Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2022

KHI QUỐC HỘI VÀO CUỘC THÌ CHẮC CHẮN SẼ LỘ MẶT Ổ PHẢN ĐỘNG- NHÓM BIÊN SOẠN SÁCH GIÁO KHOA

Nhưng rất tiếc, câu hỏi trên của Google.tienlang không được ông Phùng Xuân Nhạ hoặc bất kỳ cơ quan chức năng nào trả lời!
Tiếp theo, Google.tienlang có bài vào Thứ Ba, 1 tháng 12, 2020 GIÚP BT BỘ GD PHÙNG XUÂN NHẠ ÔN LẠI NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 4- KHÓA XII, Xin trích:
Ông cán bộ nào cũng nói đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nhưng có lẽ chính họ, kể cả Bộ trưởng Bộ GD Phùng Xuân Nhạ cũng chả biết “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là gì. Tôi đề nghị Google.tienlang đã giúp ông Bộ trưởng thì giúp cho trót, xin hãy đăng Toàn văn Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII!"
Bác Cựu Chiến binh nói rất có lý. Bởi sự tự diễn biến, tự chuyển hóa, vi phạm Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII của các ông Nguyễn Minh Thuyết, Đỗ Ngọc Thống và Trần Đình Sử là quá rõ ràng, diễn ra từ lâu, liên tục trong thời gian dài. Bản thân các ông này cũng không có ý định che giấu những hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước. Thế mà ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục không hề hay biết, vẫn ngang nhiên lựa chọn những kẻ phản động này để thực thi một nhiệm vụ vô cùng quan trọng là biên soạn và thẩm định sách giáo khoa- sản phẩm để giáo dục, đào tạo thế hệ tương lai cho Đất nước. Điều này chứng tỏ ông BT Bộ GD Phùng Xuân Nhạ không biết hoặc cố tình phớt lờ Nghị quyết của Đảng!
Theo yêu cầu hợp tình hợp lý này của bạn đọc, Google.tienlang trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết..."

Dư luận xã hội rất buồn khi biết tin Ủy viên Trung ương khóa XII là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ được Trung ương khóa XII đề cử vào Trung ương khóa XIII nhưng không trúng cử. Và dù không trúng Ủy viên Trung ương khóa XIII nhưng ông Phùng Xuân Nhạ lại được "thăng chức": Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương!

Và rồi mới đây

Nguyễn Thị Vân Anh23:49 23 tháng 5, 2022


To chuyện rồi: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội: Liệu có những vụ Việt Á trong lựa chọn sách giáo khoa?

“Có câu hỏi đặt ra rằng: Liệu có những vụ Việt Á trong lựa chọn sách giáo không?. Những vấn đề này nên được thảo luận rộng rãi ở Quốc hội để thu nhận ý kiến từ nhiều chiều và để cử tri cả nước được biết”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thị Kim Thúy đề nghị.
Chiều 23/5, thảo luận về chương trình giám sát năm 2022 tại Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy bày tỏ sự tán thành việc giám sát thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông.

Theo bà, đây là vấn đề lớn, tác động rộng, cần giám sát tối cao của Quốc hội chứ không nên thu hẹp trong phạm vi giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội như tờ trình.
“Việc Quốc hội thực hiện giám sát tối cao vào thời điểm này sẽ giúp đánh giá được đầy đủ, kịp thời ưu, khuyết điểm trong quá trình thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, từ đó có định hướng chỉ đạo tiếp tục đổi mới có hiệu quả trong những năm tiếp theo”, bà Thúy nói.

Một lý do nữa được bà Thúy nêu ra: Trong những năm qua, ngành Giáo dục đã có nhiều cố gắng, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, dư luận cũng còn nhiều ý kiến khác nhau về một số kết quả triển khai, nhất là vấn đề SGK và môn lịch sử.

Trong đó, có những vấn đề được báo chí và đại biểu Quốc hội đã đặt ra suốt từ kỳ họp trước đến kỳ họp này nhưng chưa được giải quyết, như những sai sót trong cả ba bộ SGK lớp 1, lớp 2, lớp 6 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; những bất cập trong Thông tư số 25 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về lựa chọn SGK dẫn đến việc bỏ qua quyền lựa chọn dân chủ của cơ sở giáo dục.

Cùng với đó là vai trò hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra của bộ trong việc lựa chọn SGK để bảo đảm khách quan, công bằng, minh bạch, không ảnh hưởng xấu đến chủ trương xã hội hóa.

“Có câu hỏi đặt ra rằng: Liệu có những vụ Việt Á trong lựa chọn SGK không?”. Những vấn đề này nên thảo luận rộng rãi ở Quốc hội để thu nhận ý kiến từ nhiều chiều và để cử tri cả nước được biết”, bà Thúy đề nghị.
Theo bà Thúy, qua giám sát, Quốc hội có thể khẳng định những việc ngành Giáo dục đã thực hiện đúng, đồng thời chỉ ra những hạn chế, những điều cần khắc phục để hỗ trợ ngành thực hiện tốt nhiệm vụ.
Qua giám sát, Quốc hội cũng có thể điều chỉnh các Nghị quyết của mình hoặc bổ sung chính sách, nếu cần thiết. Vì vậy, việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông rất cần có sự giám sát tối cao của Quốc hội.

Hoàng Minh Tâm

=======
Từ ngày 27/4/2021, Google.tienlang nhắc anh em báo chí VN:

Xem thêm bài liên quan khác:

15 nhận xét:

  1. Басурин рассказал о тактике малых котлов на Авдеевском направлении
    11:10 25.05.2022
    https://ria.ru/20220525/kotly-1790567756.html
    Basurin nói về chiến thuật của các nồi hơi nhỏ ở hướng Avdeevsky

    VỀ CƠ BẢN: TRONG TẤN CÔNG Ở HƯỚNG AVDEEVSKAYA CHÚNG TÔI SỬ DỤNG CHIẾN THUẬT "NỒI HƠI NHỎ"- "МАЛЫХ КОТЛОВ", NHẰM TRÁNH THƯƠNG VONG CHO DÂN THƯỜNG.
    (Google.tienlang Chú thích: Chiến thuật Nồi hơi- котел tức là bao vây rồi diệt gọn quân địch. Xem các bài liên quan của Google.tienlang về Nồi hơi- котел)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đọc câu nói trên kia của ông Trần Đình Sử tôi muốn nổ con mắt vì tức giận, nên vào Viki xem tiểu sử ông ta thế nào. Ông Trần Đình Sử sinh cùng năm với tôi, ông hơn tôi về học hàm học vị ... được vinh danh Nhà giáo nhân dân, nhưng chỉ được Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng Ba, thua xa so với tôi, chắc những năm kháng chiến chống Mỹ ông được đi học, thời gian tham gia kháng chiến ít nên chỉ được HC hạng Ba; ông còn thua tôi không được nếm mùi tù đày dưới chế độ Mỹ - ngụy nên không được trui rèn tư tưởng, lập trường vững vàng ! Với được thưởng HCKCCM hạng Ba thì tôi chắc tuổi Đảng của ông phải thua tôi xa.
      Một con người đồng niên với tôi, được ưu ái hơn tôi, nhưng trui rèn kém hơn tôi. Không biết dùng từ gì để "ta thán" với ông ấy?
      Không thể dùng từ ngữ "đáng buồn" đối với câu nói ông Sử đã thốt ra, phải dùng cụm từ "lên án" ông vì câu nói ấy, truy xét xem ông ấy còn nói câu gì nữa tương tự như câu này không để đánh giá cho sát "tự diễn biến" của ông thế nào.
      Tôi không hiểu Chi bộ nơi ông sinh hoạt đã kiểm điểm ông chưa, hay ông đã bỏ sinh hoạt Đảng rồi? Theo quan điểm của tôi, đề nghị Đảng bộ nơi ông Sử sinh hoạt phải kiểm điểm cho nghiêm túc, xét đề nghị Đảng ủy cấp trên thi hành kỷ luật Đảng, nếu ông không sửa chữa thì luật pháp phải ra tay với ông ấy, để làm trong sạch không chỉ tổ chức Đảng mà cả tổ chức Hội - Đoàn quần chúng của ông ấy sinh hoạt nữa.

      Không biết có phải nhà tù của chế độ ta như chỗ họ vào "nghỉ mát" hay sao mà nhiều kẻ xấu không sợ bị tù? Họ chưa nếm mùi tù dưới chế độ Mỹ- ngụy nên không ngán đi tù?

      Xóa
  2. TÔI TIN GOOGLE.TIENLANG VÌ NHỮNG LẬP LUẬN CỦA HỌ RẤT KHOA HỌC, ĐẾN GIỜ ĐÃ CHỨNG MINH LÀ ĐÚNG:
    Thứ Năm, 23 tháng 12, 2021
    GOOGLE.TIENLANG KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN LỜI GIẢI THÍCH CỦA BỘ Y TẾ VỀ CHẤT LƯỢNG BỘ KIT CỦA CTY VIỆT Á!
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/12/van-e-du-luan-quan-tam-chu-thuc-su-cua.html
    Bộ Y tế vừa ra thông cáo khẳng định chất lượng của bộ kit xét nghiệm của Cty Việt Á mà Bộ này đã cấp phép sử dụng; Bộ Y tế cũng khẳng định họ cấp phép cho kit của Cty Việt Á là "ĐÚNG QUY TRÌNH!"
    Google.tienlang nhất trí với ý kiến chị Nguyễn Thị Vân Anh- bạn đọc lâu năm của Google.tienlang tại bài To chuyện rồi: BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ BỘ Y TẾ TIẾP TAY CHO CTY VIỆT Á LỪA ĐẢO??? ở Đây:
    ===
    Nguyễn Thị Vân Anh16:29 21 tháng 12, 2021
    Trong vụ Cty Việt Á này, CHUYỆN "WHO CHẤP NHẬN BỘ KIT CỦA CTY VIỆT Á" chắc chắn phải được làm rõ.
    Chúng ta đã thấy, chỉ một cô gái "nhiều chuyện" đưa tin sai về Covid trên trang fb cá nhân đã bị phạt 10- 15 triệu đồng. Những vụ phạt như vậy quá nhiều, ở khắp Trung- Nam - Bắc.
    Tôi ủng hộ việc xử phạt như vậy.
    Còn bây giờ, chúng ta thấy trong CHUYỆN "WHO CHẤP NHẬN BỘ KIT CỦA CTY VIỆT Á" việc thông tin sai có cả quan chức rất lớn, trong thời gian rất dài và đưa thông tin trên hầu hết các tờ báo lớn. Sự việc nghiêm trọng hơn rất nhiều so với việc "một cô gái "nhiều chuyện" đưa tin sai về Covid trên trang fb cá nhân".
    - Từ hôm qua đến nay, tôi chưa thấy báo nào đề cập tới CHẤT LƯỢNG bộ kit Việt Á. Tôi ko có kiến thức Y học nên không dám bàn tới Đề tài Nghiên cứu khoa học của Viện Quân y. Nhưng cái thứ sản phẩm được làm ra từ cái xưởng 10 m2 với 10 nhân viên- lao động thời vụ, không được đào tạo gì ... thì chắc ai ai cũng thấy CHẤT LƯỢNG KHÔNG ĐÁNG TIN!
    Vậy bây giờ có cần thiết giám định lại CHẤT LƯỢNG bộ kit mà Bộ Y tế đã cấp phép, đã đưa hàng triệu bộ vào sử dụng hay không?
    - Vụ DỰNG ĐỨNG CHUYỆN "WHO CHẤP NHẬN BỘ KIT CỦA CTY VIỆT Á" chắc chắn để lại hậu quả rất lớn.
    + Lớn về tiền bạc: Bộ Công an cần làm rõ Tổng số bộ kit mà Việt Á đã bán, Tổng tiền thu về là bao nhiêu nghìn tỉ?
    + Cái hậu quả Lớn hơn là LÒNG TIN của Nhân dân với nỗ lực chống dịch của Đảng & Chính phủ cùng đại đa số y bác sĩ trên tuyến đầu... chắc chẳn giảm sút nghiêm trọng qua CHUYỆN "WHO CHẤP NHẬN BỘ KIT CỦA CTY VIỆT Á".

    Nguyễn Thị Vân Anh16:38 21 tháng 12, 2021

    KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN LỜI GIẢI THÍCH CỦA BỘ Y TẾ VỀ CHẤT LƯỢNG BỘ KIT CỦA CTY VIỆT Á!
    Như tôi đã nói trong ý kiến trên: "Tôi ko có kiến thức Y học nên không dám bàn tới Đề tài Nghiên cứu khoa học của Viện Quân y. Nhưng cái thứ sản phẩm được làm ra từ cái xưởng 10 m2 với 10 nhân viên- lao động thời vụ, không được đào tạo gì ... thì chắc ai ai cũng thấy CHẤT LƯỢNG KHÔNG ĐÁNG TIN!
    Vậy bây giờ có cần thiết giám định lại CHẤT LƯỢNG bộ kit mà Bộ Y tế đã cấp phép, đã đưa hàng triệu bộ vào sử dụng hay không?"

