Tên
bằng tiếng Việt Nam
|
Tên
bằng tiếng Pháp
|
Tên
bằng tiếng La tinh
|
1. Cá ngừ vây dài |
Thon blanc germon |
Thunnus alalunga |
2. Cá ngừ |
Thon rouge |
Thunnus thynnus |
3. Cá ngừ mắt to |
Thon abèse à grosoceil |
Thunnis obesus |
4. Cá ngừ vằn |
Bonite à ventre rayé |
Katsuwonus pelamis |
5. Cá ngừ vàng |
Thon à nageoire jaune |
Thunnus albacares |
6. Cá ngừ đen |
Thon noir |
Thunnus atlanticus |
7. Cá ngừ Đài Loan |
Thonine |
Euthunnus alletteatus; Euthunnus affinis |
8. Cá ngừ phương nam |
Thon à nageoire bleue |
Thunnus maccoyii |
9. Cá ngừ dẹp |
Auxide |
Auxis thazard; Auxis rochie |
10. Cá ven biển |
Brème de mẻ |
Bramide |
11. Cá ngừ môn nhái |
Martin |
Tetrapturus angustirostris; Tetrapturus
belone; Tetrapturus pluegeri; Tetrapturusalbidus; Tetrapturus audax;
Tetrapturus georgei; Makaira mazara; Makaira india; Makaira nigricans; Istiophorus platyterus |
12. Cá cờ |
Voilier |
Istiophorus albicans |
13. Cá mũi kiếm |
Espadon |
Xiphias gladius |
14. Cá thu đao |
Sauri ou balaou |
Scomberesor saurus; cololabis saira;
Cololabis adocetus; Scomberesox saurus; Scombroides |
15. Cá nục heo |
Coryphène ou dorade tropicale |
Corypheana hippurus; Corypheana equiselis |
16. Cá nhám |
Requin |
Hexanchusgriseus; Cetorhinus maximus;
Alpildae; Rhincodon typus; Carcharhinidae; Sphyrnidae; Isuridae |
17. Cá loài cá voi |
Cétacés |
Physeteridae; Balaenopteridae;
Balanenidae; Eschrichtiidae; Monodontidae;Ziphiidae; Deiphinidae. |
ĐIỀU 1. Để thi hành Điều 76, một ủy ban ranh giới thềm lục
địa ngoài 200 hoải lý được thành lập theo đúng các điều sau đây.
ĐIỀU 2.
1. Ủy ban gồm 21
ủy viên là chuyên gia về địa chất, địa vật lý hay địa thủy văn, do các quốc gia
thành viên tham gia Công ước lựa chọn trong số công dân của mình, có tính đến
sự cần thiết phải bảo đảm một sự đại diện công bằng về địa lý, các ủy viên này
phải thi hành các chức trách của mình với tư cách cá nhân.
2. Cuộc bầu cử
đầu tiên sẽ được tiến hành ngay khi có điều kiện, và dù sao cũng phải được tiến
hành trong một thời hạn là 18 tháng kể từ khi Công ước có hiệu lực. Ít nhất là
ba tháng trước ngày tiến hành mỗi cuộc bầu cử, Tổng thư ký Liên hợp quốc gửi
một văn thư cho các quốc gia thành viên để mời họ giới thiệu ứng cử viên, sau
khi đã có các cuộc tham khảo ý kiến thích hợp ở khu vực và việc này tiến hành
trong một thời hạn là ba tháng. Tổng thư ký lập ra một danh sách theo thứ tự a,
b, c, tất cả các ứng cử viên được chỉ định nói trên và gửi danh sách này cho
tất cả quốc gia thành viên.
3. Việc bầu cử
các ủy viên của Ủy ban được tiến hành trong một hội nghị của các quốc gia thành
viên do Tổng thư ký triệu tập tại trụ sở của Liên hiệp quốc. Số đại biểu cần
thiết (quorum) là hai phần ba số phiếu của các đại biểu có mặt và bỏ phiếu, thì
trúng cử ủy viên của Ủy ban. Mỗi vùng địa lý được tuyển chọn ít nhất ba ủy
viên.
4. Các ủy viên
của Ủy ban được bầu với một nhiệm kỳ là 5 năm. Họ có thể được bầu lại.
5. Quốc gia thành
viên nào đã giới thiệu ứng cử viên vào Ủy ban phải bảo đảm mọi khoản chi tiêu
cho ủy viên đó khi họ thi hành phận sự của mình nhân danh Ủy ban, quốc gia ven
biển hữu quan phải chịu các kinh phí có liên quan đến những ý kiến nêu ở Điều
3, khoản 1, điểm d của phụ lục này. Chi phí Văn phòng của Ủy ban do Tổng thư ký
Liên hiệp quốc bảo đảm.
ĐIỀU 3.
Các chức năng của
Ủy ban là:
Xem xét các số
liệu và các thông tin khác do các quốc gia ven biển gửi đến có liên quan đến
ranh giới ngoài của thềm lục địa, khi thềm lục địa này mở rộng quá 200 hải lý
và đưa ra các kiến nghị theo đúng điều 76, và Giác thư thỏa thuận (Memorandum
d’accord) đã được Hội nghị luật biển lần thứ III của Liên hợp quốc thông qua
ngày 39-8-1980.
Theo yêu cầu của
quốc gia ven hữu quan, phát biểu các ý kiến về khoa học và kỹ thuật để xây dựng
các số liệu ở ý kiến về khoa học và kỹ thuật để xây dựng các số liệu nói ở điểm
trên.
Trong phạm vi
được đánh giá là cần thiết và hữu ích, Ủy ban có thể hợp tác với Ủy ban Hải
dương học liên chính phủ của UNESCO, Tổ chức thủy văn quốc tế và các tổ chức
quốc tế có thẩm quyền khác nhằm thu được các số liệu khoa học và kỹ thuật có
thể giúp cho mình hoàn thành trách nhiệm.
ĐIỀU 4. Quốc gia ven biển nào dự định xác định ranh giới
ngoài của thềm lục địa ngoài 200 hải lý theo Điều 76 cần gửi cho Ủy ban ngay
khi có điều kiện và trong bất kỳ hoàn cảnh nào trong một thời hạn 10 năm kể từ
khi công ước có hiệu lực đối với quốc gian này, các đặc điểm của ranh giới này
với những số liệu khoa học và kỹ thuật để chứng minh. Đồng thời, quốc gia ven
biển thông báo tên tất cả các ủy viên của Ủy ban đã cung cấp cho mình các ý
kiến về khoa hoc và kỹ thuật.
ĐIỀU 5. Trừ trường hợp Ủy ban có quyết định khác, Ủy ban
hoạt động thông qua hai tiểu ban gồm bảy ủy viên được chỉ định một cách cân
bằng có tính đến các yếu tố riêng của mỗi đơn yêu cầu do một quốc gia ven biển
gửi lên các ủy viên của Ủy ban là công dân của quốc gia này các ý kiến về khoa
học và kỹ thuật về đường ranh giới này, không thể tham gia vào tiểu ban có
trách nhiệm xem xét đơn yêu cầu, nhưng học có quyền tham gia với tư cách là các
ủy viên vào các công việc của Ủy ban có liên quan đến đơn này. Quốc gia ven
biển khi đã gửi một đơn yêu cầu lên Ủy ban, thì có thể gửi các đại diện của
mình tới tham gia các công việc thích hợp, nhưng không có quyền biểu quyết.
ĐIỀU 6.
1. Tiểu ban gửi
các kiến nghị của mình lên Ủy ban.
2. Ủy ban chuẩn y
các kiến nghị của Tiểu ban theo đa số hai phần ba các ủy viên và bỏ phiếu.
3. Các kiến nghị
của Ủy ban được gửi bằng văn bản tới quốc gia ven biển đã đưa đơn yêu cầu cũng
như cho Tổng thư ký Liên hợp quốc.
ĐIỀU 7. Các quốc gia ven biển xác định ranh giới ngoài thềm
lục địa của mình theo đúng Điều 76, khoản 8 và theo các thủ tục quốc gia thích
hợp.
ĐIỀU 8. Nếu không đồng ý với các kiến nghị của Ủy ban, quốc
gia ven biển gửi lên cho Ủy ban trong một thời hạn hợp lý một đơn yêu cầu đã
được xem xét lại hoặc một đơn mới.
ĐIỀU 9. Các hành động của Ủy ban không xét đoán trước các
vấn đề liên quan đến việc thiết lập các ranh giới giữa các quốc gia mà bờ biển
tiếp liền hoặc đối diện.
ĐIỀU 1. Các
quyền đối với các khoảng sản
Việc chuyển giao
các quyền đối với các khoáng sản diễn ra vào lúc khai thác các khoáng sản này
theo đúng Công ước.
ĐIỀU 2. Thăm
dò
1. a) Cơ quan
quyền lực khuyến khích việc thăm dò trong vùng.
b) Việc thăm dò
chỉ có thể bắt đầu khi Cơ quan quyền lực nhận được của người sẽ tiến hành thăm
dò một bản cam đoan thỏa đáng là sẽ tôn trọng Công ước, các quy tắc, quy định
và thủ tục của cơ quan quyền lực có liên quan đến việc hợp tác trong các chương
trình đào tạo nói trong các Điều 143 và 144 và về việc bảo vệ môi trường biển,
và người đó chấp nhận để cho Cơ quan quyền lực kiểm tra việc thi hành của mình.
Đồng thời với bản cam đoan này, người sẽ tiến hành thăm dò sẽ thông báo cho Cơ
quan quyền lực biết các giới hạn gần đúng của khu vực hay các khu vực sẽ tiến
hành thăm dò.
c) Công việc thăm
dò có thể được nhiều người thăm dò thực hiện đồng thời trong cùng một hay cùng
những khu vực.
2. Việc thăm dò
không dành cho người thăm dò một quyền nào đối với các tài nguyên. Tuy nhiên,
người thăm dò có thể khai thác một số lượng hợp lý khoáng sản để làm mẫu.
ĐIỀU 3. Khảo
sát và khai thác
1. Xí nghiệp, các
quốc gia thành viên và các thực thể hay cá nhân khác nói ở Điều 153, khoản 2,
điểm b, có thể yêu cầu cơ quan quyền lực phê chuẩn các kế hoạch làm việc về
hoạt động tiến hành trong vùng.
2. Xí nghiệp có
thể làm một đơn yêu cầu nhằm vào bất kỳ khu vực nào của vùng, nhưng các đơn yêu
cầu đối với các khu vực dành riêng do các thực thể hay cá nhân khác gửi đến khi
còn phải thỏa mãn các điều kiện đã nêu ở Điều 9 của Phụ lục này.
3. Việc khảo sát
và khai thác chỉ tiến hành trong những khu vực đã được nói rõ trong các kế
hoạch làm việc đã nêu ở Điều 153, khoản 3 và đã được Cơ quan quyền lực chuẩn y
theo đúng Công ước, và các quy tắc, quy định và thủ tục tương ứng của Cơ quan
quyền lực.
4. Mọi kế hoạch
làm việc được chuẩn y đều phải:
a) Phù hợp với
công ước và các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan quyền lực;
b) Trù định việc
kiểm soát của cơ quan quyền lực đối với các hoạt động tiến hành trong Vùng,
theo đúng Điều 153, khoản 4;
c) Trao cho người
khai thác, theo đúng các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan quyền lực,
các đặc quyền đối với việc khảo sát và khai thác trong khu vực nói trong kế
hoạch làm việc, các loại tài nguyên được ghi rõ trong kế hoạch làm việc chỉ
liên quan đến giai đoạn khảo sát hay khai thác, thì người đó chỉ được giao cho
các đặc quyền đối với giai đoạn đó thôi.
5. Một khi được
cơ quan quyền lực chuẩn y, mọi kế hoạch làm việc, nếu không phải là kế hoạch
làm việc do xí nghiệp đề nghị, đều mang hình thức một hợp đồng ký kết giữa cơ
quan quyền lực và người hay những người yêu cầu.
ĐIỀU 4. Các
điều kiện về tư cách của những người yêu cầu
1. Ngoài các xí
nghiệp ra, những người yêu cầu được coi là có tư cách, là những người thực hiện
đầy đủ các điều kiện nói trong Điều 153, khoản 2, điểm b về các vấn đề quốc
tịch hay vấn đề về kiểm soát và bảo trợ, và tuân theo các thủ tục, đáp ứng các
tiêu chuẩn về tư cách đã được nêu trong các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ
quan quyền lực.
2. Với điều kiện
tuân thủ khoản 6, các tiêu chuẩn về tư cách đó có liên quan tới khả năng tài chính
và kỹ thuật của người yêu cầu, cũng như với tư cách mà người này thực hiện các
hợp đòng ký kết trước đây vơi Cơ quan quyền lực.
3. Mọi người yêu
cầu đều phải được quốc gia thành viên mà người yêu cầu là công dân, bảo trợ,
trừ khi người yêu cầu có qua một quốc tịch như: trong trường hợp một Công ty
hay Công-xoóc-xi-om gồm nhiều thực thể cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau,
tất cả các quốc gia thành viên hữu quan phải bảo trợ đơn yêu cầu; trong trường
hợp người yêu cầu do một quốc gia thành viên khác hay các công dân của quốc gia
khác này kiểm soát một cách thực sự và thủ tục áp dụng các điều kiện bảo trợ
được nêu trong các quy định quy tắc và thủ tục của Cơ quan quyền lực.
4. Theo điều 139
và theo chế độ pháp lý của mình, quốc gia thành viên hay các quốc gia thành
viên bảo trợ một đơn yêu cầu có nghĩa vụ tham quan tâm đến các hoạt động trong
vùng của một người ký kết, mà quốc gia đó hay các quốc gia bảo trợ, được tiến
hành theo đúng các nghĩa vụ của họ theo hợp đồng và theo Công ước. Tuy nhiên,
một quốc gia thành viên không chịu trách nhiệm về những tổn thất gây ra do
thiếu sót của người ký kết mà mình bảo trợ đối với những nghĩa vụ của người đó,
nếu quốc gia nói trên đã thông qua các luật và qui chế và đã quy định các biện
pháp hành chính, mà đối với chế độ pháp lý của quốc gia này, thì thích hợp một
cách đúng mức để bảo đảm cho những người thuộc quyền tài phán của mình tôn
trọng thực sự các nghĩa vụ đó.
5. Các thủ tục để
xét đơn của các quốc gia thành viên phải tính đến tư cách Nhà nước của họ.
6. Các tiêu chuẩn
tư cách đòi hỏi bất kỳ người yêu cầu nào, không ngoại lệ, cũng phải cam đoan
trong đơn yêu cầu của mình:
a) Chấp nhận coi
như có tính chất bắt buộc và tôn trọng các nghĩa vụ của mình theo phần XI, các
quy tắc quy định, thủ tục của Cơ quan quyền lực, các quyết định của các cơ quan
của Cơ quan quyền lực và các điều khoản của các hợp đồng đã được ký kết với Cơ
quan quyền lực;
b) Chấp nhận để
Cơ quan quyền lực thực hiện việc kiểm soát như Công ước đã cho phép đối với các
hoạt động tiến hành trong Vùng;
c) Cung cấp cho
Cơ quan quyền lực bản cam đoan sẽ hoàn thành một cách trung thực những nghĩa vụ
của mình theo hợp đồng;
d) Tông trọng các
điều quy định liên quan đến việc chuyển giao các kỹ thuật đã nêu trong Điều 5
của phụ lục này.
ĐIỀU 5. Chuyển
giao các kỹ thuật
1. Khi đệ trình
một kế hoạch làm việc, mọi người yêu cầu đều phải cung cấp cho Cơ quan quyền
lực một bản mô tả chung về trang bị các phương pháp sẽ được sử dụng đối với các
hoạt động tiến hành trong Vùng, các thông tin tương ứng khác không phải là sở
hữu công nghiệp và có liên quan đến các đặc tính của các kỹ thuật được dự tính,
cũng như các thông tin chỉ rõ nơi có các kỹ thuật này.
2. Mọi người khai
thác đều thông báo cho Cơ quan quyền lực các điều thay đổi đối với bản mô tả
các dữ kiện và các thông tin đã đưa đến cho Cơ quan quyền lực sư dụng theo
khoản 1, mỗi khi có sự sửa đổi hay đổi mới về kỹ thuật quan trọng.
3. Mọi hợp đồng
về các hoạt động trong vùng đều phải có các điều khoản; trong đó, người ký hợp
đồng cam đoan:
a) Theo yêu cầu
của Cơ quan quyền lực, theo các thể thức và điều kiện thương mại công bằng, hợp
lý, để cho xí nghiệp sử dụng các kỹ thuật mà mình dùng để tiến hành các hoạt
động trong vùng theo hợp đồng và mình có quyền chuyển giao. Việc chuyển giao
này được tiến hành qua các thỏa thuận về giấy phép hay các dàn xếp thích hợp
khác, mà người khai thác thương lượng với xí nghiệp và đã được ghi lại trong
một bản thỏa thuận đặc biệt bổ sung cho hợp đồng. Sự cam kết này chỉ có thể
được đề cập, nếu xí nghiệp xét thấy rằng, mình không có khả năng có được trên
thị trường tự do chính những kỹ thuật này hoặc những kỹ thuật cũng có hiệu quả
và thích hợp như thế, theo các thể thức và điều kiện thương mại công bằng, hợp
lý;
b) Nhận được bản
cam kết của người sở hữu mọi kỹ thuật dùng để tiến hành các hoạt đọng trong
Vùng theo hợp đồng và không được nêu ở điểm a, và nói chung cũng không có sẵn
trên thị trường tự do; bản cam kết đó nói rằng theo yêu cầu của Cơ quan quyền
lực, người đó sẽ cho phép Xí nghiệp, qua các thỏa thuận về giấy phép hay các dàn
xếp thích hợp khác, sử dụng các kỹ thuật này trong cùng một mức độ của người ký
hợp đồng, theo các thể thức và điều kiện thương mại công bằng, hợp lý. Nếu
không có cam kết này, thì người khai thác không thể được sử dụng các kỹ thuật
nói trên để tiến hành các hoạt động trong Vùng.
c) Theo yêu cầu
của Xí nghiệp và nếu có thể tiến hành mà không làm cho người ký kết hợp đồng
phải chịu những chi phí quan trọng thì bằng một hợp đồng có tính chất bắt buộc
phải chấp hành, đạt được quyền chuyển giao cho Xí nghiệp mọi kỹ thuật dùng để
tiến hành các hoạt động trong Vùng theo danh nghĩa của hợp đồng, mà người đó
chưa có quyền chuyển giao và nói chung không sẵn có trên thị trường tự do. Nếu
có mối liên hệ thực chất trong khuôn khổ của một công ty, giữa người khai thác
và người sở hữu kỹ thuật, thì tính chất chặt chẽ của mối liên hện này và mức độ
kiểm soát hay ảnh hưởng được lưu ý đến khi cần xác định xem họ đã cố gắng hết
sức để có được quyền đó không. Nếu người ký hợp đồng có sự kiểm soát thực sự
đối với người sở hữu và không giành được từ người sở hữu quyền đó, thì điều đó
sẽ được tính đến trong việc xác định tư cách của người ký hợp đồng, khi họ đưa
một đơn mới xin chuẩn y một kế hoạch làm việc.
d) Nếu Xí nghiệp
yêu cầu, thì tạo điều kiện dẽ dàng để Xí nghiệp có được mọi kỹ thuật nói ở điểm
b, qua các thỏa thuận về giấy phép hoặc các dàn xếp thích hợp khác, theo các
thể thức và điều kiện thương mại công bằng và hợp lý, trong trường hợp mà Xí
nghiệp quyết định sẽ thương lượng trực tiếp với người sỡ hữu kỹ thuật nói trên:
e) Áp dụng cũng
các quy định như các quy định đã ghi ở điểm a, b, c và d đối với một quốc gia
hay một nhóm quốc gia đang phát triển đang xin ký kết một hợp đồng theo Điều 9
của phụ lục này, với điều kiện là: các điều quy định này giới hạn ở việc khai thác
phần của khu vực mà người ký kết hợp đồng đề nghị đã được dành riêng theo Điều
8 của phụ lục này; các hoạt động được trù định trong hợp đồng mà quốc gia hay
nhóm quốc gia đang phát triển đang ký kết không dẫn đến việc chuyên giao kỹ
thuật vì lợi ích của một quốc gia thứ ba hay của các công dân của một quốc gia
thứ ba. Nghĩa vị do điều quy định này trù định chỉ áp dụng đối với các người ký
hợp đồng có những kỹ thuật không phải là đối tượng của một yêu cầu chuyển gia
cho Xí nghiệp.
4. Các tranh chấp
liên quan đến các cam kết đòi hỏi ở khoản 3, cũng như những tranh chấp liên
quan đến các điều khoản khác của hợp đồng, thuộc phạm vi của giải quyết tranh
chấp có tính chất bắt buộc được trừ định trong Phần XI, và việc không tôn trọng
các cam kết này có thể bị phạt tiền và bị đình chỉ hay hủy bỏ hợp đồng, theo
đúng Điều 18 của Phụ lục này. Các tranh chấp về vấn đề xét xem các đề nghị của
người ký kết hợp đồng có bao hàm các thể thức và điều kiện thương mại công bằng
và hợp lý không, có thể được một trong các bên nào đó đưa ra giải quyết theo
thủ tục trọng tài thương mại có tính chất bắt buộc được trù định trong bản Quy
tắc trọng tài của CNUDCI hay theo bất kỳ thủ tục trọng tài nào khác được quy
định trong quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan quyền lực. Nếu trọng tài đi
đến kết luận phủ đình về vấn đề đó, thì người ký kết hợp đồng có được 45 ngày
để sửa đổi đề nghị của mình nhằm làm cho nó bao gồm các thể thức và điều kiện
thương mại công bằng theo Điều 18 của Phụ lục này.
