Lời
dẫn: Cách đây tròn 40 năm, quân và dân ta đã Giải phóng Sài Gòn và Giải phóng
hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Tuy nhiên, có những sự kiện liên quan đến
ngày 30.4.1975 vẫn chưa sáng tỏ khiến không ít người nhầm lẫn. Đó là:
1-
Chiếc xe tăng nào húc đổ cổng Dinh Độc lập và tiến vào Dinh đầu tiên? Xe 843 do
trung úy Bùi Quang Thận chỉ huy hay xe 390 do trung úy Vũ Đăng Toàn chỉ huy?
2-
Ai là người tiếp nhận sự đầu hàng của Tổng thống ngụy quyền Dương Văn Minh và
khởi thảo tuyên bố đầu hàng cho ông Minh đọc trên Đài Phát thanh Sài Gòn Giải
Phóng? Ông Đại úy Phạm Xuân Thệ- Trung đoàn phó Trung đoàn Bộ binh 66 hay Trung
tá Bùi Văn Tùng- Chính ủy Lữ đoàn tăng 203?
Nhân
dịp này, Google.tienlang sẽ đăng loạt bài làm sáng tỏ hai câu hỏi trên.
Ở
blog Google.tienlang cũ đã bị hack, chúng tôi đã đăng một số bài viết từ blog
yahoo Biển Nhớ, trong đó có bài
"30/4/1975: ĐIỀU CHƯA SÁNG TỎ VÀ MỘT ÂM MƯU BẤT THÀNH". Thế
nhưng blog cũ bị hack; blog yahoo Biển Nhớ cũng không còn. Rất may bài này đang
được lưu giữ ở nhiều nơi khác, ví dụ ở
https://tranhuythuan.wordpress.com/2011/05/01/3041975-di%E1%BB%81u-ch%C6%B0a-sang-t%E1%BB%8F/
hay ở http://yume.vn/hoaphuong75/article/dieu-chua-sang-to-va-mot-am-muu-bat-thanh-35CA6989.htm
Mở
đầu loạt bài này, chúng tôi xin đăng lại bài "30/4/1975: ĐIỀU CHƯA SÁNG TỎ
VÀ MỘT ÂM MƯU BẤT THÀNH". Xin nói thêm, bài "30/4/1975: ĐIỀU CHƯA
SÁNG TỎ VÀ MỘT ÂM MƯU BẤT THÀNH" được chủ blog Biển Nhớ viết năm 2011, khi
ông Bùi Quang Thận còn sống. Cái "âm mưu" tốt đẹp của chủ blog Biển
Nhớ sẽ vĩnh viễn "bất thành" bởi ông Bùi Quang Thận đã tạ thế vào
sáng 24/6/2012 tại quê nhà, xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, hưởng
thọ 64 tuổi.
************************
30/4/1975: ĐIỀU CHƯA
SÁNG TỎ VÀ MỘT "ÂM MƯU" BẤT THÀNH
SỰ THẬT LỊCH SỬ CHỈ CÓ MỘT.
Thế nhưng đáng buồn là cho đến hôm nay, dù đã 36 năm trôi
qua, dù báo chí đã tốn không ít giấy mực nhưng có 2 chi tiết liên quan
đến ngày 30/4/1975 vẫn chưa ngã ngũ.
1- Thứ nhất: Chiếc xe tăng nào xô đổ cổng Dinh Độc Lập và ai là người tiến vào Dinh sớm nhất?
a/ Chiếc xe 843 do Đại đội trưởng Đại đội 4 Bùi Quang Thận chỉ huy và anh là người vào Dinh sớm nhất;
b/ Chiếc xe 390 d Chính trị viên Đại đội 4 Vũ Đăng Toàn
chỉ huy đã xô đổ cổng Dinh Độc lập và các anh là người vào Dinh sớm
nhất.
2- Thứ hai, Ai là người thảo văn kiện đầu hàng vô điều kiện cho TT VNCH đọc trên sóng phát thanh đài Sài Gòn?
a/ Trung tá, Chính uỷ Lữ đoàn Tăng 203 Bùi Tùng;
b/ Đại uý, Trung đoàn phó bộ binh 66 Phạm Xuân Thệ.
------------
VỀ CHI TIẾT THỨ NHẤT, có 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ 30/4/1975 đến năm 1995. Giai đoạn này tất cả các cơ
quan báo chí, tài liệu lịch sử, sách học phổ thông… đều ghi: Đó là xe
tăng 843 và Bùi Quang Thận. Sau ngày 30/4/1975, ông Thận được đi học sĩ
quan tại Liên Xô, sau về đơn vị cũ, lên tới chức Lữ trưởng Lữ 203, sau
sang làm Chủ nhiệm Tăng thiết giáp Quân đoàn 2. Năm 2000, với quân hàm Đại tá, ông
Thận được nghỉ hưu tại quê là xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, Thái Bình.
Ông Bùi Quang Thận (đeo kính, đứng giữa) cùng kíp chiến sĩ xe 843
Ông Bùi Quang Thận bên ao cá nhà mình
Giai đoạn 2: Từ 1995 đến nay. Xuất phát từ sự tình cờ, 1 nhân viên
ngoại giao VN tại Pari đến chơi nhà riêng của 1 nữ nhà báo Pháp là Francoise de Mulder- người
đã nhiều năm hoạt động ở miền Nam. Tại đây, vị nhân viên này nhìn thấy 1
tấm ảnh phóng to treo trên tường là 1 chiếc xe tăng với số hiệu ghi rất
rõ trên tháp pháo là 390 đang xô đổ cổng Dinh và hùng dũng lao vào sân
Dinh. Cũng trong tấm ảnh này có thể nhìn thấy chiếc xe 843 còn ở phía
ngoài cổng Dinh. Bà nhà báo người Pháp cho biết, bà là người chụp tấm
ảnh này và chiếc xe 390 cùng với kíp chiến sĩ 4 người trong chiếc xe
đó mới là những người đầu tiên tiến vào Dinh.
Cũng trong năm 1995, bà nhà báo người Pháp sang Việt Nam. Với sự hỗ
trợ của các phóng viên Đài PTTH Hà Nội, bà nhà báo Pháp đã tìm được 3
trong 4 chiến sĩ xe tăng 390 năm xưa, đầu tiên là ông Vũ Đăng Toàn-
người chỉ huy xe 390, đã được phục viên với quân hàm Đại uý, lúc đó đang
trông coi thuê tại 1 đầm cá ở quê là huyện Gia Lộc, Hải Dương. Đài PTTH
Hà Nội đã làm 1 phim phóng sự rất cảm động về cuộc tìm lại các chiến sĩ
xe tăng 390. Sau khi phim này được phát sóng, lịch sử đã được viết lại,
sách giáo khoa phổ thông cũng được viết lại. Từ đó tới nay, chiếc xe
390 và kíp xe tăng do ông Toàn chỉ huy hầu như được mọi người công nhận
là những người đầu tiên vào Dinh.
Thế nhưng, ông Bùi Quang Thận cùng kíp chiến sỹ xe tăng 843 không công nhận sự kiện trên!
Ông Vũ Đăng Toàn. Ông Toàn cùng ông
Nguyễn Văn Tập (lái xe 390) dăm năm nay về làm sếp của 1 xí nghiệp tại
Cty sơn Kova. Làm sếp nên sếp Toàn bi giờ đẹp lão quá! Hi hi!!!
Đây là sếp Vũ Đăng Toàn và Nguyễn Văn Tập bi giờ!
Chả còn nét nào giống Nguyễn Văn Tập nhỏ thó, đen ngòm, răng hô đang
đánh dậm ngoài đồng khi bà nhà báo người Pháp cùng đoàn làm phim Đài
PTTH Hà Nội gặp năm nào!..
