Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Ba, 15 tháng 3, 2016

"SỰ THẬT Ở TRƯỜNG SA"- BÀI CỦA BÁO NHÂN DÂN TỪ NĂM 1988 VỀ GẠC MA

Lời dẫn: Như thông tin ở bài GẠC MA- BBC BAO GIỜ MỚI CHẤM DỨT SỰ XUYÊN TẠC BỊA ĐẶT? đã cho thấy các anh chị BBC và các bác dzận xĩ muổn chuyển tải đến bạn đọc thông tin rằng xưa nay Đảng Cộng sản và Nhà nước VN đớn hèn trước Trung Quốc nên đã cấm đoán báo chí viết về Gạc Ma khiến sự kiện Gạc Ma “không được nhiều người biết đến”? Chỉ đến bây giờ, thấy báo đăng công khai, BBC cho rằng Đảng CS và Nhà nước VN “đổi cách nhìn nhận”? Google.tienlang đã đưa ra các chứng cứ chứng minh BBC đã xuyên tạc bịa đặt.
Tiếp theo chủ đề này, hôm nay chúng tôi kính mời bạn đọc đọc lại bài SỰ THẬT Ở TRƯỜNG SA của Nhà báo Ngọc Đản đăng trên báo Nhân dân số ra ngày 24/3/1988. Và, trước sau như một, từ đó đến nay, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về sự kiện Gạc Ma ngày 14/3/1988 vẫn không hề có chút thay đổi: Đó là một tội ác ghê tởm của Trung Quốc. Đảng và Nhà nước ta không hề cấm đoán báo chí viết về Gạc Ma như các anh chị BBC và các bác dzận xĩ rêu rao bấy nay...
Lê Hương Lan
*********************************
SỰ THẬT Ở TRƯỜNG SA
          Cuộc tiến công bằng tàu khu trục, tên lửa của Trung Quốc vào ba tàu vận tải không có vũ khí tiến công của ta ở vùng đảo Sinh Tồn.
          Sự kiện ngày 14-3 xảy ra ở vùng đảo Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa – một vùng lãnh thổ của Tổ quốc ta ở xa đất liền nên chúng ta mới chỉ được nghe thông báo qua hệ thống thông tin. Chỉ có các cán bộ, chiến sĩ trên các tàu vận tải đã bị các tàu khu trục 502, 506 và 531 của Trung Quốc được trang bị tên lửa và pháo cỡ 100mm vô cớ tiến công, bắn chìm, mới biết rõ cụ thể sự việc xảy ra.
          Chúng tôi đã gặp nhiều cán bộ, chiến sĩ trên các con tàu vận tải mang số 604, 605 và 505 làm nhiệm vụ vận chuyền hàng hóa, lương thực, phương tiện sinh hoạt và trực tiếp bảo vệ đảo.
Ở trên các con tàu khác nhau nhưng tất cả mọi người đều kể lại diễn biến cuộc tiến công của các tàu chiến Trung Quốc một cách cụ thể, thống nhất cả về những tình tiết nhỏ.
Từ buổi chiều ngày 13-3, các làu vận tải của ta neo đậu ngay trước thềm các đào Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao thuộc vùng đảo Sinh Tồn. Từ đây, nhìn về hướng bắc hơi chếch sang phía đông thấy rõ đảo Sinh Tồn. Thời gian này, các tàu chiến Trung Quốc sau khi xâm phạm trái phép và đưa lực lượng quân sự lên hai bãi đá ngầm Chữ Thập và Châu Viên thuộc lãnh thồ của ta, tiếp tục gây khiêu khích, ngăn cản các tàu vận tải của ta, có lúc tàu chiến Trung Quốc bám đuôi và áp mạn tàu ta hăm dọa. Cậy thế tàu chiến, vũ khí hiện đại, chúng định đe dọa, làm nhụt ý chí cán bộ, chiến sĩ vùng đảo Trường Sa. Trên các con tàu nhỏ nhoi, chỉ có trang bị vũ khí bộ binh, cán bộ, chiến sĩ ta với tư thế là người chủ vùng đảo nén căm thủ, nhắc nhau tránh khiêu khích để hoàn thành nhiệm vụ. Đã hàng chục ngày đêm như thế, nên không   khí vùng đảo rất căng thẳng. Cán bộ, chiến sĩ trên các đảo dăm bảy   đêm liền chưa yên một giấc ngủ. Với những chiếc tàu vận tải loại nhỏ 50 - 60 tấn, các sĩ quan và thủy thủ của ta  đã vượt sóng gió cấp 5, cấp 6 đi lại hàng trăm hải lý. Trước âm mưu kẻ thù, với nhiệm vụ  nặng nề    được giao, không ai thấy mệt mỏi. Những đợt sóng lớn như muốn hất  nguợc con tàu lên đảo. Những chiếc nồi quân dụng vừa đổ nước, tàu bị sóng lắc mạnh, nước đồ cạn ráo. Lại thêm một bữa phải ăn lương   khô. Bấy giờ đã nhìn thấy những chiếc tàu chiến Trung Quốc lù lù xuất hiện ở phía tây và phía tây-nam vùng đảo.
Đêm 13-3, các con tàu vận tải của ta vẫn trấn giữ ở các đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Cán bộ, chiến sĩ không ai ngủ, dõi mắt chăm chú lọc màn đen và vệt sáng của sóng biển, quan sát hoạt động của tàu chiến Trung Quốc. Mệnh lệnh chỉ huy và hoạt động cùa các thủy thủ trên tàu sôi nổi làm cho họ thấy gắn bó với con tàu vả mong muốn trời chóng sáng để lên đảo làm nhiệm vụ.
