Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Hai, 10 tháng 5, 2021

Nghịch cảnh: NGÀY CHIẾN THẮNG 9/5 Ở NGA- TÔI NHỚ, TÔI TỰ HÀO>< NGÀY CHIẾN THẮNG 30/4 Ở VIỆT NAM THÌ ÔNG VÕ VĂN KIỆT KHUYÊN: "NHẮC CHI VẾT THƯƠNG THÊM RỈ MÁU"!

Dịch chữ trong hình: Chiến tranh vệ quốc- Tôi nhớ! Tôi tự hào!

 

Hôm nay, 9/5, cả thế giới hướng về Quảng trường Đỏ theo dõi Cuộc Duyệt binh Kỷ niệm 76 năm Chiến thắng phát xít Đức- Парад Победы. Москва. Парад Победы. Полное видео. Theo dõi Duyệt binh trên Quảng trường Đỏ hôm nay, điều khiến chúng tôi ấn tượng là hình ảnh Nhà Lãnh đạo Nước Nga vĩ đại- Tổng thống V. Putin cúi đầu chào Bộ trưởng Quốc phòng Nga Soigu:

Tổng thống V. Putin cúi đầu chào Bộ trưởng Quốc phòng Nga Soigu
Hình ảnh ấn tượng khác là suốt cuộc Diễu binh, những người ngồi sát cạnh Putin ở vị trí trang trọng nhất hoàn toàn là các cụ Cựu Chiến binh Vệ quốc Vĩ đại chứ không phải những quan chức đương nhiệm:
Những hình ảnh trên cho ta thấy điều gì? Putin cúi đầu chào Bộ trưởng Quốc phòng Soigu, theo chúng tôi, không phải Putin kính phục cá nhân Soigu (có thể thực tế cũng có phần nào đúng vậy) mà quan trọng hơn, là Putin kính trọng Quân đội Nga- những người đang kế thừa truyền thống oai hùng của Hồng quân Liên Xô- những người góp phần quyết định cứu nhân loại khỏi thảm họa phát xít cách đây 76 năm.
Điều khiến chúng tôi ấn tượng nữa là trên ngực áo Putin, trên ngực áo các cụ Cựu Chiến binh hay các quan chức tham dự mitinh, các chiến sĩ trẻ hôm nay... chúng ta thấy rõ ai ai cũng cài tấm ruy 
băng Thánh Geogre, tức băng Chiến thắng- Георгиевская ленточка. Dải băng George là chi tiết của nhiều huân chương quân sự ở đế chế Nga, Liên Xô và nước Nga đương đại. Lần đầu tiên dải băng đó xuất hiện trên bộ quân phục với Huân chương Thánh George năm 1769. Một phần của chiếc huy chương là dải băng có 2 sọc vàng (жёлтая) và 3 sọc đen. Màu vàng ở thời điểm này thường được sử dụng làm biểu tượng cho cung đình của đế chế Nga. Còn màu đen phù hợp với màu của con đại bàng 2 đầu trên quốc huy của Nga. 
Trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, Hồng quân Liên Xô đã sử dụng huân chương thánh Geogre để trao cho các chiến sĩ Hồng quân có thành tích xuất sắc.
Thời Putin, theo sáng kiến của một số tổ chức xã hội, dải băng Thánh Geogre- Георгиевская ленточка đã mang một ý nghĩa mới: Tưởng nhớ và Tự hào về những chiến sĩ Hồng quân Liên Xô đã ngã xuống cho nước Nga thanh bình hôm nay! Từ năm 2005 Putin chính thức hưởng ứng phong trào mang dải băng Thánh Geogre- Георгиевская ленточка trong ngày Lễ Chiến thắng 9/5 hàng năm. Chính phủ cùng các doanh nghiệp đã sử dụng ngân sách để cung cấp miễn phí các dải băng Thánh Geogre cho nhân dân vào dịp kỷ niệm chiến thắng Phát xít. Và hoạt động này đã trở thành truyền thống. Hàng năm, các dải băng sẽ được các tình nguyện viên phân phát miễn phí tại các địa điểm công cộng từ ngày 24/4 đến 12/5. Phong trào này cũng được triển khai đến nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước trong khu vực Liên xô cũ.
 
"Trông người lại nhớ đến ta"! 
Người Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ có ngày Lễ Chiến thắng 9/5. Việt Nam ta có ngày Lễ Chiến thắng 30/4. Năm nay, vì tình hình khẩn trương trong phòng chống đại dịch covid, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác đành hủy bỏ Chương trình bắn pháo hoa chào mừng Chiến thắng 30/4. Ngay lập tức, đài cuốc tế phởn động BBC có bài 
"30/4: Có nên chấm dứt bắn pháo hoa ăn mừng để hòa hợp, hòa giải?". Trong bài này, tác giả viết: "Xét về khía cạnh chống dịch, quyết định của lãnh đạo TP HCM và các địa phương nhìn chung được hoan nghênh từ mọi phía. Và từ quyết định ấy, nhiều người còn đi xa hơn khi đề xuất hủy luôn các hoạt động "ăn mừng" trong một ngày mà lúc sinh thời ông Võ Văn Kiệt từng nói là "có triệu người vui mà cũng có triệu người buồn".
Lại ông Võ Văn Kiệt! Lại chuyện "Triệu người vui- triệu người buồn".
Vâng, ông Võ Văn Kiệt còn nói rõ hơn: 

"30/4- triệu người vui- triệu người buồn", "Nhắc lại chi cho vết thương thêm rỉ máu", "Quốc gia cũng yêu nước, theo cách của họ"...
Kính thưa hương hồn cụ Võ Văn Kiệt, thời Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại ở Liên Xô cũng có một "Chính phủ" ngụy do Hitler dựng lên là "Chính phủ" của Andrey Andreevich Vlasov, tương tự như "chính phủ quốc gia" của Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu ở Việt Nam. Vlasov là một vị trung tướng Xô viết, Phó tư lệnh Phương diện quân Volkhov nhưng đã đầu hàng theo Đức, trở mặt với chính quyền Xô viết. Vlasov được Hitler cho vị trí đứng đầu cái gọi là “chính phủ” với tên gọi là “Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Giải phóng Nhân dân Liên bang Nga, kiêm Tổng tư lệnh Quân giải phóng Nga”- Председатель Президиума Комитета освобождения народов России, Главнокомандующий Русской освободительной армией (РОА). Vào đầu năm 1945, "Quân giải phóng Nga" (ROA) được biên chế và trang bị y hệt quân Đức quốc xã, với lực lượng khoảng 13 vạn người. Vì đã biết trước Hồng quân không thể tha thứ cho hành động hợp tác với kẻ xâm lược nên trên mặt trận, binh lính các đơn vị “Quân giải phóng Nga” của Vlasov đã chiến đấu điên cuồng và liều lĩnh hơn cả quân đội phát xít Đức…Hitler bại trận. Vlasov bị bắt và bị Hồng quân xử tử hình ngày 31 tháng 7 năm 1946. 

Đó, trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, người Nga cũng có những trang sử như vậy, cũng có những gia đình Nga mà trong đó có người anh là chiến sĩ Hồng quân còn người em lại là binh lính của "chính phủ" ngụy Vlasov. (Tương tự như ở Việt Nam trước 30/4/1975, có những gia đình mà người anh theo "Quốc gia", người em theo Cộng sản). Nhưng tại sao hôm nay, ngày Chiến thắng 9/5, người Nga vẫn tổ chức linh đình Lễ kỷ niệm 76 năm Ngày Chiến thắng?

Còn ở ta, hà cớ chi ông Võ Văn Kiệt lại đi khuyên: "30/4- triệu người vui- triệu người buồn", "Nhắc lại chi cho vết thương thêm rỉ máu", "Quốc gia cũng yêu nước, theo cách của họ"...

Mời xem thêm một vài hình ảnh hôm nay trên Quảng trường Đỏ:





Thông tin thêm: Cũng trong ngày hôm nay, 9/5/2021, người dân Ukraina ở Tp Donetsk thuộc Nước CHND Donetsk thì tưng bừng trong Lễ Duyệt binh:
 

Còn ở Tp Odessa, cũng vì Kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9/5, Cũng vì mang dải ruy băng yêu nước lại bị những kẻ côn đồ theo chủ nghĩa phát xít hành hung trước mặt cảnh sát. Đã vậy,  những người phụ nữ tưởng nhớ cha ông mình hy sinh trong Chiến tranh vệ quốc Vĩ đại lại còn bị cảnh sát Ukraina bắt giữ.
Diễu hành "Trung đoàn bất tử" tưởng nhớ cha ông hy sinh trong Chiến tranh Vệ quốc ở Tp Odessa ngày 9/5/2021
Xem video clip:
Cuộc Diễu hành tưởng nhớ cha ông 
hy sinh trong Chiến tranh Vệ quốc ở Tp Odessa ngày 9/5/2021 bị côn đồ theo chủ nghĩa phát xít hành hung và bị cảnh sát bắt giữ
Xem thêm bằng tiếng Nga tại đây:


Bùi Ngọc Trâm Anh
=====

======

Mời xem bài liên quan

63 nhận xét:

  1. Rõ ràng cụ Võ Văn Kiệt đã sai khi phát biểu "30/4- triệu người vui- triệu người buồn", "Nhắc lại chi cho vết thương thêm rỉ máu", "Quốc gia cũng yêu nước, theo cách của họ"...

    Mỗi dịp 30/4, những kẻ phản động ở BBC RFA VOA và báo chí của bọn ba que luôn bám vào phát biểu này để tố cáo Cộng sản Bắc Việt xâm chiếm miền Nam, gây ra nội chiến Quốc- Cộng.

