Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

NGHE “VIỆT NAM CỰC LỰC PHẢN ĐỐI”, KHOAN CƯỜI

Nhiều bạn, mỗi khi thấy Trung Quốc có những hành vi ngang ngược và người phát ngôn Bộ ngoại giao ta phản đối, quan ngại thì lại cho rằng ta bất lực. Mình nghĩ các bạn có thể bực mình, nhưng quan trọng hơn là trước đó bạn cần biết một chút về công pháp quốc tế, để có thể hiểu giá trị của lời phản đối ấy. 
**********************
1. ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
Luật quốc tế là hệ thống những nguyên tắc, qui phạm pháp luật, được các quốc gia xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, thông qua đấu tranh và thương lượng để điều chỉnh mối quan hệ (chủ yếu là quan hệ chính trị) với nhau.
Khi một bên vi phạm, khác với luật quốc gia, không có cơ quan cưỡng chế Luật quốc tế. Các chủ thể tự thỏa thuận qui định các biện pháp cưỡng chế riêng lẻ hay tập thể với điều kiện phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế. Có nhiều mức độ: Nhẹ là buộc xin lỗi, yêu cầu phục hồi danh dự. Ở mức độ nặng là hủy bỏ điều ước quốc tế, cắt đứt quan hệ ngoại giao, trả đũa, giáng trả (để tự vệ) …
Để tham gia một điều ước quốc tế: Không có cơ quan lập pháp để xây dựng các qui phạm pháp luật của Luật quốc tế. Con đường hình thành nó là sự thỏa thuận giữa các quốc gia bằng cách ký kết các điều ước hoặc cùng nhau thừa nhận các tập quán quốc tế. Và vì vậy có hai loại thành viên của một Điều ước quốc tế là Thành viên sáng lập (có sáng kiến và tham gia đàm phán soạn thảo điều ước) và Thành viên hiệp ước (thừa nhận nội dung quy phạm và tham gia sau khi điều ước ra đời), có trách nhiệm và kế thừa nghĩa vụ như mọi thành viên khác. Những nguyên tắc trên được quy định tại công ước Viên năm 1969 về Luật Điều ước quốc tế.
2. TÀU LẠ ĐÂM TÀU NGƯ DÂN, SAO KHÔNG BẮT?
Với các vụ tranh chấp trên biển Đông, cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành Công ước quốc tế của LHQ về Luật Biển (UNCLOS). UNCLOS được ký kết năm 1982 có hiệu lực 1994. Vì thế cả hai bên có nghĩa vụ chấp hành.
Tại sao ta không bắt giữ các tàu Trung quốc hoặc tàu lạ đã đâm va vào tàu của ngư dân ta? Tại sao bộ đội biên phòng hoặc kiểm ngư của ta không truy đuổi hoặc nổ súng?
Theo quy định của UNCLOS khi có một vụ đâm va xảy ra nằm ngoài lãnh hải, quyền tài phán (xét xử) thuộc về quốc gia mà con tàu thủ phạm mang cờ, hoặc quốc gia mà thuỷ thủ có lỗi trong vụ đâm va ấy mang quốc tịch. Như vậy nếu có chuyện đâm va xảy ra giữa tàu trung quốc và tàu Việt nam mà thủ phạm là tàu trung quốc thì quyền xét xử thuộc về Trung quốc và ngược lại.
Còn truy đuổi: Việc truy đuổi chỉ được thực hiện khi một con tàu vi phạm lãnh hải, buôn ma túy, chở nô lệ hoặc tàu cướp biển. Việc truy đuổi chỉ được thực hiện trong lãnh hải, việc truy đuổi tới vùng tiếp giáp lãnh hải hoặc vùng biển quốc tế chỉ được thực hiện nếu sự truy đuổi- trốn chạy đó là liên tục, và phải dừng truy đuổi khi con tàu bị đuổi đã đi vào hải phận quốc gia khác. Như vậy nếu muốn đuổi một tàu lạ thì ta phải chắc chắn rằng nó vi phạm, phải đuổi liên tục, muốn vậy phải phát hiện sớm và tàu ta phải nhanh hơn tàu nó hoặc có tàu ở vòng ngoài để chặn đầu nó. Thành ra, người Việt đánh cá cần xác định mình đang ở khu nào để có thể ứng xử vừa hợp luật, vừa an toàn.
3. SAO VÔ LỚP MÀ CÒN NÓI CHUYỆN RIÊNG?
