Thứ Năm, 31 tháng 8, 2023

CÓ PHẢI MỸ CÓ “LỢI ÍCH CỐT LÕI” Ở VÙNG BIỂN CÔN ĐẢO VÀ TRƯỜNG SA?

Bình minh trên Côn Đảo
""Mỹ có lợi ích cốt lõi ở biển Đông"
Câu này được học giả Mỹ, Báo Âu - Mỹ và những tay nhà báo An Nam đầu rỗng ẳng đến nứt địa cầu. Cái lý của những thực dân vốn dĩ rất vô lý nhưng những thằng Tây lông nó vẫn xướng đều đều bởi vì nó viết trên quan điểm lợi ích Mỹ, nực cười thay những anh da vàng mũi tẹt ăn thịt chó hút thuốc lào éo phải công dân Mỹ nhưng cứ đi PR quan điểm lợi ích Mỹ. Một đất nước ở cách biển đông nửa vòng trái đất mà đòi "lợi ích cốt lõi ở Biển đông" thì đéo khác chuyện "mặt trời không bao giờ lặn trên nước Anh" là mấy , cũng vô lý như thời Pháp thuộc học sinh An Nam lớp đồng ấu cứ phải đọc "tổ tiên chúng ta là người Gô- loa". Lợi ích của Mỹ ở biển Đông phải giống như lợi ích của bất kỳ nước nào có tàu bè qua lại ở Biển Đông, như vậy mới đúng, "cốt lõi" là cái dek gì? À , là những hòn đảo trong quần đảo Trường Sa mà "đồng minh" của Mỹ chiếm đóng. Những hòn đảo ấy do Mỹ bật đèn xanh, bảo kê "đồng minh" chiếm của một "đồng minh" khác là Việt Nam Cọng hành. Mồm thì bảo "có lợi ích cốt lõi ở Biển Đông" nhưng Mỹ lại không đủ sức bảo kê thằng em Philippin để thằng em bị TQ cướp đảo - bãi dễ ợt. Chỉ cần 20 tỷ USD thôi thì Hải Quân Philippin sẽ thành hổ báo ngay còn lâu TQ mới dám manh động nhưng Mỹ lại tiếc tiền các anh các chị ạ. Nước Mỹ từng làm người hùng "chống cộng, bảo vệ thế giới tự do" với cái giá vài trăm tỷ USD và hơn 50 ngàn mạng trong chiến tranh Việt Nam. Đấy , làm "hiệp sĩ cứu Đông Nam Á khỏi cộng sản" tốn vài trăm tỷ đô thì được , còn giữ "lợi ích cốt lõi " thì chục tỷ USD lại tiếc. Vô lý quá , thậm vô lý các anh các chị nhể! Mỹ bảo vệ "lợi ích cốt lõi" của mình ở Biển Đông kiểu gì để không mất tiền và không mất xương máu nhân dân Mỹ không những thế còn được hiện diện quân sự, dây máu ăn phần ở Trường Sa?" - Trích từ bài LẠI CHUYỆN CUỒNG MỸ

Kính mời những ai biết tiếng Anh, xin hãy đọc bản gốc bài trên báo Navy (Mỹ) với tiêu đề 7th Fleet Destroyer conducts Freedom of Navigation Operation in SouthChina Sea - Dịch: Tàu khu trục của Hạm đội 7 tiến hành Chiến dịch Tự do Hàng hải ở Biển Đông https://www.navy.mil/Press-Office/News-Stories/Article/2505124/7th-fleet-destroyer-conducts-freedom-of-navigation-operation-in-south-china-sea/

Trước khi đọc tiếp bài mới, kính mời mọi người đọc lại bài Báo Sao và Sọc (Mỹ) cho biết: TÀU CHIẾN MỸ XÂM PHẠM VÙNG BIỂN CÔN ĐẢO CỦA VIỆT NAM

Dưới đây, Google.tienlang xin dịch bài trên báo Navy (Mỹ)...

*****

7th Fleet Destroyer conducts Freedom of Navigation Operation in SouthChina Sea - Dịch: Tàu khu trục của Hạm đội 7 tiến hành Chiến dịch Tự do Hàng hải ở Biển Đông

Xem video clip: Tàu chiến Mỹ "diễu võ dương oai" ở Trường Sa để "thách thức Việt Nam

Ngày 17/2/2021 (giờ địa phương), tàu USS Russell (DDG 59) đã khẳng định các quyền và quyền tự do hàng hải tại quần đảo Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế.

BIỂN NAM TRUNG QUỐC – Ngày 17/2 (giờ địa phương), tàu USS Russell (DDG 59) đã khẳng định các quyền và quyền tự do hàng hải tại quần đảo Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế. Hoạt động tự do hàng hải (“FONOP”) này bảo vệ các quyền, quyền tự do và việc sử dụng hợp pháp biển được công nhận trong luật pháp quốc tế bằng cách thách thức các hạn chế bất hợp pháp đối với việc đi lại vô hại do Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan áp đặt.

Các yêu sách hàng hải bất hợp pháp và sâu rộng ở Biển Đông đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với tự do biển, bao gồm các quyền tự do hàng hải và hàng không, thương mại tự do và thương mại không bị cản trở, cũng như tự do về cơ hội kinh tế cho các quốc gia ven Biển Đông.