    Bám víu vào phát ngôn sai lầm của cụ Võ Văn Kiệt không chỉ có bọn phản động ở BBC RFA VOA và báo chí của bọn ba que mà nguy hiểm hơn, còn có lũ lật sử Phan Huy Lê, Trần Đức Cuồng, Vũ Minh Giang, Nguyễn Mạnh Hà cùng toàn bộ Ban soạn thảo Bộ Quốc sử 30 tập.

    Google.tienlang - Trung tâm Chống lật sử của Cộng đồng đã kiên trì lên tiếng nhiều năm qua nhưng rất tiếc là báo chí cùng cơ quan Tuyên giáo chưa nhận ra hoặc đã nhận ra nhưng còn e dè vì không dám động chạm đến ông Võ Văn Kiệt nên không lên tiếng, chỉ có ông Nguyễn Trần Bạt lên tiếng ở bài:
    CHUYÊN GIA NGUYỄN TRẦN BẠT PHÊ PHÁN QUAN ĐIỂM “TRIỆU NGƯỜI VUI- TRIỆU NGƯỜI BUỒN” CỦA ÔNG VÕ VĂN KIỆT
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/04/chuyen-gia-nguyen-tran-bat-phe-phan.html

    Tôi hy vọng Tân Trưởng ban Nguyễn Trọng Nghĩa sẽ lên tiếng chỉ ra sự thật này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. mượn gió bẻ măng, mượn tay giết người à Linh. tầm thường thế hả Linh. Ông Kiệt là người đáng kính đấy, đất nước này một thời đi lên nhờ tư duy và các sách lược đúng đắn đấy và mày cũng là người từng được thừa hưởng điều đó đấy Linh à, đồ ăn cháo đá bát. chỉ vì một câu nói, cứ cho là ko phù hợp đi, mà mày "hi vọng ông Nghĩa...", mày là đồ gì hả?

      Xóa
    2. Nặc danh09:20 10 tháng 5, 2021
      Trẻ con đi chỗ khác chơi!

      Xóa
    3. Đất nước muốn được độc lập để rồi đi lên nhờ tư duy và sách lược của ông Kiệt đáng kính thì trước đó đã phải trải qua 80 năm nô lệ,2 triệu người chết đói ,30 năm kháng chiến gian khổ 5 triệu quân dân hi sinh.Giả sử không có bọn Việt gín lũ tay sai bán nước thì bọn xâm lược có đô hộ nước ta lâu như thế không .Ông Kiệt u mê nghe theo lũ ngụy sử bênh vực lũ Việt gian tức là phỉ báng sự hi sinh của cả một dân tộc hàng chục triệu người,liệu hành động đó của ông có làm ông còn đáng kính nữa không

      Xóa
    4. Bọn phản động luôn bấu víu vào một số câu nói để xuyên tạc, nên khi nói phải thận trọng

      Xóa
  2. Diễn đàn Lịch sử Việt Nam LSVNlúc 09:52 10 tháng 5, 2021

    Andrey Vlasov là viên tướng Liên Xô duy nhất chủ động ra hàng và theo phe Đức quốc xã trong thế chiến 2.

    Cuối tháng 3/1942, Vlasov được cử đến chỉ huy Tập đoàn quân tấn công số 2. Do những sai lầm lớn trong chiến thuật, tập đoàn quân này bị bao vây tiêu diệt gần hết. Trung tướng Vlasov đã ra đầu hàng người Đức, trường hợp duy nhất của Hồng quân trong thế chiến 2. Và chính người Đức cũng phải kinh ngạc về mức độ hợp tác của Vlasov: ông ta đồng ý ký tên vào tất cả truyền đơn và đọc để ghi âm mọi lời kêu gọi đầu hàng được viết sẵn.

    Đầu năm 1943, Đức bắt tay thành lập Quân đội giải phóng nước Nga (ROA ) – được tuyên bố là một tổ chức quân sự chiến đấu vì một “nước Nga không Bolshevich”. Song song với nó là chính phủ có tên "Ủy ban giải phóng các dân tộc Nga". Hai tổ chức chính trị-quân sự này đều do Vlasov làm chỉ huy. ROA được biên chế và trang bị y hệt quân Đức quốc xã, với lực lượng khoảng 13 vạn vào đầu năm 1945. Tất cả binh lính sĩ quan ROA đều là người Liên Xô, được tuyển mộ bằng nhiều hình thức. Những đơn vị này thậm chí còn chiến đấu ác liệt hơn cả quân chính quy Đức, do họ hiểu rằng sẽ không được tha thứ nếu đầu hàng.

    Sau khi chiến tranh kết thúc, Vlasov bị bắt giữ, xét xử và treo cổ.

    Khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, đã diễn ra những nỗ lực rất lớn nhằm viết lại lịch sử Cuộc chiến tranh vệ quốc, tướng Andrey Vlasov trở thành nhân vật nổi bật đối với những phe nhóm ủng hộ “cách nhìn mới” đối với giai đoạn lịch sử này. Tất cả đều có cùng một quan điểm – đó là “phong” Vlasov là “anh hùng”, là “chiến sỹ đấu tranh vì một nước Nga mới “ và là “một con người yêu nước chân chính”.

    Rất may là những nỗ lực này đã thất bại, trong tiếng Nga hiện nay, họ của ông ta (người Nga gọi theo họ) vẫn được coi là từ đồng nghĩa với từ “phản bội “

    Chính Vlasov, chứ không phải ai khác đã sáng tạo ra 1 hệ thống lý luận mà đến nay vẫn còn được những nhóm xét lại lịch sử ở Nga sử dụng và tiếp tục sử dụng. Cụ thể là:

    - Không có cái gọi là chiến tranh vệ quốc, chỉ có mặt trận phía Đông của thế chiến 2.

    - Ở đây đã diễn ra NỘI CHIẾN NGA. Các đội quân Bạch vệ của tướng Vlasov đã chiến đấu chống lại những chính ủy khát máu của Stalin (dĩ nhiên, với sự giúp đỡ từ đồng minh Đức quốc xã, trong khi Stalin cũng nhận viện trợ từ Mỹ).

    Trả lờiXóa
  3. VLASOV CŨNG YÊU NƯỚC, THEO CÁCH CỦA HỌ- VÕ VĂN KIỆT

    Trả lờiXóa
  4. Nếu không nhắc lại ngày vui đại thắng thống nhất đất nước thì sẽ mai một ngày lich sử chiến thắng vinh quang.Nêu sợ vết thương rỉ máu thì chắc chắn đó chính là sự coi thường xương máu của các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh :QUYẾT TỬ CHO TỔ QUỐC QUYẾT SINH cùng sự đau thương của rất nhiều đồng bào trong mấy chục năm chiến tranh ác liệt .Kỷ niệm ngày vui đại thắng thống nhất đất nước chính là tôn vinh tinh thần chiến đấu + quyết tâm thống nhất đất nước của toàn ĐẢNG +toàn dân ta +tôn vinh giá trị xương máu của dân tộc VIỆT NAM .Ông VÕ VĂN KIỆT đã bán quá rẻ những giá trị tinh thần và công lao lịch sử của toàn ĐẢNG và toàn dân ta .THẬT LÀ MỘT SAI LẦM ĐÁNG CHÊ TRÁCH.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. người lớn chưa lên tiếng thì trẻ con ngồi im cái mồm vào. tư cách gì mà phán xét???

      Xóa
    2. Nặc danh13:53 10 tháng 5, 2021,
      Trẻ con đi chỗ khác chơi!

      Xóa
    3. Người lớn gì mà sợ cộng quân đến tụt quần đu càng,giờ núp phím sủa

      Xóa
    4. Chúng ta cần kỷ niệm 30/4 thật hoành tráng như nước Nga vậy

      Xóa
  5. THÌ RA Ở LIÊN XÔ CŨNG CÓ MỘT CHÍNH PHỦ NGỤY VLASOV-
    Mỹ cũng đã kịp học hỏi kinh nghiệm từ Hitler và lập ra bọn bù nhìn Ngô Đình Diệm- Nguyễn Văn Thiệu.

    Nguyễn Văn Thiệu đã công khai thừa nhận thân phận đánh thuê cho ông Chủ Mỹ.
    Vậy mà cụ Võ Văn Kiệt- một cán bộ cao cấp Việt cộng nmaf cuối đời hư đốn "30/4- triệu người vui- triệu người buồn", "Nhắc lại chi cho vết thương thêm rỉ máu", "Quốc gia cũng yêu nước, theo cách của họ"...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. người lớn chưa lên tiếng thì trẻ con ngồi im cái mồm vào. tư cách gì mà phán xét???

      Xóa
    2. Nặc danh13:53 10 tháng 5, 2021,
      Trẻ con đi chỗ khác chơi!

      Xóa
  6. Bài hay trên Google.tienlang:
    Video clip: 30.4.1975- TÔI NHỚ, TÔI TỰ HÀO!
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2020/02/video-clip-3041975-toi-nho-toi-tu-hao.html

    Hình đẹp:
    https://1.bp.blogspot.com/-GR2mWvw9SeA/XlESfDzdkjI/AAAAAAAAXP4/A21TTzqTPBcH0ZzTtY2v2ZDLzQxNKxUJACLcBGAsYHQ/s1600/anh-dep-30-4-va-1-5-8.jpg

    Trả lờiXóa
  7. Tính viết nhưng nó sẽ bảo lạc đề nên thôi khỏi viết

    Trả lờiXóa
  8. Khi nói về ngày 30/4 thì vế đầu tiên phải nói là vấn đề thắng Mỹ và giải phóng miền Nam, giải phóng rồi sau đó năm 1976 mới thống nhất toàn quốc về hành chính. Cho nên nguyên văn câu nói trong các văn bản hành chính chính thức là "giải phóng miền Nam thống nhất đất nước". Giải phóng miền Nam trước, thống nhất đất nước ngay sau đó. Nếu không có giải phóng hoàn toàn miền Nam thì không đời nào xóa bỏ được tình trạng "chia để trị" của Thực dân Đế quốc.

