Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2022

Đọc lại bài báo Mỹ đăng từ năm 2014: WASHINGTON CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ VỤ THẢM SÁT PHÁT XÍT Ở ODESSA

 

Trước khi đọc bài mới, mời bạn đọc xem lại các bài liên quan đã đăng trên Google.tienlang: 

Lời dẫn: Chiến tranh diễn ra ở Ukraina đã đang ở tháng thứ 8 và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Ở Việt Nam, các cơ quan báo chí lớn nhỏ đều cập nhật thông tin từng ngày về chiến sự ở Ukraina. Nhưng Google.tienlang cảm thấy kỳ cục là các cơ quan báo chí Việt Nam khi đưa tin hoặc bình luận về chiến sự ở Ukraina chủ yếu vẫn dựa vào thông tin từ các cơ quan tâm lý chiến của Mỹ nên không nhìn thấy tính chất chính/tà của cuộc chiến. Hầu hết các báo ở Việt Nam không thấy rằng cuộc chiến ở Ukrina thực chất là cuộc chiến giữa Mỹ với Nga; rằng Ukraina chỉ là công cụ để Mỹ sử dụng trong cuộc chiến này nhằm đánh quỵ nước Nga. Một số cơ quan báo chí Việt Nam lại còn cho rằng việc quy kết chế độ Kiev là Tân phát xít là không đúng sự thật, chỉ là do "Tuyên truyền của Putin".
Từ lý do trên, Google.tienlang mời bạn đọc tìm hiểu lại  bài báo Mỹ đăng từ năm 2014: WASHINGTON CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ VỤ THẢM SÁT PHÁT XÍT Ở ODESSA. Ai biết tiếng Anh, xin mời đọc bản gốc bài trên báo Mỹ đăng ngày 03/5/2014 với tiêu đề Washington responsible for fascist massacre in Odessa- Dịch: Washington chịu trách nhiệm về vụ thảm sát phát xít ở Odessa
******

