Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2022

VÌ SAO KINH TẾ CHÂU ÂU RƠI VÀO HỐ ĐEN NHƯ THỜI 1930?- THẬT THÚ VỊ KHI THẤY CÂU TRẢ LỜI GIỐNG NHAU CỦA GIÁO SƯ NGUYỄN CẢNH TOÀN VÀ V.PUTIN

 
Báo AgoraVox (Pháp) dự báo: Trong vòng 1 năm nữa EU sẽ "biến mất"

Trước khi đọc bài mới, mời bạn đọc đọc lại bài vào Thứ Hai, 11 tháng 7, 2022 với tiêu đề GS.TS Nguyễn Cảnh Toàn: SAU BORIS JOHNSON, CHÍNH KHÁCH NÀO CỦA PHƯƠNG TÂY SẼ RA ĐI DO KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ Ý THỨC HỆ VÀ KINH TẾ?; bài vào Thứ Tư, 24 tháng 8, 2022 với tiêu đề Báo Pháp dự báo: TRONG VÒNG 1 NĂM NỮA EU SẼ “BIẾN MẤT và bài vào Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2022 với tiêu đề Báo Anh: CẢ CHÂU ÂU ĐANG BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN PHI CÔNG NGHIỆP HÓA

Theo yêu cầu của nhiều bạn đọc tại Đây và tại Đây, Google.tienlang đăng phát hiện thú vị của bạn đọc Trang- Saigon thành một bài độc lập.

VÌ SAO KINH TẾ CHÂU ÂU RƠI VÀO HỐ ĐEN NHƯ THỜI 1930? ĐÓ LÀ VÌ "CĂN BỆNH NAN Y" CỦA G7 VÀ EU NÓI CHUNG: QUÁ LỆ THUỘC MỸ ĐẾN MỨC MẤT CẢ ĐỘC LẬP

Hai người ở 2 quốc gia khác nhau nhưng đã có phát biểu giống nhau:
1- "Căn bệnh nan y của G7, EU nói chung và nước Anh nói riêng, quá lệ thuộc Mỹ đến mức có thể nói mất độc lập trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế." - Lời Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn ở bài GS.TS Nguyễn Cảnh Toàn: SAU BORIS JOHNSON, CHÍNH KHÁCH NÀO CỦA PHƯƠNG TÂY SẼ RA ĐI DO KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ Ý THỨC HỆ VÀ KINH TẾ?
https://googletienlang2014.blogspot.com/2022/07/gsts-nguyen-canh-toan-sau-boris-johnson.html

2- "Hoa Kỳ đã để lại ký ức kinh hoàng với hai dân tộc Việt Nam và Triều Tiên. Cho đến nay họ vẫn chiếm đóng Đức và Nhật Bản. Họ gọi đó là liên minh. Thứ liên minh này là cái gì vậy? Họ theo dõi các nhà lãnh đạo của những nước này. Thật đáng xấu hổ. Xấu hổ đối với những kẻ làm điều đó và những ai chịu đựng." - Lời ông V. Putin tại bài Tổng thống Nga: Việt Nam nhớ những cuộc ném bom của Mỹ trên Sputnik

Hoàng Ngân Thương

=====

Từ ngày 27/4/2021, Google.tienlang nhắc anh em báo chí VN:
Xin xem thêm bài khác:

17 nhận xét:

  1. Báo Anh: Europe’s next energy crunch- Mùa đông ở Châu Âu năm 2023 sẽ còn tồi tệ hơn mùa đông năm 2022
    https://www.economist.com/europe/2022/09/29/europes-next-energy-crunch
    Tin xấu cho châu Âu. The Economist viết cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ không kết thúc vào mùa xuân. Càng kéo dài, mâu thuẫn giữa các quốc gia sẽ càng phức tạp và khó hiểu. Các chuyên gia lo lắng không phải điều này mà là vào mùa đông tới.

