I. Nguyên tắc thứ nhất: TRUNG THÀNH VỚI LUẬT BÁO CHÍ VIỆT NAM.
Luật Báo chí Việt Nam hiện hành đòi hỏi các nhà báo và cơ quan báo chí phải "Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân." (Điều 4)
(Xem LUẬT BÁO CHÍ số 103/2016/QH13ngày 05 tháng 4 năm 2016)
Thế nào là "Thông tin trung thực"?
Đó là phản ánh ĐÚNG SỰ THẬT, có sao nói vậy, đừng vì cảm tính cá nhân yêu hay ghét ai mà xuyên tạc bịa đặt, "nhét chữ vào miệng người khác". Ví dụ như báo
1. Vietnam+ từng "Nhét chữ vào miệng Putin", hoặc
2. Báo Thanh niên bịa đặt, xuyên tạc lời của ông Viktor Yanukovych,
3. BÁO VNEXPRESS LẠI VU KHỐNG TỰ VỆ DONBASS,
4. BÁO CHÍ VN NÊN KHÁCH QUAN VỀ TÌNH HÌNH UCRAINA,
5, BÁO CHÍ VIỆT NAM LẠI XUYÊN TẠC LỜI PUTIN VỀ VỤ GIÚP YANUKOVICH CHẠY TRỐN KHỎI UKRAINA,
6. Nóng! NHIỀU TỜ BÁO VN ĐƯA TIN SAI LỆCH VỀ HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH “BỘ TỨ NORMANDY”
7. VOV xuyên tạc về vụ máy bay MH 17 rơi ở Ukraina.
Một số nhà báo trẻ hiện nay có vẻ hãnh diện khi được đào tạo ở Mỹ nên họ sùng Mỹ thái quá, họ chỉ biết viết báo như con robot vô tri, một cái máy dịch, bất cứ báo chí tiếng Anh- Mỹ viết gì là họ dịch rồi bê nguyên xi lên báo của mình. Ví dụ, rất nhiều tờ báo Việt Nam (Thanh niên, VnExpress, Giao thông...) loan tin bậy bạ, dường như Thủ tướng Lào kêu gọi đàm phán song phương với Trung Quốc về Biển Đông!.
Gần đây, vì quá sùng bái Mỹ nên khi ông BT Ngoại giao Mỹ vừa phát đi lời tuyên bố, chưa tìm hiểu nội dung nhưng hầu hết các tờ báo VN vội vã đưa tin hoan hỉ, ca tụng Tuyên bố của Mỹ, bất chấp lời tuyên bố này gây hại cho lợi ích của Việt Nam! Vừa đăng xong, các báo phải nhận được lệnh gỡ bài, thay tít!
Xem bài VÌ SAO VIỆT NAM KHÔNG HOAN NGHÊNH TUYÊN BỐ CỦA MỸ VỀ BIỂN ĐÔNG?
Việt Nam cũng có báo lá cải, trên thế giới lại càng nhiều hơn. Muốn giữ uy tín của người làm báo và của cơ quan báo chí thì chớ lấy thông tin nhảm nhí từ những trang báo lá cải, Ví dụ như báo Vietnam+ đưa tin ngày 16/03/15 về cuộc ĐẢO CHÍNH LẬT ĐỔ PUTIN, hoặc báo An ninh Thủ đô và báo Đất Việt từng đưa tin nhảm về CHND Donetsk và CHND Lugansk CHUẨN BỊ ĐẦU HÀNG, TRỞ LẠI VỚI KIEV...
2. Nguyên tắc thứ hai: ĐỪNG NHÌN SỰ KIỆN BẰNG CON MẮT NGƯỜI MỸ!
Đương nhiên, nhà báo và cơ quan báo chí Việt Nam có quyền bình luận, nhận xét về các sự kiện, về các phát ngôn của nguyên thủ các nước. Song, trước khi bình luận thì nhà bình luận cần phải biết rõ vị nguyên thủ đó nói gì.
