Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016

VIỆT NAM LÀ ĐỒNG MINH THEN CHỐT CỦA NGA Ở KHU VỰC CHÂU Á-THÁI BÌNH DƯƠNG

Đại sứ Nga tại Việt Nam Konstantin Vnukov 
Đại sứ Nga tại Việt Nam Konstantin Vnukov trả lời phỏng vấn TASS về tương lai phát triển quan hệ Nga-Việt, về hợp tác thương mại-kinh tế, về hiện thực hóa các dự án năng lượng và về thời hạn có hiệu lực của thỏa thuận về khu vực tự do thương mại giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu.
 *************************

Hỏi: Ngài đánh giá thế nào về thực trạng và tương lai của các mối quan hệ song phương giữa Nga và Việt Nam? Những bước đi nào được dự kiến để phát triển quan hệ đối tác chiến lược giữa Moskva và Hà Nội?

Trả lời: Như chúng ta đã biết, các mối quan hệ giữa Nga và Việt Nam phát triển đã được hơn 6,5 thập kỷ, dựa trên tình hữu nghị truyền thống, sự tin cậy và hợp tác chặt chẽ, rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Người Việt Nam đối xử với đất nước chúng ta chân tình, nhớ và trọng sự giúp đỡ của Liên Xô và Nga trong công cuộc đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước.
Tôi nghĩ rằng, phần nhiều vì thế mà trong thời kỳ mới, chúng ta đã có thể tạo xung lực lớn cho mối quan hệ với Việt Nam, trong một giai đoạn tương đối ngắn đạt được tầm chiến lược, rồi sau đó là đối tác chiến lược toàn diện. Tôi nhấn mạnh, Việt Nam chỉ có mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với 2 nước là Nga và Trung Quốc. Về phần mình, nước ta cũng coi trọng phát triển quan hệ đối tác với Việt Nam, coi Việt Nam là đồng minh then chốt của mình trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Quan trọng ở chỗ, đây không phải chỉ là những lời nói suông. Tính chất ưu tiên trong mối quan hệ với Việt Nam được chốt trong Định hướng chính sách đối ngoại của Nga, mà Tổng thống đã phê duyệt năm 2013.
Hiện nay 2 nước đang duy trì đối thoại chính trị khá tích cực và hiệu quả, hợp tác hành động trên nhiều diễn đàn đa phương, trước hết là tại Liên hiệp quốc, có những cách tiếp cận tương đồng, giống nhau trong giải quyết các vấn đề toàn cầu, triển khai các dự án quan trọng trong lĩnh vực kinh tế, tích cực tiếp xúc, hợp tác về văn hóa, giáo dục, khoa học và du lịch. Chúng tôi cho rằng, sự thể hiện sinh động nhất đó là, giới lãnh đạo mới của Việt Nam, được bầu tại đại hội của Đảng Cộng sản cầm quyền và cuộc bầu cử Quốc hội vừa qua, tiếp tục giữ đường lối phát triển quan hệ toàn diện với Nga. Thực tế minh chứng điều này là, một loạt lãnh đạo Việt Nam, gồm cả Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng: Quốc phòng, Công an, Văn hóa… đã chọn Nga để thực hiện các chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình trên cương vị mới. Cuộc viếng thăm, đã thành truyền thống hằng năm, của lãnh đạo cấp cao Nga đến Việt Nam sẽ được tổ chức trong năm nay.
Đồng thời, tôi tin tưởng rằng, xét về quy mô các dự án song phương và thời hạn thực hiện chúng, thì chưa sử dụng hết tiềm năng hiện có của 2 nước. Nói cách khác, quan hệ Nga-Việt còn có tiểm năng lớn cho bước phát triển tiếp theo.
Hỏi: Hợp tác trong lĩnh vực sử dụng năng lượng nguyên tử hòa bình phát triển như thế nào? Bao giờ có kế hoạch thành lập Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân ở Việt Nam?
