Mới tháng 7 năm ngoái, khi còn đương chức Chủ tịch nước, ông Võ Văn Thưởng đã đến CÔN ĐẢO LINH THIÊNG viếng chị Võ Thị Sáu
Ông Võ Xuân Thưởng cùng các chuyên gia lật sử của ông nghĩ sao khi Mỹ cho rằng vùng biển xung quanh Côn Đảo là vùng biển Quốc tế?
Họ ngang nhiên cho tàu chiến qua lại xung quanh Côn Đảo để "THÁCH THỨC ĐÒI HỎI QUÁ ĐÁNG CỦA VIỆT NAM Ở CÔN ĐẢO" đó.
Xem bài Thứ Tư, 30 tháng 8, 2023
Báo Sao và Sọc (Mỹ) cho biết: TÀU CHIẾN MỸ XÂM PHẠM VÙNG BIỂN CÔN ĐẢO CỦA VIỆT NAM
https://googletienlang2014.blogspot.com/2023/08/bao-sao-va-vach-my-cho-biet-tau-chien.html
Như đã hứa trong bài trước với tiêu đề JOE BIDEN THĂM VIỆT NAM VÀ CÁI NGU, CÁI HÈN CỦA BÁO CHÍ VIỆT NAM, rằng Google.tienlang sẽ dịch nguyên văn bài:
Navy challenges Vietnamese claims to seas around resort island in South China Sea- Dịch: Hải quân (Hoa Kỳ) thách thức yêu sách của Việt Nam đối với vùng biển xung quanh đảo nghỉ dưỡng ở Biển Đông
Trước khi đọc tiếp bài này, Google.tienlang lưu ý bạn đọc bài viết cũ, đăng ngày Thứ Ba, 9 tháng 6, 2015 trên Google.tienlang là bài Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải lục địa Việt Nam để thấy bài trên báo Stars and Stripes - Sao và Sọc đã nhầm lẫn lung tung giữa đường cơ sở với lãnh hải.
Xem video clip: Tàu chiến Mỹ "diễu võ dương oai" ở Trường Sa để "thách thức Việt Nam
Ngày 17/2/2021 (giờ địa phương), tàu USS Russell (DDG 59) đã "khẳng định các quyền và quyền tự do hàng hải (của Mỹ) tại quần đảo Trường Sa", thực chất là con tàu chiến này đã nổ súng trong vùng biển Việt Nam.
Căn cứ hải quân YOKOSUKA, Nhật Bản – Tàu USS John S. McCain đã tiến hành hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông vào thứ Năm, đây là nhiệm vụ thứ hai như vậy trong một tuần, theo Hạm đội 7 của Hải quân.
Hạm đội 7 cho biết trong một tuyên bố cùng ngày rằng tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường đã được cử đến để thách thức “các yêu sách biển quá đáng” của Việt Nam tại quần đảo Côn Đảo, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 dặm về phía nam.
Quần đảo Côn Đảo được tạo thành từ 16 hòn đảo, hầu hết trong số đó không có người ở, theo Vietnam-guide.com. Đảo chính, Côn Sơn, là nơi có nhiều khu nghỉ dưỡng bãi biển và làng chài.
Tuyên bố của Hạm đội 7 cho biết: “Con tàu đã tiến hành các hoạt động bình thường trong vùng lãnh hải mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền để thách thức các yêu sách hàng hải quá đáng và bảo vệ quyền tiếp cận cũng như quyền tự do hàng hải phù hợp với luật pháp quốc tế”.
Việt Nam khẳng định lãnh hải của mình kéo dài đến Côn Đảo, nhưng báo cáo của Bộ Ngoại giao năm 1983 tuyên bố rằng ở cách đất liền Việt Nam hơn 50 hải lý, các đảo này không đủ gần để được coi là đường cơ sở cho lãnh hải của Việt Nam.
Luật pháp quốc tế công nhận lãnh hải của một quốc gia có phạm vi lên tới 12 hải lý tính từ bờ biển của quốc gia đó.
(Google.tienlang chú thích: Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, là một quần đảo gồm 16 đảo lớn nhỏ, cách thành phố Hồ Chí Minh 230km, Vũng Tàu 185 km, cách cửa sông Hậu thuộc tỉnh Sóc Trăng chỉ 45 hải lý, tương đương với 83km; tổng diện tích tự nhiên (phần đất liền) là 76km2, nhưng riêng đảo lớn Côn Sơn (52km2) là có dân ở.)
Theo tuyên bố, hoạt động này cũng nhằm “bảo đảm quyền tiếp cận và tự do hàng hải phù hợp với luật pháp quốc tế”.
Tàu McCain vào ngày 22 tháng 12 đã đi qua Quần đảo Trường Sa ở Biển Đông, một hoạt động tự do hàng hải khác. Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với một số quần đảo Trường Sa, cùng với Trung Quốc, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei.
Nhiệm vụ hôm thứ Năm ít nhất là lần thứ tám trong năm nay Hải quân cử một tàu chiến đến thách thức các yêu sách hàng hải ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Hầu hết các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc nhắm vào khu vực, điều mà Ngoại trưởng Mike Pompeo chính thức bác bỏ là “hoàn toàn bất hợp pháp” vào tháng 7.
Tàu McCain cũng tiến hành hoạt động tự do hàng hải ở Biển Nhật Bản vào ngày 24/11, thách thức các tuyên bố của Nga đối với Vịnh Peter Đại Đế.
Sau các hoạt động ngày 24 tháng 11 và ngày 22 tháng 12, người Nga và người Trung Quốc cho biết quân đội của họ đã đuổi tàu McCain khỏi các khu vực tương ứng, Hải quân Hoa Kỳ bác bỏ tuyên bố này.
Tác giả Caitlin Doornbos
Luật gia Lê Thanh - Cộng tác viên Google.tienlang Dịch và Giới thiệu
Cái đám LẬT SỬ như các "chuyên gia biển đảo" Trần Công Trục, Vũ Thanh Ca, Hoàng Ngọc Giao thì chỉ biết đội BU MỸ lên đầu, thách kẹo cũng chả dám cãi BU, BU đã nói thì chỉ có đúng trở lên!