    Hoàng Minh Tâm
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/12/van-e-du-luan-quan-tam-chu-thuc-su-cua.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. TÔI TIN GOOGLE.TIENLANG VÌ NHỮNG LẬP LUẬN CỦA HỌ RẤT KHOA HỌC, ĐẾN GIỜ ĐÃ CHỨNG MINH LÀ ĐÚNG:
      Bắt cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế vì liên quan vụ Việt Á
      Là thư ký Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thời điểm đó, ông Nguyễn Huỳnh đã can thiệp để kít xét nghiệm của Công ty Việt Á được cấp số đăng ký lưu hành trái quy định.
      Trưa 25.5, thông tin từ Bộ Công an cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét đối với ông Nguyễn Huỳnh, Phó trưởng phòng Quản lý giá (thuộc Cục Quản lý dược, Bộ Y tế) để làm rõ hành vi “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ), quy định tại khoản 3 điều 356 bộ luật Hình sự năm 2015.

      Sau khi Viện KSND Tối cao phê chuẩn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành các quyết định, lệnh nêu trên.

      Theo Bộ Công an, cơ quan này đang tiếp tục mở rộng điều tra vụ án “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, đưa hối lộ, nhận hối lộ” xảy ra liên quan Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á.

      Bước đầu, Bộ Công an xác định quá trình Bộ Y tế tiếp nhận, thẩm định hồ sơ xin cấp số đăng ký lưu hành kít xét nghiệm cho Công ty Việt Á, theo đề nghị của Phan Quốc Việt, cựu Tổng giám đốc Công ty Việt Á, ông Nguyễn Huỳnh đã lợi dụng vai trò là Thư ký ông Nguyễn Thanh Long, lúc đó làm Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế, để giới thiệu, can thiệp và tác động đến ông Nguyễn Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, trình, ký đề xuất Bộ Y tế ban hành Quyết định cấp Số đăng ký lưu hành kít xét nghiệm cho Công ty Việt Á trái quy định của pháp luật.

      Xóa
  3. Phạm Hoàng Đứclúc 18:03 25 tháng 5, 2022

    Bài hay từ Loa phường:
    Biden đang đổi nhân quyền lấy lợi ích địa chính trị ở Châu Á?
    tháng 5 25, 2022
    Loa Phường

    Chuyến thăm Mỹ mới đây của thủ tướng Phạm Minh Chính đã khơi dậy hàng loạt động thái phản đối trong giới dân chửi hải ngoại. Số này bao gồm nhiều cuộc biểu tình, và một bản thông cáo của đảng Việt Tân, trong đó họ đòi nước Mỹ phải gây áp lực lên Việt Nam trong vấn đề nhân quyền và dân chửi. Cho đến nay, chính quyền Mỹ vẫn chưa có bất cứ hồi âm công khai nào trước những đòi hỏi này. Ngược lại, có hai sự kiện cho thấy dường như chúng đã rơi vào đôi tai điếc.

    Sự kiện thứ nhất diễn ra hôm 23/05, khi tổng thống Mỹ Joe Biden công bố kế hoạch Khuôn khổ Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương Thịnh vượng (gọi tắt là IPEF) nhân chuyến thăm Nhật Bản. Khuôn khổ này có 13 quốc gia tham gia, là Mỹ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ, Indonesia, New Zealand, Philippines, Singarpore, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Brunei, và Malaysia. IPEF tìm cách kết hợp các nước qua các tiêu chuẩn chung được các bên đồng ý trong bốn lĩnh vực, bao gồm kinh tế kỹ thuật số, dây chuyền cung ứng, hạ tầng cơ sở cho năng lượng sạch, và các biện pháp chống tham nhũng. Ngay sau khi ông Biden công bố kế hoạch vừa nêu, Trung Quốc đã lên tiếng phản đối IPEF và gọi đây là câu lạc bộ đóng với mục đích nhằm thu hút các nước Đông Nam Á “tách khỏi Trung Quốc”.

    Như vậy, Mỹ đang mang lợi ích kinh tế đến cho các nước Châu Á Thái Bình Dương, bao gồm Việt Nam, để đổi lấy sự ủng hộ địa chính trị trong khu vực. Nhân quyền rõ ràng có trọng lượng rất nhỏ trong nước cờ này, vì ngoài Việt Nam, nhiều chính phủ khác trong danh sách trên – như Ấn Độ, Phillipines, Thái Lan – cũng đang bị các tổ chức nhân quyền quốc tế công kích. Chẳng có dấu hiệu nào cho thấy những nước này sẽ bị Mỹ cấm vận để trừng phạt vì lý do nhân quyền, như giới dân chửi vẫn thường kỳ vọng.