Washington responsible for fascist massacre in Odessa- Dịch: Washington chịu trách nhiệm về vụ thảm sát phát xít ở Odessa
Ảnh chụp màn hình tiêu đề bài trên báo Mỹ
Chỉ có thể mô tả đó là một vụ thảm sát, 38 người hoạt động chống chính phủ bị giết hại vào thứ sáu, sau khi lực lượng do phát xít dẫn đầu đốt Trụ Sở Công Đoàn Odessa, nơi bị những người đối lập với chính phủ được Hoa Kỳ và phương Tây hậu thuẫn của Ukraina chiếm giữ.
Theo nhân chứng kể lại, một số người nhảy ra khỏi tòa nhà bốc cháy và sống sót bị các gã tân phát xít Right Sector quây quanh và đánh đập. Cảnh quay video cho thấy những người sống sót đẫm máu và đầy thương tích bị tấn công.
Sự tàn bạo nhấn mạnh tính chất bạo lực của cuộc đàn áp chống lại những người đối lập của chính phủ cánh hữu được các quyền lực phương Tây dựng lên ở Kiev cũng như sự ủng hộ của Hoa Kỳ và đồng minh, cuộc đàn áp tập trung chủ yếu vào khu vực nói tiếng Nga ở miền nam và đông Ukraina.
Khi vụ đụng độ Odessa nổ ra, Tổng thống Barack Obam, trong một cuộc họp báo chung của Nhà Trắng với Thủ tướng Đức Angela Merkel, đã xác nhận vụ tấn công quân sự của chính phủ không được bầu cử ở Kiev vào những người biểu tình đang chiếm giữ các tòa nhà công sở ở miền đông Ukraina.
Trái lại truyền thông phương Tây cố gắng che giấu những gì đang xảy ra ở Odessa – với hàng loạt các bản tin phát biểu rằng “hậu quả chính xác của sự kiện vẫn chưa rõ ràng” – rõ ràng là các vụ giết chóc tại thành phố cảng phía nam do những gã mang phù hiệu của Right Sectos thực hiện, phe tân phát xít đang giữ nhiều vị trí trong chính phủ Kiev, cùng với đảng chung lý tưởng Svoboda.
Trụ Sở Công Đoàn bị các phần tử thân Kiev đốt sau khi họ bao vây và đốt lều trại của những người hoạt động chống chính phủ, những lều trại này đã được dựng lên phía trước mặt tòa nhà trên quảng trường Kulikovo Field vài tuần trước. Tòa nhà bốc cháy sau khi một số người biểu tình chống chính phủ ẩn nấp trong đó.
Khi tòa nhà chìm trong lửa, những bức ảnh được đăng lên Twitter cho thấy người dân đu mình qua cửa sổ và ngồi trên mái hiên cửa sổ của một số tầng lầu, có lẽ là chuẩn bị nhảy xuống. Một số bức ảnh khác cho thấy các phần tử thân chính phủ hò reo trước đám cháy. Một số bình luận trên Twitter rằng “lũ bọ hung Colorado bị nướng chín ở Odessa”, đó là khái niệm dùng để ám chỉ những người hoạt động thân Nga mang dải băng Thánh George.
Ba mươi nạn nhân được tìm thấy tại các tầng của tòa nhà, có lẽ là bị ngạt khói. Theo cảnh sát địa phương, có tám người chết bị chết vì nhảy qua cửa sổ để thoát khỏi ngọn lửa. Chính quyền Ukraina nói tổng cộng có 43 người chết vào ngày thứ sáu ở Odessa và 174 người bị thương, trong số đó có 25 người đang trong tình trạng nguy kịch.
Bạo lực bắt đầu khi khoảng 1,500 người ủng hộ chính phủ Kiev, những người vừa mới đến thành phố, tập hợp tại quảng trường Sobornaya ở trung tâm Odessa. Được vũ trang bằng dây xích, gậy đánh bóng chày và mang khiên, họ diễu hành khắp thành phố, hô vang “Ukraina vinh quang”, “Kẻ thù phải chết”, và “Đâm Moskals” [ám chỉ Nga]”.
Odessa là một trong những thành phố ở đông nam Ukraina bị người biểu tình chiếm kể từ cuộc đảo chính tháng hai. Vào cuối tháng ba, hàng ngàn người tập hợp trong thành phố đối đầu với chính quyền được dựng lên sau cuộc đảo chính và yêu cầu một cuộc trưng cầu dân ý về chế độ tự trị.
Vụ thảm sát Odessa có số người chết lớn nhất kể từ khi chính phủ Ukraina, dưới sự thúc giục của chính quyền Obama, tái diễn tấn công quân sự trên quy mô toàn diện vào các cuộc biểu tình và chiếm giữ chống chính phủ.
Vào thứ sáu vừa qua, Tổng thống lâm thời Oleksandr Turchynov nói rằng nhiều người ly khai đã bị giết trong cuộc tấn công của chính phủ vào Slavyansk. Quan chức Kiev nói quân đội đã chiếm các trạm kiểm soát bao quanh thành phố 130,000 dân của phe nổi loạn trong một chiến dịch được bắt đầu trước lúc bình minh, ông ta bổ sung thêm là thành phố đã “bị bao vây chặt”
Mặc dù sử dụng trực thăng có gắn súng máy nhưng cuộc tấn công đã tạm ngưng, do sự chống cự tại địa phương. Vào chiều hôm qua, quân đội Ukraina bị chặn lại ở các làng Bylbasovka và Adreyevka, tại đó cư dân địa phương xếp hàng để thuyết phục và thúc giục họ ngừng tấn công.
Ở Andreyevka, khoảng 200 người tạo thành một hàng rào sống để chặn đoàn xe bọc thép và xe tải. Ở Bylbasovka, người dân hô to “Xấu hổ! Xấu hổ! Xấu hổ!” Ở gần thành phố Kramatorsk, người dân chặn các con đường với toa xe điện và xe bus nhằm ngăn không cho quân đội tiến vào.
Trong cuộc họp báo với Merkel, Obama đã đề cập trong báo cáo rằng hai máy bay trực thăng của Ukraina bị bắn hạ từ hỏa lực mặt đất. Ông ta trích dẫn các cáo buộc chưa được chứng thực của cơ quan tình báo Ukraina SBU là một máy bay trực thăng bị bắn bởi tên lửa tầm nhiệt, để làm bằng chứng cho sự can dự của quân đội Nga. Mặc dù vậy, vào buổi tối tờ New York Times khẳng định là không có bằng chứng cho thấy đó là tên lửa tầm nhiệt.
Cùng với về vũ khí của Obama, cuộc tấn công của quân đội của Kiev được ông ta hậu thuẫn cho thấy Hoa Kỳ và các đối tác châu Âu đang tạo ra các điều kiện cho một cuộc nội chiến và dụ chính của quyền Tổng thống Nga Vladimir Putin can thiệp, để tạo ra cái cớ áp đặt trừng phạt kinh tế và cho sự đối đầu của NATO với Nga.
Washington thúc ép cuộc tấn công mới chỉ một ngày sau khi chính phủ Kiev ngưng các cuộc tấn công, cho rằng chúng là “vô dụng” để chấm dứt sự chiếm đóng các tòa nhà, đã lan ra tại ít nhất 17 thành phố và thị trấn.
Putin tìm kiếm một sự trì hoãn với sức ép do Hoa Kỳ tạo ra bằng cách ký cái được gọi là thỏa thuận hòa bình với Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và Ukraina hai tuần trước đây, thỏa thuận kêu gọi chấm dứt chiếm đóng các tòa nhà và ngưng các kế hoạch tấn công quân sự. Các thỏa thuận đã bị Kiev và những người chống lưng cho họ xé bỏ. Hôm qua, người phát ngôn của Putin nói rằng “chiến dịch trả thù” của Ukraina đã phá hoại thỏa thuận.
Nga kêu gọi một cuộc họp khẩn cấp của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc vào thứ sáu để lên án các hành động của Ukraina. Đại sứ Nga, Vitaly Churkin, cảnh báo về “các hậu quả khôn lường” nếu chiến dịch quân sự tiếp tục, bị người đồng nhiệm Hoa Kỳ lên án, Samantha Power đã gọi cuộc tấn công là “cân xứng và hợp lý”
Power, người làm lên tên tuổi với các cuộc can thiệp thắng lợi của Hoa Kỳ vào Lybia và những nới khác với danh nghĩa “nhân quyền” và “bảo vệ thường dân”, tuyên bố rằng sự lo ngại của Nga về quy mô sự bất ổn là “tiêu cực và mơ hồ”.Ăn khớp với sự tuyên truyền của chính phủ Hoa Kỳ kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, bà ta nhanh chóng quy kết Nga là nguyên nhân của sự bất ổn.
Đó là Washington và đồng minh, đặc biệt là chính phủ Đức đã dàn xếp cuộc đảo chính của phe cực hữu vào tháng hai ở Kiev và sau đó lợi dụng phản ứng của Moscow, và người Ukraina nói tiếng Nga, để buộc tội Nga đe dọa Ukraina.
Đầu tư 5 tỷ USD vào quốc gia này để dựng lên chính phủ Kiev qua các chiến dịch bạo lực bán quân sự, giờ cáo buộc Nga, mà không có bằng bất cứ bằng chứng nghiêm túc nào, về những việc tương tự.
Cuộc tấn công ban đầu vào tháng trước của Ukraina bắt đầu sau khi giám đốc CIA John Brennan bí mật đến thăm Kiev. Sự thúc giục tiếp theo là chuyến viếng thăm của phó tổng thống Hoa Kỳ Joseph Biden.
Đó là bằng chứng về sự can dự của chính quyền Hoa Kỳ. Ngoại trưởng Nga nói những người nước ngoài nói tiếng Anh đã được trông thấy trong cuộc tấn công của quân độ Ukraina và Slavyansk vào thứ sáu, cần nhắc lại lời cáo buộc trước đây là Greystone, một nhà thầu quân sự Hoa Kỳ, đang hợp tác với quân đội Ukraina.
Mặt khác, chiến dịch của Hoa Kỳ dường như hướng tới việc ngăn chặn kế hoạch trưng cầu dân ý đòi quyền tự trị của những người chống chính phủ Kiev vào ngày 11 tháng 5. Thêm vào đó, cuộc bầu cử tổng thống Ukraina, theo kế hoạch là vào ngày 25 tháng 5, đối với các quyền lực phương Tây là phương tiện để hợp pháp hóa chính phủ đảo chính ở Kiev. Ứng cử viên tổng thống đang được khuếch trương rộng rã nhất, nhà tài phiệt tỷ phú Petro Poroshenko, kêu gọi Ukraina gia nhập NATO và đặt quốc gia dưới sự độc đoán của Liên Minh Châu Âu và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế.
Nhưng khi chính phủ Kiev thất bại trong việc đàn áp phe đối lập, Washington dường như muốn kích động sự đối đầu và sau đó cáo buộc Nga ngăn cản quá trình bầu cử tổng thống. Đáng chú ý là dưới danh nghĩa tập trận, quân đội Hoa Kỳ đang được triển khai tại các quốc gia vùng Baltic như Latvia, Lithuania và Estonia, cũng như Ba Lan, quân đội NATO cũng được đưa tới sát biên giới Nga.
Hoàng Ngân Thương Dịch và Giới thiệu
======

