Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

TRƯƠNG VĂN DŨNG BỊ CƯỠNG CHẾ DẪN GIẢI LÊN CÔNG AN

Dzận xĩ Trương Văn Dũng, tức Dũng "bông băng thuốc đỏ"
Xem thêm thành tích ông này ở Đây


Trương Văn Dũng - "Người yêu nước" trong buổi "Tưởng niệm" Liệt sĩ Gạc Ma




Dưới đây là bản tin khẩn mà chị Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vừa phát đi trên trang phản động Dân Làm Báo cách đây một giờ:
=====================

1 giờ · 
HÀ NỘI: CA BẮT GIAM TRƯƠNG VĂN DŨNG
Khoảng 10 giờ sáng nay 9/4/2015, Trương Văn Dũng đang ngồi ở quán nước gần nhà thì bị một nhóm công an đến yêu cầu lên phường “làm việc”. Anh Dũng từ chối thì bị những viên côn an này dùng bạo lực cưỡng chế lên trụ sở công an phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.

Lý do công an cưỡng chế anh Trương Văn Dũng đi làm việc là vì trước đó công an quận Hoàn Kiếm đã 3 lần liên tiếp đưa giấy triệu tập anh lên làm việc “về việc có mặt tại khu vực hồ Hoàn Kiếm sáng ngày 14/3/2015 và chứng kiến hành động, lời nói của số người mặc áo có in dòng chữ DLV”.

Anh Trương Văn Dũng là một trong rất nhiều những người bảo vệ nhân quyền tại Hà Nội bị triệu tập cùng thời điểm và cùng lý do nêu trên. Cả ba lần bị triệu tập, anh Dũng đều từ chối không đi vì cho rằng phía công an có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi triệu tập anh.
Một số người bạn anh Dũng cho biết, kể từ khi bị bắt đường dây liên lạc điện thoại của anh bị gián đoạn.

Vào lúc 15 giờ 30 phút cùng ngày, một người bạn khác của anh Trưong Văn Dũng là cô Phạm Thanh Nghiên tại Hải Phòng đã liên lạc được với anh. Cô cho biết trong khi nói chuyện điện thoại với anh Dũng, cô nghe thấy giọng công an liên tục yêu cầu anh Dũng tắt điện thoại.

Anh Trương Văn Dũng nói rằng anh sẽ không trả lời các câu hỏi của công an và yêu cầu có luật sư đại diện. Anh còn dặn rằng nếu đường dây điện thoại của anh không liên lạc được thì anh gặp chuyện không hay. Lúc này, vợ, con gái và một số bạn bè của anh Dũng đã đứng trước trụ sở công an phường Nam Đồng chờ tin.

Anh Trương Văn Dũng là một trong số những người đã tới Philipines vào cuối tháng 3 vừa rồi để tham dự Hội nghị RightsCon về tự do ngôn luận.

Đây là số điện thoại của anh Trương Văn Dũng: 0973 090 713.
============
Google.tienlang bổ sung thông tin từ trang web phản động Dân Luận của anh Nguyễn Công Huân:
 -----------------------
Nhà hoạt động Trương Dũng bị cưỡng chế làm việc với công an sáng 9/4/2015
 ------
CTV Dân Luận

Anh Trương Dũng với phong trào "Tôi muốn biết". Ảnh: FB cá nhân
Khoảng 10 giờ sáng ngày 9/4/2015, anh Ngô Duy Quyền cho biết thông tin anh Trương Dũng (một người hoạt động) đang bị cưỡng bức làm việc tại công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cách đó ít phút khi anh đi bộ quanh hồ gần nhà thì bị một đám người phục sẵn chặn lại và nói là mời về công an quận Hoàn Kiếm song anh từ chối. Sau đó họ dùng vũ lực cưỡng bức anh đi.
Được biết trước đó ông Dũng đã có giấy triệu tập lần 4 của công an Hoàn Kiếm về việc "Có mặt ngày 14/3 tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, chứng kiến những người mặc áo DLV".
Chị Phạm Thannh Nghiên khi gọi điện thoại cho anh Dũng thì cho biết ảnh từ chối 'làm việc" và yêu cầu có luật sư. Anh Dũng dặn mọi người là hiện còn nói chuyện điện thoại được. Nhưng nếu điện thoại không có tín hiệu hoặc anh ấy ko thể bắt máy thì có nghĩa anh ấy gặp chuyện không hay. Em có nói chị và cháu cùng anh Quyền đang ở ngoài. Anh Dũng cảm động lắm.
Cho đến 17 giờ (giờ VN) anh Dũng vẫn chưa "làm việc" xong với công an quận Hoàn Kiếm.

