Thứ Năm, 12 tháng 8, 2021

Nghị quyết số 86/NQ-CP về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19- Một văn bản quy phạm pháp luật ngoại lệ, đặc biệt.

Lực lượng chức năng kiểm soát người dân ra đường sau 18 giờ để phòng chống dịch COVID-19 tại TP.HCM
Điểm đáng chú ý trong Nghị quyết 86/NQ-CP của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19 là hiệu lực hồi tố của văn bản này.

Trong Nghị quyết 30 kỳ họp thứ nhất, Quốc hội (QH) khóa XV đã có đề cập đến nội dung phòng chống dịch COVID-19. Mới đây, Ủy ban Thường vụ QH cũng đã ban hành Nghị quyết 268 về việc cho phép Chính phủ (CP) ban hành nghị quyết có một số nội dung khác với quy định của luật để đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch COVID-19.

Và sáng 10-8, Văn phòng CP đã phát hành Nghị quyết 86/NQ-CP của CP về các giải pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19 (do Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký ban hành). Đây là văn bản điều chỉnh trực tiếp, chi tiết nhất tới công tác phòng chống dịch COVID-19 từ khi xuất hiện ở Việt Nam đầu năm 2020 đến nay, bao gồm cả những biện pháp mà phần nào hạn chế quyền công dân so với điều kiện bình thường.

Khẳng định hiệu lực pháp lý của Chỉ thị 15, Chỉ thị 16

Với 16 trang A4, đầu tiên Nghị quyết 86 khẳng định giá trị thực tiễn của các văn bản trước đây, bao gồm cả các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Trong số này không thể không nhắc đến là Chỉ thị 15, ngày 27-3-2020 và Chỉ thị 16, ngày 31-3-2020.

Đây là hai văn bản mà dựa vào đó, 63 tỉnh, thành trên cả nước đã cụ thể hóa thành chỉ thị của chủ tịch UBND cấp tỉnh của mình, hoặc áp dụng trực tiếp, điều chỉnh trực tiếp tới hoạt động của các tổ chức, cá nhân. Nhiều trường hợp, quyền tự do đi lại, quyền tự do kinh doanh và các quyền cơ bản khác đã bị hạn chế vì một nhiệm vụ chung: “Chống dịch như chống giặc”. 

Nhắc lại Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng, Nghị quyết 86 của CP yêu cầu chủ tịch các tỉnh, thành chủ động chỉ đạo áp dụng trên địa bàn các giải pháp tương ứng với mức độ nguy cơ dịch. Phương châm là “Có thể áp dụng sớm hơn, cao hơn nhưng không được chậm hơn, thấp hơn”.

Giải pháp như trong tình trạng khẩn cấp

Đáng chú ý, Nghị quyết 86 bổ sung một số biện pháp thuộc về tình trạng khẩn cấp, như chủ tịch UBND cấp tỉnh có thể triển khai biện pháp đặc biệt về thông tin liên lạc và sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc; kêu gọi, thuyết phục, huy động, trưng dụng tài sản, phương tiện, trang thiết bị và các biện pháp khác để ngăn chặn kịp thời dịch bệnh lây lan trong phạm vi thẩm quyền quản lý.

“Trường hợp cần thiết, chủ tịch UBND cấp tỉnh báo cáo Thủ tướng CP trước khi áp dụng” - Nghị quyết 86 lưu ý.

Một số giải pháp thời gian qua được Thủ tướng, Ban chỉ đạo quốc gia, Bộ Y tế chỉ đạo triển khai bằng văn bản cá biệt, nay được đưa vào văn bản quy phạm pháp luật này. Chẳng hạn, “ngoại giao vaccine”; tổ chức cơ sở thu dung người nhiễm COVID-19; đẩy mạnh thành lập, tổ chức các trung tâm, tổ, nhóm hỗ trợ, cứu trợ kịp thời đáp ứng nhu cầu, chăm lo cuộc sống của người dân trên địa bàn.

Nghị quyết 86 dành riêng một điều dài về các cơ chế, chính sách đặc thù khác với quy định trong các luật hiện hành, tập trung nhiều vào cấp giấy đăng ký lưu hành, thông quan thuốc điều trị, vaccine phòng COVID-19 và công tác tổ chức mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị phòng chống dịch vốn rất khác so với điều kiện bình thường.