Rạng sáng, khi những vệt đỏ tím của ánh sáng mặt trời từ phía đông rọi xuống trên sóng biển, các tàu chiến Trung Quốc lại tiếp tục khiêu khích. Ba chiếc tàu lớn của chúng án ngữ phía ngoài. Ba chiếc tàu chiến mang số 566, 553 và 552 của chúng áp sát các tàu vận tải của ta. Có lúc tàu 506, 502 mở hết tốc độ như muốn lao thẳng vào các tàu 604 và 505 của ta ở Gạc Ma và Cô Lin.
Lúc đó trên đảo Gạc Ma, các chiến sĩ ta đã giương cao lá cờ đỏ sao vàng, ra hiệu cho các tàu chiến Trung Quốc biết đây là vùng đảo thuộc chủ quyền Việt Nam.
Bất chấp luật pháp quốc tế và do cố ý dùng sức mạnh, các loại vũ khí hạng nặng trên các tàu chiến Trung Quốc đều chĩa vào các tàu vận tải của ta. Bị uy hiếp nghiêm trọng, các tàu của ta vẫn bình tĩnh, từ kiềm chế, tránh khiêu khích, nhưng bám trụ kiên cường.
Trên tàu 604, loại tàu “Đại Khánh” do Trung Quốc sản xuất, trọng tải 50 tấn, ta đã sử dụng hàng chục năm nay, đồng chí Thông, cán bộ chỉ huy đứng trước mũi tàu nhắc nhở chiến sĩ tỉnh táo không để mắc mưu khiêu khích của địch. Đồng chí ra lệnh, giọng vang át cả sóng biển:
- Tất cả không được nổ súng khi tôi chưa ra lệnh!
Có chiến sĩ chưa ra trận trước thử thách này trở nên bình tĩnh, tự tin. Số đông chiến sĩ trên tàu 604 quê ở Bình Trị Thiên. Anh em từ hồi còn là học trò đã biết Tường Sa xa xôi. Nay tận mắt thấy kẻ thù của vùng đảo. Trên tàu, các chiến sĩ không ai rời vị trí.
Thượng úy Uông Xuân Thọ, 27 tuổi, máy trưởng tàu 605 bám con tàu trên biển từ mồng 2 Tết đế nay. Anh Nguyễn Duy Hòa, 30 tuổi, thượng úy đài trưởng thông tin tàu 505. Các anh đều nhận được lệnh của người chỉ huy quyết tâm gắn bó với đảo, quyết không rời  đảo, vất chấp mọi hành động ngang ngược của địch.
Khiêu khích, đe dọa không làm cho cán bộ, chiến sĩ trên các tàu vận tải của ta nhụt chí, không ai mắc mưu chúng, tàu chiến số 502 của  Trung Quốc liền lao vào tàu vận tải 604 của ta. Con tàu 604 vẫn hiên ngang, không nhổ neo. Ngay phía sau tàu 604, một số cán bộ, chiến sĩ do thiếu úy Trần Văn Phương, trung đội trưởng thuộc đoàn Trườn Sa trực tiếp chi huy đang làm nhiệm vụ trên đảo có cắm lá cờ của Tổ quốc. Chủ quyền vùng đảo của chúng ta được khẳng định bằng chiếc tàu đang neo tại bến và các chiến sĩ trên đảo. Một phân đội nhỏ được lệnh xuống chiếc ghe nhỏ, chở hàng hóa, lương thực, thực phẩm vào bờ, không mang theo vũ khí.
   Điên cuồng trước thất bại uy hiếp tàu vận tải 604 của ta, từ trên chiếc tàu số 502, bọn chi huy Trung Quốc ra lệnh cho bọn lính chuyển xuống xuồng máy, tiến công vào đảo Gạc Ma. Có 71 tên do một tên cầm súng ngắn chỉ huy. Đứa nào cũng cắt tóc ngắn, lăm lăm súng AK đeo đầy băng đạn trước ngực, súng đã giương lê. Một số tên nhảy vào cắt dây từ chiếc tàu 604 của ta dùng để kéo chiếc ghe nhỏ chở các chiến sĩ. Chiến sĩ Lục xông vào nối dây, bị chúng đánh bằng súng AK vào đầu. Tên chỉ huy lăm lăm khẩu súng ngắn cùng hàng chục tên tràn lên bãi đảo của ta, nơi đã có lá cờ Tổ quốc Việt Nam và các chiến sĩ đoàn Trường Sa.
Quen thói hung hăng, chúng chĩa mũi súng vào Trần Văn Phương. Một số tên nói tiếng Việt trắng trợn gào thét: Đây là vùng đảo của Trung Quốc”. Phương và các chiến sĩ ta vừa lên tiếng trả lời: “Hãy bỏ súng xuống, không nên gây đổ máu!” Câu nói của Phương chưa dứt, một tên đã nhào vô hòng nhổ lá cờ đỏ sao vàng. Phương nhanh tay giằng lấy. Nguyễn Văn Lanh, binh nhất, 22 tuổi lao lên giữ cờ. Một tên lính Trung Quốc cao to, giữ chiếc máy bộ đàm nhỏ trên tay nắm ngay chiếc xà beng của chiến sĩ ta để trên đảo, từ phía sau lao xả vào lưng Lanh. Anh kịp tránh. Phương giữ chặt lá cờ Tổ quốc thì bị một tên khác bắn xả vào anh một loạt đạn AK. Trần Văn Phương ngã xuống. Nguyễn Văn Lanh vừa đánh bật khẩu súng ngắn trên tay tên chỉ huy thì một tên lính khác dùng lưỡi lê đâm thẳng vào phía sau lưng Lanh, trệch vào bả vai bên trái. Nó bắn tiếp viên đạn AK vào Lanh, trúng sát vết lê đâm. Anh gục xuống trong đống máu đỏ.
Lúc đó vào khoảng 7 giờ 45 phút, chiếc tàu chiến 502 của quân Trung Quốc ở cách khoảng 400 mét dùng pháo 100 mm nã đạn thẳng và đài chỉ huy, vào khoang máy, rồi khoang thủy thù của tàu vận tải 604 chúng ta. Một tội ác ghê tởm, bất ngờ, vô cùng dã man. Tàu 604 của ta bị cháy, chúng còn quay nòng pháo bắn tiếp hàng loạt đạn vào phía trước, phía sau con tàu. Chỉ có một số ít cán bộ, chiến sĩ trên con tàu kịp nhảy xuống biền, bơi vào bờ đảo.


