Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

ĐÔNG Á CẦN KINH NGHIỆM CỦA VIỆT NAM CHỨ KHÔNG PHẢI CỦA OSCE

Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Yun Byung Se

"Ở châu Á cần tạo lập một cơ chế khu vực, tạo điều kiện phản ứng nhanh chóng kịp thời với mối đe dọa an ninh đang phát sinh."- Đó là ý kiến do Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Yun Byung Se nêu lên trong Hội nghị châu Á của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) khai mạc ở Seoul ngày 01 tháng Sáu. "Các nước Đông Bắc Á nên học hỏi kinh nghiệm thành công của OSCE trong việc tăng cường độ tin cậy và an ninh ở châu Âu", — ông Bộ trưởng nói.

Chuyên viên Đông phương học nổi tiếng của Nga, GS-TSKH Vladimir Kolotov Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử các nước Viễn Đông của Đại học Tổng hợp Quốc gia Saint-Peterburg dứt khoát không đồng ý với lời tuyên bố của ông Bộ trưởng Hàn Quốc.
"OSCE đã hoàn toàn thất bại trong tất cả nhiệm vụ bảo đảm an ninh ở châu Âu, quyết định chôn vùi quá trình này ở Đông Nam Á. Chúng ta có thể nhớ lại những sự kiện ở Yugoslavia, Kosovo, Bắc Phi, và bây giờ ở Ukraina, nơi OSCE không đóng được vai trò tích cực nào hết. Trong những thập niên gần đây Đông Á đã đạt những thành tựu ấn tượng trong phát triển kinh tế, chính vì tại đó có hòa bình. Mà phát tán những kinh nghiệm của OSCE tại Đông Á sẽ có nghĩa là chuẩn bị ở đó một cuộc chiến tranh rộng lớn".
Phát biểu tại Seoul, Bộ trưởng Yun Byung Se ghi nhận rằng ở châu Á hiện thiếu vắng sự tin tưởng lẫn nhau. GS-TSKH Vladimir Kolotov chia sẻ đánh giá này.
Chuyên viên Kolotov nhận định: "Tôi hoàn toàn đồng ý với thực tế là hiện nay không hề có sự tin cậy nào trong lĩnh vực an ninh. Và chính thực trạng đó làm nảy sinh mong muốn của một số nước — chăm lo phát triển chương trình hạt nhân riêng của mình — cuộc chạy đua vũ trang chưa từng có trong lịch sử Á châu. Nguyên nhân do đâu? Chỉ cần nhớ lại lịch sử cũng thấy rằng các nước phương Tây dễ dàng cho lời đảm bảo nhưng không nghĩ đến việc tuân thủ và giữa lời. Người ta đã hứa hẹn đảm bảo cho cả Saddam Hussein, cả Muammar Gaddafi. Khi vào những năm 80 của thế kỷ trước diễn ra sự kiện tháo bỏ các bức tường ngăn cách ở châu Âu, Liên Xô và sau đó là LB Nga cũng nhận được lời hứa đảm bảo không mở rộng NATO về phía Đông, về chuyện không lôi kéo các quốc gia Đông Âu và các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ vào khối NATO. Và bây giờ những bảo đảm ấy ra sao? Ngày 21 tháng Hai năm ngoái tại Kiev các đại diện Pháp, Đức và Ba Lan đã cam kết với Tổng thống Ukraina Yanukovich, đã ký văn bản bảo đảm an ninh, nhưng chỉ nửa giờ sau đó, người ta đã nổ súng bắn vào ông: một vài chỉ huy đã ra lệnh giết chết vị Tổng thống đương nhiệm của một quốc gia chủ quyền. Chẳng lẽ thực tế như vậy có thể truyền bá tại các nước Đông Á?".
Theo quan điểm của GS-TSKH Vladimir Kolotov, bước đi đầu tiên để khôi phục lòng tin và củng cố an ninh ở Đông Á phải là rút hết căn cứ quân sự nước ngoài khỏi lãnh thổ và khôi phục chủ quyền thực tế của các nước trong khu vực.
GS-TSKH Vladimir Kolotov nêu ý kiến cụ thể như sau: "Hãy tham khảo những nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại của CHXHCN Việt Nam là ba "không". Không tham gia các khối liên minh quân sự, không cung cấp lãnh thổ nước mình dành cho căn cứ quân sự của nước ngoài, không gia nhập liên minh với ai đó chống lại nước thứ ba. Nếu những nguyên tắc này được phổ biến cho toàn bộ các quốc gia châu Á và từ đó tháo dỡ hết các thành tố hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ mà Hoa Kỳ thực sự tạo lập, thì sẽ phá bỏ được cả nền tảng của cuộc chạy đua vũ trang với vũ khí hạt nhân".
Bên cạnh thực trạng thiếu vắng tin cậy, còn một yếu tố quan trọng làm suy yếu an ninh ở Đông Nam Á, là tranh chấp lãnh thổ. Hiện nay đây là vấn đề đặc biệt bức xúc do tham vọng bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Việc Bắc Kinh xúc tiến xây dựng các hòn đảo nhân tạo và khả năng thành lập vùng phòng không tại khu vực, như tuyên bố của Bộ Tổng tham mưu Trung Quốc — tất cả những điều đó đang làm gia tăng căng thẳng tại khu vực châu Á hết sức quan trọng đối với nền thương mại thế giới. Và phương cách duy nhất để tránh khỏi thảm họa là giải quyết các vấn đề bằng con đường đàm phán.
Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/vietnam/20150601/338488.html#ixzz3brY5ZFIO
Ở châu Á cần tạo lập một cơ chế khu vực, tạo điều kiện phản ứng nhanh chóng kịp thời với mối đe dọa an ninh đang phát sinh.
vn.sputniknews.com|Bởi Sputnik

2 nhận xét:

  1. An ninh châu Á nóng lên không phải là do thiếu sự tin cậy lẫn nhau mà do chính sự trỗi dậy cả về kinh tế ,quân sự và chính trị của Trung quốc đe dọa ngôi bá chủ của Mỹ và đồng minh.

    Sự trỗi dậy khá toàn diện này cùng với sự khác biệt về thể chế của Trung quốc làm Mỹ và đồng minh e ngại và hai siêu cường đang tìm bãi để tiêu hao sinh lực quá tải của nhau .

    Biển Đông đang được họ chọn là huyệt địa,là sàn đấu lý tưởng để bảo vệ và giành ngôi đế chủ thế giới của họ .

    Trả lờiXóa
  2. Công Nông đối thoạilúc 14:44 2 tháng 6, 2015

    phân tích của Chuyên gia Nga thật chính xác.
    Cái mà Đông Bắc Á phải học là kinh nghiệm của Việt Nam chứ không phải của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE). Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đã thất bại bao nhiều lần ở châu Âu thì nay còn định mang ra áp dụng ở chấu Á?

    Trả lờiXóa