Tại sao đã là thành viên UNCLOS nhưng Trung quốc vẫn muốn đàm phán song phương với từng bên riêng lẻ trong tranh chấp biển đảo? Điều đó có sai không? Sao vô lớp (UNCLOS), cô đang giảng mà còn nói chuyện riêng với bạn?
Theo UNCLOS, hai (hoặc nhiều) quốc gia thành viên Công ước có thể ký các điều ước sửa đổi hay đình chỉ việc áp dụng các qui định của Công ước. Với điều kiện nội dung này chỉ áp dụng vào các mối quan hệ giữa họ với nhau, với điều kiện là nó không ảnh hưởng đến nội dung, mục đích và các nguyên tắc cơ bản đã được nêu trong Công ước, không ảnh hưởng đến quyền hay nghĩa vụ của quốc gia khác là thành viên Công ước. Khi ký xong với nhau, họ gửi lưu chiểu và xem như một phụ lục của UNCLOS.
Vì vậy ông Trung Quốc muốn đàm phán riêng với từng bên, nó không sai quy dịnh của UNCLOS mà lại có lợi thế cho TQ về tương quan lực lượng. Việc chấp thuận “sáng kiến” này hay không tùy thuộc vào thế lực và ý chí của bên được đề nghị (như VN, Philippines ...).
4. HIỂU “ĐẢO’’ Ở TRƯỜNG SA THẾ NÀO CHO CÓ LỢI?
Thực ra, VN không chỉ đương đầu với Trung Quốc (ghét cái là nó hung hăng cậy lớn) mà còn phải đàm phán với nhiều quốc gia liên quan về Trường Sa.
Theo Điều 121 của UNCLOS thì đảo là nơi có dân cư sinh sống và có kinh tế riêng, được hưởng quy chế như đất liền.
Vì vậy nếu áp dụng điều này một cách cứng nhắc, cho rằng tất cả các đảo hoặc đá lớn nhỏ ở Trường Sa đều không phải là đảo thì lãnh hải vùng biển chúng ta không được mở rộng vì không được hưởng quy chế về lãnh hải.
Còn nếu mở rộng ra, coi tất cả các đảo và đá ở Trường Sa đều là Đảo, thì với quy chế quốc gia quần đảo, Philippine có quyền lấy những điểm đảo xa nhất về phía Tây của họ nối lại thành đường cơ sở để từ đó tính lãnh hải, như vậy thì biển của Phi sẽ chồng lấn với biển của ta.
Cách hiểu và vận dụng có lợi nhất là một số điểm đảo lớn, có người ở được hưởng quy chế đảo, khi đó ta có một số đảo như Trường Sa Lớn, Sơn Ca, Song Tử Tây, Sinh Tồn… được hưởng quy chế này, từ đó lãnh hải được công nhận ở mức rộng nhất.
5. “CỰC LỰC PHẢN ĐỐI”: ĐỂ TRUNG QUỐC KHÔNG CÓ SỔ ĐỎ
Về nguyên tắc, một quốc gia được công nhận có chủ quyền với một vùng lãnh thổ, biển đảo khi đã kiểm soát, quản lý trên thực tế một thời gian nhất định mà không vấp phải sự phản đối của các quốc gia khác.
Vì lẽ đó, khi Trung quốc có hoạt động gì ở Hoàng Sa thì ta đều phải phản đối mạnh mẽ, liên tục. Nếu ta im, xem như ta thừa nhận, sẽ là cơ sở để họ hợp thức hóa và có sổ đỏ cho quần đảo này. Khi đó thì cái mất không chỉ là đảo mà là biển. Bởi với quy chế đảo, họ có quyền dùng nó làm cơ sở xác định lãnh hải tính từ Hoàng Sa.
Vì thế, các bạn không nên chế giễu nếu chưa hiểu giá trị của sự phản đối. Đoạn này mình mượn lại lời của Hoang Trong Hieu:
"TQ đã kiểm soát hoàn toàn Hoàng Sa từ 1974 và họ thực tế đã thực thi quyền quản lý "liên tục" từ bấy đến nay đối với quần đảo này. Việc quản lý này sẽ được thêm yếu tố quan trọng thứ hai là "không có tranh chấp" nếu TQ không bị nước nào phản đối. Và lời tuyên bố của chị Phan Thúy Thanh hồi xưa và anh Lê Hải Bình bây giờ là để chặn việc TQ đạt được nốt yếu tố quan trọng này, giá trị pháp lý của nó cũng không kém gì việc VN đưa tàu chiến ra bắn nhau với tàu TQ ở Hoàng Sa đâu.
Lời tuyên bố của các thế hệ người phát ngôn nghe thì rất là "lời nói gió bay", nhưng nó rất quan trọng để duy trì được quyền pháp lý của VN tham gia giải quyết vấn đề chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa trong tương lai - khi VN có một điều kiện tốt hơn hoàn cảnh hiện tại!".

