Lời dẫn: Ông Quang Minh
Doan- admin gr Dòng Máu Lạc
Hồng- một nhóm lớn trên fb với hơn 30
ngàn thành viên. Điều cực kỳ nguy hại ở chỗ ông Quang Minh Doan
này đang tiến hành một chiến dịch "NÚP BÓNG BÁC HỒ ĐỂ TUYÊN TRUYỀN
CHỐNG CỘNG". Ông này đang đội lốt áo đỏ để
xuyên tạc lịch sử, suy diễn bậy bạ tư tưởng Bác Hồ. Theo đó, Bác Hồ không
phải là chiến sĩ cộng sản thực thụ mà chỉ là một người cộng sản bất đắc dĩ khi
Bác đã chủ động chìa tay ra với Mỹ từ năm 1945 nhưng Mỹ đã từ chối,
khiến Bác buộc phải ngả về phe XHCN. Luận điệu xuyên tạc này, đáng
tiếc lại nhận được khá nhiều sự hưởng ứng của các
thành viên. Từ lý do này, bạn Ngọc Anh- thành viên Nóm Biên tập
Google.tienlang đã mở 1 stt công khai thảo luận về chủ đề này tại Nhóm
Dòng Máu Lạc Hồng.
Vì lý do kỹ thuật, bài khá dài
nên chúng tôi xin tách ra làm nhiều phần.
**************************************************
1. Việt Nam chưa bao giờ là "quốc gia cộng sản"
Nhà nước VNDCCH ra đời năm 1945 theo thể chế Dân chủ Tư sản và đa đảng. Ngay bản thân ĐCSVN cũng tự nguyện giải tán thay vào đó là Mặt trận Việt Minh, lấy Lợi ích Dân tộc làm đầu, lợi quyền của người dân làm trọng. Vì vậy, Việt Minh được quốc dân đồng bào ủng hộ và noi theo. Thực dân Pháp và tay sai, biết rằng tiềm lực không thể chống chọi được với Việt Minh nên dựng lên chiêu bài dối trá rằng chống Việt Minh là chống Cộng sản để lấy sự ủng hộ của Mỹ, vốn lo ngại về sự bành trướng của CNCS đang lên rất mạnh, đứng đầu là Liên Xô bất chấp thực tế rằng VNDCCH được thành lập và đứng vững mà không có bất kỳ sự ủng hộ nào của các nước XHCN, kể cả Liên Xô. Mãi đến năm 1948-1949, khi cuộc nội chiến ở TQ lan rộng xuống phía Nam, tàn quân của Tưởng Giới Thạch cố thủ ở vùng giáp biên giới VN-TQ, Mao Trạch Đông kêu gọi sự phối hợp của Việt Minh để tiễu trừ quân Tưởng Giới Thạch, không cho chúng cư ngụ ở vùng Biên giới Việt - Trung. Sau khi CM Trung Quốc thắng lợi, để trả công, CHDN Trung Hoa công nhận VNDCCH và thuyết phục Liên Xô viện trợ cho VNDCCH thì Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu mới lần lượt công nhận VNDCCH trong những năm 1950-1952 và bắt đầu giúp đỡ cho CM Việt Nam để chống Pháp. Từ đó, VNDCCH mới dần ngả theo "phe XHCN" nhưng vẫn luôn giữ vị thế là một quốc gia dân chủ ủng hộ phe XHCN chứ không phải là một nước XHCN. Ngay Hiến pháp 1959 cũng là Hiến pháp Dân chủ nhân dân chứ không phải là Hiến pháp Xã hội chủ nghĩa giống như Liên Xô và các nước Đông Âu...
Chính vì Mỹ hất cẳng Pháp, hậu thuẫn cho VNCH ngang nhiên phá bỏ Hiệp định Geneva 1954 và âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, buộc VNDCCH và MTDTGP MNVN phải đối đầu với Mỹ, nhất là sau khi Mỹ đưa quân trực tiếp tham chiến ở Việt Nam. Buộc phải đối đầu với Mỹ, VNDCCH nhận được nhiều sự giúp đỡ từ Liên Xô, Đông Âu và Trung Quốc, cả về vật chất lẫn sự ủng hộ về chính trị, cùng với việc họ giúp ta đào tạo cán bộ. Việc này tất yếu dẫn đến VNDCCH ngày càng chịu ảnh hưởng sâu sắc hơn của "phe XHCN", đỉnh cao là đến sau chiến thắng Mùa Xuân năm 1975, cho rằng đến Đế quốc Mỹ, nước Tư bản trùm sò ta còn thắng được thì không gì mà Việt Nam không thể làm được nên lãnh đạo Việt Nam lúc đó đã vội vàng đổi tên Đảng là ĐCSVN và đổi trên nước là CHXHCNVN bất chấp lời khuyên và cảnh báo của chính bạn bè ở Liên Xô và Đông Âu rằng "các đồng chí chưa nên làm việc đó vì Việt Nam chưa đủ điều kiện để tiến lên CNXH". Cũng xin nhắc lại bối cảnh thập niên 1950-1970, Liên Xô và Đông Âu phát triển với tốc độ cực kỳ ấn tượng. Từ vị thế là những nước nghèo nàn lạc hậu so với Tây Âu (vốn giầu lên sau CM đại công nghiệp và nhờ việc đi ăn cướp ở các nước thuộc địa), Liên Xô và Đông Âu liên tiếp đạt được những thành tựu ngoài sức tưởng tượng mà không phải ăn cướp của bất kỳ nước nào (khủng hoảng kinh tế ở Liên Xô và Đông Âu chỉ bắt đầu từ thập niên 1980). Trong bối cảnh đó, những người Việt Nam được cử đi học và đi công tác ở Liên Xô và Đông Âu càng được củng cố lòng tin vững chắc rằng XHCN là con đường phát triển tất yếu để đưa Việt Nam vươn lên mạnh mẽ sau khi thoát khỏi chiến tranh. Đến 1980, Việt Nam sửa đổi Hiến pháp thành Hiến pháp Xã hội chủ nghĩa, gần như copy Hiến pháp 1976 của Liên Xô. Tuy nhiên, ngay sau đó, Liên Xô và Đông Âu rơi vào khủng hoảng và buộc phải cải tổ, Việt Nam cũng nhận ra sai lầm và thông qua chủ trương Đổi mới từ Đại hội Đảng VI năm 1986. Như vậy, giai đoạn áp dụng Hiến pháp "xã hội chủ nghĩa" ở Việt Nam chỉ là vài năm, sau đó chúng ta tiến hành sửa chữa sai lầm, nhất là tiến hành sửa đổi Hiến pháp, Hiến pháp 1992 ra đời trong bối cảnh đó. Cần lưu ý rằng, trong giai đoạn 1986-1992, các văn bản pháp luật được xây dựng và thông qua đã "đón đầu" Hiến pháp 1992, chấp nhận nhiều điểm không hoàn toàn phù hợp với HP 1980.
Đến nay, HP 1992 đã nhiều lần được sửa đổi và gần nhất là ban hành HP 2013. Mặc dù tên gọi vẫn là CHXHCNVN nhưng cả về mô hình tổ chức BMNN, chế độ chính trị và các nội dung cơ bản khác, Hiến pháp của Việt Nam không còn theo bất kỳ khuôn mẫu nào của các nước XHCN đã từng tồn tại trong lịch sử. Ngay kể cả tên Đảng, cùng là Đảng này, với cơ cấu giai tầng tập hợp trong Đảng như hiện nay, khi thành lập lại Đảng, Hồ Chủ Tịch cương quyết đặt tên là Đảng Lao động Việt Nam chứ không phải là ĐCSVN như bây giờ. Như vậy, thực tế cho đến nay, Việt Nam vẫn đang là một nước Dân chủ phát triển theo thiên hướng xã hội chủ nghĩa nhưng sẵn sàng học tập và áp dụng mọi thành tựu của nhân loại, trong đó đa phần là thành tựu của thế giới tư bản chứ chưa bao giờ Việt Nam là một nước xã hội chủ nghĩa chứ đừng nói là một "quốc gia cộng sản" như mấy người "chống cộng" vẫn tuyên truyền. Vì vậy, mấy người "chống cộng" thực chất là chống cái thứ chưa hề tồn tại ở Việt Nam...
2. Bản chất của cuộc chiến chống cộng của Mỹ và Phương Tây:
Cuộc chiến Chống cộng bắt đầu từ khi cuộc CMT10 Nga thành công, khi mà những tư tưởng dân chủ, tiến bộ của Lenin được đưa ra, trong đó có tuyên bố ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập ở các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc, cộng với việc nhà nước Xô Viết quyết tâm xây dựng một xã hội lấy lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động làm trung tâm và là động lực để phát triển xã hội. Việc này đã đánh thẳng vào lợi ích của giai cấp tư sản, vốn lấy sự bóc lột sức lao động của người dân ở chính quốc và bóc lột tài nguyên + sức lao động ở những nước thuộc địa để làm giầu. Nước Nga Xô Viết non trẻ đã bị các cường quốc Tây Âu bao vây, cấm vận và đe dọa chiến tranh. Tuy vậy, nước Nga vẫn đứng vững và vươn lên mạnh mẽ, nhất là sau Đại chiến TG II, trở thành một trong hai siêu cường trên thế giới.
