https://www.youtube.com/watch?v=u5qfM4cDSE4
Tuy tiêu đề tù mù chút nhưng vào Nội dung thì tác giả phân tích khá rành mạch, ngắn gọn, súc tích và quan trọng là CHÍNH XÁC!.
Xin phép chủ Kênh Tin Nóng Thời Sự 24h, Google,tienlang xin tải video clip này về đây:
Trước khi đọc bài mới, kính mời bạn đọc xem các bài thời sự nóng hổi gần đây trên Google.tienlang:
1. VÌ SAO GOOGLE.TIENLANG QUAN TÂM TỚI CUỘC CHIẾN Ở UKRAINA 2. MUỐN BÀN VỀ CUỘC CHIẾN Ở UKRAINA, TRƯỚC TIÊN PHẢI TÌM HIỂU XEM BÊN NÀO CÓ CHÍNH NGHĨA. 3. 10 NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA MỸ ĐỂ THÚC ĐẤY CHIẾN TRANH; 4. Kỳ 3: BA BÀI BÁO GIỮA LÒNG CHÂU ÂU VẠCH TRẦN ÂM MƯU CỦA MỸ KHƠI MÀO CUỘC CHIẾN UKRAINA ĐỂ GIÀNH LẠI VỊ TRÍ BÁ CHỦ THẾ GIỚI
Và đừng quên một vài bài:
1. Hai nguyên tắc nằm lòng cho các nhà báo Việt Nam: TRUNG THỰC VÀ ĐỪNG NHÌN SỰ KIỆN BẰNG CON MẮT NGƯỜI MỸ! 2. Các nhà báo Việt Nam nên biết: NGUYÊN NHÂN QUAN HỆ NGA- UKRAINA ĐANG NÓNG LÊN LÀ DO UKRAINA CHỦ TRƯƠNG ĐẢO NGƯỢC LỊCH SỬ, QUYẾT LÀM TAY SAI CHO MỸ! 3. VỀ "DIỄN BIẾN HÒA BÌNH"; "CÁCH MẠNG MÀU SẮC" - CẦN XEM LẠI VIDEO PHÂN TÍCH CỦA TBT, CTN NGUYỄN PHÚ TRỌNG và Cuối tuần: HÃY ĐỂ MẶT TRỜI LUÔN CHIẾU SÁNG- ПУСТЬ ВСЕГДА БУДЕТ СОЛНЦЕ- MÃI LÀ CA KHÚC YÊU HOÀ BÌNH CỦA THIẾU NHI CẢ THẾ GIỚI
Google.tienlang đã gọi điện cho Anh Nguyễn Văn Chính- một chuyên gia Kinh tế và cũng là một cây viết quen thuộc với Bạn đọc Google.tienlang để đặt bài viết dưới đây...
*****
THỜI MỸ TẤN CÔNG QUÂN SỰ ‘NGAY VÀ LUÔN’ NHƯ VỚI LYBIA ĐÃ QUA RỒI- TẠI SAO?
Sự
thống soái của “Đô la dầu mỏ”- “Petrodollars” trên toàn cầu
Mỹ
không phản đối việc Đức mua máy tính từ Trung Quốc, xe máy từ Nhật Bản và pho
mát từ Hà Lan. Tuy nhiên, tại sao Mỹ lo ngại việc Đức mua năng lượng của Nga?
Liệu đồng USD (United States dollar - Đôla Mỹ) có thể giữ vững vị thế của mình
với tư cách là đồng tiền dự trữ quốc tế?
4 tổng
thống gần đây nhất của Mỹ - George W.Bush, Barack Obama, Donald Trump và Joe
Biden - có rất ít điểm chung, nhưng họ đều nhất trí ủng hộ nỗ lực ngăn chặn
Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2), đường ống dẫn khí đốt ở Biển Baltic được
xây dựng để vận chuyển khí đốt của Nga đến Đức.
Nhiên
liệu hóa thạch là mặt hàng quan trọng của thế giới. Thương mại năng lượng chiếm
khoảng 8% thương mại toàn cầu nhưng không thể thiếu đối với 90% sản lượng kinh
tế toàn cầu. Ngay cả cuộc cách mạng công nghệ xanh mới chớm nở cũng không thể
thiếu được nguồn nhiên liệu này.
Dầu
được định giá và giao dịch bằng USD. Nếu một công ty Tây Ban Nha mua dầu từ
Saudi Arabia, khoản thanh toán bằng đồng USD sẽ được thực hiện thông qua một
ngân hàng ở New York. Điều tương tự cũng áp dụng cho hầu hết các mặt hàng khác.
Nếu Nhật Bản mua lúa mỳ của Australia, các ngân hàng ở New York sẽ xử lý khoản
thanh toán bằng đồng USD.
Đồng
đô la Mỹ còn có biệt danh là “Đô la dầu mỏ”- “Petroleum
Dollar”- “Petrodollars”.
Lý
do thực sự Mỹ tấn công Lybia và Iraq?
Một
số người bảo NATO can thiệp vào Libya vì “vàng đen” dầu thô nhưng nhiều người
tin rằng vì ông Gaddafi muốn tạo ra đồng dinar vàng cạnh tranh với đồng USD
Dinar
vàng, đồng tiền chung của châu Phi, là đề xuất của nhà lãnh đạo Libya. Mấy
tháng trước khi Anh, Pháp, Mỹ - và sau đó là tổ chức quân sự NATO - tấn công
Libya, ông Gaddafi kêu gọi các nước châu Phi và Hồi giáo chung tay tạo ra một đồng
tiền mới cạnh tranh với đồng USD.
Theo
kế hoạch này, Liên hiệp châu Phi – một tổ chức na ná như Liên hiệp châu Âu - sẽ
chỉ bán dầu thô và các tài nguyên khác cho ai trả bằng đồng dinar vàng.
Nếu
ý tưởng này thành sự thật, cán cân thương mại thế giới sẽ thay đổi, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến hệ thống tài chính thế giới. Đồng USD vốn đang suy yếu sẽ càng
thê thảm và châu Phi sẽ trở thành một thế lực tài chính đáng gờm.
