Từ xưa đến nay, Việt Nam luôn khẳng định khu vực bãi ngầm Tư Chính là chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam.
Gần nhất, tại họp báo thường kỳ chiều 29/2/2024, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc điều tàu hải cảnh hoạt động trong khu vực bãi ngầm Tư Chính, bà Phạm Thu Hằng- Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố: “Bãi ngầm Tư Chính là một phần của thềm lục địa Việt Nam và được xác lập hoàn toàn phù hợp với Công ước Luật Biển Liên Hợp Quốc năm 1982 (UNCLOS 1982). Việt Nam kiên quyết phản đối mọi hành động vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập hoàn toàn phù hợp với Luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982.”
https://www.mofa.gov.vn/vi/tt_baochi/pbnfn/ns240304115002
Bãi Tư Chính hay bãi cạn Tư Chính, bãi ngầm Tư
Chính (tiếng Anh: Vanguard Bank) là một cụm rạn san hô ở phía nam Biển
Đông. Đây là thềm lục địa của Việt Nam đồng thời nằm trong vùng đặc quyền kinh
tế của Việt Nam. Bãi Tư Chính cách đất liền Việt Nam cách bờ biển Vũng Tàu chỉ
có 160 hải lý. Bãi Tư Chính nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ)
200 hải lý của Việt Nam, cách lục địa Trung Quốc khoảng 600 hải lý. Theo quy định
của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982), Việt Nam thiết
lập vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải, hợp với
lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Việt
Nam đồng thời xác định thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển,
tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của
lãnh thổ đất liền cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Dựa trên các quy định này
thì bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam,
được xác định theo đúng các quy định của UNCLOS 1982.
Luật biển Việt Nam tại Điều 15. Vùng đặc quyền kinh tế quy định rõ: “Vùng
đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với
lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.”
Thế nhưng, Theo Tuyên bố của ông Pompeo - Ngoại trưởng Hoa Kỳ ngày 17/3/2020 thì, xin trích: "... Vì vậy Mỹ bác bỏ mọi yêu sách trên biển
của Trung Quốc đối với vùng biển xung quanh Bãi Tư Chính (Vanguard Bank - ngoài
khơi Việt Nam), cụm bãi cạn Luconia (Luconia Shoals - ngoài khơi Malaysia) …”***Hết trích***
Đoạn trích trên có nghĩa là gì?
- Bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) đang thuộc chủ
quyền không thể tranh cãi của Việt Nam, qua tuyên bố của trên của Mỹ đột nhiên
đã biến thành "vùng biển quốc tế", nơi "các quốc gia khác"
cũng có quyền đánh bắt cá và khai thác khí đốt, tức là vùng bãi Tư Chính có
"tranh chấp" ???!!!
Ngoài ra, Tuyên bố của Pompeo khẳng định rằng, “Phán quyết của Tòa
trọng tài (PCA) ngày 12 tháng 7 năm 2016 là quyết định cuối cùng và ràng buộc về
mặt pháp lý với các bên liên quan.” Trong khi đó, chúng ta cũng biết rằng,
trước khi có phán quyết PCA, Philippines cũng liên tục khẳng định “bãi cạn Scarborough
thuộc chủ quyền không tranh cãi của Philippines”. Hồ sơ khởi kiện của Philippines
bao gồm 15 điểm, phán quyết PCA chỉ giải
quyết 7 điểm/15 điểm trong hồ sơ khởi kiện của Philippines.
Phán quyết của PCA tuy bác bỏ “đường chín đoạn” của Trung Quốc nhưng điều khiến
Philippines cùng nhiều chuyên gia trên thế giới bất bình là PCA khẳng định vùng
biển xung quanh bãi cạn Scarborough là vùng biển quốc tế! Trong một phán quyết về quyền đánh cá tại bãi
cạn Scarborough, Tòa phán rằng: “Cả hai nước, Trung Quốc và Philippines đều
có quyền được đánh cá trên ngư trường truyền thống tại bãi Scarborough”.
Bình luận về điểm này, ngài Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á của
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) mỉa mai nhận xét rằng: “Đất
đã bị chiếm đoạt, phải đi kiện để đòi lại, không ngờ bị Tòa xử hai bên cùng
dùng chung !” Thật bi hài. Với phán quyết này, Philippines đã sa vào “cái bẫy”
do Trung Quốc bày đặt ra: Biến vùng không có tranh chấp thành vùng có tranh chấp.
(Xem thêm bài rất hay: PHÁN QUYẾT PCA ĐANG LÀM LỢI CHO CHÍNH ...TRUNG QUỐC!)
Tại bài vào ngày Thứ Năm, 16 tháng 7, 2020 với tiêu đề VÌ SAO VIỆT NAM KHÔNG HOAN NGHÊNH TUYÊN
BỐ CỦA MỸ VỀ BIỂN ĐÔNG?, Google.tienang đã viết:
===
Mấy hôm nay, hầu hết các tờ báo lớn
nhỏ ở Việt Nam đều hoan hỷ đưa tin, đại khái như “Việt Nam hoan nghênh Tuyên bố
của Mỹ về Biển Đông!”, hoặc “Biển Đông: Tuyên bố của Mỹ phù hợp lập trường của
Việt Nam”… Xem hình:
Hầu hết các tờ báo này
đều dẫn lời bà Lê Thị Thu Hằng- Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam song lại
cố tình xuyên tạc, bóp méo quan điểm của bà Hằng. Chúng tôi khẳng định đây là
“cố tình” bởi phát ngôn của bà Hằng trong một bản tin rất ngắn, chỉ có tổng số
305 từ trên Cổng thông tin Bộ Ngoại giao, không hề có chữ nào cho thấy “Việt
Nam hoan nghênh Tuyên bố của Mỹ về Biển Đông!”
Xin xem toàn văn lời phát ngôn của bà Lê Thị Thu Hằng trên Cổng thông tin Bộ Ngoại giao:
http://www.mofahcm.gov.vn/mofa/tt_baochi/pbnfn/ns200715174718
Chúng ta cần lưu ý
đoạn “Việt Nam hoan nghênh
lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và
chia sẻ quan điểm, như đã nêu trong tuyên bố dịp Hội nghị cấp cao ASEAN 36,
rằng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là khuôn khổ pháp lý điều
chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương.”
