Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Năm, 2 tháng 11, 2023

‘LỰC BẤT TÒNG TÂM’- DÙ CỐ HẾT SỨC CHÂU ÂU VẪN KHÔNG THỂ ĐÁP ỨNG NHU CẦU ĐẠN DƯỢC CHO UKRAINA!

 

Rất nhiều cơ quan báo chí ở phương Tây lên tiếng về tốc độ sản xuất đạn pháo của toàn bộ châu Âu không thể đáp ứng nổi đòi hỏi của Tổng hề Zelensky.

Trang web Defense Express chuyên về vũ khí vừa mới có bài với tiêu đề Європіпотрібно понад 14 років, щоб забезпечити річний запас боєприпасів з темпомстрільби у 20 тисяч в день – Dịch: Châu Âu cần hơn 14 năm để cung cấp nguồn cung cấp đạn dược hàng năm với tốc độ bắn 20 nghìn mỗi ngày.

Ảnh chụp màn hình tiêu đề bài trên Trang web Defense Express chuyên về vũ khí

Báo Do Rzeczy (Ba Lan) cũng vừa có bài với tiêu đề Raport: Europa nie jest w stanie sprostać potrzebom Ukrainy – Dịch: Báo cáo: Châu Âu không thể đáp ứng nhu cầu của Ukraine

Ảnh chụp màn hình tiêu đề bài trên báo Báo Do Rzeczy (Ba Lan)

Kết luận đáng lo ngại

Điều khiến các chuyên gia vũ khí châu Âu lo ngại nhất là nếu chiến tranh xảy ra ở trên lãnh thổ của bất kỳ thành viên NATO nào thì châu Âu mất khả năng ứng phó bởi các kho đạn dược ở tất cả quốc gia thành viên châu Âu đều đã trống trơn, tất cả đã chuyển sang Kiev. Tại các cơ sở sản xuất đạn dược thì làm ra đến đâu, cũng đã chuyển sang Kiev, thậm chí còn không đủ theo kế hoạch đã hứa!

Các nhà báo đã phân tích một báo cáo của công ty Nammo của Na Uy, một trong những nhà sản xuất đạn dược lớn nhất ở châu Âu, về tình hình của ngành công nghiệp quốc phòng trên toàn bộ châu Âu. Báo cáo này đã được công khai trên trang web chính thức của Quốc hội Na Uy tại link:

https://www.stortinget.no/no/Hva-skjer-pa-Stortinget/Horing/horingsinnspill/?dnid=36468&h=10004922

Người Na Uy ước tính rằng ngày nay toàn bộ châu Âu có thể sản xuất khoảng 500.000 viên đạn pháo mỗi năm. Trong khi đó, nhu cầu của Ukraine là khoảng 600.000 viên đạn mỗi tháng.

Điều này có nghĩa là châu Âu sẽ cần khoảng 14 năm với tốc độ sản xuất hiện tại để đáp ứng yêu cầu về đạn dược hàng năm của Lực lượng Vũ trang với tốc độ bắn 20.000 viên mỗi ngày. Nếu tốc độ bắn giảm xuống 10.000 viên đạn mỗi ngày (300.000 viên mỗi tháng), châu Âu sẽ có thể đáp ứng yêu cầu hàng năm của Lực lượng vũ trang Ukraine trong vòng 7 năm.

"Điều này là kết quả của tính toán rằng Châu Âu đã có tốc độ sản xuất đạn pháo ở mức 500.000 viên mỗi năm, mặc dù trên thực tế ngày nay, tình hình số lượng có thể tệ hơn một chút - chẳng hạn, người ta biết rằng vào tháng 2 năm 2023 ở Châu Âu." Tốc độ sản xuất là 300.000 quả đạn pháo mỗi năm nên khó có khả năng con số này sẽ tăng nhanh lên 500.000 quả như hiện nay”, Defense Express lưu ý.

Những vấn đề mới nảy sinh của phương Tây

Phương Tây có thể cung cấp vũ khí cho Ukraine và Israel cùng lúc hay không? Câu trả lời có thể biết ngay từ bây giờ: Ngành công nghiệp quốc phòng của các quốc gia thành viên NATO không có đủ nguồn dự trữ để ứng phó với những cuộc khủng hoảng như hiện nay.

