Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2022

Tin vui nóng hổi cho những chiến sĩ đấu tranh chống Lật sử: CHỦ TỊCH NƯỚC CHỈ ĐẠO XEM XÉT PHONG ANH HÙNG CHO ĐẠI TÁ BÙI VĂN TÙNG

 
Cv số 955 của Văn phòng Chủ tịch nước v/v xem xét phong Anh hùng cho Đại tá Bùi Văn Tùng

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vừa chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương nghiên cứu, xem xét việc phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho đại tá Bùi Văn Tùng. 

Nghệ sĩ ưu tú, đạo diễn Phạm Việt Tùng, nguyên phóng viên quay phim chiến trường chống Mỹ của Đài tiếng nói Việt Nam có gửi thư cho Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kiến nghị một số nội dung liên quan đến Đại tá Bùi Văn Tùng, nguyên Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203.

Liên quan đến việc này, Chủ tịch nước yêu cầu chuyển thư và toàn bộ tài liệu của ông Phạm Việt Tùng đến Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam để nghiên cứu, xem xét cụ thể.

Đồng thời, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Ban Thi đua - khen thưởng trung ương khẩn trương phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xem xét việc phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho đại tá Bùi Văn Tùng.

Trước đó, Đạo diễn Phạm Việt Tùng được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp tại Văn phòng Chủ tịch nước, khi ông đến gởi trình kiến nghị Chủ tịch nước xem xét phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang (LLVT) cho ông Bùi Văn Tùng - nguyên trung tá Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2 – là người đã trực tiếp thảo lời đầu hàng cho Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh đọc trên Đài phát thanh Sài Gòn vào trưa 30.4.1975.

Trung tá Bùi Văn Tùng khi ấy (đến lúc nghỉ hưu ông mang quân hàm đại tá) cũng là người đã tuyên bố trên Đài phát thanh “đại diện lực lượng Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam long trọng tuyên bố thành phố Sài Gòn đã được giải phóng. Chấp nhận sự đầu hàng không điều kiện của tướng Dương Văn Minh – Tổng thống chính quyền Sài Gòn” vào trưa 30.4 cách đây 47 năm.

Bức hình "Chính ủy Bùi Tùng cùng nhà báo Tây Đức" do ông Hà Huy Đỉnh chụp ngay lúc hai nhân vật trên chuẩn bị lên xe sang Đài phát thanh (Hình cắt ra từ Phim của VTV)

Đạo diễn Phạm Việt Tùng - đạo diễn các phim tài liệu lịch sử, điều tra liên quan đến sự kiện lịch sử ngày 30.4.1975 tại Dinh Độc lập của chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho biết, ông vừa được lãnh đạo Vụ chuyên môn thuộc Văn phòng Chủ tịch nước thông báo cơ quan này đang lập hồ sơ trình Chủ tịch nước xem xét nội dung kiến nghị của ông về việc đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT cho ông Bùi Văn Tùng.

Mời các bạn xem clip:
Đây, bộ phim tài liệu quý do Nhà báo Phạm Việt Tùng (Đài PTTH Hà Nội) làm đạo diễn, thực hiện năm 1996 dưới sự chỉ đạo của ba vị Tổng Giám đốc Đài PTTH Hà Nội, Hải Hưng và Hà Tây:

NGÀY 3O/4/1975 XE TĂNG 390 VÀO DINH ĐỘC LẬP ĐẦU TIÊN

Đó là bản kiến nghị của đạo diễn Phạm Việt Tùng mà ông cùng một nữ đồng nghiệp biên kịch phim Chuyện thật trưa 30.4.1975 đã đến Văn phòng Chủ tịch nước để gởi trình lên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 4.4.2022.

Đạo diễn Phạm Việt Tùng đã được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp, lắng nghe kiến nghị của ông và chỉ đạo cho lãnh đạo cơ quan chuyên môn thuộc Văn phòng Chủ tịch nước tiếp nhận đơn kiến nghị đó để xem xét, trình Chủ tịch nước.

Trong đó, đạo diễn Phạm Việt Tùng có nêu kiến nghị Chủ tịch nước chỉ đạo “xét thành tích cống hiến qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ của đại tá (1975 là trung tá - PV) – Chính ủy Bùi Văn Tùng, xét tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang cho ông Bùi Văn Tùng”.

Chính ủy Lữ đoàn xe Tăng 203 Bùi Văn Tùng được Bác Tôn ôm hôn biểu dương ngay sau ngày miền Nam thống nhất. Ảnh tư liệu chụp lại từ bộ phim Chuyện thật trưa 30.4.1975.

Cũng theo bản kiến nghị đã trình Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, đạo diễn Phạm Việt Tùng còn nêu các căn cứ để ông đề nghị xem xét phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT cho ông Bùi Văn Tùng. Đó là trong bộ chính sử Lịch sử Nam bộ Kháng chiến, do Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam bộ kháng chiến chỉ đạo thực hiện, theo quyết định của Bộ Chính trị và các quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật đã xuất bản năm 2010, 2011), có ghi chép rõ ràng: Người thảo lời tuyên bố đầu hàng cho Tổng thống chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh đọc phát đi trên Đài phát thanh là trung tá Bùi Văn Tùng – Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203; người thay mặt Quân Giải phóng tiếp nhận sự đầu hàng của Tổng thống chế độ Sài Gòn cũng là trung tá Bùi Văn Tùng.

Sự thật đó, cũng theo bản kiến nghị của đạo diễn Phạm Việt Tùng, hoàn toàn trùng khớp với nội dung các cuốn sử ký và tài liệu khác đã xuất bản trước và các chứng cứ trong bộ phim tài liệu điều tra “Chuyện thật trưa 30.4.1975” do Đài Tiếng nói Việt Nam sản xuất. Đó là bộ phim đã được trình chiếu trên Đài truyền hình VTC – Đài Tiếng nói Việt Nam, tháng 4.2021 và đã được chọn vào vòng chung khảo và trình chiếu tại Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ XXII, tại Thừa Thiên Huế, tháng 11.2021.

Trong bản kiến nghị trình Chủ tịch nước, đạo diễn Phạm Việt Tùng còn trình bày: “Mặc dù ông Bùi Văn Tùng không màng danh lợi nhưng việc xét tặng danh hiệu cao quý của Đảng, Nhà nước cho cống hiến vệ quốc của ông Bùi Văn Tùng sẽ thể hiện sự quan tâm công bằng (như đã trao danh hiệu đó cho ông Bùi Quang Thận, ông Phạm Xuân Thệ); đem lại niềm tin cho các thế hệ yêu nước, cũng như các cựu chiến binh”. 

Hoàng Minh Tâm

=====

25 nhận xét:

  1. Tôi tán thành việc làm của đạo diễn Phạm Việt Tùng đề nghị Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu AHLLVTND cho đại tá Bùi Văn Tùng, như vậy Đảng, Nhà nước đối xử mới công bằng với những người có công trong cuộc bắt Tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng trưa ngày 30/4/1975.