Nhà báo Nguyễn Đức Hiển
Tổng thư ký báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh

11 nhận xét:

  1. Các vị có biết TQ tiến hành tập trận tại phía ĐN quần đảo HS thì VN làm gì không? Cũng đang tập trận bắn đạn thật đấy. Có điều chúng ta tập trận để bảo vệ chủ quyền khác với họ tập trận để diễu võ dương oai nên cách quảng cáo khác nhau.

    Trả lờiXóa
  2. Ông Nguyễn Đức Hiển mười lời ông Hoàng Trọng Hiếu ngu bỏ con mịa. TQ chiếm HS bằng vũ lực từ VNCH, không thể là 1 ví dụ cho hành vi "thực thi quyền quản lý liên tục" như việc quản lý thực tế liên tục từ một "hoang đảo" được, đối vớ HS thì quyền đó thuộc về VN các thời kỳ từ thời nhà Nguyễn và trước đó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thực thi quyền quản lý liên tục của Tàu với VN là 1000 năm, của Tây lông đối với VN là 100 năm, không có người phát ngôn nào phản đối được cả.

      Phải hiều đúng theo công pháp quốc tế cụm từ "thực thi quyền quản lý liên tục", trong đó có chữ "quyền", nghĩa là hợp pháp, hợp thông lệ quốc tế, hợp diễn biến lịch sử ...

      Ông Hiển dốt ở chỗ đó, lại hay nói leo để thể hiện mình giỏi, thích chơi nổi!

      Xóa
    2. Ông Hiển này cùng phe với ông MAI PHAN LỢI, cùng lò đào tạo truyền thông phương Tây ra, mọi người cũng nêncảnh giác với bọn cơ hội mang kính này, bảo dốt chứ nhiều lúc là có ý cả đấy!

      Xóa
  3. Xuất thân từ trường Luật, ông Hiển thừa biết thế nào là chủ thể, khách thể, phạm vi điều chỉnh ... của một điều luật, định nghĩa một cụm từ trong luật. Là một nhà báo lề phải của Bộ Tư pháp, lẽ ra ông phải dẫn chứng ra ngay điều chưa đúng của ông Hoang Trong Hieu khi lấy trường hợp HS làm ví dụ cho "quyền quản lý liên tục" thay vì "mượn lời" để giải thích trong bài viết trên. Quá tầm thường!

    Chắc đón gió vụ tòa sắp tuyên Phi kiện TQ. Nhà lầu xe hơi từ đây mà ra đó.

    Trả lờiXóa
  4. Cho các bạn rận xĩ Nặc danh08:31 Ngày 07 tháng 07 năm 2016, Nặc danh13:55 Ngày 07 tháng 07 năm 2016... cay cú với ông Hiển đến đâu chăng nữa thì SỰ THẬT mà chủ trang G.TL mang đến công chúng ở bài này vẫn là SỰ THẬT.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Diễn biến hòa bình: Ban đầu là SỰ THẬT 100% tạo niềm tin, dần dần gài vào vài SỰ KHÔNG THẬT tạo nghi ngờ và dẫn hướng số đông cả tin thiệt thà, cuối cùng là chuyển hướng biến ĐIỀU DỐI TRÁ thành SỰ THẬT, kiểu như viết lại LỊCH SỬ sao cho có lợi cho ngoại bang. Thời Internet thì truyền thông là lực lượng chủ lực chuyện này do sức lan tỏa lớn, nhanh, lập đi lập lại vô hạn lần.

      Xóa
  5. Kg cực lực phản đối thì làm cái chó gì? Kéo nhau ra đường múa may quay cuồng rồi gọi là biểu tình thị uy? Ặc ặc, hay là tuyên bố chiến tranh vác súng đi bắn nhau? Lũ chó cuồng Mỹ tiêu chuẩn kép hèn nhục đến vô địch. Cứ cái gì liên quan đến TQ là chúng nó bảo phải ra đường biểu tình gào thét la lối ngăn chặn xe cộ, ăn vạ thanh niên xung phong và CA. Cứ cái gì liên quan đến thằng bố Mỹ của chúng nó thì chúng nó bảo là phải dĩ hòa vi quý, kể cả việc cho thằng mổ bụng cắt cổ 2 cụ già và tham gia chỉ đạo thảm sát dân làng Thạnh Phong đi làm giáo dục trên đất nước này, còn sự hèn nhục ghê tởm đáng giết nào bằng. Nga bảo trung lập thì chúng nó bảo Nga không chống TQ, Nga là phản bội. Mỹ bảo trung lập thì chúng nó bảo là Mỹ chống TQ và sủa hùa với bố, liên minh quân sự với Mỹ là mệnh lệnh thời đại. Điều thấy rõ là chỉ có duy nhất 1 mình bố Mỹ của chúng nó là được quyền trung lập, thân thiện, công du, ngoại giao, phát ngôn hữu hảo với TQ, như Obama phát biểu cả trăm câu hữu nghị với TQ, phát biểu cả trăm lần là không muốn động đến TQ ở BĐ, tôn trọng TQ thế này thế kia, nhưng chưa bao giờ thấy đám tự xưng là chống TQ này dám to tiếng với bố Mỹ. Nhưng bất kỳ ai khác cũng nói về TQ giống như Mỹ thì chúng nó xù lông ra sủa vào người ta, đặc biệt là các bạn của VN như Nga, hay chính VN và bộ ngoại giao VN. Như vậy quá rõ ràng bọn này đâu phải là bọn chống TQ mà đơn giản là bầy chó dại của Mỹ. Bầy tay sai kiểu mới của Mỹ đang làm đội quân thứ 5 của Mỹ ở VN, trong đó báo chí có rất nhiều.

    Trả lờiXóa
  6. Mạnh hùng là lực lượng thứ sáu của ngoại bang

    Trả lờiXóa
  7. Gia đình tôi và vợ tôi hầu hết ai cũng làm việc cho Nhà nước nhưng tôi lại không quan tâm chính trị. Mãi đến khi có vụ việc biểu tình về biển Đông thì tôi mới bắt đầu quan tâm đến, tôi ngạc nhiên vì theo báo chí quốc tế, báo chí tiếng Anh thì biển Đông đang có tranh chấp giữa 7 quốc gia.

    Theo góc độ nhìn từ phía ta thì tất nhiên là đang có 5 nước đang vi phạm chủ quyền của ta (Indonesia tranh chấp với các bên khác). Có 5 quốc gia đang xâm phạm chủ quyền của VN, nhưng họ đăng tin như chỉ có mỗi TQ là kẻ thù, còn 4 nước đang vi phạm xâm hại chủ quyền VN lại bạn của VN, lố bịch là ở chỗ đó, ngu dân là ở chỗ đó. Đây gọi là sử dụng truyền thông báo chí để lừa đảo dư luận, biến dư luận thành bầy cừu.

    Trong các tranh chấp biển đảo trên trường quốc tế, các nước thường xuyên dí ngư dân, tông tàu. Ở biển Đông ngoài Brunei, Indonesia, Malaysia là hiền, còn lại TQ, Đài Loan Fomosa, Philipines là hung hăng nhất, liên tục có tham vọng bành trướng mở rộng " địa bàn " ở biển Đông, nhưng họ chỉ rình đăng mỗi những việc liên quan đến TQ. Còn Đài Loan với Phillippin thì là bạn, như là Ba Bình, Song Tử, Trường Sa không phải của VN vậy.

    Trong khi quan điểm xuyên suốt nhất quán của Đảng và Nhà nước và nhân dân, là VN là bạn và đối tác tốt của tất cả các nước trên quốc tế, tất nhiên trong đó có cả TQ, thì họ liên tục đăng tin như TQ là kẻ tử thù, kẻ địch. Bất kỳ ai tỏ thái độ không chống TQ, thì họ đều chửi, như Nga, Campuchia, ông Putin, ông Hun Sen. Nhưng khi ngài Obama phát biểu nước đôi 2 hàng còn trắng trợn hơn thì họ im như thóc. Họ hèn hạ đến vậy. Họ sợ Mỹ đến mức như vậy. Có vẻ như đứng trước Mỹ họ mất sạch sự tự tin, lòng tự trọng.

    Trong khi cách đưa tin về TQ thì nếu ai không biết đọc cứ tưởng Việt Trung đang có chiến tranh, TQ đang là kẻ thù số một của VN. Tất cả cả các báo chí tiếng Việt ở ngoài nước (BBC, RFA, VOA, RFI......) đều hòa cùng giọng điệu như thế, nhất là các báo tiếng Việt của Mỹ. Một bộ phận không nhỏ báo chí trong nước cũng hòa cùng giọng điệu với các đại gia đình truyền thông chống XHCN kể trên.

    Tất nhiên bạn thì có dăm ba bảy loại bạn. Có bạn thân như Nga, Tổng thống Putin, Cuba, gia đình Castro, hay các láng giềng truyền thống như Campuchia và ông Hun sen, Lào. Có bạn nhậu như Hàn, Nhật, Ấn Độ, Venezuela, các đối tác trung lập. Có loại bạn nghiêng về hợp tác lợi ích nhưng vẫn đề phòng nhau như Mỹ, TQ, Đài Loan, Philipine và các nước đang tranh chấp chủ quyền của Ta ở biển Đông.

    Ông đại sứ Nga chẳng phải đã nói thẳng ra là Nga coi VN là đồng minh còn gì. Đây là phát ngôn rất mạnh theo thông lệ ngoại giao. Khi những người có tư cách trong ngành ngoại giao gọi 1 nước này với nước kia là đồng minh thay vì các thuật ngữ chung chung khác như " bạn tốt ", " đối tác tin cậy ", thì đây là 1 phát ngôn rất mạnh.

    "Tôi nhấn mạnh, Việt Nam chỉ có mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với 2 nước là Nga và Trung Quốc. Về phần mình, nước ta cũng coi trọng phát triển quan hệ đối tác với Việt Nam, coi Việt Nam là đồng minh then chốt của mình trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Quan trọng ở chỗ, đây không phải chỉ là những lời nói suông. Tính chất ưu tiên trong mối quan hệ với Việt Nam được chốt trong Định hướng chính sách đối ngoại của Nga, mà Tổng thống đã phê duyệt năm 2013."

    Xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử và vị trí địa lý, tương đồng văn hóa, Trung Quốc là 1 trong 2 đối tác toàn diện của nhân dân VN. Chính vì vậy việc Nga có những phát biểo tỏ ra thân thiện và nói rõ là không chống TQ thì càng chứng tỏ Nga trung thành với VN, trung thành với lợi ích của nhân dân ta. Chứ không hề phản lại VN như một bộ phận báo chí đã vu khống lố bịch.

    Trả lờiXóa
  8. Điếm thúi ở chỗ các loại truyền thông cả lề phải lẫn ngoài lề phải hoặc do cố tình hoặc do thiếu kiến thức hoặc do tâm lý hùa theo đám lộn xộn câu view đã không định hướng đàng hoàng cho người đọc chỗ nào, vùng nào là "tranh chấp" giữa các bên A, B, C..., chỗ nào, vùng nào là thuộc chủ quyền theo pháp luật quốc tế của bên A, B, C... bên còn lại là chiếm đoạt, cưỡng chiếm không theo pháp luật quốc tế. Thực hiện mưu đồ biến vùng không tranh chấp thành vùng tranh chấp, đưa cả thêm lục địa của VN vào vùng tranh chấp, đưa HS của VN thành vùng tranh chấp, đưa Gạc Ma, Lin Đao ... của VN thành vùng tranh chấp, đưa cả mấy cái DK cũng thành vùng tranh chấp luôn.

    Cần vạch rõ và chống lại những luận điểm, quan điểm, mưu đồ ... của một vài nước lớn luôn đặt sẵn những cái bẫy để khi có dịp sẽ bắt tay nhau trên lưng các nước nhỏ, trên lưng VN như lịch sử cận đại đã chỉ rõ.

    Trả lờiXóa