Thứ Tư, 18 tháng 8, 2021

TƯ LIỆU CHƯA HỀ CÔNG BỐ CHỨNG MINH CHÍNH PHỦ TRẦN TRONG KIM LÀ CHÍNH PHỦ NGỤY

 

Lời dẫn: Cứ đến dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Tám, mấy cụ "ný nuận gia" cờ vàng ba que và lũ rận chấy lại ra rả điệp khúc: “Cộng sản cướp công Trần Trong Kim”, hoặc “Nếu Không Có Đảng Cộng Sản Ngay Từ Năm 1945 Dân Tộc Việt Nam Đã Có Dân Chủ, Tự Do và Nhân Quyền Rồi”…

Vậy SỰ THẬT LỊCH SỬ  về cái chính phủ Trần Trọng Kim đó như thế nào? Có phải "chính phủ Trần Trọng Kim" là chính phủ ngụy, chính phù bù nhìn, chính phủ con rối như học sinh chúng ta được học xưa nay dưới mái trường XHCN hay không? Thời nay, nhiều bạn trẻ lên mạng đã bị "chao đảo" khi đọc những bài viết của các "ný luận gia" ba que như Phạm Cao Dương, hoặc đọc nhiều "tư liệu" của các đài phởn động BBC, RFA, VOA... 

Google.tienlang giúp các bạn trẻ trả lời cầu hỏi trên đây. Chúng tôi sẽ không dẫn nguồn từ những trang sử sách của các tác giả Cộng sản Việt Nam.

Mời các bạn đọc các từ liệu dưới đây:

I. Người trong cuộc, Nhà báo Nguyễn Kỳ- Nam kể về bản "Tuyên cáo độc lập" của "Đế quốc Việt Nam".

“Tuyên cáo độc lập” của Bảo Đại được ký như thế nào?

Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, Triều đình Huế công bố bản “Tuyên cáo Độc Lập” do vua Bảo Đại cùng 6 vị Thượng thư thuộc Viện Cơ mật triều đình Huế ký ngày 11/3/1945.
Văn bản này do ai viết? Tâm thế và tư thế của những người tham gia ký văn bản này ra sao?
Để góp phần giải đáp các câu hỏi này, xin giới thiệu bài viết của nhà báo Nguyễn KỲ-NAM đăng trên báo Tin Điển số 75 (Năm Thứ nhứt) ra ngày 7/5/1946, in tại Sài Gòn.
Nhà báo Nguyễn Kỳ Nam tên thật là Nguyễn Thế Phương, bút danh phổ biến khác là Nam Đình.
Ông sinh năm 1906 tại Sài Gòn, từng làm phóng viên của nhiều tờ báo. Những năm 30, ông chủ trương tờ Đuốc công lý, rồi làm Chủ nhiệm kiêm Chủ bút nhật báo Thần chung.
Sau khi Triều đình Huế công bố bản “Tuyên cáo Độc Lập”, ông tham gia Chính phủ Trần Trọng Kim với vai trò là Đổng lý văn phòng của Bộ Tư pháp và làm báo Tin Điển. Việc trò chuyện với cụ Phạm Quỳnh (như bài viết ghi lại dưới đây) hẳn phải diễn ra quanh thời điểm này.
Dưới thời Ngô Đình Diệm, Nguyễn Kỳ Nam (Nam Đình) vẫn tiếp tục làm báo. Tờ báo của ông đã nhiều lần bị nhà cầm quyền đàn áp vì “khác chủ trương”.  Năm 1963, sau khi Diệm bị phe đảo chính giết chết, Nam Đình lại tiếp tục cộng tác với báo Đuốc nhà Nam, Dân chủ mới...
Ông mất tại Pháp năm 1978.