Bởi vì ngay cấp chỉ 1 nơi là Ukraina còn không đủ thì nói chi Israel? Và điều này dựa trên giả định rằng ngày nay Châu Âu đã có tốc độ sản xuất 500.000 viên đạn pháo mỗi tháng, mặc dù trên thực tế, tình hình về mặt số lượng ngày nay có thể tồi tệ hơn một chút - ví dụ, người ta biết rằng vào tháng 2 năm 2023, Châu Âu đã có một tốc độ sản xuất 300.000 quả đạn pháo mỗi năm nên khó có khả năng ngày nay con số này có thể tăng mạnh lên 500.000.

Điều đáng nói ở đây là tính đến hôm nay, châu Âu vẫn chưa biết khi nào sẽ giao đủ 1 triệu quả đạn pháo cho Ukraine theo kế hoạch đã xác định từ đầu năm nay. Đến nay chỉ mới đạt 30% khối lượng dự kiến, tức là 300.000 quả đạn, được giao trong 7 tháng.

Trịnh Thanh Hà - Cộng tác viên Google.tienlang Tổng hợp, Dịch và Giới thiệu

Mời xem bài liên quan:

1. Nhắn cụ Biden: NÂNG CẤP THÌ NÂNG CẤP, NHƯNG VIỆT NAM LUÔN CẢNH GIÁC KHÔNG ĐỂ MỸ BIẾN HÀ NỘI THÀNH KIEV

2JOE BIDEN THĂM VIỆT NAM VÀ CÁI NGU, CÁI HÈN CỦA BÁO CHÍ VIỆT NAM 

3. Báo Sao và Sọc (Mỹ) cho biết: TÀU CHIẾN MỸ XÂM PHẠM VÙNG BIỂN CÔN ĐẢO CỦA VIỆT NAM 

4. CÓ PHẢI MỸ CÓ “LỢI ÍCH CỐT LÕI” Ở VÙNG BIỂN CÔN ĐẢO VÀ TRƯỜNG SA?

5. Tạp chí Focus (Đức): ‘PHÉP MÀU XANH KHÔNG XẢY RA, ĐỨC CÓ CHÍNH SÁCH NĂNG 

6. ĐUA NHAU MỜI PUTIN, VIỆT NAM, THÁI LAN VÀ TRIỀU TIÊN ĐÃ VỨT "LỆNH BẮT PUTIN" CỦA ICC VÀO SỌT RÁC

7. Tin vui sớm mai - GOOGLE.TIENLANG ‘TIÊN ĐOÁN’: NGƯỜI ĐẸP WAGENKNECHT SẼ TRỞ THÀNH THỦ TƯỚNG ĐỂ CỨU NƯỚC ĐỨC

8. Báo Mỹ: TIẾC CHO UKRAINA, VÌ THEO LỆNH CHỦ MỸ NÊN CON RỐI – PUPPET ZELENSKY ĐÃ ĐỂ VUỘT MẤT 3 CƠ HỘI HOÀ BÌNH

8. Video nóng của Thời báo Hindu (Ấn Độ): UKRAINA LÀ NGHĨA ĐỊA XE TĂNG HIỆN ĐẠI LEOPARD CỦA ĐỨC

9. Các chuyên gia: CĂNG MÌNH CHIẾN ĐẤU TRÊN 5 MẶT TRẬN, HOA KỲ SẼ KIỆT SỨC VÀ THẤT BẠI

10. ĐỀ THI MÔN LỊCH SỬ CỦA GOOGLE.TIENLANG CHO HỌC SINH THPT

11. Nóng trên báo Ba Lan: THẤT BẠI CỦA UKRAINA KÉO THEO SỰ SỤP ĐỔ CỦA NATO

12. Tạp chí TIME (Hoa Kỳ): ZELENSKY ĐANG LỪA DỐI CHÍNH MÌNH VỀ ‘CHIẾN THẮNG’ TRƯỚC NGA KHIẾN NGAY NHỮNG TUỲ TÙNG THÂN CẬN CŨNG CHẢ TIN!

13. Báo Le figaro (Pháp): NGOẠI GIAO PHÁP ĐANG TRONG TÌNH TRẠNG …‘CHẾT NÃO’!

14. Báo Ba Lan: CỨ ĐIỂM QUÂN SỰ AVDEEVKA BỊ NGA BAO VÂY, BƯỚC NGOẶT CUỘC CHIẾN UKRAINA ĐANG XẢY RA, TƯƠNG TỰ NHƯ DEBALTSEVO (Дебальцево) 2015

15. ‘LỰC BẤT TÒNG TÂM’- DÙ CỐ HẾT SỨC CHÂU ÂU VẪN KHÔNG THỂ ĐÁP ỨNG NHU CẦU ĐẠN DƯỢC CHO UKRAINA!

