Lời dẫn mới, ngày 26/4/2024: Đến bây giờ, một số cơ quan báo chí Việt Nam khi đưa tin, bình luận về cuộc chiến Ukraina vẫn theo cách nước đôi do không hiểu bản chất cuộc chiến này là do Mỹ gây ra từ cuộc cách mạng màu sắc Maidan 2014, điều mà Google.tienlang đã viết trong bài vào Thứ Sáu, 16 tháng 4, 2021 với tiêu đề Các nhà báo Việt Nam nên biết: NGUYÊN NHÂN QUAN HỆ NGA- UKRAINA ĐANG NÓNG LÊN LÀ DO UKRAINA CHỦ TRƯƠNG ĐẢO NGƯỢC LỊCH SỬ, QUYẾT LÀM TAY SAI CHO MỸ!
Việc Mỹ làm cách mạng màu sắc Maidan 2014, thực chất là cuộc đảo chính lật đổ một tổng thống hợp pháp rồi lập ra cái chế độ bù nhìn, con rối - puppet Kiev đã được cả thế giới đều biết và công khai nói ra, ví dụ như ông Fico, Thủ tướng Slovakia qua bài Báo Slovakia: THỦ TƯỚNG ROBERT FICO KHẲNG ĐỊNH, ‘CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ CÙNG PHƯƠNG TÂY BẮT NGA PHẢI QUỲ GỐI LÀ SAI LẦM’, hoặc người Thuỵ Điển nói ra qua bài Báo Thuỵ Điển, Nhân 10 năm Maidan: CUỘC CÁCH MẠNG MÀU EUROMAIDAN 2014 DO MỸ ĐẠO DIỄN LÀ KHỞI NGUỒN CUỘC XUNG ĐỘT Ở UKRAINA HIỆN NAY.
Lý do thứ hai, là đến bây giờ báo chí Việt Nam vẫn chưa biết rằng Mỹ thông qua bàn tay USAID (được đặt tên một cách mỹ miều là Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ) đang muốn làm thêm một Maidan nữa ở Tbilisi, thủ đô Gruzia mà Google.tienlang đã nói trong nhiều bài, ví dụ bài gần nhất là bài Về Luật minh bạch Gruzia:THỦ TƯỚNG GRUZIA IRAKLI KOBAKHIDZE ĐÃ KHIẾN THỦ TƯỚNG ĐỨC OLAF SCHOLZ CỨNG HỌNG.
Từ hai lý do trên, Hôm nay, ngày 26/4/2024, Google.tienlang xin đăng lại bài trên Sputnik từ ngày 28/2/2022. Tại bài này, chuyên gia Nguyễn Hồng Long cho chúng ta thấy sự khác nhau rõ ràng giữa 2 quốc gia Việt Nam và Ukraina về lịch sử, điều mà Google.tienlang thấy chưa một tờ báo Việt Nam nào nói ra được.
*****
Những chứng cứ lịch sử và cách ứng xử cho thấy: Mọi sự so sánh Ukraina với Việt Nam đều khập khiễng và sai.
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng bùng nổ ở Ukraina đầu năm 2014 và kéo dài tới hiện nay, trước việc nước Cộng hòa tự trị Crimea ly khai khỏi Ukraina và gia nhập Liên bang Nga, việc dân quân miền Đông lập nên các nước Cộng hòa Nhân dân vừa được Nga công nhận và hỗ trợ bằng kinh tế và quân sự, nhiều người Việt Nam đã liên tưởng tới quan hệ giữa Trung Quốc với Việt Nam. Một số người so sánh Ukraina bên cạnh Nga như Việt Nam bên cạnh Trung Quốc, và họ chỉ trích những ai ủng hộ Nga, nói rằng nếu Trung Quốc cũng làm như vậy với Việt Nam thì sẽ ra sao? Để không sa vào những chuyện vụn vặt, chúng ta hãy bỏ qua những lời nói khiếm nhã của họ để chứng minh rằng, mọi sự so sánh giữa Nga với Trung Quốc và giữa Ukraina với Việt Nam đều sai.
Hôm nay, Sputnik giới thiệu với bạn đọc bài phỏng vấn ông Nguyễn Hồng Long, nhà nghiên cứu lịch sử quan hệ quốc tế về đề tài nêu trên.
Những chứng cứ lịch sử
Sputnik: Lịch sử Việt Nam chưa bao giờ thuộc về Trung Quốc, mặc dù Việt Nam gần một nghìn năm bị đô hộ và có lịch sử tồn tại độc lập ngang hàng với Trung Quốc. Ông có bình luận gì về điều này?
Chuyên gia Nguyễn Hồng Long: Việt Nam đã là một quốc gia độc lập hàng nghìn năm trước Công nguyên với các Nhà nước Văn Lang và Âu Lạc, cùng tồn tại song song với các thời kỳ Tam hoàng, Ngũ đế cũng như thời kỳ Xuân - Thu chiến quốc và thời kỳ Tần Thủy Hoàng của Trung Quốc. Bằng chứng là các Anh hùng dân tộc, các vị Thánh của Việt Nam như Phù Đổng thiên vương, như Lý Ông Trọng, như Thục Phán đã lần lượt đánh bại các đội quân xâm lược từ phương Bắc như Nhà Ân, Nhà Tần, Nhà Triệu… Chỉ đến đầu Công nguyên, Nhà Hán mới chiếm Việt Nam làm thuộc quốc (quốc gia phụ thuộc).
Từ đó đến thế kỷ X (sau Công nguyên), ở Việt Nam đã nổ ra hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ để giành độc lập. Trong đó có cuộc khởi nghĩa của Lý Bôn và Triệu Quang Phục, lập nên Nhà nước Vạn Xuân tồn tại vài chục năm. Cuối cùng, đến năm 938, Vua Ngô Quyền đã đánh bại quân Nam Hán, phục hưng nước Việt. Kế tục Nhà Ngô, Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh) đã dẹp loạn nội bộ và lập nên nước Đại Cồ Việt. Nước Việt Nam giữ vững nền độc lập ấy trong suốt một thiên niên kỷ và đánh bại 16 cuộc xâm lược lớn nhỏ của Trung Quốc cho đến khi bị thực dân Pháp thôn tính vào giữa thế kỷ XIX.
Cứ sau mỗi cuộc kháng chiến chống quân Trung Quốc thắng lợi, người Việt Nam lại có một bản tuyên ngôn khẳng định nền độc lập tự do của mình.
Năm 1076, Lý Thường Kiệt viết:
“Sông núi nước Nam vua Nam ở.
Rành rành đã định tại sách thời.
Cớ sao quân giặc dám xâm phạm.
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”.
Khi nghe đọc bài thơ “Thần” này bằng tiếng Anh tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Cố vấn Nhà Trắng Henry Kissinger đã phải thốt lên rằng: “Đây chính là Điều 1 của Hiệp định Paris” (1973).
Năm 1428, Nguyễn Trãi Viết:
“Như nước Đại Việt ta từ trước.
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sống, bờ cõi đã chia.
Phong tục Bắc-Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập.
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên hùng cứ một phương”.
Năm 1789, Vua Quang Trung – Nguyễn Huệ viết:
“Đánh cho để dài tóc.
Đánh cho để đen rằng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc sơn hà chi hữu chủ”.
Năm 1945, sau Cách mạng Tháng Tám thành công, trong bản “Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:
“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy!”
Như chúng ta đã thấy, trong lịch sử Việt Nam chưa bao giờ thuộc về Trung Quốc và có lịch sử tồn tại độc lập ngang hàng với Trung Quốc trong suốt 4.000 năm lịch sử. Việc Trung Quốc chiếm Việt Nam làm thuộc địa trong gần 10 thế kỷ thì đó là sự xâm chiếm bất hợp pháp, xét theo bất kỳ tiêu chí nào.
Không hề có bất kỳ một Nhà nước Ukraina nào trước khi thành lập Liên bang Xô Viết
Sputnik: Thế còn Ukraina thì sao, thưa ông?
Chuyên gia Nguyễn Hồng Long: Điều chắc chắn rằng Ukraina không thể có lịch sử với chiều dài độc lập hàng thiên niên kỷ như Việt Nam. Ukraina cũng không có dân tộc gốc mà Việt Nam thì có dân tộc gốc với bộ tứ: Kinh – Mường – Tày – Thái. Người Ukraina và người Nga có chung nguồn gốc. Và điểm cuối cùng, Ukraina là một “quốc gia nhân tạo” trong quá trình tan rã Liên bang Xô Viết. Vậy họ có những gì?