Ngoài các định hướng chỉ đạo, giải pháp dự liệu được, Nghị quyết 86 của CP cũng đặt ra tình huống nếu cần thiết phải bổ sung các quy định phòng chống dịch khác vượt luật thì các bộ, cơ quan trung ương đề xuất, gửi Bộ Y tế tổng hợp để trình CP báo cáo Ủy ban Thường vụ QH xem xét, quyết định theo trình tự, thủ tục rút gọn. Với các đề xuất thuộc mảng an sinh xã hội thì Bộ LĐ-TB&XH là đầu mối chủ trì.

Hiệu lực hồi tố và chùm văn bản 6-8

Nghị quyết 86/NQ-CP được Văn phòng CP lấy số văn thư, phát hành ngày 10-8 nhưng lấy ngày 6-8, tức cùng ngày với cuộc họp của Ủy ban Thường vụ QH cũng như Nghị quyết 268 của cơ quan này về cho phép CP ban hành nghị quyết có một số nội dung khác với quy định luật hiện hành.

Đáng chú ý, Nghị quyết 86/NQ-CP có nhiều hiệu lực hồi tố khác nhau. Cụ thể:

Về tổng thể, Nghị quyết 86 có hiệu lực thi hành từ ngày 28-7, trùng với ngày ban hành Nghị quyết 30 của QH.

Quy định về miễn phiếu kiểm nghiệm cho thuốc, vaccine phòng COVID-19 có hiệu lực từ ngày 1-2-2021, liên quan đến lô vaccine phòng COVID-19 đầu tiên được đưa vào Việt Nam.

Quy định về dùng ngân sách thanh toán chi phí khám chữa bệnh tại các cơ sở thu dung, điều trị người nhiễm COVID-19 được áp dụng từ ngày thành lập các cơ sở thu dung.

Quy định về cơ chế, hình thức mua sắm có hiệu lực thay thế cho quy định tương ứng trong Nghị quyết 79/NQ-CP của CP ban hành ngày 22-7 và lấy mốc thời gian này để xác định hiệu lực hồi tố.

Mời bạn đọc xem toàn văn Nghị quyết 86/NQ-CP tại đây https://docs.google.com/document/d/1eWL91qT5RqH2EEfhsjgd4WVvc7whZtzC/edit  

Một văn bản quy phạm pháp luật ngoại lệ, đặc biệt

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật không coi nghị quyết của CP là văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, Nghị quyết 30 của QH khóa XV cho phép CP trong quá trình thực hiện Nghị quyết 30 “được sử dụng các hình thức nghị quyết, chỉ thị, công điện, công văn và các hình thức văn bản khác thuộc thẩm quyền để quy định, tổ chức triển khai các biện pháp cấp bách phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19”.

Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật

Chỉ trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong luật, nghị quyết của QH, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương mới được quy định hiệu lực trở về trước…

(Trích Điều 152 Luật Ban hành văn bản quy phạm phápluật)

Hoàng Ngân Thương Giới thiệu theo NGHĨA NHÂN/ Báo Pháp luật Tp Hồ Chí Minh.

=====

Google.tienlang Lưu ý bạn đọc: 
MỌI NGƯỜI NÊN CẬP NHẬT THÔNG TIN VỀ PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID TẠI TRANG CHÍNH THỐNG CỦA BỘ Y TẾ: 

BỘ Y TẾ TRANG TIN VỀ DỊCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP COVID-19

Mời xem bài liên quan:

1. Nhân ngày 26/3: TỰ HÀO VÌ CHÚNG TÔI- NHỮNG THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN TRÊN MẶT TRẬN CHỐNG DỊCH

9 nhận xét:

  1. Sáng ngày 12/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc làm việc với các nhà khoa học, các đơn vị, doanh nghiệp tham gia chuyển giao công nghệ, nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng chống COVID-19 để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy công tác này. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm đến việc sản xuất vaccine trong nước nhanh nhất, nhiều nhất để tiêm cho nhân dân. Việc này được Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo quyết liệt, sát sao, liên tục, nhất quán trong suốt thời gian vừa qua. Trong khi trên thế giới và trong khu vực tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và vaccine đang rất khan hiếm.

