Thứ Ba, 4 tháng 6, 2024

Sự thật Normandy: ANH - MỸ CỐ TÌNH TRÌ HOÃN MỞ MẶT TRẬN THỨ HAI VÌ MUỐN "TOẠ SƠN QUAN HỔ ĐẤU"

Sự thật Normandy: Anh- Mỹ cố tình trì hoãn mở mặt trận thứ hai vì muốn "Toạ sơn quan hổ đấu"

Trước khi tiếp tục đọc bài mới, kính mời mn coi lại một vài bài liên quan:

1. Nhân ngày Chiến thắng trước phát xít 9/5: NHẬT BẢN ĐẦU HÀNG LÀ VÌ STALIN CHỨ KHÔNG PHẢI VÌ BOM NGUYÊN TỬ MỸ!

 2. P1. Chuyên gia Mỹ: Nhật đầu hàng không phải vì bom nguyên tử mà... vì Stalin

 3. P2. Chuyên gia Mỹ: Nhật đầu hàng không phải vì bom nguyên tử mà... vì Stalin

4. VÌ SAO PUTIN PHẢI SỬA ĐỔI TÊN GỌI NGÀY LỄ 03/9, TỪ ‘NGÀY KẾT THÚC CHIẾN TRANH THẾ CHIẾN 2’ THÀNH ‘NGÀY CHIẾN THẮNG QUÂN PHIỆT NHẬT BẢN VÀ KẾT THÚC THẾ CHIẾN 2’

5. NHÀ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ NA UY GLENN DIESEN TỐ CÁO HÀNH VI ‘VIẾT LẠI LỊCH SỬ’ CỦA CHỦ TỊCH UỶ BAN CHÂU ÂU VON DER LEYEN LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI GIẢI PHÓNG TRẠI TẬP TRUNG AUSCHWITZ

Ngày mai, 05/6/2024, ông Tổng thống J.Biden phải tạm ngừng cuộc vận động tranh cử của mình giữa lúc vô cùng khó khăn để bay sang Pháp chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 80 năm Mỹ và Anh đổ bộ lên bờ biển Normandy ngày 6/6/1944- 2024, chính thức Mở Mặt trận thứ hai cùng Hồng quân Liên Xô ở Mặt trận thứ nhất đánh bại chủ nghĩa phát xít Hitler, giải phóng châu Âu. Tại đây, J.Biden sẽ có bài phát biểu xuyên tạc Lịch sử Chiến tranh Thế giới thứ Ha khi chỉ ca tụng quân đội Mỹ, chắc sẽ tương tự như bài phát biểu của ông vào ngày 28/5/2024 tại Nghĩa trang Quân đội Arlington nhân Ngày Tưởng niệm Quốc gia, nói rằng "chính những người lính Mỹ trong Thế chiến thứ hai đã cứu thế giới và giải phóng châu Âu khỏi chủ nghĩa phát xít."

Ngày 28/5/2024 tại Nghĩa trang Quân đội Arlington nhân Ngày Tưởng niệm Quốc gia, Biden đã xuyên tạc bịa đặt Lịch sử Thế chiến 2

Ông nói: “Trong một tuần nữa sẽ là 80 năm kể từ khi Thế hệ những chiến binh Mỹ vĩ đại nhất đổ bộ lên bãi biển Normandy, giải phóng lục địa và cứu thế giới theo đúng nghĩa đen”.

Biden tảng lờ đi một SỰ THẬT là những chiến sĩ Hồng quân Liên Xô mới là lực lượng quyết định chiến thắng phát xít Đức, giải phóng châu Âu. Suốt từ năm 1941, 1942, 1943 Anh- Mỹ luôn đưa ra các lời cam kết với Nhà lãnh đạo Liên Xô J.Stalin, rằng phương Tây sẽ "Mở mặt trận thứ hai" nhưng rồi lại thất hứa. Anh- Mỹ đã cố tình trì hoãn mở Mặt trận thứ Hai là vì muốn "Toạ sơn quan hổ đấu", muốn đứng ngoài xem Liên Xô cùng phát xít Đức đánh nhau, chờ thời khi cả hai con hổ sức cùng lực kiệt thì mới nhảy vào chia phần chiến lợi phẩm. Đúng như vậy, mãi ngày 06/6/1944 Anh- Mỹ mởi tiến hành đổ bộ vào bãi biển Normandy (Pháp) để Mở Mặt trận thứ hai, khi mà Liên Xô đã đánh bại quân chủ lực phát xít Đức ở Chiến dịch Stalingrad (từ 23 tháng 8 năm 1942 – 2 tháng 2 năm 1943, 5 tháng, 1 tuần và 3 ngày) và Chiến dịch Vòng cung Kursk kéo dài từ ngày 5 tháng 7 đến 23 tháng 8 năm 1943 khiến quân phát xít Đức bị "gãy sống lưng", bắt đầu những cuộc tháo chạy. Hồng quân Liên Xô bắt đầu công cuộc đuổi quân phát xít ra khỏi Liên Xô và truy kích sang cả châu Âu...

Mãi ngày 06/6/1944 Anh- Mỹ mởi tiến hành đổ bộ vào bãi biển Normandy (Pháp) để Mở Mặt trận thứ hai, SỰ THẬT không phải là để họ tiêu điệt phát xít, giải phóng châu Âu, mà là họ LO SỢ, rằng cứ đà này, chẳng cần hỗ trợ của phương Tây, Liên Xô tự đánh bại phát xít Đức và giải phóng toàn bộ châu Âu. Anh - Mỹ buộc phải Mở Mặt trận thứ hai ngày 06/6/1944 thì mới có cớ "chia phần" chiến lợi phẩm!

Những Kết luận trên đây không phải Google.tienlang tự nghĩ ra mà là chúng tôi đã phải nghiên cứu rất nhiều tư liệu Lịch sử, cả bằng tiếng Nga lẫn tiếng Anh, đặc biệt Tư liệu Lịch sử của các vị Tướng Mỹ- những người trực tiếp tham gia vào sự kiện khi Anh- Mỹ cùng Liên Xô bàn bạc v/v Mở Mặt trận thứ hai.

