Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Sáu, 30 tháng 4, 2021

CHUYÊN GIA NGUYỄN TRẦN BẠT PHÊ PHÁN QUAN ĐIỂM “TRIỆU NGƯỜI VUI- TRIỆU NGƯỜI BUỒN” CỦA ÔNG VÕ VĂN KIỆT

Lời dẫn: Từ năm 2005 đến nay, mỗi khi nhắc đến cuộc chiến 1954- 1975 ở Việt Nam, lũ phản động cờ vàng và nay là lũ lật sử lại lôi phát ngôn ‘30/4/1875-TRIỆU NGƯỜI VUI, TRIỆU NGƯỜI BUỒN’ của ông Võ Văn Kiệt ra làm minh chứng để tố cáo "Cộng sản Bắc Việt cưỡng chiếm miền Nam", gây ra “Cuộc Nội chiến Huynh đệ tương tàn”!

Quả thật, trong bài báo “Những đòi hỏi mới của thời cuộc” trên báo Quốc tế vào ngày 30/3/2005, ông Võ Văn Kiệt không nói thẳng ra hai từ “Nội chiến”, song, đọc kỹ toàn bộ bài báo này cùng bài trả lời phỏng vấn trên BBC hai năm sau, năm 2007 tại link https://www.youtube.com/watch?v=i1sACqOondw, theo đó, rất nhiều lần ông Kiệt nói đến “phía bên này- phía bên kia” và “phía quốc gia, phía cộng sản”. Từ đó, ta mới thấy ông Võ Văn Kiệt lúc cuối đời (ông mất ngày 11 tháng 6 năm 2008) đã có quan điểm lệch lạc về Cuộc Kháng chiến Chống Mỹ cứu nước, coi cuộc chiến này là “Nội chiến Quốc- Cộng”- “Nội chiến Bắc- Nam”!’

Quan điểm coi Cuộc chiến 1954- 1975 ở Việt Nam là “Nội chiến Quốc- Cộng” ”- “Nội chiến Bắc- Nam” không chỉ SAI TRÁI với quan điểm của Bác Hồ cùng Lãnh đạo Đảng CSVN mà quan điểm “Nội chiến Quốc- Cộng”- “Nội chiến Bắc- Nam” còn trái với SỰ THẬT LỊCH SỬ!

SỰ THẬT LỊCH SỬ Cuộc chiến 1954- 1975 ở Việt Nam là Cuộc chiến của Dân tộc Việt Nam, của cả hai miền Nam Bắc để chống lại sự xâm lược của Mỹ và bè lũ ngụy quyền tay sai Mỹ.

Có lẽ vì địa vị ông Võ Văn Kiệt quá cao nên dù rất nhiều người không đồng tình với quan điểm “triệu người vui- triệu người buồn của ông, nhưng đã e ngại, không nói ra. Rất mừng là đã có một người nổi tiếng là  Học giả Nguyễn Trần Bạt phê phán quan điểm “Triệu người vui- Triệu người buồn của ông Võ Văn Kiệt. Nhân kỷ niệm 46 năm Chiến thắng 30/41075- 30/4/2021, Google.tienlang trân trọng giới thiệu bài trả lời phỏng vấn của Luật gia, Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trần Bạt với báo Tiền phong.

*****

Nguyễn Trần Bạt luận về hòa hợp, hòa giải

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp gỡ và nói chuyện với kiều bào ở nước ngoài về Việt Nam ăn Tết xuân Mậu Tuất (7/2/2018). Ảnh: Như Ý.

TP - LTS. Trung thành, nhất quán hay là cố hữu một phong cách riêng có trong quan điểm, lập luận của học giả Nguyễn Trần Bạt? Lọt tai êm thuận hay nghịch nhĩ, có lẽ tùy thuộc vào sự thẩm định của bạn đọc về những luận bàn trên báo Tiền Phong thời gian qua những là doanh nhân biệt phủ, và cả về cải cách giáo dục…

Dịp 30/4 này, học giả Nguyễn Trần Bạt lại có dịp tâm sự với bạn đọc qua cuộc trò chuyện với nhà báo Xuân Ba.

 Hòa giải, hình như đã xong?...

Xuân Ba: Thưa anh, 30/4 lại đến. Chắc anh hẳn chưa quên cái thở dài nổi tiếng của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt... Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là vết thương chung của dân tộc, cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu...

Rồi không hòa hợp hòa giải được, con người mà không quy tụ được thì nguồn lực nào cũng rơi rụng dần.

Ông Sáu Dân nói câu ấy cách nay đã hơn 10 năm. Ông còn nhấn mạnh muốn hòa giải hòa hợp được thì phải thực tâm khoan dung và nhân ái. Anh nghĩ gì về những chuyện trên? Về thực trạng hòa giải, hòa hợp?

Nguyễn Trần Bạt: Về hòa hợp, ta sẽ bàn đến sau. Riêng tôi thì lại nghĩ khác về hòa giải… Tôi khá băn khoăn về vấn đề anh đặt ra. Thứ nhất là vấn đề hòa giải nên xem lại, bởi vì bài toán xung đột của chiến tranh đã được giải xong rồi, người thắng kẻ thua cũng rõ rồi.

Hòa giải là phải có hai bên, bên thắng trận đã được khẳng định và vẫn còn nguyên đó, còn bên bại trận thì ai tập hợp để đặt ra vấn đề hòa giải? Trải qua một cuộc đấu tranh lâu dài, trong nội bộ một bên thế nào cũng có nhiều quan điểm khác nhau nên cũng có thể đặt ra vấn đề hòa giải giữa những cánh khác nhau của một bên. Thế nhưng bên thắng chưa bao giờ đề cập đến bất cứ một mâu thuẫn nào bên trong, nên chắc là không phải đặt ra vấn đề hòa giải các cánh trong một bên. Xưa cũng có ai dám đặt ra vấn đề giữa Vua Lê và Chúa Trịnh phải có hòa giải đâu. Vì thế tôi nghĩ bây giờ không có cơ sở nào để đặt ra vấn đề hòa giải. 

Một vài nhà chính trị trước đây cũng có đặt ra chuyện này, nhưng tôi nghĩ các cụ cũng nói một cách truyền thống thế thôi, chứ thực sự không còn tồn tại khái niệm hòa giải ở giai đoạn sau Giải phóng nữa. Có thể trong lương tâm của một vài cụ có cái áy náy, chủ yếu là cái áy náy thoáng qua của người thắng trận. Mấy năm cuối đời của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, tôi có mối quan hệ với ông cụ. Chúng tôi có vài ba buổi nói chuyện với nhau, tôi không nghĩ ở trong ông có vấn đề hòa giải mà là sự áy náy của một người thắng trận. Một vài nhà lãnh đạo có tình cảm có thể có sự áy náy, lăn tăn về cái gì đó thái quá của người thắng trận, thí dụ như mình có thô lỗ, có kiêu ngạo, có quyết liệt quá chăng? Thế nhưng, đấy là tình cảm không phải là vấn đề chính trị, nên không thể đặt ra vấn đề hòa giải.  Nhiều khi những tình cảm như vậy phải giấu đi vì tính dứt khoát tiến công, tính nhất quán của tâm lý cách mạng. 

Nhân dân Sài Gòn đón chào quân Giải phóng tiến vào giải phóng thành phố, ngày 30/4/1975. Ảnh: Hứa Kiểm/TTXVN.

Và những sắc thái khác nhau của hoà hợp 

Xuân Ba: Thế còn vấn đề hòa hợp? 

Nguyễn Trần Bạt: Hòa giải là kết quả của sự thương lượng chính trị của các phe chính thống giai đoạn trước 30/4/1975. Còn hòa hợp là công việc mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm từ năm 1946 đến giờ. Hòa hợp là một trong những thành tựu chính trị quan trọng nhất của những người cộng sản Việt Nam. Họ đã giải quyết vấn đề này qua từng giai đoạn khác nhau trong suốt cuộc chiến tranh.  Một Phạm Duy tham gia kháng chiến từ những ngày đầu và một trong những người đầu tiên thẩm định và hát  Tiến quân ca của Văn Cao. Một Phạm Duy dinh tê, chống cộng quyết liệt. Một Phạm Duy cùng hàng trăm ca khúc cổ vũ lính tráng Việt Nam cộng hòa (VNCH). Rồi Phạm Duy bùng sang Mỹ, cuối đời lại về xứ Việt ở và chết ở Sài Gòn. Anh thấy từ những ngày đầu tiên sự phân hóa trong các lực lượng tham gia cuộc cách mạng của chúng ta đã rất rõ ràng và ngay từ lúc ấy những người cộng sản đã phải giải quyết vấn đề hòa hợp rồi. Nếu không giải quyết tốt vấn đề hòa hợp thì những người cộng sản không thể tập hợp lực lượng tiến hành cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất với người Pháp và cả cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai với người Mỹ. Tôi biết có khá nhiều Việt kiều lặng lẽ tham gia cả cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và lần thứ hai. Tôi có quen một số người như vậy, trong đó có con gái của luật sư Trịnh Đình Thảo. Tôi gặp chị ấy trên đường đi B. Bố vợ tôi cũng là một Việt kiều, là bạn chiến đấu của những người như thế. 

Công nhận người cộng sản đã đưa ra rất nhiều giải pháp cho sự hòa hợp. Tôi từng cộng tác rất gần gũi với hai nhân vật hòa hợp với những người cộng sản, đó là bác Nguyễn Xuân Oánh, quyền Thủ tướng VNCH và Phó chủ tịch Hội luật gia Việt Nam, bà Ngô Bá Thành. Họ từng là những người cộng tác và lĩnh lương trong công ty của tôi. Tôi biết cả bà Mã Thị Chu, vợ Bộ trưởng Nguyễn Văn Hiếu. 

Nếu không giải quyết tốt vấn đề hòa hợp thì những người cộng sản không thể tập hợp lực lượng tiến hành cuộc chiến tranh Ðông Dương lần thứ nhất với người Pháp và cả cuộc chiến tranh Ðông Dương lần thứ hai với người Mỹ. 

Những người cộng sản rất có kinh nghiệm trong việc tổ chức sự hòa hợp dân tộc để xây dựng các lực lượng phục vụ cuộc cách mạng. Cho nên, có thể nói là ở nước chúng ta hòa hợp dân tộc không phải là vấn đề hậu chiến. Ở các quốc gia khác có bộ Cựu chiến binh để giải quyết vấn đề hậu chiến, còn ở Việt Nam, do đặc điểm của cuộc chiến tranh quá lâu dài, cho nên vấn đề hòa hợp dân tộc không chỉ là vấn đề hậu chiến, mà còn là vấn đề xây dựng lực lượng ngay trong cuộc chiến tranh. Đến giai đoạn hiện nay thì mở cửa và hội nhập, tham gia quá trình toàn cầu hóa về bản chất cũng là hòa hợp dân tộc. Những người cộng sản Việt Nam đã thay đổi bản thân mình từ Đại hội VI để tạo ra năng lực hội nhập, đấy là dấu hiệu triết học của quá trình hòa hợp dân tộc. 

Còn việc đặt ra vấn đề hòa giải hòa hợp, đâu đó trên truyền thông và mạng xã hội là chủ ý của một số lực lượng muốn những người cộng sản Việt Nam phải chính thức thừa nhận từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, từ bỏ con đường chủ nghĩa xã hội. Tôi tin chắc rằng những người cộng sản không bao giờ chấp nhận điều ấy, không chấp nhận đòi hỏi ấy, vì họ là lực lượng duy nhất thắng trong một cuộc cách mạng và chiến tranh lâu dài hơn nửa thế kỷ. Ở trong nước bây giờ không còn lực lượng chính thống nào khác để thương lượng về hòa giải, chỉ có vấn đề hòa hợp trên những khía cạnh khác nhau mà thôi. Những ai muốn hòa hợp thì hãy thừa nhận họ. Nếu chúng ta không thảo luận rõ ràng về chuyện này thì tôi với anh vô tình trở thành đồng minh vu vơ của những lực lượng không có tập hợp (hoặc chỉ tập hợp trên một không gian ảo là mạng xã hội). 

Xuân Ba: Anh Bạt ạ, hình như việc này phải có một sự chỉ huy thống nhất  và chẳng thể thiếu vai trò một thủ lĩnh, một nhạc trưởng chứ không đơn thuần có một chủ thuyết là ổn? 

Nguyễn Trần Bạt: Có thể nói Chủ tịch Hồ Chí Minh là người vô cùng tuyệt vời trong giải quyết vấn đề hòa hợp tất cả các lực lượng để tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ. 

Câu nói của Cụ: “Thôi Bác cháu mình lại lên Việt Bắc vậy” là biểu hiện đầy đủ của khái niệm hòa hợp. Bởi vì nếu không lùi một chút thì ông Cụ không tập hợp được lực lượng lên Việt Bắc. Chính những ứng xử có tính chất hòa hợp dân tộc đã giúp Hồ Chí Minh tập hợp được lực lượng lên chiến khu. Chính sách mặt trận nổi tiếng của Hồ Chí Minh chính là hòa hợp dân tộc, diễn ra ngay trong chính các quá trình cách mạng, chứ không phải hậu cách mạng. Đấy là thành tựu lớn về mặt khoa học chính trị của Hồ Chí Minh. Quá trình học tập tư tưởng Hồ Chí Minh đừng nên bỏ sót việc tổng kết những kinh nghiệm của ông Cụ trong việc sử dụng khái niệm hòa giải và hòa hợp dân tộc để tổ chức ra lực lượng làm cách mạng. 

Như vậy, những người cộng sản Việt Nam đã giải quyết vấn đề hòa giải và hòa hợp dân tộc ngay trong chính cuộc cách mạng của chúng ta. Do cuộc cách mạng lâu dài cho nên vấn đề ấy được giải quyết trong từng giai đoạn một, đến năm 1975 chúng ta chiến thắng và không còn phải giải quyết vấn đề hòa giải nữa. Ở qui mô toàn cầu, đất nước chúng ta cũng đã giải quyết vấn đề hòa giải với phương Tây và với thế giới thông qua chính sách mở cửa, hội nhập. 

Nhân dân Sài Gòn diễu hành mừng chiến thắng. Ảnh: TTXVN.

Xuân Ba: Thưa anh, khái niệm thường là một cái gì chung chung. Ta nói chuyện thực tế đời thường cùng chi tiết nhé? Lần ấy tôi đi Hải Lăng, Quảng Trị, trên bàn thờ một gia đình thấy có ba tấm ảnh thờ. Hỏi gia chủ là một Bà Mẹ Việt Nam anh hùng. Mạ chỉ  ông tê chồng tui là liệt sĩ chống Mỹ. Thằng ni con tui cũng là liệt sĩ chống Mỹ. Còn thằng tê là sĩ quan VNCH chết trận. 

Chắc anh biết có rất nhiều những gia cảnh éo le như thế.

Anh nghĩ gì về những mất mát đau thương và lộ trình gian nan nhọc nhằn của việc hòa giải hòa hợp? Và có thực sự cốt lõi của sự hòa giải là giải tỏa những mâu thuẫn trong nội bộ người Việt phát sinh từ năm 1945? 

Nguyễn Trần Bạt: Xin lỗi anh, thế giới dạy chúng ta rằng nếu không minh bạch về mặt khái niệm, mọi quá trình chính trị đều bế tắc. Việt Nam chúng ta càng phải dứt khoát về mặt khái niệm, không thể lơ mơ, ề à. Còn thực tế thì luôn có mẫu số chung là sinh động. 

Chính sách mặt trận nổi tiếng của Hồ Chí Minh chính là hòa hợp dân tộc, diễn ra ngay trong chính các quá trình cách mạng, chứ không phải hậu cách mạng. Ðấy là thành tựu lớn về mặt khoa học chính trị của Hồ Chí Minh. 

Ví dụ nhé, chúng ta phải hòa hợp với thế giới trong việc xây dựng kinh tế thị trường. Trước năm 1986 chúng ta không có kinh tế thị trường. Việc thừa nhận tồn tại kinh tế thị trường trong khuôn khổ không gian chính trị của người Việt là một bước hòa giải về mặt tư tưởng, đấy là bước tiến khổng lồ của những người cộng sản. Tôi cũng có góp phần cá nhân vào quá trình này. Tôi từng đưa đại sứ Leonard Unger, và đại sứ Woodcock, hai quan chức tham gia việc xử lý vấn đề hậu chiến như viện trợ và đền bù chiến tranh đến Việt Nam. Tôi từng dự cuộc thảo luận giữa hai đại sứ với Bộ trưởng Ngoại giao của chúng ta lúc đó là anh Nguyễn Mạnh Cầm. 

Bây giờ thỉnh thoảng anh Cầm đến đây chơi với tôi với tư cách là Chủ tịch hội đồng hương Nghệ An ở Hà Nội. 

Tôi đưa cho anh một ví dụ khác về hòa hợp. Năm 1989, tôi đến Mỹ, một số người đề nghị tôi gặp anh Đoàn Văn Toại, lúc ấy là giám đốc Viện dân chủ hóa Việt Nam thuộc Quốc hội Hoa Kỳ. Sau này khi về nước tôi có mời anh ấy nhưng công an không cho phép. Cách đây khoảng chục năm, tôi gặp lại và ăn cơm với anh ấy ở Hà Nội, lúc đó tôi mới biết con trai của anh ấy là chồng của ca sĩ Trần Thu Hà, con nhạc sĩ Trần Hiếu. Bữa ăn ấy có cả một vị nguyên đại tá tình báo hải quân Hoa Kỳ, ông ấy có xưởng sản xuất chân tay giả của cựu chiến Mỹ ở Việt Nam để phục vụ những người cụt chân, cụt tay do chiến tranh gây ra. Chính họ là người hậu thuẫn cho tôi trong việc giúp giáo sư Nguyễn Huy Phan sau này tổ chức đội phẫu thuật nụ cười. Nói như thế để anh hiểu những người cộng sản cực kỳ biến tiệp và tế nhị trong việc xử lý những vấn đề chính trị liên quan đến hòa hợp dân tộc. 

Các nhà lãnh đạo kinh tế APEC tại Tuần lễ cấp cao APEC 2017.

Hòa nhưng phải hợp? 

Xuân Ba: Anh Bạt ạ, chiến tranh đã hủy hoại không chỉ thể xác mà còn tàn phá tinh thần của dân tộc Việt. Nó chia rẽ giữa những người Việt Nam với nhau, giữa bên thắng và bên thua. Phía nào cũng có cái lý của mình... Anh lý giải thế nào về sự loay hoay ấy trong vấn đề hòa hợp dằng dặc đến hàng chục năm trời? 

Nguyễn Trần Bạt: Không bao giờ có thể làm chuyện ấy một cách triệt để. Tôi từng kể với Thủ tướng Võ Văn Kiệt về một ví dụ mà tôi đã trải nghiệm. Năm 1990, tôi mua một cái nhà ở Sài Gòn. Nhà của tôi nhìn sang sân thể thao Lan Anh. Bà già bán nhà cho tôi muốn bán được nhanh để có tiền chia cho các con và sau đó sang Mỹ sống với một trong những người con. Em tôi thay mặt tôi mặc cả từ 85 lượng vàng xuống 80 lượng. Tôi nói với em tôi là cứ mua với giá 85 lượng bởi bà ấy có nói với tôi là bà phải chia cho các con tiền bán nhà rồi mới đi Mỹ được. Thế là tôi đã mua nhà của bà ấy với giá cao nhất. Sau đó một vài năm, mỗi lần quay lại Sài Gòn là bà ấy lại đến mượn ghế của quán cà phê đối diện ngồi nhìn ngắm ngôi nhà cũ của mình. Tất cả mọi người khi ra khỏi không gian sống cũ của mình đều lưu luyến như thế, không bao giờ con người có thể hòa hợp thật sự được. Chúng ta chỉ có thể tạo điều kiện vĩ mô để con người hòa hợp, chứ không thể sắp đặt để sự hòa hợp đến đồng đều trên từng con người một. Các nhà chính trị đôi khi chủ quan tưởng rằng giữa vi mô và vĩ mô đâu đó có quan hệ logic với nhau, nhưng không phải thế. Quan hệ vĩ mô là quan hệ của chính trị, quan hệ vi mô là quan hệ của tiền bạc. Đất nước chúng ta chắc là không đủ tiền bạc để thu xếp các quan hệ vi mô, cho nên đừng hy vọng vào chuyện ấy. Tôi có nói với ông Sáu Dân rằng, khi nào kiếm được 10 cái nhà ở bên Mỹ thì người ta mới quên được cái nhà cũ ở Sài Gòn. Còn nếu chỉ có 1-2 cái thì không bao giờ họ quên, bởi vì 1 cái nhà ở Sài Gòn bán đi mua được 2-3 cái nhà bên Mỹ. 

Chúng ta chỉ có thể tạo điều kiện vĩ mô để con người hòa hợp, chứ không thể sắp đặt để sự hòa hợp đến đồng đều trên từng con người một. 

Tôi nói thêm với anh rằng hòa hợp là một quá trình vô cùng tốn kém. Khi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, Nhà nước ta buộc phải đối mặt với vấn đề xử lý tài sản của người Mỹ ở Việt Nam, trong đó vấn đề nhà đất của Việt kiều chiếm phần chủ yếu. Thủ tướng Phan Văn Khải lúc ấy là phó Thủ tướng phụ trách tài chính rất lo. Trợ lý của ông là ông Nguyễn Thiệu nói với tôi rằng: “Bây giờ tồn tại vấn đề như vậy. Cậu có cách gì không?”. Tôi đem câu chuyện này nói với Gary Hart, chủ của một công ty luật hàng đầu ở Mỹ, từng là ứng cử viên tổng thống Mỹ. Ông ấy nói,  nếu tôi có thể vận động Chính phủ thì ông ấy sẵn sàng đến Việt Nam để giúp tư vấn miễn phí. Tôi đã tìm nhiều cách để ông ấy đến được Việt Nam và đã gặp được Phó Thủ tướng thường trực Phan Văn Khải. Rốt cuộc chúng ta cũng đi qua được cửa ải ấy chỉ với mấy chục triệu  đô la chứ không phải mấy tỷ như dự kiến ban đầu. 

Những năm 1980, trước khi nước Đức thống nhất, chúng ta có hàng chục nghìn người lao động ở Đức, Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức cực kỳ đau đầu. Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức ở Hà Nội đã hợp tác với chúng tôi để nghiên cứu xử lý vấn đề người lao động Việt Nam trốn trại ở Đức. Những câu chuyện như vậy là nội dung của quá trình giải quyết vấn đề hòa hợp dân tộc. Gần đây những người như anh Phạm Nhật Vượng, anh Lê Viết Lam… về nước gây dựng những doanh nghiệp lớn cũng là kết quả của quá trình hòa hợp dân tộc. 

Xuân Ba: Nhân đây cũng cảm phiền anh thử ngoái lại nhiều quốc gia, dân tộc cũng có bi kịch chia cắt đất nước như nước mình, nhưng lộ trình hòa giải hòa hợp của họ không dai dẳng như mình? Cuộc chiến tranh Nam-Bắc Mỹ cũng phải đặt ra vấn đề hòa giải và hòa hợp chứ? Đức cũng từng có hai miền Đông-Tây và Bức tường Berlin… 

Nguyễn Trần Bạt: Tôi không rành lắm chuyện các dân tộc khác xử lý chuyện hòa hợp và hòa giải dân tộc cụ thể như thế nào, nhưng tôi cho rằng những người Cộng sản Việt Nam xử lý vấn đề này như vậy là rất khoa học. Tôi không nghĩ những người cộng sản Việt Nam vô tâm trong vấn đề hòa giải và hòa hợp dân tộc, nếu không hòa hợp dân tộc trước năm 1975 chúng ta không thể giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Sự thống nhất của người Tây Đức và người Đông Đức là sự sáp nhập hai nhà nước thuần túy, nó là biểu hiện của sự thống nhất chính trị, còn tài sản thì không thống nhất, nên ít phức tạp hơn. 

Còn cuộc chiến tranh Nam-Bắc Mỹ đã có  hàng chục tiểu thuyết mô tả chuyện ấy. Anh nên tìm đọc để tìm ra tính đặc thù của nó. Đó là sự thẳng thắn sòng phẳng nhưng không gay gắt. 

Xuân Ba: Có hẳn những công trình nghiên cứu về căn tính của người Việt… Không ít người đổ riệt cho căn tính chung chung của người Việt là cực đoan, bảo thủ nên khó ngồi lại được với nhau? Rằng người Việt ngày nay có chỉ số niềm tin vào nhau khá thấp. Ý anh thế nào? 

Nguyễn Trần Bạt: Có thể ở một số quốc gia người ta hóa giải hận thù và hòa hợp nhanh vì họ không có các lực lượng đòi hỏi những người cầm quyền phải làm thế này, thế kia để thỏa mãn cho mình. Ví dụ, đôi khi đâu đó có ý kiến cho rằng muốn hòa hợp hòa giải thành công thì hệ thống chính trị này phải từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, từ bỏ chủ nghĩa xã hội. Đòi hỏi ấy không thực tế. Không có kẻ thắng nào trên đời này từ bỏ các ưu thế của mình để hòa giải và hòa hợp với các lực lượng thua trận. 

Xuân Ba: Tôi thật sự hơi bị choáng khi các phương tiện truyền thông vừa qua đồng loạt nhấn mạnh một sự kiện lần đầu tiên nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong - Un và phu nhân cùng Ban lãnh đạo tối cao xem biểu diễn âm nhạc Hàn Quốc ngay tại thủ đô Bình Nhưỡng.  Rằng ông Kim Jong-un đã mỉm cười, chụp ảnh chung cùng với dàn nhạc K-pop của Hàn Quốc. Rồi ông Kim bắt tay các thành viên của Red Velvet, ban nhạc nổi tiếng nhất của Hàn Quốc mà những bài hát  của họ từng được quân đội Hàn Quốc dùng làm “vũ khí” trong cuộc chiến tranh tâm lý nhằm vào các binh sĩ Triều Tiên. Kết thúc buổi biểu diễn hơn 2 giờ đồng hồ, Ông Kim cười tươi “ Hãy gửi lời nhắn của tôi tới Tổng thống Moon rằng, chương trình giao lưu nghệ thuật này thật ý nghĩa. Cảm ơn các bạn vì đã mang món quà này tới cho người dân Bình Nhưỡng”. 

Nguyễn Trần Bạt (cười): Họ vẫn làm chính trị là chủ yếu. Thưa với anh, nếu khả năng hòa hợp của họ lớn thật như thế thì họ đã thống nhất lâu rồi. Rất nhiều đại sứ Hàn Quốc đã tự ái với tôi khi họ cổ vũ cho khái niệm thống nhất còn tôi lại nói phải thận trọng với sự thống nhất. Có một ông đại sứ bây giờ làm hiệu trưởng một trường đại học của người Hàn Quốc ở Đà Lạt đã từng cáu với tôi về chuyện đó. Sau này  gặp lại, ông ấy đã công nhận tôi nói có lý. Trước đây ông ấy nói về vấn đề thống nhất bán đảo Triều Tiên như là một tất yếu, vì Hàn quốc mạnh hơn. Tôi cười và nói rằng từ xưa đến nay tôi chưa thấy ở đâu trên thế giới này mà sự thống nhất bắt đầu từ miền Nam. Bây giờ anh thấy đấy, sự thống nhất bán đảo Triều Tiên nếu có xảy ra là bắt đầu từ miền Bắc. Ý chí để thống nhất là yếu tố mạnh nhất chứ không phải vũ khí và lực lượng. Đối với một quả bom hạt nhân thì tất cả sự giàu có của thủ đô Seoul không có mấy ý nghĩa. Người Hàn Quốc từng nghĩ đến chuyện dịch chuyển thủ đô Seoul lùi hơn nữa về phía Nam để tránh bị hủy diệt. Trong đấu tranh chính trị, chưa chắc người giàu đã là người mạnh. Gặp phải những đối tượng ghê gớm và liều lĩnh thì càng giàu càng yếu. 

Xuân Ba: Tôi từng gặp không ít những phàn nàn chuyện biểu tình hô hét trương cờ vàng ở nước nọ quốc gia kia sao cứ triền miên dai dẳng vậy? Anh nghĩ gì về việc này? 

Nguyễn Trần Bạt: Chuyện anh nhắc làm tôi nhớ từng đọc đâu đó rằng cứ mỗi sáng khi Putin đi làm, cứ đến điện Kremlin là ông ấy hỏi các trợ lý rằng hôm nay người dân biểu tình về vấn đề gì. Phải tập làm quen với các biểu hiện cơ bản của khái niệm dân chủ. Dân chủ không phải là nhường quyền cho ai mà là chuẩn bị thái độ để chấp nhận ai đó, cái gì đó. Tổng thống Mỹ đến đâu cũng gặp biểu tình, thế thì việc gì cá nhân ai đó phải đau đầu khó chịu? Chúng ta từng thích thú những cuộc biểu tình chống chiến tranh Việt Nam. Tại sao chúng ta phấn khởi về một loại biểu tình mà lại không chuẩn bị sức lực, tâm thế để đối phó với một loại biểu tình khác. Đấy là trạng thái chưa trưởng thành về mặt chính trị học. 

Xuân Ba: Hồi nãy nhân anh có nhắc đến loạt bài trên Tiền Phong vừa rồi về cuộc hội ngộ của hai người lính, một QĐND một VNCH sau 45 năm… Tôi nghĩ mạo muội thế này, 45 năm trước, hai bàn tay hai phía chiến tuyến ấy đã từng chìa ra như gợi mở báo hiệu cho một trữ lượng, một tiềm năng hòa hợp ăm ắp tràn đầy. Nhưng 43 năm đã qua, tỷ lệ hòa hợp chỉ là những cá nhân đơn lẻ và không phải số đông. Có phải người Việt mình còn đâu đó chưa thực tâm khoan dung, chân thành hòa hợp như ông Sáu Dân từng bày tỏ? 

Nguyễn Trần Bạt: Đó là một câu chuyện thú vị. Nhưng nếu cứ mải mốt đi tìm các bằng chứng về sự thân hữu của con người thì chúng ta sẽ phát hiện ra nhiều bằng chứng cơ hội. Hòa hợp là một thói quen. Dostoievsky nói như thế này: “Ta yêu loài người nhưng ta rất khó chấp nhận việc ngủ chung phòng với người khác”. Đừng suy luận theo kiểu hai bàn tay của hai cá thể đã bắt từ trước rồi để suy ra vấn đề hòa hợp dân tộc đang diễn tiến chậm chạp. Về nguyên tắc, chính trị kích động những tâm lý tiêu cực có thể dẫn đến các hiện tượng tiêu cực. Chúng ta đã đi qua những bước rất dài trong quá trình giải quyết các vấn đề hòa giải, hòa hợp.

Trong cuộc đấu tranh lâu dài của chúng ta, không hòa hợp thì không thể xây dựng lực lượng được, không hòa giải thì không có luật sư Nguyễn Hữu Thọ, luật sư Trịnh Ðình Thảo… tham gia các lực lượng của miền Nam.

Trong cuộc đấu tranh lâu dài của chúng ta, không hòa hợp thì không thể xây dựng lực lượng được, không hòa giải thì không có luật sư Nguyễn Hữu Thọ, luật sư Trịnh Đình Thảo… tham gia các lực lượng của miền Nam. Chúng ta đã hòa giải để xây dựng lực lượng và sau chiến tranh chúng ta đã hòa hợp, đỉnh cao nhất của hòa hợp là cải cách và mở cửa. Phải ghép tất cả các sự kiện vĩ mô như vậy với nhau để tạo ra dòng chảy của tư tưởng về lĩnh vực này, còn các biểu hiện tình cảm là ngẫu nhiên. 

Về phương diện vi mô, để thay đổi nếp sống, để hòa hợp con người khó lắm. Còn về vĩ mô thì chúng ta đã làm cái việc hòa hợp dân tộc rồi. Cuộc sống là như thế, sự hòa hợp diễn ra phong phú lắm, thể hiện dưới nhiều hình thức lắm. 

Tôi nghĩ cuộc sống tự nó làm thay đổi tất cả các ranh giới, các mức độ. Cuộc sống tự điều chỉnh. Khi nó điều chỉnh, nó sẽ tạo nền cho sự hòa hợp chính trị. Cái khó khăn nhất là hòa hợp. Nó thấm vào mỗi con người với mức độ nông sâu khác nhau, tạo ra các biểu hiện khác nhau của sự hòa hợp. 

Chúng ta đôi khi cứ hay lo lắng hơi bị viển vông do xuất phát từ những nhận định quan liêu, cảm tính. Ví dụ, nhiều người lo lắng về hiện tượng người dân Việt cõng thuê hàng lậu qua biên giới đông kìn kìn, cho rằng như vậy là người ta không có lòng yêu nước! Nếu xem xét lòng yêu nước bằng những chuyện như vậy thì chúng ta sẽ mua lấy những nỗi buồn không đáng có. Khuân hàng thì vẫn cứ phải làm để kiếm tiền, nhưng trước họa xâm lăng thì những người sẵn sàng cầm súng chắc chắn là sẽ đông hơn những người đi khuân hàng. Hãy để cho cuộc sống tự thu xếp và đừng sợ dân mình chểnh mảng đánh mất đi lòng yêu nước.

Xuân Ba: Xin cảm ơn học giả Nguyễn Trần Bạt về cuộc chuyện trò này. 

Xuân Ba/ Tiền Phong

Hoàng Ngân Thương Giới thiệu

======

Mời xem bài liên quan

18 nhận xét:

  1. Theo ông Nguyễn Trần Bạt:
    - HÒA GIẢI XONG RỒI!
    Mỹ đã cút, ngụy đã nhào. Tàn dư ngụy dông tuốt theo Bu rồi.
    Giờ chả còn lực lượng đối kháng nào để VN phải hòa giải cả!
    - HÒA HỢP THÌ VIỆT NAM ĐÃ LÀM RẤT TỐT TỪ THỜI CỤ HỒ TỚI NAY RỒI!

    Thế thì còn gì để ông Võ Văn Kiệt kêu gọi phải Hòa hợp Hòa giải?
    Rõ là khi đã về già, tinh thần lẩm cẩm!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Câu nói này của ông Võ Văn Kiệt mang tính cảm nhận cá nhân ông mà thôi

      Xóa
  2. Bây giờ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC là đầy đủ và phù hợp rồi, không cần phải đưa ra vấn đề hòa giải, hòa hợp nữa.
    Chỉ bon cccd và những kẻ bất mãn mới hô hào hòa giải và hòa hợp để chống phá thôi và mục đích là để xóa bỏ ĐCSVN chứ chính chúng cũng chẳng cần đến chuyện hòa giai, hòa hợp.
    bọn họ chỉ là số ít và se tự suy tàn trước sự phát triển của đất nước.

    Trả lờiXóa
  3. Trần Thị Thuậnlúc 11:17 1 tháng 5, 2021

    Rận xĩ Nguyễn Thanh Sơn cùng với rận xĩ Nguyễn Phương Hùng thường nói đến Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị để coi như bằng chứng Đảng đang cần Hòa hợp hòa giải với lũ ba que VNCH nhưng tôi tin những rận xĩ này chưa đọc Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.

    Trong toàn văn Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài không có bất cứ từ nào nói đến chuyện Hòa hợp hòa giải.
    Mời các bạn xem ở đây:
    https://vovworld.vn/vi-VN/chinh-sach-phap-luat/nghi-quyet-36-cua-bo-chinh-tri-ve-cong-tac-doi-voi-nguoi-viet-nam-o-nuoc-ngoai-62175.vov

    Đây là Nghị quyết nhằm thống nhất định hướng cho NHà nước và các cơ quan liên quan quan tâm hỗ trợ người Việt ở nước ngoài nói chung chứ không phải để Hòa hợp hòa giải với lũ ba que!

    Tôi đã từng phát biểu rằng cụ Võ Văn Kiệt là người có tâm sáng nhưng hạn chế về tầm hiểu biết.
    Lúc bỏ nhà đi theo CM, cụ mới học lớp 3.
    Cũng là người Nam Bộ nhưng cụ Võ Văn Kiệt khác với cụ AHLLVT Nguyễn Văn Bẩy. Khi theo CM, cụ Bẩy cũng văn hóa lớp 3 nhưng cụ Bẩy là người có chí tiến thủ, cụ theo học bổ túc văn hóa trong quân đội hết lớp 10 rồi được Bác Hồ cử đi học trường sĩ quan không quân.

    Còn cụ Võ Văn Kiệt thì không chịu học tập. Khi cách mạng bố trí cho cụ theo học 1 lớp văn hóa nhưng cụ vô kỷ luật, bỏ học đi chơi (tán gái), dù đã có vợ con ở m Nam nhưng cụ vẫn kịp cho ra đời là người con trai không giá thú là Phan Thanh Nam- người đã thay mặt gia đình đọc lời cảm tạ trong lễ tang ông.

    Vì không chịu học hành nên trình độ lý luận không có.
    Cuối đời vây quanh cụ Võ Văn Kiệt là những tên phản động như Trương Huy San, Dương Trung Quốc, Chu Hảo... Chúng phỉnh phờ nịnh hót. Và thế là cụ... nói theo chúng, rằng cần hòa hợp hòa giải!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chúng ta đang nói về câu nói này của ông Võ Văn Kiệt chứ không nên nói những nội dung khác về cá nhân ông Kiệt

      Xóa
  4. Cựu Chiến binhlúc 14:54 1 tháng 5, 2021

    Tôi nhất trí với ý kiến ông Lê Nguyễn Linh:
    ---

    Lê Nguyễn Linh09:20 1 tháng 5, 2021
    Theo ông Nguyễn Trần Bạt:
    - HÒA GIẢI XONG RỒI!
    Mỹ đã cút, ngụy đã nhào. Tàn dư ngụy dông tuốt theo Bu rồi.
    Giờ chả còn lực lượng đối kháng nào để VN phải hòa giải cả!
    - HÒA HỢP THÌ VIỆT NAM ĐÃ LÀM RẤT TỐT TỪ THỜI CỤ HỒ TỚI NAY RỒI!

    Thế thì còn gì để ông Võ Văn Kiệt kêu gọi phải Hòa hợp Hòa giải?
    Rõ là khi đã về già, tinh thần lẩm cẩm!
    ----
    Tôi nghĩ 100% các CCB đều đồng tình với phát biểu trên.
    Nhân ngày Chiến thắng 30/4, mời các CCB nghe ông CCB Vũ Đăng Toàn cùng các CCB trên xe tăng 390 - xe đầu tiên tiến vào Dinh Độc Lập sáng 30/4/1975 kể chuyện trên VTV:

    https://www.youtube.com/watch?v=Ohd9FEdudEo&ab_channel=hieunguyen

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhân chuyện bác Cựu Chiến binh nói về xe tăng 390, cháu nhớ lại là cháu đã đọc bài này ở Google.tienlang:

      1. 30/4/1975: ĐIỀU CHƯA SÁNG TỎ VÀ MỘT "ÂM MƯU" BẤT THÀNH
      https://googletienlang2014.blogspot.com/2015/04/3041975-ieu-chua-sang-to-va-mot-am-muu.html

      2. Kết: XE TĂNG 390 LÀ XE VÀO DINH ĐỘC LẬP TRƯA 30.4.1975 SỚM NHẤT
      https://googletienlang2014.blogspot.com/2015/04/ket-xe-tang-390-la-xe-vao-dinh-oc-lap.html

      Xóa
    2. Bác Cựu Chiến binh 14:54 1 tháng 5, 2021 nói rất đúng

      Xóa
  5. Hòa giải là trong hiệp định Pari, về hòa giải giữa 3 thành phần chính trị ở miền Nam, Mặt Trận, Thiệu-Kỳ, Liên minh dân chủ hòa bình (LL thứ 3) để hiệp thương thành lập chính phủ mới 3 thành phần tiến tới thống nhất nước nhà bằng hòa bình.

    Còn hòa giải với Mỹ đã xong từ lâu rồi sau khi bình thường hóa bang giao. Bây giờ còn "hòa" với ai nữa ? Vẹt Tàn hay Đệ tam Cộng Hòa?

    Còn hòa hợp dân tộc thì như ông Bạt nói, chỉ là nói nôm na cách khác cho vấn đề Đại đoàn kết dân tộc, là vấn đề từ năm 1930 rồi. Vấn đề hòa hợp dân tộc là vấn đề vĩ mô nói chung, chứ nó không liên quan cụ thể đến cuộc chiến chống Mỹ và không liên quan đến hậu chiến hay giải quyết chiến tranh, nó là vấn đề vĩ mô bao quát nói chung và đã có trước cuộc kháng chiến chống Mỹ từ rất lâu rồi.

    Năm 1930 Hồ Chủ Tịch và các lãnh tụ Cộng Sản đã hòa hợp 3 đảng Cộng Sản lớn nhất ở Bắc Trung Nam lại thành 1 Đảng CSVN duy nhất ở HK, TQ, vừa là hòa hợp dân tộc vừa là hữu nghị quốc tế luôn.

    Mấy thằng hay la làng gào rú về hòa hợp hòa giải, gắn nó với KCCM, gắn nó với hậu chiến, gắn nó với ba que ở Mỹ, gắn nó với Nghị quyết 36 để làm bình phong chính trị, kêu gào về hòa hợp dân tộc trong khi chửi bới người Việt gốc Hoa (1 trong 54 dân tộc Việt Nam), biểu tình đập đồ doanh nghiệp người Hoa thì đều là bọn phản động thôi.

    Và thực tế nó gào về hòa hợp hòa giải này thực tế là 1 biểu hiện ăn vạ. Tức là nó đòi xét lại lịch sử, tức là phải công nhận ngụy quyền Sài Gòn, phải "giải oan", "trả lại sự thật lịch sử", để làm cho mấy thằng ba que sắp xuống lỗ được vui, nếu không chịu xét lại thì nó sẽ gào rú tiếp về hòa hợp hòa giải.

    Thực tế vấn đề này nó đã bị xuyên tạc, gắn ghép bừa bãi vào chiến tranh, hậu chiến, hải ngoại (ba que ở Mỹ only), còn người VN đầy ở Moskva, Quảng đông thì không tính là Việt kiều, kiều pào! Và đem ra làm bình phong và công cụ ăn vạ.

    Cho nên thực tế mà nói thì cái cách mà bọn nó gàn ghép lung tung về vấn đề hòa hợp hòa giải này cũng là xuyên tạc lịch sử, lật sử. Ngụ ý của nó là KCCM cứu nước là cuộc chiến tranh giữa nửa này với nửa kia, giữa Bắc vs Nam, và bây giờ "2 bên" phải hòa hợp ngồi lại vs nhau để hòa giải.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vấn đề này thường mỗi người có suy nghĩ khác nhau, nên ta nên tập trung vào đúng chủ đề thôi

      Xóa
  6. Nói chung là ngày 30/4/1975 là ngày chiến thắng xâm lược và giải phóng miền Nam thôi, ngày này không liên quan cụ thể đến việc hòa hợp dân tộc. Nếu không có hòa hợp dân tộc hay đoàn kết dân tộc thì đã không thắng được Pháp Mỹ là bọn hùng mạnh nhất hành tinh.

    Việc có những báo chí ráng ghép hòa hợp hòa giải lại với ngày giải phóng MN là có ý đồ chính trị, các bác an ninh chính trị nên điều tra. Tức là họ muốn thay đổi câu chuyện lịch sử, từ ngày giải phóng sang ngày hòa giải.

    Muốn nói về hòa hợp hòa giải thì từ 1930 đến nay thiếu gì câu chuyện để nói, thiếu gì thời kỳ lịch sử để nói, sao lại chọn ngày 30/4/1975 để nói? Liên quan gì? Bỏ chạy tán loạn rồi thì thôi chứ hòa hợp gì nữa.

    Đặng Văn Lâm, Quế Ngọc Hải, đó mới là tấm gương hòa hợp dân tộc rất hay đó sao không nói đi! Ngày giải phóng MN thì liên quan gì? Mỹ với VN là cùng 1 dân tộc à? Hay bảo đây không phải là cuộc chiến giữa VN với Mỹ mà là nội chiến nồi da sáo thịt, tim đen của bọn này? Quanh co 1 hồi cũng không thoát khỏi 2 chữ "lật sử", chẳng qua lấy hòa hợp hòa giải ra làm bình phong.

    Còn cụ thể về bài này thì tôi thấy ông Bạt nói đúng. Bài viết cũng đã bác bỏ 1 cách khá thuyết phục được việc gắn ghép khái niệm hòa hợp hòa giải vào với chiến tranh, hậu chiến. Làm rõ được vấn đề là "hòa giải đã xong", còn hòa hợp thì đã tiến hành từ lâu từ xưa và vẫn đang tiến hành xuyên suốt. Việc bảo chưa có hòa giải, chưa có hòa hợp là 1 hành vi ăn vạ và vu cáo, cáo buộc vô căn cứ, thực chất là đòi phải xét lại lịch sử, đòi phải công nhận này, tri ân nọ.

    Còn riêng ông Xuân Ba này thì tôi không thích, trong bài này ông ấy thể hiện rất rõ về nhận thức đáng kinh ngạc của ông ấy trong vấn đề người dân và CCB kiên quyết đấu tranh bảo vệ lịch sử, bảo vệ lẽ phải trước các tuyên truyền lật sử thì ông ấy lại coi đó là 1 hiện tượng "năm nào người Việt cũng cãi nhau, chửi nhau huhu làm sao bây giờ làm sao bây giờ" thì đó là cái nhìn rất méo mó của ông Xuân Ba, đã vậy còn đem KCCM so với các cuộc nội chiến trên thế giới.

    Ông ấy có dòng máu Việt nam, đã không góp phần bảo vệ lịch sử, chống lại các luận điệu xuyên tạc LS, không ủng hộ những người đang làm điều đó, mà ông ấy đánh đồng, đánh tráo tất cả lại. Ông này là 1 trong những lý do vì sao nhiều người chửi báo chí. Nhiều nhà báo sau thời gian dài trong môi trường tham nhũng họ bị vô cảm và bị tê liệt khả năng phân biệt đúng sai.

    Loại như thế này mà không lên án ngay và luôn từ đầu, rút kinh nghiệm ngày xưa như như bọn Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Phương Hùng thôi. Lúc đó NTS và NPH luyên thuyên cả năm về biển đảo, Hoàng Sa, nghị quyết 36, hòa giải dân tộc, lồng ghép rất vô nguyên tắc, luận điệu nhiều cái rất phản động, nhưng ai cũng "dĩ hòa vi quí" tránh nói động tới, không dám phê phán ngay lúc đó, dẫn đến tình trạng lật sử tràn lan sau này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ta phải đấu tranh để sự thật phải về nguyên trạng của nó; không thể biến tấu được

      Xóa
  7. Hiện nay ở Việt Nam không còn việc phải 'hòa giải' hay 'hòa hợp" DÂN TỘC nữa; vì sao ư, vì những lý do sau đây : (1). 54 Dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là người Một Nhà; không dân tộc nào cát cứ, chiếm đất để xưng hùng xưng bá, bất cứ ai đều có thể đi/đến/ở cạnh người Dân tộc khác trong số 54 dân tộc Việt mà không bị kỳ thị, ngăn cấm, thế là đã có hòa hợp dân tộc đầy đủ rồi chứ không như một số nước cạnh ta như Thái Lan, Mi-an-ma, Phi-lip-pin vv... (2). Sau khi thống nhất đất nước vào ngày 30/4/1975 thì tại miền Nam đã có trên 1 triệu người lính VN cộng hòa cùng công chức chế độ ngụy quyền cũ; trong số đó sau khi khai báo với Chính quyền quân quản và đi cải tạo xong thì trở về thành công dân nước CHXHCN Việt Nam đã trên 40 năm nay, con cái họ sinh ra đều là công dân và có những người là cán bộ, đảng viên trong bộ máy chính quyền hiện nay, không có ai bị đàn áp cả; những người này và con cái họ đều có cuộc sống bình thường như những người tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước trước năm 1975, vậy nên mọi người, mọi nhà ở phía "bên kia" trước đây hiện nay đã hòa hợp với cuộc sống của nước Việt Nam thống nhất từ rất lâu rồi. Thế thì cần gì phải nêu ra 'hòa hợp' dân tộc nữa, hòa hợp cho dân tộc nào trong số 54 dân tộc đây?. (3). Còn những người trốn chạy khỏi Tổ quốc theo giặc ngày 30/4/1975 về trước hoặc những người vì muốn tìm cuộc sống giàu sang sau năm 1975 mà ra nước ngoài thì mọi người đều có quyền về thăm Đất nước (kể cả người đã mang quốc tịch nước khác rồi), thậm chí nếu muốn ở lại sinh sống thì có ai cấm đâu?, ví dụ thì có đầy đó, khỏi cần mỗ đây nêu ra. Thế còn những kẻ đến nay còn theo đuôi Đế quốc phản động để chống phá Đất nước, chống phá Dân tộc, chống phá cuộc sống yên lành của Nhân dân Việt Nam mà bảo những người trong nước phải "Hòa giải, hòa hợp' dân tộc thì buồn cười lạ!. Đối với những kẻ này người trong nước đều coi là "giặc" thì họ có tư cách gì mà đòi hỏi 'hòa giải với hòa hợp'.

    Trả lờiXóa
  8. Nguyễn Đức Kiênlúc 11:30 2 tháng 5, 2021

    Tôi đề nghị các bạn chủ nhà nên đưa bài
    Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói về hòa hợp hòa giải.
    https://vtc.vn/thuong-tuong-nguyen-chi-vinh-hoa-hop-hoa-giai-dan-toc-da-thanh-cong-ar543113.html
    Dù không nói gì đến ông Võ Văn Kiệt, dù không nói gì đến quan điểm "Triệu người vui- triệu người buồn" nhưng rõ ràng khi nói Hòa giải Hòa hợp đã thành công thì tức là ông Nguyễn Chí Vịnh đã PHÊ PHÁN QUAN ĐIỂM SAI LẦM CỦA ÔNG VÕ VĂN KIỆT KHI ĐẾN GIỜ VẪN KÊU GỌI HÒA HỢP HÒA GIẢI!
    Ông Nguyễn Chí Vịnh phát biểu khi đương chức Thứ trưởng Quốc phòng.
    Do vậy có thể nói đây là quan điểm của Quân đội, của Quân ủy Trung ương.
    Do vậy, có thể đặt tít là:
    THƯỢNG TƯỚNG NGUYỄN CHÍ VỊNH PHÊ PHÁN QUAN ĐIỂM SAI LẦM "TRIỆU NGƯỜI VUI- TRIỆU NGƯỜI BUỒN CỦA ÔNG VÕ VĂN KIỆT KHI ĐẾN GIỜ VẪN KÊU GỌI HÒA HỢP HÒA GIẢI!

    Trả lờiXóa
  9. Bây giờ con cháu mấy thằng lính ngụy từng THẢM SÁT CẢ LÀNG người ta ngày xưa còn lên làm báo để gào rống về "hòa hợp hòa giải dân tộc" được mà, thì còn đòi hòa cmn dãi tới mức nào nữa? Ăn vạ vừa phải thôi chứ!
    Có thể thấy là bao giờ chế độ còn chưa sụp đổ thì chúng nó vẫn còn sẽ gào "hòa hợp hòa giải" như 1 con chó sủa định kỳ thường niên hằng năm, giống như tự động auto phát loa.

    Việc quan trọng là bảo vệ nền tảng tư tưởng và tư tưởng chính thống của 1 dân tộc, 1 nước và 1 đảng cầm quyền.
    Cần phải có kiểu giống như thi công chức hay cái gì đó để biết quan niệm, nhận thức của bọn này về các vấn đề chính trị, lịch sử, kiến thức, quan điểm và lập trường v.v., chớ bây giờ vào làm báo quá dễ dàng.

    Tất cả những ngành nghề gì liên quan đến công tác tư tưởng, "dạy sai hỏng cả thế hệ", như báo chí truyền thông, "quyền lực thứ tư" thì cần phải có gì đó để kiểm tra. Thi công chức cũng có thể là 1 cách tốt, 1 bước đầu tiên để làm gì đó chứ không thể cứ để loạn như thế này được.

    Vào làm báo còn dễ hơn đi làm đĩ thì quá đáng lắm rồi. Mấy con hàng đi làm điếm tú bà còn kiểm tra kỹ hơn. Đi làm cave báo chí thì không cần gì nhiều. 1 lũ sói chồm lên cắn vào lịch sử như ông Tố Hữu nói. Còn nói kiểu hơi thô chút là 1 bọn điếm lên làm báo thải bậy vào lịch sử rồi gọi đó là "hòa hợp hòa giải" mà thực tế là phá hoại, đánh phá lịch sử, chống phá nhân dân, phá lịch sử dân tộc để làm rạn nứt khối đại đoàn kết dân tộc!

    Trả lờiXóa
  10. Hiện tại vấn đề hòa giải này bọn phản động hay đề cập tới để thực hiện âm mưu của chúng, nên chúng ta hết sức cẩn trọng trong vấn đề này

    Trả lờiXóa