Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2018

Trao đổi với chủ blog Tre Làng nhân đọc bài “Nóng: LẠI THÊM MỘT SỰ BỊA TẠC NỮA TRONG CUỐN SÁCH “GẠC MA VÒNG TRÒN BẤT TỬ"

Xuất phát từ sự kính trọng và yêu mến với blog Tre Làng, với người anh, người bạn lâu năm là chủ blog Tre Làng, Google.tienlang xin có đôi lời trao đổi dưới đây nhân đọc bài mới, nóng, vừa đăng lên cách đây vài giờ, đó là bài “Nóng: LẠI THÊM MỘT SỰ BỊA TẠC NỮA TRONG CUỐN SÁCH “GẠC MA VÒNG TRÒN BẤT TỬ".
Xin nói trước, chúng tôi chỉ xin “có đôi lời trao đổi” về nội dung bài viết từ khía cạnh luật pháp chứ không đi sâu vào những nội dung khác, chúng tôi không phản bác những tình tiết mà bài viết cho là “những hạt sạn”. Ví dụ, CCB Mai Xuân Hải còn sống mà tác giả cuốn “Gạc Ma- Vòng tròn bất tử” lại "bức tử" hoặc tác giả đã “di dời quê của liệt sĩ Trần Văn Phương đi nơi khác”.
Cũng xin nói luôn, với những người không chuyên về luật pháp như chủ blog Tre Làng thì những sự nhầm lẫn, thiếu sót về pháp luật là điều khó tránh.
*******

Cụ thể có một đoạn trong bài viết ở blog Tre Làng khiến chúng tôi muốn trao đổi là đoạn “Về cuốn sách này đầu tiên nên trách thì trách đám thẩm định, chúng không đủ kiến thức hoặc có chăng chúng thẩm định cho chiếu lệ. Vì theo quy định thì việc in sách trước hết phải đem bản thảo đến cơ quan chức năng như cục xuất bản, ban tuyên giáo để thâm định rồi mới được xuất bản, không phải muốn là in thành sách.”
Thưa anh chủ blog Tre Làng và các bạn,
Mấy ông ba que cờ vàng ở hải ngoại cùng mấy anh chị rận chấy thường lu loa, vu khống rằng ở VN không có “tự do ngôn luận”, không có “tự do báo chí”, rằng ở VN “báo chí, xuất bản phẩm bị kiểm duyệt ngặt nghèo”. Điều lu loa này hoàn toàn sai sự thật. Họ lu loa như vậy càng chứng tỏ họ không biết gì về công việc của những nhà báo, nhà văn ở VN.
SỰ THẬT thì báo chí và xuất bản ở Việt Nam, tương tự như tác phẩm báo chí, các tác  phẩm xuất bản cũng không hề bị kiểm duyệt.
SỰ THẬT trên đã được quy định trong luật. Đó là Khoản 3 Điều 13 Luật Báo chí số 103/2016/QH13 ngày 05 tháng 4 năm 2016 quy định “Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng.”
Đó là Khoản 2 Điều 5 Luật Xuất bản số 19/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 quy định “Nhà nước không kiểm duyệt tác phẩm trước khi xuất bản.”
Xin xem link
Vậy Quy trình xuất bản một tác phẩm, cuốn sách tại Việt Nam như thế nào?
Chúng xin giới thiệu quy trình xuất bản một tác phẩm, cuốn sách (xuất bản lần đầu tiên và tái bản, sách viết và dịch, bao gồm tất cả các thể loại) tại Việt Nam, gồm các khâu cụ thể như sau:
Tác giả hoặc cá nhận, tổ chức sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm, cuốn sách chọn một nhà xuất bản có chức năng phù hợp với nội dung tác phẩm, cuốn sách và gửi bản thảo (in ra trên giấy A4 hoặc bản file) cho Nhà xuất bản. Nhà xuất bản đọc duyệt, biên tập nội dung theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Nhà xuất bản khi kiểm duyệt nội dung thấy đáp ứng được quy định, thực hiện đăng ký xuất bản với Bộ Thông tin và Truyền thông theo mẫu quy định và nhà xuất bản chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đăng ký xuất bản.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký xuất bản, Bộ Thông tin và Truyền thông phải xác nhận đăng ký xuất bản bằng văn bản, cấp số xác nhận đăng ký xuất bản từng tác phẩm, tài liệu hoặc xuất bản phẩm tái bản và cấp mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN); trường hợp không xác nhận đăng ký phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Văn bản xác nhận đăng ký xuất bản là căn cứ để nhà xuất bản ra quyết định xuất bản đối với từng tác phẩm, tài liệu, xuất bản phẩm tái bản.
Như vậy, Nhà xuất bản mới là nơi đọc duyệt, biên tập nội dung tác phẩm và chịu trách nhiệm trước pháp luật về từng cuốn sách. Cuốn “Gạc Ma- Vòng tròn bất tử” do Nhà xuất bản Văn học xuất bản nên Nhà xuất bản Văn học mới là nơi đọc duyệt, biên tập nội dung tác phẩm và chịu trách nhiệm trước pháp luật chứ không phải cơ quan Tuyên giáo hay Bộ TT&TT.
Thế nhưng, quyền hạn của Nhà xuất bản cũng không phải là vô biên, thích cho xuất bản sách nào cũng được.
Điều 10 Luật Xuất bản cũng đã quy định rõ
“Điều 10. Những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản
1. Nghiêm cấm việc xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm có nội dung sau đây:
a) Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
b) Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;
c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;
đ) Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.”
Còn Bộ TT&TT có quyền hạn, trách  nhiệm ra sao với nội dung từng cuốn sách? Bộ TT&TT không kiểm duyệt sách trước khi xuất bản nhưng phải đọc, kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu. Nếu phát hiện những vi phạm trong nội dung cuốn sách thì phải xử lý.
Vấn đề này được quy định tại Điều 29 Luật Xuất bản như sau “Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức đọc, kiểm tra xuất bản phẩm lưu chiểu và quyết định việc xử lý xuất bản phẩm vi phạm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Những vi phạm pháp luật trong nội dung cuốn “Gạc Ma- Vòng tròn bất tử”, Google.tienlang sẽ phân tích trong các bài tới đây.
Lê Hương Lan



