Thứ Tư, 12 tháng 6, 2024

VÌ SỰ CHẦN CHỪ CỦA VIỆT NAM, THÁI LAN ĐÃ THẾ CHỖ ‘CỬA NGÕ’ CỦA NGA VÀO ĐÔNG NAM Á

 
Phối cảnh Dự án Điện hạt nhân Đồng Nai. 

Trước khi đọc bài mới, kính mời mn coi lại một vài bài liên quan:

1. TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG MỜI TỔNG THỐNG NGA V.PUTIN THĂM VIỆT NAM

2. ĐUA NHAU MỜI PUTIN, VIỆT NAM, THÁI LAN VÀ TRIỀU TIÊN ĐÃ VỨT "LỆNH BẮT PUTIN" CỦA ICC VÀO SỌT RÁC

Từ năm 2019, Việt Nam từng nói Dự án Điện Hạt nhân Đồng Nai sẽ Khởi công năm 2021 Hoàn thành năm 2026. Nhưng đến nay, tháng 6/2024, Dự án Đông Nai vẫn nằm trên giấy!

Trước hết, mời mọi người xem lại bài mà Google.tienlang vừa đăng hôm qua với tiêu đề Báo Nga đưa tin: TỔNG THỐNG NGA V.PUTIN SẼ THĂM VIỆT NAM VÀ TRIỀU TIÊN VÀO ‘NHỮNG TUẦN TỚI’ để thấy người Nga luôn thiện chí “chìa tay” ra với Việt Nam cùng với những dự án cụ thể chứ không “chót lưỡi đầu môi” như phương Tây

- Thứ nhất, ĐIỆN HẠT NHÂN. Xem bài NGƯỜI VIỆT VUI MỪNG VÌ CHÚNG TA SẮP CÓ ĐIỆN HẠT NHÂN THEO CÔNG NGHỆ NGA

Xem bài ĐỨC PHÁ HỦY TUABIN ĐIỆN GIÓ VÀ LỜI CẢNH BÁO CHO VIỆT NAM và ĐIỆN GIÓ- THÊM LỜI CẢNH BÁO CHO VIỆT NAM TỪ THUỴ ĐIỂN

Cả hai bài báo trên, Google.tienlang muốn chỉ ra một SỰ THẬT rằng những Dự án Điện gió, Điện Mặt trời cùng tất cả những dự án “Năng lượng sạch”... của châu Âu chẳng qua chỉ là một huyền thoại không liên quan gì đến thực tế, đúng như ông V.Putin nhận định trong bài Putin lý giải: CHÂU ÂU THIẾU NĂNG LƯỢNG KHÔNG PHẢI DO NGA MÀ LÀ DO CHÍNH GIỚI LÃNH ĐẠO CHÂU ÂU!

Sau những tranh cãi dai đẳng, cuối cùng, ngày 02/02/2022, Ủy Ban Châu Âu công nhận nguyên tử và khí đốt là năng lượng « xanh »!
Google.tienlang cho rằng, trước đây, vì ảnh hưởng tuyên truyền sai lầm, hão huyền của Chính sách "Năng lượng sạch" từ châu Âu nên Việt Nam đã bất ngờ dừng Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận vào cuối năm 2016. Và cũng từ những lời "chót lưỡi đầu môi" của phương Tây, Việt Nam đổ xô đi phát triển Điện gió, Điện Mặt trời trong khi châu Âu thì đang phá bỏ chúng! Việc DỪNG DỰ ÁN ĐIỆN HẠT NHÂN NINH THUẬN chỉ có mấy anh báo phản động như BBC, RFA... là hết lời ca ngợi. Tuân theo Tiên đề số 1 của Google.tienlang thì “Bất cứ ai, bất cứ thứ gì được mấy ông BBC, RFA, VOA, RFI… tung hô thì đích thị đều là những người, những thứ bỏ đi, không ra gì"- Đó là một chân lý khỏi cần chứng minh!"- Ngược lại, những ai, những thứ bị mấy ông này phản đối thì chắc chắn là người tốt, thứ tốt! Từ đây, suy ra, Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận là tốt. 

- Thứ hai DẦU KHÍ. Tập đoàn 22 tỉ USD (Tập đoàn TAIF) của Nga muốn đầu tư dự án lọc hóa dầu tại Vân Phong. Ngoài Vân Phong, Nga sẽ đầu tư hơn 11 tỷ USD nâng cấp các nhà máy lọc dầu ở Việt Nam

Google.tienlang đã viết: "Trong khi dầu thô Nga giá rẻ mà Ấn Độ, Trung Quốc, thậm chí là Indonesia (mới gần đây, Google.tienlang biết thêm: thậm chí là Lào cũng quan tâm dầu khí Nga) ...đang mua với số lượng cực lớn về cho các cơ sở lọc dầu trong nước. Từ đây, chắc chắn sẽ có gas, có xăng dầu giá rẻ. Tại sao Việt Nam không mặn mà? Dù các mỏ dầu của Việt Nam đang dần cạn kiệt, các nhà máy lọc dầu khổng lồ đã xây dựng ở Việt Nam sẽ lấy nguyên liệu đầu vào từ đâu? Và dù đã có những đoàn chuyên gia dầu khí từ Nga đến làm việc với các nhà máy lọc dầu Việt Nam tỏ ý muốn bỏ tiền ra để nâng cấp, mở rộng các nhà máy lọc dầu Việt Nam để rồi tiếp nhận dầu thô từ Nga ... nhưng sao phía Việt Nam vẫn ậm ờ rồi để đó?"

- Thứ ba, DU LỊCH. Xem bài DU LỊCH VIỆT NAM "BÉT BẢNG" TRONG KHI THÁI LAN "BỘI THU", DO ĐÂU?

Tại bài này Google.tienlang xin chỉ ra một trong những nguyên nhân khách Nga đến Việt Nam giảm là do Việt Nam "sợ Mỹ buồn"sợ vi phạm lệnh cấm của Mỹ nên nên không nhiệt tình đàm phán để mở lại đường bay thẳng Hà Nội - Moskva và Việt Nam- Liên bang Nga sau đại dịch Covid. Từ ngày 22/03/2022, Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) thông báo tạm dừng khai thác đường bay trực tiếp từ Hà Nội tới Matxcova (LB Nga) kể từ ngày 25/03/2022. Từ đó tới nay khách Nga muốn đến Việt Nam đều phải bay vòng qua nước thứ ba. Trong khi đó thì Thái Lan, thậm chí là Lào vẫn có những tuyến bay thẳng này. 

Và, VÌ SỰ CHẦN CHỪ CỦA VIỆT NAM, THÁI LAN ĐÃ THẾ CHỖ ‘CỬA NGÕ’ CỦA NGA VÀO ĐÔNG NAM Á

Dưới đây là bài vừa đăng trên báo Sputnik (Nga):

Thái Lan tin có thể đóng góp vào thành công của BRICS

17:44 12.06.2024

https://kevevn.vn/20240612/thai-lan-tin-co-the-dong-gop-vao-thanh-cong-cua-brics-30269050.html

MATXCƠVA (Sputnik) - Thái Lan có thể đóng góp vào thành công của BRICS bằng cách hiệp lực thúc đẩy thiết lập tiếp xúc với các tổ chức khu vực như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Sáng kiến các nước vùng Vịnh Bengal về Hợp tác kinh tế và kỹ thuật đa phương (BIMSTEC).

Điều này được Bộ Ngoại giao Vương quốc công bố sau chuyến thăm Nga của Ngoại trưởng Thái Lan Marit Sangyampphong, người đã tham gia cuộc gặp của Bộ trưởng Ngoại giao các nước thành viên BRICS, được tổ chức với thành phần mở rộng tại Nizhny Novgorod.

"Trong bài phát biểu của mình, Ngoại trưởng đã khẳng định tầm quan trọng của BRICS trong việc tập hợp và hỗ trợ nguyện vọng của các nước đang phát triển về củng cố hệ thống quốc tế đa phương. Trong tương quan này, ông nhấn mạnh rằng Thái Lan có thể đóng góp vào thành công của BRICS bằng cách đảm trách vai trò người xây dựng cầu nối, vì lợi ích chung sẽ liên kết với khu vực và các tổ chức như ASEAN, BIMSTEC, Đối thoại về Hợp tác ở Châu Á và Nhóm G77. Ngoại trưởng cũng đã đề xuất với các nước BRICS mở rộng lĩnh vực tương tác bao gồm an ninh lương thực và năng lượng, chuỗi cung ứng, liên lạc kỹ thuật số và hợp tác Nam-Nam song hành với hợp tác Bắc-Nam", Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết trong thông cáo.

Thái Lan dự định gia nhập BRICS

Ngày 28 tháng 5, Chính phủ Thái Lan đã thông qua dự thảo thư bày tỏ ý định gia nhập BRICS. Các thành viên tham gia cuộc họp Chính phủ đã đi đến kết luận rằng việc tham gia BRICS sẽ giúp tăng cường vai trò của Thái Lan trên vũ đài quốc tế, cũng như mở rộng năng lực của Vương quốc trong tiến trình tạo dựng trật tự thế giới mới.

Philippines nghiên cứu kinh nghiệm của BRICS giải quyết vấn đề thanh toán với Liên bang Nga

https://kevevn.vn/20240610/philippines-nghien-cuu-kinh-nghiem-cua-brics-giai-quyet-van-de-thanh-toan-voi-lien-bang-nga--30218171.html

MATXCƠVA (Sputnik) - Philippines đang nghiên cứu kinh nghiệm của các nước BRICS để giải quyết vấn đề thanh toán với Nga, đại sứ nước này tại Moskva Igor Baylen cho biết trong cuộc phỏng vấn với Sputnik tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg (SPIEF) .

Nhưng một trong những vấn đề là khó khăn trong việc thanh toán do các lệnh trừng phạt. Chúng tôi đã thảo luận và nghiên cứu kinh nghiệm của các nước BRICS. Có lẽ nó sẽ trở thành mô hình về phương cách Nga và Philippines có thể phát triển hợp tác kinh tế và thương mại”, - Baylen nói.

Đại sứ Philippines bày tỏ mong muốn ký thỏa thuận với EAEU vào năm tới

Tôi đã thảo luận vấn đề này tại diễn đàn với thành viên hội đồng Bộ trưởng về hội nhập và kinh tế vĩ mô của Ủy ban Kinh tế Á-Âu, Sergei Glazyev. Tôi bày tỏ sự sẵn sàng của cá nhân mình để giải quyết vấn đề đó. Tôi đã giải thích với thủ đô của mình rằng có 5 quốc gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á tham gia, tổ chức đã có bản ghi nhớ hợp tác tương ứng với EAEU, bao gồm Singapore, Thái Lan, tôi nghĩ Myanmar, Indonesia và Việt Nam đang hướng tới mục tiêu tương tự”, - Baylen nói.

Ông nhắc lại: năm ngoái tại SPIEF, Myanmar đã ký một thỏa thuận tương ứng, và nhà ngoại giao hy vọng sẽ ký được thỏa thuận tương tự tại SPIEF hiện tại - nhưng chưa thực hiện được.

"Nhưng tôi hy vọng rằng điều này sẽ xảy ra, có lẽ vào năm tới. Tôi đã bày tỏ sẵn sàng thực hiện việc này. Tôi đã giải thích với Bộ Thương mại Philippines rằng việc hướng tới điều này là vì lợi ích của đất nước và Bộ đã nhận thức được vấn đề. Điều duy nhất là quá trình này sẽ mất nhiều thời gian hơn bình thường nhưng chắc chắn nó hữu ích cho lợi ích quốc gia của Philippines”, - Baylen kết luận.

Còn đây là Kết luận của Google.tienlang: Nếu chúng tôi được làm việc trong bộ máy Văn phòng Tổng thống Nga, có lẽ chúng tôi sẽ tham mưu cho Putin nên đi thăm Thái Lan thay vì Việt Nam! Thái Lan cũng đã mời V.Putin từ lâu (Xem bài ĐUA NHAU MỜI PUTIN, VIỆT NAM, THÁI LAN VÀ TRIỀU TIÊN ĐÃ VỨT "LỆNH BẮT PUTIN" CỦA ICC VÀO SỌT RÁC)

Hoàng Ngân Thương  

Kính mời xem các bài liên quan:

9 nhận xét:

  1. Ông Pín tuy nói chuyện rất thô tục nhưng xem ra RẤT ĐÚNG!
    Chuyện của Pín
    11.5
    https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid0gk9BNdPFWZoC3zzhHdaGs1XzFzPVbGk8No6fF9QbHVWRTHN72Xa4smaprnMMFHsLl&id=100086714805775