    Lúc này nhiều người vẫn chưa biết gì về tình trạng lật sử và chống lật sử ồn ào trên thế giới mạng mấy năm nay. Nhiều đồng chí và người nhà tôi cũng chưa biết gì. Phải biến nó thành 1 phong trào quần chúng có tính đề phòng cảnh giác và tính đấu tranh cao thì phải đẩy lùi được bệnh lật sử này. Cơn đại dịch lật sử này đã từng là cơn hồng thủy cuốn phăng nhấn chìm Liên bang Xô viết năm xưa.

    Vâng, Đó là thủ pháp Rút gạch chân tường để giật sập thành trì Xô Viết, giật sập chế độ XHCN. Phá bỏ cội nguồn của chế độ, phá đi nền tảng chính nghĩa, chính thống và chính danh lãnh đạo của chế độ, hủy đi tư cách lãnh đạo của Đảng CS và chế độ.

    Nếu để ý lúc này đây sẽ thấy các lều báo chó Mỹ khi đưa tin chiến tranh biên giới phía Bắc và kháng chiến chống Mỹ cứu nước sẽ thấy sự khác nhau : Cùng là sự kiện quá khứ, nhưng khi đưa tin về chiến tranh biên giới phía Bắc thì nó thể hiện ra ngôn từ rất thù hận, nội dung rất thù hận, có bài viết còn tìm cách xóa tội tiếp tay và hùa theo với TQ ở LHQ của Mỹ, như các bài viết trên VNexpress. Các bài viết phủ nhận yếu tố Mỹ trong cuộc chiến 1979, chối bỏ sự ủng hộ ít nhất về ngoại giao và các phát ngôn trong LHQ của Mỹ năm 1979, và luôn lồng vào tinh thần thù hận địch ta và kích động thù hằn với TQ 1 cách khá là cực đoan và có phần quá đà.

    Trong khi đó thì chúng viết về kháng chiến chống Mỹ cứu nước với 1 thái độ nhạt nhẽo qua loa hời hợt miễn cưỡng, thái độ như là phải viết để "cúng cụ" chứ bản thân các lều báo chó Mỹ này thật ra chẳng muốn viết. Viết với 1 tâm thế lệch lạc, cuồng Mỹ, sợ Mỹ. Luôn lồng vào tinh thần lật sử, tư tưởng lật sử, phủ định quá khứ, nấp sau tấm khiên đỡ đạn "hòa hợp", năm 2020 rồi mà vẫn kêu gào phải "hòa giải", kêu gào phải "gác lại quá khứ hướng đến tương lai" nhưng thực tế chúng cũng không phải là "gác lại" mà chúng muốn xé bỏ quá khứ, thay đổi quá khứ, xóa bỏ đi cái thời mà Mỹ là giặc còn Trung quốc là bạn.

    Điểm chung của các bài viết về 2 cuộc kháng chiến chống Mỹ và phản động Bắc Kinh là không có bài nào mà các lều báo chó Mỹ này không nói gì về sự thắng cuộc của Việt Nam, trái lại chúng chỉ có lồng vào 1 không khí rất đau khổ và vô cùng thù hận trong các bài viết chống Trung quốc, còn các bài viết về kháng chiến chống Mỹ thì luôn luôn là "bao dung", "vị tha", phải đứng giữa, phải "trung lập", viết như thể thằng viết là 1 kẻ thứ ba từ bên ngoài nhìn vào xem kịch. Mặc dù chúng cũng là kẻ từ phía ngoài nhìn vào xem kịch 1979 nhưng chúng lại viết 1 cách rất là vật vã, hận thù.

    Đúng như thằng vũ minh giang đã "sủa" trên báo Công Lý, khi y phán 1 câu xanh rờn là viết sử giờ thì không cần phải viết ai thắng ai bại làm gì nữa. Chỉ cần hòa hợp, hòa hợp hòa hợp là đủ. Nhưng rất tiếc 2 kiểu viết này lại vô cùng khác nhau đối với 2 cuộc kháng chiến năm 1975 Mỹ cút ngụy nhào và năm 1979 chống Đặng Tiểu Bình và bè lũ Bắc Kinh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thứ Hai, 29 tháng 4, 2019
      VỀ PHÁT BIỂU CỦA CỐ TT VÕ VĂN KIỆT "30/4 CÓ TRIỆU NGƯỜI VUI, TRIỆU NGƯỜI BUỒN"

      https://googletienlang2014.blogspot.com/2019/04/ve-phat-bieu-cua-co-tt-vo-van-kiet-304.html?showComment=1556806252034#c2491277935346500528

      Xóa
    2. Bọn lật sử thực sự muốn đánh sập trang sử oai hùng của dân tộc đó

      Xóa
  9. Tư tưởng lúc cuối đời của cụ Võ Văn Kiệt bị chi phối bởi những tên rận bọ như Trương Huy San, Dương Trung Quốc...

    Mà Trương Huy San- Huy Đức đã nói rõ tư tưởng anh ta:
    "ĐÁNH PHÁP ĐÁNH MỸ LÀ SAI RỒI.
    ĐÁNH PHÁP ĐÁNH MỸ LÀ ĐUỔI ĐI 2 NỀN VĂN MINH CỦA NHÂN LOẠI"

    https://i.ytimg.com/vi/3LIbStaBMNU/hqdefault.jpg

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. phải chăng đây là hình thức mà gã mang danh cựu chiến binh này phổ biến các tư tưởng độc hại của San, Đức??? phải chăng đây là một kẻ cùng hội cùng thuyền với thế lực thù địch, đồng bọn với San, Đức đang ngày đêm lợi dụng mạng xã hội, dùng lời lẽ tỏ vẻ cách mạng để tuyên truyền chống phá nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam???

      Xóa
  10. Nguyễn Thị Vân Anhlúc 18:17 11 tháng 5, 2021

    Không đao to búa lớn nhưng lập luận của Google.tienlang khiến mn tâm phục khẩu phục:
    ---
    "Kính thưa hương hồn cụ Võ Văn Kiệt, thời Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại ở Liên Xô cũng có một "Chính phủ" ngụy do Hitler dựng lên là "Chính phủ" của Andrey Andreevich Vlasov, tương tự như "chính phủ quốc gia" của Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu ở Việt Nam. Vlasov là một vị trung tướng Xô viết, Phó tư lệnh Phương diện quân Volkhov nhưng đã đầu hàng theo Đức, trở mặt với chính quyền Xô viết. Vlasov được Hitler cho vị trí đứng đầu cái gọi là “chính phủ” với tên gọi là “Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Giải phóng Nhân dân Liên bang Nga, kiêm Tổng tư lệnh Quân giải phóng Nga”- Председатель Президиума Комитета освобождения народов России, Главнокомандующий Русской освободительной армией (РОА).

    Vì đã biết trước Hồng quân không thể tha thứ cho hành động hợp tác với kẻ xâm lược nên trên mặt trận, binh lính các đơn vị “Quân giải phóng Nga” của Vlasov đã chiến đấu điên cuồng và liều lĩnh hơn cả quân đội phát xít Đức…Hitler bại trận. Vlasov bị bắt và bị Hồng quân xử tử hình ngày 31 tháng 7 năm 1946.

    Đó, trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, người Nga cũng có những trang sử như vậy, cũng có những gia đình Nga mà trong đó có người anh là chiến sĩ Hồng quân còn người em lại là binh lính của "chính phủ" ngụy Vlasov. (Tương tự như ở Việt Nam trước 30/4/1975, có những gia đình mà người anh theo "Quốc gia", người em theo Cộng sản). Nhưng tại sao hôm nay, ngày Chiến thắng 9/5, người Nga vẫn tổ chức linh đình Lễ kỷ niệm 76 năm Ngày Chiến thắng?

    Còn ở ta, hà cớ chi ông Võ Văn Kiệt lại đi khuyên: "30/4- triệu người vui- triệu người buồn", "Nhắc lại chi cho vết thương thêm rỉ máu", "Quốc gia cũng yêu nước, theo cách của họ"... "

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. rỗi hơi, hết chuyện, câu viu câu lai, hi hi

      Xóa
    2. Nói đúng sao bạn lại nói như vậy

      Xóa
  11. …Tôi không ngờ, Ngài Thủ tướng Võ Văn Kiệt dám làm qua mặt Đảng và nhất là Ngài vi phạm nguyên tắc sơ đẳng hành chánh, mà Ngài đứng đầu ngành Hành Chánh Nhà Nước. Tôi (NQT), chỉ ngờ thôi, có lẻ Ngài đã cấu kết ngoại bang, không thể nào tin được. Vào năm 1993?, sau nhiều lần Ngài công du Âu châu về. Hôm đó bốn anh em chúng tôi trong uỷ ban đặt tên đường thành phố Hồ Chí Minh đang làm việc, thì có anh Công Văn của Ngài Thủ tướng đưa vào mãnh giấy lộn nhỏ, và nói rằng “ Thủ tướng yêu cầu các đồng chí phải đổi tên đường liệt sĩ cách mạng Thái Văn Lung thành đường tên Alexandre De Rhodes (cố đạo gián điệp) gấp …Chúng tôi hỏi, như thế đồng chí có Văn thư hay Công văn của Thủ tướng không? để chúng tôi dễ dàng hơn…, xin lỗi các đồng chí, không có ạ! chỉ có mãnh giấy này thôi, mong các đồng chí thi hành….Chúng tôi quá ngao ngán “Ông nội chúng tôi có sống lại không dám phản đối Ngài Võ Văn Kiệt và thi hành” ...
    http://www.nhandanvietnam.org/view.php?storyid=265

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. nhảm! phản động! làm mất uy tín cán bộ! hỡi bà con không nên tin vào những tin vịt kiểu thế này.

