Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2016

TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG ĐƯỢC TRUNG ƯƠNG KHÓA 11 CHÍNH THỨC GIỚI THỆU RA ĐẠI HỘI 12 TÁI CỬ TỔNG BÍ THƯ

Thượng tướng Võ Tiến Trung trao đổi với báo chí bên lề Đại hội Đảng lần thứ XII.
Trao đổi với báo chí bên lề Đại hội Đảng lần thứ XII, Thượng tướng Võ Tiến Trung - Uỷ viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Quốc phòng - cho biết: Ban chấp hành Trung ương giới thiệu thêm 5 đồng chí quá tuổi, trong đó có đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở lại mang tính kế thừa, giữ vững ổn định chính trị và nhất là giữ đoàn kết, thống nhất trong Đảng.
************************************

Chiều nay 23/1, Đại hội Đảng lần thứ XII làm công tác nhân sự, chỉ tiêu chính thức lên mà dự khuyết giảm, ông đánh giá như thế nào?
Ban chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ, có nhiều ý kiến cho rằng nên nâng số lượng Ủy viên Ban chấp hành Trung ương lên vì có nhiều nhiệm vụ phát triển, đặc biệt trong Đảng có những bộ phận mới thành lập thêm như Ban Kinh tế Trung ương, Ban Nội chính Trung ương. Tuy nhiên, cũng có ý kiến là không cần thêm nhiều, 200 đồng chí là được.
Do đó dự kiến tăng ủy viên chính thức từ 175 lên 180, vậy ủy viên dự khuyết từ 25 xuống còn 20, giữ nguyên số lượng.
Cũng phải nhấn mạnh thêm, đây là lần đầu tiên Trung ương có quy hoạch cán bộ chiến lược, tức là quy hoạch các đồng chí trung ương, từ đó luân chuyển đào tạo. Trung ương mở 6 lớp liền đào tạo cán bộ chiến lược tại Học viện Chính trị quốc gia. Công tác nhân sự được chuẩn bị hết sức chặt chẽ, thấu đáo hơn. Các đồng chí vào Trung ương lần này được Ban chấp hành Trung ương giới thiệu đều qua rất nhiều vòng, giới thiệu từ cơ sở, giới thiệu ở Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị bỏ phiếu. Sau khi Bộ Chính trị bỏ phiếu được rồi ra Trung ương mới tính.
Lần này, Ban chấp hành Trung ương giới thiệu thêm 5 đồng chí quá tuổi, trong đó có đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở lại mang tính kế thừa, giữ vững ổn định chính trị và nhất là giữ đoàn kết, thống nhất trong Đảng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trình bày báo cáo trong ngày khai mạc Đại hội Đảng lần thứ XII. 

Theo nhiều bản tin, bài báo của các hãng tin quốc tế có đưa tin liên quan tới hai tên tuổi cho chức danh cao nhất là Tổng Bí thư, gồm có đương kim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông có bình luận gì về thông tin này?
Trong Đại hội cũng có nhiều người giới thiệu phương án là Trung ương để lại 1 đồng chí làm Tổng Bí thư. Tuy nhiên, trong Trung ương có giới thiệu 4 người ở lại với cương vị này với đồng chí Nguyễn Phú Trọng là 5. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng là người được Bộ Chính trị thống nhất giới thiệu ra Trung ương. Tuy nhiên, cả 4 người nói trên đều làm đơn báo cáo lên Trung ương xin rút.
Và Ban chấp hành Trung ương làm rất là dân chủ. Bộ Chính trị không có quyền cho rút và Bộ Chính trị đưa cả 4 đồng chí đó ra Trung ương bỏ phiếu kín về việc có cho phép rút không .
Sau đó Hội nghị Trung ương 14 đã kết luận là cho cả 4 đồng chí, trong đó có đồng chí Nguyễn Tấn Dũng được phép rút. Như vậy là chỉ còn lại đồng chí Nguyễn Phú Trọng được Bộ Chính trị nhất trí giới thiệu.
Nói thêm để các bạn rõ, các đồng chí hoàn toàn tự nguyện xin rút, nhưng Trung ương chưa cho rút thì phải bỏ phiếu kín. Trung ương cũng đã hết sức dân chủ, đoàn kiểm phiếu 22 đồng chí đã kiểm phiếu mới có kết quả là đồng ý cho 4 đồng chí này rút.
Như vậy đồng chí Nguyễn Phú Trọng dù lớn tuổi nhưng được Trung ương đồng ý là trường hợp đặc biệt để tái cử vào chức danh Tổng Bí thư khóa XII.
Về trường hợp 4 đồng chí đã được Trung ương đồng ý cho rút, trong trường hợp tại Đại hội Đảng lần thứ XII này, có đại biểu ngoài Trung ương đề nghị bầu thì sao?
Thì vẫn được. Và nếu 4 đồng chí đó xin rút hoặc không xin rút thì Đại hội vẫn sẽ phải bỏ phiếu hoặc biểu quyết (đó là do quyền của đoàn chủ tịch) để đưa ra quyết định cuối cùng là có cho rút hay không. Đại hội là cơ quan có quyền quyết định cao nhất. Trường hợp Đại hội bỏ phiếu quá bán không cho rút thì các đồng chí đó lại tiếp tục ứng cử.
Đến thời điểm này Đảng bộ Quân đội có trường hợp nào tự ứng cử chưa?
Đến thời điểm này là chưa có ai.
Phúc Hưng - Anh Thế/Dân trí

80 nhận xét:

  1. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 19:31 23 tháng 1, 2016

    Những chuẩn bị của TW tại hội nghị lần thứ 14 đã được các đại biểu dự Đại hội thống nhất cao. Như vậy là điều rất đáng vui mừng cho toàn Đảng, toàn dân ta. Lần này Đại hội sẽ chọn lựa được những cán bộ đủ chuẩn chất về chính trị, năng lực, đạo đức...ngăn chặn những người ko đủ tiêu chuẩn vào TW là thành công bước đầu tạo cơ sở vững vàng để tập thể những người được tín nhiệm đoàn kết, toàn tâm toàn ý lo việc đại sự quốc gia.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy là thầy bói mù sờ voi đoán hay nhỉ anh bạn NGUỜI THÉP. Anh còn gì để nói???

      Xóa
    2. Lê Công Định

      PHÁP QUYỀN???

      17 người gọi là "uỷ viên bộ chính trị", chức danh không được minh định trong Hiến pháp hiện hành, lại có toàn quyền quyết định cử ai đảm nhiệm 3 vị trí quan trọng bậc nhất trong bộ máy quyền lực nhà nước, để sau đó 500 tay nghị gật nhắm mắt bỏ phiếu "bầu", nhằm hợp thức hoá quyền cai trị độc tôn hơn 90 triệu người dân Việt Nam.

      Hành động công nhiên chà đạp Hiến pháp và luật pháp như vậy, mà vẫn gọi đó là nhà nước pháp quyền chăng? Xin lỗi, PHÁP...QUÈ đúng hơn!

      Xóa
    3. Nếu ý kiến bác SQQK Thủ Đô về danh sách dự kiến UV BCT khóa XII là đúng ,cũng là một điều đáng mừng vì các UV BCT khóa này rõ ràng là trẻ trung và có học hơn khóa trước.

      Tư tưởng giáo điều,bảo thủ vì vậy sẽ sớm được dẹp bỏ để thay vào đó là tư duy khoa học,thực tiễn ,đổi mới tạo cơ hội cho VN hội nhập và phát triển thành công hơn.

      Cỗ xe VN đã và đang hướng tới văn minh nhân loại để tích hợp sức mạnh toàn dân tộc với sức mạnh của thời đại trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc .Một khi công cuộc đổi mới đã được phát động,con đường đi tới đã rõ ,sớm muộn gì thì cỗ máy VN cũng sẽ đè bẹp mọi ám lực và ai là TBT không còn nhiều quan trọng ,cỗ xe chỉ có thể là đi nhanh hay chậm chứ dứt khoát không thể chệch hướng tới miền hội nhập cùng nền văn minh nhân loại.

      Hãy đặt niềm tin vào thế hệ trẻ ,những thế hệ được đào tạo để dựng xây Đất nước.

      Để hội nhập với thế giới thì thị trường là chiến trường ,người VN nhất quyết cần những thủ lĩnh tài giỏi về kinh tế để hoạch định chủ trương chính sách chứ không cần người chỉ biết kiên định mỗi lối mòn mờ dấu chân người trăm năm nữa không biết có tới đích không.Còn nếu Đảng CSVN cần những người như vậy làm thủ lĩnh thì đấy là việc của Đảng CSVN.

      Ông TT Nguyễn Tấn Dũng là nhân tố đổi mới của VN,nếu không được TW XI và Đại hội XII tín nhiệm làm thủ lĩnh thì ông Dũng cứ tư tưởng Hồ Chí MInh mà thực thi,theo đó ông sẽ là thủ lĩnh của Công Đoàn độc lập như nội dung hiệp định TPP dưới tên tổ chức của những người LAO ĐỘNG VIỆT NAM,một tập hợp rộng rãi của tất cả những người lao động ở VN từ công nhân,nông dân,trí thức ,công chức viên chức ,quân đội,công an...bao gồm những người ủng hộ đổi mới thể chế ,minh bạch,dân chủ hóa xã hội như di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về một Đảng Lao Động của nhân dân VN,về một nước VNDCCH được tuyên ngôn độc lập 1945,về một hiến pháp dân chủ 1946.Tập hợp của ông Dũng nhất định sẽ được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ tạo cơ hội cho VN bước vào kỷ nguyên đa nguyên chính trị như mọi quốc gia văn minh giàu có trên thế giới mà không sợ phải hao người tốn của vì cuộc cách mạng màu nọ màu kia .

      Với ông TT Nguyễn Tấn Dũng thì việc làm này chính là sự hy sinh phấn đấu đến cùng vì dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ công bằng văn minh ,của một người đã gần trọn cả cuộc đời vì dân vì nước và được nhân dân gởi niềm tin đổi mới.

      Xóa
    4. văn lâm16:28 Ngày 24 tháng 01 năm 2016

      "... Ông TT Nguyễn Tấn Dũng là nhân tố đổi mới của VN,nếu không được TW XI và Đại hội XII tín nhiệm làm thủ lĩnh thì ông Dũng cứ tư tưởng Hồ Chí MInh mà thực thi,theo đó ông sẽ là thủ lĩnh của Công Đoàn độc lập như nội dung hiệp định TPP dưới tên tổ chức của những người LAO ĐỘNG VIỆT NAM,một tập hợp rộng rãi của tất cả những người lao động ở VN từ công nhân,nông dân,trí thức ,công chức viên chức ,quân đội,công an...bao gồm những người ủng hộ đổi mới thể chế ,minh bạch,dân chủ hóa xã hội như di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về một Đảng Lao Động của nhân dân VN,về một nước VNDCCH được tuyên ngôn độc lập 1945,về một hiến pháp dân chủ 1946.Tập hợp của ông Dũng nhất định sẽ được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ tạo cơ hội cho VN bước vào kỷ nguyên đa nguyên chính trị như mọi quốc gia văn minh giàu có trên thế giới mà không sợ phải hao người tốn của vì cuộc cách mạng màu nọ màu kia."

      Cám ơn cái còm tôi rất tâm đắc của ông Văn Lâm. Thế mới thấy TT Nguyễn Tấn Dũng chọn đi con đường lớn, đi cùng với lợi ích phát triển của đất nước và toàn dân, nên dù không đậu TBT thì vẫn còn những lựa chọn khác cũng vẻ vang và hứa hẹn thành công không kém. Trong khi đấy, ông Trọng lại cố tình bảo thủ chọn đi vào ngõ cụt "...chỉ biết kiên định mỗi lối mòn mờ dấu chân người trăm năm nữa không biết có tới đích không??"... Nếu Đảng CSVN cần những người như vậy làm thủ lĩnh thì đấy là việc của Đảng CSVN. Ông Trọng không thể tiếp tục lợi dụng nhân dân bỏ phiếu cho mình để ép nhân dân phải theo mình lao xuống hố sâu vực thẳm không lối thoát.

      Xóa
  2. Nếu đúng như dự đoán thì một lãnh đạo trẻ có tâm, có tài sẽ được Bác Tổng chỉ định làm Tổng Bí thư kế tục và hy vọng tương lai của dân tộc Việt Nam sẽ tốt đẹp hơn.

    Trả lờiXóa
  3. BCT khóa này gồm có:

    1.Trương Tấn Sang;
    2. Phùng Quang Thanh;
    3. Nguyễn Tấn Dũng;
    4. Nguyễn Sinh Hùng;
    5. Lê Hồng Anh;
    6. Lê Thanh Hải;
    7. Tô Huy Rứa;
    8. Nguyễn Phú Trọng; Tổng Bí thư
    9. Phạm Quang Nghị;
    10. Trần Đại Quang;
    11. Tòng Thị Phóng;
    12. Ngô Văn Dụ;
    13. Đinh Thế Huynh;
    14. Nguyễn Xuân Phúc;
    15. Nguyễn Thiện Nhân (bổ sung từ tháng 05/2013);
    16. Nguyễn Thị Kim Ngân (bổ sung từ tháng 05/2013).

    Những thành phần 100% trung thành với Trọng là:

    1. Phùng Quang Thanh, 2. Tô Huy Rứa, 3. Phạm Quang Nghị, 4. Đinh Thế Huynh.

    Những người Trọng có thể mua rẻ, không cần hứa hẹn nhiều là: 1. Nguyễn Sinh Hùng, 2. Lê Thanh Hải.

    Những người Trọng buộc phải hứa hẹn chức vụ cao để kéo sang phía mình là: 1. Trần Đại Quang, 2. Nguyễn Xuân Phúc, 3. Nguyễn Thị Kim Ngân.

    Ba người này, nếu Trọng không dùng chức vụ cao mua chuộc, họ sẽ ủng hộ Dũng. Hơn nữa, đây là những người có uy tín trong BCT, nếu không mua chuộc được, họ sẽ không những ủng hộ Dũng mà còn gây hiệu ứng ảnh hưởng những thành viên khác cùng hùa với họ trong việc ủng hộ Dũng.

    Sau khi tính toán như vậy, Nguyễn Phú Trọng đã cho thông qua QD 244 QD/TW để bịt đường tiếp tục khóa 12 của Nguyễn Tấn Dũng và mở rộng cho mình con đường là ứng cử viên độc nhất được giới thiệu của BCT khóa 11 cho khóa 12.

    Như vậy một quyết định cần thiết làm rõ ràng về cách tiến hành bầu cử, ứng cử, đề cử, đã biến thành một quyết định hạn chế các quyền này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. thang dan lam lao nay xao ly qua

      Xóa
    2. Cần lưu ý một điều, là cho đến nay, chỉ có đồng chí Nguyễn Phú Trọng là ỨNG VIÊN DUY NHẤT được Đại hội 11 đề cử. Và điều này là chính xác, nhất quán, rõ ràng. Nghĩa là đến giờ này, sẽ không còn một ứng viên nào khác mà Trung ương Đảng khoá 11 có thể đưa thêm vào. Điều đó là biểu hiện của nguyên tắc TẬP TRUNG. Sự Tập Trung này, lại là sản phẩm của sự DÂN CHỦ trước đó giữa nhũng người đã quyết định điều đó, tức là các đồng chí Uỷ viên Trung ương Khoá 11. Nói cách khác, nếu để các đồng chí Trung ương Uỷ viên Khoá 11 bầu xem ai làm Tổng Bí Thư, thì họ dường như sẽ bầu đồng chí Nguyễn Phú Trọng.

      Tuy nhiên, việc quyết định ai là Tổng Bí Thư MỚI thì lại là do các Uỷ viên Trung ương Khoá 12, chứ không phải Khoá 11, quyết định. Mà Khoá 12 thì lại không phải Khoá 11, tất nhiên rồi. (Nói theo kiểu triết học của những người Marxist, thì hẳn họ sẽ gọi đó là "Biện chứng của Trung ương Đảng"). Bởi vì, Trung ương Đảng 12 thì do Đại hội Đảng 12 bầu ra. Và ngày bầu ấy, theo lịch, chỉ diễn ra vào ngày 26/1 tới.

      Đấy là điều thú vị của sự DÂN CHỦ trong Đại hội.

      Tiếp đến, cần lưu ý là Trung ương Đảng 12 không chỉ bầu đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Bởi vì, đồng chí Nguyễn Phú Trọng CHỈ LÀ MỘT ỨNG VIÊN, do Trung ương 11 đề xuất cho Trung ương 12 bầu mà thôi.

      Trung ương 12 có thể chọn bầu một số đồng chí khác nữa, nếu trước ngày bầu, ĐẠI HỘI 12 đề xuất một số đồng chí nữa. Đó là điểm Dân Chủ nữa của Đại hội.

      Xóa
  4. Thượng tướng Võ Tiến Trung: 'Nếu các đảo bị tấn công, chúng ta phải cầm súng'
    'Bình tĩnh giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình, đấu tranh bằng pháp lý, nhưng không có nghĩa là không sẵn sàng bảo vệ đất nước bằng sức mạnh quân sự', Giám đốc Học viện Quốc phòng Võ Tiến Trung chia sẻ bên lề Đại hội Đảng XII.

    - Tham luận tại Đại hội sáng 22/1, Đại tướng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh Việt Nam phải xây dựng khu vực phòng thủ và thế trận lòng dân, bảo vệ đất nước từ xa, ông suy nghĩ gì về điều này?

    - Ông cha ta từng nói “trong ấm, ngoài êm”, nếu ta xây dựng khu vực phòng thủ tốt, bên trong vững bền thì không có thế lực nào nhòm ngó. Còn nếu bên trong lộn xộn thì bên ngoài lập tức can thiệp.

    Chúng ta phải học ông cha là vừa xây dựng, phát triển kinh tế nhưng phải đi đôi với quốc phòng an ninh. Đất nước mạnh lên thì thêm nguồn lực xây dựng quân đội, thế trận lòng dân để nhân dân tin vào Đảng, vào chế độ, sẵn sàng hy sinh bảo vệ chế độ và cảnh giác với kẻ thù.

    Bảo vệ đất nước từ xa tức là chúng ta phải mạnh về kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hoá và quốc phòng an ninh. Ông cha ta là “ngụ binh ư nông”, tức gửi lính vào nhà nông, khi không có chiến tranh lính là nông dân. Giờ chúng ta cũng vậy, bên cạnh lực lượng quân sự mạnh thì có dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và lòng dân. Khi có chiến tranh thì toàn dân bảo vệ tổ quốc.

    - Tướng Lịch có nêu cần đầu tư hiện đại hoá quân đội. Vậy trong bối cảnh hiện nay khi mà tranh chấp biển đảo đang căng thẳng, ông đề xuất nên ưu tiên cho quân, binh chủng nào?
    thuong-tuong-vo-tien-trung-neu-cac-dao-bi-tan-cong-chung-ta-phai-cam-sung

    Thượng tướng Võ Tiến Trung. Ảnh: QĐND

    - Theo nhận định của Đảng, chiến tranh lớn khó có thể xảy ra, nhưng sẽ có xung đột sắc tộc, tôn giáo, đặc biệt là tranh chấp lãnh thổ. Trong đó, Việt Nam có vấn đề tranh chấp trên biển và biên giới, nhiều nơi chưa được giải quyết thấu đáo. Nếu giải quyết không khéo, kẻ thù sẽ lợi dụng dẫn đến uy hiếp an ninh quốc gia.

    Nếu chúng ta không có quân sự mạnh thì kẻ thù sẽ lấn tới, do đó bên cạnh tìm mọi giải pháp giải quyết vấn đề trên biển bằng con đường hoà bình, hữu nghị ta phải có lực lượng mạnh đủ giữ vững các đảo, đặc biệt là các điểm đóng quân và 200 hải lý thềm lục địa. Vì vậy phải phát triển hải, lục, không quân vững mạnh để làm cơ sở cho thế trận toàn dân, thế trận nhân dân trên biển nhằm giữ vững biển đảo của chúng ta.

    Nghị quyết trung ương đã nói, phải xây dựng quân đội cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, trong đó ưu tiên xây dựng một số quân binh chủng và trước hết là không quân, hải quân, thông tin liên lạc, tác chiến điện tử; đầu tư các phương tiện để bảo vệ vùng trời, vùng biển, từng bước hiện đại quân đội toàn diện.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. - Khi chủ quyền tổ quốc bị thách thức, trong trường hợp cụ thể liệu ta có nhân nhượng?

      - Phải thấu suốt quan điểm là mọi vấn đề giải quyết bằng con đường hòa bình hữu nghị. Nhưng nói như thế không phải chúng ta không sẵn sàng cho trường hợp không thương thảo được thì không sẵn sàng bảo vệ bằng sức mạnh quân sự. Chúng ta không đe dọa ai trừ khi họ bắt buộc chúng ta phải cầm súng, tức họ tiến công xâm lược chúng ta.

      Vấn đề chủ quyền lãnh thổ thì không ai có quyền nhân nhượng. Chúng ta chỉ bình tĩnh giải quyết bằng con đường hoà bình, hòa hảo, hữu nghị, ngoại giao, đấu tranh bằng pháp lý. Dân tộc chúng ta tổn thất quá nhiều trong chiến tranh rồi nên hơn ai hết ta yêu chuộng hoà bình. Nhưng chúng ta không bao giờ nhân nhượng chủ quyền. Nếu lực lượng bên ngoài dùng quân sự tiến công biển đảo của chúng ta thì buộc ta phải cầm súng.

      - Vậy đâu là ngưỡng thưa ông?

      - Không dùng lực lượng quân sự tiến công vào biển đảo chúng ta, đó là ngưỡng cuối cùng.

      - Cho dù Việt Nam có cố gắng bao nhiêu nhưng thực lực vũ trang quân đội vẫn chưa thể bằng các nước đang có tranh chấp chủ quyền, ông suy nghĩ sao về việc này?

      - Chúng ta bỏ ra bao nhiêu tiền của mua vũ khí cũng không bằng các nước lớn. Là nước chiến đấu tự vệ nên chúng ta chỉ bỏ tiền ra mua vũ khí trang bị vừa phải, đủ sức, đúng với khả năng nền kinh tế. Chúng ta không nhảy vào cuộc chạy đua vũ trang nên không so sánh ta hơn hay bằng các nước khác.

      Muốn bảo vệ tổ quốc, ngoài việc bỏ tiền đi mua sắm vũ khí trang bị hiện đại, chúng ta phải tự chủ bằng trí tuệ người Việt Nam, bằng khả năng công nghiệp Việt Nam, từng bước nghiên cứu những vũ khí công nghệ cao trang bị cho quân đội để phòng thủ đất nước, có nghĩa là phải có vũ khí để tự vệ, chứ không chạy đua vũ trang.

      Trong cuộc đấu trí và lực, chúng ta từng đánh nhau với những nước lớn đến xâm lược. Vũ khí trang bị là yếu tố hết sức quan trọng bên cạnh yếu tố con người, chính trị. Chúng ta đang có chính nghĩa, chúng ta bảo vệ tổ quốc của mình vì vậy được cả thế giới, những người yêu chuộng hoà bình ủng hộ. Vũ khí ít, có hiện đại nhưng chưa nhiều, có vũ khí chúng ta không hiện đại bằng họ, nhưng với tinh thần con người Việt Nam, với trách nhiệm tự vệ, chúng ta có sức mạnh về chính trị. Hai yếu tố này hòa quyện tạo nên sức mạnh tổng hợp.

      - Việt Nam đang đa dạng hoá đa phương hoá, vậy ngoài vũ khí của Nga, có thể mua thêm của các nước khác?

      - Lâu nay vẫn dùng vũ khí của Nga, phương tiện phù hợp với đất nước chúng ta cả về giá cả, công nghệ. Nếu mua của những nước không thân thiện, dùng việc này thì được nhưng việc khác thì khó. Chúng ta đang có hướng mua vũ khí của một số nước khác nhưng rất cân nhắc. Và không có gì tốt bằng việc mua công nghệ để sản xuất vũ khí vừa phải, đủ sức tự vệ.

      Hoàng Thuỳ ghi
      http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/thuong-tuong-vo-tien-trung-neu-cac-dao-bi-tan-cong-chung-ta-phai-cam-sung-3346803.html

      Xóa
  5. - Việt Nam đang đa dạng hoá đa phương hoá, vậy ngoài vũ khí của Nga, có thể mua thêm của các nước khác?

    - Lâu nay vẫn dùng vũ khí của Nga, phương tiện phù hợp với đất nước chúng ta cả về giá cả, công nghệ. Nếu mua của những nước không thân thiện, dùng việc này thì được nhưng việc khác thì khó. Chúng ta đang có hướng mua vũ khí của một số nước khác nhưng rất cân nhắc. Và không có gì tốt bằng việc mua công nghệ để sản xuất vũ khí vừa phải, đủ sức tự vệ.
    ================

    Các lều báo và các rận xĩ đừng mơ ngả vào vòng tay bu Mẽo, nhờ vũ khi bu Mẽo thần thánh nữa nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mua vũ khí của Mỹ hãy nhớ bài học của achentina mua vũ khí của Pháp những năm 1980 của thế kỷ XX trong cuộc chiến tranh Anh achentina tranh chấp đảo năm 1982... và gần đây Nga mua tàu chiến của Pháp nữa....Pháp còn bị Mỹ khống chế phải làm theo lệnh Mỹ huống chi ta mua vũ khí của Mỹ, thì sao nhỉ khi nước ta là một nước độc lập, do Nhân dân làm chủ, không phải là chư hầu của Mỹ. Bài học của ngụy tay sai của Mỹ chưa đủ sao mà hí hửng mong chờ được mua vũ khí của Mỹ đắt gấp mấy lần vũ khí của các nước khác cùng loại trên thế giới. Chỉ có những kẻ đặt lợi ích cá nhân nên trên lợi ích Tổ quốc mới hí hửng vui mừng thô thiển như vậy khi được mua Vũ khí của Mỹ mà thôi.

      Xóa
    2. Ai mừng và mừng hồi nào vậy hả ông Minh thanh? Có độc nhất một chiêu vậy hả ông. Nhàm quá!

      Xóa
    3. Rận xĩ hý hửng muốn xài đồ Mẽo để được bu Mẽo ôm ấp che chở mà, hỏi chi anh rận xĩ van Tan Nguyen?

      Xóa
  6. Con cái tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, chủ tịch nước Trương Tấn Sang làm gì, ở đâu ?

    Trong cuộc sống có câu “những con số biết nói”.Thật vậy, có khi chỉ thông qua một con số mà người đời biết được nhiều điều hay, dở. Tương tự, thông qua một cử chỉ, việc làm người ta hiểu được đâu là phải, trái. Cho đến thời điểm hiện tại, có lẽ trừ Ban Tổ chức Trung ương Đảng,Văn phòng Chủ tịch nước, Quốc hội và những người thân trong gia đình biết tường tận con cái của TBT Nguyễn Phú Trọng và CT nước Trương Tấn Sang quí danh là gì, bao nhiêu tuổi, đang làm gì ở đâu? Còn thì không mấy ai biết và trả lời chính xác được câu hỏi đặt ra ở trên.


    Ai cũng biết ông Nguyễn Phú Trọng trước khi trở thành TBT từng là Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội; còn ông Trương Tấn Sang trước khi được Quốc hội bầu là CT nước từng là Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Thường trực Ban Bí thư. Ở những vị thế kinh qua như vậy, nếu ông Trọng, ông Sang ra tay tạo dựng cho con cái vào các chức danh Phó giám đốc rồi Giám đốc các ban, ngành (ở địa phương) để rồi tạo đà thăng tiến dần...hay Phó vụ trưởng, Vụ trưởng, Tổng Giám đốc một doanh nghiệp, thậm chí Thứ trưởng (các Bộ ngành ở Trung ương) chỉ là chuyện nhỏ như con thỏ. Thực tế thì có khá nhiều VIP đã, đang làm như vậy rồi! Tổng BT Nguyễn Phú Trọng, CT nước Trương Tấn Sang đã không làm thế. Nếu con cái hai ông có những chức danh như đã điểm thì cả địa phương biết, cả ngành cả nước biết, thậm chí cả thế giới cũng tỏ.

    Nghe nói, ( người viết bài này chỉ nghe nói) con cái của TBT Nguyễn Phú Trọng, CT Trương Tấn Sang hiện đang là những công chức, doanh nghiệp bình thường. Cũng như chức danh rất khiêm tốn ấy, lại cũng nghe nói, con cái của hai ông sống rất từ tốn chứ không ngồi đâu, với ai cũng huyếnh hoáng lên “ bố tớ là ông nọ ông kia”, thậm chí làm nhiều điều tai tiếng như con cái của nhiều vị ủy viên Trung ương hay Bộ trưởng nọ Bộ trưởng kia...Riêng về góc độ con cái, như vậy thật đáng khen và nể phục, chắc chắn họ là những người được học hành, giáo dục nề nếp, biết ứng xử với xã hội như thế nào...

    Khác hẳn với TBT Nguyễn Phú Trọng và CT nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có mấy người con, họ tên đầy đủ, hiện đang làm gì, ở đâu thì ai cũng biết cả rồi. Còn quí tử của Chủ tịch Quốc hội đương nhiệm Nguyễn Sinh Hùng tên là Nguyễn Sinh Nhật Tân thì đang “được ủ” là Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Công thương, nghe nói là sẽ trở thành Thứ trưởng trong thời gian gần.

    Hay như nguyên TBT Nông Đức Mạnh có cả một quá trình tạo ra đường quan lộ cho “thái tử” Nông Quốc Tuấn từ quan Trung ương đoàn sang làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đi luân chuyển để trở thành Bí thư tỉnh Bắc Giang và vào Trung ương như thế nào; rồi thì nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Văn Chi trước khi rời “ghế” còn kịp mặc cả “cấy” con trai là Nguyễn Xuân Anh vốn từ một phóng viên báo Thanh niên làng nhàng lộn ngược về quê làm quan chức quận ở Đà Nẵng bỗng chốc “đại nhảy vọt” vào Trung ương.

    Ở cấp độ thấp hơn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam Vũ Văn Hiền trước khi “hạ cánh an toàn” còn kịp đặt con trai Vũ Minh Tuấn vào cái ghế Phó Tổng Giám đốc chính nhà đài của mình...

    Còn nữa...nhưng mà thôi, chấm phá so sánh vài ba trường hợp như vậy đủ để nói rằng TBT Nguyễn Phú Trọng, CT nước Trương Tấn Sang đang là những nhà lãnh đạo có tư chất và nhân cách riêng thuộc diện “xưa nay hiếm” ở Việt Nam. Đúng như tên riêng – Các ông SANG TRỌNG đúng nghĩa!

    Như thế, chắc chắn tại Hội nghị Trung ương VI diễn ra tới đây,175 Ủy viên BCH Trung ương sẽ lấy đó là một trong những căn cứ sinh động, quan trọng để thể hiện chính kiến thông qua lá phiếu của mình trước vận mệnh của đất nước và của Đảng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trưa 4/7, bà Mai Thị Hạnh, phu nhân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến quán cơm Nụ Cười 1 (số 6 Cống Quỳnh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1) để cùng ăn cơm với người nghèo.
      Cũng như bao khách hàng khác đến quán cơm, bà Hạnh đã bỏ ra 2.000 đồng mua phiếu để có một dĩa cơm giống như bao người khác. Đây là lần thứ 3 bà Hạnh đến ăn ở quán Nụ Cười nên rất hiểu phong cách phục vụ của quán. Sau khi ăn hết phần cơm của mình, bà tự tay dọn dẹp khay, chén, đĩa ra mỗi nơi khác nhau để tổ phục vụ dễ dàng rửa dọn. Trước khi ra về, bà Hạnh còn hỗ trợ tiền do những người thân của bà gửi tặng cho quán cơm.
      Ông Nam Đồng, nguyên Tổng biên tập Báo Pháp Luật TP.HCM, người sáng lập ra chuỗi quán cơm Nụ Cười cho biết đến nay trên địa bàn TP.HCM đã có 5 quán cơm Nụ Cười, quán thứ 6 đã được ra đời tại Quảng Ngãi. Tất cả các quán đều phục vụ buổi trưa, mỗi quán phục vụ từ 450 đến 500 suất/một ngày.
      Bà Mai Thị Hạnh, phu nhân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, vui vẻ dùng bữa cơm với người nghèo.
      Bà Mai Thị Hạnh, phu nhân Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, vui vẻ dùng bữa cơm với người nghèo.
      Hằng ngày có từ 75 đến 120 tình nguyện viên đến phục vụ tại các quán. Riêng trong ngày 4/7, quán Nụ Cười 1 đã phục vụ gần 1.000 suất, trong đó có 500 suất phục vụ cho sinh viên đang thi đại học. Hơn 10 nhân viên tình nguyện đã đến đây phục vụ từ 4h sáng.
      Chuỗi quán cơm Nụ Cười ra đời hơn một năm nay, mức thu 2.000 đồng mỗi suất cơm với đầy đủ các món canh, xào, mặn, trái cây. Quán phải bù lỗ 13.000 đồng/suất. Thời gian qua, nhiều đơn vị, cá nhân đã cùng chung tay giúp đỡ để chuỗi quán phục vụ được ngày càng nhiều người nghèo hơn.
      theo Pháp luật TPHCM

      Xóa
  7. Chuyện về thiệp báo hỉ của con trai ông Nguyễn Phú Trọng
    Kiến Thức 2011/09/14 10:01
    - Liên quan đến vụ việc ông Nguyễn Hùng Dũng, Phó ban chỉ đạo TP Cần Thơ về Phòng chống tham nhũng in chức danh trên thiệp cưới của con trai, đang gây xôn xao dư luận, ông Nguyễn Minh Thuyết, nguyên đại biểu Quốc hội đã kể câu chuyện để lại ấn tượng rất sâu sắc trong ông trên VnExpress.

    Thiệp báo hỉ của con trai ông Nguyễn Phú Trọng "Cuối năm 2009, tôi nhận được thiệp báo hỉ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (khi ấy là Chủ tịch Quốc hội). Do không để ý đó là thiệp bảo hỉ, mở ra thấy đã qua ngày cưới của con trai ông, mà tự nghĩ mình không phải là người xa lạ gì với Chủ tịch vì làm việc trong Tổ biên tập văn kiện Đại hội Đảng XI, gặp ông hằng tuần, tôi thấy rất áy náy. Tôi gọi điện hỏi thư ký của Chủ tịch tại sao thiệp mời gửi muộn thế. Anh ấy cười : “Đó là thiệp báo hỉ. Anh Trọng nhờ tôi sau lễ cưới mới gửi thiệp báo hỉ, và cũng chỉ gửi cho một số anh em”. Tôi nghĩ, qua cách xử sự này của lãnh đạo cấp cao, nhiều cán bộ cấp dưới nên xem lại mình". Ghi chức tước, học hàm... lên thiệp, các cụ mắng cho Ông Nguyễn Minh Thuyết cũng kể với PV về chuyện tổ chức hôn lễ cho con mình. "Hai con tôi, mới có một cháu lập gia đình, nhưng cháu làm việc ở Singapore, không xin nghỉ được lâu, nên cũng cưới bên đó cho tiện. Cháu chỉ mời một số bạn bè thân đang học tập, làm việc bên đó. Gia đình hai bên có một số đại diện sang tổ chức cho các cháu. Ở nhà, chúng tôi chỉ gửi thiệp báo hỉ, kể cả anh em họ hàng, để khỏi làm phiền mọi người. Dĩ nhiên, tôi không đến mức ghi chức tước, học hàm, học vị gì. Thiệp gửi các cụ trong họ ghi như thế các cụ mắng cho. Nếu con trai thứ hai của tôi cưới thì tôi cũng sẽ bàn với cháu chỉ mời những người rất thân thiết để có thể ngồi với nhau được lâu, chứ không có ý định mời nhiều, loãng, đến ngồi một tý rồi nhanh nhanh chóng chóng về thì mất cả vui". TH
    http://www.baomoi.com/Chuyen-ve-thiep-bao-hi-cua-con-trai-ong-Nguyen-Phu-Trong/c/6985890.epi

    Trả lờiXóa
  8. NGUYỄN TIẾN THÀNHlúc 00:51 24 tháng 1, 2016

    Lịch trình
    Ngày 24/1 các đoàn sẽ thảo luận cơ cấu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII và ghi phiếu đề cử, ứng cử.
    Sáng 25/1 các đại biểu sẽ ghi phiếu xin rút khỏi danh sách ứng cử, đề cử (nếu có) và chiều 25/1 Đại hội sẽ biểu quyết thông qua danh sách ứng cử, đề cử, các trường hợp xin rút.
    Việc bỏ phiếu bầu chính thức sẽ diễn ra vào sáng ngày 26/1 và chiều cũng ngày tiến hành kiểm phiếu và công bố danh sách người trúng cử vào Ban chấp hành Trung ương khóa XII.
    Ngày 27/1, Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị, Tổng bí thư, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương tại trụ sở Trung ương Đảng.
    Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đọc diễn văn bế mạc Đại hội vào sáng 28/1.
    Thông tin về nhân sự chủ chốt sẽ được thông báo trong buổi họp báo ngay sau khi Đại hội bế mạc.

    Trả lờiXóa
  9. Kiên định con đường Bác Hồ đã lựa chọn, Đại hội 12 sẽ quyết định chấn chỉnh một số biểu hiện lệch lạc về chính trị trong một bộ phận đảng viên.
    Rõ nhất là xu hướng do Ủy viên TW Đặng Ngọc Tùng công khai bày tỏ xung quanh việc vinh danh 74 tên lính ngụy chết ở Hoàng Sa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngụy là thế nào, 74 nghĩa sĩ chứ? Ông Lê Nguyễn đến giờ này mà vẫn còn đầu óc chia rẽ đoàn kết dân tộc là rất bậy.

      Xóa
    2. Vậy theo Nặc danh13:34 Ngày 24 tháng 01 năm 2016 thì nên "đoàn kết dân tộc" với cả những trần ích tắc, lê chiêu thống, với cả những ông lính khố xanh khố đỏ?

      Xóa
    3. Tôi rất kính phục sự thẳng thắng của ông Tùng. "... Hôm nay ông Đặng Ngọc Tùng bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với Chủ tịch nước và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì đã thể hiện dũng khí, bản lĩnh trước sự gây hấn của Trung Quốc ở biển Đông, ông còn nhấn mạnh: ''Đảng ta, nhân dân ta rất cần những nhà lãnh đạo đầy khí phách và bản lĩnh như vậy''.

      Xóa
    4. Dẹp anh Tùng đê!
      Sau đại hội, đề nghị Bộ Công an bắt giam anh Tùng ngay, chấm dứt mầm bạo loạn, lật đổ chế độ, rước cái thây ma VNCH về dày xéo quê hương.

      Xóa
    5. Tùng xèng mất chức rồi, không cần phải lo

      Xóa
  10. Đổi mới chính trị là điều kiện tiên quyết và sống còn đối với chính đảng hiện nay, Đảng chỉ có thể lấy lại niềm tin với Nhân dân bằng cách mạnh tay diệt tham nhũng và đưa ra khỏi đảng những kẻ thoái hoá biến chất để chúng không có cơ hội cũng như không thể cấu kết với nhau tạo "lợi ích nhóm" phá hoại kinh tế đất nước và gây bất ổn cho xã hội Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  11. Một vị Bộ trưởng đã phát biểu ngay tại Đại hội Đảng toàn quốc lần này rồi đó, không thể chỉ thay đổi kinh tế mà không thay đổi chính trị, quan điểm này hoàn toàn phù hợp với chủ nghĩa Mác - Lê Nin, rằng kinh tế - hạ tầng cơ sở - quyết định chính trị - thượng tầng kiến trúc - và ngược lại chính trị nếu phù hợp với kinh tế sẽ giúp kinh tế phát triển, còn không phù hợp nó sẽ kềm hãm sự phát triển của kinh tế, dẫn tới sự tụt hậu, nghèo khổ, không phát triển của đất nước. Đối chiếu với tình hình Việt Nam từ ngày mở cửa năm 1985, 1986 cho tới nay thì thấy rõ lỗi không phù hợp giữa kinh tế và chính trị.

    Chủ nghĩa Mác - Lê Nin bao gồm nhiều vấn đề, ví dụ theo chủ nghĩa này thì ĐCS là Đảng lãnh đạo duy nhất và toàn diện, cũng theo chủ nghĩa này thì chính trị phải phù hợp với kinh tế ..v...v... Riêng việc Đảng lãnh đạo duy nhất và toàn diện xã hội, chủ nghĩa Mác - Lê nin cũng nói rất rõ đó là Đảng tiên phong, gồm những con người rất ưu tú, không có tham nhũng, không có tư lợi, không có ngu dốt, bảo thủ ..v..v.. trong Đảng lãnh đạo này. Thực tế ở Việt Nam, như chính Ủy viên bộ chính trị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thừa nhận là Đảng CSVN hiện nay đã có "1 bộ phận không nhỏ" Đảng viên biến chất, trở thành "bầy sâu" đục khoét đất nước. Vậy thì chuyện Đảng một mặt trung thành với Chủ nghĩa Mác - Lê Nin nhưng mặt khác lại làm ngược lại chủ nghĩa Mác - Lê Nin, cụ thể là không chịu thay đổi thể chế chính trị cho phù hợp với kinh tế phải hiểu thế nào cho đúng ? Tại sao vừa trung thành lại vừa không trung thành ? Phải chăng chỉ trung thành cái nào có lợi cho Đảng (chứ không phải cho nước, cho dân) ? Nói thiệt, người ngu dốt nhất cũng biết nếu không có lợi lộc gì thì không ai thèm níu kéo, trung thành, bất chấp sự ca thán thậm chí là nguyền rủa của mọi người. Ở Việt nam, hầu hết Đảng viên làm lãnh đạo đều giàu sang, nhỏ giàu nhỏ, lớn giàu lớn, giàu nứt khố đổ vách, vậy nên mới trung thành với chủ nghĩa Mác - Lê nin ở điểm ĐCS là Đảng lãnh đạo duy nhất và toàn diện !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi có cảm ác tình với cả 2 ông NPT và NTD như nhau. Nhưng thà cứ im thin thít như ông Ba Dũng thì tôi cũng thấy dễ chịu hơn là ông Cả Trọng nói năng tiền hậu bất nhất. Này nhé, ông Cả Trọng từng thú nhận "CNXH cho đến cuối thế kỷ 21 cũng chưa chắc có đạt được không", thế mà trong phát biểu tại Đại hội ông Cả Trọng lại tái khẳng định VN phải kiên định CN Mác-Lê để tiến lến xây dựng thành công CNXH???? Như thế có phải là giáo điều sáo rỗng hay theo ngôn ngữ bình dân là lừa đảo, bịp bợm không? Cương lĩnh tranh cử mà bất tín như thế thì không thể gom phiếu đại biểu được rồi.

      Xóa
    2. Tớ khuyên cậu rận xĩ Tư nổ nên đọc bài này cho đầu u tối của cậu sáng ra chút:

      THAM LUẬN CỦA BT BÙI QUANG VINH BỊ LỢI DỤNG VÀ XUYÊN TẠC

      http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2016/01/tham-luan-cua-bt-bui-quang-vinh-bi-loi.html

      Xóa
    3. @ Lê Nguyễn Linh : Tư tui đã có nguyên tắc từ lâu là đọc cũng phải có chọn lọc chứ không phải cái gì, của ai cũng đọc, ngoài ra nếu tự cho mình là có cái đầu 0 u tối thì Lê Nguyễn Linh cũng nên sửa lại cách xưng hô với người đối thoại cho nó văn minh, lịch sự, văn hóa.

      Xóa
  12. Bầu bán trong Đại hội Đảng toàn quốc kỳ này có vài điều lạ, ví dụ "Đại hội có quyền quyết định tối cao" đối với ai đi, ai ở và Quốc hội có quyền đồng ý hoặc không đồng ý đối với "tam trụ triều đình" là Chủ tịch Nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội đã được Đại hội Đảng bầu ra. Cái sự lòng vòng này nói lên điều gì ? Quốc hội được tăng quyền ? À không ! Chính xác phải nói Quốc hội được trả lại đúng quyền lực của mình chứ ! Hay đó là sự thể hiện của những vấn đề nào khác nữa ?

    Ở các nước tư bản phát triển cao như Na uy, Thụy điển, Thụy sĩ... có nhiều vị Thứ trưởng xin từ chức chỉ với lý do theo Luật là được nghĩ 4 tháng ở nhà chăm sóc con nhỏ khi vợ mới sinh mà Thứ trưởng nghĩ 4 tháng sẽ làm ảnh hưởng tới công việc của quốc gia, cho nên xin từ chức để có người khác làm. Nhẹ nhàng, đơn giản và văn minh, văn hóa làm sao !

    Trả lờiXóa
  13. Tin nóng! Tin nóng!
    3 ứng viên Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội
    (NLĐO)- Các ông Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc và bà Nguyễn Thị Kim Ngân được giới thiệu 4 vị trí chủ chốt của Đảng và Nhà nước: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội.




    Ông Vũ Trọng Kim, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, trao đổi với báo chí bên hành lang Đại hội XII
    Ông Vũ Trọng Kim, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, trao đổi với báo chí bên hành lang Đại hội XII
    Sáng 24-1, bên lề Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng (Đại hội XII), Ủy viên Trung ương khóa XI, Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Vũ Trọng Kim đã xác nhận khi trả lời báo chí thông tin về 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt: ông Nguyễn Phú Trọng (Tổng Bí thư khóa XI) được giới thiệu làm Tổng Bí thư khóa XII, ông Trần Đại Quang (Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, Bộ trưởng Bộ Công an) được giới thiệu làm Chủ tịch nước, ông Nguyễn Xuân Phúc (Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, Phó Thủ tướng) được giới thiệu làm Thủ tướng Chính phủ và bà Nguyễn Thị Kim Ngân (Ủy viên Bộ Chính trị khóa XI, Phó Chủ tịch Quốc hội) được giới thiệu làm Chủ tịch Quốc hội

    4 chức danh lãnh đạo chủ chốt trên đã được Ban chấp hành Trung ương khóa XI giới thiệu với Đại hội XII. Sau khi được bầu tại Đại hội XII, Ban chấp hành Trung ương khóa XII sẽ giới thiệu để Quốc hội bầu các chức danh lãnh đạo Nhà nước.


    Từ trái qua: ông Trần Đại Quang, ông Nguyễn Xuân Phúc và bà Nguyễn Thị Kim Ngân
    Từ trái qua: ông Trần Đại Quang, ông Nguyễn Xuân Phúc và bà Nguyễn Thị Kim Ngân
    Ban chấp hành Trung ương khóa XII. Theo ông Vũ Trọng Kim, khi Đại hội XII kết thúc và việc bầu 4 vị trị chủ chốt theo đúng như công tác chuẩn bị nhân sự của Ban chấp hành Trung ương khoá XI thì chỉ có Tổng Bí thư là giữ ngay trọng trách của mình; 3 chức danh còn lại là Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội phải chờ đến Quốc hội khoá XIV sau cuộc bầu cử vào ngày 22-5-2016.

    Quốc hội khóa XIV tại kỳ họp thứ nhất thống nhất bầu thì cả 3 đồng chí này mới chính thức nhận nhiệm vụ.

    Phạm Thế
    http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/3-ung-vien-chu-tich-nuoc-thu-tuong-va-chu-tich-quoc-hoi-20160124100419277.htm

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có rất nhiều người không tin ông Dũng, tôi cũng đã từng rất không tin, bới vì trong 10 hai khóa Thủ tướng của ông, ông đã phạm không ít tội và rất nhiều lỗi.
      Vậy mà hiện nay dư luận trong nước và thế giới người ta mong ông Dũng trúng TBT, còn ông Trọng thì cho về vươn, nếu không thì bắt giam bì tội phản quốc.
      Cái gì cũng có thể xẩy ra.
      Nếu ông Tổng Trọng không biết điều một chút, biết đâu ông sẽ đổ kềnh theo Cụ Rùa Hồ Gươm????

      Xóa
  14. Sĩ Quan Quân Khu Thủ Đôlúc 11:36 24 tháng 1, 2016

    *Về Trung Quốc: Không được mơ hồ, phải khẳng định, nó là kẻ xâm lược đúng nghĩa trong dọc dài lịch sử dân tộc, vừa qua và trong tháng năm sắp tới. Chiến lược, chiến thuật đối kháng với TQ hiện nay của Đảng và Nhà Nước Việt Nam là chiến lược, chiến thuật tối ưu, không còn một lựa chọn nào tốt hơn. Có chăng, vài tiểu tiết không quan trọng như thay người phát ngôn BNG, không để thằng oắt con hói trán Nguyễn Hải Bình, ngoại dáng không tự tin, ngữ điệu, so với Hoa Xuân Oánh, chưa phát thì đã...thua.
    *Các anh VNCH ăn nói, lý luận, dự báo chẳng ra gì. Ủng hộ, nói tốt cho ông NTD. Ông Dũng "tiêu", quay qua bào biện linh tinh, đầu đường cuối chợ. Tượng đài tưởng niệm hùng binh và nghĩa sĩ Hoàng Sa được dựng lên, các anh phê phán từ 'Nghĩa Sĩ' với lý do lính VNCH chiến đấu có tổ chức, có lệnh, phải gọi là 'tử sĩ', sao gọi 'sai' là nghĩa sĩ? Thằng gian hì nói ra bất nhất, giấu đầu lòi đuôi, chẳng ra cái thể thống gì.
    *Đến nay, còn 3 hôm nữa là bế mạc ĐHTW XII. Phải nói ngay tình, Đại Hội thành công trên cả tuyệt vời. Không nói theo nếp thường đâu nhé. Loại được thằng tham, mỵ dân, làm rối ren nền chính trị gần đây của đất nước, nhiều biểu hiện chính trị đe dọa an nguy của cách mạng. Những nân vật quá tuổi biết hy sinh địa vị, mạnh dạn nhường chỗ cho lớp trẻ. Chỉ có NPT bị 'ép' ngồi nán lại 1/2 nhiệm kỳ vì tình huống, và, một số vấn đề cần có ông để cuộc chuyển tiếp già trẻ, mới cũ được suông sẻ, tốt đẹp.
    *Riêng tôi, cái gì đã cướp khéo khôn của nhân dân thì phải trả lại. Không thể 'hạ cánh' an toàn. Đất nước đang nghèo. Cần lắm những đồng tiền, chính xác là của dân đã mất, để sắm thêm sukhoi, tên lửa địa đối hải!!! Hoan hô ông NPT! Ông chỉ cho tôi 1/1000 cái lú của ông để tôi đủ sống trong bể đời vàng thau, đen trắng xô bồ, lẫn lộn. Kính chúc ông sức khỏe. Giảm được số lần cấp cứu hàng tháng. Kính chúc ĐH ĐCSVN lần thứ XII thành công như ý, tốt đẹp!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "... Đến nay, còn 3 hôm nữa là bế mạc ĐHTW XII. Phải nói ngay tình, Đại Hội thành công trên cả tuyệt vời..."

      Úi mẹ ơi, còn những đến 3 hôm nữa mà đồng chí Sĩ quan đã vội kết nuận nuôn nà "ĐH thành công trên cả tuyệt vời"? Có vội quá chăng, nên nhớ 30 chưa phải là tết. Nói trước bước không tới, hãy bình tĩnh nín thở chờ xem hồi sau sẽ rõ.

      Xóa
    2. Sĩ Quan Quân Khu Thủ Đôlúc 17:55 24 tháng 1, 2016

      Tôi kiệm lời. Nhưng các bạn xem còm tôi, từ cái dấu phây cũng phải chứa sự thật. Nói không thật thì nói để làm gì. Thậm chí, nhiều cái còm quanh năm suốt tháng chỉ chửi kẻ khác và hót. Không hề có tư uy, dự báo. Sống như thế, chết quách cho rồi.

      Xóa
    3. @ Sĩ quan:
      Về Trung Quốc: Không được mơ hồ, phải khẳng định, nó là kẻ xâm lược đúng nghĩa trong dọc dài lịch sử dân tộc, vừa qua và trong tháng năm sắp tới???... Ăn nói tầm bậy như lũ rận. Nói thiếu suy nghĩ như ông Sĩ quan thì VN xem đế quốc Mỹ, quân phiệt Nhật, thực dân Pháp, bọn đánh thuê Hàn quốc,vv... là những kẻ từng gây tội ác với VN là gì, lại là... bạn à? Tôi khuyên ông nên bớt giáo điều đi nhé. Chủ trương lớn của Đảng và CP là VN làm bạn với tất cả, ai có thiện chí và giúp đỡ VN thì VN đều sẵn sàng thiết lập hợp tác hữu nghị. Còn những bất đồng thì không bao giờ là không có cả, ta phải mềm dẻo đàm phán song phương, đa phương để dung hòa giải quyết theo phương châm "vừa hợp tác, vừa đấu tranh". Đồng chí Sĩ quan già cứ mãi ôm mối hận với ngụy VNCH, có thái độ thù ghét láng giềng TQ là sai lầm, lệch lạc tư tưởng nghiêm trọng.

      Xóa
    4. Tôi góp ý thêm với bạn Sĩ Quan Quân Khu Thủ Đô. Đọc còm tôi thấy bạn còn trẻ mà cũng có sở học, tích cóp được khá nhiều kinh nghiệm sống, tôi khen bạn. Nhưng khả năng viết lách của bạn nếu biết sửa đổi sẽ thuyết phục người đọc hơn. Bạn lưu ý cách sử dụng từ ngữ xưng hô cho lễ độ hơn tí là ổn.
      "nó" = láng giềng Trung Quốc
      "thằng oắt con hói trán Nguyễn Hải Bình" = phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nguyễn Hải Bình
      "Loại được thằng tham, mỵ dân" = Loại được những cán bộ tham
      "Chỉ có NPT bị 'ép'" = Chỉ có TBT/ông NPT bị 'ép'

      Đại khái là sửa như thế là ổn bạn nhé.

      Xóa
  15. Thầy bói mù sờ voi thế mà đoán đâu trúng đấy, tài thật.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cậu nặc nói thầy bói nào vậy? Thầy bói Châu Xuân Nguyễn, Nguyen Thuy Trang hay ...

      Xóa
    2. Thầy bói đây này : https://anhbasam.wordpress.com/2016/01/14/6529-ket-qua-bo-phieu-tai-hoi-nghi-trung-uong-14/

      Xóa
    3. Có nên tin amnh ba sàm sỡ này không hả anh Nặc danh18:07 Ngày 24 tháng 01 năm 2016?
      6529. Kết quả bỏ phiếu tại hội nghị Trung ương 14

      Posted by adminbasam on 14/01/2016

      14-1-2016

      H1Theo vài nguồn tin khả tín cho biết, kết quả bỏ phiếu cho 4 vị trí chủ chốt tại hội nghị trung ương 14 như sau:

      Chức Tổng Bí thư: ông Nguyễn Phú Trọng được 137/175 phiếu.

      Chức Thủ tướng: ông Nguyễn Xuân Phúc được 151/175 phiếu

      Chức Chủ Tịch nước: ông Trần Đại Quang được 155/175 phiếu

      Chức Chủ Tịch Quốc hội: bà Nguyễn Thị Kim Ngân được 163/175 phiếu.

      Được biết, theo Nghị quyết 244, nếu Trung ương không chấp nhận ông Nguyễn Phú Trọng thì ông Trọng sẽ phải quay lại Bộ Chính trị. Và người được đề cử lại sẽ là ông Trương Tấn Sang vì ở Bộ Chính Trị, ông Sang nhận được số phiếu đề cử chỉ thua ông Trọng có 1 phiếu.

      Nguồn tin này cũng cho biết, trường hợp ông Nguyễn Tấn Dũng, ở Bộ Chính trị, ông Dũng có một phiếu đề cử chức Tổng Bí thư, chứ không phải ông Dũng không ứng cử như thông tin trên mạng.
      https://anhbasam.wordpress.com/2016/01/14/6529-ket-qua-bo-phieu-tai-hoi-nghi-trung-uong-14/

      Xóa
  16. 30 CHƯA PHẢI LÀ TẾT

    FB Hung Dang
    23.1.2016

    Tối nay, dạo quanh vài vòng làng phây của những tên tuổi nổi tiếng, đặc biệt là giới nhà báo, nhà văn, nhà trí thức ngoài 50 thì hầu hết họ cho rằng kết quả đã an bài dựa theo các báo đăng; ''Theo lời thượng tướng Võ Tiến Trung, Giám đốc Học viện Quốc phòng, xác nhận Thủ tướng xin rút tại hội nghị TƯ 14, TW 11 giới thiệu Tổng bí thư NPT tái ứng cử chức TBT TW khóa 12 ''. Thế là họ phang thẳng luôn là ông Trọng làm TBT còn ông Dũng đã về vườn.

    Đó là lời khẳng định quá vội vàng bởi theo quy định thì Đại hội mới có quyền quyết định cao nhất, tuy nhiên ngày mai ĐH mới bắt đầu thảo luận về vấn đề quy chế bầu cử và thông qua danh sách nhân sự ứng cử. ĐH chưa quyết định chính thức thì làm sao khẳng định chắc chắn như thế được ?

    Theo như các kỳ ĐH trước đây thì nếu TW khóa cũ đã đưa ra danh sách ứng viên tứ trụ thì ĐH mới chắc chắn sẽ thông qua. Tuy nhiên lần này có sự khác biệt lớn bởi ông Nguyễn Tấn Dũng được phần lớn TW và đại biểu ủng hộ, ông cũng đã có kinh nghiệm hai lần thoát hiểm vào phút bù giờ gây ngạc nhiên cho rất nhiều người. Nếu như ông Dũng không còn tham vọng nữa thì mọi chuyện xem như đã an bài nhưng nếu ông Dũng vẫn chưa từ bỏ ý định ứng cử làm TBT thì 30 vẫn chưa phải là tết? Nên nhớ ông Dũng là trường hợp đặc biệt duy nhất từ trước đến nay có khả năng vượt qua khe cửa rất hẹp nhờ vào số đông TW ủng hộ.

    Theo dõi các đại biểu đọc tham luận mấy hôm nay, chúng ta thấy rõ:

    - Đầu tiên ông Bùi Quang Vinh đăng đàn đòi thay đổi thể chế chính trị cho phù hợp thì cùng lúc ông Dũng cười tươi như Liên xô !

    - Hôm nay ông Đặng Ngọc Tùng bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với Chủ tịch nước và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì đã thể hiện dũng khí, bản lĩnh trước sự gây hấn của Trung Quốc ở biển Đông, ông còn nhấn mạnh: ''Đảng ta, nhân dân ta rất cần những nhà lãnh đạo đầy khí phách và bản lĩnh như vậy''.

    Trong khi ông không hề nhắc gì đến vai trò của ông Trọng?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cậu đọc hết phát biểu của ông Vinh chưa hay chỉ nghe sự xuyên tạc bịa đặt của lũ rận chấy?

      Tôi đề nghị chủ nhà cho đăng toàn văn bài tham luận này cho bọn rận đỡ xuyên tạc, bịa đặt

      Bài phát biểu tâm huyết, thẳng thắn của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh

      http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/286196/bai-phat-bieu-tam-huyet-thang-than-cua-bo-truong-bui-quang-vinh.html

      Xóa
  17. Nói chung, để đất nước tới tình trạng như ngày hôm nay thì Ban lãnh đạo quốc gia không thể nào gọi là giỏi được. Tuy nhiên, trong "tứ trụ triều đình" khách quan mà nhận xét thì ông Dũng nổi bật hơn vì dù sao ông cũng có nhiều hoạt động cho dân, cho nước. Chắc sẽ có người cho rằng điều đó là dĩ nhiên, bởi ông Dũng là Thủ tướng, người đứng đầu hành pháp, không đâu các bạn, cứ nghiên cứu kỹ lại sẽ thấy ở Việt Nam, từ ngày thành lập nước 02/9/1945 cho tới nay không có nhiều vị Thủ tướng có quyền lực thật sự đâu, nổi tiếng như Phạm Văn Đồng - vị Thủ tướng thâm niên nhất 0 chỉ của Việt Nam mà còn của cả thế giới - vẫn phải than thở đại khái là "trong 25 làm Thủ tướng tôi chưa cách chức được một ai" đó thôi.

    Vậy thì, khi chỉ được chọn lựa trong những con người ấy, chắc chắn các đại biểu sẽ chọn người nổi bật nhất là điều tất yếu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đương kim Nguyễn Tấn Dũng chiếm được nhiều cảm tình của các cư dân mạng hơn so với ông Nguyễn Phú Trọng.

      Trong một cuộc thăm dò ý kiến của độc giả trên trang web cũng như mạng xã hội của VOA tiếng Việt, ông Dũng giành được đa số đề cử.

      Trong một cuộc thăm dò ý kiến kể từ ngày 18/1, trả lời câu hỏi, “ai sẽ là Tân tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam?” trên trang voatiengviet.com, ông Dũng vẫn duy trì một khoản cách khá xa với ông Trọng với hơn 65% trong số hơn 6 nghìn người trả lời cho biết muốn chọn ông làm người lãnh đạo đảng.

      Xóa
    2. Rận trủ anh nào cũng ngu; Chỉ có ngu mới mần được rận trủlúc 15:29 24 tháng 1, 2016

      VOA, RFA, BBC... ổ rận chấy cả.
      Mà rận thì ngu

      Xóa
    3. Rất đồng ý với bác TTB,dù chưa một lần tôi nhìn thấy ông Dũng trong đời thường ,nhưng tôi tin ở những cựu chiến binh,những người từng có mấy thế hệ đổ máu cho chế độ này như ông Dũng ,họ không thể vì tham quyền cố vị hay vì cái tôi mà làm những việc chống lại lợi ích của nhân dân VN.

      Xóa
  18. Tại phiên bầu cử Tổng Bí Thư, sẽ có khả năng là có nhiều lựa chọn, có nhiều đồng chí để bầu, chứ không phải là Đại hội Đảng 12 tổ chức bầu cử 5 năm một lần lại chỉ để chọn ra một đồng chí từ một đồng chí mà thôi.

    Nhưng mà, nếu xét thật kỹ hết tất cả các khả năng, thì lại có một khả năng thế này nữa, mặc dù rất hiếm khi xảy ra, nhưng khả năng tồn tại về mặt toán học và logic học là có. Đó là, trong danh sách bầu Tổng Bí Thư ngày 27/1 lại KHÔNG CÓ ĐỒNG CHÍ NGUYỄN PHÚ TRỌNG.

    Vì sao có khả năng này? Ấy là vì, có một khả năng, xin nhắc lại, có thể tồn tại về mặt toán học và logic, là đồng chí Nguyễn Phú Trọng bị trượt ngay từ Vòng bầu vào Ban Chấp hành Trung ương 12, diễn ra vào hôm 26/1 tới. Nghĩa là đồng chí Nguyễn Phú Trọng không phải là Uỷ viên Trung ương khoá 12, và như thế thì, không thể được bầu vào Bộ Chính trị và vị trí Tổng Bí Thư.

    Điều này thực tình là một khả năng rất hãn hữu, hãn hữu đến mức gần như không tồn tại, không thể tin là có tồn tại.

    Nhưng đã là người có tư duy phân tích, thì không có gì là không thể nghĩ tới. Cũng như, cả Hà Nội này, cả đất nước này, có một ai lại nghĩ là Cụ Rùa Hồ Gươm thì lại bị chết đuối đúng hôm Khai mạc Đại hội Đảng đâu?

    Tóm lại, với nguyên tắc Tập Trung, nguyên tắc Dân Chủ, được triển khai đúng đắn, thì cho đến giờ, không ai có thể kết luận chắc chắn ai sẽ là Tổng Bí Thư Khoá 12.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông nặc 14 : 46 nói quá đúng, Tư tui hoàn toàn đồng ý với ý kiến của ông.

      Xóa
    2. Đúng vậy!
      Điều anh Nặc nói hoàn toàn có lý.
      Do vậy, xin các anh chị dzận chấy đừng lu loa: Bầu cử ở Đảng CSVN mất dân chủ nhá.

      Xóa
    3. Ông bà mình dạy trước khi nói phải uốn lưỡi 7 lần là không có sai, có nịnh bợ cũng phải coi cho được, người được nịnh bợ mà có đầu óc cũng không ai thích kẻ nịnh bợ mình thuộc dạng "coi không được". Đây là đại hội của Đảng, có phải đại hội của dân đâu mà có dân vô đó để có hay mất dân chủ !

      Xóa
    4. Cụ rùa Hồ gươm tức chết là khi biết tin bọn cơ hội chính tri cấu kết với bọn việt gian VNCH xuyên tạc lịch sử, đổi trắng thay đen khởi công đặt gạch xây dựng đền đài vinh danh những tên lính VNCH tay sai của giặc Mỹ xâm lược chết ở Hoàng sa 1/1976 là nghĩa sỹ Hoàng sa...

      Xóa
    5. chứ không phải cụ chết vì con cháu cụ sau mấy chục năm được giáo dục bởi nền giáo dục xhcn nhiều ưu việt đã trở nên "khôn" đặc biệt cỡ Nặc 15:59 sao ?

      Xóa
    6. anh tu be noi dung ,day la dai dang chu dau phai dai hoi cua dan dau ,dai hoi cua dan toc viet nam la ngay 30 thang 4 nam 1975 la ngay dan toc viet nam hoan toan thong nhat dung khong anh tu be

      Xóa
  19. NGƯỜI ĐẤT THÉP:19:31 Ngày 23 tháng 01 năm 2016
    Xin bác đừng chọc chó nữa!

    Trả lờiXóa
  20. ......... Theo chúng tôi, trong bối cảnh “tứ bề thọ địch” hôm nay, người đứng đầu phải là người có bản lĩnh, quyết đoán, sáng tạo, dũng cảm bảo vệ độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, dũng cảm tiến hành cải cách để đưa nước Việt Nam đồng hành với thế giới văn minh. Người đó hiện nay theo chúng tôi, không ai hơn TT. Nguyễn Tấn Dũng. TT. Nguyễn Tấn Dũng, mặc dù những năm qua có nhiều sai lầm, đổ vỡ, nhưng theo cảm nhận của chúng tôi, ông có đầy đủ các phẩm chất trên. Những sai lầm, đổ vỡ trước đây ngoài khuyết điểm của Thủ tướng, có nguyên nhân quan trọng thuộc về thể chế, cơ chế. Nhiều năm qua, ông như người cưỡi con ngựa bất kham là nền “kinh tế thị trường định hướng XHCN”, nên khó mà điều khiển nó theo ý mình. Thiết nghĩ, nếu đủ quyền lực, TT. Nguyễn Tấn Dũng sẽ là người đứng ra cùng toàn Đảng, toàn dân kiến tạo một thiết chế kinh tế – chính trị hợp lý và trên thiết chế hợp lý đó, ông và Chính phủ sẽ điều hành tốt quốc gia.

    Chúc Đại hội thành công.

    Đào Tiến Thi

    Đảng viên cư trú tại P.409, toà nhà CT7E,

    khu đô thị Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội

    Thẻ đảng viên số 97003164

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chẳng là gì,chỉ là công nhân xây dựng thôi nhưng văn lâm tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến của bác Đảng viên Đào Tiến Thi .

      Nếu cả hơn nghìn đại biểu Đại hội XII nhất quyết ngăn cản không để Bác cựu chiến binh Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục chiến đấu,phục vụ nhân dân thì đó chính là một thiệt thòi lớn cho người dân lao động VN,những người đang trông chờ,hy vọng công ăn việc làm, cơm ăn áo mặc ,mưu sinh của gia đình vào quá trình đổi mới,hội nhập quốc tế sâu rộng của Đất nước.

      Vì Đảng đang đảm nhận trách nhiệm lãnh đạo toàn diện Nhà nước ,trước khi đặt bút chọn cử các UV TW ,các Đại biểu nên nghĩ bằng lá phiếu của mình ,các bác nên làm gì vì những người lao động mà các bác đang nhân danh đại diện.Không làm được thế,rất có thể ,các đại biểu đang làm mất niềm tin của những người lao động còn nhiều vất vả ,với Đảng đó.

      Xóa
    2. Kết quả dần lộ diện rồi đó các bạn :
      http://www.baogiaothong.vn/thu-tuong-nguyen-tan-dung-duoc-de-cu-vao-tu-khoa-xii-d136266.html




      Xóa
    3. Rận xĩ văn lâm, tư nổ úp mở tung hỏa mù. Vấn đề đề cử, bầu cử Google.tienlang đã công khai từ lâu.
      Báo chí cũng công khai chứ có gì đâu mà anh nói "dần lộ diện"?
      =====================
      'Một số đồng chí xin rút dồn phiếu cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng'
      Chủ Nhật, 24/01/2016 12:27PM
      (VTC News) - "Đối với vị trí Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn Phú Trọng được Bộ Chính trị tín nhiệm hoàn toàn. Có một số đồng chí khác được giới thiệu thì tự rút để dồn sự tín nhiệm cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng."

      Sáng 24/1, ông Vũ Trọng Kim - Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQVN xác nhận bên lề Đại hội Đảng XII, Ban Chấp hành Trung ương khoá XI đã thống nhất giới thiệu 4 vị trí chủ chốt của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII gồm Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội.

      Ông Vũ Trọng Kim, Phó chủ tịch tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

      - Hội nghị Trung ương 14 giới thiệu nhân sự cho các chức danh chủ chốt như thế nào thưa ông?

      Ban chấp hành Trung ương XI giới thiệu Chủ tịch nước là ông Trần Đại Quang, Thủ tướng là ông Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội là bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Hội nghị Trung ương 14 đã chuẩn bị nhân sự chủ chốt theo hướng đó.

      Nhân sự của Ban chấp hành Trung ương khóa XII được chuẩn bị kỹ ở 3 hội nghị. Đặc biệt Hội nghị Trung ương 14 chuẩn bị cho 4 vị trí chủ chốt.

      Đối với vị trí Tổng bí thư, đồng chí Nguyễn Phú Trọng được Bộ Chính trị tín nhiệm hoàn toàn. Có một số đồng chí khác được giới thiệu thì tự rút để dồn sự tín nhiệm cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

      Tôi phát biểu tại Hội nghị Trung ương 14 là hoan nghênh đồng chí Nguyễn Tấn Dũng và các đồng chí khác của Bộ Chính trị đã tự nguyện xin thôi làm ứng cử viên để dồn sự tín nhiệm cho đồng chí Nguyễn Phú Trọng.

      Đó là trách nhiệm, tâm huyết và chia sẻ trách nhiệm với Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương và toàn Đảng trong giai đoạn hiện nay.

      Vấn đề là như thế, ra Trung ương giới thiệu vị trí Tổng bí thư thì ngoài đồng chí Nguyễn Phú Trọng còn giới thiệu 4 đồng chí khác.

      - Gồm ba người còn lại trong “tứ trụ” và ông Tô Huy Rứa?

      Đúng vậy!

      Riêng việc giới thiệu vị trí Tổng Bí thư phải qua ba lần bỏ phiếu. Như thế là dân chủ quá còn gì.

      Lần thứ nhất là chọn phương án nào, phương án một thì giữ lại một vị trí là Tổng Bí thư, phương án hai là giữ lại 2 vị trí là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước và phương án ba là giữ lại cả 3 vị trí là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ. Đưa ra 3 phương án thì Hội nghị thảo luận và Trung ương đã biểu quyết là chọn phương án một.

      Lần thứ hai, các đồng chí được giới thiệu vào chức danh đó đưa ra Hội nghị Trung ương, tất cả các đồng chí đó xin thôi không ở lại. Đó là lần biểu quyết thứ 2.

      Lần thứ ba là biểu quyết riêng đồng chí Nguyễn Phú Trọng và ý kiến Trung ương đa số là đồng ý giữ lại đồng chí Nguyễn Phú Trọng giới thiệu ra Đại hội. Tôi nghĩ về nhân sự chủ chốt làm như thế quá kỹ và cũng không còn ý kiến gì khác nữa, dân chủ tuyệt đối.

      Tôi tham gia kiểm phiếu, chỉ để chuẩn bị cho 4 chức danh đó là 14 lần kiểm phiếu. Trước hết phải thống nhất về quy trình, phương án rồi đi vào nhân sự cụ thể.

      Các vị trí Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội đều có tín nhiệm rất cao.

      Xóa
    4. Ban chấp hành Trung ương là cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ Đại hội đã làm hết trách nhiệm của mình đối với Đại hội XII, trong đó có vấn đề chuẩn bị nhân sự cho Đại hội.

      Tôi tin tưởng vào các đại biểu tại Đại hội vì đó là những người ưu tú trong các tổ chức Đảng, hoặc ở Trung ương là những đơn vị Đảng bộ trực thuộc Trung ương, hoặc ở địa phương là những Đảng bộ của địa phương trưc thuộc Trung ương. Mà nguyên tắc của mình là nguyên tắc sinh hoạt trong Đảng. Nguyên tắc sinh hoạt trong Đảng là phải đề cao nguyên tắc số một bất dịch là nguyên tắc tập trung dân chủ.

      Mà khi đã dân chủ, cởi mở thoải mái rồi, bằng lá phiếu quyết định rồi thì có thể nói sự thống nhất đoàn kết trong Đảng rất cao. Còn bên ngoài họ nói thế này thế kia thì đó là luận điệu của kẻ xấu và những kẻ có ý đồ riêng, có thể là lợi ích nhóm, có thể là dùng ô dù để giải quyết vấn đề gì đó.

      Ngoài xã hội có thể phức tạp nhưng đã vào tổ chức Đảng thì nói chung tôi rất tin tưởng, đó là những chiến sĩ cộng sản, là những người mà dân tin tưởng.

      Vì Đảng không phải chỉ lãnh đạo Đảng mà lãnh đạo nhà nước và cả xã hội nên vai trò lãnh đạo của Đảng rất quan trọng.

      - Ông có nghĩ sẽ có phương án một đồng chí đại biểu ngoài Trung ương giới thiệu 4 đồng chí đã xin rút?

      Đại biểu có thể giới thiệu, hoặc không, đó là quyền của đại biểu. Nhưng nếu được đề cử, theo nguyên tắc đồng chí đó phải tự xin rút, vì Ban chấp hành Trung ương là tổ chức chặt chẽ, giới thiệu ra ai thì quyết định bằng đa số phiếu.

      Tuy nhiên, theo quy chế bầu cử đã được thông qua, Đại hội sẽ quyết định cuối cùng.

      - Vấn đề đảm bảo công bằng giữa những người ứng cử, được đề cử tại Đại hội với nhân sự Trung ương giới thiệu ra sao?

      Danh sách của Trung ương giới thiệu và danh sách được đại biểu giới thiệu tại Đại hội không vượt quá số chính thức là 30%. Tất cả đều công bằng như nhau.

      Đại biểu có quyền lựa chọn trong số đó, cuối cùng người trúng cử là người có số phiếu cao hơn. Tuyệt đối không có phân biệt, điều này quy chế bầu cử đã nói rõ.

      - Vậy trong trường hợp con số đề cử vượt quá 30%?

      Đại hội sẽ cho rút dần, sau đó lấy tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín, lấy từ trên xuống dưới, làm sao đảm bảo dân chủ tuyệt đối.

      Danh sách giới thiệu ủy viên hiện là 221 lấy 200, đã có số dư. Đại hội sẽ bầu thêm để có số dư không quá 30%. Như vậy tối đa giới thiệu tại đại hội là 31, nếu số giới thiệu nhiều hơn thì dựa trên phiếu tín nhiệm để lựa chọn.

      Xóa
    5. CHUYỂN BIẾN RẤT KỲ LẠ
      Trước đây, thông tin lề trái nhanh hơn lề phải rất nhiều. Nhưng hôm nay, báo lề phải lại nhanh hơn lề trái.
      Không biết ĐH đã có sự chuyển biến gì đây?

      Xóa
  21. NGƯỜI ĐÀN ÔNG CÓ BỘ MẶT CƯỜI - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

    Bác sĩ Hồ Hải

    Tôi vẫn nói với vợ rằng, thủ tướng mà lên nắm đầu thiên hạ ở xứ Việt và chọn ra một bộ sậu làm theo ông thì chắc chắn đất nước này sẽ cất cánh vì ông có 2 cái mà những lãnh đạo Việt cộng xưa nay không có:

    1. Bộ mặt cười của ông sẽ làm mọi việc cam go của nước Việt từ hung thành kiết và từ tối tăm thành sáng sủa.

    2. Ông có phúc lớn can qua chiến tranh mà không chết, thì không ai trong số kẻ thù ông đủ phúc để triệt hạ ông. Và ông cũng đủ phúc để gánh 90 triệu cộng nghiệp vượt qua bão tố.

    Vận nước và vận người luôn song hành, trước khi phúc đến họa phải đến, nên ông bà bảo, họa vô đơn chí mà phúc bất trùng lai.

    Từ sau nhà Nguyễn sụp đổ Pháp vào dân tộc này phải trả nghiệp diệt chủng Chiêm Thành. Giờ đến tận đáy và người gánh nghiệp cũng họa đến trùng trùng. Vượt qua họa trùng trùng thì mới đủ phúc đẩy cộng nghiệp ra ánh mặt trời. Đó là Nguyên lý của sự dịch chuyển - còn gọi là Dịch Lý. Rất khoa học chứ không phải mê tín.

    Vận nước đi, vận người đảo điên để tạo thế, tạo thời rồi mới có sức bật. Đảng cộng sản đã hết thời, cần phúc của một con người lớn mới đi lên. Sự dịch chuyển nào cũng cần thời gian và tích tụ mọi yếu tố mới chuyển được. Không thể vội, mà cần có thời gian.

    Cách đây 3 năm một số doanh nhân hỏi tôi, tương lai ai sẽ làm đất nước tươi sáng. Tôi không ngần ngại trả lời: ông Nguyễn Tấn Dũng!

    Hôm kia, 11/01/2016, khi Hội nghị trung ương 14 bắt đầu, thằng bạn già nó gọi điện thoại hỏi tôi, liệu kỳ này ông Nguyễn Tấn Dũng có bị hạ đài không? Tôi tự tin trả lời:

    Không!

    Tôi chỉ đơn cử việc tiên lượng như sau: chỉ cần sai lầm nhân sự tứ trụ triều đình cuối tháng này thì, trước tiên 2 sàn chứng khoán cổ cánh Sài Gòn và Hà Nội sập tan nát hơn cả 2 hòn đảo Hiroshima và Nagasaki của Nhật vào ngày 02/9/1945. Lúc ấy thì, liệu 2 cái sàn Thượng Hải và Thẩm Quyến có đủ sức ôm nền kinh tế Việt Nam không, trong khi móc cả dự trữ ngoại hối của Trung cộng khoảng 3.800 tỷ đo la ra cứu 2 sàn Trung cộng, vẫn cứ âm ít nhất 1.200 tỷ.

    Tôi không thiên vị ai, và cũng chưa bao giờ tin người cộng sản nào, và chả biết nịnh ai bao giờ. Vì ai lên hay ai xuống thì từ trước tới giờ nhân dân vẫn thua thiệt. Nhưng tôi tin vào trực giác thiên phú của tôi và những quy luật tự nhiên và xã hội học không thể nào sai, nếu nước Việt chưa tới hồi phải mất. Phải biết chọn cái ít xấu nhất trong một đống xấu, đó mới là giải pháp tối thượng trong lúc này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ối giờ, lại đưa cả anh rận xĩ hồ hải vào đây nữa

      Xóa
    2. Hay. Vấn đề không phải Hồ Hải là ai mà là ông ta viết cái gì. Tôi cũng nghĩ như ông Hải, ủng hộ TT Nguyễn Tấn Dũng làm tân TBT.

      Xóa
    3. Ai làm TBT thì vẫn vậy thôi nhưng tôi muốn các đại biểu làm theo lời quán triệt của ông Trọng, không bầu cho người tham lam quyền lực mà người tham lam quyền lực ở đây là ông Trọng.

      Xóa
  22. Nhiều dzận xĩ chưa đọc hết phát biểu của ông Vinh chưa mà chỉ nghe sự xuyên tạc bịa đặt của lũ rận chấy.

    Tôi đề nghị chủ nhà cho đăng toàn văn bài tham luận này cho bọn rận đỡ xuyên tạc, bịa đặt

    Bài phát biểu tâm huyết, thẳng thắn của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh

    http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/286196/bai-phat-bieu-tam-huyet-thang-than-cua-bo-truong-bui-quang-vinh.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không cần GT phải đăng vì cả nước đã biết nội dung phát biểu của ông Vinh, nếu Cựu chiến binh cho rằng có người bị xuyên tạc, bịa đặt gì đó thì chỉ nêu ra quan điểm của ông, chỉ rõ chổ nào bị xuyên tạc và bịa đặt là được.

      Xóa
    2. Nội dung bài phát biểu có gì mới đâu. Là điều mà dân ai cũng muốn. Có điều 1 thằng dân mà nói thi chụp mũ phản động, rận, chấy. Còn từ 1 lãnh đạo thì là tâm huyết, thẳng thắn. Cho nên mới có câu miệng nhà quan có gang có thép.

      Xóa
    3. Nhưng anh Tư nổ xuyên tạc bịa đặt lời anh Bộ trưởng. Anh dzận xĩ Tư nổ cứ làm như mọi người không biết anh Vinh Bộ trưởng nói gì!

      Xóa
    4. Yêu cầu chứng minh cho Tư tui thấy Tư tui xuyên tạc, bịa đặt chổ nào ?

      Xóa
    5. Khi xưa biết bao người chửi bới ,thóa mạ và kỷ luật ông Kim Ngọc,nhưng rồi khi cái niêu cơm của dân sắp bị treo ngược lên,mọi người mới vội vã làm theo ông Kim Ngọc.

      Vậy mà còn chưa biết xấu hổ hay sao mà bây giờ vẫn còn diễn lại trò cũ ,hễ thấy ai không khen mình ,chỉ cho mình vết nhọ lớn trên mặt là thày trò nhảy dựng cả lên !

      Các ông làm quan thì cũng là người cả,có phải là thánh từ từ trên trời rơi xuống hay từ dưới đất chui lên đâu mà không có lúc ,có việc làm sai.Nếu là đúng đắn thì đã chả có chính những cán bộ,đảng viên chủ chốt trong đội ngũ của các ông phản đối ,cảnh báo;đã chả có hàng vạn ,hàng triệu người người oan sai đến khuynh gia bại sản .

      Xóa
  23. Tin đặc biệt: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người được giới thiệu nhiều nhất với 270 phiếu!!!

    Tại phiên họp các đoàn chiều nay (24.01.2016), các đại biểu Đại hội đã tiến hành ghi phiếu ứng cử, đề cử thêm nhân sự Ban Chấn hành TW khóa 12 (ngoài danh sách do Ban Chấp hành TW khóa XI đề cử).

    .....

    Đặc biệt, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người được giới thiệu nhiều nhất: được 35 đoàn với 270 phiếu giới thiệu; Đứng thứ hai là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có 16 đoàn với 78 phiếu giới thiệu; Còn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng được 7 đoàn với 8 phiếu giới thiệu. [.....]

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Câu hỏi đặt ra là tại sao các đại biểu tham dự Đại hội 12 lại giới thiệu ông Dũng và một số người khác tái cử?

      Một trong lý do ấy có thể là các đại biểu không hài lòng với chuyện ‘trên cử, dưới bầu’, và cách làm độc đoán, không dân chủ của ông Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương khóa 11.

      Trước và trong Đại hội 12 có nhiều quan chức Việt Nam lên tiếng về điều 13 của Quyết định 244 do ông Nguyễn Phú Trọng ký năm 2014.

      Ông Trọng thường được coi là người bảo thủ, giáo điều, thân Trung Quốc, và như vậy không thực sự phù hợp, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam cần hội nhập, gần gũi với Mỹ và các nước dân chủ, phát triển để đối phó với thái độ càng ngày càng đang mạnh bạo, hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông.

      Trái lại, có thể trong mắt một số đại biểu, tuy ông Dũng có những khuyết điểm, ông có những ưu điểm khác mà ông Trọng không có. Đây có thể là một lý do nữa họ giới thiệu ông Dũng tái cử.

      Xóa
    2. Như vậy trái với thông tin của một loạt các cơ quan báo chí chính thống, việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xin rút không hề làm uy tín và vai trò chính trị của ông suy giảm. Trước khi hoạt động đề cử theo nguyên tắc dân chủ của Đảng diễn ra, nhiều phát ngôn của các quan chức đã nhấn mạnh việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về nghỉ là điều tất yếu. Nổi bật trong các hoạt động tuyên truyền này là các ông Vũ Ngọc Hoàng (Phó ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương), ông Võ Tiến Trung (Giám đốc Học viện Quốc phòng)…

      Thực tế đây là hoạt động tuyên truyền chưa từng có trong tiền lệ các Đại hội Đảng. Thông thường thông tin về các ứng viên trong danh sách giới thiệu của Ban Chấp hành Trung ương thường không được công khai. Do đó hoàn toàn không cần thiết phải để các quan chức đương nhiệm phải tập trung lên tiếng giải thích cho việc xin rút của một cá nhân. Việc tuyên truyền này thể hiện sự thiếu tự tin trong công tác nhân sự cũng như thể hiện rõ mong muốn áp đặt suy nghĩ và áp đặt lá phiếu của các Đại biểu tham dự Hội nghị.

      Tuy nhiên bất chấp những hành động mang tính trù dập cá nhân trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn giành được sự ủng hộ cao nhất từ các đoàn tham dự Đại hội. Trong một không gian rộng mở hơn, trên các mạng xã hội Thủ tướng cũng là người được dư luận dành nhiều tình cảm và hy vọng. Các cuộc bỏ phiếu ảo do cộng đồng mạng tổ chức cho thấy ông giành được một sự tín nhiệm vượt trội so với các thành viên còn lại trong tứ trụ. Điều đặc biệt hơn Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đang được tuyên truyền là nhận sự ủng hộ cao nhất của Trung ương lại là người nhận được sự ủng hộ thấp nhất trong các cuộc “thăm dò dư luận” của các tầng lớp dân chúng.

      Xóa
  24. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Nặc 03:10 ơi,văn lâm tâm đắc đoạn trên trong còm của bác thôi,đoạn 2 là không nên bác ạ.

      Thực tế thì tệ phân người miền Bắc ,người miền Nam ,miền Trung là do thực dân Pháp khởi xướng với mục tiêu là chia để trị.

      Là người VN chúng ta không nên rơi vào cái bẫy ,mắc mưu thâm độc của thế lực ngoại bang!

      Còn nếu có ai nhắc đến sự phân biệt này trên chính trường,chắc chắn sẽ bị xã hội tẩy chay.

      Về mặt lịch sử ,có thể nói một bộ phận không nhỏ người miền Nam hiện nay cũng chính là người miền Bắc theo Chúa Nguyễn Hoàng vào Nam mở mang bờ cõi hàng trăm năm nay và do điều kiện tự nhiên thuận lợi,tối đâu là nhà ngã đâu cũng là giường nên dần tạo nên tính cách các bác Hai Lúa rất thẳng thắn ,sòng phẳng ,tốt bụng ,ăn ra ăn,làm ra làm ,zui zẻ hòa đồng không để bụng...nhưng bản chất yêu nước thì là "Miền Nam đi trước về sau" đó .Miền Nam còn còn là cái nôi làm lên những tên tuổi lớn của người VN yêu nước đó!

      Văn lâm là người gốc Bắc,từng có sếp là người miệt vườn phương Nam và tôi hâm mộ tính cách người dân miệt vườn phương nam ,những người không nói zậy mà không phải zậy.

      Xóa
  25. Công Nông đối thoạilúc 07:36 25 tháng 1, 2016

    Khiếp!
    Đảo qua một vòng những BBC, RFA. VOA, ba sàm Dân Luận.... thấy các bình loạn gia đang bình loạn loạn cào cào về nhân sự Đại hội Đảng.
    Người thì hoan hỷ chúc mừng ông Nguyễn Phú Trọng và không quên đá xéo ông Nguyễn Tấn Dũng. Ngược lại có anh "chiên da" vẫn khăng khăng "Ba mươi chưa phải là Tết" hay "Căng thẳng đến phút 89"....
    Dù các ý kiến khác nhau đôi chút nhưng tựu chung lại, mọi người phải thừa nhận rằng: "Quyền quyết định tối cao thuộc về tập thể hơn 1 ngàn đại biểu tham dự Đại hội 12".

    Thực tế đó cho thấy Đảng Cộng sản Việt Nam là vững mạnh hơn bao giờ hết bởi nội bộ Đảng thực sự dân chủ, công bằng. Những thông tin xuyên tạc bịa đặt mấy ngày qua rằng ông TBT Nguyễn Phú Trọng độc đoán chuyên quyền, tham quyền cố vị, áp đặt ý chí cá nhân lên Đại hội hay Bộ Chính trị, hay Trung ương khóa 11 áp đặt.... đã không còn đứng vững.
    Quyền tối cao thuộc về Đại hội- Thực tế như vậy và Điều lệ Đảng CSVN cũng ghi rõ ràng như vậy.

    Sáng nay, 25/1/2016, các đại biểu làm việc tại đoàn phiên cuối cùng, nghe báo cáo của Đoàn Chủ tịch Đại hội về danh sách đề cử, ứng cử bổ sung. Lúc này, những người tự ứng cử hoặc được đề cử sẽ cân nhắc việc tiếp tục hay rút, nhận hay từ chối đề cử.

    Chiều nay, các đại biểu trở lại hội trường. Đoàn Chủ tịch sẽ báo cáo về danh sách ứng cử, đề cử, thông tin về các trường hợp rút hoặc tiếp tục ứng cử.

    Sau khi quán triệt về quy chế bầu cử đã được thông qua tại phiên trù bị ngày 20/1, Đại hội bắt đầu việc bầu cử chính thức.

    Trước hết, Đại hội biểu quyết thông qua danh sách ứng cử, đề cử, bao gồm cả các trường hợp ứng cử, đề cử bổ sung. Sau khi biểu quyết, Đại hội sẽ có danh sách chính thức các ứng viên để bầu vào Ban chấp hành TƯ khóa 12. Sẽ có 200 người được bầu, trong đó có 180 ủy viên chính thức, 20 ủy viên dự khuyết.

    Nội dung cuối cùng của ngày làm việc hôm nay là bầu ban kiểm phiếu.

    Sáng mai (26/1), Đại hội bắt đầu bỏ phiếu dựa trên danh sách ứng viên chính thức đã được thông qua ngày hôm trước.

    Đại biểu sẽ bầu cử bằng cách đánh dấu những ứng viên mình ủng hộ và gạch tên những ứng viên mình không ủng hộ, trên hai lá phiếu có màu khác nhau, một cho danh sách bầu ủy viên chính thức, một cho danh sách bầu ủy viên dự khuyết.

    Sau đó, ban kiểm phiếu tiến hành công việc của mình.

    Đến chiều, các đại biểu tiếp tục làm việc tại hội trường, thảo luận và và biểu quyết các vấn đề liên quan tới các văn kiện Đại hội Đảng 12.

    Sau đó ban kiểm phiếu sẽ báo cáo kết quả bầu cử, công bố danh sách 200 người trúng cử vào Ban chấp hành TƯ khóa 12.

    Cả ngày 27/1, Đại hội nghỉ để Ban chấp hành TƯ khóa 12 vừa được bầu tiến hành họp hội nghị thứ nhất tại trụ sở Trung ương Đảng, số 1 Hùng Vương, quận Ba Đình, Hà Nội.

    Tại đây, Ban chấp hành TƯ khóa 12 sẽ bầu Bộ Chính trị, Tổng bí thư, Ban Bí thư, UB Kiểm tra TƯ và Chủ nhiệm UB Kiểm tra TƯ.

    Ngày 28/1, Đại hội họp phiên bế mạc.

    Đoàn Chủ tịch sẽ báo cáo về các văn kiện và thông báo kết quả bầu cử của hội nghị thứ nhất Ban chấp hành TƯ khóa 12.

    Ngay sau đó, Ban chấp hành TƯ khóa mới ra mắt. Tổng bí thư khóa 12 thay mặt Trung ương khóa mới phát biểu ý kiến.

    Sau khi Đại hội thông qua Nghị quyết Đại hội 12, tân Tổng bí thư sẽ đọc diễn văn bế mạc Đại hội.

    Trả lờiXóa
  26. Đoán làm gì nữa: các ông Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng đã được ĐH XII đồng ý cho rút. Kết thúc loại bói mù xem voi.

    Trả lờiXóa