Anthony
Wile, Tổng Biên tập tờ Daily Bell, khi trả lời phỏng vấn tờ Russia Today hồi
tháng 5/2011(trước khi ông Gaddafi bị NATO lật đổ vào tháng 10/2011), tiên đoán
rằng ông Gaddafi sẽ sớm bị lật đổ vì dám động chạm tới lợi ích của “thế lực ưu
tú” tự cho mình cái quyền kiểm soát các ngân hàng trung ương thế giới.
Trong
quá khứ đã từng có tiền lệ. Năm 2000, tổng thống Iraq Saddam Hussein tuyên bố sẽ
bán dầu thô bằng đồng euro chứ không lấy USD.
Thế
là Mỹ dựng chuyện Hussein bí mật sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt đe dọa an
ninh Mỹ để lật đổ chính quyền ông Hussein, đánh chiếm Iraq. Cái cớ thật sự là,
theo ông Wile, Mỹ muốn ngăn ngừa các nước thành viên OPEC bắt chước Iraq chỉ lấy
euro.
(Xem thêm các bài:
1. SADDAM HUSSEIN- NGƯỜI BẠN VÀ ÂN NHÂN CỦA VIỆT NAM
2. Saddam HUSSEIN- friend and benefactor of VIETNAM. SADDAM HUSSEIN- NGƯỜI BẠN VÀ ÂN NHÂN CỦA VIỆT NAM
3. MƯỜI ĐIỀU CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT VỀ GADDAFI
4. ĐẠI TÁ GADDAFY TỪNG "TIÊN ĐOÁN" VỀ KHỦNG BỐ Ở CHÂU ÂU
5. TONI BLER XIN LỖI VÌ THAM GIA CUỘC XÂM LƯỢC IRAQ NĂM 2003 DO MỸ CHỦ XƯỚNG
6. Báo Ý: "UKRAINA- NATO ĐÃ PHÁT ĐỘNG CUỘC TẤN CÔNG 8 NĂM TRƯỚC" - (Ucraina: l’attacco lo lanciò la Nato otto anni fa)
Xin
hãy tìm hiểu về lịch sử sức mạnh đồng Đô la Mỹ.
Đồng
USD đã trở thành đồng tiền dự trữ trên thực tế của thế giới vào năm 1944. Hiệp
định Bretton Woods đã biến đồng tiền này được đảm bảo bằng vàng trở thành “mỏ
neo” cho hệ thống tiền tệ toàn cầu. Cố định ở mức 35 USD/ounce, đồng USD có thể
đổi thành vàng bất cứ khi nào.
Hệ
thống Bretton Woods đã cho phép Mỹ kiểm soát hệ thống tài chính toàn cầu trên
thực tế. Đồng USD đã trở thành thước đo của tất cả hàng hóa và dịch vụ được
giao dịch qua biên giới và nó thúc đẩy sự phục hồi sau chiến tranh.
Tuy
nhiên, hệ thống Bretton Woods bắt đầu phải chịu áp lực vào cuối những năm 1960.
Mỹ bắt đầu chi tiêu nhiều hơn số tiền kiếm được, kế hoạch Xã hội Vĩ đại của Tổng
thống Lyndon Johnson và cuộc chiến tranh do Mỹ tiến hành ở Việt Nam khi ấy đã dẫn
đến thâm hụt ngày càng tăng và làm dấy lên câu hỏi về dự trữ vàng của Mỹ.
Ngày
15/8/1971, Tổng thống Richard Nixon xuất hiện trên kênh truyền hình quốc gia và
thông báo rằng Mỹ sẽ không tiếp tục quy đổi USD ra vàng nữa. Như vậy, cái gọi
là “cửa sổ vàng” đã khép lại.
Bằng
cách tách đồng USD khỏi vàng và bãi bỏ Thỏa thuận Bretton Woods, Mỹ sẽ phát
hành đồng USD như đồng tiền pháp định. Thế giới giờ đây chỉ có thể tin tưởng Mỹ
sẽ là người quản lý tốt đồng tiền dự trữ của thế giới.
Để đảm
bảo đồng USD sẽ giữ được vai trò toàn cầu của mình, Tổng thống Nixon đã cử Ngoại
trưởng Henry Kissinger đến Saudi Arabia để thuyết phục vương quốc này chỉ bán dầu
bằng đồng USD. Đổi lại, Mỹ sẽ bảo vệ Saudi Arabi. Thỏa thuận này là lý do khiến
đồng đô la Mỹ còn có biệt danh là “Đôla dầu mỏ”- “Petroleum
Dollar”- “Petrodollars” .
Và
Thời nay, Mỹ không thể tấn công quân sự ‘ngay và luôn’ như với Lybia, Iraq.
Thay
vì đồng Đô la Mỹ, người Nga từ lâu đã vận động các nước trao đổi thương mại bằng
đồng nội tệ của mình. Thế nhưng, trước “Chiến dịch đặc biệt”, ý tưởng trên của
Nga mới chỉ dừng ở dạng vận động, kêu gọi chứ chưa đi vào cuộc sống. Ngày
24/2/2022, Nga mở “Chiến dịch đặc biệt” thì Ngày 31/3/2022, Tổng thống Nga
Vladimir Putin ký thông qua Sắc lệnh chính thức yêu cầu các nước trong danh
sách “không thân thiện” mua khí đốt của Nga phải thanh toán bằng đồng rúp.
(Xem
bài Toàn văn SẮC LỆNH CỦA TỔNG THỐNG NGA
PUTIN VỀ QUY TẮC BUÔN BÁN KHÍ ĐỐT VỚI CÁC NƯỚC KHÔNG THÂN THIỆN )
Ngay
thời điểm đó, báo chí Việt Nam, ví dụ báo Pháp luật Tp Hồ Chí Minh nhai lại các
lập luận của các “chuyên gia” phương Tây, dè bỉu Sắc lệnh của Putin, cho rằng ông
ta sẽ thất bại trước đồng Đô la Mỹ!
“…ông
Carl Weinberg, nhà kinh tế trưởng và giám đốc điều hành tại công ty tư vấn kinh
tế High Frequency Economic (Mỹ) cho rằng chuyện Nga cắt khí đốt nếu châu Âu
không thanh toán bằng đồng rúp là không thể xảy ra. Lý do vì chuyện ngừng hệ thống
khai thác không đơn giản và dung lượng lưu trữ sẽ đầy rất nhanh, nên Nga không
thể ngừng vận chuyển sản phẩm.
Điều gì sẽ xảy ra nếu các nước nhập khẩu từ chối thanh toán bằng đồng rúp? Trong trường hợp này, các nước sẽ không thể mua khí đốt của Nga, vì bất kỳ loại tiền tệ nào khác sẽ không được chấp nhận. Theo AP, nếu điều này xảy ra thì khả năng lớn kinh tế và xã hội các nước châu Âu sẽ chịu biến động, cả tài chính của Nga cũng sẽ bị tổn hại. Châu Âu phụ thuộc 40% khí đốt và 25% dầu từ Nga, tuy nhiên Nga cũng phụ thuộc tài chính vào châu Âu khi đây là hai nguồn thu chính của nước này.”--(Hết trích từ báo Pháp luật Tp---)
Sự
thật diễn ra trái ngược với dự báo của các “chuyên gia” phương Tây. Không cần bán
dầu khí cho các nước “không thân thiện” ở châu Âu, ông Putin đã thắng khi chuyển
khối lượng dầu khí khổng lồ này sang “các nước thân thiện” là Trung Quốc, Ấn Độ.
Tiền vào túi Putin không những không giảm mà lại còn tăng lên vùn vụt. Quan trọng
hơn nữa, việc mua bán dầu khí giữa Nga với hai nước Trung Quốc, Ấn Độ, cả người
mua và người bán đều không thèm đoái hoài đến đồng Đô
la Mỹ- “Đôla dầu mỏ”- “Petroleum
Dollar”- “Petrodollars”.
Nghiêm
trọng hơn, Nga còn thuyết phục được cả anh dầu mỏ lớn nhất thế giới là anh Saudi
Arabia- cũng ngó lơ đồng Đô la Mỹ- “Đôla
dầu mỏ”- “Petroleum Dollar”- “Petrodollars” để chuyển sang đồng tiền nội tệ khi
giao dịch dầu khí với các nước khác.
Lần
đầu tiên sau nhiều năm, người Mỹ bất lực trong việc điều khiển giá dầu. Hệ thống
thanh toán toàn cầu SWIFT và hệ thống Petrodollars không đủ sức răn đe các nước
xuất khẩu dầu mỏ.
Cần
nhớ lại sự kiện trước khi EU chuẩn bị cấm dầu Nga, Tổng thống Joe Biden đã liên
hệ với UAE, Iran và Venezuela ngỏ ý đề nghị các nước này tăng sản lượng khai
thác một khi kênh buôn bán với Nga chấm dứt. Tuy nhiên, yêu cầu này không được
đáp lại. Giữa tháng 7/2022, Biden phải muối mặt đến cầu xin Saudi Arabia nhưng cũng không được nước này chấp thuận.
Mỹ phải xả kho dầu dự trữ chiến lược nhằm cứu vãn tình hình trong nước.
Đồng
Nhân dân tệ và đồng Rúp bắt đầu giao dịch trong hoạt động mua bán dầu mỏ, kéo
theo cả Iran, Khối kinh tế Á-Âu (EAEU), Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) hình
thành đồng tiền chung - nguy cơ không thể xem thường với Petrodollars.
Nhiều
dấu hiệu cho thấy OPEC+ cùng với Nga và Trung Quốc tìm thấy điểm chung. Hiện thời,
chính trục này đang điều khiển giá dầu thế giới chứ không phải là Mỹ.
Bằng
việc Saudi Arabia quay xe với Mỹ, ngó lơ đồng Đô la Mỹ- “Đôla dầu mỏ”- “Petroleum Dollar”-
“Petrodollars” nhưng Mỹ vẫn không còn đủ sức để tấn công quân sự ‘ngay và luôn’
như đã từng làm với Lybia, Iraq đã cho cả thế giới thấy, thời bá chủ của đồng
Đô la Mỹ- “Đôla dầu mỏ”- “Petroleum
Dollar”- “Petrodollars” đã qua rồi. Và nước Mỹ không còn đủ khả năng gượng dậy được
nữa. Đồng
====
Mời xem thêm về một số cuộc "Cách mạng màu" mà CIA đã tiến hành tại một số quốc gia:
1 . SỰ THẬT CUỘC CÁCH MẠNG MÀU 1989 Ở RUMANI
2. CUỘC KHÔNG KÍCH NAM TƯ: BẮT ĐẦU BẰNG SỰ DỐI TRÁ
3. Bài học Nam Tư: Đừng ảo tưởng vào “lòng tốt” của phương Tây...
4. Lời trăng trối cuối cùng của Cựu Tổng thống Nam Tư Milosevich...
5. UKRAINA VÀ PHÁT XÍT MỚI THEO CON ĐƯỜNG KOSOVO
6. BÀI HỌC NÀO RÚT RA CHO VIỆT NAM TỪ SỰ KIỆN 'BIỂU TÌNH' Ở CUBA?
8. Báo dikGAZETE (Thổ Nhĩ Kỳ): HOA KỲ MUỐN NGƯỜI GRUZIA 'CHẾT VÌ UKRAINA'...
9. THỜI MỸ TẤN CÔNG QUÂN SỰ ‘NGAY VÀ LUÔN’ NHƯ VỚI LYBIA ĐÃ QUA RỒI- TẠI SAO?
Cảm ơn ông Nguyễn Văn Chính vì bài viết ngắn gọn và súc tích này.
Trả lờiXóaLại nói về Lybia.