Tức là Việt Nam hoan
nghênh lập trường của tất cả các nước, chứ không riêng nước Mỹ, NHƯNG lập
trường đó PHẢI PHÙ HỢP VỚI LUẬT PHÁP QUỐC TẾ và chia sẻ quan điểm “như đã nêu
trong tuyên bố dịp Hội nghị cấp cao ASEAN 36, rằng Công ước của Liên hợp quốc
về Luật Biển năm 1982 là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển
và đại dương.” Đọc kỹ đoạn này thì thấy rằng Việt Nam KHÔNG HOAN NGHÊNH
TUYÊN BỐ CỦA MỸ!
Vậy Tại sao Việt Nam KHÔNG
HOAN NGHÊNH TUYÊN BỐ CỦA MỸ?
Có mấy lý do sau đây:
Lý do 1. Tuyên bố của Mỹ xâm hại chủ quyền Việt Nam ở Bãi Tư Chính.
Từ trước tới nay, Việt Nam luôn khẳng định Bãi Tư Chính hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam bởi nó nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của UNCLOS 1982. Và vì nó nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam nên các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển thuộc về Việt Nam. (Theo Điều 55, phần V Công ước Liên hiệp quốc về luật biển)
Thế nhưng nay, trong
Tuyên bố của Mỹ thì, xin trích: "... Vì
vậy Mỹ bác bỏ mọi yêu sách trên biển của Trung Quốc đối với vùng biển xung quanh Bãi Tư Chính (Vanguard Bank - ngoài khơi Việt Nam), cụm bãi
cạn Luconia (Luconia Shoals - ngoài khơi Malaysia), vùng biển thuộc vùng đặc
quyền kinh tế của Brunei và Đảo Natuna Lớn (Natuna Besar - ngoài khơi
Indonesia)”... Hết trích.
Đoạn trích trên có nghĩa
là gì?
- Bãi Tư Chính nằm trong vùng EEZ đang thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của VN, qua tuyên bố của trên của Mỹ đột nhiên đã biến thành "vùng biển quốc tế", nơi "các quốc gia khác" cũng có quyền đánh bắt cá và khai thác khí đốt, tức là vùng bãi Tư Chính có "tranh chấp" ???!!!
Tiếp theo, Tại bài vào ngày Thứ Bảy,
18 tháng 7, 2020 với tiêu đề Cố Nhà báo Nguyễn Đình Quân: PHÁN QUYẾT
CỦA PCA VÀ HỆ LỤY VỚI VIỆT NAM..., Google.tienlang đã viết:
====
Mấy hôm nay, dư luận Việt Nam bất bình sôi sục khi thấy
nhiều tờ báo Việt Nam chỉ vì “phò Mỹ” mà không đếm xỉa đến chủ quyền của Việt
Nam, thậm chí báo chí chính thống Việt Nam dám xuyên tạc, bóp méo, ngược 180 độ
Lời phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam. Xem các bình luận tại
bài VÌ SAO VIỆT NAM KHÔNG HOAN NGHÊNH TUYÊN BỐ CỦA MỸ Ở BIỂN
ĐÔNG?
Bạn đọc của
Google.tienlang phát hiện (ở Đây): "Chỉ ít giờ sau khi Google.tienlang đăng bài này,
TẤT CẢ CÁC BÁO, KỂ CẢ BÁO TIN TỨC, VNEXPRESS.... ĐÃ ĐỀU PHẢI SỬA TÍT, BỎ ĐI TÍT
"VIỆT NAM HOAN NGHÊNH TUYÊN BỐ CỦA MỸ VỀ BIỂN ĐÔNG".
Dù đã phải sửa tít, bỏ
tít "VIỆT NAM HOAN NGHÊNH TUYÊN BỐ CỦA MỸ VỀ BIỂN ĐÔNG", Song
Google.tienlang ngạc nhiên khi thấy nhiều bài báo với nội dung xuyên tạc quan
điểm của Chính phủ Việt Nam vẫn còn hiển thị trên báo. Rất nhiều tờ báo đã đăng
tải những bài viết của ông Vũ Thanh Ca (nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và
khoa học công nghệ, Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam) khi ông này nhấn mạnh
đi nhấn mạnh lại ở rất nhiều tờ báo rằng “Tuyên bố của Mỹ phù hợp lập trường
của Việt Nam”!? Google.tienlang phát hiện, ông Vũ Thanh Ca có quan điểm trở cờ,
lật sử, rửa tội cho Mỹ ngụy từ năm 2015 qua bài Sự tiếp nối chủ quyền
Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Tạp chí Lý
luận Chính trị của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí minh, link bài
Và từ đó đến nay, khi
nói về biển đảo, ông Vũ Thanh Ca luôn coi “bu Mỹ” là chuẩn mực, dù quan điểm
của Mỹ xâm hại chủ quyền Việt Nam. Đó là các bài, ví dụ:
1. Báo Tuổi trẻ có
bài Phán quyết của Tòa Trọng tài: Thuận lợi cho Việt Nam
15/07/2016 10:02 GMT+7
Link
https://tuoitre.vn/phan-quyet-cua-toa-trong-tai-thuan-loi-cho-viet-nam-1136872.htm
2. Báo Pháp luật Thành
phố Hồ Chí Minh, bài Biển Đông: Tuyên bố của Mỹ phù hợp lập trường của
Việt Nam
Thứ Tư, ngày 15/7/2020
- 01:45
Link bài
https://plo.vn/quoc-te/bien-dong-tuyen-bo-cua-my-phu-hop-lap-truong-cua-viet-nam-924153.html
3. Báo Lao động,
bài Tuyên bố của Mỹ về Biển Đông có giá trị pháp lý rất cao
LĐO | 17/07/2020 | 13:10
Link bài
https://laodong.vn/the-gioi/tuyen-bo-cua-my-ve-bien-dong-co-gia-tri-phap-ly-rat-cao-819865.ldo
4. Báo Thanh niên,
bài Từ tuyên bố lập trường của Mỹ đến đồng thuận quốc tế về Biển Đông
17:30 - 16/07/2020
Link
Ở tất cả những bài báo
nói trên, ông Vũ Thanh Ca liên tục nhấn mạnh “Tuyên bố của Mỹ phù hợp lập
trường của Việt Nam”. Dường như ông Vũ Thanh Ca đang cấp tập áp dụng chiêu
truyền thông lừa đảo kiểu “Tăng Sâm giết người”, rằng nói nhiều lần, liên tục thì điều dối
trá sẽ thành “sự thật hiển nhiên”!