Tổng thống Nga Vladimir Putin có lý khi ông tuyên bố rằng Ucraina hình thành từ Nga và do người Nga quản lý, và không phải đến bây giờ ông mới công bố điều này mà đã từng công bố nhiều lần kể từ năm 2014, khi Crimea “Trở về Tổ Quốc”.
Trước năm 1654, một cộng đồng nhỏ người Nga đã đến lập nghiệp hai bên bờ sông Dniepr. Lãnh địa của họ chỉ nằm trên địa bàn của hai tỉnh Kirovograd và Dniepropetrovsk. Họ tự gọi mình là người Khokhol.
Từ năm 1654 đến năm 1917, Đế quốc Nga đã tiến hành các cuộc chiến chống lại Liên minh Balan – Litva, giành lại vùng Belarus cũng như vùng thượng nguồn sông Dniepr, sông Pripyatvà vùng Đông Karpat, lập ra 11 tỉnh thuộc Đế quốc Nga gồm Volynsk, Rovno Ternopol, Khmelnitskiy, Zhitomir, Vinitsa, Kiev, Chercatsy, Cherkassy, Chernigov và Poltava. Sau Cách mạng Nga 1917, các vùng đất của Ukraina nằm trong khuôn khổ lãnh thổ nước Nga Xô Viết. Đến năm 1918, liên minh Đức – Ba Lan xâm chiếm vùng hữu ngạn Sông Dniepr nhưng đã bị Hồng quân Nga Xô Viết đuổi khỏi đây năm 1921.
Năm 1922, trong sự kiện thành lập Liên bang Xô Viết, Xô viết tối cao Liên Xô quyết định thành lập nước Cộng hòa XHCN Xô Viết Ukraina trên cơ sở 13 tỉnh vùng Bắc Ukraina (đã nêu trên) và chuyển giao 7 tỉnh vùng hạ lưu sông Đông và sông Dniepr gồm Odessa, Nikolaev, Kherson, Zaporozhye, Donetsk, Lugansk và Kharkov. Đây là thời điểm ra đời của nhà nước Ukraina trong thành phần Liên bang Cộng hòa XHCN Xô Viết và cũng là Nhà nước Ukraina đầu tiên. Trước đó, không hề có một nhà nước Ukraina độc lập nào cả.
Năm 1945, sau khi Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại thắng lợi, Liên Xô nhận được nhiều vùng lãnh thổ của Châu Âu từ một số nước theo phe phát xít nhưng nay đã trở thành đồng minh của Liên Xô. Riêng Ukraina được nhận 4 tỉnh mới gồm: Lvov, Zakavkaz, Ivanov Frankovskyi và Chernovsy.
Năm 1954, trong một hành động được cho là vi hiến, Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Liên Xô, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Nikita Khrushchev (người Ukraina) đã ký sắc lệnh chuyển giao tỉnh Crimea từ nước Cộng hòa XHCN Liên bang Nga cho nước Cộng hòa XNCN Ukraina. Sở dĩ hành động của Khrushchev bị coi là vi hiến vì theo Hiến pháp Liên Xô, việc điều chỉnh lãnh thổ phải được quyết định bởi một Hội nghị toàn thể Xô Viết tối cao Liên Xô cũng như được sự đồng ý của Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao của các nước Cộng hòa có kiên quan trong Liên bang Xô Viết. Hành động của Nikita Khrushchev đã vượt quá chức trách, thẩm quyền của một Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng mà Hiến pháp Liên Xô đã ấn định.