10 nhận xét:

  1. Biden tuyên bố sẽ tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ 2
    11:28 04.10.2022
    Theo nguồn tin được kênh truyền hình NBC trích dẫn, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nói rằng ông sẽ tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ 2. Tuyên bố trên được đưa ra trong cuộc trò chuyện với nhà hoạt động nhân quyền kiêm người dẫn chương trình Al Sharpton.
    Trước đó, Tổng thống Biden đã đề cập đến vấn đề này vào tháng 9. Al Sharpton đã thông báo với các nhân viên tổ chức phi lợi nhuận của mình sau đó.
    “Tôi sẽ làm điều này một lần nữa… Tôi sẽ làm", ông Biden nói, theo trích dẫn từ nguồn tin của tổ chức trên.

    Cũng theo kênh truyền hình, trước đó Tổng thống Biden hạn chế phát ngôn về việc tự ứng cử mặc dù những người ủng hộ ông đã lên tiếng về việc này.

    Theo khảo sát gần đây nhất của tờ Washington Post và kênh truyền hình ABC News thực hiện cho thấy, hơn một nửa số người ủng hộ Đảng Dân Chủ tại Hoa Kỳ phản đối việc ông Biden ứng cử trong cuộc bầu cử Tổng thống tiếp theo vào năm 2024.
    Sức khỏe của Tổng thống Mỹ
    Trước đây bác sĩ phóng xạ Nicole Safir, trong một bài báo viết cho tờ Daily Mail của Anh đã yêu cầu Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden phải đi kiểm tra về khả năng trí tuệ.
    Một nguyên nhân gần đây gây lo ngại về trạng thái tinh thần của Joe Biden là việc ông cố gắng nói chuyện với một nữ dân biểu đã chết trong một vụ tai nạn xe hơi vào tháng Tám.
    (Xem bài Nóng: BIDEN LẠI NÓI CHUYỆN VỚI …. MA!
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2022/09/nong-biden-lai-noi-chuyen-voi-ma.html)
    Nhà lãnh đạo Mỹ, năm nay tròn 80 tuổi, trở thành tổng thống Mỹ già nhất trong lịch sử. Các nhà phê bình liên tục buộc tội ông về tình trạng sa sút tinh thần, với lý do anh ta thường xuyên nói nhịuvà mắc sai lầm.
    Ví dụ một tuần trước, Biden không thể rời sân khấu nếu không có sự trợ giúp từ bên ngoài, còn trước đó ông gọi phó tổng thống Kamala Harris là tổng thống, nhầm lẫn tên các quốc gia và vấp ngã khi lên máy bay.

    Trả lờiXóa
  2. Châu Âu thất bại trong bài kiểm tra hiệu quả năng lượng
    05:27 04.10.2022
    Khu vực tư nhân của Đức tăng tiêu thụ khí đốt vào mùa thu bất chấp lời kêu gọi của chính phủ cắt giảm, Bloomberg viết.
    "Mặc dù tích cực nhập khẩu LNG để thay thế khí đốt của Nga, châu Âu cần phải giảm đáng kể lượng tiêu thụ khí đốt... Nguồn cung bổ sung sẽ không đủ", - tác giả Javier Blas cho biết.

    Bài báo lưu ý sự sụt giảm nhiệt độ đáng chú ý đầu tiên vào mùa thu năm nay là một thử nghiệm mà người châu Âu không thể chịu đựng được.
    "Các hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ của Đức - cái được gọi là khu vực tư nhân - đã tăng nhu cầu khí đốt lên 14,5% so với mức trung bình 5 năm qua", - tác giả viết.
    Kỳ thi tiết kiệm năng lượng
    Theo ông, "nếu Châu Âu là một học sinh, bạn có thể nói tuần trước có một kỳ thi về tiết kiệm năng lượng, và đã trượt."
    Trước đó, Sputnik đưa tin, theo Thủ tướng Hy Lạp, EU sẽ không thể thay thế khí đốt từ Nga trong thời gian tới.

    Trả lờiXóa
  3. Chính quyền vùng Kherson: Những nỗ lực thay đổi hiện trạng mới của vùng sẽ sụp đổ
    13:25 04.10.2022
    MATXCƠVA (Sputnik) - Vùng Kherson sẽ mãi mãi là một phần không thể tách rời của Liên bang Nga, mọi nỗ lực nhằm thay đổi hiện trạng này sẽ thất bại, Kirill Stremousov, Phó trưởng ban quản lý vùng Kherson cho biết.
    Trước đó, Vladimir Zelensky, trong thông điệp video đăng trên kênh Telegram của mình, nói rằng Ukraina sẽ lấy lại các vùng lãnh thổ phía đông và phía nam của mình.
    "Chúng tôi đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý phù hợp với tất cả các chuẩn mực và yêu cầu của luật pháp quốc tế. Đây là ý nguyện của người dân. Giờ đây, chúng tôi là một phần không thể tách rời của Liên bang Nga và đó là dấu chấm hết. Mọi nỗ lực từ bên ngoài nhằm thay đổi tình trạng này chắc chắn sẽ sụp đổ”, - ông Stremousov nói với Sputnik.
    Theo ông, những tuyên bố của Zelensky chỉ là hư cấu, vì văn bản mà ông xướng đọc là do các giám tuyển phương Tây viết sẵn cho ông.
    "Đây chỉ là một cái đầu biết nói, lời văn không tương ứng với những gì ông ta nghĩ. Ông ta chỉ là một con rối không đưa ra bất kỳ quyết định nào và ông ta không liên quan gì đến người dân Ukraina", - ông Stremousov nói.
    Kết quả trưng cầu dân ý
    Các cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề gia nhập Nga đã được tổ chức từ ngày 23 đến ngày 27 tháng 9 tại Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk, cũng như ở các khu vực Kherson và Zaporozhye. Theo kết quả xử lý 100% phiếu bầu ở DNR, 99,23% những người đã bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Liên bang Nga, ở LNR - 98,42%, ở vùng Kherson - 87,05%, ở vùng Zaporozhye - 93,11%. Đại diện một số nước phương Tây, trong đó có EU, cho biết không công nhận kết quả cuộc trưng cầu dân ý. Đồng thời, các quan sát viên quốc tế, bao gồm cả những người từ các nước EU, đã theo dõi cuộc trưng cầu dân ý và xác nhận về việc người dân thể hiện ý chí tự do của mình.

    Trả lờiXóa
  4. BQP Nga chiếu đoạn video về cuộc tấn công chính xác của pháo binh vào một cụm thiết bị của Ukraina
    14:28 04.10.2022
    Bộ Quốc phòng Nga đã công bố đoạn phim về một quả đạn do lính dù bắn vào một cụm phương tiện của Ukraina.
    Đoạn video mô tả: "Pháo binh của Lực lượng Dù, sử dụng máy bay quadrocopter, đã phát hiện ra các vị trí của Lực lượng vũ trang Ukraina và tiêu diệt nhân lực và thiết bị của đối phương bằng một cuộc tấn công hỏa lực lớn".
    Cảnh quay trên không cho thấy thời điểm quả đạn pháo bắn trúng một cụm thiết bị quân sự của Ukraina.
    Theo Bộ Quốc phòng Nga, đã tiêu diệt được một số lượng lớn quân nhân Ukraina, 5 xe tăng, 6 xe chiến đấu bộ binh, 23 xe chiến đấu bọc thép và 11 xe cơ giới.