    Chào anh em, chủ nhật đẹp trời, chúng ta lại vòng về điện nhỉ ??
    Hôm nay, mình xin giải thích cho anh em tiếp về điện sạch, tại sao nó lại ko dễ đớp tý nào.
    Chúng ta vòng về đức, 1 nước xài điện sạch ( tức mặt trời và gió ) rất nhiều, trời ơi sạch quá.
    1 hộ gia đình bên Đức, xài TV, tủ lạnh, đèn, máy tính, bếp điện, máy giặt, ae phải trả cỡ 4 triệu VND ( mình tính ra vnd cho tiện )
    cùng 1 hộ bên VN, cùng các thiết bị như vậy ( ko tính điều hòa đâu nhé ) ae đông lào trả cỡ 400k, đúng bằng 1/10 đức.
    Vậy chứ tại sao điện sạch nó lại đắt ???
    Chúng ta phải làm toán 1 chút, hãy vòng về Đông Lào thần thánh. Hôm nay mình sẽ giảng cho anh em về thế mạnh của mình: Toán học.
    Anh em điện than, thủy điện, điện khí, điện dầu sẽ phát N điện vào lưới điện.
    Khi anh em điện gió và MT phi vào lưới, chúng ta sẽ có N + 7 đi.
    N+7 sẽ duy trì đều cho tới khi nắng tắt và gió ngừng, lúc này ae điện than hay gas phải gồng lên cho cái +7 thiếu hụt đó.
    Thành ra, ae điện sạch càng phát nhiều vào lưới, thì ae điện bẩn càng phải gồng người để bù khi ae thiếu hụt.
    Ví dụ nữa, ae thuê 5 công nhân lv cho 1 dây chuyền, tên chúng là than, nước, gas, gió và nắng.
    Dây chuyền chạy rất tốt, nhưng thằng nắng và gió luôn bỏ việc, hôm nào chúng làm đc cả ngày thì anh em mừng, nhưng thằng nắng cứ chiều buông hay mây che là nó nghỉ việc, thằng gió thì cũng ngừng bất tử khi Nam vô cao ngô hạ thổ như kì vô phong.
    Đơn hàng của khách anh em ko thể hoàn thành, vì 2 thằng kia nghỉ là ngừng cả dây chuyền, đéo sớm thì muộn, anh chị phải lôi 2 thằng chuyên ốm đó và đuổi việc chúng, vì chúng quá phập phù. Hoặc anh chị phải thuê thêm 2 thằng khác đứng cạnh chúng để phụ vào khi chúng bỏ việc.
    Vậy chứ người Đức sao lại xài đc điện sạch hỡi anh em ??
    Đó là tiền nhiều, dân đức không phải vô tình mà trả tiền điện cao gấp 10 lần VN.
    Có tiền, ae đức sẽ xây thủy điện tích năng ( VN hiện này đang xây ở ninh thuận ) tức 1 cái hồ cực to ở trên núi, và 1 cái hồ dưới chân núi, ae gió và MT sẽ phát điện để bơm nước ngược lên, nước đó sẽ xả xuống phát điện vào giờ cao điểm, cái đó rất tốn tiền xây và mất 10 số điện để bơm nước lên thì khi nước xả xuống, ae chỉ phát đc 1 số điện.
    Nữa, ae đức phải mua gas nga để chạy nền, điện gas đc cái hay là tăng tốc khá nhanh, khi gió với mt sập là anh em gas tăng tốc bù lại đc, nhưng ae đức đã mất nguồn gas giá rẻ từ nga, giờ ae lại đốt than chạy nhiệt điện và mua gas hóa lỏng.
    Điện gió hay mặt trời tuy lấy nguồn từ ông trời nhưng ae đầu tư ban đầu rất lớn, để chở 1 cái cánh quạt từ chân núi lên đỉnh, ae trả 1 triệu đô là thường, phải thuê xe chuyên dụng, xin giấy phép ae bộ lộ, rồi xe dẫn đường, rồi cấm đường cho ae chở vv. tốn lắm.
    EVN phải mua điện từ gió với MT giá cao hơn để bán cho dân giá thấp hơn, gọi là buôn ngược.
    là do ae quan lại nghe bọn tây tin rằng ae sẽ giảm phát thải bằng 0 sau 30 năm nữa, cái này rất khó thì ae phải tăng giá điện rất cao mới có tiền để bù đắp cho ae điện sạch kia, ít nhất giá phải gấp 3 hiện tại.
    Mà tăng thì ae dân kêu thấu trời xanh, ae dânchu mõmlon hay nói : tăng giá cũng đc, nhưng cần minh bạch với ko độc quyền blah blah ...
    dcmludanchu này chỉ nghĩ về lũngu này thôi đã khiến mình nổi cơn thịnh lộ, lũ chode.
