Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016

PHÁN QUYẾT PCA ĐANG LÀM LỢI CHO CHÍNH ...TRUNG QUỐC!

Lời dẫn: Ở bài dưới đây, bác Tâm Minh Nguyễn đã chỉ ra một điều rất mới mà chưa ai chỉ ra. Đó là phán quyết của PCA đang làm lợi cho chính... Trung Quốc, dù họ chả thèm cảm ơn!
Nếu như trước đây, tàu TQ vào gần các đảo của ta nó cũng phải dè chừng. Cách 20 hay 30 hải lý là ta có thể lu loa, phản đối, cho tàu ra ngăn chặn.
Giờ thì nó có thể theo PCA, cứ vào sát 12 hải lý hay thậm chí 6 hải lý với các đá.
Ví dụ, trước đây, hai đảo của VN cách nhau 30 hải lý thì bộ đội ta có quyền làm chủ vùng biển giữa hai đảo mà ko ai được phép bén mảng. Việc làm chủ vùng biển giữa hai đảo là vô cùng quan trọng, đặc biệt là khi có chiến sự bộ đội ta có thể từ đảo này sang đảo kia để hỗ trợ bảo vệ nhau. Giờ, theo PCA, mỗi đảo chỉ có lãnh hải 12 hải lý. Khoảng trống giữa 2 đảo 6 hải lý là vùng biển quốc tế. Các đảo của ta bị cô lập với nhau, rất khó ứng phó khi có biến!
************************************
NHỮNG ĐIỀU CẦN NÓI CHO RÕ XUNG QUANH PHÁN QUYẾT NGÀY 12-7-2016 CỦA PCA
Trong mấy ngày qua, cả bộ máy truyền thông toàn thế giới dồn dập đưa tin về phản ứng của các nước đối với việc Tòa Trọng tài thường trực ở La Haye ra phán quyết cuối cùng ngày 12-7-2016 về vụ kiện 15 điểm của Philippines đối với Trung Quốc và giải quyết 7 điểm quan trọng trong số đó. Rất nhiều tin tức về phản ứng của các nước được đưa ra, phản ánh quan điểm của các bên không chỉ đối với riêng các phán quyết này mà còn đối với tình hình tranh chấp ở Biển Đông. Dư luận trong nước cũng có nhiều phản ứng trên báo chí và trên các mạng xã hội. Các phản ứng đó cho thấy, một bộ phận báo chí và công chúng hoặc không có thông tin đầy đủ, hoặc không nhận thức đầy đủ, hoặc cố tình suy diễn chủ quan đã đưa đến những nhận định sai lệch, có tính định kiến. Đồng thời, họ cũng không nhìn nhận đúng đắn sự phản ứng của các bên trực tiếp liên quan và gián tiếp liên quan đến vấn đề Biển Đông.
1- Những hiểu biết sai lệch:
Trước hết là hiểu biết về thẩm quyền của Tòa Trọng tài thường trực (tên viết tắt là PCA - Permanent Court of Arbitration) là một tổ chức quốc tế có trụ sở tại La Haye, Hà Lan). Tòa được thành lập năm 1899 tại Hội nghị Hòa bình Hague đầu tiên với sự ra đời Các công ước Den Haag 1899 và 1907. Theo thẩm quyền được trao tại Phụ lục só VII của Công ước Quốc tế về Luật Biển 1982 (UNCLOS – 1982), Tòa Trọng tài thường trực PCA không phải là một tòa án theo đúng nghĩa. Về chức năng, trách nhiệm, nó giống như một cơ quan tư vấn pháp lý, không có các quyền quyền quyết định trực tiếp. Nó chỉ có chức năng khuyến khích việc giải quyết tranh chấp liên quan đến các quốc gia, tổ chức nhà nước, các tổ chức liên chính phủ, và các bên tư nhân bằng cách hỗ trợ trong việc thành lập các tòa án trọng tài và tạo thuận lợi cho công việc của họ.
Vì tại La Haye ở Hà Lan cũng có một tòa khác của Liên Hợp Quốc, đó là Tòa án Công lý Quốc tế (tên viết tắt là ICJ - International Court of Justice) Tòa ICJ có chức năng, trách nhiệm, căn cứ pháp lý, thẩm quyền phán quyết, cơ chế hoạt động khác với Tòa PCA và hiệu lực pháp lý của phán quyết có giá trị cao hơn rất nhiều so với phán quyết của PCA. Chính diều này làm cho những người không tim hiểu lỹ càng vấn đề, nhầm lẫn giữa PCA và ICJ. Do đó, dẫn đến nhầm lẫn về thẩm quyền, phạm vị đối tượng của phán quyết và hiệu lực pháp lý của phán quyết. Trong đó có liên quan đến phụ lục số VII của UNCLOS 1982. Theo phụ lục này thì PCA không có thẩm quyền phân xử chủ quyền trên biển và hải đảo (một phần thẩm quyền phân xử chủ quyền được trao cho Tòa Trọng tài đặc biệt được thành lập theo Phụ lục số VIII của UNCLOS – 1982). Vì vậy, rất dễ hiểu về phán quyết của Tòa PCA chỉ bác bỏ lập luận mà Trung Quốc nêu ra đối với cái mà họ gọi “vùng nước lịch sử”, lấy đó làm căn cứ để đồi chủ quyền đối với “đường 9 đoạn” chứ không phải là bác bỏ “đường 9 đoạn”. Điều này hoàn toàn chính xác vì quốc tế (tất nhiên là trừ Trung Quốc và Đài Loan) có công nhận “đường 9 đoạn” đâu mà phải bác bỏ “đường 9 đoạn” ?
Với chức năng được Liên Hợp Quốc quy định thì PCA chỉ có thể đưa ra các phán quyết mà không có bất cứ chế tài có tính bắt buộc thực hiện nào. Phán quyết của PCA vì thế chỉ có thể thực thi phán quyết khi tất cả các nước tham gia vụ kiện cùng tự giác công nhận. Hay nói cách khác, các quyết định của PCA thiếu đi một trong những yếu tố hết sức quan trọng trong hoạt động tư pháp, đó chính là yếu tố thực tiễn, thực thi trên thực tế! Để đối phó với vụ kiện này của Philippines, dựa vào yếu tố "Phán quyết chỉ có thể thực thi phán quyết khi tất cả các nước tham gia vụ kiện cùng tự giác công nhận", Trung Quốc, ngoài việc sử dụng ảnh hưởng, kinh tế chi phối một số quốc gia tham gia PCA không công nhận phán quyết của tổ chức này (theo họ nói là đã có 60 nước đồng thuận với họ). Trung Quốc cũng đã hết sức khôn ngoan khi chưa bao giờ cử một đoàn đại diện đúng nghĩa để tham dự.
2- Ảnh hưởng của các nước lớn và sự gây nhiễu của bộ máy truyền thông Mỹ và phương Tây.
Trước lúc phán quyết của Tòa PCA được công bố, Mỹ và phương Tây đã nhiều lần gây sức ép buộc các quốc gia vốn là bè bạn truyền thống của Việt Nam ủng hộ phán quyết, đặc biệt nhất là Campuchia, khi nước này ra tuyên bố không ủng hộ phán quyết của Tòa án trọng tài thường trực. Tuyên bố của Thủ tướng Hunsen đã bị báo chí Mỹ và phương Tây bóp méo bằng cách “nhét chữ” vào miệng Thủ tướng Campuchia, cho rằng họ đứng về phía Trung Quốc và đang làm rạn nứt mối quan hệ các nước ASEAN. Bộ máy truyền thông Mỹ và phương Tây cũng sử dụng nhưng thủ đoạn tương tự để “nhét chữ” vào miệng Bộ trưởng ngoại giao Liên bang Nga Sergey Lavrov, vào miệng người phát ngôn Bộ ngoại giao Liên bang Nga Maria Zakharova với ý đồ làm rạn nứt mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam – Liên Bang Nga.
Đối với nội dung của phán quyết của Tòa PCA ngày 12-7 vừa qua, các hãng truyền thông Mỹ và phương Tây (bản tiếng Việt) và nhiều tòa báo trong nước ăn theo thông tin của các hãng này đã chỉ tập trung vào việc “cắt đường lưỡi bò” mà không hề để ý đến thực chất của các phán quyết khác. Sở dĩ có hiện tượng này vì một phần, họ chỉ quan tâm đến vấn đề “đường lưỡi bò”, một thứ vạch vẽ chung chung không hề tồn tại trên thực tế và đúng ra đó mới chỉ là ý đồ của Trung Quốc. Tất nhiên, không thể phủ nhận giá trị của phán quyết của PCA về sự vô căn cứ của “đường 9 đoạn”. Đó là một phán quyết có giá trị “chữa cháy từ gốc lửa” chứ không phải “chữa cháy ở ngọn lửa”. Nó tạo điều kiện để giải quyết tận gốc vấn đề. Xin nhớ là tạo điều kiện giải quyết thôi. Còn giải quyết ra sao thì các nước phải ngồi vào bàn đàm phán. Vậy đối với 6 vấn đề còn lại thì sao ?
Sáu vấn đề này đề cập đến rât nhiều cấu trúc địa lý, bao gồm cả biển, đảo, đá, bãi nổi, bãi chìm mà Việt Nam đang tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, đặc biệt là quần đảo Trường Sa. Trong trường hợp Tòa ra phán quyết có lợi về phía Philippines, nghĩa là khi bất kỳ nước nào cũng phải công nhận phán quyết kể trên đều sẽ công nhận rằng, Philippines có lý và có quyền chủ quyền với các khu vực có liên quan mà VIỆT NAM ĐÃ TUYÊN BỐ CHỦ QUYỀN, đồng nghĩa với việc thừa nhận rằng CÁC KHU VỰC ĐÓ KHÔNG PHẢI LÀ CỦA VIỆT NAM. Đó chính là cái mà Philippines gọi là “Khu Kalayaan” bao trùm gần hết Quần đảo Trường Sa, mặc dù Philippines không đề cập đến tên gọi này trong đơn kiện.
Vùng trong vạch màu xanh dương là vùng mà Phil đề cập trong hồ sơ kiện TQ; những chấm đỏ là vùng Việt Nam đang quản lý và có quân đồn trú - Nguồn ảnh từ PCA

Bản đồ chủ quyền biển đảo chồng lấn của các nước trên Biển Đông. (Hình: Business Insider).