    Giữa chuyến thăm Mỹ của thủ tướng Phạm Minh Chính và tuyên bố vừa nêu của tổng thống Joe Biden, hôm 22/05, chính phủ Việt Nam đã bắt và truy tố Trương Văn Dũng – một nhà dân chửi năng nổ hiếm hoi còn sót lại trong các hoạt động công khai ở Hà Nội. Như mọi khi, vụ bắt giữ này đã chìm nghỉm, và chẳng có ảnh hưởng gì đến nghị trình của tổng thống Mỹ. Chuyện này trái ngược với tuyên bố của Biden hồi mới đắc cử, rằng ông ta sẽ đưa nhân quyền trở lại làm một vấn đề trung tâm trong quan hệ ngoại giao của Mỹ. Liệu giới dân chửi có nhận ra trách nhiệm của Biden, và biểu tình chống ông ta?
    https://www.loaphuong.org/2022/05/biden-ang-oi-nhan-quyen-lay-loi-ich-ia.html

    Trả lờiXóa
  4. Phạm Hoàng Đứclúc 18:06 25 tháng 5, 2022

    Cựu tổng thống Bush buột miệng thừa nhận rằng Mỹ đã xâm lược Iraq
    Trong khi các nhà dân chửi người Việt tìm mọi cách để tô vẽ NATO thành “phe chính nghĩa” trong cuộc chiến tranh Nga-Ukraine, cái ảo tưởng mà họ cố công gây dựng đang tan vỡ vì những câu buột miệng của chính người Mỹ.

    Ngày 19/05/2022, cựu tổng thống Mỹ George W. Bush đã đọc một diễn văn đả kích việc Nga xâm chiếm Ukraine. Chẳng may, trong lúc cao hứng, ông Bush đã nói lỡ lời như thế này:

    "…Và quyết định của một người tiến hành một cuộc xâm lược hoàn toàn phi lý và tàn bạo vào Iraq... Ý tôi là vào Ukraine…”
    https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhLgBOxudFEwO0s8fvqhO8wAhXDh7VBGM_yXyZx33yxQ_wGdv_RTWIqw7yZuYQ9Fomfgyd39j7-SN8oYk3s09giaxZQowT5taHRATpVhQ-tlogeZU6m3QU3lAgv0haDavpwvjFcA2ELl-nwACmCDoJMF1pMMMW04G1AsOkHl19mTGtOxpmJr3UBpbzXrA/s599/42%20(1).png
    Không khó để nhận ra trong phát biểu này, ông Bush đã nhắc đến cuộc xâm lược Iraq do ông phát động vào năm 2003, và kéo dài mãi cho đến thời điểm hiện tại.

    Nhắc lại, sau vụ khủng bố ngày 11/09/2001, chính quyền Bush đã mượn cớ “chống khủng bố” để xâm lược Afghanistan. Đến năm 2002, Mỹ bắt đầu nghiêm túc xem xét khả năng tiến hành một cuộc xâm lược tại Iraq. Đầu năm 2003, Ngoại trưởng Colin Powell đã có một bài phát biểu trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để đưa ra bằng chứng cho thấy chính quyền Iraq đang che giấu việc sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt, qua đó tạo cớ để tiến hành chiến tranh. Tuy nhiên, các cuộc điều tra được tiến hành sau đó đã cho thấy thông tin mà Powell đưa ra là sai sự thật, và chỉ dựa vào một nguồn tin duy nhất. Cho đến nay, trong gần hai thập kỷ, cuộc chiến tranh Iraq đã gây ra cái chết của khoảng 200.000 thường dân. Và người ta cũng không tìm thấy vũ khí hủy diệt hàng loạt nào, nhưng quân đội Mỹ vẫn chiếm đóng Iraq.

    Câu buột miệng của George W. Bush cho thấy một thực tế phũ phàng. Đó là Mỹ đã thật sự “tiến hành một cuộc xâm lược hoàn toàn phi lý và tàn bạo vào Iraq”. Hẳn chính ông Bush cũng day dứt về sự thật này, nên mới nói buột miệng như vậy. NATO không phải là “phe chính nghĩa” trong bất cứ cuộc xung đột nào, họ chỉ là một kẻ xâm lược khác.
    https://www.loaphuong.org/2022/05/cuu-tong-thong-bush-buot-mieng-thua.html

    Trả lờiXóa
  5. PUTIN Khiến Phương Tây Chao Đảo! RÚP Nga Tăng Kỷ Lục Đẩy Đô La Tới Bờ Vực Tan Vỡ
    https://www.youtube.com/watch?v=7FYTA6099cY

    Trả lờiXóa
  6. Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger nói Ukraine nên nhượng đất cho Nga
    Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger vừa nói rằng Ukraine nên nhượng lãnh thổ cho Nga để chấm dứt cuộc xung đột hiện nay, và phương Tây chớ nên tìm kiếm một chiến thắng làm mất mặt Nga vì điều này chỉ càng gây bất ổn trật tự thế giới.
    Phát biểu được cựu ngoại trưởng 98 tuổi đưa ra tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) ở Davos, Thụy Sĩ.

    Ông Kissinger nhắc nhở phương Tây về vị trí của Nga trong cân bằng sức mạnh ở châu Âu, và ngụ ý rằng Ukraine cần sớm quay lại bàn đàm phán.

    “Đàm phán cần bắt đầu trong 2 tháng tới, trước khi gây ra những đảo lộn và căng thẳng không dễ dàng vượt qua. Điều lý tưởng nhất là một đường phân chia trở lại nguyên trạng. Theo đuổi chiến tranh ngoài đường đó sẽ không phải vì tự do của Ukraine, mà là một cuộc chiến mới với Nga”, tờ Telegraph dẫn phát biểu của ông Kissinger.
    “Nguyên trạng” ở đây nghĩa là thời điểm Nga chính thức kiểm soát bán đảo Crimea và 2 tỉnh Lugansk và Donetsk ở vùng Donbass.

    Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky từng tuyên bố rằng một trong những điều kiện để đàm phán hòa bình với Nga sẽ là khôi phục lại những vùng đất mà Nga đang kiểm soát.

    Ông Kissinger cũng phát biểu tại WEF rằng Nga đã là một phần quan trọng của châu Âu trong 400 năm và là “người bảo đảm cho cấu trúc cân bằng sức mạnh vào những giai đoạn quan trọng”.

    “Các lãnh đạo châu Âu không nên đánh mất tầm nhìn dài hạn, và không nên đẩy Nga đến quan hệ liên minh lâu dài với Trung Quốc”, ông Kissinger nói.

    Cựu Ngoại trưởng Kissinger là người đóng vai trò quan trọng trong việc giảm căng thẳng giữa Liên Xô và Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

    “Tôi hy vọng người Ukraine sẽ kết hợp chủ nghĩa anh hùng với sự khôn ngoan”, ông nói. Ông cho rằng “vai trò phù hợp đối với Ukraine là trở thành một quốc gia đệm trung lập, thay vì trở thành ranh giới của châu Âu”.

    “Giải pháp” mà ông Kissinger đưa ra trái ngược với điều Ukraine mong muốn. Đa số người dân Ukraine phản đối việc nhượng đất cho Nga.

    Một cuộc khảo sát do Viện Xã hội học Kiev thực hiện từ ngày 13-18/5 cho thấy 82% người trả lời nói rằng họ không muốn nhượng đất cho Nga, trong khi chỉ có 10% cho rằng có thể nhượng đất để đạt được hòa bình và giữ độc lập.

    Cố vấn của tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak phản ứng giận dữ trước “giải pháp” mà ông Kissinger nêu ra.

    “Ông Kissinger dễ dàng đề xuất trao cho Nga một phần của Ukraine để chấm dứt chiến tranh, ông ấy cũng nên đề xuất trao cả Ba Lan và Lithuania. Thật tốt là người Ukraine trong chiến hào không có thời gian để nghe ‘những người hoảng sợ ở Davos’ nói. Họ đang bận bảo vệ Tự do và Dân chủ”, ông Podolyak viết trên Twitter, kèm theo bức ảnh chụp ông Kissinger bắt tay Tổng thống Nga Vladimir Putin.

