Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2024

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG MỜI TỔNG THỐNG NGA V.PUTIN THĂM VIỆT NAM

 

Trái với mong muốn của Mỹ và phương Tây, những kẻ luôn ao ước sẽ cô lập V.Putin trên trường thế giới, hôm nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã điện đàm với Tổng thống Nga V.Putin và ân cần mời ông sang thăm Việt Nam. Đây là lần thứ hai Việt Nam mời V.Putin. Xem bài đã đăng trên Google.tienlang từ ngày 19 tháng 10 năm 2023 với tiêu đề ĐUA NHAU MỜI PUTIN, VIỆT NAM, THÁI LAN VÀ TRIỀU TIÊN ĐÃ VỨT "LỆNH BẮT PUTIN" CỦA ICC VÀO SỌT RÁC

Trong cuộc điện đàm ngày 26/3/2024 tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mời Tổng thống Nga Vladimir Putin sớm thăm chính thức Việt Nam. Tổng thống Putin nhận lời và thống nhất hai bên sẽ phối hợp thu xếp thời điểm phù hợp, theo thông cáo của Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tổng Bí thư gửi lời thăm hỏi và chia buồn sâu sắc đến Tổng thống Putin, nhân dân Nga và thân nhân những người bị nạn trong vụ khủng bố tại Moskva ngày 22/3. Ông Putin bày tỏ cảm ơn sự thăm hỏi, chia sẻ kịp thời của Việt Nam trước những mất mát của nhân dân Nga.

Tổng Bí thư khẳng định Việt Nam trân trọng sự giúp đỡ to lớn của Liên bang Nga trong Liên Xô trước đây cũng như ngày nay đối với đất nước và nhân dân Việt Nam. Ông nhấn mạnh Việt Nam xác định quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Nga là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của mình.

Khẳng định Việt Nam luôn là bạn, là đối tác tin cậy của Nga, Tổng thống Putin bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển tích cực của quan hệ song phương trên tất cả các lĩnh vực.

Hai lãnh đạo đã trao đổi và nhất trí về một số định hướng lớn nhằm thúc đẩy hợp tác song phương trong thời gian tới trên các lĩnh vực như an ninh - quốc phòng, kinh tế - thương mại, văn hóa, du lịch.

Việt Nam và Nga thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1950 và xác lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện năm 2012. Vào năm 2023, Chủ tịch đảng Nước Nga Thống nhất, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev đã thăm chính thức Việt Nam hồi tháng 5. Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Vyacheslav Victorovich Volodin cũng thăm chính thức Việt Nam hồi tháng 10.

Hoàng Minh Tâm

Kính mời xem bài liên quan:

2. Breitbart (Hoa Kỳ): ‘NƠI CỦA CÔ ẤY LÀ TRONG TÙ’. ĐỘC GIẢ BREITBART PHẢN ỨNG TRƯỚC TIN VICTORIA NULAND TỪ CHỨC

3. Reuters: ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ KHUYÊN ZELENSKY ‘KÉO CỜ TRẮNG’ VÀ ĐÀM PHÁN

4. Báo Mỹ: SỰ DỐI TRÁ CỦA HOA KỲ Ở CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM VÀ CUỘC CHIẾN IRAQ LÀM TAN NÁT NƯỚC MỸ

5. NHỚ VỀ GẠC MA ĐỂ NHỚ ƠN 64 LIỆT SĨ ĐÃ HY SINH KHI BẢO VỆ BIỂN ĐẢO CỦA TỔ QUỐC CHỨ KHÔNG PHẢI ĐỂ XUYÊN TẠC BỊA ĐẶT NHƯ ÔNG JAMES G. ZUMWALT VIẾT TRÊN BÁO MỸ

6. ÔNG VÕ VĂN THƯỞNG ĐỔ VÌ CUỐN SÁCH DỊ TẬT ĐỘC HẠI "GẠC MA- VÒNG TRÒN BẤT TỬ"

7. Financial Times (Anh): NGƯỜI ANH CHÚC MỪNG Đ/C V.PUTIN ĐÃ GIÀNH ĐƯỢC SỐ PHIẾU KỶ LỤC TRONG CUỘC BẦU CỬ

8. Elaf Ali trên truyền hình Thuỵ Điển: GÁI UKRAINA TỊ NẠN Ở THUỴ ĐIỂN DỄ TÌM THẤY NHẤT LÀ Ở … NHÀ THỔ!

9. Báo Slovo (Slovakia): NATO ĐÃ CHUẨN BỊ CHO TANG LỄ UKRAINA. TIẾP THEO LÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU

10. Báo Séc: CÓ LẼ MACRON HY VỌNG, RẰNG TIẾNG KÊU CỦA MÌNH SẼ NGĂN CẢN ĐƯỢC NGƯỜI NGA?

11. Báo Pháp: QUAN CHỨC NGA CẢNH BÁO PHÁP VIỆC ĐƯA QUÂN ĐẾN UKRAINA “SẼ KẾT THÚC BẰNG VIỆC NGƯỜI PHÁP PHẢI ĐÓN NHỮNG CỖ QUAN TÀI PHỦ QUỐC KỲ PHÁP!”

12. NHỮNG VIDEO THẨM VẤN KHỦNG BỐ CROCUS CHO THẤY TẤT CẢ DẤU VẾT DẪN TỚI UKRAINA

13. Vụ khủng bố ở Crocus City Hall: CÀNG ĐỔ TỘI CHO ISIS, MỸ CÀNG ĐỂ LỘ CHÂN TƯỚNG BAO CHE CHO BẢN THÂN VÀ KHỦNG BỐ KIEV!

14. Vụ khủng bố ở Moskva trên Truyền hình Pháp: CẢ THẾ GIỚI PHẢI BUỒN NÔN KHI ZELENSKY NÓI, RẰNG "UKRAINA KHÔNG BAO GIỜ DÙNG BIỆN PHÁP KHỦNG BỐ!"

15. Chuyên gia Mỹ trên báo Anh: ANH VÀ MỸ MỚI LÀ NGUYÊN NHÂN KHỞI MÀO XUNG ĐỘT Ở UKRAINA CHỨ KHÔNG PHẢI NGA

16. TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG MỜI TỔNG THỐNG NGA V.PUTIN THĂM VIỆT NAM

6 nhận xét:

  1. Phạm Hoàng Đứclúc 15:47 27 tháng 3, 2024

    Việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mời V.Putin cho cả thế giới biết rằng cái trò tạo ra Toà án ICC của Mỹ cùng phương Tây để cô lập Putin đã thất bại.
    Đây cũng là cách để những "chuyên gia" Việt Nam có quan điểm sai lầm như cố Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, như ông Thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân sáng mắt ra và phải đọc lại bài trên báo Công an Nhân dân, đăng ngày Thứ Sáu, 24/03/2023:
    ===
    ICC - công cụ chính trị của phương Tây
    https://cand.com.vn/ho-so-mat/icc-cong-cu-chinh-tri-cua-phuong-tay-i687581/

    Việc Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 17/3 đang làm phát sinh những vấn đề khó giải quyết về ngoại giao, chính trị, kể cả an ninh. Nước Nga tuyên bố lệnh bắt không có hiệu lực, bởi Nga không công nhận ICC. Nhưng vấn đề sẽ vô cùng nghiêm trọng nếu Tổng thống Putin đi đến những quốc gia thành viên ICC.

    Nga điều tra hình sự các công tố viên và thẩm phán của ICC
    ICC là gì?

    Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) trước hết là một thực thể liên quốc gia, không phải là Tòa án Công lý quốc tế (ICJ), một tổ chức trực thuộc Liên hợp quốc (LHQ). Đây là tòa án quốc tế thường trực đầu tiên và duy nhất có thẩm quyền truy tố các cá nhân về tội ác diệt chủng quốc tế, tội ác chống lại loài người, tội ác chiến tranh và tội ác xâm lược.

    Sự hình thành ICC xuất phát từ rất lâu, cách đây hơn 100 năm. Ý tưởng về việc thành lập một tòa án quốc tế để xét xử các lãnh đạo chính trị phạm tội ác chiến tranh lần đầu tiên được Ủy ban Trách nhiệm (Commission of Responsibilities) đề xuất tại Hội nghị Hòa bình Paris năm 1919, ngay sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới lần thứ I.

    Vấn đề này lại được giải quyết tại một hội nghị tổ chức ở Geneva dưới sự bảo trợ của Hội Quốc Liên (tiền thân của LHQ) năm 1937, dẫn đến việc ký kết công ước đầu tiên quy định việc thành lập một tòa án quốc tế thường trực để xét xử các hành động khủng bố quốc tế. Công ước đã được ký kết bởi 13 quốc gia, nhưng không có quốc gia nào phê chuẩn nó và công ước không bao giờ có hiệu lực.

    Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các cường quốc đồng minh đã thành lập hai tòa án đặc biệt để truy tố các nhà lãnh đạo phe Trục bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh. Tòa án Quân sự Quốc tế, đặt tại Nuremberg, truy tố các nhà lãnh đạo Đức trong khi Tòa án Quân sự Quốc tế về Viễn Đông ở Tokyo truy tố các nhà lãnh đạo Nhật Bản.

    Năm 1948, Đại hội đồng LHQ lần đầu tiên công nhận sự cần thiết của một tòa án quốc tế thường trực để xử lý các hành vi tàn bạo thuộc loại bị truy tố sau Thế chiến II. Theo yêu cầu của Đại hội đồng LHQ, Ủy ban Luật pháp Quốc tế (ILC) đã soạn thảo hai đạo luật vào đầu những năm 1950 nhưng những đạo luật này đã bị gác lại trong Chiến tranh Lạnh, khiến việc thành lập một tòa án hình sự quốc tế trở nên phi thực tế về mặt chính trị.

    Vào tháng 6/1989, Thủ tướng Trinidad và Tobago A. N. R. Robinson đã làm sống lại ý tưởng về một tòa án hình sự quốc tế thường trực bằng cách đề xuất thành lập tòa án để giải quyết việc buôn bán ma túy bất hợp pháp. Đại hội đồng LHQ đã giao nhiệm vụ cho ILC một lần nữa soạn thảo quy chế cho một tòa án thường trực.

    Trong khi bắt đầu soạn thảo dự thảo, Hội đồng Bảo an LHQ đã thành lập hai tòa án đặc biệt vào đầu những năm 1990: Tòa án Hình sự Quốc tế về Nam Tư cũ, được thành lập vào năm 1993 để đối phó với các hành động tàn bạo quy mô lớn do các lực lượng vũ trang gây ra trong Chiến tranh Nam Tư, và Tòa án Hình sự Quốc tế cho Rwanda, được thành lập vào năm 1994 sau cuộc diệt chủng Rwanda. Việc thành lập các tòa án này càng làm nổi bật nhu cầu về một tòa án hình sự quốc tế thường trực.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phạm Hoàng Đứclúc 15:49 27 tháng 3, 2024

      Năm 1994, ILC trình bày dự thảo quy chế cuối cùng của Tòa án Hình sự Quốc tế trước Đại hội đồng LHQ và khuyến nghị triệu tập một hội nghị để đàm phán một hiệp ước sẽ đóng vai trò là Quy chế của Tòa án.

      Để xem xét các vấn đề cơ bản chính trong dự thảo Quy chế, Đại hội đồng LHQ đã thành lập Ủy ban Đặc biệt về thành lập ICC. Ủy ban này đã họp hai lần vào năm 1995. Sau khi xem xét báo cáo của Ủy ban, Đại hội đồng LHQ đã thành lập Ủy ban Chuẩn bị về thành lập ICC để chuẩn bị một văn bản dự thảo hợp nhất.

      Cuối cùng, Đại hội đồng LHQ đã triệu tập một hội nghị tại Rome vào tháng 6/1998, với mục đích hoàn thiện hiệp ước để phục vụ như quy chế của Tòa án. Vào ngày 17/7/1998, Quy chế Rome của ICC đã được thông qua với số phiếu 120 trên 7, với 21 quốc gia bỏ phiếu trắng. Bảy quốc gia đã bỏ phiếu chống lại hiệp ước là Trung Quốc, Iraq, Israel, Libya, Qatar, Mỹ và Yemen.

      Đại hội đồng LHQ đã hai lần bỏ phiếu xác nhận ICC vào ngày 9/12/1999 và ngày 12/12/2000. Sau khi được 60 quốc gia phê chuẩn, Quy chế Rome có hiệu lực vào ngày 1/7/2002 và ICC chính thức được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 3/2003, với 18 thẩm phán đầu tiên được Hội đồng Quốc gia thành viên bầu ra. Tính đến tháng 3/2022, ICC có 123 quốc gia là thành viên.

      Vì sao nhiều nước phản đối ICC?
      Tòa án đã ban hành lệnh bắt giữ đầu tiên vào ngày 8/7/2005, và các phiên điều trần trước khi xét xử đầu tiên được tổ chức vào năm 2006. Tòa án đã đưa ra phán quyết đầu tiên vào năm 2012 khi phát hiện thủ lĩnh phiến quân Congo Thomas Lubanga Dyilo phạm tội ác chiến tranh liên quan đến việc sử dụng binh lính trẻ em. Năm 2010, các quốc gia thành viên của Quy chế Rome đã tổ chức Hội nghị Đánh giá đầu tiên về Quy chế Rome của ICC tại Kampala, Uganda. Hội nghị kiểm điểm đã dẫn đến việc thông qua hai nghị quyết sửa đổi các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án. Nghị quyết 5 sửa đổi Điều 8 về tội ác chiến tranh, hình sự hóa việc sử dụng một số loại vũ khí trong các cuộc xung đột phi quốc tế mà việc sử dụng chúng đã bị cấm trong các cuộc xung đột quốc tế. Nghị quyết 6, theo Điều 5 (2) của Quy chế, đưa ra định nghĩa và thủ tục xét xử đối với tội phạm xâm lược.

      Hàng chục cá nhân đã bị truy tố tại ICC, bao gồm thủ lĩnh phiến quân người Uganda Joseph Kony, cựu Tổng thống Omar al-Bashir của Sudan, Tổng thống Uhuru Kenyatta của Kenya, người đứng đầu nhà nước Libya Muammar Gaddafi, Tổng thống Laurent Gbagbo của Bờ Biển Ngà và cựu Phó Tổng thống Jean -Pierre Bemba của Cộng hòa Dân chủ Congo.

      Tuy nhiên, nhiều quốc gia châu Phi đã lên tiếng phản đối ICC vì cho rằng tòa án này thiên vị, chống lại các quốc gia châu Phi. Thực tế cho thấy hầu hết các lãnh đạo chính trị bị ICC điều tra, xét xử đều là người châu Phi.

      Vào tháng 10/2016, sau nhiều lần tuyên bố rằng tòa án thiên vị chống lại các quốc gia châu Phi, Burundi, Nam Phi và Gambia đã tuyên bố rút khỏi Quy chế Rome. Sau cuộc bầu cử Tổng thống của Gambia vào cuối năm đó, chấm dứt sự cai trị lâu dài của Yahya Jammeh, Gambia đã hủy bỏ thông báo rút quân. Một quyết định của Tòa án tối cao Nam Phi vào đầu năm 2017 đã phán quyết rằng nỗ lực rút khỏi Quy chế Rome là vi hiến, vì nó chưa được Quốc hội đồng ý, khiến chính phủ Nam Phi phải thông báo cho Liên hợp quốc rằng họ đang thu hồi quyết định.

      Ở khu vực châu Á, Philippines là quốc gia đầu tiên phản đối ICC. Sau thông báo rằng ICC sẽ mở một cuộc điều tra sơ bộ về Philippines liên quan đến cuộc chiến ma túy đang leo thang của nước này, Tổng thống Rodrigo Duterte đã thông báo vào ngày 14/3/2018 rằng Philippines sẽ bắt đầu đệ trình kế hoạch rút lui, hoàn tất quy trình vào ngày 17/3/2019. ICC chỉ ra rằng họ giữ quyền tài phán đối với Philippines trong khoảng thời gian khi họ là một quốc gia thành viên của Quy chế Rome, từ tháng 11/2011 đến tháng 3/2019.

      Xóa
    2. Phạm Hoàng Đứclúc 15:50 27 tháng 3, 2024

      Cuộc đấu giữa ICC và chính quyền Mỹ

      Tổng thống George W. Bush đã ký Đạo luật Bảo vệ Quân nhân Mỹ, (được gọi một cách không chính thức là Đạo luật Xâm lược (The Hague), để thể hiện sự phản đối của Mỹ đối với bất kỳ quyền tài phán nào có thể có trong tương lai của ICC hoặc các tòa án trực thuộc. Trong chính quyền Barack Obama, sự phản đối của Mỹ đối với ICC đã chuyển thành “hợp tác tích cực”, mặc dù không có nỗ lực nào được thực hiện để phê chuẩn Quy chế Rome.

      Chính quyền Donald Trump sau đó tỏ ra thù địch hơn với ICC, tương tự như việc chính quyền Bush đe dọa truy tố và trừng phạt tài chính đối với các thẩm phán và nhân viên của ICC tại các tòa án Mỹ cũng như áp đặt lệnh cấm thị thực để đáp trả bất kỳ cuộc điều tra nào đối với công dân Mỹ liên quan đến các tội phạm bị cáo buộc và sự tàn bạo do Mỹ gây ra ở Afghanistan. Mối đe dọa bao gồm các biện pháp trừng phạt đối với bất kỳ quốc gia nào trong số hơn 120 quốc gia đã phê chuẩn tòa án này.

      Vào tháng 6/2020, quyết định tiến hành điều tra đã khiến chính quyền Tổng thống Trump tung đòn tấn công kinh tế và pháp lý vào tòa án. “Chính phủ Mỹ có lý do để nghi ngờ tính trung thực của ICC. Bộ Tư pháp đã nhận được thông tin đáng tin cậy làm dấy lên lo ngại nghiêm trọng về lịch sử lâu dài của tham nhũng tài chính và hành vi sai trái ở các cấp cao nhất của văn phòng công tố”, Tổng chưởng lý William Barr nói.

      Vào ngày 30/9/2020, các luật sư nhân quyền nổi tiếng của Hoa Kỳ tuyên bố rằng họ sẽ kiện ông Trump và chính quyền của ông với lý do Sắc lệnh Hành pháp 13928 của ông Trump đã bịt miệng họ, vi phạm quyền tự do ngôn luận và cản trở công việc của họ trong nỗ lực đòi lại công lý cho các nạn nhân của tội ác chiến tranh. Một trong những nguyên đơn, Diane Marie Amann, tuyên bố rằng do lệnh trừng phạt đối với công tố viên trưởng tại ICC, bản thân bà có nguy cơ bị tịch thu tài sản gia đình nếu tiếp tục làm việc cho những đứa trẻ bị mua bán bởi những kẻ buôn người, bị giết, bị tra tấn, lạm dụng tình dục và buộc phải trở thành binh lính trẻ em.

      Vào ngày 4/1/2021, Thẩm phán khu vực Katherine Polk Failla của Mỹ tại Thành phố New York đã ban hành lệnh sơ bộ cấm chính quyền Tổng thống Trump áp dụng các hình phạt hình sự hoặc dân sự đối với nhân viên ICC và những người hỗ trợ công việc của tòa án, bao gồm cả các nguyên đơn.

      Xóa
    3. Phạm Hoàng Đứclúc 15:53 27 tháng 3, 2024

      ICC phát lệnh bắt Tổng thống Putin

      Vào ngày 17/3/2023, các thẩm phán của ICC đã ban hành lệnh bắt giữ nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin vì tội bắt cóc trẻ em trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine năm 2022. Tổng thống Putin là nguyên thủ quốc gia đầu tiên của Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an LHQ bị ICC ra lệnh bắt giữ. Tuy nhiên, việc thực thi lệnh bắt giữ này hiện đang gây ra nhiều vấn đề khó xử trong chính trị, ngoại giao quốc tế.

      Điện Kremlin lên tiếng bác bỏ tính hiệu lực của lệnh bắt, cho rằng lệnh bắt Tổng thống Putin có thể gây ra những hậu quả khôn lường về mặt ngoại giao, an ninh, chính trị. Do Nga đã rút chữ ký khỏi Quy chế Rome vào năm 2016 và hiện không phải là bên tham gia ICC, do đó ICC không có thẩm quyền đối với nguyên thủ quốc gia Nga. Tuy nhiên, ông Putin có thể bị buộc tội vì các hành động chống lại một bên ký kết và phê chuẩn Quy chế Rome. Trong trường hợp Ukraine, tuy không phải là một bên phê chuẩn Quy chế Rome nhưng Ukraine chấp nhận quyền tài phán của ICC kể từ năm 2014. Nếu ông Putin đi dự một bữa tiệc cấp nhà nước, ông có thể bị chính quyền địa phương bắt giữ.

      Vào tháng 8 tới sẽ diễn ra Hội nghị thượng đỉnh nhóm quốc gia BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) tại Nam Phi. Ngày 20/3, ông Vincent Magwenya, người phát ngôn của Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cho biết Nam Phi với tư cách là thành viên ICC sẽ ý thức được trách nhiệm pháp lý của mình. Dư luận cho rằng kịch bản Nam Phi bắt giữ Tổng thống Putin khi ông đến dự hội nghị là rất thấp bởi Nam Phi không thể có hành động phá vỡ liên minh hợp tác của mình.

      Ngày 20/3, Ủy ban Điều tra Nga đã thông báo mở cuộc điều tra hình sự nhằm vào các thẩm phán và công tố viên ICC ra lệnh bắt Tổng thống Putin. Đây là động thái đáp trả ICC tương tự như Mỹ đã từng làm. Phía Nga cho rằng các thẩm phán ICC ban hành lệnh bắt có dấu hiệu vi phạm pháp luật Nga, bao gồm vu khống người vô tội và tìm cách tấn công đại diện nước ngoài được bảo vệ theo luật pháp quốc tế, nhằm gây phức tạp quan hệ trên thế giới.

      Xóa
  2. TASS: Путин принял предложение посетить Вьетнам - Putin nhận lời mời thăm Việt Nam
    Ngày 26 tháng 3, 19:51
    https://tass.ru/politika/20363167

    Theo báo Vietnamnet, Tổng thống Nga “vui vẻ nhận lời mời và nhất trí hai bên sẽ phối hợp hành động và thống nhất thời gian phù hợp”.
    HÀ NỘI, ngày 26 tháng 3. /TASS/. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương (Trung ương) Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) cầm quyền Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, mời ông sang thăm chính thức Việt Nam, nhà lãnh đạo Nga đã nhận lời mời. Với tuyên bố này, báo điện tử Vietnamnet của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam.

    Theo thông tin của báo, ông Nguyễn Phú Trọng “trân trọng mời Tổng thống Putin thăm chính thức Việt Nam trong thời gian tới”. Putin, như tờ báo viết, “vui vẻ chấp nhận lời mời và đồng ý rằng cả hai bên sẽ phối hợp hành động và thống nhất về những ngày thích hợp”.

    Ông Nguyễn Phú Trọng cũng chúc mừng ông Putin tái đắc cử Tổng thống Liên bang Nga, lưu ý rằng kết quả bầu cử thể hiện sự tin tưởng và ủng hộ của người dân Nga.

    Theo Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản, “Việt Nam xác định quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga là một trong những ưu tiên chính trong chính sách đối ngoại của mình”.

    Trả lờiXóa
  3. Trang web chính thức của Tổng thống LB Nga: Телефонный разговор с Генеральным секретарем Центрального комитета Коммунистической партии Вьетнама Нгуен Фу Чонгом - Điện đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26 tháng 3 năm 202413:30
    http://www.kremlin.ru/events/president/news/73734

    Theo sáng kiến ​​của phía Việt Nam, ông Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bày tỏ lời chia buồn sâu sắc liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại Crocus.

    Các vấn đề trong quan hệ song phương được xem xét chi tiết với trọng tâm là thúc đẩy thương mại, hợp tác kinh tế, khoa học và công nghệ cùng có lợi và trao đổi nhân đạo. Điều đặc biệt lưu ý là Nga và Việt Nam có quan điểm tương tự nhau về các vấn đề chính trong chương trình nghị sự quốc tế, bày tỏ sự tin tưởng rằng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Nga-Việt sẽ tiếp tục được tăng cường.

    Cuộc trò chuyện diễn ra theo phong cách truyền thống thân thiện và mang tính xây dựng. Hai bên đã nhất trí tiếp tục đối thoại ở nhiều cấp độ khác nhau cũng như các mối liên hệ cá nhân.

    Trả lờiXóa