Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2024

FULBRIGHT - USAID - CIA VÀ CÁCH MẠNG MÀU SẮC. BÀI 2- TRAO ĐỔI VỚI SINH VIÊN FULBRIGHT VỀ CHUYỆN TIẾN SĨ NGUYỄN KIỀU DUNG NÓI FULBRIGHT “TREO ĐẦU DÊ, BÁN THỊT CHÓ”

 

Vì đăng rải rác ở nhiều bài, thiếu tính hệ thống nên hiệu quả không cao. Mới đây rộ lên chuyện FULBRIGHT LÀ LÒ ĐÀO TẠO PHẢN ĐỘNG? nên Google.tienlang thấy cần thiết đăng loạt bài Hệ thống lại các bài SỰ THẬT VỀ ĐẠI HỌC FULBRIGHTMột cầu hỏi mà mọi người ít để ý, đó là Vì sao ở Đại học Fulbright Việt Nam, hoạt động gì cũng phải trương logo USAID? Rõ ràng Fulbright "có họ" với USAID? USAID thực chất là gì? Có phải USAID là Cánh tay nối dài của CIA (Mỹ) để tiến hành cách mạng màu, lật đổ các chính quyền mà Mỹ không ưa? Các NGOs do USAID lập ra ở Nga (trước năm 2012), Ukraina, ở Gruzia, ở Slovakia, ở Trung Quốc và trên khắp thế giới để làm gì?

Mở đầu loạt bài này, chúng tôi xin đăng bài từ Tạp chí Cộng sản để trả lời cho câu hỏi VÌ SAO NGA PHẢI ĐOẠN TUYỆT VỚI USAID

Ở Bài 2, Google.tienlang xin trao đổi với các bạn Sinh viên Đại học Fulbright (FUV). Đúng là chúng tôi- các thành viên Google.tienlang chưa đến FUV, chưa một lần dự giờ học nào ở đây nên không biết chương trình học tập của các bạn ra sao cả, có đúng như Tiến sĩ Nguyễn Kiều Dung ((Tiến sỹ Kinh tế, tốt nghiệp từ Đại học Bang New York, Hoa kỳ) nói: “Đại học Fulbright (FUV) "treo đầu dê bán thịt chó hay không? Google.tienlang không quá thần tượng Tiến sĩ Nguyễn Kiều Dung, có thể chị cũng chả thân thiện gì với Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng xét về mặt học thuật, chúng tôi cho rằng ở bài này chị Nguyễn Kiều Dung đã đưa ra những luận cứ thuyết phục.

Toàn văn bài viết của Tiến sĩ Nguyên Kiều Dung chúng tôi đã đăng từ Thứ Năm, ngày 18 tháng 8 năm 2016 với tiêu đề SỰ THẬT VỀ ĐẠI HỌC FULBRIGHT

https://googletienlang2014.blogspot.com/2016/08/su-that-ve-ai-hoc-fulbright.html

Xin trích:

"Lời mở đầu: Cựu TT Phan Văn Khải nhầm rồi. Ông muốn thành lập đại học đẳng cấp quốc tế thì phải hỏi các giáo sư, các nhà khoa học Mỹ chứ hỏi chính trị gia làm gì?

….

Thật ra FUV không giống các đại học tư nhân khác, bởi mặc dù do một nhóm tư nhân (thực chất là một nhóm nhân vật chính trị: Ben Wilkinson, Thomas Vallely, Bob Kerrey…) đứng ra thành lập, nhưng tiền đầu tư lại là của chính phủ Mỹ, chính phủ Việt nam góp đất chứ không có tư nhân nào đầu tư vào đây cả. FUV sẽ không có cổ đông như các đại học tư thục khác mà toàn bộ số tiền quyên góp được sẽ do một hội đồng tín thác độc lập quản lý [1]. (Wilkinson và Vallely đều có thời gian dài làm giám đốc Chương trình Việt nam ở trường chính trị Harvard Kennedy. Còn Kerrey là một chính trị gia lõi đời, không ai lạ.)

Đương nhiên, đại học nghiên cứu chất lượng cao không phải là mục đích của FUV!

Vậy FUV là đại học gì???

