Tàu dầu khí Trung Quốc Tân Hải 517 đã vào sâu lãnh thổ Việt Nam hơn 100 km
Lời dẫn: Điều 10 Luật Biển Việt Nam xác định chế độ pháp lý của
vùng nước nội thủy:
“Nhà nước thực hiện chủ quyền
hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như trên lãnh thổ đất liền.” Như
vậy, con tàu thăm dò dầu khí Tân Hải 517 (Binhai517) của Trung Quốc vừa qua đã
ngang nhiên vào sâu trong nội thủy, tức vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam hơn 100
km mà chẳng ai hay?
********************************
Tướng Cảnh sát biển cũng không biết đâu nội thủy?
--------
“Sáng nay 6-6, vào khoảng 7 giờ 15 phút, Tàu thăm dò Dầu khí Tân Hải 517 (Binhai517) của tập đoàn Dầu khí Hải Dương Trung Quốc di chuyển trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ở khu vực tây nam đảo Phú Quý (Bình Thuận), cách đảo vào khoảng 20 hải lý và bờ chừng 40 hải lý (nằm giữa bờ và đảo).
Lực lượng chức năng Việt Nam đã huy động 06 tàu ra giám sát chặt. Tuy nhiên do chiếc tàu đang di chuyển và chưa có hoạt động tác nghiệp nào nên lực lượng chức năng Việt Nam vẫn dừng ở mức theo dõi.
Vùng biển tàu Tân Hải 517 đang di chuyển cũng là vùng biển có các lô dầu khí của Việt Nam với một số giàn khoan dầu khí của Việt Nam đang hoạt động. 17h chiều nay, Tân hải 517 đã lùi ra xa hơn nhưng vẫn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Lực lượng chức năng đang tiếp tục theo dõi”. (Nguồn: Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh).
------
Thôi thì chả chấp với các nhà báo bởi họ quen “chém gió” tào lao!
Hãy xem vị tướng cảnh sát biển nói gì nhé!
Báo Đất Việt viết:
-----
Thôi thì chả chấp với các nhà báo bởi họ quen “chém gió” tào lao!
Hãy xem vị tướng cảnh sát biển nói gì nhé!
Báo Đất Việt viết:
-----
Trao đổi với Đất Việt, ngày 7/6, ông Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển cho biết: "Hiện nay, tàu Tân Hải 517 của Trung Quốc vẫn đang trên đường di chuyển đến vịnh Thái Lan, không có gì bất bình thường".
Bên cạnh đó, Thiếu tướng Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam cho biết: "Tàu thăm dò Dầu khí Tân Hải 517 vẫn đang dịch chuyển bình thường".
Trước đó, trao đổi với báo chí, Thiếu tướng Ngô Ngọc Thu cho biết, lực lượng chức năng Việt Nam vẫn theo dõi giám sát, tuy nhiên chưa phát hiện điều gì bất thường.
Khoảng 7h15 phút sáng 6/6, Tàu thăm dò Dầu khí Tân Hải 517 (Binhai517) của tập đoàn Dầu khí Hải Dương Trung Quốc di chuyển trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ở khu vực tây nam đảo Phú Quý (Bình Thuận), cách đảo vào khoảng 20 hải lý và bờ chừng 40 hải lý (nằm giữa bờ và đảo).
Lực lượng chức năng Việt Nam đã huy động 6 tàu ra giám sát chặt. Tuy nhiên do chiếc tàu đang di chuyển và chưa có hoạt động tác nghiệp nào nên lực lực lượng chức năng Việt Nam vẫn dừng ở mức theo dõi.
Vùng biển tàu Tân Hải 517 đang di chuyển cũng là vùng biển có các lô dầu khí của Việt Nam với một số giàn khoan dầu khí của Việt Nam đang hoạt động.
Cho đến 17h chiều 6/6, Tân hải 517 đã lùi ra xa hơn nhưng vẫn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Lực lượng chức năng đang tiếp tục theo dõi.
Theo Công ước của Liên hiệp quốc về luật biển 1982, tàu bè nước ngoài có quyền di chuyển trong vùng đặc quyền kinh tế của một nước (quyền đi qua không gây hại).
Sơn Ca
Nội thủy theo Luật Biển Việt Nam quy định ra sao?
Điều 9. Luật Biển Việt Nam
định nghĩa nội thủy như sau:“Nội thủy là vùng nước tiếp giáp
với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.”
Vậy “đường cơ sở” của Việt Nam ở đâu?
Chương II, Điều 8, Luật Biển Việt
Nam, được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông
qua ngày 21 tháng 6 năm 2012, nêu rõ: “Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh
hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố. Chính phủ xác định
và công bố đường cơ sở ở những khu vực chưa có đường cơ sở khi được Ủy ban
Thường vụ Quốc hội phê chuẩn”.
Theo đó, Đường cơ sở dùng để tính
chiều rộng lãnh hải lục địa Việt Nam là đường thẳng gẫy khúc nối liền các điểm
có tọa độ ghi trong phụ lục đính kèm Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ngày 12-11-1982.
Đường màu đỏ nối 11 điểm từ hòn Nhạn đến Cồn Cỏ gọi là đường cơ sở,
đường gạch đứt quãng màu xanh gọi là biên giới quốc gia trên biển
Các vùng biển: Nội thủy (NT từ điểm A đến điểm B) và lãnh hải (LH- từ điểm B đến điểm C). Vùng Tiếp giáp lãnh hải (TGLH) từ điểm C.
“Vùng tiếp giáp không thể mở rộng quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải” (Điều 33, Công ước 1982). “Vùng đặc quyền kinh tế của nước CHXHCNVN tiếp liền lãnh hải Việt Nam và hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam” (Tuyên bố của Chính Việt Nam năm 1977)
“Vùng tiếp giáp không thể mở rộng quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải” (Điều 33, Công ước 1982). “Vùng đặc quyền kinh tế của nước CHXHCNVN tiếp liền lãnh hải Việt Nam và hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam” (Tuyên bố của Chính Việt Nam năm 1977)
Đường cơ sở dùng để tính chiều
rộng lãnh hải Việt Nam từ điểm tiếp giáp 0 của hai đường cơ sở dùng để tính
chiều rộng lãnh hải nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân
Cam-pu-chia nằm giữa biển, trên đường thẳng nối liền quần đảo Thổ Chu và đảo Poulo
Wai, đến đảo Cồn Cỏ theo các tọa độ ghi trong phụ lục, được vạch trên các bản
đồ tỷ lệ 1/100.000 của Hải quân nhân dân Việt Nam xuất bản năm 1979. Đường cơ
sở từ đảo Cồn Cỏ đến cửa Vịnh Bắc Bộ; đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh
hải của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ được quy định cụ thể sau:
TỌA ĐỘ CÁC ĐIỂM CHUẨN
ĐƯỜNG CƠ SỞ DÙNG ĐỂ TÍNH CHIỀU RỘNG LÃNH HẢI
CỦA LỤC ĐỊA VIỆT NAM
(Phụ lục đính kèm Tuyên bố ngày
12-11-1982 của Chính phủ
nước Cộng hòa XHCN Việt Nam)
nước Cộng hòa XHCN Việt Nam)
Điểm
|
Vị trí và địa lý
|
Tọa độ N
|
Kinh độ E
|
0
|
Nằm trên ranh giới phía Tây Nam của vùng nước lịch sử của nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam
và Cộng hòa nhân dân Cam-pu-chia.
|
||
A1
|
Tại Hòn Nhạn, quần đảo Thổ Chu,
tỉnh Kiên Giang.
|
9015’0
|
103027’0
|
A2
|
Tại Hòn Đá Lẻ ở Đông Nam Hòn
Khoai, tỉnh Minh Hải.
|
8022’8
|
104052’4
|
A3
|
Tại Hòn Tài Lớn, Côn Đảo, Đặc
khu Vũng Tàu - Côn Đảo.
|
8037’8
|
106037’5
|
A4
|
Tại Hòn Bông Lang, Côn Đảo.
|
8038’9
|
106040’3
|
A5
|
Tại Hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo.
|
8039’7
|
106042’1
|
A6
|
Tại Hòn Hải (Nhóm đảo Phú Quý),
tỉnh Thuận Hải (Nay là tỉnh Bình Thuận)
|
9058’0
|
109005’0
|
A7
|
Tại Hòn Đôi, tỉnh Thuận Hải (Nay là tỉnh Khánh Hòa).
|
12039’0
|
109028’0
|
A8
|
Tại mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú
Khánh.
|
12053’8
|
109027’2
|
A9
|
Tại Hòn Ông Căn, tỉnh Phú
Khánh.
|
13054’0
|
109021’0
|
A10
|
Tại đảo Lý Sơn, tỉnh Nghĩa
Bình.
|
15023’1
|
109009’0
|
A11
|
Tại đảo Cồn Cỏ, tỉnh Bình Trị
Thiên.
|
17010’0
|
107020’6
|
Việc Luật Biển Việt Nam quy định Đường
cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là thống nhất, hoàn toàn
phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 và tập quán quốc tế.
Điểm A6 Hòn Hải ở đâu?
Đảo Phú Quý cách Phan Thiết khoảng 56 hải lý, tức hơn 100 kim
Điểm A6 Hòn Hải trên đường cơ sở cách đảo Phú Quý khoảng 24 hải lý, tức 60 km về hướng Đông- Nam
Hòn Hải (hòn Khám) được ghi tên
trên các hải đồ quốc tế là Poulo Sapate
Từ lâu, trong quan niệm của nhiều
người, Phú Quý bị coi là hòn đảo đơn độc giữa biển khơi. Thực tế không phải
vậy. Phú Quý là một quần đảo gồm 10 hòn đảo lớn nhỏ. TheoWiki, Phú Quý (còn gọi là cù lao Thu[1]
hay cù lao Khoai Xứ) là một đảo có diện
tích 16.5 km² nằm ngoài khơi bờ biển Nam Trung Bộ thuộc Việt Nam.
Vị trí đảo Phú Quý: Cách thành phố Phan Thiết khoảng
56 hải lý (hơn 100 km) về hướng đông nam. Cách quần
đảo Trường Sa 540 km về phía tây bắc. Cách thành phố Cam
Ranh, tỉnh Khánh Hòa 150 km về phía nam. Cách Côn
Đảo 330 km về phía đông bắc).Cách thành phố Vũng
Tàu 200 km về phía đông. [2] Xung quanh đảo chính Phú Quý còn có các
đảo khác như hòn Đá Cao hướng tây bắc, hòn
Đỏ hướng đông bắc và hòn Tranh và hòn Hải hướng tây nam. Quần đảo này
nằm dưới sự quản lí của huyện Phú Quý, tỉnh Bình
Thuận.
Ngoài đảo chính Phú Quý, quẩn đảo
này còn có các đảo lân cận:
1. Hòn Tranh - Cách cảng
Phú Quý 600m, nằm phía đông nam đảo Phú Quý với diện tích gần 40 ha(2.8Km2). -
Trước đây là một hoang đảo chủ yếu là cỏ tranh, được nhân dân phá trồng hoa
màu, hiện nay đang được trồng rừng phục hồi môi trường. - Không có dân cư sinh
sống. - Hiện là nơi đặt trạm ra-đa quan sát biển của lực lượng hải quân nhân dân
Việt Nam.
2. Hòn Đen - Nằm phía đông
bắc thuộc xã Long Hải, cách bờ khoảng 1.5 km. - Gồm toàn đá mẹ Bazan chưa
phong hóa. - Vào những lúc nước ròng có thể lội bộ ra Hòn Đen.
3. Hòn Trứng - Nằm phía
tây bắc, là cửa ngõ ra vào đảo, cách Phú Quý 13 km. - Là điểm tựa của
nhiều loại ghe thuyền. - Mùa gió Nam thuyền có thể neo đậu ở phía
bắc - Mùa gió Bắc có thể neo đậu ở phía nam.
4. Hòn Giữa - Đây là một
dãy gành đá bén nhọn nằm cạnh Hòn Đen, nằm vắt ngang như một nhịp cầu nối liền
Hòn Đen và Hòn Đỏ thuộc xã Long Hải.
5. Hòn Đỏ - Nằm phía đông
bắc thuộc xã Long Hải, cách bờ khoảng 1.5 km. - Có tên là Hòn Đỏ vì ở đây
toàn là đá màu đỏ.
6. Hòn Hải - Cách đảo Phú
Quý 70 km. - Có hình dạng là một khối đá vuông cạnh mọc thẳng đứng. - Là
một trong các điểm cơ sở nằm trên đường cơ sở của Việt Nam.
Hòn Hải
7. Hòn Đồ Lớn - Nằm phía đông nam và cách Phú Quý 60 km - Là hòn đảo mới hình thành năm 1923 do hoạt động phun trào dưới lòng biển Đông. Lúc đầu có dạnh hình tròn với đường kính 40 m, trên mặt có cát trắng và xung quanh có cạnh bậc thang thoai thoải. - Hiện nay hình thành một bãi đá ngầm dài 700 m và rộng gần 500 m.
8. Hòn Đồ Nhỏ - Nằm về
hướng nam, cách đảo Phú Quý chừng 60 km.
9. Hòn Đá Tý - Cách đảo
Phú Quý 80–100 m.
Hòn Hải (hòn Khám) được ghi tên
trên các hải đồ quốc tế là Poulo Sapate (Sapata, Sepate) cách đảo lớn 60km,
cách hòn Đồ Lớn 21km về phía đông, là điểm A6 (tọa độ 9.058’ vĩ độ Bắc và
109.005’ kinh độ Đông), đường cơ sở để tính lãnh hải Việt Nam, điểm xa nhất của
đường viền nội thủy của nước ta ở vùng nam biển Đông. Trên Hòn Hải, năm 2004 một
ngọn hải đăng đã được xây dựng.
Hải đăng Hòn Hải
Với tháp đèn cao 10.4m, Hải đăng
Hòn Hải là một trong những ngọn hải đăng lớn nhất Việt Nam.
Tàu thăm dò Dầu khí Tân Hải 517 đã ở đâu sáng 6/6/2015?
Theo mô tả của báo chí thì sáng 6/6/2015, tàu Tân Hải đã ở vị trí sau đây:
"Sáng nay 6-6, vào khoảng 7 giờ 15 phút, Tàu thăm dò Dầu khí Tân Hải 517 (Binhai517) của tập đoàn Dầu khí Hải Dương Trung Quốc di chuyển trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ở khu vực tây nam đảo Phú Quý (Bình Thuận), cách đảo vào khoảng 20 hải lý và bờ chừng 40 hải lý (nằm giữa bờ và đảo).
Theo mô tả trên đây, ta biết tàu Tân Hải 517 đã ở vị trí giữa bờ biển Phan Thiết và đảo Phú Quý. Và từ phân tích trên của chúng tôi, đảo Phú Quý nằm sâu trong nội thủy Việt Nam. Từ đảo Phú Quý còn phải đi 60 km nữa mới đến Điểm A6 Hòn Hải, điểm cuối cùng của nội thủy Việt Nam. Nói cachs khác, tàu Tân Hải 517 đã vào sâu trong nội thủy Việt Nam tới cả 100 km, cũng tức là nó đã nghênh ngang vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam cả 100 km!
Như phân tích trên, nếu tàu nước ngoài nếu đi sát bờ biển tại mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Khánh chăng nữa nó cũng chưa vào nội thủy Việt Nam. Nhưng ở khu vực đảo Phú Quý, dù cách bờ biển 150 km chăng nữa thì vẫn nằm trong nội thủy Việt Nam.
Vậy mà sao các vị tướng Cảnh sát biển, những người được giao nhiệm vụ canh giữ vùng đất, vùng biển Việt Nam lại chỉ dửng dưng cho quân ra "theo dõi", "giám sát" là sao?
Lê Hương Lan
==================
Như phân tích trên, nếu tàu nước ngoài nếu đi sát bờ biển tại mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Khánh chăng nữa nó cũng chưa vào nội thủy Việt Nam. Nhưng ở khu vực đảo Phú Quý, dù cách bờ biển 150 km chăng nữa thì vẫn nằm trong nội thủy Việt Nam.
Vậy mà sao các vị tướng Cảnh sát biển, những người được giao nhiệm vụ canh giữ vùng đất, vùng biển Việt Nam lại chỉ dửng dưng cho quân ra "theo dõi", "giám sát" là sao?
Một vài hình ảnh trên quần đảo Phú Quý:
Lê Hương Lan
==================
Mời xem bài liên quan
Điều 8 khoản 2 UNCLOS: Lợi ích tự do hàng hải cũng được bảo lưu trong nội thủy. Trong khu vực được gộp vào như nội thủy theo đường cơ sở mới (như VN tuyên bố 1982), nhưng trước đây không được coi là nội thủy, quyền lưu thông vô hại được bảo đảm theo Điều 8 khoản 2 UNCLOS.
Trả lờiXóa2. Where the establishment of a straight baseline in accordance with the method set forth in article 7 has the effect of enclosing as internal waters areas which had not previously been considered as such, a right of innocent passage as provided in this Convention shall exist in those waters.
http://www.un.org/depts/los/convention_agreements/texts/unclos/part2.htm
UNCLOS là do bọn đế quốc lập ra. Đường cơ sở 12 hải lý được chúng nó tính trên cơ sở tàu từ vùng biển quốc tế bắn vào được trong bờ.
Trả lờiXóaCẩu hỏi lớn nhất: LHQ có công nhận tuyên bố 1982 của VN hay không?
Trả lờiXóaCòn bác Mèo thần thánh thì đã bác bỏ thẳng thừng:
http://www.state.gov/documents/organization/58573.pdf
https://www.dur.ac.uk/resources/ibru/publications/full/bsb9-4_nossum.pdf
Bác DBS DBS lưu ý:
Trả lờiXóaĐiều 8 khoản 2 UNCLOS: Lợi ích tự do hàng hải cũng được bảo lưu trong nội thủy. Trong khu vực được gộp vào như nội thủy theo đường cơ sở mới (như VN tuyên bố 1982), nhưng trước đây không được coi là nội thủy, quyền lưu thông vô hại được bảo đảm theo Điều 8 khoản 2 UNCLOS.
2. Where the establishment of a straight baseline in accordance with the method set forth in article 7 has the effect of enclosing as internal waters areas which had not previously been considered as such, a right of innocent passage as provided in this Convention shall exist in those waters.
http://www.un.org/depts/los/convention_agreements/texts/unclos/part2.htm
----
Tuy nhiên Công ước LHQ về luật Biển được ký kết ngày 10 tháng 12 năm 1982 nhưng Tuyên bố 1982 của Chính phủ ta lại là ngày 12-11-1982, tức là có truopwcs gần 1 tháng.
Do vậy khoản 2 Điều 8 Công ước không thể áp dụng trong trường hợp này.
Thằng Mỹ cho đến giờ vẫn ko thèm ký Công ước vì nó cậy nó to khỏe và luôn có sẵn mưu đồ xông vào tận bờ biển các nước để ăn cướp.
. Ngày 12/11/1982, Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Theo đó, "đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam là đường thẳng gãy khúc nối liền các điểm có toạ độ ghi trong phụ lục kèm theo Tuyên bố này".
Theo điều 9 và 10 của Luật Biển Việt Nam 2012, nội thủy của Việt Nam là vùng nước tiếp giáp với bờ biển ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam. Theo quy định thì nội thủy bao gồm cửa sông, vũng vịnh, cửa biển và vùng nước ở phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển. Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như trên lãnh thổ đất liền.
Tàu thuyền, máy bay nước ngoài khi hoạt động trong vùng nội thủy của Việt Nam là đang ở trong lãnh thổ Việt Nam, cho nên phải tuyệt đối chấp hành các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến các hoạt động trong vùng nội thủy của Việt Nam như: việc cấp phép bay, lưu thông hàng hải, phân luồng lạch đi lại, quy định của các cảng biển... cũng như những quy định khác về an ninh, quốc phòng, trật tự công cộng, kiểm dịch, y tế, hải quan,...
Đọc Công ước LHQ về luật Biển 1982 và Luật Biển VN 2012 mà các bạn chủ trang vừa đăng, tôi thấy giữa hai văn bản này không có gì mâu thuẫn.
Trả lờiXóaĐIỀU 8 của Công ước và Điều 9, Điều 10 của Luật Biển VN đều quy định chế độ pháp lý của Nội thủy hoàn toàn thuộc thẩm quyền của quốc gia ven biển, kể cả lập pháp, hành pháp và tư pháp như trên đất liền.
Tàu nước ngoài đi quanh đảo Phú Quý cũng phải chịu sự điều chỉnh của luật pháp VN như khi nó đang đi trên sông Hồng đoạn qua Hà Nội vậy.
Nội thủy khác hoàn toàn với Lãnh Hải.
Chương II: Quy định về các vùng biển Việt Nam.
- Về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam (Điều 8):
Luật biển Việt Nam quy định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố.
Năm 1982, Chính phủ đã ra Tuyên bố xác định đường cơ sở từ đảo Thổ Chu đến đảo Cồn Cỏ, gồm 10 đoạn thẳng gãy khúc nối giữa các điểm nhô ra xa nhất của các đảo ven bờ và bờ biển Việt Nam được xác định theo phương pháp “đường cơ sở thẳng” quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và phù hợp với thực tiễn quốc tế.
Căn cứ đường cơ sở năm 1982, chúng ta đã xác định các vùng biển (nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế) và thềm lục địa Việt Nam; lấy đó làm cơ sở để xây dựng Báo cáo xác định ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam trình Liên hợp quốc tháng 5/2009.
- Về phạm vi và chế độ pháp lý của nội thuỷ (Điều 9, Điều 10):
Nội thuỷ của nước ta là vùng nước nằm giữa bờ biển và đường cơ sở. Nhà nước ta thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy.
- Về phạm vi và chế độ pháp lý của lãnh hải (Điều 11, Điều 12):
Lãnh hải của nước ta rộng 12 hải lý (mỗi hải lý bằng 1852m) kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Nhà nước ta thực hiện chủ quyền đối với lãnh hải Việt Nam, tuy nhiên tàu thuyền nước ngoài được quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải.
Về việc đi qua không gây hại trong lãnh hải của tàu thuyền nước ngoài: Phù hợp với Công ước Luật Biển năm 1982, Luật biển Việt Nam quy định tàu thuyền nước ngoài được quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải nước ta. Tàu quân sự nước ngoài thông báo trước khi đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam.