Thứ Hai, 23 tháng 5, 2022

Giữ Lịch sử là môn học bắt buộc: CÓ LẼ QUỐC HỘI LẠI PHẢI CÓ NGHỊ QUYẾT MỚI

 

Sáng qua, Chủ nhật 22-5-2022, tại phiên họp toàn thể lần thứ 3 của Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội, bà Nguyễn Thị Mai Hoa - phó chủ nhiệm ủy ban này - đã báo cáo về việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông đối với môn lịch sử bậc THPT.

Phó chủ nhiệm Nguyễn Thị Mai Hoa đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu ý kiến cử tri, nhân dân, quy định Lịch sử là môn học bắt buộc đối với cấp THPT trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. Bộ cần thiết kế khối lượng kiến thức lịch sử phần bắt buộc và phần lựa chọn cho phù hợp.

Giải thích về đề nghị trên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục cho biết đa số thành viên Ủy ban không đồng tình việc đưa Lịch sử bậc THPT thành môn lựa chọn. Ủy ban đánh giá, Lịch sử là môn học đặc biệt quan trọng, giữ vai trò chủ đạo trong giáo dục chính trị, tư tưởng với thế hệ trẻ về lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc, truyền thống văn hóa, lịch sử.

Môn học này còn bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội.

Bà Hoa đồng tình với quan điểm của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, rằng "với Học sinh THPT (15-17 tuổi) có sự trưởng thành về nhận thức, là lứa tuổi quyết định sự hình thành thế giới quan, hệ thống quan điểm về tự nhiên, xã hội, các nguyên tắc và quy tắc ứng xử, định hướng giá trị của con người. Việc bồi dưỡng kiến thức lịch sử cho học sinh THPT là cần thiết nhằm phát triển toàn diện, khêu gợi khát vọng phát triển đất nước phồn vinh."

"Nếu không lựa chọn môn Lịch sử ở cấp THPT (tỷ lệ có thể lên tới 50%), các em sẽ không được tiếp cận với kiến thức rất quan trọng, có ý nghĩa giáo dục đối với lứa tuổi này", bà Hoa nói, thêm rằng ở nhiều nước, môn Lịch sử bậc THPT luôn bắt buộc.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đồng tình Lịch sử phải là môn học bắt buộc vì thực tế học sinh THPT không mặn mà với môn học này, điểm số tại nhiều kỳ thi rất kém. Nguyên nhân không hẳn do Lịch sử không hấp dẫn mà chương trình nặng về "hàn lâm, ôm đồm và cách trình bày khá tẻ nhạt". Bà đề nghị thay đổi theo hướng khuyến khích các em nhìn nhận, đánh giá chứ không chỉ thụ động tiếp thu.

Phát biểu kết luận, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết tại các cuộc tọa đàm trước đó đã có những trao đổi rất quyết liệt, thậm chí gay gắt về việc giữ môn lịch sử là lựa chọn hay bắt buộc. Các thành viên Ủy ban đã biểu quyết đồng thuận 100% thông qua báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trong đó, đề nghị Bộ GD-ĐT tiếp thu và quy định môn học lịch sử bậc THPT trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là môn học bắt buộc.

Google.tienlang bổ sung: Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần làm rõ và trả lời cho công luận biết về ý kiến của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn: 

"Như vậy là đã rõ, việc xếp môn Lịch sử là môn tự chọn ở cấp THPT tức là lại một lần nữa Bộ lại tìm cách “bỏ" môn lịch sử, lần này là ở cấp PTTH. Tôi xin quý đồng chí đừng vội giải thích rằng chúng tôi không bỏ hoặc quy cho tôi vu khống Bộ vì không bỏ mà nói “bỏ“. Thực ra các vị đã muốn bỏ từ lâu, song sức ép của xã hội và của người dân yêu nước các vị không dám công khai bỏ mà tìm cách gián tiếp bỏ ở cấp cao nhất của giáo dục phổ thông, đó là đưa môn sử trở thành môn tự chọn, và tất nhiên học sinh sẽ rất ít và rất rất ít em chọn môn sử (tôi còn nhớ tại thành phố Đà Nẵng đã có năm Hội đồng thi PTTH chỉ có một thí sinh dự thi môn lịch sử).

Một câu hỏi đặt ra: Tại sao Bộ Giáo dục Đào tạo lại tìm mọi cách để hạ thấp vai trò, vị trí của môn Lịch sử trong suốt 10 năm qua?

Để trả lời câu hỏi này, tôi hoàn toàn không thể có câu trả lời nào khác là các đồng chí lãnh đạo Bộ đã xa rời Tư tưởng về giáo dục của Bác Hồ “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam“, xa rời quan điểm về Văn hoá của Đảng ta mà mới nhất ngay đầu năm tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc đã nhắc lại “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội: Văn hoá còn dân tộc còn; phải giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc...” và đặc biệt với cách làm đó đã vô tình hay cố ý tiếp tay cho những kẻ xét lại lịch sử (bởi vì khi đã làm cho xã hội mù sử thì đó là mảnh đất tốt để gieo mầm đổi trắng thay đen trong lịch sử, mà cuộc xung đột vũ trang ở Ucraina là tấm gương nhãn tiền trong việc nã đại bác vào lịch sử để rồi đưa cả dân tộc vào thảm họa), đồng thời cũng nằm trong âm mưu Diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch mà Mỹ là ông trùm xét lại lịch sử thế giới."

Google.tienlang cho rằng, Ý kiến nêu trên của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn là rất nghiêm túc và là đại diện cho đông đảo người dân Việt Nam yêu nước. Có hay không cái mưu đồ phản động trong Nhóm Biên soạn sách giáo khoa? Nếu Ủy ban Thường vụ không làm rõ được điều này thì Quốc hội phải làm! Và lần này, Quốc hội nên có một Nghị quyết mới, ngắn gọn, súc tích quy định dứt khoát: Môn Lịch sử phải là môn học bắt buộc ở cấp THPT, chứ không "lồng ghép" nội dung này trong một Nghị quyết chung như đã làm năm 2015. 

Có như vậy mới có thể dập tắt mưu đồ phản động của Nhóm biên soạn sách giáo khoa.

Bùi Ngọc Trâm Anh

=====

Từ ngày 27/4/2021, Google.tienlang nhắc anh em báo chí VN:

Xem thêm bài liên quan khác:

16 nhận xét:

  1. Bài viết hay, sâu sắc; cảm ơn Trâm Anh cho người đọc nghe tiếng nói chính đáng, bảo vệ sự bền vững của Lịch sử dân tộc.

    Trả lờiXóa
  2. В Крыму заявили об изменении статуса Азовского моря
    https://ria.ru/20220523/more-1790071471.html

    07:44 23.05.2022
    Tại Crimea, họ đã thông báo về sự thay đổi hiện trạng của Biển Azov
    Đại diện thường trực của Crimea Muradov: tình trạng của Biển Azov đã thay đổi sau khi Mariupol được giải phóng
    SIMFEROPOL, ngày 23 tháng 5 - RIA Novosti. Ông Georgy Muradov, Đại diện thường trực của Crimea trước Tổng thống, Phó Thủ tướng Chính phủ Crimea cho biết: Biển của \ u200b \ u200bAzov đã trở thành biển chung của Nga và DPR.
    Trước đó, Thứ trưởng Duma Quốc gia từ Crimea Mikhail Sheremet nói rằng Ukraine, do hậu quả của một chiến dịch đặc biệt của Nga, đã mất quyền tiếp cận Biển Azov, do đó làm thất bại kế hoạch của NATO nhằm giành chỗ đứng trong khu vực bằng cách xây dựng các căn cứ quân sự.
    "Chiến dịch đặc biệt cho phép DPR tiếp cận Mariupol và giải phóng phần phía nam của nước cộng hòa do những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine chiếm đóng, qua đó đảm bảo quyền tiếp cận Biển Azov. Vì vậy, đây đã là vùng biển mà chúng tôi chia sẻ với DPR", Muradov nói với RIA Novosti.
    Theo ông, sau khi giải phóng Kherson và các phần phía nam của vùng Zaporozhye khỏi lực lượng dân tộc chủ nghĩa Ukraine và việc xác định vị thế của họ, chính quyền Kyiv rõ ràng sẽ mất quyền tiếp cận Biển Azov.

    Trả lờiXóa
  3. Cụ Thép đã ý kiến thì chuẩn rồi!
    Tôi đồng tình!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. @ Riêng với bạn Cựu Chiến binh:
      Bạn có đọc các Comment của tôi gửi hôm 19-5, vào bài "The Diplomat cảnh báo Việt Nam: HỆ LỤY CỦA VIỆC LÃNG QUÊN QUÁ KHỨ LỊCH SỬ" chưa? Trích Hồi ký của ông Hồ Quang Chính, kể chuyện "Bác Hồ gặp chị và anh ruột", tư liệu đó mới là sự thật, là người trong cuộc kể ra, còn nhiều Hồi ký, bài báo khác chỉ nghe, chép lại của người khác, không đúng!
      Nhưng, ở đời, không phải khi người ta nói lên sự thật thì có người không tin mà đi tin người nói không đúng. Khi tôi chưa gặp ông Chính cho tài liệu này, cũng từng "tin" người như vậy.
      Tôi chỉ là người nghiên cứu nhận ra sự thật, muốn cung cấp cho mọi người tư liệu đúng đắn, tránh hiểu sai về Bác Hồ và người thân của Người thôi. Thế mà có kẻ chửi tôi cho rằng tôi sai, tấn công ST! Tôi ko trả lời họ làm gì, có nói họ cũng ko nghe, uổng phí thời gian, công sức.
      Tôi có gửi Thư trao đổi và được Bảo tàng Hồ Chí Minh trả lời về sự kiện lịch sử Bác Hồ gặp bà Nguyễn Thị Thanh cuối năm 1946 tại Bắc Bộ phủ. Ý kiến của Bảo tàng Hồ Chí Minh cũng giống như tôi nhận thức sự việc này. Tiếc rằng ngày 19-5, vừa rồi ko đăng được bài ấy, nên tôi phải trích Hồi ký của ông Hồ Quang Chính gửi lên G.TL. như nói trên để ai cần hiểu thì đọc để nhận thức lại.

      Xóa
  4. Hỗ trợ Ukraina tới chiến thắng cuối cùng: Canh bạc đầy rủi ro của Nato
    https://www.youtube.com/watch?v=gux4MjmFLAY
    VNEWS - TRUYỀN HÌNH THÔNG TẤN- TTXVN
    VNEWS - Bình Luận Quốc tế - Bất chấp sự thật rằng Ukraina là một vấn đề lợi ích sống còn đối với nước Nga và, do vậy, hành động của Nga tại đây là có thể hiểu được, thì vẫn có nhiều người ở hai bên bờ Đại Tây Dương lên tiếng kêu gọi phải bằng mọi cách giúp Ukraina giành “chiến thắng” và hạ nhục nước Nga, nhưng có vẻ họ đang đùa với một kịch bản ngày tận thế.

    🔔 Hỗ trợ Ukraina tới chiến thắng cuối cùng: Canh bạc đầy rủi ro của Nato? - Tác giả: Nhà báo Lập Nguyễn

    Mời quý vị và các bạn xem thêm: Châu Âu chia rẽ ‘giữa hai dòng nước’ - Lợi ích quốc gia hay NATO trước tiên? - https://youtu.be/NUpJ4zfAlDA

    Trả lờiXóa
  5. Nguyễn Thị Vân Anhlúc 23:49 23 tháng 5, 2022


    To chuyện rồi:Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội: Liệu có những vụ Việt Á trong lựa chọn sách giáo khoa?
    23/05/2022 | 17:04
    TPO - “Có câu hỏi đặt ra rằng: Liệu có những vụ Việt Á trong lựa chọn sách giáo không?. Những vấn đề này nên được thảo luận rộng rãi ở Quốc hội để thu nhận ý kiến từ nhiều chiều và để cử tri cả nước được biết”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thị Kim Thúy đề nghị.
    Chiều 23/5, thảo luận về chương trình giám sát năm 2022 tại Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy bày tỏ sự tán thành việc giám sát thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông.

    Theo bà, đây là vấn đề lớn, tác động rộng, cần giám sát tối cao của Quốc hội chứ không nên thu hẹp trong phạm vi giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội như tờ trình.
    “Việc Quốc hội thực hiện giám sát tối cao vào thời điểm này sẽ giúp đánh giá được đầy đủ, kịp thời ưu, khuyết điểm trong quá trình thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, từ đó có định hướng chỉ đạo tiếp tục đổi mới có hiệu quả trong những năm tiếp theo”, bà Thúy nói.

    Một lý do nữa được bà Thúy nêu ra: Trong những năm qua, ngành Giáo dục đã có nhiều cố gắng, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để triển khai các Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, dư luận cũng còn nhiều ý kiến khác nhau về một số kết quả triển khai, nhất là vấn đề SGK và môn lịch sử.

    Trong đó, có những vấn đề được báo chí và đại biểu Quốc hội đã đặt ra suốt từ kỳ họp trước đến kỳ họp này nhưng chưa được giải quyết, như những sai sót trong cả ba bộ SGK lớp 1, lớp 2, lớp 6 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; những bất cập trong Thông tư số 25 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về lựa chọn SGK dẫn đến việc bỏ qua quyền lựa chọn dân chủ của cơ sở giáo dục.

    Cùng với đó là vai trò hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra của bộ trong việc lựa chọn SGK để bảo đảm khách quan, công bằng, minh bạch, không ảnh hưởng xấu đến chủ trương xã hội hóa.