Hoa Kỳ thách thức các yêu sách hàng hải quá đáng trên khắp thế giới bất kể danh tính của bên yêu sách. Luật biển quốc tế được phản ánh trong Công ước Luật Biển năm 1982 quy định một số quyền, tự do và việc sử dụng biển hợp pháp khác cho tất cả các quốc gia. Cộng đồng quốc tế có vai trò lâu dài trong việc bảo vệ quyền tự do trên biển, điều này rất quan trọng đối với an ninh, ổn định và thịnh vượng toàn cầu. 

Tàu khu trục của Hạm đội 7 tiến hành Chiến dịch Tự do Hàng hải ở Biển Đông

Hoa Kỳ đề cao quyền tự do hàng hải như một nguyên tắc. Chừng nào một số quốc gia tiếp tục khẳng định các yêu sách hàng hải không phù hợp với luật pháp quốc tế như được phản ánh trong Công ước Luật Biển năm 1982 và nhằm mục đích hạn chế một cách bất hợp pháp các quyền và tự do được đảm bảo cho tất cả các quốc gia, thì Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bảo vệ các quyền đó. Không một thành viên nào của cộng đồng quốc tế phải bị đe dọa hoặc bị ép buộc phải từ bỏ các quyền và tự do của mình.

Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Malaysia, Brunei và Philippines mỗi nước đều tuyên bố chủ quyền đối với một số hoặc toàn bộ quần đảo Trường Sa. Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan yêu cầu phải có sự cho phép hoặc thông báo trước trước khi tàu quân sự nước ngoài tham gia “đi qua vô hại” qua lãnh hải. Theo luật pháp quốc tế được phản ánh trong Công ước Luật Biển, tàu thuyền của tất cả các quốc gia – bao gồm cả tàu chiến của họ – được hưởng quyền đi lại vô hại trong lãnh hải. Luật pháp quốc tế không cho phép việc đơn phương áp đặt bất kỳ yêu cầu ủy quyền hoặc thông báo trước nào đối với việc đi qua vô hại. Bằng cách thực hiện việc đi lại vô hại mà không đưa ra thông báo trước hoặc xin phép bất kỳ bên tranh chấp nào, Hoa Kỳ đã thách thức những hạn chế bất hợp pháp do Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam áp đặt. Hoa Kỳ đã chứng minh rằng việc đi lại vô hại có thể không bị hạn chế như vậy.

Các lực lượng của Hoa Kỳ hoạt động ở Biển Đông hàng ngày như họ đã làm trong hơn một thế kỷ qua. Họ thường xuyên hoạt động với sự phối hợp chặt chẽ với các đồng minh và đối tác có cùng chí hướng, những người có chung cam kết với chúng ta nhằm duy trì một trật tự quốc tế tự do và cởi mở nhằm thúc đẩy an ninh và thịnh vượng. Tất cả các hoạt động của chúng tôi đều được thiết kế để tiến hành một cách chuyên nghiệp và phù hợp với luật pháp quốc tế, đồng thời chứng minh rằng Hoa Kỳ sẽ bay, đi lại và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép – bất kể vị trí của các yêu sách hàng hải quá mức và bất kể các sự kiện hiện tại.

Bản tóm tắt các khẳng định về quyền tự do hàng hải của Hoa Kỳ được công bố công khai trong “Báo cáo về quyền tự do hàng hải của Bộ Quốc phòng” hàng năm. Các báo cáo trước đây có sẵn trực tuyến tại https://policy.defense.gov/OUSDP-Offices/FON/


**** Hết trích bài trên báo Navy (Mỹ) ******

Bổ sung 1: Trong bài trên của báo Navy (Mỹ) có đoạn: "Việt Nam ... tuyên bố chủ quyền đối với một số hoặc toàn bộ quần đảo Trường Sa. Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan yêu cầu phải có sự cho phép hoặc thông báo trước trước khi tàu quân sự nước ngoài tham gia “đi qua vô hại” qua lãnh hải. Theo luật pháp quốc tế được phản ánh trong Công ước Luật Biển, tàu thuyền của tất cả các quốc gia – bao gồm cả tàu chiến của họ – được hưởng quyền đi lại vô hại trong lãnh hải. Luật pháp quốc tế không cho phép việc đơn phương áp đặt bất kỳ yêu cầu ủy quyền hoặc thông báo trước nào đối với việc đi qua vô hại."
Quan điểm trên của Mỹ là không đúng với  CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN 1982
ĐIỀU 21. Các luật và quy định của quốc gia ven biển liên quan đến việc đi qua không gây hại
1. Quốc gia ven biển có thể định ra, phù hợp với các quy định của Công ước và các quy tắc khác của pháp luật quốc tế, các luật và quy định liên quan đến việc đi qua không gây hại ở trong lãnh hải của mình về các vấn đề sau đây:
a) An toàn hàng hải và điều phối giao thông đường biển;
b) Bảo vệ các thiết bị và các hệ thống bảo đảm hàng hải và các thiết bị hay công trình khác;
c) Bảo vệ các đường giây cáp và ống dẫn;
d) Bảo tồn tài nguyên sinh vật biển;
e) Ngăn ngừa những sự vi phạm các luật và quy định của quốc gia ven biển liên quan đến việc đánh bắt;
f) Gìn giữ môi trường của quốc gia ven biển và ngăn ngừa, hạn chế, chế ngự ô nhiễm môi trường;
g) Nghiên cứu khoa học biển và đo đạc thủy văn;
h) Ngăn ngừa những sự vi phạm các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư của quốc gia ven biển
Do vậy, Điều Điều 12. Chế độ pháp lý của lãnh hải LUẬT BIỂN VIỆT NAM 2012 có quy định ở điểm 2: 
2. Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam. Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Nhà báo Nguyễn Đình Quân của báo Tiền Phong đã bất ngờ ra đi sáng 6/9/2017. Sinh thời, Nhà báo Nguyễn Đình Quân được đồng nghiệp và cộng đồng mạng đánh giá là “cuốn từ điển sống” về biển đảo của Tổ quốc (Xem bài TÂM NGUYỆN CUỐI CÙNG CỦA NHÀ BÁO NGUYỄN ĐÌNH QUÂN GỬI ĐẾN NHỮNG NGƯỜI VIẾT SỬ ). Trước khi ra đi, Nhà báo Nguyễn Đình Quân đã kịp để lại cho đời một Kho tư liệu sống động tại blog của ông, đó là blog Thiềm Thừ. Nhân dịp này, Google.tienlang xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết của Cố Nhà báo Nguyễn Đình Quân vào ngày 14 THÁNG 7/ 2016, chỉ hai ngày sau khi PCA đưa ra phán quyết.
 ********

PHÁN QUYẾT CỦA PCA VÀ HỆ LỤY VỚI VIỆT NAM
Lợi rõ ràng: Tòa Trọng tài (PCA) tuyên bố "đường chín đoạn" của Trung Quốc là không có cơ sở pháp lý, đồng thời Trung Quốc "không có chủ quyền lịch sử" tại Biển Đông.
Chỉ có vậy!
Nhà báo Nguyễn Đình Quân trong một chuyến công tác ra Trường Sa
Phán quyết về những nội dung khác, dù bất lợi cho Trung Quốc nhưng không hẳn có lợi cho Việt Nam, có nội dung hoàn toàn bất lợi cho Việt Nam. Một số nội dung phán quyết cũng không hoàn toàn có lợi cho Philippines.  
Đối với 7 đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở Trường Sa, PCA tuyên rằng Gạc Ma, Châu Viên, Chữ Thập và Gaven là các cấu trúc nổi trên mặt nước vào lúc thủy triều lên cao (đá), có lãnh hải 12 hải lý, còn Xu Bi, Tư Nghĩa, Vành Khăn là các cấu trúc chìm khi thủy triều lên (bãi, không có 12 hải lý lãnh hải, chỉ có 500m vùng an toàn. Việc PCA tuyên rằng 7 đảo nhân tạo này không có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ) và thềm lục địa không có nhiều ý nghĩa, vì đó là điều hiển nhiên, chiếu theo Công ước quốc tế về luật biển (Công ước). Tuy nhiên, phán quyết rằng một số trong các thực thể địa lý này là bãi lúc nổi lúc chìm sẽ phương hại đến đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam đối với chúng, ảnh hưởng cả đến một số thực thể Việt Nam đang đóng giữ như đá Tốc Tan, đá Núi Le, đá Tiên Nữ (sẽ phân tích sau). Tất cả các thực thể này nằm trong khoảng cách 200 hải lý, tính từ đường cơ sở của Philippines. 
Theo PCA, Trung Quốc đã: Can thiệp vào việc thăm dò dầu khí của Philippines tại Bãi Cỏ Rong; Chủ ý cấm các tàu Philippines đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines tại bãi Vành Khăn và bãi Cỏ Mây, bảo vệ cho và không ngăn ngừa ngư dân Trung Quốc đánh bắt cá tại các nơi này; Xây dựng các công trình và đảo nhân tạo tại Vành Khăn mà không được sự đồng ý của Philippines. Do vậy PCA kết luận rằng Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước này. Kết luận này trái với tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
PCA kết luận rằng, tất cả các cấu trúc nổi tại Trường Sa (Ba Bình, Thị Tứ, Bến Lạc, Trường Sa, Song Tử Đông, Song Tử Tây…) đều là “đảo đá” về mặt pháp lý và không tạo ra EEZ hoặc thềm lục địa. Phán quyết này có phần không lợi cho Việt Nam, trong trường hợp Việt Nam đòi hỏi các đảo Việt Nam đang đóng giữ như Trường Sa, Song Tử Tây, Sinh Tồn… phải có EEZ. Nhưng đồng thời, Trung Quốc (và Đài Loan Trung Quốc) cũng không thể dùng 200 hải lý EEZ quanh đảo Ba Bình mà họ cho là có chủ quyền để tạo nên vùng tranh chấp với EEZ và thềm lục địa tính từ đường cơ sở bờ biển Việt Nam nữa. Các vùng biển tranh chấp bị thu hẹp về phạm vi 12 hải lý quanh mỗi đảo đá tại Trường Sa. 
Có một phán quyết không hoàn toàn có lợi cho Philippines, đó là: “Tòa Trọng tài cũng kết luận rằng Công ước không quy định việc một nhóm các đảo như quần đảo Trường Sa sẽ có các vùng biển với tư cách là một thực thể thống nhất”Tuy nhiều phán quyết của PCA gián tiếp đưa đến suy luận rằng phần lớn khu vực quần đảo Trường Sa nằm trong phạm vi EEZ của Philippines, có lợi cho Philippines, nhưng phán quyết nói trên của PCA khiến Philippines không thể quy gần như toàn bộ quần đảo Trường Sa thành một thể thống nhất mà họ gọi là Nhóm đảo Kalayaan, chỉ có thể đòi chủ quyền đối với từng thực thể địa lý ở đây.
Bản đồ tranh chấp tại khu vực quần đảo Trường Sa (8 điểm đỏ góc dưới bên trái ảnh là khu vực thềm lục địa Việt Nam, có các Nhà giàn DK1 trên các bãi cạn Phúc Tần, Huyền Trân, Tư Chính..., hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam)
Cùng với việc đánh giá các phán quyết của PCA, cần quan tâm đến các lập luận của PCA để dẫn đến các phán quyết ấy.
Khi xem xét hồ sơ lịch sử để xác định Trung Quốc có quyền lịch sử đối với tài nguyên ở Biển Đông trước khi Công ước có hiệu lực hay không, PCA  lưu ý rằng có chứng cứ cho thấy người đi biển và ngư dân của Trung Quốc, cũng như của các nước khác, trong lịch sử đã sử dụng các đảo ở Biển Đông. Tuy nhiên, Tòa quyết định là trước khi có Công ước, các vùng biển ở Biển Đông bên ngoài vùng lãnh hải về pháp lý đều là một phần của vùng biển quốc tế, tại đó tàu thuyền của bất kỳ quốc gia nào đều có thể qua lại và đánh cá một cách tự do. Vì vậy, Tòa đã kết luận rằng việc Trung Quốc qua lại và đánh cá trong lịch sử ở vùng biển của Biển Đông đã thể hiện các quyền tự do trên biển cả, thay vì một quyền lịch sử, và rằng không có chứng cứ nào cho thấy rằng trong lịch sử Trung Quốc đã một mình thực hiện việc kiểm soát các vùng biển ở Biển Đông hay ngăn cản các quốc gia khác khai thác những tài nguyên của mình. PCA có lập luận như vậy khi xem xét các hồ sơ của Việt Nam?
Theo Điều 121 của Công ước, các đảo đá không thích hợp cho con người đến ở hoặc không có đời sống kinh tế riêng sẽ không có vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và có thềm lục địa. PCA giải thích Điều 121 và kết luận rằng các quyền có vùng biển của một cấu trúc phụ thuộc vào: Năng lực khách quan của cấu trúc; Trong điều kiện tự nhiên, nó có thể duy trì một cộng đồng dân cư ổn định hoặc hoạt động kinh tế mà không phụ thuộc vào tài nguyên bên ngoài, và cũng không thuần túy mang tính chất khai thác. PCA thấy rằng nhiều cấu trúc tại Trường Sa hiện đang được một hoặc nhiều quốc gia kiểm soát và họ đã xây dựng các cấu trúc và duy trì nhân lực tại chỗ. PCA kết luận rằng việc hiện diện của các nhân viên công quyền trên nhiều cấu trúc không chứng minh được khả năng của các cấu trúc này, trong điều kiện tự nhiên, để duy trì cộng đồng cư dân ổn định và cho rằng các bằng chứng lịch sử về việc định cư hoặc đời sống kinh tế có ý nghĩa hơn đối với năng lực khách quan của các cấu trúc. Qua đánh giá hồ sơ lịch sử, PCA thấy rằng các đảo Trường Sa trong lịch sử từng được các nhóm nhỏ ngư dân từ nhiều nước sử dụng, một số công ty khai thác phân chim và đánh cá của Nhật đã có hoạt động tại đây vào những năm 1920 và 1930. PCA kết luận rằng, việc sử dụng tạm thời các cấu trúc của ngư dân không dẫn đến việc cư ngụ của một cộng đồng ổn định và tất cả các hoạt động kinh tế trong lịch sử đều chỉ có tính chất khai thác. Theo đó, PCA kết luận rằng tất các cấu trúc nổi tại quần đảo Trường Sa đều là “đảo đá” về mặt pháp lý và không tạo ra vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa. Việt Nam cần nghiên cứu kỹ lập luận này của PCA, trong hành trình đòi công nhận chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.
Xem xét quyền đánh cá truyền thống tại bãi Scarborough, PCA kết luận rằng ngư dân từ Philippines, cũng như Trung Quốc và các nước khác, đã đánh cá tại bãi Scarborough từ lâu và có quyền đánh cá truyền thống tại khu vực này. Do bãi cạn Scarborough nổi trên mặt nước lúc thủy triều lên, cấu trúc này có quyền có lãnh hải, vùng nước xung quanh cấu trúc này không tạo thành vùng đặc quyền kinh tế và quyền đánh cá truyền thống không bị mất đi do Công ước. Tòa xác định rằng Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ tôn trọng quyền đánh cá truyền thống của ngư dân Philippines khi ngăn chặn tiếp cận bãi cạn Scarborough sau tháng 5 năm 2012. Tuy nhiên, Tòa Trọng tài thấy rằng Tòa cũng sẽ có kết luận tương tự đối với quyền đánh cá truyền thống của ngư dân Trung Quốc nếu Philippines có hành động ngăn cản việc đánh cá của công dân Trung Quốc tại bãi Scarborough. Với phán quyết trên của PCA, Trung Quốc có cớ lưu đội tàu tại Scarborough và nhiều bãi đá khác tại quần đảo Trường Sa, tiền đề để không chế, kiểm soát những bãi đá đó.
Bãi Scarborough nằm ngoài khu vực chồng lấn ở quần đảo Trường Sa
PCA đã khẳng định, “Toà không phán quyết các vấn đề nào liên quan đến chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ đất liền và không tiến hành phân định bất kỳ một ranh giới trên biển nào giữa các bên của vụ kiện”. Phán quyết ngày 12/7/2016 của PCA chưa giải quyết được những mâu thuẫn, tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Việc Trung Quốc không tham gia vụ kiện, phản bác toàn bộ phán quyết của PCA cho thấy vũ khí pháp lý có tác dụng không nhiều trong việc bảo vệ chủ quyền của các quốc gia. Như facebooker Tâm Minh Nguyễn nói, giá trị cao nhất của một phán quyết của PCA chỉ là làm mất uy tín của một quốc gia đã vi phạm chính những điều ước quốc tế mà họ ký kết, tạo dư luận đồng thuận của quốc tế đối với quốc gia bị xâm phạm chủ quyền biển đảo.

Luật gia Lê Thanh - Cộng tác viên Google.tienlang Dịch và Giới thiệu

Kính mời xem các bài liên quan

9 nhận xét:

  1. Польские репортеры нашли «странности» в облете грозового фронта лайнером с российскими туристами над Польшей- Phóng viên Ba Lan phát hiện “điều kỳ lạ” trên máy bay chở du khách Nga bay qua vùng giông bão ở Ba Lan
    Hôm nay, 10:25
    https://topwar.ru/225017-polskie-reportery-nashli-strannosti-v-oblete-grozovogo-fronta-lajnerom-s-rossijskimi-turistami-nad-polshej.html

    Đường bay của một chiếc máy bay Thổ Nhĩ Kỳ của hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ, hãng trước đó đã thực hiện cơ động trên bầu trời Ba Lan, bay qua Warsaw, đã thu hút sự chú ý của báo chí Ba Lan. Đài phát thanh ZET đưa tin về chuyến bay của tàu.


    Vào ngày 29 tháng 8, một chiếc máy bay chở khách du lịch Nga được cho là đã bay theo một lộ trình không điển hình. Nó đang bay từ Bodrum đến Moscow, nhưng vì lý do nào đó, nó lại quay vòng giữa Lublin và Zamosc, sau đó bay về phía Rzeszow và Krakow, rồi bay qua Warsaw về phía Moscow.

    Lý do cho sự thay đổi tuyến đường này là do mặt trận giông bão. Nhưng không hiểu vì lý do gì mà truyền thông Ba Lan lại cho rằng chiếc máy bay đã bay trên một “đường bay kỳ lạ” mà không nêu rõ điểm kỳ lạ của nó là gì.

    Tại sao máy bay chở người Nga vẫn bay qua Ba Lan? Máy bay Thổ Nhĩ Kỳ không bị cấm bay qua lãnh thổ Liên minh châu Âu nên có mặt trên bầu trời Ba Lan

    - đài phát thanh Ba Lan đưa tin.

    Rất có thể, sự “kỳ lạ” của chuyến bay của chiếc máy bay này là do nó đang bay qua Ba Lan. Một trong những quốc gia chống Nga nhất ở châu Âu có thể coi chuyến bay như vậy có phần "xúc phạm" bản thân, mặc dù chính đài phát thanh Ba Lan nhấn mạnh rằng các máy bay chở khách từ Thổ Nhĩ Kỳ không gặp trở ngại nào khi bay qua đất nước. Nhân tiện, Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên của Liên minh Bắc Đại Tây Dương và dường như không có bất kỳ vấn đề gì trong quan hệ với Ba Lan, đồng thời nước này cũng tham gia hỗ trợ chế độ Ukraine.

    Trả lờiXóa
  2. Украинский депутат: На пост главы Минобороны Украины могут назначить нынешнего руководителя Фонда госимущества - Nghị sĩ Ukraine: Người đứng đầu Quỹ Tài sản Nhà nước hiện tại có thể được bổ nhiệm vào chức vụ người đứng đầu Bộ Quốc phòng Ukraine
    Hôm nay, 10:11
    https://topwar.ru/225014-ukrainskij-deputat-na-post-glavy-minoborony-mogut-naznachit-nyneshnego-rukovoditelja-fonda-gosimuschestva.html

    Rustem Umerov, người đứng đầu hiện tại của Quỹ Tài sản Nhà nước, có thể được bổ nhiệm vào vị trí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine. Điều này được đại biểu quốc hội Ukraine Yaroslav Zheleznyak công bố, trích dẫn các nguồn tin trong chính phủ.


    Nghị sĩ đề nghị rằng người đứng đầu Bộ Quốc phòng Ukraine hiện tại, Oleksiy Reznikov, sẽ sớm bị cách chức và nếu không có bê bối cấp cao, ông sẽ trở thành đại sứ Ukraine tại Anh.

    Theo Zheleznyak, người đứng đầu hiện tại của Quỹ tài sản nhà nước Rustem Umerov sẽ được bổ nhiệm vào chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine. Hiện chưa rõ ai sẽ đến thay thế Umerov trong bộ phận của ông.

    Nghị sĩ Ukraine cũng nói thêm rằng, theo thông tin ông có được, đại sứ quán các nước phương Tây đã báo cáo về những cáo buộc thay đổi nhân sự. Theo Zheleznyak, một bộ trưởng quốc phòng mới có thể được bổ nhiệm sớm nhất là vào đầu tháng 9.

    Trước đó, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Ukraine hiện nay, Oleksiy Reznikov, cho biết ông vẫn chưa thảo luận về khả năng từ chức của ông với người đứng đầu chế độ Kyiv, Volodymyr Zelensky.

    Vị trí người đứng đầu Bộ Quốc phòng là một trong những vị trí quan trọng ở Ukraine, vì nó giúp quản lý các khoản vay và mua sắm quân sự trị giá hàng tỷ đô la của phương Tây, đồng thời không quên làm giàu cho bản thân. Reznikov không liên quan gì đến quân đội hay các vấn đề quân sự nói chung - trước khi được bổ nhiệm vào chức vụ người đứng đầu Bộ Quốc phòng, ông là một trong những luật sư của đầu sỏ Ukraine Rinat Akhmetov.

    Trả lờiXóa
  3. Председатель КНР вслед за президентом России отказался ехать на саммит «Большой двадцатки» в Индию - Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đi theo Tổng thống Nga từ chối dự hội nghị thượng đỉnh G20 ở Ấn Độ
    Hôm nay, 09:53
    https://topwar.ru/225015-predsedatel-knr-vsled-za-prezidentom-rossii-otkazalsja-ehat-na-sammit-bolshoj-dvadcatki-v-indiju.html

    Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình sẽ không tới New Delhi dự hội nghị thượng đỉnh G20 (Nhóm 20). Điều này đã được hãng tin Reuters đưa tin.


    Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin quyết định không tới Ấn Độ dự hội nghị thượng đỉnh G20. Thay vì Tập Cận Bình, người đứng đầu chính phủ Trung Quốc Li Qiang sẽ tới Ấn Độ. Đáng chú ý là Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh.

    Về phía Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky, vẫn chưa rõ liệu ông có tham dự hội nghị thượng đỉnh hay không. Gần đây, đại diện phương Tây muốn mời nhà lãnh đạo Ukraine tới hầu hết các sự kiện quốc tế.

    Ngoài các nước thành viên G20, cho đến nay, lãnh đạo của 9 quốc gia nữa đã chính thức được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh ở Ấn Độ. Chúng bao gồm Tây Ban Nha, Hà Lan, Nigeria, Ai Cập, Bangladesh, UAE, Oman, Singapore và Mauritius. Điều giải thích cho việc lựa chọn nguyên thủ quốc gia này vẫn chưa rõ ràng lắm, bởi Bangladesh hay Mauritius khó có thể được coi là những quốc gia có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính trị hay nền kinh tế thế giới.

    Vào tháng 11 năm 2022, hội nghị thượng đỉnh G20 được tổ chức tại Indonesia, trên đảo Bali. Tập Cận Bình đã ở đó và có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden.

    Lý do Tập Cận Bình không dự hội nghị thượng đỉnh G20 vẫn chưa được đưa tin. Nhưng điều này có thể là do mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đang xấu đi.

    Trả lờiXóa
  4. Опубликовано последнее обращение куратора ЧВК «Вагнер» Евгения Пригожина, в котором он с иронией говорит о своей возможной ликвидации - Lời kêu gọi mới nhất từ ​​​​người phụ trách Wagner PMC, Yevgeny Prigozhin, đã được xuất bản, trong đó ông nói một cách mỉa mai về khả năng bị thanh lý của mình.
    Hôm nay, 08:29
    https://topwar.ru/225006-opublikovano-poslednee-obraschenie-kuratora-chvk-vagner-evgenija-prigozhina-v-kotorom-on-s-ironiej-govorit-o-svoej-vozmozhnoj-likvidacii.html


    Tin nhắn video mới nhất của người phụ trách Wagner PMC, Yevgeny Prigozhin, được ghi lại trong chuyến đi tới Châu Phi vào ngày 19-20 tháng 8 năm 2023, đã được đăng trên Internet.

    Theo nghĩa đen, ba hoặc bốn ngày sau, Prigozhin sẽ chết do vụ tai nạn máy bay xảy ra vào ngày 23 tháng 8 ở vùng Tver. Ở đó, chúng tôi nhớ lại, chiếc máy bay phản lực kinh doanh Embraer Legacy 600 đã bị rơi, trong đó, ngoài Prigozhin và phi hành đoàn, còn có các nhân viên bảo vệ và hai lãnh đạo khác của Wagner PMC - Dmitry Utkin, người chịu trách nhiệm về đơn vị chiến đấu và Valery. Chekalov, người chịu trách nhiệm hậu cần.

    Trong video được xuất bản, Yevgeny Prigozhin nói với những người hâm mộ về “khả năng thanh lý, thu nhập, cuộc sống thân mật” rằng mọi thứ đều ổn với anh ấy. Anh ấy đang ở Châu Phi và dành những ngày cuối tuần ở đó.
    Vì vậy, người phụ trách Wagner PMC đã nói khá mỉa mai về khả năng thanh lý của anh ta. Nhưng nếu anh ấy đã bắt đầu nói về nó, điều đó có nghĩa là anh ấy đã thỉnh thoảng nghĩ về một viễn cảnh như vậy. Chúng ta hãy nhớ lại rằng khả năng Prigozhin bị tiêu diệt thông qua một cuộc tấn công khủng bố hiện là một trong những phiên bản chính thức của những gì đã xảy ra đang được cơ quan điều tra xem xét.

    Yevgeny Prigozhin có nhiều kẻ thù, trước hết, tất nhiên, đó là chế độ Kiev, cũng như các cơ quan tình báo của Pháp và các quốc gia phương Tây khác, những lợi ích của họ - kinh tế và chính trị - bị tổn hại trực tiếp bởi hoạt động của doanh nhân và công ty quân sự tư nhân mà ông giám sát ở lục địa Châu Phi.

    Trả lờiXóa
  5. Новые власти Нигера потребовали от Франции вывода военного контингента до 3 сентября - Chính quyền mới của Niger yêu cầu Pháp rút quân trước ngày 3 tháng 9
    Hôm nay, 07:18
    https://topwar.ru/225002-novye-vlasti-nigera-potrebovali-ot-francii-vyvoda-voennogo-kontingenta-do-3-sentjabrja.html


    Tại thủ đô Niamey của Niger, một yêu cầu cụ thể đã được đưa ra chống lại sự chỉ huy của đội quân Pháp có mặt tại nước này. Nó bao gồm việc quân đội Pháp (và số lượng nhân viên quân đội Pháp ở nước này lên tới 700 người) rời Niger trước ngày 3 tháng 9.


    Yêu cầu đối với đại sứ Pháp cũng đã được xác nhận - rời khỏi tòa nhà đại sứ quán và rời đi Paris.

    Hãy nhớ lại rằng trước đó chính quyền Pháp đã từ chối triệu hồi đại sứ của họ, nói rằng họ "không công nhận cuộc đảo chính quân sự ở Niger" và "Tổng thống hợp pháp Bazum và Bộ Ngoại giao hợp pháp của Niger đã không tuyên bố đại sứ là người không được chào đón."

    Theo truyền thông địa phương, nếu đại sứ Pháp tiếp tục ở lại Niamey, công việc của ông sẽ bị đình trệ. Ngoài ra, quân đội Nigeria sẽ phong tỏa các căn cứ quân sự mà quân đội Pháp đóng trên lãnh thổ nếu họ không rời khỏi đất nước trước thời hạn.

    Trong tình hình như vậy, Paris phải đối mặt với một lựa chọn khó khăn: hoặc rời khỏi một quốc gia châu Phi khác mà họ đã kiểm soát trong nhiều năm, hoặc bắt đầu cuộc chiến chống lại Niger, điều này cũng khó có thể tạo thêm điểm chính trị cho Tổng thống Macron.

    Trong khi đó, dịch vụ báo chí của Điện Elysee cho biết nếu đại sứ Pháp “không được quân nổi dậy cho phép làm việc và nếu quân đội Pháp ở Niger gặp khó khăn thì nước này có thể coi đây là một lời tuyên chiến”.

    Trả lờiXóa
  6. Власти Алжира предложили план урегулирования политического кризиса в Нигере и заявили о недопустимости развязывания войны - Chính quyền Algeria đề xuất kế hoạch giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở Niger và tuyên bố không thể chấp nhận việc bắt đầu chiến tranh
    Hôm nay, 07:06
    https://topwar.ru/224940-vlasti-alzhira-predlozhili-plan-uregulirovanija-politicheskogo-krizisa-v-nigere.html

    Tổng thống Algeria Abdelmadjid Tebboune đã đưa ra đề xuất liên quan đến sáng kiến ​​​​nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị ở Niger. Điều này được nêu trong cuộc họp báo của Ngoại trưởng Ahmed Attaf.


    Như người đứng đầu Bộ Ngoại giao Algeria đã làm rõ, kế hoạch này, do tổng thống lên tiếng, nhằm mục đích giải quyết xung đột một cách hòa bình, bỏ qua bất kỳ sự can thiệp quân sự nào vào nước cộng hòa Tây Phi. Điều này đòi hỏi phải tạo ra những cơ chế chính trị nhất định.

    Đồng thời, Attaf tiếp tục, cần tăng cường nguyên tắc bất hợp pháp trong việc sửa đổi hiến pháp. Trong số các biện pháp khác, người ta cũng đề xuất đưa ra một giai đoạn chuyển tiếp trong thời gian 6 tháng, để trong thời gian này sẽ đưa ra quyết định nhằm củng cố việc quay trở lại hệ thống hiến pháp ở Niger dựa trên các nguyên tắc dân chủ.

    Điều đáng chú ý là tuần trước Bộ trưởng Ngoại giao Algeria đã có chuyến thăm 3 nước thành viên ECOWAS từ ngày 23 đến 26/8. Chúng ta đang nói về Nigeria, Benin và Ghana. Trong cuộc gặp, nhà ngoại giao đã thảo luận về tình hình xung quanh cuộc khủng hoảng ở nước láng giềng. Nhân tiện, để tiến hành thảo luận về vấn đề này, người đứng đầu Nội các Niger đã gặp phái đoàn Algeria do Tổng thư ký Bộ Ngoại giao Algeria Lunes Makramane dẫn đầu. Không có chi tiết nào về cuộc đàm phán được công bố ở giai đoạn này.

    Chúng ta hãy nhớ lại rằng sau kết quả đàm phán trong chuyến thăm của phái đoàn ECOWAS tới Niger vào ngày 19 tháng 8, các bên đã không đạt được bất kỳ sự đồng thuận nào về vấn đề này.

    Luận điểm chính của tổng thống Algeria là không thể chấp nhận việc bắt đầu cuộc chiến chống lại Niger và sử dụng tối đa các biện pháp ngoại giao.

    Trả lờiXóa
  7. Российские войска ночными ударами уничтожили пункты дислокации личного состава и склады боеприпасов в Славянске и Покровске - Quân đội Nga phá hủy các điểm triển khai nhân sự và kho đạn dược ở Slavyansk và Pokrovsk trong các cuộc tấn công ban đêm
    Hôm nay, 06:53
    https://topwar.ru/225001-rossijskie-vojska-nochnymi-udarami-unichtozhili-punkty-dislokacii-lichnogo-sostava-i-sklady-boepripasov-v-slavjanske-i-pokrovske.html

    Vào ban đêm, quân đội Nga tiến hành các cuộc tấn công vào các điểm triển khai quân địch ở khu vực bị chiếm đóng của CHDCND Donetsk. Được biết, các mục tiêu đã bị tấn công ở Pokrovsk (trước đây là Krasnoarmeysk, được chế độ Kyiv đổi tên vào năm 2016) và Slavyansk.

    Theo thông tin mới nhất, tại Pokrovsk, do cuộc tấn công, một lô hàng vũ khí cũng đã bị phá hủy, đã đến thành phố và một phần trong số đó Lực lượng vũ trang Ukraine chuyển đến gần Avdievka, nơi giao tranh vẫn tiếp tục. .

    Do bị bắn trúng một trong các vật thể ở Slavyansk, một vụ nổ đã xảy ra, điều này khẳng định kho đạn đã bị phá hủy. Theo một số báo cáo, đạn dược được cất giữ trong nhà kho tại một trong những doanh nghiệp của thành phố.

    Các cuộc tấn công được thực hiện vào các vị trí và kho chứa vũ khívà đạn dược ở vùng Kharkov. Kết quả của cuộc tấn công là các vị trí của các đơn vị dự bị của lực lượng vũ trang Ukraine đang lên kế hoạch tăng cường tuyến phòng thủ gần Kupyansk đã bị tấn công. Quân đội Ukraine cũng bị hỏa lực tấn công ở phía đông bắc Kupyansk, nơi quân đội Nga tiếp tục tiến lên.

    Hiện tại, giao tranh đang diễn ra ở khu vực Petropavlovka, một ngôi làng lớn ở phía đông thành phố. Sông Gnilitsa chảy qua nó, nơi vẫn là rào cản tự nhiên duy nhất để tiếp cận vùng ngoại ô phía đông gần nhất của Kupyansk - làng Kucherovka.

    Trả lờiXóa
  8. Huỳnh Phước Thịnhlúc 16:10 31 tháng 8, 2023

    Phát Hiện “Vật Lạ” Của Pháp Và EU Ở Gabon - BNG Nga Lên Tiếng | Kiến Thức Chuyên Sâu
    15 N lượt xem 45 phút trước

    Thu Giữ Nhiều Vật Lạ Ở Gabon, Pháp Và EU Bị Nga Khóa Miệng
    Sau Niger Lại Tới Gabon Đảo Chính, Pháp Chính Thức Toang
    Nội dung chính video chiều ngày 31 tháng 08:
    1. Cập nhật tin tức, tình hình chiến sự Nga - Ukraine mới nhất
    2. Nhiều bằng chứng của Pháp và EU ở phủ Tổng thống Gabon
    3. Bộ ngoại giao Nga đáp trả đanh thép phát biểu của J.Borrell
    4. Phân tích bình luận từ kênh youtube Kiến Thức Chuyên Sâu

    https://www.youtube.com/watch?v=q00yD4aDPJw

    Trả lờiXóa