Xin chép lại như sau:
“Đứng trên cầu Trường Tiền, ngó xuống chợ Đông Ba, nhìn mấy chiếc đò “đèn đỏ sông Hương”, cụ Phạm-Quỳnh không khỏi thẹn lòng, khi thấy biển ngữ: “ĐỒNG SANH ĐỒNG TỬ, CỘNG TỒN CỘNG VINH” của dân chúng Thuận-Hóa vẽ chữ lớn, sau ngày quân Nhật đánh đổ chủ-quyền của Pháp.
Gặp nhau ở đây, tôi hỏi cho rõ ràng về sự tuyên bố hủy bỏ Hiệp-ước 1884:
- Cụ lớn hủy điều-ước 1884, với hai câu: “Cứ tình thế chung trong thiên hạ, tình thế riêng Đông-Á, Chánh-phủ Việt-Nam công nhiên tuyên bố từ ngày nay Hiệp-ước 1884 với nước Pháp bãi bỏ…” có ý nghĩa siêu việt chi, mà tôi không được hiểu, cụ lớn vui lòng giải rõ lại…
Cụ Phạm-Quỳnh thở ra như hối hận một việc gì:
- Còn cụ lớn cụ bé chi nữa mà anh ngạo tôi? Đã là Dân vi quý theo khẩu hiệu của đức Kim-thượng Bảo-Đại tuyên bố, thì làm một thằng Dân như tôi ngày nay, chẳng là quý hơn sao?
Đến sự tuyên-bố hủy bỏ Hiệp-ước Bảo-hộ, thì nói thật ra, tôi nào có đặt một bản văn như thế.
-Thế sao cụ ký tên?
- Anh mà biết được hoàn-cảnh lúc bấy giờ?
Sau tiếng súng nổ đầu tiên đêm 9 tháng 3. Quân đội Nhựt vào Thành kiếm chúng tôi – những bạn đồng viện – đem giam lại một chỗ. Sáng ngày Yokoyama đón Kim-Thượng đi săn về, chừng đó, hội hiệp nhau ở lầu Kiến-Trung, tôi mới rõ sự tình… Qua ngày 11 tháng 3, Yokoyama trở lại, với một bản văn viết sẵn:
- Tôi cho các ông suy-nghĩ 15 phút, rồi ký tên hay là không ký, tùy ý.
Lúc bấy giờ tôi còn suy với nghĩ chi nữa. Một bạn đồng-viện với tôi, không nhớ ông nào, mới nói ra câu nầy: “Ký cũng vô khám mà không ký cũng vô khám. Ký thì vô khám chắc là dễ chịu hơn là không ký!...” Thế rồi toàn Viện Cơ-Mật ký tên “Lời tuyên bố Việt-Nam độc lập”.
Ngẫm-nghĩ một lúc lâu, cụ Phạm-Quỳnh gật đầu, nói tiếp:
- Hủy bỏ hay không hủy bỏ Hiệp-ước 1884 làm chi nữa? Nó đã bị hủy bỏ một cách gián tiếp trước khi tôi vô Huế nhận lãnh chức lại-bộ thượng thơ.
Bây giờ, tôi (tức Nguyễn Kỳ Nam) nhắc lại câu chuyện này, để kỷ-niệm sự tuyên-bố Việt-Nam độc lập rất dễ dàng theo chỗ nghĩ của các cụ Thượng, và cùng nhau nhận thức như cụ Phạm-Quỳnh đã nói – Hiệp-ước 1884 bị hủy bỏ gián tiếp từ lâu rồi”.
***
Để có thể hiểu nhận thức của cụ Phạm Quỳnh (cũng như quan điểm của tác giả Nguyễn Kỳ Nam): “Hiệp-ước 1884 đã bị hủy bỏ một cách gián tiếp từ lâu rồi”, xin phép làm rõ thêm một chút.
Lưu ý tiêu đề nhỏ của bài báo (xem ảnh) là: NGƯỜI PHÁP KHÔNG LÀM TRÒN SỨ MẠNG: GIỮ-GÌN QUỐC-THỔ VIỆT-NAM KHỎI NẠN NGOẠI-XÂM
Điều này liên quan đến Hiệp ước 1884, là hòa ước cuối cùng nhà Nguyễn ký với thực dân Pháp vào ngày 6 tháng 6 năm 1884 tại kinh đô Huế. Hiệp ước này còn gọi là Hòa ước Giáp Thân hay Hòa ước Patenôtre, gồm có 19 điều khoản.
Trong đó, tại Điều 15: “Nước Pháp cam kết từ đây sẽ bảo đảm sự nguyên vẹn lãnh thổ của Đức vua An Nam, bảo vệ Đức vua chống lại những cuộc tấn công từ bên ngoài và những vụ nổi loạn bên trong”.
Nhưng, bằng việc “bán đứng” đất nước ta cho Phát xít Nhật từ ngày 21 tháng 9 năm 1940, (điều mà Bảo Đại, khi trở thành cố vấn tối cao Vĩnh Thụy đã nói: “ Năm 1940, Chánh-phủ Pháp ở Đông-dương đã hiến một cách vô sỉ đất đai của chúng tôi cho phát-xít Nhật” – (như locliec đã trích ở đây)) thì rõ ràng “NGƯỜI PHÁP KHÔNG LÀM TRÒN SỨ MẠNG: GIỮ-GÌN QUỐC-THỔ VIỆT-NAM KHỎI NẠN NGOẠI-XÂM” như họ đã cam kết tại Điều 15 của Hiệp-ước 1884.
Vì vậy, một cách gián tiếp, Hiệp ước này đã bị chính người Pháp vô hiệu.
Đó là quan điểm của cụ Phạm Quỳnh.
Rõ ràng, để có thể hình thành quan điểm này, cụ Phạm Quỳnh bấy giờ đã coi Nhật Bản là quân xâm lược chứ không phải là người mang lại “độc lập” cho nước Việt Nam.
Trong bài báo này, cụ Phạm Quỳnh kể lại với nhà báo Nguyễn Kỳ Nam mấy sự kiện đáng lưu ý:
- Đêm 9-3-1945, lính Nhật vào Kinh đô Huế, bắt nhốt toàn bộ 6 vị Đại thần trong Viện Cơ mật.
- Sáng hôm sau 10-3,  đại sứ của Nhật, cố vấn tối cao Yokoyama Masayuki đưa lính Nhật “đón” (thực tế là áp giải) vua Bảo Đại đang trên đường đi săn về thì các vị Đại thần mới được trả tự do, vua quan cùng ngơ ngác gặp nhau ở điện Kiến Trung.
- Ngày hôm sau nữa 11-3, Yokoyama Masayuki mang bản “Tuyên cáo độc lập” viết sẵn từ lúc nào đến điện Kiến Trung.
- Tại đây, Yokoyama Masayuki cho phép Hoàng đế Annam cùng 6 vị Cơ mật Đại thần được… 15 phút “suy nghĩ”. Rồi có ký hay không, “tùy ý”!!! (ký thì dễ chịu hơn là… không ký).
Những sự kiện thực tế này phản ánh tính chất bị động và nô lệ của cái văn bản được giới rân trủ giả cầy gần đây gọi một cách rất “hoành tráng” là bản “Tuyên ngôn độc lập đầu tiên”.
Tiện đây, cũng xin được gửi tặng miễn phí tư liệu này cho ông Giáo sư sử học cờ vàng Phạm Cao Dương...
Do ông Giáo sư củ chuối này từng đoán mò:  
“Ai là tác giả của bản tuyên ngôn này?
Người được nói đến nhiều nhất là Phạm Quỳnh, lúc đó đang giữ chức thượng thư bộ lại. Điều này có nhiều phần đúng nếu người ta để ý tới khả năng nghị luận và viết văn, viết báo kèm theo sự hiểu biết của ông trước đó”.
II. Tổng Tư lệnh quân đội Nhật "giảng bài" cho Trần Trọng Kim, ngày 13-5-1945
Ngày 11-3-1945, Triều đình Huế công bố bản“Tuyên cáo Độc Lập”. Có điều, một văn kiện tối cao, cực kỳ quan trọng, liên quan đến vận mệnh cả một quốc gia này lại do một người Nhật, là Đại sứ Yokoyama Masayuki viết sẵn. Hoàng đế và Lục vị đại thần An Nam chỉ có 15 phút để… vừa ký và vừa run. (Xem ghi chép của Nhà báo Phan Kỳ Nam ở Phần I).
Nhưng chưa đầy hai tháng sau, ngày 9-5-1945, Đức đầu hàng Đồng Minh. Lúc này, nhà nước Quân chủ Nhật – chẳng khác gì đám bèo Tây để mớ bọt nội các Trần Trọng Kim bám vào - cũng lâm vào nguy cơ rã đám giữa dòng xoáy thời cuộc. Vậy là “nền độc lập ăn theo” của Trần Trọng Kim (và cũng là của một vài nhà rân chủ củ chuối ngày nay) cũng theo đó đếm từng ngày... chờ giờ báo tử.
Trong bối cảnh ấy, ngày 13-5-1945, Tổng-tư-lệnh quân đội Nhật-bản tại Đông-dương là tướng Tsuchihashi Yuitsu có một cuộc hội kiến với triều đình Huế tại điện Cần Chính.
Tại đâyTướng Tsuchihashi Yuitsu đã đọc một bài diễn văn trước Bảo Đại và toàn thể Nội các Trần Trọng Kim. Bài phát biểu này đã được các báo tiếng Việt lúc ấy đăng lại vào ngày 18-5-1945.
Để góp phần tìm hiểu người Nhật đòi hỏi những gì ở Nội các Trần Trọng Kim vào thời điểm chỉ hai tháng sau khi ban phát món quà “độc lập bánh vẽ”, kèm khuyến mãi là nạn đói khủng khiếp đã làm chết hàng triệu người dân Việt, xin chép lại nguyên văn “bài giảng” của Tướng Tsuchihashi Yuitsu đối với Bảo Đại và nội các Trần Trọng Kim, trích từ  sách Lịch-sử Độc lập và Nội-các đầu tiên Viet Nam do tác giả Nguyễn Duy Phương - Việt Đông xuất bản cục phát hành vào thời điểm ấy:
Kính tâu Hoàng-thượng,
Nước Nhật-bản chúng tôi đương phải đối phó với một tình thế cực kỳ nghiêm-trọng chưa từng có trong quãng lịch-sử vẻ vang 2600 năm nay.
Hiện chúng tôi đã tới đầu một con đường rẽ nó đi tới hai đích và tùy theo số lực-lượng chiến-đấu đem xuất dụng, chúng tôi sẽ phải một là thắng trận, hai là bại trận.
Lực-lượng chiến đấu ấy là những gì? Trước hết là thực-lực của toàn-quốc chúng tôi, và sau nữa là sức hợp-tác của tất cả các nước trong Đông-á cùng chung số phận với Nhật vẫn muốn cho Nhật lấy phần toàn thắng.