1. Kính mời những ai biết tiếng Anh, xin hãy tự đọc bản gốc bài báo của hai vị Đô đốc Hải quân Mỹ, từng là Đại sứ Mỹ tại Liên Xô thời điểm 1941-1943:

Winston Churchill And TheSecond Front – Dịch: Winston Churchill và Mặt trận thứ hai

By Admiral William H. Standley, U. S. Navy (Retired) with Rear Admiral Arthur A. Ageton, U. S. Navy (Retired)

https://www.usni.org/magazines/proceedings/1953/november/winston-churchill-and-second-front

Tác giả: Đô đốc William H. Standley, Hải quân Hoa Kỳ (Nghỉ hưu) với Chuẩn đô đốc Arthur A. Ageton, Hải quân Hoa Kỳ (Nghỉ hưu)

Tháng 11 năm 1953

William Harrison Standley là đô đốc trong Hải quân Hoa Kỳ, người từng giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Hoạt động Hải quân từ năm 1933 đến năm 1937. Ông cũng từng là đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Xô từ năm 1941 đến năm 1943.

Arthur Ainslie Ageton là một sĩ quan hải quân, đại sứ, nhà văn và giáo viên viết văn. Ông là Đại sứ Hoa Kỳ tại Paraguay từ ngày 9 tháng 9 năm 1954 đến ngày 10 tháng 4 năm 1957. Ông cũng là một chuẩn đô đốc Hải quân

2. Kính mời những ai biết tiếng Anh, xin hãy đọc bản gốc bài viết (trong cả Kho Tư liệu về Chiến tranh Thế giới thứ hai) với tiêu đề The Second Front – Dịch: Mặt trận thứ hai

https://premium.globalsecurity.org/military/world/war/ww2/second-front.htm

Tư liệu Lịch sử này cho chúng ta biết: Cuộc giao tranh giữa 400 sư đoàn Đức và Liên Xô ở Mặt trận phía Đông đã diễn ra trong 4 năm. Mặt trận trải dài 1.600 km. Trong khi đó, cuộc giao tranh ở Mặt trận phía Tây có sự tham gia nhiều nhất của 15-20 sư đoàn. Quân đội Đức chịu 88% thương vong ở Mặt trận phía Đông. Chính quân đội Liên Xô đã phá vỡ ý chí và năng lực của quân đội Đức trong việc tiến hành các cuộc tấn công lớn trên mặt trận năm 1943. Trận Kursk – đó là cái tên mà các sử gia phải nhớ! Nhà Lịch sử nổi tiếng người Anh Norman Davies viết rằng vai trò quan trọng của quân đội Liên Xô trong Thế chiến thứ hai sẽ quá rõ ràng đối với các nhà sử học trong tương lai đến mức họ sẽ chỉ ghi nhận Mặt trận thứ hai chỉ là sự hỗ trợ quan trọng của Hoa Kỳ và Anh.

3. Kính mời những ai biết tiếng Nga, xin hãy đọc bản gốc bài Открытиевторого фронта в 1944 году: медвежья услугаили помощь? - Việc mở mặt trận thứ hai vào năm 1944: bất lợi hay giúp đỡ?

6/6/2019

https://histrf.ru/read/articles/otkrytiie-vtorogho-fronta-v-1944-ghodu-miedviezhia-uslugha-ili-pomoshch

Ngày 6 tháng 6 năm 1944, tại Normandy, các đồng minh của Liên Xô trong liên minh chống Hitler đã mở mặt trận thứ hai được chờ đợi từ lâu.

Việc mở mặt trận thứ hai được cho là nhằm giẩm bớt tình hình căng thẳng của Hồng quân, vốn đã chiến đấu quyết liệt với bộ máy quân sự Đức trong ba năm. Nhưng đến năm 1944, khi có một bước ngoặt căn bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai, và ở Mặt trận phía Đông điều đó đã xảy ra một năm trước đó, việc mở mặt trận thứ hai về bản chất đã mang tính chất chính trị hơn là quân sự.

......

Phần Kết của bài này là nhận xét chua chát: Như chúng tôi đã chỉ ra, quân đồng minh đã nhìn thấy mọi thứ và hiểu mọi thứ. Ngay khi một trong các bên ở phương Đông bắt đầu chiếm thế thượng phong với lợi thế rõ rệt thì các “đối tác phương Tây” ngay lập tức can thiệp. Đây là gì nếu không phải là một tính toán địa chính trị lạnh lùng?

Có tất cả các khả năng để đổ bộ, người Mỹ và người Anh đã trì hoãn nó cho đến phút cuối cùng, “bỏ bom” giới lãnh đạo Liên Xô bằng những lời hứa hẹn. Có lẽ những đường nét của cuộc đối đầu trong tương lai trong Chiến tranh Lạnh bắt đầu được vạch ra không phải ở Tehran, Potsdam hay Yalta, mà trên những bãi biển Normandy lạnh lẽo, đẫm máu của lính Mỹ.”

4. Kính mời những ai biết tiếng Việt, xin hãy đọc bản gốc bài trên báo VietNamNet với tiêu đề  Lật lại lịch sử tìm nguyên nhân chậm mở mặt trận thứ hai chống phát xít

01/04/2021 05:14 (GMT+07:00)

https://vietnamnet.vn/lat-lai-lich-su-tim-nguyen-nhan-cham-mo-mat-tran-thu-hai-chong-phat-xit-723264.html

Trong Thế chiến thứ hai, mặt trận Xô-Đức đóng vai trò chủ yếu, quyết định đối với toàn bộ tiến trình cuộc chiến, nên gánh nặng chủ yếu dồn lên vai nhân dân và quân đội Xô-viết.

Chính vì vậy, ngay từ khi cuộc Chiến tranh Vệ quốc bắt đầu, Liên Xô đã liên tục đề nghị Anh, Mỹ sớm mở mặt trận thứ hai (phía tây), để làm giảm đáng kể những hi sinh, thiệt hại cho Liên Xô và góp phần rút ngắn thời gian chiến tranh.

Ngày 18/7/1941, trong bức thư đầu tiên gửi Thủ tướng Anh Churchill, nhà lãnh đạo Stalin đề nghị Anh “mở chiến trường mới tại phương tây (phía bắc nước Pháp) và tại phương bắc (vùng Bắc cực) để chống Hitler”.

Trận Normandy năm 1944 tại Pháp. Ảnh: AP

Nhưng nước Anh, dù vào tháng 6/1941 đã tuyên bố sẵn sàng ủng hộ Liên Xô, lại không vội thực hiện các biện pháp đã cam kết. Trong thông điệp trả lời Stalin ngày 21/7/1941, Churchill cho biết: “Các tướng lĩnh Anh không có khả năng tiến hành hoạt động gì để có thể giúp Nga dù ở mức thấp nhất”. Thực ra, lúc này Anh quan tâm nhiều hơn đến củng cố vị thế ở Địa Trung Hải.