Phu nhân của 4 chiến sỹ xe 390
“ÂM MƯU” BẤT THÀNH
Chủ blog này là người đã may mắn gặp cả ông Vũ Đăng Toàn ở xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc- Hải Dương và ông Bùi Quang Thận tại xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Trả lời câu hỏi của mình về bức ảnh của bà nhà báo người Pháp, ông
Thận vặn lại: “Tại sao các nhà báo ta lại chỉ biết tin vào 1 tấm ảnh của
1 nhà báo nước ngoài mà không tìm hiểu kỹ xem tấm hình này được chụp
vào thời điểm nào? Trước hay sau khi tôi đã vào Dinh?” (Xin lỗi, tôi
phải trình bày lời ông Thận tại đây cho có vẻ … lịch sự hơn 1 chút. Chứ
kỳ thực, ông nói rất thô. Có lẽ ông bức xúc mà cũng có lẽ ông như đang
cởi mở, “tâm tình” với lớp hậu sinh tại nhà riêng của ông!)
Ông Thận kể thêm với chủ blog: Trước khi vào Sài Gòn, các ông chỉ
được cấp trên cho xem qua 1 tấm bản đồ du lịch Sài Gòn mà 1 vị sĩ quan
cao cấp kiếm được lúc qua Đà Nẵng. Các chiến sĩ đa số xuất thân là những
anh nông dân miền Bắc, nhiều năm chiến đấu trong rừng. Chính vì vậy,
khi vào Sài Gòn các anh bị lạc nhau, mỗi xe đi 1 hướng và tự hỏi đường
đến Dinh Độc Lập. Các hình ảnh xe tăng ta có chiến sĩ giao liên dẫn
đường (như trong phim Cô Nhíp) hoặc bức ảnh xe tăng ta vào Sài Gòn có
dân chúng đổ ra cầm cờ Giải phóng vẫy chào…, theo ông Thận, chỉ là những
hình ảnh hư cấu của dân văn nghệ, dàn dựng để tuyên truyền. Sự thực thì
hôm đó, khi xe tăng ông Thận vô nội đô Sài Gòn thì đường phố vắng hoe,
nhà dân hai bên đường đều cửa đóng then cài, thỉnh thoảng có 1 ô cửa sổ
được hé ra với ánh mắt tò mò nhìn về hướng chiếc xe tăng cộng sản. Khi
họ biết người trong xe nhìn thấy họ, cửa sổ lập tức được khép lại. Không
có người để hỏi đường. Mãi sau, ông cũng nhìn thấy 1 phụ nữ đi trên 1
chiếc xe máy. Ông cho xe tăng giảm tốc độ và định hỏi người phụ nữ
đường tới Dinh nhưng người phụ nữ tăng ga vọt đi. Buộc lòng ông phải nổ
vài phát AK cày xuống mặt đường phía trước xe của người phụ nữ, người
này sợ xanh mặt, buộc phải dừng xe lại. Ông Thận nói: “Chị không việc gì
phải sợ chúng tôi! Chúng tôi chỉ hỏi chị đường đến Dinh Độc Lập.” Chị
phụ nữ lập bập: “Dinh đã ở ngay trước mặt các ông đó!” Ông Thận cho
người phụ nữ đó đi rồi cho xe tăng chạy theo hướng chị nói. Quả thật,
Dinh đã ở trước mặt. Ông Thận cho xe húc vào cổng phụ của Dinh, cánh
cổng hé ra một chút. Ông để 3 chiến sĩ ở lại trong xe để cảnh giới còn
ông, rút lá cờ trên tháp pháo, một mình ông lách qua khe cổng chạy vào
trong Dinh. Khi ông leo được lên trên nóc Dinh và treo cờ Giải
phóng, ông vẫn không hề nhìn thấy bất cứ chiếc xe nào khác của đồng đội.
Như vậy, theo ông Thận, tấm hình chụp chiếc xe 390 xô đổ cổng chính
Dinh Độc Lập do bà nhà báo Pháp thực hiện khi ông đã kéo cờ xong trên
nóc Dinh.
Thế nhưng, ông Vũ Đăng Toàn kể với chủ blog này điều ngược lại: Xe
tăng 390 cũng bị lạc đồng đội nên họ cũng phải mày mò tìm đến Dinh bằng 1
hướng đi khác. Khi gần đến cổng Dinh, ông thấy chiếc xe 843 không hiểu
sao đang đi bỗng dừng lại trước cổng phụ Dinh Độc Lập. Khi xe 390 đến
cổng chính, ông Toàn lệnh cho lái xe Tập rú ga, tông đổ cổng Dinh và
dừng lại trong sân Dinh. Ông Toàn lệnh cho anh em ở lại trong xe cảnh
giới rồi rút cờ trên tháp pháo định nhảy xuống chạy vào cắm cờ thì Thiếu
uý- Đại đội phó- pháo thủ số 2 Lê Văn Phượng giật giật tay áo ông Toàn
rồi chỉ tay lại phía sau. Ông Toàn ngoảnh lại thấy ông Thận rời xe 843
chạy vào theo lối cổng chính đã sập cánh, tay ông Thận cầm lá cờ. Ngay
lập tức, ông Toàn bỏ lại lá cờ rồi xách khẩu AK nhảy xuống, cùng ông
Thận tiến vào Dinh. Tại phòng khánh tiết, ông Toàn cầm súng khống chế
toàn bộ nội các Dương Văn Minh để ông Thận lên cắm cờ.
Cả ông Toàn và ông Thận nay đã già. Có 1 vấn đề mà 2 ông kể lại tréo
nghoe với nhau! Chắc chắn có 1 ông nói không đúng sự thật! Tại sao hai
ông đã từng sống chiến đấu nhiều năm bên nhau mà bây giờ lại có thể nói
sai sự thật? Bà vợ ông Toàn kể với tôi, nhân ngày 30/4, nhiều lần lữ
đoàn tăng 203 hoặc Ban Quản lý khu Di tích Dinh Độc Lập có mời vợ chồng
ông cùng vợ chồng các chiến sỹ xe 390 đến giao lưu ở Dinh. Tại đây, ông
Toàn có gặp ông Thận. Hai ông có chào nhau, bắt tay nhau nhưng chưa bao
giờ hai ông thực sự vui vẻ hàn huyên, bù khú như 2 người lính từng vào
sinh ra tử với nhau!
Vào dịp chuẩn bị 30/4 một năm gần đây, chủ blog này đã tìm cách để 2
người gặp nhau ở 1 địa bàn ngoài Thái Bình và ngoài Hải Dương. Một kế
hoạch đã được mình chuẩn bị khá chu đáo: Mình nhờ 1 ông Giám đốc Sở
GD& Đào tạo 1 địa phương chính thức có thư mời 2 ông đến nói chuyện
lịch sử, giao lưu với học sinh. Như vậy, về danh nghĩa chính thức, 2 ông
là khách mời của Sở, sẽ có xe đưa đón, sẽ có lãnh đạo Sở tiếp… Nhưng
mình sẽ đạo diễn để thuê cho 2 ông 1 phòng đôi trong 1 khách sạn hạng
sang để sau buổi giao lưu chính thức với lãnh đạo Sở cùng học sinh, hai
ông có thể cho mình hầu rượu. Mình sẽ làm chai “cuốc lủi” để hai ông
nhâm nhi cùng lạc rang, ôn lại kỷ niệm Trường Sơn. Khuya, hai ông có thể
cùng nằm gác chân lên nhau, rồi … nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ
suối!!!
Trong cái không khí như vậy, mình hy vọng sự thật lịch sử sẽ được làm
sáng tỏ! Thôi thì trước đây, khi còn trai trẻ, đương chức, có thể mình
đã lỡ đâm lao phải theo lao. Còn bây giờ, cả 2 đều đã lên ông nội ông
ngoại, chẳng mấy nữa mà về với tiên tổ! Vậy thì hãy nói ra sự thật cho
nhẹ lòng!
Khi mình nêu thẳng cái “âm mưu” của mình trên đây, ông Toàn nhiệt
thành hưởng ứng. Thế nhưng, khi đến gặp ông Thận, ban đầu ông nhất trí
nhưng sau đó lại thay đổi với lý do: “Tội gì tôi lại phải đi … đôi co
với ông ấy?”
Vậy là sự không rõ ràng vẫn tồn tại cho đến hôm nay! Ông Vũ Đăng Toàn
đại diện xe tăng 390 và ông Bùi Quang Thận- đại diện xe tăng 843 vẫn
mỗi ông nói một kiểu. Vào những dịp 30/4 gần đây, ông Toàn vẫn thường
được VTV3 mời đến giao lưu, kể lại câu chuyện của ông; Còn ông Thận vẫn
thường được báo Thái Bình phỏng vấn để ông kể lại câu chuyện của ông!
Bạn xem truyền hình, bạn đọc báo chẳng biết đâu là sự thật!
Còn câu chuyện về người thảo lời tuyên bố đầu hàng cho ông Dương Văn
Minh thì phức tạp hơn nhiều! Mình sẽ trở lại vẫn đề này sau!
NGUỒN: Biển Nhớ
http://vn.360plus.yahoo.com/hoaphuongdo-2009/article?mid=216&prev=-1&next=2128. DƯ LUẬN MONG ÔNG PHẠM XUÂN THỆ SÁM HỐI, TRẢ LẠI QUÂN HÀM TRUNG TƯỚNG VÀ DANH HIỆU ANH HÙNG!
9. TRAO ĐỔI VỚI BÁC LÊ NGỌC THỐNG VỀ CHUYỆN Ì XÈO LIÊN QUAN ĐẾN NGÀY 30/4/1975
10. Sự thật 30/4/1975: THÔNG TIN DO NHÀ BÁO KIỀU MAI SƠN ĐƯA RA LÀ ĐÁNG TIN CẬY!
11. KẾT LUẬN CỦA GOOGLE.TIENLANG VỀ VỤ LÝ THÔNG TRONG NGÀY 30/4/1975
Có gì đâu mà không rõ!? Cắm cờ hay lên vũ trụ thì toàn dân Thái BÌnh cả.
Trả lờiXóaXe bác Thận đến dinh trước, húc vào hàng rào, nhưng lúc đó vẫn còn hệ thống bảo vệ điện cao thế. Xe bị chết máy. Lúc đó người bảo vệ dinh, có cảm tình với cm mới chạy đi ngắt điện và mở cổng. Bác Thận và đồng đội chạy vào dinh leo lên nóc cắm cờ.
Xe bác Toàn đến sau, chắc chắn đã nhìn thấy xe bác Thận, nhưng không thấy người, họ húc đổ cổng, cho xe chạy vào trong sân. Tuy nhiên nhóm bác Toàn không cắm cờ vì bác Thận đã cắm cờ rồi.
Bác Thận sau khi kéo cờ lên, còn cẩn thận hạ xuống, lấy bút ghi vào góc tên Thận và số hiệu đơn vị.
Rất nhiều tư liệu, phim ảnh ta lại phải nhờ Tây, Nhật, Nga mới có! Cần phải nói là trong cả 3 cuộc chiến tranh chống Pháp, Mỹ, Trung, báo chí không hoàn thành nhiệm vụ. Toàn ăn theo nói leo, thậm chí xàm xỡ, xuyên tạc lịch sử.
Giống chơi Game quá nhẩy! Hé hé hé...!!!
XóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaNghe cái nick đã biết là loài rận mất dạy.
XóaBùi Quang Thận hay Nguyễn Đăng Toàn hay là ai đi nưa thì Lá cờ cắm trên nóc Dinh Độc Lập là lá cờ của QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM- TẬP THỂ ĐÃ LÀM NÊN CHIẾN THẮNG. CHIẾN CÔNG ĐÓ KHÔNG PHẢI CHỈ RIÊNG AI.
Trả lờiXóaMỘT LÝ DO ĐƠN GIẢN: LÚC VÀO SINH RA TỬ SỐNG CHẾT CÓ NHAU THÌ KHÔNG AI NGHĨ GÌ CẢ, TẤT CẢ ĐỒNG LÒNG VÌ LÝ TƯỞNG CHUNG. NHƯNG KHI CHIẾN THẮNG CHỞ VỀ THÌ CÁI "TÔI" MỚI NỔI LÊN CHỨ KHÔNG CÓ "ÂM MƯU" GÌ Ở ĐÂY CẢ.