    Tăng giá dân sẽ kêu, giá điện lên sẽ kéo mọi giá khác lên theo, ae đầu tư Tây hàn đàn nhật vv thấy giá điện cao thì chuyển đi nơi khác, thất nghiệp tăng và 1 vòng tròn sẽ xoáy nhanh dần đều chóng mặt anh em.
    Thành ra, ae đừng ham sạch, cái anh em cần làm là bảo vệ dân, môi trường sạch cũng là bảo vệ dân, nhưng anh em thà có việc làm, chiều đá dăm cốc bia hơi, gọi đĩa chả chó cùng với bầu trời hơi u ám vì ô nhiễm, thì vẫn hơn là thất nghiệp và đói méo mồm trong 1 bầu trời xanh ngắt ko 1 gợn mây.
    Cơm áo không đùa với khách thơ, hỡi anh em.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Pín chửi tục, nhưng không ngoa! Các bác thử lên mạng mở từ khoá "Chuyển đổi xanh" mà xem! Dày đặc các bài của các "chuyên gia" nhai theo luận điệu của phương Tây về "năng lượng sạch". Nhưng nếu những người biết tiếng nước ngoài đọc những tranh luận của người Đức, người Pháp hiện nay mới thấy rằng cái việc "Chuyển đổi xanh" do nhà cầm quyền Đức khởi xướng và EU làm theo ... đã thất bại!!!!
      Chuyện của Pín
      https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02hQURGYPyw6VATStA5ZBB88oHPb2AyR7tKZdLuhcgoCsc97zLhM6iXBGPYXhDSPR9l&id=100086714805775
      EVN 8 qua điện thoại :
      - a lô a lô, hỡi người anh em thủy điện tâm sáng như mặt nước sông Đà, anh em đang thiếu điện quá, người ae có thể xả nước phát điện đc ko ???
      - anh ơi bọn em đang rơi mực nước chết, ae vừa mua con lợn quay mời thầy cúng lập đàn cầu vũ, chứ thời tiết này chết anh em.
      - cầu vũ là gì??
      - là cầu mưa, ae cần mưa đầu nguồn, thôi anh tìm thằng khác đi, lúc nào có mưa thì ae gặp nhau ...
      tút tút tút ..
      - a lô, thàng em điện gió đó hả ??? ae đang thiếu điện nóng quá, mày phát điện cho a phát ??
      - bọn em vừa mua 1 con gà chuẩn bị cúng thưa quý anh
      - cúng cái gì ?
      - bọn em lập đàn cầu phong, trời càng nóng thì càng đéo có gió anh ạ, đéo có gió thì bọn em đéo quay đc.
      - địtmẹ chúng mày ...
      tút tút tút ..
      - Hỡi người anh em điện mặt trời, phát điện đi chứ hả ??
      - em chỉ phát khi có nắng, mà buổi chiều mới là đỉnh của đỉnh xài điện, bọn em chịu, tắt nắng là thua anh ơi ..
      - tao lại địtmẹ chúng mày ..
      - alô a lô nhiệt điện, nghe tao nói không ...
      - em nghe anh ơi..
      - mọi nơi thiếu điện rồi, trời nóng quá, ae sài gòn cưởi trần trùng trục luôn mồm kêu khổ kia kìa, mày phát điện cho anh cái.
      - em đéo phát, địt mẹ chúng nó cứ xạc phôn khôn đầy pin là chúng nó chửi em ô nhiễm, em đéo phát ..
      - thôi mày thương anh, dân đéo có điện khổ lắm.
      - địt mẹ lũ khốn nạn
      - mày chửi anh hả
      - ko, em chửi lũ chó ngu ăn bả dân chủ địt mẹ chúng nó, chúng nó muốn giết em dcm chúng nó em đéo phát điện nữa muốn ra sao thì ra ..
      - thôi anh xin mày, thằng thủy điện phong điện dương điện nằm im thở ô xi rồi, lúc này anh cần mày, xúc than vào phát điện đi em..
      - địtmẹ quân giết người ..
      - thôi mày nghe anh
      - địtmẹ lũ chó đẻ..
      - thôi phát điện giúp anh ..
      - ok em xúc than phát điện rồi đó, cơ mà cái địtmẹ lũ ... à mà thôi ..
      - ùm, thôi, chửi chúng nó làm đéo gì, mày lắng đi nha, phát điện giúp anh.
      - địtmẹ quân đọc chùa ..
      - ơ liên quan đéo gì???
      - là em chửi lũ đọc bài này mà đéo like.

