Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2022

BUCHA- LẠI CÁI KỸ NGHỆ DÀN DỰNG CÁCH MẠNG MÀU CỦA CIA TỪNG ÁP DỤNG Ở RUMANI- Kì 2

 

"Chưa đổ nhiều máu thì dân chúng không nổi loạn"

Triển lãm “Thảm sát Timisoara” tháng 12/1989 do CIA dàn dựng- Các xác chết đều đi mua gom từ các nhà xác bệnh viện

Kì II: "THẢM SÁT BUCHA"- CIA BỊA NHƯ THẬT NHẰM LÀM CÁCH MẠNG MÀU Ở NGA, TƯƠNG TỰ NHƯ CIA ĐÃ BỊA ĐẶT ĐỂ LÀM CÁCH MẠNG MÀU 1989 Ở RUMANI
1. Khái niệm "Cách mạng màu sắc"

Báo Đảng CS Việt Nam tại bài Bản chất cách mạng màuvà những nguy cơ tiềm ẩn đối với Việt Nam hiện nay định nghĩa:

"Cách mạng màu (tiếng Anh là colour revolution) là thuật ngữ chỉ các cuộc bạo lực chính trị có tổ chức, chính biến phi vũ trang ở quốc gia có chủ quyền nhằm lật đổ nhà nước đương nhiệm, gây ra khủng hoảng chính trị, đồng thời lập ra bộ máy cầm quyền mới của lực lượng đối lập được Mỹ và phương Tây hậu thuẫn. Đó là chiến lược toàn cầu của Mỹ sử dụng những phương thức, thủ đoạn điển hình là sự phản đối quy mô lớn bằng biện pháp phi bạo lực nhằm mục đích thay đổi chế độ đang tồn tại để thiết lập một chính phủ thân Mỹ và phương Tây kể từ thời kỳ hậu chiến tranh lạnh đến nay."

"Cách mạng màu” với nhiều tên gọi khác là cách mạng nhung, đường phố, cam, hoa hồng, hoa tulip, hạt dẻ,… xuất hiện lần đầu tiên với cách mạng Vàng ở Philíppin từ năm 1983, cách mạng Nhung ở Tiệp Khắc năm 1989, cách mạng Đường phố ở Nam Tư năm 2000, cách mạng Nhung ở Grudia năm 2003, cách mạng Cam ở Ucraina năm 2004 và 2014, cách mạng hoa Tulip ở Cưrơgưxtan năm 2005, cách mạng cây Tuyết tùng ở Libăng năm 2005, cách mạng Xanh ở Iran năm 2009, cách mạng hoa Nhài ở Tuynidi từ năm 2010, cách mạng hoa Sen ở Ai Cập từ năm 2011, cách mạng màu ở khu vực Trung Đông - Bắc Phi (còn gọi là Mùa xuân Arập, gồm: Libi, Xyri, Angiêri, Yêmen, Marốc, Gioócđani, Arậpxêút, Ôman, Irắc), cách mạng Ô dù ở Hồng Kông năm 2014,… và những diễn biến chính trị tại Thái Lan, Campuchia, Mianma, Inđônêxia, Vênêxuêla cho thấy bản chất nguy hiểm từ sự can dự của các thế lực phương Tây vào tình hình nội bộ các nước có chủ quyền, gây ra bất ổn chính trị kéo dài, ly khai dân tộc nhằm tìm mọi cách thay thế chính quyền hiện tại.

Kỹ nghệ lật đổ chính quyền các nước được Mỹ nghiên cứu xây dựng cả trăm năm nay. Việc đầu tiên là phải làm sao đó tạo ra bất ổn, tạo ra một nhóm "bất đồng chính kiến. Tiếp theo là không ngượng mồm bịa ra và vu khống cho giới lãnh đạo đương nhiệm tham nhũng bạo tàn khát máu. Mỹ không tiếc tiền mua chuộc các nhà báo để làm truyền thông, tuyên truyền cho Mỹ.

Nhớ lại hồi chiến tranh ở Lybia, Iraq hầu hết các tờ báo ở VN cũng đều đồng thanh một giọng điệu Kaddafi, Saddam Hussein độc tài khát máu... Sau này mới biết họ đều là người tốt.

Vụ Nam Tư cũng thế. Tổng thống Milosevich phải là tội ác chiến tranh.

Muốn lật đổ Yanukochvich ở Ukraina năm 2014, Mỹ cũng phải xây dựng hình ảnh Tổng thống tham nũng bạo tàn. ...

Nhưng có lẽ vụ Rumani là rõ ràng hơn cả bởi chính những đặc vụ Mỹ đã chịu nói ra.

2. "Chưa đổ nhiều máu thì dân chúng không nổi loạn". Vậy nên các nhà đạo diễn Mỹ phải bịa ra vụ Thảm sát Timisoara. 

Mời đọc lại bài vào Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015 SỰ THẬT CUỘC CÁCH MẠNG MÀU 1989 Ở RUMANI

Lời dẫn từ năm 2015 tại bài này: Tôi cũng như các bạn, từ xưa đến giờ biết rất ít về cuộc Cách mạng màu 1989 ở Rumani.

Báo chí VN xưa nay thường là chỉ biết dịch các bài theo tuyên truyền của Mỹ và phương Tây khiến độc giả ng Việt chúng ta hiểu méo mó về sự kiện Rumani 1989. Những gì chúng ta biết chỉ là Ceausescu là nhà độc tài khát máu, đáng bị nhân dân lật đổ và xử tử.

Hôm nay, qua bộ phim này, qua những lời kể của chính những người trong cuộc và qua lời dịch sang tiếng Việt của bác Dmitri Tran- một thành viên của gr Hoài niệm Nước Nga- lần đầu tiên chúng ta- những người Việt Nam biết được sự thật về cuộc Cách mạng Rumani 1989 là một Cuộc Cách mạng theo "đơn đặt hàng" từ nước ngoài mà người "đặt hàng" chính là các ông chủ Mỹ!

Tôi cần nói luôn chút mà người dịch sang tiếng Việt đã không nói về bộ phim tài liệu này.

Đây là bộ phim không phải do người Nga làm mà là bộ phim của Đạo diễn Susanne Brandstätte - người Áo. Bộ phim được làm từ năm 2004 và được xuất bản lần đầu tiên tại Đức. Bộ phim này đã được trao giải mang tên Romy Schneider. Trong phim tác giả sử dụng nhiều tài liệu, tác giả phỏng vấn cả những nhân viên CIA, cả những người từng ít nhiều trực tiếp tham gia thực hiện cuộc Cách mạng lịch sử này.

Bộ phim này, theo tôi, đang vẫn còn nguyên tính thời sự. Nó làm sáng tỏ những sự kiện ở Ukraina, Libya... và quan trọng là cảnh báo cho Việt Nam.

Bộ phim này có những lời kể của những người trong cuộc: Cách thức mà họ đã làm để tiến hành một "cuộc cách mạng theo đơn đặt hàng"

MỜI CÁC BẠN XEM PHIM:

"Революция по заказу. Шах и мат семье Чаушеску"-  "Cuộc cách mạng theo đơn đặt hàng. Chiếu tướng và Tận diệt gia đình Ceausescu" (Phim tài liệu)

https://www.youtube.com/watch?v=C3-z8dq07Ik

Trong phim, đề nghị chú ý từ phút 26:00

* Từ phút 26:00- Robert Khatchings- Thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ năm 1989 cho biết: "Ngày 3/12/1989, tại Miami, Bush và Gorbachev đạt được thỏa thuận về nguồn tin và đặc vụ trong đó có Rumani. Thỏa thuận này là ván cờ chiến lược... Cả châu Âu trong tương lai được đưa ra mặc cả..."
* Từ phút 27:10- Milton Berden- Cựu nhân viên CIA kể: "Có cảm tưởng là Mỹ đạt tuyệt đỉnh chính sách đối ngoại từ ngày 9/2/1989 khi nội các của TT Bush phân tích tình hình và tuyên bố đã đi đến hồi kết. Hungary và Mỹ công bố quyền lợi chung có liên quan đến Rumani.  Ceausescu là trở ngại cho Thống nhất châu Âu và là mối đe dọa cho Hungary thực hiện cải cách..."

* Từ phút thứ 29:10- Chariz Kogan- Cựu đặc vụ CIA đóng tại Paris nói: "Trong nhiệm vụ của CIA đóng ở nước ngoài có việc thiết lập mối liên hệ với tất cả các lực lượng chính trị, tức là cả bên cầm quyền lẫn phe đối lập, trong đó nhiều lúc do phe đối lập đề nghị. Những người bất đồng có thể gặp nhân viên CIA hoặc cán bộ ngoại giao Mỹ và nói "Thưa ngài, tôi không hài lòng với Chính phủ. Họ làm không tốt gì cả, và chúng tôi muốn thay đổi tình hình... Chúng tôi bắt đầu bí mật ủng hộ nhóm bất đồng, mà trong đó thường có tướng lĩnh và sẽ thực hiện đảo chính theo kiểu như vậy..."
* Từ phút thứ 30:22-  Dominic Fonvi- sĩ quan đặc quyền CQ tình báo Pháp năm 1989 nói: "Để khởi động bộ máy cách mạng cần phải có tình huống đặc biệt. Và nếu cần thì phải dựng lên tình huống. Tùy theo hoàn cảnh, tình huống có thể khác hẳn nhau. Cơ quan tình báo có thể dựng kịch bản với tình huống y như thật, mặc dù nó được bịa ra hoàn toàn. Tôi không có ý nói cuộc biểu tình đầu tiên ở Timisoara là dựng lên. Nhưng có những sự việc được bịa ra từ đầu đến cuối..."
* Từ phút thứ 31:30- Danut Gavrya tham gia các sự kiện tháng 12/1989 ở Rumani cho biết: Anh nghe nhiều bài phản đối của cha Takes qua Đài Châu Âu tự do. Anh muốn ủng hộ nên ngày 15/12/1989 anh đã xuống đường. Cuộc biểu tình bắt đầu về tín ngưỡng nhưng đến 6 giờ chiều, một cậu bây giờ là bạn tôi bắt đầu hét lên "Đả đảo Cộng sản! Đả đảo Ceausescu! Ở nhà thờ Timisoara này, đúng hơn là ở sân sau, chúng tôi tập hợp thành một nhóm. Sau đó một ông tóc bạc, râu quai nón, nói với chúng tôi những gì cần phải làm...
- Có bao nhiêu người chết ở Timisoara? Nghe nói có hơn 3000 nguời chết? Nhưng thực tế, không có người gọi là chết trong vụ này. Bằng chứng là các vết sẹo do mổ khám nghiệm.
 
* Từ phút thứ 33:26- Georgiu Ratiu- Cựu nhân viên "Sekuretate" CQ Cảnh sát bí mật Rumani nói: "Tháng 12 năm 1989 ở Rumani có sự kiện giống như ở Brasov. Khi đó không ai chết nên đám đống yên ổn nhanh. Tức là họ đã hiểu, nếu chưa đủ số người chết, chưa đổ nhiều máu thì dân chúng không nổi loạn. Những xác chết trong cuộc Triển lãm  không phải là những người chết trong cuộc cách mạng. Nhìn kỹ thì thấy các vết mổ tử thi cũ. Công an chìm đã giết họ? - Không, họ chết bình thường vì các lý do khác nhau."
Lê Hương Lan
===
----
====
Từ ngày 27/4/2021, Google.tienlang nhắc anh em báo chí VN:

Bài liên quan:

6 nhận xét:

  1. Экс-врач Белого Дома: Умственное здоровье Байдена угрожает нацбезопасности США
    Сегодня, 17:49
    https://topwar.ru/194663-jeks-vrach-belogo-doma-umstvennoe-zdorove-bajdena-ugrozhaet-nacbezopasnosti-ssha.html

    Cựu bác sĩ Nhà Trắng: Sức khỏe tâm thần của Biden đe dọa an ninh quốc gia Hoa Kỳ
    Hôm nay, 17:49
    Sức khỏe tâm thần của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đe dọa an ninh quốc gia Hoa Kỳ. Thật vậy, thường trong hành vi của người này, người đang kiểm soát một thế lực có tầm ảnh hưởng lớn như vậy, những dấu hiệu của sự bất cập được ghi nhận bằng mắt thường.