Còn nhớ, tiền thân của FUV là Chương trình Đào tạo Kinh tế Fulbright (FETP), đã tồn tại và hoạt động hơn 20 năm ở VN dưới sự dẫn dắt của Vallely, một thạc sỹ chính sách công, giám đốc Chương trình Việt nam của trường chính trị Harvard Kennedy School (HKS). CHÍNH SÁCH CÔNG LÀ MỘT NGÀNH CHÍNH TRỊ, ĐÀO TẠO RA NHỮNG NGƯỜI LÀM NGHIÊN CỨU/HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH, HỖ TRỢ CẢI CÁCH THỂ CHẾ TƯ VẤN CHÍNH PHỦ,.v.v…FETP là sản phẩm hợp tác giữa HKS và đại học Kinh tế TP HCM. Bản thân HKS là một trường chính trị, tương tự như Học Viện Chính trị và Hành chính Quốc Gia của Việt Nam. Mặc dù mang tên là một chương trình đào tạo kinh tế, ban đầu khoảng năm 1994 có giảng dạy một số khóa học về kinh tế. TUY NHIÊN SAU NÀY, FETP DẦN DẦN BIẾN HÓA TRỞ THÀNH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HOÀN TOÀN CHÍNH SÁCH CÔNG. Nghĩa là ông Vallely đã treo đầu dê bán thịt chó: treo biển kinh tế, nhưng đào tạo chính sách công. (Người ngoại đạo cũng có thể kiểm chứng điều này khi xem dòng giới thiệu cuối trang chủ của FETP [7]. Giám đốc đào tạo của FETP không có bằng cấp gì về kinh tế mà chỉ có bằng cao học về hành chính công (public administration), ngành mẹ của ngành chính sách công. Đương nhiên ông ta không cần bằng cấp kinh tế mà vẫn có thể làm giám đốc đào tạo bởi FETP đào tạo chính sách công chứ không phải kinh tế). Vallely cũng là tổng công trình sư của FUV, và là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ việc bổ nhiệm Bob Kerrey làm chủ tịch FUV sau này [8]. (Tiến sỹ Mark Aswill cho rằng rất có thể quyết định bổ nhiệm Kerrey là của Vallely và John Kerry [15], còn nhà báo Thanh Tuấn thì tin rằng đây là quyết định sai lầm của Vallely [21]).

FUV là một trường đại học có thiên hướng chính trị!!!

Có người nói rằng FUV đã lạm dụng tên gọi Fulbright, bởi trường này không liên quan gì đến quỹ học bổng Fulbright. Tôi lại nghĩ tên gọi đó phản ánh đúng bản chất của trường này, bởi học bổng Fulbright vốn là một học bổng chính trị, hướng đến đối tượng có năng lực lãnh đạo.

Để hiểu thêm Hoa Kỳ có thật sự mong muốn phát triển các ngành KHTN&KT (còn gọi là các ngành STEM) của Việt nam hay không, hãy thử so sánh học bổng Fulbright, một học bổng chính phủ lâu đời của Mỹ được thành lập và tài trợ bởi quốc hội Mỹ từ năm 1946, với học bổng chính phủ của các quốc gia khác dành cho Việt nam. (VEF không được coi là dạng học bổng này bởi có nguồn gốc là tiền của Việt nam, được Bộ Giáo dục Việt nam đề nghị sử dụng để đào tạo cao học các ngành STEM ở Hoa kỳ cho công dân Việt nam, và chỉ kéo dài hơn 10 năm đến khi hết tiền là ngưng). Trong khi các học bổng chính phủ của Úc, Nhật, Pháp, Đức, Bỉ, Hà lan, Canada…là các học bổng phát triển, đào tạo cả bậc thạc sỹ và tiến sỹ cho nhiều ngành KHTN&KT và KHXH&NV, học bổng Fulbright chỉ đào tạo bậc thạc sỹ cho một số ngành KHXH&NV và chỉ hướng đến đối tượng là những người có tiềm năng lãnh đạo. (Đương nhiên, lãnh đạo thì không cần có bằng tiến sỹ!). Các học bổng học giả ngắn hạn của Fulbright cũng chỉ đặc biệt chú trọng một số ngành KHXH&NV. Nước Mỹ rất giàu, GDP cao nhất thế giới, nhưng rõ ràng là quốc hội Mỹ chưa có ý định hỗ trợ đào tạo các ngành STEM, những ngành xương sống của các trường đại học chất lượng cao, cho các quốc gia như Việt nam. (Chỗ này cần ghi chú, học bổng Chevening của Anh cũng chỉ cấp cho các ngành KHXH&NV và hướng đến đối tượng là những người có tiềm năng lãnh đạo của Việt nam. Anh với Mỹ từng là hai quốc gia bố-con cho nên có lẽ tư duy giống nhau).

Các ngành STEM không chỉ quan trọng để xây dựng đại học đẳng cấp quốc tế mà còn là những ngành cốt tử để phát triển quốc gia. Bởi lẽ theo lý thuyết của Schumpeter, một lý thuyết mà ngày nay đã được chấp nhận rộng rãi khắp thế giới, một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tăng trưởng kinh tế là nhờ sự đổi mới về kỹ thuật và công nghệ, nghĩa là có sự đổi mới trong các ngành STEM. (Các ngành KHXH&NV hầu như không đóng góp gì trong sự tăng trưởng này.) Đấy cũng là lý do rất nhiều quốc gia có chính sách thu hút nhân lực trình độ cao trong các ngành này. Chẳng hạn mới đây Hillary Clinton hứa hẹn nếu đắc cử tổng thống Hoa kỳ bà sẽ cấp thẻ xanh (thẻ lưu trú vĩnh viễn) cho tất cả các những công dân nước ngoài có bằng cao học các ngành STEM ở Hoa kỳ.

Cần nói thêm một chút về trường chính trị HKS, trường đỡ đầu của FETP, tiền thân của FUV. Đầu những năm 1990s, khi một số quốc gia phương tây bắt đầu liên kết đào tạo với Việt nam, (Pháp có CFVG và IFI đào tạo quản lý và công nghệ thông tin; Hà lan có Cao học Hà lan, đào tạo kinh tế phát triển; Bỉ có cao học Việt-Bỉ, đào tạo quản lý…), thì Hoa kỳ, với đại diện là trường chính trị HKS, cũng nhanh chân lên kết với ĐH Kinh tế TP HCM thành lập FETP để đào tạo kinh tế, nhưng rồi dần dần biến nó trở thành một chương trình đào tạo chính sách công (một ngành chính trị). Điều này cũng chứng tỏ lối tư duy nặng mùi chính trị rất khác biệt của người Mỹ so với các quốc gia khác.

Theo bà Rena Bittner, tổng lãnh sự Hoa kỳ tại TP.HCM, "FUV không phải là “Trường đại học Hoa Kỳ” ở Việt Nam. FUV là trường đại học 100% Việt Nam. Trường được thành lập theo Luật giáo dục đại học, được Chính phủ cho phép thành lập" [1]. Và theo Luật giáo dục này, FUV cũng sẽ có một chương trình đào tạo chính trị Marx-Lenin giống như các trường đại học khác. Bằng của FUV sẽ do Bộ Giáo dục & Đào tạo VN cấp.

Tại sao FUV không chọn lối đi như RMIT để trở thành một “đại học Hoa kỳ” ở Việt nam, mà lại chấp nhận Luật giáo dục đại học Việt nam? (RMIT không cần tuân theo Luật Giáo dục Việt nam, không giảng dạy chương trình chính trị Marx-Lenin, và không bị Bộ Giáo Dục Việt nam kiểm soát.) Bởi vì RMIT quan tâm đến học thuật và hướng đến đối tượng đại chúng. Còn FUV, dưới sự bảo trợ của một nhóm chính trị gia, có thể tin rằng sẽ là một trường thiên hướng chính trị, nhắm đến đối tượng chính là những người có tiềm năng lãnh đạo. Lãnh đạo các cấp ở cơ quan nhà nước, các địa phương, đoàn thể, và phong trào xã hội ở Việt nam đều là đảng viên hoặc chí ít là cảm tình đảng. Nếu FUV không thỏa hiệp với Bộ Giáo dục, không chấp nhận Luật Giáo dục Đại học Việt nam, Đảng Cộng sản có thể sẽ không khuyến khích các đảng viên và các cảm tình đảng đi học, hoặc đi học về cũng không được đề bạt thì cũng họ cũng không đạt được mục đích. Một nguyên nhân nữa có thể tính đến là FUV đang “dụ dỗ” chính phủ Việt nam chi thêm tiền đầu tư cho nên cần phải thỏa hiệp với Bộ Giáo dục càng nhiều càng tốt, bởi số tiền chính phủ Mỹ đầu tư ban đầu quá nhỏ, chả thấm vào đâu.

