Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2020

Đăng lại Bài của Hoàng Ngân Thương năm 2016: VÀI SUY NGHĨ VỀ PHÁN QUYẾT CỦA PCA TRONG VỤ KIỆN BIỂN ĐÔNG

Lời dẫn: Bài của Hoàng Ngân Thương với tiêu đề PCA HÔM NAY CÓ PHÁN QUYẾT VỀ "ĐƯỜNG LƯỠI BÒ" đăng ngày 13/7/2016 khá lê thê, nhưng đã được chủ trang vi.sott.net cắt gọt nên đã gọn gàng hơn với tiêu đề Vài suy nghĩ về phán quyết của tòa quốc tế về vụ kiệnBiển Đông. Vậy nên, hôm nay đăng lại, Google.tienlang xin lấy bài từ vi.sott.net.
********

VÀI SUY NGHĨ VỀ PHÁN QUYẾT CỦA PCA TRONG VỤ KIỆN BIỂN ĐÔNG
Hoàng Ngân Thương
Thứ ba, 12 Tháng bảy 2016
Tóm tắt, Tòa đã thông báo 5 điểm sau:
a. The 'Nine-Dash Line' and China's Claim to Historic Rights in the Maritime Areas of the South China Sea.
Thông báo về tính pháp lý của đường 9 đoạn. Tòa tuyên bố TQ không có bất kỳ quyền pháp lý nào để tuyên bố quyền lịch sử đối với các tài nguyên bên trong đường 9 đoạn.
b. The Status of Features in the South China Sea.
Thông báo về trang thái các đảo đá, bãi đá mà TQ đang chiếm giữ tại TS. Tòa tuyên bố là các đảo đá này không có vùng đặc quyền kinh tế bên ngoài 12 hải lý. Trong mục này có 1 đoạn nhắc đến là tất cả các vị trí khác tại Trường Sa đều như vậy, không có vùng đặc quyền kinh tế ngoài 12 hải lý.
c. Chinese Activities in the South China Sea.
Phán quyết về các hoạt động của TQ tại biển Đông. Phần này có nói đến các hoạt động của TQ tại các đảo đá có chồng lấn và vi phạm vào khu vực đặc quyền kinh tế của Philippines. Phần này cần dịch cẩn thận, rất cần xem kỹ phần này vì nó liên quan đến chủ quyền mà VN đã tuyên bố.
d. Aggravation of the Dispute between the Parties.
Phần này tòa cũng tuyên bố việc TQ cải tạo các đảo đá, xây dựng các công trình trên các đảo này là vi phạm các cam kết và phá hỏng hệ sinh thái biển và kết luận TQ đã vi phạm các cam kết của các bên trong tranh chấp.
e. Future Conduct of the Parties
Phần này kêu gọi 2 bên TQ và Philippines tiếp tục tuân thủ UNCLOS và yêu cầu TQ tuân thủ các quyền tự do của Philippines trong vùng biển này.
..... Cần dịch và tìm hiểu kỹ hơn bản tuyên bố này, và cả bản chính thức của Tòa nữa.
===================
Nhân đây, chúng tôi vẫn xin nhấn mạnh, quan điểm chính thức của Chính phủ VN là chỉ Hoan nghênh PCA RA phán quyết chứ không Hoan nghênh cái nội dung phán quyết. Việt Nam sẽ có Tuyên bố chính thức sau. Một số tờ báo nhanh nhảu đặt tít "Việt Nam Hoan nghênh phán quyết của PCA..." đã phải âm thầm sửa lại thành "Việt Nam hoan nghênh PCA ra phán quyết..."
Dưới đây là nguyên văn phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao đăng trên trang web BNG:
Nguyên văn:
Ngày 12/7/2016, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 trên cơ sở đề nghị của Phi-líp-pin đã đưa ra Phán quyết cuối cùng, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ:
"Việt Nam hoan nghênh việc Tòa trọng tài đã đưa ra phán quyết cuối cùng ngày 12/7/2016. Việt Nam sẽ có tuyên bố về nội dung phán quyết.
Việt Nam một lần nữa khẳng định lập trường nhất quán của mình về vụ kiện này như đã được thể hiện đầy đủ trong Tuyên bố ngày 05/12/2014 của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Tòa trọng tài. Trên tinh thần đó, Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, bao gồm các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực theo quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương.
Nhân dịp này, Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chủ quyền đối với nội thủy và lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, cũng như tất cả các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam liên quan đến các cấu trúc địa lý thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".
(Hết trích)
Vùng trong vạch màu xanh dương là vùng mà Phil đề cập trong hồ sơ kiện TQ; những chấm đỏ là vùng Việt Nam đang quản lý và có quân đồn trú - Nguồn ảnh từ PCA
Bản đồ chủ quyền biển đảo chồng lấn của các nước trên Biển Đông. (Hình: Business Insider).
+ Màu đỏ là đường chín đoạn của TQ
+ Màu tím là yêu sách của VN;
+ Màu Hồng là yêu sách của Phill;
+ Màu vàng là Brunei;
+ Màu xanh lá cây là Malaixia
Những điểm/đảo Việt Nam đang đóng quân trong vùng biển mà Philippin đòi chủ quyền
Trong hồ sơ gửi lên Tòa Trọng tài thường trực, Philippines đã đưa ra 15 vấn đề, bao gồm:
1. Quyền lợi hàng hải của Trung Quốc cũng như của Philippines trên Biển Đông không thể vượt quá những gì được quy định trong UNCLOS.
2. Yêu sách của Trung Quốc đối với quyền chủ quyền, quyền tài phán và "quyền lịch sử" đối với khu vực Biển Đông mà nước này đưa ra trong "đường chín đoạn" là trái với UNCLOS và không có hiệu lực pháp lý vì yêu sách vượt quá giới hạn địa lý và các quyền lợi hàng hải mà Trung Quốc được hưởng căn cứ theo UNCLOS.
3. Bãi cạn Scarborough không tạo ra vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
4. Đá Vành Khăn, bãi Cỏ Mây và đá Subi là những thực thể "nửa chìm nửa nổi" (chỉ nổi khi thủy triều xuống), không tạo ra lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa. Chúng là những thực thể không đủ điều kiện để các quốc gia chiếm hữu bằng hình thức cư ngụ cũng như các hình thức khác.
5. Đá Vành Khăn và bãi Cỏ Mây nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines.
6. Đá Gaven và đá Kennan là thực thể "nửa chìm nửa nổi" không tạo ra lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa. Nhưng đường nước triều thấp nhất của chúng có thể dùng để xác định đường cơ sở của đảo Nam Yết và đảo Sinh Tồn, từ đó xác định được lãnh hải của hai đảo này.
7. Đá Gạc Ma, đá Châu Viên và đá Chữ Thập không tạo ra vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa.
8. Trung Quốc đã can thiệp bất hợp pháp bằng việc khai thác tài nguyên sinh vật và vi sinh vật cũng như thực thi các hành động khẳng định chủ quyền trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines, nơi Philippines vốn có chủ quyền.
9. Trung Quốc đã không ngăn cản các tàu của Trung Quốc khai thác tài nguyên sinh vật tại vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
10. Trung Quốc đã ngăn cản bất hợp pháp ngư dân Philippines đến đánh bắt tại vùng biển gần bãi cạn Scarborough, nơi vốn là ngư trường truyền thống của họ.
11. Trung Quốc đã vi phạm UNCLOS khi không bảo vệ môi trường biển tại bãi cạn Scarborough và bãi Cỏ Mây.
12. Theo UNCLOS, hành động chiếm đóng và xây dựng của Trung Quốc trên đá Vành Khăn đã vi phạm: Quy định về cấu trúc và việc xây dựng các đảo nhân tạo, quy định về bảo vệ và giữ gìn môi trường biển, chiếm đóng bằng vũ lực, cấu thành hành vi trái luật.
13. Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ được quy định trong UNCLOS khi cho phép các tàu thực thi pháp luật của nước này có hành vi gây nguy hiểm với tàu Philippines trong vùng biển gần bãi cạn Scarborough.
14. Trung Quốc đã có hành vi mở rộng tranh chấp như can thiệp quyền tự do hàng hải của Philippines tại vùng biển gần bãi Cỏ Mây, ngăn cản Philippines tiếp tế cho lực lượng đóng tại bãi Cỏ Mây, gây nguy hiểm cho lực lượng Philippines tại bãi Cỏ Mây.
15. Trung Quốc phải chấm dứt các tuyên bố và hành động phi pháp.
Ngày 29.10.2015, Tòa Trọng tài thường trực khẳng định tòa có quyền tài phán đối với 7/15 vấn đề mà Philippines khởi kiện Trung Quốc, bao gồm các điều 3, 4, 6, 7, 10, 11, 13. Ngoài ra, tòa cũng bảo lưu việc xem xét các vấn đề còn lại, trong đó có vấn đề 2 đề cập đến tính pháp lý của yêu sách "đường chín đoạn". Và phán quyết hôm nay cho thấy Tòa đã áp dụng quyền bảo lưu trên đây để phán quyền về "đường chín đoạn". Theo Tiến sĩ Dương Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu (TQ), sự ủng hộ của Việt Nam cho Philippines tuy mạnh mẽ về nguyên tắc nhưng dè dặt về chi tiết. Việt Nam đã thể hiện muốn Tòa phân xử vụ kiện này, và chắc chắn là Việt Nam muốn Tòa bác bỏ đường lưỡi bò Trung Quốc, nhưng có lẽ các nhà hoạch định chính sách Việt Nam vẫn quan ngại rằng phán quyết của Tòa về một số điểm trong hồ sơ của Philippines có thể đi ngược với quyền lợi của Việt Nam.