    Trả lờiXóa
  2. Đức đang đối mặt với quá trình phi công nghiệp hóa. Và đây là lý do tại sao
    Các nhà phân tích tin rằng nền kinh tế Đức đang bị đe dọa không chỉ bởi suy thoái mà còn bởi một trận đại hồng thủy có thể đưa cả Đức và châu Âu vào vực thẳm kinh tế. Toàn bộ các ngành sản xuất có thể biến mất, và những ngành tốt nhất, có thời đã biến Đức trở thành một trong những "nhà vô địch" của toàn cầu hóa.
    Một số bài báo đã xuất hiện trên báo chí Đức viết về quá trình phi công nghiệp hóa không thể tránh khỏi của nước Đức. Các nhà quan sát lưu ý rằng công nghiệp luôn là trụ cột của nền kinh tế Đức, nhưng giá khí đốt và điện tăng cao khiến hoạt động sản xuất không có lãi trong một số lĩnh vực. Điều này làm suy yếu nền tảng của sự thịnh vượng của Đức. Người dân đang biểu tình khắp nước Đức chống lại việc tăng giá năng lượng và đóng cửa nhà máy. Đáng chú ý, những người biểu tình còn có sự tham gia của các nhà quản lý và doanh nhân trẻ, những người gần đây đã tổ chức một cuộc biểu tình gần sân bay Tempelhof cũ ở Berlin. Những lời chỉ trích chính của họ nhắm vào Bộ trưởng Kinh tế Đảng Xanh Robert Habek, người đã làm cho tình hình vốn đã trở nên tồi tệ hơn với những hành động sai lầm của mình. Những người biểu tình hô vang:
    Theo tạp chí Spiegel, Đức đang trải qua một thập kỷ khó khăn, đi kèm với mức sống giảm và bất bình đẳng xã hội ngày càng gia tăng. Lạm phát, suy thoái và giá năng lượng bùng nổ sẽ gây ra một biến động xã hội thực sự, mà nạn nhân chính sẽ là tầng lớp trung lưu. Người đứng đầu Hiệp hội Người sử dụng lao động Đức, Rainer Dulger, tin rằng chỉ có sự trợ giúp khẩn cấp của chính phủ vẫn có thể cứu các công ty Đức không có khả năng thanh toán tiền điện và khí đốt của họ khỏi cảnh điêu tàn. Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Liên bang Đức Siegfried Rosswurm đã nói về những vấn đề "cơ bản" trong ngành của ông. Do đó, 90% doanh nhân được khảo sát cho biết giá năng lượng và nguyên liệu thô tăng đã trở thành mối đe dọa hiện hữu đối với họ. Mọi công ty thứ năm đang xem xét khả năng chuyển sản xuất ra nước ngoài.
    Các nhà phân tích lưu ý rằng nền kinh tế Đức đang bị đe dọa không chỉ bởi suy thoái mà còn bởi một trận đại hồng thủy cấu trúc thực sự có thể đưa cả Đức và châu Âu xuống vực thẳm kinh tế. Toàn bộ các ngành sản xuất có thể biến mất, và những ngành tốt nhất, có thời đã biến Đức trở thành một trong những "nhà vô địch" của toàn cầu hóa.
    Đòn chính của cuộc khủng hoảng hiện tại là nhằm vào ngành công nghiệp Đức, mà các đảng cầm quyền đã đặt ra một nhiệm vụ gần như bất khả thi - thích ứng với các điều kiện địa chính trị mới, duy trì độc lập khỏi Trung Quốc và các chế độ "chuyên quyền" khác, loại bỏ các nguồn năng lượng hóa thạch và chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, việc chuyển đổi như vậy sẽ đòi hỏi các khoản đầu tư hàng tỷ đô la và sẽ cực kỳ khó thực hiện nếu không có các nguồn năng lượng rẻ, chủ yếu là của Nga.

    Trả lờiXóa
  3. Đồng Thị Kim Thanhlúc 23:01 2 tháng 10, 2022

    Anh, Đức đã xin lỗi vì sai lầm khi theo đuôi Mỹ đánh Iraq, Lybi.
    Thế mà bây giờ Anh Đức chi hàng tỷ đô la để tiếp tục theo đuôi Mỹ đánh Nga.
    Trong khi người dân Anh, Đức thì đang khốn đốn vì đói, vì lạnh....