Thủ tướng Anh Churchill

Tháng 5-6/1942, Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Molotov lần lượt đến London hội đàm với Thủ tướng Anh Churchill, đến Washington hội đàm với Tổng thống Mỹ Roosevelt. Các bên đạt được thỏa thuận về việc mở mặt trận thứ hai ngay trong năm 1942, do đã hội tụ đầy đủ các điều kiện để tiến hành các hoạt động quân sự chống quân Đức ở Tây Âu: Quân Đức đang tập trung những lực lượng lớn tại mặt trận Xô-Đức; Mỹ-Anh có trong tay những binh đoàn mạnh được trang bị tốt; phong trào kháng chiến phát triển mạnh mẽ ở châu Âu có thể hỗ trợ có hiệu quả cho quân đồng minh tấn công vào nước Đức…

Tổng thống Mỹ Roosevelt

Thế nhưng, Mỹ và Anh không muốn thực hiện thỏa thuận đã cam kết. Khi ký tuyên bố chung, Churchill đã trao đổi với Ngoại trưởng Molotov: “Không thể nói trước rằng tình hình có thuận lợi hay không để tiến hành chiến dịch như dự tính. Vì vậy, chúng tôi không thể hứa trước”. Và, 8 ngày sau khi công bố thông cáo chung về việc mở mặt trận thứ hai, Churchill đã đề nghị với Roosevelt và được Mỹ đồng ý trì hoãn mở mặt trận này, thay vào đó là đổ bộ lên Bắc Phi.

Ngày 18/7/1942, Churchill thông báo Stalin về quyết định nói trên. Ông ta viện ra những nguyên nhân về mặt quân sự - kỹ thuật để lí giải việc chưa mở mặt trận thứ hai. Tháng 8/1942, đúng lúc trận Stalingrad đang diễn ra ác liệt thì Churchill bay sang Moscow thông báo với phía Liên Xô rằng quân Anh, Mỹ sẽ đổ bộ lên châu Âu vào năm 1943.

Tuy nhiên, hội nghị thượng đỉnh Anh-Mỹ tại Casablanca, Maroc vào đầu tháng 1/1943 lại cho thấy các nước đồng minh sẽ không chuẩn bị bất kỳ cuộc tấn công đáng kể nào trong năm này.

Trong tuyên bố chung của Churchill và Rossevelt về kết quả hội nghị gửi nhà lãnh đạo Stalin không thể hiện bất cứ thông tin gì liên quan đến các chiến dịch cụ thể hay thời hạn mở các chiến dịch nào đó, mà chỉ bày tỏ “tin tưởng Hồng quân có thể buộc Đức quỳ gối trong 1943”.

Tháng 2/1943, sau cuộc điện đàm với Roosevelt, Churchill gửi điện cho Stalin thông báo “chúng tôi đang chuẩn bị cho chiến dịch ở Manche vào tháng 8 hoặc tháng 9/1943”.

Đến tháng 5/1943, hội nghị thường kỳ Anh - Mỹ lại một lần nữa quyết định lùi thời gian mở mặt trận thứ hai “đến mùa xuân 1944”. Tuy nhiên, chiến thắng của Hồng quân trong trận Kursk (tháng 8/1943) đã làm thay đổi thái độ của Anh và Mỹ. Họ nhận thấy “quân đội Xô-viết có thể tự lực đánh bại chủ nghĩa phát xít và giải phóng châu Âu”, nên họ lo sợ Hồng quân sẽ tiến vào Trung và Tây Âu sớm hơn quân đội của họ.

Hội nghị Tehran (28/11 đến 1/12/1943)

Kết quả là tại hội nghị Tehran (28/11 đến 1/12/1943), nguyên thủ 3 nước Xô-Mỹ-Anh đạt được thỏa thuận về việc mở mặt trận thứ hai vào tháng 5/1944. Đây là lần đầu tiên trong Thế chiến thứ hai, ba nước có được sự đồng thuận về các kế hoạch quân sự chủ yếu.

Ngày 6/6/1944, mặt trận thứ hai được bắt đầu bằng cuộc đổ bộ lớn nhất trong lịch sử của liên quân Anh-Mỹ vào bãi biển Normandy qua eo biển Manche (chiến dịch Overlord) và cuộc tập kích của quân đội Mỹ từ phía nam nước Pháp (chiến dịch Envil). Mặt trận phía đông, Hồng quân Liên Xô cũng tiến hành những cuộc phản công chiến lược, quét sạch quân xâm lược ra khỏi lãnh thổ đất nước, đồng thời giải phóng các nước Đông Âu khỏi ách phát xít.

Mặt trận thứ hai tồn tại 11 tháng. Trong thời gian đó, liên quân Anh-Mỹ đã giải phóng Pháp, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, một phần lãnh thổ Áo và Tiệp Khắc, tiến vào nước Đức và tụ họp với Hồng quân Liên Xô tại bờ sông Elbe.

Việc Anh-Mỹ cố tình trì hoãn việc mở mặt trận thứ hai là nhằm đùn đẩy gánh nặng chiến tranh lên vai Liên Xô, qua đó làm suy yếu Liên Xô. Trong 2 năm chưa có mặt trận thứ hai, Hồng quân Liên Xô đã bị mất hơn 5 triệu người hy sinh, bị bắt và mất tích. Tuy vậy, sau khi mở, mặt trận này cũng đã làm cho Đức căng mình đối phó cả 2 phía, phần nào làm nhẹ bớt gánh nặng cho Liên Xô, góp phần đẩy nhanh hơn sự thất bại hoàn toàn của Đức Quốc xã.

Tác giả Nguyên Phong 

https://vietnamnet.vn/lat-lai-lich-su-tim-nguyen-nhan-cham-mo-mat-tran-thu-hai-chong-phat-xit-723264.html

Nguyễn Thành Trung - Cộng tác viên Google.tienlang Tổng hợp và Dịch

Kính mời xem các bài liên quan:

10 nhận xét:

  1. Phùng Xuân Nghĩalúc 07:08 5 tháng 6, 2024

    Google.tienlang đấu tranh chống lật sử không chỉ trong phạm vi Việt Nam mà còn cả ở tầm quốc tế.
    Biden- tổng thống Mỹ đại diện cho phương Tây tập thể đang cố xuyên tạc lịch sử, LẬT SỬ, ĐỔI ĐEN THÀNH TRẮNG, ĐỔI TRẮNG THÀNH ĐEN.
    Chưa kể, puppet của Mỹ là Zelensky cùng cả cái chế độ con rối- puppet Ukraina còn xuyên tạc là cả Stalin+ cả Hitler có lỗi như nhau, khơi mào chiến tranh thế giới thứ Hai; hoặc Hitler là Người giải phóng Ukraina khỏi ách chiếm đóng của Stalin!!!!

