Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2024

FULBRIGHT - USAID - CIA VÀ CÁCH MẠNG MÀU SẮC. BÀI 3- Ở FULBRIGHT THẦY DẠY SỬ (GS NGUYỄN LIÊN HẰNG) LẠI LÀ NGƯỜI MỸ, NHÌN ĐỜI BẰNG CON MẮT MỸ!

 
Hình và giới thiệu của Đại học Fulbright (FUV) về Giáo sư Lịch sử Nguyễn Thị Liên Hằng

Vì đăng rải rác ở nhiều bài, thiếu tính hệ thống nên hiệu quả không cao. Mới đây rộ lên chuyện FULBRIGHT LÀ LÒ ĐÀO TẠO PHẢN ĐỘNG? nên Google.tienlang thấy cần thiết đăng loạt bài Hệ thống lại các bài SỰ THẬT VỀ ĐẠI HỌC FULBRIGHTMột cầu hỏi mà mọi người ít để ý, đó là Vì sao ở Đại học Fulbright Việt Nam, hoạt động gì cũng phải trương logo USAID? Rõ ràng Fulbright "có họ" với USAID? USAID thực chất là gì? Có phải USAID là Cánh tay nối dài của CIA (Mỹ) để tiến hành cách mạng màu, lật đổ các chính quyền mà Mỹ không ưa? Các NGOs do USAID lập ra ở Nga (trước năm 2012), Ukraina, ở Gruzia, ở Slovakia, ở Trung Quốc và trên khắp thế giới để làm gì?