    Trả lờiXóa
  4. BNG Nga chỉ ra tuyên bố công khai của Mỹ về động cơ phá hủy “Dòng chảy phương Bắc”
    11:37 03.10.2022 (Đã cập nhật: 11:42 03.10.2022)
    MOSKVA (Sputnik) - Tại cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Ngoại giao Canada Mélanie Joly, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã tiết lộ động cơ của Washington phá hủy “Dòng chảy phương Bắc”. Người phát ngôn BNG Nga Maria Zakharova mới có tuyên bố về việc này trên Telegram.
    Bà trích dẫn bài phát biểu của Ngoại trưởng Blinken nói rằng Hoa Kỳ đã tăng cường sản xuất LNG và làm cho nó dễ tiếp cận hơn đối với châu Âu.
    Như người phát ngôn cơ quan ngoại giao Nga chỉ rõ, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã nêu bật thành tựu của Washington đưa đất nước trở thành nhà cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng hàng đầu cho các quốc gia châu Âu. Ngoài ra, ông tuyên bố về "khả năng đáng kinh ngạc thoát khỏi sự lệ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng của Nga một lần và mãi mãi, bằng cách đó không cho [Tổng thống Nga] Vladimir Putin sử dụng năng lượng làm phương tiện để xúc tiến các mưu đồ đế quốc của mình", bà Zakharova nói thêm.
    Trong khi đó Nga chưa bao giờ sử dụng năng lượng làm vũ khí, vị quan chức cho biết.
    “Những lời dối trá của Washington chỉ khẳng định hành động thao túng mang tính chất tội phạm của họ về chủ đề này”, - bà Zakharova kết luận.
    Trước đó cùng ngày nhà kinh tế học Philip Pilkington trong bài viết đăng trên The Spectator, cho rằng vụ việc đường ống “Dòng chảy phương Bắc” và “Dòng chảy phương Bắc -2” có thể đánh dấu sự kết thúc thời kỳ thịnh vượng kinh tế của phương Tây. Việc không thể nhập khẩu khí đốt từ Nga sẽ làm giá cả tăng vọt và chảy máu dòng tiền dùng để mua nhiên liệu, ông nêu rõ.
    Trước đó được biết Đại sứ Nga tại Ý Sergei Razov đã bị triệu tập tới Bộ Ngoại giao nước này vì các vụ nổ tại đường ống dẫn khí “Dòng chảy phương Bắc”.
    Sự cố đường ống dẫn khí đốt
    Vụ rò rỉ khí đốt được phát hiện vào ngày 26 tháng 9 gần như cùng một lúc trên hai đường ống dẫn khí đốt xuất khẩu của Nga - “Dòng chảy phương Bắc” và “Dòng chảy phương Bắc -2”. Ông Bjorn Lund, đại diện Trung tâm Địa chấn Thụy Điển cho biết ngày hôm đó đã ghi nhận hai vụ nổ mạnh dưới nước tại khu vực rò rỉ đường ống.
    Hiện tại áp suất trong đường ống dẫn khí “Dòng chảy phương Bắc -2” đã trở lại ổn định, tình trạng rò rỉ khí chấm dứt do toàn bộ nhiên liệu đã thoát ra ngoài. Đường ống “Dòng chảy phương Bắc” cũng có tình hình tương tự.

    Trả lờiXóa
  5. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì khai mạc Hội nghị Trung ương 6
    09:42 03.10.2022 (Đã cập nhật: 09:44 03.10.2022)
    HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng 3/10, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Hà Nội. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc hội nghị.
    Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc điều hành Phiên khai mạc.
    Tại Hội nghị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII tập trung thảo luận, cho ý kiến và quyết định về các báo cáo, đề án liên quan đến một số vấn đề lớn, rất cơ bản và quan trọng:
    Về tình hình kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước năm 2022, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và kế hoạch tài chính-ngân sách nhà nước 3 năm 2023-2025;
    Định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới;
    Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị và một số vấn đề quan trọng khác.
    Theo đó, Hội nghị Trung ương lần này nhằm hoàn thành về cơ bản việc triển khai nhiệm vụ quán triệt, thực hiện các nội dung, vấn đề lớn, cốt yếu của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
    Theo TTXVN, hầu hết các vấn đề cần bàn và quyết định đều rất quan trọng, nhưng cũng rất khó, phức tạp và nhạy cảm. Nhiều vấn đề đã có chủ trương, chính sách và đã được tiến hành từ lâu nhưng đến nay, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, cần tiếp tục được thực hiện ở tầm mức mới với những quyết tâm mới, quyết sách mới, nhằm đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới.
    Theo chương trình, hội nghị làm việc đến ngày 9/10.

    Trả lờiXóa
  6. Nga chưa cần dùng đến vũ khí hạt nhân vì đã có máy bay A-100 || Bàn Cờ Thế Sự
    https://www.youtube.com/watch?v=q1Cmpe9hprw
    241.658 lượt xem Đã công chiếu vào 30 thg 9, 2022 Máy bay A-100 của Nga là đủ để đáp trả, chưa cần dùng đến vũ khí hạt nhân

    Sau khi phát hiện những sai phạm trong việc thực hiện lệnh điều động, TT Nga Putin đã rất tức giận và chất vấn những cơ quan thực thi việc này. Đồng thời ông cũng đưa ra lời cảnh báo.