Tiêu biểu tại 3 điều 4, 5 và 9 trong đề nghị của Philippines. Điểm 4 của hồ sơ Philippines cho rằng Đá Vành Khăn, Bãi Cỏ Mây và Đá Xu Bi là những bãi lúc nổi lúc chìm, do đó không những không có lãnh hải mà còn không nước nào có thể đòi chủ quyền. Điểm 5 cho rằng Đá Vành Khăn và Bãi Cỏ Mây là thuộc Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Philippines. Hai điểm 4 và 5 còn ảnh hưởng cả đến một số thực thể Việt Nam đang chiếm giữ, thí dụ như Đá Tốc Tan, Đá Núi Le và Đá Tiên Nữ. Mặc dù Philippines không kiện Việt Nam và không đề cập đến những thực thể này, nếu chúng đúng là bãi lúc nổi lúc chìm và nếu Philippines thắng Trung Quốc ở điểm 4 và 5, hệ quả lô gíc sẽ là không nước nào được đòi chủ quyền trên những thực thể này, chúng sẽ thuộc về Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của họ, và khi đó nếu họ muốn thì Việt Nam sẽ phải bàn giao lại cho họ.
Điểm 9 của hồ sơ Philippines khiếu nại rằng Trung Quốc đã, một cách bất hợp pháp, không ngăn chặn công dân của mình khai thác thủy sản trong EEZ của Philippines. Mặc dù Philippines chỉ kiện Trung Quốc, không kiện Việt Nam, nếu Tòa công nhận rằng một khu vực nào đó là EEZ của Philippines, và việc công dân Trung Quốc khai thác hải sản trong khu vực đó là bất hợp pháp, hệ quả lô gíc của phán quyết đó sẽ là việc Việt Nam đơn phương khai thác hải sản trong khu vực đó cũng sẽ là bất hợp pháp. Khu vực này có thể là 200 hải lý tính từ đường cơ sở quần đảo của Philippines, chỉ ngoại trừ lãnh hải 12 hải lý của các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Trong trường hợp đó, ngư dân Việt Nam sẽ không được đánh bắt trong khu vực cách các đảo Trường Sa hơn 12 hải lý và cách Philippines dưới 200 hải lý. Việt Nam có sẵn sàng chấp nhận hệ quả này không?
Tóm lại, nếu Việt Nam chỉ đòi chủ quyền với các đảo (tức là những thực thể cao hơn mức thủy triều cao) và lãnh hải 12 hải lý thì sẽ không có mâu thuẫn gì giữa ba điểm này và quyền lợi của Việt Nam. Nhưng nếu Việt Nam có đòi những bãi lúc nổi lúc chìm cách các đảo này hơn 12 hải lý và cách Philippines dưới 200 hải lý, thí dụ như Đá Vành Khăn, Bãi Cỏ Mây, Đá Tốc Tan, Đá Núi Le và Đá Tiên Nữ, thì sẽ có mâu thuẫn. Việc Việt Nam đóng quân ở một số thực thể hữu quan có nghĩa Việt Nam có đòi những thực thể đó, tức là có mâu thuẫn. Nếu Việt Nam đòi quyền tài phán cách đảo hơn 12 hải lý và cách Philippines dưới 200 hải lý thì cũng sẽ có mâu thuẫn.
Ba điểm 4, 5 và 9 đặt Việt Nam vào thế tiến thoái lưỡng nan. Phản đối hay phản biện với Tòa thì sẽ vô hình trung giúp Trung Quốc và có thể gây phương hại cho EEZ và thềm lục địa của mình dọc bờ biển đất liền. Không phản đối và không phản biện, nếu Tòa công nhận ba điểm này, Việt Nam sẽ khó có cơ sở pháp lý để có yêu sách với một số bãi lúc nổi lúc chìm như Đá Vành Khăn, Bãi Cỏ Mây, Đá Tốc Tan, Đá Núi Le và Đá Tiên Nữ. Không những thế, Việt Nam sẽ khó có cơ sở pháp lý cho việc khai thác kinh tế trong một phần của khu vực Trường Sa. Phải làm gì để cân bằng một bên là việc chống Trung Quốc và bảo vệ EEZ và thềm lục địa dọc bờ biển đất liền, và bên kia là quyền lợi trong khu vực Trường Sa?
Hoàng Ngân Thương
========
Bài liên quan
Mời xem một vài bài khác

21 nhận xét:

  1. Xin 2 chữ bình anlúc 22:21 24 tháng 7, 2020

    Tục ngữ có câu mà người ta hay nói với nhau "Cho tôi xin 2 chữ bình an". Chính sách đối ngoại của VN từ 4000 năm đến thời đại Hồ Chí Minh luôn luôn là như thế. Nhưng lòng tham của các thế lực phong kiến và thực dân đế quốc và các nước lớn nước nhỏ trên thế giới luôn kéo Việt Nam ta vào chốn thị phi. Mà thị phi mới nhất hiện nay là cuộc xung đột CHIẾN LƯỢC giữa Mỹ và Trung Quốc trên bình diện toàn cầu, mà Biển Đông lại là 1 trong những nơi tâm điểm mà 2 bên muốn thi thố với nhau, 1 trò chơi nguy hiểm mà 2 bên đang muốn dùng Biển Đông để hơn thua qua lại và phân định thắng bại trong cuộc xung đột chiến lược chung. TQ muốn lan rộng sức mạnh hàng hải còn Mỹ thì muốn dùng khu vực Biển Đông, VN Đông Dương và Đông Nam Á ASEAN để làm bàn đạp đối chọi với TQ. Nhưng trong cuộc xung đột này cũng các cuộc xung đột giữa các siêu cường luôn luôn tồn tại khả năng "đi đêm" và thỏa hiệp lẫn nhau, bên này nhường bên kia mấy phần để chốt được thỏa hiệp phân chia lợi ích.

    Trong cuộc xung đột chiến lược này, VN tuy là đối tác chiến lược với TQ mà không phải với Mỹ, nhưng VN cũng đã ghi rõ trong sách trắng quốc phòng với quốc sách 4 Không. Những kẻ nào dèm pha về chính sách 4 Không thì chẳng khác nào bảo VN nên đi theo TQ, một đối tác chiến lược xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan từ xưa đến nay. Những kẻ chê bai "4 không" thì tức là họ đang muốn nói VN nên đi theo TQ để chống Mỹ. Trong khi sau giải phóng năm 1975 thì VN không còn chống Mỹ nữa, ngay cả trong thời gian Mỹ chống VN qua hình thức cấm vận thì VN vẫn chỉ xin 2 chữ bình an chứ không chống Mỹ và không theo ai chống Mỹ. Ngay cả trong thời chiến tranh lạnh Mỹ - Xô có xung đột chiến lược thì VN cũng không theo Xô chống Mỹ. Ta chỉ chống ai đó nếu như họ xâm lược nước ta.

    Trả lờiXóa
  2. Xin 2 chữ bình anlúc 22:43 24 tháng 7, 2020

    Hiện Mỹ với Nga Trung lúc chiến lúc hòa, mức độ xung đột lúc cao lúc thấp. Việt nam tuy là đối tác chiến lược của Nga Trung xuất phát từ thực tiễn khách quan chính trị xã hội, địa chính trị, bản chất ý thức hệ chính trị của chế độ, nhưng không đồng nghĩa với việc là sẽ về phe Nga Trung để chống lại Mỹ hay theo ai chống ai. Thế nên mới có chính sách "4 Không".

    Và đương nhiên ngược lại cũng sẽ không bao giờ có chuyện VN bỏ quan hệ đối tác chiến lược với Nga Trung để trở thành đối tác chiến lược của Mỹ, trong sự mâu thuẫn đối chọi chiến lược giữa 2 bên. Làm vậy khác nào tự sát nếu nhìn vào bài học ở Ukraina, Grudia, bài học của 1 nước nhỏ láng giềng của 1 nước lớn mà lại đi theo 1 ông Sở Khanh ở xa. Đến nay các nước chư hầu của Mỹ chỉ có Nhật và Hàn là khá giả, nhưng Nhật là kẻ bị đè đầu 1 cách không tình nguyện sau khi bị thả 2 trái bom nguyên tử, bị tướng McArthur cai trị trực tiếp sau WW2 rồi tiếp tục bị Mỹ khống chế trói chân trói tay đến nay. Hàn là kẻ tình nguyện theo Mỹ nhưng tình trạng thực tiễn của họ không phải như Ukraina hay VN là 1 nước nhỏ láng giếng của 1 nước lớn mạnh hơn nhiều. Ngoài ra bài học nhỏ hơn và nhẹ nhàng hơn chính là Philipine, nghe Mỹ nên mất cả chì lẫn chài, mất cả tình lẫn tiền. Đến mức tổng thống nước này đang tìm cách thoát ra khỏi quỹ đạo chiến lược của Mỹ, thoát ra khỏi vòng xoáy tương tranh giữa Mỹ Trung.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quan điểm độc lập, tự chủ đã được Việt Nam vận dụng từ xa xưa rồi; điều đó đã mang lại hiệu quả nhất

      Xóa
  3. Xin 2 chữ bình anlúc 22:59 24 tháng 7, 2020

    Một trong những biểu hiện cho thấy rõ tham vọng của Mỹ là Nhật, ngày nay đã cách xa thời chiến tranh thế giới gần 1 thế kỷ. Đã gần 1 thế kỷ chúng ta không nghe thấy gì về dấu tích phát xít ở Nhật hay những trào lưu phát xít mới ở Nhật, trái lại nghe nhiều về phát xít mới, KKK mới, da trắng thượng đẳng, cảnh sát bạo hành vì phân biệt da màu ở Mỹ, vậy thì lý do Mỹ vẫn không cho Nhật trang bị quân sự và tổ chức quân đội chính thống. Mỹ muốn giữ chư hầu Nhật trong tình trạng suy yếu về quốc phòng để dễ bề thao túng, lũng đoạn, giật dây, áp chế và qua đó duy trì lý do đóng quân và lập các căn cứ quân sự ở Nhật, duy trì vị thế địa chính trị chiến lược của Mỹ trong khu vực, trong khi đó lại chơi trò lưu manh chính trị là úp mở về vấn đề Nhật còn phải trả tiền cho Mỹ để "được quân Mỹ bảo vệ". Đấy rõ ràng là tống tiền bảo kê.

    Có thể thấy không chỉ mình Philipine mà cả Nhật cũng đang tìm cách giãy giụa để thoát Mỹ. Nhưng khó vì vòng kim cô và dấu ấn Mỹ ở 2 nơi này quá nhiều, khi truyền thông và giáo dục, các ngành về tư tưởng và dư luận xã hội đều do Mỹ nắm. Hiện Mỹ cũng đang muốn Mỹ hóa truyền thông VN thông qua các biện pháp mua chuộc và phong bì, các thỏa thuận tiền bạc, các công ty con sân sau của các quan tổng biên tập, tổng thư ký, các quan Đảng, "quan cách mạng" trong các cơ quan tòa soạn và các chi bộ, thúc đẩy tự diễn biến tự chuyển hóa, phản động hóa các quan chức và phóng viên, ban biên tập, người viết bài, người duyệt bài, sửa bài.

    Trả lờiXóa
  4. Xin 2 chữ bình anlúc 23:27 24 tháng 7, 2020

    Tình hình hiện nay có vẻ Mỹ chưa thật lòng muốn chơi sát ván với TQ mà chỉ lợi dụng xung đột chiến lược Mỹ Trung như một cách để phân tán chuyển hướng dư luận ra bên ngoài.

    Một dấu hiệu của điều này là mới đây Lầu Năm Góc tuyên bố có thể sẽ giải mật các hồ sơ mật về UFO (vật thể không xác định) mà quân đội chụp hoặc quay được từ trước đến nay. Lưu ý trong thời chiến tranh VN thì Mỹ cũng đã làm điều này, đi lan truyền khắp nơi về các tin đồn UFO trong chiến tranh VN, tung tin giả về Liên Xô nói về UFO, sử dụng UFO và các vấn đề ngoài hành tinh, khoa học viễn tưởng để lôi kéo dư luận ra ngoài với hiện thực be bét trong nước, trong thời kỳ mà cả nước Mỹ đang sôi sục biểu tình phản kháng chiến tranh, chống chiến tranh VN. Thì ngày nay với thực trạng be bét trong nước từ chính trị đến kinh tế xã hội, thất nghiệp, bệnh dịch hoành hành, biểu tình bạo loạn, khủng hoảng văn hóa xã hội, phân biệt chủng tộc, cảnh sát bạo hành và dùng súng hơi cay bắn vào dân, thì Mỹ đang lặp lại "chiêu" này. Mỹ đang dùng đủ mọi cách để phân tán và chuyển hướng sự chú ý của dư luận để thoát ra khỏi hiện thực trong nước. Vấn đề Trung Quốc mấy tháng này đang được dùng cho trò này và đến nay đã "bí" đến nỗi phải dùng lại trò UFO thời chiến tranh VN.

    Mỹ đóng cửa toà lãnh sứ quán TQ ở Houston thì TQ trả đũa lại với việc đóng cửa toà lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô. Căng thẳng Mỹ Trung đã khiến cho chứng khoán TQ và châu Á giảm mạnh chỉ sau 1 đêm, tiếp sau là Mỹ và châu Âu cũng giảm mạnh, ảnh hưởng nặng nề đến VN ta ở trong 1 bối cảnh mà ta là nước châu Á và đang có quan hệ kinh tế đa chiều và chặt chẽ với TQ, Nhật, Hàn, nhất là trong kinh tế tư nhân, ngoài ra ta vừa ký với EU và đã có quan hệ toàn diện về kinh tế.

    Rõ ràng sự leo thang căng thẳng giữa Mỹ Trung đã là 1 điều có hại cho tất cả các bên, cho nhân dân thế giới, là sự thua cuộc của tất cả các phe. Thế giới này muốn hòa bình, khu vực này muốn hòa bình, không phải chỉ vì tính chất đạo đức nhân văn của nó, mà thực tế hơn chính là vì kinh tế, đời sống nhân dân và công ăn việc làm của hàng triệu con người và doanh nghiệp, cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước.

    Nhưng thay vì Mỹ nên lo cho dân họ và chú tâm vào việc phục hồi đất nước, khôi phục lại kinh tế xã hội nội tại và phục hồi công ăn việc làm, đời sống kinh tế cho người dân, thì họ lại đi gây chiến, gây căng thẳng. Sự thật phũ phàng là tuy nước Mỹ đang be bét nhưng chỉ có 99% dân lao động là ảnh hưởng nặng nề còn 1% phố Wall ngủ 1 đêm dậy có hàng tỷ đô thì không là gì với họ cả. Và chính sách Mỹ chủ yếu vẫn là xuất phát từ những tập đoàn tài phiệt này với những nhà lobby huyền thoại chi phối các nhà lập pháp và lập chính sách ở Mỹ. Đó gọi là TBCN, không định hướng CNXH để mạnh ai nấy tự do trục lợi làm giàu, giẫm lên trên người lao động khác để làm giàu thì tất nhiên nó sẽ phát triển thành những nhóm lợi ích tài phiệt hay liên minh lợi ích kiểu này, như thời phong kiến phát triển thành những thế lực gia tộc hùng mạnh liên minh với nhau trị vì hoặc khống chế quốc gia, nhiều nhóm tiến lên thành hoàng tộc, hoàng gia. FED kẻ độc quyền in tiền là tập hợp của hơn 10 nhóm ngân hàng của Mỹ. Tranh cử thì ai quỹ tranh cử to hơn nhờ giới tài phiệt đóng góp nhiều hơn và được nhiều Đại Cử Tri ủng hộ hơn thì người đó thắng.

    Trả lờiXóa
  5. Xin 2 chữ bình anlúc 23:48 24 tháng 7, 2020

    Thu hẹp lại vào địa điểm ở Biển Đông, nếu căng thẳng ở Biển Đông leo thang cùng chung nhịp điệu căng thẳng Mỹ Trung trên toàn cầu thì ở nơi dầu sôi lửa bỏng luôn có nguy cơ chiến tranh như vậy thì kinh tế và tất cả mọi lĩnh vực dân sự xã hội đều sẽ nhẹ thì suy thoái, nặng thì khủng hoảng, là bước thụt lùi của nền văn minh. Sẽ không nhà đầu tư nào đi vào hợp tác ở một nơi như vậy, sẽ không người nước ngoài đi vào làm việc hay làm ăn ở 1 nơi như vậy.

    Có quá nhiều dấu hiệu cho thấy ít nhất trong lúc này Mỹ chưa thật sự đủ dũng khí hay quyết tâm đối địch với TQ mà chỉ là sử dụng nó cho các trò chơi chính trị và có tính chất vụ lợi. Nên dù có vào Biển Đông thì cũng sẽ "khóc ngoài quan ải", bỏ trốn trước trận sau khi hô hào to tiếng, hoặc làm ầm lên gây ồn ào xong rồi "đi đêm" thỏa hiệp. Khả năng Mỹ sẽ đối đầu lâu dài và bền bỉ với TQ là 0, do bản chất chính trị Mỹ không cho phép như vậy. Bản chất chính trị Mỹ là dân túy cơ hội chính trị trong mùa tranh cử chỉ có 4 năm 1 lần và sự cạnh tranh đối chọi giữa 2 Đảng, luôn "dìm hàng" chính sách của nhau và lật ngược chính sách của nhau khi đối thủ chính trị thay nhau lên làm tổng thống. Do nó không phải là 1 thể thống nhất về ý chí và hành động, nó nặng tính vụ lợi và cơ hội, nên khả năng thỏa hiệp với TQ và với nhau là luôn cao và nó sẽ không bao giờ có 1 nỗ lực nhất quán lâu dài chống TQ 1 cách thống nhất về ý chí và hành động. Thông thường đều sẽ giữa chừng rút êm để cho chư hầu lãnh đủ. Mỹ sẽ không bao giờ là bên chịu "ăn hành" hay chịu trách nhiệm. Gây ra vấn đề trong khu vực nhưng sẽ không phải là kẻ giải quyết dọn dẹp vấn đề. Cho nên những kẻ bài Trung phò Mỹ, ngáo Mỹ, ảo tưởng vào Mỹ chẳng qua là họ bị ảo tưởng, hoang tưởng và không thật sự dám nhìn thẳng vào sự thật, từ đó không thể rút kinh nghiệm được từ những bài học khách quan trong những sự kiện trước đây, thậm chí gần đây.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mẽo có chính sách chống Trung Nga lâu rồi cũng khá nhất quán đấy nhưng đúng là càng ngày càng cho thấy là Mỹ không còn khả năng trung thành nỗ lực theo đuổi thực hiện 1 chính sách lâu dài đc nữa.

      Một là do giới chính trị trẻ ở Mỹ ngày càng ứ quan tâm gì nữa đến tâm thế Chiến tranh lạnh mà chỉ cần có tiền. TQ thì có đầy tiền, Nga cũng là 1 tiềm lực 1 niềm năng kinh tế khủng lồ.

      Hai là giới chính trị trẻ măng ở Mỹ càng ngày họ càng xa rời với truyền thống Mỹ là bài bác Cộng Sản XHCN hay mấy vụ ý thức hệ. Ngày nay ở Mỹ mà còn nói về chống CS là quá lỗi thời nhất là trong khi đang kìm chế TQ phát triển mà cứ tuyên truyền CS xấu xa nghèo hèn thì khác nào viết chữ "ngu" lên trán.

