TCCSĐT - Ngày 19-9-2012, Chính phủ Liên bang Nga chính thức quyết định chấm dứt hoạt động của Cơ quan phát triển quốc tế của Mỹ trên lãnh thổ Nga. Quyết định này thể hiện quan điểm rõ ràng của Mát-xcơ-va về vai trò của cơ quan này cũng như một số tổ chức phi chính phủ nhận tài trợ từ nước ngoài trong việc “xúc tiến dân chủ” ở Nga.
Cơ quan phát triển quốc tế của Mỹ - USAID (United States Agency for International Development) là một tổ chức độc lập của Chính phủ Mỹ được giao nhiệm vụ viện trợ phi quân sự cho các nước khác như phát triển thương mại, kinh tế, nông nghiệp, y tế, viện trợ nhân đạo khẩn cấp, hỗ trợ ngăn ngừa xung đột và xúc tiến dân chủ ở hơn 100 quốc gia.
Tổng thống Mỹ Giôn Ken-nơ-đi (John Kennedy) đã ký quyết định thành lập USAID vào tháng 10-1961. Hằng năm, Chính phủ Mỹ chi gần 1% ngân sách liên bang cho USAID. Hiện nay, USAID có đại diện ở đa số các nước trên thế giới. Tuy nhiên, USAID cũng giống như tấm huân chương có hai mặt. Mặt phải là một số hoạt động tích cực không thể phủ nhận của tổ chức này trong các hoạt động viện trợ nhân đạo cho một số nước. Còn mặt trái là thông qua hoạt động này, USAID đã can thiệp vào tiến trình chính trị của các nước nhận viện trợ.
Ở Liên bang Nga, USAID hoạt động từ năm 1992 đến năm 2012. USAID đã hợp tác với nhiều cơ quan nhà nước và các tổ chức phi chính phủ ở Nga. Theo số liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ, USAID đã chi khoảng 2,7 tỷ USD cho các hoạt động tại Nga. Riêng trong năm 2012, ngân sách của USAID chi cho các hoạt động ở Nga vào khoảng 50 triệu USD. Theo thống kê của phía Nga, khoảng 40 % ngân sách của USAID được chi trực tiếp cho các tổ chức phi chính phủ ở Nga. Mặt trái của “tấm huân chương USAID” ở Nga là hơn một nửa số tiền viện trợ của USAID tại Nga được chi cho những hoạt động được gọi là “bảo vệ nhân quyền” và “thúc đẩy dân chủ”, nhưng thực chất là vận động nước Nga đi theo “mô hình dân chủ” của phương Tây. Tác động này thể hiện ở những mức độ khác nhau trong 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1 từ năm 1992 tới năm 2000 dưới thời Tổng thống Nga Bô-rít En-xin, USAID sử dụng viện trợ thông qua các tổ chức phi chính phủ nhằm định hướng nước Nga đi theo “mô hình dân chủ phương Tây”, nhưng trên thực tế đã đẩy nước Nga tiếp tục lún sâu vào cuộc khủng hoảng toàn diện về chính trị và kinh tế - xã hội.
Giai đoạn 2 từ năm 2000 tới năm 2008, trong giai đoạn này, Tổng thống Nga V.Pu-tin đã quyết định đoạn tuyệt với “mô hình dân chủ phương Tây” và đưa nước Nga đi theo mô hình “dân chủ có chủ quyền” nhằm xây dựng và phát triển một nước Nga mới. Do đó trong thời kỳ này, một số tổ chức phi chính phủ của nước ngoài nhận tiền tài trợ của USAID tham gia các hoạt động nhằm loại bỏ ông V.Pu-tin ra khỏi chính trưởng nước Nga mà đỉnh điểm là chiến dịch cổ súy cho nhà tỷ phú Nga Mi-kha-in Khô-đô-cốp-xki (Mikhail Khodorcovski) ra tranh cử tổng thống Nga vào năm 2004. Chiến dịch này đã thất bại sau quyết định của Chính phủ Nga bắt giam nhân vật này vào năm 2003 do vi phạm pháp luật Nga trong hoạt động kinh doanh.