    Câu chuyện nội bộ nước Nga cũng có những vấn đề đang tồn tại. Còn trên mặt trận ngoại giao, một cuộc chiến nảy lửa đã xảy ra giữa Nga và hội đồng bảo an LHQ. 2 bên đang đấu khẩu rất gay gắt.

    Trả lờiXóa
  7. Ông Putin muốn đàm phán, ukraine khước từ || Bàn Cờ Thế Sự
    https://www.youtube.com/watch?v=NfFxL7lD-Qo
    75.925 lượt xem Đã công chiếu vào 1 thg 10, 2022 Ông Putin muốn đàm phán, ukraine khước từ

    Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bài phát biểu tại Sảnh đường St. George của Điện Kremlin. Ông cho biết các thỏa thuận sẽ được ký kết tại Moscow về việc tiếp nhận 4 khu vực mới vào lãnh thổ Nga sau các cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức tại Donetsk, Lukhans, Kherson và vùng Zaporozhye.

    Bài phát biểu của TT Nga Putin được cộng đồng thế giới đánh giá là đanh thép, rất thuyết phục, có cơ sở và xúc động. Chủ tịch Hội đồng Liên đoàn, Valentina Matvienko nói bà đã tận mắt nhìn thấy bài phát biểu bằng chữ viết tay của tổng thống. Bài phát biểu của ông Putin đã được lắng nghe và suy nghĩ, không chỉ ở Nga mà còn toàn thế giới.

    Trả lờiXóa
  8. Котёл для запада- Nồi hơi cho phương Tây( Châu Âu bị bao vây tứ bề
    281.053 lượt xem 3 thg 10, 2022
    https://www.youtube.com/watch?v=cfiaqjkV3vk

    Trả lờiXóa
  9. Mỹ hết thời làm bá chủ thế giớilúc 16:56 3 tháng 10, 2022

    Tại cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Ngoại giao Canada Mélanie Joly, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã tiết lộ động cơ của Washington phá hủy “Dòng chảy phương Bắc”.
    Thế thì bây giờ, chị Chủ tịch Ủy ban châu Âu có "xử nghiêm" anh Mẽo hay không ta?

    Trả lờiXóa
  10. Kiều Nguyệt Phươnglúc 19:42 3 tháng 10, 2022

    Quân đội Ukraina rơi vào "túi lửa" trên lãnh thổ của LNR
    17:33 03.10.2022
    MATXCƠVA (Sputnik) - Quân đội Ukraina trên lãnh thổ của Cộng hòa Nhân dân Lugansk đã bị mắc kẹt trong "túi lửa", Andrei Marochko, sĩ quan của Lực lượng Dân quân Nhân dân LNR, nói với các phóng viên hôm thứ Hai.
    "Quân đội Ukraina tiến vào" túi lửa "và đang bị quân ta tiêu diệt tích cực. Họ tiến được một khoảng cách ngắn - 1,5-2 km. Và điều này được thực hiện để Zelensky tuyên bố về những thành tích tiếp theo. Nhưng chỉ có điều là ông ta im lặng về việc đã gửi các chiến binh của mình đến cái chết không tránh khỏi. Họ hiện đang bị rơi vào làn đạn từ ba phía của lực lượng của chúng tôi và Liên bang Nga cùng một lúc - từ phía bắc, phía đông và phía nam, tất cả những ai xâm nhập vào lãnh thổ của LNR đều bị tiêu diệt một cách có hệ thống", - Marochko nói với các phóng viên.
    Theo ông, chế độ Kiev "đang tiêu diệt một cách có hệ thống những người lính Ukraina, khiến họ phải chết một cách vô nghĩa."
    “Hoàn toàn không có chiến thuật hay chiến lược nào trong việc này”, - ông nói.

    Trả lờiXóa
  11. Kiều Nguyệt Phươnglúc 19:45 3 tháng 10, 2022

    BNG: Mỹ hành động như Hitler chống lại Liên Xô, biến Ukraina thành phương tiện chiến tranh với Nga
    19:33 03.10.2022
    MOSKVA (Sputnik) - Hoa Kỳ, sau khi khuất phục phương Tây để biến Ukraina thành công cụ chiến tranh với Nga, đã hành động giống như Hitler đã làm trong mối quan hệ với Liên Xô. Điều này đã được Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tuyên bố hôm thứ Hai tại phiên họp toàn thể của Duma Quốc gia.
    "Ngày nay, Hoa Kỳ đã khuất phục gần như toàn bộ phương Tây, vận động nước này biến Ukraina thành công cụ chiến tranh với Nga, giống như đã có lúc Hitler đặt hầu hết các nước châu Âu vào tay để tấn công Liên Xô", - Bộ trưởng nói.

