Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

Phản ứng lạ của Mỹ với tranh chấp ở Biển Đông

(Tin tức 24h) - Đã đến lúc tránh xa các căng thẳng tranh chấp ở Biển Đông và bước sang một trang mới. 
 *********************
Đó là tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại hội nghị cấp cao ASEAN diễn ra ở Lào hôm 26/7. Ông Kerry cũng cam kết sẽ hối thúc Philippines chấp thuận nối lại đàm phán với Trung Quốc trong cuộc hội đàm với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte vào hôm nay.
Ông Kerry nói rằng, Bắc Kinh và Manila đã cho thấy tín hiệu sẵn sàng đàm phán sau khi tòa trọng tài quốc tế bác “đường chín đoạn” của Trung Quốc ở Biển Đông.
Phan ung la cua My voi tranh chap o Bien Dong
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.
“Hi vọng rằng đây có thể trở thành thời khắc chúng ta có thể tận dụng, để làm việc tìm ra các phương cách giải quyết vấn đề đánh bắt cá, tài nguyên thiên nhiên, tự do hàng hải và bảo vệ quyền lợi của tất cả các bên”, ông Kerry nói.
Ông nhấn mạnh thêm: “Đây có thể là thời khắc quan trọng chuyển biến cách thức đàm phán, không phải thông qua các thách thức và hành động đơn phương mà thông qua các biện pháp ngoại giao mang tính xây dựng”.
Nhắc lại lời người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị, ông Kerry cho biết, Mỹ nhất trí nên “tránh các căng thẳng”, “bước sang trang mới” ở Biển Đông sau phán quyết của tòa trọng tài. Ông Kerry nhắc lại, Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp ở Biển Đông nhưng khẳng định, luật pháp quốc tế phải được tôn trọng.
Những tuyên bố của ông Kerry được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ngỏ lời nhờ Mỹ thuyết phục Philippines nối lại đàm phán về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.
Ở một diễn biến khác, trong chuyến thăm Bắc Kinh hôm 25/7, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice cũng không công khai đề cập đến Biển Đông trong các cuộc họp với lãnh đạo cấp cao Trung Quốc.
Theo Washington Post, bà Rice đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì và các quan chức cấp cao khác. Bà ám chỉ đến "những vấn đề và thách thức", nhưng tránh đề cập trực tiếp đến căng thẳng âm ỉ kéo dài.
Phát biểu trước cuộc thảo luận với ông Tập, bà Rice nhắc đến quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và gọi quan hệ Mỹ - Trung là "mối quan hệ đáng chú ý nhất trên thế giới hiện nay". Ông Tập nói với bà Rice rằng Trung Quốc cam kết mạnh mẽ xây dựng quan hệ tốt đẹp dựa trên nguyên tắc "không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi".
An Nhiên/Đất Việt (Tổng hợp)

12 nhận xét:

  1. Không thấy các vị dzận xĩ ở Google.tienlang như vãi lờ, Quế Sơn ... vào bình loạn nhẻ?
    Vậy là ông Mỹ đã "đi đêm" với TQ, vào hùa rõ ràng với TQ rồi nhé!

    Trả lờiXóa
  2. Trước khi tòa ra phán quyết, Phi tuyên bố sẽ đàm phán với TQ sau phán quyết.Họ đoán sẽ thắng, nên họ sẽ đàm phán với tư thế đó tốt hơn. Tuy nhiên TQ lại phủ nhận phán quyết của tòa, thế là Phi trù trừ trong việc đàm phán. TQ đề nghị Mĩ giúp thuyết phục Phi nối lại đàm phán , nhưng đàm phán trên cơ sở nào? Phải có mẩu số chung nào đó, nếu không thì chỉ tiếp tục bế tắc. TQ chỉ muốn thể hiện mình yêu hoà bình mà thôi.
    Mĩ họ dại gì không ũng hộ đàm phán, nếu o ũng hộ đàm phán thì khác gì họ cổ vủ cho đối đầu và chiến tranh. Mưu đồ là gì thì Mĩ và TQ đều khoác cho mình chiếc áo "yêu chuộng hoà bình". Đọc cho kỷ câu" nhưng khẳng định, luật pháp quốc tế phải được tôn trọng", có nghĩa là tôi ũng hộ đàm phán nhưng trên cơ sở phán quyết của tòa. Ngoại giao là như vậy đấy, thưa ông Trần.