Vợ con anh Trương Dũng đang đợi anh ngoài đồn công an. Ảnh: Mai Dũng
Anh Mai Dũng nhận định:

Anh Mai Dũng. Ảnh: FB cá nhân
Phải nói rõ ngay rằng Việc cơ quan công an triệu tập công dân để lấy thông tin về nhóm DLV phá rối buổi tưởng niệm 64 chiến sỹ Hải quân Việt nam bị Trung quốc sát hại tại đảo Gạc Ma là rất vô lý nếu không muốn nói là họ muốn làm việc này để nhằm lấy lòng Trung quốc nhân chuyến đi thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Bắc Kinh.
Nếu công an muốn làm rõ việc đám DLV đã có những hành vi gây rối làm xấu mặt nhà nước thiết nghĩ cơ quan điều tra phải cho triệu tập chúng mới đúng chứ không phải triệu tập những người đi tưởng niệm.
Khi công an thực sự chỉ muốn lấy thông tin của nhân chứng, lẽ ra họ có thể cử cán bộ đến gia đình ông Trương Văn Dũng để tìm hiểu chứ không phải triệu tập ông.
Nay họ lại cưỡng bức công dân một cách vô luật pháp như vậy, gia đình ông Dũng phải có những hành động cụ thể để phản đối cơ quan công an quận Hoàn kiếm. Những việc có thể phải làm là:
1/ Gửi đơn khiếu nại lên các cấp có thẩm quyền: Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng chính phủ, Bộ công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2/ Thông tin đến tất cả các Đại sứ quán tại Hà Nội.
3/ Thông tin đến các cơ quan truyền thông trong nước và Quốc tế tại Hà Nội và các cơ quan Thông tấn báo chí trên thế giới.
4/ Thông tin đến các cơ quan Nhân quyền Liên hợp Quốc.
5/ Về phía gia đình: Sẵn sàng cho phương án căng băng rôn khẩu hiệu đòi trả tự do lập tức cho ông Trương Văn Dũng ngay tại cổng cơ quan công an Hoàn Kiếm (sau khi thông báo cho các cơ quan thông tấn trong ngoài nước đến chứng kiến)
...

Một trong 4 giấy triệu tập của công an Hoàn Kiếm. Ảnh: FB cá nhân

Cuối tháng 3 anh Dũng tham dự Hội nghị RightsCon về tự do Internet ở Philippines. Trong ảnh anh đang mô tả về việc an ninh giả danh côn đồ để tấn công các nhà hoạt động. Ảnh: Angelina Trang Huỳnh
 https://www.danluan.org/tin-tuc/20150409/nha-hoat-dong-truong-dung-bi-cuong-che-lam-viec-voi-cong-an
==================
Tất nhiên Trương Văn Dũng đã được ra về ... lành lăn!
====
 Nguyen Lan Thang
1 giờ ·
Truong van Dung vừa ra rồi nhé mọi người Biểu tượng cảm xúc smile

25 nhận xét:

  1. Chân Dung Phản Độnglúc 20:48 9 tháng 4, 2015

    Đừng có tinh văn tướng nha!
    Mời thì thích đến thì đến, ko thích thì thôi.
    Nhưng TRIỆU TẬP thì khác nha! Thích hay ko không quan trọng. Cứ phải dến đã. Không đến là bắt phải đến!

    Trả lờiXóa
  2. Các anh chị phởn động dù có tư vấn lọ chai, rằng thì là mà vợ con anh Trương Văn Dũng cần kêu cứu đến sứ quán nước ngoài abc....
    Nhưng chỉ cần một tấm hình hôm 14/3 ở tượng đài LTT trên kia đủ lật tẩy tâm địa phởn động của anh roài!
    Việc cưỡng chế anh lên công an hôm nay chỉ là thủ tục thôi.

    Trả lờiXóa
  3. Cho nó gửi khắp nơi,VN là nước có chủ quyenf chẳng nước nào có quyền rờ đến pháp luật Vn khi mà ngay ở Mỹ giêt người như giết ngóe.Đề nghị CA VN bất tụi nó chưng chứng cứ VN bán đất cho TQ,ông Mạnh tham nhũng...Nếu chúng không trưng ra được chứng cứ thì khép chúng về tội vu cáo,nhục mạ người khác.Không làm nghiêm là nó cứ lì.Nguoif đời có câu:"chơi với chó con,chó con liếm mặt"!

