Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2024

Bài viết của V.Putin trên báo Nhân Dân: NGA ĐANG GIÚP VIỆT NAM XÂY DỰNG TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ HẠT NHÂN ĐỒNG NAI

 

Lời dẫn: Đúng như khuyến nghị của Google.tienlang tại bài Nhân chuyến thăm Việt Nam của V.Putin: CHÍNH TÁC GIẢ CỦA CUỘC “CHUYỂN ĐỔI XANH”- ÔNG PHÓ THỦ TƯỚNG KIÊM BỘ TRƯỞNG KINH TẾ ĐỨC ĐÃ THỪA NHẬN SAI LẦM. Tại bài này chúng tôi đã viết “Ở Việt Nam hiện nay, cứ lên mạng là lại thấy mọi người say sưa nói về “Chuyển đổi Xanh”. Cứ như “Chuyển đổi Xanh” mới là thời thượng, mới là tiên tiến, mới là “công nghệ tương lai”… Điện gió, Điện Mặt trời mới là thời thượng; còn những ai luyến tiếc Nhiệt điện (điện Than hay điện Khí gas), Điện hạt nhân đều là lạc hậu, cổ hủ! Trong trào lưu này, Bộ Công Thương trình Chính phủ Bản QUY HOẠCH ĐIỆN KHÔNG CÓ ĐIỆN NGUYÊN TỬ, TRONG KHI ĐÓ VẪN Ồ ẠT PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ, ĐIỆN MẶT TRỜI- THỨ MÀ CHÂU ÂU ĐANG PHÁ BỎ!

Kết luận: Trong đợt V.Putin sang thăm và làm việc ngày mai, chắc chắn Phái đoàn Nga sẽ nhắc lại những bản ghi nhớ đã ký kết giữa Việt Nam và Nga, đặc biệt là về Năng lượng hạt nhân. Google.tienlang khuyễn nghị:

1. Bộ Công thương nên trình Chính phủ việc khởi động lại Dự án Điện nguyên tử Đồng Nai mà Chính phủ cũng đã phê duyệt.

2. Không phát triển thêm các dự án Điện gió, Điện Mặt trời.

3. Nâng cấp các Nhà máy Lọc dầu và đàm phán với Nga v/v mua dầu thô giá ưu đãi của Nga, tương tự như Ấn Độ, Trung Quốc đang làm để lọc dầu tại Việt Nam, làm ra xăng giá rẻ cung cấp cho nhu cầu trong nước và có thể xuất khẩu.

4. Mở lại đường bay thẳng Hà Nội- Moskva và ngược lại.”

****Hết trích****

Hôm nay, Tổng thống Nga V.Putin có bài viết gửi đăng trên báo Nhân Dân với tiêu đề

Nga và Việt Nam: Tình hữu nghị được thử thách qua thờigian. Tại bài này, ông V.Putin nhấn mạnh việc Nga đang hỗ trợ Việt Nam xây dựng Trung tâm nghiên cứu Công nghệ hạt nhân Đồng Nai cùng với Dự án có thiết bị chính là lò phản ứng nghiên cứu mới công suất 10MW. Thông tin v/v Nga hỗ trợ Việt Nam xây Trung tâm hạt nhân này cũng đã được báo Reuters (Anh) loan tải trong bài viết với tiêu đề Russia's Putin praises Vietnam for its stance on Ukraine – Dịch: Tổng thống Nga Putin ca ngợi lập trường của Việt Nam về Ukraina. Trong bài này có đoạn: "He also cited an initiative "to establish a Centre for nuclear science and technology in Vietnam with the support of Rosatom, Russia's state-owned nuclear energy giant". - Dịch: "Ông (Putin) cũng nêu sáng kiến ​​“thành lập Trung tâm khoa học và công nghệ hạt nhân tại Việt Nam” với sự hỗ trợ của Rosatom, tập đoàn năng lượng hạt nhân thuộc sở hữu nhà nước của Nga".

https://www.reuters.com/world/asia-pacific/russias-putin-praises-vietnam-its-stance-ukraine-2024-06-19/

Dưới đây, Google.tienlang xin đăng lại bài của ông V.Putin trên báo Nhân Dân ….

*****

Nga và Việt Nam: Tình hữu nghị được thử thách qua thờigian

Lễ khánh thành tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Saint Petersburg (Nga), tháng 6/2023. Ảnh: THANH THỂ

NDO - Nhân dịp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 19 đến 20/6, theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đã gửi bài đăng trên Báo Nhân Dân. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc nội dung bài viết.

Thứ tư, ngày 19/06/2024 - 20:25

Trước chuyến thăm lần thứ năm tới Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tôi mong muốn qua trang Báo Nhân Dân, tờ báo có uy tín và ảnh hưởng, chia sẻ tầm nhìn của tôi về lịch sử, hiện trạng và tương lai của quan hệ đối tác Nga-Việt Nam.

Chuyến thăm Việt Nam sắp tới của chúng tôi là sự kiện mang tính biểu tượng sẽ diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 30 năm ngày ký kết Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Nga và Việt Nam. Văn kiện mang tính chiến lược này đã mở ra những cơ hội to lớn để củng cố và phát triển tổng thể quan hệ song phương. Trong giai đoạn lịch sử mới, nó đã tạo xung lực mạnh mẽ để quan hệ Nga-Việt phát triển ngày càng năng động.

Hồ Chí Minh - người con vĩ đại của nhân dân Việt Nam và là người bạn lớn của đất nước chúng tôi chính là người khởi nguồn mối quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước chúng ta. Nước Nga luôn ghi nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhà yêu nước, nhà chính trị và chính khách kiệt xuất, người luôn kiên định bảo vệ chủ quyền và tự do của Tổ quốc. Tôi muốn nhấn mạnh rằng, năm ngoái, tượng đài tưởng niệm Người - Chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam đã được khánh thành ở St. Petersburg nhân dịp kỷ niệm 100 năm Hồ Chí Minh đến thăm “thủ đô phương Bắc” của nước Nga.

Đất nước chúng tôi đã hỗ trợ đắc lực cho cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt Nam chống giặc ngoại xâm. Sau khi Việt Nam giành chiến thắng và hoàn toàn giải phóng đất nước khỏi xâm lược, các chuyên gia xây dựng, kỹ sư, bác sĩ, nhà giáo và nhà khoa học Liên Xô đã giúp đỡ Việt Nam xây dựng lại đất nước. Họ đã làm được rất nhiều việc để xây dựng tiềm lực kinh tế và quốc phòng của Việt Nam và giúp Việt Nam giải quyết các nhiệm vụ xã hội ưu tiên.

Dạ tiệc kỷ niệm 100 năm Nguyễn Ái Quốc đặt chân đến Petrograd, nay là Saint Petersburg. Ảnh: THANH THỂ

Những truyền thống về tình đồng chí và tương trợ lẫn nhau được thử thách qua thời gian như vậy đóng vai trò là nền tảng vững chắc để tiếp tục tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Việt Nam là một nền văn minh lâu đời, rực rỡ và độc lập trong bức tranh toàn cảnh của một thế giới đa cực. Trên trường quốc tế, Hà Nội theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập và ủng hộ mạnh mẽ trật tự thế giới công bằng dựa trên luật pháp quốc tế, các nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Chúng tôi đánh giá cao việc hai nước chúng ta có cách tiếp cận tương đồng hoặc gần gũi về các vấn đề cấp thiết và quan trọng trong chương trình nghị sự quốc tế. Hai nước chúng ta phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương then chốt, trước hết là Liên hợp quốc.

Chúng ta có những đánh giá tương đồng về tình hình khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chúng tôi coi Việt Nam cùng chung quan điểm về xây dựng một cấu trúc an ninh Á-Âu mới bình đẳng, không chia tách, bao trùm và không phân biệt đối xử.

Chúng tôi cảm ơn các bạn Việt Nam đã thể hiện lập trường cân bằng về cuộc khủng hoảng Ukraine và mong muốn thúc đẩy việc tìm kiếm con đường thiết thực giải quyết khủng hoảng bằng các biện pháp hòa bình. Tất cả những điều này hoàn toàn phù hợp với tinh thần và bản chất mối quan hệ giữa hai nước chúng ta.

Điều quan trọng là cả hai nước đều thường xuyên quan tâm thực sự đến việc tăng cường thương mại song phương và khuyến khích đầu tư vào nhau. Theo số liệu thống kê của Nga, năm 2023 kim ngạch thương mại song phương tăng 8% và trong quý I năm nay tăng hơn 1/3 so với cùng kỳ năm ngoái. Thực phẩm, nguyên liệu khoáng sản, máy móc, thiết bị của Nga được xuất khẩu sang Việt Nam. Nhiều mặt hàng Việt Nam, bao gồm quần áo, trái cây, rau quả và các sản phẩm nông nghiệp khác đã tìm được người tiêu dùng trên thị trường Nga. Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh kinh tế Á-Âu và Việt Nam ký kết năm 2015 đã tạo điều kiện củng cố và phát triển những xu hướng tích cực này.Hai nước chúng ta có khả năng thanh toán bằng đồng nội tệ - Rúp Nga và Đồng Việt Nam. Năm ngoái, những giao dịch như vậy chiếm hơn 40% giao dịch thương mại song phương. Quý I năm nay, tỷ lệ này đã đạt gần 60%. Điều này phù hợp với xu thế toàn cầu nhằm loại bỏ dần việc sử dụng các loại tiền tệ bị mất uy tín trong thương mại và đầu tư quốc tế. Ngân hàng Liên doanh Việt-Nga đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm các giao dịch tài chính đáng tin cậy. Tôi đã tham gia lễ khai trương Ngân hàng từ năm 2006. Chúng tôi hy vọng rằng Ngân hàng sẽ tiếp tục hoạt động và tích cực hỗ trợ thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước chúng ta.

Năng lượng vẫn là lĩnh vực có tầm quan trọng chiến lược trong hợp tác song phương. Liên doanh Vietsovpetro đã khai thác các mỏ tại thềm lục địa Việt Nam trong hơn bốn thập niên qua và mang lại hiệu quả cao. Khối lượng dầu do Vietsovpetro sản xuất trong những năm qua đã vượt quá 250 triệu tấn. Công ty liên doanh Rusvietpetro được thành lập năm 2008 đang hoạt động thành công tại Khu tự trị Nenets của Nga. Trong những điều kiện khó khăn của vùng Cực Bắc, Rusvietpetro đã khai thác được hơn 35 triệu tấn dầu từ lòng đất sâu. Còn Tập đoàn Gazprom đang khai thác khí đốt tại Việt Nam, một công ty lớn khác của Nga là Novatek dự định triển khai các dự án khí hóa lỏng (LNG) trên lãnh thổ Việt Nam.

Hiện nay, hai bên đang nghiên cứu triển khai sáng kiến thành lập Trung tâm khoa học và công nghệ hạt nhân tại Việt Nam với sự hỗ trợ của Tập đoàn Rosatom (Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Nhà nước Nga) của Nga. Về vấn đề này, tôi muốn nhấn mạnh rằng Tập đoàn nhà nước Rosatom luôn sẵn sàng hỗ trợ các đối tác Việt Nam trong việc xây dựng ngành năng lượng nguyên tử quốc gia, bao gồm cả việc tăng cường đào tạo nguồn nhân lực.

Nước Nga có truyền thống đóng góp to lớn vào việc phát triển tiềm lực thủy điện của Việt Nam. Thí dụ, Công ty RusHydro rất quan tâm đến việc tham gia tái thiết và nâng công suất của các công trình thủy điện trên các dòng sông Việt Nam.

Tại Đà Nẵng, Công ty liên doanh GAZ - Thành Đạt đang triển khai hoạt động lắp ráp ô tô mang thương hiệu GAZ của Nga.

Chúng tôi hy vọng các nhà đầu tư Việt Nam cũng sẽ tích cực hơn nữa trong việc tận dụng những cơ hội to lớn tại thị trường Nga. Thí dụ, Công ty “TH Group” của Việt Nam đã tận dụng thành công cơ hội này và hiện đang xây dựng các nhà máy chế biến sữa ở các tỉnh Moskva và Kaluga cũng như tại vùng Primorye.

Dĩ nhiên, tôi không thể không nhắc đến truyền thống hợp tác lâu đời giữa hai nước trong lĩnh vực giáo dục. Trong nhiều thập kỷ qua, hàng chục nghìn chuyên gia Việt Nam trong nhiều lĩnh vực khác nhau đã được đào tạo và nâng cao trình độ và hàng nghìn chuyên gia đã nhận được học vị khoa học ở Nga. Chúng tôi dự định sẽ tiếp tục quan tâm đặc biệt đến quan hệ đối tác trong lĩnh vực này, trong đó có tiếp tục đào tạo công dân Việt Nam tại các trường đại học Nga bằng kinh phí từ ngân sách liên bang. Chúng tôi sẽ cố gắng bằng mọi cách thúc đẩy hoạt động trao đổi sinh viên và triển khai các dự án và chương trình học thuật chung. Một thí dụ nổi bật về sự hợp tác tích cực như vậy là hoạt động của Trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ nhiệt đới Nga-Việt, đã nhiều năm tiến hành các công trình nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu cơ bản.

Đương nhiên, chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển các mối quan hệ nhân văn. Tôi biết nhiều người Việt Nam am hiểu và yêu thích âm nhạc, văn học và điện ảnh Nga. Còn người Nga cũng rất quan tâm đến nền nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam. Những ngày văn hóa Việt Nam tại Nga dự kiến ​​được tổ chức vào đầu tháng tới sẽ giúp người Nga hiểu sâu hơn về nghệ thuật của Việt Nam.

Du lịch chắc chắn sẽ góp phần làm sâu sắc thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước chúng ta. Việt Nam từ lâu đã trở thành một trong những điểm đến nghỉ dưỡng ưa thích của người Nga, còn người dân Việt Nam luôn bị thu hút bởi những danh lam thắng cảnh của đất nước chúng tôi. Sắp tới, việc tăng số lượng chuyến bay thẳng sẽ góp phần thúc đẩy lượng khách du lịch Nga tới Việt Nam và Việt Nam tới Nga.

Cùng với các bạn Việt Nam, chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng quan hệ song phương và phát triển hợp tác vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì ổn định và thịnh vượng trong khu vực và trên toàn thế giới. Và tôi tin tưởng rằng hai nước chúng ta, trên cơ sở truyền thống hữu nghị tốt đẹp, tin cậy và tương trợ lẫn nhau, sẽ đạt được tất cả các mục tiêu lớn đặt ra.

Chúc nhân dân Việt Nam hòa bình, hạnh phúc và thịnh vượng.

Tác giả: Tổng thống Nga Vladimir Putin

Bùi Ngọc Trâm Anh 

Kính mời xem các bài liên quan:

8 nhận xét:

  1. Truyền Thông NATO "Dọa" Việt Nam Khi Putin Tới Hà Nội | Kiến Thức Chuyên Sâu
    100.726. 13 giờ trước
    https://www.youtube.com/watch?v=cBgCzjuJ6_k

    Trả lờiXóa
  2. Toàn cảnh lễ đón Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin
    1h45 phút, ngày 20/6/2024, chuyên cơ chở Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
    https://www.youtube.com/watch?v=GZhnW9Ypa90

    Trả lờiXóa
  3. Khoảnh khắc đầu tiên Tổng thống Putin đặt chân đến Hà Nội
    120.218 6 giờ trước
    1h45 phút, ngày 20/6, chuyên cơ chở Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
    https://www.youtube.com/watch?v=KL3YmvOJBx4

    Trả lờiXóa
  4. Nhiều người dân Hà Nội cùng nhiều nhà báo đã đến sân bay Nội Bài từ sáng sớm 19/6. Họ chờ đợi cả ngày 19.
    Ngày 19/6, ở Hà Nội nóng như đổ lửa.
    Khoảng từ 21 đến 23:30, sân bay Nội Bài bỗng đón cơn mưa lốc cực lớn. Rất nhiều chuyến bay đến Nội Bài không thể hạ cánh, đã phải bay lòng vòng ở Ninh Bình, Lạng Sơn đến 5- 6 vòng...
    Tôi và bè bạn đã rất lo cho Putin. Nhiều người đã bàn phương án cho máy bay của Putin bay về sân bay Quốc tế Cát Bi - Hải Phòng. Kỳ lạ là Hải Phòng cả ngày và đếm qua thời tiết rất đẹp, không hề có mưa gió gì.
    Về Cát Bi Hải Phòng cũng được tuy phái đoàn của Putin sẽ vất vả thêm chút vì Putin không thể tuỳ tiện "bắt taxi" về Hà Nội hoặc kể cả Lãnh đạo Hải Phòng có thể điều đoàn xe cực sang để đưa về Hà Nội. Putin buộc phải chờ đoàn ô tô chuyên dụng vượt gần 150 km từ Nội Bài về Cát Bi. Rồi từ Cát Bi trở về Hà Nội hơn 100 km...
    Cái quan trọng hơn là bọn thối mồm sẽ lại bình loạn: Trời ngăn Putin đến Hà Nội!
    Cực may là hơn 24 giờ, cơn mưa lốc ở Nội Bài bỗng biến mất. Trời quang mây tạnh!
    Lúc máy bay của Putin hạ cánh 1:45 phút ngày 20/6, nhiệt độ ở Nội Bài mát mẻ, trên dưới 26 độ C.
    Hoá ra cơn mưa lốc trước đó lại hay vì nó đã giải cơn nóng ở Hà Nội.
    Mấy hôm nay Putin cùng phái đoàn rất vất vả.
    Theo Kế hoạch từ trước, Trên đường Bay từ Moskva đến Bình Nhưỡng, máy bay của Putin còn hạ cánh ở Sibiri gặp gỡ người dân ở đó; hai ngày ở Bình Nhưỡng, Putin cũng cực kỳ vất vả vì sự đón tiếp quá long trọng của anh bạn Kim. Quá nửa đêm 19/6 máy bay của Putin mới rờ Bình Nhưỡng để bay sang Hà Nội.

    12 giờ trưa nay, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ chủ trì Lễ đón chính thức; sau đó ông Tô Lâm mời đoàn ăn trưa. Có lẽ vấn đề thời gian gấp rút nên đây không phải là buổi ăn trưa thông thường mà là vừa ăn trưa vừa hội đàm, đó là buổi làm việc.
    Cả chiều và tối nay Putin cũng rất bận rộn: Hội đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, gặp gỡ với Thủ tướng Nguyễn Minh Chính, với chủ tịch Quốc hội, với cựu sinh viên từng học ở Liên Xô; Đặt vòng hoa viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tượng đài các Anh hùng Liệt sĩ....
    Thời gian rất gấp gáp. Nhưng tất cả những thoả thuận đã được 2 nước bàn bạc, thống nhất từ trước rồi. Ông Putin đến chỉ là việc chính thức công bố các thoả thuận mà thôi.

    Trả lờiXóa
  5. AFP:Putin in Hanoi after inking N. Korea defence pact -Putin đến Hà Nội sau khi ký hiệp ước quốc phòng với Triều Tiên
    Ngày 20 tháng 6 năm 2024

    Hà Nội (AFP) - Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam vào thứ Năm, một ngày sau khi ký hiệp ước phòng thủ chung với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, người đã đề nghị “ủng hộ hoàn toàn” vấn đề Ukraine.

    Putin và Kim đã ký một hiệp ước chiến lược tại hội nghị thượng đỉnh ở Bình Nhưỡng, trong đó có cam kết hỗ trợ lẫn nhau nếu bị tấn công.

    Washington và các đồng minh cáo buộc Triều Tiên cung cấp đạn dược và tên lửa cho Nga để phục vụ cuộc chiến ở Ukraine, và thỏa thuận này làm dấy lên lo ngại về việc giao hàng nhiều hơn.

    Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết việc làm sâu sắc hơn mối quan hệ Nga-Triều là “mối quan ngại lớn” trong khi một quan chức hàng đầu của Ukraine cáo buộc Bình Nhưỡng tiếp tay cho “vụ giết người hàng loạt người Ukraine” của Moscow.

    Trong chuyến thăm đầu tiên tới miền Bắc bị cô lập sau 24 năm hôm thứ Tư, ông Putin cho biết ông không loại trừ “hợp tác kỹ thuật-quân sự” với Bình Nhưỡng, quốc gia giống như Moscow đang chịu các lệnh trừng phạt quốc tế nặng nề.

    Putin nói: “Hôm nay, chúng ta đang cùng nhau chiến đấu chống lại chủ nghĩa bá quyền và các hoạt động thuộc địa mới của Hoa Kỳ và các nước vệ tinh của nước này”.

    Hai nước đã là đồng minh kể từ khi Triều Tiên thành lập sau Thế chiến thứ hai và thậm chí còn xích lại gần nhau hơn kể từ khi Nga xâm chiếm Ukraine vào năm 2022, khiến ông Putin bị cô lập trên trường quốc tế.


    Putin nói Nga không loại trừ 'hợp tác kỹ thuật quân sự' với Bình Nhưỡng

    Ông Kim gọi Putin là “người bạn thân yêu nhất của nhân dân Triều Tiên” và cam kết với ông Putin “sự ủng hộ và đoàn kết hoàn toàn” trong cuộc chiến ở Ukraine, vốn đã gây ra hàng loạt lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Moscow.

    Putin cảm ơn nước chủ nhà – quốc gia đang chịu lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc kể từ năm 2006 vì các chương trình vũ khí bị cấm của ông – nói rằng Moscow đánh giá cao sự hỗ trợ “nhất quán và không ngừng nghỉ”.

    Putin kêu gọi xem xét lại các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên và cho biết hai nước sẽ không khuất phục trước sự "tống tiền" của phương Tây.

    Phản ứng về chuyến thăm Bình Nhưỡng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết không quốc gia nào nên "cho ông Putin một nền tảng để thúc đẩy cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine".

    Người phát ngôn cho biết: “Hợp tác ngày càng sâu sắc giữa Nga và CHDCND Triều Tiên là một xu hướng cần được quan tâm lớn đối với bất kỳ ai quan tâm đến việc duy trì hòa bình và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên”.

    Mykhailo Podolyak, trợ lý cấp cao của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, nói với AFP rằng Triều Tiên đang tiếp tay cho “vụ giết người hàng loạt người Ukraine” của Nga và kêu gọi quốc tế cô lập cả hai nước nhiều hơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. - Thương mại và vũ khí -
      Putin được đón tiếp nồng nhiệt ở Bình Nhưỡng, được ông Kim ôm hôn khi bước xuống máy bay

      Putin đã nhận được sự đón tiếp nồng nhiệt ở thủ đô Triều Tiên, được ông Kim ôm hôn khi bước xuống máy bay và được chào đón bởi đám đông cổ vũ, vũ công đồng bộ và trẻ em vẫy cờ.

      Sự đón nhận của ông có thể sẽ dè dặt hơn ở Việt Nam, một trung tâm sản xuất lớn toàn cầu đã thận trọng bảo vệ quan điểm chính sách đối ngoại của mình trong nhiều năm, tìm cách làm bạn với tất cả nhưng không chịu ơn ai.

      Đặc biệt, nước này đã tìm cách tránh chọn phe trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung ngày càng gia tăng ngay cả khi cả hai siêu cường đều tìm cách tăng cường ảnh hưởng của mình ở Đông Nam Á.

      Putin sẽ dành ngày thứ Năm để gặp gỡ các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, trong đó có Tổng thống mới nhậm chức Tô Lâm và Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đầy quyền lực của Đảng Cộng sản cầm quyền.

      Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đến thăm Hà Nội vào tháng 9 để thúc đẩy quan hệ khi chính quyền của ông tìm cách xây dựng Việt Nam trở thành nhà cung cấp thay thế các linh kiện công nghệ cao quan trọng nhằm giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào Trung Quốc.

      Bắc Kinh nhanh chóng làm theo, với việc Chủ tịch Tập Cận Bình có chuyến thăm cấp nhà nước chỉ ba tháng sau đó.

      Putin đã hạ cánh xuống Hà Nội vào khoảng 2 giờ sáng (19:00 GMT thứ Tư) và bắt đầu cuộc gặp vào buổi trưa với cuộc gặp với người đồng cấp Tô Lâm.


      Ông Kim gọi Putin là "người bạn thân yêu nhất của nhân dân Triều Tiên"

      Các quan chức Nga cho biết chuyến thăm của ông Putin sẽ tập trung vào các vấn đề kinh tế, giáo dục và năng lượng.

      Thương mại giữa hai nước chỉ ở mức 3,5 tỷ USD vào năm 2022 – một phần rất nhỏ trong tổng giá trị thương mại 175 tỷ USD của Việt Nam với Trung Quốc và 123 tỷ USD với Hoa Kỳ.

      Nhưng các nhà quan sát cho rằng về mặt riêng tư, Ukraine và hợp tác quốc phòng có thể sẽ được đưa ra bàn đàm phán.

      Nga và Việt Nam có mối quan hệ sâu sắc từ những năm 1950 và trong nhiều thập kỷ, Moscow là nhà cung cấp vũ khí hàng đầu cho Hà Nội.

      Carl Thayer, giáo sư danh dự về chính trị tại Đại học New South Wales của Úc, cho biết Việt Nam đã ngừng mua quân sự “vé lớn” kể từ năm 2022, khi Nga xâm chiếm Ukraine.

      Ông nói với AFP: “Nga và Việt Nam có lợi ích chung trong việc nối lại việc bán vũ khí nhưng Việt Nam đang bị cản trở bởi mối đe dọa trừng phạt của Mỹ”.

      Agence France-Presse

      Xóa
  6. RFI: Thăm Bình Nhưỡng và Hà Nội, tổng thống Nga không muốn chỉ đối thoại với Trung Quốc
    https://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20240618-th%C4%83m-b%C3%ACnh-nh%C6%B0%E1%BB%A1ng-v%C3%A0-h%C3%A0-n%E1%BB%99i-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-nga-kh%C3%B4ng-mu%E1%BB%91n-ch%E1%BB%89-%C4%91%E1%BB%91i-tho%E1%BA%A1i-v%E1%BB%9Bi-trung-qu%E1%BB%91c

    Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm cấp Nhà nước Bắc Triều Tiên trong hai ngày 18-19/06/2024, rồi sau đó công du Việt Nam, ngày 20-21/06. Qua chuyến công du này, Nga hy vọng đạt được nhiều lợi ích chiến lược và kinh tế trong cuộc đối đầu với phương Tây. Nhưng đây cũng là cách để Matxcơva cho thấy Trung Quốc không hoàn toàn là bên đối thoại duy nhất của Nga.

    Đăng ngày: 18/06/2024 - 13:07
    Mối quan hệ hữu nghị Nga – Bắc Triều Tiên chưa lúc nào nồng ấm như hiện nay kể từ năm 1948, thời điểm Bắc Triều Tiên lần đầu tìm cách xích lại gần Liên Xô sau khi kết thúc Đệ Nhị Thế Chiến. Và gần ¼ thế kỷ sau chuyến thăm Bình Nhưỡng đầu tiên năm 2000 gặp Kim Jong Il, tổng thống Nga Vladimir Putin mới trở lại Bắc Triều Tiên, lần này gặp Kim Jong Un, con trai Kim Jong Il.

    Chín tháng sau chuyến thăm Nga của lãnh đạo Kim Jong Un hồi tháng 9/2023, ông Putin sang Bắc Triều Tiên trong bối cảnh cả hai nước đều bị phương Tây trừng phạt nặng nề : Một bên vì chương trình phát triển hạt nhân, tên lửa đạn đạo và bên kia là vì cuộc chiến xâm lược Ukraina.

    Đối với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, việc tổng thống Nga tới Bình Nhưỡng là một thắng lợi chính trị. Trong một thời gian dài cho đến trước khi có chiến tranh Ukraina, Bắc Triều Tiên luôn trong thế « cầu cạnh » Nga hỗ trợ quân sự và kinh tế. Giờ đây chủ nhân điện Kremlin sang Bắc Triều Tiên để tìm kiếm đồng minh và nguồn cung ứng vũ khí phục vụ chiến trường Ukraina. Có thể nói, đây là lần đầu tiên, hai nước hợp tác trong tư thế « ngang vai ngang vế », nếu không muốn nói là đang trong « tuần trăng mật ».

    Vì sao tổng thống Nga lại chọn đến thăm Bắc Triều Tiên và Việt Nam vào lúc này ?

    Theo giải thích của Jenny Town thuộc trung tâm nghiên cứu Stimson với tuần báo kinh tế Anh The Economist, tình hữu nghị Nga – Triều không đơn giản chỉ gói gọn trong việc trao đổi thương mại vũ khí. Bắc Triều Tiên có một vai trò quyết định trong cuộc đối đầu với phương Tây, góp phần gây khó khăn chiến lược của Mỹ tại châu Á.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khi chọn hợp tác với Bình Nhưỡng, tổng thống Nga còn tìm cách răn đe Hàn Quốc, cánh tay vũ trang và đồng minh của Mỹ, bên cung cấp viện trợ quân sự trực tiếp cho Ukraina. Bất chấp sức ép từ Nga, Seoul đã gởi một phần đạn pháo của phương Tây cho Kiev được trích từ nguồn dự trữ của nước này.

      Liên quan đến Việt Nam, cũng giống Bắc Triều Tiên, vốn có những mối quan hệ lâu đời, ban đầu là với Liên Xô, rồi sau này là Nga. Trả lời RFI Tiếng Việt, nhà địa chính trị Igor Delanoe, trợ lý giám đốc Đài Quan Sát Pháp – Nga nhận định, Việt Nam cũng là một đối tác kinh tế hấp dẫn cho Nga tại vùng châu Á. Đến thăm Việt Nam, chủ nhân điện Kremlin muốn đưa ra tín hiệu : Nga không muốn bị giới hạn, chỉ đối thoại với Trung Quốc.

      « Kể từ cuộc chiến ở Ukraina, với việc Nhật Bản hoàn toàn nằm trong liên minh của Mỹ, mối quan hệ với nước này đã bị gián đoạn. Tương tự như với Hàn Quốc, Nga cũng từng có những mối quan hệ tốt trong lĩnh vực công nghiệp – kinh tế. Kể từ khi chiến tranh Ukraina bùng phát, tất cả các mối quan hệ trên đã bị đình chỉ, thậm chí trở nên xấu đi.

      Để rồi cuối cùng, Nga dần dần rơi vào thế một mình đối thoại với Trung Quốc. Họ cần Trung Quốc nhưng họ cũng không muốn chỉ nói chuyện với Trung Quốc. Do vậy, Nga cũng tìm cách duy trì các mối quan hệ với những nước châu Á nào chưa đoạn tuyệt bang giao với Nga. Và Việt Nam nằm trong số các nước này, dù rằng Hà Nội đã tỏ ra rất rất cẩn trọng, nhất là đối với các biện pháp trừng phạt ban đầu ».

      Cũng theo nhà quan sát này, phía Việt Nam dường như cũng muốn nối lại quan hệ với Nga, thậm chí là nâng tầm quan hệ. Theo ông, vấn đề đặt ra ở đây là liệu Việt Nam có sẽ nối lại các chuyến bay thẳng với Nga, nhất là đến vùng đông Siberia hay không. Trong bối cảnh này, Hoa Kỳ ngày 17/06/2024, đã chỉ trích Việt Nam. Phát ngôn viên đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội tuyên bố: “Không quốc gia nào nên tạo cơ hội cho Putin quảng bá cuộc chiến tranh xâm lược của ông ta và giúp ông ta bình thường hóa hành vi tàn bạo của mình”.

      Xóa