Gần đây ông Tiến sĩ Trần Công Trục- Nguyên Trưởng ban Biên giới của
Chính phủ đưa ra một “câu chuyện lịch sử” trong loạt bài dài tới sáu kỳ liền về Hải chiến Hoàng Sa năm
1974 trong đó có đề cập đến việc Hải quân Việt Nam Cộng Hòa do “chênh lệch lực
lượng” mà “thúc thủ” trước Hải Quân TQ. Một số nhà “rân chủ” coi đó là sự “công
nhận” của Nhà nước ta về “sự hi sinh” của VNCH trước quân xâm lược TQ. Ôm vào
bài báo để làm “bằng chứng” cho sự “cao cả, chính nghĩa” của VNCH. Kèm theo đó như
thường lệ là lời chửi rủa không ngớt về việc “Cộng sản chẳng làm gì được còn
VNCH thì hi sinh để bảo vệ đất nước”. Vậy sự thực về Hải chiến Hoàng Sa như thế
nào? Có đúng sự thất bại đó của VNCH trước TQ là chỉ từ sự “chênh lệch lực
lượng” hay thông tin đó chỉ là sự sai lầm ngớ ngẩn từ thói làm ăn vô trách
nhiệm của tờ báo mạng đó?
Trên cơ sở tôn trọng sự thật, chúng tôi xin chỉ ra một số sai sót trong bài viết của tờ báo kể trên. Cùng với
đó là sự cười vào mặt sâu sắc những nhà “rân chủ” đang tự sướng trên thất bại
năm nào.
1. Lực lượng chênh lệch?
Một lý lẽ rất sai lầm mà nhiều
người đưa ra để biện minh cho sự thất bại của VNCH trên Quần đảo Hoàng Sa năm
1974 là chênh lệch lực lượng. Quân TQ do có sự hỗ trợ từ” không quân” ( Mig21
và Mig23 ) và “tàu tên lửa” nên quân VNCH mới thất thủ. Thật sự, quân đội Trung
Quốc tham chiến trên quần đảo Hoàng Sa có lực lượng còn thua kém cả quân đội
VNCH cả về hỏa lực lẫn giãn nước của đội tàu.
Cụ thể, Hải quân VNCH có các tàu
Trần Bình Trọng (HQ-5), Lý Thường Kiệt (HQ-16), and Trần Khánh Dư (HQ-4), Nhật
Tảo (HQ-10) với choán nước từ 650 đến 2800 tấn. Hỏa lực mạnh với cỡ nòng pháo
từ 20mm đến 127mm với cơ số hàng chục nòng( 2 nòng 127mm, 4 nòng 76mm, trong đó
có 3 nòng bắn nhanh ("hải pháo 76 ly tự động"), đặc biệt có ngắm bắn
máy tính-radar, 16 nòng 40mm liên thanh, 14 nòng 20mm liên thanh và nhiều súng
cỡ nòng nhỏ hơn khác.
Trong khi đó, trang bị tàu chiến
của TQ hạn chế hơn nhiều, với số lượng tàu là 4 tầu rà mìn nhỏ Kronstadt, 2 tàu
rà mìn nhỏ khác với giãn nước chỉ khoảng 390 tấn mỗi tàu. Về hỏa lực, Hải quân
TQ cũng cực kì thua kém với cỡ nòng chỉ từ 25-85mm ( tổng cộng các tàu: 4 nòng
85mm phát một nạp đạn tay (Đ-44 bản 85mm cho hải quân), 8 nòng 57mm liên thanh
(súng phòng không đầu đạn 2,8kg, liên thanh).12 nòng 37mm, 8 nòng 25mm)
Như vậy, về lực lượng tàu chiến,
VNCH mực dù số lượng ít hơn, nhưng về hỏa lực và độ giãn nước đều hơn hẳn quân
địch, chưa kể các yếu tố công nghệ hiện đại hơn, đảm bảo độ chính xác tốt hơn
nhờ có sự hỗ trợ của pháo tự động. Trong hải chiến kiểu đấu pháo giữa các tàu,
giãn nước cũng như hỏa lực, cỡ nòng pháo có vai trò cực kì quan trọng, về mặt
này, VNCH có ưu thế tuyệt đối.