    Trả lờiXóa
  2. Trần Thị Thuậnlúc 15:33 29 tháng 6, 2022

    Trao Danh hiệu Anh hùng LLVT cho ông Bùi Tùng mới chỉ là một bước thôi.
    Bước tiếp theo phải xử lý Viện Lịch sử quân sự khi đưa ra Kết luận sai, chỉ biết chép theo lời nói dối của ông Phạm Xuân Thệ rồi in sách "Tiến vào Dinh Độc lập".
    Bước tiếp theo nữa là phải thu hồi danh hiệu Anh hùng LLVT của ông Lý Thông Phạm Xuân Thệ, tương tự nhu vụ Hồ Xuân Mãn ở Thừa Thiên Huế.

    Trả lờiXóa
  3. Như vậy, KẾT LUẬN CỦA GOOGLE.TIENLANG VỀ VỤ LÝ THÔNG TRONG NGÀY 30/4/1975 là hoàn thoàn chính xác!
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/05/ket-luan-cua-googletienlang-ve-vu-ly.html

    Trả lờiXóa
  4. Đọc lại các ý kiến ở các bài trên Google.tienlang về ông Lý Thông Phạm Xuân Thệ ta thấy có điều thú vị: Trừ ông Đông La tâm thần thì không nói, còn một số ông CCB Trung đoàn 66 bênh ông Thệ bất chấp lý lẽ. Cũng mấy ông này không biết rằng chính quyền Kiev là chính quyền ngụy, chính quyền con rối (puppet) của Mỹ.
    Vì sao họ bênh ông Thệ bất chấp lý lẽ vậy?
    Vì các ông này cùng e kip Lý Thông PXT. Họ đều đi lên tướng tá bằng sự dối trá. Vậy bây giờ ông PXT bị xử lý thì đương nhiên mấy ông này cũng phải ... lên đường.

    Trả lờiXóa
  5. Kết luận số 974 ngày 14/3/2022 của QUTW ghi rõ:
    “Vào thời điểm trưa ngày 30/4/1975, sau khi chỉ huy áp giải Dương Văn Minh đến Đài phát thanh Sài Gòn; tại đây Đại úy Phạm Xuân Thệ, Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 66 cùng cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 66, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 tổ chức soạn thảo Lời tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh. Văn bản đang được soạn thảo thì đồng chí Trung tá Bùi Văn Tùng, Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203, Quân đoàn 2 có mặt. Từ đó, đồng chí Bùi Văn Tùng cùng bộ phận cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 66 tiếp tục soạn thảo và hoàn chỉnh lời Tuyên bố đầu hàng cho Dương Văn Minh đọc vào máy ghi âm để phát trên Đài phát thanh.
    Riêng lời Tuyên bố chấp nhận đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh do đồng chí Bùi Văn Tùng soạn thảo và trực tiếp đọc trên Đài phát thanh".
    Kết luận này được thông báo rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân./.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kết luận này lại chép cái kết luận sai trái của Viện Lịch sử quân sự; Viện Lịch sử quân sự lại chép cái lời khai gian dối của ông Phạm Xuân Thệ.
      Bây giờ, Chủ tịch nước đã muốn phong Anh Hùng cho ông Bùi Tùng thì đương nhiên phải bác bỏ cái Kết luận sai trái của Viện Ls qs, thu hồi cuốn sách "Đường vào Dinh Độc lập" của Viện LSQS thôi.

      Xóa
  6. Cụ Thép đã gửi câu trả lời câu hỏi ở bài "Công bố đáp án và người thắng trong Cuộc thi quốc tế Đố các bạn biết: Tại sao không bao giờ có đảo chính ở Washington?", ngày 22/6/2022. Commente của cụ Thép gửi lúc 15:15 29 tháng 6, 2022 ở cuối bài "VÌ SAO CÁC NƯỚC ĐỀU GHÉT MỸ NHƯNG VẪN CỨ CHƠI VỚI MỸ?". Thứ Hai, 27 tháng 6, 2022.

    Trả lờiXóa
  7. Trần Văn Thắng (Hà Nội)lúc 23:41 29 tháng 6, 2022

    Ông Hoàng Xuân Đan21:07 29 tháng 6, 2022 nói đúng rồi!
    SỰ THẬT ĐÃ ĐƯỢC GOOGLE.TIENLANG LÀM RÕ:
    ----
    1. BẮT nội các Dương Văn Minh=> là trung úy Vũ Đăng Toàn chứ không phải như Phạm Xuân Thệ nhận vơ!

    2. Dẫn giải Dương văn Minh sang Đài phát thanh=> Bùi Tùng chỉ huy, có sự tham gia của Phạm Xuân Thệ cùng chiến sĩ trung đoàn 66.

    3. Thảo Lời tuyên bố cho Dương Văn Minh=> Bùi Tùng. Phạm Xuân Thệ cùng chiến sĩ TĐ 66 đảm bảo trật tự ở Đài.

    Khi chúng ta biết rõ SỰ THẬT LỊCH SỬ như trên rồi mới xem xét đánh giá đến CÔNG của Phạm Xuân Thệ.

    Và với những sự gian dối, cướp công người khác của Bùi Quang Thận, của Phạm Xuân Thệ suốt mấy chục năm qua thì Thệ có còn xứng danh BỘ đội Cụ Hồ hay không?
    ---
    Trích từ
    KẾT LUẬN CỦA GOOGLE.TIENLANG VỀ VỤ LÝ THÔNG TRONG NGÀY 30/4/1975
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/05/ket-luan-cua-googletienlang-ve-vu-ly.html

    Trả lờiXóa
  8. Ông Thắng nói Đúng rồi, Kết luận như Google.tienlang, có chứng cứ thuyết phục, lập luận chặt chẽ mới là Kết luận.
    - Ông Bùi Tùng có hay ko có mặt ở Dinh Độc Lập? Ông Thệ nói KHÔNG; Ông Tùng và các nhân chứng, đặc biệt là ông Tô Văn Cang nói CÓ.
    Nếu ông Tùng CÓ mặt ở Dinh Độc Lập, hơn nữa ông Tùng còn là Chính ủy Binh đoàn thọc sâu, vậy thì đương nhiên ông Tùng phải nhận trách nhiệm chỉ huy việc dẫn giải Dương Văn Minh sang Đài PT SG; ông Tùng đương nhiên phải thảo lời Tuyên bố đầu hàng cho DVM.

    Không phải như ông Thệ Nói dối rằng "Sau khi ông Thệ đến Đài PT SG, đang tổ chức soạn thảo lời Tuyên bố đầu hàng cho DVM, khoảng 20 phút sau ông Tùng mới đến Đài ...."

    Cùng một sự kiện mà Viện Lịch sử QS nói một đằng; bộ chính sử Lịch sử Nam bộ Kháng chiến nói một nẻo thì chấp nhận sao được? Bộ chính sử Lịch sử Nam bộ Kháng chiến, do Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam bộ kháng chiến chỉ đạo thực hiện, theo quyết định của Bộ Chính trị và các quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật đã xuất bản năm 2010, 2011), có ghi chép rõ ràng: Người thảo lời tuyên bố đầu hàng cho Tổng thống chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh đọc phát đi trên Đài phát thanh là trung tá Bùi Văn Tùng – Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203; người thay mặt Quân Giải phóng tiếp nhận sự đầu hàng của Tổng thống chế độ Sài Gòn cũng là trung tá Bùi Văn Tùng.