Giai đoạn 3 từ năm 2008 đến năm 2012, trùng với nhiệm kỳ cầm quyền của Tổng thống Nga Đ. Mét-vê-đép. Đây là thời gian các tổ chức phi chính phủ mọc lên như nấm ở Nga núp dưới chủ trương “cài đặt lại” quan hệ với Mát-xcơ-va để tác động sâu vào các quá trình chính trị ở quốc gia này. Đây cũng là thời kỳ các tổ chức phi chính phủ ở Nga nhận tài trợ nhiều nhất của USAID để tổ chức các hoạt động gây bất ổn chính trị ở Nga mà đỉnh điểm là chiến dịch tẩy chay cuộc bầu cử vào Đu-ma Quốc gia Nga cuối năm 2011 và cuộc bầu cử tổng thống Nga đầu năm 2012.
Để chuẩn bị cho chiến dịch bầu cử ở Nga vào năm 2012, ngay từ năm 2007, Ủy ban quan hệ quốc tế của Hạ viện Mỹ tổ chức các cuộc điều trần để thông qua quyết định xây dựng cơ sở luận chứng cho một chiến dịch quy mô lớn nhằm tác động vào các cuộc bầu cử sắp tới ở Nga, cũng như xác định hình thức và phương pháp gây ảnh hưởng của Mỹ đối với các hoạt động này. Tham gia các cuộc điều trần đó có các chuyên gia phân tích chính trị hàng đầu của Mỹ chuyên nghiên cứu về Nga, trong đó có Mai-cơn Mác-phôn (Michael McFaul), từng là Giám đốc phụ trách Ban Nghiên cứu về Nga và lục địa Á-Âu thuộc Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ, người về sau được Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma bổ nhiệm vào cương vị Đại sứ của Mỹ ở Nga vào cuối năm 2011. Mai-cơn Mác-phôn không chỉ là người đề xuất chủ trương “cài đặt lại” quan hệ Mỹ-Nga, mà còn là một chuyên gia nghiên cứu về Nga. Ông đã từng viết 20 cuốn sách và nhiều bài báo về tình hình chính trị nội bộ ở Nga và có rất nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các cuộc "cách mạng sắc màu" trong không gian hậu Xô-viết. Trong các cuộc điều trần đó, Mai-cơn Mác-phôn đã đưa ra những đề xuất cụ thể và thực tế để thực hiện chiến dịch phá hoại cuộc bầu cử Tổng thống ở Nga vào năm 2012.
Mục đích của chiến dịch này là làm thất bại ý định của Tổng thống V.Pu-tin quay trở lại Điện Crem-li, hoặc ít nhất cũng giảm thiểu thắng lợi của ông trong cuộc bầu cử tổng thống Nga vào tháng 3-2012. Ngay cả sau khi ông V.Pu-tin giành thắng lợi trong cuộc bầu cử được cộng đồng quốc tế công nhận là minh bạch, công bằng và đúng pháp luật, một số tổ chức phi chính phủ nhận tiền của USAID vẫn tiếp tục kích động và tiến hành các cuộc biểu tình nhằm phá hoại chủ trương của ban lãnh đạo mới ở Nga trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế-xã hội bức xúc và làm mất uy tín của nước Nga trên thế giới.
Kể từ khi nhậm chức nhiệm kỳ 3, Tổng thống Nga V. Pu-tin đã quyết định kiểm soát chặt hơn đối với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nhận tài trợ của nước ngoài, ban hành quy định áp dụng các biện phát trừng phạt mới đối với những hành động vi phạm khi tham gia mít tinh-biểu tình, hoặc quy trách nhiệm hình sự cho tội vu khống. Những quyết định này thể hiện sự lo ngại sâu sắc về sự can dự của các tổ chức phi chính phủ vào đời sống chính trị của nước Nga trong bối cảnh các lực lượng đối lập không ngừng gia tăng hoạt động chống phá và gây bất ổn chính trị - xã hội ở Nga.
Do đó, lý do chính thức do phía Nga đưa ra khi quyết định ngừng hoạt động của USAID là cơ quan này đã thông qua hoạt động tài trợ cho các tổ chức phi chính phủ để gây ảnh hưởng tiêu cực tới các tiến trình chính trị, các thiết chế xã hội dân sự và các cuộc bầu cử. Gần đây, Chính phủ Nga đã nhiều lần cảnh báo USAID về những hoạt động gây lo ngại của họ tại các khu vực của Nga, trong đó đáng báo động là khu vực Cáp-ca. Trước đó, ngày 13-7-2012, Đu-ma Quốc gia đã ban hành luật về điều chỉnh quản lý một số hoạt động của các tổ chức phi chính phủ. Luật này chỉ liên quan đến các tổ chức xã hội có những hoạt động liên quan tới chính trị như tổ chức “Ký ức” (Memorial), hay “Ngôn luận” (Golos) đã từng có những hoạt động chống phá cuộc bầu cử ở Nga cuối năm 2011 và đầu năm 2012.
Bình luận về quyết định của Chính phủ Nga ngừng hoạt động của USAID, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga khẳng định: “Chúng tôi không thể chấp nhận lập trường chính trị của các tổ chức như vậy. Có rất nhiều tổ chức nước ngoài đã nhận tiền tài trợ và có hoạt động vượt “ranh giới đỏ”. Chúng tôi quan ngại sâu sắc về vấn đề này.”
Bình luận sự kiện Chính phủ Nga chấm dứt hoạt động của USAID, Giáo sư An-na-tô-ni Vô-rô-nin (Anatoly Voronin), Viện nghiên cứu Viễn Đông của Nga, cho biết: “Thời gian gần đây, thông qua việc phân phối các khoản tài trợ cho các tổ chức phi chính phủ, USAID đã tác động tới các tiến trình chính trị của Liên bang Nga, tạo ra định hướng sai lệch trong quá trình hình thành ý thức hệ trong xã hội công dân Nga”.
Hãng thông tấn “Tin Tức” của Nga (“Novosti”) đã đăng tải bài viết của Tổng Biên tập tạp chí “Nước Nga trong chính sách toàn cầu”, Phê-đô Lu-li-a-nôp (Phedor Lukianov), trong đó ông cho biết, 20 năm trước đây, một công ty Mỹ đã từng thực hiện đề án trị giá 12 triệu USD do USAID tài trợ nhằm hỗ trợ tuyên truyền và thông tin cho quá trình tư nhân hóa ở Nga. Chính công ty này đã từng có bề dày kinh nghiệm trong việc gây ra các cuộc bạo động chính trị ở các nước châu Mỹ La-tinh trong những năm 1970 và gần đây đứng đằng sau các cuộc cuộc “cách mạng màu” trong không gian hậu Xô-viết.
Theo kết quả điều tra dư luận của báo “Quan điểm” của Nga về tác động của việc Chính phủ Nga quyết định chấm dứt hoạt động của USAID trên lãnh thổ nước này, có 75,4% ý kiến cho rằng quyết định này có lợi và chỉ có 10,5% nhận xét rằng gây thiệt hại đối với Nga. Do đó, theo giới phân tích chính trị ở Nga, quyết định của Mát-xcơ-va chấm dứt hoạt động của USAID trên lãnh thổ Liên bang Nga là kịp thời và hoàn toàn có cơ sở, mặc dù quyết định đó có hơi muộn. Nhưng như phương ngôn Nga có câu: “Muộn còn hơn không bao giờ”.
Còn ở các nước Mỹ La-tinh, tháng 6-2012, Bộ trưởng Ngoại giao các nước thuộc Liên minh Bô-li-va (gồm Bô-li-vi-a, Cu-ba, E-qua-đo, Đô-mi-ni-ca, Ni-ca-ra-goa và Vê-nê-du-ê-la) thống nhất ký Nghị quyết lên án các hoạt động chính trị phi pháp của USAID. Theo Nghị quyết đó, ở các nước Mỹ La-tinh, USAID đã nhiều lần bị “bắt quả tang” tham gia các hoạt động lật đổ các chính phủ được bầu hợp pháp. Trong tất cả các cuộc đảo chính hoặc âm mưu đảo chính nhà nước ở một số nước Mỹ La-tinh đều có sự tham gia của các nhân viên thuộc Cục Tình báo Trung ương Mỹ hoạt động dưới danh nghĩa USAID. Những nhân viên này tham gia tuyển chọn người lãnh đạo của các lực lượng đối lập, viện trợ tài chính và tiến hành các hoạt động tuyên truyền chống chính quyền sở tại.
Những người ủng hộ Tổng thống Vê-nê-du-ê-la Hu-gô Cha-vét cho biết, mạng lưới điệp viên hoạt động dưới danh nghĩa USAID đã chuẩn bị kế hoạch tẩy chay cuộc bầu cử tổng thống ngày 7-12-2012 ở Vê-nê-du-ê-la, theo đó nếu Tổng thống Hu-gô Cha-vét giành thắng lợi, họ sẽ tuyên bố kết quả bầu cử là “gian lận”. Do đó, sau quyết định của Chính phủ Nga chấm dứt hoạt động của USAID, sắp tới khả năng có nhiều nước Mỹ La-tinh sẽ đưa ra quyết định tương tự./.
Tác giả Thuỳ Dương
Bùi Ngọc Trâm Anh Giới thiệu
Nước lớn như Nga ,Trung họ làm được nhưng VN lại khác, khó và khổ là thế.
Trả lờiXóaBác Du có tư tuỏng bàn lùi!
Trả lờiXóaNước nhỏ không làm thì tức là ta cứ thả cửa cho USAID muốn làm gì thì làm à? USAID muốn đẻ ra bao nhiêu cái NGOs thì cũng được à?
Rồi USAID thoải mái "giúp" Việt Nam sửa đổi Hiến pháp như Hiến pháp Nga thời Eltsin cũng ok?
Rồi USAID "giúp" Việt Nam lựa chọn Chủ tịch nước như chọn Eltsin nhiệm kỳ 2 cũng ok tuốt?
Xem bài BÁO MỸ TIẾT LỘ: HOA KỲ ĐÃ ĐẠO DIỄN CHO YELTSIN TRÚNG CỬ TỔNG THỐNG NHIỆM KỲ II RA SAO
https://googletienlang2014.blogspot.com/2022/07/bao-my-tiet-lo-hoa-ky-ao-dien-cho.html
VietTimes – Một ngày đầu năm 2005, Thomas Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Nam tại Đại học Harvard nhận được cuộc điện thoại đặc biệt từ người bạn lâu năm, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải: “Tommy, tôi muốn đến thăm Harvard”.
Trả lờiXóa20/07/2020 8:38
https://viettimes.vn/ky-cuoi-khi-thu-tuong-viet-nam-dat-hang-toi-harvard-post134564.html
Thủ tướng Phan Văn Khải thăm Đại học Harvard nhân chuyến công du lịch sử đến Hoa Kỳ năm 2005. Đi bên trái Thủ tướng Phan Văn Khải là ông Thomas Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Nam tại Harvard, ông Nguyễn Xuân Thành và Ben Wilkinson (cà vạt đỏ)
Thủ tướng Phan Văn Khải thăm Đại học Harvard nhân chuyến công du lịch sử đến Hoa Kỳ năm 2005. Đi bên trái Thủ tướng Phan Văn Khải là ông Thomas Vallely, Giám đốc Chương trình Việt Nam tại Harvard, ông Nguyễn Xuân Thành và Ben Wilkinson (cà vạt đỏ)
>> Kỳ 1: Những người Mỹ nhiều “duyên nợ” với Việt Nam bắc nhịp cầu hàn gắn
>> Kỳ 2: “Bóng ma” POW/MIA, “cuộc chiến” dai dẳng trong lòng nước Mỹ
>> Kỳ 3: Việt Nam – khởi nguồn một tình bạn lạ kỳ của hai ông John
>> Kỳ 4: Đi Mỹ để học từ “kẻ thù” quá khứ
>> Kỳ 5: "Phòng thí nghiệm" của nhịp cầu Việt - Mỹ
Ông Khải cũng chính là người đóng vai trò chủ chốt trong việc thành lập Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, hay còn gọi là Trường Fulbright tại TP.HCM, một dấu nối quan trọng để xây từng viên gạch hợp tác giữa hai cựu thù trong thời kì khó khăn nhất của quan hệ Việt – Mỹ khi còn cấm vận.