    Cùng dự cuộc làm việc từ đầu cầu tại TP Hồ Chí Minh có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19. Dự cuộc họp tại trụ sở Chính phủ có Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, lãnh đạo các bộ, cơ quan Trung ương, Hội đồng Đạo đức quốc gia trong nghiên cứu y sinh học, Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc của Bộ Y tế, các nhà khoa học, đại diện các cơ sở nghiên cứu, các đơn vị, doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, thử nghiệm và sản xuất vaccine tại Việt Nam.

    Phát biểu mở đầu cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia đã chỉ đạo quyết liệt, nhân dân hết sức quan tâm việc triển khai chiến lược vaccine. Để có vaccine tiêm cho người dân nhiều nhất, nhanh nhất có thể, chúng ta thực hiện đồng bộ “kiềng ba chân” gồm mua và nhập khẩu; chuyển giao công nghệ để sản xuất; nghiên cứu, sản xuất trong nước. Trong đó, việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine trong nước có vai trò rất quan trọng. Đây là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, là công việc lớn của đất nước, được người dân rất trông đợi.

    Thủ tướng nhấn mạnh “phải bàn và làm bằng được” việc sản xuất vaccine trong nước. “Trong cái khó ló cái khôn”, “trong nguy có cơ”, bối cảnh hiện nay là cơ hội để phát triển ngành dược Việt Nam, trong đó có việc nghiên cứu và sản xuất vaccine phòng COVID-19. Trong thời gian ngắn vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có 5 cuộc họp về vấn đề nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine, thuốc và các trang thiết bị khác phục vụ chống dịch. Bên cạnh đó, Thủ tướng đã có nhiều chuyến thăm, động viên và kiểm tra các cơ sở nghiên cứu, sản xuất vaccine tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Điều này thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

    “Chính phủ nói là làm chứ không phải nói xong để đấy. Đề nghị các đại biểu nêu rõ các kết quả đạt được, chưa được, các khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân để chung tay tháo gỡ”, Thủ tướng nêu rõ và nhắc lại quyết tâm xây dựng Chính phủ đổi mới, liêm chính, kỷ cương, hành động, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ.

    Các bên liên quan phải phối hợp chặt chẽ, chủ động thực hiện các công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, mỗi người trên cương vị của mình phải làm hết trách nhiệm trên tinh thần “nghĩ thật, nói thật, làm thật, hiệu quả thật, nhân dân được thụ hưởng thật”, đặt lợi ích quốc gia dân tộc, sức khỏe và tính mạng của nhân dân lên trên hết, trước hết. Chống mọi biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực này, nếu phát hiện tiêu cực phải xử lý ngay, xử lý nghiêm.

    Trả lờiXóa
  2. Chính phủ đã báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và sau đó ban hành Nghị quyết 86 về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19, tháo gỡ cơ bản những vướng mắc liên quan tới thủ tục cấp phép lưu hành thuốc, vaccine và ban hành các chính sách đặc thù khác. Thủ tướng yêu cầu, nếu vẫn có vướng mắc thì phải tiếp tục tháo gỡ, vướng mắc thuộc thẩm quyền của cấp nào thì cấp đó phải xử lý ngay, vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp trên xem xét, quyết định.

    Tại cuộc họp, Bộ Y tế và các bên liên quan đã báo cáo cụ thể về tình hình, tiến độ, kết quả chuyển giao công nghệ, nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất vaccine phòng COVID-19 trong nước. Cụ thể là việc nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng vaccine Nanocovax do Công ty Cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen nghiên cứu, phát triển, vaccine COVIVAC do Viện Vaccine và Sinh phẩm Y tế (IVAC) thuộc Bộ Y tế nghiên cứu, phát triển; việc chuyển giao công nghệ vaccine từ nước ngoài để sản xuất trong nước (vaccine ARCT-154 của Hoa Kỳ do Vingroup thực hiện; vaccine của Công ty Shionogi (Nhật) do Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) và VABIOTECH triển khai; vaccine Sputnik-V (Nga) do VABIOTECH và Công ty DS-Bio triển khai)…

    Tính mạng, sức khỏe nhân dân là trên hết, trước hết

    Trung tướng, GS. TS Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân y, đại diện đơn vị tham gia nghiên cứu, thử nghiệm vaccine Nanocovax nêu rõ quan điểm: Quyết tâm cao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã “truyền lửa, nhiệt huyết cho các cơ quan, các nhà khoa học”; khẳng định sẽ tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, quy định về mặt chuyên môn và khoa học, bảo đảm khách quan, trung thực trong nghiên cứu, đánh giá thử nghiệm.

    Tại buổi làm việc, các đại biểu cũng ủng hộ mạnh mẽ quan điểm của Thủ tướng Phạm Minh Chính là phải tiếp cận bình đẳng với tất cả các loại vaccine, “loại vaccine tốt nhất là vaccine được cấp phép, được tiêm sớm nhất, nhanh nhất, kịp thời nhất”. Có vaccine gì thì tiêm loại đó. Các nhà khoa học khẳng định hiệu quả của tất cả các loại vaccine đã được cấp phép.

    Các ý kiến cũng cho rằng, Nghị quyết 86 của Chính phủ với những giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù đã cho thấy tinh thần “trách nhiệm, bản lĩnh, vì dân” của Chính phủ. PGS.TS. Lê Văn Truyền, Chủ tịch Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc của Bộ Y tế cho biết, các đơn vị hết sức cảm ơn Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời ban hành Nghị quyết 86.

    PGS.TS. Lê Văn Truyền khẳng định, sau khi Hội đồng đạo đức có ý kiến đối với thuốc, vaccine thực hiện thử nghiệm lâm sàng, Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc sẽ làm việc khẩn trương nhất có thể, họp bất kỳ lúc nào cần để thực hiện các quy trình xem xét, đánh giá, trình Bộ Y tế xem xét cấp giấy đăng ký lưu hành có điều kiện theo đúng quy định.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, dịch đang rất căng thẳng và vẫn thiếu vaccine ở cả nước. TP Hồ Chí Minh rất cần vaccine tiêm cho người dân để bảo vệ người dân khỏi lây nhiễm và nếu bị nhiễm thì triệu chứng cũng sẽ không nặng.

      Chúng ta đã ký hợp đồng mua hàng trăm triệu liều vaccine nhưng trong tháng 8/2021 chỉ có thêm khoảng 3 triệu liều vaccine về Việt Nam, vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của riêng TP Hồ Chí Minh để đủ miễn dịch cộng đồng, chưa kể còn một số địa phương khác như Long An, Đồng Nai, Bình Dương hay TP. Hà Nội. Trong tháng 9/2021, dự kiến chỉ có khoảng 9,3 triệu liều vaccine được nhập về. Bên cạnh đó, việc tiếp nhận, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine từ nước ngoài đang bị chậm tiến độ.

      Theo Phó Thủ tướng, các vaccine nghiên cứu, phát triển trong nước như Nanocovax đã bước vào giai đoạn thử nghiệm cuối cùng, phải được đẩy nhanh tiến độ hơn nữa để khẩn trương cấp phép lưu hành khẩn cấp. Cấp bách nhất hiện nay là phải có vaccine ngay thời điểm này để tiêm cho người dân nhiều nhất có thể.

      Sau tháng 10/2021, vaccine từ các hợp đồng mua của nước ngoài sẽ về rất nhiều (dự kiến trong quý IV sẽ có khoảng 60 triệu liều). Các dự án tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine của nước ngoài cũng bắt đầu đi vào hoạt động. Các vaccine trong nước cũng sẽ hoàn tất quy trình thử nghiệm lâm sàng.

      Xóa
    2. Khẳng định trí tuệ, bản lĩnh, quyết tâm của con người Việt Nam

      Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, tất các các ý kiến tại cuộc họp đều rất tâm huyết, trách nhiệm, thể hiện quyết tâm cao phải nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất được vaccine tại Việt Nam sớm nhất có thể. Các đại biểu cũng thống nhất tinh thần tất cả vì sức khỏe, tính mạng của người dân, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết.

