỳ 2: Đạị tướng Nguyễn Chí Thanh
3- NHỮNG VỊ TƯỚNG HUYỀN THOẠI CỦA DÂN TỘC- Kỳ 3: Đạị tướng Hoàng Văn Thái
4- NHỮNG VỊ TƯỚNG HUYỀN THOẠI CỦA DÂN TỘC- Kỳ 4: Đại tướng Lê Trọng Tấn- “Zukov của Việt Nam”
5- NHỮNG VỊ TƯỚNG HUYỀN THOẠI CỦA DÂN TỘC- Kỳ 5: Trung tướng Vương Thừa Vũ
6- NHỮNG VỊ TƯỚNG HUYỀN THOẠI CỦA DÂN TỘC- Kỳ 6 (cuối): Nữ tướng Nguyễn Thị Định
https://googletienlang2014.blogspot.com/2014/12/nhung-vi-tuong-huyen-thoai-cua-dan-toc_21.html
Video clip ca khúc "Tháng Ba Tây Nguyên" do các ca sĩ Hiền Hồ, Khổng Tú Quỳnh... thực hiện hay quá!
Trả lờiXóaThk!
Trong chiến đấu, chiến thuật cực kỳ quan trọng; những quyết sách đúng đắn sẽ mang lại thắng lợi và ít tổn thất nhất
Trả lờiXóa