+ Màu đỏ là đường chín đoạn của TQ
+ Màu tím là vùng tuyên bố chủ quyền của VN;
+ Màu Hồng là yêu sách của Phill;
+ Màu vàng là Brunei;
+ Màu xanh lá cây là Malaixia
Còn trong trường hợp Tòa PCA đưa ra những phán quyết chung chung, không nghiêng về bên nào, nghĩa là việc ủng hộ phán quyết của tòa án sẽ vô hình chung khẳng định rằng phán quyết của tòa án đã giải quyết vấn đề CỦA 2 NƯỚC (Philippines và Trung Quốc) không triệt để. Các bên vẫn tiếp tục các hành động của mình mà không vi phạm phán quyết. Đồng thời, vô hình chung thừa nhận đó là vấn đề song phương của Philippines và Trung Quốc. Trong trường hợp đó, những khu vực nằm trong ảnh hưởng của phán quyết KHÔNG CÓ CHỖ CHO VIỆT NAM.
Có lẽ cần phải nhắc lại rằng trên Quần đảo Trường Sa, ngoài sự hiện diện của Philippines và Trung Quốc còn có nhiều bên tham gia tranh chấp. Trong đó có một bên có sức nặng phải được nhắc tới là Việt Nam. Thái độ im lặng của Việt Nam tưởng chừng là nhu nhược, nhưng một khi đã há miệng ủng hộ PCA, gần như chắc chắn sẽ mắc quai với thiệt thòi không nhỏ. Dư luận cần nghiêm chỉnh nhìn nhận hậu quả của các phán quyết của PCA lên quyền lợi chính đáng của Việt Nam. Ủng hộ một cách hoàn toàn, vô điều kiện đối Philippines không hề có lợi cho Việt Nam trong việc gìn giữ và đòi hỏi chủ quyền. Ngược lại, chính việc ủng hộ đó sẽ tạo ra nhiều sự chồng chéo về pháp lý rất bất lợi mà không ai khác chính chúng ta lại phải tháo gỡ trong quá trình đòi lại chủ quyền cam go, đòi hỏi nhiều sự kiên nhẫn này.
Đối với Philippines, họ đã thành công mỹ mãn ư? Không hẳn! Ngoài vấn đề mà ai cũng nhìn thấy và công nhận là Tòa PCA đã phán quyết bác đòi hỏi vô lý của Trung Quốc về “đường 9 đoạn”, cũng đã có những điểm Philippines phải chịu bất lợi. Trong một phán quyết về quyền đánh cá tại bãi cạn Scarborough, Tòa phán rằng: “Cả hai nước đều có quyền được đánh cá trên ngư trường truyền thống tại bãi Scarborough”. Bình luận về điểm này, ngài Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) mỉa mai nhận xét rằng: “Đất đã bị chiếm đoạt, phải đi kiện để đòi lại, không ngờ bị Tòa xử hai bên cùng dùng chung !” Thật bi hài. Với phán quyết này, Philippines đã sa vào “cái bẫy” do Trung Quốc bày đặt ra: Biến vùng không có tranh chấp thành vùng có tranh chấp.
Về vấn đề một số thực thể địa lý ở Trường Sa bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép, Tòa PCA phán mở rộng rằng: “Các cấu trúc ở Trường Sa đều thuộc dạng đá mà không phải là đảo. Không một cấu trúc nào ở Trường Sa có khả năng duy trì đời sống con người ở đó nên không điểm nào có vùng đặc quyền kinh tế hay vùng thềm lục địa.” Với phán quyết này PCA đã biến “đất tư nhân” thành “đất công cộng”. Vùng biển đặc quyền kinh tế của một quốc gia bị biến thành vùng biển quốc tế. Các cường quốc quân sự có thể thoải mái đi lại và triển khai vũ khí, phương tiện chiến tranh. Thế lực nào đã tác động để PCA ra một phán quyết như vậy ? Việt Nam có bao nhiêu đảo, đá, bãi cạn ở Trường Sa rơi trong tình trạng như vậy ?
Với phán quyết này, không hề có chuyện những nước nhỏ ven Biển Đông được hưởng lợi. Kẻ hưởng lợi chính là những nước lớn, và trớ trêu thay, một trong các nước ấy lại chính là… Trung Quốc. Mặc dù những căn cứ về “vùng nước lịch sử” để đòi hỏi về chủ quyền trong “đường lưỡi bò” bị bác bỏ. Nhưng với việc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Philippines và Malaysia ở Trường Sa bị thu hẹp lại, vùng biển quốc tế được mở rộng, Trung Quốc sẽ hạn chế được sự phản đối của các nước ven Biển Đông (chủ yếu là Việt Nam và Philippines, sau đó đến Malaysia và gần đây là Indonesia) khi họ triển khai các hoạt động thăm dò, khai thác và cả các hoạt động quân sự trong vùng biển quốc tế đó.
Những nước được hưởng lợi từ phán quyết này còn có Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, và vùng lãnh thổ Đài Loan. Với phán quyết này, còn đường hành hải huyết mạch nhộn nhịp thứ hai trên thế giới đi qua Biển Đông đã “rộng rãi” hơn. Ngoài ra, các nước ngoài khu vực có sử dụng tuyến hàng hải qua Biển Đông cũng có lợi. Singapore, mặc dù không có quyền lợi trực tiếp ở Biển Đông nhưng nằm ở vị trí cửa ngõ Biển Đông nên sẽ có điều kiện để phát triển mạnh hơn nữa các dịch vụ hậu cần hàng hải vốn đã là thế mạnh của họ. Phán quyết này không ảnh hưởng đến các hoạt động của Mỹ trên Biển Đông bởi Mỹ không tham gia UNCLOS 1982. Bruney cũng không chịu ảnh hưởng bởi họ không tuyên bố chủ quyền với một đảo/đá nào trên Biển Đông mà chỉ đòi hỏi một vùng lãnh hải rộng 200 hải lý, nơi có các dàn khoan khai thác dầu mỏ do họ liên doanh với các công ty lớn trên thế giới đang hoạt động.
3- Thực chất thái độ của Campuchia và Nga đối với phán quyết của PCA.
- Trường hợp Campuchia: Ngày 8-7-2016, trong một cuộc họp nội các, Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hunsen đã nói: “Chúng ta, Campuchia, sẽ không ra bất kỳ thông cáo nào dưới bất kỳ hình thức nào về phán quyết của PCA đối với vụ kiện biển Đông.”. Ông cũng nói thêm: “Nếu có thảo luận về Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) thì ông sẽ tham gia vì đó là cơ chế tồn tại bên trong ASEAN”. Sau một ngày, Bộ Ngoại giao Campuchia đã ra thông cáo về lập trường của chính phủ nước này đối với vụ kiện của Philippines, trong đó nêu rõ: “"Quan điểm của Campuchia là Philippines muốn yêu cầu PCA dàn xếp tranh chấp giữa nước này với Trung Quốc, và quy trình này không liên quan tới tất cả thành viên của ASEAN. Do đó, Campuchia sẽ không tham gia bày tỏ bất kỳ lập trường chung nào về phán quyết của PCA.” Bản thông cáo cũng kêu gọi: “giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình" để duy trì ổn định khu vực và phát triển quan hệ đối tác cùng có lợi giữa ASEAN-Trung Quốc.”
Bộ máy truyền thông của Mỹ và phương Tây hầu như ngay lập tức tung ra những luận điệu có tính chia rẽ. AFP (Pháp) cáo buộc rằng Phnompeng chịu áp lực từ Bắc Kinh nên đã "góp phần" gây ảnh hưởng tới bản tuyên bố chung của ASEAN trong Hội ngoại cấp ngoại trưởng với Trung Quốc tại Côn Minh. Theo đó, ASEAN đã không ra tuyên bố về phán quyết của Tòa PCA. Ngay sau đó, Thủ tướng Campuchia đã chỉ ra rằng một số nước bên ngoài “giật dây và gây sức ép lên các thành viên ASEAN” kể cả trước khi tòa án ra phán quyết. Theo ông, điều đó “sẽ dẫn đến việc chia rẽ giữa bản thân các nước thành viên ASEAN và giữa ASEAN với Trung Quốc”. Thủ tướng Campuchia còn cảnh báo: “Những nỗ lực của một số quốc gia bên ngoài khu vực trong việc huy động các lực lượng chống lại Trung Quốc sẽ mang lại những tác động tiêu cực đối với ASEAN và hòa bình trong khu vực. Khỏi phải nói, người ta đều biết các nước ngoài ấy là ai.
Quan điểm của Campuchia thực ra là hết sức rõ ràng thể hiện đúng vai trò trung lập của Campuchia đối với các tranh chấp không có liên quan đến họ. Sự trung lập này được Hiến pháp Campuchia quy định. Ngoài ra, nó còn thể hiện thẳng thắn quan điểm của nhiều nước ASEAN rằng “quan hệ của các nước ASEAN với Trung Quốc phải do các ASEAN và Trung Quốc giải quyết”. Điều này cũng ám chỉ đến ý đồ “cò ngao tranh chấp, ngư ông thủ lợi” của Mỹ trong vấn đề Biển Đông. Tuyên bố của Campuchia không ủng hộ phán quyết PCA gây “mếch lòng” Philippines, chủ thể đứng ra khởi kiện Trung Quốc. Chính vì điều này mà Trung Quốc “vơ vào” rằng Campuchia là 1 trong 60 quốc gia ủng hộ Trung Quốc. Rằng không công nhận phán quyết của PCA nghĩa là ủng hộ Trung Quốc. Tuy nhiên, cũng giống như việc Việt Nam chỉ hoan nghênh việc PCA đưa ra phán quyết mà không tỏ thái độ ủng hộ hay phản đối phán quyết, việc Campuchia phản đối phán quyết của PCA là một động thái có lợi cho Việt Nam hơn là có hại. Thậm chí, ngay cả Campuchia có phản đối phán quyết của PCA thì sự phản đối đó cũng không thể có hiệu lực trên thức tế. Một nước nhỏ như Campuchia, lại không có vị thế gì trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, nơi 5 “ông lớn” mới chính là những thế lực quyết định vận mệnh thế giới thì làm sao có thể gây ảnh hưởng đến phán quyết của một Tòa Trọng tài Liên Hợp Quốc được ?
Ở đây, có hai điểm khác nhau trong phán quyết của PCA cần bàn tới. Trước hết, phán quyết của PCA phủ nhận gần như trọn vẹn luận thuyết về “đường 9 đoạn”do Trung Quốc tự dựng lên từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, nếu phán quyết của PCA chỉ dừng lại đó thôi thì chắc chắn Việt Nam sẽ không chỉ hoan nghênh việc PCA ra phán quyết mà sẽ nhiệt liệt ủng hộ. Nếu như vậy thì sự phản đối của Campuchia có thể được quy là một hành động thù địch chống lại Việt Nam. Và riêng với hành động này, Campuchia không xứng đáng được xem là bạn bè của Việt Nam. Song phán quyết của PCA lại công nhận quyền chủ quyền của Philippines tại 7 trong số 15 điểm tại đơn khởi kiện của nước này. Đó là điều mà không bao giờ Việt Nam chấp nhận, dù nó cũng bất lợi cho cả Trung Quốc.
Điều đáng nói hơn cả là quyền chủ quyền tại 7 điểm được PCA công nhận cho Philippines đã làm phức tạp thêm sự chồng lấn, tranh chấp trên Quần đảo Trường Sa mà Việt Nam đã nhiều lần ra tuyên bố chủ quyền cũng như đã thực thi các quyền chủ quyền của mình trên thực địa tại đây. Chính vì vậy, việc Campuchia phản đối phán quyết của PCA cũng là một động thái có lợi cho Việt Nam. Đồng thời, Phnompeng cũng không tạo ra một cái cớ để các thế lực đối lập chống Việt Nam tại Campuchia như đảng CNRP của Sam Reinsy, đảng Khme Crom KKK… có cớ vu cáo Chính phủ của CCP phụ thuộc vào Việt Nam. Đường dài mới biết ngựa hay. Khó khăn, hoạn nạn mới biết ai bạn bè.
- Trường hợp Liên bang Nga. Nước này cho đến nay vẫn là bạn bè truyền thống với Việt Nam Quan hê giữa hai nước đã ở cấp độ “đối tác chiến lược toàn diện đặc biệt”, một cấp độ còn cao hơn cả quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt – Trung. Gần đây và trong sự kiện Tòa Trọng tài PCA ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc, phía Nga đã ít nhất có ba lần bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề Biển Đông. Và cả ba lần đều từ cấp Bộ trưởng Ngoại giao trở xuống. Ngoài ra còn có thông tin từ tờ “Thương gia”, một tờ báo lớn ở Nga.
Ngay sau khi PCA công bố phán quyết, báo này đã đăng một bài bình luận nhan đề “Trung Quốc không có 'quyền lịch sử' đối với vùng lãnh thổ tranh chấp trên Biển Đông”. Bài báo điểm lại quá trình Trung Quốc tăng cường những nỗ lực nhằm kiểm soát Biển Đông và cả Eo Malacca trong những năm qua, điểm lại phản ứng của các nước trong và ngoài khu vực trước khi bày tỏ quan điểm ủng hộ phán quyết của PCA.
Ở cấp độ chính thức, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói: “Liên quan đến phán quyết ngày 12 tháng 7 của tòa án trọng tài The Hague (tức La Haye) trong vụ kiện của Philippines, chúng tôi muốn lưu ý các điều sau đây. Quan điểm của Nga về tình hình ở Biển Đông trước sau như một và không thay đổi. Chúng tôi ủng hộ việc các bên tranh chấp lãnh thổ ở vùng biển nói trên nghiêm chỉnh chấp hành các nguyên tắc không sử dụng vũ lực, tiếp tục tìm kiếm cách giải quyết các bất đồng bằng con đường chính trị và ngoại giao trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982, cũng như trong tinh thần các thỏa ước giữa ASEAN và Trung Quốc” và “Chúng tôi ủng hộ các nỗ lực của ASEAN và Trung Quốc nhằm phát triển một Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông”. Câu cuối cùng trong tuyên bố của bà Maria Zakharova rõ ràng là rất phù hợp với quan điểm của Việt Nam và các nước ASEAN khác, đều mong muốn có được một COC để làm cơ sở giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông. Còn Trung Quốc thì không hề mong muốn điều đó. Vì vậy. Thật lố bịch kho cho rằng Nga đứng về phía Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
Cũng giống như khi Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đưa ra quan điểm không can thiệp vào công việc nội bộ giữa ASEAN và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, báo chí trong nước dua nhau giật những cái tít đầy giọng kích động được “bơm” vá từ bên ngoài. Nhà báo có bút danh “Ngọc Anh” giật một cái tít trên báo “Thanh Niên”: “Bộ Ngoại giao Nga “lơ” phán quyết của BCA trong tuyên bố về Biển Đông”. Trong bài có đoạn viết: “Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova khẳng định Moskva không để bị lôi kéo vào tranh chấp trên Biển Đông, nhưng bà Zakharova không hề nhắc tới phán quyết của PCA về Biển Đông”. Trong khi đó thì tuyên bố của Maria Zakharova đã được đăng tải trên tất cả các báo chí Nga và hệ thống truyền thông Nga bằng nhiều thứ tiếng (như đã nói ở trên). Xem lại nguồn tin mà “Ngọc Anh” dẫn thì thấy đó không phải là nguồn Nga mà là hãng Reuter (Anh Quốc). Một “Gia Cát Dự” là thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên Đại học khoa học và nhân văn TP Hồ Chí Minh còn mạnh miệng khẳng định rằng Nga sẽ ngả theo Trung Quốc vì không có những phản ứng mạnh mẽ về vụ kiện đường lưỡi bò của Philippines. Có thật là Nga ngả theo Trung Quốc không. Và suy ra, ngả theo Trung Quốc có nghĩa là chống lại Việt Nam không? Ta hãy xem xét.
Các nhà khoa học Nga và doanh nhân Nga cũng lên tiếng về phán quyết của PCA. Chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Nghiên cứu Viễn Đông, ông Grigory Lokshin cho biết trong một cuộc phỏng vấn của kênh truyền hình Russia TV: “Phán quyết của PCA đã củng cố vị thế của những quốc gia đang tranh chấp với Trung Quốc, đòi hỏi phải tuân thủ các quyền pháp lý của họ trong vùng đặc quyền kinh tế của mình và quyền tự do hàng hải”. Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á và châu Đại dương thuộc Viện Đông phương học, trực thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga Dmitry Mosyakov phát biểu: “Chúng tôi hy vọng rằng những tranh chấp ở Biển Đông sẽ được các bên giải quyết êm đẹp. Nga rất quan tâm đến hòa bình và ổn định ở Biển Đông, đến việc hóa giải tranh chấp và bất đồng quan điểm giữa Việt Nam và Trung Quốc, vốn đều là đối tác chiến lược của Nga về địa chính trị, thương mại và quốc phòng. Hy vọng rằng sớm muộn gì hai bên sẽ tìm ra giải pháp tối ưu. Trong trường hợp đang xét, Trung Quốc nên có bước nhượng bộ về diện tích chủ quyền trên biển Đông chứ không nên khư khư bám vào “đường chín đoạn” xưa cũ vốn không có giá trị pháp lý trong bối cảnh lịch sử hiện đại. Nói gì thì nói, diện tích trong cái gọi là “đường chín đoạn” (còn được gọi là “đường lưỡi bò”) ấy chiếm đến 2 triệu km vuông, nuốt gần trọn những khu vực đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam, Malaysia và một số nước khác của Đông Nam Á”.
Trước thềm Tòa án Trọng tài quốc tế ở The Hague (La Haye) ra phán quyết vụ kiện Biển Đông của Philippines vào ngày 12 tháng 7, các phương tiện truyền thông của Mỹ và một số quốc gia cố tình xuyên tạc quan điểm của Nga về vấn đề Biển Đông. Ngày 29-4-2016, Bộ trưởng Sergey Lavrov bình luận: “Đã thảo luận về tình hình ở Biển Đông. Lập trường của Nga là không thay đổi. Những vấn đề này không nên quốc tế hóa, không một ai từ bên ngoài nên can thiệp vào quyết định của họ”. Ông nói thêm: “Có Công ước Liên Hợp Quốc về luật quốc tế, có Tuyên ngôn về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông mà Trung Quốc và các nước ASEAN đã ký kết, có những nguyên tắc chỉ đạo đã được thống nhất giữa Bắc Kinh và các thủ đô của ASEAN. Đó chính là những gì cần có để chỉ đạo hướng dẫn và giải quyết bất kỳ vấn đề nảy sinh bao gồm cả tranh chấp lãnh thổ, thông qua cuộc đối thoại trực tiếp của các nước quan tâm bằng phương cách chính trị và ngoại giao”.
Lập trường về phương pháp giải quyết vấn đề Biển Đông của Nga tương đồng với lập trường của Việt Nam như người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã nói: “Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, bao gồm các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực theo quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương”. Việc ông Sergey Lavrov không đưa ra ý kiến ủng hộ hay không ủng hộ bên nào trong việc tranh chấp chủ quyền biển, đảo ở Biển Đông cũng là lẽ thường tình. Chính Mỹ cũng tuyên bố không đứng về bất kỳ bên nào trong sự tranh chấp này. Thế những bộ máy truyền thông Mỹ và phương Tây vẫn cứ đưa ra những thông tin kiểu “ăn đứng dựng ngược” rằng Nga ủng hộ Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Và không ít báo chí trong nước đã “đớp” ngay những thông tin đó.
Vậy ai là kẻ tức tối khi Nga nêu ra quan điểm không nên quốc tế hóa vấn đề Biển Đông ? Ai là kẻ bị “động chạm” khi Nga yêu cầu những nước không có liên quan trực tiếp thì không nên can thiệp vào? Không khó để tìm ra câu trả lời. Đó là Mỹ ! Trong quá trình gọi là xoay trục chiến lược sang Châu Á - Thái Bình Dương, những hành động gây hấn ngày một leo thang của Trung Quốc trên Biển Đông đã tạo cho Mỹ một cái cớ tuyệt với để quay lại vùng biển này sau khi thất bại trong Chiến tranh Việt Nam. Việc Mỹ quay lại Biển Đông không phải là để bảo vệ chủ quyền cho những nước bị Trung Quốc uy hiếp chủ quyền trên Biển Đông mà là để kiềm chế Trung Quốc, bảo đảm tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Dù trong một chừng mực nhất định, những hành động triển khai lực lượng quân sự của Mỹ ở Biển Đông có thể làm cho Trung Quốc không dám liều mạng gây hấn bằng xung đột vũ trang nhưng cũng không thể ngăn cản những hành động mở rộng đảo nhân tạo, lập các trạm radar và hải đăng, tăng cường các hoạt động ngang ngược với các nước láng giềng.
Thêm vào đó, những kẻ bị “động chạm” nhiều nhất chính là những kẻ theo đuôi Mỹ, trong đó có không ít những người Việt ở trong và ngoài nước, hoặc là thiển cận, “anh hùng rơm”, hoặc là mang tư tưởng lệ thuộc, vong nô. Vì sẵn mang theo tư tưởng thù địch với chế độ chính trị hiện hành ở Việt Nam, vì sẵn có những tư tưởng muốn leo lên địa vị chính trị quốc gia, vì sẵn tư tưởng sùng bái Mỹ, những mong Mỹ “ra tay tế độ” để bảo vệ chủ quyền cho mình. Trong khi đó thì mọi hành động của Mỹ trước hết là vì quyền lợi của chính Mỹ và các đồng minh của Mỹ. Thật là “đuổi beo cửa trước, rước hổ cửa sau”.
Vậy thì những luận điệu tuyên truyền của Mỹ và phương Tây chỉ nhằm một mục dích duy nhất: LỢI DỤNG MÂU THUẪN GIỮA TRUNG QUỐC VÀ CÁC NƯỚC ASEAN, MÂU THUẪN GIỮA CÁC NƯỚC ASEAN VỚI NHAU VÀ MÂU THUẪN TRONG NỘI BỘ TỪNG NƯỚC ASEAN ĐỂ KÉO CÁC NƯỚC NÀY VÀO QUỸ ĐẠO CỦA MỸ. Thế nên, đừng có ai lầm tưởng rằng Mỹ đem Máy bay, tàu chiến, đưa quân đến Biển Đông để bảo vệ chủ quyền cho các nước ven Biển Đông; đừng ai nghĩ rằng người Mỹ sẽ đem máu của mình ra để bảo vệ chủ quyền cho Việt Nam và các nước ven biển Đông.
============================
Tóm lại, như một facebooker đã nhận xét: Tình hình ở Biển Đông giống như việc mấy hộ dân trong làng tranh chấp một thẻo đất mà dưới đó, có thể có những của cải. Tuy nhiên, họ không thỏa thuận được với nhau về việc chia chác vì có một hộ đông nhân khẩu đòi phần sư tử. Và cuối cùng, có một tay “đầu gấu” xuất hiện. Mấy hộ ít dân nhờ tay đầu gấu này dùng sức mạnh chia phần hộ. Nhưng cái hộ đông nhân khẩu kia cũng không phải dạng vừa. Họ huy động anh em họ hàng hang hốc ra cự lại tay đầu gấu nọ. Kết quả là những trận hỗn chiến xảy ra và đã có án mạng. Kẻ vỡ đầu, người què cụt, nạn nhân phần lớn là những hộ ít người, yếu thế. Làng xóm hoang tàn. Ruộng vườn bị dày xéo tan nát hết. Người chết, gia súc chết. Cả làng kéo nhau đi ăn mày. Còn thằng "đầu gấu" thì chiếm trọn thẻo đất đó. Nếu không xử lý thận trọng bằng các giải pháp hòa bình, pháp lý, không dùng vũ lực, việc tranh chấp ở Biển Đông cũng giống như việc tranh chấp thẻo đất ở cái làng nọ.