4 nhận xét:

  1. Đọc những bài gần đây v/v Ukraina thua, tôi đã định viết bình luận. Nhưng thật thú vị khi dịch giả Dương Thành đã viết đúng như ý tôi:
    Trích:
    "Theo 'thuyết âm mưu' của cơ quan tâm lý chiến Mỹ cùng phương Tây thì: "Nếu Ukraina thua thì tên 'Độc tài Putin" sẽ lấn tới, tấn công sang các quốc gia lân cận Phần Lan, Ba Lan, Thuỵ Điển, ba nước vùng Baltic..." Nhưng bây giờ, mọi chuyện đã rõ ràng: Ukraina đã thua nhưng sao tờ báo Ba Lan chẳng biết lo lắng mà, ngược lại, còn có vẻ hoan hỷ bình luận trong bài Báo Ba Lan: CỨ ĐIỂM QUÂN SỰ AVDEEVKA BỊ NGA BAO VÂY, BƯỚC NGOẶT CUỘC CHIẾN UKRAINA ĐANG XẢY RA, TƯƠNG TỰ NHƯ DEBALTSEVO (Дебальцево) 2015?
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2023/11/bao-ba-lan-cu-iem-quan-su-avdeevka-bi.html
    Người Phần Lan, Thuỵ Điển nghĩ gì về bài báo trên?

    Trả lờiXóa
  2. Châu Âu tìm ra 50 tỷ euro hỗ trợ Ukraina chứ không dành cho cư dân của châu lục
    04:04 02.11.2023

    MATXCƠVA (Sputnik) - Châu Âu kêu gọi các công dân của châu lục này thắt lưng buộc bụng, nhưng chính giới châu Âu sẵn sàng tìm ra 50 tỷ euro để ném vào "hố đen" Ukraina, ông Notis Marias cựu thành viên Nghị viện châu Âu, giáo sư của cơ cấu EU tại Đại học Crete, hiện đứng đầu đảng phi nghị viện "Hy Lạp - Một con đường khác" tuyên bố với Sputnik.
    "Tại Hội nghị thượng đỉnh EU mới đây, về cơ bản đã thông qua quyết định phân bổ tiền cho Kiev; việc còn lại là tìm ra số tiền đó... Có tiền, nhưng chỉ dành ủng hộ Ukraina, chứ không dành cho cư dân các nước châu Âu đang phải gánh chịu mức giá cao và nợ nần chồng chất. Và trong khi các nước Châu Âu kêu gọi công dân châu Âu thắt lưng buộc bụng, yêu cầu các Chính phủ khu vực đồng euro chấm dứt mọi hỗ trợ thu nhập theo chiều ngang thì giới thượng lưu châu Âu lại sẵn sàng tiến ra thị trường và vay 50 tỷ euro để ném vào "hố đen" Ukraina", - GS Notis Marias nói.

    "EC đề xuất tạo ra cơ chế tài chính mới, một công cụ mới, thậm chí còn được đặt cho cái tên hoa mỹ là "Hỗ trợ". Thực chất, chuyện ở đây nói về một Quỹ đặc biệt để phục hồi Ukraina. Một quyết nghị đặc biệt của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu về việc thành lập "Hỗ trợ dành cho Ukraina" đã được đưa ra biểu quyết và thông qua trong lần đọc đầu tiên tại cuộc họp của Nghị viện Châu Âu ngày 17 tháng 10 với 512 phiếu thuận, 45 phiếu chống và 63 phiếu trắng", - chuyên gia cho biết.

    "Quỹ Ukraina" là gì?
    "Các điều khoản đối với "Quỹ Ukraina" này quy định số tiền tài trợ là 50 tỷ euro. Số tiền này được EU cung cấp dưới dạng "hỗ trợ tài chính không hoàn lại", tức là dưới dạng khoản trợ cấp hoặc hình thức khoản vay có thời hạn 35 năm. Hơn nữa, khoản vay này được EU cung cấp với những điều kiện ưu đãi đặc biệt, bởi chi phí cho vay của Ukraina được trợ cấp bởi chính "Hỗ trợ dành cho Ukraina" cho đến ít nhất là năm 2027, còn kèm khả năng gia hạn hàng năm là trợ cấp cho vay theo yêu cầu của Ukraina", - GS Marias giải thích.