Nguyên tắc dịch thuật là phải dịch từ bản gốc. Muốn biết sự thật vị nguyên thủ đó nói gì thì phải truy nguyên bản gốc. Chưa nói đến việc người dịch cố ý "nhét chữ vào miệng người khác" nhưng nếu bình luận phát ngôn của Tổng thống Nga mà lại sử dụng bản dịch tiếng Anh thì đã giảm độ chính xác bởi lý do "tam sao thất bản". Vì vậy, chúng tôi khuyên các nhà báo Việt Nam, khi muốn biết Tổng thống Nga nói gì thì hãy cứ vào Trang web chính thức của Tổng thống Nga - Президент России tại địa chỉ http://kremlin.ru/.
Hơn lúc nào hết, các nhà báo Việt Nam cần phải biết, cuộc chiến tranh thông tin giữa Mỹ cùng phương Tây với nước Nga đang diễn ra vô cùng khốc liệt. Thực tế lịch sử đã cho thấy, Mỹ là bậc cao thủ trong Chiến tranh tâm lý, gọi ngắn gọn là "tâm lý chiến". Chiến tranh tâm lý của Mỹ bao gồm những hành động tẩy não, nhồi sọ, loan truyền tin giả, bóp méo, bẻ cong tin thật, mua chuộc, chiêu dụ, lôi kéo những kẻ địch ở nước sở tại thân Mỹ, theo Mỹ, đứng về phía Mỹ hoặc hiệu quả hơn đó là gia nhập hẳn vào hàng ngũ của Mỹ. (Google.tienlang sẽ có bài riêng về chủ đề về Chiến tranh tâm lý của Mỹ).
Chỉ riêng ở Google.tienlang đã có khá nhiều bài viết nêu các ví dụ cụ thể, ví dụ bài
1. Video "Tôi là người Ukraina": VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH VỀ TÂM LÝ CHIẾN TRÊN MẠNG CỦA MỸ ,
2. “QUÝ VỊ ASEAN ƠI, HÃY TIN VÀO CÁC GIÁ TRỊ CỦA MỸ!”- POMPEO KÊU GÀO KHẢN CẢ CỔ NHƯNG CHẢ AI NGHE! ,
3. SỰ DỐI TRÁ CỦA MỸ NGỤY VỚI NHÂN DÂN NAM BỘ VỀ CHẤT DIOXIN MỚI ĐƯỢC PHÁT HIỆN,
4. VÌ MUỐN XÂM LƯỢC VIỆT NAM, MỸ ĐÃ CỐ Ý DỰNG LÊN “SỰ KIỆN VỊNH BẮC BỘ” THÁNG TÁM/1964,
6. HOA KỲ ĐÃĐƯA CHÚNG TA ĐẾN “THẾ GIỚI DÂN CHỦ” NHƯ THẾ NÀO? ....
9. USAID (MỸ) ĐÃ TỪNG THAO TÚNG CẢ NỀN BÁO CHÍ NGA NHỮNG NĂM 90 THÌ BÁO CHÍ VIỆT HIỆN NAY, ÔNG MỸ CÓ THA?
12. Từ 25/2/2014 TTXVN khẳng định: MỸ ĐẺ RA CHÍNH QUYỀN TAY SAI VỚI TƯ TƯỞNG PHÁT XÍT Ở KIEV
Еврокомиссия считает блокировку транзита российских товаров в Калининград «интерпретацией» Вильнюса
Trả lờiXóaСегодня, 16:10
https://topwar.ru/198074-futbol-po-evropejski-evrokomissija-schitaet-blokirovku-tranzita-rossijskih-tovarov-v-kaliningrad-iniciativoj-vilnjusa.html
Ủy ban châu Âu coi việc ngăn chặn quá cảnh hàng hóa của Nga tới Kaliningrad là một "cách diễn giải tùy tiện" của Vilnius
Hôm nay, 16:10
Vụ bê bối xung quanh việc đổ lỗi cho nhau của EU với Litva, nước đã thông báo hạn chế đáng kể việc vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt đến Kaliningrad qua lãnh thổ của mình, đã nhận được một bước phát triển mới. Như đã biết, vào ngày 18/6, Vilnius đã ban hành lệnh cấm vận chuyển một danh sách lớn hàng hóa từ Nga đến khu vực Kaliningrad. Đồng thời, lãnh đạo của Lithuania, trước sự phản đối gay gắt từ Moscow, đã đổ lỗi cho Brussels - họ nói rằng tất cả những điều này đã được Ủy ban châu Âu đồng ý và thông qua, chúng tôi chỉ đang tuân thủ các lệnh trừng phạt. Hôm nay, một thông tin rất khác đến từ một quan chức cấp cao của EC.
"Kể từ khi Lithuania bắt đầu thực hiện các lệnh trừng phạt theo cách này, thì đây là cách chúng nên được giải thích"- đại diện chính thức của Ủy ban châu Âu, Eric Mamer phát biểu và lại "dội" vấn đề về phía Vilnius,
Quan chức này nói rõ rằng đây chính xác là cách giải thích tùy tiện của riêng Lithuania, vì không một gói trừng phạt nào của EU có nội dung về việc cản trở việc vận chuyển hàng hóa từ khu vực này sang khu vực khác của Nga.
Ngay sau khi Vilnius công bố các biện pháp hạn chế quá cảnh, một số chính trị gia và quan chức cấp cao ở Matxcơva đã hứa sẽ có phản ứng cứng rắn không chỉ đối với Litva mà còn với Liên minh châu Âu, vốn được Bộ trưởng Ngoại giao Litva và Thủ tướng sau đó đề cập đến. Theo Nga, làm như vậy, Vilnius và Brussels đã vi phạm nghiêm trọng một số quy định của luật pháp quốc tế, các nghĩa vụ hiệp ước giữa EU và Lithuania liên quan đến việc di chuyển tự do hàng hóa giữa các khu vực của Liên bang Nga. Bộ Ngoại giao Nga phản đối mạnh mẽ việc này và yêu cầu dỡ bỏ các hạn chế ngay lập tức.
Bây giờ, sau tuyên bố của Mamer, hóa ra các quan chức EU ít nhất đã không đưa ra mệnh lệnh trực tiếp cho Vilnius về sáng kiến này. Ban lãnh đạo Litva chỉ đơn giản là thể hiện sự sốt sắng quá mức, một mặt cố gắng gây thiện cảm với Brussels, mặt khác, để “làm phiền” Moscow một lần nữa. Nhưng có vẻ như lần này Balts đã quá liều.
Các nhà lãnh đạo châu Âu đã có đủ vấn đề nội bộ, giống như một quả cầu tuyết đang lớn lên do các lệnh trừng phạt thiếu sáng suốt đối với Nga. Tổng thống Macron đã mất đa số trong quốc hội và Thủ tướng Scholz đang bị phe đối lập và các nhà lãnh đạo địa phương chỉ trích vì bất kỳ quyết định nào mà ông đưa ra hoặc vì thiếu quyết định đó. Beggar Zelensky tiếp tục cầu xin ngày càng nhiều vũ khí. Ngay cả Russophobe nhiệt thành và “người bạn của Ukraine” Boris Johnson cũng đang mất đi sự ủng hộ của các thành viên đồng đảng của mình, và trước mắt cũng là một cuộc trưng cầu dân ý có thể xảy ra ở Scotland, nơi quyết định một lần nữa cố gắng ly khai khỏi Vương quốc Anh.
Trong bối cảnh của tất cả những vấn đề này, một cuộc đối đầu khác với Moscow, được dàn xếp bởi các nước Balts là quá sốt sắng, dường như đã trở thành một giọt nước tràn trề cho sự kiên nhẫn của các nhà lãnh đạo của các nước EU hàng đầu. Hiện tại, Vilnius sẽ ra ngoài bằng cách nào, sau khi đã thông báo về việc được cho là đã thực hiện các yêu cầu trừng phạt của Brussels, vẫn chưa rõ ràng. Tình hình ở Lithuania gần như bế tắc, vì họ khó có thể thành công trong việc “đưa bóng” những lời trách móc lẫn nhau và gật đầu với EC.