    "Cũng giống như khi đó, các kế hoạch hiện tại không thể trở thành hiện thực. Tổng thống đã nói điều này rất rõ ràng trong Điện Kremlin", - Bộ trưởng nói thêm.
    Nền dân chủ Mỹ
    Không giống như Hoa Kỳ, Nga không đáp trả những mối đe dọa tưởng tượng ở các quốc gia xa xôi, mà trước những mối đe dọa thực sự ở biên giới của mình, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tuyên bố.

    "Sau đó là Nam Tư, mà Mỹ và NATO đã cố gắng" ném bom "vào nền dân chủ, phá hủy Iraq, nơi vũ khí hủy diệt hàng loạt không bao giờ được tìm thấy, Libya chìm vào hỗn loạn. Giờ đây, thời điểm của sự thật đã đến. Chúng tôi không phản ứng với những điều hư cấu, các mối đe dọa ở các quốc gia xa xôi, chúng ta đang bảo vệ biên giới, quê hương, tất cả người dân của chúng ta khỏi một cuộc diệt chủng thực sự, được tổ chức bởi con cháu và những người theo tay sai của Quốc xã, những người đã phục vụ cho các chủ nhân ở nước ngoài", - Bộ trưởng nói.

    Trả lờiXóa
  12. Kiều Nguyệt Phươnglúc 19:49 3 tháng 10, 2022

    Các nhà khoa học Nga và Việt Nam cùng nhau phát triển dự án thành phố thông minh
    19:03 03.10.2022
    Trường Đại học Bình Dương long trọng kỷ niệm 25 năm thành lập. Lễ kỷ niệm được đánh dấu bằng việc khai trương phòng thí nghiệm mới cùng với Trường Đại Học Bách Khoa St. Petersburg (SPbPU).
    Tại buổi lễ, TS Cao Việt Hiếu, Hiệu trưởng Nhà trường, được Phó Hiệu trưởng thứ nhất của Đại học SPbPU trao bằng Giáo sư vì có những công trình cứu đóng góp vì giáo dục.
    Sự hợp tác của trường đại học chúng tôi với Việt Nam đã bắt đầu vào năm 1959 - đó là thời điểm những sinh viên đầu tiên của Việt Nam bắt đầu học tập tại đây, - Giáo sư Dmitry Arsenyev, Phó hiệu trưởng thứ nhất của Trường Đại học Bách khoa St. Petersburg phụ trách hợp tác quốc tế, cho biết trong cuộc phỏng vấn của Sputnik. Sinh viên Việt Nam đã học tại các khoa đào tạo các chuyên gia trong lĩnh vực năng lượng, cơ khí, chế tạo máy móc, xây dựng và khoa học kỹ thuật.
    “Trong những năm qua, hơn một nghìn sinh viên Việt Nam đã nhận được bằng tốt nghiệp trường đại học SpbPU. Hiện nay hơn 80 người Việt Nam đang theo học tại trường chúng tôi. Trong số này, 13 người đang học thạc sĩ, số còn lại đang theo học chương trình dự bị đại học, đại học và sau đại học. Phẩm chất nổi bật của sinh viên Việt Nam là thái độ học tập có trách nhiệm - tất cả mọi người trong lớp học đều nhận được tấm “bằng đỏ” (bằng trao cho những sinh viên tốt nghiệp có thành tích học tập xuất sắc). Có cả những người trong suốt thời gian học tập đã vượt qua các kỳ thi với điểm xuất sắc”, - ông Dmitry Arseniev nhấn mạnh.
    Trường Đại học Bách khoa St.Petersburg không chỉ đào tạo các chuyên gia Việt Nam. Vào năm 1979, SpbPU đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Trường Đại học Bách khoa - ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó SpbPU bắt đầu mở rộng quan hệ hợp tác trong lĩnh vức khoa học và kỹ thuật với các trường đại học Việt Nam. Hai bên nhất trí tiến hành nghiên cứu và phát triển các công trình thủy lợi cảng ở Đồng bằng sông Cửu Long, thực hiện các hoạt động giáo dục và khoa học. Trường SpbPU đã chuyển giao Phòng thí nghiệm vật lý cho Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh để tiến hành các công trình nghiên cứu khoa học. Các giáo viên Nga đã đến đó để giảng bài, lắp đặt thiết bị thí nghiệm và tham gia vào việc phát triển các chương trình giáo dục và kế hoạch dạy học.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kiều Nguyệt Phươnglúc 19:51 3 tháng 10, 2022

      “Ngày nay, Đại học Bách khoa St.Petersburg hợp tác với một số trường đại học và viện nghiên cứu ở Việt Nam, trong đó có Đại học Bình Dương, Viện nghiên cứu Điện tử Tin học Tự động hoá VIELINA ở Hà Nội, Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Khoa học và Công Nghệ Hà Nội. Hợp tác được thực hiện trong nhiều lĩnh vực, bao gồm nghiên cứu chung, thực hiện các chương trình trao đổi giáo viên và sinh viên, đào tạo thạc sĩ và nghiên cứu sinh trong các ngành kinh tế và kỹ thuật, và đào tạo lại chuyên gia trong các lĩnh vực ưu tiên của phát triển công nghệ”, - ông Dmitry Arseniev cho biết.
      Ví dụ, Đại học SPbPU cùng với Viện VIELINA đã thực hiện một số dự án theo hướng “Hệ thống viễn thông thu thập và xử lý thông tin”. Ngoài ra, hai cơ sở đại học thực hiện các công việc để phổ biến ngôn ngữ và văn hóa Nga tại Việt Nam. Theo lời mời của phía Việt Nam, các chuyên gia của Trường Đại học Bách khoa SPbPU nghiên cứu tiếng Nga giới thiệu với sinh viên Việt Nam về nghệ thuật dân gian, ẩm thực, các ngày lễ, các bài hát và điệu múa của Nga.
      Trường Đại học Bình Dương là đối tác chiến lược của Đại học SPbPU
      “Trải qua 25 năm xây dựng và trưởng thành, Trường Đại học Bình Dương đã trở thành trung tâm hàng đầu về đổi mới giáo dục. Chúng tôi đã thiết lập mối quan hệ đối tác hiệu quả: bản ghi nhớ hợp tác đầu tiên giữa hai trường đại học đã được ký kết vào năm 2006. Và năm 2008, lễ kỹ kết thỏa thuận hợp tác dài hạn trong lĩnh vực đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp Việt Nam đã diễn ra long trọng với sự có mặt của Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết. Các nhân viên của Trường Đại học Bách khoa St.Petersburg đọc bài giảng trên cơ sở thường xuyên tại Trường Đại học Bình Dương trong các lĩnh vực kinh tế, năng lượng, hệ thống thông minh và công nghệ máy tính, kỹ thuật điện. Hai trường đại học đang thực hiện các chương trình giáo dục chung cho các khóa học tiếng Nga chuyên sâu. Trong quá trình hợp tác, hơn 600 chuyên gia Việt Nam chuyên ngành kỹ thuật và kinh tế đã được đào tạo. Trường Đại học Bách khoa St.Petersburg đánh giá cao những đóng góp của TS Cao Việt Hiếu, Hiệu trưởng Đại học Bình Dương, vào sự phát triển của quan hệ hợp tác, ông được trao bằng Giáo sư danh dự của Trường Đại học Bách khoa St.Petersburg”, - ông Dmitry Arseniev cho biết.

      Xóa
    2. Kiều Nguyệt Phươnglúc 19:52 3 tháng 10, 2022

      Vectơ hợp tác khoa học chính giữa hai trường đại học là điện tử vô tuyến và viễn thông. Năm 2018, hai trường đại học đã mở phòng thí nghiệm chung "Công nghệ vi xử lý". Phòng thí nghiệm chung thứ hai đã được mở vào tháng 9 năm nay - "Hệ thống thông minh và Smart City". Một công trình nghiên cứu chung cũng đang được thực hiện về chủ đề “Sử dụng tre để sản xuất giấy cách điện và giấy thấm nước”.
      Dự án Smart City không chỉ dành cho thành phố
      Giáo sư Arseniev lưu ý rằng, việc thành lập một phòng thí nghiệm chung mới cho dự án "thành phố thông minh" tại trường đại học Việt Nam là một cơ hội mới để phát triển các lĩnh vực đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất mang lại lợi ích cho cả hai bên.
      Theo kế hoạch, trên cơ sở phòng thí nghiệm mới, các nhà khoa học của hai trường đại học sẽ cùng làm việc trong lĩnh vực hệ thống vật lý mạng và giải pháp đám mây cho hệ thống điều khiển phân tán.
      Hai trường đại học lên kế hoạch nghiên cứu và phát triển các giải pháp hiệu quả để sử dụng các công nghệ như vậy cả trong công nghiệp và cuộc sống hàng ngày. Kết quả hoạt động phòng thí nghiệm có thể được áp dụng trong việc quản lý các tổ hợp kết cấu đa nhiệm của các doanh nghiệp công nghiệp – ví dụ, tại các công ty sản xuất và chế biến dầu và những doanh nghiệp khác. Các giải pháp quản lý đám mây cho phép người dùng điều khiển từ xa và đảm bảo độ tin cậy của các giải pháp, tìm kiếm nhanh chóng và tối ưu hóa các tác vụ, cơ cấu lại nhanh chóng các quy trình công nghệ cho các tác vụ hiện tại. Cả nhà khoa học và sinh viên sẽ tham gia vào các công việc của phòng thí nghiệm. Về cơ bản, tham gia các hoạt động này sẽ có những chuyên viên trẻ tuổi nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, cũng như một nhóm làm việc gồm các nhà khoa học Nga và Việt Nam. Ngoài ra, các đợt thực tập cũng được lên kế hoạch tại phòng thí nghiệm để hỗ trợ tiềm năng nguồn nhân lực của trường Đại học Việt Nam.
      Triển vọng hợp tác giữa Đại học Bách khoa St.Petersburg và các trường đại học tại Việt Nam là rất khả quan. Trường Đại Học Bách Khoa St. Petersburg sẵn sàng triển khai các dự án mới đầy hứa hẹn. SPbPU và các trường đại học của Việt Nam có nhiều điểm chung để phát triển hợp tác trong các lĩnh vực mang tính thời sự, đáng quan tâm. Bằng những hoạt động cụ thể, Đại học Bách khoa St. Petersburg tái khẳng định ý muốn xây dựng một cuộc đối thoại khoa học và giáo dục lâu dài và hiệu quả, và phía Việt Nam cũng nói lên ý muốn này, - Giáo sư Arsenyev nói với Sputnik.

      Xóa
  13. Kiều Nguyệt Phươnglúc 19:57 3 tháng 10, 2022

    VN mở rộng NMLD Dung Quất: Cơ hội nào cho ông lớn dầu khí Nga Gazpromneft, Zarubezhneft?
    18:32 03.10.2022
    Đầu năm 2022, Công ty cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) đã trình các cấp có thẩm quyền của Việt Nam dự án nâng cấp mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất với tổng mức đầu tư mới khoảng 1,2 tỷ USD.
    Cho ý kiến về dự án mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất, Bộ Công Thương lưu ý Lọc hoá dầu Bình Sơn BSR làm rõ việc thu xếp nguồn vốn 1,2 tỷ USD.
    Trước đó, hồi cuối tháng 6/2022, các đại diện hàng đầu của ngành năng lượng Liên bang Nga gồm Công ty Gazpromneft và Zarubezhneft đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo BSR tại nhà máy lọc dầu Dung Quất để tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư với phía Việt Nam.
    Lọc hoá dầu Bình Sơn xin mở rộng lọc dầu Dung Quất
    Từ đầu năm, liên quan đến dự án âng cấp mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất, Công ty cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) đã trình các cấp thẩm quyền của Việt Nam phê duyệt hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư.
    Lãnh đạo Lọc hoá dầu Bình Sơn BSR (đơn vị quản lý, vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất) cũng tiếp tục nỗ lực tìm kiếm, đánh giá các cơ hội tối ưu hóa công nghệ, xây dựng kịch bản chiến lược triển khai dự án tối ưu nhằm đạt được các mục tiêu theo yêu cầu.
    Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của BSR cũng cho thấy, dự án nâng cấp mở rộng điều chỉnh sẽ có tổng mức đầu tư mới là khoảng 1,2 tỷ USD. Đồng thời, công suất nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ được nâng lên 171 nghìn thùng dầu thô/ngày (tương đương 7,6 triệu tấn/năm) với hỗn hợp dầu thô thiết kế là Azeri BTC 53% + ESPO 47%.
    Dự kiến, theo BSR, sau khi hoàn thành dự án, nhà máy lọc dầu lớn thứ 2 Việt Nam này có thể vận hành dầu thô hỗn hợp có hàm lượng lưu huỳnh đến 0,34% khối lượng. Các sản phẩn xăng RON 92, RON 95 và dầu Diesel đạt tiêu chuẩn EURO V. Cũng theo Lọc hoá dầu Bình Sơn, kế hoạch vốn dự kiến cho dự án là 40% vốn chủ sở hữu, 60% vốn vay (tỷ lệ này có thể thay đổi theo từng phương án thu xếp vốn cho dự án).
    Báo cáo của BSR trước đó cho biết, do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan tiến độ dự án nâng cấp, mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất bị chậm so với dự kiến.
    Thiết kế tổng thể bị kéo dài hơn so với kế hoạch khoảng 5 tháng do cập nhật đặc tính kỹ thuật của dầu thô, các vấn đề cần làm rõ về tính đồng bộ vận hành giữa nhà máy hiện hữu với sau nâng cấp, đàm phán với các nhà bản quyền công nghệ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kiều Nguyệt Phươnglúc 19:59 3 tháng 10, 2022