Nhà báo Nguyễn Đình Quân của báo Tiền Phong đã bất ngờ ra đi sáng 6/9/2017. Sinh thời, Nhà báo Nguyễn Đình Quân được đồng nghiệp và cộng đồng mạng đánh giá là “cuốn từ điển sống” về biển đảo của Tổ quốc (Xem bài TÂM NGUYỆN CUỐI CÙNG CỦA NHÀ BÁO NGUYỄN ĐÌNH QUÂN GỬI ĐẾN NHỮNG NGƯỜI VIẾT SỬ ). Trước khi ra đi, Nhà báo Nguyễn Đình Quân đã kịp để lại cho đời một Kho tư liệu sống động tại blog của ông, đó là blog Thiềm Thừ. Nhân dịp này, Google.tienlang xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết của Cố Nhà báo Nguyễn Đình Quân vào ngày 14 THÁNG 7/ 2016, chỉ hai ngày sau khi PCA đưa ra phán quyết. Bài của Nhà báo Đình Quân có tiêu đề PHÁN QUYẾT CỦA PCA VÀ HỆ LỤY VỚI VIỆT NAM …
=== Hết trích===
Và cho đến hôm nay, những bài báo của Tác giả Vũ Thanh Ca với nội dung xuyên tạc quan điểm của Chính phủ Việt Nam vẫn chình ình trên những tờ báo đó. Google,tienlang rất ngạc nhiên rằng từ năm 2016 đến nay, đã 8 năm trôi qua, dù Việt Nam có rất nhiều “chuyên gia” về Luật biển, ví dụ như ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới của Chính phủ, như ông Hoàng Ngọc Giao, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển (PLD) thuộc Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), hoặc như ông Vũ Thanh Ca- người mà Google.tienlang đã nói ở trên, không có bất cứ ai lên tiếng chỉ ra những bất lợi của phán quyết PCA cho Việt Nam? Và cũng không có “chuyên gia” nào cũng như bất kỳ nhà báo, tờ báo chính thống nào lên tiếng phản biện lại Tuyên bố của Pompeo-ngoại trưởng Hoa Kỳ ngày 17/3/2020 để bảo vệ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam ở bãi Tư Chính? Và, cũng không có “chuyên gia” nào cũng như bất kỳ nhà báo, tờ báo chính thống nào lên tiếng phản biện lạị quan điểm của Hoa Kỳ về quyền không thể tranh cãi của Việt Nam ở Côn Đảo như Google.tienlang đã chỉ ra tại bài vào ngày Thứ Ba, 29 tháng 8 năm 2023 với tiêu đề VỀ "DIỄN BIẾN HÒA BÌNH" VÀ "CÁCH MẠNG MÀU SẮC": JOE BIDEN THĂM VIỆT NAM VÀ CÁI NGU, CÁI HÈN CỦA BÁO CHÍ VIỆT NAM?
Bùi Ngọc Trâm Anh
Kính mời xem bài liên quan:
1. Fidel Castro: CUBA KHÔNG CẦN NHỮNG MÓN QUÀ CỦA CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC
2. Báo Granma (Cuba)- CHỦ NGHĨA TƯ BẢN KHÔNG BỀN VỮNG ĐỐI VỚI THẾ GIỚI: SỰ THẬT ĐÃ CHỨNG MINH ĐIỀU ĐÓ!
3. Chuyện hài mất dạy trên báo Quốc tế: CHỦ TỊCH CUBA ĐI BIỂU TÌNH CHỐNG CHỦ TỊCH CU BA!
4. Tiếng sét trong đêm dài Mỹ Latinh: TỔNG THỐNG MEXICO ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN CUBA LÀ DI SẢN THẾ GIỚI!
5. NỖ LỰC 'ĐẢO CHÍNH MỀM' HÈN HẠ CỦA MỸ NHẰM PHÁ HOẠI CÁCH MẠNG CUBA ĐÃ THẤT BẠI THẢM HẠI
7. BÀI HỌC NÀO RÚT RA CHO VIỆT NAM TỪ SỰ KIỆN 'BIỂU TÌNH' Ở CUBA?
10. Báo Thổ Nhĩ Kỳ: ZELENSKY ĐÃ THÚ NHẬN THUA VÀ RÚT LUI
11. Báo Granma (Cuba): CUBA KIÊN CƯỜNG ĐỨNG VỮNG TRƯỚC CÁI GỌI LÀ ‘THÚC ĐẨY DÂN CHỦ’, THỰC CHẤT LÀ "CÁCH MẠNG MÀU SẮC", LÀ HOẠT ĐỘNG LẬT ĐỔ CỦA HOA KỲ
Tôi thấy bài này:
Trả lờiXóaThứ Hai, 18 tháng 7, 2016 PHÁN QUYẾT PCA ĐANG LÀM LỢI CHO CHÍNH ...TRUNG QUỐC!
https://googletienlang2014.blogspot.com/2016/07/phan-quyet-pca-ang-lam-loi-cho-chinh.html
tuy đăng cách đây đã 8 năm nhưng đến nay vẫn nguyên tính thời sự.
Đề nghị Google.tienlang đăng lại bài này.
Bài này cũng rất hay nhưng trong bài hôm nay, Google.tienlang không nhắc tới:
Trả lờiXóaChủ Nhật, 19 tháng 7, 2020
Cuối tuần: BIỂN ĐẢO VÀ NGỤ NGÔN NĂM 2020
https://googletienlang2014.blogspot.com/2020/07/cuoi-tuan-bien-ao-va-ngu-ngon-nam-2020.html
Trích:
Với đa số bạn đọc phổ thông của Google.tienlang, kể cả các nhà báo trẻ hoặc cán bộ ở các cơ quan nhà nước đều là những người không được đào tạo chuyên ngành về luật pháp quốc tế. Vậy nên các bài báo dài lê thê của các vị giáo sư- Tiến sĩ với trích dẫn các điều lọ điều chai của Công ước này công ước khác luôn gây tâm lý ngại ngùng tìm hiểu trong bạn đọc. Mà cũng đúng thôi, các phân tích chuyên sâu xin để dành cho các nhà nghiên cứu chuyên sâu, nên đăng ở các tạp chí chuyên ngành. Còn các tờ báo là cơ quan truyền thông đại chúng, theo Lời dạy của Bác Hồ- Thầy của các người thầy của báo chí Cánh mạng Việt Nam, thì yêu cầu đầu tiên phải là ngắn gọn, súc tích, phổ thông, đại chúng.
Với suy nghĩ này, Google.tienlang xin cảm ơn và trân trọng giới thiệu bài “BIỂN ĐẢO VÀ NGỤ NGÔN NĂM 2020” dưới đây của bác Cộng tác viên Trường Minh.
******
1. Ngụ ngôn về chuyện “vinh danh” ngụy chết ở Hoàng Sa của Đặng Ngọc Tùng
Đến tận bây giờ vẫn chưa có ai trả lời cho ông Lê Văn Thự câu hỏi: Có phải 74 lính VNCH chết ở Hoàng Sa năm 1974 do Trung Quốc bắn hay do chính đồng đội VNCH bắn từ tàu HQ5?
Mà cho dù 74 người lính ngụy này chết dưới họng súng của Trung Quốc vì giữ Hoàng Sa chăng nữa thì cũng không thể thể vinh danh.
Cái quan trọng nhất cần xem xét là: Họ giữ Hoàng Sa cho ai?
Ví dụ đơn giản: Một nhà kia một hôm có kẻ cướp tấn công. Anh con trai ông chủ nhà tiếp tay cho kẻ cướp, chống lại bố mẹ và được tên kẻ cướp trả tiền. Anh con ông chủ nhà tiếp tục được tên cướp thuê trông coi một căn nhà đã cướp được. Một hôm, một tên cướp khác đến cướp căn nhà này, giết anh con trai ông chủ cũ của căn nhà.
Vậy anh con trai kia có đáng vinh danh hay không?
2. Ngụ ngôn về con hổ con sói vờn nhau trên Biển Đông (nhân Tuyên bố của Pompeo ngày 13/7/2020)
Một bác nông dân tên Việt ở làng Tư Chính- một vùng quê hẻo lánh được thừa hưởng từ tổ tiên một căn nhà cấp 4, diện tích có chục mét vuông cùng khoảng sân vườn 3 sào. Thời xưa, đất cát nông thôn chưa có giá trị nên bác nông dân yên ổn làm ăn. Rồi cơ chế thị trường ập đến. Đô thị mở rộng. Nhiều thương lái đã đến dạm hỏi chuyển nhượng khu đất nhưng bác nông dân vẫn muốn giữ lại gia sản tổ tiên.
Một hôm, có tên đại ca đầu gấu (tạm gọi là đầu gấu 1, hay nhóm Con hổ) dẫn một nhóm xăm trổ đến khu đất của bác nông dân, tuyên bố, từ nay khu đất này thuộc về đại ca (tạm gọi là đầu gấu 1, hay nhóm Con hổ). Tranh cãi xảy ra. Bác nông dân được sự ủng hộ của dân làng.
Vài hôm sau, có một đại ca đầu gấu từ làng bên cạnh (tạm gọi là đầu gấu 2, hay nhóm Con sói) lại dẫn một dàn đệ tử săm trổ đến, chửi mắng đầu gấu 1 thậm tệ, rằng “mày là tên vô học, ỷ mạnh hiếp yếu”, rằng “chả có ai thừa nhận đòi hỏi chủ quyền vô lý của mày”… Dân làng vỗ tay đôm đốp!
XóaĐại ca 2 dõng dạc tuyên bố: -Tao bác bỏ toàn bộ yêu sách của Đại ca 1 về việc đòi chủ quyền toàn bộ nhà cửa và khu vườn. Từ nay, toàn bộ khu vườn 3 sào này thuộc về… cộng đồng, ai cũng có quyền sử dụng!
Đại ca 1 tiu nghỉu bỏ đi.
Tối đó, người ta bắt gặp Đại ca 1 và Đại ca 2 chén chú chén anh trong một nhà hàng trên phố!
- May quá! Thằng nông dân kia rắn mặt lại được dân làng bảo vệ! Nếu không có bác thì chả bao giờ em thò được chân vào khu vườn!- Đại ca 1 xun xoe.
- Chuyện! Chú bì sao được với anh! Hai trăm năm nay anh mày là Đại ca của các Đại ca, “Can thiệp” là nghề của anh mà lị!, - Đại ca 2 phấn khích!
Rồi hai đại ca ôm nhau, cụng bia côm cốp!
Đại ca 2 tiếp tục kể công:
- Năm 16 (2016), nếu không có anh mày đạo diễn vụ phiên tòa (Tòa PCA) thì chú mày có cắm chân vào khu vườn của lão nông làng Phil hay không?
Đại ca 1: Em cảm tạ cao kiến của Đại ca! Chả phải dùng đao búa mà cả 2 ta đều “win- win”!
Đại ca 2: Dưng mày phải bồi thường cho anh vì phải nghe chửi! Tên nông dân làng Phil đó đến nay vẫn ấm ức chửi anh. Hắn chửi: “Tôi sẽ không bao giờ thắng được Đầu gấu 1. Trong khi ông Đầu gấu 2 luôn đứng sau thúc đẩy tôi… Ông Đầu gấu 2 nghĩ người làng Phil là giun dế? Vậy thì tôi muốn nói các anh đại ca 2 cứ đem đao búa, giáo mác, súng ống đến đây! Hãy nổ phát súng đầu tiên và chúng tôi sẽ đứng sau các anh. Nào, hãy chiến đấu nào!" – Lão nông làng Phil nói!
Đại ca 1: Anh yên tâm đê! Nó chửi thì nó nghe thui! Có chi mà xoắn!
Cả hai đại ca lại cười ha hả, cụng ly côm cốp!
Như sực nhớ điều gì, Đại ca 1 hỏi Đại ca 2: - À này, sao anh không "quốc hữu hóa", à quên "cộng đồng hóa" cái căn nhà cấp 4 của thằng nông dân Việt luôn thể?
- Mày ngu! Làm thế lòi đuôi ăn cướp à?, đại ca 2 giảng giải. Để người ta còn con đường sống ngắc ngoải chớ! Cái nhà giàn DK đó từ nay không còn khu vườn xung quanh thì cũng vô dụng thôi!!!
- Vầng, anh dạy chí phải!
Trường Minh- Cộng tác viên Google.tienlang, sáng tác
Bài này tuy ngắn nhưng lập luận rất chặt chẽ, thuyết phục:
Trả lờiXóaThứ Bảy, 25 tháng 7, 2020
Google.tienlang xin "cầm tay chỉ việc" cho báo chí: TẠI SAO VN KHÔNG HOAN NGHÊNH TUYÊN BỐ POMPEO?
https://googletienlang2014.blogspot.com/2020/07/googletienlang-xin-cam-tay-chi-viec-cho.html
Không cần phân tích dài dòng văn tự, Google.tienlang mạnh dạn "cầm tay chỉ việc" cho báo chí Việt Nam, hãy tự vắt tay lên trán mà ngẫm xem, Vì sao những bài báo với tít "Việt Nam hoan nghênh tuyên bố của Mỹ về Biển Đông" đã phải gỡ bỏ, thay tít khác?
Khổ, thậm chí báo Tin tức của Thông tấn xã Việt Nam cũng đã phải thay tít:
Bạn đọc của Google.tienlang, bác Bác Người Việt từ Hoa Kỳ có những câu hỏi rất hay:
----
"Người Việt từ Hoa Kỳ 03:26 25 tháng 7, 2020
Không thấy báo nào phân tích để trả lời cho câu hỏi:
1. Phán quyết PCA có gì bất lợi cho VN?
2. Vì sao đến nay VN vẫn chưa đưa ra tuyên bố về Nội dung phán quyết PCA?
3. Vì sao Phil chửi Mỹ về phán quyết PCA?
4. Vì sao đến nay mà Phil vẫn chưa thèm trả cả triệu đô phí luật sư?
Tại sao Phil nói chính Mỹ (chứ không phải Phil) cần trả triệu đô phí luật sư?"
----
Google.tienlang tin rằng, Trả lời được những câu hỏi trên, chắc chắn sẽ sáng tỏ nhiều điều! Trước tiên là điều mà báo chí và cộng đồng mạng trong và ngoài nước quan tâm mấy ngày gần đây: Mỹ đang diễu võ dương oai trên Biển Đông để làm gì? Và Vì sao Thượng tướng Võ Tiến Trung phản đối cả MỸ, cả Trung Quốc "diễu võ dương oai" ở BIỂN ĐÔNG...?
Hoàng Minh Tâm
Tờ Rappler Philippines gần đây (năm 2018) còn dẫn lời cựu Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết trong vụ kiện lịch sử này, đến nay chính quyền Philippines vẫn khất nợ luật sư nước ngoài số tiền gần 1 triệu USD. Văn phòng luật sư Mỹ có liên quan vụ kiện cho biết nếu buộc phải bất đắc dĩ thì sẽ áp dụng biện pháp pháp lý để lấy lại số tiền này.
Trả lờiXóaCuối tháng 5 năm nay, tại phiên điều trần của Quốc hội, Ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano cũng xác nhận Philippines còn chưa thanh toán hết chi phí pháp lý của vụ kiện.
Ông Alan Peter Cayetano cho rằng việc này là "sai lầm" của chính quyền cựu Tổng thống Benigno Aquino. Ông nói: "Chính quyền tiền nhiệm không chi trả chi phí luật sư theo yêu cầu của đối phương, cho nên họ có thể sẽ kiện chính quyền hiện tại, chúng tôi đang nỗ lực giải quyết vấn đề này".
Cựu Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario thì cho rằng chính quyền Philippines của Tổng thống đương nhiệm Rodrigo Duterte vào năm 2016 từng cam kết thanh toán khoản tiền này, nhưng đến nay vẫn chưa làm được.
Ông Albert del Rosario nói: "Ông ấy từng nói Philippines đã giành chiến thắng trong vụ kiện này. Ông ấy sẽ lập tức thanh toán tiền cho luật sư. Nhưng theo tôi được biết, đến nay còn chưa thanh toán. Số tiền hoàn toàn không lớn, không đến 1 triệu USD".
Khi trả lời phỏng vấn báo chí, ông Albert del Rosario đã nhớ lại vụ kiện này, cho biết khi Philippines thắng kiện, ông cho rằng tất cả mọi người dân đều nên cảm thấy vui mừng vì việc này, nhưng ông lại ngạc nhiên phát hiện ra rằng chính phủ Philippines (của Tổng thống Rodrigo Duterte) hoàn toàn không vui, "sau đó mới biết là do nhà cầm quyền Philippines lo ngại điều này sẽ gây tức giận cho Trung Quốc".
Trong vụ kiện đó, Philippines đã tổ chức một phái đoàn luật sư quy mô lớn, bao gồm các luật sư đến từ các nước như Mỹ, Anh.
Trong đó có một đối tác lâu năm đến từ văn phòng luật sư Foley Hoag, Mỹ, đó là ông Paul S. Reichler năm nay đã 70 tuổi, một nhân vật quan trọng trong đoàn hỗ trợ pháp lý này. Ông từng nhiều lần trợ giúp "nước nhỏ chống lại nước lớn" trong các vụ kiện trọng tài quốc tế.
Khi đó, tờ Thời báo New York Mỹ tiết lộ, ông Albert del Rosario khi đó đã đi tìm những luật sư không e ngại Trung Quốc, cuối cùng đã tiến cử luật sư Paul S. Reichler cho Tổng thống Philippines lúc đó là Benigno Aquino. Sau đó, ông Paul S. Reichler đã làm cố vấn pháp lý hàng đầu trong vụ kiện.
Ngày 18/7 vừa qua, tờ Rappler đã đề nghị luật sư Paul S. Reichler xác nhận vấn đề chính quyền Philippines khất nợ, nhưng luật sư này đã từ chối tiết lộ thông tin.
Tuy nhiên, Paul S. Reichler còn cho biết "là biện pháp cuối cùng, chúng tôi sẽ buộc phải áp dụng hành động pháp lý để thu tiền nợ của khách hàng". Ông cho biết, trong hơn 40 năm hành nghề, từng có 2 lần như vậy, lần trước xảy ra hơn 10 năm trước. Số tiền nợ lần này 1 triệu USD là số liền không đáng kể.
Tháng 7/2016, người phát ngôn của cựu Tổng thống Philippines Benigno Aquino là Rigoberto Tiglao cho biết Philippines đã chi tổng cộng 30 triệu USD để mời luật sư cho vụ kiện trọng tài Biển Đông.
Có điều, Rigoberto Tiglao đưa ra một quan điểm rất lạ khi cho rằng Mỹ nên trả khoản tiền này cho Philippines, bởi vì vụ kiện này đã "tạo cớ" cho Mỹ can dự vào vấn đề Biển Đông.
Ngoài ra, trong vụ kiện này, thư ký Tòa trọng tài thường trực từng 3 lần yêu cầu Trung Quốc và Philippines chi trả số tiền thù lao cho 5 trọng tài viên và tiền thuê nhà, duy trì vận hành bình thường của Tòa trọng tài.
Do không chấp nhận, không tham gia vụ kiện, Trung Quốc đã không chi trả bất cứ khoản tiền nào.