Cuộc chiến chống cộng, khi được Mỹ phất lên sau ĐC TG II thực chất là cuộc chiến nhằm tranh giành ảnh hưởng giữa Mỹ và Liên Xô, hai siêu cường mới nổi. Bản chất của cuộc chiến chống cộng, vì vậy, không phải là vì cộng sản tốt hay xấu, mà là vì lợi ích của giới tài phiệt có nguy cơ bị đe dọa. Khi đứng trước nguy cơ lớn hơn hoặc khi hợp tác với các quốc gia cộng sản mà đem lại lợi ích, các tay tư bản trùm sò lại sẵn sàng bắt tay cộng tác. Ví dụ như Mỹ, Anh, Pháp hợp tác cùng Liên Xô, Ba Lan thành lập "Mặt trận đồng minh" chống phát xít và thành lập Liên Hợp Quốc; Mỹ sẵn sàng bắt tay với Trung Quốc khi thấy TQ và LX có rạn nứt vào đầu những năm 1970...
Cuộc chiến chống cộng thực chất đã chấm dứt từ sau khi Liên Xô tan rã và Đông Âu sụp đổ. Mỹ và Tây Âu không còn coi những nước vẫn còn định hướng phát triển theo XHCN là mối đe dọa nữa. Các chương trình, nguồn tài trợ, tuyên truyền ...chống cộng từ kênh Chính phủ đều đã chấm dứt. Những kẻ đến nay vẫn cố tiếp tục cuộc chiến chống cộng đều chỉ là những nạn nhan đáng thương bị quan thầy bỏ rơi giữa đường, giờ vẫn gào thét theo "bản năng" mỗi khi đói ăn và nhờ đó, thi thoảng vẫn được đoái hoài đến bằng dăm miếng xương hoặc vài mẩu bánh vụn dưới danh nghĩa "dân chủ", "nhân quyền"...
3. Thành tựu của phong trào cộng sản và chủ nghĩa Marx-Lenin vẫn được thế giới thừa nhận:
Mặc dù Liên Xô tan rã, phe XHCN sụp đổ, bất chấp bộ máy tuyên truyền của những nước Tư bản hàng đầu về những "sự xấu xa", "tàn bạo" của chế độ Cộng sản thì những đóng góp thực tế của phong trào Cộng sản và những đóng góp của học thuyết Mã-Lenin vẫn được thế giới ghi nhận. Xin liệt kê vài điểm chính về những đóng góp không thể phủ nhận của Học thuyết Marx-Lenin và phong trào Cộng sản:
- Cổ vũ cho phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, dẫn đến sự cáo chung của Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và kiểu mới;
- Những đóng góp to lớn cho "thế hệ quyền con người thứ 2", đem lại chế độ phúc lợi xã hội phổ biến cho người lao động trên toàn thế giới, đặc biệt ở chính các nước Tư bản hàng đầu;
- Bổ sung cho lý thuyết kinh tế vĩ mô ở chính các nước TBCN. Theo đó, Nhà nước cần phải nắm những khâu then chốt để điều tiết nền kinh tế. Nhờ vậy, thế giới tư bản giải quyết được bài toán khủng hoảng theo chu kỳ vốn là nguy cơ gây đổ vỡ ở các nền kinh tế hàng đầu ở thế giới tư bản;
- Triết học Marx vẫn được ghi nhận và đánh giá cao, nhất là phần "Duy vật Biện chứng", được coi là đỉnh cao của triết học.
Ngày nay, rất nhiều "mầm mống của CNCS" vẫn đang tồn tại và thành công ở các nước TBCN, ví dụ như mô hình các hợp tác xã ở Đức, Israel và ngay ở chính nước Mỹ. Chế độ phúc lợi xã hội và chính sách điều tiết thu nhập áp dụng ở nhiều nước Tây Âu và Bắc Âu. Gần đây, Obamacare cũng được coi là một chương trình có "tính chất xã hội chủ nghĩa" đã được Toà án tối cao Liên bang chính thức chấp thuận...
Giờ đây, không thể chia thế giới ra làm 2 phe XHCN và TBCH được nữa, thế giới đang xích lại gần nhau với những tiêu chuẩn chung được chấp nhận như thành tựu của nhân loại. Thực tế chứng minh không một cuộc cách mạng xã hội nào giành thắng lợi 100%, đơn cử như CM tư sản không làm biến mất chế độ quân chủ, nó chỉ thay thế chế độ quân chủ ở một số quốc gia và làm cải biến chế độ quân chủ ở phần còn lại. CM Vô sản, vì vậy, nếu một lần nữa có đồng loạt diễn ra thì cũng khó mà đem lại thắng lợi ở mọi quốc gia. Thay vào đó sẽ là sự cải biến dần dần, đem đến sự thịnh vượng và công bằng xã hội ở mức độ cao hơn, dường như đó cũng là mục tiêu của các nước tư bản hiện nay. Thế giới không còn quá sa đà vào việc triệt hạ lẫn nhau giữa những nước không cùng thể chế chính trị mà tập trung vào Toàn Cầu Hoá, chấp nhận thống nhất trong sự đa dạng. Hợp tác cùng phát triển là xu thế tất yếu và Việt Nam cũng không nằm ngoài dòng chảy này của QHQT.
Trong bối cảnh đó, những cuộc hội họp, biểu tình, phát ngôn, bài báo...chống cộng trở thành trò hề lố bịch và rẻ tiền. Nếu còn đủ khôn ngoan và tỉnh táo, các vị chấm dứt ngay đi...
Hình ảnh: Biểu tình trước Toà thị chính San Jose để hỗ trợ tinh thần chống cộng của Lý Tống.
Thật là khó chịu khi đọc cái bài viết bậy bạ này.
Trả lờiXóaToàn bài viết cho thấy cái tay Quang Minh Doan này hết sức phản động, dám phủ nhận sạch trơn vai trò lãnh đạ của Đảng CS trong cuộc cách mạng phản đế, phản phong và trong 2 cuộc kháng chiên trường kỳ.
Bác Hồ không pghair là người Cộng sản?
Tốt nhất là QMD nên lộ nguyên cái mặt dâm chủ đi! Sống hai mặt thế này mệt lắm!
XóaỞ trên kia hội Quang Minh Doan, Đoàn Thanh Nhân đang chửi Google Tienlang là dâm chủ đội lốt áo đỏ đấy.
Trả lờiXóaQuan điểm của QMDoan trong đoạn bài này cũng có những nhân xét đánh giá thời cuộc không sai nhưng tiếc rằng vẫn còn những vấn đề kết luận sượng vội như ở đoạn cuối bác Doan kết luận những hội họp tụ tập biểu tình ...chống cộng trở thành trò hề lố bịch rẻ tiền,khôn ngoan tỉnh táo thì cần chấm dứt ngay đi chẳng hạn.
Trả lờiXóaĐành rằng hoạt động chống cộng có nhiều màu sắc và không phải ở ,lúc nào cũng là cần thiết nhưng ở VN hiện nay ,ngoài việc dăm ba người ,một vài nhóm có khúc mắc cá nhân,thậm chí một số không nhỏ không vượt qua tự ty thất bại để hòa hợp vì lợi ích chung của dân tộc đáng bỏ qua chấm dứt thì những hội họp,hội thảo ,phản biện về học thuyết XHCN mà đảng cầm quyền hiện đang kiên định theo đuổi là cần thiết.
Thực tế làm rõ về cái được,không được của CNXH ở Vn không là việc riêng của những người phản biện mà còn là của chính Đảng CSVN bởi định chế thế nào về một mô hình Nhà nước XHCN phù hợp cho VN trong giai đoạn hiện nay Đảng CSVN cũng còn đang mày mò chưa ai chỉ rõ được(Marx cho cái cần câu nhưng không có lưỡi câu và không biết câu ở đâu vào lúc nào trên nhưng con sông Hồng Hà Cửu long ở Vn như bác nào đã nói ở phần sau).
Xin nói luôn nếu mô hình XHCN là phù hợp với VN ngày nay thì Đảng CSVN đã không phải đổi mới ,chuyển đổi từ kinh tế XHCN thành kinh tế thị trường ,rồi có cần hay không caí đuôi định hướng XHCN ,rồi mồ hình CNCS có hiện thực không là những vấn đề nếu Marx còn sống chắc gì Marx đã trả lời được chứ nói gì mấy bác lý luận chính trị đến cái mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN là gì còn chưa diễn tả nổi.
Nếu bác Doan cho rằng những hội thảo ,tranh luận xung quanh vấn đề khả thi,bất khả thi của mô hình CNXH ở VN cũng là chống cộng thì việc chống cộng này là rất cần thiết.Còn ví dụ ở các nước dân chủ vì với họ một xã hội đa nguyên dân chủ là đủ,họ không cần phải chống cộng trong nội bộ quốc gia họ.
Việt nam chưa có nền văn minh dân chủ đa nguyên nên phải thảo luận việc cần hay không cần , khi nào lúc nào làm thế nào để tiếp cận dân chủ đa nguyên vẫn là việc cần thiết ,là việc phải làm chứ phải không bác QMDoan?