69 nhận xét:

  1. Phóng viên Tự dolúc 11:49 18 tháng 7, 2016

    Thủ tướng khẳng định lại lập trường của Việt Nam về vụ kiện Biển Đông
    Tại cuộc gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 14/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định lại lập trường của Việt Nam về vụ kiện của Philippines đối với yêu sách "đường chín đoạn" của Trung Quốc ở Biển Đông.

    Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, chiều ngày 14/7/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tiến hành cuộc gặp với Thủ tướng Quốc Vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Á - Âu (ASEM) lần thứ 11 tại Mông Cổ.

    Tại cuộc gặp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam kiên trì nhất quán đường lối đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa và đi sâu hội nhập quốc tế, coi trọng phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện với Trung Quốc.

    Thủ tướng đề nghị thời gian tới, Chính phủ hai nước cùng tăng cường chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai hiệu quả nhận thức chung cấp cao và kết quả đạt được trong Phiên họp lần thứ 9 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc; duy trì giao lưu, tiếp xúc cấp cao thường xuyên nhằm tăng cường hiểu biết và tin cậy chính trị, cùng nhau thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác thực chất phát triển cân bằng, lành mạnh.

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị phía Trung Quốc tăng cường nhập khẩu các mặt hàng Việt Nam có ưu thế như nông, lâm, thủy hải sản; hoan nghênh các doanh nghiệp có thực lực của Trung Quốc đầu tư vào các dự án phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững của Việt Nam.

    Về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị hai bên cùng thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận và nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao, trong đó có “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”.

    Thỏa thuận này do hai Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Hồ Cẩm Đào thống nhất hồi tháng 10/2011 nhằm thúc đẩy các cơ chế đàm phán trên biển sớm có tiến triển thực chất, đồng thời kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không làm phức tạp tình hình, thực hiện hiệu quả, toàn diện “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC); sớm đạt được “Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông” (COC), góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực.

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng khẳng định lại lập trường của Việt Nam về vụ kiện trọng tài Biển Đông.

    Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường bày tỏ cảm ơn và chuyển lời thăm hỏi của Lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đến các đồng chí Lãnh đạo cấp cao Việt Nam; khẳng định Đảng, Chính phủ Trung Quốc coi trọng việc củng cố và phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện với Việt Nam; sẵn sàng cùng với Việt Nam tăng cường trao đổi chiến lược, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực; thực hiện nghiêm túc nhận thức chung cấp cao về vấn đề trên biển, kiểm soát và xử lý thỏa đáng bất đồng, góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung - Việt phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững.

    Nam Hằng
    http://dantri.com.vn/chinh-tri/thu-tuong-khang-dinh-lai-lap-truong-cua-viet-nam-ve-vu-kien-bien-dong-20160715090445937.htm

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói chung là VN bất lợi nhiều hơn vì PCA. Và Chính phủ thấy rõ điều này nên đến giờ chưa ra Tuyên bố chính thức.
      Tuy nhiên, đúng như nhiều người chỉ ra: Phán quyết PCA chả có tính khả thi, chả có hiệu lực bắt buộc với ai, nên VN cứ tự tin làm theo cách của mình.

      Chỉ đám báo chí ngu dốt mới ra rả ca tụng phán quyết này.
      Chúng không vì biển đảo của Tổ quốc mà chỉ vì bu Mỹ.

      Xóa
  2. Đúng là Trung quốc nó ngu thật!

    Một sự thật đơn giản thế mà hơn một tỷ người không ai nhận ra,chỉ đến khi bác Minh Tâm nhà mình phát hiện ra và công bố , thày trò ông Tập mới mừng quýnh ,rằng phán quyết của tòa trọng tài quốc tế PCA vụ Philippin kiện đường lưỡi bò của Trung quốc là có lợi cho Trung quốc !

    Bác Minh Tâm cũng thâm thúy lắm,biết mà chả nói trước để thày trò ông Tập mấy ngày rồi cứ nhảy dựng cả lên ,lẽ ra phải hoan hô Philippin,phải mở rộng cô ta hết tầm để nhập chuối với xoài của Philippin thì thày trò ông Tập lại biểu tình chửi bới ,tổng động viên ,đe nẹt và làm ngược lại...sóng biển Đông cũng vì vậy mà nóng bỏng.

    Đúng là người khôn ăn nói nửa chừng,để cho người dại nửa mừng nửa lo!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rận xĩ vài lờ bao giờ chả ngu. Thằng Tập nó nhảy dựng lên khi nào?
      Nó có thèm để ý đâu. Nhảy dựng chỉ là bình loạn tầm bậy của lũ rận chấy.

      Bạn Ngân Thương có lời dẫn dễ hiểu mà khoomng ai có thể phản bác:
      ----
      Lời dẫn: Ở bài dưới đây, bác Tâm Minh Nguyễn đã chỉ ra một điều rất mới mà chưa ai chỉ ra. Đó là phán quyết của PCA đang làm lợi cho chính... Trung Quốc, dù họ chả thèm cảm ơn!
      Nếu như trước đây, tàu TQ vào gần các đảo của ta nó cũng phải dè chừng. Cách 20 hay 30 hải lý là ta có thể lu loa, phản đối, cho tàu ra ngăn chặn.
      Giờ thì nó có thể theo PCA, cứ vào sát 12 hải lý hay thậm chí 6 hải lý với các đá.
      Ví dụ, trước đây, hai đảo của VN cách nhau 30 hải lý thì bộ đội ta có quyền làm chủ vùng biển giữa hai đảo mà ko ai được phép bén mảng. Việc làm chủ vùng biển giữa hai đảo là vô cùng quan trọng, đặc biệt là khi có chiến sự bộ đội ta có thể từ đảo này sang đảo kia để hỗ trợ bảo vệ nhau. Giờ, theo PCA, mỗi đảo chỉ có lãnh hải 12 hải lý. Khoảng trống giữa 2 đảo 6 hải lý là vùng biển quốc tế. Các đảo của ta bị cô lập với nhau, rất khó ứng phó khi có biến!

      Xóa
    2. Đâu đã khôn bằng văn lâm dạy tiếng việt cho hẳn trùm bò khựa Tập.

      Xóa
  3. Campuchia mới nhận viện trợ của tq 600 triệu đô rồi kìa sướng thật. Đối với cam ta quyền lợi là trên hết. Mỹ cho chúng tôi sẽ nhận, eu cho chúng tôi cũng nhận. Hunsen đã nói trắng phớ ra rồi còn gì. Mà cũng khổ lắm các bạn ạ phải phản đối PCA tới năm lần cơ đấy

    Trả lờiXóa
  4. Tạm hình dung thế này: có 3 thằng. Một thằng cu khôn lỏi nhân lúc "vô thiên, vô pháp" lấy được nhiều đất nhất trong cái vườn để hoang, thời gian yên ả trôi đi...đến sau này 2 thằng kia mới tiếc ngẩn ngơ, cay cú vì lúc trước sao mình ngu, mà ngu lâu quá. Nên thằng đầu gấu thì kiếm bất cứ cái cớ dở hơi nào cũng được để đòi đất vì nó thừa biết chả thằng đéo nào làm gì được nó, thằng kia yếu hơn thì kiện tụng, nhờ vả lung tung vì nó cũng biết đen lắm là hòa. Thế thôi!

    Trả lờiXóa
  5. NGƯỜI TQ NÓI VỀ TQ:

    Những sai lầm của Trung Quốc từ vụ kiện về Biển Đông
    Phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế (PCA) được Zheng Wang, một học giả người Hoa tại Mỹ, gọi là một thất bại lớn về ngoại giao, trong bài viết của ông đăng trên trang Diplomat hôm 14/7 vừa qua.
    Wang khẳng định cho dù mọi người có đánh giá về chất lượng và sự công bằng của phán quyết này như thế nào, thì kết quả của phiên tòa vẫn làm tổn hại hình ảnh và sức mạnh mềm của phía Trung Quốc, gây trở ngại lớn cho các yêu sách về lãnh thổ và quyền hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông, và hậu quả của điều này với Trung Quốc sẽ rất lâu dài.

    Theo Wang, việc Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện là một suy xét thiếu cẩn trọng, cho thấy nước này đã không nhận được lời tư vấn pháp lý tốt từ các chuyên gia luật quốc tế hàng đầu. Wang nhận định, với tư cách là một thế lực lớn trong cộng đồng quốc tế, lẽ ra Trung Quốc ít nhất có tham gia tố tụng, qua đó vừa có thể trực tiếp tham gia tranh luận, đồng thời cho thấy sự tôn trọng cần thiết đối với luật pháp quốc tế cũng như các tổ chức pháp lý quốc tế.

    Bên cạnh đó, vụ kiện cũng chứng minh những nhược điểm nghiêm trọng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc – đó là việc nghiên cứu chính sách. Wang cho rằng thật đáng ngạc nhiên khi bản thân Trung Quốc lại thiếu sự nghiên cứu kỹ lưỡng về vấn đề Biển Đông, bao gồm việc nghiên cứu về các yêu sách của chính mình, cũng như các vấn đề liên quan đến “quyền lịch sử”. Đây là một trong những lý do quan trọng khiến Trung Quốc quyết định không tham gia vào vụ kiện, bởi thực sự họ vẫn chưa sẵn sàng. Thái độ mơ hồ của Trung Quốc về Biển Đông phần nào cũng là do sự thiếu nghiên cứu này. Ví dụ, yêu sách của Trung Quốc chủ yếu dựa trên lịch sử, nhưng cho đến nay vẫn chưa hề thấy một cuốn sách nào xuất bản ở Trung Quốc cung cấp được một phân tích toàn diện và khách quan về các sự kiện và lịch sử của Biển Đông cũng như các quá trình liên quan đến việc Trung Quốc đưa ra các bản đồ với những đường đứt đoạn và ý nghĩa thực tế của tấm bản đồ này. Trung Quốc đưa ra một số căn cứ lịch sử rời rạc để củng cố yêu sách của mình, nhưng đa số các bằng chứng này chỉ là nói với nhau trong nước từ nhiều năm qua. Tóm lại, họ không hề trình được bằng chứng nào có tính pháp lý.
    ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ...
      Thái độ và nhận thức

      Sai lầm cơ bản của Trung Quốc, theo Wang, chính là vấn đề về thái độ và nhận thức. Về thái độ, Chính phủ Trung Quốc vẫn coi luật pháp quốc tế như một cái gì đó mà họ có thể lựa chọn theo ý thích của họ. Họ không quen thuộc với các hệ thống và cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là việc sử dụng trọng tài như một phương pháp giải quyết tranh chấp. Một số người đã có thái độ kẻ cả xem việc tham gia vào vụ kiện tại tòa trọng tài do một quốc gia nhỏ hơn khởi xướng và được tổ chức bởi một tòa án tạm thời là điều mất mặt đối với một quốc gia hùng mạnh như Trung Quốc.

      Về nhận thức, khi tham gia đàm phán Công ước về Luật Biển của Liên hiệp quốc (UNCLOS) trong khoảng thời gian 1973-1982, Trung Quốc đã quyết định đứng với các nước thuộc thế giới thứ ba và ủng hộ yêu cầu về Vùng Đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý. Khi đó, các nhà ngoại giao Trung Quốc hoàn toàn chẳng nhắc gì đến Biển Đông và đường chín vạch. Đó là điểm mâu thuẫn đến mức khó thể tưởng tượng được, bởi vùng EEZ của các nước láng giềng nằm chồng lên đường chín gạch mà ngày nay Trung Quốc đặt ra yêu sách.

      Wang cho rằng đã hơn 40 năm đã trôi qua tính từ lúc Trung Quốc tham gia đàm phán UNCLOS trong thập niên 1970 đến khi nước này quyết định không tham gia vào vụ kiện tại Tòa Trọng tài vào năm 2013, và trong thời gian này nền kinh tế của Trung Quốc đã tăng trưởng từ chỗ là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới đến chỗ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, thế nhưng thái độ và nhận thức của Trung Quốc đối với luật pháp quốc tế đã không thể hiện một sự tăng trưởng và phát triển tương xứng.

      Truyền thông

      Wang nhìn nhận Trung Quốc hầu như bị cô lập về các vấn đề liên quan đến Biển Đông, những ý kiến và tranh luận của quốc gia này hầu như không được những người bên ngoài Trung Quốc lắng nghe. Theo Wang, nguyên nhân của sự cô lập này một phần do cách Trung Quốc truyền thông về yêu sách của mình và lập luận đằng sau đó với phần còn lại của thế giới chưa hiệu quả.

      Trước khi có phán quyết của Tòa Trọng tài, Trung Quốc đã phát động một chiến dịch truyền thông và đã tổ chức cho các nhà ngoại giao viết bài trên các phương tiện truyền thông quốc tế, nhưng hầu hết họ chỉ lặp đi lặp lại lập trường chính thức của Trung Quốc mà không cung cấp các bằng chứng thuyết phục cũng như các lập luận logic để củng cố các yêu sách của Trung Quốc.

      Wang cho rằng thật đáng lo ngại nếu một đất-nước-đang-trở thành-siêu-cường lại không thể truyền thông một cách hiệu quả với phần còn lại của thế giới. Hiện đang tồn tại một khoảng cách về nhận thức rất lớn liên quan đến các tranh chấp ở Biển Đông. Phần lớn các tranh chấp hiện nay đã được xây dựng dựa trên những nhận thức sai lầm dựa trên các phương tiện truyền thông, giáo dục, và dư luận xã hội cả bên trong lẫn bên ngoài Trung Quốc.

      Trong thời gian tới, Wang tin rằng nhiều khả năng phán quyết PCA có nguy cơ làm tăng thêm những bất ổn và mối nguy hiểm mới cho tình hình hiện nay, ví dụ như khả năng kích thích hơn nữa chủ nghĩa dân tộc cũng như ký ức tập thể của người Trung Quốc về các chấn thương lịch sử của đất nước này dưới bàn tay của các cường quốc nước ngoài. Hậu quả có thể là không gian dành cho mối ngoại giao lý tính lại càng giảm hơn nữa. Tuy nhiên, Wang nhấn mạnh Bắc Kinh cần tránh phản ứng thái quá, vì điều đó sẽ chỉ làm cho đất nước này phải trả giá nhiều hơn sau phán quyết mới đây của tòa án mà thôi.

      Zheng Wang là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Hòa bình và Xung đột tại Trường Ngoại giao và Quan hệ quốc tế thuộc Đại học Seton Hall ở New Jersey. Ông cũng đang là học giả được nhận tài trợ từ Quỹ Carnegie của Viện New America, đồng thời là học giả toàn cầu tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc và Hoa Kỳ Kissinger thuộc Trung tâm Học giả Quốc tế Woodrow Wilson.

      Vũ Thị Phương Anh tóm lược từ The Diplomat
      http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=116&CategoryID=42&News=9837

      Xóa
  6. Về phán quyết PCA thiết nghĩ chúng ta nên tham khảo ý kiến của những vị có chuyên môn và đã từng chuyên trách như trong bài này : http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Co-phai-Viet-Nam-thiet-thoi-vi-phan-quyet-vu-kien-trong-tai-Bien-Dong-post169461.gd

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Giáo dục chấm nét là ổ rận và trần công trục là rận bự, tham khảo làm gì?

      Xóa
  7. Bác Tâm ơi, cái thời chống Mỹ cứu nước đã qua lâu rồi. Bây giờ bọn trẻ chúng nó muốn được học bổng vào trường Havard, MIT, Princeton,CalTech, Yale....thôi bác ạ. Khổ thân bác.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bọn trẻ như cậu nói chỉ là thứ trẻ hồ đồ, đua đòi thôi chứ ko phải tất cả

      Xóa
    2. Z. thì hy vọng qua các vụ việc như thế này bọn trẻ thấy rằng phải cố gắng học tập hơn nữa để càng tự tin khi nhận định vấn đề nào đó bằng chính cái đầu của mình. Tương lai của đất nước là của các bạn ấy. Đặc biệt là rất muốn các bạn trẻ thật giỏi ngoại ngữ, chìa khóa tiếp thu kiến thức nhân loại, cánh cửa mở ra thế giới. Giỏi tiếng Nga để hiểu rằng mấy ông ăn mày dĩ vãng đã tự trói buộc tư duy cổ hủ của mình thế nào khi cố giải thích ngữ nghĩa tiếng Nga theo tư duy người Việt trong các bài gần đây.

      Xóa
    3. Biết thêm ngoại ngữ nào cũng đều là quý, rận xĩ Z ợ!
      Giỏi tiếng Anh, tiếng Thổ để biết rằng Tổng thống Thổ vừa hút chết sau vụ đảo chính bởi bàn tay của Mỹ ra sao. Suýt chút nữa thì anh Tổng này chịu số phận như anh Tổng Ngô của VNCH!

      Xóa
    4. Ợ ờ giỏi tiếng Anh, tiếng Thổ và các thứ tiếng khác là để tiếp thu thành tựu nhân loại, nền văn hóa văn minh các dân tộc, để truyền bá những thành tựu của CNXH ra thế giới ... chứ để biết bàn tay của Mỹ dài ngắn ra sao thì chỉ cần đọc báo Nhân Dân + SGGP là dư sức biết, cần tra cứu gì thì xem Lê Nin toàn tập bằng tiếng Việt là có hết

      Còn tại sao phải giỏi thêm tiếng Nga chờ xem còm kế tiếp.

      Xóa
  8. Chủ trương của Đảng và Chính Phủ Việt Nam là giải quyết các bất đồng, xung đột ở biển Đông bằng biện pháp hòa bình và tôn trọng luật pháp quốc tế. Yêu cầu tòa trọng tài quốc tế phán xử những đòi hỏi và ứng xử ngược ngạo, thô bạo các tranh chấp ở biển Đông của Trung Quốc là thể hiện một trong những biện pháp hòa bình tối ưu nhất. Tòa trọng tài quốc tế căn cứ các điều mục qui định trong UNCLOS mà phán xử. Đây là luật pháp quốc tế. Bài xích, chống chế PCA và phán quyết của PCA về tính phi pháp của đường lưỡi bò, về tính chất cấu trúc địa lý của các đảo đá ở Trường Sa không cho phép quốc gia nào đang chiếm đóng, sở hữu nó, tự ý đặt ra 200 hải lý từ bờ, là đi ngược lại chủ trương của Đảng và Chính Phủ. Còn Trung Quốc nó mừng thầm vì qua phán quyết PCA, nó thấy có lợi. Nhìn cảnh lồng lộn của nó, cảnhlồng lộn của đám tay sai của nó trước, trong và sau phán xử của PCA là rõ ngay. Đừng tiếp tục bịp bợm!

    Trả lờiXóa
  9. Đây là quan điểm chính thức của Việt Nam: Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường S
    Anh rận xĩ Quế Sơn đừng có BỊA ĐẶT XUYÊN TẠC!
    ------
    TTXVN bác bỏ thông tin sai lệch của báo chí Trung Quốc về Biển Đông

    (TTXVN/Vietnam+) lúc : 18/07/16 18:44 Bản in
    Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gặp song phương Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường bên lề Hội nghị Cấp cao Á-Âu lần thứ 11. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

    Ngày 18/7, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) được quyền tuyên bố bác bỏ nội dung sai sự thật của báo chí Trung Quốc liên quan tới vấn đề Biển Đông trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 14/7/2016 bên lề Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu (ASEM) tại thủ đô Ulan Bator (Mông Cổ).

    Sau cuộc gặp trên, nhiều cơ quan báo chí chính thức của Trung Quốc, trong đó có hãng thông tấn Tân Hoa xã, trang mạng chinadaily.com.cn (phiên bản đối ngoại tiếng Anh của tờ Trung Quốc Nhật báo) và tờ Nhân dân Nhật báo tiếng Trung Quốc, đã dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc gặp nói rằng: “Việt Nam tôn trọng lập trường của Trung Quốc về vụ kiện trọng tài Biển Đông,” đồng thời cho biết: “Việt Nam sẵn sàng thúc đẩy đàm phán song phương về vấn đề biển và quản lý đúng đắn những khác biệt với Trung Quốc nhằm đóng góp cho hòa bình và ổn định khu vực."

    Trên thực tế, trong cuộc gặp Thủ tướng Trung Quốc, khi đề cập vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị hai bên cùng thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao, trong đó có “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc” do hai Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Hồ Cẩm Đào đã thống nhất tháng 10/2011 nhằm thúc đẩy các cơ chế đàm phán trên biển sớm có tiến triển thực chất, đồng thời kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không làm phức tạp tình hình, thực hiện hiệu quả, toàn diện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), góp phần duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực.

    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng khẳng định lại lập trường của Việt Nam đối với phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Hay (Hà Lan) trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.

    Trước đó, ngày 12/7/2016, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã nêu rõ: “Việt Nam hoan nghênh việc Tòa trọng tài đã đưa ra phán quyết cuối cùng ngày 12/7/2016... Việt Nam một lần nữa khẳng định lập trường nhất quán của mình về vụ kiện này như đã được thể hiện đầy đủ trong Tuyên bố ngày 05/12/2014 của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Tòa trọng tài. Trên tinh thần đó, Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, bao gồm các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực theo quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương.

    Nhân dịp này, Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chủ quyền đối với nội thủy và lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, cũng như tất cả các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam liên quan đến các cấu trúc địa lý thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”./.

    Trả lờiXóa
  10. Lò dò đọc lại thấy câu này: "Lời dẫn: Ở bài dưới đây, bác Tâm Minh Nguyễn đã chỉ ra một điều rất mới mà chưa ai chỉ ra. Đó là phán quyết của PCA đang làm lợi cho chính... Trung Quốc, dù họ chả thèm cảm ơn!", đành viết thêm đôi dòng:

    Phi kiện TQ ra tòa quốc tế sau 17 năm thương lượng không thành.

    Năm 2009 Việt Nam đã có 3 hồ sơ trình LHQ về ranh giới ngoài thềm lục địa, trong đó có 2 hồ sơ cùng Maxlaixia đã cùng trình cho vùng biển phía Nam –Trung Bộ Việt Nam....

    Để thấy rằng ông Tâm đã rất buồn cười như thế nào khi viết cái bài trên kia!

    Trả lờiXóa
  11. Phán quyết của PCA có lợi cho tất cả các nước có tranh chấp chủ quyền biển đảo ớ Biển Đông , trừ Trung Quốc . Riêng Viêt Nam có thêm công cụ pháp lý để đấu tranh bảo vệ vùng lãnh hải 200 hải lý và thềm lục địa mà hiện " đường lưỡi bò" của Tàu đã liếm hết thềm lục địa và 2/3 vùng đặc quyền kinh tế . Đây là điều quan trọng nhất với Việt Nam. Phán quyết của PCA đã đuổi cổ Tàu ra khỏi Trường Sa , còn lại chỉ có 6 nước Asean với nhau thì không có gì là không giải quyết được .
    Dù các thực thể ớTrường Sa chỉ có 12 hải lý theo PCA nhưng không có Tàu vẫn an toàn hơn . Ngoài 12 hải lý là Hải Phận Quốc Tế , tàu bè của Tàu, Mỹ và các nước khác qua lai theo luật Quốc Tế thì có sao , cả làng như vậy chứ phải riêng ai .
    PCA đã tuyên bố không phán quyết về chủ quyền , giải quyết về chủ quyền là chuyện khác . Nói là PCA gián tiếp công nhận chủ quyền của Phi- Líp - Pin cũng mới chỉ là suy đoàn thôi.
    Nói tàu của Tàu dễ dàng vào sát khu vực 12 hải lý các thực thể của các nước khác theo phán quyết của PCA có nghĩa là Tàu tuân thủ phán quyết của PCA ? Tàu vào được thì các nước khác cũng vào được gần căn cứ của Tàu được không , vẫn theo quan điểm cua Tàu . ?