5. Nếu Xí nghiệp
không có khả năng có được các kỹ thuật thích hợp theo các thể thức và điều kiện
thương mại công bằng, hợp lý để Xí nghiệp thực hiện đúng lúc việc khai thác và
chế biến các khoáng sản của Vùng, thì Hội đồng và Đại hội đồng có thể triệu tập
một nhóm các quốc gia thành viên, bao gồm các quốc gia tiến hành các hoạt động
như vậy trong Vùng và các quốc gia khác nắm được những kỹ thuật này. Sau khi đã
thảo luận, nhóm này thi hành các biện pháp có hiệu quả cao sao cho Xí nghiệp
được sử dụng các kỹ thuật này theo các thể thức và điều kiện thương mại công
bằng hợp lý. Mỗi quốc gia thành viên trên sẽ thi hành tất cả mọi biện pháp thực
tế thực hiện mục đích đó, trong khuôn khổ chế độ pháp luật của mình.
6. Trong trường
hợp các công ty liên doanh với Xí nghiệp, việc chuyển giao các kỹ thuật được
tiến hành theo đúng vơi thỏa thuận về các công ty liên doanh đó.
7. Các cam kết
đòi hỏi ở khoản 3 được ghi vào mỗi hợp đồng về các hoạt động trong Vùng đến hết
một thời hạn 10 năm, sau khi Xí nghiệp bắt đầu việc sản xuất hàng hóa và có thể
được viện dẫn trong thời hạn này.
8. Trong điều
này, thuật ngữ “kỹ thuật” dùng để chit thiết bị chuyên dụng và bí quyết kỹ
thuật, kể cả các bản mô tả, sổ tay, tài liệu hướng dẫn, việc đào tạo, các hướng
dẫn về kỹ thuật và việc giúp đỡ kỹ thuật cần thiết để lắp đặt, bảo dưỡng và vận
hành một hệ thống có thể đứng vững được, cũng như, quyền sử dụng các yếu tố nói
trên vào mục đích này trên cơ sở không có tính chất đặc quyền.
ĐIỀU 6. Việc
chuẩn y các kế hoạch làm việc
1. Sáu tháng sau
khi Công ước có hiệu lực, Cơ quan quyền lực sẽ tiến hành xem xét các kế hoạch
làm việc đã được đề nghị, sau đó cứ bốn tháng lại xét một lần.
2. Khi xem xét
một đơn xin chuẩn y một kế hoạch làm việc dưới hình thức một hợp đồng, trước
hết, Cơ quan quyền lực phải xác định:
a) Xem người yêu
cầu có tuân theo các thủ tục đệ đơn yêu cầu nói trong Điều 4 của Phụ lục này
không, xem người yêu cầu có cam kết và có những đảm bảo đối với Cơ quan quyền
lực theo đòi hỏi của điều này không. Nếu các thủ tục này không được tuân thủ,
hoặc thiếu một trong những cam kết và đảm bảo nào đó nêu trên, Cơ quan quyền
lực cho người yêu cầu một thời hạn là 45 ngày để sửa chữa các thiếu sót đó;
b) Xem người yêu
cầu có đủ tư cách theo tinh thần của Điều 4 của phụ lục này không.
3. Tất cả các kế
hoạch làm việc đã đề nghị đều được xem xét theo thứ tự tiếp nhận. Các kế hoạch
làm việc đã đề nghị phải phù hợp và tôn trọng các điều quy định tương ứng của
Công ước cũng như các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan quyền lực, kể cả
các điều kiện liên quan đến các nghiệp vụ, những đóng góp tài chính và những
cam kết về việc chuyển giao kỹ thuật. Cơ quan quyền lực chuẩn y những kế hoạch
làm việc được đề nghị phù hợp với các điều quy định này, với điều kiện là chúng
cũng phù hợp với những điều kiện như nhau và không phân biệt đối xử nói trong
các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan quyền lực, trừ khi:
a) Một phần hay
toàn bộ vùng mà kế hoạch làm việc được đề nghị nhắm vào nằm trong một kế hoạch
làm việc đã được chuẩn y hay trong một kế hoạch làm việc đã được đề nghị trước
mà Cơ quan quyền lực còn chưa có quyết định cuối cùng;
b) Việc khai thác
một phần hay toàn bộ Vùng mà kế hoạch làm việc được đề nghị nhắm vào đã bị Cơ
quan quyền lực bác bỏ theo Điều 162, khoản 2, điểm x; hay
i. Quốc gia đã
được chuẩn y các kế hoạch làm việc liên quan đến việc thăm dò và khai thác các
vỉa quặng khối đa kim trong những khu vực không được dành riêng; khi diện tích
của chúng, cộng thêm với diện tích của phần này hay phần khác của Vùng mà kế
hoạch làm việc được đề nghị nhắm vào, sẽ vượt quá 30% diện tích của một vùng
hình tròn có diện tích 400.000 km2 được xác định từ tâm của phần này hay một
phần khác của vùng nói trong kế hoạch làm việc được đề nghị;
ii. Quốc gia đã
được chuẩn y các kế hoạch làm việc liên quan đến việc thăm dò và khai thác các
vỉa quặng khối đa kim trong các khu vực không được dành riêng có diện tích toàn
bộ bằng 2% tổng diện tích của Vùng chưa được dành riêng và việc khai thác chưa
bị loại trừ theo Điều 162, khoản 2, điểm x.
4. Để áp dụng quy
tắc đã nêu ở khoản 3, điểm c, một kế hoạch làm việc do một công ty hay một công
– xoóc – om đề nghị phải được khấu theo tỷ lệ vào các quốc gia thành viên bảo
trợ cho công ty hay công – xoóc – om theo đúng Điều 4 khoản 3 của phụ lục này.
Cơ quan quyền lực có thể chuẩn y các kế hoạch làm việc do khoản 3, điểm c điều
chỉnh, nếu Cơ quan quyền lực xác minh được rằng, việc chuẩn y này không cho
phép một quốc gia thành viên hay các thực thẻ hoặc quyền về các hoạt động trong
Vùng hay cản trở các quốc gia thành viên khác tiến hành các hoạt động trong
Vùng.
5. Mặc dù đã có
khoản 3, điểm a, sau khi kết thúc giai đoạn quá độ nói ở điều 151, khoản 3, Cơ
quan quyền lực có thể dựa vào các quy tắc, quy định và thủ tục để thông qua các
thủ tục và tiêu chuẩn khác phù hợp với Công ước, để xác định trong số các người
đệ trình các kế hoạch làm việc đối với một vùng nào đó, kế hoạch của ai sẽ được
chuẩn y trong trường hợp cần có sự lựa chọn. Các thủ tục và tiêu chuẩn này phải
đảm bảo cho việc chuẩn y các kế hoạch làm việc trên một cơ sở công bằng và
không phân biệt đối xử.
ĐIỀU 7. Sự lựa
chọn giữa những người xin cấp giấy phép sản xuất
1. Sáu tháng sau
khi Công ước có hiệu lực, sau đó cứ 4 tháng một, Cơ quan quyền lực xem xét các
đơn xin cấp giấy phép sản xuất đã gửi tới trong thời kỳ trước đó. Nếu tất cả
các đơn yêu cầu này có thể được chuẩn y mà không làm cho các giới hạn sản lượng
bị vượt quá và không làm cho Cơ quan quyền lực vi phạm những nghĩa vụ mà mình
phải bảo đảm theo một hiệp định, hay một thỏa thuận về sản phẩm mà Cơ quan
quyền lực là thành viên, như đã trù định ở Điều 151, thì Cơ quan quyền lực cấp
các giấy phép đã được yêu cầu.
2. Khi một sự lựa
chọn cần phải được tiến hành giữa những người xin cấp giấy phép sản xuất do vấn
đề giới hạn sản lượng đươc trù định ở Điều 151, các khoản từ 2 đến 7, hoặc do
các nghĩa vụ thuộc bổn phận của Cơ quan quyền lực theo một hiệp định hay một
thỏa thuận về sản phẩm, trong đó Cơ quan quyền lực là thành viên như đã được
trù định ở Điều 151, khoản 1, thì Cơ quan quyền lực tiến hành việc lựa chọn này
dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn khách quan và không phân biệt đối xử đã được ấn
định trong các quy tắc quy định và thủ tục của mình.
3. Trong việc áp
dụng khoản 2, Cơ quan quyền lực dành ưu tiên cho những người yêu cầu:
a) Đưa ra những
bảo đảm tốt nhất về hiệu quả theo khả năng tài chính kỹ thuật của họ, và theo
cách thức mà họ thực hiện các kế hoạch làm việc đã được chuẩn y trước, nếu như
có các kế hoạch đó;
b) Cho cơ quan
quyền lực thấy triển vọng có các khoản thu tài chính nhanh hơn, tính theo thời
hạn trù định để bắt đầu việc sản xuất hàng hóa;
c) Đã đầu tư
nhiều nhất về vốn liếng và công sức trong việc kháp sát và thăm dò.
4. Những người
yêu cầu nào không được lựa chọn trong một thời kỳ nào đó; thì được ưu tiên
trong thời kỳ sau cho đến lúc được cấp một giấy phép sản xuất.
5. Việc lựa chọn
được tiến hành có tính đến sự cần thiết phải tạo cho tất cả các quốc gia thành
viên có được khả năng để tham gia tốt nhất vào các hoạt động trong Vùng và sự
cần thiết tránh độc quyền hóa các hoạt động này không phụ thuộc vào chế độ kinh
tế và xã hội của các quốc gia đó hay vị trí địa lý của họ nhằm đảm bảo không có
sự phân biệt đối xử với bất cứ quốc gia hay chế độ nào.
6. Mỗi khi trong
hiện tình khai thác, có khu vực được dành riêng hơn khu vực không dành riêng,
thì các đơn xin phép liên quan đến các khu vực dành riêng được ưu tiên.
7. Cơ quan quyền
lực ra các quyết định nói ở điều này càng sớm, càng tốt, sau khi kết thúc mỗi
thời kỳ.
ĐIỀU 8. Việc
dành riêng các khu vực
Mỗi đơn yêu cầu,
không phải là các đơn yêu cầu của các Xí nghiệp hay của cả các thực thể hay cá
nhân khác và về các khu vực dành riêng, cần phải bao gồm một khu vực, không
nhất thiết phải liền một mạch, có tổng diện tích và một giá trị thương mại ước
tính đủ để cho phép tiến hành hai hoạt động khai thác mỏ. Người yêu cầu chỉ rõ
các tọa độ cho phép chia khu vực làm hai phần có giá trị thương mại ước tính
bằng nhau và thông báo tất cả các số liệu mà mình thu được đối với hai phần của
khu vực. Không phương hại đến các quyền hạn của Cơ quan quyền lực có liên quan
đến các khối đa kim và các kim loại trong khối đó. Trong vòng 45 ngày tiếp sau
khi nhận được các số liệu này, Cơ quan quyền lực sẽ tiến hành thông qua Xí
nghiệp hay hợp tác với các quốc gai đang phát triển. Sự chỉ định này có thể kéo
dài thêm 45 ngày nữa, nếu Cơ quan quyền lực trao cho một chuyên gia độc lập xác
định xem tất cả các số liệu mà điều này đòi hỏi có được thông báo cho Cơ quan
quyền lực không. Khu vực được chỉ định trở thành một khu vực được dành riêng
ngay khi kế hoạch làm việc liên quan đến khu vực không được dành riêng được
chuẩn y và hợp đồng được ký kết.
ĐIỀU 9. Các
hoạt động được tiến hành trong khu vực được dành riêng
1. Xí nghiệp được
quyền quyết định có tự mình tiến hành các hoạt động trong mỗi khu vực dành
riêng hay không. Quyết định này có thể được đưa ra bất kỳ thời điểm nào, trừ
khi Cơ quan quyền lực nhận được một thông báo theo đúng khoản 4, trong trường
hợp này, xí nghiệp phải ra quyết định trong một thời hạn hợp lý. Xí nghiệp có
thể quyết định tiến hành khai thác các khu vực này , với danh nghĩa của các xí
nghiệp liên doanh với quốc gia hoặc thực thể hay cá nhân hữu quan.
2. Xí nghiệp có
thể ký kết các hợp đồng để thi hành một phần các hoạt động của mình theo đúng
Điều 12 của Phụ lục IV. Để tiến hành các hoạt động này, xí nghiệp cũng có thể
hợp tác trong các xí nghiệp liên doanh với bất kỳ thực thể hay cá nhân nào có
tư cách tiến hành các hoạt động trong Vùng theo Điều 153, khoản 2, điểm b. Khi
dự tính đến các xí nghiệp liên doanh thuộc loại này, xí nghiệp tạo cho các quốc
gia thành viên là những quốc gia đang phát triển, cũng như các công dân của các
quốc gia này có được khả năng tham gia thực sự.
3. Trong các quy
tắc, quy định và thủ tục của mình, cơ quan quyền lực có thể quy định các điều
kiện về nội dung và về thủ tục điều chỉnh các hợp đồng và xí nghiệp liên doanh
kể trên.
4. Bất kỳ quốc
gia thành viên nào là quốc gia đang phát triển, hoặc bất kỳ tự nhiên nhân hay
pháp nhân nào do quôc gia này bảo trợ và do quốc gia này hay một quốc gia đang
phát triển khác kiểm soát thật sự, là một người yêu cầu có tư cách, hoặc mọi
nhóm của các loại nói trên, đều có thể thông báo cho cơ quan quyền lực ý muốn
của mình đưa ra một kế hoạch làm việc đối với khu vực được dành riêng theo Điều
6 của Phụ lục này. Kế hoạch làm việc được xem xét, nếu xí nghiệp quyết định
theo khoản 1, không tiến hành hoạt động trong khu vực này.
ĐIỀU 10. Ưu
đãi và ưu tiên dành cho một số yêu cầu
Khi mà theo điều
3, khoản 4, điểm c của phụ lục này, một kế hoạch làm việc đã được chuẩn y chỉ
để thăm dò, thì người đưa ra kế hoạch đó sẽ được ưu tiên ưu đãi hơn so nới các
người yêu cầu khác, nếu người yêu cầu ấy đưa ra một kế hoạch làm việc về vấn đề
khai thác cùng khu vực đó đối với cùng những tài nguyên ấy. Tuy nhiên, quyền ưu
tiên, ưu đãi thuộc loại này có thể bị rút trong trường hợp mà người khai thác
nói trên, đã không thực hiện tốt kế hoạch làm việc.
ĐIỀU 11. Các
thỏa thuận liên doanh
1. Các hợp đồng
có thể trù định các thảo thuận liên doanh giữa người ký kết và cơ quan quyền
lực, hoạt động thông qua xí nghiệp, dưới hình thức xí nghiệp liên doanh hay
chia sản lượng, cũng như mọi hình thức thỏa thuận liên doanh khác: các thỏa
thuận này cũng được hưởng sự bảo hộ về vấn đề sửa đổi, đình chỉ hay hủy bỏ như
các hợp đồng ký kết với cơ quan quyền lực.
2. Những người ký
kết hợp đồng đã ký với xí nghiệp các thỏa thuận liên doanh như vậy, có thể được
hưởng những kích thích về tài chính được trù định trong Điều 13 của phụ lục
này.
3. Các bên cùng
hợp tác với xí nghiệp trong một xí nghiệp liên doanh phải đóng góp như đã quy
định ở Điều 13 của phụ lục này theo prorata ( tỷ lệ) tham gia của họ vào xí
nghiệp liên doanh, có tính đến các kích thích về tài chính được trù định trong
điều này.
ĐIỀU 12. Các
hoạt động do xí nghiệp tiến hành
1. Các hoạt động
do Xí nghiệp tiến hành trong vùng theo Điều 153, khoản 2, điểm a do Phần XI,
các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan quyền lực điều chỉnh.
2. Mọi kế hoạch
làm việc do xí nghiệp đề nghị cần phải có các tài liệu chứng minh khả năng tài
chính và kỷ luật của kế hoạch đó.
ĐIỀU 13. Các
điều khoản tài chính của các hợp đồng
1. Khi thông qua
các quy tắc, quy định và thủ tục liên quan đến các điều khoản tài chính của các
hợp đồng giữa cơ quan quyền lực và các thực thể hay cá nhân đã nêu ở Điều 153,
khoản 2, điểm b và khi thương lượng các điều khoản tài chính của một hợp đồng
như thế theo đúng Phần XI và các quy tắc, quy định và thủ tục đó, cơ quan quyền
lực nhằm các mục tiêu sau đây:
a) Bảo đảm mức
thu nhập tối đa tự việc sản xuất hàng hóa;
b) Bảo đảm sao
cho các khoản vốn đầu tư và các kỹ thuật thích hợp được dành cho việc thăm dò
và khai thác các tài nguyên của vùng;
c) Bảo đảm sao
cho các người ký kết được đối xử bình đẳng về mặt tài chính và có những nghĩa
vụ tài chính tương đương;
d) Cung cấp các
kích thích trên cơ sở đồng đều và không phân biệt đối xử để khuyến khích các
người ký kết hợp đồng ký các thỏa thuận liên doanh với xí nghiệp và các quốc
gia đang phát triển hay các công dân của quốc gia này, động viên việc chuyển
giao các kỹ thuật cho xí nghiệp, cho các quốc gia đang phát triển hay cho các
công dân của quốc gia này và đào tạo nhân viên của cơ quan quyền lực và của các
quốc gia đang phát triển;
e) Cho phép xí
nghiệp tiến hành khai thác các tài nguyên đồng thời với các thực thể hay cá
nhân nói ở điều 153, khoản 2, điểm b;
f) Tránh tình
trạng do những kích thích tài chính dành cho những người ký kết hợp đồng theo
khoản 14 hay theo các điều khoản của hợp đồng đã được xét lại theo đúng Điều 19
của phụ lục này, hoặc còn theo Điều 11 của cùng phụ lục này liên quan đến các
xí nghiệp liên doanh mà các người ký kết hợp đồng được trợ cấp đến mức họ có
được lợi thế một cách giả tạo trong cuộc cạnh tranh với những người khai thác
các vỉa quặng ở đất liền.
2. Thu một khoản
lệ phí là 500.000 đô la Mỹ theo một đơn yêu cầu để đảm bảo các khoản chi hành
chính có liên quan đến việc nghiên cứu các đơn yêu cầu chấp thuân các kế hoạch
làm việc dưới hình thức hợp đồng. Số tiền của khoản lệ phí được hội đồng xét
lại từng thời kỳ, để bảo đảm được các khoản chi hành chính cần thiết. Nếu các
khoản chi của cơ quan quyền lực để nghiên cứu một đơn yêu cầu thấp hơn số tiền
đã ấn định, thì cơ quan quyền lực hoàn lại khoản chênh lệch cho người yêu cầu.
3. Bên ký kết hợp
đồng nộp một khoản thuế hằng năm cố định làm 1.000.000 đô la Mỹ kể từ ngày hợp
đồng có hiệu lực. Nếu thời gian đã được chuẩn y để bắt đầu việc sản xuất hàng
hóa bị lùi lại do co sự chậm trễ trong việc cấp phát giấy phép sản xuất theo
đúng Điều 151, thì bên ký kết được miễn một phần khoản thuế hằng năm cố định
tương đương với thời hạn kéo dài. Ngay khi bắt đầu sản xuất hàng hóa, người ký
kết hợp đồng phải nộp hoặc khoản tiền thuế đánh trên sản lượng hoặc khoản thuế
hàng năm cố định, nếu khoản thuế này cao hơn.
4. Trong thời hạn
một năm kể từ khi bắt đầu việc sản xuất hàng hóa, theo đúng khoản 3, người ký
kết hợp đồng lựa chọn các hành thức sau đây để đóng góp tài chính cho cơ quan
quyền lực:
a) Hoặc chỉ nộp
một khoản tiền thuế đánh trên sản lượng;
b) Hoặc chỉ nộp
một khoản tiền thuế đánh trên sản lượng và nộp một phần các thu nhập thuần túy
của mình.
5. a) Nếu bên ký
kết lựa chọn viêc đóng góp tài chính của mình cho cơ quan quyền lực bằng cách
chỉ nộp một khoản tiền thuế đánh trên sản lượng, thì số tiền thuế này được tính
bằng một tỉ lệ phần trăn giá trị hành hóa của các kim loại tinh chế từ các khối
đa kim được khai thác trong khu vực nói trong hợp đồng, tỷ lệ phần trăm được
quy định như sau:
i. 5% từ năm sản
xuất hàng hóa thứ nhất đến năm thứ mười;
ii. 12% từ năm
sản xuất thứ mười một đến khi kết thúc thời kỳ sản xuất hàng hóa.
b) Giá trị hàng
hóa của các kim loại tinh chế được tính toán bằng cách nhân số lượng kim loại
tinh chế từ các khối đa kim được khai thác trong khu vực nói trong hợp đồng với
giá trung bình của các kim loại này trong tài khóa được xem xét, được xác định
theo đúng các khoản 7 và 8.
6. Nếu bên ký kết
chọn việc đóng góp tài chính cho cơ quan quyền lực bằng cách nộp một khoản tiền
thuế đánh trên sản lượng và nộp một phần thu nhập thuần túy của mình, thì tổng
số tiền của những khoản đóng góp này được xác định như sau:
i. 2% cho thời kỳ
sản xuất hàng hóa đầu tiên. ii. 4% cho thời kỳ sản xuất hàng hóa thứ hai.