Từ lịch sử, chúng ta có thể thấy Nhà nước Ukraina ngay từ khi ra đời đã là một “Nhà nước nhân tạo”. Trước hết, nhà nước này không có một dân tộc gốc như các tộc người gốc Thụy Điển, Phần Lan pha Ba Lan và Đức ở các nước Cộng hòa vùng PriBaltic, các tộc người bản địa Bắc và Nam Kavkaz của các nước Cộng hòa vùng Kavkaz, các tộc người bản địa ở 5 nước Cộng hòa vùng Trung Á. Về văn hóa thì văn hóa Ukraina có tới trên 90% các yếu tố cơ bản tương đồng với Nga, chỉ có một số sắc tộc ít người ở miền Tây có bản sắc văn hóa riêng. Về chữ viết thì chữ Ukraina chính là chữ viết Nga Cổ từ thời Sa hoàng, sau này được Liên Xô cải tiến chứ không phải là chữ viết riêng của Ukraina. (Giả thuyết chính về nguồn gốc của tiếng Ukraina hiện nay là học thuyết của Aleksey Shakhmatov. Theo đó, tiếng Ukraina được hình thành từ tiếng Nga Cổ. Theo thuyết này, các ngôn ngữ Ukraina, Nga và Belarus được hình thành vào cùng thời điểm (trong thế kỷ XIV-XV) từ tiếng Nga Cổ).
Tiếp theo, trong quá trình tồn tại từ năm 1922 đến năm 1991, nền kinh tế xã hội của Nga và Ucraina hoàn toàn thống nhất trong khuôn khổ Liên bang Xô Viết. Về chính trị, tuy Ukraina có chính quyền riêng như các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô khác những vẫn nằm trong khuôn khổ Liên bang và chịu sự lãnh đạo của Xô Viết tối cao Liên bang Xô viết, của Hội đồng Bộ trưởng Liên bang Xô Viết.
Về quân sự, các nước Cộng hòa Liên bang không có quân đội riêng, chỉ có Quân đội Liên Xô thống nhất và được chia thành các quân khu theo địa bàn chiến lược, không theo ranh giới hành chính. Các quân khu chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Bộ Tổng tư lệnh tối cao, Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu. Quan hệ giữa chính quyền sở tại với các quân khu là quan hệ phối hợp về quân sự-quốc phòng, không phải là quan hệ lãnh đạo và phục tùng.
Về ngoại giao cũng vậy, các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô không có Bộ ngoại giao riêng. Tất cả quan hệ ngoại giao đều tập trung, thống nhất trong tay Ủy ban đối ngoại Xô Viết tối cao Liên Xô và Bộ Ngoại giao Liên Xô. Duy nhất chỉ có hai trường hợp là Ukraina và Belarus có từng có đại diện tại Liên Hợp Quốc từ năm 1946 đến năm 1950. Nhưng đó là giải pháp tình thế của I.V. Stalin để tránh cho Liên Xô khỏi bị rơi thế bị cô lập ở Đại hội đồng Liên Hợp Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Hai nước này đã được rút khỏi Liên Hợp Quốc sau khi có 7 quốc gia Đông Âu cùng với Nam Tư thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa khi họ đã là thành viên Liên Hợp Quốc.
Tóm lại thì khác với các nước Cộng hòa khác trong Liên bang Xô Viết, không hề có bất kỳ một Nhà nước Ukraina nào trước khi thành lập Liên bang Xô Viết. Và lại càng không có chuyện “dân tộc gốc Ukraina”. Nói cách khác, người Ukraina với người Nga là anh em chung một mẹ, chung một huyết thống ở cấp độ dân tộc.
Trong bài phát biểu trước toàn dân Nga ngày 21/2 Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhấn mạnh:
“Tôi xin nhấn mạnh một lần nữa rằng, Ukraina đối với chúng ta không chỉ là một quốc gia láng giềng. Nó là một phần không thể thiếu trong không gian lịch sử, văn hóa, tâm linh của chính chúng ta. Đó là những người đồng chí, những người thân của chúng ta, trong số đó không chỉ là đồng nghiệp, bạn bè, những người đã cùng làm việc mà còn là những người bà con, những người gắn bó với chúng ta bằng mối quan hệ gia đình, quan hệ huyết thống”.
Về ứng xử của Ukraina và ứng xử của Việt Nam
Sputnik: Đã từ lâu, Mỹ luôn muốn can thiệp vào các nước cộng hòa trong không gian “Hậu Xô Viết” để theo đuổi chiến lược mở rộng NATO sang phía Đông, kiềm chế Nga, phục vụ cho các mục tiêu cạnh tranh địa chính trị của Mỹ. Trong số các địa bàn ấy có Gruzia và Ukraina. Hôm nay chúng ta nói về Ukraina. Theo ông Ukraina đã ứng xử như thế nào?
Ukraina đã rơi vào quỹ đạo khống chế của Mỹ và phương Tây
Chuyên gia Nguyễn Hồng Long: Khác với Gruzia nằm trong một “ngõ hẹp”, khả năng phát triển không lớn, Ukraina có vị trí quan trọng hơn rất nhiều. Không phải ngẫu nhiên mà trong hai cuộc chiến tranh thế giới diễn ra trong thế kỷ XX, Liên minh Đức-Áo-Hung cũng như nước Đức Quốc xã đều coi Ukraina là địa bàn đặc biệt quan trọng phải chiếm lấy để làm suy yếu tới 50% sức mạnh của người Nga.
Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, nếu mặt trận vùng Belarus và Baltic yên ắng hơn thì mặt trận Karpat – Galicia ở phía Tây Ukraina hiện nay lại là nơi nhuốm máu binh sĩ của cả hai bên nhiều nhất. Sau Cách mạng Nga năm 1917, người Đức và người Ba Lan chiếm cứ Ukraina đến tận năm 1921 mới chịu lui binh. Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, cả hai đợt tấn công khổng lồ của “Chiến dịch Barbarossa” (1941) và “Chiến dịch Blau” (1942), quân đội Đức Quốc xã đều huy động từ 45% tới 60% binh lực trên toàn mặt trận Xô-Đức để đánh chiếm địa bàn chiến lược này trước khi có thể tấn công vào Moskva. Phần lớn các chiến dịch phản công quan trọng nhất của quân đội Liên Xô trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại cũng diễn ra tại Ukraina. Đó là lý do sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ và phương Tây đặc biệt coi trọng địa bàn Ukraina và khuấy động những bất ổn diễn ra tại đây. Ukraina là một trong các địa bàn đầu tiên trong không gian hậu Xô Viết được Mỹ áp dụng “cách mạng màu”.
Ở vào thế “bị kẹt” giữa hai thế lực lớn, trong nội bộ Ukraina lại không có sự đoàn kết, thống nhất. Liên tiếp các phe phái thay nhau cầm quyền nhưng đều không giữ được tính độc lập, lúc thì ngả theo Nga như Leonid Kravchuk và Viktor Yanukovic, lúc thì thân phương Tây như Victor Yushenko và Petro Poroshenko. Thậm chí có lúc “thiếu người” tới mức phải mời “tổng thống thất bại” người Gruzia Mikhail Saakashvilil àm thủ tướng Ukraina. Những cuộc đấu đá nội bộ liên miên trên trên chính trường Kiev đã là Ukraina suy yếu, nhân tâm phân tán, đất nước chia năm xẻ bảy, tinh thần độc lập dân tộc chỉ còn trên giấy, giáo dục suy thoái nghiêm trọng, văn hóa hỗn loạn, xã hội rối ren.v.v… Về kinh tế, năm 2021, GDP của Ukraina tụt xuống hàng thứ 55/195 quốc gia và vùng lãnh thổ, chỉ còn 181.038 tỷ USD, chỉ bằng 39,26 % GDP của Việt Nam.
Do không đoàn kết nội bộ và không có quyết sách giữ nước đúng đắn, Ukraina đã rơi vào quỹ đạo khống chế của Mỹ và phương Tây. Để rồi đến hôm nay, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã phải lên trước ống kính truyền hình mà than thở rằng: “Một mình chúng tôi đang chiến đấu cho cả Châu Âu. Không một ai đến giúp chúng tôi mặc dù họ hứa luôn đứng sau lưng chúng tôi. Giới tinh hoa thì bỏ chạy hết cả. Họ đã tự kết án mình”.
Về đối ngoại, tiếng nói của Ukraina hầu như không có mấy trọng lượng trên trường quốc tế. Khi một chính quyền thân Nga lên vũ đài chính trị, họ ủng hộ Nga. Khi một chính quyền thân Mỹ và phương Tây bước ra sân khấu, họ lại ủng hộ Mỹ và phương Tây . Chính vì sự quay quắt này mà uy tín quốc tế của Ukraina rất thấp.
Ukraina chỉ có thể tự trách mình khi lựa chọn chính sách đối ngoại “nhất biên đảo”, lúc nghiêng bên này, lúc ngả bên kia và đặc biệt là bị Mỹ và phương Tây cũng như giới tài phiệt thân Mỹ và phương Tây chi phối trầm trọng. Còn người dân Ukraina thì chỉ muốn yên thân. Thu nhập của họ đã xuống tới mức đáy sau 8 năm khủng hoảng. Trong khi các chính khách của họ lại chỉ lo cho quyền lợi ích kỷ của mình, đặt đất nước và người dân của họ xuống hàng thứ yếu.
Theo cơ quan giám sát lao động "Opendatabot" của Ukraina, trong giai đoạn 2010-2021 có chừng 3,3 triệu người Ukraina ra nước ngoài không trở về, đó là chưa nói tới chừng 8 triệu người phải ra nước ngoài kiếm sống và gửi tiền về nhà. Riêng năm 2021, 1.167.000 người Ukraina ra nước ngoài làm việc, nhiều hơn 11% so với năm 2019. Thống kê của năm 2018 cho biết, riêng ở Nga có tới hơn 3 triệu công dân Ukraina sang làm việc.
Việt Nam thực hiện chính sách “Bốn không, một tùy”
Sputnik: Và để hiểu rõ hơn về việc Việt Nam không thể rơi vào tình trạng như Ukraina, ông có thể nói về cách ứng xử của Việt Nam trên trường quốc tế?
Chuyên gia Nguyễn Hồng Long: Việt Nam có vị trí quan trọng như Ukraina. Nhưng nếu họ được chia một khối tài sản khổng lồ với nền công nghiệp hóa cao và công nghệ hiện đại khi tách khỏi Liên bang Xô Viết thì Việt Nam khởi đầu quá trình đổi mới của mình bằng một nền kinh tế “rách rưới” khi bị tới 4 cuộc chiến tranh tàn phá trong suốt 45 năm trời. Chỉ còn lại tinh thần đoàn kết dân tộc, ý chí quyết tâm, kiên cường vượt khó và sự sáng tạo không ngừng nghỉ. Và trên tất cả là tinh thần đoàn kết dân tộc.
Sau khi Liên Xô và khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, Việt Nam bắt đầu vươn lên gần như từ “hai bàn tay trắng” với thu nhập bình quân đầu người không quá
190 USD/năm, vào hàng cực nghèo trên thế giới. Bên cạnh sự chịu thương, chịu khó, ý chí tự lực, tự cường, Việt Nam ngay từ những năm 1990 đã có một đường lối đối ngoại sáng suốt. Đó là: “Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Sẵn sàng làm bạn với các nước, trở thành thành viên tích cực và có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế. Bên cạnh đó, vẫn giữa được nguyên tắc và bản sắc của riêng mình một cách linh hoạt, uyển chuyển. Hòa nhập nhưng không hòa tan”. Việt Nam chơi với tất cả các bên, các nước lớn, kể cả những nước có quan hệ đối thủ với nhau như Nga - Mỹ, Mỹ - Trung Quốc. Tất cả những điều này, Ukraina không thể có.
Đối với các vấn đề song phương, Việt Nam chỉ đàm phán trên tinh thần song phương, không để các mối quan hệ với bên thứ ba xen vào. Càng không bị chi phối về chính trị và kiên quyết bảo vệ lợi ích của mình một cách mềm dẻo, có đi có lại. Đối với các vấn đề đa phương, Việt Nam luôn có thái độ tế nhị, tôn trọng ý kiến của các bên, biết chia sẻ lợi ích một cách hài hòa và đặc biệt là nêu cao tinh thần đoàn kết hòa bình với nhiều sáng kiến quan trọng.
Về quân sự, “Sách trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2019” đã nêu rõ nguyên tắc: “Bốn không, một tùy”. Theo đó:
Không tham gia liên minh quân sự.
Không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình.
Không cho nước ngoài lợi dụng mình để chống lại nước thứ ba.
Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Tùy theo diễn biến tình hình thực tế mà có những đối sách phù hợp.
Chính vì nguyên tắc trung lập, không liên minh này mà các nước lớn đều cần tới Việt Nam, các nước nhỏ cũng cần tới Việt Nam. Với chính sách đối ngoại uyển chuyển nhưng vững trãi như cây tre và đặc biệt là hòa bình và đoàn kết, uy tín của Việt Nam trên thế giới đang lên rất cao. Tại cuộc bầu cử thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021, Việt Nam là trúng cử với tỷ lệ ủng hộ cao chưa từng có: 192/193 phiếu thuận. Đây là lần thứ hai, Việt Nam trúng cử vào vị trí này ở Hội đồng Bảo an.
Về kinh tế, trong 2 năm bị Đại dịch COVID-19 tàn phá, Việt Nam vẫn “tăng trưởng dương” từ 2,56% đến 2,91% mỗi năm. Còn lại, trong suốt 35 năm đổi mới, Việt Nam đều giữ mức tăng trưởng kinh tế từ 5%/năm tới 9,2%/năm. Năm 2020, GDP của Việt Nam đứng thứ 31 với 461,435 tỷ USD. Trong đại dịch, Việt Nam vẫn liên tiếp đạt xuất siêu năm sau cao hơn năm trước. Đời sống của người dân tuy có những khó khăn nhất định nhưng cơ bản vẫn ổn định. Các chính sách xã hội ngày càng mở rộng. Sản xuất đã bước đầu phục hồi, quốc phòng và an ninh được tăng cường, trật tự xã hội được bảo đảm, tham nhũng bị ngăn chặn và đẩy lùi một bước lớn.v.v…
Những điều đó, Ukraina rất khó có thể có được nếu họ vẫn không chịu thay đổi.
So sánh Ukraina với Việt Nam để tìm ra một vài sự giống nhau nào đó đều khập khiễng và sai lầm
Vì tất cả những điều kể trên, việc so sánh Ukraina với Việt Nam để tìm ra một vài sự giống nhau nào đó đều khập khiễng và có nhiều sai lầm. Hơn nữa, việc đem quan hệ Nga – Ukraina ra so sánh với quan hệ Trung Quốc – Việt Nam nhằm tìm ra sự tương đồng nào đó lại càng sai lầm hơn nữa. Thậm chí là lố bịch. Sự so sánh ấy chỉ có thể là sản phẩm từ những đầu óc đã mắc một số bệnh sau đây ở tình trạng nặng:
Một là ấu trĩ, không hiểu gì về lịch sử, về quan hệ quốc tế.
Hai là bị bộ máy truyền thông Mỹ và phương Tây “đầu độc” để rồi mang nặng tư tưởng sùng bái Mỹ và phương Tây, sùng bái kỹ thuật quân sự Mỹ và phương Tây mà quên rằng” người trước, súng sau” mới là đường lối quân sự đúng đắn để bảo vệ Tổ Quốc, chống lại mọi thế lực xâm lược bên ngoài.
Ba là tư duy nô lệ, phụ thuộc, chỉ biết trông chờ vào bên ngoài mà không biết phát huy ý chí và nội lực của bản thân mình, quên mất rằng đoàn kết toàn dân tộc cũng như đoàn kết quốc tế là sức mạnh cội nguồn của mọi sức mạnh.
Bốn là tư duy sợ Trung Quốc mà quên mất rằng dân tộc Việt Nam đã đánh bại không dưới 15 cuộc xâm lược lớn của Trung Quốc qua hàng nghìn năm lịch sử.
Năm là những kẻ có tư tưởng phản bội dân tộc Việt Nam, cố tình tuyên truyền cho Mỹ và phương Tây.
Cuối cùng, tối muốn nhấn mạnh rằng, những người đặt ra chuyện so sánh kiểu đó thì nên so sánh Ucraina hiện nay với Khmer Đỏ của Pol Pot - Ieng Sary khi chúng gây chiến ở biên giới Việt Nam và thực hiện chính sách diệt chủng thì sẽ phù hợp hơn.
Sputnik: Chân thành cảm ơn ông đã trả lời phỏng vấn. Hy vọng sẽ mau có hòa bình.
Hoàng Minh Tâm Giới thiệu
Kính mời xem các bài liên quan:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét