Google.tienlang không có thời gian đọc hết các ý kiến bình luận trên các diễn đàn về bộ phim tài liệu “SỰ THẬT TRƯA 30/4/1975” của Đạo diễn, NSUT Phạm Việt Tùng. Tuy nhiên, chúng tôi thấy có 1 stt trên face đăng từ ngày 30/4/2021 nhưng đến giờ (chiều 13/5/2021) đã có tới 369 bình luận và 1,2k lượt chia sẻ. Không ai bắt người viết ý kiến phải theo quan điểm nào. Do vậy, có thể nói, đây là nơi tập hợp ý kiến dư luận đa chiều về bộ phim của ông Phạm Việt Tùng. Đọc các ý kiến tại đây, chúng tôi thấy đa phần là đồng cảm với đạo diễn Phạm Việt Tùng và mong muốn ông Phạm Xuân Thệ hãy dũng cảm sám hối, trả lại quân hàm Trung tướng và Danh hiệu Anh hùng LLVT. Google.tienlang xin chép các ý kiến về đây để lưu giữ làm kỷ niệm!
*******
“SỰ THẬT TRƯA 30/4/1975” ĐÃ PHƠI BÀY!
Nhà báo chiến trường, nghệ sĩ ưu tú Phạm Việt Tùng, nói về con đường 46 năm đi tới bộ phim “Sự thật trưa 30/4/75”.
Chấm dứt cuộc tranh cãi kéo dài 46 năm.
Cập nhật: 13:18 | 30/04/2021
Bộ phim Tài liệu điều tra “Sự thật trưa 30/4/75” do Nhà báo, nghệ sĩ ưu tú Phạm Việt Tùng đạo diễn, vừa được trình chiếu vào dịp 30/4/2021 đã gây xôn xao dư luận.
PV: - Thưa đạo diễn Phạm Việt Tùng, ông nói ông đã phát hiện trung tướng Phạm Xuân Thệ nói dối 5 lần?
Nhà báo Phạm Việt Tùng: Đúng vậy.
Ông Phạm Xuân Thệ đã nhận mình là người soạn thảo tuyên bố đầu hàng cho Tổng thống Sài Gòn Dương Văn Minh đọc trên Đài Phát thanh Sài Gòn vào trưa 30/4/1975. Sự thật là người soạn thảo bản tuyên bố đầu hàng và kêu gọi tướng lĩnh và binh lính Việt Nam Cộng hòa buông vũ khí ngừng chiến là ông Bùi Văn Tùng, lúc đó là trung tá, chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203. Để che giấu sự nói dối này, trung tướng Phạm Xuân Thệ đã tiếp tục 4 lần nói dối. Và chúng tôi đã phải đi lần tìm theo lịch sử, làm nhiều bộ phim tài liệu về sự kiện này cho đến khi tôi hoàn toàn chứng minh được ông Thệ nói dối.
Từ trước năm 2000, tôi đã được nghe những người lính tăng phàn nàn về việc đại úy Phạm Xuân Thệ, một Trung đoàn phó trung đoàn bộ binh 66 phối thuộc trong cuộc tiến quân vào Sài Gòn và có mặt tại Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975 lại cứ nhận là mình thảo bản tuyên bố đầu hàng. Trong khi thủ trưởng của họ, khi đó là trung tá Bùi Văn Tùng, chính ủy của Lữ đoàn xe tăng 203, đơn vị tiên phong của Quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, mới là người thực sự soạn thảo tuyên bố đầu hàng. Những người lính này đã được chứng minh là những người tiên phong có mặt, làm nhiệm vụ bảo vệ cho đầu não cán bộ của bên ta, những lời nói của họ khiến tôi lưu ý.
Ngày 20/11/2004, tôi đến gặp Đại tá Bùi Văn Tùng, lúc đó đã nghỉ hưu ở TP Hồ Chí Minh. Đại tá Bùi Văn Tùng có đưa tôi xem một bức thư của ông Nguyễn Tất Tài, tư Lệnh Lữ đoàn 203 gửi cho ông từ năm 1996, phàn nàn về việc trong một cuộc họp của Quân đoàn 2 nói chuyện lịch sử về ngày 30/4, trong đó ông Phạm Xuân Thệ đã nói cứ như ông ấy là người chỉ huy chiến dịch. Ông Bùi Văn Tùng đã giữ bức thư đó gần 10 năm, nhưng cũng không lên tiếng về những gì ông Thệ nói. Tôi đã giữ bức thư đó cho đến tận bây giờ. Bắt đầu từ năm 2005, tôi bắt tay vào đi tìm sự thật về việc ai là người soạn bản tuyên bố đầu hàng cho Tổng thống Sài gòn Dương Văn Minh.
Khi tôi đến gặp ông Phạm Xuân Thệ, cùng với ông Trần Gia Thái, khi đó là giám đốc Đài PT&TH Hà Nội, tôi phát hiện ông Thệ đã nói dối. Ông Thệ không công nhận ông Bùi Văn Tùng có mặt ở Dinh Độc Lập tại thời điểm đó.
Ông Thệ bảo phải đến 30 phút sau ông mới biết ông Bùi Văn Tùng. Ông Thệ nói: Sau khi áp giải Tổng thống Minh cùng nội các Sài Gòn đến Đài Phát thanh, khoảng 20-30 phút sau ông Tùng mới có mặt tại Đài. Ông Tùng hỏi tôi “Anh là ai?”. Tôi nói “Tôi là đại úy Phạm Xuân Thệ, Trung đoàn phó trung đoàn E66...”. Đó là điều thứ nhất ông Thệ nói dối. Sau này Tổng cục Chính trị đã xác nhận ông Bùi Văn Tùng có mặt ở Dinh Độc Lập. Ở một nơi nghiêm túc như buổi tiếp nhận đầu hàng và chuyển giao quyền lực ở trung tâm chính trị đầu não của một chế độ như Dinh Độc Lập, việc làm của những nhân vật cao cấp hàng đầu luôn thu hút được sự chú ý của tất cả mọi người, được canh gác nghiêm ngặt, cẩn mật và có thứ tự trên dưới. Ông Bùi Văn Tùng có thể không biết hết được những người cấp dưới của ông là ai, nhưng không thể có chuyện những cấp dưới, cấp thấp hơn ông ở xung quanh đó, lại không biết ông Tùng là ai và có cấp bậc gì, đeo quân hàm gì, đang làm chức năng nhiệm vụ gì được.
Ông Thệ nói văn bản đầu hàng Tổng thống Dương Văn Minh đọc, phát đi trên sóng phát thanh là do ông soạn ra. Nhưng những lời ông Thệ nhắc lại trong bộ phim do TTXVN phỏng vấn ông Thệ so với bản ghi âm lời ông Dương Văn Minh trưa ngày 30/4/75 không giống nhau. Tình cờ tôi được ông Nguyễn Hữu Thái cho biết ông Nguyễn Nhã, một nhà nghiên cứu lịch sử- văn hóa, đã thu âm lại bản phát thanh đó trong lúc đi tản cư nghe được vào trưa 30/4/75. Đó cũng là bản thu âm duy nhất chúng ta có được đến giờ. Ông Nguyễn Nhã đã cho tôi mượn cái băng này và cho phép tôi được sao chép lại làm nhiều bản. Lúc đó tôi chưa thực sự tin ông Thệ “ăn gian”. Đêm hôm ấy, tôi nghe đi nghe lại, tôi thấy nội dung lời tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh không giống với lời ông Thệ đã nói lúc trước. Tôi phát hiện điều thứ 2 ông Thệ nói dối. Lúc đó, tôi kinh ngạc đến mức không ngủ được. Tôi tin tôi đã tìm ra sự thật thứ 2 bị vùi lấp.
Chúng tôi hiện vẫn còn giữ được ảnh chụp (tại bảo tàng Quân đoàn 2) bản viết tay Lời tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh, nét chữ của ông Bùi Văn Tùng, có cả những chỗ gạch xóa. Câu chữ trong bản viết tay này rất khớp với lời tuyên bố đầu hàng của ông Dương Văn Minh đọc đã phát đi trên sóng phát thanh. Trong khi đó ông Phạm Xuân Thệ lại không đưa ra được bản viết tay nào, và lời ông Thệ tự công bố nội dung ông viết cho Tổng thống Minh cũng không khớp gì với Tuyên bố đầu hàng Tướng Minh đã đọc. Bộ Chính sử Nam Bộ kháng chiến do Thủ tướng Võ Văn Kiệt làm Trưởng ban soạn thảo, thiếu tướng Trịnh Vương Hồng-Viện trưởng viện Lịch sử quân đội đã ký, người chắp bút là ông Hoạt... cũng đã công nhận bản viết tay này là chữ của ông Bùi Văn Tùng, do ông Bùi Văn Tùng soạn thảo. Thế nhưng ông Phạm Xuân Thệ vẫn nhận công trạng này về mình. Đó là ông Thệ nói dối điều thứ 3.
Ông Thệ bảo “Chúng tôi bàn với nhau phân công ông Bùi Tùng”. Nói như thế là ông Thệ không hiểu gì mà lộ ra sơ hở mình nói dối. Vì lúc đó ông Bùi Văn Tùng là Chính ủy Lữ đoàn, người chỉ đứng sau Lữ Đoàn trưởng, người phụ trách về Chính trị cao nhất của phía bên ta ở Dinh Độc Lập lúc đó. Chỉ có ông Tùng mới đủ tư cách là người đối thoại và thực hiện những nhiệm vụ chính trị như thảo văn kiện đầu hàng, rồi tiếp nhận đầu hàng. Mà Lữ đoàn thì là cấp trên của Trung đoàn. Ông Thệ chỉ là Trung đoàn phó một trung đoàn bộ binh phối thuộc, sao đủ tư cách mà đòi phân công cho ông Tùng đi làm việc? Đó là chưa nói đến năng lực, trình độ của một Chính ủy như ông Tùng.