Chắc Hoàng-thượng cũng thấu rõ ràng nếu Nhật bại trận thì toàn khu Đông-Á chẳng những không mong được thái-bình, thịnh-vượng và hạnh-phúc, mà trái lại còn lo sẽ gặp phải một cuộc đời khốn khổ hơn trước dưới quyền áp bức tàn khốc của người Âu Mỹ.
Sự hợp tác đó của các dân-tộc có thể xét theo hai quan-niệm, một là hợp tác tự-động hai là hợp-tác thụ-động.
Hợp-tác tự-động là các nước phải đem tất cả lực lượng ra giúp Nhật một cách hoạt-động để đánh bại kẻ thù chung.
Hợp-tác thụ-đông là các nước ấy phải nhất nhất không làm điều gì có thể cản trở hay giảm sức hoạt-động  của các cơ-quan Nhật.
Nay ta hãy đem áp dụng nguyên-tắc trên cho Đông-dương. Nhân danh là Tổng-tư-lệnh quân đội Nhật ở xứ này, chúng tôi phải thi-hành các phương-sách để tăng lực-lượng cho các cơ quan phòng thủ trong xứ, chúng tôi phải dự mưu dùng binh.
Nếu các việc dự bị ấy không kịp thời, thì chúng tôi lỗi với nhiệm vụ. Chúng tôi cần phải có Việt-nam đế-quốc tận tâm hợp tác về phương diện tinh thần cũng như về phương diện vật chất, để cho sứ mệnh của chúng tôi được thực hiện một cách hoàn hảo. Điều kiện thứ nhất để thực hành sự hợp tác ấy là người Việt-nam hiểu rõ ý của nước Nhật thành ra góp sức với chúng tôi. Sự thành tâm ấy sẽ làm gốc cho cuộc hợp tác chặt chẽ về phương diện thực tế! Về phương diện này, nay mai chúng tôi sẽ dễ dãi với Nội-các mới vài điều yêu cầu nhiều (sic) như: phải tiếp tục làm những con đường quân dụng đã khởi công trong năm 1945, phải giữ nguyên các thuế khóa cần thiết để có tiền mà thi hành mọi việc. Vả lại tôi rất có ý làm sao cho nền trật-tự xã-hội khôi phục được, khả dĩ nhân dân trong toàn sứ (xứ) đều được yên tâm hợp tác với quân đội Nhật. Mục đích cốt yếu của chính sách chúng tôi là để tránh khỏi những sự nao lòng có phương hại đến cuộc trị-an. Bởi vậy tôi muốn rằng về mặt chính trị và hành chính, sự cải cách chỉ ở trong phạm vi tôi cần thiết đối với sự sắp đặt chiến lược. Chính vì đế-quốc tôi chuyên tâm lo việc binh bị nên tôi mong sao cho trong vấn đề hành chính, tôi phải bàn đến ít chừng nào hay chừng nấy.
Nếu Hoàng-thượng nhận rõ nguyên tắc tôi đương theo này, thì cái thái độ mà chính-phủ Việt-nam theo sẽ hiện rõ ràng trước mặt ngài: cái thái độ của một người bạn chân thành, một mặt chịu hy-sinh để giúp đỡ chúng tôi và một mặt không làm điều gì trở ngại cho chúng tôi.
Chúng tôi mong Hoàng-triều Chính-phủ sẽ mau tay cải tổ thế-hệ chính-trị trong nước để các dự án về chiến lược của chúng tôi có thể thực hành được dễ dàng.
Chúng tôi không khi nào nghĩ đến việc tham danh, dự vào chính sách nội-trị của nước Việt-nam độc-lập, nếu chính sách ấy không trở ngại cho các kế hoạch hành binh của quân đội Nhật.
Chúng tôi hiểu rõ nguyện vọng và cả các điều dự-trù của Hoàng-thượng để sau này kiết thiết lại nền độc-lập của nước Việt-nam. Chúng tôi cũng hết sức giúp vào việc củng cố nền độc-lập cho quý quốc, song nếu nước Nhật không được phần toàn thắng thì các nước ở Đại Đông-Á còn gì nữa? Trong trường hợp đó, tương lai Việt-nam sẽ ra thế nào? Trên kia tôi đã trả lời câu dự đoán bi quan ấy rồi. Tôi xin nhắc lại một lần nữa: Nước Nhật hiện đương ở một thời kỳ nghiêm trọng. Thời kỳ ấy sẽ định đoạt tương lai không những của nước Nhật nhưng của cả khu Đại Đông-Á.
Tâu Hoàng-thượng.
Nếu Ngài hiểu cho tình thế ấy và Chính-phủ ngài muốn hành động vì những ý nghĩa đã kể trên, thì tôi chắc chắn rằng toàn thể dân tộc Việt-nam sẽ chịu hy sinh để giữ lấy phần toàn thắng cho nước Nhật và như vậy cùng là đã giữ được thịnh vượng, hạnh phúc cho người Việt và lại bảo vệ được cả một tương lai rực rỡ cho toàn khu Đông-Á.”