    Ý kiến ​​này đã được bày tỏ với các nhà báo của kênh truyền hình One America News bởi cựu bác sĩ Nhà Trắng Ronnie Jackson, người từng chịu trách nhiệm về sức khỏe của các nhà lãnh đạo Mỹ Barack Obama và Donald Trump.

    Anh ta không cố gắng chẩn đoán tổng thống Hoa Kỳ hiện tại, nhưng anh ta chắc chắn rằng bộ não của người bảo lãnh không còn khả năng đối phó với các nhiệm vụ quản lý mà anh ta phải đối mặt.

    "Theo tôi, cả thế giới đều thấy rằng anh ấy có một số vấn đề về tâm thần", Jackson nói.
    Ông tin rằng tình trạng này là một mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Thật vậy, trong bối cảnh quan hệ với Nga trở nên trầm trọng hơn, có thể phát triển thành một cuộc xung đột vũ trang toàn diện, một người luôn có thể đánh giá tình hình một cách tỉnh táo và phản ứng với nó một cách chính xác nhất có thể nên đứng ở vị trí “lãnh đạo nhà nước”.

    Biden khiến công chúng thích thú, đưa ra "viên ngọc trai" này đến viên ngọc trai khác. Anh ta hoặc gọi phó tổng thống Kamala Harris của mình là đệ nhất phu nhân, hoặc tổng thống Liên bang Nga - "tên đồ tể." Và có lần nhà lãnh đạo Mỹ thậm chí đã từng đi lạc gần tòa nhà Nhà Trắng.
    https://topwar.ru/194663-jeks-vrach-belogo-doma-umstvennoe-zdorove-bajdena-ugrozhaet-nacbezopasnosti-ssha.html

    Trả lờiXóa
  2. В прессе Британии отметили, что после начала спецоперации на Украине Россия продолжает пользоваться широкой поддержкой в мире
    https://topwar.ru/194584-v-velikobritanii-otmetili-chto-posle-nachala-svo-na-ukraine-rossija-ne-stala-izgoem.html

    Báo chí Anh lưu ý rằng dù tiến hành hoạt động đặc biệt ở Ukraine, Nga tiếp tục nhận được sự ủng hộ rộng rãi trên thế giới.
    Có vẻ như chiến lược của phương Tây tập thể đang thất bại một cách khó hiểu. Không chỉ Mỹ và các đối tác của họ không phá hủy nền kinh tế của chính mình bằng cách áp đặt các biện pháp trừng phạt chưa từng có, mà Nga, trước sự ngạc nhiên lớn của họ, vẫn chưa trở thành một "kẻ bất hảo".

    Ngược lại, dựa trên dữ liệu được xuất bản bởi tờ The Economist của Anh, Moscow tiếp tục nhận được sự ủng hộ cao từ các quốc gia khác sau khi bắt đầu chiến dịch đặc biệt ở Ukraine.

    Các tác giả của bài báo trên báo chí Anh lưu ý rằng một nhóm 28 quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc, đang đứng về phía Nga. Đồng thời, Mỹ và các đối tác được 131 nước ủng hộ. Tuy nhiên, người ta không nên chú ý đến ưu thế gần như gấp năm lần của nhóm “thân phương Tây”.

    Vấn đề là cả hai phe đều xấp xỉ bằng nhau về số lượng cư dân. Khoảng 1/3 dân số trên hành tinh của chúng ta sống ở 28 quốc gia "thân Nga" và 131 quốc gia "thân Mỹ".

    Một phần ba dân số còn lại sống ở 32 quốc gia hiện là trung lập.

    Tổng kết lại, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng ngày nay chỉ có một phần ba dân số thế giới phản đối Nga. Vì vậy, dù có khao khát mãnh liệt, đất nước Nga cũng không thể bị gọi là “kẻ bị ruồng bỏ”.

    Về chính sách trừng phạt của phương Tây, cả thế giới cũng đã nhận ra sự kém hiệu quả của các biện pháp hạn trừng phạt mà phương Tây áp dụng. Hơn nữa, với sự dẫn dắt của Hoa Kỳ, bản thân nhiều nước châu Âu hiện đang đứng trước bờ vực của một cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc.

