Thứ Năm, 21 tháng 4, 2022

THƯ CỦA TRUNG TƯỚNG NGUYỄN THANH TUẤN GỬI BỘ GD& ĐT PHẢN ĐỐI VIỆC BỎ MÔN LỊCH SỬ

 

Kính thưa quý Đồng chí lãnh đạo của Bộ !

Thưa các vị chuyên gia đã và đang tham mưu cho Bộ về Chương trình giáo dục phổ thông các cấp!

Cách đây hơn ba tuần trên Chương trình thời sự buổi sáng của VTV1 đã đưa tin:

Vào năm học 2022-2023 trở đi trong bảy môn học bắt buộc cho lớp 10 và PTTH không có môn lịch sử. Nghe xong thông tin này tôi bán tín, bán nghi phải chăng VTV đưa tin nhầm, hay tôi nghe không rõ . Bởi vì tôi cảm nhận không thể Ngành giáo dục Việt Nam, với quan điểm giáo dục Mác xít và lấy Tư tưởng của Bác Hồ làm nền tảng lại có chuyện lạ đời như vậy, đặc biệt là sau sự kiện 2012, khi mà cũng quý Bộ đã đề xuất bỏ môn sử mà tích hợp nội dung lịch sử vào các môn học khác như giáo dục công dân, giáo dục QPAN ...đã bị dư luận xã hội phản đối mạnh mẽ, thậm chí có người mạnh miệng cho rằng trong Bộ GDĐT có người đã tự diễn biến, tự chuyển hoá, phá hoại nền giáo dục XHCN của chúng ta.

Trước dư luận đó Quốc hội phải đưa ra thảo luận và nếu tôi nhớ không nhầm thì QH buộc phải ra một Nghị quyết chuyên đề yêu cầu không được bỏ môn lịch sử...và lúc đó khi nói chuyện thời sự, với tinh thần thẳng thắng tôi đã nói “nếu tôi được làm Thủ tướng, tôi sẽ cách chức ngay Bộ trưởng Bộ GDĐT và người tham mưu bỏ môn sử".

Thế cho nên nay nghe Thông tin các vị gián tiếp bỏ môn sử, tôi thực sự thấy lạ lùng và nghĩ rằng không thế có điều này. Chính vì vậy mà tôi đề nghị với các đồng chí có trách nhiệm nắm lại thử có điều đó hay không, và câu trả lời là đúng đã có quyết định như vậy của Bộ nhà. Một anh bạn của tôi đã nhắn tin hỏi một lãnh đạo của Bộ và đã được trả lời chính xác như vậy đồng thời cũng đã được nghe lý giải vì sao không đưa môn lịch sử thành môn học bắt buộc ở cấp PTTH - nội dung giải thích đúng như nội dung ông Nguyễn Minh Thuyết với tư cách là Tổng chủ biên Chương trình giáo dục mới trả lời phỏng vấn trên VTC News đã bị cộng đồng mạng tuyệt đại phản đối.

Như vậy là đã rõ, lại một lần nữa Bộ lại tìm cách “bỏ" môn lịch sử, lần này là ở cấp PTTH. Tôi xin quý đồng chí đừng vội giải thích rằng chúng tôi không bỏ hoặc quy cho tôi vu khống Bộ vì không bỏ mà nói “bỏ“. Thực ra các vị đã muốn bỏ từ lâu, song sức ép của xã hội và của người dân yêu nước các vị không dám công khai bỏ mà tìm cách gián tiếp bỏ ở cấp cao nhất của giáo dục phổ thông, đó là đưa môn sử trở thành môn tự chọn, và tất nhiên học sinh sẽ rất ít và rất rất ít em chọn môn sử (tôi còn nhớ tại thành phố Đà Nẵng đã có năm Hội đồng thi PTTH chỉ có một thí sinh dự thi môn lịch sử).

Một câu hỏi đặt ra: Tại sao Bộ Giáo dục Đào tạo lại tìm mọi cách để hạ thấp vai trò, vị trí của môn Lịch sử trong suốt 10 năm qua?

Một môn mà bất cứ quốc gia nào cũng quan tâm (Trung Quốc xác định Lịch sử là một trong ba môn học quan trọng nhất, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ cũng xác định là môn bắt buộc học trong tất cả các cấp học...), và đặc biệt nền giáo dục XHCN với quan điểm dạy chữ là dạy người, giáo dục là nền tảng để đào tạo ra những con người mới XHCN, những con người yêu nước, yêu CNXH, có phẩm chất đạo đức và có năng lực hoạt động, vừa hồng, vừa chuyên góp phần xây dựng và phát triển đất nước vì mục tiêu Dân giàu nước mạn, dân chủ, công bằng, văn minh thì càng phải quan tâm đặc biệt đến môn Lịch sử.

Để trả lời câu hỏi này, tôi hoàn toàn không thể có câu trả lời nào khác là các đồng chí lãnh đạo Bộ đã xa rời Tư tưởng về giáo dục của Bác Hồ “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam“, xa rời quan điểm về Văn hoá của Đảng ta mà mới nhất ngay đầu năm tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc đã nhắc lại “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội: Văn hoá còn dân tộc còn; phải giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc...” và đặc biệt với cách làm đó đã vô tình hay cố ý tiếp tay cho những kẻ xét lại lịch sử (bởi vì khi đã làm cho xã hội mù sử thì đó là mảnh đất tốt để gieo mầm đổi trắng thay đen trong lịch sử, mà cuộc xung đột vũ trang ở Ucraina là tấm gương nhãn tiền trong việc nã đại bác vào lịch sử để rồi đưa cả dân tộc vào thảm họa), đồng thời cũng nằm trong âm mưu Diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch mà Mỹ là ông trùm xét lại lịch sử thế giới. Thưa các đồng chí lãnh đạo của Bộ, mong các vị hãy vào mạng xã hội để nghe ai bảo vệ quan điểm loại môn sử ra khỏi môn học bắt buộc và ai phản đối mạnh mẽ sự việc này, để từ đó mà tự bạch lòng mình đã có trách nhiệm với lịch sử dân tộc hay chưa. Tôi xin khẳng định bất cứ ai hạ thấp xem thường và cố tình làm mù lịch sử đều là những người vô trách nhiệm với tiền nhân, vô cảm với thực tại và gây hậu quả tai hại với tương lai.

Với tấm lòng yêu nước của một người cháu của Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, là con của hai Liệt sĩ, là chiến sĩ Biệt động giải phóng hoạt động trong lòng thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tôi chân thành đề nghị các đồng chí hãy nhìn lại mình, nhận ra sai lầm khuyết điểm để tự sửa khi còn chưa muộn, đừng cho đây là việc nhỏ chỉ là một môn học mà hãy nhớ rằng lịch sử là cội nguồn dân tộc, lịch sử còn văn hóa còn, lịch sử mất văn hóa mất, văn hóa mất dân tộc mất, do vậy vấn đề học sử là vấn đề đại sự quốc gia xin chớ có xem thường.

Cuối thư xin gởi đến các đồng chí lãnh đạo của Bộ lời chào trách nhiệm!