    Trả lờiXóa
  5. Гендиректор ЗАЭС признался в сотрудничестве с СБУ
    https://ria.ru/20221004/zaes-1821308822.html
    01:45 04.10.2022
    Tổng giám đốc Zaporozhye NPP Murashov bị trục xuất khỏi khu vực do làm việc cho SBU
    MOSCOW, ngày 4 tháng 10 - RIA Novosti. Tổng giám đốc của Zaporizhzhya NPP, Igor Murashov, thừa nhận rằng ông đang truyền thông tin cho Kiev về những gì đang xảy ra tại nhà ga, nhận ra rằng cuộc pháo kích đến từ quân đội Ukraine, ông đã kể về điều này trong một câu chuyện độc quyền trên Rossiya 24 Kênh truyền hình.
    “Tôi đã liên lạc với viên chức SBU qua các sứ giả tức thời, bản chất của cuộc giao tiếp là tôi đã truyền tải thông tin về tình hình hiện tại của nhà máy điện hạt nhân,” Murashov nói.

    Như đã báo cáo trong câu chuyện, tổng giám đốc của ZNPP đã bị trục xuất đến lãnh thổ do Ukraine kiểm soát với cáo buộc "thực hiện các hoạt động nhằm làm mất uy tín của chính quyền Liên bang Nga."
    Anh ta cũng thừa nhận rằng anh ta đã nhận thức được hậu quả của việc pháo kích vào nhà ga.
    "Tất cả những thiệt hại này có thể dẫn đến trường hợp khẩn cấp, rất có thể cuộc pháo kích được thực hiện từ phía tàu Dnepr , từ phía Ukraine - từ các thành phố Nikopol và Marganets. Các nhân viên của nhà máy điện hạt nhân đang gặp nguy hiểm và tiếp tục Ông Murashov nói.
    Zaporozhye NPP nằm ở bờ trái của Dnepr. Đây là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất ở Châu Âu về số lượng tổ máy và công suất lắp đặt . Kể từ tháng 3, nhà ga đã được quân đội Nga canh gác. Theo Bộ Ngoại giao, điều này là cần thiết để ngăn chặn sự rò rỉ của các vật liệu hạt nhân và phóng xạ. Quân đội Ukraine tiếp tục thường xuyên nã pháo vào Energodar , những ngôi làng xung quanh và lãnh thổ của ZNPP tiếp giáp với thành phố.
    Đầu tháng 9, một phái bộ của IAEA do Tổng giám đốc Rafael Grossi đứng đầu đã đến ZNPP . Trưởng phái đoàn của " Rosatom " và các nhân viên của trạm đã dẫn đầu phái đoàn của IAEA đi qua lãnh thổ của mình và chỉ ra các khu vực bị ảnh hưởng bởi các cuộc pháo kích của quân đội Ukraine. Hai nhân viên của cơ quan vẫn làm việc tại ZNPP trên cơ sở lâu dài. Theo kết quả của chuyến thăm của phái bộ, IAEA đã công bố một báo cáo trong đó xác nhận thực tế về việc nhà ga bị pháo kích.

    Trả lờiXóa
  6. So sánh suy thoái hiện nay và Đại suy thoái 1930
    Kiều Oanh

    Chỉ có Đại suy thoái 1930 mới xứng tầm được đem ra so sánh với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay
    Dòng người xếp hàng chờ phát đồ cứu trợ những năm 1930 tại Mỹ.
    Dòng người xếp hàng chờ phát đồ cứu trợ những năm 1930 tại Mỹ.
    Cho dù kinh tế Mỹ được dự báo sẽ phục hồi vào cuối năm nay, người Mỹ vẫn chưa thể hoàn toàn thoát khỏi nỗi lo Đại suy thoái 1930 sẽ lặp lại.

    Đám mây đen đang vần vũ trên bầu trời nước Mỹ không chỉ là tỷ lệ thất nghiệp 8,1% và khoản sụt giảm 13.000 tỷ USD giá trị thị trường địa ốc và chứng khoán kể từ giữa năm 2007. Đó còn là tâm trạng bất an về việc nền kinh tế này đang rơi vào một hố suy thoái sâu mà việc thoát ra khỏi đó sẽ không phải là một việc dễ dàng.

    Sự sợ hãi này có thể chỉ là thừa. Nhưng tới khi người ta nhận ra điều đó, chính nỗi sợ này có thể khiến sự bi quan gia tăng, thúc đẩy các công ty và người tiêu dùng găm giữ tiền mặt, làm kinh tế Mỹ thêm yếu đi.

    Rất nhiều cái khác…

    Với quy mô và tính chất nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng hiện nay, chỉ có một cuộc khủng hoảng khác trong lịch sử được xem là xứng tầm để đem ra so sánh. Đó là Đại khủng hoảng 1930. Tuy nhiên, người đứng đầu Hội đồng Cố vấn kinh tế của Tổng thống Mỹ Barack Obama, bà Christina Romer, cho rằng, sự so sánh này là không hợp lý.

    Những năm 1930 đã quá xa so với ngày nay. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ vào năm 1933 là 25%. Ở điểm đáy của cuộc khủng hoảng khi đó, GDP của nước này giảm 25% so với mức đỉnh vào năm 1929. Tuy nhiên, hiện tại, kinh tế Mỹ mới chỉ suy giảm khoảng 2% so với mức đỉnh gần nhất.

    Thêm vào đó, Đại khủng hoảng đã khiến nước Mỹ thay đổi quan điểm, chính sách và hệ thống thể chế. Nỗi cực khổ của người dân vì khủng hoảng chắc chắn không thể lặp lại. “Người lao động Mỹ những năm 1930 đã hầu như không được hưởng mạng lưới an sinh xã hội như hiện nay”, bà Romer nói.

    Cho tới tận năm 1935, nước Mỹ với có bảo hiểm thất nghiệp liên bang. Thống kê gần đây nhất cho thấy, hiện có 32 triệu người Mỹ được nhận tem thực phẩm (food stamp) và 49 người được hưởng hỗ trợ y tế (Medicaid). Vào thập niên 1930, nước Mỹ không hề có những chính sách này.

    Chính phủ Mỹ hiện nay cũng phản ứng mau lẹ và quyết liệt hơn trước khủng hoảng. Cũng theo bà Romer, vào những năm 1930, mặc dù Tổng thống Franklin Roosevelt thực hiện nhiều chương trình Chính sách kinh tế-xã hội mới (New Deal), nhưng các biện pháp tài khóa được sử dụng rất hạn chế.

    Những khoản chi tiêu Chính phủ tăng thêm này chỉ đủ để bù lại tác động của những khoản tăng thuế mà Tổng thống tiền nhiệm Herbert Hoover ra quyết định. Thâm hụt ngân sách liên bang chỉ tăng từ mức 4,5% vào năm 1933 lên mức 5,9% vào năm 1934, một mức tăng không nhiều.

    Nhưng nay thì khác, trong năm tài khóa 2009, thâm hụt ngân sách liên bang Mỹ được dự kiến sẽ lên tới 12,3% GDP từ mức 3,2% năm 2008. Một phần của sự thâm hụt gia tăng phản ánh những “tác nhân bình ổn kinh tế tự động” (việc chính phủ tăng chi tiêu và giảm thuế cho dân khi tăng trưởng kinh tế đi xuống) cũng như gói kích thích kinh tế khổng lồ 787 tỷ USD của Tổng thống Obama.

    Ngoài ra, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng đã hạ lãi suất cơ bản đồng USD về mức 0-0,25% và tiến hành hàng loạt biện pháp khác như mua vào trái phiếu Chính phủ và trái phiếu địa ốc trên thị trường mở để thúc đẩy hoạt động tín dụng.

    Những biện pháp quyết liệt của Chính phủ Mỹ sẽ giúp đẩy mạnh những cơ phục hồi thông thường của nền kinh tế. Những cơ chế này bao gồm việc, khi nhu cầu bị kìm hãm tới một mức độ nào đó, áp lực chi tiêu nhiều hơn của người dân và doanh nghiệp sẽ tăng lên. Một khi các khoản nợ đã được trả bớt, gánh nần nợ nần giảm xuống, hoạt động chi tiêu vì thế sẽ tăng lên. Lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp vì thế cũng được giải phóng, mở đường cho việc tăng sản lượng trở lại.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. …và rất nhiều điểm tương đồng

      Vậy có phải chắc chắn không có chuyện Đại suy thoái sẽ chỉ là chuyện của quá khứ? Câu trả lời là có thể không, mà cũng có thể có. Thậm chí một số học giả chuyên nghiên cứu về Đại khủng hoảng, những người từng phủ nhận về sự lặp lại của thời kỳ đen tối những năm 1930, cũng đang trở nên kém lạc quan hơn.

      “Không may, sự tương đồng giữa thời kỳ hiện nay và Đại khủng hoảng đang có xu hướng gia tăng từng ngày”, nhà sử học kinh tế Barry Eichengreen thuộc Đại họ California nói. “Trước đây, tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ có lúc mình phải nói ra điều này”, ông Eichengreen thừa nhận.

      Nhà kinh tế học Gary Richardson thuộc Đại học California thì cho rằng: “Từ năm 1930 tới nay, chưa có lần suy thoái nào giống Đại khủng hoảng như lần này”.

      Một trong những điểm tương đồng giữa hai cuộc khủng hoảng là tính chất toàn cầu. Vào những năm 1930, chế độ bản vị vàng đã trở thành cơ chế truyền dẫn khủng hoảng từ nước này sang nước khác. Chính phủ các nước khi đó đã tăng lãi suất để bảo vệ dự trữ vàng của mình. Tình trạng thắt chặt tín dụng leo thang, sản xuất và thương mại vì thế mà ngưng trệ, tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt theo.

      Hiện nay, các nhà đầu tư và các ngân hàng trên toàn cầu là đối tượng làm khủng hoảng lây lan khắp thế giới. Nếu các nhà đầu tư chịu thua lỗ ở một quốc gia nào đó, họ có thể bán tháo cổ phiếu và trái phiếu ở các quốc gia khác để huy động tiền mặt. Khi các ngân hàng giảm bớt nợ vay, họ cũng đồng thời giảm cho vay và giảm việc đầu tư ở nhiều quốc gia.