    Xem bài
    Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014
    Одарченко назвал Гитлера освободителем-- Thống đốc Kheson gọi Hitler là Người Giải phóng

    https://googletienlang2014.blogspot.com/2014/05/thong-oc-khesonsk-goi-hitler-la-nguoi.html

    Trả lờiXóa
  2. Phùng Xuân Nghĩalúc 07:24 5 tháng 6, 2024

    Châu Âu chỉ muốn Nga-Đức đánh nhau

    Các sử gia nhất trí rằng các quan chức châu Âu bảo thủ đã coi Adolf Hitler là ít “tệ” hơn nước Nga Xô viết. Hơn nữa, theo nhà kinh tế học Mỹ Guido Giacomo Preparata, đối với chính quyền Anh và Mỹ, chủ nghĩa Quốc xã được xem là động lực làm sụp đổ Liên Xô, và hoàn thành một quá trình đã bắt đầu từ Thế chiến thứ 1 - đó làm tan rã hoàn toàn Đế chế Nga cũ.
    Nhà kinh tế học Preparata viết trong cuốn sách “Làm thế nào mà Anh và Mỹ đã tạo ra Đế chế 3 (Đức Quốc xã)”: “Nói với Churchill, Thủ tướng Anh Stanley Baldwin tóm tắt vấn đề vào tháng 7/1936 như sau: “Nếu chiến sự có diễn ra ở châu Âu thì tôi mong được chứng kiến cảnh tụi Bolshevik và Đức Quốc xã nện nhau”.

    Giới chức châu Âu và Mỹ không chỉ không sẵn lòng thiết lập quan hệ liên minh với Liên Xô, mà còn tích cực đổ tiền vào nền kinh tế Đức Quốc xã, tạo điều kiện cho bộ máy chiến tranh của phát xít Đức phát triển.

    Preparata tiếp tục nêu các chi tiết: Hãng sản xuất vũ khí danh tiếng của Anh, Vickers-Armstrong, đã cung cấp vũ khí hạng nặng cho Berlin, trong khi các công ty Mỹ như Pratt & Whitney, Douglas, Bendix Aviation... cung cấp cho các hãng của Đức như là BMW, Siemens... các bằng sáng chế, bí mật quân sự và các động cơ máy bay tối tân.

    Vụ “phản bội” Munich 1938

    Biên bản cuối cùng ghi lại trò chơi chính trị này là Thỏa thuận Munich do các cường quốc lớn tại châu Âu (gồm Anh, Đức, Pháp, Italy) (loại trừ Liên Xô và Tiệp Khắc) ký kết vào ngày 30/9/1938. Thỏa thuận này cho phép nước Đức Quốc xã sáp nhập các khu vực biên giới phía bắc và phía tây của Tiệp Khắc.

    Chính các tài liệu lưu trữ của Anh được công bố vào năm 2013 đã phơi bày thực tế khiến phương Tây phải bối rối là nước Anh không chỉ phản bội Tiệp Khắc bằng việc cho phép Hitler xâm lược nước đó mà còn tình nguyện trao gần 9 triệu USD tiền vàng vốn thuộc về Tiệp Khắc cho Đức Quốc xã. Các thỏi vàng của Tiệp Khắc đã được gửi ngay cho Hitler vào tháng 3/1939 khi y chiếm Praha.

    Giám đốc Trung tâm Nga học tại Đại học Nhân văn Moscow và Viện Phân tích Chiến lược Hệ thống - sử gia Andrei Fursov nhấn mạnh: “Vụ phản bội Munich ngày 29-30/9/1938 thực sự đánh dấu điểm bắt đầu Thế chiến thứ 2.”

    Sử gia này dẫn lại lá thư của Churchill (chính trị gia nổi tiếng của Anh) gửi Thiếu tá Ewal von Kleist, thành viên nhóm kháng chiến Đức và là phái viên của Bộ Tổng tham mưu Đức trước khi Hitler “nuốt” Tiệp Khắc: “Tôi chắc rằng việc binh sĩ hoặc máy bay Đức vượt qua biên giới của Tiệp Khắc sẽ mang lại một sự mới mẻ cho chiến tranh thế giới... Một khi một cuộc chiến như vậy bắt đầu, chúng ta phải tính xem không chỉ những gì có thể xảy ra trong vài tháng đầu mà còn là vị trí của chúng ta sẽ ra sao vào cuối năm thứ 3 hoặc thứ 4 của cuộc chiến tranh”.

    Đấy chưa phải là tất cả. Rất khó tin nhưng chính phủ Anh thực sự đã ngăn chặn một âm mưu đảo chính nhằm vào Adolf Hitler vào năm 1938. Một nhóm sĩ quan cao cấp của quân đội Đức lên kế hoạch bắt giữ Hitler vào thời điểm Quốc trưởng Đức ra lệnh tấn công Tiệp Khắc. Không thể giải thích được: Chính quyền Anh khi đó không chỉ từ chối giúp đỡ phong trào chống Hitler mà còn làm phá sản các kế hoạch của phong trào này.

    Trong bài luận về giai đoạn 1938 này, tác giả Anh Michael McMenamin kể: “Về mặt lịch sử, không có nghi ngờ gì về việc phong trào kháng chiến Đức đã liên tục cảnh báo người Anh về ý đồ của Hitler muốn xâm lược Tiệp Khắc vào tháng 9/1938... Tuy nhiên, để đáp lại, chính phủ của Thủ tướng Anh khi đó là Chamberlain đã thực hiện mọi bước đi ngoại giao có thể để... phá hoại phe đối lập với Hitler.”

    Trả lờiXóa
  3. Phùng Xuân Nghĩalúc 07:26 5 tháng 6, 2024

    Trích dẫn các nguồn tài liệu chính thức, tác giả McMenamin viết: “Thay vì công bố việc Hitler xâm lược châu Âu, vào ngày 28/9/1938, ông Chamberlain “đề xuất [với Quốc trưởng Đức] một hội nghị 5 bên giữa Anh, Đức, Tiệp Khắc, Pháp, và Italy, trong đó Chamberlain bảo đảm với Hitler rằng nước Đức có thể “nhận ngay tất cả những thứ thiết yếu mà không phải phát động chiến tranh”. Tác giả này cho biết thêm, Chamberlain cũng nhắm mắt làm ngơ trước thực tế Đức đã loại bỏ Tiệp Khắc ra khỏi hội nghị này.