Chiến sĩ Quân Giải phóng miền Nam

Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn

=====

Từ ngày 27/4/2021, Google.tienlang nhắc anh em báo chí VN:

Mời xem bài liên quan:

1. Bài gây bão mạng: TRUNG TƯỚNG NGUYỄN THANH TUẤN YÊU CẦU KIỂM TRA, XỬ LÝ BỘ SÁCH LỊCH SỬ DO GS PHAN HUY LÊ LÀM TỔNG CHỦ BIÊN

2. NHỮNG VẤN ĐỀ GOOGLE.TIENLANG XIN TRAO ĐỔI CÔNG KHAI VỚI GS NGUYỄN MINH THUYẾT VÀ TS NGUYỄN MẠNH HÀ

3. XIN HỎI BT BỘ GD PHÙNG XUÂN NHẠ: VÌ SAO ÔNG LỰA CHỌN TOÀN NHỮNG KẺ PHẢN ĐỘNG ĐỂ BIÊN SOẠN VÀ THẨM ĐỊCH SÁCH???

4. Toàn văn tác phẩm "LỊCH SỬ NƯỚC TA" của Chủ tịch HỒ CHÍ MINH

5. NGA XỬ PHẠT HÀNH VI LẬT SỬ, PHỦ NHẬN VAI TRÒ CỦA LIÊN XÔ TRONG CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

6. CƯ DÂN MẠNG THẾ GIỚI NGƯỠNG MỘ CỤ BÀ UKRAINA PHẢN KHÁNG LẠI BỌN LÍNH KIEV ĐI NGƯỢC LẠI LỊCH SỬ TỔ QUỐC

7. HÓA RA CHỈ CÓ NGA TRÂN TRỌNG VÀ BẢO VỆ LỊCH SỬ VIỆT NAM, CÒN BẢN THÂN VIỆT NAM THÌ LẠI COI THƯỜNG

22 nhận xét:

  1. Đại biểu gọi thay đổi về môn Lịch sử là 'sự xáo trộn tận tâm can'
    Thứ hai, 16/11/2015, 11:58 (GMT+7)
    Dù được Bộ trưởng Giáo dục trấn an việc tích hợp môn Lịch sử không phải là xem nhẹ, số tiết học ở bậc THPT còn tăng lên, nhưng đại biểu vẫn lo ngại khó đảm bảo chất lượng dạy học.

    "Gần đây dư luận xôn xao, hay nói đúng hơn là có sự xáo trộn tận tâm can về một vấn đề nhạy cảm, đó là thay đổi việc giảng dạy môn Lịch sử từ môn học độc lập thành môn tích hợp. Xin Bộ trưởng nêu chính kiến, nhất là tính ưu việt và tính đúng đắn của nó", đại biểu Lê Văn Lai từng 10 năm làm việc trong ngành giáo dục phổ thông gửi câu hỏi đến Bộ trưởng Phạm Vũ Luận tại phiên chất vấn của Quốc hội sáng 16/11.

    Ông đề nghị Bộ trưởng nêu dự định giải quyết vấn đề nêu trên, có hoãn thực hiện chủ trương về giảng dạy môn Lịch sử trong trường phổ thông theo hướng tích hợp hay không. "Nếu không dừng, không hoãn, Bộ trưởng có dám khẳng định trách nhiệm trước nhân dân về tính đúng đắn của vấn đề? Sai lầm về phương pháp dẫn đến sai lầm về kiến thức, nhất là kiến thức lịch sử trong thế hệ trẻ. Sai lầm này không có chỗ cho sự khắc phục", ông Lai nói.

    Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam nêu thêm, nhân dân đánh giá cao Bộ Giáo dục đã triển khai đề án cải cách chương trình, sách giáo khoa với khối lượng đồ sộ trong thời gian ngắn. Có người cho rằng đây là cuộc cách mạng trong giáo dục, mở ra một tia sáng cho việc nâng cao chất lượng đào tạo giai đoạn mới theo một cách làm mới.

    Nhưng với góc nhìn của mình, ông Lai cho rằng có những vấn đề tưởng nhỏ mà không nhỏ, ảnh hưởng đến ngành chủ quản và các bên liên quan. "Bất cứ sự phá vỡ lớn nào cũng bắt đầu từ sự phá vỡ thành phần", ông Lai nhận định. Cụ thể, một việc Bộ cho rằng rất nhỏ như thay đổi cách dạy môn Lịch sử sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Những ảnh hưởng tiêu cực này đã được nhân dân và nhà nghiên cứu về khoa học lịch sử phân tích.

    "Bộ Giáo dục cần lưu tâm đặc biệt đến những vấn đề có hàm lượng lịch sử cao, vấn đề nhạy cảm để khắc phục những sai sót không đáng có, hoàn thành đề án cải cách chương trình, sách giáo khoa đã được Quốc hội phê chuẩn và nhân dân kỳ vọng", ông Lai đề nghị.

    https://i1-vnexpress.vnecdn.net/2015/11/16/DB-Le-Van-Lai-1603-1447648469.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=MPdyj2Mk67ndqjieN2dA5w

    Trả lời đại biểu Lê Văn Lai, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận khẳng định trong dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, môn Lịch sử không bị xem nhẹ mà được coi trọng hơn so với hiện hành. "Hiện học sinh THPT học 1,5 tiết Lịch sử cho một tuần, trong khi theo dự thảo học sinh không chuyên ban học bình quân 2,5 tiết, học sinh vào phân ban Khoa học xã hội học 4 tiết và tất cả những tiết này đều bắt buộc. Như vậy nội dung và khối lượng kiến thức Lịch sử tăng lên", Bộ trưởng dẫn chứng.

    Tư lệnh ngành giáo dục giải thích, việc đưa Lịch sử tích hợp vào môn Công dân với Tổ quốc là theo chủ trương tích hợp, vì Luật quốc phòng an ninh cũng quy định giảng dạy lịch sử giữ nước, quốc phòng. Ngoài ra, các môn học, chuyên đề như Văn học, Địa lý, Giáo dục âm nhạc, Mỹ thuật đều đề cập đến lịch sử. Ví dụ, trong Văn học khi giảng về Bình Ngô đại cáo, Tuyên ngôn độc lập, nếu không gắn với lịch sử học sinh sẽ không hiểu bối cảnh. Dạy cảm thụ bài hát Câu hò bên bến Hiền Lương, Xa khơi, nếu không gắn với lịch sử thì học trò không hiểu.

    "Như vậy trong dự thảo đang lấy ý kiến không có ý định giảm môn Lịch sử. Vấn đề thảo luận là để riêng môn Lịch sử hay để Lịch sử gắn bó với các môn học khác", Bộ trưởng giải trình.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngắt lời Bộ trưởng Luận, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhắc lại câu hỏi của đại biểu: "Đề nghị Bộ trưởng cho biết quan điểm, có bỏ môn Lịch sử với tư cách môn học độc lập không?".

      Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định "đây là việc hệ trọng", ban soạn thảo phải lắng nghe ý kiến rộng rãi của người dân, trên cơ sở đó sẽ có báo cáo tiếp thu, làm việc với nhiều ban ngành rồi mới báo cáo Thủ tướng. "Quan điểm của chúng tôi nếu tích hợp mà vẫn đảm bảo yêu cầu thì sẽ cho tích hợp. Bộ sẽ làm việc với các chuyên gia giáo dục để có kết luận cuối cùng", ông Luận nói.

      Bộ trưởng Luận trả lời chất vấn của Quốc hội chiều 16-11
      Chưa hài lòng với phần trả lời của Bộ trưởng Luận, đại biểu Lê Văn Lai tiếp tục lên tiếng: "Bộ trưởng cho rằng tích hợp là coi trọng hơn, rồi dẫn giải về thời lượng giảng dạy, nhưng đó chỉ là một khía cạnh. Còn những vấn đề như giáo viên có thể dạy môn tích hợp hay không, Bộ chuẩn bị như thế nào? Tôi chưa nhìn thấy sự chuẩn bị của Bộ Giáo dục".

      Đại biểu Lai cho rằng hiện nay môn Lịch sử được dạy độc lập, bài bản nhưng vẫn có nhiều hạn chế, nhiều phòng thi THPT quốc gia vừa qua chỉ có một thí sinh. "Vậy khi chuyển sang cách dạy tích hợp mới thì có đảm bảo nâng cao chất lượng giảng dạy môn Lịch sử? Theo cá nhân tôi là khó vì chúng ta chưa chuẩn bị đầy đủ, lại làm việc chưa có tiền lệ", ông Lai nói.

      Đại biểu nghi ngờ việc giảm áp lực của kỳ thi THPT quốc gia

      Đại biểu Nguyễn Thái Học nhận xét, kỳ thi THPT quốc gia 2015 đầy áp lực, tốn kém nhiều công sức, tiền của của nhân dân. Vấn đề này đã được nhiều bộ trưởng chất vấn tại kỳ họp thứ 9. Ngày 16/10, Bộ Giáo dục có báo cáo được đóng dấu treo gửi đến từng đại biểu, khẳng định kỳ thi THPT quốc gia đã giảm áp lực, tốn kém cho thí sinh và gia đình.

      "Dựa trên cơ sở nào Bộ Giáo dục khẳng định như vậy. Kỳ thi THPT quốc gia 2016 được thay đổi như thế nào? Với tỷ lệ tốt nghiệp như hiện nay, cử tri đề nghị nên xét công nhận tốt nghiệp và giao cho các trường đại học tổ chức thi tuyển", đại biểu Thái Học nói và cho biết dù đã gửi câu hỏi chất vấn từ 6/11, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được trả lời của Bộ trưởng.

      dai-bieu-goi-thay-doi-ve-mon-lich-su-la-su-xao-tron-tan-tam-can-1
      Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trả lời chất vấn. Ảnh: Giang Huy.

      Tư lệnh ngành giáo dục cho biết, trước đây học sinh phải thi 3-4 đợt với rất nhiều môn. Năm 2015 các em chỉ phải thi một đợt, tối đa 8 môn và không phải đi về các thành phố lớn. Cách tổ chức thi cùng với cách ra đề thi kiểm tra năng lực làm cho việc luyện thi của các trung tâm ở thành phố giảm đi. Trước đây phao thi trắng sân trường, năm nay giảm hẳn. Như vậy kỳ thi đã thay đổi động cơ học tập, việc dạy, việc học trong các trường.

      Xóa
    2. "Một số yêu cầu của trung ương đã được thực hiện bước đầu, là giảm áp lực, tốn kém, từng bước chuyển đổi việc dạy và học. Cơ sở đi đến kết luận này là việc tổng kết tại 63 tỉnh thành, Chính phủ cũng có hai phiên thảo luận", ông Luận nói.

      Cho rằng câu trả lời chưa thuyết phục, đại biểu Nguyễn Thái Học chỉ ra bất cập trong kỳ thi THPT quốc gia 2015: Trước đây thí sinh thi tốt nghiệp tại địa phương, nay đi xa hơn, có bố mẹ đi cùng, phải thuê xe, chỗ ở. Thí sinh thi xong lại hành trình ra các trường nộp hồ sơ vào, rút hồ sơ ra.

      "Như vậy còn áp lực hơn, các em phải bước vào cuộc chơi được ví như chứng khoán. Tại sao Bộ không hỏi thí sinh, nhân dân xem kỳ thi vừa qua có giảm áp lực, tốn kém hơn không? Tôi cho là kỳ thi rất tốn kém và áp lực", đại biểu Thái học nhận định.

      Bộ trưởng giải trình thêm, giảm tốn kém đã thấy rõ vì thí sinh vẫn thi ở địa phương. Còn về số lượng thí sinh rút, nộp hồ sơ, Bộ đã có thống kê trên máy tính, chỉ 8% thí sinh thay đổi nguyện vọng ở khoảng 30 trường và đây không phải là hiện tượng phổ biến.

      Môn Lịch sử, Tiếng Việt - Văn học, Toán vốn được xem là những môn học cơ bản, bắt buộc trong hệ thống giáo dục phổ thông Việt Nam. Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể mới đây đưa ra chủ trương tích hợp môn Lịch sử vào các môn khác. Cụ thể, ở lớp 1, 2, 3 là môn "Cuộc sống quanh ta"; lớp 4, 5 là "Tìm hiểu xã hội", THCS là "Khoa học xã hội" và THPT là môn "Công dân với Tổ quốc". Việc thay đổi này khiến các nhà sử học lo ngại thế hệ trẻ sẽ không hiểu về lịch sử cha ông, hoặc hiểu méo mó, sai lệch.

      Hoàng Thùy
      https://vnexpress.net/dai-bieu-goi-thay-doi-ve-mon-lich-su-la-su-xao-tron-tan-tam-can-3312788.html

      Xóa
  2. ​Quốc hội không cho phép bỏ môn lịch sử
    27/11/2015 17:23 GMT+7
    https://tuoitre.vn/quoc-hoi-khong-cho-phep-bo-mon-lich-su-1010689.htm

    Quốc hội yêu cầu giữ môn Lịch sử
    https://plo.vn/quoc-hoi-yeu-cau-giu-mon-lich-su-post367018.html

    Quốc hội ra nghị quyết giữ môn Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa
    https://vnexpress.net/quoc-hoi-ra-nghi-quyet-giu-mon-lich-su-trong-chuong-trinh-sach-giao-khoa-3319325.html

    Trả lờiXóa
  3. 10:05 21.04.2022
    Мариуполь освобожден, в "Азовстали" заблокированы более двух тысяч боевиков
    https://ria.ru/20220421/mariupol-1784638639.html?rcmd_alg=COL6&rcmd_id=1784768734
    Mariupol được giải phóng, hơn 2.000 lính tân phát xít Kiev bị bao vây ở Azovstal
    https://ria.ru/20220421/mariupol-1784638639.html?rcmd_alg=COL6&rcmd_id=1784768734

    Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu báo cáo với Tổng thống Putin về việc giải phóng thành phố Mariupol
    Đọc ria.ru trong
    MOSCOW, ngày 21 tháng 4 - RIA Novosti. Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu cho biết trong một báo cáo gửi Vladimir Putin, quân đội Nga và các đơn vị dân quân của CHDCND Donetsk đã giải phóng Mariupol.
    "Tình hình thành phố yên ổn, nó cho phép chúng tôi bắt đầu khôi phục trật tự, cho dân cư từ nơi sơ tán trở lại và thiết lập một cuộc sống yên bình. Còn đối với những binh lính phát xít Kiev đang ẩn nấp tại những căn hầm dưới nhà máy Azovstal thì bị phong tỏa triệt để ở đó và xung quanh toàn bộ chu vi, chúng tôi cần khoảng ba đến bốn ngày nữa để hoàn thành công việc này ", người đứng đầu Bộ Quốc phòng cho biết.