    “Có câu hỏi đặt ra rằng: Liệu có những vụ Việt Á trong lựa chọn SGK không?”. Những vấn đề này nên thảo luận rộng rãi ở Quốc hội để thu nhận ý kiến từ nhiều chiều và để cử tri cả nước được biết”, bà Thúy đề nghị.
    Theo bà Thúy, qua giám sát, Quốc hội có thể khẳng định những việc ngành Giáo dục đã thực hiện đúng, đồng thời chỉ ra những hạn chế, những điều cần khắc phục để hỗ trợ ngành thực hiện tốt nhiệm vụ.
    Qua giám sát, Quốc hội cũng có thể điều chỉnh các Nghị quyết của mình hoặc bổ sung chính sách, nếu cần thiết. Vì vậy, việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông rất cần có sự giám sát tối cao của Quốc hội.

    Trả lờiXóa
  6. Các bạn nên thử đọc qua SGK Lịch sử và Địa lý 6, SGK Lịch sử 10 thuộc bộ SGK "Kết nối tri thức với cuộc sống" để xem học sinh được học những gì.

    SGK Lịch sử và Địa lý 6: https://drive.google.com/file/d/1X0MGccIPNBmkdRUSXqH674EmCfe4kIGv/view

    SGK Lịch sử 10: https://drive.google.com/file/d/1yc6OC02dlPTI8iRZBU6CCirJFPWnqf2D/view

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn Nặc danh14:52 24 tháng 5, 2022 muốn nói gì?
      Bạn bắt mn mất time đọc hết 2 cuốn sách kia để làm gì?

      Xóa

  7. 20-5-2022
    'Jedini koji će od sankcija nastradati i stradaju su građani Europske unije i ostatka Europe', smatra hrvatski europarlamentarac.
    https://www.paraf.hr/kolakusic-da-eu-zeli-sprijeciti-financiranje-rata-osim-rusiji-uvela-bi-sankcije-i-sad-u/
    Liên minh châu Âu nên áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Hoa Kỳ và Ả Rập Saudi về cuộc xung đột ở Yemen, nghị sĩ Croatia ông Mislav Kolakusic cho biết tại một cuộc họp của Nghị viện châu Âu.

    “Nếu điều đó đúng sự thật, nếu chúng ta thực sự đấu tranh cho hòa bình, thì chúng ta cần ngay lập tức cũng phải áp đặt các biện pháp trừng phạt tương tự đối với Ả Rập Saudi, quốc gia đã gây ra cuộc chiến ở Yemen trong vài năm qua. Chúng ta nên cấm nhập khẩu dầu và khí đốt từ Hoa Kỳ, quốc gia trong những thập niên gần đây đã tham gia vào nhiều cuộc xung đột quân sự hơn bất kỳ quốc gia nào khác ở châu Âu và có lẽ là trên thế giới", - ông nói.
    Đại biểu Nghị viện châu Âu gọi các lệnh trừng phạt chống Nga là "một sự dối trá đáng kinh ngạc" và "trò đạo đức giả", tuy nhiên không nêu rõ ý kiến của mình về những mục đích thực sự của việc áp đặt lệnh cấm chống Nga. Trước hết, người châu Âu phải gánh chịu việc đổ vỡ quan hệ kinh tế với Moskva, ông Kolakusic nói thêm.
    Các nước phương Tây đã áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Nga vì Ukraina. Các quốc gia EU bên cạnh những biện pháp khác đang xem xét khả năng từ bỏ các nguồn năng lượng của Nga. Gói hạn chế thứ sáu quy định việc áp dụng lệnh cấm vận dầu mỏ, nhưng một số quốc gia, đặc biệt là Hungary, đang ngăn chặn việc áp dụng lệnh này.

    Trả lờiXóa
  8. Nga không quan tâm tới thời hạn kết thúc hoạt động đặc biệt ở Ukraine
    https://aif.ru/politics/world/pravda_na_nashey_storone_nikolay_patrushev_o_srokah_specoperacii
    Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev nói rằng Nga không quan tâm tới thời hạn kết thúc hoạt động đặc biệt ở Ukraine.
    Patrushev cho biết trong một cuộc phỏng vấn với tờ Arguments and Facts : “Chúng tôi không quan tâm tới thời hạn chót vào lúc nào, một tháng hai tháng hay một năm hai năm, năm năm!..."
    Điều quan trọng là "Chủ nghĩa Quốc xã hoặc phải bị tiêu diệt một trăm phần trăm hoặc nó sẽ ngóc đầu dậy trong một vài năm!"

    Trả lờiXóa
  9. He He!!!
    Chắc anh bạn Trung Kiên này thuộc nhúm rận bọ vào đây phởn biện đơi!
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2015/04/le-van-tam-va-cau-chuyen-xuyen-tac-lich.html?showComment=1653390506144#c4760363033240543202
    -----
    Trung Kiên18:08 24 tháng 5, 2022
    Tôi rất hoan nghinh Quốc Hội quyết định ; "Lịch Sử là một bắt buộc phải học", vì học sinh VN mà không biết Lịch Sử nước mình, thì sẽ không hiểu "LÒNG YÊU NƯỚC» là gì, đúng không?
    Sở dĩ cho đến nay ...môn sử bị nhàm chán, một môn học bị coi là "trò không muốn học, thày không muốn dạy", là vì như nhà sử học Hà Văn Thịnh, GS Đại học Huế, đã nói với chị Mạc Việt Hồng ((DanChimViet) online ngày 19/5/2010 rằng; "Lịch sử Việt Nam hiện đại, chỉ có 30% sự thật, 70% giả dối, đó là điều rất đau lòng". Ai muốn tìm hiểu SỰ THẬT Lịch Sử thì phải vào GOOGLE...
    => Và đây, những người đi tìm "Sự thật" nói về Võ Thị Sáu; https://www.youtube.com/watch?v=V5vF2YDi5WE&t=5s
    ----
    Đến bây giờ vẫn còn người tin vào lời mấy con rận bọ như Ng Quang A, Nguyễn Duy, Nguyên Ngọc!

    Trả lờiXóa
  10. TÔI TIN GOOGLE.TIENLANG: NHỮNG ĐIỀU GOOGLE.TIENLANG ĐÃ NÓI, SỚM MUỘN CŨNG THÀNH SỰ THẬT
    Về vụ Việt Á, Google.tienlang từng có bài vào Thứ Ba, 21 tháng 12, 2021
    To chuyện rồi: BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ BỘ Y TẾ TIẾP TAY CHO CTY VIỆT Á LỪA ĐẢO???
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/12/to-chuyen-roi-bo-khoa-hoc-cong-nghe-va.html
    Và mới đây:
    Đề nghị Bộ Chính trị xem xét kỷ luật ông Chu Ngọc Anh và ông Nguyễn Thanh Long
    Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016 - 2021, ông Nguyễn Thanh Long - bộ trưởng Bộ Y tế và ông Chu Ngọc Anh - chủ tịch UBND TP Hà Nội.
    Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Khoa học và công nghệ nhiệm kỳ 2016 - 2021 và ông Chu Ngọc Anh - ủy viên Trung ương Đảng, phó bí thư Thành ủy, bí thư Ban cán sự đảng, chủ tịch UBND TP Hà Nội, nguyên bí thư Ban cán sự đảng, nguyên bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ.

    Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016 - 2021 và ông Nguyễn Thanh Long - ủy viên Trung ương Đảng, bí thư Ban cán sự đảng, bộ trưởng Bộ Y tế.

    Trước đó, tại kỳ họp thứ 13, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận như sau:

    Xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Bộ Khoa học và công nghệ và Ban cán sự đảng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016 - 2021 liên quan đến vụ việc tại Công ty cổ phần công nghệ Việt Á, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy:

    Ban cán sự đảng, lãnh đạo Bộ Khoa học và công nghệ đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, để một số lãnh đạo bộ và đơn vị vi phạm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước trong việc phê duyệt, giao tổ chức thực hiện, ký hợp đồng, đánh giá, nghiệm thu, chuyển giao, quản lý, kiểm tra, giám sát, thanh quyết toán kinh phí thực hiện đề tài khoa học nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm xét nghiệm COVID-19 của Học viện Quân y; trong truyền thông, xác nhận và đề nghị khen thưởng đối với Học viện Quân y, Công ty cổ phần công nghệ Việt Á và một số cá nhân.

    Ban cán sự đảng, lãnh đạo Bộ Y tế đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, để một số lãnh đạo bộ và đơn vị vi phạm quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước trong việc đánh giá chuyên môn, kiểm tra, giám sát; cấp phép, cấp số đăng ký lưu hành; hiệp thương giá và mua sắm bộ sinh phẩm xét nghiệm COVID-19 của Công ty cổ phần công nghệ Việt Á.

    Các ông: Chu Ngọc Anh - ủy viên Trung ương Đảng, phó bí thư Thành ủy, bí thư Ban cán sự đảng, chủ tịch UBND TP Hà Nội, nguyên bí thư Ban cán sự đảng, nguyên bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ; Nguyễn Thanh Long - ủy viên Trung ương Đảng, bí thư Ban cán sự đảng, bộ trưởng Bộ Y tế; Phạm Công Tạc - ủy viên Ban cán sự đảng, thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ; Nguyễn Trường Sơn - ủy viên Ban cán sự đảng, thứ trưởng Bộ Y tế, và một số lãnh đạo, cán bộ Bộ Khoa học và công nghệ và Bộ Y tế cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm nêu trên; chịu trách nhiệm cá nhân về những vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

    Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng, thiệt hại tiền và tài sản của Nhà nước, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, của Bộ Khoa học và công nghệ và Bộ Y tế, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.

    Trả lờiXóa
  11. ВМС США: причиной аварии АПЛ Connecticut в Южно-Китайском море стала некомпетентность командиров
    https://topwar.ru/196710-vms-ssha-prichinoj-avarii-apl-connecticut-v-juzhno-kitajskom-more-stala-nekompetentnost-komandirov.html

    Hải quân Mỹ: Nguyên nhân khiến tàu ngầm hạt nhân Connecticut gặp nạn ở Biển Đông là do các chỉ huy kém năng lực
    Hôm nay, 07:23
    Vào ngày 2 tháng 10 năm 2021, tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp USS Connecticut Seawolf trong khi thực hiện nhiệm vụ trên vùng biển Biển Đông, đã bị hư hỏng do va chạm với một vật thể không xác định. 11 thuyền viên của tàu ngầm bị thương. Nhưng nhà máy điện hạt nhân của tàu ngầm được cho là không hề hấn gì.

    Tuy nhiên, tàu ngầm không còn có thể thực hiện nhiệm vụ được giao trong thời gian dài. Về phần các thành viên thủy thủ đoàn, mặc dù chấn thương nặng nhất có thể gọi là gãy xương bả vai ở một trong số các thủy thủ, hơn một phần ba số nhân viên đã được trợ giúp tâm lý sau khi tàu ngầm đến căn cứ trên đảo Guam.

    Đương nhiên, sự cố với tàu ngầm hạt nhân khiến không chỉ người Mỹ mà cả cộng đồng thế giới phấn khích. Hải quân Mỹ đã mở một cuộc điều tra, kết quả cho thấy vụ tai nạn là do các vấn đề về điều hướng, lập kế hoạch và quản lý rủi ro.

    Chuẩn đô đốc Christopher Cavanaugh, người dẫn đầu cuộc điều tra, viết rằng mắc cạn ở tốc độ và độ sâu như vậy có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn, bao gồm thiệt hại về nhân mạng và mất tích của một tàu ngầm. Vào tháng 11 năm 2021, Hải quân Hoa Kỳ đã cách chức một chỉ huy tàu ngầm và một số sĩ quan cấp cao khỏi chức vụ của họ. Điều này cho thấy nguyên nhân của vụ tai nạn vẫn nên được tìm kiếm trong sự thiếu chú ý hoặc năng lực của thủy thủ đoàn tàu ngầm.

    Khi cuộc điều tra được thành lập, đội kiểm tra hàng hải, bao gồm chỉ huy tàu ngầm, đã không thể tìm thấy và ghi nhận ít nhất 10 nguy cơ dưới nước gần khu vực tiếp đất. Chỉ huy tàu ngầm và trợ lý chỉ huy cấp cao đã nhầm lẫn khi quyết định rằng tàu ngầm sẽ hoạt động trong một khu vực mở.

    Nhân tiện, kết quả của cuộc điều tra, nguyên nhân của vụ tai nạn trước đó trên tàu USS Connecticut, xảy ra chỉ sáu tháng trước khi tình trạng khẩn cấp ở Biển Đông, đã được tiết lộ. Sau đó, vào tháng 4 năm 2021, tàu ngầm va chạm với cầu tàu của căn cứ hải quân ở San Diego. Các tiêu chuẩn suy giảm trong điều hướng và quy hoạch cũng góp phần vào vụ tai nạn trước đó. Đã đến lúc bộ tư lệnh hải quân Mỹ cần đưa ra kết luận nghiêm túc về chất lượng đào tạo nhân sự, và không phải thủy thủ bình thường, mà là các sĩ quan cấp cao giữ các chức vụ chỉ huy, trợ lý chỉ huy cấp cao và chỉ huy các đơn vị tàu ngầm hạt nhân.

    Trả lờiXóa
  12. Зеленский: Мы хотим вернуться туда, где были 24 февраля
    https://topwar.ru/196748-zelenskij-my-hotim-vernutsja-tuda-gde-byli-24-fevralja.html
    Zelensky: Chúng tôi muốn trở lại nơi chúng tôi đã ở vào ngày 24 tháng 2
    Theo Kiev, họ chính thức quay trở lại quá trình đàm phán với Moscow nhưng chỉ vì mục đích để giành lại vùng biển Azov. Điều này thường xảy ra trong trường hợp, trong báo cáo của Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine, “chiến thắng này đến thắng lợi khác”, và trên thực tế, trên tiền tuyến, quân đội Ukraine, nói một cách nhẹ nhàng, có vấn đề. Trong trường hợp này, việc thăm dò được thực hiện với các chi tiết cụ thể đặc biệt.
    Một tuyên bố về khả năng nối lại các cuộc đàm phán hôm nay được đưa ra bởi người đứng đầu chế độ Kyiv, Volodymyr Zelensky, người, theo gợi ý của các đại diện truyền thông, hiện được gọi là "Vua của các vị vua" trong thế giới blog, bao gồm cả chế độ Ukraine.

    Trong một cuộc phỏng vấn với các nhà báo Nhật Bản của NHK, Zelensky, trong bộ dạng thường ngày, bắt đầu cuộc trò chuyện về các cuộc đàm phán, chuyển sang đặt ra các điều kiện.

    Theo Tổng thống Ukraine, "một số nước nghĩ rằng Nga sẽ chiếm Ukraine trong 3 ngày, nhưng ba tháng đã trôi qua". Và tôi không nghĩ rằng nỗ lực của Nga có thể thành công, vì thế giới thống nhất xung quanh Ukraine!"- Ukraine hiện là rốn vũ trụ?).
    Theo ông Zelensky, Ukraine "sẵn sàng quay lại đàm phán chỉ với một điều kiện" - khi nước này "trở lại tình hình vào ngày 24 tháng 2." Hơn nữa, lời biện minh từ Zelensky trông rất hợp lý:
    "Tôi tin rằng chúng ta phải đòi lại đất đai của mình. Chúng tôi muốn quay lại nơi chúng tôi đã ở trước ngày 24 tháng 2. Và sau đó chúng ta sẽ trở lại bàn đàm phán."

    Do đó, người ta đã nghe thấy từ “đàm phán”, nhưng mọi người đều hiểu rõ rằng “Vua của các vị vua” đơn giản là sẽ tiếp tục công việc của mình - công việc xa lánh hơn nữa với chính sách của mình và thực hiện chỉ thị của những người đứng đằng sau anh ta, những vùng lãnh thổ của đất nước mà người dân đặt nhiều hy vọng vào anh ta.

    Trả lờiXóa
  13. Thứ Năm, 23 tháng 12, 2021
    GOOGLE.TIENLANG KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN LỜI GIẢI THÍCH CỦA BỘ Y TẾ VỀ CHẤT LƯỢNG BỘ KIT CỦA CTY VIỆT Á!

    https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/12/van-e-du-luan-quan-tam-chu-thuc-su-cua.html
    Bộ Y tế vừa ra thông cáo khẳng định chất lượng của bộ kit xét nghiệm của Cty Việt Á mà Bộ này đã cấp phép sử dụng; Bộ Y tế cũng khẳng định họ cấp phép cho kit của Cty Việt Á là "ĐÚNG QUY TRÌNH!"
    Google.tienlang nhất trí với ý kiến chị Nguyễn Thị Vân Anh- bạn đọc lâu năm của Google.tienlang tại bài To chuyện rồi: BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ BỘ Y TẾ TIẾP TAY CHO CTY VIỆT Á LỪA ĐẢO??? ở Đây:
    ===
    Nguyễn Thị Vân Anh16:29 21 tháng 12, 2021
    Trong vụ Cty Việt Á này, CHUYỆN "WHO CHẤP NHẬN BỘ KIT CỦA CTY VIỆT Á" chắc chắn phải được làm rõ.
    Chúng ta đã thấy, chỉ một cô gái "nhiều chuyện" đưa tin sai về Covid trên trang fb cá nhân đã bị phạt 10- 15 triệu đồng. Những vụ phạt như vậy quá nhiều, ở khắp Trung- Nam - Bắc.
    Tôi ủng hộ việc xử phạt như vậy.
    Còn bây giờ, chúng ta thấy trong CHUYỆN "WHO CHẤP NHẬN BỘ KIT CỦA CTY VIỆT Á" việc thông tin sai có cả quan chức rất lớn, trong thời gian rất dài và đưa thông tin trên hầu hết các tờ báo lớn. Sự việc nghiêm trọng hơn rất nhiều so với việc "một cô gái "nhiều chuyện" đưa tin sai về Covid trên trang fb cá nhân".
    - Từ hôm qua đến nay, tôi chưa thấy báo nào đề cập tới CHẤT LƯỢNG bộ kit Việt Á. Tôi ko có kiến thức Y học nên không dám bàn tới Đề tài Nghiên cứu khoa học của Viện Quân y. Nhưng cái thứ sản phẩm được làm ra từ cái xưởng 10 m2 với 10 nhân viên- lao động thời vụ, không được đào tạo gì ... thì chắc ai ai cũng thấy CHẤT LƯỢNG KHÔNG ĐÁNG TIN!
    Vậy bây giờ có cần thiết giám định lại CHẤT LƯỢNG bộ kit mà Bộ Y tế đã cấp phép, đã đưa hàng triệu bộ vào sử dụng hay không?
    - Vụ DỰNG ĐỨNG CHUYỆN "WHO CHẤP NHẬN BỘ KIT CỦA CTY VIỆT Á" chắc chắn để lại hậu quả rất lớn.
    + Lớn về tiền bạc: Bộ Công an cần làm rõ Tổng số bộ kit mà Việt Á đã bán, Tổng tiền thu về là bao nhiêu nghìn tỉ?
    + Cái hậu quả Lớn hơn là LÒNG TIN của Nhân dân với nỗ lực chống dịch của Đảng & Chính phủ cùng đại đa số y bác sĩ trên tuyến đầu... chắc chẳn giảm sút nghiêm trọng qua CHUYỆN "WHO CHẤP NHẬN BỘ KIT CỦA CTY VIỆT Á".

    Nguyễn Thị Vân Anh16:38 21 tháng 12, 2021

    KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN LỜI GIẢI THÍCH CỦA BỘ Y TẾ VỀ CHẤT LƯỢNG BỘ KIT CỦA CTY VIỆT Á!
    Như tôi đã nói trong ý kiến trên: "Tôi ko có kiến thức Y học nên không dám bàn tới Đề tài Nghiên cứu khoa học của Viện Quân y. Nhưng cái thứ sản phẩm được làm ra từ cái xưởng 10 m2 với 10 nhân viên- lao động thời vụ, không được đào tạo gì ... thì chắc ai ai cũng thấy CHẤT LƯỢNG KHÔNG ĐÁNG TIN!
    Vậy bây giờ có cần thiết giám định lại CHẤT LƯỢNG bộ kit mà Bộ Y tế đã cấp phép, đã đưa hàng triệu bộ vào sử dụng hay không?"

    Hoàng Minh Tâm
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/12/van-e-du-luan-quan-tam-chu-thuc-su-cua.html
    TÔI TIN GOOGLE.TIENLANG VÌ NHỮNG LẬP LUẬN CỦA HỌ RẤT KHOA HỌC, ĐẾN GIỜ ĐÃ CHỨNG MINH LÀ ĐÚNG:

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. TÔI TIN GOOGLE.TIENLANG VÌ NHỮNG LẬP LUẬN CỦA HỌ RẤT KHOA HỌC, ĐẾN GIỜ ĐÃ CHỨNG MINH LÀ ĐÚNG:
      Bắt cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế vì liên quan vụ Việt Á
      Là thư ký Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thời điểm đó, ông Nguyễn Huỳnh đã can thiệp để kít xét nghiệm của Công ty Việt Á được cấp số đăng ký lưu hành trái quy định.
      Trưa 25.5, thông tin từ Bộ Công an cho biết, cơ quan này vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét đối với ông Nguyễn Huỳnh, Phó trưởng phòng Quản lý giá (thuộc Cục Quản lý dược, Bộ Y tế) để làm rõ hành vi “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ), quy định tại khoản 3 điều 356 bộ luật Hình sự năm 2015.

      Sau khi Viện KSND Tối cao phê chuẩn, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành các quyết định, lệnh nêu trên.

      Theo Bộ Công an, cơ quan này đang tiếp tục mở rộng điều tra vụ án “vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, đưa hối lộ, nhận hối lộ” xảy ra liên quan Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á.

      Bước đầu, Bộ Công an xác định quá trình Bộ Y tế tiếp nhận, thẩm định hồ sơ xin cấp số đăng ký lưu hành kít xét nghiệm cho Công ty Việt Á, theo đề nghị của Phan Quốc Việt, cựu Tổng giám đốc Công ty Việt Á, ông Nguyễn Huỳnh đã lợi dụng vai trò là Thư ký ông Nguyễn Thanh Long, lúc đó làm Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế, để giới thiệu, can thiệp và tác động đến ông Nguyễn Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế, trình, ký đề xuất Bộ Y tế ban hành Quyết định cấp Số đăng ký lưu hành kít xét nghiệm cho Công ty Việt Á trái quy định của pháp luật.

      Xóa