    Trả lờiXóa
  9. Kết luận thanh tra về hoạt động của báo Pháp luật Việt Nam và Pháp luật Việt Nam điện tử
    Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành kết luận về việc chấp hành quy định pháp luật báo chí tại Báo Pháp luật Việt Nam và Báo Pháp luật Việt Nam điện tử (sau đây gọi chung là Báo Pháp luật Việt Nam). Dưới đây là nội dung chi tiết.
    A. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA BÁO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
    ...

    B. MỘT SỐ TỒN TẠI, HẠN CHẾ CỦA BÁO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

    1. Về nội dung thông tin

    1.1. Báo Pháp luật Việt Nam đăng tải thông tin sai sự thật trong 13 bài viết, đã vi phạm quy định tại Khoản 8 Điều 9 Luật Báo chí 2016, trong đó có 02 bài viết gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng.

    1.2. Báo Pháp luật Việt Nam đăng tải nhiều bài viết không đúng tôn chỉ mục đích trên một số ấn phẩm, chuyên trang, đặc biệt là chuyên trang Pháp luật Sao với tỷ lệ bài viết sai tôn chỉ, mục đích lớn (khoảng 20%), nhiều tin bài về cuộc sống, hoạt động của các nghệ sỹ trong nước và quốc tế, điều tra phản ánh mặt trái, tiêu cực, tồn tại của một số tổ chức, cá nhân làm cho người đọc hiểu đây là chuyên trang giải trí, không phù hợp với tôn chỉ, mục đích của chuyên trang được quy định trong giấy phép số 01/GP-CBC ngày 19/11/2018.

    1.3.Báo Pháp luật Việt Nam đăng tải nhiều bài viết có nội dung mang tính suy diễn, không có cơ sở, đăng tải nội dung thông tin không thống nhất, thể hiện quan điểm và cách nhìn nhận trái ngược nhau về cùng một vụ việc là thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp trong hoạt động báo chí. Việc thông tin mang tính suy diễn, không thống nhất cũng gây dư luận nghi ngờ trong hoạt động tác nghiệp báo chí, thể hiện Lãnh đạo Báo chưa thực hiện tốt việc kiểm duyệt nội dung trước khi đăng tải.

    1.4. Báo Pháp luật Việt Nam đăng tải nhiều bài viết có tính chất giật gân, câu khách, miêu tả tỉ mỉ hành động tội ác, thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, vi phạm quy định tại Khoản 7 Điều 9 Luật Báo chí 2016.

    1.5. Báo Pháp luật Việt Nam đăng tải bài viết quy kết tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản cho một cá nhân khi chưa có bản án của tòa án, vi phạm quy định tại Khoản 8 Điều 9 Luật Báo chí 2016.

    1.6. Báo Pháp luật Việt Nam đặt tiêu đề bài viết không phù hợp nội dung thông tin làm cho người đọc hiểu sai nội dung thông tin trong các bài viết, gây ảnh hưởng xấu đến đối tượng được phản ánh, vi phạm quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 159/2013/NĐ-CP.

    1.7. Báo Pháp luật Việt Nam sử dụng hình ảnh minh họa không phù hợp với nội dung làm cho người đọc hiểu sai nội dung thông tin trong các bài viết, vi phạm quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 119/2020/NĐ-CP.

    1.8. Báo Pháp luật Việt Nam đăng tải nhiều bài viết điều tra, phản ánh mặt trái, tiêu cực trong đời sống xã hội dưới dạng đặt câu hỏi nghi vấn, thiếu thuyết phục là chưa thể hiện đúng vai trò, trách nhiệm của cơ quan báo chí chuyên ngành về pháp luật là phải chính xác, khách quan.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 2. Về các chuyên trang, ấn phẩm

      Báo Pháp luật Việt Nam là cơ quan báo chí khối bộ ngành có nhiều chuyên trang, ấn phẩm. Tuy nhiên, các chuyên trang, ấn phẩm có sự trùng lặp nội dung với nhau và trùng lặp nội dung với Báo Pháp luật Việt Nam điện tử. Một số chuyên trang có biểu hiện sa đà vào khai thác các vụ án, thông tin giật gân, câu khách. Việc phát triển quá nhiều ấn phẩm trong thời gian ngắn nhưng công tác quản lý chưa theo kịp là một trong những nguyên nhân dẫn đến các sai phạm trong thời kỳ thanh tra.

      Kết quả kiểm tra cho thấy cách thiết kế, nội dung các ấn phẩm, chuyên trang có sự trùng lặp. Cụ thể chuyên trang Truyền thông pháp luật Pháp luật+, chuyên trang TV Pháp luật, chuyên trang Pháp luật Sao có nội dung phản ánh hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc tế đến giải trí, thể thao, nội dung các chuyên trang có sự trùng lặp với nhau và trùng lặp với nội dung của Báo Pháp luật Việt Nam điện tử.

      Việc triển khai tổ chức, thực hiện các chuyên trang, ấn phẩm thiếu chuyên nghiệp, một số chuyên trang xây dựng chuyên mục lộn xộn, việc xuất bản tin bài trên các chuyên mục chưa có tiêu chí rõ ràng, còn chồng chéo, trùng lặp giữa các chuyên trang với nhau và trùng lặp với ấn phẩm chính; có chuyên trang có dấu hiệu sai tôn chỉ, mục đích, sa đà vào điều tra, phản ánh mặt trái, tiêu cực. Một số chuyên trang chưa thể hiện rõ chủ đề, như chuyên trang Pháp luật Sao, phapluatplus.vn, trong đó chuyên trang Pháp luật Sao thông tin tản mạn, phân bố thiếu tính khoa học, đăng tải nhiều nội dung liên quan đến hoạt động, cuộc sống, đời tư của các ca sỹ, nghệ sỹ trong nước và nước ngoài. Tin bài tuyên truyền về những tấm gương điển hình trong việc thực hiện tốt pháp luật của Nhà nước chiếm tỷ lệ thấp.
      3. Việc chấp hành các quy định pháp luật về tiếp nhận, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến nội dung đăng tải trên báo chí, hoạt động tác nghiệp của phóng viên

      Báo Pháp luật Việt Nam là cơ quan báo chí có nhiều đơn thư phản ánh, khiếu nại liên quan đến nội dung thông tin đăng tải trên Báo, hoạt động tác nghiệp của phóng viên. Việc giải quyết đơn thư còn nhiều bất cập, chưa đúng quy định pháp luật, một số trường hợp giải trình với cơ quan có thẩm quyền thiếu tính thuyết phục, không có cơ sở. Báo chưa thực hiện tốt công tác lưu trữ, quản lý hồ sơ liên quan đến đơn thư phản ánh, khiếu nại.