    Đáp lại, tổng thống ra lệnh hủy bỏ việc xông vào khu công nghiệp.
    "Chúng ta phải suy nghĩ <...> về việc bảo toàn tính mạng và sức khỏe của binh lính và sĩ quan của chúng ta. Không cần thiết phải chui vào các căn hầm này để chui xuống lòng đất dọc theo các cơ sở công nghiệp. Hãy cứ Phong tỏa khu công nghiệp này để một con ruồi không bay lọt <...> Một lần nữa đề nghị tất cả những ai chưa hạ vũ khí đầu hàng phải làm điều này. Phía Nga đảm bảo tính mạng và đối xử tử tế phù hợp với các hành vi luật pháp quốc tế có liên quan ", ông Putin tuyên bố.

    Ông nhấn mạnh rằng tất cả những người bị thương sẽ được chăm sóc y tế.

    Người đứng đầu Bộ Quốc phòng lưu ý rằng trong 8 năm, chế độ Kiev đã biến Mariupol , một trung tâm công nghiệp và đầu mối giao thông lớn, thành một khu vực kiên cố hùng mạnh và là nơi trú ẩn của những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Thành phố thực sự trở thành thủ phủ của Tiểu đoàn Azov. Một lượng lớn vũ khí hạng nặng, thiết bị quân sự, hệ thống tên lửa có khả năng "đến" Taganrog và Rostov-on-Don đã được kéo đến đó , Shoigu chỉ ra.
    Theo Bộ Quốc phòng, theo tình hình ngày 11 tháng 3, tổng quân số của Lực lượng vũ trang Ukraine , những người theo chủ nghĩa dân tộc và lính đánh thuê nước ngoài đã vượt quá 8100 người. Trong số này, bốn nghìn người đã bị tiêu diệt trong quá trình giải phóng thành phố, 1478 người khác đầu hàng.
    Kể từ ngày 21 tháng 3, phía Nga đã mở các hành lang nhân đạo hàng ngày để sơ tán dân thường và người nước ngoài, tổng cộng, 142.711 người đã được sơ tán, ông Shoigu nói thêm.
    Đổi lại, người đứng đầu nhà nước tuyên bố rằng "việc kiểm soát một trung tâm quan trọng như vậy ở phía nam như Mariupol là một thành công", và chúc mừng Các lực lượng vũ trang.

    Trả lờiXóa
  4. Đồng Thị Kim Thanhlúc 23:13 21 tháng 4, 2022

    Báo chí, giáo dục, Văn hóa đều bị USAID THAO TÚNG nên có một chuyện cỏn con mà bao năm nay cứ lúng ta lúng túng.
    Nóng chuyện “Di sản văn hóa phi vật thể”- HÓA RA BẤY NAY BỘ VĂN HÓA ĐÁNH LỪA NGƯỜI DÂN?
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2019/12/nong-chuyen-di-san-van-hoa-phi-vat-hoa.html

    Trả lờiXóa
  5. Đồng Thị Kim Thanhlúc 23:14 21 tháng 4, 2022

    BỘ VĂN HÓA ĐÃ "NÓI LẠI CHO RÕ" VÀ ĐỒNG TÌNH VỚI GOOGLE.TIENLANG: ÔNG TS Frank Proschan NÓI BẬY!

    Cục Di sản văn hóa trả lời về việc vinh danh di sản văn hóa của UNESCO
    HOÀNG LÂN
    dientu@hanoimoi.com.vn
    Đánh giá tác giả:
    14:16 thứ sáu ngày 03/01/2020

    Hát Then được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
    (HNMO) - Trước băn khoăn của dư luận về thông tin Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) không vinh danh, công nhận di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, sáng 3-1-2020, Cục Di sản văn hóa chính thức có ý kiến về vấn đề này.


    Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam đã được UNESCO ghi danh tại Danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
    Tại cuộc họp báo thường kỳ quý IV năm 2019 diễn ra sáng 3-1-2020 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tổ chức, Chánh Văn phòng Bộ VH,TT&DL Nguyễn Thái Bình và Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa Trần Đình Thành đã trả lời những băn khoăn liên quan đến việc vinh danh của UNESCO đối với những di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.

    Ngọn nguồn của những băn khoăn nói trên xuất phát từ ý kiến của Tiến sĩ Frank Proschan, cựu cán bộ chương trình cao cấp của UNESCO, cố vấn của UNESCO về Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa phi vật thể năm 2003 tại một cuộc hội thảo do UNESCO Hà Nội, Cục Di sản văn hóa và Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam phối hợp tổ chức vào ngày 18-12-2019 tại Hà Nội.

    Tiến sĩ Frank Proschan cho rằng, Công ước Bảo vệ Di sản Văn hóa phi vật thể năm 2003 bác bỏ việc xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể nên không có khái niệm xếp hạng di sản theo cấp tỉnh, cấp quốc gia hay cấp thế giới.

    Ý kiến của Tiến sĩ Frank Proschan sau đó đã gây nên nhiều băn khoăn trong dư luận, đặc biệt là vấn đề hiểu thế nào cho đúng thuật ngữ mà UNESCO đã vinh danh những di sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam.

    Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa Trần Đình Thành cho rằng, ý kiến phát biểu của Tiến sĩ Frank Proschan chỉ mang tính cá nhân, không đại diện cho một tổ chức. Hơn nữa, những ý kiến này được phát biểu tại một hội thảo, sau đó được chuyển ngữ, dịch lại bằng tiếng Việt nên có thể nội dung, ý tứ của lời phát biểu chưa được chuyển dịch một cách chính xác, thấu đáo.

    Ông Trần Đình Thành khẳng định, Việt Nam lập các hồ sơ di sản trình UNESCO không với mục đích chạy theo hình thức, mà quan trọng hơn là để ghi nhận những nỗ lực của cộng đồng trong việc thực hành, bảo vệ, phát huy di sản.

    “UNESCO đánh giá cao Việt Nam trong việc kêu gọi cộng đồng tham gia vào việc bảo vệ, phát huy giá trị di sản. Những ghi nhận, vinh danh của UNESCO dành cho bất cứ di sản nào cũng mang mục đích tác động đến các địa phương, cơ quan quản lý nước sở tại có thêm nhiều hành động thiết thực để bảo vệ di sản. Thực tế, nhiều tỉnh, thành phố có di sản được UNESCO vinh danh đã có sự đầu tư cho công tác bảo tồn như xây dựng thêm nhà hát, tổ chức các lớp truyền dạy di sản cho thế hệ trẻ… Đó mới là tinh thần đáng quý từ những danh hiệu mà UNESCO vinh danh”, ông Trần Đình Thành cho biết.

    Chánh Văn phòng Bộ VH,TT&DL Nguyễn Thái Bình cho biết thêm, đến nay, Việt Nam có 13 di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại được UNESCO vinh danh. Những di sản này đều được vinh danh dựa trên những tiêu chí của UNESCO và có giá trị nhất định với cộng đồng.
    http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Van-hoa/954581/cuc-di-san-van-hoa-tra-loi-ve-viec-vinh-danh-di-san-van-hoa-cua-unesco

    Trả lờiXóa
  6. Đồng Thị Kim Thanhlúc 23:16 21 tháng 4, 2022

    LONG18:28 21 tháng 4, 2022
    Không có chuyên gia nào, Không báo nào dám chỉ ra rằng hiện nay USAID đang Thao túng báo chí Việt Nam, thao túng lĩnh vực biên doạn sách giáo khoa, thao túng cả lĩnh vực Văn hóa.

    Dù "BỘ VĂN HÓA ĐÃ "NÓI LẠI CHO RÕ" VÀ ĐỒNG TÌNH VỚI GOOGLE.TIENLANG: ÔNG TS Frank Proschan NÓI BẬY!" song không vị lãnh đạo Bộ nào, không một tờ báo lớn nào dám khẳng định điều này mà chỉ duy nhất có 1 tờ báo địa phương nói. Trong khi những bài báo trước đây trên các tờ báo lớn về phát biểu của ông TS Frank Proschan vẫn còn đó, coi như phát biểu của ông ta là chuẩn mực!

    LONG18:47 21 tháng 4, 2022
    Không có tờ báo Việt Nam nào dám đăng Nguyên văn "Hiệp định về giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukaraina" do Yanukovych ký với phe đối lập do các nước phương Tây đạo diễn để công chúng hiểu rõ nguyên nhân Yanukovych bị lật đổ chính là bởi sự lật lọng, tráo trở của Mỹ và phương Tây, là cách Mỹ tiến hành "Cách mạng màu sắc" ở Ukraina để đưa chính quyền ngụy Kiev Tân phát xít lên cầm quyền để rồi chúng tiến hành công cuộc LẬT SỬ, BIẾN TÊN PHÁT XÍT BANDERA THÀNH NGƯỜI ANH HÙNG, CÒN HỒNG QUÂN LIÊN XÔ THÀNH KẺ XÂM LƯỢC!

    Xem bài Nguyên văn "Hiệp định về giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukaraina"
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2015/01/nguyen-van-hiep-inh-ve-giai-quyet-cuoc.html

    Trả lờiXóa
  7. Đồng Thị Kim Thanhlúc 23:19 21 tháng 4, 2022

    Không một tờ báo nào dám phản biện với ông vua Lật sử Trần Công Trục, mặc dù ai cũng biết ông ta phán bậy bạ, lật sử.
    Xem bài
    Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015
    Thi Lịch sử năm nay: EM NÀO NGHE LỜI ÔNG TRẦN CÔNG TRỤC THÌ TRƯỢT VỎ CHUỐI

    https://googletienlang2014.blogspot.com/2015/07/thi-lich-su-nam-nay-em-nao-nghe-loi-ong.html

    Trả lờiXóa
  8. Đồng Thị Kim Thanhlúc 23:23 21 tháng 4, 2022

    Không một tờ báo nào dám phản biện với ông Thiếu tướng Lê Văn Cương dù ai cũng biết ông Cương phát ngôn là trái với sự thật lịch sử và trái với tư tưởng Hồ Chí Minh.
    Xem bài TRUNG TƯỚNG NGUYỄN THANH TUẤN PHÊ PHÁN THIẾU TƯỚNG LÊ VĂN CƯƠNG
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2020/03/trung-tuong-nguyen-thanh-tuan-phe-phan.html

    Trả lờiXóa
  9. Россия выплатила более 60 млн рублей пенсионерам и бюджетникам на Украине
    22 АПР, 09:08
    https://tass.ru/ekonomika/14444309?utm_source=googletienlang2014.blogspot.com&utm_medium=referral&utm_campaign=googletienlang2014.blogspot.com&utm_referrer=googletienlang2014.blogspot.com
    Nga trả hơn 60 triệu rúp cho những người hưu trí và nhân viên nhà nước ở Vùng Giải phóng Ukraine

    Số tiền thanh toán một lần lên tới 10 nghìn rúp
    MOSCOW, ngày 22 tháng 4. / TASS /. Hơn 6.000 người hưu trí và nhân viên của các tổ chức ngân sách của Ukraine đã nhận được khoản thanh toán 10.000 rúp mỗi người, dịch vụ báo chí của Bộ Các trường hợp khẩn cấp của Nga nói với TASS.
    "Công việc tiếp tục phát hành các khoản chi trả một lần cho người dân ở các vùng lãnh thổ được giải phóng của Ukraine. Trong tháng hoạt động của các điểm phát hành, 6,5 nghìn đơn đã nhận được. Hơn 6 nghìn người đã nhận tiền. Trong số đó có những người hưu trí, Bộ cho biết các nhân viên trong khu vực công và những người cao tuổi, những người mà các khoản thanh toán được thực hiện tại nhà.

    Số tiền thanh toán một lần là 10 nghìn rúp.

    Ngoài ra, kể từ ngày 20 tháng 4, Bộ đã chuyển hơn 700 tấn viện trợ nhân đạo cho Ukraine và Donbass. Hàng hóa bao gồm thực phẩm, nước uống, thuốc men và vật liệu xây dựng.

    https://tass.ru/ekonomika/14444309?utm_source=googletienlang2014.blogspot.com&utm_medium=referral&utm_campaign=googletienlang2014.blogspot.com&utm_referrer=googletienlang2014.blogspot.com

    Trả lờiXóa
  10. В Госдуме предложили сделать день освобождения Мариуполя памятной датой

    https://ria.ru/20220421/mariupol-1784722450.html?in=t
    4:53 21.04.2022
    Duma Quốc gia đề xuất biến ngày giải phóng Mariupol trở thành một ngày đáng nhớ
    Đại biểu Quốc hội Belik đề xuất biến ngày giải phóng Mariupol thành một ngày đáng nhớ
    21/04/2022
    SIMFEROPOL, ngày 21 tháng 4 - RIA Novosti. Đại biểu Duma Quốc gia từ Sevastopol Dmitry Belik đề xuất biến ngày giải phóng Mariupol khỏi những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine thành một ngày đáng nhớ mới ở Nga.
    Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói với Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng Mariupol , nơi có vũ trang của Đức tân quốc xã đã làm thủ đô của họ, đã được giải phóng bởi các lực lượng đồng minh của Liên bang Nga và CHDCND Donetsk. Tàn dư của nhóm địch ẩn náu trong khu công nghiệp của nhà máy luyện kim Azovstal.

    "Cũng như những người ông và người bà của chúng ta trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại đã chiến đấu để giải phóng thế giới khỏi bệnh dịch hạch nâu, thì ngày nay quân đội Nga anh dũng của chúng ta đã liều mạng để xóa bỏ những biểu hiện của chủ nghĩa phát xít trong thế kỷ 21. Vì vậy, tôi cho rằng cần phải ghi rõ ngày 21 tháng 4 trong Luật liên bang "Về những ngày vinh quang trong quân đội và những ngày đáng nhớ ở Nga," Belik nói, được dịch vụ báo chí của ông trích dẫn.
    ĐB nhấn mạnh rằng trong tương lai gần, ông sẽ gửi đề xuất tương ứng tới các ủy ban liên quan của Đuma Quốc gia .
    Theo ông, ngày 21/4 là ngày tượng trưng cho chiến thắng của Quân đội Nga trước chủ nghĩa phát xít, vì vậy nó nên được xếp ngang hàng với những ngày đáng nhớ khác.

    Trả lờiXóa
  11. Путин получил приглашение на саммит G20, сообщили в минфине Индонези
    https://ria.ru/20220421/sammit-1784809705.html
    22:00 21.04.2022
    Putin nhận lời mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20, Bộ Tài chính Indonesia cho biết
    Bộ trưởng Tài chính Indonesia Indravati thông báo lời mời của Putin tới hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali
    Biểu tượng của hội nghị thượng đỉnh G20 2021 - RIA Novosti, 1920, 21/04/2022
    © RIA Novosti / Pavel Bednyakov

    WASHINGTON, ngày 21 tháng 4 - RIA Novosti. Bộ trưởng Bộ Tài chính Indonesia Mulyani Indrawati cho biết các nhà lãnh đạo của tất cả các nước G20 được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh sắp tới vào cuối năm nay của nhóm, bao gồm cả Tổng thống Nga Vladimir Putin.
    Indonesia hiện đang chủ trì G20. Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ được tổ chức tại Bali vào tháng 11.
    “Chúng tôi đã mời (Putin),” Indrawati nói trong một sự kiện tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Bà lưu ý rằng những lời mời tham dự các sự kiện lớn như vậy đều được gửi trước cho các nhà lãnh đạo.
    Indrawati nói thêm rằng tất cả các nước G20 đã nhận được lời mời của họ.
    https://ria.ru/20220421/sammit-1784809705.html

    Trả lờiXóa
  12. Energie-Importe: Deutschland zahlt Rekord-Summe an Russland
    19.04.2022 11:15
    https://deutsche-wirtschafts-nachrichten.de/518803/Energie-Importe-Deutschland-zahlt-Rekord-Summe-an-Russland

    Đức sẽ trả số tiền kỷ lục cho dầu và khí đốt của Nga trong năm nay - Deutsche Wirschafts Nachrichten.
    Chi tiêu của Đức đối với dầu của Nga có nguy cơ tăng từ 11,4 tỷ euro lên 14,3 tỷ euro. Hóa đơn nhập khẩu khí đốt có thể tăng gấp đôi từ 8,8 tỷ euro năm ngoái lên 17,6 tỷ euro vào năm 2022. Ngoài ra, theo nghiên cứu, khoảng 2 tỷ euro khác sẽ phải trả cho than của Nga.
    Đức và các quốc gia phương Tây khác đang phải đối mặt với giá nhiên liệu tăng chóng mặt sau khi áp đặt các biện pháp trừng phạt sâu rộng để đáp trả một chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine. Tuy nhiên, ở châu Âu vẫn tiếp tục kêu gọi giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng của Nga.
    Berlin dự kiến ​​sẽ ngừng nhập khẩu than và dầu vào cuối năm 2022 và khí đốt vào giữa năm 2024. Vào đầu năm, Đức đã nhận gần 55% lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu từ Nga, nhưng tỷ lệ này hiện đã giảm xuống còn 40%. Theo quan điểm của chính thức Berlin, một giải pháp thay thế cho khí đốt của Nga có thể là LNG từ Qatar , Mỹ và các nước khác.

    Trong bối cảnh phương Tây thắt chặt các biện pháp trừng phạt liên quan đến hoạt động quân sự ở Ukraine, Nga đã chuyển các khoản thanh toán cung cấp khí đốt tự nhiên cho các quốc gia không thân thiện thành đồng rúp. Ngân hàng Gazprombank sẽ mở tài khoản tiền tệ đặc biệt và đồng rúp cho người mua nước ngoài. Họ sẽ có thể chuyển tiền vào tài khoản đầu tiên bằng đơn vị tiền tệ được quy định trong hợp đồng cung cấp nhiên liệu xanh, ngân hàng sẽ bán nó trên Sở giao dịch Moscow , sau đó sẽ bắt đầu thanh toán với nhà cung cấp.
    Các nước G7 không đồng ý với quan điểm của Moscow và coi yêu cầu thanh toán khí đốt bằng đồng rúp là hành vi đơn phương vi phạm hợp đồng. Điện Kremlin nhận xét về điều này: "Không phải trả tiền - không có khí đốt."

