Lời dẫn: Nhà báo Kiều Mai Sơn, tên khai sinh là Kiều Văn Khải, sinh năm 1984 tại Mê Linh, Hà Nội. Dù còn khá trẻ, song anh Kiều Mai Sơn là một cây viết khỏe và chắc. Những bài báo của anh về đề tài lịch sử, kể cả cổ sử khiến những chuyên gia lịch sử phải nể phục. Google.tienlang ấn tượng với Kiều Mai Sơn từ loạt bài của anh về câu chuyện "Trần Hoằng Nghị- cha đẻ của Trần Thủ Độ"?! Hóa ra, cái nhân vật Trần Hoằng Nghị chỉ là một nhân vật không có thật. Thế mà nhân vật này lại được ông Dương Trung Quốc cùng một vài vị ở Viện khoa học Lịch sử Việt Nam, ở Hội KHLS VN tự bịa ra rồi in thành sách "Hoằng Nghị đại vương"- NXB Thế giới:
Cũng những tác giả trên dám cho ra đời sách Lịch sử VN phổ thông tập 3 (NXB
Chính trị quốc gia) với khẳng định: nhân vật Trần
Hoằng Nghị là cha của Thái sư Trần Thủ Độ. “Thân phụ của Trần Thủ Độ là Trần Hoằng
Nghị”, trích từ sách:
Ông Đặng Hùng, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam bổ sung: “Thực tế, không hề có nhân vật Trần Hoằng Nghị tồn tại cuối thời Lý, đầu thời Trần và càng không phải là thân phụ Thái sư Trần Thủ Độ, vì Trần Hoằng Nghị chỉ do một số nhà nghiên cứu dựng lên từ sự hư cấu Trang Nghị đại vương (thần Sấm được thờ ở làng Xuân La, xã Thái Phương, Hưng Hà, Thái Bình), dựa theo tư liệu điền dã và truyền khẩu, chưa được kiểm chứng bằng các văn bản khoa học”.
(Xem bài Trần Hoằng Nghị là nhân vật không có thật và bài trên báo Đảng Cộng sản VN)
Thật đáng lo cho cung cách làm việc của đội ngũ làm sử nước nhà trong thời buổi kinh tế thị trường! Hóa ra, các ông Dương Trung Quốc cùng một vài vị ở Viện Lịch sử Việt Nam, ở Hội KHLS VN bịa ra nhân vật Trần Hoằng Nghị chỉ là theo đơn đặt hàng của doanh nhân Trần Văn Sen. Tương tự như vậy, họ từng làm theo đơn đặt hàng của một doanh nhân phía Nam rồi lộn nhào lịch sử, đưa tên Nguyễn Ánh -kẻ "cõng rắn cắn gà nhà" và Người anh hùng Nguyễn Huệ xếp ngang hàng, cùng được đúc tượng đồng để thờ phụng trong một ngôi đền tư nhân hoành tráng.
Lời chứng của sĩ quan tác chiến- Đại tá Phạm Ngọc Sơn:
“Người viết bản tuyên bố đầu hàng cho Tổng thống Dương Văn Minh là đồng chí Bùi Văn Tùng - Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203. Về tổng kết chiến tranh ở Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh), tôi là sĩ quan Tác chiến tổng hợp của Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 tại Chiến dịch Hồ Chí Minh nên tôi được chỉ định làm thư ký ghi chép cùng một số anh em sĩ quan Chính trị của Quân đoàn 2, đều xác định bản viết để cho Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng Quân giải phóng là đồng chí Bùi Văn Tùng. Những năm tổng kết và những năm kỷ niệm 5 năm, 15, 20 năm, 25 năm thì vẫn là Bùi Văn Tùng. Cho đến kỷ niệm 30 năm giải phóng miền Nam, lúc bấy giờ ông Phạm Xuân Thệ đã là Tư lệnh Quân khu 1 rồi, thì mới nói rằng Phạm Xuân Thệ. Một số chi tiết ông Phạm Xuân Thệ kể viết lời tuyên bố đầu hàng xong rồi cho ông Dương Văn Minh đọc rồi vò bỏ vào trong túi là không hợp lý.
Sau khi nghe việc này, tôi có viết một bài phản bác, tôi nói đầy đủ, và gửi Báo Quân đội Nhân dân, gửi Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, gửi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng từ năm ấy.
Là sĩ quan tác chiến, tôi nói đúng sự thật. Tôi khẳng định bài viết ấy của đồng chí Bùi Văn Tùng lúc đó là Chính ủy của Binh đoàn thọc sâu và Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 mới có trình độ viết được như thế. Nhớ rằng lúc đấy ông Bùi Văn Tùng còn cử ông Phạm Xuân Thệ ngồi tháp tùng trên xe chở ông Dương Văn Minh đến đài phát thanh. Sự thật là như thế đấy!”
SỰ THẬT LỊCH SỬ
22h đêm qua, 15/5/2021, kênh VTC1 đã chiếu bộ phim tài liệu: Chuyện thật 30.4.1975.
Bộ phim hơn 1 tiếng đồng hồ do đạo diễn - NSUT Phạm Việt Tùng và các cộng sự dày công sưu tầm tư liệu, phỏng vấn các nhân chứng lịch sử. Nội dung bộ phim nổi lên các điểm chính sau đây:
1- Cán bộ chiến sĩ Lữ đoàn xe tăng 203 - Quân đoàn 2 là đơn vị đầu tiên vào dinh Độc Lập và bắt giữ Nội các Tổng thống Dương Văn Minh.
Cụ thể: Đại đội trưởng Bùi Quang Thận - Chỉ huy trưởng xe tăng 843 lên cắm trờ trên nóc dinh Độc Lập. Chính trị viên Vũ Đăng Toàn và pháo thủ Ngô Sĩ Nguyên - xe tăng 390 - đã bắt giữ Nội các trong phòng khánh tiết của dinh.
2- Trung đoàn phó Trung đoàn 66 - Quân đoàn 2 - Phạm Xuân Thệ - và các chiến sĩ tham gia áp giải Tổng thống Dương Văn Minh, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu từ dinh Độc Lập sang đài phát thanh Sài Gòn để tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.
3- Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 - Trung tá Bùi Văn Tùng có mặt tại dinh Độc Lập và chỉ đạo việc bắt giữ Nội các Tổng thống Dương Văn Minh. Đồng thời ông Tùng chỉ đạo việc đưa Tổng thống Dương Văn Minh, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu sang đài phát thanh Sài Gòn để tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.
Điều này bác bỏ hoàn toàn ý kiến của các nhân chứng Trung đoàn 66 (Phạm Xuân Thệ, Phùng Bá Đam, Bàng Nguyên Thất, Đào Ngọc Vân...) là ông Bùi Văn Tùng không có mặt trong dinh Độc Lập, việc đưa Tổng thống Dương Văn Minh ra đài phát thanh Sài Gòn là phút "loé sáng" của ông Thệ cùng đồng đội sau khi bàn bạc, thống nhất.
Chỗ này, tôi muốn nói thêm 1 ý ngoài lề: Cựu chiến binh Trung đoàn 66 và một số người có ý kiến vặn vẹo nếu Chính ủy Bùi Văn Tùng chỉ đạo việc bắt Tổng thống Dương Văn Minh thì sao ông không tự áp giải ông Minh, ông Mẫu sang đài phát thanh, nhỡ ông Minh "sổng" mất dọc đường thì sao? Đây là lí luận của anh Chí sinh ra chỗ cái lò gạch cũ. Nên nhớ rằng ông Bùi Văn Tùng là cán bộ chính trị, là người chỉ huy, chứ không phải lính tráng. Ông Tùng chỉ đạo ông Thệ thực hiện. Như vậy mới cho thấy quân đội nhân dân Việt Nam có kỷ cương, có kỷ luật. Việc ông Tùng không đích thân áp giải ông Minh, ông Mẫu vì ông biết họ đã chủ động đầu hàng, chờ đại diện quân giải phóng đến để bàn giao thì không có chuyện họ "sổng" dọc đường. Trí thức có lòng tự trọng, không như kẻ võ biền!
Lại có kẻ lý luận sao không thấy ảnh ông Bùi Văn Tùng ở dinh hay đài phát thanh dù là cái cánh tay? Đấy là cãi bậy. Tư liệu hiện nay chưa sưu tầm được đầy đủ nhưng rồi dần dần theo thời gian các tư liệu sẽ xuất hiện cho thấy có mặt ông Bùi Văn Tùng từ dinh Độc Lập tới đài phát thanh Sài Gòn. Ảnh thì đã thấy có tấm ảnh Chính ủy Bùi Tùng chụp cùng nhà báo Tây Đức - ông Gallasch - trước khi rời dinh sang đài. Lại có đoạn phim tư liệu (trong clip đính kèm đây) về ông Bùi Văn Tùng dưới sân dinh.
4- Chính ủy Bùi Văn Tùng là người soạn lời tuyên bố đầu hàng cho Tổng thống Dương Văn Minh đọc và ghi âm để phát trên đài phát thanh Sài Gòn.
Văn bản bút tích của ông Bùi Văn Tùng đã nộp cho Quân đoàn 2 (bản màu xanh trong phim) cần được đưa ra cho công chúng biết về nguồn gốc lai lịch của tài liệu này. Ông Bùi Văn Tùng cho biết ông nộp cho Cục Chính trị Quân đoàn 2 ngay sau 30/4/1975. Còn ông Hà Huy Đỉnh nói ông Tùng đã xé nó trước mặt ông Đỉnh. Ý kiến này chỉ mang tính tham khảo. Ý kiến thứ ba cho rằng đây là văn bản được Quân đoàn 2 yêu cầu ông Tùng viết lại, vậy thì cũng phải có tài liệu chứng minh ông Tùng viết lại khi nào, ai yêu cầu, ai tiếp nhận tài liệu viết lại này? Cũng cần giám định các tài liệu này ở các cơ quan khoa học độc lập rồi công bố kết quả cho công chúng biết.
Tóm lại, với các tài liệu được công bố hiện nay, Bộ Quốc phòng nói riêng, các cơ quan của Đảng và Nhà nước cần vào cuộc để làm sáng tỏ, rõ ràng vấn đề. Nếu cứ im lặng và làm ngơ, hoặc lặng lẽ chỉ đạo miệng bằng cách bịt miệng các cơ quan thông tấn báo chí không cho bàn hay thông tin gì về sự việc này thì sẽ càng làm mất uy tín trong lòng người dân. Không sợ sai. Sai thì sửa, chửa thì đẻ, dân gian đã nói vậy rồi./.
Xem toàn bộ bộ phim tại đây:
https://www.facebook.com/watch/?v=1727371197465351
Vâng, tôi cũng lần đầu tiên nghe tới một đơn vị của Quân đội ta trong chiến tranh là "Binh đoàn thọc sâu". Rất nhiều người, thậm chí ngay ông nhà báo Đào Văn Sử hoặc các vị ở Viện Lịch sử quân sự.
Trả lờiXóaTôi cũng chỉ là sư suy đoán: Biết đâu, đơn vị "Binh đoàn thọc sâu" này chỉ là cách đánh sáng tạo của Bộ Tư lệnh quân đoàn 2 chứ cái đơn vị này chưa được chính quy hóa theo sách vở quân sự nói chung. Và cái "Binh đoàn thọc sâu" này chỉ là một đơn vị được lập ra trong tình huống cấp bách để thực hiện một hai nhiệm vụ cụ thể. Và "Binh đoàn thọc sâu" giải thể ngay khi sau khi nhiệm vụ hoàn thành theo mệnh lệnh của thủ trưởng quân đoàn 2.
Chính vì vậy, mọi người ít nói đến "binh đoàn thọc sâu" mà chỉ nói đến đơn vị chính thức như "Lữ đoàn 203" hoặc "Trung đoàn 66".
Nhưng nay, ta đã có ông Đại tá Phạm Ngọc Sơn, Đại tá Nguyễn Sơn Văn nói ra thì chắc chắn đó là sự thật: Có tồn tại trong thực tế một "Binh đoàn thọc sâu" do ông Nguyễn Tất Tài làm Tư lệnh và Bùi Tùng làm Chính ủy. Ông đại úy Trung đoàn phó TĐ 66 Phạm Xuân Thệ dẫn một bộ phận nhỏ của Trung đoàn 66 phối thuộc trong đội hình "Binh đoàn thọc sâu". Do vậy, đương nhiên ông Phạm Xuân Thệ phải biết ông Bùi Tùng ngay từ khi cả 2 còn ở trong Dinh chứ không phải như ông ta bốc phét với Viện LSQS rằng:
“Sang tới Đài phát thanh, Đại úy Thệ dẫn hai ông Minh và Mẫu lên gác 2 vào phòng phát chỉ cho họ ngồi xong thì thấy một người cao to mặc quân phục, đội mũ cứng từ ngoài bước vào. Người đó hỏi: “Anh là ai?”.
Sau khi Đại úy Thệ trả lời, người đó xưng danh: “Tôi là Bùi Tùng – Trung tá, Chính ủy Lữ đoàn 203. Tôi tưởng các anh là người của Quân đoàn nên tôi không tham gia gì. Khi nãy, thấy các anh đưa Minh ra đây, tôi liền cho xe bám theo luôn…”.
Lời nói dối nên bất nhất. Ông Thệ lại bốc phét với TTXVN rằng 30 phút sau, ông ta cùng lính 66 "thảo gần xong" thì ông BT mới đến!
Mời các bạn nghe kỹ lời ông Đại tá Phạm Ngọc Sơn:
1.277 (3) Người canh giữ Nội các Dương Văn Minh
https://www.youtube.com/watch?v=_Bb3OEJtbVM&ab_channel=WinwinVi%E1%BB%87tNam
Nhân vô thập toàn, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức của Đảng, Nhà nước nói chung, kể cả cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước nói riêng, không thể nào không có khuyết điểm, sai lầm. Vấn đề là phải hạn chế tối đa việc để xảy ra những sai lầm, khuyết điểm này, nếu xảy ra phải được phát hiện, sửa chữa, khắc phục kịp thời, hạn chế tối đa ảnh hưởng, tác động tiêu cực của nó. Đảng, Nhà nước có điều lệ, quy định của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước, có nhiều cơ chế, cách thức để làm việc này, để giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động của cán bộ, đảng viên, nhắc nhở, cảnh cáo, ngăn ngừa sai phạm và xử lý sai phạm khi đã phát sinh. Đồng thời, Đảng, Nhà nước có cơ chế động viên, khuyến khích nhân dân, các tổ chức xã hội giám sát hoạt động của các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức để tham gia, đóng góp vào công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước. Trong khi đó, việc tung tin bịa đặt, vu cáo để bôi nhọ đời tư của lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước hoàn toàn khác về bản chất, về nội dung, động cơ, mục đích với việc nhân dân giám sát, phát hiện cho Đảng, Nhà nước về những hạn chế yếu kém, sai phạm, sự suy thoái tư tưởng đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức các cấp, kể cả cán bộ cấp cao, để góp phần xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh. Nội dung mà họ tung ra là do họ bịa đặt, hư cấu, tạo dựng chỉ để thực hiện mục đích là bôi nhọ, làm mất uy tín cán bộ, chống phá Đảng, Nhà nước.
XóaBịa đặt, hư cấu, tạo dựng những thông tin về đời tư của một người để xúc phạm, bôi nhọ danh dự của một người khác, dù người đó là ai, đều là việc làm xấu xa, trái với đạo đức truyền thống của dân tộc ta, nhân dân ta, phải bị lên án. Uy tín, danh dự là giá trị, tài sản mà mỗi người đều muốn tạo dựng, giữ gìn. Bịa đặt, vu cáo, đặt điều, gán cho một người lương thiện làm những việc xấu xa để bôi nhọ, hạ uy tín là xúc phạm nhân phẩm, làm nhục người khác. Việc này có thể dẫn đến hủy hoại sự nghiệp, giết chết một con người lương thiện, hủy hoại cuộc sống của một gia đình, thậm chí của cả một gia tộc, ảnh hưởng đến lòng tin, sự kính trọng của con cái đối với cha mẹ, tạo nên mặc cảm tội lỗi của những người thân của cán bộ bị bôi nhọ trước mọi người... Khi không thể thanh minh nổi, không thể tự bảo vệ được mình, không ít trường hợp, người bị bôi nhọ phải bỏ quê hương, nơi ở cũ để đến nơi ở mới, bắt đầu lại cuộc đời. Khi người bị vu cáo, bôi nhọ không chỉ là người tốt, người lương thiện mà còn là lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước thì hậu quả, nạn nhân của nó không chỉ là cá nhân, gia đình, mà cả xã hội, cả đất nước. Người lương thiện, có đức, có tài vì bị bôi nhọ, vu cáo, có thể bị loại ra khỏi vị trí lãnh đạo, mà thay vào đó có thể là người không xứng đáng bằng, nếu không bị loại khỏi vị trí lãnh đạo thì khi uy tín bị sứt mẻ, không thể không ảnh hưởng tới hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo. Một người, mới ngày hôm qua, còn là người được xã hội kính trọng, ngưỡng mộ, ngày hôm sau, trên hệ thống mạng lan truyền những thông tin về những việc làm xấu xa của người ấy, mà thực chất là bịa đặt, vu cáo nhưng được tính toán, dàn dựng tinh vi, tỉ mỉ, nhất định sẽ làm nhiều người hoang mang, lo lắng, mất lòng tin vào con người, vào xã hội, vào Đảng, Nhà nước. Hình ảnh của đất nước trong mắt bạn bè quốc tế cũng bị tổn thương. Đây là những mất mát vô hình nhưng rất lớn, nghiêm trọng.
Sự thật sẽ không thể phủ nhận
XóaThật đáng lo cho cung cách làm việc của đội ngũ làm sử nước nhà trong thời buổi kinh tế thị trường! Hóa ra, các ông Dương Trung Quốc cùng một vài vị ở Viện Lịch sử Việt Nam, ở Hội KHLS VN bịa ra nhân vật Trần Hoằng Nghị chỉ là theo đơn đặt hàng của doanh nhân Trần Văn Sen. Tương tự như vậy, họ từng làm theo đơn đặt hàng của một doanh nhân phía Nam rồi lộn nhào lịch sử, đưa tên Nguyễn Ánh -kẻ "cõng rắn cắn gà nhà" và Người anh hùng Nguyễn Huệ xếp ngang hàng, cùng được đúc tượng đồng để thờ phụng trong một ngôi đền tư nhân hoành tráng.
Trả lờiXóakhi phát hiện sai, lẽ ra phải thu hồi sách, xử lý tác giả.
Thế nhưng, ông Viện trưởng Viện sử lại bao che lấp liếm cho thuộc cấp:
Trả lời các ý kiến của dòng họ Trần (ngày 26-6-2018), PGS Đinh Quang Hải, Viện trưởng Viện Sử học, cũng nói rõ việc kết luận thân phụ của Trần Thủ Độ là Trần Hoằng Nghị “là một giả thiết khoa học, chưa phải là kết luận cuối cùng về vấn đề này”. Dù vậy, PGS Nguyễn Minh Tường vẫn viết trong “Thư ngỏ…” của mình: “…tôi bày tỏ thêm quan điểm của mình: Nếu như ai đó có những tư liệu mới, chứng cứ mới đủ sức thuyết phục về “Người cha của Thái sư Trần Thủ Độ”, tôi sẽ tiếp thu kết quả nghiên cứu mới đó và sẵn sàng từ bỏ nhận định nói trên của mình”...
Đây rõ ràng là thái độ không cầu thị. Bởi, với những chứng lý lịch sử đã được xem là rất yếu, không đủ để bảo vệ một kết luận sai, điều đầu tiên cần làm là nhìn nhận sự vội vàng trong kết luận, và tiếp tục hành trình nghiên cứu, tìm kiếm tư liệu thuyết phục thì mới có thể khẳng định một giả định, nhất là liên quan đến một nhân vật lịch sử.
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
XóaMọi người đừng còm gì cho mệt, trái chiều không hợp gu nó sẽ xóa với những lý do lý trấu rất nhảm.
Trả lờiXóaCứ còm mà tôn trọng sự thật thì chẳng bao giờ xóa cả
Xóađơn vị "Binh đoàn thọc sâu" nhưng mà 2 ông chỉ huy khi trả lời phóng vấn đều nói không biết nhau cái này thì lạ quá ai biết trả lời dùm cái.
Trả lờiXóaThủ trưởng của Phạm Xuân Thệ là ông Trung đoàn trưởng trung đoàn 66 Nguyễn Sơn Văn (Thệ chỉ là trung đoàn phó). Ông Nguyễn Sơn Văn nói có biết ông Bùi Tùng vì từng nhiều lần họp ở quân đoàn.
XóaÔng Nguyễn Sơn Văn cũng nói rõ là Binh đoàn thọc sâu do ông Nguyễn Tất Tài và Bùi Tùng chỉ huy.
https://1.bp.blogspot.com/-GFNqNTayMdU/YKXmrK4ChcI/AAAAAAAAZhE/WNQUABOjx3IKSXpzocZIgthzSvcQKjADQCLcBGAsYHQ/w312-h640/183465508_3678722362229119_5832324928350149801_n.jpg
Như vậy, ông Phạm Xuân Thệ nói mãi sau khi ông ta đến Đài được 30 phút, có 1 người cao lớn.... (Bùi Tùng), tức là ông ta nói dối!
Kiều Mai Sơn: bạn chửi những người không theo bạn trên đây trích một câu : " Đây là lí luận của anh Chí sinh ra chỗ cái lò gạch cũ" bài viết của bạn mình không tranh luận đúng sai ở đây mình chỉ hỏi bạn là hồi nhỏ đi học hay ở nhà cha mẹ, thầy cô có dạy bạn cái câu "tiên học lễ hậu học văn" "kính lão đắc thọ" hay không sao khi viết bài này bạn mất dạy quá vậy.
Trả lờiXóaxem FB của thằng này là biết tư tưởng nó thế nào, một thằng phản động, vô học dưới mác tri thức nhà văn...
XóaVÌ SAO NGÀY NAY CÁC CCB TRUNG ĐOÀN 66 PHẢI CAY CÚ LỒNG LỘN VỚI PHIM CỦA ĐẠO DIỄN PHẠM VIỆT TÙNG?
Trả lờiXóaÔng Hoàng Hiền CCB trung đoàn 66 đang nổi khùng điên và tung tin nóng & ... nhảm là Quân đội bắt khẩn cấp lãnh đạo VTC vì kênh này dám chiếu phim của Đạo diễn Phạm Việt Tùng!!!
VÌ SAO NGÀY NAY CÁC CCB TRUNG ĐOÀN 66 PHẢI CAY CÚ LỒNG LỘN VỚI PHIM CỦA ĐẠO DIỄN PHẠM VIỆT TÙNG?
Tôi đã tìm ra câu trả lời: Nếu bây giờ Ban Bí thư vào cuộc cho điều tra lại thì SỰ THẬT ĐƯỢC PHƠI BÀY!
Và khi đó, tất cả lời khai của ông Phạm Xuân Thệ cùng nhiều ông khác là lính ông Thệ là nói dối. Đều là một e kip Lý Thông! Lột lon sẽ không chỉ một mình ông Thệ mà nhiều ông tướng khác- lính ông Thệ.
1. SỰ THẬT VIỆC BẮT NỘI CÁC DƯƠNG VĂN MINH:
Trên xe tăng 843 và 390 chả có anh lính bộ binh nào như lời bốc phét của các CCB trung đoàn 66.
Vào Dinh đầu tiên chỉ có Vũ Đăng Toàn và Bùi Quang Thận. Vũ Đăng Toàn bắt Nội các Dương Văn Minh để Thận Lên cắm cờ.
Và chỉ có 1 bộ đội giải phóng là Bùi Quang Thận lên cắm cờ chứ không phải có tay gì ccb trung đoàn 66 ba hoa, hắn cùng Thệ lên cắm cờ. Hắn còn dùng dao găm cắt dây cờ ngụy, dao găm này còn lưu tại bảo tàng nào đó.
Lời kể này của Bùi Quang Thận cho ta thấy điều đó:
"Theo lời kể của ông Bùi Quang Thận: 9 giờ sáng ngày 30/4/1975, Đại đội 4 của chúng tôi vượt cầu tiến vào thành phố, phía trước chúng tôi là chiếc xe tăng của Đại đội 3 do đồng chí Lê Tiến Hùng chỉ huy bị xe tăng M41 của địch bắn cháy. Tình thế khá nguy cấp, xe tăng 843 của tôi vọt lên tiêu diệt xe địch và tiếp tục vượt cầu. Khi đến dinh Độc Lập, thấy cổng đóng, tôi ra lệnh cho pháo thủ 2 Nguyễn Văn Kỷ giục pháo thủ 1 Thái Bá Minh nhắm giữa cổng dinh Độc Lập khai hỏa. Không hiểu sao đạn không nổ. Hai lần như vậy, tôi ra lệnh quay nòng pháo ra sau để cho xe húc đổ cổng dinh. Trong 10 phút phải húc 3 lần thì cánh cổng trái mới bung ra. Ngay lúc đó xe tăng 390 do anh Vũ Đăng Toàn chỉ huy lao vào húc đổ cổng chính. Thế là cả hai xe đều tiến vào bên trong. Vào trong dinh, tôi đề nghị anh Vũ Đăng Toàn ở lại "canh chừng" các thành viên nội các Việt Nam Cộng hòa và chờ cấp chỉ huy đến còn tôi thực hiện cho được nhiệm vụ của mình là cắm lá cờ chiến thắng trên nóc dinh Độc Lập...."
https://trian.vn/nguoi-thai-binh-cam-co-tren-noc-dinh-doc-lap/d20210122091828765.htm
II. ÔNG BÙI TÙNG VÀ PHẠM XUÂN THỆ CÙNG CÓ MẶT TRONG DINH, ÔNG TÙNG CHỈ ĐẠO VIỆC ĐƯA DƯƠNG VĂN MINH SANG ĐÀI PHÁT THANH NAY ĐÃ ĐỦ CHỨNG CỨ ĐỂ KẾT LUẬN.
XóaPhạm Xuân Thệ khai với Viện LSQS: “Sang tới Đài phát thanh, Đại úy Thệ dẫn hai ông Minh và Mẫu lên gác 2 vào phòng phát chỉ cho họ ngồi xong thì thấy một người cao to mặc quân phục, đội mũ cứng từ ngoài bước vào. Người đó hỏi: “Anh là ai?” Sau khi Đại úy Thệ trả lời, người đó xưng danh: “Tôi là Bùi Tùng – Trung tá, Chính ủy Lữ đoàn 203. Tôi tưởng các anh là người của Quân đoàn nên tôi không tham gia gì. Khi nãy, thấy các anh đưa Minh ra đây, tôi liền cho xe bám theo luôn…”...=> đây là lời nói láo!
Càng láo hơn và bất nhất là Thệ nói với Thông tấn xã VN về chuyện ông Tùng đến trễ 30 phút.
Trong khoa học điều tra có một nguyên tắc là phải xem xét tổng thể. Chứng cứ là các thông tin được chứa đựng trong các nguồn chứng cứ. Chỉ được coi là "chứng cứ" khi thông tin chứa trong nguồn chứng cứ đó phù hợp với các chứng cứ khác.
Ở vụ Phạm Xuân Thệ, đến nay ta đã có đủ các chứng cứ khẳng định: ÔNG BÙI TÙNG VÀ PHẠM XUÂN THỆ CÙNG CÓ MẶT TRONG DINH, ÔNG TÙNG CHỈ ĐẠO VIỆC ĐƯA DƯƠNG VĂN MINH SANG ĐÀI PHÁT THANH.
Một loạt Chứng cứ này phù hợp với nhau, gồm:
1- Thông tin trong Sách của nhà báo Tây Đức;
2- Thông tin từ các nhân chứng Nguyễn Hữu Hạnh, Phan Kỳ Nhân vv... Ngay phút đầu, các nhân chứng Nguyễn Hữu Hạnh, Phan Kỳ Nhân vv... đều chứ biết tên ông Bùi Tùng, Phạm Xuân Thệ nhưng họ phân biệt rất rõ đặc điểm 2 ông này trái ngược nhau:
- Thệ thấp lùn, trẻ tuổi, quát tháo, tay lăm lăm khẩu K59 đòi bắt nội các DVM làm tù binh...
- Ông Bùi Tùng thì cao lớn, uy nghiêm nhưng dễ gần (ông Kỳ Nhân còn nghĩ đây là ông Võ Văn Kiệt!)
3- Thông tin từ nhân chứng Đại tá tình báo Tô Văn Cang. Ông Tô Văn Cang là đại tá tình báo của ta nhưng hoạt động trong vỏ bọc "lực lượng thứ ba". Ông Cang đến Dinh sớm hơn bất cứ bộ đội giả phóng nào và luôn sát cạnh Dương Văn Minh. Báo cáo của ông Tô Văn Cang ngay từ năm 1975 cho thủ trưởng của mình là Đại tá tình báo Sáu Trí cho biết thông tin: Ông Tô Văn Cang có cự cãi với "sĩ quan trẻ mang K59" rằng, Dương Văn Minh là Hàng binh chứ không phải Tù binh. Ông Tô Văn Cang còn yêu cầu "Ông chỉ huy thiết giáp" chấn chỉnh, kiềm chế sự hung hăng phấn khích của viên "sĩ quan trẻ mang K59" ...
4. Chứng cứ từ ông Đại tá Phạm Ngọc Sơn- nguyên sĩ quan tác chiến Quân đoàn 2, từ ông Đại tá Phạm Sơn Văn- nguyên trung đoàn trưởng trung đoàn 66 mà hôm nay, qua bài này chúng ta mới biết. Chỉ huy Binh đoàn thọc sâu là ông Nguyễn Tất Tài, Bùi Tùng.
Dù Bộ quốc phòng giao cho Quân đoàn 4 chứ không phải Quân đoàn 2 nhiệm vụ đánh chiếm Dinh Độc Lập nhưng khi tình huống chiến trường diễn ra khác dự định, Quân đoàn 4 bị kẹt nên Lãnh đạo Quân đoàn 2 đã chủ động, sáng tạo nhận nhiệm vụ đánh chiếm Dinh về cho Quân đoàn 2. Lãnh đạo quân đoàn 2 đã lập ra Binh đoàn thọc sâu, giao cờ quyết thắng cho lãnh đạo Binh đoàn thọc sâu.
Đó, 4 chứng cứ trên đều phù hợp với nhau và cho phép ta Kết luận: ÔNG BÙI TÙNG VÀ PHẠM XUÂN THỆ CÙNG CÓ MẶT TRONG DINH, ÔNG TÙNG CHỈ ĐẠO VIỆC ĐƯA DƯƠNG VĂN MINH SANG ĐÀI PHÁT THANH.
Còn vấn đề cuối cùng: AI THẢO VĂN BẢN? thì khỏi cần nói thêm vì tất cả những điều (I) và (II) trên đã sáng tỏ rằng Phạm Xuân Thệ nói dối. Và khi có mặt ông Chính ủy Binh đoàn thọc sâu Bùi Tùng ngay từ phút đầu thì đương nhiên ông Bùi Tùng phải là người chỉ huy cao nhất, Thệ làm gì cói cửa? Thệ cũng có công như ông Bùi Tùng viết trong bài MỘT TÀI LIỆU TOÀN CẢNH LẦN ĐẦU TIÊN CÔNG BỐ VỀ SỰ KIỆN 30/4/1975 TẠI DINH ĐỘC LẬP VÀ TẠI ĐÀI PHÁT THANH SÀI GÒN!
https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/05/mot-tai-lieu-toan-canh-lan-au-tien-cong.html
Xin trích: "(1) Đồng chí cán bộ rất trẻ đó sau này về đơn vị tôi mới biết đó là Đại úy Phạm Xuân Thệ. Mặt tốt của đồng chí và một số anh em bộ đội ta là lúc nào cũng đi kèm sát Dương Văn Minh từ dinh Độc lập ra đài phát thanh và ngược lại, nên tôi đỡ lo vì có việc gì xẩy ra với Minh đã có anh em mình kèm chặt. "
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
XóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
XóaCác bạn cứ nói theo quan điểm riêng, nhưng không phạm các quy định của chủ trang là được
XóaPhân tích của ông Lê Đức rất logic và khoa học
Trả lờiXóaĐây là bài báo trả lời cho đoạn mà ông Lê Đức viết trên kia "chỉ có 1 bộ đội giải phóng là Bùi Quang Thận lên cắm cờ chứ không phải có tay gì ccb trung đoàn 66 ba hoa, hắn cùng Thệ lên cắm cờ. Hắn còn dùng dao găm cắt dây cờ ngụy, dao găm này còn lưu tại bảo tàng nào đó."
Bài báo của Lê Mã Lương đăng trên báo QĐND từ năm 2014:
28/04/2014 09:22 Lính bộ binh vào Dinh Độc Lập
https://www.qdnd.vn/quoc-phong-an-ninh/xay-dung-quan-doi/linh-bo-binh-vao-dinh-doc-lap-440603
Trich:
"Đến 10 giờ ngày 30-4, mũi thọc sâu của Đại đội 6 vẫn tiếp tục ngồi trên 2 xe tăng 843 và 390 do Trung úy Đại đội trưởng Bùi Quang Thận và Trung úy Chính trị viên đại đội Vũ Đăng Toàn chỉ huy. Quân số của Đại đội 6 lúc này chỉ còn 15 tay súng. Các chiến sĩ bộ binh, xe tăng như những “Cảm tử quân” lao thẳng tới khu vực Hàng Xanh.
10 giờ 45 phút ngày 30-4-1975, chiếc xe tăng T54b, số hiệu 843 dẫn đầu đội hình thọc sâu khi đến cổng Dinh Độc Lập liền húc thẳng vào cổng phụ và bị mắc kẹt. Chiếc xe tăng thứ hai, số hiệu 390 do Chính trị viên Vũ Đăng Toàn chỉ huy ra lệnh cho lái xe Nguyễn Văn Tập điều khiển xe húc tung cánh cổng Dinh Độc Lập tiến thẳng vào trong sân Dinh. Ngay đầu cổng Dinh Độc Lập xuất hiện một nữ nhà báo nước ngoài đang chăm chú ghi hình(2). Trong sân Dinh có 30 lính vệ binh đang sẵn sàng hạ vũ khí đầu hàng. Các chiến sĩ Đại đội 6 nhảy xuống khỏi 2 xe tăng 843 và 390 gồm: Trần Đức Tình, Trần Văn Tàu, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Văn Sản, Trần Mạnh Đề, Chử Đức Hải, Nguyễn Văn Đấu được lệnh Thiếu úy Chính trị viên đại đội Nguyễn Duy Ân, gom toàn bộ số lính ngụy đưa vào góc sân Dinh. Khi thấy Trung úy - Đại đội trưởng xe tăng từ xe 843 cầm lá cờ giải phóng, vượt qua sân vào Dinh Độc Lập để cắm cờ trên đỉnh nóc dinh Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn, thì Trần Đức Tình, Bùi Huy Linh liền lao theo. Khi tới sân thượng nơi cột cờ, Tình liền rút dao găm, chặt đứt đầu dây ghì cột cờ rồi từ từ hạ lá cờ vàng 3 sọc đỏ xuống để đồng chí Bùi Quang Thận thay lá cờ giải phóng rồi kéo lên đỉnh cột đúng 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975."
Sự thật sẽ luôn chiến thắng
XóaBài báo mới đăng rất hay:
Trả lờiXóaTrả sự thật cho lịch sử
Tối 15.5.2021, hàng chục triệu khán giả truyền hình Việt Nam đã được xem bộ phim tài liệu “Chuyện thật 30.4.1975” trên kênh VTC1 (*).
May mắn có mặt trong buổi chiếu tham khảo ý kiến bộ phim tài liệu này từ lúc phim chưa công chiếu (cách đây một tháng), chúng tôi hiểu rằng việc bộ phim được chiếu lần đầu tiên trên truyền hình quốc gia là một nỗ lực rất lớn của nhiều người trong đó có vai trò hết sức quan trọng của Nhà báo - NSƯT Phạm Việt Tùng và các cộng sự.
Tập thể những người lính cầm bút trên mặt trận truyền thông hiểu rõ sứ mạng của mình là phản ánh sự thật và phải kiên trì chiến đấu, góp phần làm rõ những sự thật lịch sử khi nó bị che khuất vì những lý do nào đó.
Việc bộ phim tài liệu dày công điều tra, xác minh từ nhiều nguồn trong nhiều năm được công chiếu, Phạm Việt Tùng và các cộng sự cuối cùng đã có thể chứng minh rất thuyết phục một sự thật quan trọng trong lịch sử dân tộc: ai mới là người thảo lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh phát trên Đài phát thanh Sài Gòn trưa ngày 30.4.1975?
Xem tiếp:
https://nguoidothi.net.vn/tra-su-that-cho-lich-su-28601.html
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
XóaNếu đúng ông Đại tá Phạm Ngọc Sơn nói : Quân đoàn 2 thành lập Binh đoàn thọc sâu đánh chiếm Dinh Độc lập do Trung tá Nguyễn Tất Tài (Lữ trưởng Lữ 203) làm Tư lệnh và Trung tá Bùi Văn Tùng (Chính ủy Lữ 203) làm Chính ủy. Một bộ phận nhỏ (chứ không phải cả trung đoàn 66) của Trung đoàn bộ binh 66 được Quân đoàn cử vào Binh đoàn thọc sâu này.thì ông Đại tá Phạm Ngọc Sơn đã nói xạo lừa mọi người, bởi vì từ trước đến nay cả trong thời chiến và thời bình Quân đội ta chưa bao giờ có cấp Quân đoàn thành lập cấp Binh đoàn thọc sâu trực thuộc Quân đoàn. Binh đoàn tương đương với cấp Quân đoàn. Đã có Tư lệnh, Chính ủy Binh đoàn thì sẽ có các cơ quan và thủ trưởng các cơ quan Binh đoàn đó như Tham Mưu trưởng,các Chủ nhiệm: Chính trị, Hâu cần, Kỹ thuật….Có thể Quân đoàn 2 tổ chức một lực lượng thọc sâu từ lực lượng của các đơn vị trực thuộc Quân đoàn thì lực lượng thọc sâu đó không thể gọi là Binh đoàn thọc sâu được. Biến lực lượng thọc sâu của Quân đoàn thành Binh đoàn thọc sâu là nói xạo, nói liều …vì thế lời của ông Đại tá Phạm Ngọc Sơn nói không đúng sự thật, không đáng tin cậy không thể là nhân chứng lịch sử trung thực!