      Xóa
  12. đến Bác Hồ vĩ đại như thế, mà còn bị bọn phản động bôi xấu thì còn ai mà chúng không dám làm. âm mưu đê hèn. chủ trang chuẩn bị đi gặp A05 đi. đừng nghĩ mình đang trong sạch nữa nhé!

    Trả lờiXóa
  13. Nói đến dân tộc, trước hết và sau cùng là phải nói đến "dân", nói đến sức mạnh đại đoàn kết dân tộc là nói đến quyền làm chủ của dân, nói đến mở rộng dân chủ và tự do, nói đến sự gắn bó, thông cảm, tin tưởng và khoan dung giữa những người trong một nước phải thương nhau cùng trong tự tình dân tộc, được khắc sâu đậm trong tâm hồn Việt Nam, truyền thống Việt Nam. Bởi vậy khi nói "đoàn kết là lẽ sinh tồn của dân tộc ta từ ngàn xưa, là sức mạnh vô địch có cách mạng nước ta hiện nay và sau này" chính là nhằm khẳng định một giá trị truyền thống nổi bật của dân tộc Việt Nam ta. Nhờ đó mà ở vào những tình huống tưởng như không thể vượt qua nổi thì rồi vẫn có những giải pháp tháo gỡ, đúng như nhận xét của một học giả nước ngoài: lịch sử cổ xưa và hiện đại cho thấy dân tộc này luôn luôn tìm thấy giải pháp độc đáo cho những vấn đề gặp phải.

    Cũng vì vậy, phải nhìn nhận một cách nghiêm cẩn rằng, truyền thống tốt đẹp đó từng bị rạn nứt, thậm chí có lúc bị băng hoại trong môi trường chiến tranh kéo dài. Mà xét đến cùng, chiến tranh, dù sao cũng là một hiện tượng bất bình thường trong đời sống dân tộc, cho dù sự thật nghiệt ngã và phũ phàng đó lại diễn ra tương đối nhiều trên suốt chiều dài lịch sử với nhiều nguyên nhân, khốc liệt nhất là chiến tranh chống xâm lược để tồn tại trong cái thế kẹt của vị thế địa - chính trị nước ta. Khi ngôn ngữ của gươm giáo, súng đạn đã tạo nên chất men say, có khi là vô thức ở những người sử dụng nó, sẽ có sức tàn phá khủng khiếp vượt khỏi mọi dự kiến, mọi mong muốn. Nguy hiểm nhất là không một thế lực ngoại xâm nào lại không biết khai thác và tận dụng một bộ phận không nhỏ những đám đông vì nhiều lý do đã trở thành lính đánh thuê, làm bia đỡ đạn cho chúng.

    Trả lờiXóa
  14. Những thân phận con người bị hút vào cơn lốc tàn khốc và nghiệt ngã ấy, "giống như những chiếc lá mà giông bão cuốn lên tan tác mọi ngả, rồi tự rơi xuống"5. Trên bình diện ấy, những người đã trót phải cầm súng đánh thuê cho bọn cướp nước, xét cho kỹ họ cũng là nạn nhân bi đát cho chính thân phận của họ. Phải trên tinh thần khoan dung để có những ứng xử thấm nhuần triết lý nhân văn của truyền thống "nhiễu điều phủ lấy giá gương" khi chiến tranh đã lùi vào quá khứ. Ông Sáu Dân là người hiểu ra rất sớm để có cái nhìn thấm đẫm tính nhân văn thân phận bi đát ấy của những người trót phải đứng về phía "bên kia" để tìm mọi cách, nếu chưa đưa được họ trở về lại với chính mình, thì cũng làm sao giảm thiểu những bi đát của họ, không đẩy họ dấn sâu thêm vào con đường đen tối không có lối ra.

    Xin hãy chỉ gợi lên một chuyện mà theo người kể là ít người biết trong Mậu Thân 1968: Khi bàn về các mục tiêu phải tiến công, một số anh lãnh đạo không đề ra mục tiêu tòa Đại sứ Mỹ, với tư cách là Bí thư Khu ủy Sài Gòn - Gia Định, ông Sáu Dân khẳng định: "Không đúng. Đánh vào đô thị là đánh vào đầu não chiến tranh của địch. Đầu não của chế độ Sài Gòn là Dinh Độc Lập và tòa Đại sứ Mỹ. Phải khẳng định đây là hai mục tiêu hàng đầu phải tiến công vì ý nghĩa chính trị của nó... Kháng chiến tức là phải đánh giặc, phải có quân đội, có vũ khí, có ý chí gang thép; nhưng nếu không hiểu khía cạnh chính trị của cuộc chiến đấu thì không thể hiểu gì về cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta"6. Chính con người có ý chí gang thép đó, con người từng thường trực nơi dầu sôi lửa bỏng trong cả hai cuộc kháng chiến, con người đó hiểu rõ ý nghĩa chính trị của sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước nên từ đỉnh cao của Chiến thắng 30 tháng 4 lịch sử đã dám thẳng thắn chỉ ra: “Chiến thắng của chúng ta là vĩ đại, nhưng chúng ta cũng đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và sự mất mát. Lịch sử đã đặt nhiều gia đình người dân miền Nam rơi vào hoàn cảnh có người thân vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia, ngay cả họ hàng tôi cũng vậy. Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là một vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu… Chúng ta đang nắm quyền lãnh đạo đất nước, muốn để mọi người Việt cùng chung tay tạo dựng thì chúng ta phải thực tâm khoan dung và hòa hợp"7.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bỏ kỷ niệm ngày 30/4 thì để ngày đó đi vào quyên lãng hay sao

      Xóa
  15. Không có một bản lĩnh chính trị vững vàng để hiểu rõ ý nghĩa chính trị cao cả của sự nghiệp chiến đấu với bao hy sinh của nhiều thế hệ Việt Nam sẽ không thể đưa ra được tư tưởng mà nhất thời có thể chưa là cách nghĩ của số đông. Không có một sự tường minh về mục tiêu cao cả của sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc sẽ không dám đặt ra những vấn đề gai góc và dễ động chạm trong đời sống tinh thần của cả xã hội như vậy. Phải có một niềm tin mãnh liệt vào lý tưởng vĩ đại mà vì nó dám chấp nhận mọi hy sinh như bản thân mình đã từng trải nghiệm mới có được bản lĩnh dám chịu trách nhiệm về những ý tưởng mang tính đột phá có ý nghĩa mở đường theo kiểu ấy. Nếu không có bản lĩnh như vậy sẽ không thể công khai và thẳng thắn đặt ra những vấn đề gai góc và nhạy cảm mà ông hiểu rằng tất yếu sẽ gặp không ít lực cản, mà lực cản ấy sẽ không nhỏ, thậm chí là dai dẳng. Nhưng rồi cuộc sống đã cho thấy, những ý tưởng như vậy của Võ Văn Kiệt đã được đông đảo các tầng lớp nhân dân đón nhận, đặc biệt là đối với những đầu óc ưu thời mẫn thế.

    Trong bài Đại đoàn kết dân tộc, cội nguồn sức mạnh của chúng ta viết năm 2005, ông giải thích: "Đoàn kết đồng thời có nghĩa là phải khoan dung. Chính phủ Hồ Chí Minh chủ trương xóa bỏ mọi hận thù và chia rẽ do chế độ cũ để lại, sẵn sàng thu dụng những người có tài, có năng lực, có tâm huyết, mà không kể đến quá khứ... Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II đầu năm 1951, vấn đề đại đoàn kết được đặt ra và nhìn nhận trong những hoàn cảnh khác. Đã có không ít ý kiến xung quanh vấn đề này. Bác kết luận: “Chính vì Đảng Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là Đảng của dân tộc Việt Nam"8. Lời giải thích đó của Bác có sức thuyết phục mạnh mẽ trong Đại hội Đảng.