Hẳn là điều kỳ lạ (nhưng không khó hiểu) khi quốc hội Hoa kỳ đồng ý tài trợ cho FUV, một trường đại học theo quảng cáo là đẳng cấp quốc tế, nhưng đến tận giờ phút này vẫn chưa thấy ở FUV bóng dáng một nhà khoa học, nhà nghiên cứu người Mỹ nào với thành tích nghiên cứu quốc tế, trong khi lại tràn ngập các nhân vật có tư duy chính trị. (Mấy vị người Mỹ Vallely, Wilkinson và các vị người Việt là lãnh đạo chủ chốt của FUV, những người từng viết bài ủng hộ bổ nhiệm Kerrey, đều tốt nghiệp cao học chính sách công từ trường chính trị HKS hoặc có thời gian dài làm việc ở HKS.) Đây là điều rất khác biệt giữa FUV và các trường đại học nước ngoài khác ở Việt nam như đại học Việt-Đức, Việt-Nhật, Việt-Pháp, bởi các đại học này trình làng trước tiên với hiệu trưởng là các giáo sư người Đức, người Nhật, và người Pháp. Một điều kỳ lạ nữa, mặc dù FUV thông báo là sẽ tuân theo luật giáo dục Việt nam, nhưng hiệu trưởng của FUV hiện nay rõ ràng không đáp ứng được các tiêu chí của luật này (có bằng tiến sỹ và có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm lãnh đạo ở một cơ sở giáo dục đại học).

FUV cũng rất khác với các trường đại học của Mỹ ở Trung Quốc. Bài báo “Sự thất bại của các đại học Hoa kỳ ở Trung quốc” đăng trên tờ Foreign Affairs mới đây cho biết một số trường đại học danh tiếng ở Hoa kỳ như Duke, Johns Hopkins, và ĐH New York đã mở chi nhánh ở Trung Quốc bởi sức hấp dẫn của thị trường rộng lớn này [17]. Trong khi đó FUV lại do quốc hội Mỹ tài trợ nhưng chưa biết sẽ theo mô hình đại học nào. Không khó để suy đoán, thị trường đại học Việt nam còn nhỏ hẹp và nghèo, chưa đủ để hấp dẫn các trường danh tiếng của Mỹ đầu tư đào tạo đa ngành. Trong khi đó, quốc hội Mỹ thì chỉ định chi một ít tiền để đào tạo một số ngành KHXH&NV quan trọng cho cấp lãnh đạo nhằm mục đích tăng ảnh hưởng chính trị. Tôi không nói rằng FUV sẽ không có các ngành KHXH&NV khác hoặc các ngành KHTN&CN. Tuy nhiên, FUV sẽ phải tự vận động quyên tiền, hoặc thu tiền của sinh viên cho các ngành này, giống như các trường đại học tư khác ở Việt nam. Cần lưu ý rằng, đứng sau lưng các chi nhánh của các trường danh tiếng Hoa kỳ ở Trung quốc là các khoa đa ngành của các trường đại học này. Trong khi đó, đứng sau FUV là Chương trình Việt nam của trường chính trị HKS.

Cựu Thủ tướng Phan Văn Khải nhầm rồi!

Theo tâm sự của Thomas Vallely, kiến trúc sư chính của FUV, cách đây 10 năm cựu thủ tướng Phan Văn Khải đã nói với ông ta mong muốn xây dựng một trường đại học đẳng cấp quốc tế ở Việt nam theo mô hình ĐH Harvard, nghĩa là đầu tư lớn để nâng cao chất lượng [9]. Tuy nhiên, Vallely thoái thác với lý do “không thể tạo dựng một FUV theo kiểu phiên bản Việt của ĐH Harvard, Oxford, Georgetown, Irvine, Nebraska hay SUNY” và “ngay cả ở Mỹ thì hệ thống đó cũng đang trở nên quá tốn kém và phải tìm đường thay đổi” ??? (Có thật thế không thì cần phải hỏi lại các học giả Mỹ!) Với số tiền được đầu tư khá nhỏ, nhóm chính trị gia bảo trợ cho FUV vẫn đang loay hoay chưa biết FUV sẽ dựa trên mô hình nào và tương lai sẽ ra sao. Chính Vallely cũng thừa nhận FUV mới chỉ là một “thử nghiệm”, “tôi hay bất cứ ai khác cũng không thể biết đích xác FUV sẽ có hình hài ra sao”, và “nếu chúng tôi không tìm được hướng đi đúng, FUV sẽ thất bại.” [9]. Một số nhà giáo dục gốc Việt cũng tỏ ý thiếu tin tưởng về tương lai và đẳng cấp của đại học này trong bài báo “ĐH Fulbright: “Giấc mơ Mỹ tại Việt Nam” sẽ đi về đâu?”[14]. Ngay cả GS Nguyễn Mạnh Hùng, một người ủng hộ FUV và Kerrey mạnh mẽ cũng thừa nhận rằng chính phủ Việt nam dường như không mặn mà với FUV [10]. (Ông Hùng là một nhân vật chính trị đối lập, đã từng có nhiều phát biểu công khai ủng hộ các tổ chức và nhân vật chính trị đối lập với chính quyền Việt nam.)