Trong thời kỳ sản
xuất hàng hóa thứ hai, như đã xác định ở điểm d, nếu hiệu suất đầu tư trong một
tài khóa nào đó, theo định nghĩa ghi ở điểm m, dưới 15%, do phải nộp khoản tiền
thuế đánh trên sản lượng với tỷ lệ 4%, thì tỷ lệ tiền thuế đánh trên sản lượng
được ấn định là 2% trong tài khóa này;
b) Giá trị hàng
hóa của các kim loại tinh chế được tính toán bằng cách nhân số lượng kim loại
tinh chế từ các khối đa kim được khai thác trong khu vực nói trong hợp đồng với
giá trung bình của các kim loại này, được xác định trong tài khóa được xem xét,
theo đúng các khoản 7 và 8;
c) i. Phần các
thu nhập thuộc về cơ quan quyền lực được trích trong phần thu nhập thuần túy
của người ký kết hợp đồng có thể khấu trừ vào các hoạt động khai thác tài
nguyên của khu vực theo hợp đồng; sau đây gọi là thu nhập thuần túy có thể khấu
vào;
ii. Phần thu nhập
thuần túy có thể khấu vào thuộc về cơ quan quyền lực được xác định theo barem
lũy tiến sau:
Phần
thu nhập thuần túy có thể khấu vào
|
Phần
thu nhập thuần túy có thể khấu vào thuộc về Cơ quan quyền lực
|
|
Thời
kì sản xuất hàn hóa thứ nhât
|
Thời
kì sản xuất hàn hóa thứ hai
|
|
Phần trích trong trường hợp hiệu quả vốn
đầu tư cao hơn 0% nhưng dưới 10% |
35%
|
40%
|
Phần trích trong trường hợp hiệu quả vốn
đầu tư bằng hoặc cao hơn 10% nhưng dưới 20% |
42.5%
|
50%
|
Phần trích trong trường hợp hiệu quả vốn
đầu tư bằng hoặc cao hơn 20% |
50%
|
70%
|
d) i. Thời kì sản
xuất hàng hóa đầu tiên nói ở các điểm a và c bắt đầu vào tài khóa đầu tiên của
thời kì sản xuất hàng hóa và kết thúc vào tài khóa khi mà các chi phí phục vụ
khai thác (despeenses de mise en valeur) của người kí kết hợp đồng đã được điều
chỉnh, có tính đến khoản tiền lãi thuộc phần chưa khấu hao của các khoản chi
phí trước đây, được khấu hao hoàn toàn nhờ vào số dư thực tế như được nói rõ
sau đây: đối với tài khóa đầu tiên phát sinh ra các khoản chi phí phục vụ khai
thác, những khoản chi phí phục vụ khai thác không được khấu hao là những khoản
chi phí phục vụ khai thác đã khấu trừ đi số dư thực tế trong tài khóa được xem
xét. Đối với mỗi tài khóa tiếp sau, các khoản chi phí phục vụ khai thác không
được khấu hao, được tính bằng cách cộng thêm vào các khoản chi phí phục vụ khai
thác không được khấu hao cuối tài khóa trước, cùng với một tài khoản lãi hàng
năm là 10%, các khoản chi phí phục vụ khai thác trong tài khóa hiện hành và
bằng cách lấy tổng số tiền này trừ đi số dư thực tế của người kí kết hợp đồng
cho tài khóa đó. Tài khóa mà các chi phí phục vụ khai thác cộng thêm tiền lãi
thuộc phần không được khấu hao của các khoản chi phí này, được khấu hao hoàn
toàn là tài khóa đầu tiên mà các chi phí phục vụ khai thác bằng không; số dư
thực tế của người kí kết hợp đồng đối với mọi tài khóa là tổng thu nhập của họ
trừ đi các phí tổn về khai thác và các khoản phải nộp cho cơ quan quyền lực
theo đúng điểm c.
ii. Thời kì sản
xuất hàng hóa thứ hai bắt đầu vào tài khóa được tính từ khi kết thức thời kì
thứ nhất và kéo dài cho đến khi kết thúc hợp đồng;
e) Thuật ngữ “thu
nhập thuần túy có thể khấu vào” (recettes nettes imputables) nghĩa là các
thu nhập thuần túy của người kí kết hợp đồng nhân với tỉ số giữa các khoản chi
phí phục vụ khai thác gắn với việc khai thác khoáng sản và tổng số các chi phí
phục vụ khai thác của người kí kết hợp đồng. Khi mà các hoạt động của người kí
kết hợp đồng nhằm vào việc khai thác và vận chuyển các khối đa kim, cũng như
vào việc sản xuất hàng hóa, chủ yếu là ba kim loại tinh chất như coban, đồng,
kền, thì số tiền thu nhập thuần túy có thể khấu vào của người kí kết hợp đồng
không thể dưới 25% thu nhập thuần túy của người đó. Với điều kiện phải tuần thủ
các thể thức đã nêu ở điểm n, trong tất cả các trường hợp khác, kể cả trường
hợp mà các hoạt động của người kí kết hợp đồng nhằm vào việc khai thác, vận
chuyển các khối đa kim và vào việc sản xuất hàng hóa bốn kim loại tinh chế như
coban, đồng, mangan và kền, cơ quan quyền lực có thể định ra trong các quy tắc,
quy định và thủ tục của mình các tỉ lệ tối thiểu thích hợp bằng cách áp dụng
cũng các công thức tỉ lệ như khi ấn định tỉ lệ tối thiểu 25% được quy định trong
trường hợp của ba kim loại;
f) Thuật ngữ “các
thu nhập thuần túy của người kí kết hợp đồng” là tổng thu nhập của người kí
kết hợp đồng, đã trừ các phí tổn về khai thác và khoản dùng để khấu hao các chi
phí phục vụ khai thác của người đó theo các thể thức đã được trù định ở điểm j;
g) i. Nếu các
hoạt động của người kí kết hợp đồng nhằm vào việc khai thác, vận chuyển các
khối đa kim và sản xuất hàng hóa các kim loại tinh thể, thuật ngữ “tổng thu
nhập của người ký kết hợp đồng” là tổng số tiền thu nhập bán các kim loại
tinh chế và mọi khoản thu khác được coi như có thể tính một cách hợp lý vào các
nghiệp vụ đươc thực hiện theo hợp đồng, theo đúng các quy tắc, quy định và thử
tục tài chính của cơ quan quyền lực;
ii. Trong tất cả
các trường hợp, ngoài những trường hợp đã nói rõ ở điểm g,i và điểm n,iii,
thuật ngữ “tổng thu nhập của người kí kết hợp đồng” là tổng số tiền thu nhập
của việc bán các kim loại sơ chế từ khối đa kim khai thác trong khu vực nói
trong hợp đồng và tất cả các khoản thu khác được coi như có thể tính một cách
hợp lý vào các nghiệp vụ thực hiện theo hợp đồng, theo đúng các quy tắc, quy
định và thủ tục tài chính của cơ quan quyền lực;
h) Thuật ngữ “chi
phí phục vụ khai thác của người kí kết hợp đồng” nghĩa là:
i. Tất cả các
khoản chi trước khi bắt đầu việc sản xuất hàng hóa, trực tiếp gắn với sự phát
triển khả năng sản xuất của khu vực nói trong hợp đồng và với các hoạt động có
liên quan, dưới danh nghĩa các nghiệp vụ trù định trong hợp đồng trong mọi
trường hợp khác, ngoài những trường hợp được định rõ ở điểm n, theo đúng các
nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung, bao gồm cả những chi phí về thiết bị,
mua sắm công cụ, tàu thuyền, thiết bị chế biến, các chi phí liên quan đến các
công trình xây dựng, mua sắm nhà cửa, đất đai và tất cả các chi phí liên quan
đến việc xây dựng đường sá, thăm dò và khảo sát khu vực nói trong hợp đồng, đến
việc nghiên cứu – phát triển, đến tiền lãi, tiền thuê bất thường, các giấy
phép, các khoản tiền thuế; và
ii. Các chi phí
giống như chi phí đã nêu ở điểm n,i thực hiện sau khi bắt đầu việc sản xuất
hàng hóa để có thể thực hiện kế hoạch làm việc, không tính đến các khoản thuộc
về phí tổn khai thác;
i) Các khoản thu
từ việc chuyển nhượng các trang thiết bị và giá trị hàng hóa của các trang
thiết bị không còn cần thiết nữa đối với các nghiệp vụ được trù định trong hợp
đồng mà không đem bán, được trù khỏi các chi phí phục vụ khai thác của người kí
kết hợp đồng trong tài khóa được xem xét. Khi các khoản phải trừ này vượt quá
số tiền chi phí phục vụ khai thác, thì số dư được cộng thêm vào tổng thu nhập;
j) Các chi phí
phục vụ khai thác của người kí kết hợp đồng trước khi bắt đầu sản xuất hàng hóa
nói ở điểm h,i. và điểm n,i. hàng năm được khấu trừ làm mười đợt bằng nhau kể
từ ngày bắt đầu sản xuất hàng hóa. Các chi phí phục vụ khai thác của người kí
kết hợp đồng nói ở điểm h,ii và điểm n,iv sau khi bắt đầu sản xuất hàng hóa,
hàng năm được khấu trừ thành mười đợt bằng nhau hay bằng một số đợt bằng nhau
hàng năm ít hơn, sao cho các chi phí này hoàn toàn được khấu trừ khi hợp đồng
hết hạn;
k) Thuật ngữ “phí
tổn khai thác của người kí kết hợp đồng” nghĩa là tất cả các khoản chi phí
đã phát sinh sau khí bắt đầu việc sản xuất hàng hóa để khai thác khả năng sản
xuất theo khu vực theo hợp đồng và chi cho các hoạt động có liên quan theo danh
nghĩa các nghiệp vụ được trù định trong hợp đồng, theo đúng các nguyên tắc kế
toán được thừa nhận chung, nhất là kể cả khoản tiền thuế đánh trên sản lượng
hay khoản tiền thuế cố định hàng năm, nếu khoản tiền thuế này cao hơn, các chi
phí liên quan đến tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp liên quan, các
công cụ, dịch vụ, vận tải, chế biết và tiêu thụ, tiền lãi, công trình công
cộng, việc giữ gìn môi trường biển, đến chi phí quản lý chung và chi phí hành
chính trực tiếp gắn liền với các nghiệp vụ được trù định trong hợp đồng, cũng
như bất kì thiếu hụt nào trong việc khai thác được chuyển sổ theo một trong hai
hướng sau đây: Sự thiếu hụt trong việc khai thác có thể được chuyển sổ hai lần
liên tiếp, từ tài khóa này sang tài khóa khác, trừ hai năm cuối cùng của hợp
đồng, thì có thể được chuyển trở lại vào hai tài khóa trước đó;
l) Nếu người kí
kết hợp đồng bảo đảm chủ yếu việc khai thác, vận chuyển các khối đa kim và sản
xuất hàng hóa các kim loại đã tinh chế và sơ chế thì thuật ngữ “chi phí phục
vụ khai thác gắn với việc khai thác khoáng sản” nghĩa là phần chi phí phục
vụ khai thác của người kí kết hợp đồng trực tiếp gắn với việc khai thác các tài
nguyên của khu vực nói trong hợp đồng, theo đúng các nguyên tắc kế toán được
thừa nhận chung và các quy tắc quản lý tài chính, cũng như các quy tắc, quy
định và thủ tục tài chính của cơ quan quyền lực, kể cả số lệ phí phải nộp cho
việc nghiên cứu đơn xin ký hợp đồng, số tiền thuế cố định hàng năm và, nếu có,
cả các chi phí đã phát sinh về khảo sát và thăm dò khu vực nói trong hợp đồng,
và một phần của các chi phí nghiên cứu – phát triển;
m) Thuật ngữ “hiệu
suất vốn đầu tư” đối với một tài khóa nào đó, là tỉ số giữa thu nhập thuần
túy có thể khấu vào của tài khóa này và các chi phí phục vụ khai thác gắn liền với
việc khai thác khoáng sản. Trong việc tính toán tỉ số này, các chi phí phục vụ
khai thác gắn liền với việc khai thác khoáng sản là các chi phí được dùng để
mua sắm công cụ mới hay để thay thế công cụ được sử dụng vào các hoạt động khai
thác khoáng sản, đã trừ đi giá ban đầu của công cụ được thay thế;
n) Nếu người kí
kết hợp đồng chỉ khai thác khoáng sản thì:
i. Thuật ngữ “thu
nhập thuần túy có thể khấu vào” có nghĩa là tổng thu nhập thuần túy của người
kí kết hợp đồng;
ii. Thuật ngữ
“thu nhập thuần túy của người kí kết hợp đồng” có nghĩa như đã được ghi trong
điểm f;
iii. Thuật ngữ
“tổng thu nhập của người kí kết hợp đồng” có nghĩa là toàn bộ thu nhập bán các
khối đa kim và tất cả các khoản thu khác được coi như có thể tính một cách hợp
lý vào các nghiệp vụ được thực hiện theo danh nghĩa của hợp đồng, theo đúng các
quy tắc, quy định và thủ tục tài chính của cơ quan quyền lực;
iv. Thuật ngữ
“chi phí phục vụ khai thác của người kí kết hợp đồng” có nghĩa là tất cả các
chi phí đã phát sinh trước khi bắt đầu việc sản xuất hàng hóa như đã được chỉ
rõ tại điểm h,i. và tất cả các chi phí đã phát sinh sau khi bắt đầu sản xuất
hàng hóa như đã được chỉ rõ ở điểm h,ii.; những chi phí này trực tiếp gắn với
việc khai thác các tài nguyên của khu vực nói trong hợp đồng được tính toán
theo đúng các quy tắc kế toán được chấp nhận chung;
v. Thuật ngữ “phí
tổn khai thác của người kí kết hợp đồng” có nghĩa là những tổn phí khai thác
của người kí kết hợp đồng đã được nêu ở điểm k, trực tiếp gắn liền với việc
khai thác các tài nguyên của khu vực nói trong hợp đồng được tính toán theo
đúng các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung;
vi. Thuật ngữ
“hiệu suất vốn đầu tư” của một tài khóa nào đó là tỷ số giữa những khoản thu
nhập thuần túy tài khóa này và những chi phí phục vụ khai thác của người kí kết
hợp đồng. Trong việc tính tỉ số này, các chi phí phục vụ khai thác là các chi
phí đã phát sinh về mua sắm công vụ mới hay về thay thế công cụ, đã trừ đi giá
ban đầu của công cụ được thay thế;
o) Việc hoàn
thành các chi phí liên quan đến việc chi trả lãi của người kí kết hợp đồng đã
nói ở các điểm h, k, l và n được phép thực hiện trong phạm vi mà ở mọi trường
hợp, Cơ quan quyền lực, theo đúng Điều 4, khoản 1 của Phụ lục này, thừa nhận
rằng tỉ số giữa vốn công ty và nợ cũng như các lãi suất là hợp lý, có tính đến
các thủ tục thương mại hiện hành;
p) Các chi phí đã
nói trong đoạn này không bao gồm các món tiền đã trả dưới danh nghĩa thuế đánh
vào các công ty hay các lệ phí tương tự, do các quốc gia thu vào các nghiệp vụ
của người kí hợp đồng.
7. a) Thuật ngữ
“kim loại tinh chế” đã được dùng ở khoản 5 và khoản 6 có nghĩa là những kim
loại ở dưới dạng thông dụng nhất thường được trao đổi trên thị trường quốc tế
cuối cùng. Để thực hiện điểm này, cơ quan quyền lực phải chỉ rõ trong các quy
tắc, quy định và thủ tục tài chính các thị trường quốc tế cuối cùng thích hợp.
Đối với các kim loại không được trao đổi trên các thị trường quốc tế này, thì
thuật ngữ “kim loại tinh chế” có nghĩa là những kim loại dưới dạng thông dụng
nhất thường được trao đổi trong khuôn khổ các giao dịch thông thường phù hợp
với các nguyên tắc kinh doanh độc lập.
b) Nếu Cơ quan
quyền lực không thể xác định bằng một cách nào khác số lượng kim loại tinh chế
được sản xuất ra từ những khối đa kim khai thác trong khu vực theo hợp đồng nói
ở khoản 5, điểm b và ở khoản 6, điểm b thì số lượng này được xác định theo hàm
lượng kim loại của các khối đó theo tỉ suất thu hồi sau khi đã tinh chế và các
yếu tố thích hợp khác, theo đúng các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan
quyền lực và các nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung.
8. Nếu một thị
trường quốc tế cuối cùng đưa ra một cơ chế thích đáng để định giá các kim loại
đã được tinh chế, các khối đa kim và các kim loại sơ chế từ các khối quặng, thì
Cơ quan quyền lực sử dụng giá trung bình ở trên thị trường này. Trong tất cả
các trường hợp khác, Cơ quan quyền lực, sau khi tham khảo ý kiến của người kí
kết hợp đồng, định ra một giá công bằng cho những sản phẩm này theo đúng khoản
9.
9. a) Tất cả mọi
phí tổn, mọi khoản chi, khoản thu, cũng như mọi giá cả và giá trị nói ở điều
này được tính theo các giao dịch phù hợp với những nguyên tắc ở thị trường tự
do hoặc kinh doanh độc lập. Nếu không như vậy, thì Cơ quan quyền lực sẽ xác
định, sau khi đã tham khảo ý kiến của người kí kết hợp đồng, coi như trong các
giao dịch phù hợp với các nguyên tắc của thị trường tự do hoặc kinh doanh, có
tính đến các giao dịch tương ứng ở trên các thị trường khác;
b) Để bảo đảm
việc áp dụng và tôn trọng khoản này, Cơ quan quyền lực dựa theo các nguyên tắc
đã được thông quan và dựa vào việc giải thích đối với các giao dịch phù hợp với
nguyên tắc kinh doanh độc lập của Ủy bản thuộc Liên hợp quốc về các xí nghiệp
xuyên quốc gia (tranonationales) của nhóm chuyên gia về các Công ước thuế khóa
giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển và của các tổ chức quốc tế
khác, và Cơ quan quyền lực quy định trong các quy tắc, quy định và các thủ tục
khác các quy tắc và thủ tục kế toán thống nhất, có thể chấp nhận được trong
phạm vi quốc tế, cũng như các phương pháp mà người kí kết hợp đồng sẽ phải áp
dụng để lựa chọn các chuyên gia kế toán độc lập đẻ có thể được Cơ quan quyền
lực chấp nhân, để kiểm tra các tài khoản theo đúng các nguyên tắc, quy định và
thủ tục này.
10. Người kí kết
hợp đồng cung cấp cho các chuyên gia kế toán theo đúng các nguyên tắc, quy định
và thủ tục tài chính của Cơ quan quyền lực, những số liệu tài chính cần thiết
cho phép xác minh rằng điều này đã được tôn trọng.
11. Tất cả mọi
phí tổn, mọi khoản chi, khoản thu cũng như mọi giá cả và giá trị đã được nêu ở
điều này, được xác định theo đúng các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung,
các quy tắc, quy định, thủ tục tài chính của Cơ quan quyền lực.
12. Những số tiền
phải nộp cho Cơ quan quyền lực theo các khoản 5 và 6 phải được thanh toán bằng
đồng tiền có thể sử dụng tự do hay bằng các đồng tiền được chuyển đổi tự do và
đang được sử dụng trên những thị trường hối đoái chính hay, theo sự lựa chọn
của người kí kết hợp đồng, dưới hình thức tương đương bằng kim loại đã tinh
chế, được tính trên cơ sở của giá trị hàng hóa.
Giá trị hàng hóa
được xác định theo đúng khoản 5, điểm b, những đồng tiến có thể sử dụng tự do
và những đồng tiền mà người ta có thể chuyển đổi tự do và đang sử dụng trên các
thị trường hối đoái chính được xác định trong các quy tắc, quy định, thủ tục
của Cơ quan quyền lực theo đúng các tập quán tiền tệ quốc tế thông dụng.
13. Tất cả các
nghĩa vụ tài chính của người kí kết hợp đồng đối với Cơ quan quyền lực, cũng
như tất cả các khoản tiền phải nộp, phí tổn, chi phí, thu nhập nói ở điều này được
điều chỉnh bằng giá trị không đổi, lấy theo một năm quy chiếu.
14. Nhằm phục vụ
các mục tiêu đã nêu ở khoản 1, dựa theo các kiến nghị của Ủy ban kế hoạch hóa
kinh tế và của Ủy ban Pháp lý và kĩ thuật, Cơ quan quyền lực có thể thông qua
các quy tắc, quy định và thủ tục trú định việc dành cho các bên kí kết hợp đồng
những kích thích trên một cơ sở thống nhất và không phân biệt đối xử.
15. Khi có tranh
chấp giữa Cơ quan quyển lực và một bên kí kết hợp đồng có liên quan đến việc
giải thích hay áp dụng các điều khoản tài chính cảu một hợp đồng, bên này hay
bên kia có thể đưa vụ tranh chấp ra một trọng tài thương mại có quyền lực bắt
buộc, trừ khi hai bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng các phương pháp
khác, theo đúng Điều 188, khoản 2.
ĐIỀU 14. Việc
thông báo các số liệu
Theo đúng các quy
tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan quyền lực và tùy theo các điều kiện, thể
thức của kế hoạch làm việc, người khai thác thông báo cho cơ quan quyền lực,
theo những khoảng thời gian do cơ quan quyền lực quy định, tất cả các số liệu
vừa cần thiết, vừa thích hợp, nhằm để cho các cơ quan chính của cơ quan quyền
lực thi hành có hiệu quả các quyền hạn và chức năng của họ có liên quan đến khu
vực mà kế hoạch làm việc nhắm vào.