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
XóaVụ thủ dâm trận đánh quân ta bắn quân mình dâm sau lưng chiến sỹ mấy năm rồi không nghe thủ dâm cũng nhớ.
XóaTớ cũng nghĩ nên dẹp FaceBook đi để đó lợi bất cập hại. Tự lập ra mxh riêng VN để giữ độc lập truyền thông, độc lập thông tin, độc lập dân tộc. FB nó nuốt bao nhiêu tiền thuế VN, lấy tiền người Việt không trả thuế xu nào nhưng rất khinh thị luật thông tin VN, có thằng Việt kiều đang làm cho FB còn thách thức bảo luật thông tin VN là copy nguyên xi của TQ xuống rồi sửa lại vài cái thì có ngon thì cấm luôn rồi tự làm cái riêng đi. Nó thách vậy thì mình cũng nên chiều!
Theo tớ thấy thì Vietel và VN nói chung đã có những sản phẩm chất lượng đủ trình thay thế các mxh của Mỹ và nước ngoài chỉ là mọi người quen xử dụng bọn kia rồi nên không ai thèm vào hàng cây nhà lá vườn.
Tôi đề nghị chủ nhà xóa ý kiến ông Ánh Lửa Hồng23:50 20 tháng 5, 2021 vì ông này phao tin đồn nhảm, rằng Tổng Cục Chính Trị đã gửi công văn đề nghị Ban TGTW xem xét xử lý VTC.
XóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
XóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
XóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
XóaBạn Minh Thanh lý giải chưa đúng rằng "Binh đoàn tương đương với cấp Quân đoàn".
Trả lờiXóaTheo Luật Quốc phòng thì không có Tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam cấp "Binh đoàn".
"Binh đoàn" thường dùng để gọi các đơn vị cấp Quân đoàn, cũng có khi được dùng cho cấp sư đoàn, lữ đoàn.
Trong thời chiến, vì yếu tố bảo mật thông tin nên chữ "Binh đoàn" là cách gọi chung các "đơn vị lớn" trên phương tiện thông tin đại chúng, là cấp cao hơn của "Binh đội".
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, với tinh thần "Thần tốc, thần tốc hơn nữa" nên hầu như từ các mũi tấn công, các quân đoàn đều phải khẩn trương lập ra lực lượng thọc sâu. Lãnh đạo quân đoàn phải giao nhiệm vụ cụ thể, mục tiêu cụ thể cho lực lượng thọc sâu. Để hiệp đồng tác chiến tốt thì lãnh đạo quân đoàn phải phân công người lãnh đạo, chỉ huy lực lượng thọc sâu.
Về tên gọi của đơn vị thọc sâu, có tên gọi chung là "Lực lượng thọc sâu" hay "Binh đoàn thọc sâu" là do lãnh đạo quân đoàn quyết định.
Vậy nên, các ông Đại tá Phạm Ngọc Sơn- nguyên sĩ quan tác chiến quân đoàn và Đại tá Phạm Sơn Văn- nguyên Trung đoàn trưởng trung đoàn 66 nói như Goog.tienlang kể trên kia về Binh đoàn thọc sâu của Quân đoàn 2 là chính xác.
binh đoàn thọc sâu cái gì, chỉ huy cái gì xạo ke 2 ông Thệ và ông Tùng có biết nhau đâu.
XóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaVớ vẩn quá!
Trả lờiXóaLàm gì có CV 828 của Tổng cục chính trị, Trung tướng Trịnh Văn Quyết soạn thảo và ký gửi công văn gửi Ban tuyên giáo TƯ đề nghị xử lý và giải quyết vấn đề VTC tự ý công chiếu phim tài liệu Chuyện thật trưa 30/4/1975!
Một công văn như vậy không bao giờ được đưa lên MXH!
Coi chừng các bạn vô tình chia sẻ phát tán thông tin giả trôi nổi trên MXH!
Hành vi này cũng bị xử phạt hành chính đấy!
Tôi đề nghị chủ nhà xóa ngay những ý kiến bbaayj bạ nhảm nhí này đi!
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
XóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
XóaTôi đề nghị các bạn chủ nhà đưa tin bình luận khách quan, đừng vơ đũa cả nắm.
Trả lờiXóaCác bạn nên dùng từ "một nhóm ccb trung đoàn 66" chứ đừng nói chung là "ccb trung đoàn 66".
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
XóaVụ này quá hot luôn nóng hơn cả vụ bà Hằng và mấy người muốn ăn theo nổi tiếng như 1 số nghệ sĩ và Duy Nguyễn.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaXem lại vụ này cho đúng và có kết luận đúng là điều cần thiết vì vụ xe tăng sai đã sai luôn nhiều thứ khác, người ta tái dựng lại hiện trường xe tăng húc đổ cổng dinh ngụy để dựng phim, và clip dựng lại đã được dùng cho rất nhiều bọ phim truyện cũng như tài liệu, có lúc còn sửa cho nó thành trắng đen cho ra vẻ "xưa" nữa. Nhiều người dân không biết liên coi các thước phim làm lại đó là phiên bản gốc của những gì thật sự xảy ra ở cổng dinh ngụy. Đến có pb gốc thật sự chính hãng, chính hiệu của bà phóng viên Pháp thì tất cả mới ngớ ra, hóa ra tất cả xem clip lâu nay tưởng là clip phim tài liệu nguyên tác nguyên bản hóa ra là hàng nhái làm lại và "lộn xe".
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
XóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
XóaGoogle.tienlang xóa nhận xét của bạn Nặc danh05:46 21 tháng 5, 2021 bởi lý do bạn đưa về đây một giả thiết bậy bạ về nguyên nhân Mỹ gây chiến ở Việt Nam đơn giản chỉ vì dầu mỏ:
Trả lờiXóaOff-Topics, little bit I think:
http://reactor-core.org/blackgold-hotgold.html#part3
Google.tienlang đồng ý với ý kiến bác Cựu binh trung đoàn 6601:53 21 tháng 5, 2021
Trả lờiXóa---
Cựu binh trung đoàn 6601:53 21 tháng 5, 2021
Vớ vẩn quá!
Làm gì có CV 828 của Tổng cục chính trị, Trung tướng Trịnh Văn Quyết soạn thảo và ký gửi công văn gửi Ban tuyên giáo TƯ đề nghị xử lý và giải quyết vấn đề VTC tự ý công chiếu phim tài liệu Chuyện thật trưa 30/4/1975!
Một công văn như vậy không bao giờ được đưa lên MXH!
Coi chừng các bạn vô tình chia sẻ phát tán thông tin giả trôi nổi trên MXH!
Hành vi này cũng bị xử phạt hành chính đấy!
Tôi đề nghị chủ nhà xóa ngay những ý kiến bậy bạ nhảm nhí này đi!"
https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/05/su-that-3041975-thong-tin-do-nha-bao.html?showComment=1621536785911#c4074915654915191021
Google.tienlang cũng nhất trí với ý kiến của bác:
"Cựu binh trung đoàn 6602:01 21 tháng 5, 2021
Tôi đề nghị các bạn chủ nhà đưa tin bình luận khách quan, đừng vơ đũa cả nắm.
Các bạn nên dùng từ "một nhóm ccb trung đoàn 66" chứ đừng nói chung là "ccb trung đoàn 66"."
Mong tất cả mn khi tranh luận nên dùng từ "một nhóm ccb trung đoàn 66" chứ đừng nói chung là "ccb trung đoàn 66".
Sau ý kiến này, bất cứ ai vi phạm, ý kiến đó sẽ bị xóa mà không cần cảnh báo.
Trên kia có bạn nêu ý kiến:
Trả lờiXóa----
"Xóa, xóa nữa, xóa mãi19:26 20 tháng 5, 2021
Mọi người đừng còm gì cho mệt, trái chiều không hợp gu nó sẽ xóa với những lý do lý trấu rất nhảm."
https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/05/su-that-3041975-thong-tin-do-nha-bao.html?showComment=1621513609834#c2803467028405066842
Google.tienlang không xóa ý kiến này.
Google.tienlang tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tôn trọng các ý kiến đa chiều.
Song các ý kiến phải đi thẳng vào chủ đề ở bài này: Ý kiến trong bài của anh nhà báo Kiều Mai Sơn có đúng hay không đúng? Vì sao?
Các bạn đừng né tránh các chứng cứ mà anh Kiều Mai Sơn đưa ra.
Lại còn phao tin đồn nhảm rằng Tổng cục Chính trị có CV đề nghị Ban Tuyên giáo TW xử lý VTC!
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaBạn Nặc danh phía trên copy một bài viết tràng giang đại hải của ai đó vào đây làm gì? Bài này chung chung, chả có gì sai nhưng đưa vào đây làm rối, làm loãng chủ đề.
Trả lờiXóaNếu cần thiết thì chỉ cần bình luận nhất trí hay phản đối ý kiến của Quảng trị viên GGTL trên kia là đúng/ hay sai.
Cái việc "Tổng cục Chính trị có CV đề nghị Ban Tuyên giáo TW xử lý VTC!" ấy có đúng là đồn nhảm hay không?
Liếc qua cũng biết là đồn nhảm.
Bởi phim chiếu trên VTC là phim của ông Đạo diễn Phạm Việt Tùng. Bộ phim đã tập hợp, đã đưa ra các chứng cứ để trả lại sự thật cho lịch sử.
Phạm Việt Tùng đã mày mò suốt gần nửa thế kỷ mới ra được bộ phim này.
Bộ phim tài liệu tốt như thế, quý như thế thì tại sao Tổng cục Chính trị lại ra CV yêu cầu xử lý VTC? Thật vô lý!
VTC vi phạm gì không? Không! Chỉ có những người không am hiểu pháp luật, cụ thể là Luật báo chí. Bộ phim của ông PVT là phim tài liệu điều tra. Nó là một tác phẩm báo chí. VTC có quyền đăng, phát bộ phim này mà chả cần "xét duyệt" của bất cứ ai.
Luật báo chí Việt Nam ghi rõ: Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng.
Luật báo chí còn nghiêm cấm hành vi "Cản trở việc in, phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí hợp pháp tới công chúng." và "Đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật."
Xem Luật báo chí: http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=184567
Đính chính: Gõ vội nên trong ý kiến trên kia của tôi có một câu chưa hoàn chỉnh. Nay tôi đính chính, bổ sung:
XóaVTC vi phạm gì không? Không! Chỉ có những người không am hiểu pháp luật, cụ thể là Luật báo chí thì mới phao lên cái chuyện vi phạm của ông Phạm Việt Tùng rằng bộ phim "chưa được kiểm duyệt".
Cảm ơn chị Nguyễn Thị Vân Anh đã nhận xét: "Bạn Nặc danh phía trên copy một bài viết tràng giang đại hải của ai đó vào đây làm gì? Bài này chung chung, chả có gì sai nhưng đưa vào đây làm rối, làm loãng chủ đề."
Trả lờiXóaGoogle.tienlang sẽ xóa ý kiến tràng giang đại hải của bạn Nặc danh phía trên.
1. Bạn Lê Trọng rất mơ hồ về luật pháp và về tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam khi nói: ‘Theo Luật Quốc phòng thì không có Tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam cấp "Binh đoàn".và khẳng định rằng: ‘’ …Về tên gọi của đơn vị thọc sâu, có tên gọi chung là "Lực lượng thọc sâu" hay "Binh đoàn thọc sâu" là do lãnh đạo quân đoàn quyết định’’! Vậy lãnh đạo Quân đoàn ngồi xổm trên luật khi quyết định thành lập ‘Binh đoàn thọc sâu ha? Nếu những ai đã trải qua quân ngũ, hiểu biết cơ bản về Quân đội thì đều biết rằng trong một trận đánh cụ thể từ cấp trung đội trở lên khi chiến đấu độc lập, hay chiến đấu trong đội hình cấp trên thường có lực lượng làm nhiệm vụ thọc sâu của trận đánh….Nhưng không có Quân đoàn nào thành lập lực lượng thọc sâu của Quân đoàn lấy tên là ‘’Binh đoàn thọc sâu’
Trả lờiXóa2. Giúp Bạn Lê Trọng tham khảo hiểu thêm về các binh đoàn đã từng và đang hoạt động trong biên chế Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Binh đoàn Quyết Thắng; tên gọi khác: Quân đoàn 1 thành lập năm 1973 có các đơn trực thuộc: Sư đoàn Bộ binh 308 (Hà Nội), Sư đoàn Bộ binh 312 (Thái Nguyên). Sư đoàn Bộ binh 390 (Thanh Hóa), Lữ đoàn: Lữ đoàn Pháo binh 368 (Thanh Hóa). Lữ đoàn Phòng không 241 (Ninh Bình). Lữ đoàn Tăng thiết giáp 202 (Ninh Bình). Lữ đoàn Công binh 299 (Hòa Bình).
- Binh đoàn Hương Giang, tên gọi khác Quân đoàn 2, thành lập năm 1974, các đơn vị trực thuộc: Sư đoàn bộ binh 304 (Vĩnh Phúc). Sư đoàn bộ binh 306, Sư đoàn bộ binh 325, Lữ đoàn Phòng không 673, Lữ đoàn Tăng thiếp giáp 203, Lữ đoàn Pháo binh 164, Lữ đoàn Công binh 219.
- Binh đoàn Tây Nguyên, tên gọi khác Quân đoàn 3, thành lập năm 1975….
- Binh đoàn Cửu Long, tên gọi khác: Quân đoàn 4, thành lập năm 1974….
- Binh đoàn Chi Lăng, tên gọi khác Quân đoàn 5, Quân đoàn 14, thành lập 1979…
- Binh đoàn Pắc Bó, tên gọi khác Quân đoàn 8, Quân đoàn 26, thành lập năm 1979…
- Binh Đoàn Sông Thao, tên gọi khác Quân đoàn 6, Quân đoàn 29 thành lập 1979
- Binh đoàn 11, tên gọi khác Tổng Công ty Thành An, thành lập năm 1982
-Binh đoàn 12, Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn (Trước 1975: Đoàn 559) thành lập năm 1959
- Binh đoàn 15, tên gọi khác Tổng công ty 15, thành lập năm 1985….
- Binh đoàn 16, tên gọi khác Tổng công ty 16, thành lập năm 1998…..
- Binh đoàn 18, tên gọi khác Tổng công ty 18, thành lập năm 1989…..
3. Khẳng định, các ông Đại tá Phạm Ngọc Sơn- nguyên sĩ quan tác chiến quân đoàn và Đại tá Phạm Sơn Văn- nguyên Trung đoàn trưởng trung đoàn 66 nói như Goog.tienlang kể trên kia về Binh đoàn thọc sâu của Quân đoàn 2 là nói xạo, nói không đúng, không chính xác về tên gọi lực lượng thọc sâu của Quân đoàn 2. Ngay cái tên gọi của lực lượng thọc sâu cuẩ Quân đoàn 2 đã nói xạo rồi thì làm sao là nhân chứng lịch sử trung thực được!
Bạn Minh Thanh ơi,
XóaTôi tin ông Đại tá Phạm Ngọc Sơn- nguyên sĩ quan tác chiến quân đoàn và Đại tá Phạm Sơn Văn- nguyên Trung đoàn trưởng trung đoàn 66.
Ông Đại tá Phạm Sơn Văn- nguyên Trung đoàn trưởng trung đoàn 66- (trung đoàn có anh Phạm Xuân Thệ là trung đoàn phó) còn xuất bản cuốn Hồi ký và lấy tên là "Sức mạnh một binh đoàn" để kể về cái Binh đoàn thọc sâu của Quân đoàn 2.
Xem hình Đại tá Phạm Sơn Văn- nguyên Trung đoàn trưởng trung đoàn 66 cầm trên tay cuốn Hồi ký "Sức mạnh một binh đoàn":
https://icdn.dantri.com.vn/thumb_w/640/2021/04/30/img-9703-1619734913913.jpeg
Xin lỗi, trên kia tôi viết sai (và ông Lê Trọng cũng viết sai) về họ của ông Đại tá Nguyễn Sơn Văn- nguyên Trung đoàn trưởng trung đoàn 66.
XóaHọ Nguyễn chứ không phải họ Phạm.
1. Chào bạn Cựu Chiến binh, nếu bạn là cựu Chiến binh của Quân đội nhân dân Việt Nam và hiểu biết cơ bản về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Quân đội ta, hiểu về Binh đoàn, tên goi về Binh đoàn, lịch sử của các đơn vị mang tên Binh đoàn của Quân đội nhân dân Việt thì bạn sẽ khẳng định ngay rằng cấp Quân đoàn không có quyền tự thành lập một đơn vị mới lớn tới cấp để được gọi là ‘Binh đoàn thọc sâu’’ trực thuộc Quân đoàn mình.
Trả lờiXóa2. Bạn lấy dẫn chứng: ‘’Xem hình Đại tá Phạm Sơn Văn- nguyên Trung đoàn trưởng trung đoàn 66 cầm trên tay cuốn Hồi ký "Sức mạnh một binh đoàn"..’ để khẳng định là: ‘’Tôi tin ông Đại tá Phạm Ngọc Sơn- nguyên sĩ quan tác chiến quân đoàn và Đại tá Phạm Sơn Văn- nguyên Trung đoàn trưởng trung đoàn 66.’’ Mà bất chấp sự thật lịch sử Quân đoàn 2 trong chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân năm 1975 không có đơn vị trực thuộc nào của Quân đoàn 2 mang tên ‘’Binh đoàn thọc sâu’’. Nếu có đã được ghi chép, lưu giữ trong hồ sơ và tư liệu lịch sử của Quân đoàn 2 và Bộ Quốc phòng và đã được công bố rồi. Có chăng cái tên gọi của lực lượng thọc sâu của Quân đoàn 2 được một số cựu chiến binh Quân đoàn thích oai, muốn nổ nâng cấp‘lên cấp’Binh đoàn thọc sâu mà bạn tin đó là sự thật lịch sử thì đó là quyền của bạn.
3. Còn tôi khẳng định cấp Quân đoàn có ‘’Binh đoàn thọc sâu’’ là tin nhảm nhỉ, xuyên tạc sự thật lịch sử!
Thế thì bạn Minh Thanh đi mà tố cáo lãnh đạo Quân đoàn 2, tố cáo ông Đại tá Phạm Ngọc Sơn- nguyên sĩ quan tác chiến quân đoàn, tố cáo ông Đại tá Nguyễn Sơn Văn- nguyên Trung đoàn trưởng trung đoàn 66, cái ông cầm trên tay cuốn Hồi ký "Sức mạnh một binh đoàn":
Xóahttps://icdn.dantri.com.vn/thumb_w/640/2021/04/30/img-9703-1619734913913.jpeg
Lướt quanh trên mạng fb và cả youtube, thật lạ là một số ông ccb trung đoàn 66 không ai dám phản biện thẳng vào sự đúng hay sai ở các chứng cứ mà đạo diễn Phạm Việt Tùng đưa ra để chứng minh TRUNG TƯỚNG PHẠM XUÂN THỆ ĐÃ NÓI DỐI 5 LẦN!
Trả lờiXóaXem bài "“SỰ THẬT TRƯA 30/4/1975”- TRUNG TƯỚNG PHẠM XUÂN THỆ ĐÃ NÓI DỐI 5 LẦN! "
https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/05/su-that-trua-3041975-trung-tuong-pham.html
Các ông này thường mở đầu bằng câu: "Tôi không bàn chuyện đúng/sai trong nội dung phim..." Sau đó, họ lớn tiếng kết tội ông Tùng là chống quân đội, chống Đảng và Nhà nước, làm mất uy tin quân đội....
Tiếp theo là họ xuyên tạc bịa đặt rằng Tổng cục Chính trị có công văn đề nghị Ban Tuyên giáo "xử lý" VTC. Ông ccb trung đoàn 66 là ông Hoàng Hiền còn nổ rằng Quân đội sắp bắt giam khẩn cấp cả Ban lãnh đạo VTC!
Anh bạn ngu dốt là anh Thượng tá đã bị kỷ luật Trịnh Lê Hoài Nam - chủ kênh Chống diễn biến hòa bình- là người tích cực tiếp tay cho sự xuyên tạc bịa đặt của một số ccb trung đoàn 66 này!
Thưa một số ông ccb trung đoàn 66, công chúng ngày nay, trong đó có cả đa số các ccb trung đoàn 66 đều có tầm hiểu biết rất cao. Họ sẽ biết ngay rằng: các ông từ chối bàn chuyện đúng/sai trong nội dung phim của ông Phạm Việt Tùng thì chứng tỏ các ông KHÔNG DÁM bàn, vì nó quá đúng.
Công chúng cũng hiểu ngay rằng chuyện các ông phao lên tin Tổng cục Chính trị đề nghị Ban Tuyên giáo xử lý VTC là chuyện nhảm, chuyện bịa đặt, nhảm hơn là quân đội bắt khẩn cấp VTC! Các ông cùng đường rồi, cùng đường nên loạn trí, nói xằng, nói bậy.
Các ông không hiểu luật nhưng lãnh đạo Tổng cục Chính trị, đặc biệt Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, người vừa được Bộ Chính trị phân công nhiệm vụ Trưởng ban Tuyên giáo đương nhiên đều là những người am hiểu pháp luật. Việt Nam là đất nước có luật pháp văn minh chứ đâu phải đất nước rừng rú châu Phi, nơi mà các ông tướng quân đội nắm binh quyền thì thích bắt ai là bắt?
Tôi cùng thầm cảm ơn ông nào đó có đơn gửi Tổng cục chính trị với kiến nghị bắt lãnh đạo VTC. Ông Phạm Việt Tùng chắc cũng phải cảm ơn ông có đơn gửi Tổng cục chính trị.
Vì câu chuyện đã đến tai các vị lãnh đạo TCCT, đến tai Tướng Nguyễn Trọng Nghĩa. Ông Phạm Việt Tùng cũng chỉ mong có thế.
Ông Phạm Việt Tùng cùng đa số bạn đọc nghiêm túc ở GGTL chỉ mong muốn như thế!
Ban Tuyên giáo và cả Ban Bí thư phải chỉ đạo giải quyết vụ này và sẽ xử lý cả e kip lý thông cùng nhóm người ở Viện LSQS làm sai, bao che cho ê kíp lý thông!
cơ động, đột kích, thọc sâu....
Trả lờiXóaTrước những thắng lợi giòn giã của quân và dân ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, tạo thời cơ giải phóng hoàn toàn miền Nam, Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Hồ Chí Minh. Mục đích của Chiến dịch Hồ Chí Minh là tiêu diệt tập đoàn phòng ngự mạnh nhất ở Sài Gòn-Gia Định, đánh đổ hoàn toàn cơ quan đầu não của ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn.
Khi trận then chốt mở đầu (từ ngày 26 đến 28-4-1975), ta tập trung lực lượng đột phá tuyến phòng thủ vòng ngoài, chia cắt và cô lập lực lượng địch ở nội đô đang diễn ra quyết liệt, Bộ tư lệnh chiến dịch đã lệnh cho các quân đoàn trên 5 hướng tiến công (tây bắc, bắc, đông, đông nam, tây và tây nam), tổ chức các binh đoàn thọc sâu, sẵn sàng cơ động nhanh chóng đánh thẳng vào các mục tiêu đầu não của địch ở nội đô Sài Gòn, thực hiện trận then chốt quyết định giành thắng lợi.
Căn cứ tình hình địch trong nội đô Sài Gòn và thế trận, lực lượng của ta, Bộ tư lệnh chiến dịch quyết định không tổ chức đội hình thê đội trong quá trình tác chiến; không chia bước, chia đợt như các chiến dịch thông thường, mà giao khu vực tác chiến và mục tiêu tiến công cụ thể cho từng quân đoàn trên từng hướng tiến vào nội đô Sài Gòn
Trên hướng tây bắc (hướng tiến công chủ yếu), Quân đoàn 3 có nhiệm vụ đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất; đồng thời phối hợp với Sư đoàn Bộ binh 320B (Quân đoàn 1) đánh chiếm bộ tổng tham mưu ngụy. Trên hướng bắc, Quân đoàn 1 tiến công trong hành tiến, thọc sâu đánh chiếm bộ tổng tham mưu ngụy. Hướng đông, Quân đoàn 4 có nhiệm vụ thọc sâu, tiến thẳng vào nội đô Sài Gòn, đánh chiếm Dinh Độc Lập. Hướng đông nam do Quân đoàn 2 đảm nhiệm, có sự phối hợp của Trung đoàn Đặc công 116 Miền và lực lượng vũ trang tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đánh chiếm căn cứ Nước Trong, các chi khu Long Bình, Đức Thạnh, thị xã Bà Rịa, thị xã Vũng Tàu... Tuy lúc đầu không được giao nhiệm vụ đánh thọc sâu nhưng trong quá trình chiến đấu, Bộ tư lệnh Quân đoàn 2 tổ chức sẵn một bộ phận lực lượng thọc sâu gồm: Lữ đoàn Xe tăng 203, Trung đoàn Bộ binh 66 được tăng cường một số đơn vị binh chủng sau khi đánh chiếm vòng ngoài, sẵn sàng cơ động thọc sâu vào nội đô Sài Gòn và trong trường hợp nếu đơn vị bạn phát triển tiến công vào chậm thì chủ động đánh chiếm các quận 1, 3 và Dinh Độc Lập. Hướng tây và tây nam, Đoàn 232 có nhiệm vụ thọc sâu đánh chiếm biệt khu thủ đô và tổng nha cảnh sát ngụy.
Với cách tổ chức lực lượng cơ động thọc sâu trên các hướng, tạo thế trận vững chắc đánh trận then chốt quyết định như vậy, các binh đoàn thọc sâu của ta đủ sức đánh thẳng vào các mục tiêu chủ yếu ở nội đô Sài Gòn để giành thắng lợi.
Theo kế hoạch, 5 giờ ngày 29-4-1975, các cánh quân của ta trên các hướng được lệnh tổng công kích đồng loạt trên toàn mặt trận, tiếp tục đánh ngăn chặn, tiêu diệt các lực lượng chủ lực chủ yếu của địch ở vòng ngoài, đồng thời phát triển thọc sâu, phối hợp với các lực lượng tại chỗ đánh chiếm những địa bàn quan trọng ở vùng ven, mở đường tiến vào nội đô Sài Gòn. Để thực hiện đánh trận then chốt quyết định, ta tổ chức các binh đoàn cơ động thọc sâu với quy mô sư đoàn được tăng cường binh khí kỹ thuật. Mỗi sư đoàn tổ chức từ 1 đến 2 cụm lực lượng cơ động thọc sâu, tiến công theo 1, 2 trục đường. Đội hình của một cụm lực lượng cơ động thọc sâu được tổ chức thành 4 bộ phận: Bộ phận đi trước có nhiệm vụ trinh sát đánh địch mở đường; bộ phận chủ yếu đánh địch thường tổ chức thành hai thê đội, có sở chỉ huy đi cùng; bộ phận dự bị và bộ phận phục vụ. Trong quá trình tiến công, bộ phận trinh sát đánh địch mở đường cách bộ phận chủ yếu khoảng 2-3km, các bộ phận còn lại cách nhau khoảng 1km và xe cách xe từ 50 đến 70m. Tốc độ tiến công của lực lượng thọc sâu trung bình là 2,5km.
cơ động, đột kích, thọc sâu (tiếp theo)
Trả lờiXóaVề cách đánh, ta đã phát huy cao độ sức đột kích lực lượng cơ động thọc sâu tiến công, bỏ qua hoặc đánh lướt các mục tiêu vòng ngoài, nhanh chóng đánh thẳng vào mục tiêu chủ yếu trong chiều sâu tung thâm phòng ngự của địch ở nội đô. Bằng cách vận dụng linh hoạt các hình thức tác chiến bao vây, thọc sâu, luồn sâu, chốt giữ... kết hợp chặt chẽ giữa tiến công chính diện và vu hồi vào phía sau, bên sườn, hiệp đồng tác chiến chặt chẽ giữa các lực lượng tiến công, đến trưa 30-4-1975, bộ đội ta đã nhanh chóng tiêu diệt, đánh chiếm nhiều vị trí quan trọng của địch, trong đó có sân bay Tân Sơn Nhất, bộ tổng tham mưu, biệt khu thủ đô, tổng nha cảnh sát ngụy. 11 giờ 30 phút ngày 30-4, lực lượng thọc sâu của Quân đoàn 2 (hướng đông nam) đã chiếm Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ nội các ngụy quyền Sài Gòn, buộc Tổng thống Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.
Thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh đánh dấu bước phát triển vượt bậc về nghệ thuật tác chiến của Quân đội ta. Trong đó nổi bật là xác định chính xác mục tiêu chủ yếu và tổ chức các binh đoàn, binh chủng hợp thành có sức đột kích mạnh làm lực lượng cơ động thọc sâu, tạo thế trận vững chắc đánh trận then chốt quyết định. Trên cơ sở đó, ta đã phát huy cao độ sức mạnh của các lực lượng cơ động thọc sâu, linh hoạt tác chiến tiêu diệt từng cụm quân địch trên dọc trục đường tiến công, nhanh chóng tiến thẳng vào nội đô Sài Gòn, đánh chiếm các mục tiêu trọng yếu của ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Đại tá, TS DƯƠNG ĐÌNH LẬP
(https://www.qdnd.vn/quoc-phong-an-ninh/nghe-thuat-quan-su-vn/co-dong-dot-kich-thoc-sau-gianh-thang-loi-chien-luoc-657113)
"Khi trận then chốt mở đầu (từ ngày 26 đến 28-4-1975), ta tập trung lực lượng đột phá tuyến phòng thủ vòng ngoài, chia cắt và cô lập lực lượng địch ở nội đô đang diễn ra quyết liệt, Bộ tư lệnh chiến dịch đã lệnh cho các quân đoàn trên 5 hướng tiến công (tây bắc, bắc, đông, đông nam, tây và tây nam), tổ chức các binh đoàn thọc sâu, sẵn sàng cơ động nhanh chóng đánh thẳng vào các mục tiêu đầu não của địch ở nội đô Sài Gòn, thực hiện trận then chốt quyết định giành thắng lợi."
XóaBài này của Đại tá, TS DƯƠNG ĐÌNH LẬP
(https://www.qdnd.vn/quoc-phong-an-ninh/nghe-thuat-quan-su-vn/co-dong-dot-kich-thoc-sau-gianh-thang-loi-chien-luoc-657113) bạn Nặc danh đưa về đây, tôi hy vọng bạn Minh Thanh trên kia không còn thắc mắc về Binh đoàn thọc sâu của Quân đoàn 2 mà Đại tá Đại tá Phạm Ngọc Sơn- nguyên sĩ quan tác chiến quân đoàn, Đại tá Nguyễn Sơn Văn- nguyên Trung đoàn trưởng trung đoàn 66 đang kể. Cái ông cầm trên tay cuốn Hồi ký "Sức mạnh một binh đoàn":
https://icdn.dantri.com.vn/thumb_w/640/2021/04/30/img-9703-1619734913913.jpeg
Và cái ông Đại tá Phạm Ngọc Sơn nói rõ: Quân đoàn 2 thành lập Binh đoàn thọc sâu đánh chiếm Dinh Độc lập do Trung tá Nguyễn Tất Tài (Lữ trưởng Lữ 203) làm Tư lệnh và Trung tá Bùi Văn Tùng (Chính ủy Lữ 203) làm Chính ủy trong clip của Wiwin VN
https://www.youtube.com/watch?v=_Bb3OEJtbVM&ab_channel=WinwinVi%E1%BB%87tNam
Trên kia cũng có một số ông "bỏ bóng đá người" khi không dám tranh luận thẳng vào những vấn đề mà nhà báo đưa ra, rồi đi tấn công cá nhân nhà báo.
Trả lờiXóaThưa các ông, như các bạn trẻ chủ trang đã giới thiệu, nhà báo Kiều Mai Sơn còn rất trẻ, SN 1984.
Còn các ông, ccb trung đoàn 66, đến nay còn sống chắc cũng 70-80, thậm chí 90.
Nhưng các cụ 70-80, thậm chí 90 ạ.
Đạo lý người Việt ta là thế. Muốn để trẻ con yêu quý, kính trọng , thì trước hết, bản thân chúng ta phải kính trọng chúng ta đã!
Chính các cụ coi rẻ rúm nhân cách của mình, nhận vơ thành tích của đồng đội, đạp lên đồng đội để thêm sao thêm gạch...
Sự thật đang được phơi bày qua bộ phim của ông đạo diễn Phạm Việt Tùng.
Thế thì các cụ có xứng là Bộ đội Cụ Hồ không?
Có xứng được trẻ con tôn trọng không?
Lý Thông dù 1 nghìn tuổi thì người Việt ta vẫn gọi nó là Thằng Lý Thông, thưa các cụ!
Xem ra, cụ Vũ Đăng Toàn thế mà ... sướng.
Trả lờiXóaCụ Toàn sướng hơn nhiều so với cụ Bùi Quang Thận (cụ Thận đã mất năm 2012, thọ 63 tuổi.)
Cụ Toàn sướng hơn cả cụ Thệ, dù ai cũng biết, cụ Thệ là vị tướng, giàu có không kể xiết.
Nhưng cái danh "thằng Lý Thông" còn đeo bám cụ đến lúc cụ chết. Vậy thì cụ có sướng hay không? Vàng bạc châu báu có làm cụ thảnh thơi hay không?
Hơn nữa, làm thằng đàn ông thì phải cố gắng phấn đấu để con cháu sau này đừng tủi nhục khi nhớ đến ông cha. Tức là cái danh "Lý Thông" sẽ còn đeo bám con cháu cụ Thận, cụ Thệ, khiến con cháu cụ Thận cụ Thệ phải bị sự khinh ghét của người đời.
trong khi đó, con cháu cụ Vũ Đăng Toàn sẽ vô cùng hãnh diện khi xem bộ phim mới cách đây vài ngày:
Gặp gỡ nhân chứng lịch sử 30 tháng 4
https://www.youtube.com/watch?v=gWpMOn5kg8o&ab_channel=N%C3%B4ngTh%C3%B4n-S%E1%BB%B1Ki%E1%BB%87n
Vậy ai sướng hơn ai, chắc mọi người đã rõ!
Tôi cũng sắp chết rồi, khi ra quân về quê cày ruộng cũng chỉ quân hàm thiếu úy. Không giàu nhưng cũng đủ ăn.
Con cháu tôi cũng có thằng tiến sĩ, nhưng nói chung, vẫn nghèo.
Nhưng tôi dám chắc: Tôi, cũng như cả triệu CCB VN đều sướng hơn ông Phạm Xuân Thệ!
Cụ Lặc trên đây có tâm sự tâm huyết. Và chắc ai ai cũng đồng tình!
Trả lờiXóaDù sự thật lịch sử hiện tại vẫn đang bị phủ bụi, phủ bụi trong gần nửa thế kỷ qua bởi một nhóm người trong trung đoàn 66 và nhóm người ở Viện LSQS, song thời công nghệ thông tin như hiện nay, mọi người dân đều rất dễ dàng kiểm chứng, đánh giá về Bộ phim của đạo diễn Phạm Việt Tùng.
Và vì vậy, dù cụ Bùi Văn Tùng, cụ Vũ Đăng Toàn chưa được phong Anh hùng nhưng trong lòng mọi người dân, các cụ đã đang là Anh hùng!
Hãy nhìn ánh mắt kính phục ngưỡng mộ của các cháu học sinh trường Tiểu học và trường trung học xã Đông Xuyên, huyện Ninh Giang (Hải Dương) trong buổi giao lưu "cây nhà lá vườn" do các thầy cô tổ chức...
Gặp gỡ nhân chứng lịch sử 30 tháng 4
https://www.youtube.com/watch?v=gWpMOn5kg8o&ab_channel=N%C3%B4ngTh%C3%B4n-S%E1%BB%B1Ki%E1%BB%87n
Chỉ là 1 công văn giả mạo Tổng cục chính trị, giả chữ ký tướng Quyết đề nghị xử lý VTC thôi chưa kết luận phim ông Việt Tùng đúng sai, chưa kết luận gì chuyện ông Tùng ông Thệ. Thế mà mấy ông CCB trung đoàn 66 và bênh vực ông Thệ hí hửng cứ như sắp "chiến thắng" đến nơi. Ngứa mắt vãi!
Trả lờiXóaVì vậy đề nghị GGTL đăng lên công văn giả mạo giả chữ ký, giả luôn dấu Bộ Quốc Phòng, bịa ra toàn văn lời tướng Quyết để cho đánh động công an người ta bắt cả lũ này bỏ tù đi ngứa mắt quá. Cho họ khỏi ăn mừng chiến thắng nữa! Đọc bực dã man lun. Tội giả mạo công văn, mạo danh Tổng Cục Chính Trị ngày phong kiến là tội chém đầu không đùa.
Hehe, công văn "giả mạo" của Tổng cục chính trị đã tát vào mặt VTC. Rất vui! Đã đến lúc chấm dứt sự hiện diện của VTC trên đất nước VN. Nó cắt xén cả phim ông Việt Tùng là đủ hiểu rồi.
XóaCông văn S-828-CTTH của Tổng Cục chính trị do Trung Tướng Trịnh văn Quyết ký tên gửi Ban Tuyên Giáo về việc VTC cho trình chiếu phim "Sự thật trưa 30/4/1975", sau đó VTC lập tức cho đổi tên phim trên youtube. Cho thấy bản chất phản động thập thò lập lờ của kênh này.