    Trả lờiXóa
  3. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  4. TRUNG QUỐC THUA KIỆN SẼ CAY CÚ . KHÔNG CHỌC GIẬN TRUNG QUỐC LÚC NÀY LÀ KHÔN NGOAN . LẠT MỀM BUỘC CHẶT .

    Trả lờiXóa
  5. Gửi các bạn cuồng Mẽolúc 17:11 28 tháng 7, 2016

    Nước Mỹ vĩ đại, ok!
    Nước Mỹ số 1, ok!
    Nước Mỹ luôn đòi các nước tân thủ luật pháp quốc tế, tức Công ước Luật Biển 1982, ok!

    Chỉ xin hỏi ông Mỹ: Vì sao đến giờ ông éo chấp nhận Công ước Luật biển 1982? Quốc hội Mẽo éo phê chuẩn nó?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đó là tiêu chuẩn kép của những nước ỷ thế lớn mạnh của mình. Một thằng không tham gia lại kêu gọi người khác tuân thủ, một thằng tham gia nhưng đếch làm theo luật!

      Xóa
  6. Thế mà lâu nay truyền thông hải ngọai và VNCH bại trận lưu vong cứ chửi CSVN là hè , ngu dốt ......không chịu ngã theo Mỹ để bảo vệ Biển đảo . may mà CSVN sáng suốt , khôn ngoan không vội theo Mỹ thì bây giờ ốm đòn với Tàu Cọng và Mỹ khoanh tay cười thầm : " 40 NĂM TRẢ THÙ CHƯA MUỘN ."

    Đi với Mỹ thì phải đề phòng là như thế .

    Trả lờiXóa
  7. Chuyện Mỹ tham gia ở mức độ nào đối với tranh chấp ở Biển Đông, như đã nhiều lần nói và ai ai cũng nhất trí là phụ thuộc vào quyền lợi của chính Mỹ trước tiên, cái hay, cái giỏi của các nước có liên quan là phải làm sao cho Mỹ ít nhiều phải tính tới quyền lợi của mình, không có cái hay, cái giỏi đó thì Mỹ sẽ không thèm đoái hoài tới nữa vì không ai kiên nhẫn được với người "mãi mà không chịu lớn" !!

    Đó là chưa kể ý nghĩa lời nói của Ngoại trưởng Mỹ mang đậm chất ngoại giao. Hiện tại, ngoài Trung cộng luôn có luận điệu hiếu chiến, còn lại quốc gia nào cũng có lời lẽ ngoại giao ôn hòa, lịch thiệp khi đề cập tới Biển Đông. Tuy nhiên, đừng ngây thơ mà hí hửng tin vào lời nói ngoại giao, người có đầu óc biết suy nghĩ sẽ nhìn vào hành động thực tế để đánh giá mới chính xác.

    Trong tình thế không phải chỉ "lưỡng đầu thọ địch" mà là "tứ bề thọ địch", lại bị bồi thêm Bản án của Tòa án Quốc tế xử mình thua kiện, Trung cộng đã phải xuống nước đề nghị Phi đàm phán nhưng không ngờ bị từ chối thẳng thừng, quê độ và rát mặt, muốn lấy lại "sĩ diện" của một "siêu cường" buộc Trung cộng phải nhờ Mỹ - kẻ thù cơ bản, lâu dài của mình - dàn xếp cho đàn em Phi ngồi vào bàn đàm phán với Trung Nam Hải, chỉ một việc này thôi có khi Trung cộng phải bỏ ra một số tiền không nhỏ. Làm "siêu cường quốc" mà chưa đủ tầm, đôi khi cũng khổ vậy đó ! Mà là chỉ ngồi vào bàn đàm phán thôi nhé, chứ có kết quả gì hay không thì chưa chắc và là chuyện khác, có giá khác.

    Những canh bạc giữa các nước lớn đều là những canh bạc đầy trí tuệ vì nó mang lại hoặc đánh mất lợi ích quốc gia rất lớn chứ không xoàng để những kẻ thuộc hàng "tép riu" tán dóc được đâu. Đã không hiểu hết ý nghĩa lời lẽ ngoại giao của Ngoại trưởng Mỹ mà lại còn lòi cái đuôi "cuồng Trung cộng", sao lại hí hửng khi Mỹ không can dự vào Biển Đông ? Muốn điều đó xảy ra để quan thầy Trung cộng nhanh chóng dùng sức mạnh nuốt chửng hết biển đảo của Tổ quốc Việt Nam ư ?