      Xóa
    2. Chuyện của Pín
      https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid02hQURGYPyw6VATStA5ZBB88oHPb2AyR7tKZdLuhcgoCsc97zLhM6iXBGPYXhDSPR9l&id=100086714805775
      vn mà có 10 nhà máy điện nguyên tử thì ae hóa rồng nhanh lắm hehe, 1 hay 2 cái đéo ăn thua

      Xóa
    3. Nguyễn Trung Kiên
      khả năng là tương lai cũng đéo có điện nguyên tử rồi ngài Pín à, quy hoạch điện ko có nguyên tử mà cái đề án cũng như mặt bằng xây nhà máy ở Ninh Thuận chính thức bị giải tán rồi. VN ko có điện nguyên tử thì còn lâu mới giải quyết đc vấn đề năng lượng. bọn Tàu nó nói chuẩn: VN thiếu điện thì đừng mơ phát triển công nghiệp. nghĩ mà cay

      Xóa
    4. Hoa Quốc Phong
      Giới thiệu với ngài Pín một bài viết về điện của Việt Nam, được viết vào năm ngoái.
      NGUYÊN NHÂN NÀO KHIẾN NĂNG LƯỢNG ĐIỆN CỦA VIỆT NAM LẠI GẶP KHÓ KHĂN NHƯ VẬY?
      Có một thằng trẻ trâu Trung Quốc nó bảo:
      "Mỗi lần xem bản đồ Việt Nam thấy nó rất nguy hiểm...cảm giác như nó sẽ đứt ra ở giữa"
      Nhà phong thủy Cao Biền cũng ghi chép An Nam sau này được sao "2 quả tạ" chiếu mệnh.
      Cơ cấu lưới điện VN là mô hình "MỘT TRUYỀN TẢI, NĂM PHÂN PHỐI".
      Tổng công ty điện lực Việt Nam chịu trách nhiệm truyền tải BẮC- NAM chủ yếu đường dây 500kv, 220kv bắc nam và 110kv xuyên biên giới.
      5 phân phối gồm: Điện lực Miền Bắc, Điện lực Miền Trung, Điện lực Miền Nam, Điện lực Hà Nội và Điện lực tp.Hồ Chí Minh.
      Tất cả đều quản lý đường dây 110kv trở xuống.
      Việt Nam hình thành hai trung tâm kinh tế lõi ở hai đầu đất nước, nó cũng là 2 trung tâm phụ tải điện. Một là xung quanh Hà Nội, 2 là xung quanh tp.HCM.
      ĐÚNG LÀ SAO 2 QUẢ TẠ CHIẾU MỆNH THẬT.
      Trước 2020 phía bắc phát triển tốt Thủy điện và điện than, với các loại hình sản suất điện đa dạng hơn là so với phía nam phụ thuộc vào Than và Khí.
      Sau khi VN ký kết Hội Nghị Biến Đổi Khí Hậu (COP 26) do Liên Hợp Quốc tổ chức tại Anh Quốc cuối 2019. Thông điệp của COP 26 đưa gia nhằm giảm thải khí Cacbon, loại bỏ dần các năng lượng hoá thạch, chấm dứt các ưu đãi năng lượng hoá thạch cho các nước đang phát triển.
      Viêt Nam đã đồng ý và kết quả là kế hoạch điện 8 ra đời, tập chung phát triển điện tái tạo là Quang điện và Phong điện hứa hẹn với giá FIT hết 2021.
      Đối với năng lượng tái tạo như Quang điện và Phong điện rõ ràng phía Nam có lợi thế hơn so với phía Bắc về khí hậu, do đó các nhà máy hiện diện ở khu vực phía nam là tất yếu.
      Đến năm 2023 công suất lắp đặt điện khu vực phía nam trở nên vượt trội hơn phía bắc. Các nhà máy thủy điện ở khu vực phía bắc cũng thiếu nước trầm trọng, khả năng phát điện suy giảm.
      Nền kinh tế Việt Nam đang bùng nổ, nhất là khu vực phía bắc, do có địa lý gần Trung Quốc nhờ cuộc chiến tranh thương mại Trung - Mỹ. Vậy làm thế nào để cung cấp điện cho nơi này?
      Ở các quốc gia phân bổ tải điện theo hình que, việc truyền tải UHV DC sẽ khó khăn hơn, nhưng nếu không làm sẽ dẫn tới thiếu điện, nhưng nếu làm lợi ích kinh tế sẽ không được đảm bảo. Nhưng quy mô sẽ bù lại, TQ là ví dụ.
      Phụ tải điện của Việt nam là hình quả tạ sẽ tốt hơn nếu phân bổ tải UHV DC nhưng phụ tải của 2 trung tâm nay vẫn là quá nhỏ để có thể sử dụng lưới tải UHV DC. Vì vậy, cả nước chủ yếu dựa vào truyền tải điện xoay chiều AC 500 kV, còn truyền tải điện một chiều DC vẫn vướng, dự kiến ​​đến sau năm 2030 sẽ vướng và tiếp tục vướng đến năm 2050...
      Truyền tải điện xoay chiều AC tuy đơn giản hơn DC nhưng chúng có nhược điểm là hao hụt điện năng. Việc truyền tải năng lượng điện gió và điện mặt trời ra phía bắc chỉ có thể nâng giá điện để bù đắp cho công ty phân phối.
      Có nghĩa là nhà phân phối điện cụ thể là Điện lực miền bắc và điện lực Hà Nội muốn có điện thì phải chịu hao hụt cho vấn đề về dây dẫn. Nếu họ không nâng giá điện mà vẫn duy trì giá điện hiện tại thì họ sẽ lỗ vốn tương đương với việc giải tán công ty.
      Việc nâng giá điện phải chịu áp lực từ Bộ Công Thương (Chính phủ).
      Để giải toả khúc mắc chính phủ cần phải "cải cách thị trường bán lẻ cạnh tranh".

      Xóa
  2. Quy hoạch điện mới nhất không có Điện nguyên tử!
    TOÀN VĂN: Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện
    Ngày 3/4/2024
    https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/toan-van-ke-hoach-thuc-hien-quy-hoach-dien-viii-119240401173827433.htm

    Toàn văn Quyết định 262/QĐ-TTg ngày 1/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUY HOẠCH ĐIỆN VIII
    1. Danh mục các dự án nguồn điện quan trọng, ưu tiên đầu tư của ngành tới năm 2030
    - Tổng công suất nhiệt điện khí trong nước là 14.930 MW. Danh mục các dự án đầu tư xây dựng mới và tiến độ vận hành tại Bảng 1 Phụ lục III.

    - Tổng công suất nhiệt điện LNG là 22.400 MW. Danh mục các dự án đầu tư xây dựng mới và tiến độ vận hành tại Bảng 2 Phụ lục III.

    - Tổng công suất nhiệt điện than là 30.127 MW. Danh mục các dự án đầu tư xây dựng mới và tiến độ vận hành tại Bảng 3 Phụ lục III.

    - Tổng công suất nguồn điện đồng phát, nguồn điện sử dụng nhiệt dư, khí lò cao, sản phẩm phụ của dây chuyền công nghệ là 2.700 MW. Danh mục các dự án cần đầu tư xây dựng mới và tiến độ vận hành tại Bảng 5 Phụ lục III.

    - Tổng công suất thủy điện là 29.346 MW. Danh mục dự án thủy điện vừa và lớn cần đầu tư xây dựng mới và tiến độ vận hành tại Bảng 6 Phụ lục III.

    - Tổng công suất thủy điện tích năng là 2.400 MW. Danh mục dự án cần đầu tư xây dựng mới và tiến độ vận hành tại Bảng 7 Phụ lục III.

    2. Công suất nguồn điện năng lượng tái tạo của các địa phương/vùng và danh mục các dự án nguồn điện tới năm 2030
    - Tổng công suất điện gió ngoài khơi là 6.000 MW. Công suất điện gió ngoài khơi theo vùng tại Bảng 1, Phụ lục II.

    - Tổng công suất điện gió trên bờ (điện gió trên đất liền và gần bờ) là 21.880 MW. Danh mục các dự án điện gió trên bờ tại Bảng 9, Phụ lục III.

    - Tổng công suất thủy điện là 29.346 MW. Danh mục các dự án thủy điện nhỏ xây dựng mới tại Bảng 10, Phụ lục III.

    - Tổng công suất điện sinh khối là 1.088 MW. Danh mục các dự án điện sinh khối xây dựng mới tại Bảng 11, Phụ lục III.

    - Tổng công suất điện sản xuất từ rác là 1.182 MW. Danh mục các dự án điện sản xuất từ rác xây dựng mới tại Bảng 12, Phụ lục III.

    - Tổng công suất điện mặt trời mái nhà (tự sản, tự tiêu) tăng thêm là 2.600 MW. Kết quả phân bổ điện mặt trời mái nhà theo tỉnh tại Bảng 6, Phụ lục II. Việc phát triển điện mặt trời mái nhà thực hiện theo quy định pháp luật về phát triển điện mặt trời mái nhà, phù hợp với quy mô công suất được phê duyệt.

    - Tổng công suất pin lưu trữ là 300 MW. Danh mục dự án đầu tư xây dựng mới tại Bảng 8 Phụ lục III. Ưu tiên phát triển các dự án điện năng lượng tái tạo kết hợp đầu tư pin lưu trữ. Công suất pin lưu trữ của nhà máy điện năng lượng tái tạo không tính vào công suất của dự án nguồn điện, không tính vào cơ cấu công suất pin lưu trữ của hệ thống điện (đến năm 2030 là 300 MW).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 3. Các loại hình nguồn điện khác tới năm 2030
      - Dự kiến phát triển 300 MW các nguồn điện linh hoạt. Ưu tiên phát triển tại các khu vực có khả năng thiếu hụt công suất dự phòng; tận dụng hạ tầng lưới điện sẵn có.

      - Dự kiến nhập khẩu điện khoảng 5.000 MW từ Lào, có thể tăng lên 8.000 MW khi có điều kiện thuận lợi với giá điện hợp lý để tận dụng tiềm năng nguồn điện xuất khẩu của Lào. Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định chủ trương nhập khẩu và phương án lưới điện đấu nối đồng bộ đối với từng dự án cụ thể.

      - Nguồn điện năng lượng tái tạo phục vụ xuất khẩu, sản xuất năng lượng mới như sau:

      + Những vị trí có tiềm năng xuất khẩu điện ra nước ngoài là khu vực miền Trung và miền Nam. Quy mô xuất khẩu từ 5.000 MW đến 10.000 MW khi có các dự án khả thi. Bộ Công Thương báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định chủ trương xuất khẩu điện và phương án lưới điện đấu nối đồng bộ đối với từng trường hợp cụ thể, phù hợp với quy định của pháp luật.

      + Sử dụng năng lượng tái tạo để sản xuất các loại năng lượng mới (như hydro xanh, amoniac xanh) phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu: Ưu tiên phát triển tại các khu vực có tiềm năng năng lượng tái tạo tốt, cơ sở hạ tầng lưới điện thuận lợi; quy mô phát triển phấn đấu đạt 5.000 MW (chủ yếu là nguồn điện gió ngoài khơi). Bộ Công Thương báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định với từng dự án cụ thể khi đã cơ bản đánh giá được tính khả thi về công nghệ và giá thành. Công suất nguồn năng lượng tái tạo để sản xuất năng lượng mới không tính vào cơ cấu nguồn điện cung cấp cho phụ tải hệ thống điện quốc gia.

      Xóa
  3. QUY HOẠCH ĐIỆN KHÔNG CÓ ĐIỆN NGUYÊN TỬ, TRONG KHI ĐÓ VẪN Ồ ẠT PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ, ĐIỆN MẶT TRỜI- THỨ MÀ CHÂU ÂU ĐANG PHÁ BỎ!