III. PHÂN TÍCH RÕ HƠN "BÀI GIẢNG" CỦA TSUCHIHASHI YUITSU CHO TRẦN TRỌNG KIM

Đầu tiên, Tsuchihashi Yuitsu dạy ông Kim về khái niệm “hợp tác”:
“Hợp-tác tự-động… là phải đem tất cả lực lượng ra giúp Nhật một cách hoạt-động để đánh bại kẻ thù chung.
“Hợp-tác thụ-động… là phải nhất nhất không làm điều gì có thể cản trở hay giảm sức hoạt-động của các cơ-quan Nhật”.
Chắc là do e ngại các “học trò” u tối chưa thể tiếp cận các khái niệm cao siêu này, “thầy” Tsuchihashi Yuitsu đã diễn giải cụ thể hơn ở đoạn sau. Rằng: “hợp tác” ở đây có nghĩa gồm: một mặt chịu hy-sinh để giúp đỡ chúng tôi và một mặt không làm điều gì trở ngại cho chúng tôi”.
Tóm lại, ông thầy người Nhật đòi hỏi Nội các phải biết “hy sinh”, dĩ nhiên là hy sinh quyền lợi của người dân Việt. Đổi lại, Nội các của Tổng trưởng Trần Trọng Kim sẽ được người Nhật “lại quả” những gì? 
Thì đây, những món quà mà Tsuchihashi Yuitsu sẽ ban phát cho “học trò”:
“Nay mai chúng tôi sẽ dễ dãi với Nội-các mới (với) vài điều yêu cầu nhiều (sic) như: phải tiếp tục làm những con đường quân dụng đã khởi công trong năm 1945, phải giữ nguyên các thuế khóa cần thiết để có tiền mà thi hành mọi việc”;
Chúng tôi không khi nào nghĩ đến việc tham danh, dự vào chính sách nội-trị của nước Việt-nam độc-lập, nếu chính sách ấy không trở ngại cho các kế hoạch hành binh của quân đội Nhật”;
-  Chúng tôi cũng hết sức giúp vào việc củng cố nền độc-lập cho quý quốc, song nếu nước Nhật không được phần toàn thắng thì các nước ở Đại Đông-Á còn gì nữa? Trong trường hợp đó, tương lai Việt-nam sẽ ra thế nào?”...
Cuối “bài giảng”, Tsuchihashi Yuitsu huỵch tẹt với Nội các:
“Toàn thể dân tộc Việt-nam sẽ chịu hy sinh để giữ lấy phần toàn thắng cho nước Nhật”.
Rõ ràng, xét về mọi mặt, từ nội dung đến văn phong, xuyên suốt “bài giảng”, ông “thầy” người Nhật đã không dấu diếm thái độ khinh miệt, coi thường đám “học trò”, đàng sau đó là “vương thể” hay “quốc thể” của cả một “Đế quốc Việt Nam” mà họ vừa ban tặng nền “độc lập”.
Chắc hẳn Tsuchihashi Yuitsu đánh giá ngài Tổng trưởng Trần Trọng Kim là một hủ nho chậm lụt, u mê, chẳng có mấy tý năng lực chính trị nên ngôn phong trong “bài giảng” của y mới ngạo mạn và sỉ nhục đến thế.
Tsuchihashi Yuitsu kia thật đã nhầm to! Nhầm to!
Ông Trần Trọng Kim là một nhà rất - rất thông thái! - Đó là một điều dường như rất ít người dám cãi!
Rõ ràng là chỉ trong vài tháng lãnh đạo Nội các, “học trò” Trần Trọng Kim đã tỏ ra cực kỳ nhạy bén và mẫn cán. Riêng cái khoản tư duy về sự “hy sinh” xem ra còn ở đẳng cấp vượt trội so với trình độ “ông thầy”. Thậm chí, khi mà Tsuchihashi Yuitsu còn chưa mở miệng bảo phải “hy sinh tự động”, thì ông Trần Trọng Kim đã đoán ý thầy mà “tự động” đem dân Việt ra mà “hy sinh” rồi.
Bằng chứng là 10 ngày trước khi “ông thầy” Nhật “lên lớp” về sự “hy sinh” tại điện Cần Chánh thì ông Trần Trọng Kim đã đọc Tuyên cáo với quốc dân Việt Nam ngay sau phiên họp Nội các đầu tiên ngày 3-5-1945, rằng:
“Muốn giữ vững nền độc-lập; quốc dân ta còn phải gắng sức làm việc, và chịu nhiều sự hy-sinh nữa. Vừa mới được giải phóng nước ta không thể nghĩ tới sự chiến tranh với ai nhưng ta phải thành thực hợp tác với nước Đại Nhật-Bản trong sự kiến thiết nền Đại-Đông-Á. Vì cuộc thịnh vượng chung của Đại-Đông-Á có thành, thì sự độc-lập của nước ta mới không phải là giấc mộng thoảng qua”.
Kể cả sau khi Đức ký văn bản đầu hàng Đồng Minh (9-5-1945), tình thế nước Nhật lâm vào cảnh “ốc còn không mang nổi mình ốc nữa là mang cọc cho rêu”, số phận cả “nước cha” là Nhật, lẫn “nước con” là Đế quốc Việt Nam chỉ còn đếm được từng ngày, từng giờ… Ấy thế mà ông Tổng trưởng Nội các vẫn cứ hùng hồn tuyên bố với quốc dân, rằng cần phải tiếp tục “hy sinh” cho quân đội Nhật: 
“Việc nước Đức đầu hàng không hại gì đến sự liên lạc mật thiết giữa hai nước Nhật và Việt Nam… Sự bại trận ấy không thể giảm bớt lòng chúng ta kiên quyết giúp Nhật Bản đeo đuổi cuộc chiến đấu cho đến khi toàn thắng để kiến thiết vùng Đại Đông Á… ta chỉ phải giữ vững cuộc trị an trong nước và chịu những hy sinh cần thiết để cho quân đội Nhật Bản được chúng ta tận tâm giúp đỡ về mặt tinh thần và vật chất, nền độc lập của chúng ta có như thế mới thật vững bền”.
Và thực tế càng chứng tỏ năng lực và sự mẫn cán vượt trội của ông Kim: chỉ sau 4 tháng nắm quyền, Nội các Trần Trọng Kim đã “hy sinh” từ các khoản đóng góp của quốc dân để nộp cho Nhật khoản tiền lên đến 720 triệu Piastre (đồng bạc Đông Dương), tức là bằng 7 tỷ 200 triệu Franc.
Số tiền nói trên cũng tương đương với số tiền mà thực dân Pháp đã nộp cho Nhật từ 1940 cho đến ngày bị Nhật đá đít (9-3-1945) là 726 triệu Piastre.
Nhưng người Pháp cống nộp dài dài trong những 5 năm, còn ông Kim “tự động hợp tác” số tiền tương đương chỉ trong có 4 tháng, nói theo kiểu bây giờ là chỉ “trong vòng 4 nốt nhạc”! Quả là một thành tựu siêu tốc, nhanh hơn “nước mẹ” Đại Pháp đến 15 lần. 
Bất chấp khi đó nạn thiếu lương thực hoành hành khiến cho 1/10 dân số nước Việt lâm vào cảnh chết đói.
Với thành tích xuất sắc này, ông Trần Trọng Kim quả đã cúc cung tận tụy, “hợp tác tự động” trên cả mức mong đợi so với “huấn ngôn” của ông “thầy”, rằng: phải giữ nguyên các thuế khóa cần thiết để có tiền mà thi hành mọi việc”.
Đấy, xem thế thì biết chính trị gia thông thái Trần Trọng Kim chẳng những không phải là tên “học trò” kém cỏi u mê của viên tướng Nhật mà còn xứng tầm ngược lại.
Thật tự hào lắm thay!!!
Gì chứ về khoản đem đồng bào mình làm vật “hy sinh” nhằm phục vụ các lợi ích ngoại bang thì tay Tổng tư lệnh quân đội Nhật tại Đông dương kia cứ là phải gọi ông Thủ tướng Nội các Đế quốc Việt Nam 1945 - thần tượng của đám rân trủ củ chuối nhà mình - bằng cụ!

Hoàng Minh Tâm, Theo Cụ Lý

9 nhận xét:

  1. Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, Triều đình Huế công bố bản “Tuyên cáo Độc Lập” do vua Bảo Đại cùng 6 vị Thượng thư thuộc Viện Cơ mật triều đình Huế ký ngày 11/3/1945.

    Cụ Phạm-Quỳnh kể:
    "Sau tiếng súng nổ đầu tiên đêm 9 tháng 3. Quân đội Nhựt vào Thành kiếm chúng tôi – những bạn đồng viện – đem giam lại một chỗ. Sáng ngày Yokoyama đón Kim-Thượng đi săn về, chừng đó, hội hiệp nhau ở lầu Kiến-Trung, tôi mới rõ sự tình… Qua ngày 11 tháng 3, Yokoyama trở lại, với một bản văn viết sẵn:
    - Tôi cho các ông suy-nghĩ 15 phút, rồi ký tên hay là không ký, tùy ý. Lúc bấy giờ tôi còn suy với nghĩ chi nữa. Một bạn đồng-viện với tôi, không nhớ ông nào, mới nói ra câu nầy: “Ký cũng vô khám mà không ký cũng vô khám. Ký thì vô khám chắc là dễ chịu hơn là không ký!...” Thế rồi toàn Viện Cơ-Mật ký tên “Lời tuyên bố Việt-Nam độc lập”."
    ====
    Mấy cụ "giáo sư" ba que như Phạm Cao Dương lờ tịt đi chuyện này!

    Trả lờiXóa
  2. Nguyễn Đức Kiênlúc 12:07 19 tháng 8, 2021

    Theo tôi, lẽ ra bài này nên đặt tít là: TƯ LIỆU CHƯA HỀ CÔNG BỐ CHỨNG MINH CHÍNH PHỦ TRẦN TRONG KIM LÀ CHÍNH PHỦ NGỤY
    Quả thật như vậy, bởi tôi chưa đọc ở báo chính thống nào có tư liệu rất thuyết phục này!

    Trả lờiXóa
  3. Tôi cũng đã đọc nhiều bài báo trên báo chính thống phản bác các "Lý luận gia" cờ vàng về chính phủ Trần Trọng Kim nhưng cũng chưa thấy báo nào nói đế tư liệu của ông Nguyễn NHẬT - NAM như bài này của Google.tienlang dẫn.

    Trả lờiXóa
  4. Ngày 19/8, nước ta có thêm 10.654 ca Covid-19, nâng tổng số người mắc trong cả nước lên trên 312.000 trường hợp.
    24h qua, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 có thêm 10.654 ca, gồm 10.639 bệnh nhân do lây nhiễm trong nước và 15 trường hợp nhập cảnh. Tổng số mắc trong ngày tăng 1.995 ca so với hôm qua.

    37 tỉnh, thành có người mắc Covid-19 mới, gồm TP.HCM (4.425), Bình Dương (3.255), Đồng Nai (657), Long An (545), Tiền Giang (478), Đồng Tháp (185), Đà Nẵng (164), Khánh Hòa (151), Cần Thơ (134), Tây Ninh (102), An Giang (70), Vĩnh Long (60), Hà Nội (53), Trà Vinh (51), Nghệ An (45), Phú Yên (44), Bình Thuận (43); Sơn La (26), Quảng Nam (24), Bình Định (24)...

    So với ngày 18/8, các địa phương tâm dịch đều tăng số ca nhiễm, trong đó TP.HCM tăng 694 ca, Bình Dương tăng 742 ca, Đồng Nai tăng 214 ca, Long An tăng 117 ca và Tiền Giang tăng 196 ca.

    Như vậy, đến nay, nước ta đã phát hiện tổng 312.611 bệnh nhân Covid-19, đứng thứ 72/222 quốc gia và vùng lãnh thổ. Riêng đợt dịch thứ tư (từ ngày 27/4), Việt Nam có thêm 308.559 ca do lây nhiễm trong nước.

    Trả lờiXóa
  5. Chiều 19/8, UBND TP.HCM và Ban Tuyên giáo Thành ủy đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về công tác phòng, chống dịch Covid-19.

    Theo ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, thời gian gần đây, một số nơi xảy ra tình trạng người dân ra đường đông hơn. Thực trạng này đến từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan.

    "Như chúng ta biết, TP.HCM có khoảng 10 triệu dân thường trú và khoảng 3 triệu người tạm trú. Với tính chất một thành phố dịch vụ, số người thường xuyên sinh sống, làm ăn trên địa bàn rất lớn", ông Dương Anh Đức thông tin.
    Ông Đức cho biết, thời gian qua, thành phố đã ban hành nhiều quy định nhằm hạn chế người dân ra đường không cần thiết. Theo thống kê của Công an TP, mỗi ngày, toàn địa bàn có khoảng 1,2 triệu người ra đường với lý do cần thiết.

