I. BẠI TRẬN TRONG THẾ CHIẾN HAI, NHẬT BẢN ĐÀNH ĐỂ
NGƯỜI MỸ SOẠN THẢO HIẾN PHÁP 1947.
Kết thúc Thế chiến lần 2, Nhật Bản là nước
bại trận và vì thế, đành chấp nhận để người Mỹ soạn thảo Hiến pháp. Bản Hiến
pháp Nhật Bản 1947 đến nay vẫn còn hiệu lực. Tháng 2 năm 1946 phía Nhật Bản viết
ra một dự thảo hiến pháp, nhưng viên tướng Mỹ Douglas MacArthur (chỉ huy quân chiếm đóng Mỹ tại Nhật) không chấp nhận, coi đó chẳng
qua chỉ là một thứ "bình cũ rượu pha" của Hiến pháp Minh Trị. Cuối
cùng Douglas MacArthur đã ra lệnh cho văn phòng của mình tự thảo ra Hiến pháp mới
cho Nhật Bản sao cho kịp xong trước phiên họp ngày 26 tháng 2 năm 1946 của quân
Đồng minh bởi ông không muốn các nước Đồng minh khác nhúng tay vào nội tình Nhật
Bản.
Thừa lệnh Douglas MacArthur, thiếu tướng kiêm luật
sư Courtney Whitney đã thành lập một hội đồng gồm 25 người phải thảo ra hiến
pháp mới của Nhật Bản trong vòng một tuần. Ba người trực tiếp chấp bút cho bản
dự thảo hiến pháp này là thiếu tướng Courtney Whitney, trung tá kiêm luật sư
Milo Rowell và nữ thông dịch viên Beate Sirota Gordon (con gái độc nhất của
giáo sư, danh cầm piano Leo Sirota). Sau một tuần gần như thức thâu đêm, hội đồng
dự thảo hiến pháp của tướng Douglas MacArthur đã viết ra một văn kiện hoàn toàn
mới và tiến bộ cho nước Nhật. Trong bản hiến pháp này, Nhật hoàng được coi là
biểu tượng của nhà nước và sự đoàn kết toàn dân, song bị tước bỏ mọi thực quyền.
Mọi phát ngôn, hành động của Nhật hoàng liên quan tới nhà nước phải được sự chấp
thuận của nội các chính phủ do thủ tướng đứng đầu. Một cấu trúc lập pháp quốc hội
lưỡng viện được thành lập. Trừ hoàng gia Nhật, mọi quyền lợi của các vương hầu
khanh tướng bị bãi bỏ hoàn toàn. Đặc biệt nhất là Chương II; chỉ vẻn vẹn có một
điều khoản- Điều 9- chỉ rõ nhân dân Nhật Bản "vĩnh viễn từ bỏ chiến tranh
khỏi chủ quyền của quốc gia, vĩnh viễn không sử dụng vũ lực hay đe dọa bằng vũ
lực khi giải quyết các tranh chấp quốc tế". Chú dẫn tại đây còn ghi rõ: Để
bảo đảm thực thi điều khoản này, không bao giờ được duy trì lục quân, hải quân,
và không quân cũng như tiềm năng chiến tranh khác. Quyền tham chiến của quốc
gia sẽ không được thừa nhận.
II. BẠI TRẬN TRONG CHIẾN TRANH LẠNH, LIÊN XÔ TAN
RÃ, NGA “NHỜ” NGƯỜI MỸ SOẠN THẢO “GIÙM” HIẾN PHÁP NGA 1993!
----
Đọc báo tiếng Việt về cuộc trưng cầu dân ý ở Nga,
tôi thấy hầu hết các báo chỉ xoáy vào chuyện "mở đường cho Putin cầm quyền
suốt đời", không báo nào nói đến lý do chính là giành lại chủ quyền cho
người Nga.
Đề nghị các bạn chủ trang đăng comment này thành một
bài độc lập. Có thể lấy tít là
VÌ SAO NGA PHẢI SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP?
Nặc danh 00:21 3 tháng 7, 2020
Anh/Chị có biết rằng sau khi Soviet sụp đổ thì Mỹ với
Tây Âu chui vào kiểm soát nước Nga 100%? Hiến Pháp Nga từ năm 1990 là do Mỹ viết
để kiểm soát nước Nga.
Đọc cái này đi:
--
Người Việt từ Hoa Kỳ 09:44 3 tháng 7, 2020
Kẻ phản bội Gorbachev chạy theo "dân chủ"
Mỹ và phương Tây.
Rồi Eltsin "ngả vào lòng bu Mỹ", mời
"Chuyên gia Mỹ" vào soạn thảo Hiến pháp Nga 1993. Từ đó, Nga hoàn
toàn phụ thuộc thuộc Mỹ và phương Tây. Đồng tiền rúp Nga không còn được in quốc
huy Nga. Ngân hàng trung ương Nga trên thực tế chỉ là 1 chi nhánh của FED- Cục
Dự trữ LB Mỹ. Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve System – FED) hay còn gọi
là Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ. Hết tiền trả lương hưu, Eltsin lại ngửa
tay xin Mỹ. Mỹ cùng IMF lại "hào phóng" cho vay, kèm theo những điều
khoản ngặt nghèo...
Tất cả tài nguyên nước Nga như dầu mỏ, than... chui
vào túi các đầu sỏ Nga do Mỹ chi phối.
(Hết trích ý kiến bác Cựu Chiến binh)
Từ các ý kiến trên, Google.tienlang đã buộc phải
tìm hiểu để trả lời cho câu hỏi: CÓ ĐÚNG LÀ NGƯỜI MỸ ĐÃ “GIÚP” NGA SOẠN THẢO HIẾN
PHÁP 1993? Và câu trả lời của chúng tôi là: ĐÚNG!
Mời các bạn lần lượt cùng Google.tienlang tìm hiểu vấn đề:
1. USAID- Anh là ai?
USAID -Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (tiếng
Anh: United States Agency for International Development, viết tắt: USAID). Về mặt
pháp lý, USAID là một cơ quan độc lập nhưng hoạt động của cơ quan này chiếu
theo chính sách đối ngoại của Phủ Tổng thống, Bộ Ngoại giao và Hội đồng An ninh
Quốc gia Hoa Kỳ. Như vậy, USAID chính là một đơn vị thuộc chính phủ Liên bang
Hoa Kỳ được giao việc điều hành viện trợ dân sự cho nước ngoài.
Trên website của tổ chức này có những lời tự giới thiệu
rất thiện chí và tiến bộ: thúc đẩy phồn vinh thịnh vượng chung; tăng cường dân
chủ và quản trị tốt; bảo vệ nhân quyền; cải thiện y tế toàn cầu; theo đuổi an
ninh lương thực và nông nghiệp; cải thiện ổn định bền vững môi trường; giáo dục
đào tạo từ xa; giúp đỡ các tầng lớp xã hội ngăn chặn và khôi phục từ các cuộc
xung đột…
Nhưng thực chất là công cụ của chính quyền Mỹ để
can thiệp và gây rối vào công việc nội bộ các quốc gia Mỹ không ưa.
Là "tổ chức dân sự" dạy các đảng phái,
phe đối lập muốn làm "cách mạng" phương pháp quảng cáo, tiếp thị quần chúng, lập báo cáo
tin tức, tìm chủ đề CM, tổ chức biểu tình, tổ chức nổi loạn quần chúng. Dưới vỏ
bọc “hỗ trợ dân sự”, “trợ giúp phát triển” cho nước ngoài để hoạt động gây rối, bạo loạn lật đổ khắp thế
giới. USAID do TT Kennedy lập năm 1961, mặc dù mang tiếng là tổ chức độc
lập, nhưng không hề che đậy hoạt động dưới sự dẫn dắt của Tổng thống Mỹ, bộ ngoại giao
và Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ.
USAID cũng đã có rất nhiều lần thực hiện những “dự
án bí mật” của CIA mà ngay Quốc hội Mỹ cũng không được biết, nhằm lật đổ chính
quyền ở nhiều nước khác nhau mà Mỹ không ưa.
Tại Nga, vì những hoạt động tài trợ cho các tổ chức
phản động, ngày 19/9/2012, Bộ Ngoại giao Nga ra tuyên bố chấm dứt hoạt động của
USAID tại Nga (Xem bài Комментарий официального представителя МИД России
А.К.Лукашевича о прекращении деятельности в Российской Федерации Агентства США
по международному развитию (USAID) tại link
Ngày 29/7/2015,
Bộ Tư pháp Nga cũng đã ký Quyết định xếp Tổ chức NED (National Endowment for
Democracy- Quỹ bảo trợ dân chủ quốc gia Hoa Kỳ) vào Nhóm Các tổ chức phi chính
phủ nước ngài không được hoan nghênh tại Nga. (Xem Văn bản tại trang web Bộ Tư
pháp Nga tại link
2. NGƯỜI MỸ ĐÃ SOẠN THẢO HIẾN PHÁP NGA 1993 NHƯ THẾ
NÀO?