    Trả lờiXóa
  3. Cái gân gà Ukraine khó nuốt quá...
    Nga tuyên bố chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine có thể sớm hoàn tất
    Link: https://vietbf.com/forum/showthread.php?t=1609969

    Trả lờiXóa
  4. Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015
    Trong cuộc chiến thông tin: PHƯƠNG TÂY LẠI GIỞ "CHIÊU CŨ" CHỐNG NGA

    https://googletienlang2014.blogspot.com/2015/10/trong-cuoc-chien-thong-tin-phuong-tay.html
    Ảnh em bé Syria bị thương bên phải xuất hiện ngày 25/9 bị “xào” lại thành ảnh nạn nhân không kích của Nga ngày 30/9
    Không lâu sau khi Nga bắt đầu chiến dịch không kích chống nhóm khủng bố tự xưng là Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria, mạng xã hội đã ngập tràn những cái được gọi là “bằng chứng” về việc Nga giết chết dân thường, rồi Nga không kích phe đối lập Syria.
    **************
    Báo chí phương Tây chính thống không ngần ngại dùng ngay những thông tin không kiểm chứng đó để cáo buộc Nga. Đúng như những gì từng diễn ra ở miền Đông Ukraine, câu chuyện “chiến tranh thông tin” từ truyền thông phương Tây đang lặp lại để chống Nga.
    Bộ trưởng Quốc phòng Nga thông báo không quân Nga đã thực hiện 20 chuyến xuất kích vào ngày đầu tiên của chiến dịch tại Syria, ném bom 8 mục tiêu của IS ở Syria, trong đó có kho vũ khí, kho nhiên liệu, trung tâm chỉ huy. Bộ này nhấn mạnh mọi mục tiêu đều cách xa khu vực đô thị.
    Cũng gần như đồng thời, thông tin cáo buộc Nga không ném bom khủng bố IS bắt đầu tràn ngập trên mạng xã hội. Thông tin này nói rằng máy bay chiến đấu của Nga tấn công khu vực dân cư, giết hại hàng chục dân thường. Thông tin kia nói không có IS hiện diện ở khu vực Nga tấn công và những vị trí đó thực ra là của “phe đối lập ôn hòa” tại Syria. Những thông tin trên “vô tình” lại quá hợp với “vai ác” mà Nga bị truyền thông phương Tây gán cho.
    Thông tin Nga gây thương vong cho dân thường ở Syria phần lớn bắt nguồn từ các lực lượng đối lập Syria - phe được Mỹ hậu thuẫn và luôn cáo buộc Nga giúp Tổng thống Bashar al-Assad.
    Như bức ảnh nhân viên cứu trợ Syria bế bé gái bị thương là một ví dụ. Bức ảnh này được gán cho dòng chú thích là bé gái bị thương trong cuộc không kích của Nga ở Homs khiến 33 dân thường thiệt mạng. Có điều là bức ảnh xuất hiện ngày 25/9, cả tuần trước khi Nga bắt đầu không kích ở Syria.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhiều đoạn video được cho là quay lại hậu quả các vụ ném bom của Nga ở Syria cũng xuất hiện trên mạng. Một kênh của phe đối lập Syria trên YouTube tên là “talbisa h” tung lên 30 video tại nhiều địa điểm khác nhau và nói rằng một vài trong số đó là hậu quả của hành động mà Nga gây ra. Đa số các kênh tin tức chính thống của phương Tây như CNN, Euronews và những hãng thông tấn như Reuters đã phát sóng các đoạn video dù cho biết họ không thể xác minh tính chính xác của thông tin. Ông Max Abrahams, giáo sư trợ lý thuộc Đại học Đông Bắc, nhận định với hãng tin RT của Nga: “Vấn đề là ai cũng thiên kiến khi nói về chiến dịch Syria. Điều đó đã bóp méo cách đưa tin của họ”.