Lại giận ông Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh (tôi quyết định hạ 1 cấp ông này) nói trên VTC rằng "Putin bị đánh hội đồng" và Putin không có chính nghĩa...
Ông Nguyễn Chí Vịnh hãy xem ở Lybia, Mỹ cùng NATO có "đánh hội đồng" hay không?
Tôi xin chép 1 bài trên Báo Đảng ngay từ năm 2011 cho ông Vịnh tham khảo nhé:
====
Lybia - Cuộc chiến được bao biện
https://dangcongsan.vn/su-kien-binh-luan/lybia--cuoc-chien-duoc-bao-bien-63772.html3
Thứ năm, 24/03/2011 00:32 (GMT+7)
(ĐCSVN) - Lybia - một Iraq thứ 2 - đang oằn mình hứng chịu những cuộc tấn công ào ạt, không cân sức do liên quân tiến hành trong khi tình hình nội bộ vẫn còn hết sức phức tạp. Một cuộc chiến khởi đầu lúng túng và được bao biện bởi những lý do hết sức tầm thường đang được chính báo chí phương Tây bóc trần.
Dưới đầu đề "Lybia: tại sao không phải là Yemen,Tunizia, Ai cập, Ba-ranh, Gioocdani, Syria, Arab Saudi?", tờ báo mạng ngex.com đã đăng bài viết của tác giả Paul Adujie lý giải nguyên nhân phương Tây tấn công bằng "đòn hội đồng" đối với Lybia.
Các quốc gia phương Tây, đứng đầu là Pháp, lý luận rằng Tổng thống Muammar Gaddafi đã hoặc đang ở ranh giới bờ vực của sự tàn sát "chính nhân dân của mình" khi đẩy lùi và dùng mọi biện pháp đàn áp các cuộc nổi dậy hợp pháp chống lại chế độ độc tài 40 năm qua.
Sự thật là, thế giới đang chứng kiến sự khởi đầu của cuộc xâm lược, chiếm đóng mỏ dầu thô ở vị trí chiến lược của Libya. Libya trở thành Iraq thứ hai. Tại chiến trường mới này, vũ khí hủy diệt hàng loạt hay WMD được sử dụng song được ngụy trang khéo léo trước những con mắt cả tin. Cuộc xâm lược và chiếm đóng Iraq cũng như vậy.
Libya đang bị tấn công. Libya sẽ bị xâm lược và chiếm đóng bởi một chế độ mới dưới chiêu bài bảo vệ người dân Libya. Đó là một sự lừa dối. Một tiền lệ nguy hiểm và khủng khiếp đang được thiết lập, mọi thứ sẽ lao xuống dốc.
Libya đang trải qua đỉnh điểm của tiến trình đòi thay đổi chế độ, theo bài toán mà phương Tây dựng lên với những lý do hết sức tầm thường. Các quốc gia phương Tây ghét và mãi mãi ghét Muammar Gaddafi - một kẻ thù thật và ảo. Lý do thứ nhất, thuyết giáo và lập trường của Muammar Gaddafi luôn là chống thực dân, đế quốc phương Tây và chống phân biệt chủng tộc. Thứ hai, phương Tây muốn duy trì những thành quả của quân nổi dậy tại Tunisia - một quốc gia láng giềng với Libya, Arab và các quốc gia Trung Đông khác.
Trên lục địa Bắc Phi, cuộc nổi loạn và sự trả thù các phiến quân nổi loạn ở Somalia là một ví dụ tồi tệ nhất. Nước này không có chính phủ ổn định kể từ năm 1991. Các quốc gia phương Tây không can thiệp cứu lấy cuộc sống của thường dân vì Somalia không có dầu thô. Phương Tây chỉ chú ý và can thiệp vào quốc gia này khi hải tặc Somalia hoành hành trên biển Ấn Độ Dương, cản trở thông thương trên biển của Châu Âu.
Năm 1994, cuộc thảm sát ở Rwanda khiến gần 1 triệu người thiệt mạng. Lòng căm thù và sự xung đột sắc tộc giữa người Hutu và người Tutsi gây ra tội ác diệt chủng kinh hoàng. Các quốc gia phương Tây khoanh tay đứng nhìn bất chấp sự hiện diện của quân Liên hợp quốc!
XóaCũng từ đó, nạn diệt chủng kinh hoàng tại Darfur của Sudan làm hàng triệu người chết hoặc phải đi lánh nạn. Chính phủ của Tổng thống Bashir ở Khartoum bị chỉ trích nhưng không hề có sự can thiệp nào khác.
Báo cáo thường xuyên từ Congo cho thấy rằng thường dân nào không tham gia chiến đấu đều bị tàn sát, hãm hiếp và lạm dụng. Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) phải chi hàng tỉ USD vào việc giữ gìn hòa bình và ổn định cho Liberia và Sierra Leone. Nhưng không hề có lời chỉ trích hay gợi ý can thiệp quân sự nào khác để bảo vệ sự an toàn và tính mạng cho thường dân vô tội ở Liberia và Sierra Leone. Có lẽ bởi Liberia và Sierra Leone không giống như Libya và Iraq: Không có dầu khí hoặc các loại dầu thô?
Vậy, phương Tây chọn Libya vì những tiêu chí nào? Tại sao phương Tây không chọn Yemen, Somalia, Sudan, Bahrain, Syria hay Saudi Arabia,... thay vì Libya?
Còn dưới đầu đề "Tại sao Mỹ tấn công Lybia", nhà báo Andrew North, đang làm việc cho BBC, đặt vấn đề: "Các vụ đàn áp tại Yemen và Bahrain cho đến nay chỉ bị phản đối bằng lời nói chứ không phải bằng hành động. Sự khác nhau giữa Libya, Yemen và Bahrain là gì?"
Câu trả lời thật dễ nhận biết. Bahrain và Yemen là đồng minh của Mỹ, đặc biệt là Bahrain - nơi Mỹ có căn cứ hải quân lớn. Libya thì không.