      Tình trạng đơn thư phát sinh thường xuyên, kéo dài trong thời kỳ thanh tra là biểu hiện cho thấy công tác biên tập, kiểm duyệt nội dung, công tác quản lý hoạt động tác nghiệp chưa tốt, chưa chặt chẽ, gây bức xúc cho đối tượng phản ánh.

      Báo Pháp luật Việt Nam không thực hiện cải chính, xin lỗi khi thông tin sai sự thật vi phạm quy định khoản 1 Điều 42 Luật Báo chí.

      Báo Pháp luật Việt Nam thưc hiện cải chính không đúng quy định, không đúng vị trí vi phạm quy định tại điểm a Khoản 3, điểm a Khoản 4 Điều 42 Luật Báo chí.

      Báo Pháp luật Việt Nam báo cáo giải trình không đúng thời hạn vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định số 159/2013/NĐ-CP.

      Báo Pháp luật Việt Nam không thực hiện báo cáo giải trình theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều 21 Nghị định số 119/2020/NĐ-CP.

      Xóa
    2. 4. Về việc gỡ nhiều bài viết

      Việc Báo pháp luậtViệt Nam gỡ nhiều bài viết nhưng không thông báo rõ ràng, không nêu rõ lý do, thể hiện sự thiếu tôn trọng độc giả, gây hoài nghi trong dư luận xã hội về hiện tượng tiêu cực trong hoạt động báo chí, làm giảm uy tín của Báo Pháp luật Việt Nam.

      5. Việc chấp hành các quy định pháp luật về thành lập và quản lý văn phòng đại diện, phóng viên thường trú

      Báo Pháp luật Việt Nam là cơ quan báo chí có nhiều văn phòng đại diện, số lượng văn phòng đại diện tăng nhanh trong giai đoạn 2018 - 2020.

      Việc quản lý văn phòng đại diện, quản lý tác nghiệp của phóng viên có biểu hiện bị buông lỏng, dẫn đến nhiều đơn thư phản ánh, khiếu nại về nội dung thông tin, về hoạt động tác nghiệp của phóng viên, nhiều trường hợp vi phạm đạo đức người làm báo, vi phạm pháp luật, một số trường hợp bị cơ quan chức năng xử lý hình sự.

      Trong thời kỳ thanh tra, Lãnh đạo Báo đã cấp giấy giới thiệu cho cộng tác viên nhưng ghi chức danh là phóng viên; cấp giấy giới thiệu cho cộng tác viên không thường xuyên; cấp các giấy giới thiệu nhưng không ghi nội dung làm việc hoặc nội dung làm việc được ghi chung chung; cấp giấy giới thiệu nhưng không ghi cụ thể nơi đến làm việc; hầu hết giấy giới thiệu cấp cho nhân sự của chuyên trang Pháp luật Plus không ghi chức danh.

      6. Việc chấp hành các quy định của pháp luật về giấy phép hoạt động báo chí

      Việc Báo Pháp luật Việt Nam thay đổi số trang, kỳ phát hành, gộp số, thể hiện không đầy đủ ngôn ngữ, không đúng tên chuyên trang quy định trong giấy phép nhưng không được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước, để tên miền dẫn đến trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, vi phạm quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 119/2020/NĐ-CP.

      Việc Báo không thể hiện thông tin phải ghi, thể hiện trên báo chí ở trang cuối Báo Pháp luật Việt Nam, Ấn phẩm phụ Doanh nhân và Pháp luật, Ấn phẩm phụ Câu chuyện pháp luật, Ấn phẩm phụ Pháp luật 4 phương, Ấn phẩm phụ Xa lộ pháp luật, vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 46 Luật Báo chí.

      7. Việc chấp hành các quy định pháp luật về quảng cáo trên báo chí

      Báo Pháp luật Việt Nam thực hiện quảng cáo nhiều loại hàng hóa, dịch vụ với nhiều hình thức phong phú. Tuy nhiên, Báo đã có một số bài viết có nội dung quảng cáo các sản phẩm nhưng không có dấu hiệu phân biệt quảng cáo với các nội dung khác, vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 21 Luật Quảng cáo năm 2012.

      Việc Báo Pháp luật Việt Nam để xảy ra nhiều hành vi vi phạm trong hoạt động báo chí như nêu trên (về nội dung, về hoạt động tác nghiệp báo chí, về giấy phép, về quảng cáo, …), đặc biệt là các bài viết sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng, rất nghiêm trọng nhưng trong thời gian dài Báo vẫn không chấn chỉnh, khắc phục kịp thời đã để lại những hậu quả như đã nêu trên. Điều này cho thấy công tác quản lý có dấu hiệu bị buông lỏng, trong đó có trách nhiệm của Ban Biên tập, Lãnh đạo Báo Pháp luật Việt Nam.
      C. KIẾN NGHỊ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ:

      1. Đề nghị cơ quan chủ quản của Báo Pháp luật Việt Nam thực hiện:

      - Chỉ đạo, giám sát Báo Pháp luật Việt Nam chấp hành nghiêm nội dung Kết luận thanh tra và quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

      - Chỉ đạo Báo Pháp luật Việt Nam có biện pháp chấn chỉnh hoạt động, khắc phục những tồn tại, hạn chế; rà soát, sắp xếp lại các sản phẩm báo chí đảm bảo khoa học, hợp lý nhằm nâng cao chất lượng và tránh trùng lặp nội dung.

      - Chỉ đạo Báo Pháp luật Việt Nam rà soát, sắp xếp, tăng cường công tác quản lý văn phòng đại diện, đội ngũ phóng viên, đặc biệt là cộng tác viên.

      - Chỉ đạo Báo Pháp luật Việt Nam tăng cường công tác biên tập, kiểm duyệt nội dung thông tin để đảm bảo tính chính xác, khách quan.

      - Căn cứ tính chất, mức độ, nguyên nhân sai phạm, chỉ đạo, tổ chức kiểm điểm, xem xét làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm các thiếu sót của tập thể, cá nhân có liên quan, nhất là trách nhiệm của Ban Biên tập, người đứng đầu cơ quan báo chí.

      Xóa
    3. Đối với các nội dung nêu trên, đề nghị cơ quan chủ quản của Báo Pháp luật Việt Nam gửi báo cáo kết quả thực hiện về Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông.

      2. Yêu cầu Báo Pháp luật Việt Nam:

      - Chấm dứt ngay các hành vi vi phạm đã được chỉ ra tại Kết luận thanh tra.

      - Thực hiện cải chính, xin lỗi, gỡ bỏ thông tin sai sự thật, không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam, quy kết tội danh khi chưa có bản án của tòa án, đặt tiêu đề bài viết, sử dụng hình ảnh minh họa không phù hợp nội dung thông tin làm cho người đọc hiểu sai nội dung thông tin đã nêu tại Kết luận thanh tra.

      - Thực hiện rà soát để điều chỉnh các bài viết có nội dung không đúng tôn chỉ mục đích, giật gân câu khách, các bài viết dưới dạng nghi vấn, suy diễn không có cơ sở, sử dụng hình ảnh minh họa không phù hợp nội dung thông tin.