    Tác giả Menamin nhấn mạnh, sau khi 4 quốc gia còn lại nhất trí chấp nhận việc Đức chiếm vùng Sudetenland của Tiệp Khắc trước bất kỳ một cuộc trưng cầu dân ý nào và cưỡng chế người Tiệp Khắc tuân theo, Chamberlain và Hitler đã ký bản Thỏa thuận Không Xâm lược lẫn nhau giữa Anh và Đức.

    Cũng thú vị không kém, Giáo sư Carley thuật lại rằng trong cuộc khủng hoảng Tiệp Khắc, Ba Lan (“nạn nhân” tự xưng của Hiệp ước Molotov-Ribbentrop) yêu cầu rằng nếu “Hitler chuẩn bị chiếm vùng lãnh thổ Sudeten thì Ba Lan cũng phải có phần là khu Teschen (cũng ở Tiệp Khắc). Nói cách khác, nếu Hitler được gắp khúc thịt, thì người Ba Lan chí ít cũng phải được xơi bìa đậu”.

    Và như vậy, cây bút Nga Ekaterina Blinova hỏi xoáy: Ai câu kết với ai đây? Ai mới là kẻ phản bội đây?

    Biến Hiệp ước Molotov-Ribbentrop thành ác quỷ

    Theo Andrei Fursov, ở Munich 4 nước nói trên đã tạo ra một “dạng khối quân sự tiền thân của NATO” thực sự nhằm chống lại Liên Xô. Cơ sở công nghiệp của Tiệp Khắc được nhắm tới để hỗ trợ cho việc phát triển sức mạnh quân sự Đức và bảo đảm nước Đức đủ khả năng mở một cuộc chiến tranh lớn chống lại “tụi Bolshevik” ở phía Đông, nhằm mở rộng không gian sinh tồn của dân tộc Đức. Và giới tinh hoa châu Âu rất khoái ý tưởng về một cuộc chiến như thế, họ mong chờ cuộc chiến này sẽ làm kiệt sức cả Đức và Nga.

    Dưới ánh sáng của các sự kiện này, nước cờ duy nhất để phá hoại kế hoạch đó và làm trì hoãn việc thực hiện nó là hoàn tất một hiệp ước không xâm lược lẫn nhau giữa Liên Xô và Đức, tương tự như các hiệp ước giữa Đức và các nước châu Âu. Ngoài ra, việc hòa hoãn này còn giúp Liên Xô có thời gian tích trữ các nguồn lực cần thiết để đối phó với một cuộc xâm lược hung tàn không thể tránh khỏi từ phía Tây.

    Michael Jabara Carley dẫn lời chính trị gia Winston Churchill (về sau là Thủ tướng Anh) phát biểu vào ngày 1/10/1939 trong một cuộc phỏng vấn với hãng phát thanh quốc gia Anh rằng hành động của Liên Xô “rõ ràng là cần thiết cho sự an toàn của Nga trước hiểm họa Quốc xã”.

    Nếu vậy thì tại sao phương Tây hiện nay lại luôn cố gắng vẽ ra một bức tranh ác quỷ về Hiệp ước Không Xâm lược lẫn nhau Xô-Đức?

    Giáo sư Carley nhận xét rằng đây là nỗ lực vô vọng của phương Tây muốn tẩy rửa các lỗi lầm nghiêm trọng vào những năm 1930, đó là việc họ không thể (hay không muốn) chặn đứng sự trỗi dậy của nước Đức Quốc xã và thiết lập một liên minh chống Hitler vào đầu thập niên 1930.

    Giáo sư Carley nhấn mạnh rằng Hitler khơi mào Thế chiến 2, còn Anh liên tục khước từ các đề xuất của Liên Xô về an ninh tập thể. Ông nói, Anh thậm chí còn ép Pháp làm những điều tương tự./.

    Trả lờiXóa
  4. Ngẫm từ vụ bắt Huy Đức và Trần Đình Triển
    June 4, 2024
    https://www.datviet.com/ngam-tu-vu-bat-huy-duc-va-tran-dinh-trien/

    Với quy định của pháp luật hiện hành, đối với một số tội danh, đặc biệt là quy định về quyền tự do dân chủ, bất kỳ ai cũng có thể vi phạm những quy định này mà không hề biết. Tôi cho rằng, những người dám đứng thẳng lưng giữa lằn ranh sinh – tử, dù hiểu thế nào đi nữa thì họ cũng là những người đáng trân trọng.

    Ngày 1/6/2024, hai người xứ Nghệ bị bắt, đó là nhà báo Trương Huy San (Huy Đức) và luật sư Trần Đình Triển. Trên mạng xã hội, cái bóng của ông Osin Huy Đức quá lớn nên nhiều người quên đi một người cũng không hề tầm thường là Luật sư Triển, một người đã có rất nhiều năm lăn lộn với những người dân ở tầng dưới đáy xã hội. Không ít người tỏ ra hả hê vì ông Osin bị bắt vì cho rằng ông là người hai mặt, chuyên gia đu theo phe phái mạnh để sống. Nói cách khác, họ cho rằng đó là cái giá mà ông ấy phải trả cho hành xử của ông trong suốt một thời gian dài.

    Có người còn cho rằng, việc ông ấy bị bắt là hơi muộn… Tôi tiếp xúc với ông San trong một số dịp, có trao đổi công việc chung, không nói chuyện riêng và cũng không bầu bạn ngoài đời dù bạn chung của chúng tôi rất nhiều.

    Riêng luật sư Triển thì khác, ngoài là đồng nghiệp, chúng tôi còn là bạn bè ngoài đời dù so về tuổi đời, anh ấy hơn tôi cả một thế hệ. Chính anh là người hay khuyên nhủ tôi nhẹ nhàng, lắng xuống khi cần và bản thân tôi cũng không ít lần nhắc lại anh ấy là anh cũng nên cẩn trọng hơn một chút; anh ừ, cười và nói rằng việc anh làm là vì Đảng, vì Dân chứ không chống đối gì ai cả, em yên tâm.


    Dù tôi không thân với nhà báo Trương Huy San và cũng không đủ thông tin, dữ liệu để đánh giá ông ấy thuộc hội nhóm hay phe cánh nào và việc ông ấy bị bắt như vậy là có xứng đáng hay không. Thế nhưng, tôi đủ nhận thức để thấy rằng, những lời ông ấy nói, những việc ông ấy làm, loại bỏ bớt sự phe nhóm (nếu có), thì nó là sự phản ánh hiện thực khách quan đang diễn ra ở thượng tầng xã hội mà chúng ta nên biết. Tôi nghĩ rằng không mấy ai trong chúng ta bị lãnh những hậu quả xấu từ những nội dung tiếp nhận từ ông ấy, còn thẩm thấu những nội dung, câu từ ấy ra sao phụ thuộc vào nhận thức của mỗi người.