Các số liệu được
thông báo về khu vực mà kế hoạch làm việc nhằm vào và được coi là sở hữu công
nghiệp chỉ có thể được sử dụng vào các mục đích nói trong điều này. Các số liệu
cần thiết cho cơ quan quyền lực trong việc soạn thảo các quy tắc, quy định và
thủ tục liên quan đến việc bảo vệ môi trường biển và đến sự an toàn, ngoài các
số liệu liên quan đến kiểu trang thiết bị, thì không được coi là sở hữu công
nghiệp.
Cơ quan quyền lực
không được thông báo cho xí nghiệp hay bất kì ai ở bên ngoài cơ quan quyền lực
các số liệu mà những người thăm dò, những người yêu cầu kí hợp đồng và những
người kí kết hợp đồng cung cấp cho cơ quan quyền lực và được coi là sở hữu công
nghiệp, nhưng những số liệu liên quan đến khu vực dành riền có thể được thông
báo cho xí nghiệp. Xí nghiệp không được thông báo cho cơ quan quyền lực hay cho
bất kì ai ở bên ngoài cơ quan quyền lực các số liệu cùng loại đó đã được cung
cấp cho xí nghiệp theo cách nói trên.
ĐIỀU 15. Các
chương trình đào tạo
Người kí kết hợp
đồng vạch ra các chương trình thực tiễn đào tạo nhân viên của cơ quan quyền lực
và của các quốc gia đang phát triển, nhất là trù định sự tham gia của các nhân
viên nói trên vào tất cả các hoạt động tiến hành trong vùng thuộc đối tượng của
hợp đồng, theo đúng Điều 144, khoản 2.
ĐIỀU 16. Độc
quyền về thăm dò và khai thác
Cơ quan quyền
lực, theo Phần XI và các quy tắc, quy định và thủ tục của mình cho người khai
thác đặc quyền thăm dò, khai thác một loại tài nguyên nhất định trong khu vực
và kế hoạch làm việc nhằm vào và luôn luôn chú ý để không cho một thực thể hay
một cá nhân nào khác tiến hành trong cùng khu vực nói trên, các hoạt động nhằm
vào một loại tài nguyên khác, một cách có thể gây trở ngại cho các hoạt động
cho người khai thác. Người khai thác được bảo đảm danh nghĩa theo đúng Điểm
153, khoản 6.
ĐIỀU 17. Quy
tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan quyền lực
1. Cơ quan quyền
lực thông qua và áp dụng một cách thống nhất các quy định, quy tắc và thủ tục
theo Điều 160, khoản 2, điểm f,ii và Điều 162, khoản 2, điểm o,ii để thi hành
các chức trách của mình như đã được nêu ở phần XI, nhất là về các vấn đề sau:
a. Các thủ tục
hành chánh liên quan đến việc khảo sát, thăm dò và khai thác trong vùng;
b. Các nghiệp vụ;
i. Diện tích của
khu vực;
ii. Thời hạn của
các nghiệp vụ
iii. Các quy phạm
hiệu lực, kế cả những bảo đảm đã được trù định ở điều 4, khoản 6, điểm c của
phụ lục này;
iv. Các loại tài
nguyên;
v. Sự từ bỏ các
khu vực;
vi. Các báo cáo
về tiến trình của công việc;
vii. Thông báo
các số liệu;
viii. Kiểm tra và
kiểm soát các nghiệp vụ;
ix. Các biện pháp
được thi hành để không làm cản trở đến các hoạt động khác trong môi trường
biển;
x. Việc một người
kí kết hợp đồng chuyển nhượng các quyền và nghĩa vụ của mình;
xi. Các thủ tục
liên quan đến việc chuyển giao các kĩ thuật cho các quốc gia đang phát triển
theo đúng Điều 144, cũng như đến việc tham gia trực tiếp của các quốc gia này;
xii. Quy phạm và
tập quán khai thác khoáng sản, kể cả những quy phạm và tập quán có quan hệ đến
an toàn của các nghiệp vụ, đến việc bảo tồn các tài nguyên và việc bảo vệ môi
trường biển;
xiii. Xác định
việc sản xuất hàng hóa;
xiv. Các tiêu
chuẩn về tư cách của các người yêu cầu.
c. Những vấn đề
tài chính:
i. Soạn thảo các
quy tắc thống nhất và không phân biệt đối xử về việc tính toán giá cả và về kế
toán và biện pháp lực chọn các nhân viên kiểm tra;
ii. Phân chia các
khoản thu được từ các nghiệp vụ;
iii. Các kích
thích nêu ở điều 13 của khu vực này;
d. Thi hành các
quyết định theo Điều 151, khoản 10 và Điều 164, khoản 2, điểm d;
2. Các quy tắc,
quy định và thủ tục liên quan đến những vấn đề sau đây cần đáp ứng đầy đủ các
tiêu chuẩn khách quan được nêu dưới đây:
a. Diện tích của
khu vực:
Cơ quan quyền lực
quy định diện tích của các khu vực thăm dò có thể đến mức lớn gấp đôi diện tích
các khu vực khai thác, để cho việc thăm dò có hiệu suất hơn. Diện tích các khu
vực khai thác được tính toán để đáp ứng được các đòi hỏi của Điều 8 của phụ lục
này, liên quan đến việc dành riêng các khu vực, cũng như đáp ứng các đòi hỏi về
sản xuất đã được trù định; các đòi hỏi này phải phù hợp với điều 151 và các
điều khoản của hợp đồng, có tính đến tình trạng các kĩ thuật sẵn có trong lĩnh
vực khai thác khoáng sản ở đáy biển và các đặc điểm tự nhiên thích đáng của khu
vực. Diện tích của các khu vực không thể nhỏ hơn hay lớn hơn diện tích cần
thiết để đáp ứng mục tiêu này.
b. Thời gian của
các nghiệp vụ:
i. Thời gian khảo
sát là không giới hạn;
ii. Thời gian của
giai đoạn thăm dò phải đủ để cho phép tiến hành công tác nghiên cứu kĩ càng đối
với khu vực được nhắm đến, công tác nghiên cứu và xây dựng phương tiện khai
thác đối với khu vực này, việc lập các kế hoạch, việc xây dựng các nhà máy chế
biến có công suất nhỏ và vừa để tiến hành việc thử các hệ thong khai thác và
chế biến kim loại.
iii. Thời gian
khai thác phải tùy thuộc vào thời gian hoạt động kinh tế của dự án khai thác
mỏ, có tính đến các yếu tố như: vỉa quặng bị cạn, tuổi thọ của phương tiện khai
thác, các thiết bị chế biến và khả năng đứng vững về thương mại. Thời gian của
giai đoạn khai thác phải đủ để cho phép tiến hành việc khai thác hàng hóa các
khoáng sản của khu vực và cần phải bao gồm một thời hạn hợp lý để xây dựng các
thiết bị khai thác mỏ và chế biến trên quy mô thương mại, thời hạn mà trong đó
chưa thể đòi hỏi bất cứ một sự sản xuất hàng hóa nào. Tuy nhiên, toàn bộ thời
gian khai thác cũng cần phải tương đối ngắn để cho cơ quan quyền lực có thể sửa
đổi các điều kiện và thể thức của kế hoạch làm việc vào lúc mà cơ quan quyền
lực nghiên cứu việc kí lại kế hoạch làm việc đó, theo đúng các quy tắc, quy
định và thủ tục mà cơ quan quyền lực đã thông qua sau khi đã chuẩn y kế hoạch
làm việc;
c. Các quy phạm
về hiệu lực:
Trong giai đoạn
thăm dò, cơ quan quyền lực đòi hỏi người khai thác phải tiến hành chỉ tiêu theo
định kì tương ứng hợp lý với diện tích khu vực mà kế hoạch làm việc nhằm vào và
với các khoản chi phí cần phải chi của một người khai thác trung thực dự định
tiến hành việc sản xuất hàng hóa ở khu vực đó, trong những thời hạn do cơ quan
quyền lực ấn đinh. Không được ấn định những chi phí cần thiết trên đây ở mức độ
gây nản lòng những người khai thác sử dụng những kĩ thuật rẻ tiền hơn các kĩ
thuật thường dùng. Cơ quan quyền lực ấn định một thời hạn tối đa để bắt đầu
việc sản xuất hàng hóa, sau khi kết thúc giai đoạn thăm dò và những hoạt động
khai thác đầu tiên. Để xác định thời hạn này, Cơ quan quyền lực cần tính đến tình
hình là việc xây dựng các thiết bị khai thác và chế biến quan trọng chỉ có thế
được tiến hành khi giai đoạn thăm dò đã kết thức và giai đoạn khai thác đã bắt
đầu. Do đó, thời hạn được dành để chuẩn bị bắt đầu sản xuất hàng hóa của một
khu vực cần phải được ấn định có tính đến thời gian cần thiết để xây dựng các
thiết bị này sau giai đoạn thăm dò; hơn nữa, nên trù định các thời hạn hợp lý
cho những chậm trễ không thể tránh được trong chương trình xây dựng. Một khi đã
đạt tới gia đoạn sản xuất hàng hóa, cơ quan quyền lực yêu cầu người khai thác
tiếp tục việc sản xuất hàng hóa này trong suốt thời gian của kế hoạch làm việc
mà vẫn ở trong phạm vi các giới hạn hợp lý và vẫn chú ý tới tất cả các yếu tố
tương ứng.
d. Các loại tài
nguyên
Để xác định các
loại tài nguyên mà đối với chúng các kế hoạch làm việc có thể được chuẩn y,
ngoài các yếu tố khác, cơ quan quyền lực dựa vào các yếu tố sau đây:
i. Việc những tài
nguyên khác nhau cần đến biện pháp khai thác giống nhau;
ii. Việc các tài
nguyên khác nhau có thể được nhiều người khai thác đồng thời trong cùng một khu
vực mà không gây quá nhiều trở ngại cho nhau;
Điều quy định này
không cản trở cơ quan quyền lực chuẩn y một kế hoạch làm việc đối với nhiều
loại tài nguyên trong cùng khu vực;
e. Từ bỏ các khu
vực:
Người khai thác
vào bất kì lúc nào cũng có thể từ bỏ tất cả hay bộ phận các quyền của mình đối
với khu vực do kế hoạch làm việc nhằm vào mà không bị phạt;
f. Bảo vệ môi
trường biển:
Các quy tắc, quy
định và thủ tục được định ra nhằm bảo vệ có hiệu quả môi trường biển, trước
những tác hại trực tiếp nảy sinh từ các hoạt động tiến hành trong vùng, hay từ
việc tinh chế các khoáng sản lấy được từ một địa điểm khai thác trên một con
tàu ở ngay trên địa điểm khai thác khoáng sản đó, có tính đến mức độ trong đó
các tác hại như thế có thể trực tiếp do các hoạt động khoan, nạo vét, khoan lấy
lõi đất và đào, cũng như việc tháo đổ, nhận chìm và vứt bỏ trong môi trường
biển các chất cặn bã hay nước thải gây ra.
g. Sản xuất hàng
hóa
Việc sản xuất
hàng hóa được coi như đã bắt đầu khi một người khai thác đã thực hiện các hoạt
động khai thác liên tục và ở trên quy mô lớn, sản xuất được một số lượng vật
phẩm quan trọng, đủ để chứng tỏ rõ rang mục tiêu chủ yếu của các hoạt động đó
là một việc sản xuất trên quy mô lớn và không phải là một việc sản xuất nhằm để
thu thập thông tin, tiến hành các công việc phân tích hay thử nghiệm các công
cụ hay thiết bị
ĐIỀU 18. Phạt
Các quyền theo
hợp đồng của người kí kết hợp đồng chỉ có thể bị đình chỉ hay chấm dứt trong
các trường hợp sau:
Khi mà mặc dù đã
có những lời cảnh cáo của cơ quan quyền lực, người kí hợp đồng vẫn tiến hành
các hoạt động của mình theo cách dẫn đến những vi phạm nghiêm trọng, kéo dài và
cố ý, đối với các điều khoản cơ bản của hợp đồng, đối với các quy tắc, quy định
và thủ tục của cơ quan quyền lực và đối với phần XI, hoặc
Khi người kí kết
hợp đồng không tuân theo một quyết định dứt khoát và bắt buộc do cơ quan giải
quyết các tranh chấp đề ra cho mình.
Trong những
trường hợp vi phạm các điều khoản của hợp đồng ngoài các trường hợp nói ở khoản
1, điểm a, hoặc thay cho việc tuyên bố đình chỉ hay hủy bỏ hợp đồng, trong các
trường hợp nói ở khoản 1, điểm a. Cơ quan quyền lực có thể bắt người kí hợp
đồng chịu những khoản tiền phạt theo tỉ lệ về mức độ nghiêm trọng của việc vi
phạm.
Trừ trường hợp
các mệnh lệnh được đưa ra trong tình hình khẩn cấp theo Điều 162, khoản 2, điểm
w, Cơ quan quyền lực chưa thể thi hành một quyết định liên quan đến các khoản
tiền phạt hoặc đến việc đình chỉ hay hủy bỏ hợp đồng, chừng nào người kí hợp
đồng chưa có khả năng hợp lý để khai thác hết những căn cứ pháp lý mà mình có,
theo đúng Mục 5 của Phần XI.
ĐIỀU 19. Xét
lại hợp đồng
Theo ý kiến của
một trong các bên, khi xảy ra hay có thể xảy ra các hoàn cảnh có tác dụng làm
cho một hợp đồng trở nên không công bằng, hoặc gây tổn hại, hoặc ngăn cản việc
thực hiện các mục tiêu được đề ra trong hợp đồng, hay trong phần XI, các bên
tiến hành các cuộc thương lượng nhằm xét lại hợp đồng theo hoàn cảnh mới
Một hợp đồng được
kí kết theo đúng Điều 153, khoản 3, chỉ có thể được xét lại với sự thỏa thuận
của các bên kí kết.
ĐIỀU 20.
Chuyền giao các quyền và nghĩa vụ
Các quyền và các
nghĩa vụ nảy sinh từ một hợp đồng chỉ được chuyển giao với sự thỏa thuận của Cơ
quan quyền lực và theo đúng các quy tắc, quy định, thủ tục của nó. Nếu không có
lý do đầy đủ, Cơ quan quyền lực không được từ chối việc chấp thuận sự chuyển
giao, nếu xét về mọi phương diện, người có thể được giao là một người yêu cầu
có tư cách và bảo đảm tất cả các nghĩa vụ của người giao, và nếu việc chuyển
giao không giao cho người được giao một kế hoạch làm việc mà việc chuẩn y đã bị
cấm theo Điều 6, khoản 3, điểm c của phụ lục này.
ĐIỀU 21. Luật
áp dụng
Hợp đồng thuộc sự
điều chỉnh của các điều khoản của hợp đồng, các quy tắc, quy định và thủ tục
của Cơ quan quyền lực, Phần XI, cũng như các quy tắc khác của pháp luật quốc tế
không mâu thuẫn với Công ước.
Mọi quyết định
cuối cùng do một tòa án có thẩm quyền theo Công ước đưa ra về quyền và các
nghĩa vụ của Cơ quan quyền lực và của người kí hợp đồng có hiệu lực trên lãnh
thổ của bất kì quốc gia thành viên nào.
Một quốc gia
thành viên không thể bắt một người kí kết hợp đồng phải theo các điều kiện
không phù hợp với Phần XI. Tuy nhiên, việc một quốc gia thành viên áp dụng đối
với những người kí kết hợp đồng do mình bảo trợ hay đối với các tàu mang cờ
nước minh, các luật và quy định liên quan đến việc bảo vệ môi trường biển hay
các luật và quy định khác chặt chẽ hơn các quy tắc, quy định, thủ tục do Cơ
quan quyền lực đặt ra theo Điều 17, khoản 2, điểm f của phụ lục này, không bị
coi là không phù hợp với Phần XI.
ĐIỀU 22. Trách
nhiệm
Người kí kết hợp
đồng phải chịu trách nhiệm về mọi tổn thất do một hành động trái phép của họ
trong khi tiến hành công việc gây ra, có tính đến phần trách nhiệm có thể quy
cho Cơ quan quyền lực do các hành động hay thiếu sót của cơ quan này, Cơ quan
quyền lực cũng phải chịu trách nhiệm về những tổn thất do những hành động trái
phép mà họ phạm phải trong khi thực hiện các quyền hạn và chức năng của mình,
kể cả các hành động vi phạm Điều 186, khoản 2, có tính đến phần trách nhiệm có
thể quy cho người kí kết do những hành động hay thiếu sót của họ. Trong mọi
trường hợp, mức bồi thường phải tương ứng với thiệt hại thực sự.
ĐIỀU 1. Các
mục đích
1. Xí nghiệp là
cơ quan của Cơ quan quyền lực trực tiếp tiến hành các hoạt động trong Vùng theo
Điều 153, khoản 2, điểm a, cũng như các hoạt động vận chuyển, chế biến và tiêu
thụ các khoáng sản được khai thác từ Vùng.
2. Để thực hiện
những mục đích và thi hành các chức năng của mình, Xí nghiệp hành động theo
đúng Công ước, các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ quan quyền lực.
3. Để khai thác
các tài nguyên của Vùng theo khoản 1, với điều kiện phải tuân theo Công ước, Xí
nghiệp tiến hành các hoạt động của mình theo đúng các nguyên tắc quản lý thương
mại đúng đắn.
ĐIỀU 2. Các
quan hệ với cơ quan quyền lực
1. Theo Điều 170,
Xí nghiệp hành động theo đúng chính sách chung do Đại hội động quyết định và
theo đúng các chỉ thị của Hội đồng.
2. Với điều kiện
tuân thủ khoản 1, Xí nghiệp hành động theo cách tự quản.
3. Không một điều
quy định nào của Công ước làm cho Xí nghiệp có trách nhiệm về những hành động
hay nghĩa vụ của Cơ quan quyền lực, cũng không làm cho Cơ quan quyền lực chịu
trách nhiệm về những hành động hay nghĩa vụ của Xí nghiệp.
ĐIỀU 3. Giới
hạn trách nhiệm
Không phương hại
đến Điều 11, Khoản 3 của Phụ lục này, không một uỷ viên nào của Cơ quan quyền
lực phải chịu trách nhiệm về những hành động hay nghĩa vụ của Xí nghiệp chỉ vì
tư cách uỷ viên của mình.
ĐIỀU 4. Cơ cấu
Xí nghiệp có một
Hội đồng quản trị, một Tổng giám đốc và nhân viên cần thiết để thực hiện các
chức năng của mình.
ĐIỀU 5. Hội
đồng quản trị
1. Hội đồng quản
trị gồm có 15 uỷ viên được Đại hội đồng bầu ra theo đúng Điều 160, khoản 2,
điểm c. Khi bầu các uỷ viên của Hội đồng quản trị, phải tính đến các nguyên tắc
phân chia công bằng về mặt địa lý. Trong khi bầu cử các ứng cử viên vào Hội
đồng, các uỷ viên của Cơ quan quyền lực cần tính đến sự cần thiết phải chỉ định
các ứng cử viên tinh thông nhất về nghiệp vụ và có các phẩm chất cần thiết
trong các lĩnh vực thích hợp để bảo đảm khả năng đứng vững và thành công của Xí
nghiệp.
2. Các uỷ viên
của Hội đồng quản trị được bầu ra với một nhiệm kỳ 4 năm và có thể được bầu
lại. Khi bầu và bầu lại các uỷ viên của Hội đồng quản trị, phải tính đến các
nguyên tắc luân phiên.
3. Các uỷ viên
của Hội đồng quản trị làm nhiệm vụ cho đến khi bầu những người thay thế. Nếu
khiếm khuyết một uỷ viên của Hội đồng quản trị, thì theo Điều 160, khoản 2,
điểm c, Đại hội đồng bầu một uỷ viên mới cho khoảng thời gian còn lại thuộc
nhiệm kỳ của uỷ viên bị khuyết.
4. Các uỷ viên
của Hội đồng quản trị hành động với tư cách cá nhân. Trong khi thi hành chức
trách của mình, họ không được xin, nhận các chỉ thị của một chính phủ nào hay
của một nguồn nào khác. Các uỷ viên của Cơ quan quyền lực tôn trọng tính độc
lập của các uỷ viên của Hội đồng quản trị và tránh bất kỳ ý đồ nào gây ảnh
hưởng đến các uỷ viên của Hội đồng quản trị trong việc thi hành các chức trách
của họ.
5. Mỗi uỷ viên
của Hội đồng quản trị được nhận một khoản tiền thù lao tính vào các nguồn tài
chính của Xí nghiệp. Số tiền thù lao này được Đại hội đồng quy định, dựa theo
kiến nghị của Hội đồng.
6. Bình thường,
Hội đồng quản trị làm việc tại trụ sở cơ sở chính của Xí nghiệp và nhóm họp mỗi
khi công việc của Xí nghiệp đòi hỏi.
7. Số đại biểu
cần thiết (quorum) là hai phần ba số uỷ viên của Đại hội đồng quản trị.
8. Mỗi uỷ viên
của Hội đồng quản trị có một phiếu. Hội đồng quản trị quyết định về tất cả các
vấn đề mà mình xem xét theo đa số các uỷ viên của mình. Nếu có vấn đề nào gây
nên tranh chấp về quyền lợi đối với một uỷ viên thì uỷ viên này không tham gia
bỏ phiếu về vấn đề này.
9. Bất kỳ uỷ viên
nào của Cơ quan quyền lực cũng có thể yêu cầu Hội đồng quản trị cung cấp các
thông tin liên quan đến các hoạt động có quan hệ đặc biệt đến mình. Hội đồng cố
gắng cung cấp các thông tin này.
ĐIỀU 6. Các
quyền hạn và chức năng của hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị
điều hành Xí nghiệp. Với điều kiện chấp hành Công ước, Hội đồng quản trị thi
hành các quyền hạn cần thiết để thực hiện các mục đích của Xí nghiệp, kể các
các quyền:
a) Bầu một Chủ
tịch trong số các uỷ viên của mình;
b) Thông qua quy
chế nội bộ của mình;
c) Lập và gửi lên
Hội đồng các kế hoạch làm việc theo đúng thể thức và bằng văn bản theo đúng
Điều 153, khoản 3, và Điều 162, khoản 2, điểm j;
d) Soạn thảo các
kế hoạch làm việc và các chương tình để thực hiện các hoạt động nói trong Điều
170;
e) Thảo và trình
lên Hội đồng những đơn xin cấp giấy phép sản xuất, theo đúng Điều 151, các
khoản 2 đến 7;
f) Cho phép các
cuộc thương lượng liên quan đến việc mua các kỹ thuật, nhất là các cuộc thương
lượng đã trù định ở Điều 5, khoản 3, điểm a, c và d của Phụ lục III, và chuẩn y
các kết quả của các cuộc thương lượng này.
g) Ấn định các
điều kiện và thể thức cho phép các cuộc thương lượng liên quan đến các xí
nghiệp liên doanh và các hình thức thoả thuận về liên doanh khác đã nói trong
các Điều 9 và 11 của Phụ lục III và chuẩn y các kết quả của các cuộc thương
lượng này;
h) Làm các kiến
nghị lên Đại hội đồng về phần thu nhập thuần tuý của xí nghiệp cần phải được
dành ra để lập nên các dự trữ theo đúng Điều 16 khoản 2, điểm f, và Điều 10 của
Phụ lục này;
i) Chuẩn y ngân
sách hàng năm của Xí nghiệp;
j) Cho phép mua
tài sản và thuê dịch vụ theo đúng Điều 12, Khoản 3 của Phụ lục này;
k) Trình báo cáo
hàng năm lên Hội đồng theo đúng Điều 9 của Phụ lục này;
l) Trình lên Hội
đồng để được Đại hội đồng chuẩn y các dự thảo quy tắc liên quan đến tổ chức,
quản lý, bổ nhiệm và thải hồi nhân viên của Xí nghiệp, và thông qua các quy
định đem lại hiệu lực cho các quy tắc này;
m) Vay vốn và
cung cấp những bảo hành và bảo đảm khác mà mình xác định theo đúng Điều 11,
khoản 2 của Phụ lục này;
n) Quyết định
việc kiện tụng, ký các hiệp định, thực hiện những cuộc giao dịch và thi hành
mọi biện pháp khác theo sự trù định trong Điều 13 của Phụ lục này;
o) Uỷ nhiệm, với
điều kiện được sự chuẩn y của Hội đồng, mọi quyền hạn không có tính chất tuỳ ý
quyết định cho các uỷ ban hay Tổng giám đốc của mình;
ĐIỀU 7. Tổng
giám đốc và nhân viên
1. Dựa theo kiến
nghị của Hội đồng, Đại hội đồng bầu ra trong số các ứng cử viên do Hội đồng
quản trị đề nghị, một Tổng giám đốc Xí nghiệp, người này không được là uỷ viên
của Hội đồng quản trị. Tổng giám đốc được bầu trong một nhiệm kỳ nhất định
không quá 5 năm và có thể được bầu lại cho những nhiệm kỳ sau.
2. Tổng giám đốc
là người đại diện hợp pháp của Xí nghiệp và là người đứng đầu Xí nghiệp về mặt
hành chính, trực tiếp chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị trong việc điều
hành các hoạt động của Xí nghiệp. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm về tổ chức,
quản lý, bổ nhiệm và bãi miễn nhân viên, theo đúng quy tắc và quy định nêu ở
Điều 6, điểm 1 của Phụ lục này. Tổng giám đốc tham dự các cuộc họp của Hội đồng
quản trị, nhưng không có quyền bỏ phiếu; ông ta có thể tham gia các cuộc họp
của Đại hội đồng và của Hội đồng khi các cơ quan này xem xét những vấn đề liên
quan đến Xí nghiệp, nhưng không có quyền bỏ phiếu.
3. Căn cứ bao
trùm trong việc tuyển mộ và quyết định các điều kiện sử dụng nhân viên là bảo
đảm cho Xí nghiệp những người phục vụ có năng lực làm việc cao nhất và tinh
thông nghiệp vụ nhất. Ngoài ra, phải tính đến tầm quan trọng của việc tuyển mộ
trên cơ sở công bằng về mặt địa lý.
4. Trong khi thi
hành các chức trách của mình, Tổng giám đốc và nhân viên của Xí nghiệp không
được xin, nhận các chỉ thị của một chính phủ nào hoặc của một nguồn nào khác,
ngoài Xí nghiệp. Họ tránh bất kỳ hành vi nào không phù hợp với tư cách viên
chức quốc tế của Xí nghiệp và chỉ chịu trách nhiệm trước Xí nghiệp. Mỗi quốc
gia thành viên cam kết tôn trọng tính chất quốc tế thuần tuý của các chức trách
Tổng giám đốc và nhân viên của Xí nghiệp và không tìm các gây ảnh hưởng tới
việc thi hành nhiệm vụ của họ.
5. Các nhân viên
của Xí nghiệp cũng có những trách nhiệm nói ở Điều 168, khoản 2.
ĐIỀU 8. Địa
điểm
Xí nghiệp có văn
phòng chính đặt tại trụ sở của Cơ quan quyền lực;
Xí nghiệp có thể
mở các văn phòng và các cơ sở khác ở trên lãnh thổ của bất kỳ quốc gia thành
viên nào với sự thoả thuận của quốc gia này.
ĐIỀU 9. Các
báo cáo và các bản quyết toán tài chính
1. Trong một thời
hạn 3 tháng sau khi kết thúc mỗi tài khoá. Xí nghiệp phải gửi một báo cáo hàng
năm, bao gồm một bản quyết toán tài chính đã được thẩm tra lên cho Hội đồng xem
xét, và trong những khoảng thời gian thích hợp gửi lên Hội đồng một bản quyết
toán tài chính tổng hợp về tình hình tài chính của mình và một bản quyết toán
các khoản lỗ, lãi, thể hiện kết quả khai thác của mình.
2. Xí nghiệp công
bố báo cáo hàng năm của mình và tất cả các bản quyết toán mà mình xét thấy cần
thiết.
3. Tất cả các báo
cáo và các bản quyết toán tài chính đã nêu trong điều này được gửi cho các uỷ
viên của Cơ quan quyền lực.
ĐIỀU 10. Phân
chia thu nhập thuần tuý
1. Với điều kiện
tuân thủ khoản 3, Xí nghiệp nộp cho Cơ quan quyền lực các khoản tiền được trù
định trong Điều 13 của Phụ lục III hoặc một thứ tương đương.
2. Dựa theo kiến
nghị của Hội đồng quản trị, Đại hội đồng quy định phần thu nhập thuần tuý của
Xí nghiệp cần phải được dành ra để lập nên các quỹ dự trữ, số dư được chuyển
cho Cơ quan quyền lực.
3. Trong thời kỳ
ban đầu, cần thiết đối với Xí nghiệp để tự túc cho chính mình với một thời gian
tối đa là 10 năm, kể từ khi bắt đầu việc sản xuất hàng hoá, Đại hội đồng miễn
cho Xí nghiệp những khoản nộp đã nêu ở khoản 1 và đưa toàn bộ thu nhập thuần
tuý của Xí nghiệp vào trong các quỹ dự trữ của Xí nghiệp.
ĐIỀU 11. Tài
chính
1. Các nguồn tài
chính của Xí nghiệp gồm có:
a) Các khoản tiền
nhận được của Cơ quan quyền lực phù hợp với Điều 173, khoản 2, điểm b;
b) Những đóng góp
tự nguyện của các quốc gia thành viên nhằm mục đích tài trợ cho các hoạt động
của Xí nghiệp;
c) Tổng số tiền
vay mượn của Xí nghiệp theo đúng các khoản 2 và 3;
d) Thu nhập mà Xí
nghiệp rút ra được từ các hoạt động của mình;
e) Các nguồn tài
chính khác giao cho Xí nghiệp sử dụng để cho phép Xí nghiệp bắt đầu công việc
của mình càng sớm càng tốt và việc thi hành các chức năng của mình.
2. a) Xí nghiệp
có quyền đi vay và cung cấp một sự bảo hành hay bảo đảm khác mà Xí nghiệp có
thể xác định được. Trước khi tiến hành việc công khai bán các trái phiếu của
mình trên thị trường tài chính hay bằng đồng tiền của một quốc gia thành viên,
Xí nghiệp phải được sự đồng ý của quốc gia này. Tổng số tiền vay mượn phải được
Hội đồng chuẩn y dựa theo ý kiến của Hội đồng quản trị.
b) Các quốc gia
thành viên cố gắng hết sức trong phạm vi hợp lý ủng hộ các yêu cầu vay mượn của
Xí nghiệp ở trên các thị trường tài chính và với các cơ quan tài chính quốc tế.
3. a) Xí nghiệp
được cung cấp các nguồn tài chính cần thiết để thăm dò và khai thác một khu vực
nhỏ, đẻ bảo đảm việc vận chuyển, chế biến và tiêu thụ các khoáng sản mà Xí
nghiệp khai thác được ở đó và các kim loại như kền, đồng, cô-ban và măng-gan
lấy ra từ các khoáng sản và để trang trải những chi phí quản lý ban đầu của
mình. Uỷ ban trù bị chỉ rõ trong dự thoả về các quy tắc, quy định và thủ tục
của Cơ quan quyền lực, tổng số các nguồn tài chính này, cũng như các tiêu chuẩn
và yếu tố để thực hiện các điều chỉnh cần thiết;
b) Tất cả các
quốc gia thành viên cung cấp cho các Xí nghiệp một số tiền tương đương với một
nửa các nguồn tài chính đã nêu ở điểm a, dưới hình thức cho vay dài hạn không
lấy lãi, theo đúng ba-rem của các khoản đóng góp vào ngân sách thông thường của
Liên hợp quốc hiện hàng, vào lúc nộp những khoản đóng góp này với những điều
chỉnh, vì có các quốc gia không phải là thành viên của Liên hợp quốc. Nửa khác
của các nguồn tài chính của Xí nghiệp là các khoản do Xí nghiệp vay với sự bảo
đảm của các quốc gia thành viên theo ba-rem nói trên;
c) Nếu tổng số
tiền đóng góp của các quốc gia thành viên thấp hơn tổng số tiền của các nguồn
tài chính phải được cung cấp cho Xí nghiệp theo điểm a, Đại hội đồng xem xét ở
khoá họp đầu tiên của mình chỗ thiếu hụt và có tính đến những nghĩa vụ của các
quốc gia thành viên theo các điểm a và b và đến các kiến nghị của uỷ ban trù bị
để thông qua bằng consensus (thoả thuận) các biện pháp về khoản thiếu hụt này;
d) i. Trong 60
ngày sau khi Công ước có hiệu lực hay trong 30 ngày tiếp theo ngày gửi lưu
chiểu các tài liệu phê chuẩn hay gia nhập, thời hạn nào dài nhất thì được sử
dụng, mỗi quốc gia thành viên cần gửi tới Xí nghiệp các kỳ phiếu không thể
chuyển đổi, không thể chuyển dịch hay không có lãi tương đương với số tiền
thuộc phần mình về các khoản tiền cho vay không có lãi nói ở điểm b;
ii. Càng sớm càng
tốt, sau khi Công ước bắt đầu có hiệu lực, sau đó cứ hàng năm hay theo những
khoảng thời gian thích hợp khác, Hội đồng quản trị của Xí nghiệp, cùng với sổ
kỳ hạn (échéancier) cấp kinh phí cho các chi tiêu hành chính của xí nghiệp và
cho các hoạt động mà xí nghiệp tiến hành theo Điều 170 và Điều 12 của Phụ lục
này;
iii. Qua trung
gian của Cơ quan quyền lực, Xí nghiệp thông báo cho các quốc gian thành viên
phần đóng góp của họ và các chi phí này, được xác định theo đúng điểm b; Xí
nghiệp thu các kỳ phiếu tương đương với tổng số tiền cần thiết để bảo đảm các
khoản chi tiêu đã ghi trong sổ kỳ hạn cấp kinh phí, có tính đến những khoản vay
không có lãi;
iv. Ngay khi nhận
được thông báo, các quốc gia thành viên giao cho Xí nghiệp sử dụng các phần bảo
đảm của mình đối với các khoản vay nợ theo đúng điểm b;
e) i. Nếu Xí
nghiệp yêu cầu, các quốc gia thành viên có thể cung cấp các khoản bảo đảm nợ,
thêm vào các khoản mà họ cung cấp theo ba-rem nói ở điểm b;
ii. Thay thế cho
một sự bảo đảm nợ, một quốc gia thành viên có thể nộp cho Xí nghiệp một khoản
đóng góp tự nguyện với một số tiền tương đương với phần nợ mà quốc gia đó có
thể đã hứa bảo đảm;
f) Việc trả nợ có
lãi được ưu tiên hơn việc trả nợ không lãi. Các món nợ không có lãi được hoàn
trả theo một lịch được Đại hội đồng chấp nhận, dựa theo kiến nghị của Hội đồng
và sau khi có ý kiến của Hội đồng quản trị của Xí nghiệp. Hội đồng quản trị thi
hành chức năng này theo đúng các điều khoản tương ứng trong các quy tắc, quy
định và thủ tục của Cơ quan quyền lực. Các quy tắc, quy định và thủ tục này có
tính đến sự cần thiết cơ bản là bảo đảm cho Xí nghiệp hoạt động tốt, và đặc
biệt là, bảo đảm được tính độc lập về tài chính của Xí nghiệp ;
g) Các khoản tiền
đóng góp cho Xí nghiệp là bằng những đồng tiền có thể sử dụng tự do hay bằng
những đồng tiền được chuyển đổi tự do và đang được sử dụng thực sự trên thị
trường hối đoái chính. Những đồng tiền này được xác định trong các quy tắc, quy
định và thủ tục của Cơ quan quyền lực theo đúng các tập quán tiền tệ quốc tế
thông dụng. Với điều kiện tuân thủ khoản 2, không một quốc gia thành viên nào
áp dụng hay áp đặt những điều hạn chế có liên quan đến khả năng để cho Xí
nghiệp giữ, sử dụng hay trao đổi các khoản tiền này.
h) Thuật ngữ
"bảo đảm nợ", có nghĩa là một quốc gia thành viên hứa với các
chủ nợ của Xí nghiệp, giữ trọn nghĩa vụ tài chính của Xí nghiệp được bảo đảm
trong phạm vi được trù định trong ba-rem thích hợp, sau khi các chủ nợ thông
báo về việc Xí nghiệp không thực hiện các nghĩa vụ nói trên. Các thủ tục thi
hành các nghĩa vụ này phải phù hợp với các quy tắc, quy định và thủ tục của Cơ
quan quyền lực.
4. Các nguồn tài
chính, tài sản và chi phí của Xí nghiệp phải tách khỏi các nguồn tài chính, tài
sản và chi phí của Cơ quan quyền lực. Tuy nhiên, Xí nghiệp có thể ký kết với Cơ
quan quyền lực các thoả thuận về việc hoàn lại các chi phí hành chính mà cơ
quan này đã chi phí cho cơ quan kia.
5. Các tài liệu,
sổ sách và tài khoản của Xí nghiệp, kể cả các bản quyết toán hàng năm, được một
uỷ viên kế toán độc lập do Hội đồng chỉ định kiểm tra hàng năm.
ĐIỀU 12. Các
nghiệp vụ
1. Xí nghiệp đề
xuất với Hội đồng các dự án liên quan đến các hoạt động nói trong Điều 170.
Những dự án này bao gồm một kế hoạch làm việc chính thức và bằng văn bản về các
hoạt động tiến hành trong Vùng, theo đúng Điều 153, khoản 3, cũng như tất cả
những thông tin hay số liệu khác có thể cần thiết cho việc uỷ ban pháp lý và kỹ
thuật đánh giá các dự án đó và cho việc Hội đồng chuẩn y các dự án này.
2. Một khi dự án
đã được Hội đồng chuẩn y, Xí nghiệp thi hành nó theo kế hoạch làm việc chính
thức và bằng văn bản đã nêu ở khoản 1.
3. a) Nếu Xí
nghiệp không sẵn có các tài sản và dịch vụ cần thiết cho các hoạt động của
mình, thì có thể tìm lấy của cải và dịch vụ đó. Vì mục đích đó, Xí nghiệp tiến
hành gọi thầu và ký giao kèo với những người nhận thầu nào lời nhất cả về chất
lượng, giá cả lẫn thời gian giao hàng ;
b) Nếu nhiều đơn
nhận thầu đáp ứng được các điều kiện này, thì giao kèo đấu thầu phải theo đúng:
i. Nguyên tắc
không phân biệt đối xử dựa trên các lý do chính trị hoặc lý do khác không liên
quan gì đến việc thi hành nhanh chóng và có hiệu quả các nghiệp vụ;
ii. Các chỉ thị
do Hội đồng quyết định có liên quan đến việc dành ưu tiên cho các tài sản và
dịch vụ do các quốc gia đang phát triển cung cấp, đặc biệt là, các nước không
có biển hay ở vào hoàn cảnh địa lý bất lợi trong số các nước đó;
c) Hội đồng quản
trị có thể thông qua các quy tắc xác định các hoàn cảnh đặc biệt, mà trong đó,
vì lợi ích của Xí nghiệp, nó có thể vi phạm nghĩa vụ phải tiến hành các cuộc
đấu thầu.
4. Xí nghiệp có
quyền sở hữu đối với tất cả các khoáng sản và tất cả các chất được chế biến mà
xí nghiệp sản xuất ra.
5. Xí nghiệp bán
các sản phẩm của mình trên một cơ sở không phân biệt đối xử, và không chấp nhận
việc giảm giá không có tính chất kinh doanh.
6. Không phương
hại đến các quyền hạn chung hoặc đặc biệt nào do các quy định khác của Công ước
giao cho; Xí nghiệp sử dụng các quyền hạn cần thiết để điều hành các hoạt động
kinh doanh của mình.
7. Xí nghiệp
không được can thiệp vào các hoạt động chính trị của các quốc gia thành viên và
không để cho khuynh hướng chính trị của quốc gia mà mình có quan hệ gây ảnh
hưởng đến các quyết định của mình. Các quyết định của Xí nghiệp chỉ dựa trên cơ
sở các lý do thuộc về thương mại mà Xí nghiệp xem xét một cách vô tư nhằm đạt
đến các mục đích được xác định ở Điều 1 của Phụ lục này.
ĐIỀU 13. Quy
chế pháp lý, các quyền miễn trừ và đặc quyền
1. Để cho phép Xí
nghiệp thi hành các chức năng của mình, quy chế pháp lý, các quyền miễn trừ và
đặc quyền được xác định trong điều này được thừa nhận cho Xí nghiệp hưởng trên
lãnh thổ của các quốc gia thành viên. Để cho nguyên tắc này có hiệu lực, Xí
nghiệp và các quốc gia thành viên có thể ký kết các hiệp định đặc biệt mà họ
thấy cần thiết.
2. Xí nghiệp có
quyền về mặt pháp lý cần thiết để thi hành các chức năng và thực hiện các mục
đích của mình, và đặc biệt có quyền:
a) Ký các hợp
đồng và các thoả thuận liên doanh hay các thoả thuận khác, kể cả các hiệp định
với các quốc gia hay các tổ chức quốc tế.
b) Mua sắm, thuê
mướn, gìn giữ, và chuyển nhượng các động sản và bất động sản;
c) Kiện tụng.
3. a) Xí nghiệp
chỉ có thể bị kiện trước các toà án có thẩm quyền ở một quốc gia thành viên mà
trên lãnh thổ nước đó, xí nghiệp:
i. Có một văn
phòng, hay có các cơ sở ;
ii. Đã chỉ định
một nhân viên để tiếp nhận việc truyền đạt các bản tống đạt về tư pháp;
iii. Ký giao kèo
về của cải hay dịch vụ;
iv. Phát hành các
chứng khoán, hoặc
v. Thực hiện một
hoạt động thương mại dưới bất kỳ hình thức nào khác.
b) Các của cải và
tài sản của xí nghiệp, dù ở đâu và người giữ là ai, đều được miễn mọi hình thức
cầm giữ hay mọi biện pháp tịch thu tài sản khác chừng nào mà một bản án cuối
cùng đối với Xí nghiệp chưa được tuyên bố.
4. a) Của cải và
tài sản của xí nghiệp, dù ở đâu và do ai giữ, cũng được miễn không bị trưng
thu, tịch thu, tước đoạt hay phải chịu bất kỳ hình thức sai áp nào khác do một
biện pháp thuộc quyền hành pháp hay quyền lập pháp.
b) Của cải, tài
sản của Xí nghiệp, dù ở đâu và do ai giữ, cũng không phải chịu một dự kiểm
soát, hạn chế, quy định hay lệnh tạm hoãn nào mang tính chất phân biệt đối xử,
dù thuộc loại nào.
c) Xí nghiệp và
nhân viên của Xí nghiệp tôn trọng các luật và quy định của bất kỳ quốc gia hay
lãnh thổ nào mà ở đó, Xí nghiệp hay nhân viên tiến hành các hoạt động công
nghiệp và thương mại hay các hoạt động khác.
d) Các quốc gia
thành viên bảo đảm cho xí nghiệp được hưởng tất cả các quyền, quyền miễn trừ và
đặc quyền mà họ đã đồng ý dành cho các thực thể hoạt động thương mại ở trên
lãnh thổ của mình. Các quyền, quyền miễn trừ và đặc quyền này được dành cho các
Xí nghiệp theo các thể thức không kém thuận lợi hơn các quyền dành cho các thực
thể hoạt động thương mại tương tự. Khi các quốc gia đồng ý cho các quốc gia
đang phát triển hay các thực thể thương mại của họ hưởng các quyền ưu tiên đặc
biệt, thì Xí nghiệp cũng được hưởng các đặc quyền này trên một cơ sở ưu tiên
tương tự;
e) Các quốc gia
thành viên có thể đồng ý cho Xí nghiệp được hưởng các kích thích, quyền, đặc
quyền và quyền miễn trừ đặc biệt mà họ không buộc phải dành cho các thực thể
thương mại khác hưởng.
5. Xí nghiệp
thương lượng với các quốc gia mà ở trên lãnh thổ các quốc gia đó, Xí nghiệp có
các văn phòng và các cơ sở, để được miễn tất cả mọi thứ thuế trực thu và gián
thu.
6. Mỗi quốc gia
thành viên thi hành các biện pháp cần thiết để đem lại hiệu lực trong pháp luật
của mình cho những nguyên tắc đã được nêu trong Phụ lục này và thông váo cho Xí
nghiệp biết những biện pháp cụ thể mà họ đã định.
7. Xí nghiệp có
thể từ bỏ bất kỳ đặc quyền hay quyền miễn trừ nào do điều này do các hiệp định
đặc biệt nói ở khoản 1 dành cho mình, trong phạm vi và theo các điều kiện do
mình quy định.
MỤC 1. HOÀ
GIẢI THEO ĐÚNG MỤC 1 CỦA PHẦN XV
ĐIỀU 1. Khởi
đầu thủ tục
Nếu các bên trong
một vụ tranh chấp thoả thuận đưa ra hoà giải theo thủ tục được trù định ở mục
này, theo đúng Điều 248, thì bất kỳ bên tranh chấp nào đều có đề xuất thủ tục
bằng một thông báo viết gửi đến cho bên khác hay các bên khác trong vụ tranh
chấp.
ĐIỀU 2. Danh
sách các hoà giải viên
1. Tổng thư ký
Liên hợp quốc lập và giữ một bản danh sách các hoà giải viên. Mỗi quốc gia thành
viên có quyền chỉ định bốn hoà giải viên có tiếng là công minh nhất, có trình
độ và vô tư nhất. Tên của các nhân vật được chỉ định như vậy được ghi trên bản
danh sách.
2. Nếu vào một
thời điểm nào đó, số lượng các hoà giải viên do một quốc gia thành viên chỉ
định và thể hiện ở trên bản danh sách dưới bốn người, thì quốc gia này có thể
tiến hành việc chỉ định bổ sung mà mình có quyền.
3. Tên của một
hoà giải viên được ghi trên bản danh sách cho đến khi bị quốc gia thành viên
chỉ định người đó rút đi, đương nhiên là hoà giải viên này tiếp tục giữ chức ở
bất kỳ uỷ ban hoà giải nào mà người này đã được cử, cho đến khi thủ tục tiến
hành trước khi uỷ ban này được hoàn thành.
ĐIỀU 3. Cơ cấu
của uỷ ban hoà giải
Trừ khi các bên
có thoả thuận khác, uỷ ban hoà giải được lập ra theo các cách sau đây:
a) Với điều kiện
tuân thủ điểm g, uỷ ban hoà giải gồm có năm uỷ viên.
b) Bên đề xuất
thủ tục chỉ định hai hoà giải viên được tuỳ ý lực chọn trên bản danh sách nói ở
Điều 2 của Phụ lục này, và một trong hai hoà giải viên đó có thể là công dân
của mình, trừ khi các bên có thoả thuận khác.
Việc chỉ định này
được ghi rõ trong thông báo được trù định ở Điều 1 ;
c) Bên kia trong
vụ tranh chấp, trong một thời hạn 21 ngày, kể từ khi nhận được thông báo nói ở
Điều 1, chỉ định hai hoà giải viên theo cách đã trù định ở điểm b. Nếu việc chỉ
định này không được tiến hành trong thời hạn quy định, bên đề xuất thủ tục,
trong tuần lễ tiếp sau khi hết thời hạn này, có thể hoặc chấm dứt thủ tục bằng
thông báo gửi cho bên kia, hoặc yêu cầu Tổng thư ký Liên hợp quốc tiến hành
những bổ nhiệm người này theo đúng điểm e;
d) Trong thời hạn
30 ngày kể từ ngày bổ nhiệm người hoà giải cuối cùng, bốn hoà giải viên chỉ
định một người thứ năm, được lựa chọn trên danh sách nói ở Điều 2 của Phụ lục
này, người thứ năm này sẽ là Chủ tịch. Nếu việc bổ nhiệm không được làm trong
thời gian quy định, thì mỗi bên, trong tuần lễ tiếp sau khi kết thúc thời hạn
này, có thể yêu cầu Tổng thư ký Liên hợp quốc tiến hành việc bổ nhiệm này theo
đúng điểm e;
e) Trong thời hạn
30 ngày kể từ khi nhận được một yêu cầu làm theo các điểm c hoặc điểm d. Tổng
thư ký Liên hợp quốc tiến hành việc bổ nhiệm cần thiết bằng cách lựa chọn, có
tham khảo ý kiến với các bên trong vụ tranh chấp, các nhân vật ghi ở bản danh
sách nêu ở Điều 2 của Phụ lục này ;
f) Cần bổ sung
bất kỳ ghế nào bị trông theo cách đã trù định cho việc bổ nhiệm ban đầu ;
g) Khi hai bên
hay nhiều bên thoả thuận cũng đứng về một phía thì họ cùng nhau chỉ định hai
hoà giải viên. Khi hai hay nhiều bên không cùng đứng về một phía hay không thể
thoả thuận về điểm có đứng về một phía hay không, thì họ chỉ định các hoà giải
viên riêng lẻ;
h) Khi có quá hai
bên không đứng về cùng một phía hay không thể thoả thuận về điểm có đứng về một
phía hay không, thì các bên trong vụ tranh chấp áp dụng các điểm a đến f đến
hết mức có thể.
ĐIỀU 4. Thủ
tục
Trừ khi các bên
hữu quan có thoả thuận khác, uỷ ban hoà giải tự quyết định thủ tục của mình.
Với sự thoả thuận của các bên trong vụ tranh chấp, uỷ ban hoà giải có thể mời
bất kỳ quốc gia thành viên nào trình bày với mình những ý kiến của họ bằng lời
hay bằng văn bản. Các quyết định về thủ tục, các kiến nghị và báo cáo của uỷ
ban được thông qua theo đa số các uỷ viên của mình.
ĐIỀU 5. Giải
pháp hoà giải
Uỷ ban có thể lưu
ý các bên về mọi biện pháp có thể có để làm dễ dàng cho giải pháp hoà giải vụ
tranh chấp.
ĐIỀU 6. Các
chức năng của uỷ ban
Uỷ ban lắng nghe
các bên, xem xét các đòi hỏi và ý kiến phản đối của họ và nêu ra các đề nghị
nhằm giúp họ đạt tới một giải pháp hoà giải vụ tranh chấp.
ĐIỀU 7. Báo
cáo
1. Uỷ ban làm báo
cáo trong vòng 12 tháng sau khi được lập ra. Báo cáo của uỷ ban bao gồm bất kỳ
thoả thuận nào đạt được và, nếu không có thoả thuận, các kết luận của uỷ ban về
tất cả các điểm về thực tế hay pháp lý có quan hệ tới đối tượng của vụ tranh
chấp, cũng như những khuyến nghị mà uỷ ban xét thấy thích hợp, nhằm đi tới một
giải pháp hoà giải. Báo cáo được gửi lên Tổng thư ký Liên hợp quốc và chuyển
tới các bên tham gia vụ tranh chấp.
2. Báo cáo của uỷ
ban, kể cả mọi kết luận hay khuyến nghị trong đó, không ràng buộc các bên.
ĐIỀU 8. Việc
kết thúc thủ tục
Thủ tục hoà giải
kết thúc khi vụ tranh chấp đã được giải quyết khi các bên đã chấp nhận hay một
bên đã bác bỏ các khuyến nghị trong báo cáo qua con đường thông báo bằng văn
bản gửi lên cho Tổng thư ký Liên hợp quốc, hoặc là sau ba tháng kể từ ngày
truyền đạt báo cáo cho các bên.
ĐIỀU 9. Tiền
thù lao và lệ phí
Tiền thù lao và
lệ phí của Uỷ ban do các bên tham gia tranh chấp chịu.
ĐIỀU 10. Quyền
của các bên không theo thủ tục
Các bên tham gia
tranh chấp, qua một thoả thuận áp dụng chỉ cho vụ tranh chấp này, có thể thoả
thuận bỏ qua bất kỳ quy định nào của Phụ lục này.
MỤC 2. BẮT
BUỘC THEO THỦ TỤC HOÀ GIẢI THEO ĐÚNG MỤC 3 CỦA PHẦN XV
ĐIỀU 11. Việc
khởi đầu thủ tục
1. Theo đúng mục
3 của phần XV, bất kỳ bên nào trong một vụ tranh chấp có thể đưa ra hoà giải
theo thủ tục đã trù định ở mục này, có thể bắt đầu thủ tục bằng một bản thông
báo gửi cho bên kia hay các bên kia trong vụ tranh chấp.
2. Bất kỳ bên nào
trong vụ tranh chấp, khi đã nhận được thông báo đã được trù định ở khoản 1, thì
bắt buộc phải chấp nhận thủ tục hoà giải.
ĐIỀU 12. Không
có trả lời hay từ chối chấp hành thủ tục
Việc một hay
nhiều bên tham gia vào vụ tranh chấp không trả lời thông báo mở đầu một thủ tục
hoà giải hay không chấp nhận một thủ tục như thế, không phải là một trở ngại
cho thủ tục.
ĐIỀU 13. Thẩm
quyền
Trong trường hợp
có tranh cãi về điểm, liệu một uỷ ban hoà giải được lập nên theo mục này có
thẩm quyền không, thì uỷ ban này quyết định.
ĐIỀU 14. Áp
dụng mục 1
Các Điều 2 đến 10
của mục 1 của Phụ lục này được áp dụng với điều kiện tuân thủ các quy định của
mục này.
ĐIỀU 1. Các quy
định chung
1. Toà án quốc tế
về luật biển được thành lập và hoạt động theo đúng các quy định của Công ước và
quy chế này.
2. Toà án đặt trụ
sở tại thành phố tự do và buôn bán Hăm-buốc thuộc nước Cộng hoà liên bang Đức.
3. Tuy nhiên, toà
án có thể đặt trụ sở và thi hành các chức năng ở nơi khác, nếu xét thấy tiện
lợi hơn.
4. Việc đưa một
vụ tranh chấp ra toà phải do các phần XI và XV điều chỉnh.
MỤC 1. TỔ CHỨC
CỦA TOÀ ÁN
ĐIỀU 2. Thành
phần
1. Toà án là một
tập thể gồm 21 thành viên độc lập, được tuyển chọn trong số các nhân vật nổi
tiếng nhất về công bằng và liêm khiết, có năng lực rõ ràng trong lĩnh vực luật
biển.
2. Thành phần của
Toà án phải đảm bảo có sự đại điện của các hệ thống pháp luật chủ yếu của thế
giới và một sự phân chia công bằng về mặt địa lý.
ĐIỀU 3. Các
thành viên của Toà án
1. Toà án không
thể có quá một công dân của cùng quốc gia. Về phương diện này, một nhân vật có
thể bị coi là công dân của quá một quốc gia sẽ được coi như là công dân của
quốc gia mà nhân vật đó thường thi hành các quyền dân sự và chính trị của mình.
2. Mỗi nhóm theo
địa lý do Đại hội đồng Liên hợp quốc xác định phải có ít nhất là 3 thành viên ở
trong Toà án.
ĐIỀU 4. Các
việc ứng cử và bầu cứ
1. Mỗi quốc gia
thành viên có thể chỉ định nhiều nhất là hai người có đủ các điều kiện được trù
định ở Điều 2 của Phụ lục này. Các thành viên của Toà án được tuyển lựa trên
bản danh sách những người đã được chỉ định như thế.
2. Ít nhất là ba
tháng trước ngày bầu cử Tổng thư ký Liên hợp quốc, nếu là cuộc bầu cử đầu tiên,
hay thư ký của Toà án, nếu là cuộc bầu cử sau, gửi giấy mời các quốc gia thành
viên, trong một thời hạn là hai tháng, thông báo danh sách các ứng cử viên của
họ. Tổng thư ký hay thư ký của Toà án lập ra một bản danh sách theo thứ tự a, b
c tất cả những ứng cử viên được chỉ định như vậy, có ghi rõ các quốc gia thành
viên chỉ định họ, và thông bao danh sách này cho các quốc gia thành viên trước
ngày thứ bảy của tháng cuối cùng trước ngày bầu cử.
3. Cuộc bầu cử
đầu tiên diễn ra chậm nhất là sáu tháng sau ngày Công ước có hiệu lực.
4. Các thành viên
của Toà án được bầu bằng cách bỏ phiếu kín. Các cuộc bầu cử được tiến hành
trong một hội nghị các quốc gia thành viên do Tổng thư ký Liên hợp quốc triệu
tập đối với trường hợp bầu cử đầu tiên, và theo thủ tục do các quốc gia thành
viên quy định trong trường hợp các cuộc bầu cử tiếp sau. Ở mỗi hội nghị này, số
đại biểu cần thiết (quorum) của hội nghị gồm hai phần ba số quốc gia thành
viên. Các thành viên của Toà án được bầu là những ứng cử viên đạt được số phiếu
bầu cao nhất và phải được hai phần ba số quốc gia thành viên có mặt và bỏ
phiếu, đương nhiên là đa số này phải gồm đa số các quốc gia thành viên.
ĐIỀU 5. Nhiệm
kỳ
1. Các thành viên
của Toà án được bầu với nhiệm kỳ là chín năm và có thể được tái cử; tuy nhiên,
đối với các thành viên được bầu ở cuộc bầu cử đầu tiên, bảy người sẽ mãn nhiện
kỳ sau ba năm và bảy người khác sẽ mãn nhiệm kỳ sau sáu năm.
2. Các thành viên
của Toà án mãn nhiệm kỳ theo các thời hạn ban đầu là ba năm và sáu năm nói ở
trên sẽ được chỉ định qua rút thăm do Tổng thư ký Liên hợp quốc thực hiện ngay
sau cuộc bầu cử đầu tiên.
3. Các thành viên
của Toà án giữ chức vụ cho tới khi có người thay thế. Mỗi khi bị thay thế, họ
tiếp tục xét xử các vụ mà họ đang xét trước đó.
4. Nếu một số
thành viên của Toà án từ chức, đơn xin từ chức được gửi lên cho Chánh án Toà
án. Ghế của thành viên trở nên bị trống vào thời gian nhận được đơn xin từ
chức.
ĐIỀU 6. Các
ghế bị trống
1. Các ghế bị
trống phải được bổ sung theo phương pháp đã dùng cho cuộc bầu cử đầu tiên, với
điều kiện phải theo quy định sau đây: thư ký của Toà án tiến hành trong tháng
tiếp theo ngày có ghế bị trống việc mời theo quy định của Điều 4 của Phụ lục
này và Chánh án Toà án quy định thời gian bầu cử sau khi tham khảo ý kiến của
các quốc gia thành viên.
2. Thành viên của
Toà án được bầu thay cho một thành viên chưa hết nhiệm kỳ hoàn thành nốt nhiệm
vụ của người mình thay thế.
ĐIỀU 7. Sự
không thể kiêm nhiệm
1. Một thành viên
của Toà án không thể đảm nhiệm bất kỳ một chức vụ chính trị hay hành chính nào,
cũng như không được chủ động tham gia hay có liên quan về tài chính trong một
hoạt động nào của một xí nghiệp đang tiến hành thăm dò hoặc khai thác các tài
nguyên ở biển hay ở dưới đáy biển hoặc một việc sử dụng biển hay đáy biển vào
mục đích thương mại khác.
2. Một thành viên
của Toà án không được làm những nhiệm vụ đại diện, cố vấn hay luật sư trong bất
cứ vụ kiện nào.
3. Trong trường
hợp có nghi vấn về các điểm này, Toà án quyết định theo đa số các thành viên
khác có mặt.
ĐIỀU 8. Các
điều kiện liên quan đến việc tham gia của các thành viên vào việc giải quyết
một vụ kiện nhất định
1. Một thành viên
của Toà án không thể tham gia vào việc giải quyết một vụ kiện nào mà trước đây
ông ta đã tham dự với tư cách đại diện, cố vấn hay luật sư của một trong các
bên, hay với tư cách thành viên của một Toà án quốc gia hay quốc tế hay với bất
cứ danh nghĩa nào khác.
2. Nếu vì một lý
do đặc biệt, một thành viên của Toà án thấy không nên dự vào việc giải quyết
một vụ kiện nhất định, thì ông ta báo cho Chánh án.
3. Nếu Chánh án thấy
một thành viên của Toà án, vì một lý do đặc biệt, không được ngồi xử trong một
vụ kiện nhất định, thì báo cho thành viên đó.
4. Trong trường
hợp có nghi vấn về các điểm này, Toà án quyết định theo đa số các thành viên
khác có mặt.
ĐIỀU 9. Hậu
quả do một thành viên của Toà án không đáp ứng các điều kiện cần thiết
Nếu theo ý kiến
nhất trí của các thành viên khác, một thành viên của Toà án đã không đáp ứng
các điều kiện cần thiết, thì Chánh án Toà án tuyên bố ghế của thành viên này
trống.
ĐIỀU 10. Các
đặc quyền và quyền miễn trừ
Trong khi thi
hành các chức trách của mình, các thành viên của Toà án được hưởng các đặc
quyền và các quyền miễn trừ ngoại giao.
ĐIỀU 11. Cam
kết long trọng
Trước khi đảm
nhận chức trách, bất kỳ thành viên nào của Toà án cũng cần công khai cam kết
long trọng thi hành các quyền hạn của mình hoàn toàn vô tư và hết sức trung
thực.
ĐIỀU 12. Chánh
án, phó chánh án và thư ký toà án
1. Toà án bầu ra
Chánh án và phó chánh án với nhiệm kỳ 3 năm, các vị này có thể được bầu lại.
2. Toà án bổ nhiệm
thư ký của Toà án và có thể bổ nhiệm những viên chức khác như thế, nếu thấy cần
thiết.
3. Chánh án và
thư ký của Toà án làm việc tại trụ sở của Toà án.
ĐIỀU 13. Số
đại biểu cần thiết (quorum)
1. Tất cả các
thành viên có mặt của Toà án ngồi xử án, phải đủ 11 thành viên được bầu mới
được lập Toà án.
2. Toà án quyết
định những thành viên nào có thể được sử dụng để xét một vụ tranh chấp nhất
định nào đó, có tính đến Điều 17 của Phụ lục này và sự cần thiết bảo đảm hoạt
động tốt của các Viện nói ở các Điều 14 và 15 của Phụ lục này.
3. Toà án quyết
định về tất cả các tranh chấp và về tất cả các đơn đã trình lên mình, trừ khi
Điều 14 của Phụ lục này được áp dụng hoặc trừ khi các bên yêu cầu áp dụng Điều
15 của cùng Phụ lục này.
ĐIỀU 14. Viện
giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến đáy biển
Một Viện giải
quyết các vụ tranh chấp liên quan đến đáy biển được thành lập theo đúng Mục 4
của Phụ lục này. Thẩm quyền, các quyền hạn và các chức năng của Viện được xác
định trong Mục 5 của Phần XI.
ĐIỀU 15. Các
viện đặc biệt
1. Nếu thấy cần
thiết, Toà án có thể lập ra các viện, gồm ít nhất là ba thành viên được bầu để
xét xử các loại vụ kiện nhất định.
2. Toà án lập ra
một viện để xét xử một vụ tranh chấp nhất định được đệ trình lên Toà, nếu các
bên yêu cầu. Thành phần của viện này được Toà án quy định với sự thoả thuận của
các bên.
3. Nhằm giải
quyết nhanh các vụ kiện, mỗi năm Toà án lập ra một viện gồm năm thành viên được
bầu để xét xử theo thủ tục rút gọn. Ngoài ra có thêm hai thành viên được chỉ
định để thay thế những thành viên không có khả năng tham dự vào một vụ kiện
nhất định.
4. Các Viện được
trù định ở điều này tiến hành xét xử, nếu các bên có quyền yêu cầu.
5. Bất kỳ phán
quyết nào của một trong số các viện đã được trù định ở điều này và Điều 14 của
Phụ lục này đều được coi như phán quyết của Toà án.
ĐIỀU 16. Quy
chế của Toà án
Toà án xác định
qua một quy chế, cách thức thi hành các chức năng của mình. Đặc biệt là Toà án
quy định thủ tục của mình.
ĐIỀU 17. Các
thành viên có quốc tịch của các bên
1. Thành viên có
quốc tịch của một bên nào đó trong số các bên của một vụ tranh chấp có quyền
ngồi xử.
2. Khi xét xử một
vụ tranh chấp, nếu Toà án có một thành viên thuộc quốc tịch của một trong các
bên, thì bất kỳ bên nào khác trong vụ tranh chấp có thể chỉ định một người theo
sự lựa chọn của mình để tham gia xét xử với tư cách thành viên của Toà án.
3. Khi xét xử một
vụ tranh chấp, nếu Toà án không có một thành viên nào thuộc quốc tịch của các
bên, thì mỗi bên trong các bên này có thể chỉ định một người theo sự lựa chọn
của mình để tham gia xét xử với tư cách thành viên của Toà án.
4. Điều này được
áp dụng cho các viện nói trong các Điều 14 và 15 của Phụ lục này. Trong trường
hợp như vậy, Chánh án Toà án sau khi trao đổi với các bên, yêu cầu một số thành
viên đúng số lượng cần thiết nhường chỗ cho các thành viên của Toà án thuộc
quốc tịch của các bên hữu quan và nếu không có hoặc trong trong trường hợp trở
ngại, thì nhường chỗ cho các thành viên được các bên này chỉ định một cách đặc
biệt.
5. Khi nhiều bên
cùng đứng về một phía trong việc áp dụng các điều quy định nói trên, họ chỉ
được coi như một bên. Trong trường hợp nghi vấn, Toà án sẽ quyết định.
6. Các thành viên
được chỉ định theo đúng các khoản 2, 3 và 4 cần phải đáp ứng những điều kiện
trong các Điều 2, 8 và 11 của Phụ lục này. Họ tham gia vào việc quyết định
trong những điều kiện hoàn toàn bình đẳng với đồng nghiệp của họ.
ĐIỀU 18. Thù
lao
1. Mỗi thành viên
của Toà án nhận một khoản tiền lương hàng năm, cũng như một khoản trợ cấp đặc
biệt cho mỗi ngày mà họ làm nhiệm vụ của mình, miễn là tổng số tiền trợ cấp đặc
biệt mỗi năm không được vượt quá tổng số tiền lương hàng năm.
2. Chánh án được
một khoản trợ cấp đặc biệt hàng năm.
3. Phó chánh án
nhận một khoản trợ cấp đặc biệt cho mỗi ngày mà ông ta làm nhiệm vụ của chánh án.
4. Các thành viên
được chỉ định theo Điều 17 của Phụ lục này, ngoài các thành viên được bầu của
Toà án, được phụ cấp cho mỗi ngày mà họ thi hành các chức trách của họ.
5. Các khoản tiền
lương, trợ cấp và phụ cấp này được quy định lại theo từng thời gian, trong các
cuộc họp của các quốc gia thành viên, có tính đến khối lượng công việc của Toà
án. Các khoản này không thể bị giảm bớt trong suốt thời gian thi hành chức vụ.
6. Lương của thư
ký Toà án được quy định trong các cuộc họp của các quốc gia thành viên dựa trên
đề nghị của Toà án.
7. Các quy định
được thông qua trong các cuộc hội nghị của các quốc gia thành viên ấn định các
điều kiện, trong đó các khoản tiền hưu được trợ cấp cho các thành viên của Toà
án và cho thư ký Toà án cũng như các điều kiện thanh toán các chi phí đi lại
của họ.
8. Lương, trợ cấp
và phụ cấp được miễn mọi thứ thuế.
ĐIỀU 19. Các
kinh phí của Toà án
1. Các kinh phí
của Toà án do các quốc gia thành viên và Cơ quan quyền lực đảm nhận trong các
điều kiện và theo cách thức được quyết định trong các cuộc hội nghị của các
quốc gia thành viên.
2. Khi một thực
thể không phải là một quốc gia thành viên hay Cơ quan quyền lực, là một bên
trong một vụ tranh chấp đưa ra Toà án xét xử, thì Toà án quyết định phần đóng
góp của bên này vào các kinh phí của Toà án.
MỤC 2. THẨM
QUYỀN CỦA TOÀ ÁN
ĐIỀU 20. Quyền
được đưa vấn đề ra Toà án
1. Toà án được để
ngỏ cho các quốc gia thành viên.
2. Toà án được để
ngỏ cho các thực thể không phải là các quốc gia thành viên trong tất cả các
trường hợp đã được quy định rõ trong phần XI hay cho mọi tranh chấp được đưa ra
theo mọi thoả thuận khác, giao cho Toà án một thoả quyền được tất cả các bên
trong vụ tranh chấp thoả thuận.
ĐIỀU 21. Thẩm
quyền
Toà án có thẩm
quyền đối với tất cả các vụ tranh chấp và tất cả các yêu cầu được đưa ra Toà
theo đúng Công ước, và đối với tất cả các trường hợp được trù định rõ trong mọi
thoả thuận khác, giao thẩm quyền cho Toà án.
ĐIỀU 22. Việc
đưa ra Toà án các vụ tranh chấp liên quan đến các thoả thuận khác
Nếu được sự thoả
thuận của tất cả các bên trong một hiệp ước hay một Công ước đã có hiệu lực có
quan hệ đến một vấn đề do Công ước đề cập, thì bất kỳ tranh chấp nào liên quan
đến việc giải thích hay áp dụng hiệp ước hoặc Công ước đó có thể được đưa ra
Toà án theo đúng như điều đã thoả thuận.
ĐIỀU 23. Luật
áp dụng
Toà án phán quyết
về mọi tranh chấp và về mọi đơn từ theo đúng Điều 293.
MỤC 3. THỦ TỤC
ĐIỀU 24. Việc
khởi tố
1. Tuỳ theo
trường hợp, các vụ tranh chấp có thể được đưa ra Toà án hoặc thông qua về một
thoả hiệp dựa vào trọng tài hoặc qua đơn thỉnh cầu gửi cho thư ký Toà án. Trong
cả hai trường hợp, nội dung của vụ tranh chấp và các bên cần được ghi rõ.
2. Thư ký Toà án
thông báo ngay thoả hiệp dựa vào trọng tài hay đơn thỉnh cầu cho các bên hữu
quan.
3. Thư ký Toà án
cũng thông báo về thoả thiệp dựa vào trọng tài hay đơn thỉnh cầu nói trên cho
các quốc gia thành viên.
ĐIỀU 25. Biện
pháp đảm bảo
1. Theo đúng Điều
290, Toà án và Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển có quyền
quyết định các biện pháp bảo đảm.
2. Nếu Toà án
không mở phiên xử, hoặc nếu số uỷ viên có mặt thấp hơn số thẩm phán cần thiếu
thì các biện pháp bảo đảm sẽ do Viện thủ tục rút gọn được lập ra theo đúng Điều
15, khoản 3 của Phụ lục này quyết định. Mặc dù có Điều 15, khoản 4 của chính
Phụ lục này, các biện pháp bảo đảm này có thể được quy định theo yêu cầu của
bất kỳ bên nào trong vụ tranh chấp. Các biện pháp này phải phục tùng sự đánh
giá và xem xét lại của Toà án.
ĐIỀU 26. Phiên
toà
1. Các phiên toà
phải do chính Chánh án Toà án chủ tọa, hay nếu Chánh án bận, thì do phó chánh
án chủ toạ; trong trường hợp cả hai người bận, thì phiên toà do thẩm phán lâu
năm nhất trong số các thẩm phán của Toà có mặt chủ toạ.
2. Phiên toà phải
mở công khai, trừ khi Toà án có quyết định khác, hoặc trừ khi các bên yêu cầu xử
kín.
ĐIỀU 27. Điều
hành vụ kiện
Toà án ra các
quyết định về việc điều hành vụ kiện và xác định các hình thức và thời hạn mà
trong đó mỗi bên cuối cùng phải trình bày các chứng cứ của mình; Toà án thi
hành mọi biện pháp cần thiết cho việc quản lý các chứng cứ.
ĐIỀU 28. Vắng
mặt
Khi một trong các
bên không ra Toà án hay không trình bày các lý lẽ của mình, thì bên kia có thể
yêu cầu Toà án tiếp tục trình tự tố tụng và ra quyết định. Việc một bên vắng
mặt hay việc một bên không trình bày các lý lẽ của mình không cản trở trình tự
tố tụng. Trước khi ra quyết định, Toà án phải biết chắc chắn rằng không những
Toà án có thẩm quyền xét xử, vụ tranh chấp mà còn bảo đảm rằng đơn kiện có cơ
sở về mặt thực tế và pháp lý.
ĐIỀU 29. Đa số
cần thiết để ra quyết định
1. Toà án ra các
quyết định theo đa số các thành viên có mặt.
2. Trong trường
hợp số phiếu ngang nhau, phiếu của Chánh án hay của người thay thế Chánh án là
lá phiếu quyết định.
ĐIỀU 30. Bản
án
1. Bản án phải
nêu rõ căn cứ
2. Cần ghi tên
các thành viên của Toà án đã tham gia vào bản án.
3. Nếu bản án
không thể hiện hoàn toàn hay từng phần ý kiến nhất trí của các thành viên Toà
án, thì bất kỳ thành viên nào cũng có thể đính theo bản trình bày ý kiến riêng
hay bất đồng của mình.
4. Bản án phải
được Chánh án và thư ký Toà án ký. Bản án được đọc trong một phiên công khai,
các bên tham gia tranh chấp phải được báo trước.
ĐIỀU 31. Việc
yêu cầu được tham gia
1. Trong một vụ
tranh chấp, khi một quốc gia thành viên cho rằng một quyền lợi có tính chất
pháp lý của mình bị đụng chạm, thì có thể gửi lên cho Toà án một đơn thỉnh cầu
để yêu cầu xin tham gia.
2. Toà án phát
biểu ý kiến về đơn thỉnh cầu này.
3. Nếu Toà án
chấp nhận đơn thỉnh cầu, thì quyết định liên quan đến vụ tranh chấp có tính
chất bắt buộc đối với quốc gia xin tham gia trong phạm vi mà quyết định này có
quan hệ đến các điểm là nội dung của việc tham gia.
ĐIỀU 32. Quyền
can thiệp và những vấn đề giải thích hay áp dụng
1. Khi một vấn đề
về giải thích hay áp dụng Công ước được đặt ra, thư ký Toà án lập tức thông báo
cho tất cả các quốc gia thành viên.
2. Trong khuôn
khổ của các Điều 21 và 22 của Phụ lục này, khi việc giải thích hay áp dụng một
điều ước quốc tế được đặt ra, thư ký Toà án thông báo điều đó cho tất cả các
bên tham gia vào điều ước đó.
3. Mỗi bên nói ở
các khoản 1 và 2 có quyền tham dự vào vụ kiện, và nếu bên đó thi hành quyền hạn
này, thì nội dung giải thích trong bản án cũng có tính chất bắt buộc đối với
bên đó.
ĐIỀU 33. Tính
chất quyết định về hiệu lực bắt buộc của các phán quyết
1. Phán quyết của
Toà án có tính chất tối hậu và tất cả các bên trong vụ tranh chấp đều phải tuân
theo.
2. Phán quyết của
Toà án chỉ có tính chất bắt buộc đối với các bên tranh chấp và đối với trường
hợp đã được quyết định.
3.Trong trường
hợp có sự tranh cãi về ý nghĩa và phạm vi của phán quyết, thì Toà án có trách
nhiệm giải thích theo yêu cầu của bất kỳ bên nào.
ĐIỀU 34. Án
phí
Nếu Toà án không
có quyết định khác, thì mỗi bên phải đảm nhận phần án phí của mình.
MỤC 4. VIỆN
GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN ĐÁY BIỂN
ĐIỀU 35. Thành
phần
1. Viện giải
quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển nói trong Điều 14 của Phụ lục này
gồm có 11 thành viên do Toà án lựa chọn trong các thành viên đã được bầu của
Toà án, theo đa số các thành viên đó.
2. Trong việc lựa
chọn các thành viên của Viện, sự đại diện cho các hệ thống pháp luật chủ yếu
của thế giới và việc phân chia công bằng về địa lý phải được bảo đảm. Đại hội
đồng của Cơ quan quyền lực có thể định ra các quyết nghị có tính chất chung về
sự đại diện và phân bố nói trên.
3. Các thành viên
của Viện được lựa chọn ba năm một lần và chỉ có thể được lựa chọn thêm một
nhiệm kỳ.
4. Viện bầu ra
chủ tịch trong số các thành viên của mình. Chỉ tịch đảm nhận chức trách trong
nhiệm kỳ của Viện.
5. Nếu các vụ
kiện đang giải quyết chưa xong vào cuối nhiệm kỳ ba năm của Viện, thì viện phải
hoàn thành việc xét xử với thành phần ban đầu của mình.
6. Khi một ghế
của Viện bị trống, Toà án chọn trong số các thành viên đã được bầu của mình một
người kế tục để hoàn thành nhiệm kỳ của người tiền nhiệm của người ấy.
7. Để lập ra
Viện, phải có một số lượng cần thết là bảy người do Toà án lựa chọn trong các
thành viên của mình.
ĐIỀU 36. Các
viện ad-hoc (đặc biệt)
1. Viện giải
quyết các vụ tranh chấp liên quan đến đáy biển lập ra một viện ad-hoc (đặc
biệt), gồm có ba thành viên trong số thành viên của mình, để xét xử một vụ
tranh chấp nhất định mà viện có trách nhiệm theo đúng Điều 188, khoản 1, điểm
b. Thành phần của Viện này do Viện giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến
đáy biển quyết định, với sự đồng ý của các bên hữu quan.
2. Nếu các bên
không thoả thuận về thành phần của viện ad-hoc (đặc biệt) đã nêu ở khoản 1, thì
mỗi bên trong vụ tranh chấp, chỉ định một thành viên và thành viên thứ 3 được
chỉ định qua thoả thuận, hoặc nếu một bên không chỉ định thành viên, thì Chủ
tịch của Viện giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến đáy biển phải tiến
hành ngay việc chỉ định thành viên này hoặc các thành viên này, lựa chọn trong
số các thành viên của Viện, sau khi đã tham khảo ý kiến của các bên.
3. Các thành viên
của viện ad-hoc (đặc biệt) không được làm việc cho một bên tranh chấp nào, cũng
không được là công dân của một quốc gia nào trong số các quốc gia tranh chấp.
ĐIỀU 37. Quyền
đưa vấn đề ra Viện
Viện để ngỏ cho
các quốc gia thành viên, cho Cơ quan quyền lực và các thực thể hay cá nhân nói
ở Mục 5 của phần XI.
ĐIỀU 38. Luật
áp dụng
Ngoài các quy
định của Điều 293, Viện áp dụng:
a) Các quy tắc,
quy định và thủ tục của Cơ quan quyền lực đã được thông qua theo đúng Công ước;
và
b) Các điều khoản
của bất kỳ hợp đồng nào liên quan đến các hoạt động tiến hành trong vùng, về
tất cả các vấn đề liên quan đến hợp đồng nói trên.
ĐIỀU 39. Việc
thi hành các quyết định của Viện
Các quyết định
của Viện có hiệu lực ở trên lãnh thổ của các quốc gia thành viên như các quyết định
hay lệnh của cơ quan pháp luật cao nhất của quốc gia thành viên trên lãnh thổ
mà ở đó phải thi hành các quyết định nói trên.
ĐIỀU 40. Việc
áp dụng các mục khác của Phụ lục này
1. Các quy định
của các mục khác trong Phụ lục này không mâu thuẫn với mục này được áp dụng cho
Viện.
2. Trong việc thi
hành các quyền hạn về tư vấn của mình. Viện dựa theo các quy định của Phụ lục
này liên quan đến thủ tục tiến hành trước Toà án, trong phạm vi mà Viện thấy
rằng các quy định này có thể áp dụng được.
MỤC 5. CÁC ĐIỀU
SỬA ĐỔI
ĐIỀU 41. Các
điều sửa đổi
1. Các điều sửa
đổi đối với Phụ lục này, ngoài các điều sửa đổi liên quan đến Mục 4, chỉ có thể
được thông qua theo đúng Điều 313 hoặc bằng consensus (thoả thuận) tại một hội
nghị được triệu tập theo đúng Công ước.
2. Các điều sửa
đổi đối với Mục 4 chỉ có thể được thông qua theo đúng Điều 314.
3. Toà án có thể
qua trao đổi bằng văn bản đưa ra cho các quốc gia thành viên xét các đề nghị
sửa đổi đối với Phụ lục này mà Toà án thấy cần thiết theo đúng khoản 1 và 2.
ĐIỀU 1. Việc
khởi tố
Với điều kiện
phải tuân thủ Phần XV, bất kỳ bên nào trong một vụ tranh chấp đều có thể đưa vụ
tranh chấp ra giải quyết bằng thủ tục trọng tài đã trù định trong Phụ lục này
bằng một thông báo viết gửi tới bên kia hoặc hoặc các bên kia trong vụ tranh
chấp. Thông báo có kèm theo bản trình bày các yêu sách và các lý do làm căn cứ
cho các yêu sách đó.
ĐIỀU 2. Danh
sách các trọng tài
1. Tổng thư ký
Liên hợp quốc lập ra và giữ một bản danh sách các trọng tài. Mỗi quốc gia thành
viên có thể chỉ định bốn trọng tài có kinh nghiệm về những vấn đề biển và nổi
tiếng nhất về sự công bằng, về năng lực và liêm khiết. Tên của những người được
chỉ định như vậy được ghi rõ trên một bản danh sách.
2. Vào một thời
điểm nào đó, nếu số lượng trọng tài được một quốc gia thành viên chỉ định và có
trong bản danh sách dưới bốn người thì quốc gia này có quyền tiến hành việc chỉ
định bổ sung mà mình có quyền.
3. Tên của một
trọng tài được ghi ở trên bản danh sách cho đến khi quốc gia thành viên đã chỉ
định người trọng tài này rút người đó khỏi danh sách; dĩ nhiên, người trọng tài
này phải tiếp tục làm nhiệm vụ trong mọi Toà trọng tài mà họ được cử cho đến
khi thủ tục tiến hành trước toà này kết thúc.
ĐIỀU 3. Thành
lập Toà trọng tài
Theo thủ tục được
trù định trong Phụ lục này, trừ khi các bên liên quan có thoả thuận khác, Toà
trọng tài được lập ra, như sau:
a) Với điều kiện
tuân thủ điểm g, Toà trọng tài gồm có năm thành viên;
b) Bên nguyên cử
một thành viên mà mình tuỳ ý lựa chọn ở trên bản danh sách nói ở Điều 2 của Phụ
lục này và người đó có thể là công dân của mình. Tên của người đó được ghi
trong bản thông báo nói trong Điều 1 của Phụ lục này;
c) Bên bị trong
vụ tranh chấp cử trong thời hạn 30 ngày, tính từ khi nhận được thông báo nói ở
Điều 1 của Phụ lục này một thành viên mà mình tuỳ ý lựa chọn trên bản danh
sách, và người đó có thể là công dân của mình. Nếu họ không cử người trong thời
hạn nói trên, thì bên nguyên có thể yêu cầu tiến hành việc cử thành viên đó
theo đúng điểm c trong hai tuần lễ sau khi hết thời hạn này;
d) Ba thành viên
khác được các bên thoả thuận cử ra. Họ được các bên tuỳ ý chọn trên bản danh
sách và là công dân của các quốc gia thứ ba, trừ khi các bên có thoả thuận
khác. Các bên cử Chánh toà của Toà trọng tài trong số ba thành viên đó. Nêu
trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nói ở Điều 1 của Phụ lục
này, các bên hữu quan không thể thoả thuận về việc chỉ định một hay nhiều thành
viên của Toà mà họ phải cử theo thoả thuận chung hay là về việc cử Chánh toà,
thì theo yêu cầu của bất kỳ bên nào trong vụ tranh chấp, cần tiến hành cử 1
người hay những người đó theo đúng điểm e Yêu cầu đó phải được đưa lên trong
hai tuần sau khi hết hạn 60 ngày này;
e) Trừ khi các
bên hữu quan thoả thuận giao cho một người hoặc cho một quốc gia thứ ba do họ
lựa chọn tiến hành các việc cử người cần thiết theo điểm c và d, Chánh án của
Toà án quốc tế về luật biển cần tiến hành việc hành. Nếu Chánh án bận hoặc là
công dân của một trong các bên trong vụ tranh chấp, thì việc cử người giao cho
thành viên thâm niên nhất của Toà án quốc tế về luật biển sẵn sàng làm việc này
và không phải là công dân của một trong các bên hữu quan. Việc cử người tiến
hành bằng cách lựa chọn trên bản danh cách nói ở Điều 2 của Phụ lục này trong
một thời hạn là 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu và có tham kháo ý kiến
của các bên. Các thành viên được cử như thế cần phải thuộc các quốc tịch khác
nhau, không được làm việc cho một bên nào trong vụ tranh chấp; họ không trú ngụ
thường xuyên ở trên lãnh thổ của một trong các bên hữu quan đó và không phải là
công dân của một bên nào;
f) Mọi ghế bị
trống đều được cử người thay thế theo các quy định cho lần bổ nhiệm đầu tiên ;
g) Các bên cùng
một phía cùng nhau cử một thành viên của Toà qua thoả thuận chung. Khi có nhiều
bên đối lập nhau hay trong trường hợp không thống nhất về điểm liệu các bên có
đứng vào cùng một phía không, thì mỗi bên trong số họ cử một thành viên của
Toà. Số lượng thành viên của Toà do các bên cử riêng rẽ bao giờ cũng phải ít
hơn một người so với số lượng các thành viên của Toà được các bên hữu quan cùng
cử ;
h) Các điểm a đến
f được áp dụng đến hết mức có thể vào các vụ tranh chấp xảy ra có quá hai bên
hữu quan trở lên.
ĐIỀU 4. Các
chức năng của Toà trọng tài
Một toà trọng tài
được thành lập theo Điều 3 của Phụ lục này thi hành các chức năng của mình theo
đúng Phụ lục này và quy định khác của Công ước.
ĐIỀU 5. Thủ
tục
Trừ khi các bên
có thoả thuận khác, Toà trọng tài tự quy định thủ tục của mình bằng cách cho
mỗi bên có khả năng bảo vệ các quyền của mình và trình bày căn cứ của mình.