    Theo lời ông, EC đề xuất phân bổ 17 tỷ dưới dạng tài trợ và 33 tỷ dưới dạng cho vay.
    "Bây giờ các quốc gia thành viên được mời xây dựng quan điểm chung để tiếp tục quá trình lập pháp", - ông nói thêm.

    Trả lờiXóa
  3. Ông Nebenzya: Nga yêu cầu Mỹ dỡ bỏ ngay lệnh phong tỏa Cuba
    09:06 02.11.2023

    MOSKVA (Sputnik) - Nga yêu cầu dỡ bỏ ngay lập tức và vô điều kiện lệnh phong tỏa kinh tế, thương mại và tài chính của Mỹ đối với Cuba, ông Vasily Nebenzya, Đại diện thường trực LB Nga tại Liên Hợp Quốc tuyên bố tại kỳ họp của Đại hội đồng.
    Đại hội đồng LHQ trong những ngày này đang xem xét dự thảo nghị quyết hàng năm phản đối Mỹ phong tỏa kinh tế, thương mại và tài chính đối với Cuba.
    “Chúng tôi hy vọng rằng chính quyền và quốc hội Hoa Kỳ cuối cùng sẽ chú ý lắng nghe lời kêu gọi được thể hiện rất rõ ràng của tất cả mọi người và tiến tới dỡ bỏ lệnh cấm vận chống Cuba, cũng như đưa Cuba ra khỏi danh sách các nước tài trợ khủng bố mà không có điều kiện tiên quyết hay hành động xâm phạm chủ quyền quốc gia của nước này”, - ông Nebenzya nói.

    Theo ông, để khẳng định lập trường của mình, Liên bang Nga một lần nữa sẽ ủng hộ dự thảo nghị quyết một cách vô điều kiện.
    "Cùng với đại đa số các thành viên của cộng đồng thế giới, chúng tôi yêu cầu dỡ bỏ ngay lập tức và vô điều kiện lệnh phong tỏa kinh tế, thương mại và tài chính của Mỹ đối với Cuba. Chúng tôi đồng tình với các điều khoản trong dự thảo nghị quyết của Đại hội đồng do La Habana đưa ra", - Đại diện thường trực LB Nga nhấn mạnh.
    Như ông Nebenzya chỉ rõ, Moskva bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với việc Mỹ vi phạm trắng trợn các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc.
    “Hành động của Hoa Kỳ và các đồng minh nhằm áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương bất hợp pháp bỏ qua ý kiến của Hội đồng Bảo an LHQ mang tính chất thuộc địa kiểu mới một cách công khai và dựa trên những mưu toan có hệ thống nhằm truy bức và đàn áp các chế độ không vừa ý họ trên toàn thế giới”, - Đại diện thường trực của Nga lưu ý.

    Theo ông Nebenzya, lệnh cấm vận chống Cuba là một ví dụ điển hình về sức ép ngoại giao của Washington theo tinh thần “hồi sinh” Học thuyết Monroe của Mỹ, can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của một quốc gia có chủ quyền, thể hiện thái độ coi thường các giá trị nhân văn và nhân quyền.
    "Việc phong tỏa một quốc gia có chủ quyền khi quốc gia ấy không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào đối với Mỹ hoặc công dân Mỹ, việc áp đặt các quy định hạn chế thành tiêu chuẩn quan hệ giữa các quốc gia sẽ làm suy yếu nền tảng ổn định và phát triển trong khu vực cũng như toàn cầu. Về điều này ngày càng có nhiều tiếng nói vang dội hơn được các phái đoàn khác nêu lên, bao gồm cả các nước láng giềng của Cuba trong khu vực, những nước đang phải đối mặt với hậu quả “thứ cấp bậc hai và bậc ba” của các lệnh trừng phạt chống Cuba. Chúng tôi cho rằng Tổng thư ký Liên hợp quốc với trách nhiệm hỗ trợ cho việc thực hiện các quyết định của Đại hội đồng cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề này”, - ông Nebenzya nhấn mạnh.

    Ông cũng nói về những thiệt hại của nền kinh tế Cuba do lệnh cấm vận của Mỹ.
    “Các con số đã nói lên điều đó: theo phía Cuba, từ tháng 3/2022 đến tháng 2/2023 thiệt hại do lệnh cấm vận của Mỹ gây ra cho nước này đã lên tới hơn 4,8 tỷ USD – tức là hơn 405 triệu USD mỗi tháng. Tính đến tháng 10/2023 tổng số thiệt hại đối với nền kinh tế Cuba trong toàn bộ thời gian cấm vận từ trước tới nay lên tới 159 tỷ USD”, - Đại diện thường trực LB Nga lưu ý.

    Trả lờiXóa
  4. Ở Anh khám phá ra điều có thể hoàn toàn “kết liễu” Biden
    10:27 02.11.2023

    MOSKVA (Sputnik) - Với việc Hoa Kỳ hiện đang căng ra đến mức cực hạn do xung đột ở Ukraina và Trung Đông, có ý kiến lo ngại rằng khả năng xảy ra leo thang xung đột liên quan đến Đài Loan sẽ chấm dứt nhiệm kỳ tổng thống của ông Joe Biden, một bài báo trên tờ The Times của Anh nhận định.
    Như bài viết lưu ý, cuộc tấn công của Hamas vào Israel đã trở thành một “cái bẫy bắt gấu” đối với ngành ngoại giao Hoa Kỳ, trong khi logic quyết định giải tỏa khối tài sản trị giá 6 tỷ USD của Iran “vẫn khiến các đồng minh của Washington bối rối”.
    “Trong mắt các ông chủ Hamas, Tổng thống Mỹ chắc hẳn trông giống như một người hoàn toàn ngốc nghếch”, - bài báo viết.

    “Một phần” vấn đề đối với Hoa Kỳ là với tư cách là một siêu cường, nước này hiện đang hoạt động “ở mức cực hạn khả năng của mình”: tình hình toàn cầu trở nên phức tạp hơn nhiều và vai trò của Washington ngày càng bị thử thách, - tờ Times phân tích.
    Đồng thời, bên cạnh những động thái ngoại giao “bất ngờ” của đội ngũ kề cận Tổng thống có không ít những thao tác cho thấy thói hư vinh: chuyến thăm Israel vào giữa tháng 10 lẽ ra phải trở thành dấu hiệu thể hiện vai trò lãnh đạo của Mỹ, nhưng do xảy ra vụ tấn công vào một bệnh viện ở Dải Gaza nên cuộc họp thượng đỉnh với sự tham gia của ông Biden và các nhà lãnh đạo Jordan, Ai Cập và Chính quyền Palestine đã bị hủy bỏ.
    “Đột nhiên nước Mỹ lại thành ra hoàn toàn không cần thiết”, - tờ báo viết.
    Điều đó nói lên rằng những thách thức lớn nhất đối với ông Biden vẫn còn ở phía trước, và không rõ làm thế nào ông ta cải thiện được những kết quả không đồng nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của mình ở những tháng cuối cùng còn giữ cương vị này.
    “Có những lo ngại rằng bộ não của Biden sẽ tan chảy nếu xuất hiện một cuộc khủng hoảng quốc tế lớn thứ ba - trong trường hợp Trung Quốc cảm nhận thấy Mỹ bối rối và quyết định tấn công Đài Loan. Khi ấy sẽ có vô vàn khả năng để Mỹ phạm sai lầm”, - tờ Times nhận xét.

    Như tờ báo nhắc lại, ông Biden, người thường khoe khoang về kinh nghiệm của mình trong chính sách đối ngoại, đã chế giễu nỗ lực của cựu Tổng thống Donald Trump nhằm xoa dịu căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên và các nơi khác và từng hứa hẹn sẽ đưa Mỹ rút khỏi các cuộc chiến vô nghĩa ở Trung Đông và chấm dứt kỷ nguyên uy tín của Washington dần suy yếu.
    “Thay vào đó, các căn cứ quân sự Mỹ ở Syria và Iraq đang bị tấn công, còn bản thân ông ấy thì đang bước vào năm bầu cử, vậy mà chưa hết cuộc khủng hoảng này ông ấy đã vấp phải một cuộc khủng hoảng khác”, - tờ báo tóm lược.

    Trả lờiXóa