Vị trí tàu Tân Hải 517 TQ và vị trí Điểm A6 Hòn Hải trên đường cơ sở Việt Nam
Đường màu đỏ nối 11 điểm từ hòn Nhạn đến Cồn Cỏ gọi là đường cơ sở,
đường gạch đứt quãng màu xanh là ranh giới lãnh hải VN, cũng gọi là biên giới quốc gia trên biển
Lời dẫn: Sự kiện TÀU
TÂN HẢI 517 CỦA TQ ĐÃ VÀO SÂU LÃNH THỔ VN HƠN 100 KM MÀ KHÔNG AI BIẾT? khiến nhiều người vô cùng ngạc nhiên. Phải chăng ông Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển cùng nhiều nhà báo không hề biết vùng nội thủy của VN ở đâu? Họ cũng không biết đến Điểm A6 Hòn Hải trên "đường cơ sở" theo Tuyên
bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh
hải lục địa Việt Nam?
Vì lý do trên, Google.tienlang xin bổ túc kiến thức về vấn đề này qua những bài giới thiệu về Điểm A6 Hòn Hải dưới đây:
***********************************
Thăm điểm A6
BT- Cách đảo lớn Phú Quý khoảng
36 hải lý về hướng Nam, Hòn Hải sừng sững giữa biển trời mênh mông, như những
người lính ngày đêm canh giữ để khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
1.
Hòn Hải còn được người dân địa phương quen gọi với cái tên Hòn Khám. Hòn Hải là
một khối đá khổng lồ có độ cao 111m so với mặt nước biển, với diện tích 46.100m2.
2.
Hòn Hải còn được biết đến là điểm A6, đường cơ sở để tính lãnh hải Việt Nam, có
tọa độ 90 58 vĩ độ Bắc, 1090 05 kinh độ Đông. Đây là mũi
nhọn xa nhất của đường viền nội thủy Việt Nam ở hướng Đông
nam biển Đông.
3.
Trên đỉnh Hòn Hải là ngọn Hải đăng Hòn Hải có chiều cao của tháp đèn là 10,4m và
cao 121,7m so với mặt nước biển. Tầm hiệu lực ánh sáng của đèn khoảng 20 hải lý,
giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng dễ dàng xác định vị trí của đảo Hòn Hải,
đảm bảo an toàn mỗi khi lưu thông qua khu vực này. Để lên được đến tháp đèn cần
phải đi qua một đường hầm dài và leo trên 500 bậc tam cấp.
4.
Vào mùa Nam, ở Hòn Hải chỉ nghe tiếng sóng vỗ và tiếng chim kêu. Bởi đây là nơi
cư ngụ và sinh sống của hàng ngàn con chim trời như: hải âu, ngỗng trời…
Đình NhưỢng/ Báo Bình thuận
=======================
Khám phá A6
BT- Người dân Phú Quý gọi Hòn Hải
là Hòn Khám, cách Phú Quý 36 hải lý về hướng Nam. Là một hòn đảo nhỏ nhưng Hòn
Hải có sứ mệnh khẳng định chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
Nơi khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. |
Ngọn hải đăng Hòn Hải, cao 111m so với mặt nước biển. |
Từ cảng Phan Thiết, trên con tàu
tiếp tế của Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Nam Trung bộ, chúng tôi khám
phá Hòn Hải. Tàu đi vào những ngày giữa năm nên mặt biển phẳng lặng. Thỉnh
thoảng vài chú cá chuồn bay lên khỏi mặt nước như muốn đua cùng tàu. Sau 5 giờ
đồng hồ tàu cập Phú Quý, nghỉ một đêm và lấy thêm hàng hóa mới tiếp tục cuộc
hành trình. Từ đảo Phú Quý đi khoảng 1 tiếng đồng hồ, Hòn Hải đã hiện ra trước
mắt và lớn dần dưới ánh sáng mờ mờ của màn đêm chưa tan hẳn. Khi tàu cập đảo,
nhìn dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đảo Hòn Hải” ai cũng trào
dâng cảm giác khó tả. Hòn Hải tuy nhỏ bé nhưng vị trí lại mang một ý nghĩa vô
cùng to lớn trong khẳng định chủ quyền Tổ quốc. Cảm giác bồi hồi đó giống như
người Việt Nam đặt chân đến từ ngàn xưa ở các đảo Trường Sa.
Từng khoảnh rau nhỏ được che chắn kỹ bởi “thành lũy” xung quanh. |
Hòn Hải, điểm A6 trên đường cơ sở để tính lãnh hải Việt Nam. |
Với diện tích 46.100m2, Hòn Hải còn
được biết đến là điểm A6, đường cơ sở để tính lãnh hải Việt Nam. Đây là mũi nhọn
xa nhất của đường viền nội thủy Việt Nam ở hướng Đông Nam biển Đông. Anh Nguyễn
Ngọc Thắng - Trạm trưởng Trạm Hải đăng Hòn Hải khi ấy cho biết, mùa nam ở Hòn
Hải chỉ nghe sóng vỗ, tiếng chim kêu. Bởi là nơi cư ngụ và sinh sôi của hàng
ngàn con chim các loại: hải âu, ngỗng trời, mòng biển… Mùa bấc chỉ còn tiếng
sóng, gió. Dưới chân Hòn Hải, cách mặt nước 20m là một ngôi nhà kiên cố, rộng
gần 300m2, gồm nhà ở, nhà ăn và công trình phụ. Đỉnh cao nhất Hòn Hải cách mặt
nước biển 111m. Đứng trên đỉnh có thể nhìn thấy Hòn Tý (có diện tích gần
6.000m2), về hướng Tây Bắc. Dáng Hòn Tý như cái vung nồi đất ngày xưa, người dân
ở đảo còn gọi là Hòn Vung. Giúp ngư dân an toàn trong xa khơi, đỉnh Hòn Hải từ
năm 2004 đã xây ngọn hải đăng. Tháp đèn cao 10,4m với tầm hiệu lực ánh sáng
khoảng 20 hải lý. Đây là ngọn đèn giúp tàu thuyền đi lại trong vùng dễ dàng xác
định vị trí đảo, đảm bảo an toàn khi lưu thông qua khu vực này. Hải đăng Hòn
Hải, thuộc Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Nam Trung bộ.
Nói thêm, dưới chân Hòn Hải muốn lên
tháp đèn phải leo 500 bậc tam cấp với chiều dài khoảng nửa cây số. Trong đó 2/3
quãng đường đi trong hầm tối. Để có đường hầm này, đơn vị bộ đội công binh phải
tốn bao công sức, vật lộn với sóng gió mới hoàn thành.
Mọi diện tích ở Hòn Hải đều được tận
dụng trồng rau. Rau được trồng khá đa dạng như rau sam, rau muống, cải, bí xanh…
Đến Hòn Hải càng thêm yêu Tổ quốc,
mọi khó khăn vượt qua chỉ để giữ biển quê hương Việt Nam.
Đình Nhượng/ Báo Bình Thuận
========================
ĐẾN NAY CHƯA CÓ MỘT DÂN PHƯỢT NÀO
ĐẶT CHÂN ĐẾN NƠI ĐẦY KỲ THÚ NÀY, BẠN CÓ LÀ NGƯỜI ĐẦU TIÊN?
Việt Nam có 11 điểm xác định đường cơ sở thẳng ven bờ lục địa Việt Nam., trong đó Hòn Hải là điểm A6. Lâu nay những tin hình ảnh về Hòn Hải, cũng như hải đăng Hòn Hải rất mù mịt và gần như không có thông tin gì nhiều.
Hôm rồi tình cờ may mắn được trò
chuyện với Thạo - là người từng gác tại Hòn Hải mới hé lộ nhiều thông tin cực
kỳ thú vị.
Hòn Hải cách đảo Phú Quý khoảng
55km về phía đông nam, là một hòn trọc nhỏ kiểu như Hòn Nhạn của QĐ Thổ Chu, vì
vậy nên vào mùa các loại chim biển như nhạn, mòng về đặc nghẹt cả đảo, đi là
dẫn phải trứng chim ngay.
Trên đảo có một hải đăng cao
khoảng hơn 20 m. Đảo chỉ có một đơn vị duy nhất hoạt động là Công ty đảm bảo an
toàn hàng hải với 5,6 anh em công tác, Viettel có một trạm phát sóng tại đây.
Ngoài ra không có lực lượng biên phòng và quân sự nào khác. Cứ 4,5 tháng sẽ
thay đổi luân phiên ca trực một lần.
Theo như anh Thạo người đã nhiều
năm canh nhiều ngọn đèn biển khác nhau thì Hòn Hải có thể xem là điều kiện khắc
nghiệt nhất. Vào mùa biển động thì rất khủng khiếp, do địa hình đặc biệt sóng
khi đánh vào hòn thì rẽ đôi, xoay vòng rồi đập trực diện vào nhau, tạo nên
những con sóng cao cả hơn 30m, vượt cả hải đăng. Có những mùa biển động mạnh
thuyền tiếp tế ra vẫn không thể cập bờ được mà phải quay về, tình trạng có khi
kéo dài cả 2 tháng.
Vào mùa biển động các anh phải
rút vào đường hầm nối nhà quản lý và hải đăng để tránh sóng, thức ăn chủ yếu là
cá phơi khô, lương khô trữ từ trước. Cá ở đây thì rất nhiều câu được cá nặng
hàng chục kg.
Theo thông tin chia sẻ của anh
Thạo thì cách đi ra Hòn Hải như sau:
- Đi theo tàu tiếp tế, cái này hơi khó vì phải xin phép, và tàu tiếp tế chỉ dừng khoảng 30p mà thôi nên không có nhiều thời gian để khám phá.
- Đi theo tàu tiếp tế, cái này hơi khó vì phải xin phép, và tàu tiếp tế chỉ dừng khoảng 30p mà thôi nên không có nhiều thời gian để khám phá.
-Đi theo tàu cá, phải ra Phú Quý
rồi từ Phú Qúy hỏi tàu dân đi đánh cá, thường thì tàu cá đi 1 hoặc 2 ngày rồi
quay về.
-Thời gian để đi là trước tháng
7, còn sau tháng 7 có khi kẹt cả tháng á.
- Nếu bạn có ra thì nên đem theo
quà tặng cho các anh là rau, rau và rau... thêm chút thuốc lá cũng rất hay.
- Đường ra Hòn Hải sóng rất lớn
nên chỉ dành cho các bạn có sức khỏe và không say tàu xe.
Trên đây là chút thông tin ít ỏi, mong là sẽ có một phượt thủ nào đó là người đầu tiên đặt chân lên điểm này và chia sẻ thông tin hình ảnh quý giá về những vùng biển đảo của Việt Nam.
https://www.facebook.com/3ackPackers/photos/a.371211782947532.81710.365970156805028/670043753064332/?type=1&permPage=1
Trên đây là chút thông tin ít ỏi, mong là sẽ có một phượt thủ nào đó là người đầu tiên đặt chân lên điểm này và chia sẻ thông tin hình ảnh quý giá về những vùng biển đảo của Việt Nam.
https://www.facebook.com/3ackPackers/photos/a.371211782947532.81710.365970156805028/670043753064332/?type=1&permPage=1
======================
Mời xem bài liên quan
Căn cứ theo tuyên bố Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải lục địa Việt Nam, vùng nội thủy của Việt Nam là các vùng biển phía trong đường cơ sở (vẽ trong hình 2
Trả lờiXóahttp://4.bp.blogspot.com/-kA_1yl2Zj3o/VXcbukuV7RI/AAAAAAAAKNA/4bS6I6NwCfY/s640/1.%2B%25C4%2590%25C6%25B0%25E1%25BB%259Dng%2Bc%25C6%25A1%2Bs%25E1%25BB%259F.jpg)
và các vùng nước nối liền với các vùng biển ấy.
Cũng theo tuyên bố Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải lục địa Việt Nam , nước ta đã khẳng định vùng biển phía tây kinh tuyến 108 độ trong Vịnh Bắc Bộ là vùng nội thủy của Việt Nam theo tính chất của vùng nước lịch sử.
Việt Nam có chủ quyền toàn vẹn đầy đủ và tuyệt đối trong vùng nội thủy của mình. Có thể hiểu một cách đơn giản rằng “vùng nội thủy được coi như một phần lãnh thổ kéo dài ra phía biển của tổ quốc”. Ở đó ta có thể áp đặt mọi luật lệ của nhà nước lên mọi đối tượng có hoạt động trong vùng nội thủy đó. Bất cứ sự vi phạm nào đối với vùng nội thủy của Việt Nam của tổ chức hay cá nhân nước ngoài, khi chưa được sự cho phép của cơ quan quản lý hành chính đại diện cho chính phủ Việt Nam, hành vi đó dù vô tình hay cố ý đều bị coi là vi phạm chủ quyền và luật pháp Việt Nam.
Đối với hàng hải, các tàu biển treo cờ quốc tịch nước ngoài khi muốn đi vào vùng nội thủy của Việt Nam đều phải làm thủ tục xin phép tại cơ quan biên phòng Việt Nam theo pháp luật hiện hành.
Mọi người biết về Điểm A6 Hòn Hải mới là điểm chuẩn nằm trên đường cơ sở và từ đây trở vào đều thuộc vùng NÔỊ THỦY của VN, quy chế pháp lý của NỘI THỦY tương tự như ĐẤT LIỀN. Thế nhưng, khi nói tới "quyền đi qua không gây hại" là nói đến khu vực NGOÀI nội thủy, tức PHÍA NGOÀI ĐƯỜNG CƠ SỞ. Tức từ vùng LÃNH HẢI trở ra thì tàu thuyền nước ngoài mới có "quyền đi qua không gây hại".
XóaThiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển cùng nhiều nhà báo không hề biết vùng nội thủy của VN ở đâu? Họ cũng không biết đến Điểm A6 Hòn Hải trên "đường cơ sở" theo Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải lục địa Việt Nam?