Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Sáu, 10 tháng 9, 2021

CÓ PHẢI CHỐNG COVID-19 Ở VIỆT NAM ĐÃ BỊ TOANG?


Mấy ông/bà phởn động BBC, RFA, RFI, VOA... cùng lũ rận chấy trong nước luôn ao ước, rằng Việt Nam bị "TOANG" trong trận chiến với Covid-19. Từ lâu, các "chuyên gia" trên BBC, RFA, RFI, VOA... luôn chê bai VN, họ thường "góp ý", rằng VN nên học tập cách thức chống dịch từ "Thế giới Tự do" như Anh, Mỹ...Thế nhưng, trái với mong muốn của các ông/bà phởn động, Sự thật thì mặc dù đến bây giờ các quốc gia ở "Thế giới Tự do" như Anh, Mỹ... số người chết vì dịch Covid vẫn là con số kinh khủng, còn Việt Nam vẫn đang kiên cường chiến đấu và con quỷ dữ Covid-19 đang có dấu hiệu kiệt sức, chuẩn bị đầu hàng. 

Chiều 9/9/2021, buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tại cuộc họp báo này, một vài phóng viên phương Tây đặt câu hỏi: Liệu có phải hệ thống y tế ở TP.HCM đang trên bờ vực sụp đổ do số ca nhiễm tại thành phố vẫn đang tiếp tục tăng nhanh hay không? Tại sao vẫn có rất nhiều người dân tại TP.HCM phàn nàn rằng họ chưa nhận được trợ cấp của chính phủ trong thời gian giãn cách?

Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt

Trả lời câu hỏi này, Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt khẳng định, Chính phủ và các cơ quan chức năng của Việt Nam đang hết sức nỗ lực triển khai nhiều biện pháp quyết liệt để đẩy lùi dịch bệnh Covid-19. Dù còn nhiều khó khăn và dịch bệnh vẫn đang diễn biến khá phức tạp, tuy nhiên, hiện tại, đã có nhiều tín hiệu khả quan tại TP.HCM về kiểm soát dịch bệnh.

Ví dụ, TP.HCM mới đây đã có một số đề xuất về việc cho phép các nhân viên giao hàng được trở lại hoạt động rộng rãi hơn để tiếp cận và đáp ứng nhu cầu về hàng hóa thiết yếu cho nhân dân thành phố, cũng như cho phép mở lại dịch vụ bán đồ ăn mang về từ 6 đến 18 giờ hàng ngày, đồng thời tăng thời gian hoạt động cho hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi và đội ngũ giao hàng trong phạm vi một số quận huyện.

"Dịch bệnh Covid lần này là một đại dịch gây ra những hệ lụy chưa từng có với quy mô rất lớn. Do đó, những nỗ lực của Chính phủ, UBND TP.HCM cũng như của các cơ quan, ban ngành chức năng, phục vụ công tác phòng chống dịch cũng như hỗ trợ người dân, dù đã rất cố gắng nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, chúng ta cũng phải nhìn thấy rằng hàng trăm ngàn người dân đã nhận được hỗ trợ từ chính phủ, các cơ quan chức năng đã rất kịp thời sửa đổi, ban hành, thực hiện những biện pháp để giải quyết kịp thời những khó khăn của người dân trong việc tiếp cận những sự hỗ trợ về lương thực, thực phẩm, cũng như các nhu cầu thiết yếu khác", Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nói.

Ông cũng thông tin thêm, tính đến ngày 8/9, TP.HCM đã bao phủ 100% mũi thứ nhất vaccine phòng Covid-19 cho người dân đủ 18 tuổi trở lên của 8 quận huyện trên địa bàn thành phố. Đây là một thành tích thể hiện nỗ lực rất lớn của thành phố cũng như các cơ quan chức năng trong việc phòng chống dịch, tăng miễn dịch cộng đồng. Một nỗ lực nữa của TP.HCM là quyết tâm đến 15/9 sẽ bao phủ 100% mũi thứ nhất cho toàn bộ công dân 18 tuổi trở lên và tiến hành mũi thứ hai cho những công dân đã tiêm mũi thứ nhất đến thời hạn.

Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho biết, thời gian vừa qua, công tác phòng chống dịch tại TP.HCM và Việt Nam đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ, hỗ trợ quý báu của cộng đồng và bạn bè quốc tế.

"Qua đây, một lần nữa, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến bạn bè quốc tế, các nước đối tác đã hỗ trợ chúng tôi trong quá trình phòng chống Covid-19.Tôi tin rằng với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế cùng sự nỗ lực của chính phủ và nhân dân Việt Nam, chúng tôi sẽ sớm vượt qua những khó khăn của đại dịch lần này", Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nói.

Mấy ông/bà phởn động BBC, RFA, RFI, VOA Việt Tân... luôn lu loa:



Và đây, Những con số biết nói chứng minh cho nhận định của Google.tienlang rằng "con quỷ dữ Covid-19 đang có dấu hiệu kiệt sức, chuẩn bị đầu hàng!"

Tối 9/9/2021: Việt Nam ghi nhận 12.420 ca mắc COVID-19 và 12.523 bệnh nhân khỏi

Bản tin dịch COVID-19 ngày 9/9 của Bộ Y tế cho biết có 12.420 ca mắc COVID-19, trong đó TP HCM vẫn nhiều nhất với 5.549 ca mắc, tiếp đến là Bình Dương với 4.531 ca. Trong ngày có 12.523 bệnh nhân khỏi.

Tính từ 17h ngày 08/9 đến 17h ngày 09/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 12.420 ca nhiễm mới, trong đó 21 ca nhập cảnh và 12.399 ca ghi nhận trong nước tại TP HCM (5.549), Bình Dương (4.531), Đồng Nai (880), Long An (412), Tây Ninh (161), Kiên Giang (135), Tiền Giang (115), Khánh Hòa (77), Đắk Lắk (61), Cần Thơ (53), Quảng Bình (50), Bình Thuận (44), Đồng Tháp (41), Đà Nẵng (35), Hà Nội (35), Bình Định (29), An Giang (28), Bình Phước (20), Đắk Nông (19), Bà Rịa - Vũng Tàu (16), Thanh Hóa (15), Phú Yên (15), Bến Tre (12), Bạc Liêu (12), Quảng Nam (10), Sóc Trăng (9), Nghệ An (8), Gia Lai (7), Quảng Ngãi (6), Hưng Yên (4), Cà Mau (4), Bắc Ninh (2), Trà Vinh (1), Quảng Trị (1), Ninh Thuận (1), trong đó có 6.138 ca trong cộng đồng. 

  - Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 264 ca. Tại TP. Hồ Chí Minh giảm 1.759 ca, Bình Dương tăng 1.359 ca, Đồng Nai tăng 66 ca, Long An tăng 40 ca, Tây Ninh giảm 10 ca

- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 12.750

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 576.096 ca nhiễm, đứng thứ 50/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 158/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 5.856 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 571.745 ca, trong đó có 335.396 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 09/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc.

+ Có 08 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Hải Phòng, Phú Thọ, Kon Tum, Hà Nam, Hải Dương, Quảng Ninh, Lào Cai.

+ 05 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (278.703), Bình Dương (146.296), Đồng Nai (32.059), Long An (27.216), Tiền Giang (11.274). 

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh: 

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 12.523

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 338.170

2. Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.417 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 4.101

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.192

- Thở máy không xâm lấn: 173

- Thở máy xâm lấn: 916

- ECMO: 35

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc. kcb. vn ghi nhận 272 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (203), Bình Dương (40), Long An (8), Đồng Tháp (6), Tiền Giang (5), Cần Thơ (1), Khánh Hòa (2), Đà Nẵng (trong 02 ngày 08-09/9 là 3 ca), Hà Tĩnh (1), Quảng Nam (1), Tây Ninh (1), Vĩnh Long (1).

- Bổ sung 73 ca tử vong trong thời gian trước đó tại:

+ Tỉnh Đồng Nai: 64

+ Tỉnh Kiên Giang: 5

+ Tỉnh Bình Thuận: 4

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 310 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 14.470 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).

Tình hình xét nghiệm

- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 257.207 xét nghiệm cho 537.087 lượt người.

- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 14.112.716 mẫu cho 41.435.444 lượt người.

Tình hình tiêm chủng vaccine COVID-19

Trong ngày 08/9 có 778.673 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 24.781.185 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 20.591.403 liều, tiêm mũi 2 là 4.189.782 liều. 

Số ca mắc COVID-19 trên thế giới tính đến chiều tối ngày 9/9 

- Cả thế giới có 223.502.957 ca nhiễm, trong đó 200.050.103 khỏi bệnh; 4.611.921 tử vong và 18.840.933 đang điều trị (103.983 ca diễn biến nặng). 

- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 118.307 ca, tử vong tăng 2.964 ca. 

- Châu Âu tăng 35.258 ca; Bắc Mỹ tăng 17.265 ca; Nam Mỹ tăng 0 ca; châu Á tăng 60.487 ca; châu Phi tăng 3.556 ca; châu Đại Dương tăng 1.741 ca. 

- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 22.776 ca, trong đó: Indonesia tăng 5.990 ca, Thái Lan tăng 16.031 ca, Campuchia tăng 589 ca, Lào 166 ca.