U.S. urged to reimburse Philippines over South China Sea arbitration case -Mỹ hối thúc Philippines bồi thường vụ kiện Biển Đông
Trả lờiXóahttp://www.xinhuanet.com/english/2016-07/15/c_135515485.htm
Nguồn: Tân Hoa Xã 2016-07-15 14:24:22 Hơn
MANILA, ngày 15 tháng 7 (Tân Hoa Xã) – Hoa Kỳ nên hoàn trả cho Philippines các khoản phí và chi phí pháp lý trong việc đệ đơn kiện Trung Quốc lên trọng tài Biển Đông , một nhà báo Philippines cho biết hôm thứ Sáu.
Rigoberto Tiglao, một nhà báo thường xuyên viết bài cho tờ nhật báo địa phương tiếng Anh The Manila Times, cho biết Mỹ đã phải vò đầu bứt tai để kiếm cớ can thiệp vào vấn đề Biển Đông.
Ông nói thêm : “Họ (Mỹ) không có yêu sách nào trong khu vực và thậm chí họ còn chưa phê chuẩn UNCLOS ( Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển)”.
Ông cho rằng vụ việc do chính phủ cũ của Philippines đơn phương khởi xướng giờ đây đã mang lại cho Mỹ những gì họ mong muốn nên nước này phải hoàn trả cho Philippines.
Tiglao lưu ý rằng ông đã được thông báo rằng nước này đã chi 30 triệu đô la Mỹ “cho các khoản phí và chi phí pháp lý của 8 luật sư quốc tế hàng đầu và nhân viên của họ đã chuẩn bị vụ kiện chống lại Trung Quốc của chúng tôi”.
"Họ (các luật sư) đã cố gắng thuyết phục PCA (Tòa án Trọng tài Thường trực ở The Hague) xác định lại ý nghĩa tiêu chuẩn của 'trọng tài', trong nhiều thế kỷ đã được định nghĩa là thủ tục trong đó hai bên đồng ý với bên thứ ba để giải quyết. tranh chấp của họ. Giờ đây, có vẻ như 'trọng tài' có thể là phương thức phân xử đơn phương," ông nói.
Tòa án xử lý vụ việc đã đưa ra phán quyết cuối cùng vào thứ Ba, trong bối cảnh toàn cầu đồng thanh rằng hội đồng xét xử không có thẩm quyền và quyết định của họ đương nhiên là vô hiệu.
Phán quyết hoàn toàn đứng về phía những tuyên bố đơn phương do chính quyền của cựu Tổng thống Philippines Benigno S. Aquino III đệ trình, mà trong mắt nhiều nhà quan sát, là một sự nhạo báng công lý.
Trung Quốc đã từ chối tham gia tố tụng và nhắc lại rằng tòa trọng tài không có thẩm quyền đối với vụ việc về bản chất liên quan đến chủ quyền lãnh thổ và phân định biển.
Trung Quốc cũng cho biết sẽ tiếp tục nỗ lực giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông với các bên liên quan trực tiếp thông qua đàm phán và tham vấn trên cơ sở tôn trọng sự thật lịch sử và phù hợp với luật pháp quốc tế.
Tôi nhất trí với bác Phùng Văn Nghĩa v/v đăng lại bài PCA làm lợi cho Trung Quốc
Trả lờiXóa---
Phùng Văn Nghĩalúc 07:49 4 tháng 4, 2024
Tôi thấy bài này:
Thứ Hai, 18 tháng 7, 2016 PHÁN QUYẾT PCA ĐANG LÀM LỢI CHO CHÍNH ...TRUNG QUỐC!
https://googletienlang2014.blogspot.com/2016/07/phan-quyet-pca-ang-lam-loi-cho-chinh.html
tuy đăng cách đây đã 8 năm nhưng đến nay vẫn nguyên tính thời sự.
Đề nghị Google.tienlang đăng lại bài này.
---
Bài này hay vì nó đúng với thực tế: PCA làm lợi cho cả Trung Quốc và Mỹ cùng các nước lớn nói chung.
Thực ra chính Mỹ đạo diễn cho PCA, cũng tương tự như Mỹ giật dây cho ICC ra cái lệnh bắt Putin mà thôi.
'Let's Bomb Everything': Philippines President Duterte Urges U.S. To Declare War on China -'Hãy ném bom mọi thứ': Tổng thống Philippines Duterte kêu gọi Mỹ tuyên chiến với Trung Quốc
Trả lờiXóaĐược xuất bản ngày 09 tháng 7 năm 2019 lúc 7:16 sáng EDT
https://www.newsweek.com/lets-bomb-everything-philippines-president-rodrigo-duterte-urges-u-s-declare-war-china-1448223
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte một lần nữa thể hiện phong cách ngoại giao toàn cầu độc đáo của mình hôm thứ Hai, kêu gọi Mỹ tuyên chiến với Trung Quốc vì căng thẳng ở Biển Đông.
Nhà lãnh đạo mạnh mẽ kêu gọi Washington triển khai Hạm đội 7 của Mỹ – khoảng 70 đến 80 tàu và tàu ngầm – tới Biển Đông để đẩy Trung Quốc ra khỏi khu vực tranh chấp.
Philippines là một trong năm quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông chồng lấn với Bắc Kinh. Khu vực này có ngư trường phong phú, các tuyến hàng hải quan trọng và tài nguyên thiên nhiên tiềm năng, nhưng Trung Quốc đã bác bỏ các yêu sách cạnh tranh và thực thi quyền kiểm soát ở đó bằng cách xây dựng mạng lưới căn cứ quân sự trên các bãi cạn và rạn san hô nhân tạo hoặc mở rộng.
Mỹ đã nhiều lần lên án sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Các chỉ huy Mỹ thường xuyên cử tàu chiến và máy bay tham gia các hoạt động “tự do hàng hải” và hàng không nhằm gây áp lực lên Bắc Kinh và khẳng định niềm tin của Washington rằng khu vực này cấu thành vùng biển quốc tế.
Tuy nhiên, ông Duterte nói với các phóng viên hôm thứ Hai rằng các biện pháp như vậy là chưa đủ và nếu Mỹ muốn Trung Quốc rời khỏi Biển Đông, ông sẽ sẵn sàng giúp đỡ.
Theo Business Insider , ông Duterte nói: “Tôi có một đề xuất. “Nếu Mỹ muốn Trung Quốc rời đi, và tôi không thể bắt họ…tôi muốn toàn bộ Hạm đội 7 của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ có mặt ở đó.”
“Khi họ vào Biển Đông, tôi sẽ vào”, ông nói. "Tôi sẽ đi cùng người Mỹ đến đó trước. Sau đó tôi sẽ nói với người Mỹ, 'Được rồi, hãy ném bom mọi thứ.'"
Bài phát biểu mang tính kích động của Duterte là bài phát biểu thứ hai trong ba ngày của ông, sau khi ông cũng đánh trống tuyên chiến vào thứ Sáu. Trong bài phát biểu đánh dấu lễ khai trương nhà máy chế biến gạo ở Alangalang trên đảo miền trung Leyte, tổng thống nói rằng Mỹ luôn "thúc ép, kích thích chúng tôi" tiến tới chiến tranh với Bắc Kinh, "biến tôi thành mồi nhử", theo Philippine. Người hỏi hàng ngày .
"Bạn nghĩ người Philippines là gì, giun đất?" anh ấy hỏi. "Bây giờ, tôi nói, các bạn hãy mang máy bay, thuyền của các bạn đến Biển Đông. Bắn phát súng đầu tiên, và chúng tôi ở ngay phía sau các bạn. Hãy tiếp tục, hãy chiến đấu."
Mỹ và Philippines có thỏa thuận phòng thủ chung, nhưng một số nhà lập pháp Philippines đã cảnh báo rằng nước này có thể bị lôi kéo vào một cuộc chiến với Trung Quốc trái với mong muốn của họ. Về phần mình, ông Duterte tỏ ra nghi ngờ về việc Washington có sẵn lòng hỗ trợ Manila trong trường hợp xảy ra xung đột hay không.
"Mỹ đã nói, 'Chúng tôi sẽ bảo vệ bạn. Chúng tôi sẽ - tôi chắc chắn rằng lưng của bạn sẽ được bảo vệ'," ông nói vào tháng 3 . "Nhưng vấn đề ở đây là... bất kỳ lời tuyên chiến nào cũng sẽ được Quốc hội thông qua. Bạn biết Quốc hội Mỹ ngu ngốc đến thế nào rồi đấy."
Căng thẳng giữa Bắc Kinh và Manila đặc biệt tăng cao trong những tuần gần đây sau vụ chìm một tàu đánh cá Philippines hồi tháng 6, khiến 22 ngư dân trôi dạt trên Biển Đông gần dãy núi Reed Bank.
Một tàu Trung Quốc bỏ trốn khỏi hiện trường đã bị đổ lỗi cho vụ việc. Một tàu Việt Nam đi qua cuối cùng đã cứu được các thủy thủ mắc kẹt.
Duterte dares US: Declare war on China and we will join you - Duterte thách Mỹ: Tuyên chiến với Trung Quốc và chúng tôi sẽ tham gia cùng bạn
Trả lờiXóa05:14 Sáng ngày 07 tháng 7 năm 2019
https://globalnation.inquirer.net/177616/duterte-dares-us-declare-war-on-china-and-we-will-join-you
“Bây giờ tôi nói, các bạn hãy mang máy bay, thuyền của các bạn tới Biển Đông. Hãy bắn phát súng đầu tiên và chúng tôi sẽ ở ngay phía sau bạn. Tiến lên, chúng ta hãy chiến đấu. . . Chúng ta có hiệp ước RP-US, vì vậy chúng ta hãy tôn trọng nó. Bạn có muốn rắc rối không? Được rồi, hãy làm thôi”,
Tổng thống Duterte
MANILA, Philippines – Trong một lời chỉ trích khác chống lại Hoa Kỳ và những người chỉ trích cách ông xử lý tranh chấp hàng hải giữa Manila và Bắc Kinh, Tổng thống Rodrigo Duterte đã thách thức Washington tuyên chiến với Trung Quốc.
Ông chỉ trích những người chỉ trích mình, đặc biệt là Phó Thẩm phán cấp cao của Tòa án Tối cao Antonio Carpio, cựu Ngoại trưởng Albert del Rosario và cựu Thanh tra viên Conchita Carpio Morales vì đã chỉ trích chính sách Trung Quốc của ông.
Không có fan của Obama
“Nếu chiến tranh nổ ra, tôi sẽ lôi họ ra ngoài,” ông nói trong bài phát biểu vào tối thứ Sáu tại lễ khai trương Trung tâm chế biến gạo Chen Yi Agventures (CYA-RPC) tại thị trấn Alangalang, tỉnh Leyte.
Tổng thống đã chỉ trích Hoa Kỳ, đặc biệt là cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, vì đã chỉ trích cuộc chiến chống ma túy đẫm máu của ông. Khi nhậm chức vào năm 2016, ông tuyên bố sẽ rời xa ảnh hưởng của Mỹ và sẽ tăng cường quan hệ với Trung Quốc.
Sau đó, ông gạt phán quyết tháng 7 năm 2016 của tòa án trọng tài quốc tế vô hiệu hóa các yêu sách mở rộng của Trung Quốc đối với Biển Đông nhằm hâm nóng mối quan hệ giữa Manila và Bắc Kinh nhằm nhận được thêm viện trợ và đầu tư của Trung Quốc. Philippines thách thức Trung Quốc vào năm 2013.
Biển Đông là một trong những điểm nóng trong quan hệ Mỹ-Trung, bao gồm chiến tranh thương mại, lệnh trừng phạt của Mỹ và Đài Loan.
Trong quá khứ, Trung Quốc và Mỹ đã nhiều lần tranh cãi gay gắt về điều mà Washington cho là việc Bắc Kinh quân sự hóa tuyến đường thủy chiến lược bằng cách xây dựng các cơ sở quân sự trên các đảo và rạn san hô nhân tạo. Lầu Năm Góc gần đây tuyên bố rằng Trung Quốc đã bắn thử tên lửa từ các đảo gần đây, nhưng điều này đã bị Bắc Kinh phủ nhận.
Các tàu Hải quân Hoa Kỳ cũng định kỳ đi qua Biển Đông với mục đích thực hiện “tự do hàng hải” nhằm ngăn cản Trung Quốc.
“Chúng ta không bao giờ có thể thắng trong cuộc chiến với Trung Quốc. Nhưng tôi hy vọng Trung Quốc sẽ không làm quá mọi chuyện”, Tổng thống Duterte nói trong bài phát biểu.
“Luôn có nước Mỹ thúc ép, kích động chúng tôi… biến tôi thành mồi nhử. Bạn nghĩ người Philippines là gì, giun đất?” anh ấy nói.
“Bây giờ tôi nói, các bạn hãy mang máy bay, thuyền của các bạn tới Biển Đông. Hãy bắn phát súng đầu tiên và chúng tôi sẽ ở ngay phía sau bạn. Hãy tiếp tục, hãy chiến đấu,” anh nói. “Chúng ta có hiệp ước RP-US, vì vậy chúng ta hãy tôn trọng nó. Bạn có muốn rắc rối không? Được rồi, hãy làm điều đó.”
Tổng thống đang đề cập đến Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philippines, mà một số nhà phê bình cho rằng nước này nên áp dụng đặc biệt để ngăn chặn sự xâm lấn của Trung Quốc vào Biển Tây Philippines, vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 370 km của đất nước.
Mục tiêu đầu tiên của Palawan
Tuy nhiên, ông cho rằng Philippines sẽ phải chịu thiệt hại nếu chiến tranh nổ ra trên Biển Đông. Tổng thống cho biết tỉnh Palawan sẽ là nơi bị ảnh hưởng đầu tiên vì nằm đối diện với đường thủy.
“Tôi không định ra lệnh cho binh lính của mình đi đến miệng địa ngục để chết mà không chiến đấu. Tôi không thể làm điều đó,” anh nói.
“Ồ, chúng tôi nghèo. Có lẽ nếu tôi là Tổng thống và có 20 năm (để phục vụ), ở Philippines, chúng tôi sẽ có 5 tên lửa hành trình cộng với một khẩu pháo ở mỗi barangay”, ông nói.
Tổng thống bị chỉ trích vì tỏ ra hung hăng với các nước phương Tây, gần đây đe dọa tuyên chiến với Canada về việc rác thải Canada được vận chuyển tới Philippines nhưng lại nhẹ nhàng nói về hành động của Trung Quốc ở Biển Tây Philippines.
Tháng trước, anh lại bị chỉ trích vì diễn kịch về vụ chìm một tàu đánh cá Philippines sau khi bị tàu Trung Quốc đâm phải, khiến 22 thuyền viên Philippines phải vật lộn để sống sót dưới nước trong nhiều giờ trước khi họ được cứu.
XóaTổng thống mô tả vụ việc chỉ là một tai nạn hàng hải nhỏ và một lần nữa nói rằng ông sẽ không gây chiến với Trung Quốc vì vấn đề này.
“Bây giờ tôi nói, các bạn hãy mang máy bay, thuyền của các bạn tới Biển Đông. Hãy bắn phát súng đầu tiên và chúng tôi sẽ ở ngay phía sau bạn. Tiến lên, chúng ta hãy chiến đấu. . . Chúng ta có hiệp ước RP-US, vì vậy chúng ta hãy tôn trọng nó. Bạn có muốn rắc rối không? Được rồi, hãy làm thôi”,- Tổng thống Duterte.
Biển Đông là một trong những điểm nóng trong quan hệ Mỹ-Trung, bao gồm chiến tranh thương mại, lệnh trừng phạt của Mỹ và Đài Loan.
Trong quá khứ, Trung Quốc và Mỹ đã nhiều lần tranh cãi gay gắt về điều mà Washington cho là việc Bắc Kinh quân sự hóa tuyến đường thủy chiến lược bằng cách xây dựng các cơ sở quân sự trên các đảo và rạn san hô nhân tạo. Lầu Năm Góc gần đây tuyên bố rằng Trung Quốc đã bắn thử tên lửa từ các đảo gần đây, nhưng điều này đã bị Bắc Kinh phủ nhận.
Các tàu Hải quân Hoa Kỳ cũng định kỳ đi qua Biển Đông với mục đích thực hiện “tự do hàng hải” nhằm ngăn cản Trung Quốc.
“Chúng ta không bao giờ có thể thắng trong cuộc chiến với Trung Quốc. Nhưng tôi hy vọng Trung Quốc sẽ không làm quá mọi chuyện”, Tổng thống Duterte nói trong bài phát biểu.
“Luôn có nước Mỹ thúc ép, kích động chúng tôi… biến tôi thành mồi nhử. Bạn nghĩ người Philippines là gì, giun đất?” anh ấy nói.
“Bây giờ tôi nói, các bạn hãy mang máy bay, thuyền của các bạn tới Biển Đông. Hãy bắn phát súng đầu tiên và chúng tôi sẽ ở ngay phía sau bạn. Hãy tiếp tục, hãy chiến đấu,” anh nói. “Chúng ta có hiệp ước RP-US, vì vậy chúng ta hãy tôn trọng nó. Bạn có muốn rắc rối không? Được rồi, hãy làm điều đó.”
Tổng thống đang đề cập đến Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philippines, mà một số nhà phê bình cho rằng nước này nên áp dụng đặc biệt để ngăn chặn sự xâm lấn của Trung Quốc vào Biển Tây Philippines, vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 370 km của đất nước.
Mục tiêu đầu tiên của Palawan
Tuy nhiên, ông cho rằng Philippines sẽ phải chịu thiệt hại nếu chiến tranh nổ ra trên Biển Đông. Tổng thống cho biết tỉnh Palawan sẽ là nơi bị ảnh hưởng đầu tiên vì nằm đối diện với đường thủy.
“Tôi không định ra lệnh cho binh lính của mình đi đến miệng địa ngục để chết mà không chiến đấu. Tôi không thể làm điều đó,” anh nói.
“Ồ, chúng tôi nghèo. Có lẽ nếu tôi là Tổng thống và có 20 năm (để phục vụ), ở Philippines, chúng tôi sẽ có 5 tên lửa hành trình cộng với một khẩu pháo ở mỗi barangay”, ông nói.
Tổng thống bị chỉ trích vì tỏ ra hung hăng với các nước phương Tây, gần đây đe dọa tuyên chiến với Canada về việc rác thải Canada được vận chuyển tới Philippines nhưng lại nhẹ nhàng nói về hành động của Trung Quốc ở Biển Tây Philippines.
Tháng trước, anh lại bị chỉ trích vì diễn kịch về vụ chìm một tàu đánh cá Philippines sau khi bị tàu Trung Quốc đâm phải, khiến 22 thuyền viên Philippines phải vật lộn để sống sót dưới nước trong nhiều giờ trước khi họ được cứu.
Tổng thống mô tả vụ việc chỉ là một tai nạn hàng hải nhỏ và một lần nữa nói rằng ông sẽ không gây chiến với Trung Quốc vì vấn đề này.
Khi ông tiết lộ rằng ông và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đạt được “thỏa thuận miệng” cho phép ngư dân Trung Quốc đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, những người chỉ trích, bao gồm cả Carpio, một lần nữa lên tiếng phản đối rằng ông đã vi phạm điều khoản hiến pháp quy định về tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. vùng biển dành riêng cho người Philippines.