Một số bài liên quan khác:

5 nhận xét:

  1. Tạm dừng phát hành cuốn sách “Gạc Ma-Vòng tròn bất tử”
    SGGPO Thứ Sáu, 13/7/2018 17:25
    Ngày 13-7, TS. Nguyễn Anh Vũ- Giám đốc, Tổng biên tập NXB Văn học cho biết xung quanh một số chi tiết chưa chính xác trong cuốn sách “Gạc Ma-Vòng tròn bất tử”, đơn vị này sẽ tạm dừng phát hành cuốn sách để tiến hành rà soát tổng thể, chỉnh sửa và tổ chức thu đổi sách mới cho bạn đọc.

    Tạm dừng phát hành cuốn sách “Gạc Ma-Vòng tròn bất tử”
    “Gạc Ma- Vòng tròn bất tử” là cuốn sách tri ân và kể lại câu chuyện về 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã anh dũng hy sinh vì biển đảo Tổ quốc vào ngày 14-3-1988 trên bãi đá san hô Gạc Ma (tiếng Anh là Johnson Cliffs) thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

    Cuốn sách được thực hiện với sự tham gia biên soạn của 68 người, gồm các tướng lĩnh, nhà nghiên cứu sử học, các nhà báo, các cựu chiến binh Gạc Ma… Thiếu tướng Lê Mã Lương là chủ biên của cuốn sách với các cố vấn: Thiếu tướng- Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm; ông Đào Văn Lừng, nguyên Vụ trưởng, Ban Tuyên giáo Trung Ương phía Nam; nhà sử học Dương Trung Quốc…Cuốn sách do NXB Văn học liên kết với Công ty Trí Việt- First News xuất bản và phát hành.

    Mọi chi phí thu đổi sách cho bạn đọc do phía NXB chịu hoàn toàn trách nhiệm.
    http://www.sggp.org.vn/tam-dung-phat-hanh-cuon-sach-gac-mavong-tron-bat-tu-532595.html

    Trả lờiXóa
  2. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 20:19 13 tháng 7, 2018

    Đề nghị cơ quan thẩm quyền phải kỷ luật đối với những người có trách nhiệm trong việc sai phạm làm mất tính chân thật của cuốn sách lịch sử này. Ong Lê Mã Lương AHLLVTND thời chiến thì tôn vinh, nhưng thời nay ông phát biểu có nhiều lần sai trái, nay in sách lại viết sai thì phải kỷ luật ông ấy chứ. Có công thì khen thưởng, có tội thì phải trừng trị, như vậy mới nghiêm minh, làm gương cho mọi người khác không dám nói bậy, nói ẩu. Đối với NXB cũng phải "trị bệnh" theo Luật Xuất bản mới được. Tôi in 3 cuốn sách viết về Bác Hồ, tôi phải hỏi Ban Tuyên Giáo TU họ giới thiệu NXB nào làm việc tốt, và chọn NXB Văn hóa - Văn nghệ TP HCM. Ở đây Giám đốc làm việc chặt chẽ lắm, sách viết về Bác Hồ họ càng kỹ lưỡng hơn nên tôi rất yên tâm. Khi phát hành, đọc giả rất thích, khen, không ai chê từ hình thức đến nội dung. Còn NXB Văn học thẩm định, biên tập, in ấn phát hành cuốn sách "Gạc Ma - Vòng tròn bất tử", làm việc thiếu nghiêm túc, tắc trách quá!

    Trả lờiXóa
  3. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 21:23 13 tháng 7, 2018

    Nói thêm về Thẩm định bài để duyệt in sách của NXB.