Kỷ luật quân đội là kỷ luật thép, cấp dưới phải tuyệt đối phục tùng cấp trên. Ông Bùi Văn Tùng là một trung tá. Khi đó, chúng ta xét duyệt phong cấp tá rất khó khăn. Phải là cấp Nhà nước ra quyết định chứ không phải quân đội tự phong hàm cho cán bộ của mình. Một đại úy lại có thể phân công một trung tá đi làm việc, chuyện lạ đời chỉ có ông Thệ nghĩ ra!
Trong một bài báo lưu chiểu quốc tế, ông Thệ nói “Chữ tôi xấu nên tôi đọc cho ông Dương Văn Minh chép”. Ông Dương Văn Minh lúc này là đại tướng, mang tư cách là Tổng thống của chính quyền Sài Gòn. Dù đã đầu hàng nhưng ông cũng không thể đi làm một việc vô lý là chép theo lời một đại úy phía đối phương. Ông Thệ cũng không đưa ra được bản viết tay mà ông cho là Dương Văn Minh đã “chép lại”. Kho tàng tư liệu lịch sử cũng không giữ được một văn kiện nào như thế cả. Đó là điều thứ tư ông Thệ nói dối.
Thực chất là ông Dương Văn Minh đã đọc đi đọc lại bản viết tay văn kiện đầu hàng do ông Bùi Văn Tùng soạn thảo đó, ông Minh còn đề nghị bỏ chữ Tổng thống, nhưng ông Tùng không đồng ý. Họ tranh luận, sau đó ông Minh đồng ý đọc theo bản ông Tùng viết.
Chúng tôi còn được cung cấp những tư liệu của một nhà báo người Đức là Boerries Gallasch, do bà Alice Kelley Gallasch, vợ ông, tìm đến thăm và tặng lại gia đình ông Tùng đúng dịp 30/4 năm 2010. Đây là mắt xích rất quan trọng trong quá trình phơi bày sự thật ra ánh sáng. Rất nhiều tư liệu và di sản của ông B.Gallasch về ngày 30/4/75 tại Việt Nam đã được bà Alice gửi tặng sau khi bà trở thành bạn của gia đình ông Bùi Văn Tùng.
Qua lời kể của bà Alice Kelley Gallasch, thì Boerries Gallasch là 1 trong 3 nhà báo (đều là người nước ngoài) hiếm hoi có mặt tại Dinh Độc Lập vào trưa ngày 30/4/75. Khi đó, ông Gallasch đã xin ông Bùi Văn Tùng cho đi nhờ xe jeep để đến Đài Phát Thanh để kịp ghi lại khoảnh khắc lịch sử tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Sài Gòn và chuyển giao chế độ.
Với ông B.Gallasch, trung tá Bùi Văn Tùng là ân nhân của ông, là ân nhân của cả tuần báo Tấm Gương và tin tức báo chí toàn thế giới vì ông Tùng đã giúp ông B. Gallasch thu thập tin tức và cung cấp kịp thời cho bạn đọc năm châu quan tâm đến cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Quyết định tình cờ và sáng suốt của Chính ủy Bùi Văn Tùng lúc đó đã giúp thời khắc lịch sử thiêng liêng của dân tộc được đóng dấu, được lắng đọng lại qua những thước phim và ghi chép của một nhà báo người Tây Đức. Bởi khi đến Đài Phát thanh thì Đài không hoạt động vì tất cả đã đi sơ tán. Lời thu âm của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa khi đó đã được thu lại bằng máy catset của nhà báo Tây Đức này rồi cả ông Minh và ông Tùng đều cẩn thận nghe đi nghe lại 3 lần, sau đó mới được phát sóng trên toàn bộ lãnh thổ miền Nam, yêu cầu toàn bộ tướng lĩnh và binh lính miền Nam ngừng chiến. Chiếc catset này cũng được bà Gallasch tặng lại cho gia đình ông Bùi Văn Tùng.
Trong số tư liệu của ông B.Gallasch còn có bức ảnh ông chụp chung với Chính ủy Bùi Văn Tùng rồi các bức ảnh có mặt ông Tùng cùng với ông Dương Văn Minh tại Dinh Độc lập cũng như tại Đài khi ông Minh đọc lời kêu gọi đầu hàng. Những sự thật ấy không ai có thể chối cãi được.
Bà Alice Kelley Gallasch đã trở thành người bạn thân thiết của gia đình Đại tá Chính ủy Bùi Văn Tùng
Sự thật là ông Phạm Xuân Thệ đã nhận vơ công trạng và ăn gian lịch sử khi tự nhận mình là người soạn thảo văn kiện đầu hàng cho tổng thống Dương Văn Minh. Để bao che cho lời nói dối ấy, ông Thệ đã phải bao biện bằng rất nhiều lời nói dối khác mà càng nói càng hở. Ông Thệ là người sống và làm việc lâu năm trong quân ngũ, không hiểu sao những tri thức tối thiểu như đại úy không thể sai phái trung tá, trung đoàn phó thấp cấp hơn Chính ủy lữ đoàn, binh chủng bộ binh phối thuộc binh chủng tăng thiết giáp (trong một trận tiến công, xe tăng là đội tiên phong, rồi đến bộ binh và các binh chủng khác. Không thể có chuyện binh chủng xe tăng phối thuộc bộ binh)... Những tri thức này mà vị trung tướng quân đội, anh hùng lực lượng vũ trang lại có thể nhầm lẫn cũng là điều lạ kì. Có thể hiểu vì dễ “nhầm lẫn” tri thức tối thiểu đó nên ông Phạm Xuân Thệ mới dễ dàng “nhầm lẫn” sự thật lịch sử, mới để xảy ra câu chuyện thật giả lẫn lộn?
Khi đã chứng minh được ông Thệ nói dối, khi đã tập hợp được tư liệu khá đầy đủ, chúng tôi bắt tay vào làm phim. Một bộ phim chưa thể đột phá vào lớp lớp những thứ na ná sự thật đã bủa vây nhận thức con người trong một thời gian dài. Vậy nên tôi làm nhiều phim. Tôi hợp tác với Đài HTV TPHCM làm phim “Trưa 30/4/1975”. Bộ phim gây ồn ào cả nước.
Trong cuộc họp ngày 12/6/2007, bên nghiên cứu Lịch sử Quân đội nói họ sẽ ghi nhận và trở về báo cáo cấp trên. Nhưng sau đó không có gì thay đổi.
Tôi lại làm bộ phim “Chuyện kể về anh bộ đội cụ Hồ”... Và sau khi tư liệu tập hợp đủ đầy, sau mấy chục năm, suy nghĩ thật chín mùi, tôi cùng các đồng nghiệp quyết định làm bộ phim “Sự thật trưa 30/4/75” này. Bộ phim lần này được sự giúp đỡ của rất nhiều bạn bè, đồng nghiệp của tôi.
PV: Vậy thì mục tiêu theo đuổi đến gần nửa thế kỷ về sự thật lịch sử của ông là gì, thưa ông?
Nhà báo, nghệ sĩ ưu tú Phạm Việt Tùng: Tôi đã nói trước những nhà nghiên cứu lịch sử quân đội và nhiều học giả, “Kinh tế mất đi chúng ta có thể làm lại. Nhưng lịch sử thì chỉ có một thôi”.
Thành quả cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta rất to lớn, cần phải được ghi lại thật cụ thể và chi tiết, nhưng chúng ta chưa làm được một bộ sử xứng đáng. Vì lí do này hay lí do kia, vẫn còn khá nhiều sạn, còn sai sót. Lịch sử phải là sự thật, không thể là “sử giả”, là giả dối. Đó là di sản chúng ta truyền lại cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Không thể bắt họ vái thứ đồ rởm, ca ngợi nhầm được. Bác Hồ dạy, chúng ta không sợ sai lầm, phát hiện sai thì phải sửa. Một nhà nghiên cứu văn hóa nói “Khi làm cách mạng chúng ta không tránh khỏi có lúc sai lầm. Chúng ta đã nhìn thẳng vào sự thật, chúng ta đã dũng cảm sửa sai. Có thế mới khắc phục được hậu quả của Cải Cách ruộng đất 1954, đưa tới xây dựng một hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa vững chắc làm tiền đề cho chiến thắng giải phóng miền nam 1975. Chúng ta dũng cảm làm công cuộc Đổi mới từ 1986, khắc phục những nhận thức còn sai lầm ấu trĩ, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng, ổn định và phát triển theo con đường kinh tế thị trường định hướng xã hội Chủ nghĩa, mới có đất nước ta độc lập và phát triển như ngày hôm nay.
Chúng ta biết sửa sai mới có thể khiến dân tin Đảng, đi theo Đảng, gắn bó với Đảng. Cả Hiến Pháp, cả những chính sách lớn của Đảng, của Nhà nước bị sai còn sửa được. Lịch sử có còn chỗ ghi chép lại chưa đúng, vì sao lại không thể sửa?”.
Lịch sử rất quan trọng, là tấm gương cho thế hệ sau soi chiếu. Gương giả thì thì họ soi thế nào? Hậu quả sẽ không thể lường hết được. Sách giáo khoa lịch sử chưa được sửa lại mấy chi tiết này. Tôi mong muốn sau bộ phim này, các nhà viết sử, các nhà giáo dục, những người làm chính sách, hãy rà soát lại thật kĩ những gì chúng ta đã làm, đã viết, để nhặt hết những hạt sạn trong bộ sử vĩ đại về những chiến công của dân tộc ta. Ông Thệ có thế nhầm lẫn nhưng chúng ta không thể để lịch sử nhầm lẫn theo ông Thệ. Ông Thệ có thể nói dối nhưng lịch sử dân tộc thì không thể gian dối theo.