      - Có biện pháp xử lý, khắc phục những sai phạm về tôn chỉ mục đích, tên chuyên trang, tên miền và các nội dung trong giấy phép đã được cấp.

      - Tăng cường công tác quản lý mọi mặt hoạt động của Báo; chấn chỉnh công tác biên tập, kiểm duyệt nội dung thông tin; nâng cao hiệu quả công tác quản lý văn phòng đại diện, đội ngũ phóng viên, đặc biệt là cộng tác viên; quản lý chặt chẽ việc cấp giấy giới thiệu và cử nhà báo, phóng viên đi tác nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

      - Xây dựng phương án, kế hoạch để khắc phục những vi phạm, tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra tại Kết luận thanh tra với lộ trình, mốc thời gian, biện pháp cụ thể. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ khi nhận được Kết luận thanh tra, Báo Pháp luật Việt Nam có trách nhiệm trình cơ quan chủ quản phê duyệt phương án, kế hoạch đã xây dựng và gửi về Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông.

      3. Xử phạt vi phạm hành chính đối với Báo Pháp luật Việt Nam về các hành vi sau:

      - Xử phạt 01 hành vi đăng, phát thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đối với Báo Pháp luật Việt Nam điện tử theo quy định tại điểm a Khoản 6 Điều 8 Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản.

      - Xử phạt 02 hành vi đăng, phát thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với Báo Pháp luật Việt Nam điện tử .

      - Xử phạt 02 hành vi đăng, phát thông tin sai sự thật nhưng chưa gây ảnh hưởng nghiêm trọng/gây ảnh hưởng ít nghiêm trọng đối với Báo Pháp luật Việt Nam điện tử.

      - Xử phạt hành vi thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép chuyên trang Pháp luật Sao gây ảnh hưởng ít nghiêm trọng.

      - Xử phạt hành vi thực hiện không đúng nội dung ghi trong các giấy phép hoạt động báo chí.

      - Xử phạt hành vi không ghi đủ hoặc không ghi đúng nội dung theo quy định về thông tin phải ghi, thể hiện trên báo chí.

      - Xử phạt hành vi thực hiện cải chính không đúng quy định về vị trí.

      - Xử phạt hành vi miêu tả tỉ mỉ hành vi tội ác.

      - Xử phạt hành vi không thực hiện báo cáo, giải trình theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

      - Xử phạt hành vi báo cáo, giải trình không đúng thời hạn theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

      - Xử phạt hành vi quảng cáo không có dấu hiệu phân biệt quảng cáo với các nội dung khác trong các bài viết.

      Đồng thời, yêu cầu Báo Pháp luật Việt Nam thực hiện:

      - Gỡ bỏ nội dung sai sự thật, thực hiện cải chính, xin lỗi theo quy định của pháp luật.

      - Gỡ bỏ tin, bài, ảnh không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam;

      - Sửa đổi tiêu đề bài viết không phù hợp nội dung thông tin làm cho người đọc hiểu sai nội dung thông tin trong bài viết.

      - Nghiêm túc rút kinh nghiệm về việc xây dựng chuyên mục riêng tại trang chủ của báo điện tử để thực hiện cải chính, xin lỗi; sử dụng hình ảnh minh họa không phù hợp nội dung thông tin làm người đọc hiểu sai nội dung thông tin trong các bài viết (do Báo đã khắc phục hành vi vi phạm, lỗi cập nhật hình ảnh minh họa xảy ra do yếu tố khách quan trong quá trình nâng cấp server).

      Nguồn: Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông

      Xóa
  10. Trong quá trình tìm hiểu Sự thật trưa 30/4/1975, Google.tienlang mới tìm thấy Phim tài liệu: Chuyện kể 30 tháng 4 - Nhân chứng thứ ba của Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện năm 2016, công chiếu trên VTV1 lần đầu tiên vào lúc 20h10 27/4/2016. Tại Bộ phim Tài liệu này, VTV đã đưa ra những chứng cứ mới để bác bỏ Kết luận năm 2005 của Viện Lịch sử QS.

    Trong phim này, VTV khẳng định, hai sĩ quan giải phóng xuất hiện đầu tiên ở Dinh Độc lập là trung úy Vũ Đăng Toàn- Chính trị viên Đại đội 4 và trung úy Bùi Quang Thận- Đại đội trưởng. VTV cũng khẳng định, đại úy Phạm Xuân Thệ và Trung tá Bùi Tùng cũng đều có mặt trong Dinh và người nói câu "Các ông chẳng có gì để bàn giao! Chỉ có đầu hàng không điều kiện..." là do Trung tá Bùi Tùng nói- khác hẳn với suy diễn năm 2005 của Viện Lịch sử quân sự, rằng "Tuy ông Bùi Tùng cũng có mặt trong Dinh nhưng tưởng đại úy Phạm Xuân Thệ là người của quân đoàn nên ông Bùi Tùng lặng im, không tham gia gì. Khi biết đại úy Thệ là trung đoàn phó TĐ 66, ông Tùng mới vội vàng đi nhờ xe của ông Hà Huy Đỉnh chạy sang Đài và đã đến đó chậm hơn ông Thệ 30 phút..."

    Trích từ bài
    “CHUYỆN KỂ 30.4- NHÂN CHỨNG THỨ BA”- PHIM CỦA VTV THỰC HIỆN NĂM 2016 ĐÃ BÁC BỎ KẾT LUẬN NĂM 2005 CỦA VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/05/chuyen-ke-304-nhan-chung-thu-ba-phim.html

    Trả lờiXóa
  11. Cuộc đấu tranh Chống Lật sử, chống xuyên tạc Lịch sử về sự kiện 30/4/1975 mà Google.tienlang tiến hành, ít nhất là từ năm 2015 với bài Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2015
    30/4/1975: ĐIỀU CHƯA SÁNG TỎ VÀ MỘT "ÂM MƯU" BẤT THÀNH

    https://googletienlang2014.blogspot.com/2015/04/3041975-ieu-chua-sang-to-va-mot-am-muu.html
    đến nay cho thấy Google.tienlang đang đi đúng hướng. Dù còn gian nan vất vả song "Trường kỳ Kháng chiến, Nhất định Thắng lợi!"

    Trả lờiXóa
  12. Tổng thống Putin nói về việc mở rộng NATO, về chiến dịch đặc biệt và những câu nói đùa tại G7
    07:15 30.06.2022 (Đã cập nhật: 08:43 30.06.2022)

    MOSKVA (Sputnik) - Tổng thống Nga Vladimir Putin sau hội nghị thượng đỉnh Caspi đã nói về tình hình ở Ukraine, về việc mở rộng NATO và những tuyên bố gay gắt của các quan chức phương Tây.
    Về việc mở rộng NATO
    “Nếu nói về Thụy Điển và Phần Lan, thì với Thụy Điển và Phần Lan chúng tôi không gặp phải vấn đề như những vấn đề mà đáng tiếc là chúng tôi có với Ukraina... Chúng tôi không có gì phải lo lắng liên quan đến tư cách thành viên của Phần Lan hoặc Thụy Điển trong NATO. Nếu muốn - thì xin cứ việc. Chỉ có điều chúng tôi phải nhận thức một cách rõ ràng và rành mạch rằng trước đây không có mối đe dọa (ở đó), trong trường hợp nếu có sự triển khai lực lượng đồn trú và cơ sở hạ tầng quân sự, thì chúng tôi buộc phải đáp trả tương ứng và tạo ra mối đe dọa tương tự ở những vùng lãnh thổ mà từ đó người ta tạo ra mối đe dọa đối với chúng tôi", - nguyên thủ quốc gia giải thích.
    Nhà lãnh đạo Nga cũng chỉ ra sự dối trá, "không có gì đúng thực tế" của luận điểm nói rằng mục tiêu của Nga đẩy lùi lực lượng của Liên minh Bắc Đại Tây Dương ra xa biên giới của mình và ngăn cản Kiev gia nhập liên minh đã dẫn đến kết quả ngược lại, thấy ngay từ trường hợp Stockholm và Helsinki.
    Về việc phương Tây chuẩn bị cho những hành động chống lại Nga
    Người đứng đầu nước Nga nói rằng không có gì đáng ngạc nhiên đối với Moskva khi phương Tây chuẩn bị cho các hành động kiên quyết chống lại nước này ngay từ năm 2014.
    Tổng thống Putin lưu ý rằng Hoa Kỳ từ lâu đã tuyên bố Nga là kẻ thù bên ngoài, kẻ thù bị họ gán thành nguồn gốc phát sinh mối đe dọa cần đối phó để có cớ tập hợp đồng minh xung quanh mình. Theo ông, Iran "không phù hợp lắm với vai trò này, Nga phù hợp hơn, chúng tôi tự nhiên đã trở thành cơ hội như vậy để họ tập hợp tất cả các đồng minh xung quanh".
    "Đối với chúng tôi điều đó không có gì mới. Chính điều đó một lần nữa khẳng định những gì chúng tôi đã nói trong suốt thời gian qua, đó là khối NATO giống như dấu tích của một thời đã qua, thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Chúng tôi luôn được đáp lại nhận định đó rằng NATO đã thay đổi, rằng giờ đây đúng ra nó là một liên minh chính trị. Nhưng tất cả bọn họ đều đang tìm kiếm lý do và cơ hội để tạo cho nó động lực mới, chính xác là dành cho một tổ chức quân sự. Vậy đấy, như các vị thấy, họ đang làm điều đó. Đối với chúng tôi không có gì mới ở đây", - nhà lãnh đạo Nga nói thêm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Về chiến dịch đặc biệt của Nga ở Ukraina
      Khi được hỏi liệu mục tiêu của chiến dịch đặc biệt có gì thay đổi hay không, Tổng thống trả lời rằng không có gì thay đổi.
      “Sáng sớm ngày 24/2 tôi đã trực tiếp nói công khai với cả nước, với toàn thế giới. Tôi không có gì để nói thêm về điều này. Không có gì thay đổi”, - Tổng thống Putin nói.
      "Mục tiêu cuối cùng - đó là giải phóng Donbass và tạo ra các điều kiện để đảm bảo an ninh cho chính nước Nga", - Tổng thống nhấn mạnh.
      Ông lưu ý rằng về thời hạn chiến dịch không có gì đáng nói.
      Đồng thời người đứng đầu nước Nga chỉ rõ những tuyên bố phát ra từ phương Tây, nghi ngờ việc họ mong muốn những điều tốt đẹp cho Ukraina.
      Theo ông, "thông qua tay người dân Ukraina" các nước NATO "thật ra chỉ muốn khẳng định thêm bản thân, khẳng định vai trò của họ trên thế giới, khẳng định không phải vai trò lãnh đạo, mà hơn thế nữa - vai trò bá quyền của họ theo nghĩa trực tiếp của từ này, khẳng định tham vọng đế quốc của họ".
      Về vụ việc ở Kremenchug
      Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng quân đội Nga không tấn công vào các mục tiêu dân sự.
      "Không có vụ tấn công khủng bố nào ở đó", - ông nói

      "Quân đội Nga không tấn công bất kỳ mục tiêu dân sự nào. Không cần thiết phải làm như vậy. Chúng tôi có mọi khả năng để xác định cái gì, ở đâu, và với vũ khí chính xác tầm xa hiện đại chúng tôi vẫn đang đánh trúng mục tiêu", - Tổng thống Putin nói.
      Về "những câu nói đùa" tại G7
      Nhà lãnh đạo Nga cũng bình luận về những câu chuyên trong bữa tối của các nhà lãnh đạo G7, nơi họ nhắc đến Putin và đùa với nhau rằng liệu có nên cởi đồ chụp ảnh để chứng tỏ mình "ngầu" hơn ông hay không.
      “Tôi không biết họ muốn cởi đồ đến đâu: đến thắt lưng hay thấp dưới thắt lưng, nhưng tôi nghĩ cảnh tượng đó hẳn sẽ kinh lắm", - ông nói.
      Nguyên thủ quốc gia cũng lưu ý thực tế rằng bây giờ không phải là thời kỳ tốt nhất của mối quan hệ giữa Nga và các nước G7.

      Xóa
  13. "Những người chơi chính được xác định": ai sẽ xác lập trật tự thế giới mới
    19:42 29.06.2022 (Đã cập nhật: 20:19 29.06.2022)
    Iran và Argentina đã nộp đơn đăng ký trở thành thành viên của nhóm các nền kinh tế lớn mới nổi BRICS, bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.
    Matxcơva đã giải thích rằng, Nga không chống lại việc mở rộng tổ chức này, nhưng đồng thời đề xuất trước hết cần xác định thủ tục và yêu cầu đối với các nước có thể trở thành ứng cử viên. Lần gần đây nhất một thành viên mới - Cộng hòa Nam Phi - đã gia nhập BRICS cách đây 11 năm. Các chuyên gia cho rằng, trong tương lai BRICS có thể kết nạp thêm 10 quốc gia.
    "Đây là một bước đột phá"
    “Trong khi Nhà Trắng mải suy nghĩ còn ngắt, cấm và phá thêm được những gì trên thế giới nữa, thì Argentina và Iran đã nộp đơn xin gia nhập BRICS”, - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova viết trên kênh Telegram cá nhân.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh lưu ý rằng, tổ chức này hoạt động dựa trên một cơ chế rất sáng tạo và bày tỏ hy vọng rằng việc Tehran gia nhập BRICS sẽ mang lại "lợi ích bổ sung" cho tất cả mọi người.
    Tổng thống Argentina Alberto Fernandez cho biết: "Chúng tôi mong muốn trở thành thành viên đầy đủ của nhóm các quốc gia này. <...> Argentina là nhà cung cấp thực phẩm an toàn và có trách nhiệm, đồng thời là một nước được công nhận trong lĩnh vực công nghệ sinh học và hậu cần ứng dụng".
    Các thành viên của nhóm này đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. BRICS hiện chiếm khoảng 30% diện tích thế giới, đại diện cho hơn 40% dân số toàn cầu.
    Theo Thượng nghị sĩ Nga Alexei Pushkov, việc hai nước gia nhập BRICS sẽ khiến tổ chức này trở thành đối trọng với G7.
    “Tất nhiên, việc Argentina và Iran gia nhập BRICS là một bước đột phá, vì nó không chỉ làm suy yếu nỗ lực của phương Tây trong việc cô lập Nga, mà còn mở rộng đáng kể khả năng của một tổ chức kinh tế và chính trị chính của bộ phận thế giới không thuộc phương Tây”, - ông Pushkov viết trên kênh Telegram cá nhân.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Còn có mười ứng cử viên tiềm năng
      Các thành viên BRICS đều là các quốc gia đang phát triển. Các chuyên gia gợi ý rằng, ngoài Iran và Argentina còn có một số nước có ý định gia nhập BRICS.
      "Đây là các quốc gia tập trung vào hợp tác với Trung Quốc và ngày càng ít hướng tới phương Tây: Mexico, Algeria, Venezuela, Philippines, Indonesia, Malaysia", - nhà kinh tế học Vasily Koltashov cho biết.
      Nhà khoa học chính trị Sergei Markov cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Xê-út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Việt Nam cũng có thể nằm trong số các ứng cử viên.
      Trước đó, trợ lý của Tổng thống Nga Yury Ushakov lưu ý, Matxcơva có quan điểm tích cực về việc mở rộng BRICS, nhưng "vấn đề này phải được tiếp cận rất thận trọng, cẩn thận". Theo ông, trước hết cần xác định thủ tục và yêu cầu đối với các nước có thể trở thành ứng cử viên.
      Trong những năm qua, nhóm BRICS được thành lập vào năm 2006, đã khởi động một số dự án chung quy mô lớn. Ngân hàng Phát triển Mới (NDB) của BRICS hoạt động từ năm 2015. Ngân hàng Phát triển BRICS với vốn 100 tỷ USD có trụ sở chính tại Thượng Hải là một giải pháp thay thế cho IMF. NDB đang tài trợ cho việc cải thiện cơ sở hạ tầng của các thành viên BRICS.
      Đến năm 2025, dự kiến ​​sẽ tạo ra một hệ thống thanh toán BRICS PAY. Các nước thành viên cũng đang thảo luận về việc chuyển đổi sang giao dịch bằng tiền tệ quốc gia. Vào năm 2015, Brazil và Nga đã cố gắng chuyển sang thanh toán các tài khoản với nhau bằng đồng rúp Nga và đồng real Brazil, nhưng sau đó họ đã từ bỏ điều này vì tỷ giá hối đoái không ổn định.
      Theo ông Markov, BRICS cũng là một hệ thống tham vấn tập thể hoạt động tốt. Các cuộc họp của nguyên thủ quốc gia và các bộ ngành liên quan được tổ chức thường xuyên. Do khoảng cách xa và tình hình dịch bệnh, những cuộc họp này được tổ chức theo hình thức trực tuyến.
      Ví dụ, tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ 14 của các thành viên BRICS ngày 23/6, Tổng thống Nga Putin đã nêu rõ: “Chỉ trên cơ sở hợp tác trung thực và cùng có lợi thì mới có thể tìm ra cách thoát khỏi tình trạng khủng hoảng vốn đang đeo bám nền kinh tế toàn cầu do những hành động thiếu suy nghĩ và ích kỷ của một số quốc gia gây ra, các quốc gia đó đang sử dụng các cơ chế tài chính để chuyển sai lầm của chính họ trong chính sách kinh tế vĩ mô sang toàn bộ thế giới”.

      Xóa
    2. Nhóm bảy nước đối trọng khối G7
      Cho đến nay, BRICS kém hơn về mức độ tương tác so với G7, ông Markov lưu ý. Khối G7 có các chương trình chung trong nhiều lĩnh vực - từ công nghiệp quốc phòng đến chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, xét về vai trò của họ trong nền kinh tế toàn cầu thì họ gần như ngang bằng nhau với BRICS.
      "Hai tổ chức này có cách tiếp cận chính trị quốc tế khác nhau. Trong khi G7 phấn đấu cho sự thống trị toàn cầu, nhóm bảy quốc gia BRICS chủ trương xây dựng một thế giới đa cực mới, nơi các nền văn minh và các quốc gia tôn trọng bản sắc của nhau, tôn trọng quyền lựa chọn, chủ quyền của mình. Vì thế có thể nói rằng, G7 là thế kỷ trước, còn BRICS quyết định tương lai”, - ông Markov nói với Sputnik.

      Ông Markov nói tiếp, không phải ngẫu nhiên mà Iran đã chính thức nộp đơn đăng ký trở thành thành viên BRICS vào thời điểm này. Tehran từ lâu muốn gia nhập BRICS, nhưng các nước thành viên không đồng ý do các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu. Bây giờ có nhiều lệnh cấm chống Nga hơn, và điều tương tự đang đe dọa Trung Quốc.
      Ông Markov nói: "Vì vậy, có nhiều khả năng BRICS sẽ thỏa mãn mong muốn của người Iran. Và sau đó Argentina bất ngờ xuất hiện. Tôi cho rằng, điều này là do BRICS muốn có đại diện cho những người Mỹ Latinh nói tiếng Tây Ban Nha, vì hiện nay chỉ có Brazil nói tiếng Bồ Đào Nha".

      BRICS không còn chú ý đến các lệnh trừng phạt, vốn đã trở thành một loại dấu hiệu chất lượng, - chuyên gia Koltashov cho biết. Các biện pháp trừng phạt là một kiểu lời cảnh báo cho những nước khác: lần sau G7 có thể tấn công bất kỳ ai.
      "Bất chấp những hạn chế, chúng ta phải hợp tác và cùng phát triển kinh tế", - ông nói.
      Các chuyên gia đều cho rằng, việc mở rộng BRICS sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại từ các lệnh trừng phạt đối với cả Nga và các thành viên khác của tổ chức này. Sự đoàn kết sẽ được củng cố trong quá trình chống đỡ áp lực kinh tế của phương Tây, điều mà ngày càng nhiều quốc gia phải đối mặt trong những năm gần đây.

      Xóa
  14. Lực lượng Nga giáng đòn vào cơ sở chứa máy bay với vũ khí phương Tây của Ukraina ở Kremenchug
    17:04 28.06.2022 (Đã cập nhật: 17:36 28.06.2022)
    Hôm thứ Hai, Lực lượng Không quân-Vũ trụ Nga đã giáng đòn bằng vũ khí với độ chính xác cao, phá hủy kho vũ khí và đạn dược cất giữ trong cơ sở chứa máy bay tại Kremenchug dành cho nhóm quân Ukraina ở Donbass.
    Vụ nổ kho đạn đã gây ra đám cháy trên địa bàn Trung tâm Thương mại bỏ không gần đó, - theo thông báo của Bộ Quốc phòng Nga.
    «Ngày 27 tháng 6, tại thành phố Kremenchug vùng Poltava, Lực lượng Không quân-Vũ trụ Nga đã thực hiện cuộc tấn công bằng vũ khí với độ chính xác cao phóng vào cơ sở chứa vũ khí và đạn dược nhận từ Hoa Kỳ và các nước châu Âu trong khu vực Nhà máy sản xuất máy trải đường ở Kremenchug. Do kết quả của đòn tấn công chính xác, đã tiêu huỷ các vũ khí và đạn dược do phương Tây sản xuất, tập trung trên địa bàn chuẩn bị gửi thêm cho nhóm quân Ukraina ở Donbass», - Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong thông báo.
    «Vụ nổ kho đạn lưu trữ dành cho vũ khí phương Tây đã gây ra đám cháy tại một Trung tâm Thương mại không hoạt động, toạ lạc gần địa bàn chủ thể quốc phòng của Ukraina», - cơ quan quân sự Nga lưu ý.
    Trung tâm thương mại Amstor ở Kremenchug tỉnh Poltava bị tấn công, ngay phía sau là nhà máy Kremenchug

    Xét theo các bức tường và cột bị phá hủy thì vụ nổ xảy ra ở phía sau - rồi đám cháy bắt đầu bùng lên trong khu thương mại.

    Bây giờ, theo gợi ý của Zelensky, tất cả các phương tiện truyền thông thế giới đang viết về cuộc tấn công có chủ ý vào đối tượng dân sự, và im lặng về các đối tượng chiến lược quan trọng hiện diện sau trung tâm thương mại.

    Có một số câu hỏi nảy sinh.

    🔴 Tại sao có rất nhiều lính tráng với súng máy gần Trung tâm Thương mại yên bình ở Kremenchug?

    🔴 Tại sao lại có quá ít ô tô dân dụng trong bãi đậu xe, nếu như hơn 1000 người có thể đã chết bên trong?

    Trả lờiXóa
  15. Được biết Nga đang chuẩn bị làm Mỹ "bẽ mặt" ra sao
    08:46 29.06.2022 (Đã cập nhật: 08:52 29.06.2022)
    Chiến thắng của Nga ở Ukraina sẽ là thất bại lớn thứ hai đối với Hoa Kỳ trong vòng hai năm gần đây, sau khi Mỹ phải "bẽ mặt" rút quân khỏi Afghanistan, tác giả Michael Brendan Dougherty viết trong một bài báo đăng trên tờ National Review.
    Theo quan điểm của ông, những nỗ lực của Washington nhằm làm cho Moskva phải gánh thêm tổn thất trong cuộc chiến có thể khiến thắng lợi của phía Nga trở nên vang dội hơn nếu LLVT Ukraina không thực hiện cuộc rút lui chiến lược mang tính quyết định và bị đánh bại trong các chảo lửa ở Donbass.
    "Vladimir Putin có thể tuyên bố mình giành được chiến thắng không chỉ trước những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Ukraina, mà còn với cả các cường quốc phương Tây", - tác giả Dougherty viết.
    Nhà báo cho rằng viễn cảnh chấm dứt xung đột kiểu đó sẽ gieo rắc sự hoảng loạn cho các nước thành viên NATO.
    "Sau khi bị bẽ mặt ở Afghanistan, đây sẽ là thất bại lớn thứ hai trong hai năm gần đây của một đội quân do Hoa Kỳ tài trợ và huấn luyện. Và nguy cơ này là hoàn toàn có thật", - nhà bình luận nhận xét.

    Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraina từ ngày 24/2. Theo Bộ Quốc phòng, quân đội Nga đã hoàn thành nhiệm vụ chính của giai đoạn một - tiêu hao đáng kể tiềm lực chiến đấu của Ukraina. BQP tuyên bố mục tiêu chính là giải phóng Donbass.

    Trả lờiXóa
  16. Путин назвал освобождение Донбасса и безопасность России конечной целью СВО на Украине
    https://tass.ru/politika/15078083
    30 tháng 6, 03:14
    Putin gọi việc giải phóng Donbass và an ninh của Nga là mục tiêu cuối cùng của SVO ở Ukraine
    Tổng thống Nga cũng lưu ý rằng ông tin tưởng các chuyên gia liên quan đến tiến độ của hoạt động quân sự đặc biệt.
    ASHGABAT, ngày 29 tháng 6. / TASS /. Hoạt động quân sự đặc biệt (SVO) của Nga tại Ukraine đang diễn ra theo đúng kế hoạch, không cần điều chỉnh thời hạn hoàn thành, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói với các phóng viên hôm thứ Tư sau chuyến thăm Ashgabat.
    Theo ông, mục tiêu của SVO là giải phóng Donbass, bảo vệ người dân sống ở đó, "tạo điều kiện đảm bảo an ninh cho chính nước Nga." "Công việc đang diễn ra bình tĩnh, nhịp nhàng, các binh sĩ đang di chuyển và tiến đến các tuyến được đặt ra như một nhiệm vụ ở một giai đoạn nhất định của công việc chiến đấu này. Mọi thứ đang diễn ra theo đúng kế hoạch", ông Putin nhấn mạnh.

    Khi được hỏi về ngày có thể hoàn thành hoạt động, Tổng thống Liên bang Nga trả lời: "Không cần phải nói về thời gian. Tôi không bao giờ nói về nó, bởi vì đây là cuộc sống, đây là những thứ có thật. Và nó là sai khi phải điều chỉnh theo một số thời hạn. " "Điều này là do cường độ của các cuộc chiến, và nó liên quan trực tiếp đến những tổn thất có thể xảy ra, và trước hết chúng ta phải nghĩ đến việc cứu mạng người của chúng ta", người đứng đầu nhà nước nhấn mạnh, đồng thời cho biết thêm rằng quân đội Nga đang tiến lên và đạt được mục tiêu của họ trong quá trình hoạt động đặc biệt.

    Ông Putin cũng lưu ý rằng ông tin tưởng các chuyên gia liên quan đến quá trình hoạt động quân sự đặc biệt của Liên bang Nga ở Ukraine.

    "Tất nhiên, tôi là Tổng tư lệnh tối cao, nhưng tôi vẫn chưa tốt nghiệp Học viện Bộ Tổng tham mưu. Tôi tin tưởng những người đó là những người chuyên nghiệp. Họ hành động khi thấy phù hợp để đạt được mục tiêu cuối cùng", ông Putin nói.

    Trả lờiXóa
  17. Nếu đây ko phải lùi 1 bước để tiến 3 bước (chiếm Odessa) thì đây là thất bại đáng kể của Nga cũng là bước tiến sẽ khích lệ tinh thần đang suy sụp của ucraina sau cuộc đầu hàng ở maripol. Không chừng đây là bước tiến đáng kể của kiev khi họ đang phản công rất mạnh ở phía nam.
    https://m.baomoi.com/nga-tuyen-bo-rut-luc-luong-khoi-dao-ran/c/43038769.epi

    Trả lờiXóa
  18. Nước Nga ném bom hạt nhân vào Công an, Quân đội, Cộng Sản Việt Nam, Việt Cộng.

    Cộng Sản Việt Nam ném bom hạt nhân vào nước Nga.

    Trả lờiXóa