    1. Ba cuốn sách của tôi do NXB Văn hóa - Văn nghệ TP HCM ký hợp đồng in ấn họ cử cán bộ phụ trách biên tập làm việc và trực tiếp Giám đốc hoặc Phó Giám đốc đọc lại toàn bộ sau khi cán bộ biên tập xong phần việc được giao.
    Trước khi in NXB làm việc với tác giả duyệt lại lần cuối trước khi ký HĐ chính thức, tác giả phải ký vào từng trang bản thảo, hai bên giữ một bản.

    2. Trong kháng chiến tôi không làm báo. TP HCM có CLB Các Nhà Báo Cao Tuổi, thời anh Đinh Phong làm chủ nhiệm, có quen nhau lúc cùng học Trường Nguyễn Ái Quốc, Đinh Phong động viên tôi tham gia gửi bài để in sách MỘT THỜI LÀM BÁO mỗi năm một số. Tôi có tham gia mấy bài được chọn. NXB Thanh Niên chịu trách nhiệm Xuất bản. Một lần từ tài liệu về Tang lễ Bác Hồ diễn ra ở Hà Nội, có vài hãng tin nước ngoài được mời dự, họ kể lại, tôi khai thác tư liệu ấy viết bài. Bài này anh Đinh Phong chọn in. Nhưng NXB Thanh Niên họ loại ra và có lời xin lỗi tác giả với lý do họ không có tư liệu để thẩm định. Anh Đnh Phong sợ tôi buồn, nhưng tôi không buồn mà vui vì cách làm việc cẩn thận của NXB.
    Như vậy mới tránh được sai sót.

    Trở lại việc thẩm định cuốn sách "Gạc Ma - Vòng tròn bất tử", cần chú ý các tình tiết quan trọng như "có lệnh không được bắn", hay tư liệu về các cá nhân được đề cập phải được kiểm tra, xử lý chặt chẽ, kỷ càng...Do làm việc tắc trách và giao cho tư nhân nên mới xảy ra lỗi như thế.

    Sai phạm của chủ biên cuốn sách là nguyên nhân đầu.

    Cũng trên BLog Tre làng có bài của Thiếu tướng AHLLVTND Hoàng Kiền: CUỐN SÁCH "GẠC MA - VÒNG TRÒN BẤT TỬ" CÓ SAI TRÁI NGHIÊM TRỌNG. Tôi đọc thấy Thiếu tướng Kiền dẫn chứng những sai phạm trong sách nhiều điểm, số người tham gia viết bài không nhiều...

    Đề nghị G. TL chuẩn bị bài phân tích sâu, đưa tư liệu chính xác để độc giả nắm vấn đề được đúng nhất.

    Trả lờiXóa
  4. Lâu nay bọn ba que và bọn ngu dốt trong nước tưởng rằng "Nhà nước Cộng sản" kiểm duyệt sách báo nên chúng nó hay sủa đổng những thứ buồn cười, không để ý làm gì.
    Thật ra qua những vụ xuyên tạc làm lệch lạc lịch sử, gây chệch hướng lịch sử và lách luật thậm chí vi phạm pháp luật điều xuất bản nhưng không ai thèm đứng ra thực thi trừng trị xử lý khiến cho điều "không được kích động hận thù giữa dân tộc, nhân dân các nước" (chống TQ) và điều "xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng" (nâng bi biển đảo hải quân ngụy SG và sự "chính danh" của cái gọi là "vnch") đã xảy ra trên diện rộng ở sách báo VN. Đây là nguy cơ tự diễn biến, tự chuyển hóa mà chúng ta cần nghiêm trị bọn xuyên tạc lịch sử, cơ hội chính trị này. Và cả những kẻ làm ô dù a dua a tòng, thờ ơ hời hợt qua loa chiếu lệ, nhận tiền hối lộ rồi mắt nhắm mắt mở thậm trí bật đèn xanh cho lũ linh cẩu u ám này để làm hoen ố lịch sử cách mạng nước nhà.
    Thế cho nên theo tôi là phải có kiểm duyệt. Bởi vì đã loạn quá rồi. Phải kiểm soát mọi thứ lại rồi sau này muốn thả lỏng lại thì buông lỏng sau. Giờ thì loạn quá rồi phải kiểm duyệt lại.

    Trả lờiXóa
  5. Xin tiếp thu ý kiến của Google Tiên Lãng.
    Tôi là chủ blog Tre Làng xin được bày tỏ thêm chút. Ngoài những bài viết do chính tôi viết, thì Blog của tôi còn chọn đăng 1 số bài thấy hay, do đó không tránh khỏi những thiếu xót như bạn chỉ ra. Tôi xin tiếp thu.
    Riêng bài vừa rồi, nguyên văn là của FBker Linh Nguyễn (Có đường dẫn ngay trên đầu bài), tôi chép về cho anh em đọc. Đúng là đoạn đó không chính xác về mặt PL. Tôi sẽ liên hệ với FB Linh Nguyễn để góp ý chỉnh sửa.
    Một lần nữa xin cảm ơn BBT Googletienlang.

    Trả lờiXóa