    Trả lờiXóa
  4. Bác Chung không phải dạng vừa mô - hài thật , đúng như ku gì Dân luận nói : Nếu công an muốn làm rõ việc đám DLV đã có những hành vi gây rối làm xấu mặt nhà nước thiết nghĩ cơ quan điều tra phải cho triệu tập chúng mới đúng chứ không phải triệu tập những người đi tưởng niệm.
    Khi công an thực sự chỉ muốn lấy thông tin của nhân chứng, lẽ ra họ có thể cử cán bộ đến gia đình ông Trương Văn Dũng để tìm hiểu chứ không phải triệu tập ông......hahahahah
    chết chưa các con , các con tưởng bác Chung nói điều tra DLV mà các con cùng các lều báo hỉ hả nhé - bây giờ chính các con mới là kẻ phạm tội cần điều tra chứ chẳng phải nhân chứng gì sất - chẳng qua đó là lời mĩ miều của các chú CA thôi ...xong

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ở cái xứ sở vẫn có oan án, dân tử vong ở trụ sở CA thì mong gì có sự đàng hoàng tử tế gì !

      Xóa
    2. Cho cái đám rận bọ chết bớt đi thì tốt biết bao nhiêu? Trong sạch môi trường. Vì một Hà Nội xanh...

      Xóa
    3. Nhân viên TT nuôi dưỡng trẻ bị HIV bạo hành trẻ em - Hiệu trưởng bị đình chỉ công tác
      Học sinh đánh nhau ở Trà Vinh - Hiệu trưởng từ chứa
      Thảm sát cây xanh ở HN - Bí Nghị và Chủ tịch Thế Cỏ vẫn yên vị. Thậm chí Bí Nghị còn lái dư luận về một hướng khác
      Bọn cướp ngày, cướp dê, bò, gà, nhím của dân nghèo thì chưa được xử lý.
      Thế mới biết, không phải là QUAN CHỨC lớn thì lòng TỰ TRỌNG và TRÁCH NHIỆM tỉ lệ thuận, cũng nhiều hơn !
      THẾ ĐẤY !

      Xóa
  5. Việc gì phải triệu tập, cứ bắn 5 phát vào lưng như cảnh sát Mỹ mới bắn người da đen.

    Trả lờiXóa
  6. Trương Văn Dũng đã được về.
    Vợ của Trương Văn Dũng sẽ kiện CA vì làm cho chồng cô ấy thụt chim vào trong, giờ không thể lâm trận

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn có vinh dự được nhìn thấy chim của anh ấy. Chúc mừng bạn, bạn là người may mắn nhất hành tinh.

      Xóa
  7. Thương thay cho lũ Rận khốn này. Tay Dũng này chuyên ăn vạ, xuyên tạc và kích động làm chuyện xấu. Tên này mà là “người bảo vệ nhân quyền ở Hà Nội”, lại còn là “một người hoạt động” thì hết biết. Muốn chống Đảng CSVN, chống lại Nhà nước XHCN Việt Nam mà dựa vào mấy tên như tên Dũng này thì làm sao mà chống được. Chỉ làm trò hề cho thiên hạ cười thôi.

    Trả lờiXóa
  8. HIỆN TRẠNG PHÁP LUẬT TẠI VN
    Năm 2013, Ngân hàng Thế giới đã phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai chương trình đánh giá chỉ số quản trị đất đai của Việt Nam. Một kết luận không mới nhưng đủ cơ sở thực tiễn để chứng minh: Việt Nam thuộc nhóm nước dẫn đầu thế giới về xây dựng pháp luật nhưng lại thuộc nhóm nước yếu kém nhất thế giới về thực thi pháp luật (Khảo sát đã công bố năm 2013 của WB và Bộ TN&MT).
    Mới đây nhất, chuyện sửa Luật BHXH ngay khi vừa được QH thông qua, và hàng loạt văn bản pháp luật... trên trời khác buộc phải điều chỉnh đã cho thấy, rất nhiều chính sách được xây dựng xa cách đời thực, thiếu ý kiến khách quan từ người dân.
    Chúng ta rất cố gắng đưa pháp luật vào cuộc sống nhưng còn rất nhiều khó khăn vì chưa đưa được cuộc sống vào pháp luật trong quá trình xây dựng.
    luật pháp, ban hành, thực thi, văn bản
    Ngay trong Luật Đất đai, có những điều không bao giờ được thực hiện, ví dụ như quy định “giá đất của Nhà nước phải phù hợp với giá đất trên thị trường”.
    Quy định này không được thực hiện theo đúng nghĩa vì Luật giao cho cơ quan hành chính nhiệm vụ định giá đất, vừa khó khăn và vừa lạ lẫm. Người dân biết nhưng các cơ quan hành chính ở địa phương vẫn muốn nắm giữ thẩm quyền này...
    Cho đến nay, Chính phủ và Quốc hội cũng đã có nhiều lần quyết định lấy ý kiến của dân đối với một số Luật quan trọng. Chi phí lấy ý kiến của dân cũng được quyết định ở mức khá cao, triển khai rộng khắp, bố trí đủ nhân lực để thực hiện. Ví dụ như vừa qua thực hiện việc lấy ý kiến của dân đối với Hiến pháp và Luật Đất đai sửa đổi, hay như Bộ luật Dân sự hiện nay.
    Thứ nhất, việc lấy ý kiến của dân chưa được thực hiện đối với tất cả các văn bản quy phạm pháp luật, việc này chỉ được thực hiện đối với một số Luật khi lãnh đạo đất nước thấy cần thiết. Thứ hai, cách lấy ý kiến vẫn chủ yếu dựa vào hội thảo với chuyên gia và giao cho chính quyền cấp xã tổ chức họp dân.
    Trên thực tế, không phải chuyên gia nào cũng sát với đời thực và không phải chính quyền cấp xã nào cũng biết thực nghe nguyện vọng của dân. Nghe rồi song tiếp thu ra sao, có khách quan hay vẫn chủ quan.
    Cảm giác của nhiều người vẫn là văn bản pháp luật tiếp tục được phát hành từ các văn phòng có máy lạnh theo tư duy chủ quan của người quản lý, kể cả các văn bản đã được lấy ý kiến “cẩn thận” của dân.
    Đây là lý do chính làm cho các văn bản quy phạm pháp luật có đời sống không dài, phải sửa đổi liên tục. Luật Đất đai trước năm 2003 cứ 2,5 năm phải sửa một lần, sau đó Luật Đất đai 2003 cũng phải sửa 2 lần mới tới được Luật Đất đai 2013, nay Luật Đất đai 2013 vừa có hiệu lực thi hành hơn nửa năm thì đã có quy định vênh với Luật Nhà ở 2014.
    Làm gì để các văn bản quy phạm pháp luật không chỉ đi ra từ các phòng có máy lạnh mà phải tiếp nhận được sức nóng khách quan từ đời thực. Một cơ hội tuyệt vời để giải quyết tận gốc việc này đã đến: Quốc hội hiện đang xem xét để thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi trong kỳ họp sắp của tới Quốc hội. Đây là đạo luật gốc để ban hành mọi văn bản pháp luật, tầm quan trọng chỉ kém có Hiến Pháp.
    Vấn đề thứ nhất được đặt ra là việc lấy ý kiến của dân đối với các văn bản quy phạm pháp luật có cần được coi như một nguyên tắc xuyên suốt trong quy trình xây dựng luật pháp hay không? Điều này dễ thấy là cần thiết. Từ năm 1945, Bác Hồ đã nói “mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân”, có nghĩa là nhân dân có quyền tham gia quyết định luật pháp, hạ tầng trụ cột của Nhà nước pháp quyền. Hiến pháp 2013 đã đưa tinh thần này vào thành quy định tại Điều 28 “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vấn đề thứ hai là việc lấy ý kiến của nhân dân cần được thực hiện như thế nào để bảo đảm người dân có cơ hội được phát biểu thực lòng, ý kiến được thành tâm lắng nghe để tiếp thu hợp lẽ và Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm kinh phí phù hợp, tạo điều kiện hợp lý để thực hiện hiệu quả nhất.
      Trước hết, nội dung quy định của pháp luật phải được chuyển tải giản dị nhất tới dân. Sau đó, người dân mong được phát biểu ý với các tổ chức xã hội gần gũi với mình để ý kiến của mình được chuyển trung thực đến các cơ quan xây dựng luật pháp. Cuối cùng, người dân muốn nhận được ý kiến phản hồi mang tính trách nhiệm giải trình từ các cơ quan xây dựng pháp luật với lý lẽ hợp lý về việc tiếp thu hay không tiếp thu ý kiến của dân. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi cần có những quy định chi tiếp để việc lấy ý kiến của dân là thực.
      Vấn đề thứ ba là trách nhiệm thẩm định dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật nên đặt vào tay cơ quan nào? Cho đến nay ở Việt Nam, mọi việc thẩm định đều do các cơ quan nhà nước thực hiện, giữ nguyên như thời kỳ bao cấp. Như vậy, cơ quan nhà nước nghiên cứu, cơ quan nhà nước dự thảo, cơ quan nhà nước thẩm định và cơ quan nhà nước ban hành đã trở thành chuỗi quy trình thiếu vắng những ý kiến mang tính khách quan để chỉ ra các quy định sinh ra từ cách suy nghĩ mang tính lối mòn quản lý (vẫn gọi là quan liêu), và cũng để kiểm soát việc quy định thẩm quyền quản lý không hợp lý (vẫn gọi là nguy cơ tham nhũng).
      Đây chính là nguồn cơn để xây ra tình trạng các Bộ xây dựng luật pháp vẫn vun vén quyền cao nhất cho mình. Để giải quyết vẫn đề chủ quan quản lý trong quy trình xây dựng pháp luật, cơ chế thẩm định nằm giữa dự thảo và quyết định là điểm chốt của vấn đề. Như vậy, có thể đổi mới cơ chế thẩm định dựa trên nguyên tắc: bên cạnh nhiệm vụ thẩm định giao cho cơ quan hay hội đồng của Nhà nước, cần giao nhiệm vụ thẩm định độc lập cho một hội đồng gồm các tổ chức xã hội ngoài nhà nước là đại diện cho lợi ích của các cộng đồng cư dân. Hội đồng thẩm định độc lập sẽ chỉ ra những bất cập trong dự thảo đối với việc bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
      Việc lấy ý kiến thực chất của các tổ chức xã hội, của người dân và việc tổ chức thẩm định độc lập với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật sẽ làm cho Nhà nước phải chi phí nhiều hơn, thời gian mất nhiều hơn và đòi hỏi nguồn nhân lực tham gia cũng nhiều hơn. Những tốn kém này nhằm đánh đổi lấy các văn bản pháp luật phù hợp hơn với cuộc sống, tuổi thọ pháp luật dài hơn, hiệu lực thi hành cao hơn. Hơn nữa, đây là quá trình thực thi dân chủ, mang lại bền vững xã hội cao. Tổng lại thì lợi ích vẫn lớn hơn chi phí, nên đó là việc cần làm. Nhìn sang các nước công nghiệp mới, các luật đều có đời sống tới vài chục năm; ở các nước phát triển, các luật đã được hình thành vài trăm năm mà vẫn giữ nguyên hiệu lực.
      Việc giải quyết tất cả mọi vấn đề nêu trên đều trông chờ vào Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi. Việc cần làm ngay là phải lấy ý kiến thật đầy đủ, chi tiết, thành tâm của các tổ chức xã hội, của mọi công dân về dự thảo Luật này để cùng nhau có được một quy trình xây dựng pháp luật đạt hiệu suất, hiệu quả và hiệu lực cao. Đây là nền tảng để tạo dựng một Nhà nước pháp quyền bền vững, của dân, do dân và vì dân.
      (theo Vietnamnet)

      Xóa
  9. Các chú CA mà đọc Gô gồ Tiên Lãng thì chắc phải đề phòng cảnh giác, quay camera liên tục. Kẻo rồi anh ấy ra khỏi đồn lại bông băng thuốc đỏ dây nhợ chi chít!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hai công an Đắk Nông ngày 9/4 lãnh án tù treo trong cái chết của một nạn nhân ngay tại đồn sau khi bị bắt giữ trái pháp luật.
      Ông Hoàng Văn Ngài một người dân tộc Hmong thiệt mạng ngày 17/3/2013 trong lúc bị giam tại đồn công an xã Gia Nghĩa vì bị nghi phạm tội ‘phá rừng.’
      Công an nói ông Ngài tự đưa tay vào ổ điện tự tử chết, nhưng các hình ảnh chụp thi thể nạn nhân cho thấy ông có thể đã bị đánh đập tàn nhẫn trong đồn công an dẫn tới tử vong.
      Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Nông trước đây kết luận rằng ông Ngài chết do tự tử và không khởi tố tội hình sự đối với hai công an liên can đến vụ việc là Lê Mạnh Nam và Trần Đăng Tùng.
      Sau khi gia đình nạn nhân tiếp tục khiếu nại đòi làm rõ những bất thường trong cái chết của ông Ngài, đến tháng 7 năm ngoái, cơ quan điều tra của Bộ Công an mới khởi tố vụ án hình sự và bắt hai bị cáo Nam và Tùng về tội danh ‘bắt giữ người trái pháp luật.’
      Tại tòa sơ thẩm hôm nay (9/4), hai bị cáo thừa nhận hành vi ‘bắt giữ người trái pháp luật’ nhưng phủ nhận trách nhiệm về cái chết của ông Ngài.
      Tòa tuyên phạt ông Nam 2 năm rưỡi tù treo và ông Tùng 2 năm tù treo, khiến gia đình nạn nhân bức xúc, quyết định tiếp tục kháng cáo bản án mà họ cho là quá nhẹ trước cái chết của một mạng người.
      Bản án được đưa ra trong bối cảnh báo động về hàng loạt những cái chết bí ẩn tại đồn công an và sự phẫn nộ dâng cao trong công luận vì nạn tra tấn, nhục hình, bạo hành trong ngành nghề có nhiệm vụ bảo vệ an bình cho người dân giữa lúc Việt Nam đã ký kết Công ước Liên hiệp quốc về Chống tra tấn.

      Xóa
    2. Luật sư Võ An Đôn, người đang bảo vệ pháp lý miễn phí cho gia đình hai nạn nhân bị công an đánh chết là ông Ngô Thanh Kiều ở Phú Yên và em Tu Ngọc Thạch, 14 tuổi, ở Khánh Hòa, cho rằng tình trạng chết vì tay công an phổ biến là hậu quả tất yếu của hệ thống pháp luật thiếu độc lập tại Việt Nam. Luật sư Đôn phát biểu với VOA Việt ngữ:
      “Tình trạng bạo hành trong ngành công an thứ nhất là do ngành công an được giao quá nhiều quyền lực mà không có sự giám sát, dẫn tới lạm quyền. Thứ hai là do trình độ, năng lực của cán bộ công an còn thấp, không dùng lý lẽ thuyết phục người ta nhận tội mà dùng bạo lực, đánh đập để lấy lời khai. Nhiều khi do cấp trên giao nhiệm vụ phải lấy bằng được lời khai, do áp lực công việc mà người ta dùng nhục hình. Để khắc phục tình trạng này, công tác giam giữ phải tách riêng, không giao công an nữa thì sẽ giảm được nhiều. Bạo hành trong ngành công an mà xử lý nghiêm, nặng thì sẽ giảm ngay thôi. Nhưng ngược lại, bên tòa án, các cơ quan tiến hành tố tụng lại không dám xử nghiêm vì áp lực từ nhiều phía. Họ bảo vệ cán bộ lẫn nhau, nhiều khi xử mức án rất nhẹ. Để xử lý nghiêm, đòi hỏi toàn hệ thống các cơ quan, trong đó có cơ quan tiến hành tố tụng, phải độc lập. Xử nghiêm, mức án nặng mang tính răn đe cao, thì lực lượng công an sẽ bớt dùng bạo hành đối với người dân.”
      Ông Tu Ngọc Hoài, bố của học sinh lớp 9 Tu Ngọc Thạch bị công an đánh chết ở Khánh Hòa, mong muốn giới hữu trách Việt Nam sớm có biện pháp giải quyết tình trạng chết oan vì tay công an:
      “Tôi mong muốn, yêu cầu pháp luật, chính quyền Việt Nam, những nhà lãnh đạo làm sao phải minh chính, minh bạch, công minh, công lý.”
      Hôm kia (8/4), có thêm một trường hợp tử vong bất thường khi đang bị tạm giam tại công an huyện Khoái Châu, Hưng Yên, mà công an nói ‘do bị cảm rồi chết.’

      Xóa
  10. Đề nghị chủ nhà cung cấp thêm, tội "vu khống" sử mấy năm tù?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chau Boong chưa hiểu được. Neu bay gio xu toi vo khong cua TVD thi phai trieu tap nhan chung, nguoi bi hai va ca ben lien quan. Xác minh tài sản........tế nhị và mệt lắm. Thôi đành tha cho phản động về thôi. Là thật , bao nhiêu phần đông mà chẳng cho vô tu được.

      Xóa
  11. KHẨN CẤP
    Theo tin từ gia đình, sáng nay 10/4 ông Truong van Dung đã bị cơ quan công an đến nhà bắt chưa rõ đưa đi đâu. Mọi người chia sẻ và quan tâm theo rõi.

    Ông Nguyễn Tường Thụy cũng cho biết:

    Sáng nay, 10/4/2015, bốn người bắt anh Truong van Dung lên taxi đưa về công an Hoàn Kiếm. Thông tin từ vợ anh Dũng, khi ấy chị không có nhà.

    (Ngày hôm qua họ bắt anh vào khoảng 10h và thả ra lúc 7h tối)

    Tin thêm: Anh Dũng cho biết qua điện thoại: Anh vừa ăn sáng xong, đang uống nước thì chúng cưỡng bức lên xe. Chúng dập đầu anh vào thành xe. Lúc ấy khoảng 10h. Hiện anh bị choáng (do bị dập đầu vào xe nên không thể làm việc theo yêu cầu của CA được.

    Trả lờiXóa
  12. Đối tượng Trương Văn Dũng này quậy phá chừng đó là đủ rồi đã đến lúc cho hắn nhập kho là vừa nhân dân hoàn toàn ủng hộ.

    Trả lờiXóa
  13. NGUYỄN TƯỜNG THỤYlúc 22:24 11 tháng 4, 2015

    “Chiến dịch triệu tập” của Công an quận Hoàn Kiếm
    11 Tháng 4 2015 lúc 21:05

    NGUYỄN TƯỜNG THỤY
    Sơ kết từ đầu “chiến dịch”

    Tính đến nay “Chiến dịch triệu tập” của Công an quận Hoàn Kiếm đã được chẵn một tuần, bắt đầu từ ngày 4/4/2015. Trong đợt này 9 người bị triệu tập với mật độ 1 ngày 1 giấy, có người đã nhận giấy triệu tập đến lần thứ 4.

    Ngày 6/4/2015 có 5 người lên theo lệnh triệu tập, nhưng dường như chưa làm cho họ thỏa mãn. Hai ngày liên tiếp - ngày 9/4 và 10/4, họ đã hai lần cưỡng bức anh Trương Văn Dũng lên đồn

    Lý do triệu tập là hỏi về việc những công dân này có mặt ở Tượng đài Bắc Sơn, khu vực Hồ Hoàn Kiếm và chứng kiến hành động, lời nói của một số người mặc áo có in dòng chữ DLV. Lý do này làm nhiều người khấp khởi mừng thầm, phen này, công an sẽ làm rõ đám quậy phá, cản trở lễ tưởng niệm các Liệt sĩ đã hy sinh ở đảo Gạc Ma ngày 14/3/1988 là những kẻ nào.

    Tuy nhiên, những người đến làm việc cho biết cán bộ điều tra không hề hỏi về đám DLV mà lại truy vấn họ về việc có mặt ở khu vực Hồ Hoàn Kiếm và Đài Bắc Sơn như: tại sao có mặt ở đấy, đi với ai, mặc quần áo thế nào, đi xe gì, có nói chuyện gì với nhau không, có đeo băng rôn không v.v… Cuối cùng thì răn đe như thế là vi phạm pháp luật.

    Anh Nguyễn Thanh Hà cho biết, sau ngày làm việc thứ nhất, họ hẹn anh hôm sau làm việc tiếp. Anh nghĩ hôm sau sẽ sang nội dung điều tra về đám DLV. Thế nhưng anh lên không có ai làm việc, anh đành phải ra về.
    Đó là cái lối triệu tập khơi khơi, chẳng để làm gì, thời gian người bị triệu tập ngồi một mình là chính. Vậy mà cũng câu lưu hết cả ngày.

    Bắt Trương Văn Dũng vẫn chưa hết, ngày 10/4, họ gửi tiếp giấy cho anh Nguyễn Chí Tuyến (anh đã đến theo giấy triệu tập hôm 6/4). Một ngày, họ gửi 2 giấy triệu tập. Lý do trong giấy thứ 1 có khác một chút: “Làm rõ lời nói và hành động trước tượng đài cảm tử ngày 14/3/2015” còn giấy thứ 2 nội dung hệt như cũ. Chẳng lẽ mấy việc con con mà làm việc với anh 1 ngày vẫn chưa xong.

    Việc tưởng niệm các Liệt sĩ chống Trung Cộng xâm lược hôm 14/3 năm nay không phải là lần đầu tiên. Trước đó, năm nào cũng có các buổi tưởng niệm vào những dịp 19/1 (Hải chiến Hoàng Sa), 17/2 (Chiến tranh biên giới phía Bắc), 14/3 (mất Gạc Ma). Nhưng qua tính chất của việc triệu tập, có vẻ lần này công an làm “dữ”. Việc triệu tập trái luật nhưng lại ráo riết, liên tục nhưng chẳng mang lại kết quả gì đáng kể khiến nhiều người đặt ra câu hỏi tại sao? Có ý kiến cho rằng, họ muốn răn đe những người biểu tình lần đầu (bảo vệ cây xanh) - số này rất đông, chiếm tới 80% số người tuần hành ngày 29/3, lo ngại họ bị cuốn theo phong trào chống Trung Cộng diễn ra từ nhiều năm nay. Có ý kiến cho rằng, nó liên quan đến chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng đang ở Trung Quốc và cũng có người cho rằng Công an Hoàn Kiếm triển khai ý kiến của ông Giám đốc Công an Hà Nội không thừa nhận đám xưng là Dư luận viên (nhưng chỉ trên danh nghĩa, chứ khi làm việc, họ không quan tâm đến vấn đề này). Khi công an gửi giấy triệu tập đến lần thứ tư, cô Mai Phương Thảo nhận xét, họ “dai như miếng vó bò”.

    Đến nay, vẫn còn 3 người không đến theo giấy triệu tập lần thứ 4 của Công an Hoàn Kiếm là chị Đặng Phương Bích, cô Mai Phương Thảo và tôi - Nguyễn Tường Thụy (anh Trương Văn Dũng thì đã bị cưỡng bức lên). Cơn bão “triệu tập” của Công an Hoàn Kiếm đã chấm dứt chưa? Điều này khó mà đoán. Thôi thì tùy theo ý thích của họ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. NGUYỄN TƯỜNG THỤYlúc 22:25 11 tháng 4, 2015

      Công an quận Hoàn Kiếm đã “điều tra” những gì ở Trương Văn Dũng?
      https://scontent-sea.xx.fbcdn.net/hphotos-xfa1/v/t1.0-9/q86/s720x720/20629_704029423039640_2673180406139326831_n.jpg?oh=bae6bbbace430c74cf92f6da32156070&oe=55B49415
      Tác giả trước đồn Công an Hoàn Kiếm.

      https://fbcdn-sphotos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xfp1/v/t1.0-9/q87/s720x720/11027459_704029943039588_1923860862547710815_n.jpg?oh=3cf2b2ee3a2f6ddf12ba9cf532242a70&oe=55A6BD1C&__gda__=1437591477_0bdc409b865489c62a286c490399aeb3
      Anh Trương Văn Dũng vừa về đến nhà

      Như đã nói, hai ngày liên tiếp, ngày 9/4 và 10/4, họ đã hai lần cưỡng bức anh Trương Văn Dũng, thậm chí còn dùng hành động thô bạo như dập đầu anh vào thành xe. Ngày 9/4, từ 10 giờ đến 19 giờ, còn ngày 10/4 từ 10 giờ đến 17 giờ 30 phút. Tôi có mặt ở khu vực đồn Công an Hoàn Kiếm vào lúc chiều tối hôm cưỡng bức anh lần thứ hai. Khi đó anh đã được thả ra và đang trên đường về nhà. Tôi liền qua nhà anh hỏi thăm anh. Đầu tiên, anh giơ cái trán của anh mà bọn nhận lệnh bắt anh dập vào thành xe, bảo còn đau lắm. Tôi tranh thủ ghi lại lời anh kể về hai ngày bị cưỡng bức lên đồn làm việc. Mời bạn đọc cùng theo dõi:

      https://www.youtube.com/watch?v=1kxSEcvWnjU

      https://www.youtube.com/watch?v=Lx4tzEuRRLw

      11/4/2015

      NTT

      Xóa
    2. NGUYỄN TƯỜNG THỤYlúc 22:26 11 tháng 4, 2015

      https://www.facebook.com/notes/704028916373024/

      Xóa
  14. Nhắn Tường Thuỵ nát rượu!
    Đừng có uống rượu trước khi gặp công an.
    Nếu công an hỏi số nào là số o, thì nên trả lời là em không biết nhe!

    Trả lờiXóa