Trả lờiXóaNgoài ra bức ảnh đồng chí Việt Tùng cùng đi với ông Dương Văn Minh trên phim ban đầu thấy có lý, thấy nó có thể chứng minh được đồng chí Tùng có mặt ngay từ đầu không phải đến muộn 30 phút. Nhưng về sau càng nhiều phân tích mới về bức ảnh thì thấy sự thật không hề rõ ràng như 1 số kẻ đang làm ra vẻ như vậy. Sự liên hệ giữa bức ảnh chụp chung với Galas với bức ảnh nêu trên cũng không phải như những kẻ đang tìm cách thuyết phục mọi người. Tôi trông chờ sự giám định của của khoa học công an để làm rõ vấn đề để tìm về sự thật chứ không phải nhưng những cái loa tuyên truyền 2 chiều hiện nay. Vô cùng nhục nhã cho những kẻ này.
Tư duy của bạn Nặc danh12:07 21 tháng 5, 2021 cho rằng: ‘’Thế thì bạn Minh Thanh đi mà tố cáo lãnh đạo Quân đoàn 2, tố cáo ông Đại tá Phạm Ngọc Sơn- nguyên sĩ quan tác chiến quân đoàn, tố cáo ông Đại tá Nguyễn Sơn Văn- nguyên Trung đoàn trưởng trung đoàn 66, cái ông cầm trên tay cuốn Hồi ký "Sức mạnh một binh đoàn"…’’ là tư duy của trẻ trâu, lý sự cùn, tâm thần, ngông cuồng, kích động, chống phá,..không biết phân biệt phải trái đúng sai trong tranh luận để tìm ra chân lý, sự thật.
Trả lờiXóaBạn Cựu Chiến binh,trích dẫn nội dung bài viết, hay hồi ký của ai đó làm tư liệu lịch sử để khẳng định Quân đoàn 2 trong chiến dịch Hồ Chí Minh có thành lập đơn vị trực thuộc mang tên ''Binh đoàn thọc sâu'' thì bạn nhầm to. Muốn khẳng định Quân đoàn 2 trong chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân năm 1975 có thành lập một đơn vị mang tên ''Binh đoàn thọc sâu'' trực thuộc Quân đoàn thì cứ trưng tư liệu, hồ sơ về thành lập ‘’Binh đoàn thọc sâu’’ đó ra. Tối thiểu phải có quyết nghị của cấp ủy Quân đoàn 2 về việc thành lập đơn vị đó và quyết định thành lập, ngày, tháng, năm, công bố quyết định. Tổ chức biên chế của‘’Binh đoàn thọc sâu’’. Thực tế trong tư liệu lịch sử được công bố của Quân đoàn 2 không có đơn vị trực thuộc nào mang tên ‘’Binh doàn thọc sâu’’…’’ Binh đoàn Hương Giang, tên gọi khác Quân đoàn 2, thành lập năm 1974, các đơn vị trực thuộc: Sư đoàn bộ binh 304 (Vĩnh Phúc). Sư đoàn bộ binh 306, Sư đoàn bộ binh 325, Lữ đoàn Phòng không 673, Lữ đoàn Tăng thiếp giáp 203, Lữ đoàn Pháo binh 164, Lữ đoàn Công binh 219’’.
Trả lờiXóaÔng CCB đã nói thế này mà bạn Minh Thanh vẫn vặn vẹo. Binh đoàn thọc sâu này không có trong tổ chức thường niên của Quân đội ta. Nó chỉ là một lực lượng được thành lập cấp tốc, thể hiện cách đánh sáng tạo của Bộ tư lệnh chiến dịch trong giờ phút then chốt. Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Hồ Chí Minh. Mục đích của Chiến dịch Hồ Chí Minh là tiêu diệt tập đoàn phòng ngự mạnh nhất ở Sài Gòn-Gia Định, đánh đổ hoàn toàn cơ quan đầu não của ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn từ 26/4/1975.
XóaCụ Giáp ban hành Mệnh lệnh "Thần tốc, thần tốc hơn nữa!", trong đó ghi rõ: "Truyền đạt tức khắc tới đảng viên, chiến sĩ", do vậy ai là bộ đội có mặt ở phía Nam, dù là lính binh nhì cũng phải biết. Tất cả các đơn vị phải "vắt chân lên cổ" mà chạy, đích cuối là Dinh Độc Lập. Ngụy quân co cụm, cố kiết phòng thủ ở một vài điểm cửa ngõ Sài Gòn.
Nếu cứ đánh theo cách truyền thống là đánh chiếm bằng được cụm phòng thủ địch rồi mới đi tiếp thì rõ ràng là không thể hoàn thành Mệnh lệnh Thần tốc của cụ Giáp.
Đây chính là lý do cho các binh đoàn thọc sâu ra đời. Trên thực tế, các binh đoàn thọc sâu chỉ tồn tại một thời gian ngắn, chỉ có vài ngày. Khi mục tiêu đã đạt được thì các binh đoàn thọc sâu giải tán, trở lại với đơn vị cũ.
Có lẽ vì thế nên sử sách ít viết về một cái tổ chức chỉ tồn tại vài ngày.
----
"Khi trận then chốt mở đầu (từ ngày 26 đến 28-4-1975), ta tập trung lực lượng đột phá tuyến phòng thủ vòng ngoài, chia cắt và cô lập lực lượng địch ở nội đô đang diễn ra quyết liệt, Bộ tư lệnh chiến dịch đã lệnh cho các quân đoàn trên 5 hướng tiến công (tây bắc, bắc, đông, đông nam, tây và tây nam), tổ chức các binh đoàn thọc sâu, sẵn sàng cơ động nhanh chóng đánh thẳng vào các mục tiêu đầu não của địch ở nội đô Sài Gòn, thực hiện trận then chốt quyết định giành thắng lợi."
Bài này của Đại tá, TS DƯƠNG ĐÌNH LẬP
(https://www.qdnd.vn/quoc-phong-an-ninh/nghe-thuat-quan-su-vn/co-dong-dot-kich-thoc-sau-gianh-thang-loi-chien-luoc-657113) bạn Nặc danh đưa về đây, tôi hy vọng bạn Minh Thanh trên kia không còn thắc mắc về Binh đoàn thọc sâu của Quân đoàn 2 mà Đại tá Đại tá Phạm Ngọc Sơn- nguyên sĩ quan tác chiến quân đoàn, Đại tá Nguyễn Sơn Văn- nguyên Trung đoàn trưởng trung đoàn 66 đang kể. Cái ông cầm trên tay cuốn Hồi ký "Sức mạnh một binh đoàn":
https://icdn.dantri.com.vn/thumb_w/640/2021/04/30/img-9703-1619734913913.jpeg
Và cái ông Đại tá Phạm Ngọc Sơn nói rõ: Quân đoàn 2 thành lập Binh đoàn thọc sâu đánh chiếm Dinh Độc lập do Trung tá Nguyễn Tất Tài (Lữ trưởng Lữ 203) làm Tư lệnh và Trung tá Bùi Văn Tùng (Chính ủy Lữ 203) làm Chính ủy trong clip của Wiwin VN
https://www.youtube.com/watch?v=_Bb3OEJtbVM&ab_channel=WinwinVi%E1%BB%87tNam
Tôi ngu nên xem phim ST 30/4/1975 bao nhiêu lần vẫn không chắc được sự thật rõ ràng là gì. Nghi ngờ theo hướng này hướng kia hoặc nghi vấn là có. Nhưng nói chỉ dựa vào phim đó mà kết luận chắc chắn được chắc các bạn GGTL này với con mắt tình báo gián điệp KGB với phân tích chuyên môn trong ngành nên mới chắc cú đến như vậy? Vì căn cứ theo trình tự xuất hiện thì ngay khi phim vừa lên thì GGTL đã lập tức lao nhanh sang 1 phía, tự đặt mình vào thế "cưỡi trên lưng con cọp", "đâm lao theo lao".
Trả lờiXóaTôi nghĩ GGTL nên quay về với thái độ trung lập, cầu thị, xây dựng, thật sự khách quan, tôn trọng sự thật dù nó là gì, tôn trọng ý kiến các bên, điều đáng lẽ các bạn nên làm ngay từ đầu vụ lùm xùm này. Để bây giờ, sau khi các bạn xóa hầu hết sạch sẽ mọi ý kiến phía bên kia, các bạn xóa hầu như tất cả các ý kiến thuyết phục, ý kiến lý lẽ logic càng thuyết phục về phía bên kia thì càng dễ bị xóa. Tôi có chụp ảnh màn hình lại hết để làm chứng khi cần. Các bạn xóa hầu hết ý kiến bên kia như vậy nên đương nhiên nhiều người không thèm vào bình luận nữa thì các bạn lại tự sướng là "họ im lặng", "đuối lý". Xua đuổi phía bên kia rồi tự sướng họ "đuối", "im lặng" có hài lắm không?
Vì vậy nếu vụ này kết luận của trên mà không như các bạn tuyên truyền thì có thể nói GGTL từ nay uy tín mất hết nói gì cũng không còn bao nhiêu giá trị hay ai tin tưởng nghe theo nữa. Nếu bây giờ quay về thái độ khách quan trung lập để chừa đường lui cho mình thì may ra còn giữ được chút thể diện sau này. Blog này có giá trị với đất nước VN, có quan điểm đúng đắn về lịch sử VN, dù các bạn có nguồn gốc ở đâu. Nên tôi cũng muốn blog này vẫn có uy tín và tiếp tục nói người ta nghe. Muốn người ta nghe và nể mình tin mình thì thái độ và hành xử phải cho người ta nể phục và tôn trọng chứ không phải thẹn quá hóa giận xóa lung tung các ý kiến thuyết phục ở phía bên kia như vậy. Ví dụ như ý kiến của ông Nguyễn Nam ở trên là hoàn toàn phân tích rất cụ thể về bức ảnh cũng bị các bạn xóa. Tin tức khách quan về công văn của Tổng Cục Chính Trị cũng bị xóa, chuyện này ai cũng biết mấy ngày nay rồi có gì nữa phải che giấu, giấu diếm?
Những người từ Thượng tá Trịnh Lê Hoài Nam đến các sĩ quan ,tướng lĩnh của Đoàn 66 đều là người thật việc thật trên FB, lai lịch thật, lý lịch minh bạch rõ ràng có cả thông tin, địa chỉ, số nhà trên FB.
Còn các bạn là ai? Chỉ là 1 nhóm nick ảo với những bình luận khen ngợi nhau, "đồng ý" với nhau và nội dung cùng giọng điệu đều na ná như nhau.
Sao không dám lộ diện mặt mũi hình ảnh, tên họ thật ra giống như những ông Trịnh Lê Hoài Nam, tướng lĩnh trung đoàn 66 và các CCB khác mà các bạn đang nhắm vào? Thậm chí còn tung tin đồn nhảm là họ bị kỷ luật, bị đuổi khỏi này khỏi kia trong khi nhóm ông Nam vẫn hoạt động đều đều trên các mặt trận FB và YT.
Vụ này cũng không đơn giản. Nhiều người ở cả 2 phía thay vì hóng tin và chờ kết luận từ các cơ quan thẩm định thì nói chuyện tuyên truyền như muốn định hướng dư luận về 1 phía.
Trả lờiXóaThưa bạn Đinh Trí Thành20:40 21 tháng 5, 2021,
Trả lờiXóaTrên kia bạn viết: "Tôi ngu nên xem phim ST 30/4/1975 bao nhiêu lần vẫn không chắc được sự thật rõ ràng là gì. Nghi ngờ theo hướng này hướng kia hoặc nghi vấn là có."
Đó là bạn tự nhận đấy nhé, chứ không phải tôi!
Vì bạn "ngu" như bạn tự nhận nên tôi thấy ông Lê Đức ngay từ tối qua đã giải thích cho bạn một cách khá rõ ràng, tôi thấy là rất logic:
====
Lê Đức20:18 20 tháng 5, 2021
https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/05/su-that-3041975-thong-tin-do-nha-bao.html?showComment=1621516685000#c4102598136499029229
I. SỰ THẬT VIỆC BẮT NỘI CÁC DƯƠNG VĂN MINH:
Trên xe tăng 843 và 390 chả có anh lính bộ binh nào như lời bốc phét của các CCB trung đoàn 66.
Vào Dinh đầu tiên chỉ có Vũ Đăng Toàn và Bùi Quang Thận. Vũ Đăng Toàn bắt Nội các Dương Văn Minh để Thận Lên cắm cờ.
Và chỉ có 1 bộ đội giải phóng là Bùi Quang Thận lên cắm cờ chứ không phải có tay gì ccb trung đoàn 66 ba hoa, hắn cùng Thệ lên cắm cờ. Hắn còn dùng dao găm cắt dây cờ ngụy, dao găm này còn lưu tại bảo tàng nào đó.
Lời kể này của Bùi Quang Thận cho ta thấy điều đó:
"Theo lời kể của ông Bùi Quang Thận: 9 giờ sáng ngày 30/4/1975, Đại đội 4 của chúng tôi vượt cầu tiến vào thành phố, phía trước chúng tôi là chiếc xe tăng của Đại đội 3 do đồng chí Lê Tiến Hùng chỉ huy bị xe tăng M41 của địch bắn cháy. Tình thế khá nguy cấp, xe tăng 843 của tôi vọt lên tiêu diệt xe địch và tiếp tục vượt cầu. Khi đến dinh Độc Lập, thấy cổng đóng, tôi ra lệnh cho pháo thủ 2 Nguyễn Văn Kỷ giục pháo thủ 1 Thái Bá Minh nhắm giữa cổng dinh Độc Lập khai hỏa. Không hiểu sao đạn không nổ. Hai lần như vậy, tôi ra lệnh quay nòng pháo ra sau để cho xe húc đổ cổng dinh. Trong 10 phút phải húc 3 lần thì cánh cổng trái mới bung ra. Ngay lúc đó xe tăng 390 do anh Vũ Đăng Toàn chỉ huy lao vào húc đổ cổng chính. Thế là cả hai xe đều tiến vào bên trong. Vào trong dinh, tôi đề nghị anh Vũ Đăng Toàn ở lại "canh chừng" các thành viên nội các Việt Nam Cộng hòa và chờ cấp chỉ huy đến còn tôi thực hiện cho được nhiệm vụ của mình là cắm lá cờ chiến thắng trên nóc dinh Độc Lập...."
https://trian.vn/nguoi-thai-binh-cam-co-tren-noc-dinh-doc-lap/d20210122091828765.htm
II. ÔNG BÙI TÙNG VÀ PHẠM XUÂN THỆ CÙNG CÓ MẶT TRONG DINH, ÔNG TÙNG CHỈ ĐẠO VIỆC ĐƯA DƯƠNG VĂN MINH SANG ĐÀI PHÁT THANH NAY ĐÃ ĐỦ CHỨNG CỨ ĐỂ KẾT LUẬN.
XóaPhạm Xuân Thệ khai với Viện LSQS: “Sang tới Đài phát thanh, Đại úy Thệ dẫn hai ông Minh và Mẫu lên gác 2 vào phòng phát chỉ cho họ ngồi xong thì thấy một người cao to mặc quân phục, đội mũ cứng từ ngoài bước vào. Người đó hỏi: “Anh là ai?” Sau khi Đại úy Thệ trả lời, người đó xưng danh: “Tôi là Bùi Tùng – Trung tá, Chính ủy Lữ đoàn 203. Tôi tưởng các anh là người của Quân đoàn nên tôi không tham gia gì. Khi nãy, thấy các anh đưa Minh ra đây, tôi liền cho xe bám theo luôn…”...=> đây là lời nói láo!
Càng láo hơn và bất nhất là Thệ nói với Thông tấn xã VN về chuyện ông Tùng đến trễ 30 phút.
Trong khoa học điều tra có một nguyên tắc là phải xem xét tổng thể. Chứng cứ là các thông tin được chứa đựng trong các nguồn chứng cứ. Chỉ được coi là "chứng cứ" khi thông tin chứa trong nguồn chứng cứ đó phù hợp với các chứng cứ khác.
Ở vụ Phạm Xuân Thệ, đến nay ta đã có đủ các chứng cứ khẳng định: ÔNG BÙI TÙNG VÀ PHẠM XUÂN THỆ CÙNG CÓ MẶT TRONG DINH, ÔNG TÙNG CHỈ ĐẠO VIỆC ĐƯA DƯƠNG VĂN MINH SANG ĐÀI PHÁT THANH.
Một loạt Chứng cứ này phù hợp với nhau, gồm:
1- Thông tin trong Sách của nhà báo Tây Đức;
2- Thông tin từ các nhân chứng Nguyễn Hữu Hạnh, Phan Kỳ Nhân vv... Ngay phút đầu, các nhân chứng Nguyễn Hữu Hạnh, Phan Kỳ Nhân vv... đều chứ biết tên ông Bùi Tùng, Phạm Xuân Thệ nhưng họ phân biệt rất rõ đặc điểm 2 ông này trái ngược nhau:
- Thệ thấp lùn, trẻ tuổi, quát tháo, tay lăm lăm khẩu K59 đòi bắt nội các DVM làm tù binh...
- Ông Bùi Tùng thì cao lớn, uy nghiêm nhưng dễ gần (ông Kỳ Nhân còn nghĩ đây là ông Võ Văn Kiệt!)
3- Thông tin từ nhân chứng Đại tá tình báo Tô Văn Cang. Ông Tô Văn Cang là đại tá tình báo của ta nhưng hoạt động trong vỏ bọc "lực lượng thứ ba". Ông Cang đến Dinh sớm hơn bất cứ bộ đội giả phóng nào và luôn sát cạnh Dương Văn Minh. Báo cáo của ông Tô Văn Cang ngay từ năm 1975 cho thủ trưởng của mình là Đại tá tình báo Sáu Trí cho biết thông tin: Ông Tô Văn Cang có cự cãi với "sĩ quan trẻ mang K59" rằng, Dương Văn Minh là Hàng binh chứ không phải Tù binh. Ông Tô Văn Cang còn yêu cầu "Ông chỉ huy thiết giáp" chấn chỉnh, kiềm chế sự hung hăng phấn khích của viên "sĩ quan trẻ mang K59" ...
4. Chứng cứ từ ông Đại tá Phạm Ngọc Sơn- nguyên sĩ quan tác chiến Quân đoàn 2, từ ông Đại tá Phạm Sơn Văn- nguyên trung đoàn trưởng trung đoàn 66 mà hôm nay, qua bài này chúng ta mới biết. Chỉ huy Binh đoàn thọc sâu là ông Nguyễn Tất Tài, Bùi Tùng.
Dù Bộ quốc phòng giao cho Quân đoàn 4 chứ không phải Quân đoàn 2 nhiệm vụ đánh chiếm Dinh Độc Lập nhưng khi tình huống chiến trường diễn ra khác dự định, Quân đoàn 4 bị kẹt nên Lãnh đạo Quân đoàn 2 đã chủ động, sáng tạo nhận nhiệm vụ đánh chiếm Dinh về cho Quân đoàn 2. Lãnh đạo quân đoàn 2 đã lập ra Binh đoàn thọc sâu, giao cờ quyết thắng cho lãnh đạo Binh đoàn thọc sâu.
Đó, 4 chứng cứ trên đều phù hợp với nhau và cho phép ta Kết luận: ÔNG BÙI TÙNG VÀ PHẠM XUÂN THỆ CÙNG CÓ MẶT TRONG DINH, ÔNG TÙNG CHỈ ĐẠO VIỆC ĐƯA DƯƠNG VĂN MINH SANG ĐÀI PHÁT THANH.
Còn vấn đề cuối cùng: AI THẢO VĂN BẢN? thì khỏi cần nói thêm vì tất cả những điều (I) và (II) trên đã sáng tỏ rằng Phạm Xuân Thệ nói dối. Và khi có mặt ông Chính ủy Binh đoàn thọc sâu Bùi Tùng ngay từ phút đầu thì đương nhiên ông Bùi Tùng phải là người chỉ huy cao nhất, Thệ làm gì cói cửa? Thệ cũng có công như ông Bùi Tùng viết trong bài MỘT TÀI LIỆU TOÀN CẢNH LẦN ĐẦU TIÊN CÔNG BỐ VỀ SỰ KIỆN 30/4/1975 TẠI DINH ĐỘC LẬP VÀ TẠI ĐÀI PHÁT THANH SÀI GÒN!
https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/05/mot-tai-lieu-toan-canh-lan-au-tien-cong.html
Xin trích: "(1) Đồng chí cán bộ rất trẻ đó sau này về đơn vị tôi mới biết đó là Đại úy Phạm Xuân Thệ. Mặt tốt của đồng chí và một số anh em bộ đội ta là lúc nào cũng đi kèm sát Dương Văn Minh từ dinh Độc lập ra đài phát thanh và ngược lại, nên tôi đỡ lo vì có việc gì xẩy ra với Minh đã có anh em mình kèm chặt. "
Vụ này tôi thấy phim và GGTL nói khá logic và tôi cũng tin theo hướng này. Tuy nhiên sự thật là hiện nay có rất nhiều người nghĩ khác hoặc trung lập đang hóng chứ chưa tin theo chiều hướng nào. Vì vậy các bạn cũng không nên phản ứng cực đoan quá xóa bài lung tung phèn vì như vậy thật ra là làm hại ông Tùng và đang giúp cho ông Thệ chứ không phải ngược lại.
Trả lờiXóaTại vì những người chưa hiểu mô tê gì hoặc kém khả năng hình dung lớp lang logic nên vẫn đứng giữa thôi, nhưng họ nhìn thái độ hành xử của các bạn đi xóa lung tung như vậy người ta sẽ nghĩ là có tật giật mình, sợ người khác nhìn thấy rồi tin theo các post đó nên mới phải xóa chúng. Theo đó thì sẽ đẩy lượng lớn công chúng tin theo hướng bên kia.
Với lại xưa lúc phản động còn hoành hành ở đây các bạn để đó không xóa, nói là "tự do ngôn luận", để luôn cả những post phản động thuộc mức độ cực đoan nhất. Nhưng lâu nay các bạn từng xóa không ít post có nội dung yêu nước, chống phản động, bảo vệ lịch sử. Tôi không hiểu là do xóa lầm hay gì, tôi không nghĩ là xóa lầm. Nhưng đừng nghĩ là không ai biết. 1 blog nhạy cảm như này thì CAM túc trực hầu như 24h chụp màn hình thường xuyên. Rồi bây giờ xóa cả những còm của các đ/c đơn thuần là đứng về phía ông Thệ thì kệ họ. Họ post sai post bậy thì càng tốt, thì công luận sẽ càng đứng về phía ông Tùng, càng rời xa họ càng phải để đó mới đúng, tại sao lại xóa đi để giúp họ.
Sau khi Tổng Cục Chính Trị gửi công văn đề nghị xử lý VTC thì rất nhiều người không nghĩ tới vấn đề "nó chỉ yêu cầu xử VTC chứ không hề quyết định hay kết luận gì về sự đúng sai của bộ phim hay đề tài "Tùng Thệ" ", nên họ đã có những chuyển biến thái độ theo hướng ông Thệ, người hồ hỡi phấn khởi đầu tiên là ông nhà văn tâm thần vừa có bài chửi mới. Vì vậy đừng tiếp lửa cho "giặc" nữa. Họ đã có nhiều phao để bám vào rồi đừng thêm phao cho họ nữa.
Ông Hùng vừa có bài chửi mới, chửi loạn xì ngầu nhưng mấy câu đầu rất đúng, đó là: Nếu kết luận không làm rõ, không chỉ ra những lý lẽ sai, những luận cứ sai, những logic chưa đúng, những nhân chứng vật chứng chưa đủ chất lượng, càng rõ ràng cụ thể minh bạch càng tốt để kết liễu vấn đề thì người ta sẽ lại không phục mà cứ bới lại bới tiếp hàng năm.
Tôi ít tham gia ý kiến nhưng vẫn thường đọc, đọc kỹ các ý kiến ở đây.
XóaTôi thấy chủ nhà không hề xóa các ý kiến thực tâm muốn trao đổi, tranh luận để làm rõ đúng sai, GGTL là trang chỉ nói sự thật.
Bạn Sa Mạc01:30 22 tháng 5, 2021 trên kia viết: "Vì vậy các bạn cũng không nên phản ứng cực đoan quá xóa bài lung tung phèn vì như vậy thật ra là làm hại ông Tùng và đang giúp cho ông Thệ chứ không phải ngược lại." là bạn viết bừa, viết bậy.
GGTL không bao giờ có mục tiêu bênh ông này, dìm ông kia.
GGTL không hề xóa lung tung như bạn vu khống.
Chỉ xóa những ý kiến vào gây rối, phá hoại diễn đàn.
Hoặc ngay như ý kiến của bạn trên kia nói: "Sau khi Tổng Cục Chính Trị gửi công văn đề nghị xử lý VTC..." thì tôi cho rằng bạn đang phao tin đồn nhảm.
Vậy nên ý kiến của bạn đáng bị xóa!
"Chỉ xóa những ý kiến vào gây rối, phá hoại diễn đàn."
XóaNói láo không biết ngượng, cần tôi đưa lên ảnh chụp screen bình luận về bức ảnh ông Tùng của Nam Nguyễn bị xóa không bạn? Ngay topic này nè.
Bạn Sa Mạc nói bậy vì GGTL không hề xóa lung tung mà lâu nay có thành tích ĐỂ CÒM PHẢN ĐỘNG, XÓA CÒM YÊU NƯỚC thì ai cũng biết rồi.
Còn bảo người ta giả mạo công văn, con dấu, chữ ký thì thần kinh chính trị rồi chứ gì nữa.
Tự do ngôn luận kiểu này chỉ có GoogleTL mới có !
XóaHy vọng sớm có thẩm định và kết luận , lần này đừng để như lần 2005 cãi hoài. Nếu cần thiết thì cho luôn các cơ quan, đơn vị điều tra khoa học hình sự của Bộ công an vào cuộc làm rõ ngọn ngành vấn đề để khỏi cãi nữa. Xây dựng lại hiện trường, sắp xếp lại tình tiết lớp lang nếu cần. Nhân lúc nhiều nhân chứng còn sống thì điều tra đến tận cùng sự thật cho xong vụ này luôn. Mấy ông này cũng già hết rồi.
Trả lờiXóaSau khi có kết luận rồi thì chỉ đạo cho báo chí truyền hình dell cho thằng nào sủa gì nữa. Kết thúc, chấm dứt mọi bàn cãi. Bắt tất cả các sách báo phải viết lại và viết mới theo kết luận, phải có sự thống nhất chi tiết nội dung. Đây là cao kiến của Doãn Như Lân tôi thấy rất chuẩn.
Doãn Như Lân (cũng như tâm thần Đông La hay thượng tá bị kỷ luật Trịnh Lê Hoài Nam) dốt thì chấp làm gì?
XóaMỗi chúng ta đều có cái đầu của mình.
Xem phim, xem bài ô Việt Tùng phải xem cho kỹ, xem các chứng lý ông ta đưa ra có đáng tin hay không?
Rồi đối chiếu với các thông tin khác để kiểm tra lại điều ông V Tùng nói có đúng sự thật hay không?
Và cuối cùng, sau khi xem xét, ta phải rút ra kết luận cho mình.
Chứ ba phải, ngu dốt, u u minh minh như Lân thì cao kiến cãi nỗi gì?
Tôi không ưa ông Đông La vì cả ngày "VNCH" nhưng ông Doãn Như Lân cũng ok mà sao bạn chửi? Còn Thượng tá Trịnh Lê Hoài Nam bạn bảo bị kỷ luật thì có bằng chứng gì không? Công văn số mấy, ai ký tên? Blog này toàn thành phần gì đâu không. Chửi đồng chí nhiều hơn chửi rận. Tự xưng trung tâm chống lật sử mà toàn đi chửi người chống lật sử thì không hiểu đây là loại gì.
XóaNhóm ông Trịnh Lê Hoài Nam có 1 vấn đề là họ đều đánh vào nhân vật mà không dám động vào lều báo, thậm chí có nhiều lúc cảm tưởng như họ muốn khéo léo chạy tội cho lều báo.
XóaVí dụ như khi Tuổi Trẻ giật tít vô học "Công nhận VNCH là bước đầu đi đến hòa giải dân tộc", đây là giật tít rất vô học vì ông Trần Đức Cường trong bài và ở đâu khác đều không hề nói vậy, chỉ nói là bộ sách không gọi là ngụy quân, ngụy quyền mà gọi là quân đội Sài Gòn, chính quyền Sài Gòn. Bác Hồ trong 1 ít trường hợp cũng gọi là QĐSG, CQSG. Nhưng họ thay vì chửi Tuổi Trẻ giật tít vô học vu khống Bác Hồ "cướp nước VNCH" (công nhận VNCH thì tức là Bác Hồ, Bác Giáp xâm lược cướp nước VNCH) thì họ lảng đi mà chửi vấn đề rất thứ yếu khác là tại sao ông Cường dám dùng từ "chính quyền Sài Gòn", "quân đội Sài Gòn", hóa ra họ chửi Bác Hồ à? Không chỉ Bác Hồ ngay cả Bác Giáp trong nhiều bài viết và hồi kí cũng gọi là chính quyền SG, quân đội SG.
Nên nhiều khi mình tự hỏi không biết đây có phải là những Trotsky kiểu mới không, lãnh đạo quần chúng cách mạng đánh bậy đánh bạ, đi trật hướng, trật đường rầy, gây ồn ào phủ lấp lên cái xấu thật sự, giúp cho bọn lật sử thật sự (lều báo) được thoát tội.
Một điển hình khác là họ tập trung đánh ông Nguyễn Quốc Thước trong khi hoàn toàn chừa ra báo Thanh Niên đăng bài phỏng vấn ông này và tờ báo này đã đặt nhiều câu hỏi có tính định hướng và "mớm cung". Tiếng tăm phản động, dân tuý, độ suy thoái biến chất của Thanh Niên và Tuổi Trẻ thì ai nấy đều đã rõ rồi.
Nhiều người tốt, CCB tốt cũng bị nhóm này lợi dụng để đánh vào những gì họ muốn đánh, những người này vô tư không biết nên cứ đánh và nghĩ đó là họ đang chống ngụy sử, đang đóng góp vào việc bảo vệ lịch sử.
Điều buồn cười là đến bây giờ họ vẫn chửi ông Trần Đức Cường và cụm từ chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn, mà không biết rằng nói như vậy cũng tức là gián tiếp xúc phạm Cụ Hồ. Chống lật sử mà không đọc lại xem ông Cụ viết gì thì không hiểu họ dựa vào gì để chống, dựa vào gì để phân biệt đúng sai.
Google Tiên Lãng cũng đừng nhân danh dư luận yêu cầu gì nữa vì trên FB là trang nhà cá nhân nên có hàng tá người đăng tít về vụ này và còm ở dưới đều là bạn bè của mấy ông đăng bài vậy nên đương nhiên sẽ theo xu hướng là ủng hộ người đăng bài. Nếu sang các tít bảo vệ ông Thệ hay của mấy ông trung đoàn 66 thì cũng sẽ thấy đầy còm ở dưới ủng hộ họ và chửi ngược lại bên kia.
Trả lờiXóaChửi cùn, chửi chí phèo thì chấp làm gì hả Nặc danh01:54 22 tháng 5, 2021.
XóaCứ bình tĩnh đưa ra chứng lý mà phản biện!
Vấn đề là SỰ THẬT LỊCH SỬ!
ĐỪNG VÌ PHE LỌ PHE CHAI!
https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/05/su-that-3041975-thong-tin-do-nha-bao.html?showComment=1621556326786#c2761700673873900001
Trả lờiXóaCho phép lạc đề một chút vì cái lý do cô Lê Hương Lan xóa bình luận ngu không đỡ được:
Dầu mỏ ở biển Đông chỉ là một trong số lý do Mỹ xâm lược Việt Nam thôi, còn nhiều lý do khác.
Mỹ không xâm lược Việt Nam vì dầu mỏ thì còn vì cái gì hả chị Lê Hương Lan? Chẳng nhẽ truyền bá 'tự do'???? Cô vừa sơ ý thừa nhận cô phản động đấy.
Tôi cố tình đăng cái đoạn đó để kiểm tra cô có đủ tò mò để đọc không và tôi thấy lý do cô xóa bình luận rất là vấn đề.
Hỏi thật nhé, cô xóa bình luận, mà thực chất cũng chẳng cần xóa, là bởi vì lý do 'dầu mỏ' là bậy bạ hay vì cái đoạn 'Laurance Rockefeller đầu tư cho Hồ Chí Minh vũ khí để đanh Pháp'???
Cậu mới là ngu, cậu Nặc danh02:37 22 tháng 5, 2021 ạ.
XóaTôi cũng đã đọc ý kiến lúc chưa bị xóa của bạn. Và tôi thấy, xóa là đúng.
- Trước hết, cái còm tràng giang đại hải bằng tiếng Anh đó, bản quẳng vào đây là bạn LẠC ĐỀ, tức SPAM.
- Thứ hai, cái bài nhảm nhí của thằng Tây đó có gì đáng xem?
Nguyên nhân cuộc chiến do Mỹ tiến hành ở VN thì có tỷ bài đã viết, thằng Tây nay làm như phát hiện mới: Là vì dầu!
Lại còn chuyện ông Giáp mua vũ khí Mỹ để đánh Pháp nữa chứ!!!
Mua bao giờ?
Hồi Điện Biên Phủ, thằng Mỹ nó chi 80% chiến phí cho thằng Pháp, tức là nó đứng hẳn về phía Pháp rồi. Thế thì Cụ Hồ, Cụ Giáp liệu có ngây thơ đàm phán mua vũ khí Mỹ đánh Pháp không?
Bài viết bậy bạ đó mà cậu cũng chép về đây, xóa là đúng rồi!
Cô chủ nhà để lại lời nhắc là quá lịch sự đấy:
---
Lê Hương Lan07:18 21 tháng 5, 2021
Google.tienlang xóa nhận xét của bạn Nặc danh05:46 21 tháng 5, 2021 bởi lý do bạn đưa về đây một giả thiết bậy bạ về nguyên nhân Mỹ gây chiến ở Việt Nam đơn giản chỉ vì dầu mỏ:
Off-Topics, little bit I think:
http://reactor-core.org/blackgold-hotgold.html#part3
Ưu điểm có tính thuyết phục của bộ phim:
Trả lờiXóaBộ phim có nhiều nhân chứng chất lượng áp đảo trong khi bên ông Thệ không có ai ngoài các lính của ông ấy ở trung đoàn 66. Tất cả các nhân chứng không liên quan đến lính ông Thệ hay lính ông Tùng đều nói cả 2 đều tại dại phát thanh SG từ đầu. Theo các lời chứng của họ thì như không phải ông Tùng đến sau 30 phút.
Khi đã chứng thật được ông Tùng cùng ở đó ngay từ đầu thì không cần chứng tỏ gì khác nữa vì ông là cao nhất và là chính trị ở đó thì theo nguyên tắc quân đội sẽ viết những gì có liên quan chính trị. Hoàn toàn không có chuyện "phân công" ông lo chấp nhận đầu hàng, tôi lo soạn cho nó đầu hàng, như 1 số người suy diễn. Chính vì vậy nên họ mới phải "sáng tác" ra câu truyện ông Tùng đến trễ 30 phút, để hợp lý hóa việc ông Thệ "viết gần xong" văn bản đầu hàng.
1.Hoàng Tâm, bạn phải hiểu rằng bất kể đơn vị nào trong Quân đội từ cấp tiểu đổi trở lên trong biên chế hay được tổ chức trong chiến đấu theo nhiệm vụ phương án chiến đấu đều được xác định rõ trong kế hoạch, chỉ thị, mệnh lệnh, quyết tâm chiến đấu, được cấp ủy cùng cấp thông qua và được lưu lại trong hồ sơ. Huống chi đây là cả một ‘Binh đoàn thọc sâu’ của một Quân đoàn. Ngay một trận chiến đấu cụ thể của cấp Trung đội, đại đội khi có tình huống xảy ra ngoài các phương án chiến đấu, phải điều động, xử dụng lực lượng trong đơn vị xử lý ví dụ như thành lập thêm tổ chiến đấu mới… để xử lý tình huống ngoài phương án chiến đấu…vv, thì khi kết thúc trận đánh sơ kết, rút kinh nghiếm, bình báo công khen thưởng, kỷ luật thì cái tên bộ phận, đơn vị nhỏ nhoi dù là tổ 3 người cũng được bổ xung ghi chép lưu tên lại trong lịch sử trận đánh đó. Nếu bộ phận, lực lượng mới được thành lập thêm ngoài phương án chiến đấu đó mà lập công nổi bật góp phần quyết định thành công của trận đánh có ý nghĩa quyết định thì còn được lưu mãi sử xanh muôn đời!.
Trả lờiXóa2. Ngay bài viết của Đại tá TS DƯƠNG ĐÌNH LẬP cũng không khẳng định Quân đoàn 2 có thành lập đơn vị ‘’Binh đoàn thọc sâu’’ và ngay chỉ thị, mệnh lệnh cuả cấp trên chỉ đạo các hướng tấn công trong chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân 1975 thành lập các ‘’Binh đoàn thọc sâu’’ cũng không phải là tư liệu chứng cứ để khẳng định Quân đoàn 2 có ‘’Binh đoàn thọc sâu’’ . Còn lấy cái ý kiến hay hồi ức, hồi ký, lời kể của một ông Đại tá Phạm Ngọc Sơn hay ai đó nói: Quân đoàn 2 thành lập Binh đoàn thọc sâu đánh chiếm Dinh Độc lập do Trung tá Nguyễn Tất Tài (Lữ trưởng Lữ 203) làm Tư lệnh và Trung tá Bùi Văn Tùng (Chính ủy Lữ 203) làm Chính ủy làm chứng cứ, tư liệu lịch sử để khẳng định Quân đoàn 2 có ‘’Binh đoàn thọc sâu’’ thì không có tính khoa học, thuyết phục chỉ có ngụy sử mới tin. Thực tế trong bài viết của Đại tá TS DƯƠNG ĐÌNH LẬP cũng nói rõ: ‘’…
Hướng đông nam do Quân đoàn 2 đảm nhiệm,.. Tuy lúc đầu không được giao nhiệm vụ đánh thọc sâu nhưng trong quá trình chiến đấu, Bộ tư lệnh Quân đoàn 2 tổ chức sẵn một bộ phận lực lượng thọc sâu gồm: Lữ đoàn Xe tăng 203, Trung đoàn Bộ binh 66 được tăng cường một số đơn vị binh chủng sau khi đánh chiếm vòng ngoài, sẵn sàng cơ động thọc sâu vào nội đô Sài Gòn và trong trường hợp nếu đơn vị bạn phát triển tiến công vào chậm thì chủ động đánh chiếm các quận 1, 3 và Dinh Độc Lập. Hướng tây và tây nam, Đoàn 232 có nhiệm vụ thọc sâu đánh chiếm biệt khu thủ đô và tổng nha cảnh sát ngụy.
3. Quân đoàn 2 tổ chức một bộ phận lực lượng thọc sâu gồm: Lữ đoàn Xe tăng 203, Trung đoàn Bộ binh 66 được tăng cường một số đơn vị binh chủng, chứ không phải là thành lập một “Binh đoàn thọc sâu một đơn vị mới theo phương án chiến đấu trực thuộc quân đoàn là ‘’Binh đoàn thọc sâu’’ nên ông Tùng là Chính ủy mới không biết ông Thệ và ông Thệ cũng không biết ông Tung khi gặp nhau ở Dinh đọc lập ‘’Phủ Tộng thống ngụy việt nam cộng hòa’’ !
Cần có những người viết tốt, các chủ kênh, chủ blog có uy tín đúc kết lại bộ phim này đưa ra được những vấn đề thuyết phục không thể cãi trong phim.
Trả lờiXóaCòn đây là những phần trong phim mà có thể bác bỏ được và đã bị lợi dụng để bám vào như đĩa:
Thứ nhất là sự liên quan của VTC và 1 số nhân vật theo khuynh hướng phản động.
Tất nhiên đối với loại cơ hội chính trị và muốn lợi dụng vụ này để làm kênh truyền hình đầu tiên đưa lên để được nổi tiếng như VTC và các bác rận sĩ muốn lợi dụng vụ này để đả phá thì cần phải lưu ý cảnh giác nhưng vẫn phải phân biệt độc lập với bộ phim. Một người không nên chịu tội vì những sự ngu dốt hoặc phản động của kẻ khác.
Thứ hai là họ lợi dụng sự việc Tổng Cục Chính Trị đề nghị xử lý VTC rồi reo hò chiến thắng. Thực tế đây là công văn đề nghị xử lý hành vi đưa video nhạy cảm chính trị và dấu hiệu cơ hội chính trị và chủ nghĩa dân túy của VTC chứ không/chưa kết luận ai đúng ai sai trong vụ này. VÀ Tổng Cục Chính Trị cũng không phải cao nhất và không có sai sót. Như Trung Tướng Trịnh Văn Quyết trong công văn ghi là "Tổng thống VNCH Dương Văn Minh" thì hình như ông không hề nghĩ tới vấn đề đơn giản nhất mà dân mạng nhiều người biết: Tại sao tuyên bố đầu hàng của DVM là "Tôi DVM, tổng thống của CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN". "Chính trị" gì kỳ vậy?
Ngay cả Ban Bí thư khi công nhận ông Sử đúng trong vụ ồn ào năm 1985 lúc đó ông Dương Văn Minh còn đang rất mạnh khỏe ở Mỹ thì tại sao không hỏi ông ấy ai đã viết cho ông ấy đọc? Ông Đào Văn Sử sau này kể "tôi có hỏi ông Dương Thanh Nhựt người đã vận động anh trai DVM thì ông ấy nói "Tôi rất hiểu anh tôi, không được đâu" " thì đây là giải thích không hợp lý có vẻ như muốn "chặn họng" việc hỏi trực tiếp Dương Văn Minh. Đây là câu hỏi rất bình thường 1 chuyện khách quan không có gì nhạy cảm thì tại sao có gì không dám hỏi được? Lúc đó ta chưa bang giao với Mỹ nhưng vẫn liên lạc được với người bên Mỹ, quyền hạn như Ban Bí thư mà không liên lạc được với ông DVM để hỏi vụ đó thì một thiếu sót lớn.
Sau khi ông Minh chết, không còn 1 nhân chứng quan trọng nhất thì mới làm cuộc hội thảo. Cũng là 1 việc mà có thể đáng ngờ.
Đúng vậy cần đưa lên làm rõ các vấn đề không thể tranh cãi trong phim. Phim này là 1 nồi lẩu có nhiều vấn đề rất thuyết phục có nhiều vấn đề dễ bác, và nhiều người đã chĩa mũi nhọn vào những vấn đề dễ bác để công kích và phủ nhận tất cả toàn bộ phim.
XóaNăm 2006 Tổng Cục Chính Trị cử 1 phái đoàn công tác đến làm việc với HTV vì họ là 1 kênh truyền hình quốc gia của 1 thành phố lớn thứ 2 VN. Còn thằng VTC chỉ là 1 doanh nghiệp truyền thông nên 1 bức công văn đề nghị xử lý là đủ. Sẽ chẳng bao giờ có chuyện Tổng Cục Chính Trị đến gặp bọn này.
Xóa1.Hoàng Tâm, bạn phải hiểu rằng bất kể đơn vị nào trong Quân đội từ cấp tiểu đổi trở lên trong biên chế hay được tổ chức trong chiến đấu theo nhiệm vụ phương án chiến đấu đều được xác định rõ trong kế hoạch, chỉ thị, mệnh lệnh, quyết tâm chiến đấu, được cấp ủy cùng cấp thông qua và được lưu lại trong hồ sơ. Huống chi đây là cả một ‘Binh đoàn thọc sâu’ của một Quân đoàn. Ngay một trận chiến đấu cụ thể của cấp Trung đội, đại đội khi có tình huống xảy ra ngoài các phương án chiến đấu, phải điều động, xử dụng lực lượng trong đơn vị xử lý ví dụ như thành lập thêm tổ chiến đấu mới… để xử lý tình huống ngoài phương án chiến đấu…vv, thì khi kết thúc trận đánh sơ kết, rút kinh nghiếm, bình báo công khen thưởng, kỷ luật thì cái tên bộ phận, đơn vị nhỏ nhoi dù là tổ 3 người cũng được bổ xung ghi chép lưu tên lại trong lịch sử trận đánh đó. Nếu bộ phận, lực lượng mới được thành lập thêm ngoài phương án chiến đấu đó mà lập công nổi bật góp phần quyết định thành công của trận đánh có ý nghĩa quyết định thì còn được lưu mãi sử xanh muôn đời!.
Trả lờiXóa2. Ngay bài viết của Đại tá TS DƯƠNG ĐÌNH LẬP cũng không khẳng định Quân đoàn 2 có thành lập đơn vị ‘’Binh đoàn thọc sâu’’ và ngay chỉ thị, mệnh lệnh cuả cấp trên chỉ đạo các hướng tấn công trong chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân 1975 thành lập các ‘’Binh đoàn thọc sâu’’ cũng không phải là tư liệu chứng cứ để khẳng định Quân đoàn 2 có ‘’Binh đoàn thọc sâu’’ . Còn lấy cái ý kiến hay hồi ức, hồi ký, lời kể của một ông Đại tá Phạm Ngọc Sơn hay ai đó nói: Quân đoàn 2 thành lập Binh đoàn thọc sâu đánh chiếm Dinh Độc lập do Trung tá Nguyễn Tất Tài (Lữ trưởng Lữ 203) làm Tư lệnh và Trung tá Bùi Văn Tùng (Chính ủy Lữ 203) làm Chính ủy làm chứng cứ, tư liệu lịch sử để khẳng định Quân đoàn 2 có ‘’Binh đoàn thọc sâu’’ thì không có tính khoa học, thuyết phục chỉ có ngụy sử mới tin. Thực tế trong bài viết của Đại tá TS DƯƠNG ĐÌNH LẬP cũng nói rõ: ‘’…
Hướng đông nam do Quân đoàn 2 đảm nhiệm,.. Tuy lúc đầu không được giao nhiệm vụ đánh thọc sâu nhưng trong quá trình chiến đấu, Bộ tư lệnh Quân đoàn 2 tổ chức sẵn một bộ phận lực lượng thọc sâu gồm: Lữ đoàn Xe tăng 203, Trung đoàn Bộ binh 66 được tăng cường một số đơn vị binh chủng sau khi đánh chiếm vòng ngoài, sẵn sàng cơ động thọc sâu vào nội đô Sài Gòn và trong trường hợp nếu đơn vị bạn phát triển tiến công vào chậm thì chủ động đánh chiếm các quận 1, 3 và Dinh Độc Lập. Hướng tây và tây nam, Đoàn 232 có nhiệm vụ thọc sâu đánh chiếm biệt khu thủ đô và tổng nha cảnh sát ngụy.
3. Quân đoàn 2 tổ chức một bộ phận lực lượng thọc sâu gồm: Lữ đoàn Xe tăng 203, Trung đoàn Bộ binh 66 được tăng cường một số đơn vị binh chủng, chứ không phải là thành lập một “Binh đoàn thọc sâu một đơn vị mới theo phương án chiến đấu trực thuộc quân đoàn là ‘’Binh đoàn thọc sâu’’ nên ông Tùng là Chính ủy mới không biết ông Thệ và ông Thệ cũng không biết ông Tung khi gặp nhau ở Dinh đọc lập ‘’Phủ Tộng thống ngụy việt nam cộng hòa’’!
4. Biến một bộ phận, lực lượng thọc sâu thành một đơn vị ‘Binh chủng thọc sâu’’ là sự ngụy tạo, xuyên tạc bịa đặt về lịch sử!
vì gõ vội bổ sung ý 4 nên ý 4.'' Biến một bộ phận, lực lượng thọc sâu thành một đơn vị ‘Binh chủng thọc sâu’’ là sự ngụy tạo, xuyên tạc bịa đặt về lịch sử!'' có sai sót nay cụm từ ''Binh chủng thọc sâu'' nay sửa lại là ''Binh đoàn thọc sâu'. Toàn ý 4 sửa lại là: ''Biến một bộ phận, lực lượng thọc sâu thành một đơn vị ‘Binh đoàn thọc sâu’’ là sự ngụy tạo, xuyên tạc bịa đặt về lịch sử!
Trả lờiXóaThành thật xin lỗi mọi người
Đúng vậy nhưng vụ này cũng là sai lịch sử, sai sử thì sửa lại cho đúng thôi.
XóaBộ phim có những lý lẽ và suy luận không mấy thuyết phục và bị lợi dụng khai thác triệt để và bám vào như đĩa như sau: (khi tranh luận không nên dùng vì sẽ bị bác)
Trả lờiXóaThứ nhất là nguyên văn đầu hàng mà ông Thệ "ngẫu hứng" đọc trên điện thoại sao bao nhiêu năm không giống với bản gốc ông DVM đọc trên băng ghi âm thì ông Việt Tùng trả lời phỏng vấn trên báo chí ông nói ông "kinh ngạc và mất ngủ cả đêm" thì ông nói quá lên vì bất kỳ ai cũng nhìn ra ngay phần đó trong phim là ông Thệ hoàn toàn không có sự chuẩn bị gì hết, đó chỉ là 1 ngẫu hứng trên điện thoại thôi. Sau bao nhiêu năm thì ông Thệ hay bất cứ ai thì cũng không thể nhớ thuộc lòng và đoán mò đọc lại thì sẽ không đúng 100% với cuộn băng ghi âm được.
Thứ hai là bức ảnh chụp mà trình bày như là 1 phát hiện có ông Tùng đi cùng trong đó thì trong phim giọng đọc như muốn dẫn dắt dư luận rằng đó là đi tới ĐPT. Nhưng họ không biết rằng bức ảnh này đã được thẩm định năm 1985 và 2005 rồi và họ kết luận đó là bức ảnh đi ra khỏi ĐPT và đi về, từ đó mới đưa đến kết luận về vụ "đến sau 30 phút". Khi nhìn kỹ bức hình và phía sau của nó, đúng là thấy có vẻ như là đi ra ngoài gì đó.
Nhưng bức ảnh này dù đi đâu thì cũng không chứng tỏ được gì khác theo hướng ông Thệ và tất nhiên không bác được các nhân chứng khách quan. Nó chỉ là không kết luận được vụ hiện diện từ đầu và bác được vụ 30 phút.
Còn nhiều thiếu sót nữa như Nguyễn Hữu Thái, có thể thấy lời khai ông này rất bựa và có thái độ cực đoan trong việc nay qua việc cắt ảnh ông Thệ trong cuốn sánh nên bị kính lúp phe ông Thệ soi mói vào và dựng người rơm để đánh. Nguyễn Hữu Thái xuất hiện trên phim rất nhiều và được coi là 1 nhân chứng đáng tin. Điều này đã giảm độ tin cậy của phim nhiều và bị bám vào đập.
Nói chung tôi cũng hiểu là phim muốn dùng tất cả, tận dụng tất cả mọi cái gì đưa ra được là đưa ra hết, dùng tất cả mọi con người, mọi lời chứng có thể để tăng cường sức mạnh thuyết phục chỉ chứng của bộ phim, nhưng vì thành nồi "lẩu thập cẩm" như vậy nên bị phản tác dụng.
Một thiếu sót khác nữa là bộ phim đưa lên vấn đề "ai viết tuyên bố đầu hàng" như 1 topic chính nhưng nội dung trong phim thì là chỉ chứng và tố cáo sự gian dối của ông Thệ nhiều hơn vấn đề chứng tỏ ai là người viết lời tuyên bố đầu hàng hoặc ông Tùng là người viết. Nên bị người ta nhắm vào để đập. Nói đây là đấu tố cá nhân trên sóng truyền hình.
Nói chung còn nhiều nữa nhưng thôi cơ bản như vậy đã đủ thấy là cần có những người biết viết lách để đúc kết và gạn đục khơi trong bộ phim này để cho thấy sự thuyết phục trong chủ đề ông Tùng ông Thệ này. Hiện nay các bài viết trên báo chỉ nói chung chung không nói gì cụ thể cả. Còn các bài viết trên mạng xã hội thì phần đông theo hướng "bênh hoặc chống" và đều cực đoan như nhau. Đều theo kiểu "vạch lá tìm sâu để đập" như bên ông Thệ làm, hay kiểu "bảo vệ phim đến cùng, phim đúng hết" của bên kia.
Ừ nó bới lông tìm vết thôi
XóaCó thể nhận xét rằng vụ này quân ông Thệ thuần thục võ "dựng người rơm lên để đánh". Muốn bênh cũng không thể bênh được. Cứ bảo thế lực thù địt lợi dụng, nhưng mà dell nghĩ là sai lịch sử bị sai thì mới bị thế lực thù địt lợi dụng.
XóaĐiểm yếu của bộ phim là phần về phía bên kia quá ít, chỉ có lời ông Thệ, và có khi công tác tham khảo thông tin luận cứ từ phía bên kia cũng ít. Họ không đọc bài của ông Sử sau khi phim VTV công chiếu năm ngoái. Hoặc đọc nhưng vẫn bỏ qua và cho lên sóng những vấn đề mà người ta đã nói qua rồi? Nếu đọc qua rồi thì nên đưa lên để cùng tranh luận và bác bỏ chứ còn cái này họ lướt qua hết tạo cảm giác giống như họ không hề tham khảo gì các lý luận của bên kia. Tạo cớ để cho phía kia chửi và "đập".
XóaBạn Minh Thanh,
Trả lờiXóaÔng Đại tá TS DƯƠNG ĐÌNH LẬP viết trên báo QĐND là viết chung, tất cả các quân đoàn đều thành lập lực lượng thọc sâu, gọi là "Binh đoàn thọc sâu".
Bài của Đại tá, TS DƯƠNG ĐÌNH LẬP:
https://www.qdnd.vn/quoc-phong-an-ninh/nghe-thuat-quan-su-vn/co-dong-dot-kich-thoc-sau-gianh-thang-loi-chien-luoc-657113
Vì là viết chung nên ông Đại tá TS DƯƠNG ĐÌNH LẬP không nói chi tiết về Binh đoàn thọc sâu của quân đoàn 2. Nhưng ông Lập khẳng định Quân đoàn 2 chuẩn bị trước "bộ phận lực lượng thọc sâu", đoạn này ông Lập viết: "Bộ tư lệnh Quân đoàn 2 tổ chức sẵn một bộ phận lực lượng thọc sâu gồm: Lữ đoàn Xe tăng 203, Trung đoàn Bộ binh 66 được tăng cường một số đơn vị binh chủng sau khi đánh chiếm vòng ngoài, sẵn sàng cơ động thọc sâu vào nội đô Sài Gòn và trong trường hợp nếu đơn vị bạn phát triển tiến công vào chậm thì chủ động đánh chiếm các quận 1, 3 và Dinh Độc Lập."
Dưới đó, ông Lập viết: "Để thực hiện đánh trận then chốt quyết định, ta tổ chức các binh đoàn cơ động thọc sâu với quy mô sư đoàn được tăng cường binh khí kỹ thuật. Mỗi sư đoàn tổ chức từ 1 đến 2 cụm lực lượng cơ động thọc sâu, tiến công theo 1, 2 trục đường. Đội hình của một cụm lực lượng cơ động thọc sâu được tổ chức thành 4 bộ phận: Bộ phận đi trước có nhiệm vụ trinh sát đánh địch mở đường; bộ phận chủ yếu đánh địch thường tổ chức thành hai thê đội, có sở chỉ huy đi cùng; bộ phận dự bị và bộ phận phục vụ."
Như vậy, ta có thể hiểu việc tổ chức ra đơn vị Binh đoàn thọc sâu này chỉ là cách đánh sáng tạo của Bộ Chỉ huy Chiến dịch chứ Binh đoàn thọc sâu hoàn toàn không phải là 1 cấp đơn vị thường trực của Quân đội ta theo Luật Quốc phòng. Chính vì vậy, cái tên gọi Binh đoàn thọc sâu này có thể gọi tùy nghi, có thể là "Lực lượng thọc sâu", "Mũi thọc sâu ", "Đơn vị thọc sâu ", bộ phận lực lượng thọc sâu... đều được, đều là nói đến các Binh đoàn thọc sâu.
Còn về chi tiết tổ chức Binh đoàn thọc sâu của Quân đoàn 2
thì ta có thông tin từ clip lời nói của Đại tá Đại tá Phạm Ngọc Sơn- nguyên sĩ quan tác chiến quân đoàn, có cuốn Hồi ký của Đại tá Nguyễn Sơn Văn- nguyên Trung đoàn trưởng trung đoàn 66 đang kể. Cái ông cầm trên tay cuốn Hồi ký "Sức mạnh một binh đoàn":
https://icdn.dantri.com.vn/thumb_w/640/2021/04/30/img-9703-1619734913913.jpeg
Đại tá Phạm Ngọc Sơn nói rõ: Quân đoàn 2 thành lập Binh đoàn thọc sâu đánh chiếm Dinh Độc lập do Trung tá Nguyễn Tất Tài (Lữ trưởng Lữ 203) làm Tư lệnh và Trung tá Bùi Văn Tùng (Chính ủy Lữ 203) làm Chính ủy trong clip của Wiwin VN
https://www.youtube.com/watch?v=_Bb3OEJtbVM&ab_channel=WinwinVi%E1%BB%87tNam
Nếu bạn Minh Thanh còn nghi ngờ rằng ông Đại tá Phạm Ngọc Sơn "nói láo" trong video clip của Winwin VN đăng từ năm 2018 thì nay, nếu cần, Viện LSQS mở 1 Hội thảo khoa học, mời ông Đại tá Phạm Ngọc Sơn (nguyên sĩ quan tác chiến quân đoàn 2) cùng Đại tá Nguyễn Sơn Văn (nguyên trung đoàn trưởng trung đoàn 66) cùng những người liên quan.
XóaTôi không tin ông Đại tá Phạm Ngọc Sơn, Đại tá Nguyễn Sơn Văn là "nói láo" vì các ông ấy chẳng có động cơ gì để nói láo cả!
Các vị đừng cãi nhau nữa mà hãy xem đoạn trích này :
Xóa" Ngày 30/4/1975: Rạng sáng, các binh đoàn chủ lực và lực lượng tại chỗ đồng loạt tiến công vào nội đô Sài Gòn...Sổ trực ban tác chiến chiến dịch (trực ban - Hoàng Vỵ) ghi: Quân đoàn 2: 9h30 một mũi thọc sâu của Quân đoàn 2/ hướng Đông = Trung đoàn bộ binh 66 + Lữ đoàn Thiết giáp 203 do đồng chí Hoàng Đan Quân đoàn phó Quân đoàn 2 trực tiếp chỉ huy, sau khi chọc thủng và vượt qua tất cả các phòng tuyến bên ngoài của địch, đã đánh thẳng vào Dinh Độc Lập, bắt sống Dương Văn Minh và bọn tay sai, kéo cờ Giải phóng trên nóc Dinh Độc Lập."
Từ đoạn trích trên cho thấy , Chính ủy Lữ 203 và Trung đoàn phó eBB 66 không ai chỉ huy ai , mà chỉ là những người chỉ huy cụ thể của các đơn vị cụ thể được tổ chức thành Lực lượng thọc sâu của Quân đoàn 2 theo quyết tâm chiến đấu khi ấy.VÀ TẤT CẢ CÁC VỊ NÀY đều đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Phó Tư lệnh Quân đoàn 2 Hoàng Đan .
Thông tin này là ghi chép từ " Sổ trực ban Chiến dịch Hồ Chí Minh " của Sở chỉ huy tiền phương tại Căm Xe . Quyển sổ này đã được công nhận là " Bảo vật Quốc gia " . Hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh , số 2, Lê Duẩn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh .
1.Trần Thọ, bạn không đưa ra được một thông tin, tư liệu nào mới có tính chất khoa học để khẳng Quân đoàn 2 có thành lập đơn vị mới cấp ''Binh đoàn thọc sâu'' tư lệnh Binh đoàn do Trung tá Nguyễn Tất Tài (Lữ trưởng Lữ 203) làm Tư lệnh và Trung tá Bùi Văn Tùng (Chính ủy Lữ 203) làm Chính ủy, trong chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân 1975, mà vẫn những thông tin mang tính chất cá nhân kể lại và tên gọi chung chung của các bộ phận, lực lượng làm nhiệm vụ thọc sâu của 5 cánh quân trong chiến dịch Hồ Chí Minh trong bài viết của Đại tá Tiến sỹ Dương Đình Lập.
Trả lờiXóa2. Quân đoàn 2 thành lập đơn vị mới ''Binh đoàn thọc sâu'' do do Trung tá Nguyễn Tất Tài (Lữ trưởng Lữ 203) làm Tư lệnh và Trung tá Bùi Văn Tùng (Chính ủy Lữ 203) làm Chính ủy thì tại sao các tư liệu, bài viết về sự kiện lịch sử trưa ngày 30/4/1975 ở dinh Độc lập (phủ Tổng thống ngụy việt nam cộng hòa) và ngay cả ông Bùi Văn Tùng từ trước đến nay vẫn xưng chức danh Chính ủy Lữ đoàn tăng 203 trong sự kiện lịch sử đó chứ không phải là Chính ủy ‘’Binh đoàn thọc sâu’’. Nếu thực sự có cái đơn vị ‘’Binh đoàn thọc sâu’’ và chính ủy của ‘’Binh đoàn thọc sâu’’ đó là ông Tùng thì không có chuyện ông Thệ và ông Tùng không biết nhau và không phải đến khi ông Sơn viết hồi ký, ông đạo diễn - NSUT Phạm Việt Tùng làm phim Chuyện thật 30.4.1975. công chiếu 10 giờ đêm ngày 15/5/2021 trên kênh VTC1 thì mọi người mới biết ông Nguyễn Tất Tài và ông Bùi Văn Tùng có cái chức danh to đùng Tư lệnh và Chinh ủy ‘’Binh đoàn thọc sâu’’ mà cả đời quân ngũ đến đến khi về hưu ông Tùng cũng chưa có chức danh nào cao hơn chức danh Chính ủy ‘’Binh đoàn thọc sâu. Và chẳng có gì khó trong hồ sơ đảng viên, hồ sơ cán bộ của ông Tùng sẽ có mục ‘’Quá trình công tác’’ có dòng từ ngày, tháng, năm, đến ngày, tháng năm chức vụ chính quyền Chính ủy ‘’Binh đoàn thọc sâu’’, chức vụ đảng…. Sự thật có ‘’Binh đoàn thọc sâu’ và Chính ủy ‘’Binh đoàn thọc sâu’’ cũng được lưu giữ ở đó chứ không phải ở những lời kể và dẫn chứng của những người như bạn Trần Thọ đưa ra./.
Cái gọi là binh đoàn thọc sâu như thế này đây: "Tôi hạ lệnh cho lực lượng đột kích thọc sâu lập tức xuất kích. Dẫn đầu đội hình là phân đội xe tăng trinh sát chiến đấu và các Tiểu đoàn 1, 4, 5 cùng Lữ đoàn 203. Một số lính bộ binh của Tung đoàn 66 và chiến sĩ công binh hộ tống xe tăng ngồi trên xe. Tiếp theo là Tiểu đoàn bộ binh 7 (Trung đoàn 66), đại đội pháo nòng dài 85mm, tiểu đoàn cao xạ, đơn vị công binh và các bộ phận thọc sâu. Tiếp sau đội hình thọc sâu là Trung đoàn 18 (Sư đoàn 325) làm lực lượng dự bị mạnh. Số đầu xe của lực lượng thọc sâu tới 400 chiếc", tướng Nguyễn Hữu An viết trong hồi ký.
Trả lờiXóaKhông lẽ tướng Nguyễn Hữu An về kiến thức về quân sự lại thua các thuộc cấp của ông là Nguyễn Sơn Văn, Phạm Ngọc Sơn hay sao hả các cuồng Phạm Việt Tùng.
Rồi xong: VTC sau khi đổi tên phim cho khác với tên phim trong công văn của Tổng Cục Chính Trị được 1 ngày thì bây giờ xóa mẹ nó luôn video trên Youtube rồi. Bây giờ bạn search kiểu nào cũng không ra VTC nữa, chỉ còn lại các bản up lại của những Youtuber.
Trả lờiXóaBây giờ VTC đã chính thức tiêu đời vì cầm đèn chạy trước xe tăng. Tổng Cục Chính Trị đã có động thái quyết liệt.
Như vậy vụ này đến đây kết thúc bàn cãi được rồi, mọi người yên tâm chờ tin thôi. Dù sao ở đây cũng không hoan nghênh nói trái ý họ sẽ xóa bịt miệng. Họ vu cho vào phá diễn đàn rồi xóa. Lúc cần thiết thì vu cho lạc đề rồi xóa, trong khi ở đây đầy các ý kiến lạc đề. Nói chung ở đây không phải nơi đáng tôn trọng để tốn thời gian công sức vào.
Gia Cát Dự: Lần này cả 2 bên ông Thệ và VTC đều tèo. Ông đạo diễn Phạm Việt Tùng bị kỷ luật và phạt hành chính nhẹ vì chiếu phim "lậu", chiếu phim "chui" nhưng có công tìm ra sự thật.
Nhiều người hay chỉ trích những điểm sai ở trong bộ phim nhưng xét tổng thể thì nếu tôi là phía ông Thệ hay người ở trung đoàn Đông Sơn thì tôi sẽ rất sợ vì trong phim nói nhiều cái rất đúng.
Tuy nhiên vụ này không rõ ràng dễ thấy như vụ xe tăng hay Hồ Duy Mãn, có khi sẽ cần nhiều thời gian hơn để làm cho ra ngô ra khoai và có 1 kết luận thuyết phục làm vừa lòng các thánh chém và mọi người.
Tuy nhiên sau khi có kết luận thì dự đoán là vẫn sẽ có phía bên này hay phía bên kia không phục mà tiếp tục đăng này đăng kia để cãi cho bằng được. Nói là thất vọng này nọ. Rồi phân tích 1 tràng vì sao kết luận không đáng tin. Vạch lá bới lông kết luận rồi khẳng định kết luận không đúng, không giá trị, rồi quậy tiếp.
Vì vậy sau khi có kết luận rồi thì phải có cách nào đó, thí dụ như ai còn nói về vụ này sau khi đã kết luận nữa thì mọi người vào ném đá thẳng tay, trở thành công địch của võ lâm. Nhưng cái chính là kết luận nếu đầy đủ và thuyết phục thì đông đảo mọi người sẽ nghe theo ngay cả bất đồng thì cũng im thôi. Còn những kẻ nào mà tiếp tục muốn quậy vụ này thì phải đập.
Một nhóm người giấu mặt vỗ ngực chống lật sử nhưng thật ra chỉ giỏi đi chửi người chống lật sử có mặt mũi khác như Thượng tá Trịnh Lê Hoài Nam, bác Doãn Như Lân, bác Bùi Tiến Lợi. Bênh vực mấy ông đã từng lật sử như ông Thước. Ông Thước có công bốc phốt vụ "Dương Văn Minh làm hết" nhưng vụ này chỉ là vụ "ai có công" thôi chứ chẳng liên quan gì đến chống lật sử hay ý nghĩa lịch sử dân tộc. Nó hay ca ngợi ông Lê Ngọc Thống nhưng khi ông này nói khác ý thì nó không trao đổi riêng mà đưa lên thành bài viết đập luôn. Nhiều lần như vậy rồi.
Trả lờiXóaNhìn chung đây là blog giấu mặt đánh người có mặt mũi, giấu tên đánh người có tên tuổi, dù nói là chống lật sử nhưng đều là quân ta đâm quân mình.
He he tin VTC xoá phim tài liệu kia là "tin đồn nhảm" nha dù trên youtube tìm mãi không ra nữa. Người ta chỉ tin gì muốn tin thôi.
Trả lờiXóaMọi người nên trở về FB tiếp tục sinh hoạt bình lặng như Sông Hương là được rồi. Còn muốn xuất ngoại FB để thay đổi không khí thì có nhiều blog hay khác để tham gia thảo luận công bằng mà không sợ bị xóa ý kiến.
Định nghĩa "khách quan" của bọn này là tin những gì muốn tin bưng bít sự thật tay nhanh hơn não
XóaĐúng là mấy anh đồng bon với Lý Thông PXT chuyên phao tin đồn nhảm!
Trả lờiXóa- "Bắt khẩn cấp lãnh đạo VTC rùi!!!"!!!
Có lẽ bắt hết VTC nên giờ không còn ai biết mật khẩu trang này, khiến nó vẫn còn nè:
Video: Sự thật người soạn thảo bản đầu hàng cho Tổng thống Dương Văn Minh
https://vtc.vn/video-su-that-nguoi-soan-thao-ban-dau-hang-cho-tong-thong-duong-van-minh-ar612519.html
Lạ thiệt!
Trả lờiXóaTôi không hiểu sao mấy anh chị phía trên u mê, tin vào chuyện Tổng cục chính trị có CV yêu cầu xử VTC?
Công văn đó đâu?
Không có!
Chỉ có mấy anh ccb trung đoàn 66 "để lọt ra"!
CV của Tổng cục chính trị mà lại dễ dàng "để lọt" ra ngoài vậy sao?
Nếu thế thì mất nước rồi ạ!
- Thứ nữa, các vị dễ tin vào một cái còm của một ông nặc danh, rằng thì là:
"Nặc danh13:18 22 tháng 5, 2021
Các vị đừng cãi nhau nữa mà hãy xem đoạn trích này :
" Ngày 30/4/1975: Rạng sáng, các binh đoàn chủ lực và lực lượng tại chỗ đồng loạt tiến công vào nội đô Sài Gòn...Sổ trực ban tác chiến chiến dịch (trực ban - Hoàng Vỵ) ghi: Quân đoàn 2: 9h30 một mũi thọc sâu của Quân đoàn 2/ hướng Đông = Trung đoàn bộ binh 66 + Lữ đoàn Thiết giáp 203 do đồng chí Hoàng Đan Quân đoàn phó Quân đoàn 2 trực tiếp chỉ huy, sau khi chọc thủng và vượt qua tất cả các phòng tuyến bên ngoài của địch, đã đánh thẳng vào Dinh Độc Lập, bắt sống Dương Văn Minh và bọn tay sai, kéo cờ Giải phóng trên nóc Dinh Độc Lập."
Từ đoạn trích trên cho thấy , Chính ủy Lữ 203 và Trung đoàn phó eBB 66 không ai chỉ huy ai , mà chỉ là những người chỉ huy cụ thể của các đơn vị cụ thể được tổ chức thành Lực lượng thọc sâu của Quân đoàn 2 theo quyết tâm chiến đấu khi ấy.VÀ TẤT CẢ CÁC VỊ NÀY đều đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Phó Tư lệnh Quân đoàn 2 Hoàng Đan .
Thông tin này là ghi chép từ " Sổ trực ban Chiến dịch Hồ Chí Minh " của Sở chỉ huy tiền phương tại Căm Xe . Quyển sổ này đã được công nhận là " Bảo vật Quốc gia " . Hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh , số 2, Lê Duẩn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ."
Sao các vị không hỏi: "Sổ trực ban tác chiến chiến dịch (trực ban - Hoàng Vỵ)" đâu?
Có đúng "Sổ trực ban tác chiến chiến dịch (trực ban - Hoàng Vỵ)" viết như trên hay không?
Đã có ai đọc và chép ra như trên?
Trong khi đó, có một phát biểu bằng lời nói của ông Đại tá Phạm Ngọc Sơn trong video clip của Winwin VN từ năm 2018 thì các ông lại nghi ngờ:
Đại tá Phạm Ngọc Sơn nói rõ: Quân đoàn 2 thành lập Binh đoàn thọc sâu đánh chiếm Dinh Độc lập do Trung tá Nguyễn Tất Tài (Lữ trưởng Lữ 203) làm Tư lệnh và Trung tá Bùi Văn Tùng (Chính ủy Lữ 203) làm Chính ủy trong clip của Wiwin VN
https://www.youtube.com/watch?v=_Bb3OEJtbVM&ab_channel=WinwinVi%E1%BB%87tNam
Thế anh nặc 22:12 22 tháng 5, 2021 đã đến " Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh , số 2, Lê Duẩn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ." để thẩm tra chưa mà dám nói chắc như đinh đóng cột thế nhỉ . Người ta đã cho địa chỉ rõ ràng thế sao anh không làm việc cần làm ấy , nếu cảm thấy nghi ngờ ?
XóaPhải rồi ngồi chém gió khơi khơi để tỏ ra ta đây là duy ngã độc tôn : Trên thông thiên văn , dưới tường địa lý , giữa thì tỏ tường luôn cả "tiểu thiên môn " bao giờ cũng là điều dễ dàng nhất !
Thế sao anh Nặc danh17:09 23 tháng 5, 2021 không đến đó kiểm tra?
XóaVà kiểm tra xong thì phải có bản foto, trên bản foto có xác nhận sao y bản chính, đóng dấu đỏ nha!
Nặc danh19:32 23 tháng 5, 2021!
XóaTôi đã kiểm tra rồi mới nói .Tiếc là chẳng có quy định nào buộc tôi " phải có bản foto, trên bản foto có xác nhận sao y bản chính, đóng dấu đỏ " để báo cho anh khi đưa nội đung thông tin đó lên mạng . Dẫu cho có qui định ấy , thì tôi cũng chả biết anh là cái giống gì mồm ngang mũi dọc , tròn méo ra sao để nhận biết cái nào là anh để đưa bản phôtô có đóng dấu cả . Mong anh thông cảm và tự tìm hiểu lấy vì thông tin về vấn đề này , có ở địa chỉ đáng tin trên mạng đấy , nhưng có lẽ không dành cho những người như anh !
Cậu Nặc danh06:58 24 tháng 5, 2021 à!
XóaCậu nói như vậy thì khác gì chuyện mấy anh ccb trung đoàn 66 hiện nay đang tung tin bậy bạ rằng Tổng cục Chính trị có yêu cầu bắt lãnh đạo VTC?
Nói bậy bạ, không có bằng chứng trên MXH thì ai nghe?
Bắt khẩn cấp hết lãnh đạo VTC rồi mà?
Trả lờiXóaThật đó!
Anh Trịnh Lê Hoài Nam bảo thế mà!
Ngay cậu Cà fe cà pháo gì đó thì cũng giấu mặt đó thôi?
Trả lờiXóaCậu nói
"Cafe20:06 22 tháng 5, 2021
Một nhóm người giấu mặt vỗ ngực chống lật sử nhưng thật ra chỉ giỏi đi chửi người chống lật sử có mặt mũi khác như Thượng tá Trịnh Lê Hoài Nam, bác Doãn Như Lân, bác Bùi Tiến Lợi. Bênh vực mấy ông đã từng lật sử như ông Thước. Ông Thước có công bốc phốt vụ "Dương Văn Minh làm hết" nhưng vụ này chỉ là vụ "ai có công" thôi chứ chẳng liên quan gì đến chống lật sử hay ý nghĩa lịch sử dân tộc. Nó hay ca ngợi ông Lê Ngọc Thống nhưng khi ông này nói khác ý thì nó không trao đổi riêng mà đưa lên thành bài viết đập luôn. Nhiều lần như vậy rồi.
Nhìn chung đây là blog giấu mặt đánh người có mặt mũi, giấu tên đánh người có tên tuổi, dù nói là chống lật sử nhưng đều là quân ta đâm quân mình. "
Cậu nói mà không biết suy nghĩ.
Lê Hương Lan của Google.tienlang mà lại đi so với tay Trịnh Lê Hoài Nam!
Cậu không thấy họ cách xa một trời một vực à?
Tất cả các bài của GGTL đều có dẫn chứng chứng minh, ví dụ như bài về ông Võ Văn Kiệt
Nghịch cảnh: NGÀY CHIẾN THẮNG 9/5 Ở NGA- TÔI NHỚ, TÔI TỰ HÀO>< NGÀY CHIẾN THẮNG 30/4 Ở VIỆT NAM THÌ ÔNG VÕ VĂN KIỆT KHUYÊN: "NHẮC CHI VẾT THƯƠNG THÊM RỈ MÁU"!
https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/05/nghich-canh-ngay-chien-thang-95-o-nga.html
Cậu Trịnh Lê Hoài Nam bênh ông Kiệt nhưng chỉ biết chửi đổng GGTL, rằng không được động đến ông Kiệt, vì ông ấy tốt lắm lắm!!!
Nhưng cậu hoặc cả Trịnh Lê Hoài Nam có cãi được lập luận của GGTL không?
---
"Kính thưa hương hồn cụ Võ Văn Kiệt, thời Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại ở Liên Xô cũng có một "Chính phủ" ngụy do Hitler dựng lên là "Chính phủ" của Andrey Andreevich Vlasov, tương tự như "chính phủ quốc gia" của Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu ở Việt Nam. Vlasov là một vị trung tướng Xô viết, Phó tư lệnh Phương diện quân Volkhov nhưng đã đầu hàng theo Đức, trở mặt với chính quyền Xô viết. Vlasov được Hitler cho vị trí đứng đầu cái gọi là “chính phủ” với tên gọi là “Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Giải phóng Nhân dân Liên bang Nga, kiêm Tổng tư lệnh Quân giải phóng Nga”- Председатель Президиума Комитета освобождения народов России, Главнокомандующий Русской освободительной армией (РОА). Vào đầu năm 1945, "Quân giải phóng Nga" (ROA) được biên chế và trang bị y hệt quân Đức quốc xã, với lực lượng khoảng 13 vạn người. Vì đã biết trước Hồng quân không thể tha thứ cho hành động hợp tác với kẻ xâm lược nên trên mặt trận, binh lính các đơn vị “Quân giải phóng Nga” của Vlasov đã chiến đấu điên cuồng và liều lĩnh hơn cả quân đội phát xít Đức…Hitler bại trận. Vlasov bị bắt và bị Hồng quân xử tử hình ngày 31 tháng 7 năm 1946.
Đó, trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, người Nga cũng có những trang sử như vậy, cũng có những gia đình Nga mà trong đó có người anh là chiến sĩ Hồng quân còn người em lại là binh lính của "chính phủ" ngụy Vlasov. (Tương tự như ở Việt Nam trước 30/4/1975, có những gia đình mà người anh theo "Quốc gia", người em theo Cộng sản). Nhưng tại sao hôm nay, ngày Chiến thắng 9/5, người Nga vẫn tổ chức linh đình Lễ kỷ niệm 76 năm Ngày Chiến thắng?
Còn ở ta, hà cớ chi ông Võ Văn Kiệt lại đi khuyên: "30/4- triệu người vui- triệu người buồn", "Nhắc lại chi cho vết thương thêm rỉ máu", "Quốc gia cũng yêu nước, theo cách của họ"... "
Hihi người ta giấu mặt chê giấu mặt. Còn ai kia thì giấu mặt đi chửi người thật việc thật lai lịch đàng hoàng.
XóaHôm nay xóa trên youtube rồi thì nay mai xóa luôn trên website nay mai thôi không lâu đâu. Web drama này dù hot đến đâu thì cũng nên hết phim tại đây là được rồi. Dù sao thì vụ bà Hằng "sống thật" chửi loạn kia cũng hot hơn, phim ông Tùng ông Thệ chẳng ai quan tâm. Không tin quí vị lên Túp tra "Nguyen Phuong Hang" so với tra "ong Tung ong The" thì thấy sự khác nhau ngay mà. Chỉ có mấy ông lính ông Thệ lính ông Tùng quan tâm chứ dân thường chẳng ai quan tâm vì ai viết thì cũng chẳng liên quan gì đến ý nghĩa lịch sử VN. Vụ này là khía cạnh chống tham nhũng tiêu cực chứ không liên quan gì đến lật sử cả. Đối với Nhà nước thì nếu ông Thệ đúng có thông đồng với binh lính trung đoàn, binh đoàn Đông sơn khai man để lập công thì là chuyện lớn vì những người này sau này đưa đàn em khác vào, thành 1 ổ tiêu cực. Nếu đúng như vậy thì phải dẹp. Còn tôi với dân thường như tôi thì bây giờ tôi chỉ quan tâm Chị Hằng xinh đẹp của tôi thôi!
Trả lờiXóaTheo tôi, có yếu tố tham nhũng, lợi ích nhóm ở vụ ông PXT nhưng như bạn nói chẳng liên quan gì đến ý nghĩa lịch sử VN là bạn nói liều.
XóaSự kiện trọng đại ngày 30/4/1975 này là trang lịch sử chói lọi nhất của Thời đại Hồ Chí Minh. Thế mà cái nhóm lợi ích kia đã đổi trắng thay đen.
Lớp trẻ sẽ học bài lịch sử như thế nào?
Liệu chúng có thể tự hào khi thấy trang sử 30/4 bị lem luốc hay không?
Nói thật nhá phần đông đều chống lật sử với tư cách cá nhân thì ok. Nhưng khi thành 1 nhóm hoạt động có tổ chức như nhóm GoogleTienLang hay nhóm ông Trịnh Lê Hoài Nam thì tất cả họ đều có vấn đề.
Trả lờiXóaNhóm ông Nam có 1 dấu hỏi rất lớn trong vụ báo Tuổi Trẻ đăng bài "Công nhận VNCH là bước tiến đầu tiên cho hòa hợp hòa giải" khi kích động và lèo lái dư luận sang hướng công kích ông Trần đức Cường và vấn đề thứ yếu hơn là "ngụy quyền, chính quyền". Trong khi ai cũng đều biết là vấn đề "công nhận VNCH" là phản động và nguy hiểm hơn rất nhiều vì nó chửi chế độ là quân ăn cướp, rằng CHXHCN Việt Nam là hình thành trên 1 sự ăn cướp. Đến mức họ đánh đồng ông Cường với thằng Huy 3D xăng pha nhớt kia rồi hô hào tẩy chay không bầu cho ông Cường. Nên nhớ ông Cường khi pv với báo Tuổi Trẻ không hề nói gì về chuyện "công nhận VNCH", thằng Tuổi Trẻ mất dạy tự ý giật tít như vậy. Chạy tội cho Tuổi Trẻ phản động.
Nhóm GoogleTienLang thì như nhiều bác đã nói các vị có kiểu điều hành xóa bài rất kì quái không ăn khớp với các bài viết quan điểm đúng đắn của các vị. Hồi xưa vào GGTL này thấy 1 bài hay, thích quá lướt xuống thì mới tá hỏa vì đầy phản động, lúc đó hình như thành viên thường xuyên trao đổi ở đây toàn là phản động, chống Cộng, lật sử, điều hành theo mốt "tự do ngôn lộng".
Về sau thì còm phản động vẫn để, nhưng xóa bài theo kiểu con mất dạy Nguyễn Thị Vân đổi tên xoèn xoẹt sang Nguyễn Minh Châu hay xúc phạm Đại Tướng nịnh ông Lê Văn Lực để lôi kéo nhưng thỉnh thoảng xóa luôn cả còm ông này. Có những hành vi xóa rất khó hiểu!
Như ở GGTL này thỉnh thoảng vào sẽ thấy nhiều comment không cánh mà bay. Còm gì đó ca ngợi Đảng và CNCS và nói sự khác nhau CNXH và CNTB vì sao các nước XHCN thành công hơn trong việc chống covid còn các nước TB thì te tua, cũng bị xóa. Ai nói gì về CNXH thì đều bị thành viên biên tập nặc danh vào còm kiểu chán ghét xua đuổi.
Còm gì nói Mỹ xâm lược VN vì dầu, thì 1 trong những lý do là tài nguyên, 1 trong tài nguyên là dầu, cũng không gì phản động hay quá đáng. Tôi không biết tiếng nước ngoài nên không biết bài ông Tây đó sai đến đâu nhưng có gì đâu mà xóa.
Còm gì phân tích chi tiết về bức ảnh cắt ra từ phim ông Tùng, cùng bị xóa.
Cách điều hành sinh hoạt ở đây rất kì quái khó hiểu. Thỉnh thoảng có những nick ảo ghi chữ in đậm khen 1 bài gì đó từ trước rồi đăng lại. Đây có lẽ là thành viên biên tập? Có khi chỉ có 1 người cũng nên. Thích xóa bài nào là gán tội nào đó cho nó, như lạc đề. Trong khi mọi người đều có thể thấy là ở đây đến thành viên biên tập khi thích cũng sãn sàng Chủ Động Lạc Đề luôn. Như bên bài về Bác nói về chữ ngụy khi thích thì họ cũng sẵn sàng lạc đề chuyển sang chuyện ông Tùng ông Thệ. Trong khi nhiều bài liên quan chuyện ông Tùng ông Thệ, người ta vào nói chuyện ông Tùng ông Thệ, họ bảo ở đây nói về sách Thời Khắc Số 0 thôi, hoặc ở đây chỉ nói về phim tài liệu thôi, nói gì hơi khác là "lạc đề" rồi xóa, buồn.
Tôi đồng ý là đến đây hết phim được rồi. Chờ tin các cấp cao thôi. Phim nóng đến đâu cũng đến lúc hết. Tiệc vui nào cũng đến lúc tàn cuộc vui.
GGTL nhiều còmment là nhờ hay hiện lên Google các từ khóa nhạy cảm. Thành viên quen thuộc không có bao nhiêu. Tôi biết rất nhiều Facebooker có số má hay vào đây còm vài cái rồi chạy. Nhưng tuyệt nhiên không ai share các bài viết của GGTL trên FB hay nói về blog này với thái độ tích cực. Nói chung là trực giác và tính cảnh giác chính trị của nhiều CCB. Tức là làm việc tốt, viết bài tốt, nhưng lại không giống như những người tốt.
XóaBài gì đấy cà khịa "cách mạng 4.0" cũng bị xoá. Các ông CCB như Đông La cực đoan và ông Lê Văn Lực cũng có xóa bài nhưng lý do xóa rất rõ ràng: Ông Lực thì xóa phản động và 1 số còm nói ngược ý ông ta. Ông Đông La thì xóa tất cả còm nói ngược ý ông ấy. Còn GGTL thì hoàn toàn là thần kinh, xóa kiểu thần kinh. Nhiều lúc mình thấy cách điều hành không phải theo tư duy của người VN, kì lạ. Thông thường nếu là người văn hóa VN thì xóa đều là do ghét ba que, ghét phản động, hay ghét thằng kia dám cãi tớ thì tớ xóa. Còn GGTL này xóa bài vì những lý do khó hiểu không thực tế.
XóaÔng Nguyễn Văn Minh (QĐND) share bài này đầu tiên lên FB sau đó rất nhiều người share lại khắp nơi.
Trả lờiXóaSự thật về người đã soạn tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh
https://www.daosichanga.com
Bài này tổng hợp toàn cảnh đầu đuôi chuyện 1 cách tổng thể mà chưa thấy ở đâu khác. Tất cả bài viết khác cả phim ông Việt Tùng về vụ này đều chỉ nói về 1 giai đoạn hay 1 khía cạnh mà thôi. Đọc bài này mọi người sẽ biết câu chuyện này đầu cua tai heo ra làm sao.
Sơ sót của bài này là hơi nghiêng về hướng ông Thệ đúng và chỉ nói về các nhân chứng có vấn đề về chất lượng mà không nói về các nhân chứng chất lượng cao mà phim ông Việt Tùng nói đến. Bài viết năm ngoái trước khi có phim này nên có những sơ sót. Tuy nhiên mình thích bài này.
Tôi đã kỳ công đọc hết các còm, dù là nặc danh, ví dụ như ông nặc dưới đây. Dù là chê bai, so sánh GGTL với Trịnh Lê Hoài Nam, dù ý tứ lủng củng, không đúng sự thật nhưng viết dài thế này tôi cũng mến, chứng tỏ không phải là người chỉ đi coppi bài ở đâu đó rồi xả rác vào đây:
Trả lờiXóa---
"Nặc danh01:33 23 tháng 5, 2021
Nói thật nhá phần đông đều chống lật sử với tư cách cá nhân thì ok. Nhưng khi thành 1 nhóm hoạt động có tổ chức như nhóm GoogleTienLang hay nhóm ông Trịnh Lê Hoài Nam thì tất cả họ đều có vấn đề.
Nhóm ông Nam có 1 dấu hỏi rất lớn trong vụ báo Tuổi Trẻ đăng bài "Công nhận VNCH là bước tiến đầu tiên cho hòa hợp hòa giải" khi kích động và lèo lái dư luận sang hướng công kích ông Trần đức Cường và vấn đề thứ yếu hơn là "ngụy quyền, chính quyền". Trong khi ai cũng đều biết là vấn đề "công nhận VNCH" là phản động và nguy hiểm hơn rất nhiều vì nó chửi chế độ là quân ăn cướp, rằng CHXHCN Việt Nam là hình thành trên 1 sự ăn cướp. Đến mức họ đánh đồng ông Cường với thằng Huy 3D xăng pha nhớt kia rồi hô hào tẩy chay không bầu cho ông Cường. Nên nhớ ông Cường khi pv với báo Tuổi Trẻ không hề nói gì về chuyện "công nhận VNCH", thằng Tuổi Trẻ mất dạy tự ý giật tít như vậy. Chạy tội cho Tuổi Trẻ phản động.
Nhóm GoogleTienLang thì như nhiều bác đã nói các vị có kiểu điều hành xóa bài rất kì quái không ăn khớp với các bài viết quan điểm đúng đắn của các vị. Hồi xưa vào GGTL này thấy 1 bài hay, thích quá lướt xuống thì mới tá hỏa vì đầy phản động, lúc đó hình như thành viên thường xuyên trao đổi ở đây toàn là phản động, chống Cộng, lật sử, điều hành theo mốt "tự do ngôn lộng".
Về sau thì còm phản động vẫn để, nhưng xóa bài theo kiểu con mất dạy Nguyễn Thị Vân đổi tên xoèn xoẹt sang Nguyễn Minh Châu hay xúc phạm Đại Tướng nịnh ông Lê Văn Lực để lôi kéo nhưng thỉnh thoảng xóa luôn cả còm ông này. Có những hành vi xóa rất khó hiểu!
Như ở GGTL này thỉnh thoảng vào sẽ thấy nhiều comment không cánh mà bay. Còm gì đó ca ngợi Đảng và CNCS và nói sự khác nhau CNXH và CNTB vì sao các nước XHCN thành công hơn trong việc chống covid còn các nước TB thì te tua, cũng bị xóa. Ai nói gì về CNXH thì đều bị thành viên biên tập nặc danh vào còm kiểu chán ghét xua đuổi."
Còm gì nói Mỹ xâm lược VN vì dầu, thì 1 trong những lý do là tài nguyên, 1 trong tài nguyên là dầu, cũng không gì phản động hay quá đáng. Tôi không biết tiếng nước ngoài nên không biết bài ông Tây đó sai đến đâu nhưng có gì đâu mà xóa."
====
Từ đoạn thắc mắc chuyện XÓA CÒM KHÓ HIỂU như trên, có mấy ông tiếp theo sau cho rằng GGTL xóa bài theo kiểu thần kinh, không phải tư duy người VN....
XóaBản thân tôi cũng mới biết đến GGTL qua vụ Lý Thông bị vạch mặt trong bộ phim của ông Việt Tùng.
Nhưng trước khi tôi viết cái còm đầu tiên, tôi đã phải bỏ ra mấy ngày để đọc rất nhiều bài của chủ nhà, đặc biệt là bài
NỘI QUY VĂN HÓA GOOGLE.TIENLANG
https://googletienlang2014.blogspot.com/p/ve-noi-quy-googletienlang.html
Nếu đã đọc bài Nội quy này thì sẽ hiểu "cách xóa bài" của Google.tienlang ra sao.
Tại sao tôi nhận xét phía trên là ông nặc danh này "ý tứ lủng củng, không đúng sự thật nhưng viết dài thế này tôi cũng mến"
Tôi không theo dõi Trịnh Lê Hoài Nam nhưng nếu như Nam cũng tẩy chay Trần Đức Cường thì tôi cũng ủng hộ Nam.
Mà tôi theo dõi GGTL thì biết rằng chẳng có bài nào trên Tuổi trẻ với tít như ông nặc nói "Công nhận VNCH là bước tiến đầu tiên cho hòa hợp hòa giải".
Dường như có sự lủng củng, nhầm lẫn của chính ông?
Báo Tuổi trẻ chỉ có bài "Thừa nhận Việt Nam cộng hòa là bước tiến quan trọng"
https://tuoitre.vn/thua-nhan-viet-nam-cong-hoa-la-buoc-tien-quan-trong-1372210.htm
Và bài đó là của ông rận Nguyễn Nhã chứ không phải của Trần Đức Cường.
Báo Tuổi trẻ mất dạy ở chỗ nó đặt tít lấp lửng "Thừa nhận Việt Nam cộng hòa là bước tiến quan trọng" nhưng Tiến đến đâu? thì thằng Tuổi trẻ không nói! Chắc là ý thằng Tuổi trẻ và Nguyễn Nhã cho rằng Thừa nhận Việt Nam cộng hòa là bước tiến quan trọng" cho công cuộc lật đổ chế độ CS VN?
Tiếp theo, tôi lý giải thay cho Trịnh Lê Hoài Nam, vì sao phải tẩy chay Trần Đức Cường?
Vì ông này là Tổng chủ biên Bộ sử 15 tập đã phát hành.
Trần Đức Cường là tên lật sử hàng đầu, sau Phan Huy Lê.
Bạn nặc danh nên đọc lại bài:
Thứ Hai, 21 tháng 8, 2017
Bài gây bão mạng: TRUNG TƯỚNG NGUYỄN THANH TUẤN YÊU CẦU KIỂM TRA, XỬ LÝ BỘ SÁCH LỊCH SỬ DO GS PHAN HUY LÊ LÀM TỔNG CHỦ BIÊN
https://googletienlang2014.blogspot.com/2017/08/bai-gay-bao-mang-trung-tuong-nguyen.html
Về chuyện ông ca ngợi Lê Văn Lực xóa bài phản động, xóa bài chống cộng thì hóa ra ông không biết rằng chính Lê Văn Lực cầm đầu nhóm phản động Van Thi Van, chuyên tâng cụ Lê Duẩn để dìm cụ Võ Nguyên Giáp.
Xem bài:
TRAO ĐỔI VỚI BÁC NHÀ BÁO LÃO THÀNH, ĐÁNG KÍNH DƯƠNG ĐỨC QUẢNG VỀ CỤ LÊ DUẨN
https://googletienlang2014.blogspot.com/2019/07/trao-oi-voi-bac-nha-bao-lao-thanh-ang.html
Tóm lại là muốn biết GGTL thế nào thì xin hãy đọc lại nhiều bài của họ.
Tôi và rất nhiều người cho rằng GGTL là trang web sạch và có trí tuệ nhất trên mạng hiện nay.
Nói thêm, tôi và nhiều bè bạn của tôi chả quan tâm đến những chuyện trẻ trâu trên mạng fb.
Trả lờiXóaQua GGTL chúng tôi biết đến "Nhóm Trịnh Lê Hoài Nam" thực ra cũng chỉ là nhóm trẻ trâu, thùng rỗng kêu to, Họ chống lật sử theo phong trào.
Họ chửi GGTL chỉ vì GGTL động đến cụ Võ Văn Kiệt. Họ cũng "quyết liệt" lên án tên tội đồ dân tộc Phan Thanh Giản đấy. Ai ca ngợi Phan Thanh Giản là họ chửi vung xích chó nhưng khi biết rằng cụ Võ Văn Kiệt là người không những ca ngợi mà còn đúc tượng để thờ Phan Thanh Giản thì họ ... tắc tị, và tiếp tục quay sang đấu tố GGTL!
Xem bài Chuyện zui, TRAO ĐỔI VỚI BÁC DƯƠNG VƯƠNG KINH VỀ TÊN TỘI ĐỒ PHAN THANH GIẢN
https://googletienlang2014.blogspot.com/2019/07/chuyen-zui-trao-oi-voi-bac-duong-vuong.html?m=0
Hoặc bài: " "CHÂN LÝ BÁC HỒ- "Yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu CNXH"
https://googletienlang2014.blogspot.com/2019/05/chan-ly-bac-ho-yeu-to-quoc-yeu-nhan-dan.html
Chúng tôi thích GGTL vì GGTL có quan điểm chống lật sử nhất quán, rõ ràng và có trí tuệ. Ở đây tôn trọng tự do ngôn luận thực sự.
Một vụ ồn ào như này thì dĩ nhiên sẽ có phe này phe kia, chia ra 2 phe 'pro' và 'anti'. Nhưng thường người ta rất tương đối thôi không nhập tâm nhiều. Trong những người thật sự nhập tâm phát cuồng nhiệt tình theo ông Thệ, thành fan cuồng của ông Thệ thật ra chỉ có 2 kênh. 1 là ông Đông La, ông này thì thôi khỏi nói rồi cho mệt.
Trả lờiXóa2 là nhóm ông thượng tá Trịnh Lê Hoài Nam và bằng hữu. Nhóm này có nhiều đấu tranh hiệu quả nhưng bị mắc chứng phát điên vụ ông Trần Đức Cường. Có dấu hiệu đánh lạc hướng đấu tranh sang hướng bậy bạ, thần kinh.
Ông TĐC nói chính quyền SG, quân đội SG, là 2 cách gọi chuẩn mực, chính xác và trung lập trung tính để gọi ngụy SG trong thời buổi hòa bình sau chiến tranh. Gọi thì cũng phải có lúc này lúc khác tùy trường hợp, tùy theo ngữ cảnh. Bác Hồ cũng đâu phải lúc nào cũng gọi là ngụy! Thế mà chửi ông Cường đến tận bây giờ, kêu gọi tẩy chay ứng cử viên ĐBQH Trần đức cường làm đại biểu Củ Chi.
Buồn cười là trong nhóm ông này có khá nhiều người gọi bọn ngụy là 'VNCH' mà họ chửi cách gọi chính quyền SG tức là họ 'chống' lật sử bằng cách nâng 1 chính quyền lên thành 1 nước Cộng Hòa, nâng 'Sài Gòn' lên thành 'Việt Nam' luôn. Có nghĩa là họ 'chống lật sử' bằng cách đội ngụy lên đầu, cho nó lên làm cha mình luôn, bọn ngụy là 'Việt Nam' thì tất nhiên Cụ Hồ và tất cả ông bà cha mẹ chúng ta đều là phiến loạn chứ còn gì nữa. Công cuộc chống lật sử bị 1 số người 'Thần Kinh hóa' như thế đấy!
Đông ca càng cuồng nhiệt bênh ai thì người đó vào tù, mọi người để ý không.
XóaMr. East sau nhìu lần đưa người mình bênh vào tù lần này cẩn thận chọn 1 ông tướng anh hùng LLVTND để chắc ăn nhưng quên rằng ông kia còn to hơn, ủy viên BCT mà còn vào tù.
XóaChống lật sử kiểu đấy mới hay. Không cho nó yên phận làm chính quyền, đưa nó lên làm 1 nước luôn mới hay.
XóaTốt nhất đưa đi đếm gián hết, những kẻ ăn tàn phá hại.
Tôi thấy bác Bầu Cử!07:44 23 tháng 5, 2021 nói có vẻ chưa rõ ràng.
XóaPhê phán ông Trần Đức Cường, gọi ông ta là ngụy sử, là lật sử là đúng nhưng cần phê phán ông ấy vì cái gì.
- Ông ta gọi ngụy Sài Gòn là "chính quyền Sài Gòn" hay "Chính quyền VNCH" cũng được;
- Nhưng ông Trần Đức Cường nói "Từ nay không gọi VNCH là "ngụy" nữa", hoặc "Phải bỏ chữ "ngụy" đi để tránh miệt thị, hoặc phải công nhận chính quyền VNCH để đòi Hoàng Sa, hoặc "để trung tính... là ông ta nói bậy, là đáng phê phán.
Chữ "ngụy" là chỉ bản chất của cái chế độ VNCH, nó chỉ là chính quyền giả hiệu, chính quyền tay sai... Vì vậy, trong Lịch sử
Nhóm Trịnh Lê Hoài Nam, hay cả 1 tay rất tốt là tay Nguyễn Trọng Nghĩa đều là chống lật sử theo phong trào, chửi Trần Đức Cường cả việc ông Cường gọi "Chính quyền Sài Gòn" hoặc "Chính quyền VNCH". Họ không hiểu tiếng Việt. Họ cho rằng gọi "Chính quyền Sài Gòn" hoặc "Chính quyền VNCH" tức là công nhận tính chính nghĩa, chính danh cho nó. Họ không hiểu rằng chữ "Chính" trong "Chính quyền" đơn giản chỉ là nói đến bộ máy hành chính chứ hoàn toàn không có nghĩa là chính nghĩa, chính danh.
Ông Thệ và VTC ôm nhau chết chung. 1 đá chọi 2 trym.
Trả lờiXóaVTC cần bị tiêu diệt, nó xóa phéng đoạn phim ngày 30/4 cảnh bọn lính Mỹ đang chờ trực thăng đến hốt. Chứng tỏ đây là bọn phò Mỹ. Có ông cựu nhà báo Thanh Niên thú nhận báo Thanh Niên toàn lính ngụy. VTC cũng giống vậy thôi toàn ba que. Trong báo chí truyền thông bây giờ nhiều bọn phò Mỹ ba que không biết nhục không biết liêm sỉ. Chúng nó cắt đi cảnh lính Mỹ trong ngày 30/4 là để cho người ta tưởng nội chiến, hay ít nhất sau 1973 nội chiến. Ý đồ phản động của nó là vậy. VTC nhiều lần rồi không phải lần này nó mới lật sử. Một kênh truyền hình mà nhiều lần gây thù hận với người dân như vậy thì không lần này bị hốt thì lần khác cũng bị hốt.
XóaXin hỏi ông AKA08:34 23 tháng 5, 2021:
Xóaông viết "VTC cần bị tiêu diệt, nó xóa phéng đoạn phim ngày 30/4 cảnh bọn lính Mỹ đang chờ trực thăng đến hốt. Chứng tỏ đây là bọn phò Mỹ."
Vậy ông trả lời sao đây với ý kiến trên kia:
---
Khắc tinh của Lý Thông21:22 22 tháng 5, 2021
Đúng là mấy anh đồng bon với Lý Thông PXT chuyên phao tin đồn nhảm!
- "Bắt khẩn cấp lãnh đạo VTC rùi!!!"!!!
Có lẽ bắt hết VTC nên giờ không còn ai biết mật khẩu trang này, khiến nó vẫn còn nè:
Video: Sự thật người soạn thảo bản đầu hàng cho Tổng thống Dương Văn Minh
https://vtc.vn/video-su-that-nguoi-soan-thao-ban-dau-hang-cho-tong-thong-duong-van-minh-ar612519.html
Đã tham gia ý kiến trên MXH thì mỗi người phải tự tìm hiểu để đừng bị xỏ mũi.
Trả lờiXóaNếu Tổng cục chính trị yêu cầu bắt khẩn cấp lãnh đạo VTC như Trịnh Lê Hoài Nam đang rêu rao thì có 1 bộ phim cũng với nội dung tương tự như phim của ông Phạm Việt Tùng là phim của VTV đến nay vẫn còn trên trang web chính thức của VTV???
“CHUYỆN KỂ 30.4- NHÂN CHỨNG THỨ BA”- PHIM CỦA VTV THỰC HIỆN NĂM 2016 ĐÃ BÁC BỎ KẾT LUẬN NĂM 2005 CỦA VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ
https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/05/chuyen-ke-304-nhan-chung-thu-ba-phim.html
BÀN THÊM VỀ BINH ĐOÀN THỌC SÂU
Trả lờiXóaI. Thứ nhất.
Trước hết, nếu đúng là có cuốn Nhật ký đó và trong cuốn này đã ghi đúng như vậy thì bạn Minh Thanh là sai khi khẳng định KHÔNG CÓ cái "Binh đoàn thọc sâu", bởi Binh đoàn phải là đơn vị tương đương cấp quân đoàn."
- Bạn Trần Thọ đã viết trên kia là đúng: "Như vậy, ta có thể hiểu việc tổ chức ra đơn vị Binh đoàn thọc sâu này chỉ là cách đánh sáng tạo của Bộ Chỉ huy Chiến dịch chứ Binh đoàn thọc sâu hoàn toàn không phải là 1 cấp đơn vị thường trực của Quân đội ta theo Luật Quốc phòng. Chính vì vậy, cái tên gọi Binh đoàn thọc sâu này có thể gọi tùy nghi, có thể là "Lực lượng thọc sâu", "Mũi thọc sâu ", "Đơn vị thọc sâu ", bộ phận lực lượng thọc sâu... đều được, đều là nói đến các Binh đoàn thọc sâu.
Ý kiến bạn Trần Thọ cũng phù hợp với thông tin của Chính ủy Bùi Tùng trong bài MỘT TÀI LIỆU TOÀN CẢNH LẦN ĐẦU TIÊN CÔNG BỐ VỀ SỰ KIỆN 30/4/1975 TẠI DINH ĐỘC LẬP VÀ TẠI ĐÀI PHÁT THANH SÀI GÒN!
https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/05/mot-tai-lieu-toan-canh-lan-au-tien-cong.html
Trích báo cáo của bác Bùi Tùng: "Để đánh chiếm một trong năm mục tiêu quan trọng bậc nhất, Bộ tư lệnh Quân đoàn 2 quyết định lấy Lữ đoàn xe tăng 203 tổ chức thành Lữ đoàn cơ giới đặc nhiệm được phối thuộc thêm I tiểu đoàn bộ binh, I tiểu đoàn pháo binh, I tiểu đoàn pháo cao xạ , I tiểu đoàn công binh dưới sự chỉ huy trực tiếp của bộ chỉ huy lữ doàn với nhiệm vụ: sau khi bộ binh ở Nước Trong mở xong cửa mở, lữ đoàn có nhiệm vụ tấn công trong hành tiến đánh lướt nhanh qua các mục tiêu trên đường tiến công tiến thẳng vào đánh chiếm phủ tổng thống ngụy là nhiệm vụ trước mắt."
II. Thứ hai-
Nếu đúng như cuốn Nhật ký viết: "đồng chí Hoàng Đan Quân đoàn phó Quân đoàn 2 trực tiếp chỉ huy" lực lượng thọc sâu, thì ta phải hiểu chữ "trực tiếp" ở đây là thế nào?
Tất cả các quân đoàn đều có Binh đoàn thọc sâu. Do vậy ta suy ra:
Ý tưởng tổ chức ra Binh đoàn thọc sâu hay gọi là Lực lượng thọc sâu không phải do lãnh đạo quân đoàn 2 nghĩ ra mà là của Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh, đứng đầu là Đại tướng Văn Tiến Dũng.
Cách tổ chức của tất cả các Binh đoàn thọc sâu đều là cách đánh hiệp đồng binh chủng, bộ phận này phải hỗ trợ, phối hợp với bộ phận kia. Quân đoàn phải có kế hoạch trong việc thành lập lực lượng thọc sâu. Mà trong chiến trận luôn có diễn biến bất ngờ, đòi hỏi phải xử lý ngay và tại chỗ, trong tích tắc. Do vậy, để hiệp đồng binh chủng tốt thì dứt khoát không thể thiếu Ban Chỉ huy Binh đoàn thọc sâu.
Ta cũng biết, tướng Hoàng Đan là vị tướng tài, xông xáo. Song, là vị tướng, ông không có quyền đi cùng cán bộ chiến sỹ của Binh đoàn thọc sâu.
Trận chiến đấu ác liệt nhất là trận đánh chiếm và vượt cầu Sài Gòn. Khi trận đánh chiếm cầu Sài Gòn đang diến ra ác liệt, ông Bùi Tùng bất ngờ khi thấy ông Hoàng Đan ngồi phía sau xe thiết giáp của mình. Mải đánh trận, ông Bùi Tùng không nhớ ông Hoàng Đan bỏ xe con, lên xe thiết giáp từ lúc nào. Thế nhưng, khi đã thấy ông Hoàng Đan trên xe, vì lo cho sự an nguy của chỉ huy cấp trên, ông Bùi Tùng đã mời ông Hoàng Đan xuống xe và lập sở chỉ huy ngay tại đó.
Từ thực tế chiến trường như đã nói ở trên, ta có thể hiểu chữ "trực tiếp" trong đoạn "đồng chí Hoàng Đan Quân đoàn phó Quân đoàn 2 trực tiếp chỉ huy" lực lượng thọc sâu đơn giản chỉ là nhấn mạnh sự quan tâm, sự xông xáo của ông Hoàng Đan chứ ông không thể bao biện làm thay Ban Lãnh đạo Binh đoàn thọc sâu.
Từ tất cả những phân tích trên, tôi cho rằng Lời kể của hai ông Đại tá Phạm Ngọc Sơn (nguyên sĩ quan tác chiến quân đoàn 2) và Nguyễn Sơn Văn (nguyên trung đoàn trưởng trung đoàn 66) trong hồi ký Sức mạnh một binh đoàn là rất đáng tin cậy.
Đại tá Phạm Ngọc Sơn nói rõ: Quân đoàn 2 thành lập Binh đoàn thọc sâu đánh chiếm Dinh Độc lập do Trung tá Nguyễn Tất Tài (Lữ trưởng Lữ 203) làm Tư lệnh và Trung tá Bùi Văn Tùng (Chính ủy Lữ 203) làm Chính ủy trong clip của Wiwin VN
https://www.youtube.com/watch?v=_Bb3OEJtbVM&ab_channel=WinwinVi%E1%BB%87tNam
Lê Trọng . Tôi xin phép được hỏi anh , anh đã từng ở bộ đội chưa , nếu đã từng ở bộ đội , thì ở bao lâu và đã từng giữ chức vụ cao nhất là gì ?
XóaSở dĩ tôi hỏi vậy là vì xem cái bình luận của anh , tôi thấy hình như anh đang "lạm bàn" một vấn đề mà bản thân anh chưa có mấy hiểu biết thì phải?
Giờ tôi xin nói vài ý để anh tham khảo : Theo qui định chung trước đây , từ cấp tiểu đoàn trở lên khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu được giao , đều phải có xây dựng " quyết tâm chiến đấu " . Quyết tâm này thể hiện nhiều nội dung , trong đó có cách đánh , sử dụng lực lượng ... Trong cách đánh , có việc vận dụng các thủ đoạn chiến đấu như bao vây, thọc sâu , chia cắt hay vu hồi...Tương ứng với việc thực hiện các thủ đoạn chiến đấu này , việc tổ chức sử dụng lực lượng sẽ có lực lượng bao vây ,thọc sâu , chia cắt vu hồi. Cái Quyết tâm chiến đấu này do người chỉ huy đơn vị xây dựng , và phải thông qua Đảng ủy cấp mình , và phải được sự phê duyệt đồng ý của người chỉ huy cấp trên ( Những thứ này là quy định bắt buộc ). Nếu người chỉ huy cấp trên thấy cần , hoặc không cần thiết phải tổ chức lực lượng hay vận dụng một thủ đoạn tác chiến nào đó ( như thọc sâu , hay vu hồi chẳng hạn ) thì sẽ phê duyệt , hoặc không phê duyệt .
Đại khái một số điểm như vậy , để anh tham khảo , xem xét lại cái bình luận của anh vậy !
Cũng xin nói thêm , cái đoạn này trong bình luận của anh là sự suy diễn hết sức chủ quan , cảm tính :
"Ta cũng biết, tướng Hoàng Đan là vị tướng tài, xông xáo. Song, là vị tướng, ông không có quyền đi cùng cán bộ chiến sỹ của Binh đoàn thọc sâu"(!)
Anh Nặc danh mà anh nêu ở trong bình luận của anh , nói đúng đó . Chính Đại tá Hoàng Đan , Phó tư lệnh Quân đoàn 2 là người được Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 phân công trực tiếp Chỉ huy lực lương thọc sâu này : gồm e BB 66 + Lử đoàn tăng 203 (đúng ra là lữ 203 lúc này thiếu đi 1 tiểu đoàn , do đã phối thuộc cho fBB 3 ) song anh nặc danh ấy còn chưa kể còn một số đơn vị khác như , 1 tiểu đoàn hộ tống tăng và đại đội bộ binh , Tiểu đoàn pháo binh , một số khẩu đội pháo 85 ly bắn thẳng, Trung đoàn pháo cao xạ , một phân đội tên lửa phòng không A72, Tiểu đoàn công binh ...Vậy ta hãy thử đặt câu hỏi : Với lực lượng thọc sâu được tổ chức bởi nhìều đơn vị khác nhau như vậy , liệu Chỉ huy Lữ 203 hay chỉ huy e BB 66 hoặc người chỉ huy cụ thể của bấy kỳ đơn vị nào trong lực lượng thọc sâu có đủ năng lực và điều kiện chỉ huy điều hành ngoài Sở chỉ huy phía trước của Bộ Tư lệnh Quân đoàn do đ/c Phó Tư lệnh quân đoàn Hoàng Đan được phân công đảm trách ?
Anh Nặc danh18:57 23 tháng 5, 2021 vặn vẹo vớ vẩn quá!
XóaThì chính vì anh nói rằng cái Binh đoàn thọc sâu của Quân đoàn 2 nó có quá nhiều lực lượng hợp thành nên như ông Lê Trọng nói là đúng, rằng dứt khoát phải có một Ban chỉ huy thống nhất chứ không lẻ để tăng đánh 1 kiểu, để bộ binh, pháo ... đánh một kiểu?
Và như ông Đại tá Phạm Ngọc Sơn (nguyên sĩ quan tác chiến quân đoàn 2), Đại tá Nguyễn Sơn Văn (nguyên trung đoàn trưởng trung đoàn 66) đã nói rõ: Quân đoàn 2 thành lập Binh đoàn thọc sâu đánh chiếm Dinh Độc lập do Trung tá Nguyễn Tất Tài (Lữ trưởng Lữ 203) làm Tư lệnh và Trung tá Bùi Văn Tùng (Chính ủy Lữ 203) làm Chính ủy trong clip của Wiwin VN
https://www.youtube.com/watch?v=_Bb3OEJtbVM&ab_channel=WinwinVi%E1%BB%87tNam
Nặc danh19:41 23 tháng 5, 2021!
XóaXin hỏi anh , tôi " vặn vẹo" chỗ nào ?
Nói để anh suy nghĩ , phần chủ yếu cái bình luận của tôi là nêu một số qui định trong tổ chức chiến đấu của quân đội ta để các anh tham khảo và tự rút ra những vấn đề cần thiết khi tham gia bình luận về chủ đề này .
Còn cái đoạn này trong bình luận của anh : "Thì chính vì anh nói rằng cái Binh đoàn thọc sâu của Quân đoàn 2 nó có quá nhiều lực lượng hợp thành nên như ông Lê Trọng nói là đúng, rằng dứt khoát phải có một Ban chỉ huy thống nhất chứ không lẻ để tăng đánh 1 kiểu, để bộ binh, pháo ... đánh một kiểu? cơ bản có điểm đúng , nhưng không chính xác :
- Thứ nhứt : Tôi không nói binh đoàn thọc sâu , mà nói là lưc lượng thọc sâu của quân đoàn .
- Thứ hai : Tôi không phủ nhận lực lượng thọc sâu này phải có
1 tổ chức chỉ huy . Nhưng cái tổ chức chỉ huy ấy , không phải có tên gọi là " ban chỉ huy thống nhất " như anh gọi , mà bộ Bộ chỉ huy phía trước của quân đoàn 2 trực tiếp chỉ huy toàn bộ lực lượng thọc sâu này , chớ không phải do Ban chỉ huy của Lữ 203 hoặc Ban chỉ huy e BB66 hay bất kỳ một Ban chỉ huy của một đơn vị nào đấy trong thành phần lực lượng thọc sâu chỉ huy cái lực lương thọc sâu này .
- Thứ ba như vậy cũng có nghĩa là cái đoạn anh dẫn ra : "Đại tá Phạm Ngọc Sơn (nguyên sĩ quan tác chiến quân đoàn 2), Đại tá Nguyễn Sơn Văn (nguyên trung đoàn trưởng trung đoàn 66) đã nói ... Trung tá Nguyễn Tất Tài (Lữ trưởng Lữ 203) làm Tư lệnh và Trung tá Bùi Văn Tùng (Chính ủy Lữ 203) làm Chính ủy ..." chỉ huy lực lượng thọc sâu này là không chính xác !
Cái gọi là binh đoàn thọc sâu như thế này đây: "Tôi hạ lệnh cho lực lượng đột kích thọc sâu lập tức xuất kích. Dẫn đầu đội hình là phân đội xe tăng trinh sát chiến đấu và các Tiểu đoàn 1, 4, 5 cùng Lữ đoàn 203. Một số lính bộ binh của Trung đoàn 66 và chiến sĩ công binh hộ tống xe tăng ngồi trên xe. Tiếp theo là Tiểu đoàn bộ binh 7 (Trung đoàn 66), đại đội pháo nòng dài 85mm, tiểu đoàn cao xạ, đơn vị công binh và các bộ phận thọc sâu. Tiếp sau đội hình thọc sâu là Trung đoàn 18 (Sư đoàn 325) làm lực lượng dự bị mạnh. Số đầu xe của lực lượng thọc sâu tới 400 chiếc", tướng Nguyễn Hữu An viết trong hồi ký.
Trả lờiXóaKhông lẽ tướng Nguyễn Hữu An về kiến thức về quân sự lại thua các thuộc cấp của ông là Nguyễn Sơn Văn, Phạm Ngọc Sơn hay sao hả các cuồng Phạm Việt Tùng.
Anh lạc hồng19:13 23 tháng 5, 2021 cũng vặn vẹo vớ vẩn quá!
XóaThì chính vì anh nói rằng cái Binh đoàn thọc sâu của Quân đoàn 2 nó có quá nhiều lực lượng hợp thành nên như ông Lê Trọng nói là đúng, rằng dứt khoát phải có một Ban chỉ huy thống nhất chứ không lẻ để tăng đánh 1 kiểu, để bộ binh, pháo ... đánh một kiểu?
Và như ông Đại tá Phạm Ngọc Sơn (nguyên sĩ quan tác chiến quân đoàn 2), Đại tá Nguyễn Sơn Văn (nguyên trung đoàn trưởng trung đoàn 66) đã nói rõ: Quân đoàn 2 thành lập Binh đoàn thọc sâu đánh chiếm Dinh Độc lập do Trung tá Nguyễn Tất Tài (Lữ trưởng Lữ 203) làm Tư lệnh và Trung tá Bùi Văn Tùng (Chính ủy Lữ 203) làm Chính ủy trong clip của Wiwin VN
https://www.youtube.com/watch?v=_Bb3OEJtbVM&ab_channel=WinwinVi%E1%BB%87tNam
Nặc danh19:44 23 tháng 5, 2021: Não rất có ích sao bạn không dùng thử "Không lẽ tướng Nguyễn Hữu An về kiến thức về quân sự lại thua các thuộc cấp của ông là Nguyễn Sơn Văn, Phạm Ngọc Sơn hay sao hả" dùng thử đi rồi hãy viết nhé.
Trả lờiXóaCó chỗ nào trong lời của 2 ông Nguyễn Sơn Văn, Phạm Ngọc Sơn co thấy điều như cậu nói: "Không lẽ tướng Nguyễn Hữu An về kiến thức về quân sự lại thua các thuộc cấp của ông là Nguyễn Sơn Văn, Phạm Ngọc Sơn"???
XóaHay là cậu cũng như mấy anh ccb trung đoàn 66 quen thói xuyên tạc bịa đặt, hử?
Nặc danh21:17 23 tháng 5, 2021: Bạn viết rằng "Và như ông Đại tá Phạm Ngọc Sơn (nguyên sĩ quan tác chiến quân đoàn 2), Đại tá Nguyễn Sơn Văn (nguyên trung đoàn trưởng trung đoàn 66) đã nói rõ: Quân đoàn 2 thành lập Binh đoàn thọc sâu đánh chiếm Dinh Độc lập do Trung tá Nguyễn Tất Tài (Lữ trưởng Lữ 203) làm Tư lệnh và Trung tá Bùi Văn Tùng (Chính ủy Lữ 203) làm Chính ủy trong clip của Wiwin VN"
XóaNhưng trong hồi ký của mình tướng Nguyễn Hữu An tư lệnh QĐ 2 có viết rằng xin trích: "Tôi hạ lệnh cho lực lượng đột kích thọc sâu lập tức xuất kích. Dẫn đầu đội hình là phân đội xe tăng trinh sát chiến đấu và các Tiểu đoàn 1, 4, 5 cùng Lữ đoàn 203. Một số lính bộ binh của Trung đoàn 66 và chiến sĩ công binh hộ tống xe tăng ngồi trên xe. Tiếp theo là Tiểu đoàn bộ binh 7 (Trung đoàn 66), đại đội pháo nòng dài 85mm, tiểu đoàn cao xạ, đơn vị công binh và các bộ phận thọc sâu. Tiếp sau đội hình thọc sâu là Trung đoàn 18 (Sư đoàn 325) làm lực lượng dự bị mạnh. Số đầu xe của lực lượng thọc sâu tới 400 chiếc". Có nghĩa là không có cái gọi là binh đoàn thọc sâu, càng không có cái gọi là tư lệnh, chính ủy binh đoàn thọc sâu như 2 ông Văn, ông Sơn nói. Nên mình có nói câu "Không lẽ tướng Nguyễn Hữu An về kiến thức về quân sự lại thua các thuộc cấp của ông là Nguyễn Sơn Văn, Phạm Ngọc Sơn" hay sao , mình đã nói rồi "não rất có ích sao bạn không dùng thử".
Cậu lạc hồng19:08 24 tháng 5, 2021 cãi cùn cãi cố!
XóaCÓ HAY KHÔNG CÓ BINH ĐOÀN THỌC SÂU?
- Về chuyện có hay không có "Binh đoàn thọc sâu" đã có quá nhiều tài liệu nói tới. Quân đoàn nào cũng có chứ ko phải riêng QDD2.
1. Tài liệu đầu tiên là bài báo của Đại tá, TS DƯƠNG ĐÌNH LẬP trên báo QĐND mà ở đây nhiều người đã trích.
2. Tiếp sau là Trung tướng Nguyễn Ân- (nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 304, thuộc quân đoàn 2) nói trong bài" Chiến dịch cuối cùng trong ký ức của Trung tướng Nguyễn Ân" trên Tin tức của TTXVN ngày Thứ Năm, 02/04/2015.
Trong bài này, trung tướng kể: "Lúc đó, anh Nguyễn Hữu An, khi đó là Tư lệnh Quân đoàn 2, xuống chỗ tôi, nói: “Ân ơi, ngày mai là ngày toàn bộ chiến dịch nổ súng, mà các cậu không mở được đường cho binh đoàn thọc sâu vào chiến đấu thì hỏng rồi!”. "
3. Thiếu tướng, TS NGUYỄN HOÀNG NHIÊN (Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam)
Mới ngay đây, Thiếu tướng đã phát biểu trong hội thảo Tổng hợp tham luận Hội thảo khoa học "Hướng Đông Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử"
Cập nhật lúc 11:43, Thứ Năm, 29/04/2021 (GMT+7)
http://www.baodongnai.com.vn/chinhtri/lucluongvutrang/202104/tong-hop-tham-luan-hoi-thao-khoa-hoc-huong-dong-nam-tren-dia-ban-tinh-dong-nai-trong-chien-dich-ho-chi-minh-lich-su-3054499/
Tại báo cáo khoa học của mình, ông đã nói rõ:
"Hai là, sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, hiệu quả giữa các lực lượng trong thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc
Tác chiến của bộ đội chủ lực trong thế trận chiến tranh nhân dân không tách rời khả năng và sự phối hợp giữa các lực lượng và quần chúng nhân dân trên địa bàn. Đặc biệt, trong quá trình phối hợp chiến đấu, lực lượng đặc công có vai trò rất quan trọng, đánh chiếm và giữ được cầu Biên Hòa - Sài Gòn, cầu Rạch Chiếc, cầu sông Sài Gòn..., tạo điều kiện thuận lợi nhất cho lực lượng đột kích, thọc sâu của Quân đoàn 2 phát triển chiến đấu nhanh chóng chiếm Dinh Độc Lập. Có thể nói, tinh thần chiến đấu quả cảm, đức hy sinh cao cả để làm chủ các cây cầu của lực lượng đặc công là một nét đặc sắc trong việc kết hợp giữa lực lượng tiến công hành tiến và lực lượng bảo đảm, chốt giữ trận địa, làm tăng thêm khả năng và tốc độ tiến công của khối chủ lực, nhất là binh đoàn thọc sâu binh chủng hợp thành."
4. Trung tướng NGUYỄN ÂN phát biểu trong bài Tổ chức binh đoàn thọc sâu trong chiến dịch
Ông viết:
"Tổ chức binh đoàn thọc sâu trong chiến dịch là nhằm đánh chiếm những mục tiêu quan trọng như trung tâm đầu não, sở chỉ huy nằm trong tung thâm phòng ngự của địch. Tuyến phòng ngự bên ngoài của địch thường là cứng và vững chắc nhưng các tuyến sau thường mỏng yếu và sơ hở. Ta chỉ cần đập tan tuyến ngoài của địch, mở cửa cho binh đoàn thọc sâu nhanh chóng thọc thẳng vào tung thâm phòng ngự, đập tan sở chỉ huy cơ quan đầu não, nhanh chóng kết thúc trận đánh. "
5. Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng trong bài Thắng lợi trên hướng Đông Nam trong Chiến dịch Hồ Chí Minh - Bài học đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay trên Cổng Thông tin Bộ Quốc phòng đăng lúc 11:12 | 28/04/2021
Như vậy đã đủ cho cậu bỏ đi cái lập luận vớ vẩn: "Có nghĩa là không có cái gọi là binh đoàn thọc sâu"?
Nói chung, mấy anh ccb trung đoàn 66 và những người khùng điên bảo vệ Lý văn Thông như đại ca La văn hét, như đại ca Trịnh Hoài Nam... đều trình lùn, nói năng chả logic, chả thuyết phục dc ai.
Trả lờiXóaTrong khi đó, các còm sĩ nghiêm túc của GGTL đều viết còm đầy đủ chứng cứ, lý luận.
1. Dù bạn Lê Trọng, có cắt xén và quên đi những nội dung ý kiến của tôi trao đổi tranh luận với bạn Lê Trọng và các bạn Trần Thọ, Hoàng Tâm, Cựu Chiến Binh…ngay trên GoogLeTienLang này về ‘’Binh đoàn thọc sâu’’ và Tư lệnh, Chính ủy, ‘’Binh đoàn thọc sâu’’ của Quân đoàn 2 trong chiến dịch mùa xuân 1975 theo hồi ký của ông Đại tá Phạm Ngọc Sơn, thì bạn càng trưng ra: ’’nếu đúng là có cuốn Nhật ký đó và trong cuốn này đã ghi đúng như vậy…’’ thì càng khẳng định ý kiến của Minh Thanh tôi là đúng. Vì bạn và những người như bạn đã nói ‘’ "Như vậy, ta có thể hiểu việc tổ chức ra đơn vị Binh đoàn thọc sâu này chỉ là cách đánh sáng tạo của Bộ Chỉ huy Chiến dịch chứ Binh đoàn thọc sâu hoàn toàn không phải là 1 cấp đơn vị thường trực của Quân đội ta theo Luật Quốc phòng. Chính vì vậy, cái tên gọi Binh đoàn thọc sâu này có thể gọi tùy nghi, có thể là "Lực lượng thọc sâu", "Mũi thọc sâu ", "Đơn vị thọc sâu ", bộ phận lực lượng thọc sâu... đều được, đều là nói đến các Binh đoàn thọc sâu…’’. Ô hay việc tổ chức ‘’Binh đoàn thọc sâu’’ có tên đơn vị có chức danh Tư lệnh, Chính ủy và tên người cụ thể Tư lệnh, chính ủy của ‘’Binh đoàn thọc sâu’’ của Quân đoàn 2 mà lại gọi tùy nghi có thể là Lực lượng thọc sâu", "Mũi thọc sâu ", "Đơn vị thọc sâu ", bộ phận lực lượng thọc sâu... đều được,’’?. Bạn không phải là người có hiểu biết sơ đẳng về Quân đội nhân dân Viêt Nam. Vì Quân đội nhân dân Việt Nam không có Tư lệnh, Chính ủy ‘’Mũi thọc sâu’’ ‘’Đơn vị thọc sâu’’ ‘’lực lượng thọc sâu’’ mà chỉ có Tư lệnh, Chính ủy Quân khu ,Quân, Binh Chủng, Quân đoàn và tương đương. Trong chiến tranh, chiến đấu có Tư lệnh, Chính ủy miền, Tư lệnh, Chính ủy khu, Tư lệnh, Chính ủy Mặt trận, Tư lệnh, Chính ủy Chiến dịch. Tư lệnh, Chính ủy Đại đoàn và tương đương.. Nhưng không có Tư lệnh, Chính ủy.Đơn vị thọc sâu, mũi thọc sâu, lực lượng thọc sâu vì những đơn vị đó thường dùng để gọi các đơn vị cấp chiến thuật từ Trung đoàn trở xuống. Bạn đừng ngụy biện "…Như vậy, ta có thể hiểu việc tổ chức ra đơn vị Binh đoàn thọc sâu này chỉ là cách đánh sáng tạo của Bộ Chỉ huy Chiến dịch chứ Binh đoàn thọc sâu hoàn toàn không phải là 1 cấp đơn vị thường trực của Quân đội ta theo Luật Quốc phòng…’’ để lấp liếm thiếu hiểu biết của bạn về nguyên tắc, tổ chức và hoạt động của Quân đội ta và sự ngộ nhận biến một bộ phận, lực lượng làm nhiệm vụ thọc sâu trong chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân năm 1975 của Quân đoàn 2 thành ‘’Binh đoàn thọc sâu’ với Chính ủy ‘’Binh đoàn thọc sâu’’ là Trung tá Bùi Văn Tùng (Chính ủy Lữ đoàn tăng 203) nhằm thực hiện ý đồ của bạn và những người như bạn mà ngay cả Trung tá Chính ủy lữ đoàn tăng 203 chưa có một lần nào công khai xưng danh Chính ủy ‘’Binh đoàn thọc sâu’’ cho đại chúng biết!
Trả lờiXóa2. Ngay như bạn Lê Trọng đưa ra dẫn chứng: ‘’…Trích báo cáo của bác Bùi Tùng: "Để đánh chiếm một trong năm mục tiêu quan trọng bậc nhất, Bộ tư lệnh Quân đoàn 2 quyết định lấy Lữ đoàn xe tăng 203 tổ chức thành Lữ đoàn cơ giới đặc nhiệm được phối thuộc thêm I tiểu đoàn bộ binh, I tiểu đoàn pháo binh, I tiểu đoàn pháo cao xạ , I tiểu đoàn công binh dưới sự chỉ huy trực tiếp của bộ chỉ huy lữ doàn với nhiệm vụ: sau khi bộ binh ở Nước Trong mở xong cửa mở, lữ đoàn có nhiệm vụ tấn công trong hành tiến đánh lướt nhanh qua các mục tiêu trên đường tiến công tiến thẳng vào đánh chiếm phủ tổng thống ngụy là nhiệm vụ trước mắt…" Thì cũng không có lấy một từ nào bác Bùi Tùng nói đến ‘’Binh đoàn thọc sâu’’. Nếu có ‘’Binh đoàn thọc sâu’’ và Chính ủy ‘’Binh đoàn thọc sâu’’ thì Chính ủy ‘’Binh đoàn thọc sâu Trung tá Bùi Văn Tùng đã báo cáo là ‘’Binh đoàn thọc sâu…’’ chứ không phải là:.. “Lữ đoàn 203..….’’ Đều đó nếu ai đã qua quân ngũ hoặc có hiểu biết nhất định về Quân đội khẳng định được ngay và đúng chính xác là: Lữ đoàn xe tăng 203 được tăng cường phối thuộc thêm I tiểu đoàn bộ binh, I tiểu đoàn pháo binh, I tiểu đoàn pháo cao xạ , I tiểu đoàn công binh dưới sự chỉ huy trực tiếp của bộ chỉ huy lữ đoàn chứ không phải là tổ chức thêm một đơn vị mới với tên gọi ‘’Binh đoàn thọc sâu’’
Trả lờiXóa3. Trao đổi sơ sơ như vậy thôi, Lê Trong và mọi người tìm hiểu thêm, đưa ra những tư liệu, chứng cứ có tính khoa học, thuyết phục để khẳng định Quân đoàn 2 trong chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân năm 1975 có ‘’Binh đoàn thọc sâu’’ với Trung tá Nguyễn Tất Tài (Lữ trưởng Lữ 203) làm Tư lệnh và Trung tá Bùi Văn Tùng (Chính ủy Lữ 203) làm Chính ủy nhé!
Đọc mớ ný nuận của Minh Thanh, của lạc hồng... tôi phục các bác Trần Thọ, Lê Trọng đã kiên nhẫn thảo luận, giải thích đủ lý, tình cho họ. Nhưng xem ra các bác các bác cố gắng đến đâu thì họ chả chịu nhận rằng họ sai đâu. Những người trình thấp luôn bảo thủ, lý sự cùn.
Trả lờiXóaĐề nghị các bác không trao đổi với họ nữa. Tốn thời gian của các bác, của tôi và mn!
Tôi nhất trí với ý kiến của bác:
Nặc danh21:21 23 tháng 5, 2021
Nói chung, mấy anh ccb trung đoàn 66 và những người khùng điên bảo vệ Lý văn Thông như đại ca La văn hét, như đại ca Trịnh Hoài Nam... đều trình lùn, nói năng chả logic, chả thuyết phục dc ai.
Trong khi đó, các còm sĩ nghiêm túc của GGTL đều viết còm đầy đủ chứng cứ, lý luận.
Nhất trí với bạn Nặc danh07:51 24 tháng 5, 2021
Trả lờiXóaCũng nhất trí với nhà báo Kiều Mai Sơn:
15 tháng 5 lúc 18:39 ·
SỰ THẬT LỊCH SỬ
22h đêm qua, 15/5/2021, kênh VTC1 đã chiếu bộ phim tài liệu: Chuyện thật 30.4.1975.
Bộ phim hơn 1 tiếng đồng hồ do đạo diễn - NSUT Phạm Việt Tùng và các cộng sự dày công sưu tầm tư liệu, phỏng vấn các nhân chứng lịch sử. Nội dung bộ phim nổi lên các điểm chính sau đây:
1- Cán bộ chiến sĩ Lữ đoàn xe tăng 203 - Quân đoàn 2 là đơn vị đầu tiên vào dinh Độc Lập và bắt giữ Nội các Tổng thống Dương Văn Minh.
Cụ thể: Đại đội trưởng Bùi Quang Thận - Chỉ huy trưởng xe tăng 843 lên cắm trờ trên nóc dinh Độc Lập. Chính trị viên Vũ Đăng Toàn và pháo thủ Ngô Sĩ Nguyên - xe tăng 390 - đã bắt giữ Nội các trong phòng khánh tiết của dinh.
2- Trung đoàn phó Trung đoàn 66 - Quân đoàn 2 - Phạm Xuân Thệ - và các chiến sĩ tham gia áp giải Tổng thống Dương Văn Minh, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu từ dinh Độc Lập sang đài phát thanh Sài Gòn để tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.
3- Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 - Trung tá Bùi Văn Tùng có mặt tại dinh Độc Lập và chỉ đạo việc bắt giữ Nội các Tổng thống Dương Văn Minh. Đồng thời ông Tùng chỉ đạo việc đưa Tổng thống Dương Văn Minh, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu sang đài phát thanh Sài Gòn để tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.
Điều này bác bỏ hoàn toàn ý kiến của các nhân chứng Trung đoàn 66 (Phạm Xuân Thệ, Phùng Bá Đam, Bàng Nguyên Thất, Đào Ngọc Vân...) là ông Bùi Văn Tùng không có mặt trong dinh Độc Lập, việc đưa Tổng thống Dương Văn Minh ra đài phát thanh Sài Gòn là phút "loé sáng" của ông Thệ cùng đồng đội sau khi bàn bạc, thống nhất.
Chỗ này, tôi muốn nói thêm 1 ý ngoài lề: Cựu chiến binh Trung đoàn 66 và một số người có ý kiến vặn vẹo nếu Chính ủy Bùi Văn Tùng chỉ đạo việc bắt Tổng thống Dương Văn Minh thì sao ông không tự áp giải ông Minh, ông Mẫu sang đài phát thanh, nhỡ ông Minh "sổng" mất dọc đường thì sao? Đây là lí luận của anh Chí sinh ra chỗ cái lò gạch cũ. Nên nhớ rằng ông Bùi Văn Tùng là cán bộ chính trị, là người chỉ huy, chứ không phải lính tráng. Ông Tùng chỉ đạo ông Thệ thực hiện. Như vậy mới cho thấy quân đội nhân dân Việt Nam có kỷ cương, có kỷ luật. Việc ông Tùng không đích thân áp giải ông Minh, ông Mẫu vì ông biết họ đã chủ động đầu hàng, chờ đại diện quân giải phóng đến để bàn giao thì không có chuyện họ "sổng" dọc đường. Trí thức có lòng tự trọng, không như kẻ võ biền!
XóaLại có kẻ lý luận sao không thấy ảnh ông Bùi Văn Tùng ở dinh hay đài phát thanh dù là cái cánh tay? Đấy là cãi bậy. Tư liệu hiện nay chưa sưu tầm được đầy đủ nhưng rồi dần dần theo thời gian các tư liệu sẽ xuất hiện cho thấy có mặt ông Bùi Văn Tùng từ dinh Độc Lập tới đài phát thanh Sài Gòn. Ảnh thì đã thấy có tấm ảnh Chính ủy Bùi Tùng chụp cùng nhà báo Tây Đức - ông Gallasch - trước khi rời dinh sang đài. Lại có đoạn phim tư liệu (trong clip đính kèm đây) về ông Bùi Văn Tùng dưới sân dinh.
4- Chính ủy Bùi Văn Tùng là người soạn lời tuyên bố đầu hàng cho Tổng thống Dương Văn Minh đọc và ghi âm để phát trên đài phát thanh Sài Gòn.
Văn bản bút tích của ông Bùi Văn Tùng đã nộp cho Quân đoàn 2 (bản màu xanh trong phim) cần được đưa ra cho công chúng biết về nguồn gốc lai lịch của tài liệu này. Ông Bùi Văn Tùng cho biết ông nộp cho Cục Chính trị Quân đoàn 2 ngay sau 30/4/1975. Còn ông Hà Huy Đỉnh nói ông Tùng đã xé nó trước mặt ông Đỉnh. Ý kiến này chỉ mang tính tham khảo. Ý kiến thứ ba cho rằng đây là văn bản được Quân đoàn 2 yêu cầu ông Tùng viết lại, vậy thì cũng phải có tài liệu chứng minh ông Tùng viết lại khi nào, ai yêu cầu, ai tiếp nhận tài liệu viết lại này? Cũng cần giám định các tài liệu này ở các cơ quan khoa học độc lập rồi công bố kết quả cho công chúng biết.
Tóm lại, với các tài liệu được công bố hiện nay, Bộ Quốc phòng nói riêng, các cơ quan của Đảng và Nhà nước cần vào cuộc để làm sáng tỏ, rõ ràng vấn đề. Nếu cứ im lặng và làm ngơ, hoặc lặng lẽ chỉ đạo miệng bằng cách bịt miệng các cơ quan thông tấn báo chí không cho bàn hay thông tin gì về sự việc này thì sẽ càng làm mất uy tín trong lòng người dân. Không sợ sai. Sai thì sửa, chửa thì đẻ, dân gian đã nói vậy rồi./.
Xem toàn bộ bộ phim tại đây:
https://vtc.vn/video-su-that-nguoi-soan-thao-ban-dau-hang-cho-tong-thong-duong-van-minh-ar612519.html
Sự thật 30/4/1975: THÔNG TIN DO NHÀ BÁO KIỀU MAI SƠN ĐƯA RA LÀ KHÔNG ĐÁNG TIN CẬY, VÌ:
Trả lờiXóa1. Nhà báo Sơn Kiều Mai viết: ‘’...2- Trung đoàn phó Trung đoàn 66 - Quân đoàn 2 - Phạm Xuân Thệ - và các chiến sĩ tham gia áp giải Tổng thống Dương Văn Minh, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu từ dinh Độc Lập sang đài phát thanh Sài Gòn để tuyên bố đầu hàng vô điều kiện’’. Vậy xin hỏi Sơn Kiều Mai ông Tổng thống ngụy Dương Văn Minh ngồi trên xe của Ông Phạm Văn Thệ, do ông Phạm Văn Thệ trực tiếp chỉ huy và cùng các chiến sỹ áp giải ông Minh sang đài phát thanh Sài Gòn mà Sơn Kiều Mai lại khẳng định ông Phạm VănThệ chỉ: ‘’…Phạm Văn Thệ- và các chiến sĩ tham gia áp giải Tổng thống Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu từ dinh Độc lập sang đài phát thanh Sài Gòn….’’, vậy ai là người trực tiếp chỉ huy và áp giải ông Minh sang đài phát thanh Sài Gòn? Chắc chắn không phải là ông Bùi Văn Tùng rồi.
2. Sơn Kiều Văn nói: ‘3- Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 - Trung tá Bùi Văn Tùng có mặt tại dinh Độc Lập và chỉ đạo việc bắt giữ Nội các Tổng thống Dương Văn Minh. Đồng thời ông Tùng chỉ đạo việc đưa Tổng thống Dương Văn Minh, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu sang đài phát thanh Sài Gòn để tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.’’. là hoàn toàn sai khi dựa trên cơ sở không có thật, ngộ nhận biến ‘’một bộ phận, lực lượng thọc sâu của Quân đoàn 2 trong chiến dịnh Hồ Chí Minh thành ‘’ Binh đoàn thọc sâu’’ với tư lệnh Binh đoàn do Trung tá Nguyễn Tất Tài (Lữ trưởng Lữ 203) làm Tư lệnh và Trung tá Bùi Văn Tùng (Chính ủy Lữ 203) làm Chính ủy. ngộ nhận cho Trung đoàn 66 nằm trong binh đoàn thọc sâu. Trong khi ngay báo cáo của ông Bùi Văn Tùng mà Lê Trong đã đăng trong Google tien lang này: ‘’… Trích báo cáo của bác Bùi Tùng: "Để đánh chiếm một trong năm mục tiêu quan trọng bậc nhất, Bộ tư lệnh Quân đoàn 2 quyết định lấy Lữ đoàn xe tăng 203 tổ chức thành Lữ đoàn cơ giới đặc nhiệm được phối thuộc thêm I tiểu đoàn bộ binh, I tiểu đoàn pháo binh, I tiểu đoàn pháo cao xạ , I tiểu đoàn công binh dưới sự chỉ huy trực tiếp của bộ chỉ huy lữ đoàn…’’ .Thế mà: (Son Kieu Mai
Chính Hồng Kỳ bác nên tìm hiểu thêm: Ông Bùi Văn Tùng là Chính ủy Binh đoàn thọc sâu mà Trung đoàn 66 nằm trong binh đoàn này. Không lẽ Chính ủy Binh đoàn không chỉ đạo nổi Trung đoàn phó thì quân hồi vô phèng?), Để Son Kiều Mai khẳng định: ‘’…Nên nhớ rằng ông Bùi Văn Tùng là cán bộ chính trị, là người chỉ huy, chứ không phải lính tráng. Ông Tùng chỉ đạo ông Thệ thực hiện. Như vậy mới cho thấy quân đội nhân dân Việt Nam có kỷ cương, có kỷ luật…’’.
3. Sơn Kiều Mai lấy thông tin, tư liệu về ‘’Binh đoàn thọc sâu’’ của Quân đoàn 2 với tư lệnh Binh đoàn thọc sâu do Trung tá Nguyễn Tất Tài (Lữ trưởng Lữ 203) làm Tư lệnh và Trung tá Bùi Văn Tùng (Chính ủy Lữ 203) làm Chính ủy không có thật để nói về ‘’Sự thật ngày 30/4/1975’’ vì vậy khẳng đinh thong tin của Sơn Kiều Mai không đúng sự thật, không đáng tin cậy./.
"báo cáo của ông Bùi Văn Tùng mà Lê Trong đã đăng trong Google tien lang này: ‘’… Trích báo cáo của bác Bùi Tùng: "Để đánh chiếm một trong năm mục tiêu quan trọng bậc nhất, Bộ tư lệnh Quân đoàn 2 quyết định lấy Lữ đoàn xe tăng 203 tổ chức thành Lữ đoàn cơ giới đặc nhiệm được phối thuộc thêm I tiểu đoàn bộ binh, I tiểu đoàn pháo binh, I tiểu đoàn pháo cao xạ , I tiểu đoàn công binh dưới sự chỉ huy trực tiếp của bộ chỉ huy lữ đoàn…’’
XóaÔng Bùi Tùng nói như trên không có gì sai. Ông đang kể về "Binh đoàn thọc sâu" hoặc gọi cách khác là "lực lượng thọc sâu" hoặc "đơn vị thọc sâu"... mà ông Trần Thọ đã cho biết: Tên gọi của Lực lượng thọc sâu có thể tùy nghi.
BÀI NỮA ĐỂ TRẢ LỜI CÂU HỎI CÓ HAY KHÔNG CÓ "BINH ĐOÀN THỌC SÂU"
Trả lờiXóaTrên kia đã có người khuyên "Không đối đáp với Minh Thanh, lạc hồng" nữa. Nhưng hai vị này vẫn cãi cùn, cãi cố. Nay tôi thêm ý kiến này:
---
Nghệ thuật thọc sâu đánh chiếm mục tiêu chiến lược – nét đặc sắc trong Chiến dịch Hồ Chí Minh
http://tapchiqptd.vn/vi/tim-hieu-truyen-thong-quan-su/nghe-thuat-thoc-sau-danh-chiem-muc-tieu-chien-luoc-%E2%80%93-net-dac-sac-trong-chien-dich-ho-chi-minh/10083.html
Trích:
"1. Tổ chức, sử dụng lực lượng thọc sâu chiến dịch linh hoạt, tạo ưu thế về sức mạnh, đánh chiếm mục tiêu chiến lược, giành thắng lợi. Bước vào Chiến dịch cuối cùng này, quân và dân ta phải đương đầu với tập đoàn địch phòng ngự mạnh ở quanh Sài Gòn, tuy đang trong thế tan vỡ về chiến lược, nhưng quân số còn đông, vũ khí trang bị còn nhiều. Vì thế, nếu ta không tổ chức tiến công nhanh, tạo thế áp đảo, giải quyết dứt điểm các mục tiêu chiến lược,... chúng sẽ dần hồi phục, tổ chức lực lượng chống trả, cuộc chiến sẽ kéo dài, gây bất lợi cho ta. Trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng tình hình các mặt, Bộ Tư lệnh Chiến dịch quyết định: cùng với tiêu diệt và làm tan rã tại chỗ các sư đoàn địch ở vòng ngoài, tổ chức lực lượng thọc sâu nhanh chóng phá vỡ sức đề kháng của địch. Để nâng cao khả năng đột kích, trên từng cánh quân, Chiến dịch tổ chức bộ phận thọc sâu tương đương sư đoàn tăng cường, gồm: bộ binh, xe tăng, pháo binh, phòng không, công binh,... có nhiệm vụ đánh lướt, vượt qua các trọng điểm đề kháng, đánh thẳng vào mục tiêu chiến lược. Đây là nét phát triển mới về nghệ thuật tổ chức, sử dụng lực lượng thọc sâu chiến dịch trong điều kiện ta có ưu thế về lực lượng, nhằm tạo sức mạnh ở thời điểm và thời cơ quyết định để tiêu diệt các cơ quan đầu não của địch. Nét đặc sắc của nghệ thuật tác chiến thọc sâu được thể hiện khi Chiến dịch không chỉ tổ chức bộ phận thọc sâu trên hướng chủ yếu, mà tổ chức trên cả 05 cánh quân. Điều đó không chỉ phản ánh nghệ thuật tập trung lực lượng lớn, trong thời gian ngắn của ta, mà còn thể hiện tính linh hoạt trong tiến công tiêu diệt địch, đánh chiếm các mục tiêu chiến lược. Theo đó, bộ phận thọc sâu của Quân đoàn 1 là Sư đoàn 320B, từ hướng Bắc đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu ngụy; Quân đoàn 2 là Lữ đoàn tăng - thiết giáp 203, Trung đoàn bộ binh 66 từ hướng Đông - Đông Nam đánh chiếm Dinh Độc Lập; Quân đoàn 3 là Sư đoàn 10, từ hướng Tây Bắc, đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất; Quân đoàn 4 là Sư đoàn 7, từ hướng Đông đánh chiếm Dinh Độc Lập; Đoàn 232 là Sư đoàn 9, từ hướng Tây Nam đánh chiếm Tổng Nha cảnh sát, Biệt khu Thủ đô. Tổ chức lực lượng như vậy, ta đã phát huy được tính chủ động trên từng cánh quân, bởi thời gian lúc này là lực lượng, cánh quân nào phát triển thuận lợi thì nhanh chóng đánh chiếm mục tiêu quy định, tạo điều kiện hoặc chi viện cho các hướng khác phát triển, từ đó nhanh chóng đánh chiếm toàn bộ các mục tiêu chiến lược trong nội đô. Đồng thời, việc tổ chức lực lượng thọc sâu cũng là thực hiện triệt để tư tưởng chỉ đạo của Bộ Chính trị: “thần tốc, táo bạo, chắc thắng”. Vì thế, khi thực hiện tổng công kích, lực lượng thọc sâu chỉ mất từ 03 giờ đến 05 giờ để đánh chiếm các mục tiêu chiến lược trong nội đô, với quãng đường thọc sâu từ 20km đến 30km. "
2. 2. Tạo lập thế trận thọc sâu vững chắc, sẵn sàng đột kích đánh chiếm mục tiêu đảm nhiệm.
3. 3. Vận dụng linh hoạt các hình thức chiến thuật, thủ đoạn chiến đấu thọc sâu, nhanh chóng đánh chiếm mục tiêu, kết thúc sớm Chiến dịch.
Mấy ông Minh Thanh, lạc hồng chắc cũng là ccb trung đoàn 66, ê kíp lý văn thông đây!
Trả lờiXóaHọ đều đi lên đều bằng cách bẩn bựa, đạp lên anh em đồng chí đồng đội chứ thực ra thì trình lùn.
Không thể hiểu được, cũng là ccb tham gia chiến dịch HCM mà họ cứ khăng khăng "KHÔNG CÓ CÁI GỌI LÀ BINH ĐOÀN THỌC SÂU!"
Muốn tranh luận thì ít ra cũng phải tìm hiểu chứ?
Tôi không thấy ở Diễn đàn nào có các còm sĩ kiên nhẫn, vị tha như ở GGTL. Nhưng trình lùn thì văn hóa cũng lùn. Chắc mấy ông kia không chịu cảm ơn đâu.
Trong khi, thời internet hiện nay, chỉ một cái nhấp chuột là ra cơ man tài liệu nói về Binh đoàn thọc sâu!
Nhiều lắm!
Chiến công của Quân đoàn 2 trong mùa Xuân đại thắng
Thứ Ba, 29-04-2014, 20:56
Trích:
"Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 giao Lữ đoàn xe tăng 203 dùng Tiểu đoàn xe tăng 2 tham gia đột phá mở cửa chiến dịch, Đại đội tăng 4 phối thuộc cho Sư đoàn bộ binh 3 đánh chiếm Bà Rịa - Vũng Tàu. Đại đội tăng 6 cùng Sư đoàn bộ binh 325 diệt địch ở Long Thành, Nhơn Trạch rồi vượt phà Cát Lái đánh vào Sài Gòn, Đại đội tăng 5 hiệp đồng với Trung đoàn bộ binh 9, Sư đoàn bộ binh 304 đột phá tuyến phòng thủ của địch đánh chiếm Trường Thiết giáp, căn cứ Nước Trong, cùng Trung đoàn bộ binh 24 đánh chiếm Long Bình, cầu Xa Lộ tạo thành bàn đạp cho Binh đoàn thọc sâu chiến đấu."
https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/chien-cong-cua-quan-doan-2-trong-mua-xuan-dai-thang-201699
Xóachiến công là chiến công chung, ai cũng là anh hùng, ai cũng có phần thưởng. đó là điều hiển nhiên, và danh hiệu thì không thể cào bằng, phải có người hơn người kém, và đó cũng là lịch sử. lịch sử gọi tên ai người đó được, anh Thệ, anh Tùng...đều được, nếu so với những đồng đội đã hi sinh, đã phải đau vết thương mỗi khi trái gió trở trời, đã phải mãi nằm ở trại thương binh trên xe lăn tới hết đời...các anh ấy không cân đo, không đong đếm, thì các anh các chị tư cách gì mà phán xét, mà khóc thuê. ngày kỷ niệm thống nhất đất nước, các anh các chị cậy có cái trang mạng fb, trang tiên lãng này, cậy một bộ phim mà tới bây giờ cũng chưa rõ đúng sai thế nào, tin cậy ra sao để đưa những vấn đề cũ kỹ ra tranh cãi, dưới cái tên rất kêu là sự thật lịch sử...đúng là một chiêu bài gây rối, gây xáo trộn. phải nói là phản động, một lũ người mang tư tưởng phản động, một cái trang mạng phản động.
Trả lờiXóaĐó là ngày giải phóng miền Nam, "thống nhất đất nước" là cái đuôi từ kết quả của cái "đầu" giải phóng miền Nam. Bạn sợ gì không dám dùng chữ "giải phóng" vậy?
XóaVấn đề cũ nhưng phim tài liệu và nhiều cái mới được đưa ra. Đây là vấn đề chống tiêu cực, chống bệnh thành tích, để cho thông tin và công lao và các ghi nhận được đúng theo sự thật theo những gì thật sự diễn ra trên thực tế trong ngày hôm đó. Ý bạn là cụ Tổng và công cuộc Đốt Lò là "phản động" à?
Tay Nặc này là tay không bao giờ viết hoa chữ đầu tiên, bênh ông Thệ cho bằng được và có nhiều dấu hiệu lật sử và hiểu lịch sử theo nhận thức phản động, theo hướng "nội chiến". Ở status về Bác Hồ và chữ ngụy bên kia nhiều người nói rõ bản chất chữ ngụy thì tay này bảo họ "thích thể hiện".
XóaNhững kẻ như thế này và tay lật sử Hoàng Chiến bênh vực thì giống như là "khen cho mày chết", "bảo vệ cho mày vô tù" như kiểu ông nhà văng bên kia.
bắt bẻ câu chữ như Sơn rất hay gặp. chẳng qua phím nhanh phím vội thì thế thôi, chứ tao sợ gì mà ko dùng. mày suy nghĩ xa quá đấy, ngợm à. còn nặc 0918, cũng chỉ một kiểu nhìn hiện tượng rồi đoán sự việc, non và xanh, kiểu vu lấy được. một lũ tầm thường, tao khinh!
XóaSở dĩ có tình trạng lật sử do có những con bò ở trong hàng ngũ "phe ta" nhưng không hiểu đúng về lịch sử dân tộc, mở mồm ra "VNCH" với "thống nhất đất nước" như nặc danh trên kia, sao không gọi đó nội chiến luôn đi! Không dám đòi bỏ chữ ngụy và giải phóng miền Nam nhưng cứ lờ nó đi. Lâu ngày không dùng tới thì cũng thành "bỏ" thôi.
Trả lờiXóaTất nhiên vụ này thì cũng không hẳn là lật sử mà là giật công và dối Đảng lừa dân, qua mặt quân đội. Đây là trường hợp có tiêu cực (nếu đúng như trong phim nói). Có tiêu cực thì phải điều tra làm rõ và có kết luận đúng, nếu không thì sau này làm phim, viết tiểu thuyết, viết bài, hội thảo, phim tài liệu hàng năm, cứ thế sai nối tiếp sai.
Còn lật sử là như trường hợp những kẻ tôn thờ đòi "công nhận", đòi "vinh danh" những kẻ đã giết ông bà cha mẹ của chúng, như Tuổi Trẻ và VTC chẳng hạn. Những bầy thú dữ chồm lên cắn vào lịch sử, thú đội lốt nhà báo này chúng học ở những trường báo chí dạy tiếng Anh không dạy làm người, chúng ra trường rồi đi làm ở trong những môi trường tham nhũng tiêu cực, cấp trên tống tình cấp dưới, cấp dưới tống tiền doanh nghiệp, phản động, ba que, Việt kiều công dân quốc tịch nước ngoài chui vào tràn lan, tổng đến phó đi Mỹ như đi chợ.
Sinh hoạt và làm việc trong môi trường tha hóa như thế riết nên họ dần dà theo thời gian cũng không còn biết nhục nữa, nhân tính và phần người dần mất đi. Thẻ nhà báo nhưng bên trong thẻ ngành là 1 loại nhân cách rẻ mạt không bằng cả con vật, con chó còn biết ơn chủ, biết cứu chủ, giúp chủ, giúp công an. Còn loại như Tuổi Trẻ thì có rất nhiều kẻ tham lam, có tư tưởng phản trắc, lừa thầy phản bạn, thậm chí mình nói nhiều khi nó cũng không phải phản động mà nó đã ở trong hàng ngũ phía bên kia ngay từ đầu rồi vì nghe bố mẹ nhồi sọ chửi bới CS từ nhỏ, nhất là những kẻ xuất thân gia đình ngụy, gia đình Công giáo cực đoan. Còn biến chất thì xin lỗi, bọn này chưa bao giờ có "chất" gì để mà "biến". Nhiều người đúng là xưa tốt nay biến chất thành kẻ xấu. Còn báo chí có nhiều bọn nó chưa bao giờ là kẻ tốt, nó luôn luôn "đúng chất" chứ không biến chất gì cả. Vấn đề là có phong bì chạy cho việc làm thế là chui vào cơ quan báo chí mà lật sử thôi.
Lâu lâu mới thấy câu phát biểu chất của bác Nguyễn Trường Sơn.
XóaCảm ơn bác!
ngu rồi còn tinh vi. chúng mày chửi hết cả để chúng mày là người tốt, công minh, chính trực. hi hi, vào đây phím tí cho vui thôi, chứ chúng mày chỉ loanh quanh ăn câu ăn chữ và đòi ăn người thì kém lắm. với cái trình hiểu biết thế này mà đòi làm dư luận viên của đảng thì định hướng cái gì
XóaTôn trọng, đề cao đạo đức cũng là phẩm chất, truyền thống của hầu hết các dân tộc trên thế giới, từ cổ đại cho đến hiện đại. Ngày nay, ở các nước kinh tế phát triển trên thế giới, những nước là khởi nguồn của Internet, các mạng xã hội, có hệ thống pháp luật lâu đời, mặc dù đề cao tự do cá nhân, đề cao tự do ngôn luận, nhưng ở những nước này, quyền riêng tư, những bí mật cá nhân vẫn được tôn trọng, bảo vệ. Những cá nhân đưa tin sai sự thật, bịa đặt, xuyên tạc, vu cáo để bôi nhọ người khác, xâm phạm quyền riêng tư của người khác tùy theo mức độ có thể bị xử lý bằng pháp luật; nếu không bị xử lý bằng pháp luật thì cũng bị xã hội lên án về đạo đức; còn những trang mạng không thể kiểm soát, ngăn chặn những hành vi như vậy cũng bị Nhà nước nhắc nhở, bị xã hội phản đối, tẩy chay.
Trả lờiXóaỞ nước ta, Hiến pháp và pháp luật có nhiều điều khoản bảo vệ quyền con người, bảo vệ danh dự, uy tín, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, nghiêm cấm các hành vi bịa đặt, xuyên tạc, vu cáo, bôi nhọ, xâm phạm các quyền này của con người. Hiến pháp (năm 2013) quy định “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn” (Điều 21). Luật dân sự (2015) quy định “Danh dự, nhân phẩm, uy tín cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ” (Điều 34), “Người nào có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác thì phải bồi thường” (Điều 584) với mức bồi thường và phương thức bồi thường do Luật định. Luật hình sự (2015) quy định người nào thực hiện các hành vi “Bịa đặt hoặc loan tin những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác” là phạm tội vu khống, sẽ bị phạt tiền từ 10 đến 50 triệu, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm (Điều 156); nếu mức độ bịa đặt, vu cáo, bôi nhọ là nghiêm trọng thì người bịa đặt, vu cáo, bôi nhọ phạm tội làm nhục người khác, có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm (Điều 155). Khi người bị vu khống, bôi nhọ là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, hành vi tung tin bịa đặt, xuyên tạc, vu khống, bôi nhọ được thực hiện với mục đích là chống lại Đảng, chống lại Nhà nước, thì người thực hiện hành vi này phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia theo quy định của Luật hình sự (2015). Điều 117 Luật hình sự quy định “Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm: Làm, tàng trữ, phát tán, hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền; làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 10 đến 20 năm”...
Trả lờiXóaHi hi!!!
XóaCâu chuyện của lý văn thông PXT là chuyện riêng tư, bí mật cá nhân hử?
VTC cùng ông Đạo diễn Phạm Việt Tùng tiết lộ chuyện lý văn thông là vi phạm hiến pháp??
khóc thuê, câu viu, câu lai, phá đám, gây rối, lôi kéo, định hướng dư luận khi chưa đủ căn cứ, nói xấu, vu oan, đặt điều cho người khác (đặc biệt là các anh hùng, lãnh đạo - hầu hết là đã về hưu, chứ đang đương chức đương quyền thì bố bảo dám động đến) ----> phản động đây chứ đâu. là chính cái trang gg. tiên lãng ra đời cổ súy sự kiện chống đối chính quyền đây chứ đâu. một ngày ko xa sẽ bị lật tẩy thôi
Trả lờiXóaChân tướng ngày một lộ rõ, một hình thái chiến tranh thông tin trên mạng, định hướng xấu của thế lực thù địch, ban đầu mang các thông tin kích thích tò mò của cộng đồng, rồi sau chèn vào các bài viết, các nhận định của các phần tử chống đối, phản động, mang tư tưởng chống phá chế độ XHCN. Chúng ta có thể nhận diện thủ đoạn giống hệt như các thế lực giật dây tổ chức biểu tình chống Trung quốc đặt dàn khoan, Fomusa, đường lưỡi bò...với chiêu bài yêu nước, chống lật sử....chúng gây rối, tạo dư luận, lôi kéo, hòng làm thay đổi tiềm thức của nhân dân. Cần hết sức cảnh giác và tuyên truyền sâu rộng thủ đoạn kiểu này trong thời buổi hiện nay, diễn biến hòa bình được thể hiện theo nhiều biến thể khác nhau...
Trả lờiXóaBuồn cười qué!
Xóa1. Nặc danh10:02 25 tháng 5, 2021:
"cái trang gg. tiên lãng ra đời cổ súy sự kiện chống đối chính quyền đây chứ đâu. một ngày ko xa sẽ bị lật tẩy thôi"
2. Nặc danh10:14 25 tháng 5, 2021:
"Chân tướng ngày một lộ rõ, một hình thái chiến tranh thông tin trên mạng, định hướng xấu của thế lực thù địch, ban đầu mang các thông tin kích thích tò mò của cộng đồng, rồi sau chèn vào các bài viết, các nhận định của các phần tử chống đối, phản động, mang tư tưởng chống phá chế độ XHCN. "
Trả lời:
1. Cậu đọc bài Cùng Bạn đọc: VÌ SAO TÊN GỌI "TIÊN LÃNG"? chưa? Mở to mắt ra mà đọc xem cái trang GGTL ra đời vì lý do gì? Có phải để bênh Đoàn Văn Vươn hay ngược lại?
2. Cậu sao không tố cáo cả VTV luôn thể? Họ cũng chiếu phim của chính họ làm, cũng bác bỏ Kết luận của Viện Lịch sử QS đó!
“CHUYỆN KỂ 30.4- NHÂN CHỨNG THỨ BA”- PHIM CỦA VTV THỰC HIỆN NĂM 2016 ĐÃ BÁC BỎ KẾT LUẬN NĂM 2005 CỦA VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ
https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/05/chuyen-ke-304-nhan-chung-thu-ba-phim.html
He he!!!
Trả lờiXóaMấy anh vô đây xả rác thì trách chi chủ nhà không xóa!
Xóa rồi lại lu loa "Xóa kiểu điên điên!"
RÁC- tiếng Anh gọi là SPAM.
Ở bất cứ Diễn đàn văn minh nào thì Rác- Spam đều bị xóa. Chỉ có những nơi chiến trường của lũ trẻ trâu thì không xóa.
Nhưng GGTL là Diễn đàn nghiêm túc, của những người nghiêm túc, yêu sự thật, yêu Lich sử, đặc biệt là Lịch sử Thời đại Hồ Chí Minh.
GGTL tự do ngôn luận. Kể cả những ông cờ vàng cũng được phát biểu tại đây, miễn là không vi phạm NỘI QUY VĂN HÓA GOOGLE.TIENLANG
https://googletienlang2014.blogspot.com/p/ve-noi-quy-googletienlang.html
Vậy tại sao các vị ccb trung đoàn 66 không dám trao đổi thẳng vào những vấn đề mà bài này đang nói? Ông Phạm Xuân Thệ có nói dối, có dối Đảng lừa Dân, có đạp lên đồng đội để thăng tiến hay không???
Ông Đạo diễn Phạm Việt Tùng cho rằng "ông Thệ đã nói dối 5 lần"
https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/05/su-that-trua-3041975-trung-tuong-pham.html
Vậy ông Phạm Việt Tùng nói là đúng hay sai? Vì sao đúng? Vì sao sai? Chứng cứ đâu?
Tại sao các ông không dám bàn thẳng vào vấn đề mà lại đua nhau xả rác?
Nhắc lại: Ở bất cứ Diễn đàn văn minh nào thì Rác- Spam đều bị xóa.
Vậy thì những ý kiến Rác- Spam, lạc đề, ông nói gà bà nói vịt ví dự như Nặc danh09:48 25 tháng 5, 2021, Nặc danh09:55 25 tháng 5, 2021, Nặc danh09:56 25 tháng 5, 2021, Nặc danh10:02 25 tháng 5, 2021, Nặc danh10:14 25 tháng 5, 2021...
Đề nghị Quản trị trang làm nhiệm vụ Dọn rác thường xuyên!
Xin lỗi lạc đề xíu:
Trả lờiXóaBài này quá hay, dù viết từ năm 2015. Trong bài có video clip phát biểu của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh về Biển Đông. Vẫn thời sựu đến hôm nay.
LẠI CHUYỆN CUỒNG MỸ
https://googletienlang2014.blogspot.com/2015/06/lai-chuyen-cuong-my.html
Google.tienlang đã có bài trên Trang chủ:
Cảnh báo: USAID (MỸ) ĐÃ TỪNG THAO TÚNG CẢ NỀN BÁO CHÍ NGA NHỮNG NĂM 90 THÌ BÁO CHÍ VIỆT HIỆN NAY, ÔNG MỸ CÓ THA?
Tôi đề nghị đưa bài LẠI CHUYỆN CUỒNG MỸ về trang chủ để mọi người đỡ bị quên.
1. Bạn Lê Mai và những ai đó đừng nên ngụy biện, lập lờ, lẫn lộn giữa cái tên chung chung Binh đoàn thọc sâu, có, hay không Binh đoàn thọc sâu trong ‘’ Nghệ thuật thọc sâu đánh chiếm mục tiêu chiến lược – nét đặc sắc trong Chiến dịch Hồ Chí Minh’’ để khẳng định Quân đoàn 2 trong chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân 1975 có tổ chức thêm một đơn vị trực thuộc Quân đoàn mang tên ‘’Binh đoàn thọc sâu’’ với tư lệnh Binh đoàn do Trung tá Nguyễn Tất Tài (Lữ trưởng Lữ 203) làm Tư lệnh và Trung tá Bùi Văn Tùng (Chính ủy Lữ 203) làm Chính ủy. Mà hãy thảo luận, tranh luận vào vấn đề cụ thể, đưa ra những chứng cứ cụ thể, chân thật mang tính khoa học để khẳng định có hay không Quân đoàn 2 trong chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân 1975 có tổ chức ra một đơn vị mới mang tên ‘’Binh đoàn thọc sâu’’ và chức danh Tư lệnh, Chính ủy ‘’Binh đoàn thọc sâu’’ trực thuộc Quân đoàn 2.
Trả lờiXóa2, Tôi chưa thấy ai đưa ra được một tài liệu nào mang tính chân thực, khoa học, thuyết phục để khẳng định Quân đoàn 2 trong chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân 1975 có tổ chức thêm một đơn vị chiến đấu mới mang tên ‘’Binh đoàn thọc sâu’’ với tư lệnh Binh đoàn do Trung tá Nguyễn Tất Tài (Lữ trưởng Lữ 203) làm Tư lệnh và Trung tá Bùi Văn Tùng (Chính ủy Lữ 203) làm Chính ủy. Mà chỉ thấy lấy dẫn chứng ở những bài viết của cá nhân nói về cái tên chung là Binh đoàn thọc sâu (thực ra nói ‘’Binh đoàn thọc sâu’’ là nói về những đơn vị có sức mạnh chiến đấu lớn, tổ chức hợp đồng, phối hợp chiến đấu của các lực lượng quân, binh chủng như sức mạnh của các Quân đoàn, binh đoàn, sư đoàn.. để làm nhiệm vụ chiến đấu thọc sâu của cấp chiến lược, chiến dịch, do cấp chiến lược, chiến dịch tổ chức ra, chỉ huy, điều hành, theo yêu cầu nhiệm vụ chiến đâu...); và bám vào thông tin từ hồi ký của cá nhân ngộ nhận biến một bộ phận, lực lượng làm nhiệm vụ thoc sâu của Quân đoàn 2 trong chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân 1975 thành ‘Binh đoàn thọc sâu’’ của Quân đoàn 2 nên không có cơ sở khoa học để khẳng định Quân đoàn 2 trong chiến dịch Hồ Chí minh có tổ chức ra đơn vị chiến đấu mang tên‘’Binh đoàn thọc sâu’’ để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu sau đó tự giải tán./.
3. Nếu Quân đoàn 2 tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân 1975 tổ chức thêm đơn vị chiến đấu mang tên‘’Binh đoàn thọc sâu’’ và chức danh Tư lệnh, Chính ủy của “Binh đoàn thọc sâu’ thì cái tên ‘’Binh đoàn thọc sâu’’ đó phải có trong nghị quyết của cấp ủy Quân đoàn 2 và trong quyết tâm, kế hoạch, chỉ thị, mệnh lệnh chiến đấu… của Quân đoàn 2 thực hiện nhiệm vụ chiến đấu do cấp trên giao trong chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân 1975 chứ không phải ở trong hồi ký và bài viết của ai đó…./.
Biết ngay mờ!
XóaTrên kia mình đã cảnh báo: Mấy anh kia không bao giờ chịu nhận sai đâu!
Bút tích còn lưu trên kia, rằng mấy anh này nói "KHÔNG CÓ CÁI GỌI LÀ 'BINH ĐOÀN THỌC SÂU'!!!"
Giờ lại cãi!
Một lần nữa tui can: Không ai thèm nói chuyện với mấy anh này nữa!
----
"Nặc danh07:51 24 tháng 5, 2021
Đọc mớ ný nuận của Minh Thanh, của lạc hồng... tôi phục các bác Trần Thọ, Lê Trọng đã kiên nhẫn thảo luận, giải thích đủ lý, tình cho họ. Nhưng xem ra các bác các bác cố gắng đến đâu thì họ chả chịu nhận rằng họ sai đâu. Những người trình thấp luôn bảo thủ, lý sự cùn.
Đề nghị các bác không trao đổi với họ nữa. Tốn thời gian của các bác, của tôi và mn!
Tôi nhất trí với ý kiến của bác:
Nặc danh21:21 23 tháng 5, 2021
Nói chung, mấy anh ccb trung đoàn 66 và những người khùng điên bảo vệ Lý văn Thông như đại ca La văn hét, như đại ca Trịnh Hoài Nam... đều trình lùn, nói năng chả logic, chả thuyết phục dc ai.
Trong khi đó, các còm sĩ nghiêm túc của GGTL đều viết còm đầy đủ chứng cứ, lý luận. "
CÓ HAY KHÔNG CÓ BINH ĐOÀN THỌC SÂU?
Trả lờiXóaHồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về Tổng hành dinh ngày 30/4/1975
https://googletienlang2014.blogspot.com/2017/04/nhin-lai-sau-42-nam-giai-phong-thong.html?showComment=1493697083626#c593845271038165466
TỔNG HÀNH DINH NGÀY 30-4-1975
Vào dịp kỷ niệm 25 năm ngày Giải phóng miền Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia cho ra mắt bạn đọc cuốn hồi ức: “Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
......
Anh Khánh báo cáo: Đại sứ Mỹ Matin chuồn khỏi Sài Gòn lúc 4 giờ 15 phút sáng. Hy vọng của ông ta thoả hiệp, đàm phán với “Việt cộng” tan vỡ như bọt xà phòng.
Binh đoàn thọc sâu của Quân đoàn II trong cánh quân phía đông của anh Lê Trọng Tấn đang vượt cầu xa lộ trên sông Đồng Nai, diệt ổ đề kháng của địch ở Thủ Đức phía bắc cầu Rạch Chiếc. Trận địa pháo của ta ở Nhơn Trạch đã bắn hơn 300 viên đạn vào sân bay Tân Sơn Nhất. Các đơn vị đầu tiên đang tiến từ cầu Tân Cảng vào Sài Gòn. Quân đoàn IV tiến về Hố Nai. Địch liều mạng chống giữ. Ta tiêu diệt Hố Nai, đang tiến công sở chỉ huy Quân đoàn III nguỵ, chuẩn bị tiến vào nội đô....
https://googletienlang2014.blogspot.com/2017/04/nhin-lai-sau-42-nam-giai-phong-thong.html?showComment=1493697083626#c593845271038165466
Gửi đ/c Trung tướng Phạm Xuân Thệ bài báo cũ:
Trả lờiXóa---
Chuyện anh hùng "rởm" Hồ Xuân Mãn bị 'lột' danh hiệu
Thứ Bảy, 13:56, 25/10/2014
VOV.VN -Những sơ hở của qui trình xét tặng danh hiệu phải được khắc phục triệt để nhằm đảm bảo không có một anh hùng rởm thứ hai nữa.
Ngày hôm qua (24/10/2014), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ký Quyết định số 2721/QĐ-CTN về việc hủy bỏ Quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân đối với ông Hồ Xuân Mãn, nguyên Ủy viên TW Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế.
Lý do là ông Hồ Xuân Mãn kê khai không đúng thành tích để được phong tặng danh hiệu, nói khác đi là khai man, dối trá với tổ chức và nhân dân.
Quyết định này đã trả lại công bằng cho lịch sử, cho những đồng bào, chiến sĩ đã chiến đấu anh dũng thật, hy sinh thật. Đặc biệt là cho những đồng chí đồng đội từng ở cùng ông Mãn, biết rõ con người thật của ông, sau này, cực chẳng đã, họ lại phải tiến hành một cuộc đấu tranh khác, cũng khó khăn phức tạp không kém thời chiến, để cho xã hội biết được sự thật: ông Hồ Xuân Mãn là một anh hùng rởm.
https://vov.vn/blog/chuyen-anh-hung-rom-ho-xuan-man-bi-lot-danh-hieu-360301.vov
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, xe tăng dẫn đầu đội hình tiến công của quân đoàn 2 húc đổ cánh cổng sắt của Dinh Tổng thống ngụy quyền, báo hiệu giờ cáo chung của chế độ Sài Gòn đã đến. Trên Đài Phát thanh Sài Gòn, Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện và ra lệnh cho quân ngụy hạ vũ khí. 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, cờ giải phóng được cắm lên nóc dinh Độc lập, đánh dấu Thành phố Sài Gòn - Gia Định hoàn toàn giải phóng. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Ngày 30-4-1975 trở thành ngày Hội mừng chiến thắng của dân tộc Việt Nam.
Trả lờiXóaTrung tướng Phạm Xuân Thệ. - Anh hùng LLVTND - Nguyên Tư lệnh Quân khu I, một trong những chiến sĩ thuộc Binh đoàn thọc sâu đánh vào nội đô Sài Gòn, người có mặt trong thời khắc lịch sử giải phóng hòan toàn miền Nam – thống nhất đất nước, cũng là một trong những người trực tiếp bắt Tổng thống Chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh đến Đài Phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Ông nhớ lại: Chúng tôi vào đến cầu Sài Gòn từ 7 – 8, lúc này đánh nhau rất ác liệt. Khi vượt qua cầu Sài Gòn vào nội độ thì mặt trận ở ngoại vi vẫn đang chiến đấu. Khi vào dinh, Chúng tôi bắt làm sao để tổng thống Dương Văn Minh và thủ tướng Vũ Văn Mẫu chúng tuyên bố đầu hàng trên sóng phát thanh thì toàn bộ quân ngụy Sài Gòn sẽ bỏ vũ khí, chính quyền Sài Gòn các cấp, những nơi chưa đánh chiến được phải rệu rã đầu hàng
Vào Dinh độc lập với suy nghĩ lên cắm cờ giải phóng, Đại úy Phạm Xuân Thệ cùng đồng đội của ông thời bấy giờ không ngờ toàn bộ nội các chính quyền Sài Gòn vẫn đang ở đây. Chính lúc này, trong đầu ông chỉ có một suy nghĩ, làm thế nào đưa được Dương Văn Minh đến Đài Phát thanh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện: “Lúc xe tăng tiến đến Dinh độc lập, tôi xuống khỏi xe tăng thứ nhất đi vào cổng, xe tăng bị kẹt lại. Cái thứ 2 húc vào bên phải bật cổng ra vòng vào. Khi xuống khỏi chiếc zeep, tôi chạy vào Dinh độc lập định cắm cờ , nhưng lên hết tầng 1 thì gặp người to cao mặc áo màu xám, giới thiệu: - Tôi là chuẩn tướng phụ tá cho Tổng thống Dương Văn Minh. Toàn bộ Nội các Dương Văn Minh đang trong phòng họp, mời ông vào. Lúc này, Dương Văn Minh bước ra cổng, Dương Văn Minh nói: - Chúng tôi đã biết quân giải phóng tiến công vào nội đô, đang chờ quân giải phóng vào để bàn giao. Tôi nói: - Các ông đã bị bắt làm tù binh, các ông phả tuyên bối đầu hàng vô điều kiện không bàn giao gì cả. Rồi chúng tôi dẫn Dương Văn Minh đến Đài Phát thanh Sài Gòn”.
Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, tại Đài Phát thanh Sài Gòn, Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, chính quyền Sài Gòn bỏ vũ khí, miền Nam hoàn toàn được giải phóng, đất nước được thống nhất. Riêng Trung tướng Phạm Xuân Thệ, đã gần 40 năm trôi qua, trong ông vẫn vẹn nguyên cảm xúc của ngày chiến thắng.
“ - Cảm xúc của tôi là ngay tối 30 tháng 4 là rất vui vì thực hiện được thơ chúc tết của Bác: Đánh cho Mỹ cút đánh cho Ngụy nhào. Thứ 2 là thay mặt đồng chí đồng đội bắt nó tuyên bố đầu hàng càng sớm càng bớt đổ máu trên mặt trận, thứ 3 là may mắn những đồng chí đồng đội hy sinh để mình sống sót làm được việc này. Tôi biết ơn các đồng chí, đồng đội của mình, mà trực tiếp là các đồng chí ngay 8h ngày 30 tháng 4, ngay đầu cầu Sài Gòn và ngay khi thời khắc chiến thắng đang cận kề..”.
Trả lờiXóa40 năm đã trôi qua, lịch sử vẫn nhắc đến Trung tướng – Anh hùng LLVTND Phạm Xuân Thệ như một trong những nhân chứng nổi bật nhất của ngày giải phóng. 30/4/1975 đối với ông là ngày không thể quên trong cuộc đời mình. Trung tướng Phạm Xuân Thệ nhắc lại nhiều lần rằng, người nên được lịch sử nhắc đến nhiều nhất khi nói về khoảnh khắc thiêng liêng đó không phải là ông, người may mắn được sống sót cho đến chiến thắng sau cùng mà chính là đồng chí, đồng đội, những người đã hy sinh ngay khi chiến thắng đã cận kề...
Hồi niệm chiến trận
Trả lờiXóaÔng còn nhớ trận đánh đầu tiên tham gia? Và xin hỏi thật, lần đầu ra trận ông có sợ không?
- Trận đánh đầu tiên là ngày 2.5.1968 (khi đó là lính của Đại đội 11, Tiểu đoàn 9) tập kích một đại đội lính Mỹ ở cao điểm 425 phía tây Khe Sanh. Sau khi tiêu diệt được địch và làm chủ trận địa, đơn vị đặc công và hai trung đội của Đại đội 11 rút về phía sau. (Riêng trung đội ông phải chốt giữ, đánh lui nhiều đợt bộ binh Mỹ tấn công hòng chiếm lại, suốt 2 ngày đêm). Cảm xúc lần đầu ra trận của tôi: Nửa hồi hộp, nửa lo lắng. Nhưng vào trận là quên hết lo âu, không nghĩ đến sống chết, phát hiện hỏa điểm là đánh.
Trong ký ức của vị tướng, những trận đánh hiện về:
Tháng 6.1970. Trận đánh tan 1 tiểu đoàn và sở chỉ huy nhẹ của Trung đoàn 56 ngụy vừa đổ bộ xuống cao điểm động Cô Tiên. Trận này, Bộ Tư lệnh Quân khu Trị Thiên công nhận: Đây là lần đầu tiên 1 tiểu đoàn ta đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn địch. Chính bằng hành động xông xáo, chiến đấu dũng cảm và sự chỉ huy kiên quyết, lúc bấy giờ Phạm Xuân Thệ được báo chí và anh em trong đơn vị tôn vinh và ca ngợi là “Cơn lốc động Cô Tiên” và được tặng thưởng Huân chương Chiến công Giải phóng hạng Ba.
Rồi trận đánh tháng 2.1972, Đại đội 11 của Phạm Xuân Thệ cùng với các đại đội của Tiểu đoàn 9 thực hành tiến công đánh chiếm căn cứ Mai Lộc, tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân địch ở căn cứ Mai Lộc trong chiến dịch Quảng Trị. Với chiến thắng này, Phạm Xuân Thệ được tặng thưởng Huân chương Chiến công Giải phóng hạng Nhất.
Nhưng trận đánh lớn của đời ông là trận Thượng Đức, cứ điểm phía tây thành phố Đà Nẵng, mà Tổng thống chính quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu gọi là “Mắt ngọc đầu rồng”, còn viên Tỉnh trưởng tỉnh Quảng Đà gọi là “cánh cửa thép phía tây Đà Nẵng”. Đây là căn cứ được xây dựng công sự kiên cố và vững chắc có hầm lô cốt bêtông cốt thép được rào bằng nhiều hàng rào bao quanh, nằm án ngữ trên trục đường 14 từ Đà Nẵng đi sang biên giới Việt - Lào.
Nổ súng tấn công vào 5h30 sáng 29.7.1974, suốt mấy ngày liền, chiến đấu giằng co, quân ta gặp nhiều khó khăn. “Khi nhận nhiệm vụ xuống làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9, tôi đã hứa với các thủ trưởng trung đoàn và sư đoàn: “Nếu tôi không chỉ huy được đơn vị mở cửa vào được căn cứ Thượng Đức thì tôi sẽ không về”. Và lời hứa của Phạm Xuân Thệ đã được thực hiện. 8h30 sáng 7.8.1974, quân ta đã giải phóng hoàn toàn quận lỵ Thượng Đức, bắt sống và tiêu diệt trên 2.000 quân địch, nhưng cán bộ chiến sĩ ta cũng hy sinh 1.028 đồng chí.
Sau một trận đánh cảm xúc của ông như thế nào?
- Cảm xúc khó tả. Vui vì địch thua, buồn nhiều vì bao đồng đội cùng nhập ngũ, sống chết có nhau, vừa cầm tay nhau mà nay đã ra đi.
Tướng Thệ bảo: Hồi đầu năm 2009, kỷ niệm 35 năm chiến thắng Thượng Đức, ông đã trở lại chiến trường xưa cùng đứa cháu nội 3 tuổi. Trước những bia mộ, ông đã rưng rưng: “Tôi về đây để tạ tội cùng anh em chiến sĩ. Vì trong chiến đấu, chúng tôi là những người chỉ huy chưa tốt, để anh em đồng đội hy sinh còn nằm rải rác ở các trận đánh, chưa về được nghĩa trang”.
Trở lại câu chuyện ngày 30.4.1975, tướng Thệ vẫn nhớ như in thời khắc lịch sử bước vào phòng họp chính của Dinh Độc Lập trưa ngày 30.4.1975: “Dương Văn Minh nói với tôi: “Chúng tôi đã biết quân giải phóng tiến công vào nội đô, đang đợi quân giải phóng vào để bàn giao. Tôi nói: “Các ông đã bị bắt làm tù binh, các ông phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, không bàn giao gì cả”.
Sau đó, tôi đưa Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu lên phòng bá âm của đài phát thanh để tuyên bố đầu hàng, lúc này chúng tôi cùng đồng chí trung tá Bùi Tùng - Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 thảo lời tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh tuyên bố trên đài phát thanh. Sau đó, đồng chí Bùi Tùng thay mặt quân giải phóng chấp nhận lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh vào trưa 30.4.1975.
3 lần “giáp mặt” tử thần
Trả lờiXóaNhìn những vết sẹo sau gáy, trên tay và chân của tướng Thệ, người ta phải thừa nhận câu nói của ông: “Không ai tài giỏi với bom đạn đâu. May là bom đạn tránh mình đấy!”. Tránh ở đây là tránh chỗ chết người còn thì 3 lần tướng Thệ nằm viện, có lần nặng đến mức đã tưởng như rời bỏ quân ngũ về quê. Đó là lần bom Mỹ đánh sập hầm làm chết 6 đồng đội của ông, lần quả cối cá nhân M79 bắn gãy đôi khẩu AK ông cầm ở tay, lần ông dùng tay trái che đầu bị đạn 12 ly 8 bắn...Thế mà có lần chưa lành hẳn vết thương, ông đã trở lại chiến trường; ý chí đó, quyết tâm đó là ý chí, quyết tâm của cả một thế hệ “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước...”.
Trong một trận đánh, là người chỉ huy, theo ông yếu tố gì quyết định thắng lợi?
- Có nhiều yếu tố, trong đó thời cơ nổ súng là đặc biệt quan trọng. Phải biết chọn thời cơ nổ súng và quyết đoán trong trận đánh. Kinh nghiệm, quy luật và yếu tố linh cảm sẽ quyết định thời gian nổ súng. Có trận đánh nổ súng vào lúc 5h sáng, sẽ làm địch bị bất ngờ, nhưng có trận nổ súng vào đêm để hạn chế tầm hoạt động của máy bay địch.
Tướng Thệ nhớ mãi câu nói của Nguyên soái Giucốp (Liên Xô - cũ) trong cuốn sách “Nhớ lại và suy nghĩ”: Ở chiến trường, người chỉ huy thêm một sợi tóc bạc thì ở hậu phương bớt đi một vành khăn tang”.
Cuộc đời của tướng Thệ kể cũng là viên mãn. Ông có một gia đình đầm ấm, hạnh phúc, người vợ là bà Nguyễn Thị Dung, cùng quê với ông. Hai vợ chồng có 4 người con, cả trai, gái, con gái đầu làm bác sĩ quân y, con gái sau là biên tập viên Nhà xuất bản Quân đội...
Tôi hỏi ông về ý định trong một tương lai gần, liệu ông có viết lại những kỷ niệm thời chiến, bởi hơn ai hết lớp trẻ ngày nay dù muốn hay không cũng cần biết những chiến công oai hùng của dân tộc với một thế hệ anh hùng. Tướng Thệ bảo, NXB Quân đội cũng đặt hàng chính con dâu ông nghe ông kể mà chấp bút...
(http://tuyengiao.vn/thoi-su/trung-tuong-pham-xuan-the-nhan-vat-cua-ngay-30-4-1975-19775)
Người đã từng chứng kiến giây phút thất thủ của Tổng thống Dương Văn Minh và nội các tại Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975, đồng thời cũng là người đã áp tải Tổng thống Dương Văn Minh từ Dinh Độc Lập sang đài phát thanh Sài Gòn đọc tuyên bố đầu hàng. Ông là Trung tướng Phạm Xuân Thệ, người từng giữ chức Tư lệnh Quân khu 1.
Trả lờiXóaMay mắn vì trận đánh nào cũng được tham gia
Khi chúng tôi đến, Trung tướng Phạm Xuân Thệ đang tưới những giò phong lan treo trước sân nhà. Ông bảo, tôi vừa có chuyến đi dài ngày vào Khe Sanh (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị - PV) để làm lễ cầu siêu cho anh linh những người lính đã ngã xuống trong Chiến dịch Đường 9, vừa về chiều hôm qua nên cũng hơi mệt. Rồi như đoán được ý định của chúng tôi, ông mời khách vào nhà và bắt đầu ngay câu chuyện.