Mong muốn thứ hai của chúng tôi khi làm bộ phim này là những người anh hùng thầm lặng như 4 chiến sĩ trên chiếc xe tăng 390 ngày đó và Chính ủy Bùi Văn Tùng cần được Tổ quốc ghi công, Nhà nước nên trao cho họ những danh hiệu xứng đáng. Đến những người như ông Phạm Xuân Thệ, Bùi Quang Thận đã được phong Anh hùng mà những người thực sự có công đầu, nay đã được chứng minh, mà lại thầm lặng không được ai biết đến thì thật đáng tiếc. Công lao của những người lính xe tăng và nhất là của chính ủy Bùi Văn Tùng là rất lớn trong việc kết thúc chiến tranh và tiết kiệm xương máu. Dù kịch bản đầu hàng trước đó chưa hề chuẩn bị sẵn, nhưng khi tình huống phát sinh, thời cơ đến, ông Bùi Văn Tùng đã kịp thời nghĩ ra và soạn thảo ngay một văn kiện đầu hàng tức thời, yêu cầu ông Dương Văn Minh phải theo mình đến Đài Phát Thanh kêu gọi binh lính ngừng chiến. Hành động ấy không khác gì ông đã bấm nút tắt cho cuộc chiến tranh kéo dài 20 năm trên toàn cõi nước ta. Hành động ấy cũng góp phần tiết kiệm biết bao xương máu của những người lính giải phóng quân và cả của người lính Việt Nam Cộng hòa, đem lại hạnh phúc cho biết bao gia đình Việt Nam khi được đón những người con ra lính còn được trở về sau ngày thống nhất. Tôi được biết, chỉ riêng ngày 30/4/75 thôi, phía bên ta vẫn có hàng ngàn giải phóng quân ngã xuống, còn chưa kể biết bao người trở về với vết thương chiến tranh. Mất mát gì cũng tìm lại được. Chỉ có mất mát con người thì không gì bù đắp nổi. Chúng ta sẵn sàng hy sinh cho độc lập và thống nhất Tổ quốc. Nhưng nếu có thể tiết kiệm được, vì sao chúng ta không trân trọng?
Bởi vậy tôi nói hành động của Chính Ủy Bùi Văn Tùng lúc đó chính là chiến công có ý nghĩa to lớn và đầy sáng tạo, đầy nhân văn là sự thật. Đó là tư duy của người chỉ huy yêu nước, yêu dân, thương và hiểu lính, hiểu sâu sắc về cuộc chiến tranh. Bởi vậy, trong tâm thức những người lính của ông Tùng, cho đến hôm nay, sau gần nửa thế kỷ, ông không chỉ là một thủ trưởng tuyệt vời, ông chính là một vị anh hùng thật sự, một người lính yêu hòa bình. Nhân dân cũng đòi hỏi chúng ta phải thừa nhận ông Tùng là Anh hùng chính bởi chiến công này. Mặc dù ông Tùng chưa bao giờ lên tiếng đòi lại sự thật, cũng chưa bao giờ ông nói mong muốn mình được phong anh hùng. Đức tính giản dị của anh bộ đội cụ Hồ vẫn khiến ông làm một người lính cống hiến trọn vẹn và an nhàn hưởng tuổi già bên con cháu.
Từ nhiều năm nay, do bị ảnh hưởng của bệnh tai biến, ông đã dần quên rất nhiều thứ, nhiều người. Nhưng đến nay, ở tuổi 92, hàng ngày mọi sinh hoạt phải nhờ người thân chăm lo, Chính ủy Bùi Văn Tùng vẫn cầm tờ báo Quân đội nhân dân để đọc như một thói quen. Thời gian của người anh hùng không còn nhiều. Có thể ông không cần. Nhưng trách nhiệm của chúng ta là phải bù đắp những gì còn thiếu sót, làm những việc chưa kịp làm. Cần phải phong Anh hùng cho Chính ủy Bùi Văn Tùng. Dư luận nhân dân và anh em cựu chiến binh xe tăng ngày ấy mong muốn điều đó. Những người lính trên chiếc xe tăng 390 ngày ấy giờ đã mất đi 1 người cũng tha thiết mong muốn điều đó.
Mong muốn thứ ba của tôi là ông Phạm Xuân Thệ nên xin lỗi lịch sử, xin lỗi Đảng, xin lỗi nhân dân, xin lỗi những người đồng chí đồng đội của mình và xin lỗi ông Bùi Văn Tùng vì đã ăn gian và nhận vơ công trạng, làm thay đổi, sai lệch lịch sử.
Để ngày 30/4/75 ấy đi vào lịch sử mãi mãi là trang vàng chói lọi và hoàn bích, không một vết mờ. Để chúng ta không phải nuối tiếc vì những gì chưa kịp làm. Thời gian không mãi đợi chúng ta. Chiến tranh đã qua đi từ lâu rồi. Cần phải nhanh chóng hoàn thiện bộ lịch sử để chúng ta có thể khép lại những trang sử ấy và thênh thang bước sang những trang mới.
PV:- Xin cảm ơn ông!
Hải Nguyệt (thực hiện)
Cre. từ fbker Ngôi Sao Xanh.
"DƯ LUẬN MONG ÔNG PHẠM XUÂN THỆ SÁM HỐI, TRẢ LẠI QUÂN HÀM TRUNG TƯỚNG VÀ DANH HIỆU ANH HÙNG!"
Trả lờiXóaĐó chỉ là DƯ LUẬN MONG thôi.
Tôi tin rằng người như ông Phạm Xuân Thệ thì không biết sám hối đâu!
Vậy nên, chỉ có Ban Bí thư vào cuộc như vụ Hồ Xuân Hãn thôi!
Sự thật phải được trả lại đúng như thực trạng, không thể làm biến dạng được
XóaLý Thông mà thì ăn năn hối cải kiểu gì. Nếu ăn năn thì đã không cướp giật công trạng người khác. Nhưng kênh FB này cũng nên xóa chó đi. Để lại các còm ý kiến trái chiều thì cũng được, nhưng có mấy con chó vàng vào sủa ra các còm phản động rất rõ ràng nhưng vẫn để cứt ở đó cho mọi người ngửi. Giống như 1 hội thảo bàn luận tự dưng nhìn thấy những con chó ngồi giữa con người.
Trả lờiXóaKể ra bạn Sơn Tùng19:15 13 tháng 5, 2021 nói cũng phải, rằng "có mấy con chó vàng vào sủa ra các còm phản động rất rõ ràng nhưng vẫn để cứt ở đó cho mọi người ngửi".
XóaNhưng nghĩ lại thì thấy để đó cũng hay. Chứng tỏ chủ tút cho "tự do ngôn luận" chứ không xóa ý kiến của ai, cũng tương tự (tương tự thôi) như ở Google.tienlang.
Và ở tút này cũng có các ý kiến bênh ông Thệ nhưng rất yếu.
Cũng có ý kiến hăm dọa ông Phan Việt Tùng như ở Google.tienlang!
Cái đó k phải tự do quá trớn nữa mà họ thỏa hiệp về nguyên tắc đạo đức và k phân biệt đc giữa tự do ngôn luận và tự gio ngông loạn. Ngôn luận đã phản động rồi thì còn tự do gì nữa, chả lẽ tự do phản động.
XóaHy vọng là chủ kênh này do bỏ sót và lười đọc lười xóa chứ k phải là đọc qua các còm đó rồi mà vẫn giữ rác vì k coi đó là rác.
Phải đốt lò thêm nhiều khắp nơi chứ gì mà toàn bọn gì đâu leo lên tầng cao không vậy, nguy hại cho chế độ và xã hội nói chung. Phạm Xuân Thệ leo lên trung tướng nhờ khai man báo cáo giả. Nguyễn Mạnh Hà lật sử leo lên làm quan to trong Viện LSQSVN. Dương Trung Quốc leo lên vào làm ĐBQH Đồng Nai 1 nơi chẳng liên quan gì phát biểu ngông cuồng bao nhiêu lần, mãi đến giờ mới chịu ra khỏi. Nguyễn Minh Thuyết nguyên ĐBQH, Lê Văn Cương viện Chiến lược BCA, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Huy Viện, Vũ Quang Hiển không rõ có thật lật sử gì khác hay không ngoài vụ nâng tầm DVM nhưng đang bị mọi người chửi rất nhiều, nhưng cũng là PGSTS.
Trả lờiXóatrang này càng ngày càng tầm thường, còn làm trò mèo gây dư luận bão mạng nữa thì thật thiếu hiểu biết và thủ đoạn. gây gió rồi sẽ gặp bão nhanh thôi chủ trang.
Trả lờiXóaCậu Nặc danh07:20 14 tháng 5, 2021 này chắc chắn là CCB trung đoàn 66, lính anh Thệ đây!
XóaCác cậu không còn con bài nào để cứu anh Thệ nữa à? Chỉ còn biết hù dọa vậy thôi sao?
Vụ này Anh Thệ mà bị lột lon thì ối kẻ (trong số CCB trung đoàn 66 ngày ấy) sẽ bị lột theo.
Chuẩn bị tâm lý đê!
Chủ trang này toàn nói lên sự thật mà sao bạn nặc danh lại nói như vậy?
XóaNặc danh07:55 14 tháng 5, 2021
Trả lờiXóamơ đi em, ngồi đấy xem ai lột lon, không nói thì không biết là ngu, dốt còn hay tỏ vẻ nguy hiểm.
Không loại trừ Nặc danh08:10 14 tháng 5, 2021 chính là Phạm Xuân Thệ.
Trả lờiXóaPhạm Xuân Thệ bây giờ rất hoảng loạn, đến nỗi anh ta tin vào cả tên tâm thần phân liệt Đông La.
Theo tên tâm thần phân liệt Đông La thì Phạm Xuân Thệ vẫn thường xuyên đọc các bài của Đông La và cảm ơn tên Đông La vì bênh hắn.
Trả lời câu hỏi về phản ứng với bộ phim của đạo diễn Phạm Việt Tùng, Phạm Xuân Thệ chỉ nói: "Những gì cần nói, tôi đã nói hết rồi!"
Thệ bây giờ chỉ biết chờ đợi cái kết sắp đến!
Hình như ông Thệ đang chờ cái kết đó
XóaHành động và sự có mặt của ông Pham Xuan Thệ trong thời điểm lịch sử đó, cho dù ông không là người soạn thảo bản đầu hàng cho ông Dương Văn Minh cũng xứng đáng được phong danh hiệu anh hùng. Song lịch sử cần chân thật do vậy nên xác nhận ông Bùi Xuân Tùng là người soạn thảo bản đầu hàng cho ông Dương Văn Minh và phong danh hiệu anh hùng cho ông Tùng.
Trả lờiXóaÔng Bùi Văn Tùng.
XóaTôi chưa đồng ý với bạn Hà11:02 14 tháng 5, 2021.
Trả lờiXóaBạn lưu ý nhé:
Năm 1995, nhờ có bức ảnh bà nhà báo Pháp, chúng ta mới biết Lịch sử 20 năm đã bị bóp méo: Xe tăng 390 của kíp xe 4 người do Trung úy Vũ Đăng Toàn chính trị viên Đại đội tăng chỉ huy mới là xe húc đổ cổng dinh, tiến vào Dinh sớm nhất chứ không phải xe 843 của ông Đại đội trưởng Bùi Quang Thận. (Suốt 20 năm, từ 1975 đến 1995) ông Thận nhận vơ xe 843 là xe húc đổ cổng Dinh ĐL, ông Thận cắm cờ. Trong 20 năm lịch sử sai lệch đó, Bùi Quang Thận đã được đi học sĩ quan ở Liên Xô, trở về lên đến hàm Đại tá. Còn Vũ Đăng Toàn và cả kíp xe 390 thì xuất ngũ, về quê đi đánh dậm, cắt tóc dạo...
Sự thật lịch sử đã sáng tỏ:
Nhờ có ông Vũ Đăng Toàn cầm AK khống chế nội các Dương Văn Minh (gom tất cả nội các DVM từ hành lang, từ các phòng khác nhau về phòng khánh tiết. Tất cả phải ngồi trật tự để chờ cấp cao lãnh đạo giải phóng vào làm việc) thì ông Thận mới yên tâm lên cắm cờ.
Như vậy, công đầu BẮT nội các Dương văn Minh là trung úy Vũ Đăng Toàn.
Ngay sau khi Vũ Đăng Toàn khống chế (gom tất cả nội các DVM từ hành lang, từ các phòng khác nhau về phòng khánh tiết) thì Phạm Quang Thệ mới xuất hiện, tay cầm khẩu súng K59 quát tháo, yêu cầu bắt trói tù binh Dương Văn Minh cùng nội các, làm cả phòng khánh tiết bức xúc, lộn xộn.
Ông Tô Văn Cang (Đại tá tình báo của ta trong vỏ bọc "lực lượng thứ ba" bên canh Dương Văn Minh cự cãi với Phạm Xuân Thệ, yêu cầu Thệ thực hiện đúng chính sách Mặt trận giải phóng với Hàng binh Dương Văn Minh (chứ không phải Tù binh) vì lúc 9:30 ông Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng trên Đài phát thanh.
Ngay lúc đó, ông Chỉ huy Đoàn xe tăng (Bùi Tùng) xuất hiện. Ông Tô Văn Cang đề nghị ông Chỉ huy Đoàn xe tăng (Bùi Tùng) kiềm chế sự hung hăng của ông sĩ quan trẻ cầm K59.
Trật tự ngay lập tức được vãn hồi. Ông Bùi Tùng yêu cầu Dương Văn Minh sang Đài phát thanh chính thức tuyên bố đầu hàng.
Và mọi chuyện diễn ra ở Đài phát thanh như mọi người đã biết.
Thế thì
1. BẮT nội các Dương Văn Minh=> là trung úy Vũ Đăng Toàn chứ không phải như Phạm Xuân Thệ nhận vơ!
2. Dẫn giải Dương văn Minh sang Đài phát thanh=> Bùi Tùng chỉ huy, có sự tham gia của Phạm Xuân Thệ cùng chiến sĩ trung đoàn 66.
3. Thảo Lời tuyên bố cho Dương Văn Minh=> Bùi Tùng. Phạm Xuân Thệ cùng chiến sĩ TĐ 66 đảm bảo trật tự ở Đài.
Khi chúng ta biết rõ SỰ THẬT LỊCH SỬ như trên rồi mới xem xét đánh giá đến CÔNG của Phạm Xuân Thệ.
Và với những sự gian dối, cướp công người khác của Bùi Quang Thận, của Phạm Xuân Thệ suốt mấy chục năm qua thì Thệ có còn xứng danh BỘ đội Cụ Hồ hay không?
Trần Long13:21 14 tháng 5, 2021: mày chỉ cần trả lời tao một câu đúng thì tao sẽ ủng hộ những gì mày viết ngay lập tức: "tại sao khi đến Đài phát thanh chỉ có một mình ô.Tùng mà không có bất kỳ người lính nào của lữ đoàn 203, trong khi đi cùng với ông Thệ có rất nhiều trợ lý của ông ấy ở E66. phải lời thuyết phục nhé.
XóaCó gì khó đâu?
XóaLúc đó, việc bảo vệ, giữ an ninh ở Dinh Độc lập cũng vô cùng quan trọng. Còn đến Đài phát thanh, như ông Bùi Tùng kể trong bài
MỘT TÀI LIỆU TOÀN CẢNH LẦN ĐẦU TIÊN CÔNG BỐ VỀ SỰ KIỆN 30/4/1975 TẠI DINH ĐỘC LẬP VÀ TẠI ĐÀI PHÁT THANH SÀI GÒN!
https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/05/mot-tai-lieu-toan-canh-lan-au-tien-cong.html
thì
" Đồng chí cán bộ rất trẻ đó sau này về đơn vị tôi mới biết đó là Đại úy Phạm Xuân Thệ. Mặt tốt của đồng chí và một số anh em bộ đội ta là lúc nào cũng đi kèm sát Dương Văn Minh từ dinh Độc lập ra đài phát thanh và ngược lại, nên tôi đỡ lo vì có việc gì xẩy ra với Minh đã có anh em mình kèm chặt. "
Vậy nên ông Từng để chiến sĩ của mình ở lại bảo vệ Dinh, một mình ông Từng đến Đài phát thanh cùng "đồng chí cán bộ rất trẻ" cùng lính của đồng chí đó là đủ.
(Mà cậu sao phải cáu gắt vô văn hóa, "mày tao" thế?)
Sự thật phải được trả về đúng vị trí của nó
XóaNếu những gì Trần Long nêu là sự thật thì Thệ nên đeo lon binh nhì
Trả lờiXóaAnh hùng giữa đời thường, chuyện kể nhân dịp 30/4
Trả lờiXóaCách đây 45 năm, trong khí thế hừng hực chiến đấu để giải phóng miền Nam, quân đội và nhân dân ta đã lần lượt đập tan từng ổ đề kháng của địch, thọc thẳng vào Dinh Độc Lập và kéo lên lá cờ cách mạng... Theo những người trực tiếp chiến đấu vào thời điểm ấy, nhờ có những mệnh lệnh xuyên suốt từ cấp trên, nhờ có sự đồng lòng ủng hộ giúp đỡ của nhân dân, thắng lợi vang dội của dân tộc Việt Nam đã đến! Là người trực tiếp tham gia chiến đấu và có mặt ở Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975, Trung tướng Phạm Xuân Thệ - nguyên Tư lệnh Quân khu 1, người đã dẫn giải Tổng thống Dương Văn Minh từ Dinh Độc Lập tới Đài Phát thanh Sài Gòn để tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, cảm nhận: Việt Nam ta từ trước đến nay, cả ở thời chiến hay thời bình, điều chúng ta đã làm được là phát huy sức mạnh từ lòng dân, lấy dân làm gốc và sức mạnh to lớn đó đã chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, thực hiện theo mệnh lệnh của Bộ Chính trị cũng như Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, quân và dân ta đã chuẩn bị mọi mặt từ tư tưởng, cơ sở vật chất, đạn, gạo, vũ khí, khi thời cơ đến sẵn sàng đứng lên chiến đấu để thống nhất non sông.
Những chỉ đạo, những mệnh lệnh từ cấp trên đều được thực hiện nghiêm chỉnh, quân kỷ được thực hiện nghiêm ngặt, tất cả từ trên xuống dưới đều xuyên suốt, đặc biệt là khi có bức điện đặc biệt của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa...”.
Đại thắng mùa Xuân 1975 được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang sử chói lọi nhất, biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ 20, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc. Vậy tại sao lại không nên nhắc lại?
XóaTheo Trung tướng Phạm Xuân Thệ, nghiên cứu về lịch sử và quân sự Việt Nam, điều đặc biệt mà ông nhận thấy là trong tất cả các cuộc kháng chiến, cụ thể là trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, được sự giúp đỡ của nhân dân, bộ đội ta đã từng bước vượt qua được tất cả những khó khăn, thách thức để lập nên những chiến công, giành thắng lợi cuối cùng.
Trả lờiXóaTheo Trung tướng Phạm Xuân Thệ, quân đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, mang lại quyền lợi, độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân nên ở bất kỳ giai đoạn nào, hoàn cảnh nào, với nhân dân, với đất nước, vai trò của quân đội chưa bao giờ phải nhạt, tình cảm được người dân gửi gắm chưa bao giờ phôi phai.
Trung tướng kể lại: Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, khi đánh vòng ngoài ở căn cứ Nước Trong, tổng kho Long Bình, Quân đoàn 2 thành lập ở ngoài Quảng Trị, khi vào miền Nam chiến đấu thì dân quân, du kích dẫn đường, phối hợp chiến đấu rất tốt. Đặc biệt từ Đà Nẵng trở vào, nhiều người dân đã dùng xe của họ, lái xe của dân đã chở quân ta vào tập kết trong chiến dịch.
"Sau khi thực hành đánh địch ở vòng ngoài, thu được xe của địch, nhân dân lại chở bộ đội, phối hợp cùng với lực lượng lái xe của Đoàn 559 chở bộ đội tiến sâu hơn...” - Tướng Phạm Xuân Thệ nhớ lại.
Bộ đội vào trong nội đô Sài Gòn, như hướng đánh của đơn vị Trung tướng Phạm Xuân Thệ vượt qua cầu Sài Gòn, khi vào đến cầu Thị Nghè không biết đường đến Dinh Độc Lập, chính người dân đã lên trực tiếp xe Jeep của Tướng Thệ để chỉ đường cho đơn vị thẳng tiến.