Rõ ràng là cựu TT Phan Văn Khải nhầm người. Ông muốn thành lập trường đại học đẳng cấp quốc tế thì phải hỏi các giáo sư, các nhà khoa học Mỹ chứ hỏi chính trị gia làm gì? Chính trị gia thì biết gì về nghiên cứu và xuất bản? Chính trị gia cho nên mới treo biển kinh tế, nhưng giảng dạy chính sách công. Chính trị gia cho nên mới vác theo cả scandal Bob Kerrey vào Việt nam. Việt nam cần đại học “đẳng cấp quốc tế”, nghĩa là phải theo mô hình chuẩn của nhiều đại học thành công khác trên thế giới thì mới có thể so sánh được với nhau, để biết có “đẳng cấp” hay không. Còn đại học mà ông Vallely đề xuất là một thử nghiệm “không giống ai” thì đâu phải là thứ mà một nước nghèo, giáo dục và khoa học đều yếu kém như Việt Nam cần.

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải trao đổi với Chủ tịch Harvard Lawrence H. Summers tại Đại học Harvard ngày 24/6/2005 khi ông Khải bày tỏ muốn có một trường đại học đẳng cấp quốc tế ở Việt Nam theo mô hình ĐH Harvard, nghĩa là đầu tư lớn để nâng cao chất lượng chứ không phải Trường chính sách công, tương tự như Học Viện Chính trị và Hành chính Quốc Gia của Việt Nam

Nhóm thành viên Fulbright cùng đoàn đại biểu Việt Nam và Thủ tướng Phan Văn Khải chụp ảnh lưu niệm bên tượng John Harvard . Trong hình, ta thấy có bà Tôn Nữ Thị Ninh (áo dài màu vàng), tác giả nhiều bài mà Google.tienlang đã đăng, ví dụ 'Lẽ nào nước Mỹ không còn ai ngoài Bob Kerrey?', ví dụ Thư ngỏ của bà Tôn Nữ Thị Ninh gửi người Việt Nam và các bạn Mỹ