Họ quen biết nhau từ năm 1990 khi ông Khải, với vai trò là người đứng đầu Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, tham gia các chuyến tham quan học hỏi mô hình kinh tế Đông Á do Vallely tổ chức.
“Khi đó, ông Khải chuẩn bị có chuyến thăm lịch sử đến Mỹ với tư cách Thủ tướng Việt Nam đầu tiên kể từ khi kết thúc chiến tranh. Ông ấy bảo tôi: "Tommy, tôi muốn đến thăm Harvard, nhờ Harvard giúp chúng tôi xây dựng trường đại học". Vậy là tôi sắp xếp chuyến thăm cho ông ấy”, Vallely nhớ lại.
Khi ấy, người sáng lập Trường Fulbright, Thomas Vallely không thể hình dung chuyến thăm này chính là khởi đầu cho hành trình xây dựng đại học đẳng cấp quốc tế đầu tiên ở Việt Nam, được truyền cảm hứng bởi những giá trị truyền thống của giáo dục khai phóng kiểu Mỹ, khiến ông cùng các cộng sự miệt mài theo đuổi trong suốt hơn một thập niên về sau.
“Từ Tuyệt vọng tới Triển vọng”
Ngày 24/6/2005 là ngày Chủ tịch Đại học Harvard, Giáo sư Lawrence H. Summers đón tiếp một vị khách đặc biệt: Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải. Chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ lần đầu tiên của một nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam kể từ khi hai nước kết thúc chiến tranh và bình thường hóa quan hệ đã thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế.
Câu chuyện của Thủ tướng Phan Văn Khải với Chủ tịch Harvard Lawrence H. Summers không chỉ dừng ở Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, một chương trình hợp tác giữa Trường Quản lý Nhà nước Kennedy thuộc Đại học Harvard và Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, nơi đã đào tạo hàng trăm cán bộ quản lý cho các cơ quan chính phủ và địa phương kể từ khi Việt Nam bắt đầu đổi mới kinh tế.
Ông Khải chủ động đề cập một tầm nhìn rộng lớn hơn, đó là đặt vấn đề nhờ Harvard, với kinh nghiệm và uy tín của một trường đại học số một thế giới, sẽ giúp Việt Nam xây dựng một trường đại học đẳng cấp quốc tế ở Việt Nam và dành cho người Việt Nam.
XóaKhi đó, các nhà lãnh đạo đất nước thực sự sốt ruột với những yếu kém, trì trệ của hệ thống giáo dục đại học quốc gia. Nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh chóng và trên đà hội nhập quốc tế của Việt Nam đang khát cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, nhưng các trường đại học chưa đáp ứng được nhu cầu bức thiết này.
Dù có đến hàng trăm trường đại học, nhưng Việt Nam không có một trường đại học nào có chất lượng được công nhận ở khu vực hay quốc tế.
Mặc dù, đúng như Vallely đã cảnh báo trước, “Harvard sẽ không mở chi nhánh ở nước nào cả vì họ muốn duy trì uy tín”, nhưng ban lãnh đạo Harvard “sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ Việt Nam trong việc quản lý giáo dục đại học”, xuất phát từ mối quan hệ hợp tác bền chặt đã được gây dựng từ năm 1994 thông qua Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.
Dưới sự sắp xếp của Thomas Vallely, ông Phan Văn Khải được mời tham dự một buổi thuyết trình mang tên ''Giáo dục Đại học ở Việt Nam: Từ Tuyệt vọng tới Triển vọng'' do Giáo sư Henry Rosovsky, một nhà lãnh đạo giáo dục nổi tiếng từng phụ trách phát triển hệ đại học của Harvard trình bày.
Giáo sư Rosovsky đưa ra một vài gợi ý về cách thức các nước đang phát triển như Việt Nam có thể xây dựng hệ thống giáo dục đại học thành công.
“Ông Khải hỏi Rosovsky: Thế nào là một trường đại học đẳng cấp quốc tế? Rosovsky đã trả lời rằng: Đó là sự kết nối với thế giới. Họ phải biết rõ những gì người khác đang làm trong cùng lĩnh vực của mình, dù là ở Harvard, Stanford hay Thanh Hoa.