      Ba là chính trị Mỹ ngày càng trẻ hóa và thực dụng hóa, họ lo nhiều vào việc đấu đá lẫn nhau để giành phần thắng trước đối thủ chính trị bên kia, đảng bên kia, để ghế với nhau, tranh quyền đoạt lợi với nhau. Do đó rất sẵn lòng đánh vào chính sách của nhau, đánh vào các chủ trương lớn của nhau, các truyền thông có tập đoàn kinh tế lớn đứng sau và đảng phái đứng sau ở Mỹ cũng rất sẵn lòng trong việc tuyên truyền chống lại chính sáh của bên kia để giành phần lợi về phe đảng của mình. Tác động đến sự phản đối của quần chúng, lại được tăng thêm nhiệt độ qua mạng xã hội tự do và truyền thông tư nhân ở Mỹ. Họ cứ chống nhau và tuyên truyền chống lại chính sách của nhau như vậy thì sẽ không có 1 chính sách nào được thực hiện lâu dài bền chặc được kể cả chính sách chống TQ. Nên chính sách bài Trung của Mỹ thật ra chỉ có tính chất to mồm là chính, lỏng lẻo và không bền, chỉ nhất quán trên giấy mực.

      Cho nên trong bối cảnh chính trị hiện tại của Mỹ đã không còn như xưa nữa, bây giờ mà 1 chính sách nào đó của Mỹ dù được thống nhất trên giấy tờ tới đầu thì cũng chỉ kiên trì đc 4 năm 1 nhiệm kỳ là cao. Sau đó bị phản đối lại phải hứa hẹn trong mùa tranh cử rồi ai khác lên lại đi lật lại.

      Cứ cho là Mỹ sẽ thật tình chống TQ trong 4 năm hay 8 năm, trong thời gian đó thì kinh tế tiêu tùng. Sau 10 năm Mỹ rút ra chuồn về Mỹ rồi ai đi giải quyết? Lúc đó chó Mỹ sẽ vác "súng nước" ra Biển Đông đánh TQ và dọn cứt ở đó à?

      Xóa
  6. Người Việt từ Hoa Kỳlúc 03:26 25 tháng 7, 2020

    Không thấy báo nào phân tích để trả lời cho câu hỏi
    1. Phán quyết PCA có gì bất lợi cho VN?
    2. Vì sao đến nay VN vẫn chưa đưa ra tuyên bố về Nội dung phán quyết PCA?
    3. Vì sao Phil chửi Mỹ về phán quyết PCA?
    4. Vì sao đến nay mà Phil vẫn chưa thèm trả cả triệu đô phí luật sư?
    Tại sao Phil nói chính Mỹ (chứ không phải Phil) cần trả triệu đô phí luật sư?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi bởi vì thằng Phi đã trực tiếp nếm trái đắng và nhận ra cái bụng dạ của thằng Mỹ, 1 con rắn độc. Phi nên kiện Mỹ đòi bồi thường tài chính tội xúi bậy làm mất đảo.

      Lều Báo và đám "Dư Rận Viên" Youtube cứ xuyên tạc trắng trợn theo "1 nửa ổ bánh mì sự thật" là MỸ BÁC BỎ CHỦ QUYỀN CỦA TRUNG QUỐC mà giấu nhẹm đi vấn đề MỸ ĐỒNG THỜI CÙNG VI PHẠM LUÔN CẢ CHỦ QUYỀN VIỆT NAM, theo đó có ý nghĩa là VN đang đóng quân trái phép trên lãnh thổ của Philipin và cần phải rút quân trả lại lãnh thổ cho Philipin!

      Mặc dù việc bác bỏ chủ quyền của TQ của Mỹ là có lợi cho quan điểm chủ quyền của Philipin (có hại và vi phạm chủ quyền VN), nhưng trên thực tế đó chỉ là quan điểm chủ quyền trên giấy, còn trên thực tế thì tất cả mọi người đều đã thấy, cả thế giới đều thấy Philipin bị mất đảo còn Mỹ thì chuồn êm.

      Ông TT Philipin gào đểu "Mỹ vào đây bắn phát súng trước đi, nào cũng hãy hành động nào", Mỹ nói "Mịa mày tao đâu có ngu, bao nhiêu chuyện nhà còn chưa giải quyết".

      Xóa
  7. Mặc kệ cho các ông bà "rận xỉ chóe thức" lên đài địch kêu khóc MÁCH BU về chủ trương "3 không", Đảng nâng cấp "leo thang" lên luôn thành "4 không".

    Khao khát chống TQ quá thì xuất khẩu họ sang Mỹ để họ chống và biểu tềnh. Xuất khẩu NGAY LÚC NÀY, hehe.

    Trả lờiXóa
  8. Đúng là sẽ chẳng có thằng ngu nào vác tiền vác Đô La vào 1 nơi đầy biến động bất ổn mà lúc nào cũng có thể xảy ra chiến sự hỗn loạn chính biến.

    Còn bọn tối ngày "Tàu xấu Tàu ác tránh xa Tàu" "Cứt Mỹ thơm hơn cứt Tàu" chỉ là lực lượng "phím binh" chửi đổng trên mạng chứ chưa "chống TQ" gì bọn này. Bọn này thì chỉ có chống VN.