“Sau khi quân giải phóng đã vào được Sài Gòn, lực lượng của ta tràn ngập ở đây, nhân dân đổ ra cùng với bộ đội mừng chiến thắng. Ngay trưa 30/4 phố phường đã rất nhộn nhịp, tình quân dân hoà quyện cùng nhau mừng chiến thắng. Dân mang bánh kẹo, lương thực, nước uống... ra trao cho bộ đội ở trên xe tăng cũng như các xe chở bộ binh. Cảm xúc lúc đó phấn khởi, tự hào và thắm thiết lắm” – Tướng Thệ kể lại.
Theo Trung tướng Phạm Xuân Thệ, trong giai đoạn hiện nay, trước mỗi thời khắc quan trọng của dân tộc, trước mỗi sự kiện lớn lao của đất nước, vai trò của quân đội trong lòng dân ngày càng được phát huy rõ nét. Như trong diễn biến phức tạp của dịch Covid -19, quân đội và nhân dân ta đã có những sự hỗ trợ nhau thiết thực, tình cảm và sự gắn bó thắm thiết, quân đội vẫn phát huy được vai trò tiên phong, gánh vác gian khó trong thời bình...
“Tại các điểm cách ly của quân đội thì cán bộ, chiến sĩ phục vụ nhân dân đến nơi đến chốn, từ nơi ăn nghỉ đến thức ăn đến nước uống rất chu đáo. Bộ đội nhường giường chiếu cho nhân dân nằm, bộ đội ra tập kết ở bên ngoài, làm nhiệm vụ rất nghiêm túc. Thực hiện theo tinh thần, lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ là “Chống dịch như chống giặc”, quân đội cũng coi là nhiệm vụ chiến đấu, mặt trận chiến đấu, làm rất quyết liệt và chu đáo” - ông Thệ nói.
Cảm ơn bạn Nặc danh13:45 14 tháng 5, 2021 đã chép về đây bài mà Phạm Xuân Thệ ba hoa bốc phét
XóaTRên kia có bạn ý kiến:
Trả lờiXóahttps://googletienlang2014.blogspot.com/2021/05/du-luan-mong-ong-pham-xuan-sam-hoi-tra.html?showComment=1620963580622#c3240674348912825588
====
Nặc danh10:39 14 tháng 5, 2021
Không loại trừ Nặc danh08:10 14 tháng 5, 2021 chính là Phạm Xuân Thệ.
Phạm Xuân Thệ bây giờ rất hoảng loạn, đến nỗi anh ta tin vào cả tên tâm thần phân liệt Đông La.
Theo tên tâm thần phân liệt Đông La thì Phạm Xuân Thệ vẫn thường xuyên đọc các bài của Đông La và cảm ơn tên Đông La vì bênh hắn.
Trả lời câu hỏi về phản ứng với bộ phim của đạo diễn Phạm Việt Tùng, Phạm Xuân Thệ chỉ nói: "Những gì cần nói, tôi đã nói hết rồi!"
Thệ bây giờ chỉ biết chờ đợi cái kết sắp đến!
====
Ý kiến này khiến tôi nhớ lại những bài ở Google.tienlang khiến Đông La tức điên.
Đó là bài:
9 đặc tính của người mắc hội chứng rối loạn nhân cách
https://googletienlang2014.blogspot.com/2014/04/9-ac-tinh-cua-nguoi-mac-hoi-chung-roi.html
Lời dẫn: Google.tienlang rất chú ý tới một comment của bạn đọc ở Đây. Chúng tôi xin đăng lại bài này. Đố các bạn biết, trên mạng hiện nay, người được nói tới trong bài này là ai?
Và bài:
Thi tài quốc tế: Nhà ngoại cảm Vũ Thị Hòa & Nhà ngoại cảm Malaixia
https://googletienlang2014.blogspot.com/2014/03/thi-tai-quoc-te-nha-ngoai-cam-vu-thi.html
Và đây nữa, Google.tienlang chứng minh ông Đông La "rối loạn nhân cách" khi đội con buôn cá lừa đảo lên hàng phật sống, để rồi mụ ta vừa bị bắt vì lừa đảo hàng chục tỉ đồng.
Chiếc Boeing mất tích của Malaysia đã được tìm thấy ở gần Kandahar, Afghanistan?
https://googletienlang2014.blogspot.com/2014/04/chiec-boeing-mat-tich-cua-malaysia-uoc.html
Đông La vừa mới viết đơn gửi Chính phủ để bênh Phạm Quang Thệ.
Trả lờiXóaNhân dịp này ta xem lại đơn của Đông La bênh Vũ Thị Hòa. (Bây giờ thì cả hai vợ chồng Vũ Thị Hòa - "Phật sống" trong lòng Đông La- đã được ăn cơm nhà nước, có lính canh bảo vệ 24/24!)
----
ĐƠN TRÌNH BẦY GỞI ÔNG PHÓ THỦ TƯỚNG VŨ ĐỨC ĐAM
VỀ MỘT ÂM MƯU ĐỐI VỚI CÔ VŨ THỊ HÒA
Kính Gởi : Ông Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Nước CHXHCNVN, Trưởng ban Tìm kiếm và Quy tập Hài cốt Liệt sĩ.
Tôi Là: Nguyễn Văn Hùng (Nhà văn Đông La).
Quê: Làng Đông La, Xã Hồng Quang, Huyện Thanh Miện, Tỉnh Hải Dương.
Hiện sống tại TP HCM.
Tôi là một Nhà văn đồng thời từng là cán bộ nghiên cứu ngành hóa dược, từng đoạt giải A Cuộc thi Sáng tạo KHKT TPHCM 1993. Hiện tôi tin mình là người viết chính luận nhiều nhất hiện nay để bảo vệ Đảng và chế độ. Công lao của tôi cũng đã được ghi nhận khi năm ngoái cuốn Bóng tối của ánh sáng của tôi đã được Liên hiệp các Hội VHNT VN trao Giải thưởng Phê bình Lý luận năm 2013. Giới thiệu kỹ vậy để chứng tỏ tôi đủ trình độ và tư cách trình bầy câu chuyện với ông về một âm mưu đối với cô Vũ Thị Hòa, một người mà bao gia đình liệt sĩ coi là đại ân nhân vì cô đã giúp họ tìm được hài cốt người thân của mình.
Cô Vũ Thị Hòa là người thường trú tại tổ 14, phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Cách đây vài năm cô tự nhiên thấy mình có những khả năng kỳ lạ, trong đó có việc tìm mộ, và cô thấy mình như được trao sứ mệnh “không đi không được” tìm kiếm hài cốt liệt sĩ. Vì vậy cô đã ra đi và điều kỳ diệu đầu tiên chính là Trời Phật như đã trả công cho cô, chồng cô bị ung thư liệt giường mấy năm đã khỏe mạnh trở lại. Và rồi sau vài năm, người ta đã nhờ cô tìm giúp được hàng ngàn hài cốt LS nên đã được bao gia đình coi là đại ân nhân, vì cô hoàn toàn giúp mà không lấy tiền công.
.....
Dài quá, lược bỏ
....
Như vậy, tại sao giờ Bộ Quốc phòng và VTV lại nói ngược với chính mình? Còn tìm mọi cách tạo dựng chứng cớ kết tội người có công nữa! Việc đưa tin cục bộ, có ý đồ, lái dư luận theo một hướng hiểu sai về ngoại cảm, y như việc làm để giành đấu thầu tìm mộ liệt sĩ với các nhà ngoại cảm chân chính vậy. Không lẽ nhân quyền nước ta tiến đến cái giai đoạn mà các nhà ngoại cảm chân chính muốn làm được việc tâm đức đoàn tụ các linh hồn liệt sĩ về với gia đình, quê hương cũng không được sao?
Rất mong ông Phó TT Vũ Đức Đam cho điều tra ngay những hành động mờ ám của Bộ Quốc Phòng, VTV cùng các đơn vị ở dưới như QK7, Tỉnh Bình Phước và Huyện Bù Đăng.
***
Riêng cô Vũ Thị Hòa bằng khả năng đặc biệt của mình, qua việc đập mộ trái phép, giết người diệt khẩu không thành (chuyện cô Tuấn bị đạp đổ xe khi đang chạy nhanh) vừa xảy ra ở Bù Đăng, Tỉnh Bình Phước, cô thấy hiện cô Thu Uyên, một số cán bộ chính sách của QK7, Tỉnh đội Bình Phước, Huyện đội Bù Đăng, đang có một âm mưu thay đổi bộ hài cốt LS Cấn Văn Học để kết án cô và ông Hành làm giả mộ LS để lừa đảo. Có điều những kẻ đập mộ phải đi tù trước vì phạm pháp; còn bộ hài cốt họ đã dấm dúi mang đi rồi làm gì đó sao còn có thể là chứng cớ khách quan; và việc xác định hài cốt sau gần 40 năm chôn không quan tài dưới đất rừng đầy mối và côn trùng là thật hay giả cũng rất khó chính xác, nên cũng không thể lấy đó là kết quả mà định tội người ta được.
Vì vậy cô Vũ Thị Hòa đề nghị ông Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam tổ chức một đoàn gồm các cơ quan chức năng, cơ quan chuyên môn, cùng cô đến các nghĩa trang của Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng tầu, nơi có nhiều mộ liệt sĩ gắn bia có khắc tên mà lực lượng quy tập của QK7 đã quy tập, để bằng khả năng đặc biệt của mình, cô sẽ chỉ mộ nào thực có hài cốt, mộ nào giả có tên mà ở dưới chỉ có đất cát, để xem cô hay ai là lừa đảo?
ĐÔNG LA
- Đông La viết đơn bảo vệ mụ lừa đảo- "phật sống" Vũ Thị Hòa=> Vũ Thị Hòa vô lò!
Xóa- Đông La viết đơn bảo vệ Phạm Xuân Thệ. => Thệ sắp vô lò!
Tôi đọc trên mạng mấy ngày nay thấy có nhiều ý kiến đề nghị "Ông Bùi Quang Thận, ông Phạm Xuân Thệ cũng được phong Anh hùng thì ông Bùi Tùng, ông Vũ Đăng Toàn cũng phải phong Anh hùng..."
Trả lờiXóaTheo tôi, kiến nghị như thế là làm rẻ rúng Danh hiệu cao quý Anh hùng LLVT.
Tôi đồng tình với ông Trần Long là trước hết, bây giờ phải làm rõ SỰ THẬT LỊCH SỬ ĐÃ.
=====
Trần Long13:21 14 tháng 5, 2021
Tôi chưa đồng ý với bạn Hà11:02 14 tháng 5, 2021.
Bạn lưu ý nhé:
Năm 1995, nhờ có bức ảnh bà nhà báo Pháp, chúng ta mới biết Lịch sử 20 năm đã bị bóp méo: Xe tăng 390 của kíp xe 4 người do Trung úy Vũ Đăng Toàn chính trị viên Đại đội tăng chỉ huy mới là xe húc đổ cổng dinh, tiến vào Dinh sớm nhất chứ không phải xe 843 của ông Đại đội trưởng Bùi Quang Thận. (Suốt 20 năm, từ 1975 đến 1995) ông Thận nhận vơ xe 843 là xe húc đổ cổng Dinh ĐL, ông Thận cắm cờ. Trong 20 năm lịch sử sai lệch đó, Bùi Quang Thận đã được đi học sĩ quan ở Liên Xô, trở về lên đến hàm Đại tá. Còn Vũ Đăng Toàn và cả kíp xe 390 thì xuất ngũ, về quê đi đánh dậm, cắt tóc dạo...
Sự thật lịch sử đã sáng tỏ:
Nhờ có ông Vũ Đăng Toàn cầm AK khống chế nội các Dương Văn Minh (gom tất cả nội các DVM từ hành lang, từ các phòng khác nhau về phòng khánh tiết. Tất cả phải ngồi trật tự để chờ cấp cao lãnh đạo giải phóng vào làm việc) thì ông Thận mới yên tâm lên cắm cờ.
Như vậy, công đầu BẮT nội các Dương văn Minh là trung úy Vũ Đăng Toàn.
Ngay sau khi Vũ Đăng Toàn khống chế (gom tất cả nội các DVM từ hành lang, từ các phòng khác nhau về phòng khánh tiết) thì Phạm Quang Thệ mới xuất hiện, tay cầm khẩu súng K59 quát tháo, yêu cầu bắt trói tù binh Dương Văn Minh cùng nội các, làm cả phòng khánh tiết bức xúc, lộn xộn.
Ông Tô Văn Cang (Đại tá tình báo của ta trong vỏ bọc "lực lượng thứ ba" bên canh Dương Văn Minh cự cãi với Phạm Xuân Thệ, yêu cầu Thệ thực hiện đúng chính sách Mặt trận giải phóng với Hàng binh Dương Văn Minh (chứ không phải Tù binh) vì lúc 9:30 ông Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng trên Đài phát thanh.
Ngay lúc đó, ông Chỉ huy Đoàn xe tăng (Bùi Tùng) xuất hiện. Ông Tô Văn Cang đề nghị ông Chỉ huy Đoàn xe tăng (Bùi Tùng) kiềm chế sự hung hăng của ông sĩ quan trẻ cầm K59.
Trật tự ngay lập tức được vãn hồi. Ông Bùi Tùng yêu cầu Dương Văn Minh sang Đài phát thanh chính thức tuyên bố đầu hàng.
Và mọi chuyện diễn ra ở Đài phát thanh như mọi người đã biết.
Thế thì
1. BẮT nội các Dương Văn Minh=> là trung úy Vũ Đăng Toàn chứ không phải như Phạm Xuân Thệ nhận vơ!
2. Dẫn giải Dương văn Minh sang Đài phát thanh=> Bùi Tùng chỉ huy, có sự tham gia của Phạm Xuân Thệ cùng chiến sĩ trung đoàn 66.
3. Thảo Lời tuyên bố cho Dương Văn Minh=> Bùi Tùng. Phạm Xuân Thệ cùng chiến sĩ TĐ 66 đảm bảo trật tự ở Đài.
Khi chúng ta biết rõ SỰ THẬT LỊCH SỬ như trên rồi mới xem xét đánh giá đến CÔNG của Phạm Xuân Thệ.
Và với những sự gian dối, cướp công người khác của Bùi Quang Thận, của Phạm Xuân Thệ suốt mấy chục năm qua thì Thệ có còn xứng danh BỘ đội Cụ Hồ hay không?
Lịch sử thì luôn cần sự thật, không thể tranh giành công trạng được
XóaTôi vô cùng lo lắng vì nhiều quen thuộc đấu tranh chống lật sử lâu nay cũng chống luôn việc này, auto chửi ông Việt Tùng và nguy hại hơn cả là họ bưng vụ này vào việc xét lại, lật sử.
Trả lờiXóaTrước hết phải hiểu rằng chống lật sử là để bảo vệ sự thật lịch sử, sự thật khách quan của lịch sử, chống lật sử, bảo vệ lịch sử cũng tức là chống tiêu cực, chống tham nhũng về văn hóa, chống tham nhũng về sử học, chống tiêu cực nói chung.
Như vậy thì phải lên án hành vi cướp công mới phải, sao lại hùa theo hành vi đó mà lên án ngược lại, chửi trả lại những người chống tiêu cực? Hồi 1985 chưa có khái niệm "bệnh thành tích" nhưng bản chất vấn đề vẫn là bệnh thành tích thôi, tức là tiêu cực, 1 hiện tượng tiêu cực.
Bây giờ bảo Viện LSQS VN kết luận rồi là phải auto đúng. Đây là bậy bạ vì nếu xét về trên dưới trật tự chính trị cao thấp thì nó không phải là cao. Còn Bộ Quốc Phòng chỉ là chỉ đạo cho nó điều tra vụ việc, còn quyết định là nó quyết định, nó tổ chức mở hội thảo gọi là "tọa đàm" rồi tự quyết định. Nhiều người vơ vào Bộ Quốc Phòng trong vụ này để thấy sang bắt quàng làm họ, cáo mượn oai hùm.
Ban Bí thư năm 1985 hay Viện LSQS VN năm 2005 kết luận là chuyện đã cũ, bây giờ có những manh mối khác thì nên xem lại. Tất cả những người đang chửi ông Việt Tùng hiện nay đều thật ra không thể chắc được vấn đề là gì, thì không nên tự đặt mình vào phía ông Thệ như vậy. Có ai dám chắc là mình đúng 100% không? Trong số những người thường đấu tranh chống lật sử, ít nhất nên giữ thái độ chừng mực như Doãn Như Lân thì phù hợp hơn.
Biết chắc thì nói, không chắc thì chớ quy chụp
XóaCòn vấn đề Ban Bí thư năm 1985 kết luận bài ông Sử đúng trong vụ tranh chấp giữa ông ấy vơi Quân Đoàn 2 thì phải nói thế này. BBT không phải là cao nhất, ngay cả Bộ Chính Trị cao nhất mà đã từng có sai, có tiêu cực, như mới nhất là vụ ông Thăng. Thì không thể nói là BBT năm 1985 kết luận rồi thì phải auto đúng. Nếu vậy thì tại sao năm 2005 người ta vẫn cho điều tra lại?
Trả lờiXóaBác Hồ cũng đã thừa nhận sai trong những vấn đề thực hành của CCRĐ, Bộ chính trị nhất trí "đánh nhanh thắng nhanh" ở Điện Biên Phủ, Bác Giáp đến tận nơi nhìn người thật việc thật mới thấy không ổn mà sửa lại cho đúng thành "đánh chắc tiến chắc". Rồi Quân Ủy Trung Ương hình như cũng họp và kết luận Mậu Thân đánh lần 2 và lần 3 là sai, nếu bảo tồn lực lượng miền Nam thì sau khi quân Mỹ vừa đi thì đã giải phóng được xong 1973 rồi ...... Sự thí nghiệm sai lầm mô hình bao cấp, duy trì mô hình bao cấp trong thời bình ..... Còn nhiều lắm kể không hết .....
Vậy thì ngay cả Bộ Chính Trị cũng đã có sai, có tiêu cực xưa nay thì tại sao thấp hơn như Ban Bí thư 1985 hay Viện LSQS VN 2005 thì không thể sai, không thể xem lại, auto đúng, là như nhất, xem lại là gây rối, là muốn quậy?
Ngay cả BCT của Đảng và nhiều đảng anh em trên toàn cầu cũng đã sai nhiều năm trong việc duy trì mô hình bao cấp giữa thời bình, 1 thí nghiệm đã được xã hội chứng minh là sai lầm, 1 thí nghiệm sai lầm trong tiến trình xây dựng CNXH. Vậy thì tại sao những kết luận đã xưa của các cơ quan trên không thể sai không thể coi lại?
Trả lờiXóaCòn vấn đề này nữa, nhiều người chống lật sử hiện nay ngoài vụ chống luôn cả những người chống lật sử khác, chống tiêu cực khác, auto cho rằng ông Việt Tùng sai, thì còn một vấn đề này nữa là nhiều người do không nắm đúng được các khái niệm cơ bản về lịch sử chính trị như quốc gia, nhà nước, chế độ, chính quyền, ngụy quyền (chính quyền ngụy) nên họ bị lẫn lộn các khái niệm, thậm chí họ bảo không được công nhận chính quyền ngụy Sài Gòn là một "chính quyền", "chế độ".
Điều này nguy hại ở chỗ chống mà không đúng thì là làm hại phong trào, và gây tiếng xấu, gây điều tiếng không tốt cho phong trào chống lật sử và bảo vệ sử học, bảo vệ quốc sử nói chung. Chống mà chống sai, chống xàm, chống tào lao, chống sai bét nhè thì tiếng nói trọng lượng, sức nặng không còn giá trị nữa, người ta sẽ không còn coi trọng và quan tâm nữa, bọn trẻ thì nó cười cho. Cho nên cũng không loại trừ khả năng có những nhóm lật sử đã cho quân đóng vai chống lật sử để làm loạn cả lên và gây mất tín nhiệm, đánh vào uy tín của phong trào và công cuộc chống tiêu cực lật sử nói chung.
Chống lật sử là chống những luận điệu phủ nhận sự thật lịch sử, cho nên phải chuẩn
XóaNgoài quan niệm cực đoan là cái chi cũ là đúng hết không thể sửa, cái gì thành văn bản rồi thì đúng hết không được thay đổi, cấm cãi, như tôi đã nói thì còn có vấn đề này nữa là cũng do bị lẫn lộn những khái niệm như đã nói, nên chính những người "chống lật sử" này lại dùng cách gọi "VNCH" quá nhiều. Họ "chống" lật sử nhưng dùng tên gọi VNCH quá nhiều mà không để ý rằng nó chính là 1 tên nước, tên quốc gia, "cuốc hiệu" dỏm của thằng địch mà nó tự xưng. Thật sự ngay cả thằng chủ của nó cũng không coi nó là quốc gia, không gọi nó là VNCH mà chỉ gọi nó là Nam Việt Nam với tư cách vùng miền thôi, không có tư cách cuốc da nào cả.
Trả lờiXóaMặc dù những nhóm người "chống lật sử" này chỉ là số ít trong số đông đảo những tập thể chống lật sử có hiểu biết, có kiến thức khác, nhưng họ cũng gây hại rất nhiều qua cách dùng từ ngữ không đúng theo sử học chính thống, không đúng theo Cụ Hồ, và quan trọng hơn cả là hoàn toàn không đúng theo thực tiễn lịch sử.
Mặc dù họ nói là phải theo Bác Hồ nhưng rất ít người thật sự chịu khó đọc lại Hồ Chí Minh toàn tập và Hồ Chí Minh tuyển tập xem Bác sử dụng từ ngữ như thế nào. Nếu thật sự theo Bác Hồ thì phải biết là ông cụ không bao giờ, không 1 lần nào gọi chính quyền ngụy SG là VNCH.
Đáng lý phải theo 1 tư duy là, ừ, Cụ Hồ gọi 1 cách hỗn hợp về chính quyền SG, đa số trường hợp gọi nó là ngụy, vài lần gọi là chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn. Thì mình theo Bác Hồ, thì mình cũng gọi như vậy, nhiều lần gọi là ngụy, ngữ cảnh cần thiết thì gọi là chính quyền SG, quân đội SG. Còn nếu không hiểu nữa phải nghĩ là ừ Cụ Hồ gọi vậy thì chắc phải có lý do như vậy, thì tìm hiểu suy nghĩ suy luận ra để ngộ ra lý do đó là gì, vì sao nó đúng, chứ rõ ràng không phải là "vì chiến tranh nên phải gọi bừa gọi bậy để lừa lọc, lừa đảo mị dân, ru ngủ nhân dân" như Nguyễn Mạnh Hà hàm ý 1 cách vu khống trắng trợn với 1 nhận thức cực kỳ bệnh hoạn về vấn đề này.
Cho nên mới nói, nếu Cụ Hồ gọi 1 đường, các vị gọi 1 nẻo thì không phải chống lật sử rồi. Cũng không phải là học tập theo tấm gương Bác Hồ nào cả. Mà chỉ là những lệch lạc không đúng.
Không cho công nhận nó là 1 chính quyền, chế độ, nhưng gọi nó thành 1 nước (VNCH) luôn cho oách. Chống lật sử tài tình đến thế còn muốn gì nữa.
XóaAi giải thích hay nói khác thì bị đưa lên làm topic chửi. Chửi trên FB chưa đã, đưa lên Youtube đọc lại chửi tiếp. GGTL cũng từng là "nạn nhân" bị đưa lên chửi rồi còn gì. Chửi bọn lật sử là đúng, nhưng chửi cả những đồng chí cùng chung lý tưởng chí hướng như thế là ý đồ gì?
Nhiều khi mình nghĩ bọn nó bị thần kinh hoặc là muốn phá hội nghị, phá phong trào. Nó không phải là chính quyền vậy thì là cm gì? Nó là chính quyền bản địa của Mỹ (trước là Pháp), làm những công việc mà 1 chính quyền làm, theo chủ trương đường lối và chỉ đạo của Mỹ (trước là Pháp), theo quĩ đạo do Pháp-Mỹ vạch ra.
XóaBọn này bảo không được xem là chính quyền rồi giải thích 1 tràng không liên quan cm gì hết. Nhiều khi nghĩ ai đó giải thích vì sao nó không phải là 1 'quốc gia' thế là bọn này đem sửa thành 'chính quyền' thế là thành tào lao hết trơn. Tức là bọn này muốn Tào Lao Hóa phong trào chống nguỵ sử, bảo vệ lịch sử. Để hướng cho người thấy ồ, à, bọn chống lật sử này chúng nó 'ngu dốt' như thế đấy.
Cũng giống như bây giờ chống phản động mà ngu như rận, ngu như nguỵ, ngu hơn cả ba que thì tất cả thành hài hết, pha trộn loãng hết cái tốt cái xấu, cái đúng cái sai bị loạn lên không còn phân biệt đc gì nữa.
Vậy nên tôi nghĩ đó có khi là bọn thật ra ý đồ muốn Tào Lao Hóa, Xàm Hóa, Cùn Hóa phong trào bảo vệ lịch sử, để nhằm mục đích bảo vệ cho bọn lật sử, và bảo vệ cho những cái xấu nói chung.
XóaTốt nhất không hiểu thì đừng ní nuận tào lao
XóaXin thưa đến nay ngoài ông Huy Đỉnh úp mở ra thì tất cả các nhân chứng thứ 3 khác đều nói rõ ông Bùi Tùng là người viết bản TBĐH. Còn quân lính ông Thệ bảo ông Thệ viết thì có khác gì mẹ hát con khen hay, mèo khen mèo dài đuôi.
Trả lờiXóaBác Võ Hoàng Chiến22:15 15 tháng 5, 2021 viết rất hay, thuyết phục.
Trả lờiXóaBác viết: "Tôi vô cùng lo lắng vì nhiều quen thuộc đấu tranh chống lật sử lâu nay cũng chống luôn việc này, auto chửi ông Việt Tùng và nguy hại hơn cả là họ bưng vụ này vào việc xét lại, lật sử."
Bác ạ, "phong trào đấu tranh chống lật sử" thực ra chỉ là một phong trào tự phát trên MXH. Trong đó có không ít người vốn không am hiểu lịch sử, không có lý luận nhưng thấy nhiều người chống lật sử thì cũng nhảy vào theo kiểu "thấy người ta ăn khoai thì cũng vác mai đi đào". Những người này thường là những kẻ thùng rống kêu to. Ví dụ như ông Dương Vương Kinh, ví dụ như ông Thượng tá quân đội Trịnh Lê Hoài Nam - Trần Hải Yến (chủ kênh youtube Chống Diễn Biến hòa bình hiện nay) hay ông Trần Ngơ, hay thậm chí ngay cả ông Doãn Như Lân mà bác đang khen...
Vậy nên, bác chả việc gì phải lo lắng cả!
Tôi theo dõi thì thấy những người "auto chửi ông Việt Tùng và nguy hại hơn cả là họ bưng vụ này vào việc xét lại, lật sử" chỉ là số ít mà thôi.
Những người hiểu biết thì đều ủng hộ ông Việt Tùng và đây mới là số đông. Bác thấy đó, ngay ở bài này mà Google.tienlang chép về 1 stt có tới gần 400 ý kiến và đa số đều ủng hộ ông Việt Tùng.
Nghĩ như thế nào nói như vậy, vấn đề cơ bản là phải đúng
XóaTớ không bao vờ chơi FB vì còm ngắn thì không đủ ý còn còm dài thì bố ai đọc và thành phần trên đó quá hỗn tạp, địch ta lẫn lộn, lưu manh chính trị rất nhiều. Còm phản động trên đó rất nhiều nhưng hình như chẳng ai buồn xóa. Tức là lương tâm cũng bị thỏa hiệp ít nhiều, phai nhạt không còn coi trọng những vấn đề ngày xưa các cụ coi trọng nữa.
Trả lờiXóaNgoài phim ông PVT còn có phim của HTV, VTV trước đây nữa sao ko ai chửi nhể. Vụ này ông Bùi Quang Thận cũng kể hùa kể bậy theo phe Thệ rằng thì là ông Tùng đến sau 20 phút.
Trả lờiXóaÔng Thận thì ai cũng biết rồi, đến cùng vẫn khăng khăng "sao không tin tôi mà tin vào 1 con phóng viên nước ngoài", trong khi bức ảnh rành rành xe tăng 90 húc cổng chính vào trước tăng 83 vào sau.
Ngay cả cách đưa tin vụ đó cũng có nhiều mập mờ khó hiểu. Theo phim khác của ông PVT thì do bà phóng viên đó quay về thăm VN, đi thăm viện bảo tàng nhìn thấy trưng bày giới thiệu xe tăng 83 như là tăng húc phăng cổng chính và vào dinh trước bà ta mới nổi giận nói cái này dell phải quá trắng trợn rồi mới đấu tranh và làm khá ồn ào lên.
Nhưng trên páo trí thì nói là ôi thật tình cờ có 1 nhà ngoại giao VN (không nói rõ tên là ai) đi thăm bà này ở Pháp thấy bức ảnh chụp trên tường nhà bà mới thấy chứng cứ rất thuyết phục mới đem về làm chứng, rồi sau đó bà ta mới đến VN giao lưu.
Đã nói thì phải chuẩn
XóaBác Võ Hoàng Chiến, Dương Lâm, CKPPA trên kia có những ý kiến tâm huyết và chính xác.
Trả lờiXóaTuy nhiên, tôi cũng đồng tình với bạn trẻ Trang- Saigon rằng "phong trào đấu tranh chống lật sử" thực ra chỉ là một phong trào tự phát trên MXH. Trong đó có không ít người vốn không am hiểu lịch sử, không có lý luận nhưng thấy nhiều người chống lật sử thì cũng nhảy vào theo kiểu "thấy người ta ăn khoai thì cũng vác mai đi đào". Những người này thường là những kẻ thùng rỗng kêu to. Ví dụ như ông Dương Vương Kinh, ví dụ như ông Thượng tá quân đội Trịnh Lê Hoài Nam - Trần Hải Yến (chủ kênh youtube Chống Diễn Biến hòa bình hiện nay) hay ông Trần Ngơ, hay thậm chí ngay cả ông Doãn Như Lân mà bác đang khen..."
Đúng như thế, trên MXH có người này người khác, trình độ hiểu biết khác nhau.
Bác Việt kiều Võ Đông Cung là người đáng kính, chống lật sử rất tốt. Duy chỉ có điều là bác ấy chưa hiểu đúng chữ "Chính quyền". Khi ai đó viết hay nói "Chính quyền VNCH..." là bác Cung mắng liền: "Nói vậy tức là công nhận sự "chính nghĩa" cho bọn ngụy SG...".
Tôi nhớ, trên fb, để trao đổi với bác Võ Đông Cung, bạn Hoàng Ngân Thương của Google.tienlang đã phải 2 lần mở stt: "CÙNG NHAU HỌC TIẾNG VIỆT- THẾ NÀO LÀ 'CHÍNH QUYỀN'?".
Bạn Thương đã giải nghĩa chính xác:
- Chữ "CHÍNH" trong "CHÍNH QUYỀN" không có nghĩa là "chính danh", "chính nghĩa".
- Chính quyền có nhiều loại: Chính quyền hợp pháp, chính quyền bất hợp pháp, chính quyền ngụy hay có thể gọi là ngụy chính quyền, chính quyền giả hiệu... Vì vậy, gọi ngụy Sài Gòn là "chính quyền ngụy" chẳng có gì sai, chỉ là cách nói thay cho cách nói đơn giản hơn là "ngụy quyền SG".
Bác Võ Đông Cung tranh luận tại tút này và đã tự ái, nổi nóng, hủy kết bạn với Hoàng Ngân Thương. Tuy vậy, tôi đoán, bác Cung cuối cùng đã hiểu ra và không giận Hoàng Ngân Thương nữa.
Và tôi nghĩ, chuyện trên MXH có những người kém am hiểu lịch sử, thùng rỗng kêu to như các ông Dương Vương Kinh, ví dụ như ông Thượng tá quân đội Trịnh Lê Hoài Nam - Trần Hải Yến (chủ kênh youtube Chống Diễn Biến hòa bình hiện nay) hay ông Trần Ngơ, hay thậm chí ngay cả ông Doãn Như Lân... cũng là chuyện bình thường. Chả có gì đáng lo.
Trở lại vụ Phạm Xuân Thệ.
Tôi cũng chả lo khi những ông kém hiểu biết đang kết tội Đạo diễn Phạm Việt Tùng là "lật sử".
Tôi chả lo vì đa số trong chúng ta là những người hiểu biết và chúng ta nhất trí với bác Võ Hoàng Chiến khi bác viết "Trước hết phải hiểu rằng chống lật sử là để bảo vệ sự thật lịch sử, sự thật khách quan của lịch sử, chống lật sử, bảo vệ lịch sử cũng tức là chống tiêu cực, chống tham nhũng về văn hóa, chống tham nhũng về sử học, chống tiêu cực nói chung."
Đa số chúng ta là những người hiểu biết. Và vì vậy, chúng ta cảm ơn ông Đạo diễn Phạm Việt Tùng vì ông chính là người đã kiên trì suốt mấy chục năm qua đấu tranh chống lật sử, chống sự bóp méo SỰ THẬT LỊCH SỬ của ông Phạm Xuân Thệ và nhóm người ở Viện Lịch sử QS.
XóaTôi tin, vụ này phải có sự vào cuộc của Ban Bí thư tương tự như vụ Hồ Xuân Mãn. Bởi vụ này còn nghiêm trọng hơn vụ Hồ Xuân Mãn.
Dù còn gian nan, song SỰ THẬT LỊCH SỬ phải chiến thắng.
Cảm ơn ông Đạo diễn Phạm Việt Tùng!
Tôi nghĩ ý họ là mình giải thích là gt theo cách từ ngữ gốc Hán, có 2 chữ "chính" khác nhau, còn thực tế thì đa số người bt chỉ nghĩ chính là chính thôi, chính quyền thì sẽ nghĩ tới chính danh, chính nghĩa, chính thống.
XóaNhưng thật ra người dân bình thường nghe đến chính quyền thì cũng chỉ nghĩ là chính quyền thôi, không nghĩ nhiều như vậy đâu. Không nên nghĩ là tự nhiên họ suy ra thành chính nghĩa được. Ít nhất là trước khi tôi tìm hiểu về vấn đề này thì tôi cũng thấy chính quyền là chính quyền thôi, chính quyền là chính trị, còn chính quyền này là "chính" hay "tà" thì hạ hồi phân giải.
Vấn đề hơi phức tạp nữa là mình không thể gọi là VNCH, vì VNCH là tên nước của 1 quốc gia bậy bạ, và mình cũng không thể lúc nào cũng gọi là ngụy được, vì thực ra có những ngữ cảnh mà không thích hợp sử dụng từ ngụy. Vì vậy đành phải gọi là chính quyền SG và quân đội SG thôi, đó là cách gọi trung lập và ít động chạm nhất.
Những người chống lật sử mà các bác đề cập thật sự có những người rất đáng quí đáng kính trọng. Nhưng họ có phần hơi cực đoan 1 chút và bảo thủ nên không nghe khuyên giải, không tiếp thu lời phải. Cứ 1 mực nó không phải là chế độ, chính quyền.
Một lý do nữa đưa đến các sai sót của họ là do họ chỉ nhận thức cảm tính qua internet và chung quanh thôi chứ không tìm hiểu kỹ cách thức dùng từ ngữ của sử học chính thống Việt Nam và chính trị Việt Nam xưa và nay cũng như cách Hồ Chủ Tịch viết lách và nói chuyện như thế nào khi nói về ngụy quyền SG, từ đó nên có sự lẩn lộn ngộ nhận, vô tình, vô ý biên phong trào thanh tào lao.
Tôi không đồng ý với bác Hiệp Sông Bé13:40 16 tháng 5, 2021 khi bác viết:
Xóa"Tôi nghĩ ý họ là mình giải thích là gt theo cách từ ngữ gốc Hán, có 2 chữ "chính" khác nhau, còn thực tế thì đa số người bt chỉ nghĩ chính là chính thôi, chính quyền thì sẽ nghĩ tới chính danh, chính nghĩa, chính thống."
Tôi cho rằng, đa số người Việt, cả Nam lẫn Bắc đều biết Chữ "CHÍNH" trong "CHÍNH QUYỀN" không có nghĩa là "chính danh", "chính nghĩa".
Từ xưa đến nay, kể cả người dân thường lẫn báo chí đã quá quen với cách nói, cách viết: "Chính quyền Ngô Đình Diệm", "Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu", "Chính quyền Mỹ".... và chẳng ai nghĩ tới đó là chính danh, chính nghĩa, chính thống.
để nặc nói cho mà nghe: ở Việt Nam có tục lệ Xây dựng điển hình. ở đây chuyện xe tăng hay chuyện ông Thệ (ừ thì cứ cho là này nọ đi, cho là theo ý của các anh chị đang muốn dìm chết ông Thệ ở đây) được hiểu thế này. trong chiến đấu, có các cá nhân và tập thể có nhiều thành tích, nghĩa là cái xe tăng A hay anh B cần được phát huy, nhân rộng, biểu dương...công cuộc giải phóng miền Nam, ko phải chỉ có vài giờ, vài phút ở cái dinh tổng thống ấy để mà gọi là làm lên lịch sử. mà là cả thời gian chuẩn bị, đánh thắng từ trận này tới trận khác, tiến từ vĩ tuyến 17 vào Nam, thắng từ Huế, Đà Nẵng...Sài Gòn lúc đó thật sự đã bị quân ta đè bẹp rồi, đâu đó có tiếng súng chỉ là điên cuồng và rất yếu. có thể nói là đã chiến thắng. ừ thì thắng rồi, bây giờ là cần tới lúc để các chiến công được trọn vẹn. ừ thì để trọn vẹn cho các tập thể, cá nhân điển hình. thì vào dinh thế nào, ai đi đầu, ai cắm cờ là được Bộ chỉ huy chiến dịch phân công, chứ không phải như lũ cướp mà thích đi đầu là đi đầu, thích cắm cờ là cắm cờ. Cho nên, ng ta có câu Lịch sử gọi tên. ở đây là xe tăng của anh Thuận, quân của anh Thệ, đặc biệt là anh Thệ sẽ là các cái tên mà lịch sử gọi. mà lịch sử gọi thì xin anh chị đừng có cãi nhé. anh nào, xe nào cũng có chiến công cả, nhưng anh Thệ xứng đánh anh hùng, anh Thuận xứng đáng anh hùng...ko chỉ vì cắm cờ, ko chỉ vì viết bản đầu hàng...cho nên các anh chị đừng ảo tưởng kiểu phong cho anh Tùng anh hùng đi, tốp lái xe tăng húc đổ anh hùng đi...là nghe trái tai lắm nhé. các anh các chị lôi chuyện cũ ra, moi móc này kia rồi dùng anh này đập nát anh kia là sai nhé, hạ bệ anh Thệ phủ nhận công lao, đòi lột lon, danh hiệu lại càng sai nữa nhé. các anh các chị tưởng các anh các chị giỏi phỏng, thủ dâm tinh thần ở cái trang này với nhau phỏng, cứ việc thôi, nhưng làm cái gì mà thiếu suy nghĩ như vu oan, đặt điều thì các anh chị cẩn thận nhé.
Trả lờiXóaTước danh hiệu AH & hạ cấp of Phạm Xuân Thệ là đáng rồi. Bản chất lưu manh ấy sao xứng đáng là quân đội chứ đừng nói đến snh BĐ Cụ Hồ, snh hùng LLVTND!
Trả lờiXóaCần phải điều tra làm rõ mới có thể quyết định được
Xóa