    Trả lờiXóa
  13. zisiejsza inflacja to nie efekt takiej lub innej polityki, ale tego, że przez wiele ostatnich miesięcy Putin przygotowywał się do wojny” – powiedział w wielkanocnym orędziu premier Mateusz Morawiecki.
    https://myslpolska.info/2022/04/21/wina-putina/
    Các nhà chức trách Ba Lan bị kết tội cố gắng "bịt tai" để kích động Nga
    Nhà sử học Piast: Chính sách của lãnh đạo đất nước là đổ lỗi cho các vấn đề kinh tế của Ba Lan
    Theo một bài báo của nhà sử học Ba Lan Przemysław Piasta trên tờ Myśl Polska hàng tuần , lạm phát cao và các vấn đề kinh tế ở Ba Lan là do hành động của giới lãnh đạo đất nước chứ không phải do các yếu tố bên ngoài .
    Như tác giả nhớ lại, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki trước đó trong bài phát biểu Lễ Phục sinh đã cáo buộc Nga về tình trạng lạm phát cao ở nước này. “Thật tiện lợi. Vì vậy, lạm phát không phải là kết quả của sự vô trách nhiệm hoàn toàn của thủ tướng và người tiền nhiệm của ông ấy. Piasta lưu ý.
    Theo ông, những “tín đồ trung thành” của Morawiecki sẽ coi lời giải thích đó là “chân lý bất di bất dịch”. Tuy nhiên, như Piasta đã chỉ ra, lạm phát cao ở Ba Lan còn do những nguyên nhân khác: vào năm 2015, khi đảng Luật pháp và Công lý lên nắm quyền ở nước này, vấn đề lạm phát đơn giản là không tồn tại, nhưng sau đó tình hình bắt đầu trở nên tồi tệ hơn. Vào tháng 11 năm 2017, mức của nó là 2,7%, vào tháng 2 năm 2020 là 4,7% và vào cuối năm 2021 là 8,6%.
    "Để hiểu nguyên nhân của lạm phát hiện tại, bạn cần quay trở lại năm 2016. Đó là thời điểm chính phủ bắt đầu thực hiện các chương trình xã hội tốn kém, dưới chiêu bài của những người ủng hộ chủ nghĩa tự nhiên, trên thực tế có nghĩa là một sự phân bổ lớn cho các cử tri xúc xích, ”Piasta giải thích. Hậu quả của điều này đã trở nên rõ ràng vào năm 2020, khi suy thoái kinh tế bắt đầu, gây ra bởi phản ứng của các chính trị gia đối với đại dịch COVID-19.
    Đồng thời, theo ý kiến ​​của ông, các chương trình chống Covid của chính phủ không được suy nghĩ kỹ càng và sự hỗ trợ được cung cấp một cách hỗn loạn. "Nhưng, trên hết, những hành động này cực kỳ tốn kém. Chúng ta không thể tài trợ cho chúng bằng số thặng dư tích lũy trong "những năm béo bở" trước đó, vì, hãy để tôi nhắc nhở bạn, chính phủ đã chi tất cả mọi thứ để mua cử tri của mình. Do đó, một lượng lớn phát thải nhà sử học lưu ý rằng đây là cách dễ nhất để đánh thức con quỷ lạm phát.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xa hơn, như Piasta đã chỉ ra, chính phủ Ba Lan quyết định đánh bại lạm phát với sự trợ giúp của "lá chắn chống lạm phát". "Một lá chắn như vậy tất nhiên sẽ tốn kém tiền bạc. Và nếu không có, cần phải in thêm. Việc phát hành thêm tiền giấy làm tăng lạm phát. Sau đó, chúng ta tăng lãi suất. Một lần, hai lần, ba lần. Kết quả là chi phí tín dụng và do đó, chi phí kinh doanh tăng lên. Điều này thúc đẩy lạm phát trở lại và tạo gánh nặng cho các hộ gia đình hơn nữa,” ông nói.
      Đồng thời, cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã gây bất ổn cho nền chính trị Ba Lan, đó là lý do tại sao nước này quyết định rằng trong một nỗ lực gây tổn hại cho Nga- "không có giải pháp nào có thể ngu ngốc và tốn kém", tác giả nói. “Vì vậy, để không phụ lòng Putin, chúng tôi sẽ không mua các nguồn năng lượng ở Nga nữa mà thay vào đó, chúng tôi sẽ mua tất cả các nguyên liệu thô của Nga từ những người trung gian. Tất nhiên, chúng tôi sẽ phải trả nhiều hơn.
      Nhìn chung, theo Piasta, Ba Lan có cơ hội để tránh lạm phát đình trệ, nhưng để làm được điều này, ban lãnh đạo đất nước cần sự khôn ngoan và dũng cảm. Tuy nhiên, Thủ tướng Morawiecki có thể sẽ đặt một mặt tốt vào một trận đấu tồi tệ đến phút cuối cùng, ông gợi ý. "Cho đến một thời điểm nào đó, nó thậm chí có thể hoạt động. Tuy nhiên, không hoàn toàn. Tôi đảm bảo với bạn rằng cả chiếc ví rỗng và tủ lạnh trống rỗng đều thuyết phục giáo viên hơn nhiều so với những bài phát biểu thông minh nhất", nhà sử học này tổng kết.
      Sau khi bắt đầu một chiến dịch đặc biệt nhằm phi quân sự hóa và phi quân sự hóa Ukraine, Mỹ và Liên minh châu Âu đã tăng cường áp lực trừng phạt đối với Nga. Ở châu Âu , những lời kêu gọi ngày càng lớn hơn để giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng của Moscow. Các hành động của các quan chức Mỹ và châu Âu đã trở thành vấn đề kinh tế đối với các nước phương Tây và gây ra sự gia tăng giá nhiên liệu và lương thực.
      https://myslpolska.info/2022/04/21/wina-putina/

      Xóa
  14. Nguyễn Thanh Hươnglúc 11:15 22 tháng 4, 2022

    Rất đồng ý vs bài viết của trung tướng Tuấn. Ko thể bỏ môn lịch sử trong giáo dục phổ thông được. Trẻ em thế hệ ngày nay đã mờ mịt về lịch sử VN mà lại ko cho học thì ko thể chấp nhận được. Cần xem xét lại tế cách của nhg người ra quyết định bỏ môn học này trong giáo dục PTTH!

    Cảm ơn Tướng Nguyễn Thanh Tuấn đã nói hộ nỗi bức xúc của đại đa số người Việt Nam yêu nước trước quyết định của Bộ GD&ĐT loại môn Lịch sử ra khỏi danh sách những môn học bắt buộc của bậc PTTH Đây là một việc làm vô cùng nguy hiểm, là phản bội Dân tộc, là vô ơn với Tiền nhân, sẽ đẩy con cháu chúng ta quên cội nguồn , không biết vì sao, nhờ ai các cháu mới được sống trong một đất nước yên bình, tự do phát triển bản thân, tự do sáng tạo và một khi không biết nguồn cội, Tổ Tiên thì rất dễ dàng bị những kẻ cơ hội,phản dân hại nước thao túng, đầu độc, trở thành những quân cờ trong âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch.
    https://www.facebook.com/groups/hoainiemlienxo/posts/7331994193540276/

    Trả lờiXóa
  15. Bài rất hay đồng ý với ông Tuấn, nhưng nên đính chính lại: Môn LS không phải là 1 môn bắt buộc trong các trường công ở Mỹ.

    Trả lờiXóa
  16. Quan điểm nhất quán của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn:
    Thứ Năm, 30 tháng 4, 2020
    Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn lý giải: VÌ SAO LỊCH SỬ CHIẾN THẮNG 30/4 VẪN BỊ XUYÊN TẠC?

    https://googletienlang2014.blogspot.com/2020/04/trung-tuong-nguyen-thanh-tuan-ly-giai.html

    Trả lờiXóa
  17. Phạm Hoàng Đứclúc 11:49 26 tháng 4, 2022

    Cách nhìn khác nhau của Việt Nam và Nga về việc dạy môn Sử ở trường phổ thông
    https://vn.sputniknews.com/20220425/cach-nhin-khac-nhau-cua-viet-nam-va-nga-ve-viec-day-mon-su-o-truong-pho-thong-14924162.html
    Trong tuần qua, công luận Nga đã sôi động bởi thông tin là các trường phổ thông trong nước sẽ bắt đầu dạy môn Lịch sử từ lớp I. Chuyên gia Việt Nam học Piotr Tsvetov của Sputnik có bài viết về vấn đề này.
    Bộ trưởng Nga muốn nói gì?
    Khi phát biểu tại Diễn đàn Lịch sử Trường học toàn Nga lần thứ nhất «Sức mạnh trong sự thật!», Bộ trưởng Bộ Giáo dục LB Nga Sergei Kravtsov tuyên bố: "Tôi đã thông qua quyết định rằng việc giáo dục lịch sử sẽ bắt đầu trong các trường phổ thông ngay từ lớp I".
    Nhưng ngay từ trước đó, một số nghị sĩ trong Duma Quốc gia Nga cũng đã nêu ý tưởng tương tự.
    Những tuyên bố này đã gây tiếng vang cộng hưởng rộng rãi trong xã hội Nga. Hầu hết các bậc cha mẹ đều lo sợ rằng những học sinh nhỏ tuổi nhất sẽ phải gánh thêm khối lượng bài vở lớn hơn. Còn các giáo viên tỏ ra lúng túng trước câu hỏi, làm sao mà những đứa trẻ 6-7 tuổi có thể hiểu được lịch sử? Học theo sách giáo khoa nào đây, nếu như hiện vẫn không có?
    Bộ trưởng Kravtsov nhanh chóng đính chính, ông tuyên bố rằng chuyện ở đây không phải là những giờ học bổ sung về lịch sử, mà là cuộc thảo luận «về lịch sử của một vùng, lịch sử của quê hương gần gũi» của học trò trong khuôn khổ môn học chuyên đề «Thế giới xung quanh».
    Dù giáo dục lịch sử ở các lớp tiểu học của nhà trường Nga sẽ có hình thức như thế nào chăng nữa, mục tiêu chính vẫn là phục vụ nuôi dưỡng và phát triển lòng yêu nước trong lớp trẻ.
    Xin dẫn lại ở đây câu nói mà ông Bộ trưởng phát biểu tại Diễn đàn lịch sử toàn Nga: "Chúng tôi sẽ làm mọi cách để lưu giữ ký ức lịch sử".

    Thêm sự đổi mới nữa trong các trường phổ thông ở Nga cần phục vụ cho sự nghiệp giáo dục lòng yêu nước: đó là đề xuất để tuần lễ học tập ở mỗi trường bắt đầu bằng nghi thức chào cờ và hát quốc ca Nga. Ở một số vùng của nước Nga đã thực hiện việc này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phạm Hoàng Đứclúc 11:51 26 tháng 4, 2022

      Ở Việt Nam, Lịch sử sẽ không còn là môn học bắt buộc
      Trong khi ở Nga đề xuất dạy môn Lịch sử từ lớp I thì ở Việt Nam Bộ Giáo dục và Đào tạo tuyên bố rằng từ năm học 2022-2023, Lịch sử sẽ không còn là môn học bắt buộc đối với học sinh phổ thông. Môn Sử chuyển sang loại tự chọn, vì theo quan điểm của Bộ chủ quản, học sinh các lớp cuối cấp ở trường trung học cần tập trung nhiều hơn vào khâu hướng nghiệp chuyên môn cho tương lai.
      Chuyên gia Piotr Tsvetov chia sẻ: Là người được đào tạo chuyên môn về Lịch sử, tôi không hiểu là kiến ​​thức lịch sử có thể gây cản trở gì cho một chuyên gia tương lai? Xét cho cùng, không ngẫu nhiên mà lịch sử thường được gọi là «Mẹ của các khoa học», vì trong bất kỳ ngành nghề nào lịch sử cũng cho phép nhận thức được con đường mà thế hệ trước đã trải qua, và giúp không lặp lại sai lầm. Quả là nhiều người chẳng mấy tin vào những bài học lịch sử. Nhưng về chuyện này sử gia Nga lỗi lạc Vasily Klyuchevsky (1841-1911) đã viết rằng «lịch sử không dạy gì, nhưng trừng phạt nghiêm khắc vì không hiểu bài học».
      Không thể phủ nhận tầm quan trọng của lịch sử như một bộ môn giáo dục, cụ thể là giáo dục chủ nghĩa yêu nước. Một bác học vĩ đại khác của nước Nga là Mikhail Lomonosov (1711 - 1765) đã vững tin khẳng định rằng:
      "Dân tộc nào không biết quá khứ của mình thì sẽ không có tương lai".

      Ở Việt Nam, kể từ thời điểm thành lập đảng Cộng sản, lịch sử đã thực hiện cả hai chức năng: vừa là chìa khóa để hiểu các tiến trình xã hội, vừa là vũ khí giáo dục lòng yêu nước. Hoàn toàn không ngẫu nhiên mà trước ngưỡng Cách mạng Tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết diễn ca «Lịch sử Việt Nam» bằng thơ để quần chúng nhân dân hiểu biết và yêu quý lịch sử đất nước mình hơn. Những người cộng sản Việt Nam lỗi lạc thuộc thế hệ tiên phong như Trần Văn Giàu, Trần Huy Liệu, Nguyễn Khánh Toàn đã trở thành những học giả kiệt xuất, coi công việc viết lịch sử dân tộc là công cụ quan trọng để bồi dưỡng lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam.
      Ngày nay, ý nghĩa quan trọng của kiến ​​thức lịch sử không hề suy giảm. Ở Nga, hiện đang trải qua giai đoạn khó khăn, hứng chịu sự tấn công từ nước ngoài, chủ nghĩa yêu nước vẫn được yêu cầu hơn bao giờ hết. Và lịch sử nước Nga giờ đây không chỉ được giảng dạy trong các trường đại học xã hội nhân văn, mà còn được dạy cả trong các trường kỹ thuật, ví dụ như tại Học viện Dầu khí Gubkin hay Học viện Giao thông vận tải (trước đây gọi là trường MIIT).
      Quan sát viên Piotr Tsvetov nêu ý kiến: "Tôi cho rằng ở Việt Nam việc phổ biến kiến ​​thức lịch sử nhiều hơn vẫn là yêu cầu có tính thời sự. Vẫn như trước, tại nhiều nước phương Tây người ta chưa thôi hy vọng thấy «diễn biến hoà bình» ở nước CHXHCN Việt Nam. Nhiều người trong giới trẻ Việt Nam mù quáng chạy theo mốt, bắt chước cách hành xử của dân tộc khác, tuân theo những chuẩn mực đạo đức của xã hội tiêu dùng hải ngoại mà quên đi cội nguồn quê hương dân tộc của mình. Vì vậy, không nên để môn học lịch sử rời khỏi chương trình đào tạo bắt buộc đối với lớp trẻ. Hơn nữa, khi mà dân tộc Việt Nam có lịch sử hào hùng vẻ vang như vậy khiến thế giới trọng nể ngưỡng mộ…"

      Xóa
  18. Tôi nghĩ Trung Tướng Nguyễn Thanh Tuấn cũng thường xuyên đọc Google.tienlang.
    Vậy xin anh Tuấn đọc bài này:
    Những ngày này, đọc lại bài cũ của Google.tienlang càng thấy thấm thía:
    Chủ Nhật, 11 tháng 7, 2021
    MỘT NGƯỜI MỸ CẢNH BÁO: “ĐẠI HỌC FULBRIGHT VIỆT NAM- CON NGỰA THÀNH TROY CỦA MỸ Ở VIỆT NAM!”

    https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/07/mot-nguoi-my-canh-bao-ai-hoc-fulbright.html

    Trả lờiXóa