Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đang ở thăm Hà Nội. Đây là lần thứ ba ông Dmitry Medvedev đến thăm Việt Nam, đánh dấu bước phát triển mới trong mối quan hệ chân tình nồng ấm giữa hai dân tộc.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong lễ đón Thủ tướng Dmitry Medvedev
Thủ tướng Dmitry Medvedev viếng Lăng Bác
Nhân dịp này, báo Sputnik Việt Nam có bài phân tích thỏa thuận của hai nhà nước Việt Nam và Liên bang Nga đối với việc sử dụng Cảng Cam Ranh. Xin giới thiệu cùng bạn đọc:
**************************
Cam Ranh – một trọng tâm chính sách Nga ở khu vực Thái Bình Dương
Kể từ năm 2014, các máy bay chở dầu
IL-78 của Nga sử dụng sân bay Cam Ranh của Việt Nam trên bờ Biển Đông
để tiếp nhiên liệu trên không cho chiến đấu cơ Tu-95 trong không gian
quốc tế.
Mỹ
không hài lòng với điều đó. Quan sát viên Alexander Khrolenko của
Hãng thông tấn quốc tế "Rossiya Segodnya" viết, khoảng cách từ Cam
Ranh đến Washington — hơn 14 nghìn km, đến căn cứ không quân Mỹ trên
đảo Guam – hơn 4 nghìn km, tuy nhiên, Hoa Kỳ cho rằng, sự hiện diện của
lực lượng không quân Nga tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương là hành
động khiêu khích để phô trương sức mạnh và thu thập thông tin tình
báo. Washington yêu cầu Hà Nội ngưng cho Nga sử dụng cảng Cam Ranh để
tiếp nhiên liệu cho chiến đấu cơ của Nga vì hành động này làm gia
tăng căng thẳng trong khu vực. Nhưng, không có kết quả nào.
Vịnh Cam Ranh có tầm quan trọng chiến lược đối với hạm đội Nga vì các tàu chiến ghé vào đây để bổ sung thực phẩm và nước uống trên hành trình từ vùng Viễn Đông của Nga đến Vịnh Aden. Các phi công và thủy thủ Nga từ lâu biết cảng này. Cơ sở hậu cần của Hạm đội Thái Bình Dương Nga đã từng được bố trí tại bán đảo Cam Ranh trong hơn hai thập niên. Vào năm 2002 Nga đã rút khỏi Cam Ranh. Và bây giờ Nga trở lại. Vào năm 2013, Matxcơva và Hà Nội đã đạt được thỏa thuận cùng có lợi về việc sử dụng vịnh Cam Ranh. Sự hiện diện của các máy bay chở dầu Il-78 là một trong những điều khoản trong hiệp định song phương, theo đó Nga có quyền sử dụng căn cứ quân sự. Hoạt động này giúp Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng của Cam Ranh để biến căn cứ thành một trung tâm quốc tế lớn phục vụ cho các tàu dân sự và tàu chiến.
Dễ hiểu tại sao Mỹ lo ngại với việc các máy bay chở dầu Il-78 của Nga hiện diện ở Cam Ranh. Trong khi có nhiều mâu thuẫn giữa các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ muốn mở rộng quyền truy cập vịnh Cam Ranh (lý tưởng đối với họ là độc quyền). Hoa Kỳ muốn đóng vai trò trọng tài để bảo vệ lợi ích của mình trong khu vực. Và đột nhiên xuất hiện Nga, và các tàu chiến Nga có thể cập bến và chiếm chỗ thuận tiện nhất trong vịnh sâu (như đã từng có trước đây). Mỹ luôn coi mình là một ngoại lệ. Tuy nhiên, sự hiện diện của các máy bay chở dầu Nga ở Cam Ranh không vi phạm nguyên tắc của Việt Nam – cấm bố trí các căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ nước mình. Hà Nội thực thi chính sách đối ngoại độc lập dựa trên các nguyên tắc: không liên kết và từ chối tham gia vào các liên minh. Song, điều đó không loại trừ quan hệ thân thiện truyền thống với Nga.
Trong bối cảnh này, tờ “The Diplomat” của Nhật Bản nhận xét rất đúng: "Nếu Hà Nội muốn để trên sân khấu thế giới Việt Nam được xem như một cầu thủ độc lập, thì phải tuân thủ các nguyên tắc trong chính sách đối ngoại đã được thiết lập sau Chiến tranh Lạnh. Hà Nội nên tái khẳng định với thế giới rằng, Vịnh Cam Ranh mở rộng cửa cho các quốc gia khác nhau và các hạm đội khác nhau, cả quân sự và dân sự. Điều đó sẽ phục vụ lợi ích của Hà Nội, mặc dù Hoa Kỳ sẽ tức giận". Việt nam đã gửi thư chính thức cho các nược hữu quan mời tới Vịnh Cam Ranh.
Sự hợp tác kinh tế năng động giữa Nga và các nước châu Á-Thái Bình Dương cũng như tình hình với vịnh Cam Ranh cho Hoa Kỳ thấy rõ thực tế mới — một thế giới đa cực. Bây giờ, khi những nước không phải lớn nhất và mạnh nhất đang ở trọng tâm chú ý của các cầu thủ lớn, họ vẫn tiếp tục hành động độc lập trong lĩnh vực chính trị và kinh tế.
Việt Nam đang củng cố quốc phòng, mua máy bay chiến đấu, tàu tuần tra, tàu ngầm của Nga. Trong khi đó, có chú ý đến những chi tiết trong hợp tác kỹ thuật quân sự Nga-Trung Quốc. Trong những tình huống xung đột giữa các nước bạn bè, Nga không đứng về phía ai và không can thiệp vào tranh chấp lãnh thổ, bao gồm cả ở Biển Đông. Và hành động của Nga chống lại áp lực từ Mỹ phục vụ lợi ích của nhiều quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Hạm đội Thái Bình Dương Nga vốn là một công cụ quân sự-ngoại giao, chỉ bằng sự hiện diện của mình đảm bảo sự an toàn cho hạm đội tàu thương mại. Kế hoạch của Nga xây dựng hải quân lớn sẽ sớm thay đổi bộ mặt của hạm đội, mà đó là cơ sở cho sự phát triển của các khu vực phía Đông của LB Nga, nơi tập trung nhiều cường quốc hải quân lớn. Và cơ sở hậu cần như ở Vịnh Cam Ranh là một nhu cầu cấp thiết.
Vịnh Cam Ranh có tầm quan trọng chiến lược đối với hạm đội Nga vì các tàu chiến ghé vào đây để bổ sung thực phẩm và nước uống trên hành trình từ vùng Viễn Đông của Nga đến Vịnh Aden. Các phi công và thủy thủ Nga từ lâu biết cảng này. Cơ sở hậu cần của Hạm đội Thái Bình Dương Nga đã từng được bố trí tại bán đảo Cam Ranh trong hơn hai thập niên. Vào năm 2002 Nga đã rút khỏi Cam Ranh. Và bây giờ Nga trở lại. Vào năm 2013, Matxcơva và Hà Nội đã đạt được thỏa thuận cùng có lợi về việc sử dụng vịnh Cam Ranh. Sự hiện diện của các máy bay chở dầu Il-78 là một trong những điều khoản trong hiệp định song phương, theo đó Nga có quyền sử dụng căn cứ quân sự. Hoạt động này giúp Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng của Cam Ranh để biến căn cứ thành một trung tâm quốc tế lớn phục vụ cho các tàu dân sự và tàu chiến.
Dễ hiểu tại sao Mỹ lo ngại với việc các máy bay chở dầu Il-78 của Nga hiện diện ở Cam Ranh. Trong khi có nhiều mâu thuẫn giữa các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ muốn mở rộng quyền truy cập vịnh Cam Ranh (lý tưởng đối với họ là độc quyền). Hoa Kỳ muốn đóng vai trò trọng tài để bảo vệ lợi ích của mình trong khu vực. Và đột nhiên xuất hiện Nga, và các tàu chiến Nga có thể cập bến và chiếm chỗ thuận tiện nhất trong vịnh sâu (như đã từng có trước đây). Mỹ luôn coi mình là một ngoại lệ. Tuy nhiên, sự hiện diện của các máy bay chở dầu Nga ở Cam Ranh không vi phạm nguyên tắc của Việt Nam – cấm bố trí các căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ nước mình. Hà Nội thực thi chính sách đối ngoại độc lập dựa trên các nguyên tắc: không liên kết và từ chối tham gia vào các liên minh. Song, điều đó không loại trừ quan hệ thân thiện truyền thống với Nga.
Trong bối cảnh này, tờ “The Diplomat” của Nhật Bản nhận xét rất đúng: "Nếu Hà Nội muốn để trên sân khấu thế giới Việt Nam được xem như một cầu thủ độc lập, thì phải tuân thủ các nguyên tắc trong chính sách đối ngoại đã được thiết lập sau Chiến tranh Lạnh. Hà Nội nên tái khẳng định với thế giới rằng, Vịnh Cam Ranh mở rộng cửa cho các quốc gia khác nhau và các hạm đội khác nhau, cả quân sự và dân sự. Điều đó sẽ phục vụ lợi ích của Hà Nội, mặc dù Hoa Kỳ sẽ tức giận". Việt nam đã gửi thư chính thức cho các nược hữu quan mời tới Vịnh Cam Ranh.
Sự hợp tác kinh tế năng động giữa Nga và các nước châu Á-Thái Bình Dương cũng như tình hình với vịnh Cam Ranh cho Hoa Kỳ thấy rõ thực tế mới — một thế giới đa cực. Bây giờ, khi những nước không phải lớn nhất và mạnh nhất đang ở trọng tâm chú ý của các cầu thủ lớn, họ vẫn tiếp tục hành động độc lập trong lĩnh vực chính trị và kinh tế.
Việt Nam đang củng cố quốc phòng, mua máy bay chiến đấu, tàu tuần tra, tàu ngầm của Nga. Trong khi đó, có chú ý đến những chi tiết trong hợp tác kỹ thuật quân sự Nga-Trung Quốc. Trong những tình huống xung đột giữa các nước bạn bè, Nga không đứng về phía ai và không can thiệp vào tranh chấp lãnh thổ, bao gồm cả ở Biển Đông. Và hành động của Nga chống lại áp lực từ Mỹ phục vụ lợi ích của nhiều quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Hạm đội Thái Bình Dương Nga vốn là một công cụ quân sự-ngoại giao, chỉ bằng sự hiện diện của mình đảm bảo sự an toàn cho hạm đội tàu thương mại. Kế hoạch của Nga xây dựng hải quân lớn sẽ sớm thay đổi bộ mặt của hạm đội, mà đó là cơ sở cho sự phát triển của các khu vực phía Đông của LB Nga, nơi tập trung nhiều cường quốc hải quân lớn. Và cơ sở hậu cần như ở Vịnh Cam Ranh là một nhu cầu cấp thiết.
Rận xĩ cờ vàng bám đít Mẽo tức nổ đom đóm khi xem bài này.
Trả lờiXóaCó còm thì phải có chất một chút, não thiếu muối i-ốt quá !
XóaDÂN CHỦ SAIGON
Các DLV không thể chối cãi là Mỹ chẳng chiếm tý đất nào. Giờ đây TQ đang chiếm đất mà ơn thì ta còn đang phải mang trên mình. Nga sẵn sàng bỏ rơi ta nếu lựa chọn giữa ta và Tàu. Thực tế đi, đừng nói tôi nói sai , tôi không phải là cờ vàng hay phản động. Tôi yêu nước VN hơn các ban và tôi thề là tôi không vì tiền hay vì quyền lợi gì khác.
XóaNga nếu bỏ VN theo TQ thì sẽ rơi vào quỹ đạo TQ. Đó là điều chắc chắn Nga không muốn trong tình cảnh hiện nay.
XóaTrong thời hiện đại này, nước đi chiếm đất là chủ yếu nhắm chỗ dễ ăn hoặc dựa theo lịch sử, vả lại chiếm đất đâu cần phải cai trị trực tiếp? Kinh nghiệm Mỹ ở Iraq là thấy rõ, bỏ bao ngàn tỷ đô la đóng quân bao năm mà người chống Mỹ cũng còn rất nhiều. Bỏ tiền lập chính phủ thân Mỹ rẻ hơn nhiều - tuy thành công cũng không dễ.
Nặc 00:51 :
XóaKhông phải cờ vàng,phản động mà hả họng ra là :"Mỹ chả chiếm tí đất nào".Vậy chú là cái củ gì?
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
XóaTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Nga
Trả lờiXóaChiều 6/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga, Chủ tịch Đảng “Nước Nga Thống nhất” Dmitry Medvedev đang ở thăm chính thức Việt Nam.
ổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, Việt Nam trước sau như một coi trọng việc phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống và Đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga, vui mừng trước sự phát triển vượt bậc của quan hệ Việt - Nga trong thời gian qua trên tất cả các lĩnh vực; đánh giá cao việc Chính phủ hai nước luôn chỉ đạo chặt chẽ các bộ, ngành liên quan trong việc phối hợp và triển khai các thỏa thuận cấp cao đã đạt được.
Tổng Bí thư mong muốn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam với Liên minh Kinh tế Á - Âu sẽ sớm được ký kết để thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa các nước thành viên.
Tổng Bí thư đánh giá cao quá trình phát triển tốt đẹp trong quan hệ hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng “Nước Nga Thống nhất” cầm quyền; khẳng định, trên cơ sở Thỏa thuận hợp tác giữa hai đảng ký năm 2009, việc hai đảng ký Biên bản về việc mở rộng và làm sâu sắc quan hệ hợp tác toàn diện giai đoạn 2015 - 2017 trong khuôn khổ chuyến thăm lần này của ông Dmitry Medvedev sẽ là nền tảng vững chắc để hai đảng tiếp tục triển khai hợp tác chặt chẽ và hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Thủ tướng Medvedev bày tỏ vui mừng được trở lại thăm Việt Nam; cảm ơn sự đón tiếp nồng nhiệt và những tình cảm tốt đẹp mà Lãnh đạo và nhân dân Việt Nam dành cho Đoàn; chuyển lời chào và lời chúc tốt đẹp của Tổng thống Vladimir Putin và các nhà lãnh đạo Liên bang Nga tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Thủ tướng thông báo một số nét lớn về tình hình Liên bang Nga, về Đảng “Nước Nga Thống nhất”; khẳng định, Liên bang Nga coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á, quyết tâm phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam cũng như tăng cường quan hệ hợp tác giữa Đảng “Nước Nga Thống nhất” và Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ tướng Medvedev nhất trí với việc hai đảng cần tăng cường hơn nữa trong lĩnh vực trao đổi thông tin, tham vấn, học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác đảng, quản lý xã hội và quản lý nhà nước; tăng cường trao đổi đoàn, nhất là đoàn cấp cao, mở rộng quan hệ cấp địa phương, giữa các tổ chức nhân dân. Ông Medvedev chúc Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam tiếp tục đạt nhiều thành tựu trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.
Kết thúc buổi hội kiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng, Chủ tịch Đảng “Nước Nga Thống nhất” Medvedev đã chứng kiến Lễ ký “Biên bản về việc mở rộng và làm sâu sắc quan hệ hợp tác toàn diện giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng “Nước Nga Thống nhất” giai đoạn 2015 - 2017” do đồng chí Hoàng Bình Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương đại diện cho Đảng Cộng sản Việt Nam và ông Andrey Klimov, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Hội đồng toàn thể Đảng “Nước Nga Thống nhất”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề quốc tế của Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga, đại diện cho Đảng “Nước Nga Thống nhất” ký.
Việt Nam dần trở thành một trong những quốc gia hàng đầu ở châu Á - TBD
XóaNhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Liên bang Nga Dmitry Medvedev thăm chính thức Việt Nam từ ngày 5/4/2015. Nhân chuyến thăm, Thủ tướng Medvedev đã trả lời phỏng vấn báo chí Việt Nam về triển vọng quan hệ hợp tác giữa hai nước. TTXVN xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phỏng vấn.
Thủ tướng LB Nga Dmitry Medvedev
P/v: Thưa Thủ tướng, Nga đã nhiều lần bày tỏ sẵn sàng làm mắt xích kết nối giữa Đông và Tây. Điều này đem lại những tiềm năng to lớn. Còn Việt Nam quan tâm tới việc ký thỏa thuận thương mại tự do với Liên minh Kinh tế Á-Âu. Xin ông cho biết cụ thể, Nga có những bước đi thực tế nào nhằm tăng cường vị thế trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương? ASEAN đóng vai trò gì trong tiến trình này?
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev: Quả thực chúng tôi không chỉ một lần bày tỏ mong muốn hợp tác với các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, các nước ASEAN và hợp tác trực tiếp với Việt Nam. Trong những năm gần đây chúng tôi thực hiện nhiều bước đi thực tiễn theo hướng này. Tôi xin liệt kê từ việc chúng tôi - những đại diện của Nga: cả đại diện chính quyền, giới doanh nghiệp, chưa kể du khách - thường xuyên tới các nước trong khu vực. Với Việt Nam, chúng tôi có những liên hệ thường xuyên.
Xem tiếp:
http://baotintuc.vn/thoi-su/viet-nam-dan-tro-thanh-mot-trong-nhung-quoc-gia-hang-dau-o-chau-a-tbd-20150405080158342.htm
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội đàm với Thủ tướng Medvedev
XóaNhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Dmitry Medvedev đã thăm chính thức Việt Nam từ ngày 5-7/4/2015. Sáng 6/4 tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có cuộc gặp hẹp, sau đó đã hội đàm với Thủ tướng Liên bang Nga Dmitry Medvedev.
.....
* Danh mục văn kiện ký kết trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev như sau:
1. Tuyên bố chung giữa hai đồng Chủ tịch Tổ Công tác cấp cao Việt – Nga về các dự án đầu tư ưu tiên.
2. Kế hoạch làm việc của Tổ Công tác cấp cao Việt – Nga về các dự án đầu tư ưu tiên trong năm 2015.
3. Kế hoạch hợp tác năm 2015 – 2017 về thực hiện Chương trình hợp tác về giám sát trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giữa Bộ Y tế Việt Nam và Cơ quan giám sát tiêu dùng Nga.
4. Thỏa thuận khung về việc Gazprom Neft mua 49% cổ phần Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lọc hóa dầu Bình Sơn.
5. Biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực tìm kiếm, khai thác và thăm dò dầu khí giữa Tập đoàn dầu khí Việt Nam và Gazprom Neft.
6. Thỏa thuận hợp tác giữa Hội Hữu nghị Việt – Nga và Hội Hữu nghị Nga – Việt giai đoạn 2016 – 2020.
7. Biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa Công ty cổ phần sửa chữa điện miền Bắc và Công ty InterRao Export về hợp tác sửa chữa, hiện đại hóa các nhà máy điện do Liên Xô sản xuất trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
8. Thỏa thuận hợp tác giữa Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và Công ty Cổ phần mở “Đường sắt Nga”.
http://baotintuc.vn/chinh-tri/thu-tuong-nguyen-tan-dung-hoi-dam-voi-thu-tuong-medvedev-20150406171530607.htm
NẾu để chống Mỹ thì có thể thân với hai ông lớn này, bảo vệ lãnh thổ thì không ổn. Nga bị cấm vận và bị chèn ép về mọi mặt mới nhớ lại thằng em nhỏ bé này. Giải pháp tình thế cho cả 2 bên thôi, có lợi thì ta chơi nhưng đừng ảo tưởng thái quá mấy ông ăn lương viết bài ơi. Thực tế và tỉnh táo chút đi, cố gắng đừng quá lệ thuộc vào bất cứ nước lớn nào, kể cả MỸ.
Trả lờiXóaViệt và Nga đang bàn luận về chuyện Nga chuyển quyền sản xuất một số vũ khí cho VN. Sản xuất được vũ khí phòng thủ tối tân ở nội địa là chuyện rất cần thiết.
XóaCậu Nặc danh01:00 Ngày 07 tháng 04 năm 2015 nói bậy rồi.
XóaViệc cho Nga sử dụng Cam Ranh là ta thỏa thuận từ năm 2013 chứ ko phải khi Nga bị cấm vận này nọ.
Mà cấm vận thì cũng chỉ làm khó Nga chút ít thôi. Chính EU mới khổ sở hơn vì cuộc cấm vận này. Theo Mỹ làm bậy và giờ gánh hậu quả.
Đô đốc Pháp đòi giải tán NATO, chấm dứt chống Nga
http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/do-doc-phap-doi-giai-tan-nato-cham-dut-chong-nga-3241382/
Đúng rồi, ủng hộ và tiếp sức Nga và TQ làm vài vụ Crim nua. Thế giới sẽ thanh bình, không còn nhiều nước nhỏ bé nữa.
XóaMỹ có chiếm lãnh thổ nước nào không ? Nga và TQ thì có đấy mấy ông ăn lương bốc phét à. Tôi nói sai thì nhét cứt vào mồm tôi đi.
XóaAnh Nặc danh 12:16 bênh Mỹ quá. Nước họ bắt đầu có 13 tiểu bang tí tẹo ở góc đông bắc mà một thế kỷ sau chiếm cả lục địa "from sea to sea", xém muốn chiếm Canada năm 1812, không phải chiếm đất thì làm sao bành trướng nhanh thế? Họ trả độc lập cho Phi là hành động nên khen ngợi, nhưng nói họ không chiếm đất ai thì cũng không đúng.
XóaThông não cho Rận Nặc danh12:16 Ngày 07 tháng 04 năm 2015 ngu si!
XóaCậu hãy tra Google và so sánh 2 cụm từ
+ "Chủ nghĩa thực dân"
+ "Chủ nghĩa thực dân kiểu mới"
Hoặc ít ra thì đọc cái còm ngắn của bác chuyenngayxua:
=========
chuyenngayxua 01:26 Ngày 07 tháng 04 năm 2015
"Trong thời hiện đại này, nước đi chiếm đất là chủ yếu nhắm chỗ dễ ăn hoặc dựa theo lịch sử, vả lại chiếm đất đâu cần phải cai trị trực tiếp? Kinh nghiệm Mỹ ở Iraq là thấy rõ, bỏ bao ngàn tỷ đô la đóng quân bao năm mà người chống Mỹ cũng còn rất nhiều. Bỏ tiền lập chính phủ thân Mỹ rẻ hơn nhiều - tuy thành công cũng không dễ."
Về hình thức biểu hiện, chủ nghĩa thực dân cũ đem quân xâm chiếm, xóa bỏ nền độc lập của các nước thuộc địa, đặt bộ máy cai trị trức tiếp với những phó vương hay toàn quyền và một hội đồng giúp việc trực tiếp cùng hệ thống các quan lại cấp dưới và với đội quân viễn chinh khổng lồ được trang bị đầy đủ. Chúng dùng giai cấp phong kiến thống trị cũ làm tay sai, bù nhìn để đàn áp, bóc lột nhân dân. Chính sách như vậy tỏ ra rất thô thiển và tàn bạo…Do đó, chủ nghĩa thực dân mới lại chuyển từ sự chiếm đóng, cai trị trực tiếp sang sử dụng những biện pháp tinh vi, xảo quyệt hơn nhằm chống lại phong trào giải phóng dân tộc thế giới như xây dựng bộ máy tay sai người bản xứ, thông qua nó để thống trị nhân dân. Bộ máy tay sai của chúng (ngụy quân, ngụy quyền) đều đặt dưới sự điều khển của đội ngũ cố vấn có đầy kinh nghiệm thống trị. Chúng còn dùng “viện trợ” kinh tế, quân sự để các thuộc địa kiểu mới này hoàn toàn phụ thuộc vào chúng với danh nghĩa “độc lập”. Mặc dù dùng đội ngũ tay sai để thống trị nhân dân, đứng đằng sau giật giây, điều khiển đội ngũ này để phục vụ cho các mục tiêu chiến lược của mình, nhưng chủ nghĩa thực dân mới không phải vì thế mà dấu được bộ mặt tàn ác của nó như việc sử dụng những hình thức chiến lược chiến tranh (chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ) ở Việt Nam là một ví dụ điển hình, thể hiện cho sự tàn ác của nó hơn cả chủ nghĩa thực dân cũ.
Xóahttp://vominhtap.blogspot.com/2011/03/ve-chu-nghia-thuc-dan-moi.html
Văn hoa lý luận dài dòng làm gì cho mệt. Nói mẹ ra là bất cứ thằng lớn nào cũng muốn sen đầm. Chẳng thằng nào tốt nhưng rõ ràng hiện nay Mỹ tốt nhất trong những tháng không lo xấu xa. Mỹ là nước ít xấu nhất nên không phải ngẫu nhiên mà đa số chọn thân MỸ. Những người bình thường cũng biết rằng chẳng qua nó ủng hộ cổ súy đa nguyên chính trị nên các bố dị ứng thoi. Chứ các bố toàn đưa con cháu qua đó, coi nó là thiên đường cho giới giàu có quyền lực. Cũng vì lý do này mà cực chẳng đã chúng ta vẫn phải nghiêng về kẻ thù trực tiếp và ông hàng xóm xa xôi và bây giờ đã rất thực dụng rồi. Với thời đại CNTT ngày nay thì mọi nỗ lực giảm đi những giá trị Mỹ sẽ trở lên vô vọng. Dù chưa hoàn hảo và còn nhiều nhức nhối nhưng Mỹ vẫn sẽ dẫn dắt TG này bằng những giá trị không ngừng hoàn thiện. Không thể phủ nhận được thực tế này đâu du lưong của các vị có được tăng gấp 10 lần.
XóaChuyện hoàn thiện thì chẳng biết đâu, chẳng hạn như ở Iraq và Libya thì Mỹ dính vào các nước đó đi vào tình trạng vô chính phủ và loạn lạc. Tự do chính trị là mục tiêu nên làm, nhưng áp đặt từ bên ngoài là công thức dễ thành thất bại hoàn toàn.
XóaThể chế chính trị Mỹ có mỗi một chủ nghĩa tư bản mà bảo là đa nguyên. Hai đảng cầm quyền giống hệt nhau nên gọi thể chế chính trị Mỹ là nhất nguyên lưỡng đảng chứ không có đa nguyên đa đảng gì hết. Một đảng chính trị khác mà đòi đa nguyên đa đảng đòi thể chế chính trị khác ngoài nền cộng hòa là bị quân đội Mỹ dẹp ngay.
XóaViệt-Nga sẽ hợp tác sâu rộng trong kỹ thuật quân sự
Trả lờiXóa(Chính trị Việt Nam) - Kỹ thuật quân sự cùng với năng lượng là các lĩnh vực trụ cột của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt–Nga và trong giai đoạn mới.
Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định như vậy khi trả lời phỏng vấn của hãng Itar-Tass về chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev từ ngày 5 đến ngày 7/4.
Theo đó, sáng 6/4 tại Hà Nội Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức tiếp Thủ tướng Nga Medvedev.
Ông cũng cho biết, trong hội đàm ông và Thủ tướng Nga Medvedev sẽ bàn về những phương hướng, biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế - thương mại, đầu tư, năng lượng, kỹ thuật quân sự, đào tạo nguồn nhân lực.
Hai bên cũng sẽ rà soát việc thực hiện các thỏa thuận cấp cao, tiến độ triển khai các dự án lớn giữa hai nước, thống nhất lộ trình ký Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu, thảo luận về tiến độ triển khai dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I.
Hai nhà lãnh đạo cũng trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực, phối hợp hành động giữa hai nước trên trường quốc tế, tình hình cộng đồng người Việt Nam tại Nga và việc tăng cường các hoạt động giao lưu nhân dân.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định hợp tác kỹ thuật quân sự cùng với năng lượng là các lĩnh vực trụ cột của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt – Nga và trong giai đoạn mới.
"Trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự, Nga hiện là đối tác quan trọng của Việt Nam. Thời gian tới, hai nước sẽ chuyển sang hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực liên doanh sản xuất, nghiên cứu khoa học, thành lập các trung tâm dịch vụ và bảo hành. Đây cũng là chủ trương được lãnh đạo cấp cao hai nước trao đổi và thống nhất triển khai từng bước trong những năm tới", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định.
Về lĩnh vực năng lượng, Việt Nam và Nga có thể mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực mới là chế biến và lọc hóa dầu, sản xuất nhiên liệu cho động cơ chạy khí và việc Nga cung cấp dầu thô dài hạn cho Việt Nam.
Các liên doanh như Vietsovpetro, Rusvietpetro, Gazpromviet, Vietgazprom hoạt động hiệu quả trên thềm lục địa Việt Nam và lãnh thổ Nga, mở rộng thăm dò và khai thác tại các mỏ mới.
Hai bên đang phối hợp chặt chẽ triển khai dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I theo phương châm đáp ứng các yêu cầu bảo đảm an ninh, an toàn, hiệu quả cao nhất và tuân thủ đúng quy định pháp luật Việt Nam về đầu tư xây dựng.
Thủ tướng Liên bang Nga Dmitry Medvedev có chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Chuyến thăm quan trọng này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Việt -Nga lâu năm lên một tầm vóc mới.
Cùng đi với Thủ tướng Medvedev có Phó Thủ tướng-Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nga Prikhodko S.E, Phó Thủ tướng Chính phủ Nga-Đại diện toàn quyền của Tổng thống Nga tại Vùng Viễn Đông Trutnhev Y.P, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nga tại Việt Nam Vnukov K.V, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại Nga Manturov D.V, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Nga Novak A.V và nhiều quan chức cấp cao khác của Chính phủ Nga.
Đây là lần thứ ba ông Medvedev thăm chính thức Việt Nam. Lần thứ nhất vào năm 2010 trên cương vị Tổng thống Nga và lần thứ 2 vào năm 2012 trên cương vị Thủ tướng Nga.
Phương Nguyên (Tổng hợp)
Thủ tướng Medvedev: Việt Nam là ngoại lệ, là phương án đặc biệt
Trả lờiXóaTiếp nối sự hợp tác trong những năm tới, cho giai đoạn đến năm 2030, Nga sẽ mời Việt Nam tham gia hàng loạt dự án. Đó là thực tế rất hiếm có, là ngoại lệ, là phương án đặc biệt mà chúng tôi chuẩn bị dành cho đối tác Việt Nam của mình - Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev cho hay trước thềm chuyến thăm chính thức Việt nam từ ngày 5-7.4.
.....
http://hoidoanhnghiep.ru/tin-tuc/quan-he-viet-nga/20449-thu-tuong-medvedev-viet-nam-la-ngoai-le-la-phuong-an-dac-biet
Thủ tướng Nga: Sử dụng đồng nội tệ để thanh toán thương mại Việt-Nga
Trả lờiXóaThứ hai, 06 Tháng 4 2015 06:29
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết, Nga đang có ý tưởng thúc đẩy thành lập khu vực thương mại tự do giữa Liên minh kinh tế Á-Âu và Việt Nam.
....
http://hoidoanhnghiep.ru/tin-tuc/quan-he-viet-nga/20444-thu-tuong-nga-su-dung-dong-noi-te-de-thanh-toan-thuong-mai-viet-nga
Mét Vê Dép chỉ là ông bù nhìn giữ lúa cho ông Pu Tin hay ho gì mà bàn với luận!?
Trả lờiXóa"bù nhìn giữ lúa" hay đơn giản hơn là "người phát ngôn" cho Putin cũng được.
XóaChả sao cả.
Quan điểm của họ đều là quan điểm của NƯỚC NGA, của NHÂN DÂN NGA.
Vịnh Cam Ranh có tầm quan trọng chiến lược. Mỹ đã từng tuyên bố: Ai nắm được Cam Ranh, người đó nắm được Nam Thái Bình Dương. Việt Nam cần chủ động hơn trong việc sử dụng Cam Ranh, lấy đó làm bàn đạp thúc đẩy kinh tế, quân sự để đảm bảo an ninh chủ quyền lãnh thổ
Trả lờiXóaSo với TQ và Nga thì Mỹ tuổi gì. Vừa rồi VN phải viện trợ không hoàn lại 1 tỷ đô cho Mỹ PT dự án năng lượng sạch. Cai bon TB day chết chấp gì, xấu xa toàn diện. Đề nghị các ĐC phải tuyên truyền hơn nữa để ND thấy mà không cho con cái qua MỸ làm gì.
Trả lờiXóaLỖI SỢ HÃI CỦA CÁC ZẬN CHỦ KHI “ĐƯỢC TRIỆU TẬP”
Trả lờiXóaBạn Đường
Mấy ngày gần đây, các zân chủ được “triệu tập” lên CAQ Hoàn Kiếm với lý do “có mặt tại khu vực hồ Hoàn Kiếm sáng ngày 14/3/2015 và chứng kiến hành động, lời nói của số người mặc áo có dòng chữ DLV”. Sự việc trên đã khiến các zận chủ nhao nhác, ăn không ngon ngủ không yên. Số zận chủ được “triệu tập” lần này là Tường Thụy, Bích Phượng, Trương Dũng, Mai Thảo, Lê Hoàng, Mai Thanh, Hà Thanh, Chí Tuyến, Lan Lê.
Buồn cười là các zận chủ đùn đẩy nhau, chưa khảo đã xưng như việc “tự thanh minh” của em Lan Le (Lê Thị Phương Lan): “giấy triệu tập ah, giá như mình biết chút tí về nhóm người mặc áo DLV thì tốt, đằng này không biết gì cả….”, “8h30 tối lần 2 Triệu Tập ...sặc...mình còn ko theo từ đầu buổi ngày 14-3 . Sao cứ phải xoắn thế cơ chứ ....”, Lê Thị Phương Lan liên tục thanh minh về việc mình đến muộn và không chứng kiến sự việc từ đầu đến cuối để chứng minh mình không liên quan, để rồi sau này mụ già Bích Phượng chửi cho te tua vì cái tội “thanh minh thanh nga” như mình là người có tội ấy; bố già Tường Thụy thì “Tôi không có thói quen phụ thuộc vào ai, đặc biệt là nhà cầm quyền, nếu thấy rằng mình không có tội hay lỗi. Khi ấy tôi làm theo sự cân nhắc của mình. Ý kiến của tôi không nhằm vận động người khác. Mai tôi ở nhà ôm vợ”; Phượng lùn (Bích Phượng) làm hẳn bài “thư góp ý” hoanh tráng tới quận trưởng CAQ Hoàn Kiếm… cùng số lều dân chủ được triệu tập lần này thì đều tỏ ra vẻ nguy hiểm bằng những lý lẽ “cùn” nhưng vẫn không che dấu được sự lo sợ đằng sau. Cũng đúng thôi, lo sợ vì những hành động quậy phá, mượn danh yêu nước để chống đối chính quyền từ trước đến nay sẽ bị phơi bày.
Bằng chứng là việc trên những trang cá nhân, các lều zân chủ trên đưa ra đủ mọi lý lẽ, nào thì đòi hỏi giấy mời phải ghi rõ mời ông/bà/anh/chị trước tên người được mời, nào thì mời không đúng đối tượng, rồi thì “nhiều người cùng chứng kiến mà sao lại mời tôi”, “nếu đi thì chúng ta cùng đi cùng về”… tất cả những điều trên đã cho thấy có một sự sợ hãi không hề nhẹ đối với các zận chủ. Bình thường chém gió là thế, luôn tự cho mình là những người yêu nước, thường xuyên bị nhóm người mặc áo in hình DLV phá đám, nếu quả thật như vậy thì đây phải là cơ hội tốt để làm nhân chứng cho việc xử lý nhóm người mặc áo DLV thì lại lé tránh, lấy hết lý do này, lý do kia để không đến làm việc.
Trước búa dìu, gạch đá của dư luận, thì đến lần triệu tập thứ 3 sáng ngày 6/4/2015 cuối cùng cũng có vài zận chủ tới CAQ Hoàn Kiếm trình diện là Lê Hoàng, Lan Lê, Tuyến râu, Hà Thanh, Mai Thanh sau khi đã có sự chuẩn bị khá kĩ lưỡng, trước sự tư vấn của cả xóm zận và vài tay luật sư zởm. Nực cười là việc trước khi đi, các zận chủ trên không quên việc kêu gọi anh em cùng tới để “tiếp sức” cho tự tin khi tới làm việc với công an. Để rồi phải nhờ đến cả “cụ” Lê Hiền Đức đã mắt mờ chân chậm đi cùng để các con, cháu yên tâm hơn.
Các zận được triêu tập buồn thiu, vì bên ngoài khu vực CAQ Hoàn Kiếm, không khí èo uột của các lều dân chủ, chỉ lác đác vài tên như Lân Thắng, Mai Thảo, Hồng Phong, Hoàng Hà, Bạch Hồng Quyền bén mảng tới trước lời kêu gọi “yểm trợ” của số đến trình diện, không khí khác hoàn toàn so với sự hồ hởi, láo nhiệt của những lúc gọi nhau đi biểu tình hay tụ tập ăn uống nhậu nhẹt…
Thế mới thấy, nhìn bên ngoài là vậy nhưng thực chất đám zân chủ này cũng chỉ “có phúc cùng hưởng, còn có họa thằng nào thằng ấy chịu”và “thân ai người ấy lo” thôi. Đám Tường Thụy, Phương Bích, Mai Thảo, Trương Dũng (Dũng Cháng Xỹ) hoành tá tràng là vậy nhưng giờ thì cũng lặn mất hút luôn, giờ cũng chỉ dám ở nhà mà chém gió trên bàn phím mà thôi. Còn số zận chủ cũng “chót” có mặt tại khu vực bờ Hồ chứng kiến vụ 14/3 khác giờ cũng chỉ biết tự an ủi mình rằng “chắc họ chừa mình ra” trước khi bị công an sờ đến. Giờ hết tinh tướng nữa nhé các lều dân chủ!
Tại vì có một số nhân dân (theo nguồn tin đáng tin cậy thì là mấy trăm mạng) sau khi bị CA triệu tập, sau đó lấy xác đem về lo hậu sự nên những người tưởng niệm chiến sĩ hy sinh ở Gạc Ma lo sẽ có số phận như vậy thôi.
XóaÔ hô oan án mười năm
Ô hô sáu chú đồng tâm nhục hình
Ô hô pháp luật coi khinh
Cho nên CÔNG LÝ hiện hình xấu xa
Ô hô xứ sở nào (vậy) ta !!!!!!
THẾ ĐẤY
Theo lý thuyết địa chính trị của mathan biển đóng vai trò quan trọng trong địa chính trị của các quốc gia. Việt Nam với cảng biển Cam ranh có vai trò địa chính trj và kinh tế hết sức quan trọng. Việc hợp tác song phương Việt _ Nga như vậy là vô cùng cần thiết là hoan nghênh.
Trả lờiXóaThiết nghĩ chẳng cần quan tâm rằng Nga hay Mỹ nhiều hơn trong việc hợp tác sử dụng cảng Cam Ranh. Chỉ cần nước nào có thể đem lại lợi ích kinh tế, quân sự tốt nhất có thể cho Việt Nam là được
Trả lờiXóaMỗi một quốc gia ngoài các lợi ích chung thì còn có lợi ích của riêng mình. Trong đó lợi ích quốc gia phải luôn được đặt lên hàng đầu. Mỹ thì tất nhiên là muốn độc quyền hưởng lợi từ từ dần dần chiếm đóng và Nga vào cuộc thì buộc phải kiêng dè, còn VN tất nhiên là phải biết điều đó chứ.
Trả lờiXóa