Trả lờiXóaHãy hỏi những người của 2 kíp xe kia, những đơn vị kia, hôm 30/4/75 ấy họ có nghĩ đến việc lao lên phía trước để thành người nổi tiếng không?
Trả lờiXóaÔng Thận nói thế liệu có ai tin được không?
Trả lờiXóa"Sự thực thì hôm đó, khi xe tăng ông Thận vô nội đô Sài Gòn thì đường phố vắng hoe, nhà dân hai bên đường đều cửa đóng then cài, thỉnh thoảng có 1 ô cửa sổ được hé ra với ánh mắt tò mò nhìn về hướng chiếc xe tăng cộng sản. Khi họ biết người trong xe nhìn thấy họ, cửa sổ lập tức được khép lại. Không có người để hỏi đường. Mãi sau, ông cũng nhìn thấy 1 phụ nữ đi trên 1 chiếc xe máy. Ông cho xe tăng giảm tốc độ và định hỏi người phụ nữ đường tới Dinh nhưng người phụ nữ tăng ga vọt đi. Buộc lòng ông phải nổ vài phát AK cày xuống mặt đường phía trước xe của người phụ nữ, người này sợ xanh mặt, buộc phải dừng xe lại. Ông Thận nói: “Chị không việc gì phải sợ chúng tôi! Chúng tôi chỉ hỏi chị đường đến Dinh Độc Lập.” Chị phụ nữ lập bập: “Dinh đã ở ngay trước mặt các ông đó!” Ông Thận cho người phụ nữ đó đi rồi cho xe tăng chạy theo hướng chị nói."
Dân chúng hồ hởi phấn khởi đổ ra đường chào đón bộ đội anh hùng giải phóng, y hệt như dân Paris được đồng minh giải phóng năm xưa.Các cô gái ôm chầm mấy chú bộ đội không chịu rời (có bác Cựu Chiến Binh của chúng ta đây).Người ta mong như trẻ mong mẹ đi chợ về mà ông lại nói thế là thế nào?
Cái này mình đọc nhiều rồi và mình cũng nghĩ thế này : xe ông Thận chạy đến trước và húc vào cổng phụ bị mắc kẹt không vào được - ông Thận cầm cờ nhảy xuống và lao vào trong Dinh - xe ông Toàn đến sau thấy xe trước mắc kẹt ở cổng phụ nên ông cho xe mình chạy thẳng vào cổng chính và húc đổ cổng chính - nên nói về người vào Dinh trước thì ông Thận - nhưng xe vào Dinh trước thì xe ông Toàn 390 .
Trả lờiXóaOK. 2 xe cùng vào.
XóaNgười trong cuộc không tranh thì mình đưa những nghi vấn này ra làm gì? Đôi khi người ta cứ toàn làm những điều chẳng có ý nghĩa gì.
Trả lờiXóaNên dẹp chuyện này lại,hai xe tăng của QĐNDVN hướng tới mục tiêu trong chiến tranh ác liệt chứ đâu phải trong cuộc đua ma ra tông nên đừng quan trọng hóa việc ai đến trước ai đến sau .
Trả lờiXóaĐiều quan trọng hơn cần ghi nhớ là để có giây phút xe tăng của chúng ta tới được mục tiêu cuối cùng ,đã có hàng triệu chiến sĩ hy sinh mở đường ngay từ thời Diệm Nhu còn ngoan cố tiếm quyền ở Miền Nam đó.
"Dẹp" là chuyện của cá nhân ông bà Phong Lan & văn lâm.
XóaCòn lịch sử thì không thể chấp nhận sự dối trá.
Đây là chuyện để muôn đời cho con cháu mai sau nữa.
Đồng ý lịch sử không chấp nhận dối trá.
Trả lờiXóaĐồng ý không quan trọng ai trước ai sau, lịch sử được viết nên bởi dân tộc, không phải bởi cá nhân.
Đồng ý cả việc những cá nhân làm cột mốc của lịch sử, kể cả việc do may mắn hay do tài năng xuất chúng, họ là một phần của lịch sử.
Tôi, chúng ta, cả dân tộc này mang ơn những người đã sống, chiến đấu, hi sinh cho dân tộc. Có những người làm cả 3.