    Việt Nam chác chắn sẽ ủng hộ mạnh mẽ phán quyết của PCA , có điều gì không thể đồng ý được thì nói rõ thêm , coi đó là điều không đồng ý , tránh sự hiểu lầm khi giải quyết về chủ quyền với các nước khác sau này .
    Bài viết của Tâm Minh Nguyễn chắc chắn là theo đơn đặt hàng của Tàu rồi. .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý .

      Xóa
    2. Lý lẽ của Vương 21:21 như con trẻ, toàn nói láo nói đổng. Giọng lưỡi y chang của bọn việt gian cờ vàng Cali tay sai chủ Mỹ.

      Xóa
    3. Phán quyết của PCA đã đuổi cổ Tàu ra khỏi Trường Sa
      Phát biểu này của anh Vương cho thấy anh NGU hết sức!
      Theo anh thì vì phán quyết này mà thằng Tàu nó sẽ rút khỏi Gạc Ma, Châu Viên, Chữ Thập...?

      Xóa
  12. BÀI VIẾT CỦA TÂM MINH NGUYỄN LÀ VIẾT THEO ĐƠN ĐẶT HÀNG CỦA TÀU .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Co khi tam minh nguyen cung chinh la dong bon cua GT va GT co nhiem vu la dang lai bai nay!

      Xóa
  13. Mấy anh rận xĩ Quế Sơn, Z, Vương... lưu ý đến lời dẫn của chủ nhà:
    ----
    Lời dẫn: Ở bài dưới đây, bác Tâm Minh Nguyễn đã chỉ ra một điều rất mới mà chưa ai chỉ ra. Đó là phán quyết của PCA đang làm lợi cho chính... Trung Quốc, dù họ chả thèm cảm ơn!
    Nếu như trước đây, tàu TQ vào gần các đảo của ta nó cũng phải dè chừng. Cách 20 hay 30 hải lý là ta có thể lu loa, phản đối, cho tàu ra ngăn chặn.
    Giờ thì nó có thể theo PCA, cứ vào sát 12 hải lý hay thậm chí 6 hải lý với các đá.
    Ví dụ, trước đây, hai đảo của VN cách nhau 30 hải lý thì bộ đội ta có quyền làm chủ vùng biển giữa hai đảo mà ko ai được phép bén mảng. Việc làm chủ vùng biển giữa hai đảo là vô cùng quan trọng, đặc biệt là khi có chiến sự bộ đội ta có thể từ đảo này sang đảo kia để hỗ trợ bảo vệ nhau. Giờ, theo PCA, mỗi đảo chỉ có lãnh hải 12 hải lý. Khoảng trống giữa 2 đảo 6 hải lý là vùng biển quốc tế. Các đảo của ta bị cô lập với nhau, rất khó ứng phó khi có biến!
    =====
    Các anh nói, TQ nó vào sát đảo của ta thì ta cũng có thể vào sát đảo TQ?
    Các anh nên biết tiềm lực quân sự thì TQ nó rõ ràng là mạnh gấp nhiều lần VN. Theo phán quyết PCA, bây giờ TQ nó có thể mang tàu chiến tự do bao vây các đảo của ta ở ngoài 12 hải lý, nó khống chế, nó theo dõi mọi di biến động của bộ đội ta.
    Còn ta, từ xưa đến nay chỉ là phòng ngự mà thôi, ta không thể rải quân ra để bao vây đảo của TQ được.

    Xưa nay, chúng ta đánh ngoại xâm bằng trí tuệ, bằng mưu lược Lấy yếu định mạnh, đánh ngoại xâm bằng cả những yếu tố bất ngờ...

    Giờ, theo phán quyết của PCA, nó được quyền vào sát 12 hải lý. Muốn từ đảo nọ sang đỏa kia để hỗ trợ, ứng cứu nhau thì lại phải vượt qua vòng vây quân thù!

    Cũng chính vì vậy nên VN, như lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: VIỆT NAM VẪN KHẲNG ĐỊNH TOÀN BỘ QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA LÀ THUỘC CHỦ QUYỀN VIỆT NẠM. TỨC LÀ KHÔNG CÓ KẼ HỞ 6 HẢI LÝ THUỘC BIỂN CÔNG CỘNG NHƯ PHÁN QUYẾT CỦA PCA!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác này không biết là CCB hay tân binh đây? Có kẻ hở 6 hl hay o, tới hồi nó đánh là như nhau. Khi nó đánh có nghĩa là nó nói "của nó ,nó thu hồi" . Không có 6 hl hải phận qt có ý nghĩa gì lúc đó? nó cứ tiến vào vùng biển " của nó" mà!
      Nếu quân ta có phương án ứng cưú giữa 2 đão thì người ta tính khoảng cách của chúng để đề ra phương án đó.Khoảng biển ở giưã thuộc chủ quyền hay o có ý nghĩa gì nữa lúc đánh nhau?

      Xóa
    2. Nó muốn theo dỏi phải cho tàu vào sát 12 hl ? Ngây thơ với khả năng QS của TQ quá!
      Tóm lại là khi chúng đã đánh và ta phải chống trả thì không bên nào ở đó mà phân biệt vùng biển, mà chỉ lo tiêu diệt lẩn nhau!

      Xóa
    3. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    4. Phải bao vây ư? Không thì không đánh chiếm đão được? Nếu ông làm chỉ huy quân TQ sẽ là điều mắn ch VN. He he...

      Xóa
    5. Giờ thì nó có thể theo PCA, cứ vào sát 12 hải lý hay thậm chí 6 hải lý với các đá.
      ===
      Vậy giờ nó mang mấy cái dàn khoan, tàu chiến neo đậu chơi sát mấy đảo của ta thì theo các pro phải tính sao? có phản đối được theo kiểu "yêu cầu tuân thủ luật pháp quốc tế" được nữa không? mang tàu ra bắc loa xua đuổi được nữa không?
      giờ sẽ không thằng nào khơi mào đánh trước mà sẽ chỉ khiêu khích, đến công cụ pháp lý cũng không còn trong tay thì nên ủng hộ hay không?

      Xóa
  14. Bài này lập lại luận điệu mấy hôm nay thôi. Có cái mới là TQ được lợi từ phán xét của tòa!!!
    Nhắc lại, ta vẩn tiếp tục trấn giử các thực thể đang giữ, vì tòa đã nói o phân xử chủ quyền vì o thuộc thẩm quyền của họ. Vậy thì mất cái gì? Cái không được có vùng ĐQKT mà chỉ có lảnh hải 12 hl cho các thực thể là tất cả các bên đều giống nhau. CP VN đã thưà nhận thẩm quyền xét xử của tòa thì sẽ tôn trọng chấp hành. Còn thủ tứơng nhắc lại là chủ quyền quần đảo HS và TS là của VN. Có nghĩa là toàn bộ các thực thể ( hiện đang do nhiều bên chiếm đóng) của quần đảo đều là của VN.

    Trả lờiXóa
  15. Phóng viên Tự dolúc 23:57 18 tháng 7, 2016

    PHÁN QUYẾT CỦA PCA - KHÔNG HIỂU THÌ CÂM HỌNG LẠI CHO DÂN ĐƯỢC NHỜ

    Nhất trí hoàn toàn quan điểm của Khoai@ rằng, Tòa Trọng tài Quốc tế PCA có phán gì thì phán, nhưng quan điểm của Tre Làng là Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, kể cả một số đảo mà Trung Quốc, Philippines, Đài Loan hay Mã Lai đang chiếm giữ trái phép.

    Vùng màu xanh dương là vùng mà anh Phi đề cập trong hồ sơ kiện TQ những châm đỏ là vùng Việt Nam đang quản lý và có quân đồn trú - Nguồn ảnh từ PCA

    Chị lấy làm phiền lòng bởi lũ trí thức vàng vẩu mừng rú lên khi PCA đưa ra phán quyết có lợi cho Philippines. Lũ có học nhưng ngu muội bởi lòng hận thù chiếm cứ não bộ không biết rằng những nội dung của phán quyết đã vô tình phủ nhận chủ quyền của Việt Nam đối với một số đảo mà Philippines đang chiếm giữ do có được từ việc hèn nhát của chính quyền ngụy Sài Gòn (VNCH).

    Hãy lắc não khi thấy Ngoại giao Việt Nam mới chỉ dừng ở việc hoan nghênh "việc đưa ra phán quyết" chứ không phải "hoan nghênh nội dung phán quyết". Ở đây sự thận trọng là vô cùng cần thiết bởi nó không chỉ liên quan tới cái Lưỡi bò phi pháp của anh Tập, mà nói liên hệ trực tiếp tới chủ quyền quốc gì, lợi ích dân tộc.

    Chị phát ói khi thằng Tiến sĩ Nguyễn Quang A có vẻ khoái trá kiểu rừng rú khi nói, Philippines "uy dũng thắng kiện...Trung Quốc" và nhân đó bỉ bôi Chính phủ Việt Nam. Đúng là Tiến sĩ đầu bò*.

    Xin nói thẳng, phát ngôn đó không chỉ tởm lợm mà còn biểu hiện não trạng xuẩn ngốc nhất thời đại. Thật luôn, có cái đéo gì mà hoan hỉ? Phát ngôn ấy vô tình xúc phạm đến danh xưng Tiến sĩ ở xứ ta và nói như ngôn ngữ thời @: ngu vãi cứt.

    Chuyện nào ra chuyện ấy, chị cực ghét việc lấy chuyện PCA tuyên Philippines thắng kiện để bỉ báng lãnh đạo và chính quyền.

    Nguyễn Quang A viết stt trên FB của mình: "No-U ĐÃ THẮNG! Tòa trọng tài quốc tế đã phán: Trung Quốc thua:... không có cơ sở pháp lý nào cho Trung Quốc để đòi các quyền lịch sử đối với các tài nguyên bên trong các khu vực Biển Đông ở bên trong đường 9-đoạn [ đường chữ U, đường lưỡi bò]. Ông Chung, ông Khương khẩn trương tìm ra bọn đã hành hung Lã Việt Dũng [dẫu chúng có quân hàm cao đến đâu] và trừng trị chúng (ngược lại thì các ông cũng vừa bị Tòa xử thua!), các ông và các sếp của các ông hãy chọn về với dân kẻo quá muộn.

    Ơ hay, Tòa phán thì liên quan đéo gì đến thằng thợ săn gái Lã Việt Dũng?

    Rõ ràng, Nguyễn Quang A đã mượn gió bẻ măng, mượn sự kiện chính trị Quốc tế để làm nhục chính quyền và lãnh đạo TP Hà Nội.

    Trở lại vụ kiện, Tòa PCA phán: "những vùng biển cụ thể đó nằm trong vùng EEZ của Philippines, bởi chúng không hề chồng lấn lên bất kỳ khu vực nào có thể thuộc về Trung Quốc". Trong vùng Philippines nhận có cả những đảo của Việt Nam, bao gồm: Bãi cạn Scarborough, Đá Vành Khăn, Bãi Cỏ Mây, Đá Xu Bi, Đá Ga Ven và cụm đá Ken Nan-đá Tư Nghĩa; Đảo Nam Yết, Đảo Sinh Tồn; Đá Gạc Ma, Đá Châu Viên và Đá Chữ Thập.

    Khi đã minh định như thế, cớ sao lũ trí thức thối mồm kia lại rống lên rằng Tòa phán chuẩn?

    Địt mẹ lũ ngu xuẩn, việc Trung Quốc không đúng (sai) cũng không đồng nghĩa với việc Philippines đúng. Vì thế, chúng mày phán Tòa đúng thì mặc nhiên thừa nhận Philippines đúng và như thế có nghĩa chúng mày cũng mặc nhiên thừa nhận các đảo, đá và các bãi đã liệt kê ở trên thuộc về Philippines.

    Nên nhớ, nếu sau này kiện tụng giữa Việt Nam và Philippines thì Tòa cũng sẽ dựa vào những phát ngôn, đặc biệt là phát ngôn của trí thức để đưa ra những phán quyết. Bởi vậy, hãy cẩn thận cái mõm vẩu của chúng mày, lời nói hôm nay của chúng mày sẽ là bằng chứng chống lại đất nước, dân tộc trong tương lai.

    Chị khuyên lũ trí thức bại não như Nguyễn Quang A, nếu chưa hiểu kĩ vấn đề thì câm mõm lại cho dân được nhờ, đừng thể hiện ta đây qua tiếng sủa ông ổng trên mạng, nó tởm lợm lắm.
    Tre Làng

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bé Tũn đái dầmlúc 08:49 19 tháng 7, 2016

      Bài hay!
      Bài này cũng dành cho Quang A và cũng dành cho rận chấy các loại như vãi lờ, Quế Sơn, Z, Jour Vold...

      Xóa
  16. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  17. Nói chung, mấy anh rận xĩ ở Google.tienlang như văn lâm, Quế Sơn, Z, Vương, Jour Vold lý lẽ đuối lắm. Chả thuyết phục được ai!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. He he.. Hôm nay tớ đựợc cái mũ rận xỉ.Tất nhiên là trình của tớ không thuyết phục được các bạn TQ, các hán gian, và các vị cuồng Trung rồi !

      Xóa
  18. Xe 7 chỗ gia đình Honda Mobilio giá chỉ 230 triệu
    Honda vừa chính thức giới thiệu mẫu xe gia đình 7 chỗ Honda Mobilio tại thị trường Ấn Độ với giá bán chỉ 10.800 USD.