Giáo sư Hồ Tài Huệ Tâm từng nói: “Tôi nghĩ là Tommy Vallely và Ben Wilkinson sẽ không đi sâu vào lĩnh vực học thuật mà chủ yếu tập trung vào chuyện gây quỹ” [11]. (Ben Wilkinson là giám đốc điều hành Quỹ Sáng kiến Đại học Việt Nam, đơn vị chịu trách nhiệm huy động vốn để đầu tư cho FUV (TUIV)). Một bài báo trên tờ New York đã chỉ ra rằng trong thời kỳ ở New School, Kerrey không dùng tiền đầu tư vào học thuật mà chủ yếu là các lĩnh vực khác [12]. Còn giáo sư Vũ Đức Vượng, đại học De Anza thì nói về Kerrey: “thời kỳ ông làm (hiệu trưởng) ở New School đơn giản là thảm hoạ. Đúng là ông ấy quyên góp được nhiều tiền, nhưng ông ấy cũng tiêu xa xỉ không kém. Nếu ông ấy định lặp lại mô hình đó ở Việt nam lộn xộn này thì đó chẳng phải là thành tựu gì.” [11] Đương nhiên, đó không phải là thành tựu cho nên ông ta mới bị bãi nhiệm chủ tịch trường này. Thật ra Kerrey không thể lặp lại mô hình của đại học New School, bởi đại học đó đòi hỏi đầu tư lớn. Còn mô hình đại học Minerva mà Kerrey có chút kinh nghiệm là thứ Việt nam không thực sự cần, bởi đó là mô hình “không giống ai” và không đủ điều kiện về công nghệ thông tin cũng như giảng viên quốc tế, hoặc nếu có thì học phí rất đắt mà sinh viên Việt nam không chịu nổi, trong khi FUV được đầu tư khá ít [20]. Ngành giáo dục Việt nam hiện nay chỉ “khát” đại học nghiên cứu chất lượng cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
***** Hết trích dẫn từ bài SỰ THẬT VỀ ĐẠI HỌC FULBRIGHT của Tiến sĩ Nguyễn Kiều Dung*****
Google.tienlang thân kính mời các bạn sinh viên kể cả sinh viên đang học và cả sv đã tốt nghiệp, kể cả các giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam vào đây bình đẳng trao đổi, thảo luận. Ở Google.tienlang có quy định rất thoáng: Tất cả các ý kiến đều được hiển thị ngay lập tức mà không cần sự kiểm duyệt của Quản Trị viên. Sau khi ý kiến thảo luận đã đăng, Quản trị viên mới kiểm tra xem, nếu thấy ý kiến nào đó vi phạm Nội quy của Google.tienlang (Nội quy rất đơn giản: Không xúc phạm Bác Hồ cùng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Không tục tĩu, không tấn công cá nhân, chỉ trao đổi về học thuật...)
Nhân tiện, các bạn SV Fulbright cho chúng tôi hỏi chút: Ở Fulbright các bạn được học những gì mà các bạn kiêu căng, dị hợm cho rằng trước khi vào Fulbright và chỉ khi vào Fulbright thì các bạn mới được thấy cuộc sống tươi sáng, còn tất cả những người Việt Nam khác thì vẫn đang có số phận bi thảm, tù túng, không có ước mơ? Và chỉ có học ở Fulbright thì các bạn mới được nhận một nền giáo dục "tử tế", còn sinh viên ở tất cả các trường Đại học khác ở Việt Nam như chúng tôi đây thì không được nhận nền giáo dục "tử tế"? 
Cũng xin hỏi, ở Fulbright các bạn được học Lịch sử Mỹ hay Lịch sử Việt Nam? Và theo chúng tôi, điều quan trọng hơn là dù học Lịch sử Việt Nam nhưng nếu giáo trình do người Mỹ biên soạn, nhìn sự kiện bằng con mắt người Mỹ thì không ổn chút nào. Điều này đã được Google.tienlang chứng minh qua bài Hai nguyên tắc nằm lòng cho các nhà báo Việt Nam: TRUNG THỰC VÀ ĐỪNG NHÌN SỰ KIỆN BẰNG CON MẮT NGƯỜI MỸ!
Thêm nữa: Chúng tôi biết, trên mạng facebook đang có những tranh cãi về Fulbright. Một số người cho rằng những ai chỉ trích Fulbright, trong đó có thành viên Google.tienlang của chúng tôi đều là "bò đỏ" hoặc "bị Cộng sản nhồi sọ"... Tôi "tiết lộ" cho các bạn biết: Tôi chưa được đứng trong hàng ngũ Đảng viên Cộng sản, những tôi được học trong mái trường XHCN từ mẫu giáo đến Đại học và tôi luôn Yêu kính Bác Hồ. Các bạn SV Fulbright nghĩ sao? Thế thì chúng tôi có là "bò đỏ" hoặc bị "Cộng sản nhồi sọ" hay không? Chúng tôi Yêu kính Bác Hồ vì KÍNH TRỌNG CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH LÀ TẬP QUÁN VĂN HÓA CỦA NGƯỜI VIỆT NAM. Thế thì có gì sai không?

Hoàng Ngân Thương
 Xem bài liên quan:

15.  Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ (NED)- một công cụ tài chính trung chuyển tiền bạc của CIA cho các thế lực chống đối chính quyền ở những nước mà Mỹ muốn can thiệp, gây bạo loạn, lật đổ chính phủ đương quyền...