    Như vậy, chúng ta được, mất gì? Chúng ta không mất gì, cái được, như tôi nói, tùy vào cảm nhận của mỗi người. Vậy tại sao chúng ta phải hồ hởi khi người cho ta thông tin, cho ta sự phản biện xã hội khi họ bị rơi vào vòng lao lý? Điều thực sự chúng ta cần trong cuộc đời này là gì?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Im lặng trước những bất công xã hội là điều dễ nhất để làm, nhưng đó là với kẻ hèn. Phán xét người khác cũng vậy, đó là cách dễ nhất để làm. Tôi cũng đã từng như thế và có khi vẫn đang như vậy. Tôi có sửa nhưng chỉ được phần nào mà thôi. Chắc hẳn, cũng giống như tôi, bạn cũng yêu quý sự tự do, yêu quý sự công bằng và mong muốn đất nước mình ngày một văn minh hơn để con cháu mình được hưởng thái bình, thịnh vượng; bọn chúng không phải bôn ba xứ người tìm việc nặng nhọc hay lựa chọn xứ người để dung thân. Tôi tin đa số các bạn suy nghĩ giống tôi ở điểm này.

      Thế nhưng, để có được điều nói rất dễ ấy, phải mất một quá trình dài, thậm chí rất dài mới có được. Người giỏi về kỹ thuật, cần có phương tiện kỹ thuật, công nghệ để thực hành; người giỏi về kinh tế, phải có doanh nghiệp tốt để dung thân, có môi trường quốc tế để vẫy vùng; người giỏi về chính trị, văn hóa, phải có nơi để thể hiện, giãi bày, tranh luận.

      Thế nhưng chúng ta đang thiếu nhiều thứ, từ kỹ thuật, kinh tế tới vấn đề tự do, dân chủ trong văn hoá ứng xử khiến người dân nếu có bức xúc, không biết giải bày thế nào cho đúng; thế nào là giới hạn của Hiến pháp về quyền tự do dân chủ, thế nào là vượt qua ranh giới của nó… Từ những vấn đề mập mờ, chưa rõ ràng về ranh giới giữa một công dân có ích và một kẻ phản đồ ấy khiến không ít người bước qua bên kia lằn ranh lúc nào không hay. Không ai xứng đáng bị bắt chỉ vì nói lên chính kiến của mình cả!


      Với quy định của pháp luật hiện hành, đối với một số tội danh, đặc biệt là quy định về quyền tự do dân chủ, bất kỳ ai cũng có thể vi phạm những quy định này mà không hề biết. Tôi cho rằng, những người dám đứng thẳng lưng giữa lằn ranh sinh – tử, dù hiểu thế nào đi nữa thì họ cũng là những người đáng trân trọng.

      Như tôi đã rất nhiều lần nói, chúng ta không mất mát, tổn thương từ hành vi của họ, không hề, những người mất mát là người thân của họ, không phải chúng ta. Vậy thì hà cớ gì chúng ta lại hả hê, vui mừng khi người ta bị rơi vào nghịch cảnh? Bạn có biết không, khi thưa dần những tay phản biện xã hội, xung quanh chỉ còn lại những tiếng tung hô, bạn có muốn, đất nước mình sẽ như Bắc Hàn không?


      Dù chưa có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can được chính thức công bố nhưng khả năng nhà báo Trương Huy San và luật sư Trần Đình Triển được cho về là rất thấp. Tuy vậy, vẫn hy vọng mong manh về một kết quả giải quyết tích cực hơn, đặc biệt là đối với luật sư Triển vì ông đang phải giải quyết công việc cho rất rất nhiều khách hàng là những người dân nghèo đang vướng mắc về pháp lý…

      Tuấn Ngô

      Xóa
  5. Phía sau các huyền thoại trong cuộc đổ bộ lịch sử Normandy
    Thứ Ba, 14/06/2016, 10:15
    https://cand.com.vn/Ho-so-mat/Phia-sau-cac-huyen-thoai-trong-cuoc-do-bo-lich-su-Normandy-i393570/

    Dịp kỷ niệm một sự kiện nào đó là thời khắc dừng lại và suy ngẫm. Kỷ niệm Ngày D (6 tháng 6 năm 1944) - ngày quân Đồng minh đổ bộ lên bờ biển Normandy miền Bắc nước Pháp chính thức mở cuộc tổng tấn công phát xít Đức trên trận tuyến phía tây cũng là dịp cho chúng ta soi rọi về quá khứ và tự vấn, đâu là sự thật trong những điều chúng ta từng biết về sự kiện này và có bao nhiêu điều đã được mặc định thành huyền thoại?
    James Holland, người đưa ra những luận cứ trong bài viết dưới đây là nhà sử học, nhà văn, biên tập viên truyền thanh kỳ cựu, thành viên Hội Sử học Hoàng gia Anh, đồng thời ông đang hoàn thành kịch bản cho loạt phim tài liệu sử thi "Normandy 1944"

    Lực lượng tác chiến chủ yếu là quân đội Mỹ?

    Cho đến nay, chúng tôi tập hợp được tổng số quân Đồng minh tham gia trận chiến Normandy là 156.000 người, quy tụ lực lượng quân nhân hùng hậu đến từ 13 quốc gia. Trong số này, đông nhất là quân Mỹ, Anh; ngoài ra có những người lính đến từ Canada, Australia, Bỉ, Czec, Slovakia, Pháp, Hy Lạp, Hà Lan, New Zealand, Na Uy và Ba Lan.

    Đối với nhiều người, Ngày D được ghi dấu bởi trận Omaha, mật danh của 1 trong 5 bờ biển mà lực lượng Đồng minh đổ bộ và không vận Mỹ đóng vai trò chính trong trận này. Thậm chí ở Đức, rất nhiều người vẫn coi Ngày D là ngày quân Mỹ phô trương lực lượng bởi trong những năm gần đây, loạt phim "Cuộc chiến tranh thế hệ", rồi phim "Cuộc đổ bộ của người Mỹ" và còn phải kể thêm vào những bộ phim điện ảnh đình đám như "Hội những người anh em" hay bộ phim đoạt giải Oscar "Giải cứu binh nhì Ryan" đã trình ra những chứng cứ thuyết phục.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thật ra, người Mỹ tuy góp vai trò bằng lực lượng quân nhân và các vũ khí, khí tài quy mô nhất kể từ ngày nổ ra Đệ nhị Thế chiến nhưng Anh mới là người nắm giữ vai trò lãnh đạo. Quả vậy, tuy lãnh đạo tối cao của quân Đồng minh là tướng Mỹ Dwight D. Eisenhower nhưng phó chỉ huy tối cao là đại tướng không quân Arthur Tedder cùng 3 chỉ huy quân vụ đều là người Anh. Đại tướng không quân chỉ huy lực lượng không quân chiến thuật, Arthur "Mary" Coningham, cũng là người Anh.

      Khi nói về cuộc đổ bộ Normandy, người ta thường gặp các cụm từ: Chiến dịch Overlord (Lãnh chúa), Chiến dịch Neptune (Hải vương) và Trận chiến Normandy. Ở đây có sự phân biệt khá rõ, trong đó cụm từ "Trận chiến Normandy" là để chỉ chung toàn bộ hoạt động tác chiến tại Normandy trong thời gian từ khi Ngày D bắt đầu đến cuối tháng 8-1944. Chiến dịch Overlord là mật danh cuộc tấn công của quân Đồng minh trên toàn khu vực Tây Bắc châu Âu, trong khi đó mật danh Neptune chỉ để chỉ giai đoạn tấn công trong khuôn khổ chiến dịch Overlord.

      Người hoạch định cho Chiến dịch Overlord là tướng Anh Bernard Montgomery, chỉ huy lực lượng bộ binh; lực lượng hải quân Hoàng gia Anh nắm giữ vai trò chính trong chiến dịch Neptune. Bên cạnh đó, 31% vũ khí - khí tài cung ứng cho quân Mỹ đến từ Anh và trong số 12.000 phi cơ tham chiến thì 2/3 là chiến đấu cơ của Anh. Đưa ra những con số này, James Holland không có ý hạ thấp vai trò của người Mỹ, nhưng như lời ông nói, lịch sử cần một góc nhìn toàn diện và "phim ảnh giải trí cũng cần dạy lịch sử cho đúng".

      Quân đội Mỹ thiếu sự chuẩn bị còn quân Đức có kỹ năng tác chiến tốt hơn?

      Khi Đệ nhị thế chiến bước vào giai đoạn cuối, quân đội Mỹ được xem là lực lượng được vũ trang tốt nhất. Tuy vậy 77 ngày diễn ra trận đổ bộ lớn nhất của quân Đồng minh không cho chúng ta thấy hết được quy mô của họ. Trận tuyến tây bắc nước Pháp đã cho thấy quân Mỹ linh hoạt như thế nào trong chiến thuật. Khi bắt đầu chiến dịch, người Mỹ mới nhận ra rằng họ phải chiến đấu nhằm xuyên thủng "hàng rào phòng vệ" Norman trên một khu vực chằng chịt những chiến hào và những bãi mìn mai phục chìm sâu dưới nước.

      Xóa
    2. Nơi bờ biển phía tây của Pháp, quân Đức dựng lên hàng loạt chướng ngại vật, cả nổi trên mặt nước và ngầm dưới biển, trong đó có "Những chiếc cổng Bỉ" (những bức tường sắt cao gần 4m), những "Cứ điểm Czech" (các trụ tam giác bằng gỗ và thép cao gần 2 m được nhồi đầy mìn và đạn pháo - số vũ khí này bị nước che khuất khi thủy triều lên cao), những cọc chĩa ba được bao bằng dây thép gai; những cọc gỗ nhọn đầu kết đầy mìn.

      Đằng sau những bãi biển là vô số các bức tường chống tăng, những hàng rào thép gai và hàng triệu quả mìn. Lô cốt, trụ súng máy, những công sự vững chắc với những trụ bê tông kiên cố để làm trụ súng máy có ở khắp nơi. Những công sự này được đặt tên là "Bức tường Atlantic".

      Quân Mỹ nói riêng hầu như không được huấn luyện để chinh phục trận tuyến này, thay vào đó, họ có ý mong chờ quân Đức sẽ nhanh chóng rút đi sau cuộc đổ bộ ào ạt của quân Đồng minh. Đối với quân Đức, "Bức tường Atlantic" thật lý tưởng cho những đợt tập kích vào các đội súng cối và súng máy của đối phương, trong khi những cỗ xe tăng Sherman nặng 30 tấn của Mỹ khó lòng vượt qua những hàng rào phòng vệ này.

      Một trung sĩ người Mỹ đề ra giải pháp rất thông minh: Bộ phận cắt rào thép sẽ gắn vào trước đầu mỗi cỗ xe tăng, ta hãy hình dung nó cứ như bộ bàn cào khổng lồ giúp xe tăng càn đến đâu là quét bay từng mảng rào thép đến đấy. Tướng Omar Bradley, Tư lệnh binh đoàn thiết giáp rất ấn tượng với đề xuất trên và chỉ trong vòng 2 tuần, 60% số xe tăng Sherman đã được gắn thiết bị phá rào như thế.

      "Chiến thuật đeo bám" của quân Đức trong những ngày diễn ra trận kịch chiến thường bị nhầm lẫn là "kỹ năng chiến thuật", và điều đó lý giải cho nguyên nhân vì sao quân Đức có thể cầm cự được lâu như thế. Tuy quá trình rèn luyện khá sơ sài nhưng họ vẫn là một đội quân cực kỳ nguy hiểm bởi tính hiếu sát và một khi xông trận là mang quyết tâm diệt thù mãnh liệt. Quân đội của Đệ tam đế chế không ngừng được truyền dạy tinh thần - nghĩa vụ chiến đấu song hành với hình phạt tử hình cho hành vi hèn nhát hoặc đào ngũ. Suốt thời kỳ Đệ nhất thế chiến, Đức chỉ xử bắn 48 người lính, còn trong Đệ nhị thế chiến, số người bị tử hình vọt lên 30.000!

      "Con cáo sa mạc" biến thành con chồn dưới chân "Bức tường Atlantic"

      Quân đội Đức suy đoán (cộng với những thông tin giả được các điệp viên hai mang cung cấp) rằng quân Đồng minh sẽ tiến sang Pháp từ chỗ hẹp nhất của eo biển Anh. Thậm chí, khi các binh sĩ Đồng minh đã tràn lên Normandy, họ vẫn tin rằng mũi tấn công "thực sự" là ở phía bắc.

      Xóa
    3. Bên kia eo biển Anh, các binh sĩ Đức chờ đợi. Chỉ huy quân đội Đức là Erwin Rommel, khi đó 51 tuổi, từng thống lĩnh quân đoàn Đức tại Bắc Phi, nơi ông ta được đặt biệt danh "Con cáo Sa mạc". Rommel tin rằng, "Cuộc chiến quyết định thắng lợi hay thất bại là ở các bãi biển. Chúng ta sẽ chỉ có một cơ hội để chặn kẻ thù và đó là khi chúng còn ở dưới nước", ông ta tuyên bố khi quan sát những bãi biển vắng vẻ.

      Ngày 30-5, Rommel cay cú khi nhận tin bom của Đồng minh đã gây ra tổn thất cho hàng phòng thủ của mình ở Pháp. Sáng sớm hôm đó, lúc 6 giờ 20 phút, ông ta rời trụ sở ở Roche-Guyon bên bờ sông Seine để đi thị sát Bức tường Atlantic. Chuyến đi của Rommel liên tiếp bị gián đoạn bởi những tiếng báo động không kích. Cây cầu ở Mantes đã bị phá hỏng chỉ một giờ sau khi Rommel đi qua và đêm hôm đó muốn trở về lâu đài, ông ta đã phải vượt sông Seine bằng thuyền. Cuối ngày 30-5, tất cả các cây cầu nối Elbeuf với Paris bị phá huỷ.

      Tuy nhiên, Rommel vẫn cho rằng mũi tiến công của quân Đồng minh sẽ hướng đến Pas-de-Calais, trên bờ eo biển Anh. "Họ sẽ chọn chỗ hẹp nhất của eo biển để vượt sang". Và khi lên bờ, họ sẽ lọt vào vị trí lý tưởng để quân Đức tấn công, đặc biệt là khu trung tâm của Ruhr. Cũng có nghĩa là quân Đồng minh sẽ tác chiến bên trong phạm vi hoạt động của các sân bay của họ ở Anh. Điều đó có vẻ rất hợp logic.

      Quân Đồng minh đã tận dụng suy đoán sai lầm này của Đức để lên kế hoạch đánh lừa mang mật danh "Vệ sĩ". Quân Đức đã mắc lừa đến mức thậm chí sau khi quân Đồng minh đã đổ bộ lên Normandy, họ vẫn tin rằng "hướng tấn công thực sự" vẫn là nhằm về phía bắc.

      Đóng vai trò quan trọng nhất cho kế hoạch này là các điệp viên, trong đó đáng kể nhất là Juan Pujol.

      Pujol, khi đó 32 tuổi, là người xứ Catalan đến từ Barcelona. Trước tiên anh ta làm gián điệp cho Anh. Không được chấp nhận, anh ta liên lạc với Abwehr (Cơ quan tình báo Đức) tại Madrid và được chấp thuận. Với cái tên Arabel, Pujol đã giao cho Đức hàng loạt các báo cáo giả nhưng đầy thuyết phục. Sau đó vài tháng, Pujol trở lại làm việc cho người Anh. Lần này, với những thông tin moi từ phía kẻ thù, London đã nhận Pujol và năm 1942 bí mật đưa anh ta tới Anh. Tại đó, Pujol được đặt tên là Garbo.

      Trong nhiều tháng liền, Pujol gửi tin tức cho Abwehr, tạo ra viễn cảnh là quân Đồng minh đang xây dựng lực lượng tại khu vực đông nam của Anh và sẵn sàng mở hướng tấn công về phía bắc của Normandy. Pujol đã được nhận vào làm việc tại Ban Chiến thuật Chính trị ở London, vị trí đó xem ra quá lý tưởng để thu thập những thông tin chính xác về các cuộc tấn công của Đồng minh. Chỉ huy của anh ta tại Madrid đã thông báo với Berlin tin đó vào ngày 30-5.

      Hôm sau, vào lúc 8 giờ 35 phút, máy đánh tin bí mật của Pujol - được cất giấu tại một ngôi nhà trên đường Crespigny - đã gửi cho Madrid một bức điện thông báo: nhiều đơn vị không quân của sư đoàn 6 của Mỹ đã có mặt tại Suffolk. Tin này khiến chỉ huy quân đội Đức nghĩ rằng quân Đồng minh đang xây dựng lực lượng tại Anh và đến cuối cùng họ vẫn tưởng như vậy.

      Xóa
    4. Con số thiệt hại

      "Thiệt hại" ở đây là tính tới tất cả các loại hình thương vong: bị chết, bị thương, mất tích trong chiến đấu (không tìm thấy thi thể), bị bắt làm tù binh. Cho đến bây giời vẫn chưa có con số thiệt hại chính thức của Ngày D. Trong bối cảnh của một trận đánh lớn như vậy, việc thống kê các con số rất khó khăn. Ví dụ, một số người được coi là mất tích nhưng thực ra đã đổ bộ lên một địa điểm khác, sau đó lại tìm về được đơn vị. Đối với quân Đồng minh, trong hai tháng chuẩn bị cho Ngày D đã thiệt hại gần 12.000 quân và 2.000 máy bay. Còn tính riêng trong Ngày D thì số thiệt hại khoảng 10.000 người, trong đó 2.500 người chết. Phía quân Đức, không có thống kê nào về thiệt hại trong Ngày D, nhưng con số ước tính là từ 4.000 đến 9.000 người.

      Ngày nay, 27 nghĩa trang của vùng Normandy là nơi yên nghỉ của 110.000 binh sĩ thuộc cả hai phía, gồm 77.866 người Đức, 9.386 người Mỹ, 17.769 người Anh, 5.002 người Canada và 650 người Ba Lan. Trong trận chiến này, không chỉ có các chiến binh bị thương vong mà còn có cả những dân thường Pháp bị chết do bom của quân Đồng minh. Con số đó vào khoảng 15 - 20 nghìn người.

      Tháng 7-1944, quân Đức Quốc xã bị đánh bật ra khỏi các căn cứ quân sự tại Normandy, cuộc đổ bộ quy mô đã đem lại một trong những trận thắng vẻ vang và anh dũng nhất trong Đệ nhị thế chiến, làm đà cho quân Đồng minh tiến chiếm giải phóng Paris và sau đó giải phóng châu Âu. Thắng lợi quyết định này đã làm nên một bước ngoặt lớn cho cả cuộc Đệ nhị thế chiến, góp phần dẫn tới sự sụp đổ của Đế quốc xã, chấm dứt chiến tranh.

      Mạnh Quân (tổng hợp)

      Xóa