      Trên tinh thần “kịp thời, an toàn, hiệu quả”, các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà sản xuất phải vào cuộc hết sức khẩn trương, rút gọn tối đa quy trình, thủ tục hành chính nhưng về mặt chuyên môn, khoa học phải chặt chẽ, đầy đủ hồ sơ, “dục tốc bất đạt”. Do đây là lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, tính mạng con người, chúng ta “phải có trái tim nóng và cái đầu tỉnh táo, không nóng vội, chần chừ hoặc nóng vội đều không được…”.

      Thủ tướng nêu rõ, ông luôn luôn sẵn sàng làm việc ngày đêm sớm tối với các cơ quan liên quan nhưng về chuyên môn, khoa học thì dứt khoát phải do các cơ quan chuyên môn, khoa học có thẩm quyền đánh giá. Hai yêu cầu cốt lõi đã được nêu rất rõ trong Nghị quyết 86 là phải bảo đảm tính an toàn và hiệu quả (hiệu quả điều trị của thuốc, hiệu quả bảo vệ của vaccine dựa trên dữ liệu về tính sinh miễn dịch của vaccine).

      Về nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ có liên quan, các Hội đồng cùng “xắn tay áo” vào cuộc, hướng dẫn về quy trình, thủ tục để các đơn vị đang tiến hành nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, thử nghiệm, sản xuất vaccine, thuốc và các trang thiết bị, vật tư y tế như kit xét nghiệm… đáp ứng ngay, không để vì thủ tục hành chính mà ách tắc công việc.

      Các cơ quan liên quan như Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Đại học Y Hà Nội, Học viện Quân y, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur… tập trung hỗ trợ các cơ quan quản lý, nhà khoa học, các đơn vị nói trên theo tinh thần “chống dịch như chống giặc, ai có gì dùng nấy”.

      Chính phủ giao Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo chung về công tác này. Việc phối hợp giữa các bên liên quan phải chặt chẽ, tích cực, hiệu quả, mạnh mẽ hơn dưới sự điều phối, tổ chức của Bộ Y tế.

      Bộ Y tế rút kinh nghiệm để tổ chức thực hiện tốt hơn, là đầu mối điều phối, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, các nhà nghiên cứu, sản xuất, chuyển giao công nghệ, các nhà khoa học, các nhà quản lý và tham vấn ý kiến, nhận hỗ trợ từ các chuyên gia, tổ chức quốc tế. Kiện toàn tổ công tác đặc biệt của Bộ Y tế về vaccine phòng COVID-19, hoàn thiện quy chế hoạt động của Tổ nếu cần thiết và phải hoạt động thật hiệu quả, thực chất. Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thông tư về cấp giấy lưu hành thuốc và vaccine sản xuất trong nước theo tinh thần Nghị quyết 86 của Chính phủ.

      Xóa
    3. Bộ Y tế, Bộ Tư pháp nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền trình kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XV sửa đổi quy định về thử nghiệm lâm sàng và thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Y tế tại Điều 87, Điều 89 Luật Dược.

      Bộ Tài chính, Bộ Y tế phối hợp nghiên cứu, quyết định hoặc đề xuất các cấp có thẩm quyền về chính sách ưu đãi cao nhất cho nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, thử nghiệm, sản xuất vaccine, thuốc và các trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ phòng chống dịch. Bộ Tư pháp rà soát các thủ tục bảo đảm đúng quy trình, quy định, chặt chẽ nhưng gọn và nhanh.

      Thủ tướng nhắc lại và tiếp tục nhấn mạnh yêu cầu tiếp cận bình đẳng với tất cả các loại vaccine, “loại vaccine tốt nhất là vaccine được cấp phép và được tiêm sớm nhất, nhanh nhất, kịp thời nhất”. Ông yêu cầu đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền và đề nghị các nhà khoa học, các nhà chuyên môn lên tiếng để tránh tâm lý “có vaccine không tiêm” mà so bì, chờ đợi, phân biệt các loại vaccine.

      Cùng với vaccine, Thủ tướng yêu cầu tích cực hơn nữa thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất thuốc điều trị COVID-19 và các trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ phòng chống dịch, nhất là bộ sinh phẩm xét nghiệm.