    "Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn một số lượng người ra đường không đúng mục đích. Trung bình mỗi ngày, thành phố có hơn 200.000 phương tiện các loại ra đường, trong đó có 100.000 người sử dụng phương tiện cá nhân, có 1.500 người bị xử phạt và buộc quay đầu hơn 3.000 người", ông Dương Anh Đức cho biết.

    Phó Chủ tịch UBND TP cho rằng, ngoài các lý do chủ quan, việc một số thời điểm ghi nhận người ra đường đông có 3 lý do khách quan.

    Theo đó, sau một thời gian áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội, thành phố đã mở lại một số lĩnh vực nhằm đảm bảo, duy trì cuộc sống hàng ngày, như: bảo trì hạ tầng, hệ thống máy lạnh, cấp thoát nước...

    Lý do thứ 2, do thành phố đã chặn các tuyến đường nhánh, chỉ để các phương tiện lưu thông tại các trục đường chính. Khi đó, diện tích đường lưu thông bị thu hẹp nhưng lượng phương tiện vẫn giữ nguyên, khiến một số thời điểm chúng ta có cảm giác người ra đường đông hơn - ông Đức lý giải.
    Lý do thứ 3, theo ông Đức là lượng người đi tiêm vắc xin Covid-19 ngày càng tăng. Cụ thể, mỗi ngày, thành phố có khoảng 200.000-300.000 người được tiêm chủng.

    "Những lý do trên đã khiến tình trạng ùn tắc cục bộ diễn ra tại một số chốt, trạm kiểm soát trong những thời điểm nhất định. Công an thành phố cùng các lực lượng đang nghiên cứu, rà soát kỹ và sẽ hạn chế hơn số nhóm đối tượng được lưu thông từ 6h đến 18h. Mục tiêu tối thượng hiện nay là thực hiện nghiêm giãn cách xã hội", ông Dương Anh Đức khẳng định.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cũng tại buổi họp báo, Trưởng Ban Tuyên Giáo Phan Nguyễn Như Khuê xác nhận, báo chí gần đây phản ánh người ra đường có đông, một số anh em tại chốt kiểm soát trang bị sơ sài khi làm việc… là có cơ sở. Theo ông, những sự việc cục bộ thế này cũng có nguy cơ lây lan dịch bệnh cao nếu có sự cố xảy ra.

      Qua đó, ông cho rằng phải siết chặt lại, thực hiện một cách đầy đủ và nghiêm Nghị quyết 86. Ông cũng đề nghị ngành y tế trang bị các thiết bị y tế cho lực lượng làm nhiệm vụ tuyến đầu tại các chốt kiểm soát.

      “Thời gian tới, TP sẽ tập trung thực hiện Nghị quyết 86 với việc tinh thần giãn cách xã hội nghiêm, chặt chẽ và đi kèm là thực hiện an sinh xã hội”, ông Khuê thông tin.

      Người đứng đầu ngành Tuyên giáo cũng cho biết, về an sinh xã hội thì những trường hợp khó khăn, yếu thế… đều được hỗ trợ.

      Tuy nhiên, trong cách làm có lúc, có nơi sự phối hợp chưa nhịp nhàng, kịp thời có thể hiểu là chưa có kinh nghiệm nhiều; từng bước sẽ bổ sung, lắng nghe, hoàn thiện hơn công tác an sinh và chăm lo cho dân.

      Xóa
    2. Tôi viết nhầm Nguyễn (Kỳ Nam) thành Phan (Kỳ Nam) - đã đính chinh bên Locliec. Xin sửa lại.

      Xóa
  6. Về cái gọi là Việt Minh cướp chính quyền từ Chính phủ Trần Trọng Kim
    Cập nhật lúc 20:14, Thứ Ba, 17/08/2021 (GMT+7)
    Gần tới ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám, một số chiếc loa rè lại bắt đầu dàn đồng ca với điệp khúc cũ mèm là “Việt Minh cướp chính quyền từ Chính phủ Trần Trọng Kim”.
    Trên Facebook của một người còn ngang nhiên phán rằng “sự kiện ngày 19-8-1945 chỉ là một cuộc đảo chính lật đổ chính quyền hợp pháp trước đó là Đế quốc Việt Nam, do Đức vua Bảo Đại lập nên với Thủ tướng đầu tiên là ông Trần Trọng Kim”. Và rằng, “với tuyên cáo độc lập vào ngày 11-3-1945 của Đức vua Bảo Đại… thì Việt Nam đã trở thành một quốc gia độc lập, mà không phải cần đến cái gọi là "Tuyên ngôn Độc lập" vào ngày 2-9-1945 của ông Hồ Chí Minh…”(?).

    Sự thật có phải như vậy? Câu trả lời dứt khoát là KHÔNG.

    1. Đúng là ngày 11-3-1945, vua Bảo Đại đã ký đạo dụ tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Giáp Thân ký với Pháp để người Pháp thiết lập nền đô hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Thế nhưng, vì đâu có đạo dụ này?

    Đêm 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp và nắm quyền trên toàn cõi Đông Dương. Phát xít Nhật đã hứa với vua Bảo Đại sẽ giúp để trao trả nền độc lập cho Việt Nam. Mưu đồ của phát xít Nhật là thành lập ra bộ máy cai trị để thiết lập nền cai trị lâu dài trên lãnh thổ Việt Nam. Lịch sử đã đủ dài và đủ dữ liệu để thấy rằng thực chất trao trả độc lập chỉ là chiêu bài mua chuộc của phát xít Nhật đối với Bảo Đại khi ấy. Đó là lý do mà Chính phủ Trần Trọng Kim ra đời.