      Có hai khả năng giải thích cho việc chiến tranh thông tin nhằm vào Nga được phát động nhanh đến vậy. Thứ nhất, lực lượng vận động chống Nga hẳn phải có rất nhiều nguồn tin ở Syria và biết chính xác ai bị giết trong các cuộc không kích chỉ tích tắc sau khi bom rơi xuống, thậm chí trước khi bom kịp chạm mặt đất. Những người trên thực địa còn có kết nối wifi tốc độ cực nhanh ở vùng chiến sự để có thể tung ngay video về nạn nhân trong không kích của Nga. Thứ hai, những cáo buộc về Nga đã được viết sẵn, lưu lại và chỉ chờ để sẵn sàng tung lên mạng ngay khi quốc hội Nga vừa cho phép Tổng thống Nga dùng lực lượng quân sự ở Syria.
      Cần phải lưu ý một điều quan trọng nữa. Mỹ luôn kêu ca là lực lượng “đối lập ôn hòa” ở Syria quá mỏng, thậm chí còn không tìm được đủ số lượng để huấn luyện. Bỗng nhiên, vào ngày mà Nga không kích IS, phe đối lập này lại nhiều đến mức xuất hiện ở mọi nơi mà Nga chạm tới. Trái lại, khi phương Tây luôn khẳng định khủng bố IS có mặt ở mọi nơi tại Syria thì đột nhiên sau khi Nga không kích, họ lại bảo những nơi mà Nga ném bom không có bóng dáng tay súng IS nào.
      Ví dụ cụ thể nhất xảy ra ở al-Rastan tại tỉnh Homs. Hãng BBC của Anh dẫn lời những người họ gọi là “nhà hoạt động” nói rằng IS không có mặt ở khu vực này. Nhưng ngay tuần trước đó, hãng AFP lại dẫn nguồn tin của tổ chức Quan sát Nhân quyền Syria nói rằng có 7 người đàn ông bị IS bắn chết ở al-Rastan vì bị cáo buộc là đồng tính.

      Xóa
    2. Cuộc chiến chống IS của Nga ở Syria mới chỉ bắt đầu vài ngày nhưng khủng bố IS đã xáo trộn hàng ngũ và tháo chạy ở một số địa điểm. Trong khi đó, lực lượng hùng hậu 60 nước tham gia liên minh chống IS do Mỹ dẫn đầu không kích cả năm trời ở Syria mà không hề làm IS suy yếu. Theo ông Alexei Pushkov, Chủ tịch Ủy ban Quốc tế của Quốc hội Nga, chỉ có một điều giải thích đó là Mỹ không không kích IS hoặc nếu có thì chỉ như khói thoảng qua. Bằng chứng nằm ở những con số như: Mỹ chỉ thả 43 quả bom chống IS mỗi ngày từ đầu chiến dịch đến giờ. Nhưng năm 1991, Mỹ thả tới 6.163 quả bom/ngày vào Iraq và 1.039 quả năm 2003. Ở Bosnia, Mỹ cũng thả 60 quả bom/ngày năm 1995 dù Bosnia không gây đe dọa gì với Mỹ.
      Với những phân tích đó, Nga cho rằng có một chiến dịch được đạo diễn bài bản để làm suy yếu vị trí của Nga trong cuộc xung đột ở Syria. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Mariya Zakharova cho biết: “Thông tin sai lệch và thiên lệch tràn ngập truyền thông khu vực và phương Tây. Đó là một cuộc tấn công thông tin, một cuộc chiến thông tin mà chúng tôi đã nghe quá nhiều. Rõ ràng là ai đó đã chuẩn bị rất kỹ cho vấn đề này”. Phát ngôn viên Dmitry Peskov của Tổng thống Nga đã phải kêu gọi “Đừng trở thành nạn nhân của những thông tin đó”.
      Gần đây nhất, năm 2014, Nga liên tục bị giới chức Ukraine và các nước bảo trợ cáo buộc xâm lược Ukraine. Ảnh tràn ngập mạng xã hội bị lấy ra làm bằng chứng cho hành động của Nga ở Ukraine. Hậu quả là nhiều lần phương Tây bị bẽ mặt khi các bức ảnh bị phát hiện là giả mạo.
      Hiện chưa rõ bên nào sẽ thắng trong cuộc chiến thông tin này. Chỉ biết nếu dùng thông tin giả mạo để công kích, cáo buộc đối phương, chắc chắc “cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”.

      Thùy Dương/Báo Tin tức TTX VN

      Xóa