Phản ứng của Mỹ đối với Bahrain càng trở nên phức tạp hơn bởi (sự can thiệp của) nước láng giềng Saudi Arabia - đồng minh Arab số một của Washington. Saudi Arabia trước đó đã không hài lòng khi chứng kiến cảnh Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak phải ra đi.
Việc nước láng giềng bị mất chế độ quân chủ Sunni là một báo động đỏ đối với Saudi Arabia. Đó là lý do tại sao Saudi Arabia đã thực hiện một hành động chưa từng có, là gửi 1.000 binh lính qua biên giới vào Bahrain, để rồi sau đó các cuộc đàn áp bắt đầu diễn ra.
Nhưng điều gì đã xảy ra với các “giá trị toàn cầu” mà Tổng thống Mỹ Barack Obama đã trích dẫn khi ông rốt cuộc đã ủng hộ những người biểu tình ở Ai Cập? Quyết định của ông Obama trong việc phải từ bỏ một đồng minh cũ của Mỹ ở Ai Cập - ông Mubarak - khiến người ta có cảm giác rằng ông đang sẵn lòng áp dụng những “giá trị toàn cầu” và phá vỡ chính sách trước đây của Mỹ trong việc nuông chiều các chế độ khác ở Trung Đông. Các nhà phê bình nói đây là một cảm giác nguy hiểm, khiến người biểu tình kỳ vọng nhiều hơn đồng thời các vương triều ở vùng Vịnh bị áp lực nhiều hơn.
“Mỹ luôn luôn thuyết giảng những giá trị mà chính họ không thể sống theo” - bà Marina Ottaway - Giám đốc chương trình Trung Đông của Tổ chức Carnegie - cống hiến cho hoà bình, trụ sở ở Washington - nói. “Cuối cùng thì quyền lợi của Mỹ luôn là trên hết”.
XóaKhi cuộc nổi dậy đã lan ra khỏi Bắc Phi tới Bahrain và Saudi Arabia, Washington đã tỏ ra thận trọng với cách tiếp cận riêng biệt đối với mỗi nước. Với Mỹ, sự ổn định tại các quốc gia giàu dầu mỏ hiện nay xoá bỏ hy vọng của các phong trào phản kháng ở những đất nước này. Mỹ lo ngại Iran sẽ khai thác quan điểm đó. Chính quyền ở cả Bahrain và Saudi Arabia đều cáo buộc Tehran là dàn xếp những vụ bất ổn vừa qua. Một vài quan chức Mỹ lo ngại việc lật đổ đế chế quân chủ Sunni sẽ là chiến thắng cho Iran.
Yemen có ý nghĩa rất quan trọng đối với Washington trong cuộc chiến chống Al-Qaeda. Điều này khiến chính quyền Obama phải hết sức thận trọng trong việc gây áp lực tới đâu đối với Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh. “Mỹ rất sợ rằng nếu ông Saleh ra đi, Yemen sẽ sụp đổ” - bà Ottaway nói. Ông Obama đã lên án vụ bạo lực mới nhất tại Yemen, khiến cho ít nhất 30 người biểu tình thiệt mạng. Nhưng ông chỉ kêu gọi “những người có liên quan... sẽ bị quy trách nhiệm”, mà không trực tiếp chỉ trích ông Saleh.
Washington đã phản ứng không đáng kể về tình trạng bạo lực mà các lực lượng an ninh Iraq đã sử dụng để chống lại người biểu tình ở nước này.
Ngay cả với Libya, sự thận trọng mới cũng đang được thể hiện. Chính quyền đã ngần ngại một thời gian trong việc ủng hộ quyết định áp dụng vùng cấm bay, bởi lo ngại rằng điều này có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh thứ ba của Mỹ tại một quốc gia Hồi giáo, sau Afghanistan và Iraq.
Mỹ chỉ quyết định việc này sau khi nhận được sự ủng hộ từ các quốc gia Arab và các đồng minh Châu Âu.
Và hiện vẫn chưa rõ Mỹ sẽ đóng góp quân sự tới mức nào đối với khu vực cấm bay được Liên Hợp Quốc hậu thuẫn, cũng như chuyện gì sẽ xảy ra nếu đại tá Gaddafi thành công trong việc níu giữ quyền lực.
Những gì diễn ra gần đây và làn sóng biểu tình vẫn đang tràn khắp khu vực, thận trọng được cho là một chính sách hợp lý, nếu nhìn từ quan điểm của Mỹ. Nhưng điều này cũng tạo ra nguy cơ là tạo cho các nhà lãnh đạo bảo thủ Arab cơ hội cần thiết để ngăn chặn làn sóng đòi cải cách và để tiếp tục đeo bám quyền lực. Chứng kiến những gì đã xảy ra tại Tunisia và Ai Cập, các nhà lãnh đạo Arab khác đang đi theo hướng của Libya và theo đuổi cách dùng vũ lực thay vì đối thoại. Chưa rõ ông Obama có thể làm được gì./.
TTX Việt Nam: Trung Quốc tăng ảnh hưởng, Mỹ lo lắng sau thành công của thỏa thuận Saudi Arabia - Iran? - VNEWS
Trả lờiXóa5.757 lượt xem Đã công chiếu 5 giờ trước #my #trungquoc #iran
VNEWS - Thỏa thuận giữa Saudi Arabia và Iran được công bố vào ngày 10/3 vừa qua, sau 4 ngày đàm phán bí mật. Giữa lúc mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã trở nên căng thẳng về các vấn đề từ thương mại đến gián điệp và hai cường quốc ngày càng cạnh tranh để giành ảnh hưởng ở các khu vực trên thế giới.
https://www.youtube.com/watch?v=BGE0JHi0qfw
Tin Quốc tế mới nhất 16/3 | Zelensky "HOẢNG LOẠN" trước chiến lược “rất kỳ lạ” của Nga tại Ukraine?