    Chống là phải làm hại gì đó. Ví dụ như trong quá khứ thì Mỹ vác quân đánh VN thì gọi là chống VN. VN vác quân đánh vào quân Mỹ và chính quyền SG của Mỹ, thì đó gọi là chống Mỹ. Đặng Tiểu Bình vác quân xâm lược toàn tuyến biên giới thì là chống VN. VN vác quân đánh quân Tàu thì gọi là chống Tàu chống TQ. Mỹ cấm vận VN thì là chống VN.

    Còn ngày nay Mỹ cấm vận Nga thì là đang chống Nga. Mở ra cuộc chiến tranh thương mại với TQ thì là chống TQ. Cấm vận Triều Tiên thì là chống TT.

    Còn bọn chửi TQ là bọn sủa bậy và biểu tình chống VN chứ có chống TQ đâu. Ngay cả biểu tình đập phá tấn công vào doanh nghiệp TQ thì theo luật Chính phủ VN cũng phải bồi thường, tiền bồi thường là từ tiền thuế nhân dân VN, và đây là các doanh nghiệp trả lương cho nhân viên VN, chia lãi cho đối tác VN, đóng thuế cho Chính phủ VN. Đây là phá hoại đất nước chứ không phải là chống TQ.

    Nếu bọn nó thật sự tẩy chay hàng hóa TQ ừ thì đúng là chống TQ đấy nhưng tới nay chưa có 1 bằng chứng nào chúng nó thật sự tẩy chay hàng hóa TQ cả mà toàn là sủa bậy xúi bậy người khác làm theo kiểu "Xúi Con Nít Ăn Cứt Gà" chứ bọn nó có làm đâu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không dựa vào nước nào hết; hãy tự lực tự cường; đồng thời cũng không liên minh quân sự với nước nào khác

      Xóa
  9. Bác Người Việt từ Hoa Kỳ c0s những câu hỏi hay.
    ----
    Người Việt từ Hoa Kỳ03:26 25 tháng 7, 2020
    Không thấy báo nào phân tích để trả lời cho câu hỏi
    1. Phán quyết PCA có gì bất lợi cho VN?
    2. Vì sao đến nay VN vẫn chưa đưa ra tuyên bố về Nội dung phán quyết PCA?
    3. Vì sao Phil chửi Mỹ về phán quyết PCA?
    4. Vì sao đến nay mà Phil vẫn chưa thèm trả cả triệu đô phí luật sư?
    Tại sao Phil nói chính Mỹ (chứ không phải Phil) cần trả triệu đô phí luật sư?

    Trả lờiXóa
  10. Phán quyết của tòa án LHQ với sự đạo diễn của Mỹ phù hợp với quan điểm của Philipin và có lợi cho Philipin nhưng có trái với quan điểm của TQ và VN và có hại cho TQ và VN. Hầu hết các phát ngôn chính thức của Bộ Ngoại Giao Mỹ lâu nay cũng đều như vậy, lợi Phi hại Tàu hại Việt. Theo các phán quyết của LHQ và tuyên bố chính thức của Mỹ thì cả TQ và VN đều đang đóng quân trái phép ở trên đất của Philipin, phần còn lại thì là lãnh thổ quốc tế, đất quốc tế khai thác chung.

    Mặc dù phần lớn nội dung điều khoản phán quyết có lợi cho Philipin trên giấy nhưng thực tế nó đã đưa đến sự "mất đảo" của Philipin bởi vì các nước lớn tàu to súng lớn như Mỹ Trung thực tế họ không coi luật pháp quốc tế ra gì.

    Không có cảnh sát và quân đội "quốc tế" để hành pháp thực thi luật pháp thì lẽ dĩ nhiên luật pháp "quốc tế" cũng không có bao nhiêu ý nghĩa gì thực tế.

    Ngay cả luật pháp quốc gia mà Báo Chí VN ỷ có xứ Mỹ hùng mạnh và USD đứng sau mà họ còn không coi ra gì còn "lách" còn "lờ" thì luật pháp quốc tế có nghĩa lý gì với bọn trùm quốc tế.

    Luật pháp quốc tế thường do LHQ điều phối nhưng cả Mỹ Trung đều nằm trong Hội đồng Bảo An LHQ, vừa đá bóng vừa thổi còi thì dĩ nhiên họ không sợ luật pháp quốc tế hay sợ LHQ. Mỹ là kẻ chi phối LHQ nhiều nhất, TQ đã không sợ Mỹ thì dĩ nhiên cũng không sợ LHQ hay "luật pháp quốc tế", và ngược lại Mỹ cũng thế. Chỉ là trò chơi chính trị quốc tế.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng vậy, trò chơi chính trị này sẽ không bao giờ kết thúc

      Xóa
  11. Bạn nói rất đúng, tôi cũng nghĩ như vậy

    Trả lờiXóa
  12. tất cả những gì Mỹ làm đều chỉ có lợi cho Mỹ mà thôi

    Trả lờiXóa