Trả lờiXóaVõ Văn Thưởng thì cũng như vậy!
Cùng với việc đánh giá các phán quyết của PCA, cần quan tâm đến các lập luận của PCA để dẫn đến các phán quyết ấy.
Trả lờiXóaKhi xem xét hồ sơ lịch sử để xác định Trung Quốc có quyền lịch sử đối với tài nguyên ở Biển Đông trước khi Công ước có hiệu lực hay không, PCA lưu ý rằng có chứng cứ cho thấy người đi biển và ngư dân của Trung Quốc, cũng như của các nước khác, trong lịch sử đã sử dụng các đảo ở Biển Đông. Tuy nhiên, Tòa quyết định là trước khi có Công ước, các vùng biển ở Biển Đông bên ngoài vùng lãnh hải về pháp lý đều là một phần của vùng biển quốc tế, tại đó tàu thuyền của bất kỳ quốc gia nào đều có thể qua lại và đánh cá một cách tự do. Vì vậy, Tòa đã kết luận rằng việc Trung Quốc qua lại và đánh cá trong lịch sử ở vùng biển của Biển Đông đã thể hiện các quyền tự do trên biển cả, thay vì một quyền lịch sử, và rằng không có chứng cứ nào cho thấy rằng trong lịch sử Trung Quốc đã một mình thực hiện việc kiểm soát các vùng biển ở Biển Đông hay ngăn cản các quốc gia khác khai thác những tài nguyên của mình. PCA có lập luận như vậy khi xem xét các hồ sơ của Việt Nam?
Theo Điều 121 của Công ước, các đảo đá không thích hợp cho con người đến ở hoặc không có đời sống kinh tế riêng sẽ không có vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và có thềm lục địa. PCA giải thích Điều 121 và kết luận rằng các quyền có vùng biển của một cấu trúc phụ thuộc vào: Năng lực khách quan của cấu trúc; Trong điều kiện tự nhiên, nó có thể duy trì một cộng đồng dân cư ổn định hoặc hoạt động kinh tế mà không phụ thuộc vào tài nguyên bên ngoài, và cũng không thuần túy mang tính chất khai thác. PCA thấy rằng nhiều cấu trúc tại Trường Sa hiện đang được một hoặc nhiều quốc gia kiểm soát và họ đã xây dựng các cấu trúc và duy trì nhân lực tại chỗ. PCA kết luận rằng việc hiện diện của các nhân viên công quyền trên nhiều cấu trúc không chứng minh được khả năng của các cấu trúc này, trong điều kiện tự nhiên, để duy trì cộng đồng cư dân ổn định và cho rằng các bằng chứng lịch sử về việc định cư hoặc đời sống kinh tế có ý nghĩa hơn đối với năng lực khách quan của các cấu trúc. Qua đánh giá hồ sơ lịch sử, PCA thấy rằng các đảo Trường Sa trong lịch sử từng được các nhóm nhỏ ngư dân từ nhiều nước sử dụng, một số công ty khai thác phân chim và đánh cá của Nhật đã có hoạt động tại đây vào những năm 1920 và 1930. PCA kết luận rằng, việc sử dụng tạm thời các cấu trúc của ngư dân không dẫn đến việc cư ngụ của một cộng đồng ổn định và tất cả các hoạt động kinh tế trong lịch sử đều chỉ có tính chất khai thác. Theo đó, PCA kết luận rằng tất các cấu trúc nổi tại quần đảo Trường Sa đều là “đảo đá” về mặt pháp lý và không tạo ra vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa. Việt Nam cần nghiên cứu kỹ lập luận này của PCA, trong hành trình đòi công nhận chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.
Xem xét quyền đánh cá truyền thống tại bãi Scarborough, PCA kết luận rằng ngư dân từ Philippines, cũng như Trung Quốc và các nước khác, đã đánh cá tại bãi Scarborough từ lâu và có quyền đánh cá truyền thống tại khu vực này. Do bãi cạn Scarborough nổi trên mặt nước lúc thủy triều lên, cấu trúc này có quyền có lãnh hải, vùng nước xung quanh cấu trúc này không tạo thành vùng đặc quyền kinh tế và quyền đánh cá truyền thống không bị mất đi do Công ước. Tòa xác định rằng Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ tôn trọng quyền đánh cá truyền thống của ngư dân Philippines khi ngăn chặn tiếp cận bãi cạn Scarborough sau tháng 5 năm 2012. Tuy nhiên, Tòa Trọng tài thấy rằng Tòa cũng sẽ có kết luận tương tự đối với quyền đánh cá truyền thống của ngư dân Trung Quốc nếu Philippines có hành động ngăn cản việc đánh cá của công dân Trung Quốc tại bãi Scarborough. Với phán quyết trên của PCA, Trung Quốc có cớ lưu đội tàu tại Scarborough và nhiều bãi đá khác tại quần đảo Trường Sa, tiền đề để không chế, kiểm soát những bãi đá đó.
Trả lờiXóaPCA đã khẳng định, “Toà không phán quyết các vấn đề nào liên quan đến chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ đất liền và không tiến hành phân định bất kỳ một ranh giới trên biển nào giữa các bên của vụ kiện”. Phán quyết ngày 12/7/2016 của PCA chưa giải quyết được những mâu thuẫn, tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Việc Trung Quốc không tham gia vụ kiện, phản bác toàn bộ phán quyết của PCA cho thấy vũ khí pháp lý có tác dụng không nhiều trong việc bảo vệ chủ quyền của các quốc gia. Như facebooker Tâm Minh Nguyễn nói, giá trị cao nhất của một phán quyết của PCA chỉ là làm mất uy tín của một quốc gia đã vi phạm chính những điều ước quốc tế mà họ ký kết, tạo dư luận đồng thuận của quốc tế đối với quốc gia bị xâm phạm chủ quyền biển đảo.
Việt Nam có thể sử dụng kinh nghiệm của Philippines tại vụ kiện vừa qua trong đấu tranh đòi công nhận chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Dùng con đường pháp lý để đòi chủ quyền biển, đảo là cần thiết, nhưng cần hết sức thận trọng. Cửa thắng không chắc chắn, nhưng có thắng cũng khó giành lại chủ quyền thực tế, nếu trong tay chỉ có những phán quyết như của PCA.
GHI CHÚ:
Tuyên bố ngày 12/51977 của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VIệt Nam:
1. Lãnh hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý, ở phía ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ của Việt Nam tính từ ngấn nước thuỷ triều thấp nhất trở ra.
...
5. Các đảo và quần đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam ở ngoài vùng lãnh hải nói ở Điều 1 có lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng như đã quy định trong các điều 1, 2, 3, và 4 của Tuyên bố này.
Trả lờiXóaTheo Tuyên bố này, các đảo ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa có có lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng. http://bienphongvietnam.vn/van-ban-phap-luat/van-kien-phap-ly-dieu-uoc-quoc-te/178-vankien02.html
Tuyên bố ngày 12/111982 của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam tiếp tục nêu quan điểm của Tuyên bố ngày 12/5/1977: 4. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ được quy định cụ thể trong một văn kiện tiếp theo phù hợp với điểm 5 của bản Tuyên bố ngày 12 tháng 5 năm 1977 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 5. Vùng nước phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển, hải đảo của Việt Nam là nội thủy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo Luật Biển Việt Nam, được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013, đã có sự điều chỉnh, không còn khẳng định mọi đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa đều có lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Nhưng Luật Biển Việt Nam cũng không loại trừ việc một số đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa có thể có lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng.
Điều 20. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của đảo, quần đảo: 1. Đảo thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì có nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; 2. Đảo đá không thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Thật vô tình và hài hước, chính cái đài phản động BBC lại lên tiếng thay cho báo chính thống ở Việt Nam ở bài vào ngày 14 tháng Bẩy năm 2016 với tiêu đề VN lợi hay hại sau phán quyết PCA?
Trả lờiXóahttps://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/07/160714_nguyenngoclan_comments_pca_verdict
Trích:
4. Phải chăng tòa không công nhận quyền lịch sử của Trung Quốc ở Biển Đông nghĩa là cũng không công nhận quyền lịch sử của các nước khác, như Việt Nam?
Cần phải có sự phân biệt giữa các khái niệm pháp lý khác nhau: chủ quyền với đảo (territorial sovereignty), quyền lịch sử (historic rights) và quyền chủ quyền (sovereign rights).
Khái niệm đầu liên quan đến việc xác định ai có chủ quyền đối với đảo (đất), hai khái niệm sau liên quan đến quyền của quốc gia đối với việc sử dụng các nguồn tài nguyên ở các vùng nước xung quanh các đảo (biển).
Vụ kiện này không liên quan đến chủ quyền đối với các đảo, vì Philippines không đưa vấn đề này ra trước Toà và bản thân Toà cũng không có thẩm quyền để giải quyết vấn đề này.
Philippines chỉ yêu cầu Toà bác bỏ yêu sách của Trung Quốc đối với toàn bộ vùng nước trên Biển Đông dựa trên “quyền lịch sử”.
Toà tuyên bố rằng UNCLOS đã quy định một vùng biển có tên “vùng đặc quyền kinh tế” có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở, và trong vùng biển này quốc gia có “quyền chủ quyền”, tức là đặc quyền trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Sự ra đời của vùng đặc quyền kinh tế và “quyền chủ quyền” đặt dấu chấm hết cho các yêu sách dựa trên “quyền lịch sử” để yêu sách các vùng biển vốn thuộc quyền chủ quyền của các quốc gia khác.
Như vậy, Toà bác bỏ yêu sách “quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với các vùng biển trên Biển Đông.
Việt Nam chưa từng yêu sách “quyền lịch sử” đối với toàn bộ vùng biển ở Biển Đông.
Yêu sách của Việt Nam đối với các vùng biển trên Biển Đông đều dựa trên cơ sở các vùng biển như vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa theo UNCLOS.
Lập trường của Việt Nam là Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử đế chứng mình chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là một vấn đề liên quan đến chủ quyền đối với đảo, là vấn đề hoàn toàn khác.
Hơn nữa, bản thân Toà Trọng tài cũng nói rõ các bằng chứng lịch sử để chứng minh chủ quyền đối với đảo sẽ khác các bằng chứng lịch sử để chứng minh quyền lịch sử đối với các vùng biển. Hai vấn đề này khác biệt nhau.
Vì thế phán quyết của Toà Trọng tài không đồng nghĩa với việc Toà bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo trong hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dựa trên các bằng chứng lịch sử, cũng như không bác bỏ tuyên bố của Việt Nam đối với các vùng biển trên Biển Đông phù hợp với UNCLOS.
5. Tòa phán quyết ‘không cấu trúc’ nào ở Trường Sa được có vùng đặc quyền kinh tế. Điều này có ý nghĩa như thế nào, đặc biệt là những chi tiết phán quyết dựa trên đặc điểm tự nhiên, không tính những gì Trung Quốc đã xây cất thêm?
XóaTuyên bố của Toà Trọng tài rằng không có cấu trúc nào ở Trường Sa có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa là một điểm quan trọng và có ý nghĩa, dù có gây khá nhiều bất ngờ cho giới quan sát (không phải vì nội dung của tuyên bố, mà vì Toà đã chấp nhận tuyên bố một vấn đề, tuy quan trọng và cần thiết, nhưng không được Philipppines yêu cầu).
Tuyên bố này tác động không chỉ đối với Philippines và Trung Quốc là hai bên tranh chấp, mà còn tất cả các quốc gia khác hiện có yêu sách đối với Trường Sa. Mỗi quốc gia vì thế phải đánh giá tác động cụ thể của tuyên bố này đối với chính sách của mình trên Biển Đông.
Phán quyết này góp phần bác bỏ hoàn toàn yêu sách Biển Đông của Trung Quốc dựa trên "đường chín đoạn".
Điều này là bởi vì mặc dù Trung Quốc chưa từng đưa ra một lời giải thích chính thức nào đối với yêu sách đường lưỡi bò, các hành vi của Trung Quốc cũng như giới học giả cho thấy Trung Quốc có thể dựa trên hai cơ sở chính là (i) quyền lịch sử (đã bị Toà bác bỏ) hoặc(ii) đường chín đoạn là đường biên giới ngoài của các vùng nước được tạo ra bởi các đảo trong quần đảo Trường Sa.
Với việc tuyên bố rằng các thực thể trong quần đảo Trường Sa không thể tạo ra vùng biển rộng tới 200 hải lý, và vì thế không thể có thể vùng biển rộng như đường chín đoạn, Toà đã bác bỏ hoàn toàn mọi cơ sở mà Trung Quốc có thể dựa vào để yêu sách đường chín đoạn.
Việc Toà tuyên bố các thực thể địa lý chỉ có thể được xem xét dựa trên điều kiện tự nhiên, cùng với tuyên bố rằng việc xây dựng, cải tạo đảo là làm trầm trọng tranh chấp, đã khẳng định tính phi pháp của các hoạt động bồi đắp, xây cất đảo của Trung Quốc.
Việc Toà xác định các thực thể ở quần đảo Trường Sa chỉ có thể có tối đa một vùng biển 12 hải lí cũng góp phần thu hẹp các vùng biển chồng lấn trên Biển Đông, vì thế làm thu hẹp các vùng biển tranh chấp.
Dựa vào phán quyết, các quốc gia liên quan có thể tiến hành xác định rõ ràng hơn vùng biển nào là vùng biển có tranh chấp, để từ đó tiến hành đàm phán, phân định hay khai thác chung nếu phù hợp.
Trong quá trình Toà lý luận về quy chế đảo theo điều 121 UNCLOS, Toà cũng đã làm rõ các yêu cầu pháp lý để một thực thể có thể được xem là đảo, đảo đá hay bãi nửa nổi nửa chìm.
Phán quyết vì thế tạo ra chuẩn mực pháp lý khách quan đối với điều 121 mà các quốc gia khác có thể áp dụng trong các tranh chấp khác, ví dụ như đối với các thực thể trong quần đảo Hoàng Sa, hay các thực thể trong tranh chấp ở Biển Hoa Đông.
Phán quyết là một án lệ rất quan trọng không chỉ đối với việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông mà còn đối với sự phát triển của luật biển quốc tế nói chung.
Đây là lần đầu tiên một phán quyết của Toà quốc tế phân tích và làm rõ các điều khoản quan trọng của UNCLOS như Điều 121, lần đầu tiên một toà quốc tế tuyên bố một quốc gia vi phạm nghĩa vụ thiện chí theo Điều 300 UNCLOS.
Vì thế, tác động của phán quyết chắc chắn sẽ vượt ra khỏi phạm vi của tranh chấp Biển Đông và sẽ là nguồn luật quan trọng để các quốc gia khác trên thế giới tham khảo trong quá trình áp dụng UNCLOS và luật biển nói chung.
Bài của nhà báo Đình Quân và bài trên BBC dài và có những thuật ngữ chuyên ngành nên có thể nhiều người khó hiểu.
Trả lờiXóaCô Hoàng Ngân Thương của Google.tienlang đã giải thích rõ và ngắn gọn súc tích ở bài PHÁN QUYẾT PCA ĐANG LÀM LỢI CHO CHÍNH ...TRUNG QUỐC!
https://googletienlang2014.blogspot.com/2024/04/theo-yeu-cau-hop-ly-cua-ban-oc-o-ay-va.html
Lời cô Hoàng Ngân Thương:
---
Lời dẫn: Ở bài dưới đây, bác Tâm Minh Nguyễn đã chỉ ra một điều rất mới mà chưa ai chỉ ra. Đó là phán quyết của PCA đang làm lợi cho chính... Trung Quốc, dù họ chả thèm cảm ơn!
Nếu như trước đây, tàu TQ vào gần các đảo của ta nó cũng phải dè chừng. Cách 20 hay 30 hải lý là ta có thể lu loa, phản đối, cho tàu ra ngăn chặn.
Giờ thì nó có thể theo PCA, cứ vào sát 12 hải lý hay thậm chí 6 hải lý với các đá.
Ví dụ, trước đây, hai đảo của VN cách nhau 30 hải lý thì bộ đội ta có quyền làm chủ vùng biển giữa hai đảo mà ko ai được phép bén mảng. Việc làm chủ vùng biển giữa hai đảo là vô cùng quan trọng, đặc biệt là khi có chiến sự bộ đội ta có thể từ đảo này sang đảo kia để hỗ trợ bảo vệ nhau. Giờ, theo PCA, mỗi đảo chỉ có lãnh hải 12 hải lý (với đảo nổi). Khoảng trống giữa 2 đảo 6 hải lý (với đá chìm) là vùng biển quốc tế. Các đảo của ta bị cô lập với nhau, rất khó ứng phó khi có biến!
Theo tôi, cả ông Võ Văn Thưởng, cả các chuyên gia LẬT SỬ đều mắc cái bệnh CUỒNG MỸ, cuồng đến nỗi dâng cả đất nước cho Mỹ như Ngô Đình Diệm xưa qua cái câu nói nổi tiếng của Ngài: "Biên giới Hoa Kỳ kéo dài đến tận vĩ tuyến 17"! Tương tự như anh hề Zelensky hiện nay cuồng Mỹ, trao "nhiệm vụ bảo vệ đất nước" cho Mỹ và phương Tây nói chung còn bản thân anh ta chả biết làm gì.
Trả lờiXóaỈ lại cho ngoại bang, ngồi chờ sự giúp đỡ của người khác là trái với quan điểm của Bác Hồ. Người nói: “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”
LẠI CHUYỆN CUỒNG MỸ
https://googletienlang2014.blogspot.com/p/lai-chuyen-cuong-my.html
Võ Văn Thưởng hay Võ Xuân Thưởng vậy G.TL?
Trả lờiXóaPhân tích của Bộ Ngoại giao Mỹ năm 1982 về đường cơ sở thẳng của Việt Nam
Trả lờiXóahttps://iuscogens-vie.org/2017/08/20/31/
Ngày 12 tháng 11 năm 1982 Việt Nam ra tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính lãnh hãi, trong đó đưa ra các điểm cơ sở với tọa độ cụ thể. Theo đó, Việt Nam xác lập 12 điểm cơ sở:
Điểm Vị trí địa lý
0 Nằm trên ranh giới phía tây nam của vùng nước lịch sử của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Campuchia
A1 Tại Hòn Nhạn, quần đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang
A2 Tại hòn Đá lẻ ở đông nam Hòn Khoai, tỉnh Minh Hải, nay thuộc tỉnh Cà Mau
A3 Tại Hòn Tài Lớn, Côn Đảo, Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo, nay thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
A4 Tại Hòn Bông Lang – Côn Đảo
A5 Tại Hòn Bảy cạnh – Côn Đảo
A6 Tại Hòn Hải (nhóm đảo Phú Quý), tỉnh Thuận Hải, nay thuộc tỉnh Bình Thuận
A7 Tại Hòn Đôi, tỉnh Thuận Hải, nay thuộc tỉnh Khánh Hòa
A8 Tại Mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Khánh, nay thuộc tỉnh Phú Yên
A9 Tại Hòn Ông Căn, tỉnh Phú Khánh, nay thuộc tỉnh Bình Định
A10 Tại đảo Lý Sơn, tỉnh Nghĩa Bình, nay thuộc tỉnh Quảng Ngãi
A11 Tại đảo Cồn Cỏ, tỉnh Bình Trị Thiên, nay thuộc tỉnh Quảng Trị
Ngày 12.12.1983, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra đánh giá pháp lý về đường cơ sở của Việt Nam qua tài liệu “Limits in the Seas No. 99: Straight Baselines: Vietnam”.
Có ba lưu ý quan trọng khi tham khảo tài liệu này:
(1) Mỹ không phải là thành viên của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS);
(2) tài liệu này chỉ là ý kiến riêng của nước Mỹ và có thể không phản ánh đúng cách hiểu về quy định của UNCLOS về đường cơ sở thẳng. Mọi dẫn chiếu đến phân tích này như là cách hiểu đúng về quy định nêu trên đều sai phương pháp và không chính xác. Luật quốc tế không thể được giải thích đơn phương bởi một quốc gia, và
(3) tài liệu phân tích khá sơ sài, không lập luận chặt chẽ, câu chữ được sử dụng cũng không chuẩn mực và chính xác.
Việc tìm hiểu tài liệu này là để các nhà nghiên cứu trong nước biết và chuẩn bị các nội dung để đánh giá/phản bác những điểm chưa chính xác của Mỹ.
Nhìn chung, lý do mà Mỹ phản đối đường cơ sở thẳng của Việt Nam là do nước này cho rằng Việt Nam đã vi phạm quy định về vạch đường cơ sở thẳng trong Công ước Geneva về Lãnh hải và Tiếp giáp lãnh hải năm 1958 (và cả UNCLOS 1982): các điểm cơ sở quá xa bờ và cách xa nhau nên không thể xem là “chuổi đảo nằm ngay sát dọc theo bờ biển” và đường cơ sở thẳng của Việt Nam vạch chệch xa khỏi xu hướng chung của bờ biển. Phân tích của Mỹ cũng có phần khá thú vị về quan điểm của Việt Nam đối với Vịnh Bắc Bộ tại thời điểm đó.
Việc dịch tài liệu này sang tiếng Việt nhằm giúp người đọc biết thêm quan điểm của nước khác về đường cơ sở của Việt Nam. Nếu đúng thì cần tiếp thu, nếu sai thì cần biết để đấu tranh, chuẩn bị lập luận phản bác.
———- dưới đây là dịch nguyên văn các phân tích của Bộ Ngoại giao Mỹ ———–
“… Hệ thống đường cơ sở thẳng được miêu tả trong Tuyên bố ngày 12 tháng 11 năm 1982 bao gồm một hệ thống liên tục 10 đoạn thẳng và 11 điểm cơ sở.[1] Hệ thống này không hoàn chỉnh ở các khu vực giáp với thẩm quyền của Campuchia và Trung Quốc. Tuy nhiên tuyên bố này cho thấy quan điểm của Việt Nam về các căn cứ để xác định các điểm cơ sở này. Hệ thống đường cơ sở của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam yêu sách được để lại để phân định trong tương lại.[2]
Văn bản tuyên bố không cho thấy loại đường (như đường rhump hay đường trắc địa) sẽ nối các điểm cơ sở. Để thuận tiên, đường rhump sẽ được sử dụng để thể hiện trong bản đồ đi kèm; tuy nhiên tất cả các số đo khoảng cách được sử dụng theo đường trắc địa. Tổng chiều dài của 10 đoạn cơ sở là 846 hải lý. Khoảng cách trung bình giữa các điểm cơ sở liền kề là 84.6 hải lý và dao động từ 2 đến 161.8 hải lý. Tất cả các điểm trừ hai điểm là nằm trên các đảo. Các điểm cơ sở trên các đảo có khoảng cách trung bình 29.4 hải lý đến điểm gần nhất trên đất liền và cách tối đa 80.7 hải lý tính từ đất liền tại điểm A6 (Hòn Hải). Vùng nội thủy được yêu sách bởi hệ thống đường cơ sở không hoàn chỉnh này sắp xỉ 27.000 hải lý vuông (93,000 km2) – một vùng rộng lớn bằng với bang Maine hoặc bang Indiana.
Khoảng cách giữa các điểm liền kề và khoảng cách giữa bờ biển đất liền và các điểm cơ sở ngoài khơi được trình bày bên dưới:
XóaĐIỂM CƠ SỞ KHOẢNG CÁCH GIỮA CÁC ĐIỂM (hải lý) KHOẢNG CÁCH ĐẾN ĐẤT LIỀN (hải lý)
A1 99.2 80.7
A2 105.2 11.0
A3 3.0 50.5
A4 2.0 51.1
A5 161.3 51.5
A6 161.8 74.2
A7 14.8 –
A8 60.2 –
A9 89.5 7.6
A10 149.0 14.1
A11 – 13.9
Trung bình 84.6 39.4
Tổng 846.0
Hệ thống đường cơ sở được đưa ra trong tuyên bố năm 1982 hiện thực hóa tuyên bố trước đây của Việt Nam về vùng nước lãnh hải (ngày 12 tháng 5 năm 1977). Ngay sau tuyên bố năm 1982, một thảo luận đã xuất hiện trên tờ Nhân dân có uy tín, trong đó làm rõ tuyên bố đường cơ sở.[3] Các phân tích dưới đây có sử dụng bài báo trên tờ Nhân dân, mà do đây là tờ nhật báo chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam, nên cần được xem là phản ánh quan điểm chính thức của Việt Nam. Văn bản của tuyên bố dẫn chiếu đến “Công ước Hoạch định Biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc ký ngày 27 tháng 6 năm 1887 giữa Pháp và Nhà Thanh”. Bên cạnh Công ước 1887, bài báo trên tờ Nhân Dân dẫn chiếu cụ thể đến Điều 4 Công ước Geneva về Lãnh hải và Tiếp giáp lãnh hải năm 1958, Điều 7 của Công ước Luật Biển năm 1982,[4] và một thỏa thuận về vùng nước lịch sử chung giữa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Campuchia ký ngày 7 tháng 7 năm 1982.[5] Khi yêu sách đường cơ sở thẳng, bài báo trên tờ Nhân Dân này cũng dẫn chiếu đến thực tiễn quốc gia của Myanmar, Malaysia và Thái Lan.
(Đoạn tiếp theo bỏ qua)
Điểm cơ sở và các đoạn cơ sở
Quan hệ giữa đường cơ sở được Việt Nam vạch với đường bờ biển của Việt Nam được thể hiện trong biểu đồ kèm theo. Một vài điểm cơ sở trên đảo được Việt Nam sử dụng có khoảng cách xa đáng kể tính từ đất liền. Điều này đặc biệt đúng với quần đảo Thổ Chu, nhóm đảo Côn Đảo và nhóm đảo Phú Quý (Catwick Islands), tất cả các điểm này đều cách đất liền và các nhóm đảo xung quanh ít nhất 50 hải lý. Hiệp định năm 1958 quy định “chuỗi đảo nằm sát ngay dọc theo bờ biển” để quốc gia có thể sử dụng đường cơ sở thẳng.[12] Bài báo trên tờ Nhân Dân ngày 15 tháng 11 năm 1982 cho rằng “mặc dù một số điểm cơ sở cách khoảng 50 – 70 hải lý tính từ đất liền và cách nhau hơn 100 hải lý, quy định của chúng ta về đường cơ sở của lãnh hải không xung đột với quy định của luật quốc tế và tập quán quốc tế.” Bài báo tiếp tục trích dẫn ba ví dụ về các đường cơ sở dài cá biệt cách rất xa đất liền: bao gồm Myanamar, Malaysia và Thái Lan.
“Đường ngấn nước thấp nhất dọc theo bờ biển” được quy định tại đoạn 1 tuyên bố năm 1977 của Việt Nam không được sử dụng trong bất kỳ đoạn nào của hệ thống đường cơ sở – chỉ các đảo và các điểm đơn lẻ ở trên đất liền là được sử dụng trong tuyên bố năm 1982.
Liên quan đến hệ thống đường cơ sở và quan hệ của nó với xu hướng chung của bờ biển, thảo luận trên tờ Nhân Dân kết luận rằng:
“Đường cơ sở của chúng ta nối các điểm cơ sở không đi chệch xa theo bất kỳ cách nào khỏi xu hướng hình dáng chữ S chung của bờ biển của chúng ta…”
Mặc dù đường cơ sở có hình dáng chữ S, nhưng có thể tranh cãi rằng chúng không theo sát xu hướng của đường bờ biển.[13] Điều 4 Công ước Geneva năm 1958 yêu cầu rằng:
“Việc vạch đường cơ sở không được đi chệch xa một cách đáng kể khỏi xu hướng chung của bờ biển…”
Trong một số vấn đề quan trọng, các cấu thành địa lý của đường cơ sở thẳng của Việt Nam không có vẻ tuân thủ Công ước mà Việt Nam đã ký và các công ước được dẫn chiếu trong bài báo được xuất bản trên tờ nhật báo chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam.
VN baselines-page-001
Trần H. D. Minh
[1] Vào ngày 06 tháng 12 năm 1982, Mỹ đã gửi phản đối về hệ thống đường cơ sở này cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vào ngày 01 tháng 02 năm 1983, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bác bỏ phản đối của Mỹ.
[2] Quần đảo Hoàng Sa cũng được Trung Quốc yêu sách; một phần hoặc toàn bộ quần đảo Trường Sa được yêu sách bởi Trung Quốc, Malaysia, Philippines và Việt Nam. Để biết thêm chi tiết của các yêu sách trên, xem “Letter dated 11 February 1980 from the Permanent Representative of China to the United Nations addressed to the Secretary-General” và phụ lục kèm theo (A/35/93), Đại hội đồng LHQ, Khóa 35, ngày 12 tháng 02 năm 1980; FBIS, “Government Affairs Claim to Disputed Islands”, Daily Report: Asia & Pacific, ngày 12 tháng 9 năm 1983; Diane C. Drigot, “Oil Interests and the Law of the Sea: The Case of the Philippines”, Ocean Development and International Law, 12 (1982): 23-70; và “Letter dated 1 October 1979 from the Permanent Representative of Viet Nam to the United Nations addressed to the Secretary-General”, và phụ lục kèm theo (A/34/541), Đại hội đồng LHQ, Khóa 34, ngày 19 tháng 10 năm 1979.
Xóa[3] Hai Thanh (bút danh), “The Base Line of Vietnam’s Territorial Waters”, tờ Nhân dân (Hà Nội), ngày 15 tháng 11 năm 1982 (dịch [sang tiếng Anh] bởi Joint Publication Research Service, Southeast Asia Report, No. 1237, ngày 12 tháng 1 năm 1983).
[4] Mỹ không ký Công ước 1982 và Công ước này chưa có hiệu lực.