Trả lời: Nguyên tử hòa bình – đây là lĩnh vực tương đối mới mẻ và rất có triển vọng cộng tác Nga-Việt. Thật mừng là sự hợp tác ở đây có tính đồng bộ và nhằm mục đích xây dựng một ngành mới – năng lượng hạt nhân. Thêm nữa. câu chuyện ở đây không chỉ về hợp tác trong lĩnh vực sản xuất năng lượng điện, mà cả về cùng tiến hành các nghiên cứu khoa học. Đối tượng then chốt của sự hợp tác này, đó là, với sự hỗ trợ của Tập đoàn quốc gia “Rosatom” xây dựng nhà máy điện nguyên tử Việt Nam đầu tiên “Ninh Thuận 1”. Hiện nay luận chứng kinh tế-kỹ thuật của dự án đang được phía Việt Nam phê duyệt ở giai đoạn cuối. Nhà máy đi bào hoạt động không sớm hơn năm 2027. Công việc xây dựng cơ sở hạ tầng kèm theo tại Việt Nam, cung cấp và xử lý chất thải cho lò phản ứng tại Đà Lạt, đào tạo cán bộ ngành công nghiệp hạt nhân tại các trường đại học Nga hàng đầu… được tiến hành song song với xây dựng nhà máy. Trung tâm thông tin năng lượng nguyên tử thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội đang hoạt động với sự hỗ trợ của “Rosatom”. Liên quan đến Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân được nhắc đến thì việc thành lập nó theo thỏa thuận liên chính phủ được 2 nước rất coi trọng. Trung tâm này được kêu gọi trở thành địa điểm nghiên cứu lĩnh vực hạt nhân độc đáo ở Đông Nam Á. Hiện tại địa điểm xây dựng Trung tâm đang được chọn, kinh phí từ nguồn vốn tín dụng chính phủ Nga. 
Hỏi: Hiện nay quan hệ giữa Nga và Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự phát triển như thế nào?
Trả lời: Nga và Việt Nam là 2 đối tác truyền thống về hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh. Chỉ cần nói thế này là đủ: Tối thiểu 2/3 vũ khí và kỹ thuật quân sự của quân đội nhân dân Việt Nam được sản suất tại đất nước chúng ta. Nhiều chuyên gia đặc chủng đã và đang được đào tạo tại các trường đại học Liên Xô và Nga. Hơn nữa, nói đến sự hợp tác kỹ thuật quân sự giữa 2 nước, chúng ta tư duy không chỉ bằng các tiêu chí của quá khứ, mà cả của hiện tại và tương lai. Như tất cả chúng ta đều biết rõ, chủ đề chính trong hợp tác kỹ thuật quân sự nhưng năm gần đây là trang bị đầy đủ cho lực lượng không quân Việt Nam và, với sự giúp đỡ của Nga, xây dựng hạm đội tầu ngầm – lực lượng hoàn toàn mới của quân đội nước này. Chúng ta quan tâm đến việc tiếp tục cùng Việt Nam giữ gìn an ninh, ổn định tại Châu Á-Thái Bình Dương, khu vực ngày càng có vị trí quan trọng đối với kinh tế và chính trị thế giới.
Hỏi: Hai nước chúng ta đã đạt được những kết quả gì trong hợp tác kinh tế-thương mại? Theo Ngài, hợp tác cần tập trung vào những lĩnh vực nào?
Trả lời: Tăng cường, mở rộng liên kết trong lĩnh vực thương mại và đầu tư là hướng ưu tiên của quan hệ đối tác Việt-Nga. Thời gian gần đây, mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực từ nhiều yếu tố bên ngoài, chúng ta vẫn giữ được chuyển động tích cực trong kim ngạch thương mại với Việt Nam, đạt tới 3,89 tỷ đô la Mỹ theo kết quả năm 2015. Xin lưu ý, đây là chỉ số thương mại song phương cao nhất của Nga trong số các nước ASEAN. Theo dữ liệu thống kê của Việt Nam, 5 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại đã tăng 47%. Đặc biệt phấn khởi là chủ yếu nhờ xuất khẩu của Nga, tăng gần gấp đôi. Và tiềm năng tăng tiếp còn xa mới cạn. Đó chủ yếu là nhờ Việt Nam được chọn là một trong số các nước mà Nga mở các trung tâm thương mại – các chi nhánh của Trung tâm Xuất khẩu Nga mới được thành lập gần đây. Nếu như nói đến các lĩnh vực tiềm năng cụ thể trong hợp tác kinh tế-thương mại, thì tất nhiên đó là: khai thác và chế biến dầu và khí đốt, cung cấp cho Việt Nam máy móc, thiết bị Nga và cùng sản xuất chúng trên lãnh thổ Việt Nam trên cơ sở thỏa thuận liên chính phủ được ký trong tháng 3, nông nghiệp (ở đây muốn nhắc đến trước tiên là các dự án của tập đoàn Việt Nam TH True Milk tại tỉnh Moskva và Kaluga).
Có những chuyển động tích cực nhất định trong một số lĩnh vực khá mới mẻ như công nghệ thông tin, dược… Theo quan điểm của tôi, quan trọng là mở rộng đầu tư vào kinh tế của nhau. Trong chuyến thăm Nga chính thức của tân Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc từ ngày 16-18 tháng 5 năm nay thỏa thuận về thành lập Quỹ đầu tư Nga-Việt đã được ký kết. Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga và Quỹ Đầu tư quốc gia Việt Nam mỗi bên góp 250 triệu đô la Mỹ. Mục đích trực tiếp của Quỹ là tài trợ các doanh nghiệp, các dự án hỗ trợ củng cố ngoại thương và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên lãnh thổ cả 2 nước. Điều kiện chính để thành công, như tôi cảm nhận, đó là thúc đẩy sự quan tâm tới Việt Nam của các nhà sản xuất và cung cấp Nga. Không giấu gì, trong một thời gian dài, trên thị trường Việt Nam thực tế chỉ có các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn quốc doanh lớn của chúng ta. Hy vọng rằng sự khởi động sắp tới của khu vực thương mại tự do sẽ tạo việc làm với Việt Nam và ở Việt Nam cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nga.
Hỏi: Khả năng hiện thực hóa các dự án năng lượng liên doanh lớn như thế nào?
Trả lời: Có thể nói không ngoa rằng, cho đến hôm nay năng lượng là lĩnh vực chủ yếu trong hợp tác thực tế giữa Nga và Việt Nam. Quán quân không đổi trong lĩnh vực này suốt 35 năm qua – xí nghiệp liên doanh “Vietsovpetro”, theo các chỉ số hoạt động sản xuất-kinh doanh, lọt vào tốp các công ty dầu khí hàng đầu thế giới. Các tập đoàn “Gazprom”, “Rosneft” đang triển khai các dự án lớn. Nhân tiện nói thêm, tại Diễn đàn kinh tế thế giới Peterburg XX vừa qua, ‘Rosneft’ ký được một hợp đồng chưa có tiền lệ cung cấp cho Việt Nam tới 96 triệu tấn dầu đến năm 2040, nhờ đó Tập đoàn sẽ có thể chiếm vị trí dẫn đầu trong số các nhà cung cấp năng lượng cho nền kinh tế đang phát triển nhanh của Việt Nam. Đồng thời tôi cũng muốn lưu ý, tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng còn rất nhiều. Các bên vẫn đang thường xuyên tìm kiếm các hình thức hợp tác mới vượt ra ngoài phạm vi khai thác nguyên liệu thô đơn thuần. Ví dụ, “Gazprom neft” đang nhắm mua cổ phần của nhà máy lọc dầu duy nhất tại Việt Nam “Dung Quất” đang cần mở rộng công suất và hiện đại hóa công nghệ. Hiện tại phi vụ này, như tôi biết, đang tạm dừng, nhưng họ có kế hoạch quay lại khi cổ phần nhà máy được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Một ví dụ nữa, dự án liên doanh giữa “Gazprom” và “Petrovietnam” chuyển các phương tiện vận tải bộ của đô thị lớn nhất Việt Nam TP Hồ Chí Minh sang dùng gaz, đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường hiện đại cao nhất.
Về phần mình, trên lãnh thổ Nga, các công ty “Rusvietpetro” và “Gazpromviet” đang thăm dò, khai thác các mỏ dầu rất thành công. Ghi nhận hoạt động tích cực của các công ty con thuộc tập đoàn “Petrovietnam” tại các mỏ dầu khí ở Nga, Thủ tướng Medvedev trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc về kết quả chuyến thăm tháng 5 đã nhấn mạnh: “Sự hợp tác của chúng ta về năng lượng mang tính vô tiền khoáng hậu, bởi vì chúng ta không chỉ cung cấp công nghệ của mình, khai thác dầu, khí mà thực chất còn trao đổi với nhau các mỏ, việc mà thực tế chúng ta không thực hiện với bất cứ nước nào khác. Xét từ góc độ này chung ta đang có một hình thức hợp tác tiên tiến tuyệt đối trong lĩnh vực nhiên liệu-năng lượng”. Còn một nhánh hợp tác Nga-Việt truyền thống nữa, đó là năng lượng điện. Nhà máy thủy điện “Hòa Bình” được xây dựng có sự tham gia trực tiếp của Liên Xô và Nga đến giờ vẫn giữ được vị thế lớn nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á. Ngoài ra còn hàng loạt cơ sở phát điện lớn khác đang hoạt động. Hiện tại công ty “Máy sức mạnh” của Nga đang thực hiện đơn đặt hàng xây dựng Nhà máy nhiệt điện “Long Phú -1” ở phía Nam Việt Nam, tạo việc làm cho các xí nghiệp trên toàn Nga, từ Taganroc đến Pervouralsk. Công ty “Inter-RAO” của Nga đang muốn đầu tư vào nhà máy điện “Quảng Trạch -2” ở miền Trung Việt Nam. Các cuộc đàm phán cung cấp thiết bị Nga để hiện đại hóa các nhà máy điện đang hoạt động đang tích cực diễn ra.
Hỏi: Khi nào thỏa thuận về tự do thương mại giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu chính thức có hiệu lực?
Trả lời: Điều đầu tiên tôi muốn nói là chúng ta đặt rất nhiều hy vọng vào thỏa thuận này. Đối với Liên minh Kinh tế Á-Âu nó là thỏa thuận đầu tiên với quốc gia bên ngoài và đã được dùng làm mẫu khi soạn thảo các tài liệu tương tự với hàng loạt quốc gia khác, trong đó có các nước Đông Nam Á. Hiện tại 6 nước thành viên Liên minh đang kết thúc quá trình đàm phán với nhau. Mùa hè này thỏa thuận sẽ có hiệu lực. Điều quan trọng đối với chúng ta là thỏa thuận này có hiệu lực trước khi các thỏa thuận khác về thương mại của Việt Nam với Liên minh châu Âu, với đối tác xuyên Thái Bình Dương bắt đầu khởi động. Có thế thì các doanh nhân Nga mới có thể thích nghi tốt hơn với các điều kiện kinh doanh mới và giành được phần của mình ở Việt Nam.
HẾT
-------
 Dang Ngoc Diep - Thành viên Gr Hoài niệm Liên Xô- chuyển ngữ. Bản dịch lần đầu tiên được Hoàng Ngân Thương công bố tại Đây:
https://www.facebook.com/groups/761331197273308/permalink/1138314636241627/
- Bản gốc tiếng Nga khá dài trên TASS:
Константин Внуков: соглашение о свободной торговле Вьетнам и ЕАЭС вступит в силу летом
http://tass.ru/opinions/interviews/3413718
- Và trên trang của Bộ Ngoại giao Nga:
Интервью Посла России во Вьетнаме К.В.Внукова ТАСС
http://www.mid.ru/…/asset_p…/a6q3L9Hzzxu2/content/id/2338838

10 nhận xét:

  1. Đảng ta, nhà nước ta, nhân dân ta đồng lòng đồng thuận đồng thực hiện chính sách VN làm bạn với tất cả các quốc gia trên cơ sở tôn trọng quyền lựa chọn chế độ chính trị, không can thiệp vào nội bộ của nhau, tranh thủ tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, tranh thủ nguồn vốn đầu tư, tranh thủ học tập dân chủ mà loài người mất hàng ngàn năm mới có được như ngày hôm nay, để đi tắt đón đầu, công nghiệp hóa hiện đại hóa nhanh chóng đem lại kết quả cho đời sống nhân dân, xác lập vững chắc uy tín và vị trí VN trên thế giới.

    Tại sao lại tìm mọi cách tuyên truyền ngược lại với chính sách đang mang lại nhiều hiệu quả trong thực tiễn trên ? Mong muốn VN đì đẹt mãi với nghèo dốt hay sao? Vì mục đích gì?

    Trả lờiXóa
  2. Rận xĩ Nặc danh 13:03 Ngày 04 tháng 07 năm 2016 không thích phát triển mối quan hệ VN với Nga?
    Mặc kệ cậu!
    Google.tienlang đúng như tiêu chí MANG SỰ THẬT ĐẾN CÔNG CHÚNG, đã đăng bài này nói lên SỰ THẬT MỐI QUAN HỆ TRUYỀN THỐNG GIỮA VN VỚI NGA.
    Đảng, Nhà nước VN cũng như ban lãnh đạo LB Nga thống nhất rất cao trong việc phát triển mối bang giao hai nước trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của nhau, đôi bên cùng có lợi.
    Ông Putin nói: Mối quan hệ truyền thống giữa Nga và VN không cần thiết phải quảng cáo thêm!
    Vừa nhậm chức Thủ tướng, chuyến công du nước ngoài đầu tiên ông Nguyễn Xuân Phúc lựa chọn là nước Nga.
    VN đã đang và sẽ làm bạn với tất cả các nước nhưng "bạn" cũng có nhiều thứ bậc khác nhau chứ không cá mè một lứa!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sáng giờ núp ở đâu mà bây giờ ló ra lý sự?

      Xóa
    2. Tao là đồng bọn GT đây! Loài rận chúng mày đứa nào cũng tên là Nặc nhể!

      Xóa
    3. Đồng bọn thằng rận chui sâu T.T.Hùng chứ gì.

      Xóa
  3. Người Nga nói trên báo Nga những lời tốt đẹp về VN nhưng không thấy báo chí VN dịch đăng.
    Ngược lại thì báo chí VN chỉ giỏi xuyên tạc bịa đặt, nói xấu Nga. ví dụ như bài của ông Trần Công Trục trên báo GDVN!

    Cảm ơn G.TL đã mang SỰ THẬT này đến công chúng VN!

    Trả lờiXóa
  4. À con chó có nick văn lâm đây rồi- Hôm nay mồng một mang rổ đến đây lấy cứt tao về thắp hương họ hàng tổ tiên nhà mày - DCM con chó của VIỆT Tân

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thằng Nặc 18:55 này ăn phải chất gì kịch độc mà không chết được nhưng lại phát rồ phát dại lúc nào cũng mê sảng ra văn Lâm, mồm thì dính đầy cứt đái , khiếp quá ,khổ thân mày,nhảy lầu mà chết đi cho tổ tiên họ hàng nhà mày được nhờ cu ạ , ngộ độc cả làng nhà mày thôi , mày bẩn thế toàn cứt đái thế thì người được đầu độc dầu tiên là người trong nhà họ hang hang hốc nhà mày và chủ trang này đấy chứ không phải văn Lâm đâu nặc :18:55

      Xóa
  5. Các vị dzận xĩ chống mắt lên xem ông Đại sứ nói thế này có đúng SỰ THẬT hay không:
    --------
    Hỏi: Hiện nay quan hệ giữa Nga và Việt Nam trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự phát triển như thế nào?

    Trả lời: Nga và Việt Nam là 2 đối tác truyền thống về hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh. Chỉ cần nói thế này là đủ: Tối thiểu 2/3 vũ khí và kỹ thuật quân sự của quân đội nhân dân Việt Nam được sản suất tại đất nước chúng ta. Nhiều chuyên gia đặc chủng đã và đang được đào tạo tại các trường đại học Liên Xô và Nga. Hơn nữa, nói đến sự hợp tác kỹ thuật quân sự giữa 2 nước, chúng ta tư duy không chỉ bằng các tiêu chí của quá khứ, mà cả của hiện tại và tương lai. Như tất cả chúng ta đều biết rõ, chủ đề chính trong hợp tác kỹ thuật quân sự nhưng năm gần đây là trang bị đầy đủ cho lực lượng không quân Việt Nam và, với sự giúp đỡ của Nga, xây dựng hạm đội tầu ngầm – lực lượng hoàn toàn mới của quân đội nước này. Chúng ta quan tâm đến việc tiếp tục cùng Việt Nam giữ gìn an ninh, ổn định tại Châu Á-Thái Bình Dương, khu vực ngày càng có vị trí quan trọng đối với kinh tế và chính trị thế giớp.

    Trả lờiXóa
  6. Một bài viết hay, sâu, sắc sảo, đầy chi tiết cụ thể và thực tế, và chân tình như thế này, có tác dụng thắt chặt quan hệ ngoại giao Việt Nga và làm cho nhân dân hiểu được hiện tình quan hệ Việt Nga đang như nào.

    Và cũng không có gì ngạc nhiên khi bài này được các bạn dịch và cộng đồng truyền tải đi chứ không phải " lều báo VN ". Phần nào cho thấy " lều báo VN " đang rách nát ra sao.

    Trả lờiXóa