Theo bà Rena Bittner, tổng lãnh sự Hoa kỳ tại TP.HCM, "FUV không phải là “Trường đại học Hoa Kỳ” ở Việt Nam. FUV là trường đại học 100% Việt Nam. Trường được thành lập theo Luật giáo dục đại học, được Chính phủ cho phép thành lập"
Cách đây hơn 7 năm, vào Chủ nhật, ngà tháng 5 năm 2017, Google.tienlang đăng bài với tiêu đề Đại học Fullbright chưa được Chính quyền Việt Nam cấp Giấy phép hoạt động. Tại bài này, chúng tôi đã giải thích rõ ràng về quy định của pháp luật Việt Nam đối với Trường ĐH vốn nước ngoài tại Việt Nam như sau:
"Thưa bạn Nặc danh13:38 11 tháng 5, 2017!
Bạn viết: "Đại học Fulbright VN đã có giấy phép Đầu tư thì làm gì có chuyện "phải được chính quyền Việt Nam cấp GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG"? Đừng có nói nhảm như trẻ con í."
Bạn viết như trên chứng tỏ bạn không biết gì về pháp luật nói chung.
Nên nhớ, chủ trang Google.tienlang là các chuyên gia pháp luật nên không thể có chuyện nhầm lẫn gì đó như bạn nói.
Hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài là một loại hình kinh doanh có điều kiện.
1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
2. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục 4 của Luật này.
Hoạt động của Đại học Fullbright là loại hình kinh doanh có điều kiện, quy định tại mục số 143 PHỤ LỤC 4 như sau:
DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
(Ban hành kèm theo Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư)
"143. Hoạt động của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam, phân hiệu cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài."
Về Chương trình giáo dục:
Chương trình giáo dục thực hiện tại cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài phải thể hiện mục tiêu giáo dục, không có nội dung gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng; không truyền bá tôn giáo, xuyên tạc lịch sử; không ảnh hưởng xấu đến văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và phải đảm bảo điều kiện liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo.
Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép tổ chức giảng dạy:
- Chương trình giáo dục của Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn của nước ngoài; chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ của nước ngoài trong khuôn khổ các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định các môn học bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam học tập trong các cơ sở giáo dục quy định tại Khoản 3 Điều 21 của Nghị định 73/2012/NĐ-CP.
Môn học bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam trong các trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài:
Trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài khi tổ chức đào tạo theo chương trình của nước ngoài và cấp văn bằng của trường cho người học thì phải tổ chức giảng dạy môn học bắt buộc theo quy định áp dụng đối với các trường Việt Nam.
Người học trong trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài được miễn học môn bắt buộc nếu nộp chứng chỉ hoặc bảng điểm đã hoàn thành môn học đó tại một trường cao đẳng, trường đại học khác hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Việc tổ chức dạy học chương trình giáo dục bắt buộc đối với học sinh là công dân Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Giáo viên là người Việt Nam, đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Có tài liệu dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn hoặc do các cơ sở giáo dục tự biên soạn trên cơ sở các chương trình tiếng Việt và chương trình Việt Nam học quy định tại Điều 4 của Thông tư này và được Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt;
- Ngôn ngữ dạy học là tiếng Việt.
Đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam chỉ được hoạt động giáo dục sau khi được cấp Giấy phép hoạt động giáo dục.
Điều kiện CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG
1. Đã kiện toàn bộ máy, cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục.
2. Có quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Đáp ứng các điều kiện về vốn đầu tư, cơ sở vật chất, thiết bị, chương trình giáo dục, đội ngũ nhà giáo.
4. Đáp ứng các điều kiện về mở ngành đối với cơ sở giáo dục phải thực hiện thủ tục mở ngành theo quy định của pháp luật Việt Nam."
Nhắc lại: Bài trên chúng tôi đăng năm 2017, thời điểm ĐH Fullbright chưa được Cấp phép hoạt động. Còn đến bây giờ thì Giấy phép hoạt động đã được cấp, cũng có nghĩa là ĐH Fullbright đã cam kết trong Chương trình giáo dục KHÔNG ĐƯỢC XUYÊN TẠC LỊCH SỬ VIỆT NAM. Ấy thế mà ĐH Fullbright lại ngang nhiên "Treo đầu dê, bán thịt chó" khi mời GS Nguyễn Thị Liên Hằng, một người Mỹ (gốc Việt), một người chuyên nghiên cứu và giảng dạy lịch sử Việt Nam bằng con mắt người Mỹ. Thế thì đó là Lịch sử Mỹ về Việt Nam chứ không phải Lịch sử Việt Nam! Đúng là cách làm "Chuẩn USAID" mà cách đây hơn nửa thế kỷ, Bác Hồ của chúng ta đã cảnh báo trong bài  "CHIẾN TRANH NHỒI SỌ"- Hồ Chí Minh. Bài ngắn thôi, nên chúng tôi xin chép nguyên văn:
 "CHIẾN TRANH NHỒI SỌ
Mỹ chuẩn bị chiến tranh cả về mặt tinh thần. Chúng dùng báo chí, tranh ảnh, sách vở, ca hát, chớp bóng... đủ các thứ. Chỉ ở Pháp mà thôi, mỗi năm chúng tiêu 2.450 triệu quan vào việc tuyên truyền nhồi sọ. Chúng không ra mặt. Ở nước nào chúng mua chuộc người nước ấy làm thay cho chúng. Bộ trưởng tuyên truyền Mỹ nói: mỗi năm, các báo chí nước ngoài đăng tài liệu tuyên truyền của Mỹ cộng lại hơn 4 vạn trang báo (bằng 16 vạn trang báo Cứu quốc). Mỗi năm ở các nước in hơn 200 quyển sách khen Mỹ và chống cộng, mỗi quyển ra từ 3 nghìn đến 10 vạn bản. Ở các nước có hơn 400 cơ quan làm việc tuyên truyền cho Mỹ... Mỹ còn lập nhà thương, trường học, hội từ thiện, vân vân, ở các nước, để làm cơ quan tuyên truyền và ổ mật thám. Hiện nay, tại những vùng tạm bị chiếm ở nước ta, Mỹ đang ra sức xâm lược văn hóa để hủ hóa và gieo rắc bệnh phục Mỹ, thân Mỹ, sợ Mỹ vào nhân dân, nhất là vào thanh niên ở những vùng ấy. Đó là một điều mà cán bộ giáo dục và tuyên truyền ta phải đặc biệt chú ý và phải ra sức chống lại."
Đ.X. (một bút danh của Bác Hồ).
Báo Cứu quốc, số 2128, ngày 25-7-1952.
Còn bà Giáo sư "Chuẩn USAID" Nguyễn Thị Liên Hằng thì sao? Dưới đây, Google.tienlang xin chép về bài viết từ bác Tre Làng với tiêu đề Đại học Fulbright: GS Nguyễn Thị Liên Hằng xuyên tạc lịch sử Việt Nam