      Hậu quả của hai cuộc khủng hoảng cũng có nhiều nét tương tự. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), trong thời gian 1 năm kết thúc vào cuối quý 4/2008, sản lượng công nghiệp toàn cầu giảm 20% so với trong thời gian 1 năm kết thúc vào cuối quý 3. Cũng theo WB, thương mại thế giới năm nay có thể có mức sụt giảm mạnh nhất trong vòng 80 năm trở lại đây.

      Ngân hàng này còn cho rằng, nếu các nước đang phát triển không xoay được khoản vay ít nhất 270 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng tại các nền kinh tế này sẽ lao dốc, gây tác động tiêu cực tới các quốc gia phát triển lấy đó làm thị trường xuất khẩu. Suy thoái giống như một vòng luẩn quẩn mà các nước khó thoát ra.

      Vào thập niên 1930, các dòng chảy tín dụng cũng cạn khô trên phạm vi toàn cầu. Một điểm tương tự nữa là những cuộc tranh cãi nảy lửa về việc ai là “tội đồ” gây ra khủng hoảng, và cách thức giải quyết khủng hoảng.

      Chính quyền của Tổng thống Obama muốn châu Âu và Nhật Bản có những gói kích thích kinh tế lớn hơn. Nhưng châu Âu đã bác bỏ lời đề nghị này của phía Mỹ. Nước Mỹ cũng muốn Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho vay các nước nghèo nhiều hơn nữa. Những tranh cãi này có thể châm ngòi cho sự bùng nổ của chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa dân tộc trong kinh tế.

      Xét cho cùng, dự báo vẫn chỉ là dự báo. Không ai có thể biết chắc được khi nào giai đoạn suy thoái này sẽ kết thúc, hay liệu những lực lượng đẩy nền kinh tế thế giới đi xuống liệu sẽ chịu khuất phục trước những lực lượng đẩy nền kinh tế lên.

      Tuy nhiên, điều đáng sợ nhất lúc này có lẽ chính là nỗi sợ hãi. Vì lo sợ những diễn biến xấu nữa có thể xảy đến, người dân và các doanh nghiệp không chỉ ở Mỹ và nhiều quốc gia khác đang nỗ lực tự bảo vệ mình bằng cách găm giữ tiền mặt và giảm chi tiêu. Họ vẫn hy vọng điều tốt đẹp nhất xảy ra, nhưng chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.

      Có lẽ, chỉ khi nào người ta chấm dứt nỗi lo về Đại suy thoái, cuộc khủng hoảng này mới có thể chấm dứt được.

      (Theo Newsweek)

      Xóa
  7. В Кремле прокомментировали отказ Киева от диалога с Москвой
    https://ria.ru/20221004/ukraina-1821391160.html
    13:03 04.10.2022
    Điện Kremlin bình luận về việc Kyiv từ chối đối thoại với Moscow
    Peskov: Sau khi Zelensky từ chối đàm phán, chúng tôi sẽ đợi tổng thống tương lai của Ukraine
    MOSCOW, ngày 4 tháng 10 - RIA Novosti. Thư ký báo chí của Tổng thống Liên bang Nga Dmitry Peskov cho biết, đối với các cuộc đàm phán với Ukraine, người ta sẽ phải chờ đợi sự thay đổi vị trí của tổng thống đương nhiệm của nước này, Vladimir Zelensky, hoặc người kế nhiệm của ông.
    Trước đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ký sắc lệnh thi hành quyết định của Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia ( NSDC ) Ukraine về việc không thể tổ chức đàm phán với Tổng thống Nga Putin .
    "Chà, bây giờ chúng ta có thể nói gì? Bây giờ chúng ta sẽ chờ tổng thống đương nhiệm thay đổi vị trí của mình, hoặc chúng ta sẽ chờ đợi tổng thống tương lai của Ukraine, người sẽ thay đổi vị trí của mình vì lợi ích của người dân Ukraine", Peskov nói , bình luận về quyết định này của Tổng thống Ukraine.

    “Không, cần có hai bên đàm phán,” Peskov nói, trả lời câu hỏi liệu một hoạt động quân sự đặc biệt có thể kết thúc bằng việc thông qua một văn bản nào đó mà không có sự tham gia của Kyiv hay không.
    Ông nói rõ rằng ngay từ đầu, ngay cả trước khi có NWO, phía Nga đã ủng hộ việc đạt được các điều kiện do Liên bang Nga đưa ra bằng cách đảm bảo "các phương tiện hòa bình, ngoại giao, đàm phán."