    Trả lờiXóa
  4. Việt Nam là cửa ngõ để Nga tiến vào Đông Nam Á
    07/01/2016 5:56
    https://viettimes.vn/viet-nam-la-cua-ngo-de-nga-tien-vao-dong-nam-a-post16235.html

    Nga sẽ trở thành cửa ngõ để Việt Nam tiếp cận với thị trường trong không gian hậu Xô Viết, còn Việt Nam sẽ là cầu nối cho Nga tiến tới thị trường Đông Nam Á.

    Đó là nhận định của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nga Konstantin Vnukov ở Việt Nam trong buổi họp báo tổng kết quan hệ Nga – Việt Nam được tổ chức ở Hà Nội.

    Theo đại sứ Vnukov, trong năm 2015, Nga và Việt Nam đã có rất nhiều bước tiến trong việc thắt chặt quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Nga coi Việt Nam là bạn bè lâu đời và đáng tin cậy. Dựa trên cơ sở Học thuyết đối ngoại đã được Tổng thống Vladimir Putin phê duyệt, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam sẽ vẫn là một trong những hướng đi quan trọng bậc nhất trong chính sách đối ngoại của Moscow tại châu Á – Thái Bình Dương.

    Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh tế, Nga có cơ sở để xem Việt Nam là một mắt xích vững chắc trong việc đẩy mạnh hợp tác theo đường các tổ chức và liên kết khu vực. Việc ký kết Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh kinh tế Á – Âu và Việt Nam đã được kỳ vọng trở thành một công cụ quan trọng bậc nhất để đạt được mục tiêu này.

    Kết quả của việc khởi động cơ chế này là Việt Nam sẽ nhận quyền tiếp cận vào một thị trường to lớn và có triển vọng của 5 nước thuộc không gian hậu Xô Viết: Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kirgizia, với số lượng người tiêu dùng gần 200 triệu.

    Ở phía đối diện, dưới sự hỗ trợ của Việt Nam, cùng với việc Moscow tích cực đẩy mạnh quan hệ đối tác song phương với ASEAN, Nga hy vọng sẽ có quyền tiếp cận với thị trường các quốc gia Đông Nam Á có hơn 600 triệu dân. Khi bình luận về quan hệ đối tác hai chiều này, Đại sứ Nga Konstantin Vnukov cho biết: “Việt Nam có kinh nghiệm phong phú trong việc ký kết các hiệp định thương mại tự do. Chúng tôi không có kinh nghiệm đó nên đàm phán đối với chúng tôi khá phức tạp… Và kết quả của những buổi nói chuyện thẳng thắn, cởi mở đã giúp chúng ta cởi bỏ được các bất đồng”.

    Để hiện thực hóa hy vọng này, Việt Nam và Nga thành lập cơ quan điều phối chính cùng phối hợp hành động về kinh tế là Ủy ban Liên chính phủ Việt – Nga về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học – kỹ thuật, dẫn đầu là Phó Thủ tướng thứ nhất Chính phủ Liên bang Nga Igor Shuvalov và Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Hoàng Trung Hải. Trong tháng 12/2015, tại Hà Nội, hai vị lãnh đạo đã gặp gỡ, thảo luận và phân tích hiện trạng toàn bộ tổ hợp trong sự phối hợp hành động song phương trong lĩnh vực thương mại và đầu tư.

    Nga cũng sẽ tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Nga – ASEAN trong các ngày từ 19-20/5/2016 tại thành phố Sochi. Tổng thống Vladimir Putin đã gửi giấy mời tham dự hội nghị tới tất cả thành viên ASEAN, phía Việt Nam đã nhận lời.

    Trong những năm gần đây, dù cục diện không thuận lợi trên các thị trường thế giới, khối lượng thương mại song phương giữa Nga và Việt Nam vẫn giữ ở mức khá cao: 3,75 tỷ USD trong năm 2014. Trong 10 tháng đầu năm 2015 đã đạt 2,74 tỷ USD. Các công ty Nga đang tham gia thực hiện 113 dự án với tổng số vốn là 2 tỷ USD tại 24 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam. Trên lãnh thổ Liên bang Nga đã có 18 dự án được đăng ký với sự tham gia góp vốn của Việt Nam với số tiền là 2,5 tỷ USD.

    Cả hai nước tin rằng, những chỉ số này chưa đáp ứng được những khả năng và nhu cầu của cả hai bên. Chính vì vậy, các nhà lãnh đạo Nga và Việt Nam đặt nhiệm vụ gia tăng kim ngạch thương mại lên 10 tỷ USD đến năm 2020.

    Cũng theo Đại sứ Nga, ưu tiên hợp tác giữa Việt Nam và Nga trong thời gian tới là phát triển kinh tế và kỹ thuật, văn hóa và xã hội, đặc biệt là mối quan hệ giữa người dân hai nước.

    Theo Infonet

    Trả lờiXóa