https://www.trelangblog.com/2024/08/ai-hoc-fulbright-gs-nguyen-thi-lien.html

Trong thời đại thông tin toàn cầu hóa, việc tiếp cận với các nguồn thông tin từ nhiều quốc gia, tổ chức khác nhau là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, không phải mọi nguồn thông tin đều đáng tin cậy, và việc xuyên tạc, bóp méo lịch sử là một nguy cơ hiện hữu mà chúng ta cần phải cảnh giác. Một ví dụ điển hình là trường hợp của giáo sư sử học Nguyễn Thị Liên Hằng, một trong những thành viên của Ban quản trị trường Đại học Fulbright Việt Nam - một ngôi trường được mệnh danh là "danh tiếng", nhưng lại tiềm ẩn những vấn đề đáng lo ngại.

GS Nguyễn Thị Liên Hằng là tác giả của cuốn sách "Hanoi’s War: An International History of War for Peace in Vietnam" (Chiến tranh Hà Nội: Lịch sử quốc tế về cuộc chiến tranh vì hòa bình ở Việt Nam). Cuốn sách này có nội dung gây ra nhiều tranh cãi với những luận điểm xuyên tạc về lịch sử Việt Nam, đặc biệt là về cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta.

Mời xem thêm video clip bà GS Nguyễn Thị Liên Hằng chạy tội cho Mỹ khi đưa quân vào xâm lược Việt Nam:

Về chuyện Mỹ đưa quân vào xâm lược Việt Nam thì ông sử gia nguỵ Bùi Diễm viết còn đúng SỰ THẬT LỊCH SỬ HƠN bà GS USAID này. Xem bài trên Google.tienlang về Bùi Diễm với tiêu đề ANH TRAI ÔNG PHAN HUY LÊ- THỦ TƯỚNG VNCH PHAN HUY QUÁT ĐÃ “RA THÔNG CÁO” MỜI QUÂN ĐỘI MỸ VÀO MIỀN NAM NHƯ THẾ NÀO?

Trong cuốn sách, Liên Hằng đưa ra những nhận định sai lệch và gây hiểu lầm nghiêm trọng về những nhân vật lịch sử và sự kiện quan trọng.

Một trong những luận điểm gây nhức nhối nhất là Nguyễn Thị Liên Hằng xuyên tạc về vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo Liên Hằng, "Một trong những nhận thức sai lầm lớn nhất là về vai trò của ông Hồ Chí Minh. Trên thực tế, ông Hồ Chí Minh chỉ đóng vai trò biểu tượng, trong khi ông Lê Duẩn mới là nhân vật ngự trị trên Đảng Cộng sản Việt Nam, và là kiến trúc sư, chiến lược gia cũng như người lãnh đạo các nỗ lực chiến tranh của miền Bắc." Đây là một sự xuyên tạc trắng trợn về vai trò lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một lãnh tụ vĩ đại, người đã dẫn dắt dân tộc Việt Nam vượt qua bao khó khăn để giành được độc lập, tự do.

Ngoài ra, Liên Hằng còn cho rằng "Ông Lê Duẩn cai trị chế độ miền Bắc với một bàn tay sắt, và coi ông Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một người hùng cách mạng khác, là những đối thủ, là mối đe dọa lớn nhất đối với quyền hạn của ông ở Hà Nội."

Đây là một sự vu khống, bịa đặt hoàn toàn thiếu cơ sở và đi ngược lại với sự thật lịch sử. Trong thực tế, mối quan hệ giữa các lãnh đạo cách mạng Việt Nam luôn được xây dựng trên tinh thần đoàn kết và cùng chung lý tưởng giải phóng dân tộc.

Cũng trong cuốn sách, Nguyễn Thị Liên Hằng còn tuyên bố rằng "Một nhận thức sai lầm khác là Đảng Cộng sản Việt Nam được sự ủng hộ tuyệt đối của nhân dân Việt Nam cho tới khi chiến tranh kết thúc hồi năm 1975."

Đây là một phát biểu mang tính chất chia rẽ và bóp méo sự thật. Thực tế khoogn thể chối cãi là Nhân dân Việt Nam luôn đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, điều này đã được chứng minh qua sự hy sinh của hàng triệu người con đất Việt vì độc lập, tự do của dân tộc.

Vấn đề đáng lo ngại hơn là khi một giáo sư sử học như Nguyễn Thị Liên Hằng - người được giới sử Mỹ và phương Tây trao nhiều giải thưởng và “có tiếng trong giới sử học” - lại được mời giảng dạy và nhồi nhét vào đầu sinh viên những thông tin xuyên tạc như trên. Điều này sẽ ảnh hưởng thế nào đến nhận thức của thế hệ trẻ về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, về lịch sử đấu tranh oanh liệt của dân tộc Việt Nam?

Liệu rằng những sinh viên được học từ những quan điểm như vậy có còn giữ được niềm tự hào về lịch sử nước nhà hay sẽ bị dẫn dắt vào những nhận thức sai lệch?

Việc giáo dục lịch sử là một nhiệm vụ quan trọng, không chỉ để tôn vinh những chiến công đã qua mà còn để bảo vệ sự thật lịch sử trước những âm mưu xuyên tạc và bóp méo. Những "tác phẩm" như của Nguyễn Thị Liên Hằng, nếu không được phản biện và làm rõ, sẽ là một mối nguy hại lớn đối với nhận thức lịch sử của thế hệ trẻ, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.

Chúng ta cần cảnh giác với những thông tin xuyên tạc và luôn bảo vệ sự thật lịch sử của dân tộc. Sự thật phải được tôn trọng, và lịch sử của dân tộc Việt Nam - với những trang sử hào hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ - cần được giữ gìn và truyền lại cho các thế hệ mai sau với sự đúng đắn và công bằng.

***

Giáo sư Nguyễn Thị Liên Hằng là một nhà sử học người Mỹ gốc Việt, hiện là giáo sư sử học tại Đại học Columbia, Hoa Kỳ. Bà ta nổi tiếng với các nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam, đặc biệt là cuốn sách "Hanoi’s War: An International History of War for Peace in Vietnam", trong đó bà ta đưa ra nhiều quan điểm gây tranh cãi về lịch sử và vai trò của các lãnh đạo trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam. Dù đã nhận được nhiều giải thưởng từ giới sử học phương Tây nhưng cũng bị chỉ trích vì các luận điểm xuyên tạc và bóp méo lịch sử Việt Nam.

Giáo sư Nguyễn Thị Liên Hằng hiện đang là một thành viên trong Ban quản trị của Đại học Fulbright Việt Nam. Trong vai trò này, bà ta có ảnh hưởng đến việc định hướng học thuật và quản lý tại trường đại học này, đặc biệt là trong lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử.

Bên cạnh đó, với tư cách là một giáo sư sử học, Nguyễn Thị Liên Hằng còn có thể tham gia vào các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, và hướng dẫn sinh viên tại trường, mặc dù chủ yếu bà ta được biết đến với các công trình nghiên cứu lịch sử quốc tế về chiến tranh Việt Nam.

Một số nhà phê bình cho rằng Nguyễn Thị Liên Hằng sử dụng nguồn tài liệu thiên lệch và chọn lọc những thông tin phù hợp với luận điểm của mình, bỏ qua những tài liệu và chứng cứ quan trọng từ phía Việt Nam. Điều này dẫn đến những kết luận bị cho là thiếu khách quan và mang tính xuyên tạc.

Các luận điểm của Nguyễn Thị Liên Hằng đã gây ra nhiều bất bình trong giới học thuật, đặc biệt là ở Việt Nam, nơi lịch sử chiến tranh chống Mỹ là một phần quan trọng của di sản quốc gia. Những chỉ trích này nhấn mạnh rằng các nghiên cứu của bà ta không chỉ gây tổn hại đến sự thật lịch sử mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của các thế hệ sau về cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc.

Tại Đại học Fulbright Việt Nam, ngoài Giáo sư Nguyễn Thị Liên Hằng, còn có một số cá nhân khác từng bị chỉ trích vì có những quan điểm được cho là xuyên tạc hoặc bóp méo về lịch sử, văn hóa, chính sách, và pháp luật của Việt Nam. Một số trong những cá nhân này là:

Bà Đàm Bích Thủy - Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam: Bà Thủy đã bị phê phán bởi một số quan điểm và phát ngôn trong việc định hướng hoạt động của Đại học Fulbright, bao gồm những tư tưởng được cho là ảnh hưởng bởi phương Tây và không phù hợp với văn hóa và giá trị của Việt Nam.

Ông Thomas Vallely - Cố vấn cấp cao và là một trong những người sáng lập Đại học Fulbright Việt Nam: Ông Vallely, một cựu chiến binh và chính trị gia Mỹ, đã bị chỉ trích vì những quan điểm về chiến tranh Việt Nam và những đề xuất được cho là có mục đích chính trị, ảnh hưởng đến sự phát triển của Fulbright theo hướng có thể không phù hợp với lợi ích của Việt Nam.

Bà Vũ Ngọc Khánh Linh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo của Fulbright: Bà Khánh Linh cũng bị chỉ trích vì có những quan điểm và nghiên cứu được cho là lệch lạc về văn hóa và lịch sử Việt Nam, có xu hướng tiếp cận theo góc nhìn phương Tây và không phản ánh đúng thực tế của Việt Nam.

Những cá nhân này đã gặp phải sự phản đối từ một số thành phần trong xã hội Việt Nam, vì cho rằng những quan điểm của họ có thể gây ra sự hiểu lầm hoặc làm suy giảm hình ảnh, lịch sử và giá trị văn hóa của đất nước.

Tác giả Tre Làng

Hoàng Minh Tâm Giới thiệu

Xem bài liên quan:

14.  Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ (NED)- một công cụ tài chính trung chuyển tiền bạc của CIA cho các thế lực chống đối chính quyền ở những nước mà Mỹ muốn can thiệp, gây bạo loạn, lật đổ chính phủ đương quyền...

9 nhận xét:

  1. Điểm tin quốc tế 24/8: NATO chính thức tất tay vào Kursk; Ông Putin “giăng bẫy” bắt sống toàn bộ?
    2501 lượt xem 38 phút trước
    Ngày 23/8, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky và công bố gói viện trợ quân sự mới trị giá 125 triệu USD cho Kiev.

    https://www.youtube.com/watch?v=T1mpSMl2-yw

    Trả lờiXóa
  2. Thiếu tướng Lê Văn Cương: Kéo dài chiến tranh là quyết định của Mỹ chứ không phải của Ukraine | BLQT
    24.462 lượt xem Đã công chiếu 5 giờ trước

    https://www.youtube.com/watch?v=iETrWl3pkF8

    Trả lờiXóa
  3. Ông Trump hoan nghênh quyết định rút khỏi cuộc đua vào Nhà trắng của ông Kennedy Jr.
    1484 lượt xem 27 phút trước

    Ông Trump hoan nghênh quyết định rút khỏi cuộc đua vào Nhà trắng của ông Kennedy Jr. | Thời sự quốc tế
    3. Mô tả: PLO | Ông Trump hoan nghênh quyết định rút khỏi cuộc đua vào Nhà trắng của ông Kennedy Jr.
    Ngày 23-8, Robert F. Kennedy Jr., ứng cử viên tổng thống độc lập, đã chính thức rút khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng và tuyên bố ủng hộ ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump. Ông Kennedy cho biết ông không còn tin mình có cơ hội chiến thắng và quyết định này đã được ông Trump hoan nghênh. Việc Kennedy rút lui và chuyển sang ủng hộ Trump đã tạo ra nhiều suy đoán về tác động đối với cuộc bầu cử. Dù vậy, theo tờ New York Times, quyết định này không có khả năng thay đổi đáng kể cục diện bầu cử vì khó đoán định có bao nhiêu người ủng hộ Kennedy sẽ đi bầu vào tháng 11 tới. Trong các cuộc thăm dò gần đây, chỉ một số ít người ủng hộ Kennedy chắc chắn bỏ phiếu cho ông, cho thấy nhiều cử tri vẫn đang cân nhắc. Các chiến lược gia cho rằng sự ủng hộ của Kennedy có thể không giúp ích nhiều cho Trump. Chiến dịch của Trump hy vọng sự rút lui này có thể có ý nghĩa trong các bang chiến trường, nơi kết quả có thể được quyết định bằng hàng nghìn lá phiếu. Trong khi đó, chiến dịch của ứng cử viên Đảng Dân chủ Kamala Harris đã mở lời mời những người ủng hộ Kennedy tham gia vào chiến dịch của mình.

    https://www.youtube.com/watch?v=Knnu8A2t9-0

    Trả lờiXóa
  4. Báo VOV Binh lược Nga quá tài tình, Kiev sắp "mất cả chì lẫn chài" - thảm bại Kursk, mất trắng Donetsk?
    Báo Điện tử VOV | Dù cuộc tấn công tỉnh Kursk của Ukraine đã thu hút sự chú ý và gây ra một số tổn thất cho Nga. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng đây có thể là sai lầm chiến lược của Ukraine. Chuyên gia người Anh Alexander Merkouris nhận định trên kênh YouTube Duran rằng quân đội Ukraine đang nhanh chóng bị mất trang bị và chịu thương vong ở khu vực Kursk. Câu hỏi đặt ra là liệu Kiev có thể giữ được những vùng đất này trong bao lâu mà không để mất thêm một số khu vực trọng yếu ở Donbass?

    https://www.youtube.com/watch?v=aMb1K1oa9z8

    Trả lờiXóa
  5. ViẹtNamNet Cảnh báo Ukraine đầu hàng tại Kursk, "mất trắng" 3 thành phố lớn vào tay Nga | Báo VietNamNet
    5.683 lượt xem 2 giờ trước
    Trong khi Ukraine tăng cường tấn công và củng cố các vị trí đã giành được tại tỉnh Kursk của Nga thì các lực lượng của Nga đang giáng đòn nặng nề vào đối phương tại khu vực Donetsk, miền Đông Ukraine và giành được thêm nhiều vùng lãnh thổ.

    https://www.youtube.com/watch?v=L2yDwI8_S5s

    Trả lờiXóa
  6. Phạm Hoàng Đứclúc 16:56 24 tháng 8, 2024

    "CHIẾN TRANH NHỒI SỌ
    Mỹ chuẩn bị chiến tranh cả về mặt tinh thần. Chúng dùng báo chí, tranh ảnh, sách vở, ca hát, chớp bóng... đủ các thứ. Chỉ ở Pháp mà thôi, mỗi năm chúng tiêu 2.450 triệu quan vào việc tuyên truyền nhồi sọ. Chúng không ra mặt. Ở nước nào chúng mua chuộc người nước ấy làm thay cho chúng. Bộ trưởng tuyên truyền Mỹ nói: mỗi năm, các báo chí nước ngoài đăng tài liệu tuyên truyền của Mỹ cộng lại hơn 4 vạn trang báo (bằng 16 vạn trang báo Cứu quốc). Mỗi năm ở các nước in hơn 200 quyển sách khen Mỹ và chống cộng, mỗi quyển ra từ 3 nghìn đến 10 vạn bản. Ở các nước có hơn 400 cơ quan làm việc tuyên truyền cho Mỹ... Mỹ còn lập nhà thương, trường học, hội từ thiện, vân vân, ở các nước, để làm cơ quan tuyên truyền và ổ mật thám. Hiện nay, tại những vùng tạm bị chiếm ở nước ta, Mỹ đang ra sức xâm lược văn hóa để hủ hóa và gieo rắc bệnh phục Mỹ, thân Mỹ, sợ Mỹ vào nhân dân, nhất là vào thanh niên ở những vùng ấy. Đó là một điều mà cán bộ giáo dục và tuyên truyền ta phải đặc biệt chú ý và phải ra sức chống lại."
    Đ.X. (một bút danh của Bác Hồ).
    Báo Cứu quốc, số 2128, ngày 25-7-1952.
    ===
    Bác Hồ của chúng ta sao mà tiên đoán giỏi thế?
    Bác biết tỏng thủ đoạn của USAID từ gần thế kỷ trước, ngay tù khi nó chưa ra đời!