      “Tất cả chúng ta đã cố gắng rồi phải cố gắng hơn nữa, quyết tâm rồi phải quyết tâm hơn nữa, đã nỗ lực rồi phải nỗ lực hơn nữa, đã phối hợp chặt chẽ rồi phải chặt chẽ hơn nữa, đã hiệu quả rồi phải hiệu quả hơn nữa, mục tiêu cuối cùng là Việt Nam sớm có vaccine tự mình sản xuất. Nếu mọi việc suôn sẻ thì trong tháng 9 này, chúng ta có thể có vaccine sản xuất trong nước, đây là kết quả từ sự nỗ lực, lao động của các nhà khoa học, các cơ sở nghiên cứu, các nhà quản lý, các nhà sản xuất, cũng là sản phẩm chung của cả nước, của dân tộc, của lòng dân, khẳng định trí tuệ, bản lĩnh, quyết tâm của con người Việt Nam trong bối cảnh khó khăn theo tinh thần “biến nguy thành cơ”, lấy khó khăn, thách thức làm động lực để phấn đấu, vươn lên, khẳng định và trưởng thành, đáp ứng yêu cầu của nhân dân, góp phần nâng cao vị thế đất nước”, Thủ tướng nhấn mạnh.

      Xóa
  3. Việt Nam đề nghị ASEAN chi 10,5 triệu USD mua vắc xin Covid-19 cho các nước
    Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Hội đồng điều phối ASEAN (ACC) lần thứ 29 theo hình thức trực tuyến chiều 2/8.

    Tại hội nghị, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị nhanh chóng dùng 10,5 triệu USD từ Quỹ ASEAN ứng phó Covid-19 để mua vắc xin cho các nước. Bộ trưởng cũng yêu cầu thực hiện hiệu quả việc đánh giá triển khai Hiến chương ASEAN, một trong những kết quả chính trong năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam.

    Trong thông cáo cuối ngày vừa phát, Bộ Ngoại giao cho biết ngày làm việc đầu tiên của chuỗi hơn 20 hội nghị cấp Bộ trưởng của ASEAN, đã diễn ra các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 54 (AMM-54), Hội đồng Cộng đồng Chính trị-an ninh ASEAN lần thứ 23, Hội đồng điều phối ASEAN lần thứ 29, Ủy ban Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân và Phiên đối thoại với các Đại diện Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR).

    Trước thực trạng dịch bệnh Covid-19 tái bùng phát ở nhiều nước trong khu vực, các Bộ trưởng đã dành nhiều thời gian trao đổi về hợp tác ứng phó và phục hồi sau đại dịch, nhấn mạnh cần trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các đối tác trong nghiên cứu, phát triển, sản xuất và phân phối vắc xin.

    Đoàn Việt Nam, do Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn làm trưởng đoàn, đã tham gia tích cực, đóng góp nhiều ý kiến, đề xuất quan trọng tại các hội nghị.


    Thông cáo về cuộc họp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Trung Quốc sáng nay (3/8) cho biết, Ngoại trưởng Ngoại giao Vương Nghị khẳng định ASEAN luôn có vị trí quan trọng trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc.

    Trung Quốc luôn ủng hộ các nỗ lực xây dựng Cộng đồng và vai trò trung tâm của ASEAN, mong muốn nâng quan hệ Đối tác chiến lược lên tầm cao mới nhân kỷ niệm 30 năm quan hệ.

    Đồng thời, cho rằng quan hệ Trung Quốc – ASEAN tiếp tục đạt kết quả quan trọng trên tinh thần láng giềng hữu nghị và đối tác, ứng phó kịp thời, hiệu quả với đại dịch, tích cực duy trì và thúc đẩy thương mại, đầu tư.
    Trung Quốc đã tài trợ 119 triệu liều và sẽ tiếp tục cung ứng vắc xin, hỗ trợ xây dựng trung tâm sản xuất và phân phối vắc xin khu vực, cung cấp các vật tư y tế thiết yếu, khởi động triển khai Sáng kiến hợp tác Y tế ASEAN-Trung Quốc...