Vấn đề của Việt Nam, như Giáo sư Hoàng Tụy từng chỉ ra, là Việt Nam luôn chỉ tự so sánh với chính mình, từ khoa học, y dược đến mọi ngành khác. Muốn trở nên xuất sắc thì anh phải kết nối được và tự so sánh mình với thế giới”, Vallely kể.
Sau chuyến thăm, một nhóm đặc trách do Thomas Vallely dẫn đầu đã thực hiện các nghiên cứu, phân tích quan trọng về việc làm thế nào để Việt Nam có thể xây dựng được trường đại học đẳng cấp quốc tế.
Bản báo cáo mang tên “Giáo dục Đại học – Cao đẳng Việt Nam: Khủng hoảng và đối phó” của nhóm tác giả Harvard ra đời năm 2009 không chỉ mô tả chính xác thực trạng yếu kém và tụt hậu ngày càng xa hơn của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam so với khu vực, chỉ ra những căn nguyên dẫn tới cuộc khủng hoảng này mà còn đưa ra những đề xuất cải cách táo bạo.
“Nếu không có cải cách khẩn cấp và căn bản đối với hệ thống giáo dục đại học – cao đẳng, Việt Nam sẽ không đạt được đúng mức tiềm năng to lớn của mình”; báo cáo cảnh báo.
Mặc dù cải cách quản lý sâu rộng là chìa khóa cho việc cải thiện giáo dục đại học Việt Nam, nhưng nhóm tác giả cũng thừa nhận rằng “đổi mới các cơ sở giảng dạy ở bất cứ đâu đều là một quá trình lâu dài”.
Bởi vậy, Thomas Vallely và các cộng sự đề xuất rằng “Việt Nam phải xây dựng một cơ sở giáo dục đại học hoàn toàn mới mà ngay từ khi bắt đầu đã phải có được sự quản lý tốt ngay trong gien thể chế của mình. Một nỗ lực như vậy sẽ có tác động mang tính biến đổi đối với giáo dục đại học Việt Nam”.
Nói cách khác, cơ sở giáo dục đại học mới này sẽ đóng vai trò như một “cuộc thử nghiệm mô hình quản trị”, với môi trường tự do học thuật và tự chủ về cơ chế quản trị, tương tự như mô hình của các đại học tinh hoa trên thế giới.
Xóa“Từ vài văn bản đề xuất đó, lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam đặt vấn đề với chúng tôi: Tại sao các ông không thử làm đi? Chúng tôi đã bắt đầu ý tưởng xây trường đại học đẳng cấp quốc tế theo cách như vậy” - Vallely nhớ lại.
Gần một thập niên “hào hứng lẫn e ngại”
Vào thời điểm mà rất nhiều thứ khác ở Việt Nam đang được nhìn nhận, đánh giá lại, bản đề xuất đó đã đem đến “cả sự hào hứng lẫn e ngại” khi được đặt trên bàn của các nhà lãnh đạo Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, một thành viên nòng cốt trong nhóm sáng lập Đại học Fulbright nhận xét.
Giống như Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright trước đó, Đại học Fulbright Việt Nam khi ấy có thể xem như một thách thức mới với một hệ thống chủ yếu được xây dựng trên nền tảng những trường đại học công lập hiện có và những cơ sở tư thục vì lợi nhuận, vốn bị trì kéo bởi cơ chế quản lý tập trung hóa cao độ, thiếu trách nhiệm giải trình và động lực cạnh tranh.
Ý tưởng về một cơ sở giáo dục đại học có tự do học thuật và cơ chế quản trị độc lập theo mô hình Mỹ, do đó, được xem là táo bạo trong bối cảnh chính trị - xã hội Việt Nam khi ấy.
Suốt nhiều năm sau đó, bằng các mối quan hệ thân thiết với chính giới ngoại giao hai nước, đặc biệt cùng các bạn bè của ông là Thượng nghị sĩ John Kerry - sau đó là Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Thượng nghị sĩ John McCain cùng nhiều cựu binh Mỹ, Thomas Vallely đã nỗ lực vận động để ý tưởng xây dựng một đại học kiểu Mỹ ở Việt Nam chính thức hiện diện trên bàn nghị sự trao đổi giữa hai nước.
Tháng 7/2013 đánh dấu một bước ngoặt trong hành trình theo đuổi giấc mơ xây trường đại học đẳng cấp quốc tế của những người bạn Mỹ – Việt với chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
Trong Tuyên bố chung về Quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama lần đầu tiên đề cập đến sáng kiến này. Dòng chữ trong Tuyên bố chung ghi rõ: “Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama ghi nhận thành công của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh sáng kiến thành lập trường Đại học Fulbright ở Việt Nam”.
Tổng thống Barack Obama cùng các thành viên Việt Nam trong nhóm sáng lập Đại học Fulbright (Ảnh: Nhà Trắng)
Tổng thống Barack Obama cùng các thành viên Việt Nam trong nhóm sáng lập Đại học Fulbright (Ảnh: Nhà Trắng)
Bên lề chuyến thăm quan trọng này, Thomas Vallely và bạn, cựu Thượng nghị sĩ Bob Kerrey, khi đó là Chủ tịch Đại học New School (trụ sở tại New York), đã tổ chức một bàn tròn thảo luận về chủ đề: Việt Nam cần làm gì để có một đại học độc lập ưu việt, với sự tham dự của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận tại khuôn viên trường New School (New York).
Vào thời điểm đó, New School nổi lên trong giới đại học Mỹ như một cơ sở giáo dục đại học đổi mới với nhiều ý tưởng cải cách sáng tạo, được dẫn dắt bởi ông Bob Kerrey. Ông Bob Kerrey cũng là một cựu binh trong chiến tranh Việt Nam và từng sát cánh cùng John Kerry, John McCain trong các nỗ lực vận động bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
Năm 2000, ông Kerrey và ông John Kerry đồng bảo trợ một dự luật thành lập Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) từ khoản tiền trả nợ công của chính quyền Sài Gòn mà chính phủ Việt Nam kế thừa để cung cấp các học bổng cao học về khoa học và kỹ thuật cho sinh viên Việt Nam.
Xóa“Cũng từ đây, lộ trình thành lập Đại học Fulbright Việt Nam đã được hai bên thống nhất” - Thomas Vallely kể.
Tháng 5/2016, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama chính thức tuyên bố sự ra đời của Đại học Fulbright Việt Nam, “trường đại học độc lập, không vì lợi nhuận đầu tiên của Việt Nam – nơi sẽ mang đến tự do học thuật và cấp học bổng cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn”.
Ông Obama tin rằng “những người trẻ tuổi xứng đáng được theo học những chương trình đẳng cấp quốc tế ngay tại Việt Nam”.
Sứ mệnh kiến tạo đổi mới
Một nhà ngoại giao Việt Nam từng nhận xét, dự án Đại học Fulbright giống như một lăng kính phản chiếu quan hệ Việt – Mỹ, khi mỗi bước tiến của dự án này luôn gắn liền với những bước tiến trong quan hệ song phương. Sự gia tăng tin cậy chính trị giữa hai nước được xem là nền tảng quan trọng giúp cho ý tưởng về một trường đại học kiểu Mỹ không còn có vẻ đáng sợ như lúc đầu.
Cũng giống như sự ra đời của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright hơn hai thập kỉ trước, Đại học Fulbright là kết quả của những thay đổi trong nhận thức và tầm nhìn của các nhà lãnh đạo Việt Nam về sứ mệnh của giáo dục.
“Các nhà lãnh đạo Việt Nam biết rõ những vấn đề của hệ thống giáo dục hiện tại. Họ hiểu rằng, đã đến lúc phải thay đổi nếu không giáo dục sẽ là nút thắt cổ chai đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” - bà Đàm Bích Thủy, Chủ tịch sáng lập Đại học Fulbright Việt Nam giải thích.
“Bước ra từ một hệ thống nặng về học thuộc lòng, tầm chương trích cú, họ không thể nghĩ và hình thành chính kiến của mình đối với bất kỳ vấn đề nào. Họ có bảng điểm đẹp, nhưng họ không có kỹ năng giải quyết vấn đề khi đối mặt với thực tế công việc” - bà Thủy nhận xét về khả năng phản biện và sáng tạo của các sinh viên tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Thiện Nhân (Bí thư Thành ủy TP.HCM, người từng là Bộ trưởng Giáo dục) chia sẻ quan điểm này: “Văn hóa đặt câu hỏi là chìa khóa cho sự đổi mới. Vì thế, Đại học Fulbright được kì vọng như một người tiên phong, kiến tạo những đổi mới trong giáo dục đại học, bắt đầu từ cách tiếp cận của giáo dục khai phóng “dạy sinh viên cách nghĩ, cách học và cách sống”.
Nhưng để hiện thực hóa khát vọng trở thành trường đại học mang tầm ảnh hưởng dẫn dắt ấy, Đại học Fulbright, theo người sáng lập Thomas Vallely, sẽ không thể là “một phiên bản sao chép của Harvard hay bất kỳ trường đại học Mỹ nào khác”.
Vallely tin rằng, cũng giống như cách Đại học Thanh Hoa hơn 100 năm trước được xây dựng từ nguồn tài trợ của Mỹ, nhưng sau cùng đã trở thành trường đại học tinh hoa – tài sản tri thức của Trung Quốc; Fulbright cũng phải “bắt rễ sâu sắc vào xã hội Việt Nam bằng cách đảm bảo rằng chương trình giảng dạy, nghiên cứu của nó đáp ứng được những đòi hỏi của xã hội Việt Nam”.
Ông Thomas Vallely, Chủ tịch Hội đồng tín thác Đại học
25 năm trước, Thomas Vallely cùng những người bạn tâm huyết Việt – Mỹ đã cùng nhau xây dựng Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Việt Nam với mục tiêu đào tạo những kiến thức tốt nhất, cập nhật nhất về kinh tế thị trường cho các thế hệ lãnh đạo và quản lý khi Việt Nam mới chập chững đổi mới.
Hơn hai thập kỷ sau, người cựu binh năm xưa lại tiếp tục hành trình mới, xây dựng Đại học Fulbright Việt Nam, nơi kiến tạo những thế hệ có hiểu biết, tầm nhìn và năng lực giải quyết những thách thức của tương lai.
Đã ngoài 70 tuổi, vừa trải qua một cuộc phẫu thuật, nhưng Thomas Vallely vẫn tất bật bay đi bay về giữa hai bờ đại dương.
Ý thức được sự truy đuổi ráo riết của thời gian, song người cựu binh già vẫn lạc quan bởi ông đã tập hợp được một đội ngũ những người Việt tài năng và tâm huyết, những người cùng chia sẻ khát vọng tạo dựng một di sản giáo dục ý nghĩa cho Việt Nam trong tương lai./.
Hoan nghênh Google.tienlang đăng bài này.
Trả lờiXóaTạp chí Cộng sản là cơ quan Cơ quan Lý luận Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Vậy nên, bài này thể hiện Quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam: Bảo vệ vững chắc chủ quyền Việt Nam theo Tư tưởng Hồ Chí Minh: KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO!
Lưu ý: Bài này được Tạp chí Cộng sản đăng từ 21:00, ngày 27-09-2012, cách đây 14 năm nên không thể nói Tạp chí Cộng sản ăn theo sự kiện ở Bangladesh gần đây như các anh chị ở BBC viết.
Bịa ra chuyện xích mích giữa các cụ Hồ, cụ Duẩn, cụ Giáp thì các "xử gia" ba que Cali đã sáng tác cách đây mấy chục năm rồi, từ ngày có internet.
Trả lờiXóaTiếp theo cho việc xuyên tạc bịa đặt này là các rận xĩ như Trương Huy San, tức San hô, kẻ mới vừa bị bắt, rồi nhóm Lê Văn Lực, Trần Đức Trí, Van Thi Van trên facebook.
Bây giờ, chị Nhân viên USAID Nguyễn Thị Liên Hằng mang danh Giáo sư Lịch sử mà thấy thông tin trên cứ như bắt được vàng.
Xem bài từ Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2019 với tiêu đề TRAO ĐỔI VỚI BÁC NHÀ BÁO LÃO THÀNH, ĐÁNG KÍNH DƯƠNG ĐỨC QUẢNG VỀ CỤ LÊ DUẨN
https://googletienlang2014.blogspot.com/2019/07/trao-oi-voi-bac-nha-bao-lao-thanh-ang.html