“Đời binh nghiệp của tôi đã có nhiều báo chí viết. Tôi cũng phải nói thật là khi đi không ai nghĩ mình sẽ làm tướng. Những người lính như chúng tôi đã bước chân ra đi thì luôn luôn chấp nhận hy sinh. Nhưng tôi là người may mắn. May mắn thứ nhất là từ khi tôi nhập ngũ năm 1967 cho đến khi kết thúc chiến tranh, chiến dịch nào chúng tôi cũng tham gia và được chiến đấu 5-7 trận. May mắn thứ hai là sung trận như thế, hầu như chiến dịch nào cũng bị thương, nhưng chỉ bị thương phần mềm”.
Ông chỉ cho chúng tôi những vết thương mà ông đã bị đạn bắn ở đỉnh đầu và cánh tay, như để minh chứng cho lời ông vừa nói. Rồi ông tiếp: “May mắn thứ 3, đó là được đồng chí, đồng đội, cấp trên giúp đỡ nên mình trưởng thành. Đến khi kết thúc chiến tranh, hòa bình trở lại mình vẫn còn sống”.
Tôi hỏi: Lý do nào khiến ông và đơn vị của ông có mặt tại Dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975? Ông nói: “Sau khi chiến dịch Huế - Đà Nẵng kết thúc 29/3/1975, đầu tháng 4/1975 chúng tôi được tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh. Lúc đó tôi là Trung đoàn phó Trung đoàn 66 Sư đoàn 304, được tham gia đánh đêm 21, rạng sáng ngày 22/4 đánh tiêu diệt lực lượng địch ở thị xã Hàm Tân (Bình Thuận).
Ngày 26/4, Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu nổ súng từ hướng Đông, bao gồm Quân đoàn 2, Sư đoàn 304 gồm Trung đoàn 24 và Trung đoàn 9 đảm nhiệm đánh căn cứ Nước Trong và Tổng kho Long Bình. Sư đoàn 3 và Sư đoàn 35 đánh vào Bà Rịa Vũng Tàu, vượt Cát Lái và sau đó đánh vào Nhà Bè. Còn Trung đoàn 66 chúng tôi là lực lượng dự bị, để nếu cần có thể yểm trợ.
Khi Quân đoàn 2 thành lập binh đoàn thọc sâu thì đơn vị của tôi được nằm trong binh đoàn thọc sâu đó, có nhiệm vụ đánh vào nội đô Sài Gòn khi đơn vị bạn đã “bóc vỏ” các cứ điểm ngoại vi Sài Gòn. Đây là lý do chúng tôi có mặt tại Dinh Độc Lập”.
Giờ phút lịch sử
Trả lờiXóaNhấp một hớp trà, tướng Thệ tiếp tục dòng hồi ức của mình: “Lúc vào được Dinh Độc Lập, suy nghĩ trong đầu là nhanh chóng cắm cờ báo hiệu giải phóng. Khi tôi đang chỉ đạo anh em cắm cờ thì không ngờ chính quyền nội các của Dương Văn Minh đang ở trong đó. Phụ tá của Dương Văn Minh là Nguyễn Hữu Hạnh nói: Báo cáo cấp chỉ huy là toàn bộ chính quyền của ông Minh đang trong phòng họp, mời cấp trên vào làm việc. Khi tôi vào đến cửa thì thấy Dương Văn Minh và Vũ Văn Mậu (Thủ tướng của chính quyền Việt Nam Cộng hòa - PV), Dương Văn Minh nói: Chúng tôi đã biết quân giải phóng đang tiến quân vào nội đô, đang chờ quân giải phóng vào để bàn giao”.
“Với bản lĩnh của người lính, khi bắt được người cao nhất thì phải đánh cho đến cùng chứ sao lại nhận bàn giao? Ngay lúc đó, tôi nói: “Các ông đã bị bắt làm tù binh, phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện chứ không bàn giao gì cả”. Và ngay khi đó tôi nảy ra ý định bắt Dương Văn Minh ra đài phát thanh để tuyên bố đầu hàng. Do nắm được cùng thời điểm, tiểu đoàn 8 đã đánh chiếm được đài phát thanh, nên tôi quyết định dẫn giải ra đài phát thanh”.
“Mặc dù nói như vậy, nhưng lúc đó tôi cũng không biết đài phát thanh ở đâu. Chuyên ở rừng núi, bây giờ vào thành phố ngợp như thế nên không biết phải đi hướng nào, thì chính Dương Văn Minh đã chỉ đường cho chúng tôi đi. Khi đến đài phát thanh, tôi nghĩ cần phải thảo ra bản tuyên bố đầu hàng, chứ không thể để Dương Văn Minh muốn nói gì thì nói. Khi tôi đang thảo thì Trung tá Bùi Văn Tùng - Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 thuộc Quân đoàn 2 bước vào và chúng tôi cùng hoàn thiện bản thảo tuyên bố đầu hàng đó”, ông Thệ nhớ lại.
Trăn trở của vị tướng già
Sau khi nghe ông kể về những giây phút lịch sử hào hùng của 39 năm về trước, tôi hỏi ông: Sau hơn 40 năm đứng trong quân ngũ, từ một người lính, rồi trở thành chỉ huy và được phong tướng, bây giờ đã nghỉ hưu, ông còn băn khoăn hay trăn trở điều gì không? Ông Thệ bỗng trùng xuống, mắt ngân ngấn lệ:
“Tôi thường nói với các đồng chí, đồng đội rằng, nếu tôi còn sống ngày nào, tôi sẽ giành phần lớn thời gian còn lại để đi tìm những đồng đội đã mất. Từ năm 2009 đến nay, năm nào tôi cũng có mấy lần vào chiến trường Quảng Trị, Quảng Nam, những chiến trường tôi tham gia chiến đấu từ năm 1968 đến khi giải phóng. Điều đau xót nhất của tôi sau mỗi chuyến đi ấy, đó là tại các nghĩa trang, ít nhất là 2/3, hoặc có nghĩa trang có đến 1/2 số mộ chỉ có 3 chữ: chưa biết tên”.
Bên cạnh việc tìm kiếm hài cốt của các chiến sĩ đã hy sinh, với vai trò là Trưởng Ban liên lạc cựu chiến binh Sư đoàn 304, Quân đoàn 2, ông Thệ cùng các đồng chí trong ban liên lạc đang kêu gọi sự hảo tâm của các mạnh thường quân để xây dựng tượng đài tưởng nhớ các đồng đội đã hy sinh trong chiến dịch Thượng Đức (Đại Lộc - Quảng Nam, năm 1974).
Với những người còn sống, ông cùng Ban liên lạc kêu gọi sự giúp đỡ về vật chất, với tinh thần lá lành đùm lá rách, có ít giúp ít, có nhiều giúp nhiều. Ngoài hoạt động đó, thành viên ban liên lạc còn có trách nhiệm cung cấp thông tin của những đồng đội mình, xem trong trận đấu ấy có đồng chí nào bị thương, đồng chí nào hy sinh, chôn cất ở đâu, còn nhớ thì cung cấp để ban liên lạc đi tìm.
“Tôi mong rằng, Đảng, Nhà nước hãy quan tâm hơn nữa đến công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ. Xem xét công nhận chế độ chính sách cho những người đã từng tham gia chiến đấu, nhưng vì lý do nào đó mà bị mất giấy tờ. Để họ bớt đi sự thiệt thòi, mất mát sau chiến tranh”, ông Thệ nói./.
“Mặc dù nói như vậy, nhưng lúc đó tôi cũng không biết đài phát thanh ở đâu. Chuyên ở rừng núi, bây giờ vào thành phố ngợp như thế nên không biết phải đi hướng nào, thì chính Dương Văn Minh đã chỉ đường cho chúng tôi đi. Khi đến đài phát thanh, tôi nghĩ cần phải thảo ra bản tuyên bố đầu hàng, chứ không thể để Dương Văn Minh muốn nói gì thì nói. Khi tôi đang thảo thì Trung tá Bùi Văn Tùng - Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 thuộc Quân đoàn 2 bước vào và chúng tôi cùng hoàn thiện bản thảo tuyên bố đầu hàng đó”, ông Thệ nhớ lại.
Trả lờiXóaCựu chiến binh Vũ Đăng Toàn (hiện sinh sống tại huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương) là chính trị viên Đại đội xe tăng 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn 203, Quân đoàn 2. Là người trực tiếp chỉ huy xe tăng số 390 chiến đấu trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ông đã chia sẻ về hoạt động của mình và đồng đội tại dinh Độc Lập trưa ngày 30/4/1975.
Trả lờiXóaLính xe tăng vào dinh Độc Lập đầu tiên
Sáng hôm đó, chấp hành triệt để mệnh lệnh của Bộ Tư lệnh chiến dịch, các đơn vị trong Quân đoàn 2 mở hết tốc lực tiến công đánh chiếm các mục tiêu trong thành phố và các mục tiêu được phân công. Được nhân dân chỉ đường, đoàn xe tăng, xe cơ giới Quân đoàn 2 tiến vào trước cửa dinh Độc Lập.
Xe tăng 843 do đại đội trưởng Bùi Quang Thận trực tiếp làm trưởng xe luôn dẫn đầu; kíp xe gồm: pháo thủ Thái Bá Minh, lái xe Lữ Văn Hỏa và Nguyễn Văn Kỷ nạp đạn.
Tiếp sau là xe tăng 390 do chính trị viên đại đội Vũ Đăng Toàn chỉ huy; kíp xe gồm: pháo thủ Ngô Sĩ Nguyên, lái xe Nguyễn Văn Tập và Lê Văn Phượng nạp đạn.
Sau khi đập tan ổ kháng cự của địch, đơn vị chia làm hai ngả tiến vào nội đô Sài Gòn. Xe 390 theo đường Hồng Thập Tự (hiện là Nguyễn Thị Minh Khai) đến ngã tư thứ bảy thì rẽ trái theo đúng phương án đã thống nhất từ trước; còn xe 843 rẽ trái rồi theo đại lộ Thống Nhất (nay là đường Lê Duẩn) cùng hướng tới mục tiêu là dinh Độc Lập.
“Khoảng gần 11 giờ, khi gần đến cổng dinh Độc Lập - ông Vũ Đăng Toàn kể - tôi thấy xe 843 lao vào cổng dinh nhưng rồi bị kẹt phải dừng lại ở cổng phụ bên trái. Tôi lệnh cho lái xe Nguyễn Văn Tập lao thẳng vào cổng chính. Cánh cổng đổ sập, xe 390 tiếp tục qua bãi cỏ lao thẳng về phía dinh. Mọi loại vũ khí trên xe đều ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu, sẽ nổ súng nếu thấy bất kỳ sự chống cự nào trong dinh nhưng rất may là không có”.
Chính trị viên Vũ Đăng Toàn và Đại đội trưởng Bùi Quang Thận vừa vào tầng 1 của dinh thì gặp một người mặc quân phục, đội mũ hơi lệch. Ông ta chào rất lịch sự và nói: “Thưa hai ông, tôi là Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, phụ tá cho Đại tướng, Tổng thống Dương Văn Minh. Hiện nay Tổng thống vẫn còn tại dinh, mời các ông lên làm việc!”. Rồi ông ta chỉ tay: “Mời hai ông theo tôi!”.
Trong khi ông Bùi Quang Thận lên cắm cờ, một mình ông Vũ Đăng Toàn với khẩu AK lăm lăm trên tay đi vào. Ông thấy Nội các của Tổng thống Dương Văn Minh đang đứng ở hành lang và trong căn phòng lớn cạnh đó, tình hình có vẻ rất nhốn nháo với thái độ khá sợ hãi. Chính trị viên xe tăng 390 hồi tưởng:
Trả lờiXóa- Tôi nghĩ rất nhanh: “Vậy là Nội các Dương Văn Minh vẫn còn ở đây. Mình chỉ là cán bộ cấp thấp, cần phải canh giữ họ sao cho an toàn, đúng chính sách để đợi cấp trên đến giải quyết”. Tôi nói với ông Nguyễn Hữu Hạnh: “Đề nghị ông mời mọi người vào trong phòng và ngồi yên tại đó, không đi lại lộn xộn”.
Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh nghe theo và ông yêu cầu các thành viên Nội các đang ở ngoài hành lang vào hết trong căn phòng lớn – tức phòng Khánh tiết của dinh Độc Lập.
Vừa lúc đó, pháo thủ số 1 xe 390 Ngô Sĩ Nguyên cũng lên tới nơi. Ông Toàn phân công cho ông Nguyên ra đứng gác ở cửa, không cho bất cứ ai ra vào. Sau khi thấy tình hình yên ổn, ông Vũ Đăng Toàn hỏi to:
- Tổng thống Dương Văn Minh đâu?
Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh trả lời: - Thưa ông, để tôi vào mời Tổng thống ra chào cáo ông!
Dứt lời, ông Hạnh đi vào một căn phòng phía sau rồi quay trở ra cùng một người cao lớn.
- Thưa ông, đây là Tổng thống Dương Văn Minh! Ông Hạnh giới thiệu.
Đúng lúc đó, Chính trị viên Vũ Đăng Toàn nhớ như in, một người đầu đội mũ cối, tay cầm khẩu súng ngắn cùng hai người nữa đi đến nơi. Thấy Tổng thống Dương Văn Minh, người cầm súng ngắn tiến lại và nói:
- Báo cáo Tổng thống, tôi là Đại úy Phạm Xuân Thệ, Trung đoàn phó Trung đoàn 66.
Báo cáo xong, Đại úy Phạm Xuân Thệ tiến lên đưa tay phải ra bắt tay Tổng thống Dương Văn Minh - ông Vũ Đăng Toàn kể tiếp - Tôi cũng đưa tay trái ra bắt tay ông Dương Văn Minh. Tiếp đó, ông Minh và ông Thệ có nói với nhau vài câu xung quanh chuyện đầu hàng và chính sách khoan hồng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Chính ủy Bùi Văn Tùng xuất hiện
Trả lờiXóaTuy nhiên, khi mọi người chưa kịp làm gì tiếp thì đồng chí Bùi Văn Tùng, Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 tới. Chính trị viên Vũ Đăng Toàn tiếp tục mạch hồi tưởng:
Ông Minh thấy đồng chí Bùi Văn Tùng người to cao, nói giọng miền Nam thì chào: - Thưa ông, chúng tôi đợi các ông vào để bàn giao chính quyền.
Chính ủy Bùi Văn Tùng lập tức trả lời: - Các ông là người bại trận. Các ông không còn gì để bàn giao mà chỉ có đầu hàng vô điều kiện!
Tổng thống Dương Văn Minh hơi cúi đầu, mặt đăm chiêu nhưng tỏ ra cam chịu. Hai bên trao đổi qua lại mấy câu nữa thì ông Dương Văn Minh xin được tuyên bố đầu hàng tại dinh Độc Lập. Một người trong Nội các - sau này ông Toàn mới biết là Tổng trưởng Thông tin Lý Quí Chung - nói:
- Hiện giờ thiết bị tại dinh đã hỏng hết, không thể phát lên đài phát thanh được.
Nghe vậy, Chính ủy Bùi Văn Tùng nói rất kiên quyết: - Các ông phải ra ngay Đài phát thanh để tuyên bố đầu hàng!
Một người thấp béo (sau đó mới biết là Thủ tướng Vũ Văn Mẫu) lên tiếng tỏ vẻ thận trọng: - Nếu đưa chúng tôi sang Đài Phát thanh Sài Gòn thì phải có xe bọc thép đưa đi, nếu không phe đối lập sẽ gây nguy hiểm cho chúng tôi.
Chính ủy Bùi Văn Tùng nói luôn: - Bây giờ không còn phe đối lập nào ở Sài Gòn nữa, mà toàn là quân giải phóng. Chúng tôi sẽ bảo đảm cho các ông sang đài phát thanh và trở lại dinh Độc Lập an toàn tuyệt đối!
Tổng thống Dương Văn Minh đành chấp nhận.
Tôi cùng đồng chí Bùi Văn Tùng - Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 và Phạm Xuân Thệ - Trung đoàn phó Trung đoàn 66 cùng một số cán bộ, chiến sĩ nữa đưa Tổng thống Dương Văn Minh cùng Thủ tướng Vũ Văn Mẫu và vài người nữa trong Nội các ra khỏi phòng để đi sang Đài phát thanh. Sau khi họ lên xe, tôi và pháo thủ Ngô Sĩ Nguyên quay về xe 390, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu của mình - Chính trị viên Vũ Đăng Toàn kể.
Thêm mấy ngày nữa tranh luận nhưng mấy ông ccb trung đoàn 66 không đưa ra được chứng lý gì mới, ngoài những lý sự cùn.
Trả lờiXóaVậy Kết luận vẫn không đổi:
Trần Long16:42 17 tháng 5, 2021
KẾT LUẬN VỤ LÝ THÔNG TRONG NGÀY 30/4/1975
Mấy ngày nay, ở Google.tienlang đã làm sáng tỏ vụ Lý Thông trong ngày 30/4/1975.
Năm 1995, nhờ có bức ảnh bà nhà báo Pháp, chúng ta mới biết Lịch sử 20 năm đã bị bóp méo: Xe tăng 390 của kíp xe 4 người do Trung úy Vũ Đăng Toàn chính trị viên Đại đội tăng chỉ huy mới là xe húc đổ cổng dinh, tiến vào Dinh sớm nhất chứ không phải xe 843 của ông Đại đội trưởng Bùi Quang Thận. (Suốt 20 năm, từ 1975 đến 1995) ông Thận nhận vơ xe 843 là xe húc đổ cổng Dinh ĐL, ông Thận cắm cờ. Trong 20 năm lịch sử sai lệch đó, Bùi Quang Thận đã được đi học sĩ quan ở Liên Xô, trở về lên đến hàm Đại tá. Còn Vũ Đăng Toàn và cả kíp xe 390 thì xuất ngũ, về quê đi đánh dậm, cắt tóc dạo...
Sự thật lịch sử đã sáng tỏ:
Nhờ có ông Vũ Đăng Toàn cầm AK khống chế nội các Dương Văn Minh (gom tất cả nội các DVM từ hành lang, từ các phòng khác nhau về phòng khánh tiết. Tất cả phải ngồi trật tự để chờ cấp cao lãnh đạo giải phóng vào làm việc) thì ông Thận mới yên tâm lên cắm cờ.
Công đầu BẮT nội các Dương văn Minh là trung úy Vũ Đăng Toàn.
Ngay sau khi Vũ Đăng Toàn khống chế (gom tất cả nội các DVM từ hành lang, từ các phòng khác nhau về phòng khánh tiết) thì Phạm Quang Thệ mới xuất hiện, tay cầm khẩu súng K59 quát tháo, yêu cầu bắt trói tù binh Dương Văn Minh cùng nội các, làm cả phòng khánh tiết bức xúc, lộn xộn.
Ông Tô Văn Cang (Đại tá tình báo của ta trong vỏ bọc "lực lượng thứ ba" bên canh Dương Văn Minh cự cãi với Phạm Xuân Thệ, yêu cầu Thệ thực hiện đúng chính sách Mặt trận giải phóng với Hàng binh Dương Văn Minh (chứ không phải Tù binh) vì lúc 9:30 ông Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng trên Đài phát thanh.
Ngay lúc đó, ông Chỉ huy Đoàn xe tăng (Bùi Tùng) xuất hiện. Ông Tô Văn Cang đề nghị ông Chỉ huy Đoàn xe tăng (Bùi Tùng) kiềm chế sự hung hăng của ông sĩ quan trẻ cầm K59.
Trật tự ngay lập tức được vãn hồi. Ông Bùi Tùng yêu cầu Dương Văn Minh sang Đài phát thanh chính thức tuyên bố đầu hàng.
Và mọi chuyện diễn ra ở Đài phát thanh như mọi người đã biết.
Thế thì
1. BẮT nội các Dương Văn Minh=> là trung úy Vũ Đăng Toàn chứ không phải như Phạm Xuân Thệ nhận vơ!
2. Dẫn giải Dương văn Minh sang Đài phát thanh=> Bùi Tùng chỉ huy, có sự tham gia của Phạm Xuân Thệ cùng chiến sĩ trung đoàn 66.
3. Thảo Lời tuyên bố cho Dương Văn Minh=> Bùi Tùng. Phạm Xuân Thệ cùng chiến sĩ TĐ 66 đảm bảo trật tự ở Đài.
Khi chúng ta biết rõ SỰ THẬT LỊCH SỬ như trên rồi mới xem xét đánh giá đến CÔNG của Phạm Xuân Thệ.
Và với những sự gian dối, cướp công người khác của Bùi Quang Thận, của Phạm Xuân Thệ suốt mấy chục năm qua thì Thệ có còn xứng danh BỘ đội Cụ Hồ hay không?
https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/05/su-that-trua-3041975-trung-tuong-pham.html?showComment=1621244530944#c5706485392872696345
xem hồi ức của anh Nhu (trung đoàn 66) em Thọ nhé.
XóaĐã qua 46 năm, nhưng với cựu chiến binh Nguyễn Khắc Nhu thời khắc lịch sử vào trưa ngày 30-4-1975, tại Dinh Độc Lập như vừa xảy ra, vẫn đong đầy cảm xúc hạnh phúc, mừng vui, sung sướng đến tột độ khi thấy nước nhà được thống nhất, non sông về một mối, trăm họ hết lầm than, đau thương, mất mát do chiến tranh gây ra. Bởi thế, khi chúng tôi vừa gợi hỏi, câu chuyện ấn tượng, hào khí từ nhiều năm trước cứ theo dòng cảm xúc mà ùa về nguyên vẹn trong ông.
Trả lờiXóaChỉ vào tấm ảnh quân Giải phóng đang áp giải tổng thống Dương Văn Minh đến Đài phát thanh Sài Gòn vào trưa 30-4-1975, ông Nguyễn Văn Nhu (Nguyễn Khắc Nhu) sôi nổi giới thiệu: “Người đi bên trái ông Dương Văn Minh là chiến sĩ Bàng Nguyên Thất, bên phải là Phó trung đoàn trưởng Phạm Xuân Thệ, sát ngay phía sau và cầm súng ngắn là tôi - Nguyên Văn Nhu, cùng một số đồng chí khác. Chúng tôi đều là cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 66 thuộc Sư đoàn 304, Quân Đoàn 2. Ảnh này do một nữ ký giả người Pháp ghi lại”.
Chia sẻ lại cảm xúc vào thời khắc lịch sử đã được ghi lại bằng tấm ảnh chân thật, đầy sinh động, ông Nhu xúc động nói: “Đó là thời khắc hạnh phúc nhất trong đời binh nghiệp của tôi, cũng như một số đồng đội. Sáng 30-4-1975, sau khi nhận nhiệm vụ tiến công nhanh chóng vào nội đô Sài Gòn, với mục tiêu là đánh chiếm Dinh Độc Lập, Đài phát thanh và Bộ tư lệnh Hải quân của địch. Trong suy nghĩ của chúng tôi là quyết tâm hành quân thần tốc, sớm có mặt tại Dinh, đánh chiếm được mục tiêu là thành công.
11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, chiếc xe Jeep của Trung đoàn phó Phạm Xuân Thệ vọt theo xe tăng của Đại đội 4 Lữ đoàn Thiết giáp 203 do Đại đội trưởng Bùi Quang Thận chỉ huy, tiến vào trước cửa dinh Độc Lập. Trong lúc Đại đội trưởng Bùi Quang Thận lên kéo cờ giải phóng trên nóc dinh Độc Lập, chúng tôi xông lên gác, tiến vào phòng họp, nơi tổng thống Dương Văn Minh và nội các có mặt đầy đủ. Trước đó, đơn vị chúng tôi xây dựng phương án tác chiến, bảo vệ mục tiêu là chính, chưa hình dung khi mình tiến vào lại có tổng thống Dương Văn Minh và nội các chờ sẵn, đầu hàng nên khá bất ngờ.
Trong bối cảnh "dầu sôi lửa bỏng", trước tình huống phát sinh ngoài dự kiến, các đồng chí có mặt kịp thời ứng biến, giải quyết rất nhanh và cực kỳ sáng suốt là bắt sống, buộc ông Dương Văn Minh và nội các đầu hàng vô điều kiện quân Giải phóng ngay tại dinh Độc Lập.
Sau đó chúng tôi áp giải ông Dương Văn Minh, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu đến Đài phát thanh tuyên bố đầu hàng trên hệ thống phát thanh cả nước. Mục đích để những nơi chưa được giải phóng thì đồng bào, chiến sĩ, người dân cùng biết để không còn phải đổ xương máu vô nghĩa nữa”- ông Nhu hồi tưởng, và kể tiếp: Do quân ta tiến vào nhanh, đông áp đảo, từ mọi ngả khiến địch hoang mang bỏ chạy nên khi điện ra Đài phát thanh không nối được liên lạc. Vì vậy, quân giải phóng buộc phải áp giải ông Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu ra Đài phát thanh tuyên bố đầu hàng.
Trả lờiXóaLo sợ không an toàn tính mạng, tổng thống Dương Văn Minh yêu cầu được đi xe của ông ta nhưng quân Giải phóng không chấp thuận, yêu cầu đi bằng xe Jeep. Hàng trên có lái xe, tổng thống Dương Văn Minh rồi đến Phó trung đoàn trưởng Phạm Xuân Thệ ngoài cùng bên phải. Hàng sau có Thủ tướng Vũ Văn Mẫu ngồi giữa, tôi - Đại đội trưởng trinh sát Nguyễn Khắc Nhu ngồi ngoài cùng bên trái, trợ lý chính trị Phùng Bá Đang bên phải. Đứng bám ở bậc xe bên phải là ông Nguyễn Huy Hùng, bám bên trái là ông Bàng Nguyên Thất.
Xe Jeep chạy phía trước, phía sau có 2 xe chở bộ binh đi bảo vệ. Chúng tôi bố trí vị trí ngồi trên xe như thế là có ý đồ, mục đích cao nhất vẫn là sẵn sàng lấy thân mình bảo vệ tuyệt đối an toàn cho ông Minh và ông Mẫu trên đường đến Đài phát thanh.
“Khi ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trên Đài phát thanh Sài Gòn xong, mọi người mừng rơi nước mắt trước giây phút thiêng liêng ấy, bởi những người lính chúng tôi biết từ đây đất nước sẽ hòa bình, non sông về một dải, trăm họ hết đau thương, chia ly, mất mát vì chiến tranh - ông Nhu bồi hồi xúc động, cho biết tiếp: “Sau đó chúng tôi tiếp tục áp giải ông Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu về dinh Độc Lập và bàn giao cho cấp trên. Đến buổi chiều cùng ngày, khi nhiệm vụ đã hoàn thành, tôi mới có đủ thời gian để cảm nhận và vô cùng hạnh phúc, sung sướng khi nước nhà đã thống nhất. Niền vui ấy cứ cuộn cuộn trào dâng”.
Tại bối cảnh Sài Gòn được giải phóng, người dân nội thành có thái độ ra sao? Ông Nhu cười tươi, hạnh phúc bày tỏ: “Trước đó người dân Sài Gòn bị nhồi nhét tâm lý bộ đội vào là tàn ác, là trả thù nên rất hoang mang. Nhưng khi quân Giải phóng tiền vào bằng da bằng thịt, lại rất gần gũi, thân thiện nên dân chúng phấn khởi, ùa ra hai bên đường cầm cờ, hoa vẫy chào đón tiếp.
Trả lờiXóaCụ thể, đoàn của chúng tôi vì không biết đường vào Dinh Độc Lập nên phải dừng lại hỏi đường tại ngã tư Hàng Xanh, đã được một người dân cầm theo cờ giải phóng nhiệt tình xung phong dẫn đường nên đến được mục tiêu rất sớm. Chứng kiến thái độ mừng vui của nhân dân, chúng tôi trào dâng khí thế, cảm thấy sung sướng, vinh dự lắm. Có thể nói bằng lòng yêu nước của mình, người dân Sài Gòn khi ấy thông qua nhiều cách thức khác nhau đã hỗ trợ, giúp đỡ quân Giải phóng được nhanh chóng vào thành. Bên cạnh đó, họ còn kêu gọi, vận động người thân đang là lính chế độ cũ không manh động, chống đối, tạo điều kiện tốt cho quân Giải phóng tiếp quản chính quyền trong an ninh trật tự”.
Được biết năm 1967, khi đang làm nhân viên Bưu Điện ở Hà Nội thì ông Nhu lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Sau 3 tháng huấn luyện, ông được đưa vào chiến trường Khe Sanh (Quảng Trị) làm công tác trinh sát tại Trung Đoàn 66.
Có nền tảng về kiến thức, lại chịu khó học hỏi nên ông hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Đến năm 1973, ông được đơn vị chọn lựa ra Hà Nội báo cáo điển hình về thành tích bắt tù binh và đào công sự vững chắc. Lính trinh sát luôn đi đầu, thọc sâu vào địa bàn của địch để nắm tình hình, địa hình và vẽ sa bàn nên không tránh khỏi hiểm nguy và ông đã bị thương tích trong một trận chiến đấu...
Sau giải phóng, do thương tật trong chiến trường, cùng với căn bệnh sốt rét rừng hành hạ nên sức khỏe của ông Nhu ngày càng giảm sút, vào năm 1976 sau khi đất nước đã hòa bình, người Đại đội trưởng trinh sát Trung đoàn 66 đã xin ra quân. Sau đó, ông đã góp công xây dựng đất nước bằng công việc của một cán bộ tại Sở Công nghiệp Đồng Nai cho đến ngày nghỉ hưu và hiện đang sinh sống tại TP.Hồ Chí Minh.
Khép lại câu chuyện với chúng tôi, ông Nhu chia sẻ: “Trong cuộc đời binh nghiệp của tôi, ký ức cùng chỉ huy và đồng đội bắt sống và buộc ông Dương Văn Minh, cùng nội các chính quyền Sài Gòn đầu hàng vô điều kiện quân cách mạng, góp phần giải phóng quê hương, thống nhất đất nước là một phần ký ức rất thiêng liêng, mãi bền vững cùng thời gian”.
(http://congan.com.vn/tin-chinh/hoi-uc-cua-cuu-chien-binh-bat-giu-tong-thong-duong-van-minh-va-noi-cac_111287.html)
Cũng vẫn là câu chuyện phịa ra của ccb trung đoàn 66 thôi, cậu à!
XóaSỰ THẬT LÀ:
- Không có bất cứ chiến sĩ bộ binh nào ngồi trên 2 xe tăng 390 và 843 như các ccb trung đoàn 66 kể.
- Vào Dinh sớm nhất chỉ có Trung úy Vũ Đăng Toàn trưởng xe 390, người cầm AK dồn nội các Dương Văn Minh vào phòng khánh tiết để Bùi Quang Thận (xe 843) lên cắm cờ.
- Khi cắm cờ chỉ có 1 bộ đội giải phóng là Bùi Quang Thận chứ không có chiến sĩ bộ binh gì đó tự nhận rồi cầm dao cắt dây cờ ngụy.
Chuyện này đã rõ từ lời kể của Bùi Quang Thận và vũ Đăng Toàn, ví dụ
https://vovworld.vn/vi-VN/van-hoa/chuyen-doi-thuong-nguoi-cam-co-tren-dinh-doc-lap-151512.vov
https://thaibinh.gov.vn/130namthanhlaptinh/dat-va-nguoi-thai-binh/nguoi-thai-binh-cam-co-tren-noc-dinh-doc-lap.html
Thông tin này khác với thông tin mà chiến sĩ trung đoàn 66 bịa ra và ghi lại bởi ông trở cờ Lê Mã Lương:
" Đến 10 giờ ngày 30-4, mũi thọc sâu của Đại đội 6 vẫn tiếp tục ngồi trên 2 xe tăng 843 và 390 do Trung úy Đại đội trưởng Bùi Quang Thận và Trung úy Chính trị viên đại đội Vũ Đăng Toàn chỉ huy. "
"Trong sân dinh có 30 lính vệ binh đang sẵn sàng hạ vũ khí đầu hàng. Các chiến sĩ Đại đội 6 nhảy xuống khỏi 2 xe tăng 843 và 390 gồm: Trần Đức Tình, Trần Văn Tàu, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Văn Sản, Trần Mạnh Đề, Chử Đức Hải, Nguyễn Văn Đấu được lệnh Thiếu úy Chính trị viên đại đội Nguyễn Duy Ân, gom toàn bộ số lính ngụy đưa vào góc sân dinh. Khi thấy Trung úy - Đại đội trưởng xe tăng từ xe 843 cầm lá cờ giải phóng, vượt qua sân vào Dinh Độc Lập để cắm cờ trên đỉnh nóc dinh Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn, thì Trần Đức Tình, Bùi Huy Linh liền lao theo. Khi tới sân thượng nơi cột cờ, Tình liền rút dao găm, chặt đứt đầu dây ghì cột cờ rồi từ từ hạ lá cờ vàng 3 sọc đỏ xuống để đồng chí Bùi Quang Thận thay lá cờ giải phóng rồi kéo lên đỉnh cột đúng 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975.
Ít phút sau, Trung đoàn phó Trung đoàn 66, Đại úy Phạm Xuân Thệ và một số sĩ quan của cơ quan trung đoàn trên chiếc xe Jeép lao thẳng vào sân dinh."
https://www.qdnd.vn/quoc-phong-an-ninh/xay-dung-quan-doi/linh-bo-binh-vao-dinh-doc-lap-440603
Tôi phản đối chuyện trên kia có người nói ccb trung đoàn 66 "trình lùn".
Trả lờiXóaLùn hay Cao không liên quan gì đến SỰ THẬT LỊCH SỬ.
Chúng ta- thành viên trang Google.tienlang- Trung tâm chống lật sử của Cộng đồng, tức là của tôi, của bạn chứ không phải của riêng mấy nữ sinh cựu sinh viên ĐH Luật HN.
Xem bài :
Thông báo: THAY ĐỔI TIÊU CHÍ TRANG WEB GOOGLE.TIENLANG
https://googletienlang2014.blogspot.com/p/thong-bao-thay-oi-tieu-chi-trang-web.html
Vì vậy tôi mong mọi người khi viết còm hãy chú ý giữ gìn sự chính xác và có văn hóa như vốn có của Google.tienlang từ xưa đến nay.
Lê Đức .
XóaĐồng ý với anh . Lẽ ra nên xóa bình luận này .
Xin lỗi, tôi xin quản trị trang xóa ý kiến trên Nặc danh00:55 27 tháng 5, 2021 của tôi!
Trả lờiXóaVì gõ vội nên có câu đầu lủng củng, chưa đủ ý.
Nay tôi xin viết lại:
Thông báo:
Anh Trịnh Lê Hoài Nam nói VTC đã xóa phim của ông Đạo diễn Phạm Việt Tùng vì phim là phim chui, chưa được Bộ Quốc phòng phê duyệt.
Tổng cục Chính trị đã có Công văn đề nghị Bắt khẩn cấp Ban Lãnh đạo VTC.
Có lẽ cả Ban Lãnh đạo VTC đã bị bắt, không còn ai biết mật khẩu trang này nên phim của ông Đạo diễn Phạm Việt Tùng vẫn còn, cả trên web của VTC, cả trên Youtube:
Video: Sự thật người soạn thảo bản đầu hàng cho Tổng thống Dương Văn Minh
https://www.youtube.com/watch?v=oEgL3Vk8cOM&ab_channel=VTC1-TINT%E1%BB%A8C
https://vtc.vn/video-su-that-nguoi-soan-thao-ban-dau-hang-cho-tong-thong-duong-van-minh-ar612519.html
Tôi thấy có rất nhiều người đề nghị lấy ý kiến Kết luận của bác Trần Thọ từ bài “SỰ THẬT TRƯA 30/4/1975”- TRUNG TƯỚNG PHẠM XUÂN THỆ ĐÃ NÓI DỐI 5 LẦN! để làm Kết luận chính thức của Google.tienlang.
Trả lờiXóaKẾT LUẬN VỤ LÝ THÔNG TRONG NGÀY 30/4/1975
https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/05/su-that-trua-3041975-trung-tuong-pham.html?showComment=1621244530944#c5706485392872696345
Google.tienlang là trang CHỐNG LẬT SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG, TỨC LÀ CỦA CẢ TÔI VÀ CỦA CẢ CÁC BẠN, chứ không phải của riêng các bạn gái cựu nữ sinh Trường Luật Hà Nội. Vì vậy, các bạn Quản trị trang web cần tôn trọng ý kiến đề nghị của nhiều bạn đọc.
Ngoài ra, tôi thấy có ý kiến bạn Thanh Mai, bạn lạc hồng, ý kiến bạn Phạm Huy Tuấn có thể coi là những ý kiến phản biện tiêu biểu. Và ở đó đã có những ý kiến tranh luận của bạn Lê Mai, của bạn Lê Trọng rất thấu lý đạt tình. Tôi đề nghị chép ý kiến bạn:
- Lê Mai: (https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/05/su-that-3041975-thong-tin-do-nha-bao.html?showComment=1621864771348#c1510328752961706033 ),
- Lê Trọng:
(https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/05/su-that-trua-3041975-trung-tuong-pham.html?showComment=1622046472044#c6967909748085050494 ) vào bài Kết luận, coi như trả lời của Google.tienlang.
Đặc biệt, tôi có ý kiến bạn Nguyễn Thị Vân Anh (https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/05/su-that-3041975-thong-tin-do-nha-bao.html?showComment=1621561233652#c3823428623541030414 ) lý giải: TẠI SAO LIẾC QUA LÀ BIẾT CÂU CHUYỆN "TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ CÓ CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ BAN TUYÊN GIÁO XỬ LÝ VTC" CHỈ LÀ CHUYỆN XUYÊN TẠC BỊA ĐẶT? Ý kiến bạn Vân Anh là đúng. Vậy đề nghị các bạn cũng đưa ý kiến của Vân Anh vào bài Kết luận.
vui thôi, đừng vui quá, các anh các chị, ý kiến rồi cũng đọc để thủ dâm tinh thần thôi. muốn đánh đổ tượng đài đâu dễ. ai người ta để ý mấy cái này. thời buổi dịch giã thế này, lo làm ăn đi. đặc biệt mấy ông cựu binh về hưu rồi, lo mà giữ gìn sức khỏe, vui thú điền viên, lo chuyện bao đồng ít thôi. thân
Trả lờiXóa