Hoàng Minh Tâm Tổng hợp và Giới thiệu

=======

Mời xem bài liên quan:

1. Nhân ngày 26/3: TỰ HÀO VÌ CHÚNG TÔI- NHỮNG THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN TRÊN MẶT TRẬN CHỐNG DỊCH

18 nhận xét:

  1. Đồng Thị Kim Thanhlúc 00:22 11 tháng 9, 2021

    Covid-19 còn diễn biến phức tạp. Chúng ta chưa hoàn toàn dập được Dịch.
    Nhưng số ca nhiễm mới đi ngang, có thể ngày sau giảm so với ngày trước hoặc tăng chút đỉnh. Nhưng nhìn chung, con ác quỷ Covid không có cơ hội bùng phát mạnh như ở Mỹ, Ấn Độ, Braxin, Anh, Pháp... Chúng tỏ chúng ta đã kìm cương được con ác quỷ này; Công tác chống dịch ở VN đang đi đúng hướng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một số ba que còn cải tạo được , nói chúng nói thì cần bằng chứng và chúng chạy mất tiêu

      Xóa
  2. Tại buổi họp báo thông tin tình hình dịch COVID-19 tại TP.HCM chiều 9-9, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn cho biết tình hình dịch ở TP.HCM còn diễn biến phức tạp, khó lường. TP có rất nhiều cái mới để triển khai, áp dụng, có lúc phải thay đổi chính sách.

    Hiện TP đã huy động gần 20.000 cán bộ, nhân viên y tế của TP và sự hỗ trợ, chi viện khoảng 6.700 y bác sĩ từ hệ thống y tế của trung ương, sở y tế địa phương cũng như huy động hệ thống y tế tư nhân tham gia chống dịch hơn 100 ngày qua.

    Bên cạnh sự phân công điều động, các chiến sĩ áo trắng còn có tinh thần tự nguyện, tâm huyết, mong muốn hỗ trợ cho người dân TP.HCM, không đòi hỏi, sẵn sàng chấp nhận điều kiện khó khăn.

    Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định chưa có kế hoạch rút lực lượng đang hỗ trợ khỏi TP.HCM.

    Về công văn đề nghị xử lý hành chính và thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với các y bác sĩ tự ý bỏ việc, ông Sơn cho biết nội dung công văn có 3 phần.

    Thứ nhất, Bộ Y tế yêu cầu người đứng đầu cơ sở y tế bố trí nhân lực đảm bảo đủ cho công tác khám bệnh, chữa bệnh cho bệnh nhân COVID-19 và các bệnh nhân khác. Đây là trách nhiệm của ngành y tế, trong thời điểm hiện nay không thể bỏ rơi các bệnh nhân COVID-19, không tiếp nhận thu dung điều trị, không thu dung các bệnh nhân chuyển biến nặng.

    Thứ hai, để truyền thông nâng cao ý thức về trách nhiệm nghề nghiệp của các y bác sĩ, khuyến khích bằng hình thức khen thưởng cho các y bác sĩ khi hoàn thành tốt nhiệm vụ và có chế độ phù hợp.

    Thứ ba, trong thời gian qua, một số đơn vị y tế trên địa bàn cả nước có hiện tượng từ chối bệnh nhân. Đứng trước tình hình dịch bệnh phức tạp khó lường, trường hợp tử vong nhiều, trong thời gian đầu một số bác sĩ không chịu được sức ép tâm lý đã tự ý bỏ việc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Công văn này Bộ Y tế không đưa ra các hình thức kỷ luật, mà chỉ khuyến cáo trong một trận chiến, có những chiến sĩ hết sức dũng cảm, có chiến sĩ bình thường nhưng cũng có những người quay đầu.

      "Bộ Y tế nhắc nhở, để mong muốn đồng nghiệp hãy cùng nhau chung sức cho trận chiến COVID-19, cùng với toàn thể người dân đạt được thắng lợi. Còn vấn đề kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính chúng tôi nghĩ đây không phải vấn đề đặt nặng của công văn này" - ông Sơn nói.

      Có chế độ, chính sách nhưng còn chậm

      Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết hiện nay có 2 nghị quyết liên quan đến chế độ phụ cấp cho nhân viên y tế tham gia chống dịch.

      Khi Chính phủ ban hành nghị quyết 37 ngày 29-3-2020 về một số chế độ đặc thù trong phòng chống dịch COVID-19, đối tượng được hưởng tiền ăn 80.000 đồng/người/ngày. Ngay thời điểm đó, TP.HCM đã có nghị quyết 02 về công tác phòng chống dịch COVID-19, nâng mức hỗ trợ đối với tất cả các đối tượng tham gia chống dịch lên 120.000 đồng/người/ngày.

      Chính phủ ban hành nghị quyết 16 về chi phí cách ly y tế, khám chữa bệnh và một số chế độ đặc thù, quy định các đối tượng được hưởng tiền ăn là 80.000 đồng/người/ngày. TP.HCM ban hành nghị quyết 09, mở rộng thêm một số đối tượng hưởng chế độ tiền ăn, nâng mức hỗ trợ tiền ăn thành 120.000 đồng/người/ngày.

      Đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế được hưởng chế độ lưu trú để tránh tình trạng lây nhiễm cho người nhà và nhiễm từ cộng đồng, ở các quận huyện và TP Thủ Đức không quá 450.000 đồng/người/ngày.

      Ông Phạm Đức Hải - phó trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM - khẳng định đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế là những chiến sĩ hết sức kiên cường, phải được tri ân và tôn vinh, TP luôn quan tâm và tạo những điều kiện tốt nhất cho lực lượng y bác sĩ, nhân viên y tế tuyến đầu để họ có thể yên tâm thực hiện nhiệm vụ.

      Cũng theo ông Hải, các y bác sĩ, nhân viên y tế từ các đơn vị trung ương và các tỉnh, thành tăng cường cho TP, đều được sự phối hợp giữa TP và Bộ Y tế chăm lo với cùng mục tiêu kiểm soát được dịch bệnh.

      Tuy nhiên, ông Hải thừa nhận, dù đã rất nỗ lực nhưng thực tế vẫn chưa thể đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu khám chữa bệnh. Chế độ chính sách đã thông qua nhưng việc triển khai còn chậm, TP đang khẩn trương xử lý.

      Xóa
  3. Bộ Y tế yêu cầu bổ sung hồ sơ Nano Covax trước 15-9
    Ngày 10-9, Bộ Y tế đã có cuộc họp với các nhà sản xuất vắc xin nội, đề nghị đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước. Bộ Y tế yêu cầu trước 15-9 nhà sản xuất và nhóm nghiên cứu Nano Covax gửi hồ sơ tới các hội đồng.
    Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, Việt Nam đang có 3 vắc xin sản xuất trong nước hoặc nhận chuyển giao công nghệ đang thử nghiệm lâm sàng.

    Trong đó Nano Covax đã hoàn tất tiêm 2 liều cho 13.000 người tình nguyện tham gia giai đoạn 3a và 3b. Bộ Y tế sẽ sớm tổ chức thẩm định báo cáo giữa kỳ giai đoạn 3a với đầy đủ kết quả xét nghiệm đánh giá tính sinh miễn dịch, và báo cáo giữa kỳ giai đoạn 3b.

    Vắc xin Covivac đã hoàn thành tiêm liều 1 cho 375 người tham gia thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2, từ 15 đến 20-9 sẽ tiêm liều 2. Dự kiến tháng 12-2021 sẽ bước vào thử nghiệm giai đoạn 3.

    Vắc xin ARCT-154 (vắc xin nhận chuyển nhượng công nghệ từ Mỹ) sẽ tiêm liều 2 cho 100 người tình nguyện tham gia giai đoạn 1 vào ngày 12 và 13-9.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nộp hồ sơ Nano Covax trước 15-9

      Thứ trưởng Thuấn cho biết đã yêu cầu nhà sản xuất, nhóm nghiên cứu vắc xin Nano Covax "làm ngày làm đêm" để nộp hồ sơ bổ sung trước 15-9 tới các hội đồng chuyên môn, gồm Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh, và Hội đồng tư vấn cấp phép thuốc, vắc xin và sinh phẩm y tế của Bộ Y tế.

      Trước đó, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết 2 hội đồng này đã họp vào ngày 22 và 29-8, trong đó Hội đồng đạo đức đã thông qua báo cáo giữa kỳ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3a, còn Hội đồng tư vấn cấp phép yêu cầu bổ sung thêm kết quả xét nghiệm, đặc biệt là hiệu quả trung hòa virus chủng Delta (xuất hiện lần đầu tại Ấn Độ) và chủng Alpha (xuất hiện lần đầu tại Anh).

      Cho đến nay, Nano Covax đã có báo cáo các kết quả này. Thông tin ban đầu là vắc xin có hiệu quả trung hòa virus 2 chủng này.

      Theo quy định hiện hành, sau khi Nano Covax nộp hồ sơ tới các hội đồng, Hội đồng đạo đức sẽ nhóm họp, nếu thông qua báo cáo, hội đồng này sẽ chuyển kết quả sang Hội đồng tư vấn cấp phép.

      Trong vòng 3 ngày kể từ khi nhận kết quả, Hội đồng tư vấn cấp phép sẽ nhóm họp. Trong trường hợp thông qua, hội đồng sẽ đề nghị Bộ Y tế ký quyết định phê duyệt vắc xin trong trường hợp khẩn cấp. Thời gian kể từ khi hội đồng thông qua đến khi Bộ Y tế phê duyệt, Thứ trưởng Thuấn yêu cầu "sớm nhất", tối đa là 3 ngày.

      Xóa
    2. Việt Nam sẽ hợp tác với Cuba sản xuất vắc xin

      Theo Bộ Y tế, Cuba vừa cho ra mắt vắc xin Abdala. Vắc xin này sử dụng công nghệ tương tự Nano Covax, gồm 3 mũi. Thứ trưởng yêu cầu các cơ quan chức năng sớm hoàn thiện đề án nhận chuyển giao công nghệ vắc xin này.

      Vắc xin Sputnik V đóng ống tại Việt Nam đã được gửi đi Nga kiểm tra chất lượng và được công nhận. Tới đây Công ty Vabiotech sẽ sản xuất vắc xin này để xuất khẩu theo hợp đồng với phía Nga, và có thể giữ lại một tỉ lệ theo hợp đồng bán vắc xin cho Việt Nam.

      Ngoài Sputnik V, Vabiotech sẽ đóng ống cả Sputnik Light (vắc xin có lịch tiêm 1 mũi) tại Việt Nam.

      Xóa
  4. Bản tin dịch COVID-19 ngày 10/9 của Bộ Y tế cho biết có 13.321 ca mắc COVID-19, nhiều hơn hôm qua 907 ca. TP.HCM vẫn là địa phương có số ca mắc nhiều nhất với 7.539 ca.
    Thông tin các ca mắc mới COVID-19
    - Tính từ 17h ngày 09/9 đến 17h ngày 10/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 13.321 ca nhiễm mới, trong đó 15 ca nhập cảnh và 13.306 ca ghi nhận trong nước tại TP HCM (7.539), Bình Dương (3.563), Đồng Nai (823), Long An (321), Tây Ninh (248), Tiền Giang (156), Kiên Giang (86), Bình Phước (58), Đồng Tháp (58), Quảng Bình (48), Quảng Ngãi (45), Cần Thơ (37), Khánh Hòa (34), Bình Thuận (34), Đà Nẵng (30), Hà Nội (29), Bạc Liêu (26), Đắk Lắk (26), An Giang (19), Đắk Nông (17), Quảng Nam (16), Nghệ An (16), Bình Định (15), Phú Yên (13), Bà Rịa - Vũng Tàu (11), Thừa Thiên Huế (8 ), Bến Tre (6), Lâm Đồng (5), Thanh Hóa (5), Vĩnh Long (3), Ninh Thuận (3), Sơn La (3), Trà Vinh (2), Gia Lai (2), Hưng Yên (1) trong đó có 8.680 ca trong cộng đồng.
    - Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 907 ca. Tại TP. Hồ Chí Minh tăng 1.990 ca, Bình Dương giảm 968 ca, Đồng Nai giảm 57 ca, Long An giảm 91 ca, Tây Ninh tăng 87 ca.
    - Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 12.523
    Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
    - Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 589.417 ca nhiễm, đứng thứ 49/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 157/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 5.991 ca nhiễm).
    - Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
    + Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 585.051 ca, trong đó có 348.147 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
    + Có 10/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng.
    + Có 07 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Phú Thọ, Kon Tum, Hà Nam, Hải Dương, Quảng Ninh, Lào Cai.
    + 05 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP. Hồ Chí Minh (286.242), Bình Dương (149.859), Đồng Nai (32.882), Long An (27.537), Tiền Giang (11.430).
    Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
    1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
    - Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 12.751
    - Tổng số ca được điều trị khỏi: 350.921
    2. Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.970 ca, trong đó:
    - Thở ô xy qua mặt nạ: 3.775
    - Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.124
    - Thở máy không xâm lấn: 112
    - Thở máy xâm lấn: 930
    - ECMO: 29
    3. Số bệnh nhân tử vong:
    - Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc. kcb. vn ghi nhận 254 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (195), Bình Dương (41), Tiền Giang (3), Đà Nẵng (3), Đồng Nai (3), Đồng Tháp (2), Bình Thuận (1), An Giang (1), Kiên Giang (1), Cần Thơ (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Khánh Hòa (1), Nghệ An (1).
    - Bổ sung 21 ca tử vong từ trước tại: Bình Dương (14), Bình Thuận (4), Nghệ An (3).
    - Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 302 ca.
    - Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 14.745 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).

    Trả lờiXóa
  5. Ba quốc gia có số ca mắc covid trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Mỹ (trên 145.000 ca), Anh (38.013 ca) và Ấn Độ (34.310 ca).

    COVID-19 tới 6h sáng 10/9: Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 579.000 ca bệnh COVID-19 và gần 9.000 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã gần 224 triệu ca, trong đó trên 4,61 triệu ca tử vong.

    Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Mỹ (trên 145.000 ca), Anh (38.013 ca) và Ấn Độ (34.310 ca).

    Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Mỹ (1.769 ca), Nga (794 ca) và Brazil (716 ca).

    Trả lờiXóa
  6. Các chủ đề ở Google.tienlang rất rộng. Trong nước, ngoài nước có đủ.
    Google.tienlang là tập hợp của các bạn cựu nữ sinh trường Luật nên những lập luận của các bạn hết sức chặt chẽ, có trích dẫn cả đường link của các văn bản pháp luật liên quan, trích dẫn cụ thể các điều khoản của văn bản...
    Rất khó cho ai muốn bác bỏ những lập luận của chủ nhà.

    Trả lờiXóa
  7. Về những nhận xét đánh giá tình hình chống Covid, bạn đọc tỉnh táo nên đọc nhứng trang báo đứng đắn, chớ đọc mấy ông/ bà phản động BBC, RFA, RFI, VOA...; Cũng không nên đọc một vài báo chính thống như Thanh niên chẳng hạn, đưa "dự báo" của mấy ông "chuyên gia phản động" ở cái Lò đào tạo phản động là ĐH Fulbright. Nguyễn Thành Tự An "tắt điện" rồi!

    Bài của TTXVN:
    Dịch COVID-19: Hải Phòng - "vùng xanh" an toàn trong đại dịch
    Đến thời điểm này, thành phố Hải Phòng hơn 2 triệu dân vẫn bình yên. Kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, liên tục dẫn đầu cả nước, kể cả trong thời gian bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19. Thành quả này đến từ những quyết sách đầy quyết liệt, sáng tạo của lãnh đạo Hải Phòng cùng sự đồng lòng, chung sức của người dân thành phố. Sự đồng lòng đã và đang tạo thành làn sóng có sức lan tỏa mạnh mẽ và là "vaccine" quan trọng trong phòng, chống dịch lâu dài.
    https://ncov.vnanet.vn/tin-tuc/dich-covid-19-hai-phong-vung-xanh-an-toan-trong-dai-dich/70e96fb3-75e1-4ed0-8b68-06b242b377a2

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đính chính:
      Xin lỗi, trên kia tôi gõ nhầm HỌ của ông Tự An trong câu:
      "Cũng không nên đọc một vài báo chính thống như Thanh niên chẳng hạn, đưa "dự báo" của mấy ông "chuyên gia phản động" ở cái Lò đào tạo phản động là ĐH Fulbright. Nguyễn Thành Tự Anh "tắt điện" rồi! "

      Nay xin sửa lại:
      VŨ THÀNH TỰ ANH ĐÃ 'TẮT ĐIỆN' RỒI!

      Xóa
  8. QUÁ VUI! TẠI VIỆT NAM, CON QUỶ DỮ COVID-19 ĐANG CÓ DẤU HIỆU KIỆT SỨC, CHUẨN BỊ ĐẦU HÀNG!
    Tin tức về tình hình Covid-19 hôm nay, 11/9/2021: Từ ngày 5.9 đến 11.9, tỷ lệ mắc mới Covid-19 tại cộng đồng và số ca tử vong trung bình theo ngày trên nhiều địa phương cả nước đều giảm so với tuần trước.

    Tuần qua, số ca tử vong trung bình theo ngày của cả nước và TP.HCM giảm 30%. Báo cáo về công tác triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 từ 5.9 đến 11.9, Bộ Y tế cho hay, tỷ lệ mắc mới Covid-19 tại cộng đồng trong tuần đã giảm so với tuần trước tại một số địa phương có số mắc cao: Đà Nẵng giảm 60%, Bình Dương giảm 27%, Long An giảm 3%. Số ca tử vong trung bình theo ngày trên toàn quốc giảm 30%, trong đó TP.HCM giảm 30%, Đồng Nai giảm 50%, Long An giảm 30% và Tiền Giang giảm 70%. Hiện có có 8 địa phương gồm Hậu Giang, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Phú Yên, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau đang kiểm soát tốt dịch bệnh.

    Báo cáo cho hay, trong tuần qua TP.HCM đã giảm rõ rệt trên 2 tiêu chí: số mắc trong cộng đồng và số tử vong. Các quận, huyện đã kiểm soát được dịch là Q.7, Củ Chi và Cần Giờ. Dự kiến trong thời gian tới, số ca nhiễm và số ca tử vong ở TP.HCM tiếp tục giảm.

    Trả lờiXóa
  9. Xét nghiệm toàn dân trên diện rộng đã bóc tách được các F0 ra khỏi cộng đồng đồng
    Về công tác xét nghiệm, Bộ trưởng Bộ Y tế thông tin trong tuần qua, cả nước đã tiến hành xét nghiệm RT-PCR cho 5,2 triệu lượt người. So với tuần trước, số lượt người được xét nghiệm tăng 7,4%, chủ yếu tại Hà Nội và TP HCM. Tỷ lệ xét nghiệm trên 1 triệu dân của Việt Nam đứng thứ 107/223 trên thế giới.

    Bộ trưởng Bộ Y tế: Để giảm thời gian giãn cách phải phát hiện bằng được các trường hợp lây nhiễm trong cộng đồngBộ trưởng Bộ Y tế: Để giảm thời gian giãn cách phải phát hiện bằng được các trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng
    SKĐS - Cần phải khẳng định, muốn biết tất cả nguồn lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng bắt buộc phải thông qua xét nghiệm. Không có cách nào khác để chúng ta ngăn chặn phát hiện sớm nếu không làm xét nghiệm.

    So với tuần trước, tỷ lệ ca dương tính trên tổng số người xét nghiệm trong cộng đồng trong cả nước giảm từ 1,9% xuống còn 1,6%. Một số tỉnh có số mắc cao, tỷ lệ này cũng giảm mạnh: TP HCM giảm từ 3,7% xuống 1,4%, Long An giảm từ 2% xuống 0,5%, Tiền Giang giảm từ 1,2% xuống 0,2%.

    Xét nghiệm đối với các vùng có nguy cơ cao, nguy cơ rất cao (vùng cam, vùng đỏ): Các địa phương đã triển khai xét nghiệm cơ bản đạt tiến độ theo yêu cầu, TP HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai các vùng đỏ đã được quét xét nghiệm đến lần thứ 3 và tỷ lệ hiện nhiễm qua 3 vòng xét nghiệm đã giảm rõ rệt. Riêng Quận 7, Củ Chi, Cần Giờ tại TP HCM gần như không phát hiện thêm ca nhiễm mới sau 5 vòng xét nghiệm.

    "Việc xét nghiệm toàn dân trên diện rộng đã bóc tách được các ca nhiễm ra khỏi cộng đồng đồng thời phát hiện sớm nguồn lây nhiễm để cách ly, khoanh vùng, dập dịch kịp thời; không để tiếp tục lây lan trong cộng đồng; tránh việc giãn cách kéo dài trên phạm vi rộng, ảnh hưởng đến đời sống người dân"- Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói

    Bộ Y tế cũng thông tin, hiện Việt Nam đã nhận là hơn 34 triệu liều vaccine COVID-19, đã thực hiện tiêm được hơn 27 triệu liều (số vaccine chưa tiêm còn lại tập trung tại một số địa phương đơn vị, trong đó có khoảng 2 triệu liều mới được phân bổ từ ngày 8/9).

    Về kết quả tiêm ít nhất 1 liều cho nhóm từ 18 tuổi trở lên tại các địa phương, Bộ Y tế cho biết TP. Hồ Chí Minh đã tiêm 7,4 triệu liều (đạt 100%); Bình Dương đã tiêm 1,5 triệu liều (đạt 82%); Đồng Nai đã tiêm 1,3 triệu liều (đạt 60%); Long An đã tiêm 1,5 triệu liều (đạt 100%); Hà Nội đã tiêm 4,4 triệu liều (đạt 77%).

    Riêng số mũi 2 đã tiêm được tại TP. Hồ Chí Minh là 896.835 liều (13%) và Hà Nội là 555.481 liều (10%).

    Dự kiến từ nay đến cuối năm 2021 sẽ có khoảng 103,4 triệu liều vaccine về Việt Nam. Bộ Y tế đã và đang đàm phán và trao đổi với các đơn vị để cung ứng vắc xin cho năm 2022 theo nguyên tắc đảm bảo tiêm đủ cho toàn bộ dân số từ 5 tuổi trở lên và thực hiện việc tiêm nhắc lại theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
    https://covid19.gov.vn/bo-y-te-so-ca-nhiem-covid-19-tai-cong-dong-va-tu-vong-giam-so-voi-tuan-truoc-171210911151922677.htm

    Trả lờiXóa
  10. TP.HCM cần thêm 2 tuần để kiểm soát dịch

    Bên lề buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Cần Giờ vừa kết thúc trưa nay 12.9, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đã có trao đổi ngắn với báo chí về công tác phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế tại thành phố sau ngày 15.9.
    Theo Nghị quyết 86 và chỉ đạo của Thủ tướng đã giao TP.HCM cùng một số tỉnh thành phía nam, trong đó TP.HCM phấn đấu đến trước 15.9 kiểm soát được dịch bệnh. Đến giờ này, TP.HCM đã tập trung thực hiện đúng tinh thần giãn cách triệt để, nghiêm ngặt, quyết liệt và có hiệu quả. Tuy nhiên, đối chiếu với những chỉ tiêu mà Bộ Y tế đưa ra, căn cứ vào tình hình diễn biến của thành phố thì còn nhiều quận, huyện chưa đạt.
    Hiện mới có Q.7, H.Cần Giờ và H.Củ Chi và một số địa phương đã thẩm định và tiệm cận với tiêu chí, thành phố vẫn đang phấn đấu trong những ngày còn lại. TP.HCM chưa dám tuyên bố đã kiểm soát được dịch bệnh vì còn nhiều yếu tố chưa có căn cơ, chưa ổn định. Do đó, TP.HCM cần tiếp tục làm thêm một thời gian nữa để những chỉ tiêu được kéo giảm ổn định, khi đó thành phố mới “tự tin bước vào giai đoạn mới”.

    Trả lờiXóa
  11. Sáng 13/9: Gần 374.600 bệnh nhân COVID-19 đã khỏi; ca nghi mắc tại "tỉnh xanh" Cao Bằng âm tính với SARS-CoV-2
    Đến nay, Việt Nam ghi nhận hơn 613.000 ca mắc COVID-19, trong đó 374. 578 bệnh nhân đã được chữa khỏi. Có 12 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận ca mắc trong cộng đồng. Ca nghi mắc COVID-19 ở "tỉnh xanh" duy nhất -Cao Bằng đã âm tính với SARS-CoV-2.

    Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 8h00 ngày 13/9 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 225.447.877 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.643.623 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 202.009.768 người.
    Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 372.044 ca mắc và 5.869 ca tử vong do COVID-19. Mỹ là nước ghi nhận số ca mắc mới cao nhất thế giới, với 35.450 ca, trong khi Nga ghi nhận số ca tử vong cao nhất, với 788 ca.

    Trả lờiXóa
  12. Cả nước ghi nhận 11.172 ca Covid-19 mới, 11.116 ca khỏi
    Bản tin Bộ Y tế tối 13.9 cho biết tính từ 17h ngày 12.9 đến 17h ngày 13.9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 11.172 ca nhiễm mới và 11.200 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
    Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc.kcb.vn ghi nhận 298 ca tử vong tại 13 tỉnh, thành phố; ngoài ra bản tin cũng bổ sung dữ liệu 83 ca tử vong từ thời gian trước đó; nâng tổng số ca tử vong được công bố trong ngày lên 381 ca. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 15.660 ca.

    Chi tiết:
    Ngày 13.9: Cả nước 11.172 ca Covid-19, 11.200 ca khỏi | TP.HCM 5.446 ca

    Thông tin về 11.172 ca nhiễm mới được công bố ngày 13.9 như sau:
    - 4 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
    - 11.168 ca ghi nhận trong nước, trong đó có 5.926 ca trong cộng đồng. Gồm: TP.HCM (5.446), Bình Dương (3.651), Đồng Nai (768), Long An (327), Tiền Giang (161), Tây Ninh (142), Kiên Giang (77), Cần Thơ (68), Đồng Tháp (59), Quảng Bình (57), An Giang (44), Khánh Hòa (44), Bình Phước (42), Hà Nội (41), Bình Thuận (38), Đắk Lắk (28), Cà Mau (21), Đắk Nông (20), Thừa Thiên - Huế (18), Bà Rịa - Vũng Tàu (16), Đà Nẵng (13), Quảng Ngãi (13), Sóc Trăng (11), Nghệ An (9), Thanh Hóa (7), Quảng Nam (7), Phú Yên (7), Bạc Liêu (6), Vĩnh Long (5), Bến Tre (5), Bình Định (5), Ninh Thuận (5), Trà Vinh (4), Gia Lai (2), Quảng Ninh (1).
    Như vậy trong 24 giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 301 ca. Tại TP.HCM giảm 712 ca, Bình Dương tăng 463 ca, Đồng Nai giảm 206 ca, Long An tăng 42 ca, Tiền Giang tăng 81 ca.
    - Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 12.446 ca/ngày.

    Trả lờiXóa
  13. Nguyễn Đức Kiênlúc 10:19 16 tháng 9, 2021

    TÌNH HÌNH CHỐNG COVID-19 Ở THỦ ĐÔ ĐÃ TƯƠNG ĐỐI ỔN: SÁNG NAY, 16/9/21, THÀNH PHỐ CHỈ CÓ 1 CA DƯƠNG TÍNH VÀ CA NÀY ĐÃ Ở KHU CÁCH LY TỪ TRƯỚC.
    Trong 7 ngày qua, toàn thành phố Hà Nội đã xét nghiệm được 4,2 triệu mẫu gồm cả PCR và test nhanh, kết quả chỉ phát hiện 19 ca dương tính.
    Sở Y tế Hà Nội cho biết, số ca mắc mới Covid-19 sáng nay chỉ ghi nhận 1 ca tại khu cách ly, là F1 của chùm sàng lọc ho sốt.
    Bệnh nhân là V.X.Đ (nam, 18 tuổi, 11/553 Nguyễn Khoái, Q.Hoàng Mai), là F1 của bệnh nhân T.Đ.T, được chuyển cách ly tập trung từ ngày 7.9 với xét nghiệm âm tính. Ngày 15.9, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm tiếp, kết quả dương tính.
    Tính từ ngày 27.4 đến nay, trên địa bàn Hà Nội ghi nhận tổng số 3.857 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.596 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.261 ca.
    Thực hiện kế hoạch 206/KH-UBND ngày 8.9 về việc xét nghiệm diện rộng, tiêm chủng vắc xin phòng, chống Covid-19 cho người dân trên địa bàn thành phố, trong ngày 15.9, toàn thành phố đã lấy 514.537 mẫu xét nghiệm.
    Từ ngày 8.9 đến nay, toàn thành phố đã lấy được tổng 4.19 triệu mẫu (gồm 2,93 triệu mẫu PCR, 1,26 triệu mẫu test nhanh), phát hiện 19 ca dương tính.
    Trước đó, tại buổi làm việc với Sở Y tế Hà Nội chiều qua, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên lưu ý Hà Nội sau đợt tổng xét nhiệm lần này, thành phố cần đánh giá lại trên cơ sở Quyết định 2686/QĐ-BYT về đánh giá mức độ nguy cơ các vùng, để từ đó có kế hoạch xét nghiệm tiếp theo phù hợp với từng khu vực, từng mức độ nguy cơ. Đồng thời, Hà Nội cũng cần xây dựng lộ trình cụ thể để gỡ bỏ phong toả từng khu vực.

    Trả lờiXóa