    Trả lờiXóa
  4. Quy trình lập pháp đặc biệt trong hoàn cảnh đặc biệt để ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh
    Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết có "3 chìa khóa" để kiểm soát việc thực hiện Nghị quyết và việc Quốc hội giao, ủy quyền cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thực hiện liên quan đến nội dung này.

    + Thứ nhất, trong phạm vi hẹp, Nghị quyết chỉ áp dụng trực tiếp trong phòng, chống dịch COVID-19, trong đó bao gồm một số biện pháp hành chính, kiểm soát dịch bệnh, vấn đề liên quan đến mua và sản xuất vaccine phòng COVID-19, an sinh xã hội, một số vấn đề về tài chính-ngân sách và mua bán trang thiết bị, vật tư y tế.
    +Thứ hai, Nghị quyết chỉ áp dụng trong một thời gian ngắn nhất định, dự kiến chỉ đến ngày 31/12/2022.
    +Thứ ba, có cơ chế giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội và nhân dân.

    Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Trần Hồng Nguyên cho rằng thực hiện Nghị quyết 30 của Quốc hội, Chính phủ đã sớm ban hành Nghị quyết 86 với việc đưa ra các giải pháp tổng thể nhằm thực hiện 3 nhiệm vụ lớn: Phòng chống đại dịch COVID-19, bảo đảm an sinh xã hội, duy trì và phát triển kinh tế.
    Muốn thực hiện 3 nhiệm vụ có tính chiến lược này thì việc trao cho Chính phủ một số cơ chế đặc thù, khác với một số quy định của luật như: Luật Đấu thầu, Luật Dược, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật… là điều cần thiết để Chính phủ linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành bộ máy để cấp bách ứng phó với đại dịch hiện nay.
    Theo các chuyên gia, những biện pháp khác luật này cho phép Chính phủ đáp ứng kịp thời tình hình phòng, chống dịch bệnh, linh hoạt áp dụng các hình thức văn bản thuộc thẩm quyền (Nghị định, Quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ...) cũng như các hình thức văn bản khác như Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị, Công điện của Thủ tướng Chính phủ.

    Thực tiễn thời gian qua trong công tác phòng chống dịch bệnh, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBND các cấp đã áp dụng linh hoạt các quy định của pháp luật để tổ chức thực hiện hiệu quả phòng chống đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đã phát sinh các tình huống khó khăn, vướng mắc, bất cập cần giải quyết vì đại dịch COVID-19 chưa từng có trong tiền lệ nên cũng cần có các giải pháp chưa có tiền lệ để giải quyết.

    Về luật pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội trong thời gian Quốc hội chưa họp. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần được trao quyền chủ động hơn, mạnh mẽ hơn trong việc quyết định kịp thời các biện pháp cần thiết, linh hoạt, đáp ứng yêu cầu của công tác phòng chống dịch bệnh. Chính phủ cần được áp dụng những biện pháp chống dịch bệnh trong điều kiện ban bố tình trạng khẩn cấp và các giải pháp chưa có luật hình hành quy định trong những trường hợp cần thiết để sớm ngăn chặn, kiểm soát được dịch bệnh, đưa đất nước và cuộc sống của nhân về trạng thái “bình thường mới”.

    Trả lờiXóa
  5. Theo quyết định 3802/QĐ-BYT ban hành kèm hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine COVID-19 của Bộ Y tế hôm 10/8, tất cả những người trong độ tuổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào trong thành phần của vaccine đều được tiêm vaccine.

    Tại các hướng dẫn sàng lọc tiêm chủng trước đây được ban hành trong tháng 6 và 7/2021, 7 nhóm người thuộc diện "cần thận trọng" khi tiêm vaccine COVID-19 gồm: (1) Người có tiền sử dị ứng; (2) bệnh nền/bệnh mãn tính được điều trị ổn định; (3) tiền sử rối loạn đông máu/cầm máu hoặc đang dùng thuốc chống đông; (4) người từ 65 tuổi trở lên; (5) người bất thường dấu hiệu sống; (6) bất thường khi nghe tim phổi; (7) rối loạn tri giác. Những người này phải chuyển tiêm chủng và theo dõi tại bệnh viện.

    Tại công văn 6202 Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ngày 2/8 nêu rõ các địa phương tổ chức tiêm vaccine COVID-19 cho mọi người dân từ 18 tuổi trở lên; ưu tiên tiêm chủng cho lực lượng y tế tuyến đầu, người cao tuổi, các trường hợp có bệnh lý nền theo Nghị quyết 21 của Chính phủ, các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 3355 của Bộ Y tế.

    Theo công văn 6202 này, những người thuộc nhóm cần thận trọng khi tiêm chủng có thể được tiêm tại tất cả các cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động, không bắt buộc tiêm tại các bệnh viện, cơ sở điều trị như hướng dẫn trước.

    Trong Quyết định 3802 vừa ban hành, người từ 65 tuổi trở lên, người có bất thường khi nghe tim, phổi không còn được xếp vào nhóm "thận trọng tiêm chủng".

    Nhóm cần thận trọng phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng được điều chỉnh theo Quyết định 3802 gồm:

    - Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác;

    - Người có bệnh nền, bệnh mạn tính;

    - Người mất tri giác, mất năng lực hành vi;

    - Người có tiền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu;

    - Người phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống...

    - Phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên. Trong đó, những thai phụ này sau khi được giải thích nguy cơ/lợi ích nếu đồng ý tiêm chủng cần chuyển đến tiêm và theo dõi tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa.

    Nhân viên y tế cần giải thích nguy cơ/lợi ích, chỉ nên cân nhắc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho phụ nữ mang thai ≥13 tuần khi lợi ích tiềm năng lớn hơn bất kỳ nguy cơ tiềm tàng nào đối với mẹ và thai nhi.

    Trả lờiXóa
  6. Siêu thị mùa dịch: tại sao nhiều hàng lên giá ?? Thường thì ae nông dân sx ra nông sản, sẽ đc ae thương lái mua, và thuê xe chở vào Saigon, từ đó ra các chợ đầu mối tiêu thụ, rồi tỏa vào các sạp hàng, bà con mua hàng tươi ngon rẻ quá. Vì dịch bệnh, ae thương lái vào cách li hết, 1 mắt xích bị chặn, thế là hàng ùn. Nhưng chúng ta vẫn còn những người lái xe tải thần thánh. Vấn đề là, ae cũng đang đuối dần. Vì muốn vào tp, ae phải có giấy xét nghiệm âm tính cô vít, giấy này thì ok thôi, ae chờ vài tiếng là có, hạn xài 03 ngày, rồi đi làm giấy mới. Giấy này tiêu tốn của anh em nửa ngày và 350k. vài tỉnh, ác đức hơn, đòi giấy xét nghiệm sâu hơn, là giấy xét nghiệm PCR, giấy này mất của anh em lx nguyên ngày, vì phải chờ lâu hơn, và số tiền ae phải trả trên dưới 1000 vnd. Như vậy, 1 xe tải chở đc chục tấn rau quả củ trứng gà vịt vv vào thành phố, sẽ gánh thêm chi phí này. Nó sẽ đắt hơn 1 chút. người lái xe thần thánh này sau khi chở đc vào saigon, về lại tỉnh họ thì hỡi ôi cắn cách ly thêm 14 ngày. tức chở đc 1 xe rau quả vv vào sài gòn, chúng ta mất 1 lái xe trong nửa tháng. Không sao, có những lái xe khác, và lại cách li nửa tháng khác. Vậy người lái xe phải tính cả chi phí cách li này vào tiền hàng, thì anh em mới liều mình như chẳng có. nhiều ae chọn ngồi nhà, vì quá mất thời gian và tiền bạc, đôi khi muộn 1 chút là đổ bỏ cả xe rau, ví dụ có tỉnh đi qua chỉ cần giấy covid âm tính, nhưng tới nơi họ đổi ý, đòi giấy PRC âm tính, ae phải quay lại đổ rau đi. nhiều anh em hóa điên hú như vượn núi. Dịch bệnh thế này thì giá cả sẽ lên, ae đừng trách siêu thị tăng giá vài đồ rau, quả, trứng, cá vv. họ có hàng phục vụ anh em là tốt rồi. Và hỡi ôi ae chính quyền, mong ae sớm mở cho saigon 1 đường tiếp vận, chứ dân đói là có thật.

    Trả lờiXóa