      Cơ hội nào cho các ông lớn dầu khí Nga tham gia mở rộng Lọc dầu Dung Quất?
      Như Sputnik đã thông tin, hồi cuối tháng 6 vừa qua, đoàn công tác của 2 công ty dầu khí hàng đầu Nga là Zarubezhneft và Gazpromneft đã đến thăm, làm việc tại Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất để tìm hiểu cơ hội hợp tác trong lĩnh vực dầu khí với phía Việt Nam.
      Theo đánh giá của Công ty Lọc hoá dầu Bình Sơn, chuyến thăm và làm việc của 2 đoàn công tác Zarubezhneft và Gazpromneft tại nhà máy lọc dầu Dung Quất là “những bước đi cụ thể” của Liên bang Nga nhằm tiếp tục mở rộng hợp tác đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực dầu khí.
      Cụ thể, theo Lọc hoá dầu Bình Sơn, trong 3 ngày 28, 29 và 30/6/2022 đoàn công tác của 2 công ty Dầu khí Nga Zarubezhneft và Gazpromneft đã đến thăm và làm việc tại Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất để tìm hiểu cơ hội hợp tác trong lĩnh vực dầu khí.
      Lãnh đạo BSR và đại diện đối tác dầu khí Nga đã trao đổi thông tin, làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật công nghệ, tài chính, pháp lý, đặc biệt là tìm hiểu, trao đổi chất lượng các vấn đề liên quan đến dự án nâng cấp, mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
      Phía đối tác Nga đã trực tiếp tham quan và tìm hiểu kỹ các hạng mục của nhà máy lọc dầu Dung Quất như các phân xưởng công nghệ và phụ trợ, khu bể chứa sản phẩm, cảng xuất sản phẩm, khu vực dành cho nâng cấp mở rộng nhà máy lọc dầu lớn thứ 2 của Việt Nam.
      BSR cũng nhấn mạnh, Gazpromneft là nhà sản xuất dầu lớn thứ ba ở Nga và là nhà sản xuất và xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất của Nga. Thêm vào đó, công ty con của tập đoàn Gazprom hiện đang tích cực triển khai mở rộng hợp tác với tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam PVN trong các lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí, lọc hóa dầu, cung cấp dầu thô. Trong khi đó, Zarubezhneft là một công ty dầu khí do thuộc nhà nước Nga điều hành, chuyên thăm dò, phát triển, vận hành các mỏ dầu và khí đốt bên ngoài lãnh thổ Nga. Ở Việt Nam, Zarubezhneft có các công trình hợp tác với 2 liên doanh Vietsovpetro và Rusvietpetro.
      BSR nhận định, cuộc gặp và làm việc hồi tháng 6/2022 giữa BSR, Lọc dầu Dung Quất và Gazpromneft, Zarubezhneft góp phần thiết thực vào quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Liên bang Nga.
      “Đây cũng là động lực hàng đầu thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa 2 nước trong giai đoạn phát triển mới”, - Lọc hoá dầu Bình Sơn đánh giá về chuyến thăm, làm việc của 2 đại diện hàng đầu ngành năng lượng Nga là Gazpromneft, Zarubezhneft.

      Xóa
  14. Mỹ phá hủy tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc thì sự lệ thuộc của châu Âu vào Mỹ lại càng gia tăng!

    Trả lờiXóa