    Trả lờiXóa
  7. Phạm Hoàng Đứclúc 17:34 24 tháng 8, 2024

    Tôi cũng không trách ông Phan Văn Khải, Trương Tấn Sang khi 2 ông là nạn nhân của trò "treo đầu dê, bán thịt chó" của người Mỹ.
    Nhưng giá như 2 ông thấm nhuần Lời dạy trên kia của Bác Hồ thì chắc chắn 2 ông không bị nó lừa.
    Với người Mỹ ta phải luôn luôn cảnh giác.
    Mỹ không làm gì gây rối ta là tốt lắm rồi.
    Khi làm ăn với Mỹ, nếu thấy nó đề xuất điều gì gọi là "GIÚP" ta thì phải tìm cách từ chối khéo.
    Đừng để đến nỗi Mỹ "GIÚP" Nga xây dựng , sửa đổi Hiến pháp và các Bộ luật.
    Đừng để đến nỗi Mỹ "GIÚP" ta lựa chọn Chủ tịch nước như Mỹ đã "GIÚP" Eltsin trúng cử nhiệm kỳ 2. Khi đó, với Việt Nam, nó sẽ cho Nguyễn Quang A hay thậm chí Bùi Hằng máu trên máu dưới làm Chủ tịch nước đấy!

    Xem bài BÁO MỸ TIẾT LỘ: HOA KỲ ĐÃ ĐẠO DIỄN CHO YELTSIN TRÚNG CỬ TỔNG THỐNG NHIỆM KỲ II RA SAO
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2022/07/bao-my-tiet-lo-hoa-ky-ao-dien-cho.html

    Trả lờiXóa
  8. Bịa ra chuyện xích mích giữa các cụ Hồ, cụ Duẩn, cụ Giáp thì các "xử gia" ba que Cali đã sáng tác cách đây mấy chục năm rồi, từ ngày có internet.
    Tiếp theo cho việc xuyên tạc bịa đặt này là các rận xĩ như Trương Huy San, tức San hô, kẻ mới vừa bị bắt, rồi nhóm Lê Văn Lực, Trần Đức Trí, Van Thi Van trên facebook.
    Bây giờ, chị Nhân viên USAID Nguyễn Thị Liên Hằng mang danh Giáo sư Lịch sử mà thấy thông tin trên cứ như bắt được vàng.
    Xem bài từ Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2019 với tiêu đề TRAO ĐỔI VỚI BÁC NHÀ BÁO LÃO THÀNH, ĐÁNG KÍNH DƯƠNG ĐỨC QUẢNG VỀ CỤ LÊ DUẨN
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2019/07/trao-oi-voi-bac-nha-bao-lao-thanh-ang.html

    Trả lờiXóa
  9. Bộ Ngoại giao bình luận về hoạt động của Trường Fulbright Việt Nam
    26/08/2024 23:07 GMT+7
    https://thanhnien.vn/bo-ngoai-giao-binh-luan-ve-hoat-dong-cua-truong-fulbright-viet-nam-185240826225537628.htm

    Việt Nam hoan nghênh các hoạt động của ĐH Fulbright Việt Nam như đã được khẳng định trong Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Mỹ lên Đối tác chiến lược toàn diện năm 2023.
    Ngày 26.8, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận về các hoạt động của Trường Fulbright Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết, ĐH Fulbright Việt Nam là thành quả của hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Mỹ, nhất là trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

    Bộ Ngoại giao bình luận về hoạt động của Trường Fulbright Việt Nam- Ảnh 1.
    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng

    ẢNH: THẢO PHẠM

    "Việt Nam hoan nghênh các hoạt động của ĐH Fulbright Việt Nam như đã được khẳng định trong Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Mỹ lên Đối tác chiến lược toàn diện năm 2023.

    Chúng tôi mong muốn và tin tưởng rằng các hoạt động của Fulbright Việt Nam tiếp tục đóng góp thiết thực vào sự phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác đang ngày càng phát triển giữa Việt Nam và Mỹ", bà Hằng khẳng định.

    ĐH Fulbright Việt Nam được thành lập năm 2016 dựa trên cam kết hợp giữa Việt Nam và Mỹ, đặt trụ sở chính tại Khu công nghệ cao TP.HCM.

    Trong Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt - Mỹ lên Đối tác chiến lược toàn diện năm 2023, hai bên hoan nghênh hoạt động của ĐH Fulbright Việt Nam và việc ngôi trường ngày càng phát huy vai trò là một trung tâm của khu vực về đào tạo chính sách công.

    Hai bên cũng ghi nhận tầm quan trọng cấp thiết của việc đầu tư vào nguồn nhân lực, coi đây là nguồn lực thiết yếu đối với sự thịnh vượng, an ninh, ổn định và phát triển trong tương lai.

    Trả lờiXóa