Trả lờiXóa5.293 lượt xem 16 thg 3, 2023 #Thoisu #Tintucviet #Tintuc24h
CHIẾN SỰ CẬP NHẬT : https://bit.ly/TinQuocTe
Chiến lược của Quân đội Nga ở chiến trường Ukraine “rất kỳ lạ”, nhiều tập đoàn quân chính quy túc trực ở tiền tuyến, vậy Moskva đang có tính toán gì?
Tin Quốc tế mới nhất 16/3 | Zelensky "HOẢNG LOẠN" trước chiến lược “rất kỳ lạ” của Nga tại Ukraine? @TinTucVietOfficial
00:36 Chiến lược lạ của Nga trên chiến trường và cách Ukraine đối phó
04:29 Trung Quốc lên tiếng về giả thuyết vụ nổ đường ống Nord Stream
06:26 UAV Mỹ xuất hiện ở Crimea tạo cơ sở leo thang căng thẳng
https://www.youtube.com/watch?v=432XfuyrIOU
UNBOXING FILE | Truyền thông phương Tây đổi chiều: Điều gì xảy ra trên chiến trường Nga – Ukraine?
Trả lờiXóa6.392 lượt xem Đã công chiếu 8 giờ trước #unboxingfile
Các phương tiện truyền thông chính thống phương Tây đang mô tả bi quan về cuộc chiến ở Ukraine với trận chiến Bakhmut diễn ra bi thảm, quân đội Ukraine thương vong nặng nề, dần dần khẳng định cục diện chiến tranh Nga-Ukraine đang thay đổi.
https://www.youtube.com/watch?v=hiFyhJqUDWs
Минобороны: За сутки на различных участках фронта уничтожено семь танков ВСУ, а также ЗРК С-300 и истребитель МиГ-29- Bộ Quốc phòng: Bảy xe tăng của Lực lượng vũ trang Ukraine, cũng như hệ thống phòng không S-300 và máy bay chiến đấu MiG-29 đã bị phá hủy trong một ngày ở nhiều khu vực khác nhau của mặt trận
Trả lờiXóaHôm nay, 15:47
https://topwar.ru/212985-minoborony-za-sutki-na-razlichnyh-uchastkah-fronta-unichtozheno-sem-tankov-vsu.html
Giao tranh ác liệt nhất vẫn tiếp tục ở hướng Donetsk. Bộ Quốc phòng báo cáo tổn thất đáng kể của Lực lượng Vũ trang Ukraine, lên tới 275 quân nhân trong ngày qua. Ngoài ra, hai xe tăng , Uragan MLRS, hai lựu pháo kiểu Liên Xô và một pháo tự hành M109 Paladin của Mỹ đã bị phá hủy bởi các hành động chung của các nhóm tấn công Wagner PMC, pháo binh và hàng không của Nhóm Lực lượng phía Nam .
Hỏa lực pháo binh và TOS từ nhóm Trung tâm của Lực lượng Vũ trang Nga theo hướng Krasno-Limansky đã bắn trúng một khẩu pháo tự hành Acacia và một khẩu lựu pháo D-30. Hơn 100 chiến binh đã thiệt mạng tại các vị trí của lực lượng phòng thủ Ukraine ở các khu vực Nevsky và Chervona Dibrova ở LPR, cũng như ở khu vực làng Grigorovka phía tây Artemovsk.
Các cuộc không kích và pháo binh đã giáng xuống các địa điểm triển khai Lực lượng Vũ trang Ukraine ở khu vực Nam-Donetsk và Zaporozhye của mặt trận. Dưới hỏa lực của nhóm quân "Vostok" Ugledar và Pavlovka tại Cộng hòa Donetsk. Tại LPR, một cuộc tấn công của một nhóm thiết giáp vào các vị trí của chúng tôi gần làng Novodanilovka trên khu vực Orekhovsky của Mặt trận Zaporozhye đã bị đẩy lùi. Do đó, tổng thiệt hại của những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine lên tới khoảng 60 người. Bốn xe tăng, một xe bọc thép, lựu pháo D-20 và M777 bị trúng đạn.
Tại khu vực Gryanovka, Kotlyarovka và Berestovoye ở vùng Kharkiv, cũng như Novoselovsky và Rozovka của Cộng hòa Lugansk, lực lượng không quân và pháo binh của nhóm quân "phương Tây" đã tiêu diệt tới 50 chiến binh Ukraine quân đội, hai xe bọc thép và hệ thống pháo M777.
Về việc cung cấp xe tăng phương Tây, Lực lượng vũ trang Ukraine tiếp tục mất phần còn lại của xe bọc thép từ kho. Chỉ trong ngày qua, theo Bộ Quốc phòng, quân đội Nga đã tiêu diệt 7 xe tăng Ukraine ở nhiều khu vực khác nhau của mặt trận, một trong số đó ở hướng Kherson. Ngoài ra, trong phần LBS này, kẻ thù đã mất 35 chiến binh, hai Grad MLRS và lựu pháo D-30.
Tại khu vực làng Kamyshovka thuộc khu vực CHDCND Donetsk do quân Kiev chiếm đóng, sở chỉ huy của lữ đoàn bộ binh cơ giới số 59 của Lực lượng vũ trang Ukraine đã bị trúng đạn. Sự mỏng dần của hệ thống phòng không Ukraine cũng tiếp tục. Lần này, gần làng Yasenovoye ở phía tây Cộng hòa Donetsk, một hệ thống phòng không S-300 đã bị phát hiện và phá hủy, và một hệ thống phòng không kiểu Liên Xô Osa-AKM đã bị vô hiệu hóa gần Konstantinovka, phía tây nam Artemovsk.
Ngoài những thành công trên mặt đất, các phi công Nga tiếp tục tiêu diệt tàn tích của các binh sĩ Không quân Ukraine. Các máy bay chiến đấu của Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga đã bắn hạ một chiếc MiG-29 khác của Ukraine gần làng Novovodyanoye phía tây Makeevka ở LPR.
Пентагон опубликовал кадры инцидента с дроном MQ-9 и российскими истребителями над Чёрным морем - Lầu Năm Góc đã công bố đoạn phim về sự cố với máy bay không người lái MQ-9 và máy bay chiến đấu của Nga trên Biển Đen
Trả lờiXóaHôm nay, 13:25
Lầu Năm Góc đã công bố một đoạn video được cho là cho thấy sự cố máy bay không người lái MQ-9 Reaper ngày hôm qua trên Biển Đen. Nhớ lại rằng, theo phía Mỹ, anh ta đã bay trong không phận quốc tế và bị tiêm kích Su-27 của Nga "đánh chặn một cách thiếu chuyên nghiệp":
Có một cú chạm vào lưỡi dao, và chiếc máy bay không người lái rơi xuống nước.
Bộ Quốc phòng Nga đặc biệt nhấn mạnh rằng máy bay không người lái đang bay với bộ tiếp sóng bị tắt, đi vào khu vực hạn chế các chuyến bay do một hoạt động quân sự đặc biệt. Bộ Quốc phòng Liên bang Nga nói thêm rằng họ không sử dụng vũ khí chống lại máy bay không người lái Su-27 và không tiếp xúc trực tiếp.
Hơn hai ngày sau vụ việc, Lầu Năm Góc quyết định công bố đoạn video.
Đầu tiên, một máy bay chiến đấu của Nga được hiển thị đang tiếp cận máy bay không người lái, có thể nhìn thấy một chùm dài (nhiên liệu). Sau đó, máy ảnh quay một cách tiếp cận tương tự thứ hai. Và hình ảnh bị phá vỡ.
Đoạn phim cho thấy các máy bay chiến đấu của Nga đã không sử dụng bất kỳ loại vũ khí nào để chống lại MQ-9. Đồng thời, đoạn phim tương tự không chứng minh được bằng bất kỳ cách nào rằng một trong những chiếc Sushki đã bắn trúng một máy bay không người lái do thám và tấn công của Mỹ.
Có thể giả định rằng góc cụ thể này (video trên kênh Đánh giá quân sự ) đã được Lầu Năm Góc chọn do thực tế là từ một góc khác, có thể "thắp sáng" vũ khí của máy bay không người lái (nếu chúng ở dưới một trong các cánh).
Президент России заявил о росте отечественной экономики на фоне введенных Западом санкций - Tổng thống Nga tuyên bố kinh tế trong nước tăng trưởng trong bối cảnh phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt
Trả lờiXóaHôm nay, 16:32
https://topwar.ru/212989-prezident-rossii-zajavil-o-roste-otechestvennoj-jekonomiki-na-fone-vvedennyh-zapadom-sankcij.html
Gần đây, nền kinh tế Nga đã chứng tỏ sự tăng trưởng cao trên nhiều lĩnh vực. Điều này đã được tuyên bố bởi Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, phát biểu tại đại hội của Liên minh các nhà công nghiệp và doanh nhân Nga (RSPP).
Người đứng đầu nhà nước nhấn mạnh rằng chỉ một năm trước, các quốc gia phương Tây đã buộc các công ty của họ rời khỏi thị trường Nga theo đúng nghĩa đen. Phương Tây đã hy vọng rằng điều này sẽ gây ra sự sụp đổ trong nền kinh tế Nga. Nhưng những dự báo ảm đạm của các nhà phân tích phương Tây đã không thành hiện thực. Putin nhắc nhở các nước phương Tây về câu ngạn ngữ Nga: "Đừng đào hố chôn người khác, nếu không chính bạn sẽ rơi vào đó".
Theo nguyên thủ quốc gia, những cơ hội to lớn đã mở ra ở Nga cho hầu hết mọi doanh nghiệp. Putin thừa nhận rằng có một số vấn đề nhất định với cơ chế hậu cần và tài chính, nhưng tất cả những vấn đề này đều có thể giải quyết được. Nhưng đến đầu tháng 4 năm 2023, lạm phát hàng năm ở Nga sẽ đạt 4%, thấp hơn ở Tây Âu. Putin lưu ý rằng đến tháng 4, sự tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội trong nước cũng được dự đoán.
Người đứng đầu nhà nước kêu gọi mở các doanh nghiệp mới và phát triển các cơ hội sản xuất mới, bao gồm cả hợp tác với các nước thân thiện với Nga. Năm vừa qua đã chỉ ra rằng việc kinh doanh ở Nga hóa ra lại đáng tin cậy hơn ở phương Tây. Bài phát biểu của Tổng thống gợi ý rằng các kệ trống có nhiều khả năng được nhìn thấy ở các nước châu Âu hơn là ở Nga.
"Họ được đề nghị chuyển sang ăn củ cải thay vì rau diếp và cà chua. Củ cải là một sản phẩm tốt. Tuy nhiên, thu hoạch của chúng tôi vượt xa đáng kể các chỉ số của châu Âu, đó không phải lỗi của họ mà là do điều kiện thời tiết. Tuy nhiên, họ sẽ khó có thể làm được nếu không có phân bón của chúng tôi, và họ sẽ phải tìm đến chúng tôi để lấy củ cải", -Vladimir Putin nói đùa.
Người đứng đầu Nhà nước cũng đề cập đến vấn đề trách nhiệm của doanh nhân đối với đất nước và công dân. Theo ông Putin, các doanh nhân có trách nhiệm không che giấu tài sản của họ hoặc mang chúng ra nước ngoài. Thay vào đó, họ cung cấp hỗ trợ cho nhân viên và gia đình của họ và đầu tư số tiền họ kiếm được vào nền kinh tế quốc gia.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Trung Quốc quan ngại kéo dài khủng hoảng Ukraina
Trả lờiXóa23:33 16.03.2023
MOSKVA(Sputnik) - Trung Quốc quan ngại về cuộc khủng hoảng Ukraina kéo dài và khả năng nó vượt khỏi tầm kiểm soát, Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương (Qin Gang) cho biết trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Ukraina Dmytro Kuleba hôm thứ Năm.
"Trung Quốc quan ngại về sự leo thang kéo dài của cuộc khủng hoảng và khả năng nó vượt khỏi tầm kiểm soát", - trang web chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc trích dẫn lời Tần Cương.
Trung Quốc hy vọng Nga và Ukraina nối lại đàm phán hòa bình càng sớm càng tốt
Trung Quốc hy vọng rằng các bên trong cuộc khủng hoảng Ukraina sẽ duy trì sự kiềm chế và nối lại các cuộc đàm phán hòa bình càng sớm càng tốt, Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương nói trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Ukraina Dmytro Kuleba hôm thứ Năm.
"Chúng tôi hy vọng rằng tất cả các bên sẽ giữ bình tĩnh, hợp lý và kiềm chế, nối lại các cuộc đàm phán hòa bình càng sớm càng tốt và kiên quyết quay trở lại đường ray của giải pháp chính trị", -trang web chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn lời Tần Cương.
Ngoại trưởng nhấn mạnh: Bắc Kinh hy vọng rằng Ukraina và Nga sẽ giữ hy vọng đối thoại và đàm phán, và cho dù khó khăn và phức tạp đến đâu, "sẽ không đóng cánh cửa cho một giải pháp chính trị".
Trung Quốc luôn duy trì quan điểm khách quan về cuộc khủng hoảng Ukraina
Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương cho biết trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba hôm thứ Năm: Trung Quốc luôn tôn trọng lập trường khách quan và công bằng liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraina.
"Trung Quốc luôn giữ quan điểm khách quan và công bằng về vấn đề Ukraina, luôn tìm cách thúc đẩy hòa giải và đàm phán, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán hòa bình", - trang web chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn lời Bộ trưởng.
Tần Cương nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng vai trò mang tính xây dựng đối với xung đột Ukraina để ngừng bắn, giảm thiểu khủng hoảng và khôi phục hòa bình.
Chiến dịch quân sự ở Donbass
Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina vào ngày 24/2. Tổng thống Putin gọi mục tiêu của nó là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm qua". Ông lưu ý rằng chiến dịch quân sự đặc biệt là một biện pháp bắt buộc, Nga "không còn cơ hội để làm khác, rủi ro về an ninh đã được tạo ra đến mức không thể phản ứng bằng các biện pháp khác."
Theo ông, Nga đã cố gắng trong 30 năm để thỏa thuận với NATO về các nguyên tắc an ninh ở châu Âu, nhưng để đáp lại, Nga đã phải đối mặt hoặc với sự lừa lọc và dối trá cay độc, hoặc bị gây áp lực và tống tiền, trong khi đó liên minh này bất chấp sự phản
BNG Nga tuyên bố phối hợp chặt chẽ lập trường của Nga và Trung Quốc về khu vực châu Á-TBD
Trả lờiXóa00:26 17.03.2023
MOSKVA (Sputnik) - Liên bang Nga và Trung Quốc đang phối hợp chặt chẽ lập trường và phân tích cẩn thận tình hình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong bối cảnh các kế hoạch của liên minh AUKUS, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết.
"Nga và Trung Quốc đang phối hợp chặt chẽ lập trường của mình trên trường quốc tế. Chúng tôi đang phân tích cẩn thận hành động của người phương Tây ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm cả những nỗ lực của họ nhằm thúc đẩy AUKUS dưới sự bảo trợ của của Mỹ", - bà Zakharova cho biết trong cuộc họp báo.
Bà bổ sung:
"Liên bang Nga và Trung Quốc cho rằng cần phải yêu cầu các thành viên liên minh AUKUS "thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ của họ đối với việc không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và phương tiện vận chuyển chúng, từ bỏ bất kỳ mọi động thái có thể gây bất ổn tình hình và ảnh hưởng xấu đến sự cân bằng chiến lược".
"Tất nhiên, bây giờ mọi người đang thảo luận về tình hình xung quanh dự án chế tạo tàu ngầm hạt nhân cho Úc trong khuôn khổ AUKUS. Hậu quả là gì? Tôi nghĩ rằng mọi người đều hiểu rõ, đồng thời, những câu hỏi mà cả hai Trung Quốc và chúng tôi đã nêu ra - chúng vẫn chưa được trả lời. Và câu hỏi rõ ràng — tỉ dụ như, Úc sẽ được chuyển giao vật liệu hạt nhân và các cơ sở liên quan, mà ở các quốc gia phi hạt nhân tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân phải nằm dưới sự đảm bảo của IAEA. Và cho đến nay vẫn chưa rõ ràng về cách thức thực hiện các biện pháp đảm bảo này và liệu các thanh tra viên của cơ quan có thể tiếp cận đầy đủ mọi thứ liên quan đến dự án tàu này hay không",- nhà ngoại giao Nga Maria Zakharova kết luận.
Liên Hợp Quốc công nhận hành quyết tù binh Nga là tội ác chiến tranh
Trả lờiXóa22:49 16.03.2023
MOSKVA (Sputnik) - Liên Hợp Quốc đã công nhận việc các binh sĩ Lực lượng vũ trang Ukraina (AFU) bắn chết tù binh Nga là tội ác chiến tranh. Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc báo cáo điều này.
Theo báo cáo được công bố, đã xác nhận có một "số lượng nhỏ" các vi phạm rõ ràng của binh lính Ukraina. Một trong số đó được xếp vào loại "bừa bãi" và hai vụ được xếp vào tội ác chiến tranh. Chúng ta đang nói về các trường hợp hành quyết và tra tấn tù nhân chiến tranh.
=====
Tôi bổ sung: Báo cáo này của Liên Hợp quốc hôm nay phù hợp với bài của Google.tienlang NHÀ BÁO MỸ BÌNH LUẬN VỀ KẾ HOẠCH CỦA UKRAINA ‘ĐẬU XE TĂNG TRÊN QUẢNG TRƯỜNG ĐỎ Ở MOSKVA’
https://googletienlang2014.blogspot.com/2023/02/nha-bao-my-binh-luan-ve-ke-hoach-cua.html