    Chính phủ Trần Trọng Kim thành lập ngày 17-4-1945 và danh sách nội các được trình vua Bảo Đại phê chuẩn. Ngoài Tổng trưởng nội các Trần Trọng Kim và Phó tổng trưởng nội các kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trần Văn Chương, nội các Trần Trọng Kim có 9 Bộ khác gồm: Nội vụ (Trần Đình Nam), Tư pháp (Trịnh Đình Thảo), Giáo dục và mỹ nghệ (Hoàng Xuân Hãn), Tài chính (Vũ Văn Hiền), Thanh niên (Phan Anh), Công chính (Lê Văn Lang), Y tế (Vũ Ngọc Ánh), Kinh tế (Hồ Tá Khanh), Tiếp tế (Nguyễn Hữu Thi).

    Như vậy, nhìn vào danh sách nội các này không thấy có Bộ Quốc phòng - an ninh. Một chính phủ không có quân đội, danh sách nội các phải trình xin ý kiến và được sự đồng ý của Đại sứ Nhật Bản tại Huế là Masayuki Yokoyama. Vậy nên nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định đó là chính phủ chuyển từ lệ thuộc thực dân Pháp sang phát xít Nhật.

    Nhà sử học Na Uy S.Tonnesson trong cuốn sách viết về Việt Nam đã khẳng định: “Cuộc cách mạng ở Việt Nam năm 1945 là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, không chỉ có vậy, đó còn là một cuộc cách mạng chính trị chống lại nền quân chủ thối nát và là một cuộc cách mạng xã hội chống lại chủ đất và những người thu thuế”…Nhà sử học Na Uy S.Tonnesson trong cuốn sách viết về Việt Nam đã khẳng định: “Cuộc cách mạng ở Việt Nam năm 1945 là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, không chỉ có vậy, đó còn là một cuộc cách mạng chính trị chống lại nền quân chủ thối nát và là một cuộc cách mạng xã hội chống lại chủ đất và những người thu thuế”…
    Ngày 30-3-1945, trong một cuộc họp với công chức người Việt ở Long Xuyên, Toàn quyền Nhật Bản là Minoda đã không giấu giếm mà nói rằng: “Có một sự hiểu lầm lớn về sự độc lập ở Đông Dương. Sự độc lập này là hoàn toàn ở dưới sự kiểm soát quân sự của Nhật Bản. Sự độc lập của đế chế Trung kỳ và cũng như của Cao Miên đã được tuyên bố. Nam kỳ chẳng những ở dưới sự kiểm soát quân sự mà còn dưới cả sự cai trị quân sự của Nhật Bản.


    Đọc tiếp:
    http://www.baodongnai.com.vn/phapluat/202108/ve-cai-goi-la-viet-minh-cuop-chinh-quyen-tu-chinh-phu-tran-trong-kim-3073805/

    Trả lờiXóa
  7. 1/ Chính thể quốc gia Bảo Đại: Xem trong lịch sử cận đại Việt Nam, cụ thể là vương triều Nguyễn Gia Long, qua 13 đời vua trường yểu, đến đời vua cuối cùng Bảo Đại chẳng những đã mang tiếng bù nhìn, tay sai, lại mang thêm tiếng ngụy. Vì sao?

    Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, 10/3/1945, viên Khâm sứ Nhật vào Hoàng cung gặp vua Bảo Đại, nói suông trao trả độc lập cho Việt Nam, đề nghị vua ra Tuyên bố độc lập và chuẩn bị thành lập chính phủ mới trên cơ sở hợp tác dưới sự bảo trợ của Nhật!

    Đang vui sau một cuộc đi săn trên cao nguyên về, tưởng như được trời cho “Châu về hợp phố”, vua tôi hí hửng ra ngay cái “Tuyên cáo độc lập”, từ bỏ mọi ràng buộc với nước mẹ Đại Pháp và cho ra đời cái Chính phủ “Đế quốc Việt Nam”. Bao nhiêu bộ óc đặc quánh chữ tây, nho mà chẳng ai nghĩ ra ngày 27/11/1943 phe Đồng minh đã phát đi “Tuyên bố Cairo” cảnh báo rằng: “Sẽ không công nhận bất cứ chính phủ nào do Đế quốc Nhật thành lập tại các lãnh thổ chiếm đóng”! Chẳng những thế, quân thần còn mụ mị tới mức quân đội Nhật hoàng đang thở hắt ra trong cơn hấp hối, ngài Tổng trưởng chính phủ vào bậc túc nho còn đưa ra lời tuyên bố rất chi là tăm tối: “Việc nước Đức đầu hàng không hại gì đến sự liên lạc mật thiết giữa hai nước Nhật Bản và Việt Nam… Sự bại trận ấy không giảm lòng chúng ta kiên quyết giúp Nhật Bản theo đuổi cuộc chiến đấu cho đến khi toàn thắng để kiến thiết vùng Đại Đông Á” (Phạm Khắc Hòe – Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc). Đấy là cái chính phủ ngụy đầu tiên ở Việt Nam không dưng đẩy dân tộc ta đang chịu đọa đày dưới ách đô hộ của đế quốc thực dân, lại đối đầu với cao trào chống phát xít của nhân dân toàn thế giới!
    http://tuanbaovannghetphcm.vn/cai-tu-va-cai-tam-so-501/

    Trả lờiXóa