Một kế hoạch tiến công trắng trợn đã được chuẩn bị sẵn. Cùng lúc đó, các tàu chiến số 502, 556 và chiếc 502 đều dùng pháo lớn bắn tới tấp vào các tàu vận tải 505 và 605 của ta đang neo đậu ở bờ đảo Cô lin và Len Đao. Chiếc tàu khu trục 556 bắn vào tàu vận tải 605 của ta ở cự ly chưa đầy 350 mét.
Sự thật tội ác của quân Trung Quốc ở vùng đảo Trường Sa là như vậy. Cán bộ, chiến sĩ trên các tàu vận tải của ta đã chấp hành nghiêm túc mệnh lệnh của cấp trên, quyết tâm giữ vững vùng đảo thân yêu của Tổ quốc, không nổ súng trước để mắc mưu gây chiến của kè thù. Nhưng tội ác của chúng đã vượt lên khỏi mọi đạo lý thông thường, mọi pháp luật quốc tế. Chiếc tàu vận tải 505 bị bắn cháy, hôm nay vẫn nằm trên đảo Cô Lin, các chiến sĩ ta đang có mặt ở đảo Len Đao, dấu vết của cuộc chiến đấu trên đảo Gạc Ma, nơi có lá cờ Tổ quốc chúng ta cắm đầu tiên, nơi nhiều cán bộ, chiến sĩ ta anh dũng hy sinh vì nghĩa vụ bảo vệ vùng đảo yêu thương là những bằng chứng thực tế, nói lên hành động ngang ngược, tàn bạo của quân Trung Quốc.

Ngọc Đản
Báo Nhân Dân ngày 24/3/1988
----------------
6. GẠC MA- BBC BAO GIỜ MỚI CHẤM DỨT SỰ XUYÊN TẠC BỊA ĐẶT?

Một số bài liên quan khác:

11 nhận xét:

  1. KHÔNG!
    KHÔNG!
    KHÔNG! TÔI KHỒNG CÒN TIN ANH NỮA, BBC!

    Trả lờiXóa
  2. Tìm hiểu thực chất mỗi nước kiểm soát bao nhiêu đảo, đá, bãi... ở Trường Sa
    Ngày 13/52015, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng, David Shear, nói trước Ủy ban quan đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ: "Việt Nam có 48 tiền đồn; Philippines, 8; Trung Quốc, 8; Malaysia, 5, và Đài Loan, 1. "
    ........

    Danh sách các nước cùng với các vị trí trên quần đảo Trường Sa, được liệt kê dưới đây mang tính tham khảo, bao gồm chiếm đóng và kiểm soát, có người hoặc không, nguồn có thể và chưa thể kiểm chứng. Số liệu được thu thập từ Hoangsa.org, wiki Việt, Anh, TQ.

    Việt Nam kiểm soát
    1.Đảo An Bang Amboyna Cay
    2. Đảo Nam Yết Namyit Island
    3. Đảo Sinh Tồn Sin Cowe Island
    4. Đảo Sinh Tồn Đông Sin Cowe East Island
    5. Đảo Sơn Ca Sand Cay
    6. Đảo Trường Sa Spratly Island
    7. Đảo Song Tử Tây Southwest Cay
    8. Đá Cô Lin Collins Reef
    9. Đá Đông East (London) Reef
    10. Đá Lát Ladd Ree
    11. Đá Len Đao Lansdowne Reef
    12. Đá Lớn Discovery Great Reef
    13. Đá Nam South Reef
    14. Đá Núi Thị Petley Reef
    15. Đá Núi Le Cornwallis South Reef
    16. Đảo Phan Vinh Pearson Reef
    17. Đá Tây West (London) Reef
    18. Bãi Thuyền Chài Barque Canada Reef
    19. Đá Tiên Nữ Tennent Reef
    20. Đá Tốc Tan Alison Reef
    21. Đảo Trường Sa Đông Central (London) Reef

    22. Đá Phúc Sĩ Higgens Reef
    23. Đá Hà Tần Barque Canada Reef
    24. Bãi Nguyệt Sương Stag Shoal
    25. Đá Nhỏ Discovery Small Reef
    26. Đền Cây Cỏ Flora Temple Reef
    27. Bãi Chim Biển Owen Shoal
    28. Đá Sơn Hà Gent Reef
    29. Đá Nghĩa Hành Lovele Reef
    30. Bãi Chim Biển Owen Shoal

    31. Đá Tam Trung không có tên tiếng Anh
    32. Đá Núi Môn Maralie Reef
    33. Đá Nhám Grierson reef
    34. Đá Núi Môn Maralie Reef
    35. Đá Núi Cô Cay Marino
    36. Bãi Ngọc Điền Jubilee Bank
    37. Bãi Đăng Quang Coronation Bank
    38. Đá Vị Khê không có tên tiếng Anh
    39. Đá Nhạn Gia không có tên tiếng Anh
    40. Đá An Bình Ross Reef
    41. Fancy Wreck Shoal chưa có tên tiếng Việt

    Tổng cộng: 41 điểm.

    Bãi Ba Kè Bombay Castle
    Bãi Phúc Tần Prince of Wales Bank
    Bãi Quế Đường Grainger Bank
    Bãi Huyền Trân Alexandra Bank
    Bãi Phúc Nguyên Prince Consort Bank
    Bãi Tư Chính Vanguard Bank
    Bãi Đinh Kingston Shoal
    Bãi Đất Oriena shoal

    Chú thích: 8 bãi ngầm nằm trên thềm lục địa nên VN không liệt kê vào quần đảo Trường Sa, nơi có các nhà giàn và đang khai thác dầu.


    Philippines kiểm soát
    1. Đảo Bến Lạc West York Island
    2. Đảo Bình Nguyên Flat Island
    3. Đảo Loại Ta Loaita Island
    4. Đảo Song Tử Đông Northeast Cay
    5. Đảo Thị Tứ Thitu Island
    6. Đảo Vĩnh Viễn Nanshan Island
    7. Bãi An Nhơn Lankiam Cay
    8. Đá Cá Nhám Irving Reef
    9. Đá Công Đo Commodore Reef
    10. Bãi Cỏ Mây Second Thomas
    11. Đá An Nhơn Loaita Cay
    12. Bãi Cỏ Rong Reed Bank
    13. Bãi Loại Ta Nam Loaita Nan
    14. Đá Bắc North Reef
    15. Đá Hoài Ân Sandy Cay
    16. Bãi Núi Cầu Lys Shoal
    17. Bãi Tổ Muỗi Nares Bank
    18. Đá Mỏ Vịt Hirane Shoal
    19. Đá Long Điền Boxall Reef

    Tổng cộng: 19 điểm.
    Chú thích: ngoài ra Philippines kiểm soát 20 đá, bãi khác ở gần đất liền của Phi, không đưa vào vì VN không tuyên bố chủ quyền.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trung Quốc kiểm soát
      1. Đá Châu Viên Cuarteron Reef
      2. Đá Chữ Thập Fiery Cross Reef
      3. Đá Ga Ven Gaven Reefs
      4. Đá Lạc Gaven South Reef
      5. Đá Gạc Ma Johnson South Reef
      6. Đá Tư Nghĩa Hughes Reef
      7. Đá Vành Khăn Mischief Reef
      8. Đá Xu Bi Subi Reef
      9. Bãi Suối Ngà First Thomas Shoal
      10. Đá Ba Đầu Whitson Reef

      11. Bãi Hải Sâm Jackson Atoll
      12. Bãi Chóp Mao Sabina Shoal
      13. Đá Đức Hòa Empire Reef
      14. Đá Ken Nan McKennan Reef
      15. Đá Bình Khê Edmund Reef
      16. Đá Bình Sơn Hallet Reef
      17. Đá Bãi Khung Holiday Reef
      18. Đá Én Đất Eldad Reef
      19. Bãi Trăng Khuyết Half Moon Shoal
      20. Bãi Cái Mép Bombay Shoal

      Tổng cộng: 20 điểm.


      Malaysia kiểm soát
      1. Đá Én Ca Erica Reef
      2. Đá Hoa Lau Swallow Reef
      3. Đá Kỳ Vân Mariveles Reef
      4. Đá Sác Lốt Royal Charlotte
      5. Đá Suối Cát Dallas Reef
      6. Đá Kiêu Ngựa Ardasier Reef
      7. Bãi Thám Hiểm Investigator Shoal
      8. Đá Louisa Louisa Reef

      Tổng cộng: 8 điểm.
      Và 3 bãi cạn khác gần đất liền của Malaysia


      Đài Loan kiểm soát
      1. Đảo Ba Bình Itu Aba Island
      2. Bãi Bàn Than Ban Than Reef

      Tổng cộng: 2 điểm.
      Chú thích: Theo những nhà báo VN tác nghiệp ở Trường Sa ghi nhận thì bãi vẫn nằm trong vùng kiểm soát của Việt Nam, nhiều lần Đài Loan cắm cờ ở đây đều bị VN phá, dỡ .

      Không kiểm soát từ bất kỳ quốc gia nào:
      1. Đá Suối Ngọc Alicia Annie Reef
      2. Đá Lục Giang Hopps Reef
      3. Đá Văn Nguyên Jones Reef
      4. Đá Long Hải Livock Reef
      5. Đá An Lão Menzies Reef


      Diện tích tự nhiên một số đảo, bãi theo thứ tự:

      01.Lớn thứ nhất: đảo Ba Bình, 0.46 km2, từng có lính Pháp-Việt và trạm khí tượng, bị Tưởng Giới Thạch chiếm, từng có lính Việt ở đó trước Đài Loan
      02.Lớn thứ hai: đảo Thị Tứ, 0.37 km2 bị Philippines chiếm, trong khi đã từng có lính Việt từ thời Pháp, và sau đó lính Việt thời VNCH ở đó trước Phi
      03.Lớn thứ ba: đảo Bến Lạc, 0.186 km2 bị Philippines chiếm (Trước đó không biết có lính Việt nào không??)
      04.Lớn thứ tư: đảo Trường Sa, 0.13 km2 bây giờ là thủ phủ của quân đội VN trên quần đảo Trường Sa
      05.Lớn thứ năm: đảo Song Tử Đông, 0.127 km2 bị Philippines chiếm, từng có lính Việt ở đó trước Phi
      06.Lớn thứ sáu: đảo Song Tử Tây, 0.12 km2 đang là một pháo đài của quân đội VN
      07. Lớn thứ bảy: đảo Sinh Tồn, 0.08 km2, Việt Nam đóng quân
      08. Lớn thứ tám: đảo Vĩnh Viễn, 0.079 km2, Philippines chiếm giữ
      09.Lớn thứ chín: đảo Sơn Ca, 0.07km2, Việt Nam đóng quân
      10.Lớn thứ mười: đảo Loại Ta, 0.065km2 Philippines chíêm giữ, từng có lính Việt ở đó trước Phi
      11.Lớn thứ mười một: đảo Hoa Lau, 0.062km2 Malaysia chiếm
      12. Lớn thứ mười hai: đảo Nam Yết,0.053 km2 Việt Nam đóng quân
      13. Lớn thứ mười ba: đảo An Bang, 0.016km2, Việt Nam đóng quân
      14. Lớn thứ mười bốn: đảo Bình Nguyên, 0.0057km2, Philippines chiếm
      15.Lớn thứ mười lăm: đảo (cồn) An Nhơn, 0.0044km2, Philippines chiếm năm 1978 (Philippines gọi là đảo Panata, một số báo Việt Nam ghi nhầm tên Ponata nhưng đó chính là cồn An Nhơn)

      Lưu ý thêm:

      Theo nguồn wiki Trung Quốc, quần đảo Trường Sa có hơn 230 đảo nhỏ, cồn cát, rạn đá ngầm, bãi cát ngầm; đã đặt tên 192 điểm. Nếu theo con số của TQ thì các nước chiếm đóng và kiểm soát chưa tới phân nữa trên tổng số, còn lại là các đá bãi san hô ngầm chưa có nước nào kiểm soát.
      Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hầu hết đảo, đá, bãi... ở Biển Đông, kế đến là Việt Nam, tiếp nữa là Philippines...
      Tại quần đảo Trường Sa, Việt Nam là nước kiểm soát các điểm nhiều nhất, còn Trung Quốc là nước có diện tích lớn nhất do bồi đắp thêm.
      Nếu tính cả quần đảo Hoàng Sa thì hiên nay Trung Quốc là nước có số lượng nhiều nhất và tổng diện tích lớn nhất ở Biển Đông.
      --------
      Thợ Cạo tổng hợp
      http://nguoidongbang.blogspot.com/2015/05/tim-hieu-thuc-chat-moi-nuoc-kiem-soat.html

      Xóa
  3. Có thể thấy ngay là tác giả Ngọc Đản chưa đưa tin hoặc không biết việc các chiến sĩ công binh hải quân VN tay trong tay không tấc sắt đứng vòng tròn bảo vệ cờ Tổ quốc trên đảo Gạc ma và lính TQ xả đạn như mưa ,chiến sĩ hải quân VN ngã xuống dưới làn đạn bạo tàn ,từng người,từng người một ;vòng tròn sinh tử Gạc ma đỏ máu anh hùng!

    Những kẻ đã ra lệnh bắn vào những người lính công binh tay không tấc sắt để cướp đảo có chủ quyền là những tên tội phạm chiến tranh ,không thể có tên gọi khác được!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. dẹp rận xĩ văn lâm đê!

      Xóa
    2. Ở đây chúng nó chỉ thích mẹ hát con khen hay thôi,chúng thành một giàn đồng ca. chứ có ai nói thẳng nói thật ,nói có lý lẽ mà vẫn không đúng ý của chúng là chúng nhảy ngược lên ngay.Loại người này làm cho xã hội không bao giờ phát triển được

      Xóa
    3. Nặc 18:23 lạc hậu thời cuộc rồi đó,hãy mở VNexpres ra mà coi,ở đó có trích đoạn Clip lính TQ bắn như mưa vào các chiến sĩ công binh VN tay không xếp vòng tròn bảo vệ cờ đỏ sao vàng tại gạc ma ,bắn chìm tàu vận tải của hải quân VN ...Đọc cho kỹ đi bạn Nặc 18:23,kẻo mất cơm đó!

      Xóa
    4. Thằng Nặc 18:23 kia !
      Ý kiến của văn lâm bừng bừng khí thế anh hùng của dân Việt dù trước bọn bá quyền hung hãn vẫn hiên ngang gọi đích danh giặc cướp. mày có tư cách gì mà lên tiếng, bớ thằng Việt gian Trung Nam Hải !

      Xóa
    5. đã là rận thì ý kiến giờ bể gì của văn lâm, mạnh huỳnh đều là giả tạo và nên vứt thùng rác

      Xóa
  4. Trường sa là cái chi vậy các bạn ? tui chưa thấy ai nói nó là cái chi ! có ngon - bổ rẻ hông zậy ?

    Trả lờiXóa
  5. Cảm ơn Tiên lãng. Bây giờ tôi mới có dịp xem lại tài liệu này và có thể khẳng định rằng: Đây là tài liệu chính thức đáng tin cậy nhất về Gạc Ma, là luận cứ để để bác bỏ mọi thông tin sai trái của nhóm ông Lê mã Lương về "lệnh không cho nổ súng". Những người đã qua chiến đấu trong đó có ông Lương đều phải hiểu rằng khi đồng đội bị địch bắn ngay trước mắt mình 1 cách dã man thì người lính chiến KHÔNG THỂ KHÔNG BẮN dù đã có lệnh không cho nổ súng- đó là điều tất yếu. Anh Hoàng Kiền và các bạn CCB GẠC MA nên làm rõ ở thời điểm Phương và Lanh bị bắn thì lực lượng TA và ĐỊCH ở trên bãi cạn có bao nhiêu? hành động cụ thể của từng người lính 2 bên như thế nào (bắn, đâm, chém, giằng co, xô xát vv) trước khi tạo thành vòng tròn bảo vệ lá cờ? Nếu được như vậy mọi thứ sẽ MINH BẠCH SÁNG TỎ.

    Trả lờiXóa