    Đây là mẫu xe MPV được hãng xe Nhật phát triển dành riêng cho thị trường châu Á và đã ra mắt tại Indonesia trước đó.
    http://infonet.vn/xe-7-cho-gia-dinh-honda-mobilio-gia-chi-230-trieu-post138732.info

    Trả lờiXóa
  19. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  20. Phóng viên Tự dolúc 09:03 19 tháng 7, 2016

    Biểu tình núp danh nghĩa ủng hộ phán quyết PCA đã thất bại
    Ở Việt Nam từ lâu xuất hiện một làng mang danh “phong trào No-U” hay còn gọi là “phong trào dân chủ” chỉ biết “yêu nước” bằng cách thức duy nhất là biểu tình và chửi quàng trên mạng. Đặc trưng là áp lực Việt Nam phải liên minh quân sự với Mỹ chống Trung Quốc, Nhà nước không theo “lý tưởng” này của họ là “phản bội nhân dân”, “bán rẻ chủ quyền đất nước”, “là tay sai giặc Tàu”… Vì chỉ biết “yêu nước” bằng xuống đường biểu tình và chửi quàng nên mỗi khi bị họ kiếm được cớ hô hào quậy phá là công an phải ngăn chặn, là lại thấy họ chửi “công an giặc Tàu”, “là chính quyền hèn với giặc, ác với dân”, …

    Như mọi bận, ngày Chủ nhật 17/7 vừa qua, một số kẻ như Lã Việt Dũng, Nguyễn Lân Thắng đang điều hành nhóm No-U Hà Nội kêu goi biểu tình ở Hồ Gươm như thường nhật với danh nghĩa “Ủng hộ phán quyết Tòa quốc tế bác bỏ yêu sách về đường lưỡi bò trên Biển Đông và phản đối Nhà nước bá quyền Trung Cộng”, thực chất cài trong đó là chống lại chính sách ngoại giao giữa Việt Nam – Trung Quốc, đòi cính quyền phải thực hiện lý tưởng của chúng là xem Trung Quốc là “thù”, đồng thời vu cáo chính quyền “ngăn chặn tự do dân chủ” khi không cho nhóm người theo thứ lý tưởng kia quyền “tự do lập hội”, “tự do ngôn luận”, “tự do biểu tình”.
    Như mọi bận, nhúm gương mặt quen thuộc lê la khắp mọi cuộc biểu tình, gây rối các buổi sáng chủ nhật ở Hồ Gươm, mọi phiên tòa xét xử số chống đối là đồng bọn của chúng dù với hành vi chống người thi hành công vụ, tuyên truyền chống Nhà nước, lật đổ chính quyền cho đến hiếp dâm, cưỡng đoạt tài sản với lời vu cáo “đàn áp người biểu tình chống Tàu”, lại xuất hiện ở Bờ Hồ sáng nay, lại khiến công an Hà Nội phải ra quân ngăn chặn không để chúng lợi dụng biểu tình giương khẩu hiệu, hô hào chống chính quyền như mọi khi. Những gương mặt như Trương Văn Dũng, Nguyễn Thúy Hạnh, Huỳnh Ngọc Chênh, Hoàng Công Cường, Lã Việt Dũng,…nhanh chóng được công an cho “lên xe bus”, cưỡng ép rời khỏi “quân khu Bờ hồ” – đất diễn “yêu nước, chống Tàu” quen thuộc của chúng
    Xem link https://www.facebook.com/trinhbatudhtdtt/videos/619772558181282/
    https://www.facebook.com/100008625571053/videos/1592406394390198/

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phóng viên Tự dolúc 09:04 19 tháng 7, 2016

      Một số đồng đội của biểu tình viên chuyên nghiệp ở các địa phương khác về, công an Hoàn Kiếm “không quen mặt” nên không hốt ngay lên xe bus, là cơ hội cho chúng diễn vai “nhân dân tự phát” ăn vạ công an kiểu, chúng là dân, chứng kiến công an bắt người “yêu nước” thì phản ứng
      Xem link https://www.facebook.com/100008625571053/videos/1592408747723296/
      Ngay sau đó người xem sẽ thấy ngay những “nhân dân tự phát” này được thả ở công an phường Quang Trung, được “nhà báo tự do” Lê Dũng VOva tường thuật là “người mới” đã tiếp tục biểu tình ở khu vực này vào buổi trưa ngày 17/7. Dễ nhận thấy có một số gương mặt “đấu tranh dân chủ cho Việt Tân” từ miền Trung xa xôi trộn lẫn trong “người dân tự phát” này. Xem linkhttps://www.facebook.com/100009625991025/videos/1600693836928134/
      Bài tường thuật đóng vai “nhà báo tự do” của Lê Dũng mô tả trắng trợn gán những thành phần đi đòi người, đồng bọn ở nơi khác kéo về Hà Nội biểu tình là “người mới , không hề mặc áo ( chưa có áo ) NO U như mọi người thấy trong clip, có người lần đầu tiên đi xem NO U là gì, NO U là ai…”
      Xem link https://www.facebook.com/AlfonsoVova/posts/981633528625811
      Một số “biểu tình viên” hóa trang kỹ quá nên công an không hốt được đã kéo nhau tới chụp ảnh “biểu tình” trước trụ sở Quốc hội hay ĐSQ Philippines hoặc chờ công an rút hết khỏi Bờ Hồ thì làm mấy kiểu ảnh tự sướng với nhau
      Xem link ảnh https://www.facebook.com/tony.ton.96343/posts/1071797629566325
      https://www.facebook.com/hnhlt/posts/10153758079284033
      Lã Dũng – kẻ có nhiều đời vợ, hàng tá bồ mới chở gái bị đánh chảy máu đầu cách đây hơn một tuần, lại giở trò vu cáo công an giả danh côn đồ đánh mình, tiếp tục tuyên bố sẽ “đánh trận cuối cùng” nữa, chắc sẽ huy động tổng lực biểu tình tiếp!
      Hết biểu tình phản đối lưỡi bò, giả danh tưởng niệm những người lính bị quân Tàu xâm lược chiếm Biên giới, biển đảo trước đây, yêu cây xanh Hà Nội, yêu cá biển miền Trung, đòi trả tự do cho “đồng bọn” bị tù tội vì chống chính quyền…nay lại ủng hộ phán quyết Tòa Trọng tài quốc tế về đường lưỡi bò, thực chất muownj việc khen thắng lợi của Philippine để lên án chính quyền Việt Nam “hèn”, “bán biển” cho Trung Quốc khi chưa chịu kiện như Phi, không liên minh quân sự với Mỹ để “quyết chiến” với Trung Quốc như Phi…
      Đối với chúng, lý tưởng là cái có thể giúp Mỹ và duy nhất Mỹ xứng đáng cai trị dân Việt như thời VNCH, Mỹ là đơn cực, điều hành thế giới, còn những gì liên quan đến “cộng sản” cần phải chống cho Mỹ đến cùng. Không thể gọi khác những công dân này đang đấu tranh cho quyền lợi của nước Mỹ chứ không phải nước Việt dưới vỏ bọc “yêu nước”, “chống lưỡi bò” nên dễ lòe bịp được dư luận
      GĐTQT
      http://giaidieutoquoctoi.blogspot.com/2016/07/bieu-tinh-nup-danh-nghia-ung-ho-phan.html

      Xóa
    2. Tôi ũng hộ còm này của bác PVTD, dù tôi ũng hộ phán quyết của tòa PCA.

      Xóa
    3. Thì cậu Jour Vold cũng như bọn Lã Dũng chớ có khác chi?

      Xóa
    4. Nặc 09:57 là người TQ nên nhận xét như vậy thôi! Chống lưỡi bò của các ông khác với mượn chuyện chống lưỡi bò để chống phá CP VN.

      Xóa
  21. Ông Tâm Minh Nguyễn nói cũng có lý.

    Tuy nhiên với cách hành xử luôn trong tâm thế của kẻ bành trướng, ỷ thế "cá"lớn vốn có của mình thì những cái lợi ấy với TQ chả có ý nghĩa gì nhiều so với việc cái lưỡi bò bành trướng đã bị thế giới chính thức bác bỏ.

    Trả lờiXóa
  22. Chính xác! Về mặt ngoài chung chung thì TQ bị mất mặt, nhưng thực tế từng chữ và các con số trong phán quyết này đều có lợi cho các bước phát triển của TQ sau này lan tỏa trên biển Đông mà một số học giả nước ngoài đã đánh giá là phán quyết nào đã tạo điều kiện cho TQ 'aggressive' hơn dựa vào các các dòng chữ giấy trắng, mực đen trong chính phán quyết này.

    TQ đang chơi một đòn cao tay mà người ta thường thấy trong làng đểu chính trị, đó là trong lòng thì khoái trá nhưng mặt ngoài thì làm ra vẻ ầm ầm phản đối, huy động là cả bọn xướng ca vô loài TQ sủa hùa theo Nhà nước họ. Mục đích là để đánh lạc hướng vấn đề và đồng thời nhân cơ hội kêu gọi lòng yêu nước để bảo vệ chế độ, đẩy mọi bất đồng xã hội của người dân TQ đối với bọn tham nhũng ra bên ngoài biển đảo. Hướng mọi tiêu cực xã hội ra ngoài biển đảo là cách làm xưa nay của TQ mà nhiều học giả nước ngoài bấy lâu hay nói đến.

    Đọc kỹ nhìn chung phía bị thiệt thòi nhiều nhất trong phán quyết lần này chính là VN, người chủ sở hữu thật sự ở Hoàng Sa và Trường Sa. Còn đối với tất cả các bên tranh chấp khác, đây là biển chùa đảo chùa đất chùa của họ nên phán thế nào mà không công nhận VN thì cũng là có lợi cho họ, hoặc ít nhất là vô hại cho họ. Đúng là hiện nay TQ đang mất mặt về mặt PR công chúng, nhưng sự việc này sẽ kéo dài bao lâu? Vài tháng sau truyền thông quốc tế không còn đưa tin, thiên hạ lại đâu vào đấy, không còn ai quan tâm ba cái chuyện này. Đảo vẫn mạnh ai nấy giữ. Và suy rộng ra theo phán quyết này Philipin chiếm đến hơn 65% Trường Sa.

    Trả lờiXóa
  23. Đường Lưỡi Bò là một quan điểm tâm thần, là một đường vẽ bừa do Tưởng Giới Thạch vẽ bừa ra trước khi chạy sang Đài Loan để cho TQ đi đổ vỏ.

    Đường Lưỡi Bò không phải là một quan điểm đáng để công nhận hay bác bỏ, nó đơn giản là một quan điểm bệnh hoạn thần kinh và không thực tế và cũng không khả thi.

    Đối với dư luận chung trên thế giới lâu nay từ lâu thì Đường Lưỡi Bò chưa bao giờ xứng tầm tranh luận, đơn giản vì nhìn ngay lên bản đồ sẽ thấy nó nuốt sạch biển Đông.

    Tức là một quan điểm hoang tưởng, không đáng để quan tâm. Có thế thôi!

    Vì thế, việc PCA bác bỏ hay không đều không thành vấn đề. Nhất là khi tòa này không có quyền chế tài hay thực thi phán quyết.

    Từ thời Tưởng đến thời nay, chưa ai trên thế giới công nhận Đường Lưỡi Bò. Chưa ai trên thế giới tranh luận về Đường Lưỡi Bò (ví dụ tranh luận trái đất hình tròn hay vuông trong thế kỷ 21) .

    Vì thế, công nhận hay bác bỏ đều là không khí, vô nghĩa, vô ích, không có ý nghĩa gì cả.

    Ví dụ thế này, nếu Mỹ tuyên bố VN là của Mỹ thì không ai cần kiện hay bác bỏ hay phủ nhận gì cả. Đơn giản đó là một tuyên bố khùng điên.

    Đưỡng Lưỡi Bò là một quan điểm khùng điên. Bản đồ này cơ bản là một tờ giấy lộn, không hề có bất kỳ giá trị nào hay được bất kỳ chuyên gia quốc tế nào coi trọng hay xem ra gì.

    Người có đầu óc không ai đi vui mừng vì tòa án phủ nhận một quan điểm khùng điên. Tòa án phải phán vì Philipin đi kiện. "Vô tình" giúp thuận lợi cho TQ.

    Tưởng cũng nên biết, Tổng thống mới của Philipin là người Hoa!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. He he.. Một quan điểm khùng điên trong đầu một thằng bành trướng có sức mạnh như TQ mới đáng sợ. Nó đã và đang triển khai như thế nào để hiện thực hoá đường lưỡi bò, có cần tôi nhắc lại o nếu ông là người VN?
      Đừng đánh lạc hướng và bịp dân VN nửa ông ơi!

      Xóa
    2. He he.. Một quan điểm khùng điên trong đầu một thằng bành trướng có sức mạnh như TQ mới đáng sợ. Nó đã và đang triển khai như thế nào để hiện thực hoá đường lưỡi bò, có cần tôi nhắc lại o nếu ông là người VN?
      Đừng đánh lạc hướng và bịp dân VN nửa ông ơi!

      Xóa
    3. Việc vẽ ra và bằng mọi giá, thậm chí, về mặt kinh tế phải tiêu tốn rất nhiều tiền, về mặt ngoại giao phải muối mặt trơ trẽn để mở rộng, củng cố các đảo chốt yêu nhằm bảo vệ và hợp pháp hóa đường lưỡi bò này, không phải là một hành động khùng điên của các thế hệ ld TQ đâu các bạn. Đó là cả 1 âm mưu mang tầm chiến lược lớn của họ. Nhưng bây giờ thì âm mưu này đã bị vạch mặt, lật tẩy thì dù có điên khùng đến mấy họ cũng không thể hành động tự do như trước kia. Những điều chúng ta đang nói ở đây là vị thế và uy tín của TQ trong quan hệ quóc tế, bất kể phán quyết ấy của PCA có được TQ chấp hành hay không trong thực tế. Chỉ đơn cử, trước phán quyết của tòa, đã có không ít nước công nhận đường lưỡi bò điên khùng này. Nếu không có phán quyết này thì 5-10 năm nữa, sau khi TQ đã mở rộng, xâm chiếm thêm một số bãi đá, cùng với đó là các căn cứ quân sự, khu dân cư được hình thành ở nhiều nơi thì khi ấy số nước sẽ công nhận đường lưỡi bò mà bây giờ chúng ta coi là "điên khùng" này, sẽ không ít. Và đến lúc ấy thì TQ sẽ có cơ sở để tiến hành nhiều việc điên khùng hơn mà không ai có thể ngăn cản.
      Còn với VN, không phủ nhận chúng ta có một số bất lợi, đặc biệt là bị thu hẹp vùng biển quanh các đảo. Còn việc bảo vệ chủ quyền của các đảo thì vẫn vậy, không có gì thay đổi về quyền đó, chỉ có điều trước đây VN phải đấu tranh với cả TQ và Phil. thì bây giờ chủ yếu chỉ với Phil tại quần đảo TS, chắc chắn sẽ đỡ khó khăn đi rất nhiều.
      Là một nước nhỏ chúng ta luôn phải tận dụng sức mạnh của thời đại, sự ủng hộ của thế giới và chính điều này đã giúp chúng ta đấu tranh thắng lợi với nhiều kẻ thù. Vì vậy nếu không có phán quyết này của PCA, thì nói thật, với tính cách điên khùng ngạo mạn vốn có của TQ thì việc chúng ta giữ được các vị trí mà chúng ta đang nắm giữ là điều rất khó khăn và gian nan, thậm chí sẽ phải tốn rất nhiều xương máu mà chưa thể đảm bảo toàn vẹn được đâu các bạn ạ.

      Xóa
    4. Đính chính:
      ...thì khi ấy số nước sẽ công nhận đường lưỡi bò mà bây giờ chúng ta coi là "điên khùng" này, sẽ không ít. = ...thì khi ấy số nước sẽ công nhận đường lưỡi bò, mà bây giờ chúng ta coi là "điên khùng" này, sẽ tăng lên rất nhiều.

      Xóa
    5. Hoan hô bác! Còm này của bác quá đầy đủ rồi. Lợi lớn ,hại nhỏ. Nhất là trong điều kiện đất nước ta hiện nay,như vậy đã là quá tốt.

      Xóa
    6. Hoan hô bác! Còm này của bác quá đầy đủ rồi. Lợi lớn ,hại nhỏ. Nhất là trong điều kiện đất nước ta hiện nay,như vậy đã là quá tốt.

      Xóa
  24. Có bạn nào biết, tại các tòa quốc tế... tòa PCA có bao nhiêu người, có bao nhiêu người mang quốc tịch Trung Q

    Trả lờiXóa
  25. Đường lưỡi bò là tuyên bố đơn phương của 1 thằng Phèo chửi đổng rằng cả làng Vũ Đại là sở hữu của nó. Không cần phải bác bỏ gì cả. Nó không có giá trị và xưa nay không ai công nhận, không ai chấp hành.

    Bọn Phi lồng ghép đường này vào vụ kiện TQ bắt ngư dân Phi. Tòa không thể từ chối xử vì liên quan đến vấn đề quan trọng là quyền tự do đánh cá của ngư dân. Tòa sẽ không bao giờ nhận xử vụ này nếu bọn Phi chỉ kiện duy nhất về Đường lưỡi bò.

    Nhưng, phán quyết này cũng gián tiếp khẳng định VN không có chủ quyền ở Trường Sa. Người Phi và người Trung quốc không thể tùy tiện vào sông Hương câu cá, nhưng họ có thể tự do muốn đánh cá ở đâu cũng được trong vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của VN. Hoàng Sa, Trường Sa là của VN, là chủ quyền không thể tranh cãi của VN.

    Như thế nếu thực thi phán quyết này một cách triệt để thì chẳng lẽ hải quân ta đang bảo vệ Trường Sa phải không kèn không trống rút quân về nước?

    Bất kỳ ai dám ủng hộ phán quyết ủng hộ Phi chiếm biển đảo Việt Nam này, xét theo mọi tình lý thì đều là tội phản quốc. Đây cơ bản là phán quyết ủng hộ Phi và tạo thuận lợi cho Phi chiếm toàn bộ quần đảo Trường Sa và mặt khác tạo điều kiện hơn cho Trung quốc giả trang ngư dân để 'tự do đánh cá' xuất phát từ quyền đánh cá từ xưa của các bên tranh chấp tại đây, mà tòa đã phán.

    Ba phía Việt - Trung - Phi có 3 quan niệm khác nhau. VN ta quan niệm về 'quần đảo Hoàng Sa' và 'quần đảo Trường Sa', đây là quan niệm hoàn toàn tương thích với pháp lý quốc tế, Spraty Island. Tàu Khựa quan niệm về 'Đường lưỡi bò'. Bọn Phi không quan niệm về 'quần đảo Trường Sa' mà quan niệm về từng khu vực khác nhau, lấy địa lý làm tâm điểm tranh luận.

    Tòa hoàn toàn theo quan niệm của Phi, chia lẻ khu vực. Nếu theo tòa phán thì Phi chiếm gần hết quần đảo Trường sa của Việt nam. Phán quyết bác bỏ Đường lưỡi bò của TQ bằng 1 tuyên bố rất ngắn cho có, không cần phân tích gì thêm, cho thấy bản chất vớ vẩn và không đáng nói đến của 'Đường lưỡi bò'. Nhưng vấn đề quan trọng hơn là tòa đồng thời gián tiếp bác bỏ luôn quan niệm 'quần đảo Trường Sa' của Việt Nam, thay vào đó họ chia lẻ ra từng khu vực rồi xử có lợi cho Phi, gián tiếp xử ép cho các bên tranh chấp còn lại, trong đó có VN.

    Việc ủng hộ phán quyết này là tội phản quốc, là tội chứng phản quốc của một số kẻ, nhất là những kẻ đang làm loạn báo chí.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông giải thích dùm tôi. Vì sao nếu thực thi triệt để phán quyết này thì quân ta đang bảo vệ TS phải rút quân?
      Xin nhắc ông trước, tòa này o có thẩm quyền phân xử về chủ quyền. Do vậy họ o hề phán các thực thể ở TS là của ai nhe ông! Chẳng những tại các thực thể mà VN đang chốt, mà toàn bộ các thực thể ở TS là của VN ( dù các nước khác đang chiếm đóng), CP ta khẳng định chủ quyền của mình như vậy đấy thưa ông!

      Xóa
    2. Ông giải thích dùm tôi. Vì sao nếu thực thi triệt để phán quyết này thì quân ta đang bảo vệ TS phải rút quân?
      Xin nhắc ông trước, tòa này o có thẩm quyền phân xử về chủ quyền. Do vậy họ o hề phán các thực thể ở TS là của ai nhe ông! Chẳng những tại các thực thể mà VN đang chốt, mà toàn bộ các thực thể ở TS là của VN ( dù các nước khác đang chiếm đóng), CP ta khẳng định chủ quyền của mình như vậy đấy thưa ông!

      Xóa
  26. Quá rõ rồi còn gì, qua việc chúng nó ủng hộ phán quyết này đã chứng tỏ chủ quyền biển đảo là giả, theo Mỹ mới là thật!!

    Đây là 1 phán quyết trái đạo vi phạm chủ quyền không thể tranh cãi của Việt nam .

    Trả lờiXóa
  27. Giữ vững chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

    "Cử tri và nhân dân cả nước rất lo lắng, bất bình trước việc Trung Quốc tiếp tục gia tăng các hoạt động bồi đắp, xây dựng các công trình trái luật pháp quốc tế, bố trí vũ khí, quân đội tại các đảo, bãi đá thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và tàu thuyền của Trung Quốc hành hung, cướp phá tài sản, ngư cụ của ngư dân Việt Nam. Những việc này làm gia tăng sự bất ổn trong khu vực, đe dọa tự do hàng hải, vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được ký giữa các nước ASEAN và
    Trung Quốc.

    Cử tri và nhân dân mong muốn Đảng, Nhà nước tiếp tục có các giải pháp đấu tranh đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả, vừa bảo đảm giữ vững chủ quyền biển, đảo của quốc gia, vừa bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; mở rộng và tăng cường các hoạt động tuyên truyền đối ngoại để cộng đồng quốc tế hiểu và ủng hộ sự chính nghĩa, ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển, đảo của nhân dân ta; sớm đưa nước ta trở thành nước mạnh về kinh tế biển trong khu vực."

    ------
    Trên đây là một trong những nội dung cơ bản trong bản Tổng hợp ý kiến của tri mà ông Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Nguyễn Thiện Nhân trình bày sáng nay tại phiên Khai mạc Quốc hội Khóa 14
    http://baotintuc.vn/chinh-tri/nhieu-van-de-buc-xuc-cu-tri-kien-nghi-quoc-hoi-20160720124120329.htm

    Chủ quyền Biển đảo nói ở trên tức là toàn bộ vùng đất, vùng trời, vùng biển mà Việt Nam đã tuyên bố như trong hình ảnh mà Google.tienlang đã đăng trên đây
    https://4.bp.blogspot.com/-kRB0fgTbLdw/V4xA_ntsXaI/AAAAAAAAAX4/TkNdIxAqjP4yo5xBi_YXG-rg0BV4FE_AQCLcB/s640/1.%2BCh%25E1%25BB%25A7%2Bquy%25E1%25BB%2581n%2BVN.jpg

    Nếu đồng ý với phán quyết PCA tức là chấp nhận hải phận các đảo mà Việt Nam đang chiếm giữ ở Trường Sa chỉ có hải phận 12 hải lý. Ngoài 12 hải lý là vùng biển công cộng. Ai làm gì ở đó cũng được. Điều này rõ ràng là chỉ có lợi cho một vài nước lớn, trong đó có Mỹ và Trung Quốc chứ Việt Nam ta đâu đã đủ sức mà cạnh tranh với họ tại vùng biển công cộng này?

    Thậm chí có nơi chúng ta đang đóng quân như Đá Núi Le Cornwallis South Reef, Đá Tiên Nữ Tennent Reef, Đá Tốc Tan Alison Reef..., theo phán quyết PCA thì mỗi nơi hải phận chỉ còn 6 km; bên ngoài 6 hải lý là VÙNG ĐẶC QUYỀN KINH TẾ CỦA PHIL!
    Vậy, nếu chấp nhận phán quyết của PCA thì ta còn đóng quân ở đó giải quyết việc gì nữa cho tốn kém? Chẳng lẽ rút quân, trả lại những nơi này cho Phil?

    Và với kiến nghị của cử tri như tôi trích dẫn ở trên thì liệu có ông bà nào trong lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ dám từ bỏ chủ quyền VN, dâng biển, dâng đảo cho ngoại bang?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Lê Trọng phân tích rất hay.
      Nếu bay giờ ai đó trong lãnh đạo Việt Nam mà chấp nhận phán quyết PCA thì rồi mấy vị rận chấy như vãi lờ, Z, Vương, Jour Vold... lại lu loa CỘNG SẢN VN BÁN BIỂN BÁN ĐẢO!

      Xóa
  28. Sự không minh bạch luôn là lợi thế của kẻ có sức mạnh. Dựa vào sự không minh bạch kẻ mạnh sẽ dễ dàng đổi trắng thay đen, biến cái không phải của mình thành cái của mình bất cứ lúc nào chúng muốn. Đó là một thực tế.
    Hành động mang tính "Chí phèo" theo cách hiểu thông thường của người Việt là hành động của kẻ yếu thế về quyền lực. Nhưng cũng hành động đó lại được thực hiện bởi kẻ mạnh thì khi ấy nó không còn mang ý nghĩa như cách hiểu của chúng ta nữa đâu.

    Là một nước đã ký Công ước về luật biển 1982, chúng ta phải tuân thủ tất cả các quy định của Công ước này.
    Phán quyết của tòa PCA xác định vùng biển cho các thực thể, cấu trúc trên biển Đông vừa qua là dựa trên Công ước đó.
    Vì vậy, nếu các bạn cho rằng phán quyết đó là sai thì các bạn phải chứng minh được những điểm của phán quyết này trái với Công ước đã nêu. Còn ngược lại, chúng ta phải chấp nhận. Tuy nhiên, chấp nhận nó không có nghĩa là chúng ta từ bỏ chủ quyền của mình mà ông cha đã để lại. Đó là công việc tiếp theo chúng ta phải làm.

    Trả lờiXóa
  29. Chắc các bạn ở đây không biết đến Tomas Cloma và khái niệm "nhóm đảo Kalayaan" do Philippines đặt ra nhỉ. Chép trên wiki cho đọc nhé:

    Năm 1947, luật sư và doanh nhân
    người Philippines là Tomás Cloma đã cùng đội ngư dân phát hiện ra nhiều nhóm đảo nhỏ, tức quần đảo Trường Sa , không có người ở trong biển Đông. Ngày 11 tháng 5 năm 1956, Cloma cùng bốn mươi người khác chính thức chiếm hữu các đảo và đặt tên cả vùng này là Quần đảo Freedomland.

    Ngày 6 tháng 7 năm 1956, Cloma tuyên bố với toàn thế giới về việc thành lập chính phủ riêng cho Lãnh thổ Tự do Freedomland với thủ phủ đặt tại đảo Bình Nguyên (tiếng Filipino:
    Patag ). Từ năm 1968, chính quyền Philippines bắt đầu cho quân đội chiếm một số đảo Trường Sa. Năm 1971, nước này chính thức tuyên bố chủ quyền đối với các đảo Kalayaan. Năm 1974, Cloma nhượng lại tuyên bố chủ quyền của mình cho chính phủ Philippines.

    Ngày 11 tháng 6 năm 1978, tổng thống Philippines Ferdinand Marcos kí Sắc lệnh Tổng thống số 1596 định nghĩa khái niệm Nhóm đảo Kalayaan như sau:

    Từ một điểm (trên đường giới hạn lãnh thổ Philippines [theo Hiệp định Paris kí năm 1898 ]) nằm tại vĩ độ 7°40' Bắc và kinh độ 116°00' Đông, đi về phía tây dọc theo trục 7°40'B đến giao điểm với kinh tuyến 112°11'Đ, đi về phía bắc đến giao điểm với vĩ tuyến 9°00'B, đi về phía đông bắc đến giao điểm của vĩ tuyến 12°00'B và kinh tuyến 114°30'Đ, đi về phía đông dọc theo vĩ tuyến 12°00'B đến giao điểm với kinh tuyến 118°00'B, đi về phía nam dọc theo kinh tuyến 118°00'B đến giao điểm với vĩ tuyến 10°00'B rồi đi về phía tây nam để trở lại điểm ban đầu tại vĩ độ 7°40'B và kinh độ 116°00'Đ.

    Vào năm 2009, Philippines thông qua Luật Đường cơ sở Quần đảo và giữ nguyên cách diễn giải khái niệm "Nhóm đảo Kalayaan" theo sắc lệnh trên. Từ đó, có thể thấy Philippines chính thức tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết quần đảo Trường Sa, chỉ trừ một số thực thể địa lí rõ ràng nằm ngoài phạm vi này, ví dụ đảo Trường Sa , đá Hoa Lau, đá Lát và đá Sác Lốt ;
    đá Suối Cát ở toạ độ 7°37′30"B 113°48′Đ, tức là nằm rất sát đường giới hạn phía nam (7°40'B).

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Kalayaan,_Palawan

    Trả lờiXóa
  30. Chép về Tomás Cloma trên wiki:

    Tomás Cloma y Arbolente (sinh ngày 18 tháng 9 năm 1904; mất năm 1996) là một luật sư và doanh nhân người Philippines . Tên tuổi của ông gắn liền với sự kiện "khám phá" và tuyên bố quyền sở hữu đối với hàng loạt thực thể địa lí không người thuộc quần đảo Trường Sa mà ông cho là đất vô chủ ( terra nullius ). Từ thập niên 1970 trở đi, nhà nước Cộng hoà Philippines đã sử dụng sự kiện Cloma làm cơ sở quan trọng cho tuyên bố chủ quyền đối với một phần [lớn] quần đảo này.

    Tuyên bố sở hữu một phần Trường Sa

    Năm 1947, Tomás Cloma tìm thấy một số nhóm đảo không người và chưa bị chiếm đóng trong biển Đông. Với tư cách là chủ sở hữu của một đội tàu đánh cá và một trường đào tạo hàng hải tư, Cloma khao khát thiết lập một nhà máy đóng hộp và khai thác phân chim tại đây. Vì vậy, việc ông "khám phá" và tuyên bố chiếm hữu phần lớn quần đảo Trường Sa sau đó chủ yếu là vì mục đích kinh tế.

    Ngày 11 tháng 5 năm 1956, Cloma cùng bốn mươi người khác chính thức chiếm hữu các đảo và đặt tên cả vùng này là Quần đảo Freedomland . Ngày 15 tháng 5, Cloma ấn hành một văn bản mang tên Thông báo với toàn thế giới và dán các bản sao của văn bản này trên từng đảo như một lời tuyên ngôn dứt khoát về quyền sở hữu đối với ba mươi ba "đảo" rải rác trên một vùng nước có diện tích 64.976 hải lí vuông biển Đông. Ngày 21 tháng 5, Cloma gửi "bản tuyên bố lần thứ hai" tới bộ trưởng Bộ Ngoại giao Philippines để thông báo về việc đặt tên Freedomland cho vùng đất mới chiếm được, đính kèm với một "Bản thông báo về việc thay đổi tên gọi" của các đảo. Ngày 31 tháng 5 năm 1956, Cloma tuyên bố thành lập
    Lãnh thổ Tự do Freedomland.

    Ngày 8 tháng 6 năm 1956, Cloma tiếp tục đến các đảo Trường Sa để tiếp tế lương thực và thực phẩm cho hai mươi chín người còn đóng trên các đảo từ lần "thám hiểm" trước. Phó tổng thống Philippines Carlos Polistico García nói rằng hành động của Cloma "không có tầm quan trọng về chính trị" và nhắc lại rằng trước đây ông đã cảnh báo Cloma "không được làm điều gì có thể gây ra hậu quả về chính trị". Ngày 19 tháng 6, Cloma gửi một bức thư đến đại sứ quán Trung Hoa Dân Quốc ở Manila ; nội dung có đoạn:

    "Xin thông báo với Ngài rằng chuyến thám hiểm lần thứ hai của chúng tôi đã xem xét hầu như toàn bộ các đảo lớn thuộc Freedomland (...) Xin chân thành chuyển đến Chính phủ của Ngài, thưa Ngài, sự thật rằng hành động của chúng tôi không có ý định xúc phạm hoặc thách thức tính chính trực của người Trung Quốc mà chúng tôi rất đỗi kính mến và tôn trọng. Tuy nhiên, chúng tôi tin tưởng rằng Ngài sẽ hiểu rằng cho đến khi câu hỏi về quyền sở hữu được quyết định một cách chính đáng và thoả đáng thì chúng tôi buộc phải bảo vệ những quyền lợi của mình dù là đơn độc trong khả năng của một người quản lí hoặc người giám hộ cho tài sản res nullius [vô chủ]."

    Trả lờiXóa
  31. Ngày 6 tháng 7 năm 1956, Cloma tuyên bố với toàn thế giới về việc thành lập chính phủ riêng cho Lãnh thổ Tự do Freedomland; thủ phủ đặt tại đảo Bình Nguyên. Bản thân Cloma tự xưng là "Chủ tịch Hội đồng Tối cao Nhà nước Freedomland". Cloma còn nêu ra sự khác biệt giữa vùng Freedomland và phần phía tây của quần đảo Trường Sa dù rằng không rõ sự khác biệt đó chính xác là gì.

    Lời tuyên bố của Cloma đã vấp phải sự phản đối gay gắt từ các quốc gia láng giềng như Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Việt Nam Cộng hoà. Căng thẳng càng bị đẩy lên cao hơn khi ngày 7 tháng 7 năm 1956, Cloma và một số học viên Học viện Hàng hải Philippines gửi lá cờ (mà họ nói rằng đã dỡ khỏi đảo Ba Bình) đến đại sứ quán Trung Hoa Dân Quốc tại Manila. Ngày 24 tháng 9 năm 1956 (chưa chắc chắn vì có nguồn cho là ngày 20 tháng 5 hoặc tháng 7 hoặc tháng 10), Trung Hoa Dân Quốc tái hiện diện tại đảo Ba Bình mà họ đã bỏ hoang từ năm 1950, đồng thời ngăn chặn tàu thuyền của Cloma xuất hiện trong vùng biển gần đó.

    Ngày 1 tháng 10 năm 1956, Cloma rời Manila đến Hồng Kông trong hành trình sang thành phố New York. Tại đây, ông tìm kiếm sự hỗ trợ của Felix Berto Serrano, đại sứ Philippines tại Liên Hiệp Quốc. Hành trang Cloma mang theo là một cuốn phim tài liệu có nhan đề "Vùng đất Tự do" mà ông dự định sẽ chiếu cho các quan chức Liên Hiệp Quốc xem. Ông khẳng định:

    "Bộ phim tài liệu của chúng tôi sẽ xoá bỏ mọi mối nghi ngờ về tính hợp pháp của những tuyên bố của chúng tôi..."

    Bộ phim này có những cảnh quay về các hoạt động thực tế của "chuyến thám hiểm tại Freedomland" và các cảnh quay một số hòn đảo. Cloma thậm chí còn nói rằng ông sẽ đàm phán để bán bộ phim cho một hãng ở Hollywood nhằm phát hành phim này trên toàn thế giới. Cũng tại Hồng Kông, Cloma cho biết ông có dự định biến Freedomland thành một dự án định cư cho dân tị nạn từ Trung Quốc, dân chài từ Nhật Bản,...Tuy nhiên, cuối cùng Cloma đã từ bỏ hi vọng về một sự can dự từ Liên Hiệp Quốc đối với vấn đề của mình.

    Trả lờiXóa
  32. Chính quyền Philippines thay thế Cloma

    Từ năm 1968, chính quyền Philippines bắt đầu cho quân đội chiếm một số đảo Trường Sa. Năm 1971, nước này chính thức tuyên bố chủ quyền đối với các đảo Kalayaan với lí do là tuyên bố chủ quyền của các nước khác đã mất hiệu lực do đã bị từ bỏ. Tháng 4 năm 1972, Philippines sáp nhập các đảo Kalayaan vào tỉnh Palawan đồng thời quản lí chúng như một poblácion (tương đương một barangay) với Tomás Cloma là chủ tịch hội đồng khu vực.

    Ngày 23 tháng 9 năm 1972, Ferdinand Marcos ban bố tình trạng thiết quân luật tại Philippines. Nắm được việc nhiều người gọi Cloma là "đô đốc", Marcos tống giam Cloma vào Trại Crame vì tội "mạo danh sĩ quan quân đội". Nhờ vậy, chính quyền Marcos đã đạt được mục đích "cưỡng ép" Cloma lập ra "Chứng thư Chuyển nhượng và Từ bỏ Mọi quyền" kí ngày 4 tháng 12 năm 1974. Theo văn bản này, Tomás Cloma và Đồng sự chấp nhận chuyển giao "mọi quyền và lợi ích mà họ giành được" đối với Freedomland dựa trên cơ sở "khám phá và chiếm giữ" và "thăm dò, phát triển, khai thác và sử dụng" với giá chuyển nhượng mang tính tượng trưng là 1 peso.

    Trả lờiXóa
  33. Ngày 11 tháng 6 năm 1978, Marcos kí sắc lệnh tổng thống số 1596 định rõ phạm vi của Nhóm đảo Kalayaan. Morgan & Valencia (1984) cung cấp một bản đồ so sánh Nhóm đảo Kalayaan do chính phủ Philippines định nghĩa và ranh giới tuyên bố quyền sở hữu của Cloma, theo đó cách tiếp cận của Philippines gần như tương tự với cách tiếp cận của Cloma, trừ một số khác biệt chủ yếu là ở phần phía tây. Có thể kể ra một ví dụ về sự khác biệt này là: trong khi tuyên bố quyền sở hữu của Cloma bao hàm đảo Trường Sa và không bao hàm đảo An Bang thì Philippines lại loại trừ hẳn đảo Trường Sa và gộp thêm đảo An Bang vào Nhóm đảo Kalayaan.

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Tom%C3%A1s_Cloma

    Trả lờiXóa
  34. Phán quyết Biển Đông: Những ảnh hưởng và tác động đối với ngư dân VN

    TS Trần Thăng Long, Phó trưởng bộ môn Anh văn pháp lý - Trường đại học Luật TP.HCM, cho rằng: Phán quyết ngày 12.7.2016 có những tác động về nhiều mặt, không chỉ đối với các quốc gia trong khu vực, trong đó có VN mà còn đối với ngư dân VN.

    Cụ thể, nội dung của phán quyết có những nội dung quan trọng có tác động đến ngư dân như sau:
    Thứ nhất, phán quyết chính thức tuyên bố đường 9 đoạn là không có cơ sở pháp lý theo luật quốc tế hiện hành, cùng với đó là việc tuyên bố bác bỏ các đòi hỏi của Trung Quốc đối với việc yêu sách các vùng biển vạch ra từ đường cơ sở bất hợp pháp này. Đồng thời, phán quyết là cơ sở khẳng định quyền tự do đánh bắt cá tại các vùng biển quốc tế, cho phép các quốc gia và ngư dân của các nước có quyền tiến hành các hoạt động đánh bắt cá hợp pháp tại đây.

    Hai là, phán quyết khẳng định quyền đánh bắt cá tại các ngư trường truyền thống (traditional fishing), mặc dù là vấn đề được giải quyết giữa Philippines và Trung Quốc, đây cũng trở thành cơ sở quan trọng để ngư dân VN tiếp tục thực thi các quyền đánh bắt cá tại các ngư trường truyền thống, vốn được khẳng định rõ ràng qua các bằng chứng lịch sử. Tòa khẳng định Biển Đông là khu vực không chỉ có sự hiện diện của ngư dân Trung Quốc mà còn của ngư dân các nước khác. Phán quyết đã bác bỏ các luận điểm trước nay của Trung Quốc về các quyền, trong đó có quyền đánh bắt cá của nước này, mặt khác cũng tạo cơ sở để ngư dân các nước, trong đó có VN thực hiện quyền đánh bắt hợp pháp tại các ngư trường truyền thống tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
    Ba là, phán quyết tuyên bố các hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông trong việc cản trở hoạt động đánh bắt của ngư dân tại vùng biển Scarborough là bất hợp pháp, tác động đến sinh kế của họ. Điều này vừa cơ sở để nhà nước có những cơ sở và biện pháp đấu tranh với phía Trung Quốc và lên án các hành vi tàn bạo, vô nhân đạo của cơ quan chức năng cũng như ngư dân của nước này.
    ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bốn là, cùng với việc bác bỏ đòi hỏi về các vùng biển giới hạn bởi yêu sách đường 9 đoạn, nội dung của phán quyết về quy chế của các thực thể trên Biển Đông một mặt thu hẹp phạm vi các vùng biển từ các đảo, đá trong khu vực, dẫn đến việc thu hẹp phạm vi các khu vực tranh chấp, mặt khác cũng mở ra khả năng đánh bắt cá tại các vùng biển rộng lớn hơn.

      Năm là, phán quyết không đề cập đến chủ quyền lãnh thổ nhưng các quy định về chế độ pháp lý của các vùng biển theo công ước cũng đảm bảo khẳng định quyền đánh bắt cá đối với những khu vực biển nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của VN. Đây cũng là cơ sở thực thi quyền của VN trong việc áp dụng các biện pháp hợp pháp để thực thi quyền chủ quyền hợp pháp tại các khu vực này, cụ thể là bảo vệ ngư dân VN.
      Sáu là, trên cơ sở quy chế về các vùng biển được xác định theo Công ước luật Biển 1982, các quốc gia trong khu vực chắc chắn cũng sẽ dựa vào đó mà xác định các vùng biển, cũng như đặt ra các vấn đề phải giải quyết giữa các bên về các khu vực chồng lấn, điều này có thể sẽ dẫn đến một số khó khăn cho ngư dân khi tham gia đánh bắt tại các ngư trường này. Vấn đề này có thể được giải quyết thông qua các thỏa thuận giữa các bên về hợp tác nghề cá trong khu vực trên cơ sở hợp tác thiện chí, cùng có lợi, lưu ý đến các quyền lợi đã được thiết lập mang tính lịch sử…
      Bảy là, với việc tòa ra các phán quyết, đây có thể là một thất bại nặng nề của Trung Quốc về phương diện quốc tế. Tuy nhiên với bản chất ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế và đạo lý cùng tư tưởng bành trướng, Trung Quốc có thể gia tăng các hành vi bất chấp luật pháp quốc tế. Những hành động này cũng sẽ có những tác động không nhỏ đối với ngư dân VN trong các hoạt động đánh bắt cá tại đây.

      Văn Khoa

      Xóa
  35. Tương tự các cuộc họp khác của ASEAN, hội nghị ngoại trưởng ASEAN sẽ kết thúc bằng tuyên bố chung. Tuy nhiên bản tuyên bố chung chỉ được thông qua với sự đồng thuận của tất cả các nước tham dự. Trong cuộc họp lần này, Campuchia, đồng minh thân cận của Trung Quốc, không đồng ý đưa vấn đề biển Đông vào tuyên bố chung, dự kiến đưa ra ngày 26-7.

    Lào cũng là một đồng minh của Trung Quốc nhưng lại có bước đi thận trọng hơn và không đứng về bên nào vì đang giữ vai trò chủ tịch luân phiên của ASEAN năm 2016.

    Trả lờiXóa