ĐIỀU 6. Những
nghĩa vụ của các bên
Các bên tham gia
tranh chấp tạo điều kiện dễ dàng cho Toà trọng tài thực hiện nhiệm vụ của mình
và, đặc biệt là, theo đúng pháp luật của mình và bằng tất cả các phương tiện
thuộc quyền sử dụng của mình, cần phải:
a) Cung cấp cho
Toà mọi tài liệu, các điều kiện dễ dàng và các thông tin thích hợp; và b) Cho
Toà, khi điều đó là cần thiết, có khả năng dẫn ra và nghe người làm chứng hoặc
các chuyên gia và đến tại chỗ.
ĐIỀU 7. Lệ phí
Trừ khi Toà trọng
tài có quyết định khác vì có những hoàn cảnh đặc biệt của vụ việc, lệ phí của
Toà, kể ca thù lao cho các thành viên của Toà, phải do các bên trong vụ tranh
chấp chịu ngang nhau.
ĐIỀU 8. Đa số
cần thiết phải thông qua các bản án
Các quyết định
của Toà trọng tài được thông qua theo đa số các thành viên của Toà. Sự vắng mặt
hoặc bỏ phiếu trắng của dưới một nửa số thành viên không cản trở Toà ra quyết
định. Trong trường hợp số phiếu ngang nhau, lá phiếu của Chánh toà là lá phiếu
quyết định.
ĐIỀU 9. Vắng
mặt
Khi một trong số
các bên trong vụ tranh chấp không ra Toà hoặc không trình bày các lý lẽ của
mình, thì bên kia có thể yêu cầu Toà tiếp tục trình tự tố tụng và phán quyết.
Việc một bên vắng mặt hay việc một bên không trình bày các lý lẽ của mình không
cản trở cho trình tự tố tụng. Trước khi ra phán quyết, Toà trọng tài cần phải
biết chắc chắn rằng không những Toà có thẩm quyền xét xử vụ tranh chấp mà còn
chắc chắn rằng đơn kiện có cơ sở về mặt thực tế pháp lý.
ĐIỀU 10. Bản
án
Bản án của Toà
trọng tài được giới hạn ở nội dung của vụ tranh chấp và phải nêu căn cứ. Bản án
nêu tên của các thành viên của Toà trọng tài đã tham gia xét xử và thời gian ra
bản án. Bất kỳ thành viên nào của Toà cũng có thể đính thêm vào bản án trình
bày ý kiến riêng hoặc bất đồng của mình.
ĐIỀU 11. Tính
chất tối hậu của bản án
Bản án có tính
chất tối hậu và không được kháng cáo, trừ khi các bên trong vụ tranh chấp phải
tuân theo bản án này.
ĐIỀU 12. Giải
thích hoặc thi hành bản án
1. Bất kỳ tranh
cãi nào có thể xảy ra giữa các bên trong vụ tranh chấp liên quan đến việc giải
thích hay cách thi hành bản án, đều có thể được bên này hoặc bên kia đưa ra để
Toà trọng tài đã tuyên án quyết định. Vì mục đích ấy, các ghế bị trống đều được
cử người thay theo phương pháp được trù định cho việc bổ nhiệm ban đầu các
thành viên của Toà.
2. Nếu tất cả các
bên trong vụ tranh chấp thoả thuận, thì bất kỳ tranh cãi nào thuộc loại này đều
có thể được đệ trình lên một Toà khác theo đúng Điều 287.
ĐIỀU 13. Áp
dụng đối với các thực thể không phải là các quốc gia thành viên
Phụ lục này được
áp dụng mutatis mutandis (với những thay đổi cần thiết về chi tiết) cho mọi vụ
tranh chấp nào liên quan đến các thực thể không phải là quốc gia thành viên.
ĐIỀU 1. Việc
khởi tố
Với điều kiện
tuân thủ phần XV, mọi bên tham gia vào một vụ tranh chấp liên quan đến việc
giải thích hay áp dụng các điều khoản của Công ước liên quan đến: 1- Việc đánh
bắt hải sản, 2- Việc bảo vệ và gìn giữ môi trường biển, 3- Việc nghiên cứu khoa
học biển, hoặc 4- Hàng hải, kể cả nạn ô nhiễm do các tàu thuyền hay do nhận
chìm, có thể đưa vụ tranh chấp ra giải quyết theo thủ tục trọng tài đặc biệt
được trù định trong Phụ lục này bằng thông báo viết gửi tới bên kia hoặc các
bên kia trong vụ tranh chấp; thông báo có kèm theo bản trình bày các yêu sách
và các căn cứ của các yêu sách đó.
ĐIỀU 2. Danh
sách các chuyên viên
1. Một danh sách
chuyên viên được lập ra và được duy trì cho mỗi lĩnh vực sau đây: 1- Việc đánh
bắt hải sản, 2- Việc bảo vệ và gìn giữ môi trường biển, 3- Việc nghiên cứu khoa
học biển, 4- Hàng hải, kể cả nạn ô nhiễm do tàu thuyền hay do nhận chìm gây ra.
2. Về mặt đánh
bắt hải sản, danh sách chuyên viên do Tổ chức lương thực và nông nghiệp của
Liên hợp quốc lập ra và duy trì; về mặt bảo vệ và phòng giữ môi trường biển, do
Chương trình của Liên hợp quốc về môi trường; về mặt hàng hải, kể cả nạn ô
nhiễm do tàu thuyền hay do nhận chìm gây ra, thì do Tổ chức hàng hải quốc tế
hoặc, tuỳ theo mỗi một trường hợp, do cơ quan phụ trợ thích hợp mà Tổ chức,
Chương trình hoặc Uỷ ban nói trên đã uỷ quyền thực hiện chức năng này.
3. Mỗi quốc gia thành
viên có thể chỉ định trong một lĩnh vực đó hai chuyên viên có năng lực được xác
minh và thừa nhận chung về pháp lý, khoa học hay kỹ thuật trong lĩnh vực nói
trên và là những người nổi tiếng công minh, liêm khiết nhất. Trong mỗi lĩnh
vực, bản danh sách có tên những người được chỉ định đó.
4. Ở vào một thời
điểm nào đó, nếu số lượng chuyên viên do một quốc gia thành viên chỉ định và
thể hiện trên một bản danh sách dưới hai người, thì quốc gia thành viên này có
thể tiến hành việc chỉ định bổ sung và họ có quyền.
5. Tên của một
chuyên viên được ghi trên bản danh sách cho đến khi bị bên đã chỉ định chuyên
viên đó rút đi, dĩ nhiên là chuyên viên này phải tiếp tục thi hành nhiệm vụ của
mình trong mọi Toà trọng tài đặc biệt cho đến lúc thủ tục tố tụng trước Toà này
đã kết thúc.
ĐIỀU 3. Cơ cấu
của Toà trọng tài đặc biệt
Theo thủ tục được
trù định trong Phụ lục này, trừ khi các bên có thoả thuận khác, Toà trọng tài
đặc biệt được cấu thành như sau:
a. Với điều kiện
tuân thủ điểm g, Toà trọng tài đặc biệt gồm có năm thành viên;
b. Bên nguyên cử
hai thành viên được lựa chọn tuỳ ý ở bản danh sách hay các bản danh sách nói ở
Điều 2 của Phụ lục này liên quan đến nội dung của vụ tranh chấp, một trong hai
người này có thể là công dân của nước đó. Tên của các thành viên được cử như
vậy, được ghi trong thông báo nói ở Điều 1 của Phụ lục này;
c. Bên bị trong
vụ tranh chấp, trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày nhận được thông báo nói ở
Điều 1 của Phụ lục này, cử hai thành viên do họ tuỳ ý chọn trên danh sách hay
các danh sách liên quan đến nội dung của vụ tranh chấp, và trong hai người đó,
một người có thể là công dân của nước ấy. Nếu bên bị không cử người trong thời
hạn này, thì bên nguyên có thể trong hai tuần sau khi hết hạn, yêu cầu tiến
hành việc cử người theo đúng điểm e;
d. Các bên thoả
thuận cử Chánh toà trọng tài đặc biệt được lựa chọn tuỳ ý trên danh sách thích
hợp và là công dân của một nước thứ ba, trừ khi các bên có thoả thuận khác.
Trong một thời hạn là 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nói ở Điều 1 của
Phụ lục này, nếu các bên không thể thoả thuận việc cử Chánh toà, thì việc cử
này được tiến hành theo đúng điểm e theo yêu cầu của bất kỳ bên nào trong vụ
tranh chấp. Yêu cầu đó được gửi đến trong vòng hai tuần sau khi hết thời hạn kể
trên;
e. Trừ khi các
bên thoả thuận giao phó cho một người hay một quốc gia thứ ba do họ lựa chọn,
tiến hành việc cử người, Tổng thư ký Liên hợp quốc tiến hành việc cử các uỷ
viên cần thiết này trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu theo các
điểm c hay d. Việc của người này được tiến hành bằng cách lựa chọn ở trên bản
danh sách hay các bản danh sách chuyên viên thích hợp nói ở Điều 2 của Phụ lục
này, có trao đổi với các bên tranh chấp và với tổ chức quốc tế thích hợp. Các
uỷ viên được cử như vậy phải thuộc quốc tịch khác nhau, không được làm việc cho
một bên nào trong vụ tranh chấp; họ không được trú ngụ thường xuyên ở trên lãnh
thổ của một trong số các bên trong vụ tranh chấp và không phải là công dân của
một trong các bên này;
f. Mọi ghế bị
trống đều được cử người thay theo cách thức được trù định cho lần cử đầu tiên;
g. Các bên cùng
đứng về một phía cũng nhau thoả thuận cử hai thành viên của Toà. Khi có nhiều
bên đối lập nhau, hay trong trường hợp không thống nhất về điểm liệu các bên có
cùng một phía hay không, thì mỗi bên trong số họ cử một thành viên của Toà;
h. Các điểm a đến
f được áp dụng để hết mức có thể đối với các vụ tranh chấp có quá hai bên hữu
quan trở lên.
ĐIỀU 4. Các
quy định chung
Các Điều 4 đến 13
của Phụ lục VII được áp dụng mutatis mutadis (với những sửa đổi cần thiết về
chi tiết) vào thủ tục trọng tài đặc biệt nói ở trong Phụ lục này.
ĐIỀU 5. Việc
xác lập các sự kiện
1. Các bên của
một vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng các quy định của
Công ước về: 1- Việc đánh bắt hải sản, 2- Việc bảo vệ và gìn giữ môi trường
biển, 3- Hàng hải, kể cả nạn ô nhiễm môi trường do tàu hay do nhận chìm gây ra,
có thể, vào bất cứ lúc nào, thoả thuận yêu cầu một Toà trọng tài đặc biệt được
thành lập theo đúng Điều 3 của Phụ lục này tiến hành một cuộc điều tra và xác
lập các sự kiện từ nguồn gốc của vụ tranh chấp.
2. Trừ khi các
bên có thoả thuận khác, những sự kiện do Toà trọng tài đặc biệt xác nhận theo
khoản 1 được coi là những chứng cứ đã được xác minh giữa các bên hữu quan.
3. Nếu tất cả các
bên trong vụ tranh chấp yêu cầu thì Toà trọng tài đặc biệt có thể thảo ra các
khuyến nghị; những khuyến nghị này không có giá trị quyết định mà chỉ là cơ sở
để các bên tiến hành xem xét lại những vấn đề làm phát sinh ra tranh chấp.
4. Với điều kiện
tuân thủ khoản 2, Toà trọng tài đặc biệt cần tuân thủ Phụ lục này, trừ khi các
bên có thoả thuận khác.
ĐIỀU 1. Việc
sử dụng thuật ngữ "tổ chức quốc tế"
Trong Điều 305 và
Phụ lục này, thuật ngữ "các tổ chức quốc tế" được hiểu là một tổ chức
liên chính phủ được các quốc gia lập nên, các quốc gia này trao cho tổ chức đó
thẩm quyền về các vấn đề mà Công ước đề cập, kể cả thẩm quyền ký kết các hiệp
ước về vấn đề này.
ĐIỀU 2. Việc
ký kết
Một tổ chức quốc
tế có thể ký Công ước, nếu đa số các quốc gia hội viên của tổ chức này là những
bên ký kết Công ước, một tổ chức quốc tế ra một tuyên bố nói rõ các vấn đề
thuộc phạm vi Công ước mà các quốc gia hội viên ký Công ước đã trao thẩm quyền
cho tổ chức quốc tế này, cũng như tính chất và phạm vi của thẩm quyền này.
ĐIỀU 3. Việc
xác nhận chính thức và việc gia nhập
1. Một tổ chức
quốc tế có thể gửi lưu chiểu một văn bản xác nhận chính thức hay gia nhập, nếu
đa số các quốc gia hội viên của nó gửi hoặc đã gửi lưu chiểu các văn bản phê
chuẩn hay gia nhập của mình.
2. Văn bản của tổ
chức quốc tế gửi lưu chiểu lên cần phải có các cam kết và tuyên bố đã quy đinh
ở Điều 4 và 5 của Phụ lục này.
ĐIỀU 4. Phạm
vi tham gia, các quyền và nghĩa vụ
1. Đối với các
vấn đề mà các quốc gia hội viên và là thành viên của Công ước đã giao thẩm
quyền cho tổ chức quốc tế thì văn bản xác nhận chính thức hoặc gia nhập do tổ
chức quốc tế đó gửi lưu chiểu cần có lời cam kết chấp nhận các quyền và nghĩa
vụ đã được trù định trong Công ước đối với các quốc gia.
2. Một tổ chức
quốc tế là thành viên của Công ước trong phạm vi các giới hạn thẩm quyền được
xác định trong các tuyên bố, thông tin hoặc thông báo nói ở Điều 5 của Phụ lục
này.
3. Đối với các
vấn đề đã được các quốc gia hội viên là thành viên của Công ước trao thẩm quyền
cho thì một tổ chức quốc tế sẽ sử dụng các quyền và làm tròn nghĩa vụ, mà lẽ ra
theo Công ước là những quyền và nghĩa vụ của các quốc gia này. Các quốc gia hội
viên của một tổ chức quốc tế không sử dụng thẩm quyền của mình mà trao cho tổ
chức này.
4. Không thể có
trường hợp nào mà sự tham gia của một tổ chức quốc tế lại dẫn đến một sự đại
diện cao hơn sự đại diện mà các quốc gia hội viên là thành viên của Công ước có
thể đòi hỏi. Quy định này đã được áp dụng, đặc biệt là đối với các quyền ra các
quyết định.
5. Việc tham gia
của một tổ chức quốc tế không đem lại cho các quốc gia hội viên của tố chức đó
không phải là thành viên của Công ước một quyền nào do Công ước trù định.
6. Trong trường
hợp có tranh chấp giữa những nghĩa vụ thuộc bổn phận của một tổ chức quốc tế
theo Công ước và những nghĩa vụ thuộc bổn phận của tổ chức này theo điều ước đã
thành lập ra nó hoặc theo mọi văn bản có liên quan, thì các nghĩa vụ do Công
ước quy định có giá trị cao hơn.
ĐIỀU 5. Các
tuyên bố, thông báo và thông tin
1. Tài liệu xác
nhận chính thức hoặc gia nhập của một tổ chức quốc tế cần có một tuyên bố xác
định rõ các vấn đề thuộc phạm vi Công ước mà các quốc gia hội viên là thành
viên của Công ước đã trao thẩm quyền cho tổ chức quốc tế này.
2. Một quốc gia
hội viên của một tổ chức quốc tế, khi phê chuẩn hay gia nhập Công ước, hoặc khi
tổ chức quốc tế gửi lưu chiểu văn kiện xác nhận chính thức hay gia nhập, phải
làm một tuyên bố xác định các vấn đề đề cập trong Công ước mà tổ chức đã được
trao thẩm quyền, vào ngày muộn nhất trong hai thời điểm nói trên.
3. Các quốc gia
thành viên là hội viên của một tổ chức quốc tế, thành viên của Công ước được
coi như có thẩm quyền về tất cả các vấn đề thuộc phạm vi của Công ước mà các
quốc gia nói trên đã không ghi một cách rõ ràng rằng, họ đã trao thẩm quyền cho
tổ chức bằng một tuyên bố, thông tin hoặc thông báo làm theo đúng điều này.
4. Tổ chức quốc
tế và các quốc gia hội viên là thành viên của Công ước thông báo ngay cho người
lưu chiểu bất kỳ sự sửa đổi nào về việc phân chia các thẩm quyền được ghi rõ
trong các tuyên bố nói ở khoản 1 và 2, kể cả những việc chuyển giao thẩm quyền
mới.
5. Bất kỳ quốc
gia thành viên nào cũng có thể yêu cầu một tổ chức quốc tế và các quốc gia hội
viên của tổ chức này là thành viên của Công ước, chỉ rõ ai trong tổ chức hay
trong các quốc gia hội viên này có thẩm quyền đối với một vấn đề nhất định được
đặt ra. Tổ chức này và các quốc gia hội viên hữu quan thông báo tình hình này,
trong một thời hạn hợp lý. Họ cũng có thể tự mình chủ động thông báo một tình
hình đó.
6. Tính chất và
vi phạm của những thẩm quyền được chuyển giao cần phải được xác định rõ trong
các tuyên bố, thông tin và thông báo làm theo điều này.
ĐIỀU 6. Trách
nhiệm
1. Các bên có
thẩm quyền theo Điều 5 của Phụ lục này có trách nhiệm về mọi thiếu sót đối với
những nghĩa vụ nảy sinh từ Công ước và đối với tất cả các vi phạm khác đối với
Công ước.
2. Bất kỳ quốc
gia thành viên nào cũng có thể yêu cầu một tổ chức quốc tế hoặc các quốc gia
hội viên của tổ chức đó là thành viên của Công ước chỉ rõ người có trách nhiệm
trong một trường hợp riêng biệt. Tổ chức và các quốc gia hội viên hữu quan cần
phải thông báo tình hình này. Nếu không thực hiện điều này trong một thời gian
hợp lý, hoặc nếu họ thông báo các thông tin trái ngược nhau, thì họ phải cùng
nhau và liên đới chịu trách nhiệm.
ĐIỀU 7. Giải
quyết các vụ tranh chấp
1. Khi gửi lưu
chiểu văn kiện xác nhận chính thức hay gia nhập của mình, hoặc vào bất kỳ thời
điểm nào tiếp sau, một tổ chức quốc tế có quyền tự do lựa chọn, qua tuyên bố
bằng văn bản, một hoặc nhiều phương pháp đã nêu ở Điều 287, khoản 1 điểm a, c,
và để giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Công
ước.
2. Phần XV được
áp dụng mutatis mutadis (với những thay đổi cần thiết về chi tiết) cho bất kỳ
vụ tranh chấp nào giữa các thành viên của Công ước mà một hoặc nhiều thành viên
đó là các tổ chức quốc tế.
3. Khi một tổ
chức quốc tế và một hoặc nhiều quốc gia hội viên của tổ chức này đứng về một
phía, thì coi như tổ chức đã chấp nhận các thủ tục giải quyết tranh chấp như
các quốc gia này; trong trường hợp mà một trong số các quốc gia này chỉ chọn
Toà án quốc tế theo Điều 287, thì tổ chức và quốc gia hội viên này coi như đã
chấp nhận trọng tài theo thủ tục trù định ở Phụ lục VII, trừ khi các bên tham
gia vào vụ tranh chấp thoả thuận lựa chọn một phương pháp khác.
ĐIỀU 8. Áp
dụng Phần XVII
Phần XVII được áp
dụng mutatis mutadis (với những thay đổi cần thiết về chi tiết) cho các tổ chức
quốc tế, với điều kiện tuân thủ các quy định sau đây
a. Văn kiện xác
nhận chính thức hoặc gia nhập của một tổ chức quốc tế không được tính đến trong
việc áp dụng Điều 303, khoản 1;
b. i. Một tổ chức
quốc tế có quyền đặc biệt để hành động theo các Điều 312 đến 315, nếu tổ chức
này có thẩm quyền theo Điều 5 của Phụ lục này đối với toàn bộ vấn đề nói trong
điều sửa đổi;
ii. Khi một tổ
chức quốc tế có thẩm quyền theo Điều 5 của Phụ lục này đối với toàn bộ vấn đề
trong điều sửa đổi, thì văn kiện xác nhận chính thức hoặc gia nhập của tổ chức
này liên quan đến điều sửa đổi nói trên được coi như văn kiện phê chuẩn hoặc
gia nhập của từng quốc gia hội viên là thành viên của Công ước trong việc áp
dụng Điều 316, các khoản 1, 2 và 3;
iii. Trong tất cả
các trường hợp khác, văn kiện xác nhận chính thức hoặc gia nhập của một tổ chức
quốc tế không được tính đến trong việc áp dụng Điều 316, khoản 1 và 2;
c. i. Trong Điều
317, một tổ chức quốc tế mà trong số các hội viên của nó có một quốc gia thành
viên của Công ước và tổ chức quốc tế đó vẫn tiếp tục thoả mãn các điều kiện đã
được trù định trong Điều 1 của Phụ lục này, thì tổ chức quốc tế này không thể
từ bỏ Công ước;
ii. Một tổ chức
quốc tế phải từ bỏ Công ước, nếu trong số hội viên của nó không còn một quốc
gia nào là thành viên của Công ước hoặc nếu tổ chức này đã thôi không thoả mãn
các điều kiện đã được trù định trong Điều 1 của Phụ lục này. Sự từ bỏ đó có
hiệu lực ngay lập tức.
Bản tiếng Anh xem
ở đây:
http://www.un.org/depts/los/convention_agreements/texts/unclos/part2.htm
=============
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét