Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015

Tên lửa Nga bảo vệ Việt Nam

20:50 17.06.2015
Người Việt Nam lần đầu tiên làm quen với các tên lửa Nga cách đây đúng nửa thế kỷ, vào mùa hè năm 1965.

Đó là khi hệ thống tên lửa phòng không Dvina của Liên Xô bắt đầu tham gia bảo vệ vùng trời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong cuộc kháng chiến cứu nước lần thứ hai, đã có 1.300 máy bay Mỹ kể cả 54 máy bay ném bom chiến lược B-52 bị bắn rơi.

Năm thập kỷ sau chiến tranh, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam đã nắm vững kỹ năng vận dụng loạt mô hình tên lửa mới của Nga. Ví dụ, với tổ hợp tên lửa S-300 sở hữu tính năng chiến thuật-kỹ thuật vượt trội thay thế cho các hệ thống Dvina, hoặc với các tên lửa R-73 (theo ký hiệu Mỹ và NATO AA-11 Archer). Đây là tên lửa dẫn đường lớp không-đối-không được chế tạo dành cho hoạt động không chiến cơ động cự ly ngắn. Tên lửa có trọng lượng phóng 100 kg, tốc độ di chuyển tới 2.500 km/h và tiêu diệt mục tiêu ở độ cao đến 20 km. Tên lửa R-73 có thể sử dụng trên các tiêm kích MiG và Su do Nga sản xuất hiện có ở Việt Nam, thậm chí trên các máy bay trực thăng.
Các máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng của Không quân Việt Nam do Nga sản xuất còn được trang bị cả tên lửa Kh-35 Uran. Vũ khí lửa có tốc độ cận âm với trọng lượng phóng 500 đến 600 kg, thiết kế tiêu diệt tàu với sức rẽ nước tới 5000 tấn ở khoảng cách lên đến 300 km. Hà Nội bắt đầu nhận Kh-35 Uran năm 1999. Tên lửa này cũng được triển khai trên các tàu tuần biên Svyetlyak và Gepard  của Việt Nam, trên các tàu tên lửa Molniya đang được đóng theo giấy phép của Nga sau khi hai chiếc đầu tiên do Nga bàn giao được bộ chỉ huy Hải quân Việt Nam đánh giá cao.
Tại diễn đàn Quân đội-2015 diễn ra ở ngoại ô Moskva trong tháng 6 năm nay, đại diện Việt Nam đã bày tỏ ý định hiện đại hóa tàu tên lửa Molniya thông qua việc trang bị tên lửa hành trình mới của Nga. Như ông Alexander Shlyakhtenko, Tổng giám đốc Cục Thiết kế hàng hải trung ương Almaz cho biết, Nga sẵn sàng triển khai công việc này. Những thay đổi có thể được thực hiện sẽ không gây gián đoạn cho tiến trình sản xuất. Tàu Molniya có thể sẽ trang bị các tên lửa Yakhont với tầm bắn tới 300 km. Vũ khí này có nhiệm vụ đối phó với cụm tàu nổi hoặc một tàu độc lập trong điều kiện đối phương duy trì hỏa lực và lá chắn điện tử mạnh.
Ưu điểm chính của tên lửa Yakhont là chương trình dẫn mục tiêu cho phép hoạt động trên nguyên tắc "một tên lửa-một tàu" cũng như nguyên tắc "đàn" tức chống cả cụm tàu. Các tên lửa có khả năng tự phân bố và phân loại tầm quan trọng của mục tiêu, tự lựa chọn chiến thuật tấn công và lên kế hoạch. Sau khi phá hủy mục tiêu chính trong cụm tàu, các tên lửa sẽ tấn công những mục tiêu còn lại song song loại trừ khả năng hai tên lửa bắn cùng một mục tiêu. Tên lửa Yakhont đã được Việt Nam sử dụng trên hai tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion.  Mỗi tổ hợp triển khai bảo vệ hơn 600 cây số bờ biển và kiểm soát vùng biển diện tích 200.000 km vuông. Các lực lượng hải quân trên thế giới chưa có phương tiện hiệu quả chống lại hệ thống Bastion.
Ngoài tên lửa Yakhont, trên các tàu Molniya đang đóng tại Việt Nam có thể bố trí tên lửa loại Klab, cũng được trang bị cho các tàu ngầm Nga mà Hà Nội đặt mua. Klab di chuyển với tốc độ cận âm, khi tiến gần mục tiêu đầu đạn chứa 400 kg thuốc nổ sẽ tách khỏi động cơ chính và tăng vận tốc gấp ba lần so với tốc độ âm thanh. Đầu đạn tiếp cận mục tiêu ở vận tốc hơn một cây số mỗi giây và độ cao từ 5 đến 10 m, làm tên lửa này gần như tàng hình trước các thiết bị radar và các hệ thống chống tên lửa của đối phương sẽ trở nên vô hại.
"Người Việt Nam muốn sản phẩm được mua phải thực sự đáng tin cậy, tương quan phù hợp giữa giá cả và chất lượng," — Thượng nghị sĩ Nga Andrei Klimov, Phó chủ tịch Ủy ban Hội đồng Liên bang về Ngoại giao và là thành viên các cuộc đàm phán cấp cao Nga-Việt tại Hà Nội gần đây cho biết.
"Việt Nam rất nghiêm túc quan tâm tới sự hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga. Trong công tác đàm phán ở Hà Nội, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã tái khẳng định sự sẵn sàng phát triển tương tác trong lĩnh vực quân sự. Họ biết rằng Nga một đồng minh nghiêm túc và đáng tin cậy của Việt Nam. Đặc biệt, giá thành và chất lượng vũ khí Nga tốt hơn so với của Mỹ."
===========================

MỜI ĐỌC BÀI LIÊN QUAN:
1- KHỐC LIỆT CUỘC CHIẾN TRÊN MẠNG
5- Ý kiến của nhà phân tích của Tony Cartalucci:


Mời đọc những bài liên quan khác:

11 nhận xét:

  1. Mỹ đã bất ngờ thay đổi thái độ với Trung Quốc khi mời Bắc Kinh tập trận và ký kết một thoả thuận nhằm tăng cường hợp tác quân sự.

    Theo đó, bất chấp việc hai nước có những căng thẳng liên quan đến tranh chấp Biển Đông, tuần trước, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Tướng Phạm Trường Long đã có chuyến thăm “lịch sử” đến Mỹ và ký kết một cơ chế đối thoại về quân sự giữa hai bên.

    Đây là thỏa thuận quân sự chung đầu tiên giữa Mỹ và Trung Quốc trong nhiều năm qua. Theo đó, thỏa thuận này đảm bảo sự tin cậy lẫn nhau giữa hai nước, bao gồm cả một bộ quy tắc ứng xử chung trong trường hợp hai bên xảy ra đụng độ trên không và trên biển.

    Ông Guan Youfei, Chánh Văn phòng Đối ngoại, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết thỏa thuận này có thể dẫn đến việc Mỹ và Trung Quốc có thể tham gia các cuộc tập trận chung trong năm tới nhằm đảm bảo rằng việc thực thi bộ quy tắc ứng xử chung có thể được thực thi một cách đầy đủ.

    Theo đó, Mỹ đã mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương- cuộc tập trận Hải quân lớn nhất thế giới- vào năm 2016.

    Đây là bước cải thiện đáng kể trong mối quan hệ Mỹ-Trung gần đây khi căng thẳng hai bên leo thang vì Washington nhiều lần lên tiếng phản đối việc Trung Quốc cải tạo phi pháp các bãi đá ở Biển Đông thành các đảo nhân tạo.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nga đã tốn rất nhiều tiền để lôi kéo TQ, ngăn chặn 1 vụ thông đồng như năm 1979 và trước đó.

      Thế mà đàn cờ hó ở ta, kể cả các loại cờ hó chính phủ chửi Nga sùi cả bọt mép.

      Xóa
    2. MỸ QUAY NGOẮT SAU CHUYẾN THĂM CỦA TÊN Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Tướng Phạm Trường Long!
      Rận bọ sẽ nói: Tại vì ta không "ngả vào vòng tay thương yêu của Mỹ!

      Xóa
    3. Mỹ thay đổi thái độ với TQ là hợp lý. Bác Tập đã nói với Ngài Obama rằng Biển Đông đủ rộng để cho cả Mỹ và Trung cùng hợp tác khai thác. Biển Đông đến nay coi như nằm trong vòng khống chế của Bắc Kinh. Mỹ đã nhìn ra điều đấy và xem vai trò của VN như đồ bỏ không đáng quan tâm. Mỹ và Trung không dại để quan hệ song phương của họ rơi vào bẫy ngư ông đắc lợi của VN. Quyền lợi hàng hải của Mỹ ở Biển đông chỉ cần thương thảo với TQ là đủ, quả bóng VN có vẻ Mỹ sẽ đá sang cho Bắc Kinh tùy nghi xử lý. Giữa ngả ba đường Mỹ-Trung-Nga thì VN phải dứt khoát ngả vào vòng tay Nga sớm ngày nào tốt ngày ấy.

      Xóa
  2. Nga muốn lắp tên lửa Club cho tàu tên lửa Molniya VN
    (Quốc phòng Việt Nam) - Các tàu tên lửa Molniya đang được chế tạo của Hải quân Việt Nam có thể trang bị tên lửa hành trình Club.

    Nga có thể trang bị các tên lửa hành trình mới cho các tàu tên lửa thuộc Project 1241.8 Molniya, Tổng Giám đốc Cục Thiết kế Hải quân Trung ương Almaz, ông Alexander Shlyakhtenko cho biết hôm 16/6.

    Việt Nam đang đóng theo giấy phép và yêu cầu nâng cấp các tàu tên lửa Project 1241.8. Họ đã yêu cầu trang bị thêm vũ khí mới như loại tên lửa hành trình siêu âm BrahMos hoặc Yakhont, ông Shlyakhtenko cho biết tại diễn đàn quân sự Army 2015 đang diễn ra ở thủ đô Moscow.

    Theo ông Shlyakhtenko, loại vũ khí mới cho tàu tên lửa Molniya của Việt Nam còn có thể là Club - phiên bản xuất khẩu của tên lửa hành trình Caliber.

    "Chúng tôi có thể nhanh chóng thay đổi thiết kế vũ khí trên các tàu tên lửa thuộc dự án này mà không cần dừng công việc sản xuất", ông Shlyakhtenko nói.
    Việt Nam có thể sẽ mua thêm 4 tàu tên lửa Molniya nâng cấp của Nga, được trang bị hệ thống tên lửa hành trình tối tân nhất như kiểu Yakhont, BrahMos hoặc Club.
    Việt Nam có thể sẽ mua thêm 4 tàu tên lửa Molniya nâng cấp của Nga, được trang bị hệ thống tên lửa hành trình tối tân nhất như kiểu Yakhont, BrahMos hoặc Club.

    Trước đó, Tổng Giám đốc nhà máy đóng tàu Vympel cho biết tại triển lãm hải quân và hàng không quốc tế LIMA 2015 diễn ra ở Malaysia rằng, Việt Nam có thể sẽ ký hợp đồng đóng thêm 4 tàu tên lửa lớp Molniya nâng cấp trong năm 2015.

    "Phía Việt Nam muốn tiếp tục duy trì một chu trình chế tạo lớp tàu tên lửa Molniya, họ không muốn hủy bỏ những cơ sở đã có. Trong năm 2015, hai bên sẽ tiến hành các thủ tục ký kết hợp đồng và thực hiện việc mua bán các trang thiết bị cần thiết. Sang năm 2016, sẽ bắt đầu việc chế tạo", ông Belkov nói.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Về việc bảo đảm các động cơ tuabin khí trang bị cho 4 tàu tên lửa Project 1241.8 nâng cấp, nhà máy Zorya-Mashproekt ở Nikolayev (Ukraina) sẽ tiếp tục cung cấp cho Việt Nam một cách động lập mà không chịu ảnh hưởng nào bởi mối quan hệ giữa Nga - Ukraina hiện nay bởi các động cơ này sẽ được công ty của Ukraina trực tiếp cung cấp cho Việt Nam. Ông Belkov cũng lưu ý rằng các tàu tên lửa này cũng có thể tùy chọn sử dụng động cơ do Nga sản xuất.

      Theo hợp đồng được ký kết trong năm 2003, Việt Nam đã nhận được 2 tàu tên lửa Project 1241.8 đầu tiên do Nga sản xuất và thêm 6 tàu cùng loại được đóng và lắp ráp theo giấy phép tại nhà máy đóng tàu Ba Son ở trong nước. Việc đóng mới chiếc tàu tên lửa Project 1241.8 đầu tiên theo giấy phép tại Việt Nam đã bắt đầu từ năm 2010 và có hiệu lực đến hết năm 2016.
      Việc trang bị tên lửa hành trình diệt hạm siêu âm như Yakhont hay BrahMos và Club sẽ tạo ra một sức mạnh khủng khiếp cho hạm đội các tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya của Hải quân Việt Nam.
      Việc trang bị tên lửa hành trình diệt hạm siêu âm như Yakhont hay BrahMos và Club sẽ tạo ra một sức mạnh khủng khiếp cho hạm đội các tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya của Hải quân Việt Nam.

      Hiện tại, hai cặp tàu tên lửa Project 1241.8 đầu tiên là M1 (377), M2 (378) và M3 (379), M4 (380) đã được nhà máy đóng tàu Ba Son bàn giao cho Hải quân Việt Nam, cặp tàu thứ ba M5, M6 đang trong giai đoạn chế tạo.

      Tàu tên lửa Molniya có lượng giãn nước 560 tấn, có tính năng đi biển rất cao với vận tốc tối đa gần 70 km/h trong điều kiện tiêu chuẩn. Thời gian hoạt động trên biển là 10 ngày, cự ly hoạt động khi chạy ở tốc độ trung bình từ 1.650 đến 2.400 hải lý. Tàu được thiết kế để tiêu diệt các đội hoặc nhóm tàu chiến, tàu đổ bộ, tàu hộ tống và các đội tàu khác của đối phương một cách độc lập; bảo vệ các tàu ngầm, tàu đổ bộ; thực hiện nhiệm vụ trinh sát…

      Về hệ thống vũ khí, với hệ thống radar bám bắt mục tiêu hiện đại đảm bảo độ chính xác trong phát hiện và tiêu diệt mục tiêu, Molniya được lắp đặt hệ thống phóng 16 tên lửa đối hải Uran-E có tầm bắn 130 km. Để phòng thủ, tàu được trang bị pháo tự động AK-176 và AK-176M nâng cấp, có tầm bắn 15 km, độ cao 11 km được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu trên không, trên mặt nước, và trên đất liền; 2 pháo 6 nòng tự động AK-630M có tầm bắn 4-5 km và nhịp bắn 4.000-5.000 phát/phút.

      Xóa
  3. Tướng Ả-rập Xê-út chết vì trúng tên lửa Yemen
    Obama
    (Kiến Thức) - Tư lệnh Không quân Ả-rập Xê-út, Trung tướng Muhammad bin Ahmed Al-Shaalan, đã bị chết trong một cuộc tấn công bằng tên lửa Scud qua biên giới của quân nổi dậy Houthi.
    Theo trang mạng debkafile của Israel, Trung tướng Muhammad bin Ahmed Al-Shaalan đã bị chết trong một cuộc tấn công tên lửa Scud từ lãnh thổ Yemen của quân nổi dậy Houthi vào Căn cứ không quân Quốc vương Khalid ở Khamis Mushayt, miền tây nam Ả-rập Xê-út.

    http://cms.kienthuc.net.vn/zoom/500/uploaded/luyenminhbich/2015_06_13/tin-nong-tuong-a-rap-xe-ut-chet-vi-trung-ten-lua-yemen.jpg
    Trung tướng Muhammad bin Ahmed Al-Shaalan, Tư lệnh Không quân Hoàng gia Ả-rập Xê-út.

    Cuộc tấn công bằng tên lửa Scud này xảy ra vào ngày 6/6, nhưng cái chết của Trung tướng Muhammad bin Ahmed Al-Shaalan được giấu kín cho đến ngày 10/6/2015.
    Căn cứ không quân Quốc vương Khalid ở Khamis Mushayt là căn cứ lớn nhất của Không quân Ả-rập Xê-út và một nửa các cuộc không kích của Liên minh Ả-rập vào lãnh thổ Yemen xuất phát từ căn cứ không quân này.
    Các cuộc không kích của liên quân do Ả-rập Xê-út cầm đầu chống quân nổi dậy Houthi Iran hậu thuẫn đã giết chết khoảng 2.000 người – trong đó có nhiều dân thường bao gồm cả phụ nữ và trẻ em.
    Các nguồn tin quân sự của debkafile ở Vùng Vịnh cho biết việc chậm công bố cái chết của Trung tướng Muhammad bin Ahmed Al-Shaalan đã gây ra nhiều nghi vấn. Thông báo ngắn gọn của Ả-rập Xê-út chỉ nói: "Tư lệnh Không quân Hoàng gia Ả-rập Xê-út, Trung tướng Mohammed bin Ahmed Al-Shaalan, đã chết ngày thứ Tư (10/6) vì một cơn đau tim, trong một chuyến đi công tác ở nước ngoài”.
    Không có thông tin nào được cung cấp về cái gọi là "chuyến đi công tác nước ngoài”, mục đích của chuyến đi này và thậm chí cả tang lễ của Trung tướng Muhammad bin Ahmed Al-Shaalan.
    Tin nong: Tuong A-rap Xe-ut chet vi trung ten lua Yemen-Hinh-2
    Một nửa các cuộc không kích của Liên minh Ả-rập vào lãnh thổ Yemen xuất phát từ Căn cứ không quân Quốc vương Khalid.
    Nguồn tin quân sự của debkafile cho biết phía Ả-rập Xê-út đã bị bất ngờ trước vụ tấn công tên lửa nói trên của quân nổi dậy Houthi từ lãnh thổ Yemen. Phản ứng duy nhất ở Căn cứ không quân Quốc vương Khalid đến từ các khẩu đội tên lửa phòng không Patriot do người Mỹ điều khiển. Các khẩu đội này chỉ bắn hạ được 2-3 trong số 15 tên lửa Scud tấn công Căn cứ không quân Quốc vương Khalid ở Khamis Mushayt.
    Mỹ đã triển khai tên lửa Patriot ở Khamis Mushayt để bảo vệ các đơn vị đặc nhiệm và máy bay không người lái tấn công các phần tử khủng bố Al-Qaeda trên Bán đảo Ả-Rập (AQIP). Nhưng kể từ khi bắt đầu cuộc nội chiến Yemen, máy bay không người lái Mỹ thường chỉ điểm các mục tiêu của quân nổi dậy Houthi cho Không quân Ả-rập Xê-út.
    Cuộc tấn công bằng tên lửa Scud từ lãnh thổ Yemen vào căn cứ không quân ở Khamis Mushayt cho thấy chiến tranh đã từ Yemen lan sang lãnh thổ Ả-rập Xê-út.
    Nguồn tin quân sự của debkafile khẳng định rằng quân nổi dậy Houthi đã nhận được thông tin tình báo của Iran, biết chính xác nơi ở của Tướng Al-Shalaan và các cộng sự hàng đầu của ông trong ngày tấn công bằng tên lửa Scud. Nhận được thông tin tình báo này, quân nổi dậy Houthi đã tiến hành phóng đồng loạt 15 tên lửa Scud vào lúc 3 giờ sáng ngày 6/6 vào khu sinh hoạt và các nhà chứa máy bay của Căn cứ không quân Quốc vương Khalid.
    Theo debkafile, Riyadh đã cố tình giấu giếm cái chết của Trung tướng Muhammad bin Ahmed Al-Shaalan để tránh làm nao núng tinh thần của liên minh Ả-rập đang tham chiến ở Yemen.

    Trả lờiXóa
  4. Trần Đình Tuấnlúc 21:56 18 tháng 6, 2015

    Báo Nga điểm danh tên lửa đang bảo vệ Việt Nam

    Một bài viết trên Sputniknews đã liệt kê những loại tên lửa Nga được trang bị trên những phương tiện khác nhau, đang bảo vệ Việt Nam.
    Tên lửa phòng không và tên lửa trên máy bay

    Bài viết của tác giả Alexei Syunnerberg trên Sputniknews cho biết, quân đội Việt Nam lần đầu tiên làm quen với các tên lửa Nga cách đây đúng nửa thế kỷ, vào mùa hè năm 1965, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bước vào giai đoạn căng thẳng nhất.

    Đó là khi hệ thống tên lửa phòng không S-75 Dvina của Liên Xô bắt đầu tham gia bảo vệ vùng trời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đã có 1.300 máy bay Mỹ kể cả 54 máy bay ném bom chiến lược B-52 bị bắn rơi.

    Việt Nam còn sở hữu các hệ thống phòng không S-125 Neva Pechora, sau đó nâng cấp lên phiên bản hiện đại hơn là S-125 Pechora 2TM. Những loại tên lửa này tuy đã cũ nhưng vẫn sẵn sàng bảo vệ vùng trời Việt Nam, kết hợp với những hệ thống tên lửa mới mạnh hơn.

    Năm thập kỷ sau chiến tranh, những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam đã nắm vững kỹ năng vận dụng những loại tên lửa mới của Nga như tổ hợp tên lửa S-300 sở hữu tính năng chiến thuật-kỹ thuật vượt trội thay thế cho các hệ thống Dvina, hoặc với các tên lửa R-73 (theo ký hiệu Mỹ và NATO AA-11 Archer).
    Hệ thống phòng không S-75M3 Dvina của Việt Nam khai hỏa

    Hệ thống phòng không S-75M3 Dvina của Việt Nam khai hỏa

    Đây là tên lửa dẫn đường lớp không-đối-không được chế tạo dành cho hoạt động không chiến cơ động cự ly ngắn.

    Tên lửa có trọng lượng phóng 100 kg, tốc độ di chuyển tới 2.500 km/h và tiêu diệt mục tiêu ở độ cao đến 20 km. Tên lửa R-73 có thể sử dụng trên các tiêm kích MiG và Su do Nga sản xuất hiện có ở Việt Nam, thậm chí trên các máy bay trực thăng.

    Ngoài ra, tên lửa không đối hạm Kh-59MK cũng có khả năng bố trí trên những phương tiện bay ví dụ như tiêm kích đa năng hạng nặng Su-30MK2.

    Trong điều kiện biển động cấp 6, tầm ngắm bắn tối đa của tên lửa Kh-59MK đối với mục tiêu tàu hộ vệ cỡ lớn, tàu khu trục, tàu tuần dương là 285 km, với xác suất bắn trúng là 93%, mục tiêu tàu thuyền cỡ nhỏ là 145 km với tỷ lệ là 70-93%. Để tiêu diệt tàu nhỏ chỉ cần một tên lửa, còn 2 quả tên lửa có thể diệt được tuần dương hạm cỡ lớn.

    Các máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng của Không quân Việt Nam do Nga sản xuất còn được trang bị cả tên lửa Kh-35 Uran. Vũ khí lửa có tốc độ cận âm với trọng lượng phóng 500 đến 600 kg, thiết kế tiêu diệt tàu với sức rẽ nước tới 5000 tấn ở khoảng cách lên đến 300 km.
    Các chiến đấu cơ của Việt Nam còn được trang bị 2 biến thể của dòng tên lửa Kh-31, có tầm bắn thấp hơn Kh-59MK là tên lửa chống hạm Kh-31A và tên lửa chống radar là Kh-31P. Những loại tên lửa này đã giúp không quân Việt Nam có khả năng chiến đấu toàn diện.

    Tên lửa trong biên chế lực lượng hải quân

    Việt Nam bắt đầu nhận những quả tên lửa Kh-35 Uran đầu tiên năm 1999. Tên lửa này cũng được triển khai trên tàu hộ vệ lớp Gepard 3.9 của Việt Nam và trên các tàu tên lửa Molniya đang được đóng theo giấy phép của Nga sau khi hai chiếc đầu tiên do Nga bàn giao Hải quân Việt Nam đánh giá cao.

    Tại diễn đàn Quân đội-2015 diễn ra ở ngoại ô Moscow tổ chức trong tháng này, đại diện Việt Nam đã bày tỏ ý định hiện đại hóa tàu tên lửa Molniya thông qua việc trang bị tên lửa hành trình mới của Nga. Lựa chọn bao gồm 3 loại là tên lửa BrahMos, Yakhont và Club.

    Phát biểu tại diễn đàn Quân đội-2015 (Army-2015), tổ chức ở ngoại thủ đô Moscow của Nga ngày 16 tháng 6, ông Shlyakhtenko nói: "Việt Nam đang thực hiện đóng tàu lớp Molniya theo giấy phép và yêu cầu nâng cấp các tàu tên lửa dự án 1241.8”.

    Đất Việt

    Trả lờiXóa
  5. Nước ta mua sắm cho lắm súng đạn để ngắm hay chất vào kho cho gỉ sét à. Nếu có đánh nhau với Lào hay Cam-bốt thì sắm tàu ngầm, tên lửa làm giề cho phí ngân sách. Nếu để đối phó với Mẽo thì mấy thứ vũ khí của ta như đồ chơi trẻ con, vả lại đã có nước bạn Trung Hoa giúp ta ngăn cản Mẽo rồi. VN ta cứ ăn no ngủ kỹ, để tiền mua súng đạn đấy dùng xóa đói giảm nghèo để mau tiến lên xây dựng thành công CNXH, không nên phung phí ngân sách vốn eo hẹp để mua bom đạn là rước họa vào nhà rất vô ích.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu ngân sách quốc phòng thường nói (khoảng giữa 3 đến 4 tỷ đô la) là đúng thì Việt Nam cũng không tiêu pha quá mức, chỉ khoảng 2% GDP ngang mức với rất nhiều nước khác. Vì căng thẳng Trường Sa với TQ nên không tiêu pha cũng không được. Cần trang bị đủ để nước ngoài biết là chiến tranh thì họ không dễ thắng. Còn chuyện vào liên minh thì nên suy nghĩ kỹ vì đó là chuyện rất dễ dẫn đến chiến tranh vì gặp đồng minh háo chiến là lãnh đủ.

      Xóa
  6. Hình như Việt Nam có hợp đồng sản xuất Kh-35U trong nước. Chính quyền Nga muốn giữ quan hệ tốt với Việt Nam nên có thể chẳng những bán vũ khí mà còn ký hợp đồng chuyển giao kỹ thuật sản xuất vũ khí, điều mà đa số các nước khác còn chưa muốn làm. Chuyện phiền hà ở Ukraine cũng gây ảnh hưởng vì Việt Nam cũng dùng nhiều vũ khí sản xuất ở Ukraine. Hai chiếc Gepard mà Nga đang sản xuất cho Việt Nam sẽ bị trì trệ vì cần máy tàu từ Ukraine.

    Trả lờiXóa