    Trả lờiXóa


  8. 03:20 04.10.2022
    Elon Musk đáp lại những lời của Zelensky về việc ủng hộ Ukraine và Nga
    Elon Musk đã trả lời Vladimir Zelensky trên Twitter, kêu gọi anh ta tránh một mối đe dọa cho toàn thế giới
    WASHINGTON, ngày 4 tháng 10 - RIA Novosti. Doanh nhân và tỷ phú người Mỹ Elon Musk đã trả lời Vladimir Zelensky trên Twitter, kêu gọi ông tránh mối đe dọa lớn đối với toàn thế giới do cuộc xung đột với Nga.
    Hôm thứ Hai, Musk viết rằng ông nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine trong trường hợp xảy ra chiến tranh toàn diện với Nga, đồng thời kêu gọi các bên hòa bình. Ông cũng đưa ra tầm nhìn của mình về việc giải quyết xung đột ở Ukraine. Kế hoạch này kêu gọi "bỏ phiếu lặp lại trong các khu vực sáp nhập dưới sự giám sát của Liên hợp quốc , " giữ Crimea "là một phần chính thức của Nga, như nó đã có từ năm 1783 (trước sai lầm của Khrushchev)," đảm bảo cung cấp nước của Crimea và tình trạng trung lập cho Ukraine.
    Để đáp lại các ấn phẩm của mình, Zelensky đã đưa ra một cuộc thăm dò giữa những người dùng, hỏi họ thích Elon Musk nào hơn - "người ủng hộ Ukraine hoặc Nga."
    “Tôi vẫn rất ủng hộ Ukraine, nhưng tôi tin rằng một cuộc chiến leo thang lớn sẽ dẫn đến thiệt hại lớn cho Ukraine và có thể cho cả thế giới,” Musk viết trong một bình luận cho bài đăng của Zelensky.
    Trước đó, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev đã bình luận một cách mỉa mai về những lời lẽ của Musk liên quan đến Ukraine, lưu ý rằng ông "xứng đáng với một cấp bậc sĩ quan phi thường", nhưng "đã giải mã nó sớm".
    Đến lượt người đứng đầu phe LDPR , Leonid Slutsky, nói rằng Musk, với kế hoạch giải quyết tình hình ở Ukraine, đã phá vỡ mọi khuôn mẫu trong chính sách của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

    Trả lờiXóa
  9. В Кремле прокомментировали инициативу Маска по Украине
    https://ria.ru/20221004/mask-1821390778.html
    13:02 04.10.2022
    Điện Kremlin bình luận về sáng kiến ​​của Musk về Ukraine
    Phát ngôn viên Peskov của Putin cho biết sáng kiến ​​về Ukraine của Musk đã khiến nhiều người tỉnh táo.
    MOSCOW, ngày 4 tháng 10 - RIA Novosti. Rất tích cực khi một người như doanh nhân người Mỹ, đồng thời là người sáng lập Tesla và SpaceX, Elon Musk, đang tìm cách giải quyết hòa bình tình hình xung quanh Ukraine, không giống như nhiều nhà ngoại giao chuyên nghiệp, ông ấy “vẫn đang cố gắng tìm cách để đạt được hòa bình. ", người phát ngôn Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho biết.
    "Trên thực tế, rất tích cực khi một người như Elon Musk đang tìm cách thoát khỏi tình huống này một cách hòa bình", Peskov nói với các phóng viên hôm thứ Ba.
    Ông nói thêm rằng Nga ngay từ đầu "đã để các điều kiện của mình được thực hiện thông qua các cuộc đàm phán." Không giống như nhiều nhà ngoại giao chuyên nghiệp, Elon Musk "vẫn đang cố gắng tìm cách để đạt được hòa bình", trong khi việc đạt được hòa bình mà không đáp ứng các điều kiện của Nga là không thể, Peskov lưu ý.
    "Rất nhiều ý kiến ​​đáng được quan tâm ở đó. Về việc tổ chức trưng cầu dân ý, người dân đã phát biểu ý kiến ​​của họ. Và không thể có gì khác ở đây ... Nhưng, tôi nhắc lại một lần nữa, thực tế là rất tích cực", thư ký báo chí của người đứng đầu của trạng thái được chỉ định.
    Peskov nhấn mạnh rằng “những người như vậy đang cố gắng suy nghĩ một cách logic về những gì có thể làm để chuyển sang một hướng hòa bình”. Đồng thời, những phản ánh này "được chia thành các quyết định như vậy" như quyết định của Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky về việc không thể tiếp tục bất kỳ cuộc đàm phán nào với Tổng thống Nga Vladimir Putin , ông lưu ý.
    Trước đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ký sắc lệnh thi hành quyết định của Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia ( NSDC ) Ukraine về việc không thể tổ chức đàm phán với Tổng thống Nga Putin.
    Hôm thứ Hai, Musk viết rằng ông nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine trong trường hợp xảy ra chiến tranh toàn diện với Nga, đồng thời kêu gọi các bên hòa bình. Ông cũng đưa ra tầm nhìn của mình về việc giải quyết xung đột ở Ukraine. Kế hoạch này kêu gọi "bỏ phiếu lặp lại trong các khu vực sáp nhập dưới sự giám sát của Liên hợp quốc , " giữ Crimea "là một phần chính thức của Nga, như nó đã có từ năm 1783 (trước sai lầm của Khrushchev)," đảm bảo cung cấp nước của Crimea và tình trạng trung lập cho Ukraine. .
    Để đáp lại các ấn phẩm của mình, Vladimir Zelensky đã đưa ra một cuộc thăm dò giữa những người dùng, hỏi họ thích Elon Musk nào hơn - "người ủng hộ Ukraine hoặc Nga." Và những người dùng mạng xã hội ủng hộ Ukraine đã chỉ trích Musk bằng những lời chỉ trích, bao gồm cả việc chửi thề bằng tiếng Ukraine.

    Trả lờiXóa