    Trả lờiXóa
  7. Lâu lắm rồi, hôm nay đọc lại bài này và thấy Người Nga từ xưa đến nay luôn hiểu và trân trọng người Việt Nam:
    Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016
    Dân Phượt chú ý: TÊN "MA XÓ" NGA MARK PODRABINEK- Марк Подрабинек ĐÃ CÓ MẶT Ở VN!

    https://googletienlang2014.blogspot.com/2016/01/dan-phuot-chu-y-ten-ma-xo-nga-mark.html

    Trả lờiXóa
  8. МИД Австрии развеял все надежды Украины на вступление в Евросоюз
    https://topcor.ru/25876-mid-avstrii-razvejal-vse-nadezhdy-ukrainy-na-vstuplenie-v-evrosojuz.html?utm_source=politobzor.net
    Bộ Ngoại giao Áo xua tan mọi hy vọng Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu
    Hôm nay, 17:01
    Kyiv đã phấn đấu gia nhập Liên minh Châu Âu trong nhiều năm. Tuy nhiên, vì lý do này hay lý do khác, người châu Âu đang trì hoãn quyết định định mệnh này đối với người Ukraine. Gần đây, nhiều người ở châu Âu đã công khai nói về tính không thể thực hiện được của những ảo tưởng như vậy ở Ukraine.


    Đích thân Ngoại trưởng Áo Alexander Schallenberg đã lên tiếng về việc này. Trong cuộc trò chuyện với các nhà báo của tờ Die Welt của Đức, Bộ trưởng lưu ý rằng Ukraine sẽ không nhận được bất kỳ đảm bảo cụ thể nào về việc gia nhập EU và các nước thành viên sẽ quyết định vấn đề này.
    "Đối với Ukraine, không có lời hứa nào từ EU rằng Ukrane sẽ tham gia. Trước khi Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu, nếu nó diễn ra, thì nó vẫn còn rất, rất xa."- Shallenberg nhấn mạnh.
    Một quan điểm tương tự đã được phát đi trước đó bởi các chính trị gia châu Âu . Ví dụ, Clément Bon, Bộ trưởng Đại diện Bộ Ngoại giao Pháp về các vấn đề châu Âu, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Đài J rằng quá trình Ukraine gia nhập các cấu trúc châu Âu có thể kéo dài 15-20 năm.

    Emmanuel Macron tin rằng việc kết nạp Ukraine vào Liên minh châu Âu sẽ kéo dài trong nhiều thập kỷ. Thời hạn "hội nhập châu Âu" của Ukraine cũng được Thủ tướng Đức Olaf Scholz đề cập đến.

    Các nhà chức trách Ukraine đang bắt đầu nhận ra rằng hy vọng gia nhập “gia đình chung của các dân tộc châu Âu” của họ sẽ không thành hiện thực. Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba đe dọa rằng việc từ chối tư cách ứng viên EU có nghĩa là phương Tây đang cố gắng lừa dối Kyiv.

    Trả lờiXóa
  9. Quản trị viên Google.tienlanglúc 11:35 26 tháng 5, 2022

    Từ lâu Google.tienlang đã có TUYÊN NGÔN: GOOGLE.TIENLANG KHÔNG "BÊNH PUTIN"! GOOGLE.TIENLANG CŨNG KHÔNG "BÊNH" ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM! GOOGLE.TIENLANG không chọn bên mà chọn Sự thật, chính nghĩa, sự công bằng, công lý và lẽ phải!
    Xem bài
    Hai nguyên tắc nằm lòng cho các nhà báo Việt Nam: TRUNG THỰC VÀ ĐỪNG NHÌN SỰ KIỆN BẰNG CON MẮT NGƯỜI MỸ!
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/04/hai-nguyen-tac-nam-long-cho-cac-nha-bao.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chà chà, tôi hơi sốc vì mấy chữ này: "GOOGLE.TIENLANG CŨNG KHÔNG "BÊNH" ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM!". Tại sao các bạn phải "thốt" ra câu này vậy? ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐẤU TRANH VÌ CHÍNH NGHĨA, SỰ THẬT, SỰ CÔNG BẰNG, CÔNG LÝ VÀ LẺ PHẢI, đấy. Như vậy, Google.tienlang "cùng phe" với Đảng Cộng sản Việt Nam rồi, thì cứ nói thẳng ra là đứng cùng phe cho THẬT THÀ chứ ạ !

      Xóa
    2. Chả có gì phải sốc cả, anh bạn Nặc danh16:18 26 tháng 5, 2022 ạ.
      TÔI TIN TƯỞNG GOOGLE.TIENLANG VÌ GOOGLE.TIENLANG MANG SỰ THẬT ĐẾN CÔNG CHÚNG!
      Google.tienlang không BÊNH ai và DÌM AI. Bởi họ luôn ở phe SỰ THẬT.

      Xóa
  10. Польский профессор: Германия не хочет победы Украины
    https://topwar.ru/196820-polskij-professor-germanija-ne-hochet-pobedy-ukrainy.html
    Giáo sư người Ba Lan: Đức không muốn Ukraine thắng
    Hôm nay, 08:56
    Các nhà chức trách Đức không quan tâm đến chiến thắng của Ukraine trong cuộc xung đột với Nga. Ý tưởng này đã được Pavel Soroka, một giáo sư tại Đại học Jan Kochanowski, bày tỏ trong một cuộc phỏng vấn với tờ Niezalezna.pl của Ba Lan. Không nghi ngờ gì rằng, nhìn chung, quan điểm của giáo sư, mặc dù ông không phải là đại diện của chính quyền Ba Lan, nhưng thực tế lại trùng khớp với quan điểm của Warsaw, điều mà bà không còn cố gắng che giấu.
    Theo Soroka, lý do chính mà Đức không muốn Ukraine giành chiến thắng là do mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với Nga. Berlin quan trọng hơn nhiều so với quan hệ kinh tế với Moscow. Nhưng điều này, trên thực tế, đã được biết trước. Bản thân các chính trị gia Ukraine đã nhiều lần cáo buộc Đức rằng việc làm ăn với Nga quan trọng đối với nước này hơn là việc cứu vãn địa vị nhà nước Ukraine.

    Trước hết, Đức phụ thuộc vào Nga về mặt năng lượng. Việc ngừng cung cấp khí đốt của Nga đồng nghĩa với những vấn đề lớn đối với nền kinh tế Đức. Những câu chuyện về LNG của Mỹ là để tự mãn, nhưng nếu không có khí đốt của Nga, nước Đức trước đây sẽ không còn nữa. Và nền kinh tế sẽ sụp đổ, và mức sống của người dân sẽ giảm xuống nhiều lần. Berlin cho rằng việc Nga rút khỏi lĩnh vực năng lượng của Đức sẽ dẫn đến cuộc khủng hoảng lớn nhất ở nước này kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

    Trả lời câu hỏi của tờ báo về việc liệu quan điểm của Đức có phải là sự phản bội trực tiếp đối với Liên minh Bắc Đại Tây Dương hay không, Pan Soroka lưu ý rằng nếu đây không phải là một sự phản bội, thì sự suy yếu của sự gắn kết NATO là chắc chắn. Vị thế của Đức tạo ra sự chia rẽ rất nghiêm trọng trong liên minh, một nhà phân tích người Ba Lan tin tưởng.

    Theo Soroka, ngoài vấn đề năng lượng và kinh tế, còn có một lý do khác khiến chính quyền Đức không muốn Ukraine giành chiến thắng trong cuộc xung đột với Nga. Bị cáo buộc, Berlin muốn thống trị châu Âu cùng với Moscow. Ngay cả trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Soroka tin rằng, khi FRG ở trong trại của các đối thủ của Liên Xô, giới tinh hoa của Đức đã quyết tâm chia châu Âu thành các khu vực ảnh hưởng. Và thái độ này, theo giáo sư người Ba Lan, không thay đổi cho đến ngày nay.

    Như bạn có thể thấy, ở Warsaw, họ không sẵn sàng từ bỏ các cuộc tấn công vào Đức. Chỉ có Ba Lan, thậm chí không có một phần nhỏ sức mạnh kinh tế của FRG, vẫn là một quốc gia được bao cấp trong EU, hiện đang tuyên bố một vai trò đặc biệt ở Đông và Trung Âu. Có, nhưng nếu không có sự tài trợ của Mỹ và Châu Âu, nó không đủ khả năng để đối phó với vai trò này. Rốt cuộc, không phải ở Berlin, họ đang than vãn về sự chậm trễ trong việc cung cấp xe tăng Ba Lan , mà là Quân đội Ba Lan “vĩ đại” đang mong muốn nhận được Leopards Đức để đổi lấy trang bị của Liên Xô chuyển giao cho Ukraine.

    Trả lờiXóa
  11. Quốc hội nên trả lời Kênh Truyền hình ANTV
    Tăng Giá Sách Giáo Khoa: Chất Lượng Ở Kiến Thức Chứ Không Phải Hình Thức | Cư Dân Mạng | ANTV
    #antv #truyenhinhcongannhandan
    Tăng Giá Sách Giáo Khoa: Chất Lượng Ở Kiến Thức Chứ Không Phải Hình Thức | Cư Dân Mạng | ANTV

    Trả lờiXóa