5 nhận xét:

  1. Tôi nghĩ, dù Google.tienlang rất lịch sự "mời các bạn sinh viên kể cả sinh viên đang học và cả sv đã tốt nghiệp, kể cả các giảng viên Đại học Fulbright Việt Nam vào đây bình đẳng trao đổi, thảo luận. Ở Google.tienlang có quy định rất thoáng: Tất cả các ý kiến đều được hiển thị ngay lập tức mà không cần sự kiểm duyệt của Quản Trị viên. Sau khi ý kiến thảo luận đã đăng, Quản trị viên mới kiểm tra xem, nếu thấy ý kiến nào đó vi phạm Nội quy của Google.tienlang (Nội quy rất đơn giản: Không xúc phạm Bác Hồ cùng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Không tục tĩu, không tấn công cá nhân, chỉ trao đổi về học thuật...)", nhưng chắc họ không dám vào tranh luận đâu vì Google.tienlang luôn nói ĐÚNG SỰ THẬT, có chứng lý thuyết phục, rõ ràng.
    Rất khó cho ai muốn bẻ gẫy những luận cứ mà Google.tienlang đưa ra.
    Google.tienlang cũng chẳng có vũ khí gì bí hiểm, cao siêu, ngoài cái vũ khí SỰ THẬT!

    Trả lờiXóa
  2. Tôi không phải là thành viên Ban Biên tập như bạn Hoàng Ngân Thương và tôi biết Hoàng Ngân Thương còn nhỏ tuổi hơn tôi nhưng tôi luôn nể phục Thương về kiến thức. Tôi càng nể phục các bạn như Tổng Biên thập Google.tienlang Lê Hương Lan và các thành viên Ban Biên tập Bùi Ngọc Trâm Anh, Hoàng Minh Tâm. Tôi cũng đồng cảm chân thành với quan điểm của Google.tienlang về đấu tranh bảo vệ SỰ THẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM CŨNG NHƯ LỊCH SỬ THẾ GIỚI.
    Tôi cũng đồng cảm chân thành với Google.tienlang về sự Yêu kính Bác Hồ.
    Chính vì sự đồng cảm trên nên tôi đã vui vẻ nhận lời tham gia đội ngũ dịch thuật của Google.tienlang. Cũng vì có sự đồng cảm trên nên Google.tienlang đã tập hợp về đây một đội ngũ chuyên gia dịch thuật hùng hậu như các chị chuyên gia dịch thuật Maria Sharapova (người Nga), Nguyễn Thị Vân Anh, Đồng Thị Kim Thanh, Thu Thuỷ, Nguyễn Thu Giang, Huỳnh Mai Thảo..., các anh chuyên gia dịch thuật Dương Thành, Nguyễn Thành Trung, Trần Vũ Lương, Trịnh Thanh Hà, gần đây có thêm 2 chuyên gia dịch tiếng Gruzia Nguyễn Thái, Nguyễn Văn Phương.
    Tôi tự hào được làm việc bên cạnh những chuyên gia dịch thuật ở đây. Tôi có thể khẳng định: Trong làng báo chí tiếng Việt, chỉ có báo Google.tienlang có đội ngũ chuyên gia dịch thuật hùng hậu nhất. Như các bạn đã thấy, ở Google.tienlang có các chuyên gia dịch thuật đủ hầu hết các ngôn ngữ thế giới: Tiếng Anh, Nga, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Thuỵ Điển, Nhật, Trung Quốc, Gruzia, Séc, Hung, Slovakia... thậm chí tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Ả rập v.v...

    Trả lờiXóa
  3. “MENTIR COMME UN UKRAINIEN” - “NÓI DỐI NHƯ NGƯỜI UKRAINA”lúc 07:25 24 tháng 8, 2024

    Tôi không nghĩ Cựu Thủ tướng Phan Văn Khải "nhầm lẫn" như chị Tiến sĩ Nguyễn Kiều Dung nói.
    Cũng như trong bài của chị Kiều Dung cũng đã nói, rằng "cựu thủ tướng Phan Văn Khải đã nói với ông Thomas Vallely mong muốn xây dựng một trường đại học đẳng cấp quốc tế ở Việt Nam theo mô hình ĐH Harvard".
    Các vị lãnh đạo Việt Nam sau ông Khải như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng vẫn nghĩ như ông Phan Văn Khải, rằng Hoa Kỳ sẽ "giúp đỡ Việt Nam" xây dựng một trường đại học đẳng cấp quốc tế ở Việt Nam theo mô hình ĐH Harvard. Và cái ĐH Fulbright chính là cái "trường đại học đẳng cấp quốc tế ở Việt Nam theo mô hình ĐH Harvard".
    Các vị lãnh đạo Việt Nam không ngờ mấy ông Mỹ "Treo đầu dê, bán thịt chó"!
    Nhưng chuyện ông Khải, ông Sang là nạn nhân đã là chuyện đã rồi, lỡ rồi.
    Bây giờ thấy cái SỰ THẬT này, ta cũng không thể trách cứ ông Khải, ông Sang. Hãy bàn với phía Mỹ biện pháp khắc phục.
    Cũng không nhất thiết "đóng cửa ĐH Fulbright" như một số anh em đang phát biểu trên face.
    Theo tôi, bên Úc người ta cũng coi các Học viện Khổng Tử và 13 cơ sở dạy ngôn ngữ và tổ chức các sinh hoạt văn hóa là các NGOs nước ngoài vậy thì Việt Nam cũng coi ĐH Fulbright là NGOs nước ngoài và quản lý nó như các NGOs nước ngoài khác.
    Xem bài VIỆT NAM CẦN THÔNG QUA "LUẬT MINH BẠCH" NHƯ GRUZIA
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2024/08/viet-nam-can-thong-qua-luat-minh-bach.html
    Trích:
    "Ngoài việc ĐĂNG KÝ với cơ quan chức năng Việt Nam như hiện nay, các NGOs bắt buộc Hàng năm phải khai báo về số tiền nước ngoài chuyển đến; Khai báo về Mục đích và Kế hoạch sử dụng nguồn vốn này ở Việt Nam. Trong Luật quy định rõ những điều Cấm:
    - Cấm đại diện các NGOs tổ chức các hoạt động chính trị, gây rối, chống đối Chính phủ và các cơ quan Nhà nước các cấp;
    - Cấm đại diện các NGOs phát biểu trên truyền thông, mạng xã hội chỉ trích Chính phủ và các cơ quan Nhà nước các cấp. Nếu có gì cần góp ý thì làm văn bản gửi đến cơ quan có thẩm quyền.
    Trong Luật cũng quy định rõ các chế tài tương ứng với các hành vi vi phạm, từ xử phạt hành chính đến xử lý hình sự..."
    ===
    Về số sinh viên ĐH Fulbright đã tốt nghiệp ra trường, dù không thể làm "thế hệ lãnh đạo Việt Nam" như ý định công khai của USAID thì cũng không nên coi họ là đồ bỏ đi. Họ cũng là nạn nhân thôi. Tôi đoán chắc dù đã tốt nghiệp nhưng chả cơ quan nhà nước hay doanh nghiệp nào tiếp nhận.
    Có thể đặc cách mở một khoá học cho họ hiểu đúng về Lịch sử Việt Nam, coi như khoá đào tạo lại. Học phí buộc cái NGOs Fulbright chi trả. Học xong, ta có thể sử dụng những sinh viên này vào làm việc trong UBND cấp huyện, cấp xã.

    Trả lờiXóa
  4. Cảm ơn bạn Hương Trà đã có tâm sự chân tình ở trên.
    Đa số bạn đọc ở Google.tienlang có kiến thức lịch sử Việt Nam nhưng lại không biết ngoại ngữ nên chúng tôi không biết người nước ngoài viết thế nào về Lịch sử Việt Nam cũng như Lịch sử Thế giới.
    Nhờ Google.tienlang có đội ngũ cộng tác viên dịch thuật hùng hậu nên chúng tôi luôn được cập nhật thông tin mới.

    Trả lờiXóa
  5. Bịa ra chuyện xích mích giữa các cụ Hồ, cụ Duẩn, cụ Giáp thì các "xử gia" ba que Cali đã sáng tác cách đây mấy chục năm rồi, từ ngày có internet.
    Tiếp theo cho việc xuyên tạc bịa đặt này là các rận xĩ như Trương Huy San, tức San hô, kẻ mới vừa bị bắt, rồi nhóm Lê Văn Lực, Trần Đức Trí, Van Thi Van trên facebook.
    Bây giờ, chị Nhân viên USAID Nguyễn Thị Liên Hằng mang danh Giáo sư Lịch sử mà thấy thông tin trên cứ như bắt được vàng.
    Xem bài từ Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2019 với tiêu đề TRAO ĐỔI VỚI BÁC NHÀ BÁO LÃO THÀNH, ĐÁNG KÍNH DƯƠNG ĐỨC QUẢNG VỀ CỤ LÊ DUẨN
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2019/07/trao-oi-voi-bac-nha-bao-lao-thanh-ang.html

    Trả lờiXóa