    Trả lờiXóa
  8. Đã dần lộ rõ ý đồ thật của chú SAM: "Nếu ngươi không động đến ta thì ta cũng không động đến ngươi". Đừng có ảo tưởng vào ai cả. Bàn cờ chính trị không đơn giản chút nào. Chẳng có ai bảo vệ cho ta cả đâu. Tất cả vì lợi ích của họ mà thôi.

    Trả lờiXóa
  9. Vậy thôi,PCA đã phán quyết bác bỏ tham vọng yêu sách đường lưỡi bò âm mưu độc chiếm đường giao thương huyết mạch qua biển Đông ;ít nhất hiện TQ không thể dựa vào đường lưỡi bò để dọa láng giềng được nữa,lại còn xuống nước đàm phán với Phil vậy chả ngả theo TQ thì Mỹ cũng chẳng dại gì làm gia tăng sức ép , ngược tuyên bố nhất quán của chính mình.

    Nếu TQ không bị rơi vào thế yếu sau phán quyết của PCA ,TQ đã không phải nhờ vả Mỹ .Tất nhiên lợi ích của Mỹ ở TQ lớn gấp nhiều lần ở các nước Asian cộng lại,nhưng tự do giao thương qua kênh biển Đông đối với Mỹ và đồng minh mới là lợi ích lớn hơn cả mà Mỹ quan tâm .

    Mỹ đã nói rõ không đứng về phía nào trong tranh chấp chủ quyền ở biển Đông nhưng phản đối dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp ...Bởi vậy , việc nhìn nhận Mỹ ngả theo TQ trong vấn đề tranh chấp ở biển Đông là không có cơ sở .

    Trả lờiXóa
  10. TQ và Philipin chống nhau trên phần chủ quyền của VN theo luật biển VN. Cả 2 chúng nó không ai hiền lành tử tế, đứa nào cũng ích kỷ chỉ biết đến lợi ích chúng nó.
    Là người VN chẳng việc gì phải theo đứa này chống đứa kia. Đứa nào cũng chà đạp luật biển VN. Chả việc gì phải chửi đứa này phản đối đứa kia, ủng hộ đứa nọ. Không nên xen vào cuộc tranh nhau của chúng. Ngay cả "luật pháp quốc tế" qua phán xét PCA cũng chà đạp luật biển VN, tiếp tay xâm phạm, xâm hại chủ quyền biển đảo VN.

    Những thằng như Thành Lộc, VietTimes là những bọn làm xấu hổ dân tộc Việt. VietTimes là con chó Mỹ công khai không cần dấu giếm, bất kỳ bài viết nào có lợi cho Mỹ thì VietTime đều tha về đăng lên. Các bác cứ để ý theo dõi sẽ thấy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Từ hơn nửa thế kỷ trước, VNDCCH đã theo phe XHCN để chống lại Mỹ và VNCH, ngược lại VNCH đã theo Mỹ để chống lại phe XHCN và Bắc Việt, còn thời đại hiện nay là thời đại toàn cầu hóa, không một quốc gia nào có thể đứng lẻ loi, cô đơn (hình như chỉ ngoại trừ quái thai Bắc Hàn) được. Thông thường, khi quyền lợi bị xâm phạm thì đương sự phải yêu cầu Tòa bảo vệ chứ quyền lợi bị xâm phạm mà im ru thì Tòa nào xem xét giải quyết cho, giả sử Phi kiện Trung cộng mà Tòa quốc tế có "chà đạp luật biển VN" thật thì tại sao Việt Nam không yêu cầu Tòa quốc tế cho mình tham gia để bảo vệ quyền lợi ?

      Dân tộc Việt có truyền thống yêu nước và kiên cường, bất khuất chống ngoại xâm, dân tộc Việt cũng có truyền thống về đối nhân xử thế tế nhị, coi trọng tình nghĩa, mềm dẻo nhưng kiên quyết giữ vững lập trường của mình, do đó những thằng làm xấu hổ dân tộc Việt là những thằng cúi đầu khuất phục, hèn nhát trước kẻ thù nhưng khoác áo "mềm dẻo ngoại giao để giữ vững độc lập, toàn vẹn lãnh thổ".

      Xóa