    "Về phần mình, trải qua bao năm tháng suốt từ trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến ngày nay, từ những phút gian nguy giữa sống và chết, đến những ngày chia ngọt sẻ bùi từng thắng lợi, tôi đã bao lần được đồng bào che chở cưu mang, đã chứng kiến bao tấm gương hy sinh của những người thuộc mọi tầng lớp và lứa tuổi... tôi càng thấm thía những bài học lớn đó của Hồ Chí Minh. Tiếc rằng một số năm sau đó, tư tưởng đại đoàn kết đã bị coi nhẹ, quan điểm giai cấp đã được vận dụng một cách máy móc, một chiều... Tư tưởng thành phần chủ nghĩa đã dẫn tới hai hậu quả: làm mất đi nhiều tài năng của một bộ phận đáng kể trong dân tộc, đồng thời đưa một cách gượng ép những nhân tố tuy rất cơ bản về chính trị nhưng lại không đủ chất lượng vào quản lý và xây dựng"9.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tổ chức kỷ niệm chiến thắng 30/4 cũng là để tưởng nhớ đến công lao của những người chiến sỹ anh hùng đã anh dũng hy sinh cho ngày hôm nay

      Xóa
  16. Được tôi luyện trong bão táp của cuộc chiến đấu, tắm mình trong biển cả nhân dân đã hun đúc nên trong ông một đức tính rất quý của người cách mạng là hết sức quan tâm đến những con người mà ông hằng ngày gặp gỡ, ông biết cách chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn của từng con người trong nhiều tầng lớp nhân dân, những người ông có dịp gần gũi và cả những người ông chưa từng gặp gỡ. Chính đức tính đó khiến cho nhiều giải pháp trong chủ trương chính sách ông đưa ra có được sự thấu tình đạt lý, chinh phục được lòng người. Đó chính là một nhân tố quan trọng góp phần xây đắp nên sức mạnh đại đoàn kết mà chúng ta đang nói.

    Do cảm nhận được về những con người đang cùng ông chia ngọt sẻ bùi, đã cưu mang giúp đỡ ông, rồi con người ở nhiều cảnh ngộ khác nhau với cách biểu tỏ lòng yêu nước, thương nòi không giống nhau, thậm chí có khi rơi vào những tình huống éo le, khó xử mà ông từng chứng kiến khiến cho ông thấm thía hơn ý nghĩa “đoàn kết đồng thời có nghĩa là phải khoan dung"10 trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Chính ở đây gợi nhớ đến truyền thống đoàn kết và khoan dung của dân tộc được dẫn dắt từ cương lĩnh dựng nước của Khúc Hạo (907) mở đầu cho thời kỳ tự chủ của dân tộc ta đầu thế kỷ thứ X: "Chính sự cốt chuộng sự khoan dung giản dị để cho nhân dân đều được yên vui"11. Hồ Chí Minh là người thấm nhuần sâu sắc truyền thống tốt đẹp ấy của ông cha để thể hiện trong tư tưởng, trong tình cảm, trong ứng xử của mình nhằm vun đắp cho sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc.

    Tình cảm ấy, tư tưởng ấy dẫn dắt, chỉ đạo cách ứng xử của Võ Văn Kiệt trong rất nhiều trường hợp làm xúc động lòng người, giàu sức thuyết phục mà mọi người đã biết, tưởng chẳng cần phải nhắc lại. Những ứng xử ấy, về khách quan, mang ý nghĩa chính trị sâu sắc. Song Sáu Dân không định làm "chính trị” mà là những ứng xử tự nhiên bộc trực rất dung dị, chân tình trong phong cách quen thuộc của ông. Đó là ứng xử giữa con người với con người, những con người bình thường "có tấm lòng" với nhau. Đem tấm lòng chân thành và cởi mở đến với những con người mà ông muốn tiếp xúc, để rồi khi nằm xuống, cuộc đời nhớ đến ông như nhớ tới "một người con ưu tú nhất của đất nước, một nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng bậc nhất trong thời kỳ mới, một con người bình thường mà phi thường"12. Và rồi trong sự phong phú và đa dạng của cuộc đời cũng có người nhớ tới ông "như nhớ tới một con người đi chân đất, một con người mà chỉ với một lời cam kết có tính chất cội nguồn, đã vượt qua được mọi trở ngại trong guồng máy khắc nghiệt được bảo vệ bằng những giáo điều xơ cứng, để giữ mãi cho mình được mối liên hệ hồn nhiên với đông đảo những con người làm nên cái mảnh đất ngàn năm của ông"13.

    Trả lờiXóa
  17. Chính với "những con người làm nên cái mảnh đất ngàn năm của ông", những người thân thiết cùng một chiến hào với ông, những người cộng sản luôn đi tiên phong trong những cam go ác liệt nhất của cuộc chiến đấu một mất một còn với kẻ thù, những đồng chí, đồng đội, đồng bào chí cốt, từng chia bùi sẻ ngọt với ông, cũng như với những người "chỉ đến với cuộc cách mạng như một sự gặp gỡ trên đường đi tìm một lời giải chung cuộc cho đời sống”14 tình cờ gặp ông, rồi cả với những người hôm nao còn ở trên trận tuyến phía bên kia, nay vì những lý do không giống nhau, đã tìm đến ông, hay có khi chính ông chủ động tìm đến họ để góp một tiếng nói, một nỗi niềm... đã hình thành nên một mối quan hệ thân tình, cởi mở với Võ Văn Kiệt, mối quan hệ giữa người với người. Đúng là tính bền vững của sức mạnh đại đoàn kết dân tộc chỉ có được khi xây đắp trên mối quan hệ giữa người và người đó.

    Mà muốn thế phải hiểu con người, phải tin ở con người, phải biết khơi dậy ngọn lửa ấm sáng trong từng con người có khi đã nguội lạnh hoặc bị vùi lấp trong sự nghiệt ngã đến phi lý của chiến tranh, đặc biệt là của cái hố sâu giả tạo về cuộc đối đầu của cái gọi là “ý thức hệ” giữa những người có cùng một dòng máu Việt Nam chảy trong huyết quản. May mắn thay, cái gọi là "ý thức hệ" ấy đã được nhìn nhận lại với cương lĩnh của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thông qua tại Đại hội VI của Mặt trận với sự khẳng định: "... đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, không phân biệt thành phần xã hội và dân tộc, quá khứ và ý thức hệ, tôn giáo và tín ngưỡng, miễn là tán thành công cuộc đổi mới...". Đây là một bước quan trọng có ý nghĩa đột phá về tư duy nhằm xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Võ Văn Kiệt là người hết lòng cổ vũ cho bước đột phá đó.

    Về mặt này, Võ Văn Kiệt là người học trò xuất sắc của Hồ Chí Minh, bằng hành động thực tế đã thấm nhuần và thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh trong đời sống: chắt chiu, trân trọng gìn giữ và phát huy từng cá nhân con người. Phải coi trọng từng cá nhân con người mới có thể xây đắp nên khối đại đoàn kết dân tộc. Với ông, mở rộng dân chủ và tự do là điều kiện để làm bừng nở những tiềm năng đang còn ấp ủ trong mỗi cá nhân góp vào sức mạnh chung của cộng đồng, của dân tộc đồng thời sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc sẽ có sức cổ vũ, động viên nhằm phát huy sức mạnh của mỗi cá nhân.

    Nhắc đến ông, một trí thức viết rất chân tình: ông Sáu Dân trân trọng kẻ sĩ bằng cả tấm lòng thành của mình, không màu mè hình thức. Ông đến với họ thẳng thắn cởi mở, trong một tinh thần quang minh chính đại, lấy đại nghĩa quốc gia làm trọng. Làm việc trao đổi với ông, người trí thức trong và ngoài nước tự thấy phải luôn nói đến điều nghĩa, không dám nói đến điều lợi. Nếu có nói đến điều lợi, thì là lợi ích chung của đất nước, dân tộc, không có chỗ cho lợi ích riêng tư. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là ông không lo lắng cho hoàn cảnh khó khăn của từng người mà ông biết. Ông không bỏ sót một hoàn cảnh đáng thương nào mà ông có thể giúp đỡ trong cương vị của ông và ông sẵn sàng giúp đỡ hết sức chu đáo, một sự giúp đỡ khẳng khái trọng nghĩa, chí tình. Không thể kể hết những việc ông làm thể hiện thái độ trân trọng trí thức của ông và đổi lại ông đã nhận được sự trân trọng chân thành của giới trí thức trong và ngoài nước.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vấn đề hòa hợp dân tộc phải do chính những người đã cầm súng bắn vào nhân dân ta, những người phản quốc tự làm; chứ không phải không tổ chức 30/4 để hòa hợp dân tộc

      Xóa
  18. Mà cũng chính vì hiểu con người, quan tâm đến con người, Võ Văn Kiệt biết dành những ưu tư của mình về một số nhân vật lịch sử đang bị hàm oan cần phải được nhìn nhận lại để trả về cho họ tính công minh của lịch sử. Đảm bảo tính công minh lịch sử cũng chính là một nhân tố hết sức quan trọng đến việc tạo dựng niềm tin, chinh phục lòng người, để gắn kết họ lại trong sự nghiệp cao cả. Bởi lẽ, là nhân vật lịch sử thì họ đã đi được vào lòng công chúng, sự hàm oan của họ do sự ấu trĩ của nhận thức, sự khiếm khuyết của tư duy hoặc do áp đặt một chiều của lối độc quyền tư tưởng một thời sẽ làm xói lở, thậm chí hủy hoại niềm tin của xã hội về chính nghĩa, về sự đòi hỏi xóa bỏ bất công.

    Lịch sử chỉ xảy ra một lần, nhưng cách nhìn nhận và đánh giá thì tùy thuộc vào nhiều yếu tố phức tạp. Song sự đánh giá đúng sai lại có tác động trực tiếp đến tư tưởng, tình cảm của thế hệ đang sống muốn gửi gắm niềm tin của mình vào tính công minh của lịch sử. Khi người ta tin rằng, cuối cùng rồi lịch sử sẽ trả về cho con người sự phán xét công minh, thì đó là điểm tựa rất quan trọng để người ta tin vào chính nghĩa, tin vào chân lý, để bằng niềm tin đó mà chỉ đạo hành vi của mình trong cuộc sống hôm nay. Có điều ấy bởi lẽ, trong cuộc sống, không phải lúc nào cái thiện cũng thắng cái ác, chính nghĩa có lúc bị lu mờ, thậm chí bị tước bỏ! Thì lịch sử đầy rẫy những hôn quân, bạo chúa lộng hành đấy thôi! Những cặn bã sâu mọt cũng có lúc chiếm lĩnh thế thượng phong, khiến cho nhiều bậc thức giả phải ngậm ngùi. Khi một người từng làm nên lịch sử như Nguyễn Trãi mà vẫn phải chịu hàm oan thảm khốc thì đâu chỉ "anh hùng di hận kỷ thiên niên". Sức tàn phá của nó ghê gớm hơn nhiều. Nó lung lạc niềm tin vào chính nghĩa, đầu độc bầu không khí xã hội... Và khi lịch sử trả về cho người anh hùng dân tộc vị thế đúng như ông đã tạo dựng nên bằng bản lĩnh và tài năng của mình, thì lịch sử cũng trả về cho con người, cho công chúng niềm tin vào cái đúng, cái tốt và cái đẹp. Những cái đó góp phần quan trọng xây đắp nên nền tảng tinh thần của đời sống xã hội mà nghị quyết của Đảng từng khẳng định khi bàn về văn hóa. Chính là vì cái nền tảng ấy, vì cuộc sống của ngày hôm nay mà Võ Văn Kiệt bàn đến chuyện đã qua, chuyện lịch sử. Đó là một ứng xử văn hóa, một tính cách văn hóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không thể vì hòa hợp dân tộc mà xóa nhòa lịch sử oai hùng của dân tộc được

      Xóa
  19. Nhắc đến chủ đề này, tác giả của một bài viết đăng trên tạp chí Xưa & Nay số 312, cho biết: năm 2000 đã chuyển đến ông Sáu Dân lá thư của một cán bộ về hưu viết năm 1994 gửi đến Bộ Chính trị đề nghị trả lại công bằng cho nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản. Có lẽ lá thư là giọt nước tràn ly thôi thúc ông tìm hiểu về nhân vật lịch sử còn nhiều tranh cãi trong đánh giá này. Đọc lá thư, ông Sáu Dân ưu tư: "Tôi trăn trở rất nhiều về bức thư này, năm 1994, tôi làm Thủ tướng mà tại sao không biết?"15. Ông viết thư cho Hội Khoa học lịch sử Việt Nam nói rõ ý kiến riêng của mình và đề nghị các nhà khoa học nghiên cứu thêm để đưa ra những nhận định đúng đắn về nhân vật lịch sử từ những cứ liệu xác đáng với cách nhìn khách quan, khoa học thể hiện rõ tính trung thực lịch sử. Bức tượng bán thân Phan Thanh Giản do ông phụng hiến được trao tặng cho Vĩnh Long dạo tháng 8-2008 sau khi ông qua đời là thực hiện ý nguyện của ông. Ông tranh thủ gặp gỡ nhằm thúc đẩy những nhà sử học tâm huyết và những ai quan tâm đến lịch sử cha ông sớm vượt qua những "sức ỳ" của lịch sử, những quán tính của tư duy cũ, để góp phần làm sáng tỏ bộ mặt chân thực của lịch sử trong tính phong phú và phức tạp của nó.

    Quả thật ở đây không đơn thuần chỉ là chuyện lịch sử mà là chuyện của hôm nay. Quan tâm đến tính công minh của lịch sử cũng chính là quan tâm đến tình cảm và ý nguyện của nhân dân. Ông Sáu Dân đặt vấn đề một cách thật đơn giản: "Vì sao những cán bộ chính trị, trong đó có cả một số người cho mình là khoa học, lên án đủ điều nhân vật này trong lịch sử [tức là Lê Văn Duyệt] thì nhân dân lại ngưỡng vọng tôn vinh thành một vị thành hoàng?... Vì sao dân Nam Bộ tự hào là vị tiến sĩ đầu tiên của vùng đất mới, là vị quan sống thanh liêm và tự chọn cái chết để nhận cái lỗi không phải chỉ là của mình trong việc ký kết thỏa ước của triều đình [tức là Phan Thanh Giản]... lại bị sách báo của chúng ta lúc nào cũng bôi bác là bán nước?15. Chỉ cần chứng kiến việc nhiều bà con huyện Ba Tri, Bến Tre hồ hởi đến dự và rồi nhiều ngày sau vẫn đến chiêm ngưỡng tượng Đại học sĩ Phan Thanh Giản an vị tại trường mang tên ông ở quê nhà trong tháng 4-2009 vừa qua đã có thể hiểu ra điều thật giản dị đó.

    Quả thật chân lý vốn đơn giản, nhưng nhận thức cho được sự đơn giản đó hóa ra không đơn giản chút nào. Chẳng hạn, ông Sáu Dân đã có lần lập luận về những vấn đề hết sức gay cấn một cách rất dung dị: "Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đánh đổ thực dân phong kiến là chuyện tất yếu phải làm để giành lại độc lập cho đất nước và tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Nhưng rồi theo trớn đó mà chửi phong kiến tùm lum thì vô tình đã chửi cha ông mình chứ còn gì nữa! Thử hỏi các vua Trần cùng Trần Hưng Đạo ba lần đánh tan quân Nguyên, Lê Lợi cùng Nguyễn Trãi diệt quân Minh xâm lược và lên ngôi vua thì đều là "phong kiến" cả chứ gì? Liệu có ai dung túng cho chuyện xúc phạm đến ông cha? Thế là cứ thoải mái chửi phong kiến thì khoa học cái nỗi gì?". Về những bàn ra tán vào chuyện Hội thảo "Thế kỷ XXI nhìn về nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản" và chuyện xây dựng đền thờ Phan Thanh Giản ông chỉ nói gọn một câu: Xây mồ mả cho tiền nhân mà có tội à? Nói gọn, nhưng ông hiểu rõ rằng trút bỏ gánh nặng của một quán tính đã định hình trong tư duy không đơn giản. Chẳng phải chỉ đối với chuyện của tiền nhân, ngay cả chuyện đang diễn ra cũng vậy thôi. Ông nhiều lần nhắc lại hình ảnh "Sau 30-4, khi đồng chí Lê Duẩn vào Sài Gòn, vừa xuống thang máy bay, đồng chí nắm tay đưa lên cao, giọng đầy cảm xúc nói: "Đây là thắng lợi của cả dân tộc, không phải của riêng ai". Sau ba mươi năm, tôi thấy không phải dễ dàng cho mọi người Việt Nam cảm nhận được điều đó”16. Nhận thức được sâu sắc chuyện "không phải dễ dàng" đó, ông kiên trì thuyết phục, và bằng hành động cụ thể, ông góp phần thúc đẩy cho chuyện "không phải dễ dàng" ấy đi được vào cuộc sống.

    Trả lờiXóa
  20. Nối kết những hành động cụ thể đó lại, từ chuyện dựng tượng Phan Thanh Giản để trả lại cho tiền nhân tính công minh của lịch sử, đến cách ứng xử của ông đối với những nhân vật từng giữ những vai trò quan trọng trong Chính phủ Sài Gòn cũ như tướng Dương Văn Minh, thể hiện sự nhất quán trong nhận thức và tính cách Võ Văn Kiệt. Với ông: "… tất cả những ai đã vì lòng yêu nước, thương nòi, bằng nhiều con đường khác nhau, từng đóng góp vào cái chung và không đòi hỏi gì cho riêng mình thì đều có quyền tự hào về những đóng góp đó…"17. Từ cách nhìn đó ông khẳng định: "... nếu chỉ dùng đối đầu và bạo lực để giải quyết những thù hận thì chỉ đẻ ra thù hận. Nếu dùng cách cảm hóa để giải quyết thù hận thì có thể triệt tiêu được thù hận và tạo ra sức mạnh ngày càng dồi dào hơn. Nếu cứ còn chia rẽ do thù hận vì bại, kiêu vì thắng thì ích gì cho bản thân, cho đất nước, cho hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế”18.

    Điểm quy chiếu của nhận thức và hành động ấy chính và nhằm tạo dựng sức mạnh của đại đoàn kết dân tộc để hướng tới mục tiêu chung: vì sự phát triển của đất nước, vì lợi ích của nhân dân. Tầm nhìn của Võ Văn Kiệt về đại đoàn kết dân tộc, vì vậy, có ý nghĩa thời sự nóng bỏng khi mà đất nước ta đang đối diện với những thách thức và những vận hội chưa có tiền lệ. Thời sự là ở sự quyết tâm phát huy đại đoàn kết dân tộc, mở rộng dân chủ và tự do để cùng nhau thực hiện thành công mục tiêu chung mà dân tộc ta đồng tình và cộng đồng quốc tế hoan nghênh: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Thị Vân Anhlúc 10:49 12 tháng 5, 2021

      "17. Từ cách nhìn đó ông khẳng định: "... nếu chỉ dùng đối đầu và bạo lực để giải quyết những thù hận thì chỉ đẻ ra thù hận. Nếu dùng cách cảm hóa để giải quyết thù hận thì có thể triệt tiêu được thù hận và tạo ra sức mạnh ngày càng dồi dào hơn. Nếu cứ còn chia rẽ do thù hận vì bại, kiêu vì thắng thì ích gì cho bản thân, cho đất nước, cho hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế”. "

      Đoạn trích này đã cho thấy ông Võ Văn Kiệt phản đối kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ mà Bác Hồ cùng Đảng CSVN lãnh đạo.

      Đừng đánh nữa, cứ nhũn nhặn mà xin thì rồi ông Pháp, ông Mỹ cũng cho thôi!

      "ĐÁNH PHÁP, ĐÁNH MỸ LÀ SAI RỒI!
      ĐÁNH PHÁP, ĐÁNH MỸ LÀ ĐUỔI ĐI 2 NỀN VĂN MINH CỦA NHÂN LOẠI!"
      - OSIN HUY ĐỨC

      TIÊN SƯ ANH OSIN HUY ĐỨC!
      https://googletienlang2014.blogspot.com/2015/12/ba-muot-chui-tien-su-anh-osin-huy-uc.html

      Xóa
    2. Hình ảnh của Việt Nam sẽ mất dần nếu ta quên mất tất cả những chiến công oanh liệt của quân và dân ta trong ngày 30/4

      Xóa
  21. Lấy cái rất đúng của Tổng Bí Thư Lê Duẩn khi Ông nói:
    "Đây là thắng lợi của cả dân tộc, không phải của riêng ai"
    để để biện minh cho cái sai lầm không đúng chỗ của ông Sáu Dân về câu nói:
    "30/4- triệu người vui- triệu người buồn", "Nhắc lại chi cho vết thương thêm rỉ máu", "Quốc gia cũng yêu nước, theo cách của họ"... "
    Thật ra đây là một cách đánh tráo khái niêm với chủ đích tiêu cực.

    Trả lờiXóa
  22. Chúng ta, ai ai cũng đã biết câu nói nổi tiếng của Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn khi ông lần đầu tiên bước xuống máy bay tại sân bay Tân Sơn Nhất ngay sau ngày 30/4/1975: "Thắng lợi này là của toàn thể dân tộc Việt Nam, không phải của riêng ai”.

    Song, chúng ta cần phải hiểu đúng câu nói của Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.

    Bác Hồ cũng có câu nói nổi tiếng tương tự “DÂN TA CÓ LÒNG YÊU NƯỚC NỒNG NÀN…”.
    Nguyên văn đoạn này:
    Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước."


    Các từ “Dân tộc Việt Nam” hay “Dân ta” trong câu nói của Bác Hồ, Bác Duẩn là nói đến tuyệt đại đa số người Việt Nam. Trong số đó, đương nhiên không bao hàm những kẻ làm tay sai cho ngoại bang, những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, Nguyễn Ánh, Bảo Đại, bố con anh em nhà Ngô Đình Diệm, Nguyễn văn Thiệu…

    Xem thêm bài:
    1.Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2020
    BẠN HIỂU CÂU NÓI CỦA BÁC LÊ DUẨN VỀ CHIẾN THẮNG 30/4/1975 NHƯ THẾ NÀO?

    https://googletienlang2014.blogspot.com/2020/03/ban-hieu-cau-noi-cua-bac-le-duan-ve.html

    2. Thứ Năm, 28 tháng 5, 2020
    BÁO PHÁP LUẬT TP. HCM XUYÊN TẠC LỜI ÔNG LÊ DUẨN ĐỂ TUYÊN TRUYỀN CHO TƯ TƯỞNG PHẢN ĐỘNG CỦA NGUYỄN DUY

    https://googletienlang2014.blogspot.com/2020/05/bao-phap-luat-tp-hcm-xuyen-tac-loi-ong.html

    Trả lờiXóa
  23. Nguyễn Thị Vân Anhlúc 11:05 12 tháng 5, 2021

    Trên kia bạn Nặc danh08:57 12 tháng 5, 2021 chép về bài viết ở đâu đó ca ngợi cụ Võ Văn Kiệt:
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/05/nghich-canh-ngay-chien-thang-95-o-nga.html?showComment=1620784636081#c7648233696739065000
    "17. Từ cách nhìn đó ông (Võ Văn Kiệt) khẳng định: "... nếu chỉ dùng đối đầu và bạo lực để giải quyết những thù hận thì chỉ đẻ ra thù hận. Nếu dùng cách cảm hóa để giải quyết thù hận thì có thể triệt tiêu được thù hận và tạo ra sức mạnh ngày càng dồi dào hơn. Nếu cứ còn chia rẽ do thù hận vì bại, kiêu vì thắng thì ích gì cho bản thân, cho đất nước, cho hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế”. "

    Đoạn trích này đã cho thấy ông Võ Văn Kiệt phản đối kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ mà Bác Hồ cùng Đảng CSVN lãnh đạo.

    Đừng đánh nữa, cứ nhũn nhặn mà xin thì rồi ông Pháp, ông Mỹ cũng cho thôi!

    "ĐÁNH PHÁP, ĐÁNH MỸ LÀ SAI RỒI!
    ĐÁNH PHÁP, ĐÁNH MỸ LÀ ĐUỔI ĐI 2 NỀN VĂN MINH CỦA NHÂN LOẠI!"- OSIN HUY ĐỨC


    ===
    Tôi chép về đây bài của Google.tienlang
    ---
    XEM “THẾ GIỚI VĂN MINH” VẪN ĐANG DUY TRÌ CHẾ ĐỘ NÔ LỆ ĐẾN TẬN HÔM NAY, TA CÀNG CẢM ƠN BÁC HỒ ĐÃ ĐÁNH ĐUỔI HAI ĐẾ QUỐC TO- PHÁP MỸ

    Haiti giành được độc lập từ Pháp vào năm 1804, nhưng đến tận hôm nay Haiti vẫn chưa thoát khỏi bàn tay ông chủ Pháp.
    Bác Hồ kính yêu của chúng ta từng kêu gọi, “DÙ CÓ PHẢI ĐỐT CHÁY CẢ DÃY TRƯỜNG SƠN CŨNG PHẢI KIÊN QUYẾT GIÀNH CHO ĐƯỢC ĐỘC LẬP!”

    "Dù có có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập"- Hồ Chí Minh
    Thế nhưng, mấy ông lật sử thời nay đang luyến tiếc thời Pháp, thời Mỹ, y như tên rận xĩ Huy Đức và lũ ba que cờ vàng Cali, rằng thì là “Việt Nam đã lỡ đánh đuổi hai nền văn minh!” (Xem bài BÀ MƯỢT CHỬI TIÊN SƯ ANH OSIN HUY ĐỨC!)
    Khi thấy nước Đức phá bỏ bức tường Berlin, ông Đặng Hùng Võ cũng lên tiếng trên báo chí ngầm trách móc Bác Hồ cùng Cộng sản Việt Nam “sắt máu”. (Xem bài Nhân chuyện “Bức tường Berlin sụp đổ”- LẠI PHẢI DẠY DỖ GS ĐẶNG HÙNG VÕ!)
    Khi thấy hai ông tổng thống Triều Tiên và Hàn Quốc dắt tay nhau tung tăng bước qua bước lại giới tuyến hai miền, lũ rận chấy cùng ba que Cali đã tổng sỉ vả Cộng sản Việt Nam “sắt máu”, gây ra “chiến tranh Nam – Bắc huynh đệ tương tàn”.
    Họ không hiểu rằng màn dắt tay nhau hai ông tổng thốngNam- Bắc Triều Tiên chỉ là vở cải lương đáng thương, bởi ông Mỹ nào có cho Bắc – Nam thống nhất?
    (Xem bài TRIỀU TIÊN VÀ VỞ CẢI LƯƠNG: HÒA BÌNH- THỐNG NHẤT)
    Và lũ lật sử cùng lũ rận luyến tiếc thời Pháp, thời Mỹ sẽ trả lời sao đây khi thấy Sự thật là “THẾ GIỚI VĂN MINH” VẪN ĐANG DUY TRÌ CHẾ ĐỘ NÔ LỆ ĐẾN TẬN HÔM NAY! Ngay mới đây, báo chí Mỹ vừa công bố một điều tra của một vị giáo sư da màu người Mỹ, bà Marlene L. Daut về một sự thật chấn động, “Vụ tống tiền lớn nhất lịch sử” giữa hai quốc gia là Nước Pháp sang chảnh cùng nước Haiti tội nghiệp.
    ....
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2020/07/xem-gioi-van-minh-van-ang-duy-tri-che-o.html

    Trả lờiXóa
  24. Cần phải bỏ ngay khái niệm phía bên này phía bên kia hay nửa này, nửa kia. Nghe sặc mùi dân túy chuốc rượu mị dân. Sặc mùi bóp méo lịch sử, suy nghĩ theo hướng nhận thức sai lệch lạc về ls.

    Ông Kiệt lúc này đã về già nghỉ hưu chỉ là 1 công dân bình thường và đó là quan điểm cá nhân chứ không phải quan điểm chính thức của chế độ Việt nam. Ngẫu hứng nổi máu bốc đồng dân túy trên cuộc pv với BBC. Như ông Nguyễn Trần Bạt nói cũng có lý là sự trăn trở quá đà của 1 người chiến thắng.

    Những câu từ khái niệm như thế này dù không trực tiếp lật sử rõ ràng thì cũng đưa tới lật sử, trông giống như lật sử, dẫn tới việc lật sử, góp phần làm cho người ta hiểu sai nghĩ bậy về cuộc chiến, nguy hiểm hơn cả là làm cho bọn trẻ nhìn nhận tầm bậy tầm bạ về LS.

    Trả lờiXóa
  25. Lạc đề một chút nhưng là "thời sự" các bạn ạ.

    Bầu cử Quốc hội khóa XV này "cựu nghị sĩ" Dương Trung Quốc có còn ra ứng cử nữa không, để thành "tân nghị sĩ" khóa mới?
    Ông Hoàng Hữu Phước nữa, có ứng cử khóa XV không? Ai biết nói nghe chơi.
    Cả hai ông này mỗi người có cái "tôi" rất khác người. Nhưng nếu lựa chọn ai thì tôi chọn Hữu Phước, gạch bỏ Dương Trung Quốc!

    Còn các bạn thì sao?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thưa,
      1. Dương Trung Quốc thì thôi, không ứng cử. Nhưng báo Thanh niên đăng bài phát biểu cuối cùng của Dương Trung Quốc có vẻ tâm huyết lắm.
      Thực sự thì ông Dương Trung Quốc này phải bị khởi tố trong vụ Đồng Tâm nhưng Công an Hà Nội không làm.

      2. Ông Hoàng Hữu Phước cũng không ứng cử.
      Ông này cái tâm thì tốt nhưng cũng dạng thùng rỗng kêu to, hay khoe khoang "thạc sỹ quốc tế" này nọ nhưng tiếng Anh và lịch sử cũng dạng tậm tịt.

      Tôi đồng tình với phân tích của Google.tienlang trong bài BÁC HỒ SỬ DỤNG CHỮ "NGỤY" NHƯ THẾ NÀO?
      https://googletienlang2014.blogspot.com/2018/01/gui-nhom-lat-su-chu-tich-ho-chi-minh-su.html
      ===
      Trong bài "Ngụy quyền", cựu ĐBQH Hoàng Hữu Phước viết:
      ---Trích---
      “Để tỏ sự khinh ghét khinh rẻ khinh khi khinh bỉ khinh miệt khinh thường đối phương, Việt Nam Cộng Hòa chế ra từ “Việt Cộng” để gọi các Chiến Sĩ Giải Phóng Quân, và lấy ý nghĩa tiếng Anh mà phe Mỹ dùng (North Vietnam) để gọi Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là “Bắc Việt” cho ngắn ngủn nhằm bôi bỏ mấy từ ngữ lớn lối về dân chủ và cộng hòa. Như vậy, “Việt Cộng” và “Bắc Việt” không phải là những từ mà Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa sử dụng để tự gọi chính mình.
      Đáp lại, để tỏ ý khinh ghét khinh rẻ khinh khi khinh bỉ khinh miệt khinh thường đối phương, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chế ra từ “Ngụy Quân” để gọi các binh sĩ Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, và đã “hoàn toàn trên cơ” khi đã không lấy ý nghĩa tiếng Anh mà phe Mỹ dùng (South Vietnam) để gọi Việt Nam Cộng Hòa là “Nam Việt” cho ngắn ngủn mà cũng để không phải công nhận đó là một quốc gia nên chế ra từ “Ngụy Quyền” như nhà cầm quyền giả trá giả tạo. Như vậy, “Ngụy Quân” và “Ngụy Quyền” không phải là những từ mà Việt Nam Cộng Hòa sử dụng để tự gọi chính mình.”
      Và:
      “Khi đã không là từ formal thì dứt khoát không được sử dụng trong sử sách, trong xã luận báo chí chính thống, trong công hàm ngoại giao, và trong tất cả các văn bản pháp quy, các công văn chính phủ. Nếu sử dụng thì buộc phải in nghiêng hay in giữa cặp dấu ngoặc kép.”

      ---Hết trích---
      Phần nói về việc chế ra từ "ngụy quân" để "đáp lễ" binh sĩ VNCH là chưa chính xác.
      Sự thật thì, ngay từ khi Pháp tái xâm lược VN, dựng lên chính quyền bù nhìn thì Chủ tịch Hồ Chí Minh- lãnh đạo Nhà nước "chính chủ" Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã dùng từ "ngụy" để gọi chế độ ấy.
      "Ngụy" không phải để miệt thị mà để vạch rõ bản chất chế độ ấy và khẳng định sự chính danh của nhà nước VNDCCH. Hồ Chủ tịch sử dụng chữ "ngụy" hoặc các từ tương đương như "tay sai", "bù nhìn"... trong mọi loại văn bản, kể cả thư từ gửi cho "Anh em ngụy binh", kể cả trong các nghị quyết của Đảng về công tác "ngụy vận", kể cả các công thư gửi ra nước ngoài, chứ không chỉ trong văn bản đối nội.

      Xóa
    2. Còn "cựu" nhà họ Lưu cũng nhiều tai tiếng nữa, lần này chắc cũng cho về vườn đuổi gà thì nên.

      Xóa
    3. Mấy vị ĐBQH không đóng góp được gì cho Quốc hội và nhân dân thì tốt nhất nên nghỉ

      Xóa
  26. Chắc chắn rằng đại đa số người dân VIỆT NAM không đồng tình với phát biểu như vậy của ông VÕ VĂN KIỆT

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác kimdongvt5410:19 13 tháng 5, 2021 nói đúng!

      Putin ở Nga hay lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta Kỷ niệm Chiến thắng 9/5 (ở Nga) và 30/4 (ở Việt Nam) chính là giáo dục thế hệ trẻ ôn lại những trang sử vẻ vang của dân tộc; biết ơn thế hệ cha ông đã hy sinh để có cuộc sống thanh bình hôm nay; giáo dục lòng yêu nước...
      Thế mà ông Võ Văn Kiệt lại đi khuyên "30/4- triệu người vui- triệu người buồn", "Nhắc lại chi cho vết thương thêm rỉ máu", "Quốc gia cũng yêu nước, theo cách của họ"...

      Quan điểm của ông Kiệt là "hòa cả làng", chẳng còn chính tà gì hết, "Quốc gia" hay "Cộng sản" cũng yêu nước như nhau...

      Cứ theo ý ông Võ Văn Kiệt thì hóa ra cả cuộc đời ông ấy theo Cộng sản kháng chiến là cuộc đời sai lầm à? Đến già sắp chết ông ta mới nhận ra?

      Thế thì tư tưởng ông Võ Văn Kiệt khác gì với tư tưởng Nguyên Ngọc?

      Xóa
  27. Tôi cũng tâm đắc với đoạn này của Google.tienlang:
    ---
    "Kính thưa hương hồn cụ Võ Văn Kiệt, thời Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại ở Liên Xô cũng có một "Chính phủ" ngụy do Hitler dựng lên là "Chính phủ" của Andrey Andreevich Vlasov, tương tự như "chính phủ quốc gia" của Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu ở Việt Nam. Vlasov là một vị trung tướng Xô viết, Phó tư lệnh Phương diện quân Volkhov nhưng đã đầu hàng theo Đức, trở mặt với chính quyền Xô viết. Vlasov được Hitler cho vị trí đứng đầu cái gọi là “chính phủ” với tên gọi là “Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Giải phóng Nhân dân Liên bang Nga, kiêm Tổng tư lệnh Quân giải phóng Nga”- Председатель Президиума Комитета освобождения народов России, Главнокомандующий Русской освободительной армией (РОА).

    Vì đã biết trước Hồng quân không thể tha thứ cho hành động hợp tác với kẻ xâm lược nên trên mặt trận, binh lính các đơn vị “Quân giải phóng Nga” của Vlasov đã chiến đấu điên cuồng và liều lĩnh hơn cả quân đội phát xít Đức…Hitler bại trận. Vlasov bị bắt và bị Hồng quân xử tử hình ngày 31 tháng 7 năm 1946.

    Đó, trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, người Nga cũng có những trang sử như vậy, cũng có những gia đình Nga mà trong đó có người anh là chiến sĩ Hồng quân còn người em lại là binh lính của "chính phủ" ngụy Vlasov. (Tương tự như ở Việt Nam trước 30/4/1975, có những gia đình mà người anh theo "Quốc gia", người em theo Cộng sản). Nhưng tại sao hôm nay, ngày Chiến thắng 9/5, người Nga vẫn tổ chức linh đình Lễ kỷ niệm 76 năm Ngày Chiến thắng?

    Còn ở ta, hà cớ chi ông Võ Văn Kiệt lại đi khuyên: "30/4- triệu người vui- triệu người buồn", "Nhắc lại chi cho vết thương thêm rỉ máu", "Quốc gia cũng yêu nước, theo cách của họ"... "

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Câu nói đó là của cá nhân ông Võ Văn Kiệt nên chỉ mang tính cá nhân mà thôi

      Xóa
  28. Ngoài chính quyền Vlasov ở Xô thì ở Pháp có chính quyền Vichy trong lúc đô hộ VN luôn, ở VN thì có chính quyền Trần Trọng Kim (Đế cuốc VN), cũng là các ngụy quyền của phát xít. Nói chung thời nào và ở đâu cũng thế, ở đâu có giặc xâm lược thì ở đó có ngụy quyền, ngụy quân của giặc, để giúp tiết kiệm xương máu cho giặc.

    Trả lờiXóa
  29. Nguyễn Văn Hùnglúc 12:07 24 tháng 5, 2021

    Trong Lịch sử 4 ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc VN có rất nhiều trang sử oai hùng nhưng trang sử về thời đại Hồ Chí Minh là trang sử chói lọi nhất.

    Đảng và Nhà nước ta luôn khuyến khích lớp trẻ cần học tập, ôn lại lịch sử cha ông.

    Vậy mà giờ đây có kẻ nói ĐỪNG NHẮC LẠI TRANG SỬ NÀY NỮA! NHẮC CHI CHO VẾT THƯƠNG THÊM RỈ MÁU! hoặc có nhắc thì chỉ nhắc nho nhỏ thôi kẻo PHÍA BÊN KIA HỌ BUỒN!
    Họ chính là Kẻ thù của Dân tộc ta!

    Cảm ơn các bạn trẻ chủ trang Google.tienlang mở ra chủ đề này!

    Trả lờiXóa