[5] Thỏa thuận về Vùng nước lịch sử giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Campuchia, ký ngày 7 tháng 7 năm 1982 tại Thành phố Hồ Chí Minh (dịch [sang tiếng Anh] trong FBIS, Daily Report: Asia & Pacific, ngày 9 tháng 7 năm 1982. Thỏa thuận này bị Bộ Ngoại giao của Chính phủ liên minh Campuchia Dân chủ bác bỏ vào ngày 10 tháng 01 năm 1983 (xem FBIS, Daily Report: China, ngày 19 tháng 01 năm 1983).
[6] J. R. V. Prescott, trong The Political Geography of the Oceans (New York: Wiley, 1975), tr. 95, đánh giá yêu sách tương tự của Ecuador trên Vịnh Guyaquil. Một ví dụ về đoạn cơ sở thẳng giữa các điểm thuộc các quốc gia khác nhau được thảo luận trong Marjorie M. Whiteman, Digest of International Law, Vol. 4, tr. 184 – 85.
[7] “[Hai nước] thỏa thuận sẽ đàm phán để giải quyết vấn đề đường phân định trong vùng nước lịch sử phù hợp với tuyên bố của CHXHCN Việt Nam ngày 12 tháng 5 năm 1977 và luật của CHND Campuchia ngày 31 tháng 7 năm 1982. Sau đó, tọa độ của điểm 0 cũng sẽ được xác định cụ thể.” (Hai Thanh, “The Base Line of Vietnam’s Territorial Waters”)
Xóa[8] Không có sự phân biệt giữa từ “gulf” và “bay” trong ngôn ngữ pháp lý quốc tế thực hành hiện nay. Xem Mitchell P. Strohl, The International Law of Bays (The Hague: Martinus Nijhoff, 1963), tr. 54-65 và 233-329.
[9] Leo J. Bouchez, The Regime of Bays in International Law (Leyden: Sythoff, 1964), tr. 281.
[10] Vấn đề các vịnh lịch sử tiềm năng được bao quanh bởi nhiều hơn một quốc gia được khảo sát bởi Bouchez, Vịnh Fonseca, Vịnh Granville, Vịnh Aqaba, Vịnh Palk và Vịnh Manaar có thể [là ví dụ] phù hợp cho yêu sách Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam. Strohl xem xét trường hợp Vịnh Fonseca, Vịnh Aqaba, Vịnh Gilbraltar và Vịnh Fundy.
[11] Vịnh duy nhất mà Trung Quốc yêu sách công khai về vịnh lịch sử là Vịnh Bo Hai. Trung Quốc sử dụng từ “vùng nước lãnh hải” cho khu vực Vịnh Bắc Bộ và có tranh chấp với đường kinh tuyến theo Công ước Pháp – Thanh năm 1887 như đường phân định biển bên trong Vịnh. (xem “Letter dated 22 February 1983 from the Permanent Representative of China to the United Nations addressed to the Secretary-General” và tài liệu đi kèm (A/38/97), UN General Assembly, ngày 25/02/1983; Bộ Ngoại giao Mỹ, Văn phòng Địa lý, Limits in the Seas No. 43, “Straight Baselines: People’s Republic of China,” ngày 01/7/1972, và International Boundary Study No. 38, “China-Vietnam,” ngày 15/12/1978. Điều khoản liên quan đến Công ước Pháp – Thanh năm 1887 quy định rằng: “Các điểm mà hai Ủy ban không đạt được thỏa thuận và các chỉnh sửa tại khoản 2 Điều III của Hiệp ước ngày 09/06/1885 được giải quyết như sau: Kouang-tong, được hiệu là các điểm tranh chấp nằm về phía đông và đông bắc của Monkai, vượt quá đường biên giới được Ủy ban Phân định xác dịnh sẽ được giao cho Trung Quốc. Các đảo về phía đông của kinh tuyến Paris 105o43’ đông từ đường bắc-nam chạy qua điểm phía đông của đảo The’a-Kou hay Quan-chan (Trà Cổ) và đường biên giới cũng được giao cho Trung Quốc. Các đảo Go-tho và các đảo khác nằm phía tây của đường kinh tuyết thuộc về An Nam.” (“Les points sur lesquels l’accord n’avait pu se faire entre les deux Commissions, et les rectifications visees par le paragraphe 2 de l’Article III du Traite du 9 Juin, 1885, sont regles ainsi qu’il suit:-“Au Kouang-tong, il est entendu que les points contestes qui sont situes a l’est et au nord-est de Monkai, au dela de la frontiere telle qu’elle a ete fixee par la Commission de Delimitation, sont attribues a la Chine. Les iles qui sont a l’est du meridien de Paris 105° 43′ de longitude est, c’est-a-dire, de la ligne nord-sud passant par la pointe orientale de l-Ile de Teh’ a-Kou ou Ouan-chan (Tra-co) et formant la frontiere, sont egalement attribuees a la Chine. Les Iles Go-tho et les autres iles qui sont a l’ouest de ce meridien appartiennent al’Annam.”)
[12] Điều 4. Câu chữ giống như thế được sử dụng trong Công ước Luật Biển năm 1982.
[13] Xem nghiên cứu so sánh về thực tiễn quốc tế và khái niệm xu hướng chung tại Prescott, tr. 81 – 95.
https://iuscogens-vie.org/2017/08/20/31/
KINH TẾ - CHÍNH TRỊ Vấn đề đường cơ sở thẳng của Việt Nam nhìn từ Luật biển quốc tế
Trả lờiXóa31 Tháng Một, 2021 By Dương Danh Huy
https://usvietnam.uoregon.edu/van-de-duong-co-so-thang-cua-viet-nam-nhin-tu-luat-bien-quoc-te/
Gần đây, Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ cho chiến hạm USS John S. McCain chạy sát Côn Đảo nhằm “thách thức các yêu sách hàng hải quá mức”. Tạp chí Nghiên cứu Việt Mỹ, Đại học Oregon, xin giới thiệu bài phỏng vấn TS. Dương Danh Huy, một trong những thành viên sáng lập Quỹ Nghiên cứu Biển Đông về vấn đề này.
I. Đường cơ sở thẳng của Việt Nam
Sau khi Việt Nam ra tuyên bố đường cơ sở thẳng để tính chiều rộng lãnh hải năm 1982, có 10 nước phản đối (Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Mỹ, Nhật Bản, Úc), tập trung vào các điểm từ A1 đến A7. Ngày 24 tháng 12 năm 2020, Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ cho chiến hạm USS John S. McCain chạy sát Côn Đảo để thực hiện quyền tự do hàng hải, nhằm “thách thức các yêu sách hàng hải quá mức”. Xin ông giải thích lý do họ phản đối.
Dương Danh Huy
Cảm ơn tạp chí US Vietnam Review đã đặt vấn đề về đường cơ sở của Việt Nam.
Đường cơ sở của một nước tương đương với biên giới trên bộ của nước đó. Nước đó có quyền tuyệt đối bên trong đường cơ sở của mình. Bên ngoài đường cơ sở, bề rộng của các vùng nước của nước đó, chẳng hạn như lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế, được tính từ đường cơ sở.
Đường cơ sở mặc định là ngấn thủy triều thấp dọc bờ biển, nhưng trong một số trường hợp UNCLOS cho phép vạch đường cơ sở thẳng cách bờ. Việc một nước vạch đường cơ sở càng xa bờ có nghĩa nước đó đòi hỏi càng nhiều quyền lợi, giảm đi quyền lợi của các nước khác. Nếu các nước khác cho rằng đường cơ sở đó không phù hợp với UNCLOS và quyền lợi của họ bị vi phạm thì họ có thể phản đối, tùy theo mức độ nghiêm trọng.
Trên thực tế, có một số nước, trong đó có Việt Nam, vạch đường cơ sở một cách không phù hợp với UNCLOS và bị các nước khác phản đối. Trong trường hợp của Việt Nam, đường cơ sở của Việt Nam không phù hợp với UNCLOS và lấn ra biển rất nhiều.
Các điểm 2, Điều 12 của Luật Biển Việt Nam 2012 quy định “tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam” mà không cần xin phép hay thông báo. Còn “tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam” thì cần “thông báo trước”. Như vậy, mức độ yêu cầu của Việt Nam chỉ là “thông báo” chứ không cần “xin phép”. Vậy tàu chiến Mỹ có vi phạm pháp luật Việt Nam hay không?
XóaDương Danh Huy
Có hai vấn đề khác nhau. Ở những khu vực mà Việt Nam tuyên bố lãnh hải một cách phù hợp với UNCLOS, Mỹ vẫn có quyền “đi qua không gây hại” mà không cần phải thông báo trước với Việt Nam. Ở những khu vực mà Việt Nam tuyên bố lãnh hải một cách không phù hợp với UNCLOS, Mỹ có quyền tự do hàng hải. Khi Mỹ thực thi những quyền này trong những khu vực hữu quan, điều đó vi phạm pháp luật Việt Nam nhưng không vi phạm UNCLOS.
Việt Nam cũng đã trình Hồ sơ thềm lục địa mở rộng lên UN dựa trên đường cơ sở này. Đây là hồ sơ chung với Malaysia. Có nước nào phản đối đăng ký thềm lục địa mở rộng của Việt Nam trong hồ sơ này vì lý do dựa trên đường cơ thẳng vi phạm UNCLOS hay không?
Dương Danh Huy
Theo tôi nhớ thì không có phản đối của nước nào dựa trên lý do đường cơ sở thẳng của Việt Nam không phù hợp với UNCLOS. Nhưng cần lưu ý rằng không có sự phản đối dựa trên lý do đó không có nghĩa là các nước khác chấp nhận đường cơ sở thẳng của Việt Nam.
Vấn đề là hồ sơ thềm lục địa mở rộng là về ranh giới ngoài của thềm lục địa mở rộng, và ranh giới ngoài đó không thay đổi, và tính hợp pháp của nó không thay đổi, dù Việt Nam có vạch đường cơ sở thẳng 1982 hay không.
Việt Nam sử dụng điểm A1 (hòn Nhạn, đảo Thổ Chu trong Vịnh Thái Lan) và A3, A4 (hòn Tài Lớn, hòn Bông Lang của Côn Đảo, trên Biển Đông) làm điểm chuẩn để vẽ đường cơ sở. Đường cơ sở này đã mở rộng EEZ và thềm lục địa của Việt Nam. Nếu vẽ lại một đường cơ sở khác, chạy theo các điểm trên đất liền hoặc gần bờ hơn, EEZ và thềm lục địa Việt Nam sẽ bị thu hẹp lại. Vậy Việt Nam có nên đòi hỏi hiệu lực đảo cho Côn Đảo (trên Biển Đông) để tiếp tục mở rộng EEZ và thềm lục địa hay không? Việc này có khả thi về mặt luật biển quốc tế không?
Như tôi đã nói, theo tôi, Đảo Côn Đảo hoàn toàn đáp ứng quy chế “đảo” của UNCLOS và được hưởng quy chế EEZ và thềm lục địa mở rộng nếu có thềm lục địa bên ngoài 200 hải lý.
XóaTuy nhiên, có một sự phức tạp từ một khía cạnh khác. Đó là EEZ thuộc Côn Đảo có chồng lấn với EEZ mà Indonesia yêu sách.
Năm 2003 Việt Nam và Indonesia đã phận đáy biển giữa hai nước, nhưng Indonesia không chấp nhận dùng ranh giới cho đáy biển làm ranh giới cho cột nước, và hai bên còn đàm phán phân định cột nước.
Tôi đoán rằng Indonesia viện cớ họ là quốc gia quần đảo cho nên Đảo Laut của họ (phía Bắc Đảo Natuna) phải được 100% hiệu lực, và Việt Nam không phải là quốc gia quần đảo cho nên Côn Đảo không được 100% hiệu lực.
Từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2019, Trung Quốc tổ chức một đợt xâm nhập vào khu vực bãi Tư Chính của Việt Nam. Khi Việt Nam phản đối, họ nói bãi Tư Chính thuộc Trường Sa của họ. Có thể thấy đây là một chiến thuật mới. Họ có thể áp dụng lập luận này cho cả Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn. Ông đánh giá như thế nào về lập luận này trên cơ sở luật pháp quốc tế?
Dương Danh Huy