Chủ Nhật, 11 tháng 7, 2021

MỘT NGƯỜI MỸ CẢNH BÁO: “ĐẠI HỌC FULBRIGHT VIỆT NAM- CON NGỰA THÀNH TROY CỦA MỸ Ở VIỆT NAM!”

 “ĐẠI HỌC FULBRIGHT VIỆT NAM- CON NGỰA THÀNH TROY CỦA MỸ Ở VIỆT NAM!”

Lời dẫn:  “ĐẠI HỌC FULBRIGHT VIỆT NAM- CON NGỰA THÀNH TROY CỦA MỸ Ở VIỆT NAM!”- Đây là cảnh báo của một người Mỹ trên báo Mỹ tại bài “Coming to Terms with the Past by Honoring Historical Truth:The Case of Fulbright University Vietnam”- Dịch sang tiếng Việt: “Hãy đối mặt với quá khứ bằng cách tôn trọng sự thật lịch sử – Trường hợp của Đại học Fulbright”

Tác giả bài báo là ông Tiến sĩ người Mỹ Mark A. Ashwill - một nhà giáo dục quốc tế sống ở Việt Nam từ năm 2005. Ông là thành viên của Tổ chức Cựu chiến binh vì Hòa bình. Ashwill thường viết bài trên blog cá nhân, có tên là  AN INTERNATIONAL EDUCATOR IN VIET NAM- Dịch sang tiếng Việt: "Một nhà giáo dục quốc tế tại Việt Nam" và có thể liên hệ tại markashwill@hotmail.com. Tiến Sỹ Mark. A. Ashwill Là Nhà Sáng Lập Và Giám Đốc Điều Hành Của Công Ty Capstone Việt Nam. Từ Năm 2005 Tới Năm 2009, Ông giữ chức vụ Giám Đốc Quốc Gia Của Viện Giáo Dục Quốc Tế Tại Việt Nam.

Ông từng nói trên báo VnExpress: "Tôi là "người ngoài", nhưng cũng là người nhà."  Tiến sĩ Mark A. Ashwill từng đoạt Giải Nhì Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại năm 2019- Giải thưởng vô cùng uy tín, do Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức. Ông cũng là tác giả thường xuyên viết bài trên báo chí tiếng Việt, ví dụ bài Ngày 30/4/2020 - lá thư từ Việt Nam nhân 45 năm kết thúc chiến tranh trên báo Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh, hoặc bài BỎ TRIỆU ĐÔ CHẠY VÀO ĐẠI HỌC DANH GIÁ MỸ - CUỘC ĐUAXUỐNG ĐÁY CỦA CHA MẸ GIÀU trên Zing, hoặc bài Cẩn thận khi chọn bên ngoài chương trình đào tạo trên 24h.com v.v...

Hôm nay, Google.tienlang giới thiệu bài viết “Coming to Terms with the Past by Honoring Historical Truth:The Case of Fulbright University Vietnam”Dịch sang tiếng Việt: “Hãy đối mặt với quá khứ bằng cách tôn trọng sự thật lịch sử – Trường hợp của Đại học Fulbright”. 

Nội dung bài này, Tiến sĩ Mark A. Ashwill lên án gay gắt quan điểm trái với SỰ THẬT LỊCH SỬ (lật sử) của bà Đàm Bích Thủy, chủ tịch sáng lập của Đại học Fulbright Việt Nam (FUV), của Nhà văn Bảo Ninh, tác giả cuốn sách Nỗi buồn chiến tranh. Phần kết bài báo, tác giả đưa ra nhận xét: “ĐẠI HỌC FULBRIGHT VIỆT NAM- CON NGỰA THÀNH TROY CỦA MỸ Ở VIỆT NAM!”

Về ĐẠI HỌC FULBRIGHT VIỆT NAM, không chỉ một mình Tiến sĩ Mark A. Ashwill cho rằng nó là "con ngựa thành Troy", mà trước đó, Google.tienlang đã có bài với nội dung tương tự là bài: SỰ THẬT VỀ ĐẠI HỌC FULBRIGHT. Hoặc bài liên quan là bài: Cảnh báo: MỸ ĐÃ LẤN THÊM BƯỚC NỮA KHI THÀNH LẬP HỌC VIỆN YSEALI Ở VIỆT NAM!....

Thế nhưng, rất tiếc là báo chí Việt Nam gần đây liên tục đưa tin viết bài liên quan đến Đại học Fullbright Việt Nam, đại loại như ông giáo sư nọ, ông tiến sĩ kia ở Đại học Fullbright Việt Nam nói rằng....

Dưới đây là bài “Coming to Terms with the Past by Honoring Historical Truth:The Case of Fulbright University Vietnam”Dịch sang tiếng Việt: “Hãy đối mặt với quá khứ bằng cách tôn trọng sự thật lịch sử – Trường hợp của Đại học Fulbright”. Phần trên Google.tienlang trích một đoạn bằng tiếng Anh cùng link bài báo. Phần tiếp theo là bản dịch sang tiếng Việt.

*****

Coming to Terms with the Past by Honoring Historical Truth: The Case of Fulbright University Vietnam

BY MARK ASHWILL

"No man in the whole world can change the truth. One can only look for the truth, find it and serve it." -Dietrich Bonhoeffer (1906-1945) 

Thanks to a Google Alert, I learned that Dam Bich Thuy, founding president of Fulbright University Vietnam (FUV), was at Carthage College, a small liberal arts institution in Wisconsin, to deliver the 2019 commencement address. During her visit, Ms. Thuy sat down for a one-on-one conversation with Carthage President John Swallow about the state of higher education in Viet Nam.  Below is a revealing excerpt from a local newspaper that offers some disturbing insights into her view of her own country, the US War in Viet Nam, and critical thinking.

......

Đọc toàn bài bằng tiếng Anh tại link: 

https://www.counterpunch.org/2019/08/02/coming-to-terms-with-the-past-by-honoring-historical-truth-the-case-of-fulbright-university-vietnam/

Dịch sang tiếng Việt:

: “Hãy đối mặt với quá khứ bằng cách tôn trọng sự thật lịch sử – Trường hợp của Đại học Fulbright”

 "Không có người nào trên toàn thế giới có thể thay đổi sự thật. Người ta chỉ có thể tìm kiếm sự thật, tìm thấy nó và phục vụ nó” – Dietrich Bonhoeffer (1906-1945).

Tôi được biết rằng Đàm Bích Thủy, chủ tịch sáng lập của Đại học Fulbright Việt Nam (FUV), năm 2019 đã đến Carthage College, một trường cao đẳng nghệ thuật nhỏ ở Wisconsin, để quảng bá cho nó. Trong chuyến thăm của mình, cô Thủy đã trò chuyện trực tiếp với Chủ tịch Carthage John Swallow về tình trạng giáo dục đại học ở Việt Nam. Dưới đây là một đoạn trích tiết lộ từ một tờ báo của Wisconsin cho thấy một số hiểu biết đáng lo ngại về quan điểm của Thủy về đất nước của mình, về cuộc Chiến tranh của Hoa Kỳ tại Việt Nam, và trong suy nghĩ về phản biện của cô. 

Một bài học lịch sử 

Trong khi quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam đã được cải thiện trong thời gian gần đây, bức tranh toàn cảnh đã hoàn toàn khác cách đây nửa thế kỷ. Thủy cho biết Đại học Fulbright Việt Nam đã sử dụng việc hướng dẫn nghiên cứu lịch sử như một lăng kính cho sinh viên để nhìn sâu hơn vào xung đột giữa các quốc gia. 

Tình huống cụ thể: Học sinh của Thủy đã được xem một tập phim tài liệu của Ken Burns về “Chiến tranh Việt Nam”. Kết thúc tập phim, Thủy cho biết nhiều người đã khóc nức nở và xúc động về câu chuyện mà họ đã xem. Thủy nói rằng các sinh viên đã trao đổi lại với cô ấy: “Chúng tôi chưa bao giờ biết người Mỹ phải chịu đựng nhiều đến như vậy. Trước đây chúng tôi chỉ nghĩ người Việt Nam chịu thiệt thòi”. 

Nói về tầm quan trọng của tư duy phản biện, Thủy nói: “Bạn cần nhìn mọi thứ từ một lăng kính khác – đặc biệt là đối với lịch sử. Có rất nhiều cách giải thích về lịch sử”. Thủy đã trích dẫn một câu về sức mạnh biến đổi của giáo dục lịch sử: “Giáo dục là cách tốt nhất để hàn gắn quá khứ”. 

Mặc dù đúng là có rất nhiều cách giải thích về lịch sử, nhưng điều cốt yếu là bối cảnh và sự thật lịch sử là bất biến, nhưng lại thường bị gạt sang một bên nếu chúng không phù hợp với bất kỳ cái rìu ý thức hệ nào của người kể chuyện, trong trường hợp này là nước Mỹ – người đã quyết định lập ra trung tâm Đại học này. 

Thật ra, bản chất của tư duy phê phán mà cô Thủy đề cập đến là một phần và một mục đích của một thế giới quan đổi màu, tham gia vào chủ nghĩa xét lại lịch sử và làm sai lệch sự thật. Có lẽ Thủy cần phải xem lại các định nghĩa về tư duy phê phán, trong đó bao gồm cả những phân tích hợp lý, hoài nghi, không thiên vị, phải đánh giá thông qua bằng chứng thực tế. 

Mặc dù có lẽ Thủy tin vào chính những gì cô nói, nhưng những bình luận của cô cũng là một ví dụ về việc gây lệch lạc cho đám đông, cô chỉ nói với sinh viên tham dự những gì mà người Mỹ muốn nói, trong khi hầu hết đám đông đó không biết có bao nhiêu người Việt Nam đã phải chết và bao nhiêu người đang tiếp tục phải chịu đựng vì những di sản chiến tranh như bom mìn chưa nổ (UXO) và chất độc màu da cam. Đó là câu chuyện cũ đầy máu. Hoa Kỳ đã chiếm đóng, hủy diệt và bỏ đi, không hề có trách nhiệm hay nhận thức tập thể cần phải nhớ về quá khứ cũng như không chịu học hỏi từ nó. 

Bởi vậy, lịch sử sẽ tiếp tục lặp lại những sai lầm của chính nó, bởi nghệ thuật quảng cáo mà không có sự thật hay giá trị giáo dục nào. 

Bức tranh lớn 

Có lẽ các sinh viên đã xem tập phim tài liệu “Chiến tranh Việt Nam” đó nên được yêu cầu đọc cuốn sách “Giết tất cả những gì động đậy: Cuộc chiến của Hoa Kỳ ở Việt Nam” (Kill Anything That Moves: The Real American War in Vietnam) của Nick Turse, được dịch sang tiếng Việt sau vài tháng kể từ khi xuất bản ở Mỹ. Cuốn sách này, mà tôi khuyên độc giả nên đọc chậm từng ít một, và hãy đặt sang một bên nếu thấy bị trầm cảm, đã uống rượu hoặc trước khi đi ngủ, bởi nó mô tả chi tiết về việc sát hại, hành hạ các cơ thể con người mà lính Mỹ coi như một thước đo cho sự chiến thắng trong cuộc chiến, với lý thuyết “nếu chúng bị giết, chúng chắc chắn là Việt Cộng”! 

Có lẽ ai đó cần phải thông báo cho các sinh viên rằng lẽ ra đã có một cuộc bầu cử quốc gia của Việt Nam vào năm 1956 theo các điều khoản của Hiệp định Genève năm 1954, sau thất bại nặng nề của người Pháp tại Điện Biên Phủ. Nhưng có một thực tế nổi bật nhất là Hoa Kỳ đã phá hoại điều khoản đó để tạo ra một “quốc gia” tay sai ở nửa phía nam của Việt Nam, kéo dài chiến tranh trở thành một cuộc chiến khác. 

“Hồ Chí Minh chắc chắn sẽ nhận được 80% phiếu bầu phổ thông”, theo hồi ký của Tổng thống Dwight D. Eisenhower, “do đó, sẽ thống nhất đất nước của ông và ngăn chặn Chiến tranh Đông Dương lần thứ 2”. Nếu không có sự đau khổ, chết chóc và hủy diệt mà chiến tranh gây ra, chủ yếu là từ năm 1965 đến năm 1972, bởi Hoa Kỳ, tay sai Sài Gòn và các đồng minh như Úc, Hàn Quốc và các nước khác, Việt Nam sẽ có một giai đoạn phát triển rất khác , rất có thể sẽ vượt lên ngang hàng Singapore. Điều quan trọng nhất là, 3,8 triệu người Việt Nam, hơn một nửa trong số đó là dân thường, và 58.300 người Mỹ sẽ không mất mạng.

 Có lẽ ai đó cần phải đưa ra sự thật rằng những người Việt Nam chiến đấu chống Mỹ là những người yêu nước đấu tranh cho nền độc lập của đất nước họ, và họ đã chết cho lý tưởng đó. Trong khi hầu hết các binh sĩ Hoa Kỳ chiến đấu không vì điều gì ngoại trừ bản thân họ với hy vọng mãnh liệt rằng họ sẽ được trở về nhà với đầy đủ chân tay và không phải nằm trong một chiếc quan tài phủ cờ. 

Nếu sự đau khổ của người Mỹ là bi thảm, thì nó vẫn rất mờ nhạt so với mất mát của người Việt Nam. Hãy dành những giọt nước mắt của sư tử cho họ và những hy sinh mà họ đã chịu đựng để đánh bại Hoa Kỳ, trong một loạt những kẻ xâm lược nước ngoài đáng gờm. Nói một cách đơn giản, ngay từ đầu Hoa Kỳ đã không có quyền ở Việt Nam, không có người Mỹ và vũ khí chiến tranh của Mỹ thì sẽ không có đau khổ. 

Thật là một sự đồi bại của lịch sử, khi những người ở FUV tập trung vào sự đau khổ của Hoa Kỳ trong một cuộc chiến mà nó không bao giờ nên tiến hành. Nhưng sự trớ trêu đáng buồn này không đáng ngạc nhiên khi nó đến từ một tổ chức mà các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ cho rằng đó là điều cần làm, thực sự đáng khen ngợi khi chỉ định Bob Kerrey, thủ phạm gây ra tội ác thảm sát ở Thạnh Phong làm chủ tịch hội đồng quản trị của nó (sau đó, họ đã phải trả giá PR cho quyết định PR đáng khinh này về mặt đạo đức). 

Tự bắc chảo chiên trên lửa 

FUV đã tiếp tục sai lầm đó bằng cách lại bổ nhiệm người bạn của Bob Kerrey, Thomas Vallely, làm chủ tịch hội đồng quản trị. Vallely, người từng gọi FUV là “bộ xe lửa điện” của mình, ghi lại rằng ông đã không xem trường hợp của Kerrey là một sai lầm và rất ngạc nhiên trước phản ứng dữ dội xảy ra sau đó. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2018, Vallely nói rằng Thạnh Phong, theo nghĩa đen là hiện trường của tội ác chiến tranh của Kerrey nhưng không phải là một nguyên nhân gây lo ngại: “Tôi không nghĩ rằng Thạnh Phong là một tiêu cực. Tôi nghĩ rằng Thạnh Phong là một di sản”. Ông đã gọi Bob Kerrey là một anh hùng vì anh ta xử lý các hậu quả với đạo đức của mình và bởi vì Kerrey hiểu con người có thể làm gì với nhau khi họ trở nên vô nhân đạo. Sự thật hiển nhiên là chỉ những người lính Mỹ được vũ trang tốt mới là người vô nhân đạo đối với thường dân Việt Nam không vũ trang, bằng cách giết họ bằng vũ khí và dao tự động. 

Tự đào sâu hơn nữa, Vallely lập luận chống lại việc chỉ trích Kerrey vì các hành vi bạo lực đối với dân thường ở Việt Nam, nhưng đặc biệt chỉ nhấn mạnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đông dân, trong khi còn hàng triệu người Việt bị tàn sát ở những nơi khác. Ông ta coi Thạnh Phong chỉ là “một giọt nhỏ trong một cái xô rất lớn chứa đầy máu”. 

Sự kiêu ngạo của Vallely bắt nguồn từ chủ nghĩa chủng tộc thượng đẳng đã được thể hiện đầy đủ khi ông đề cập đến quyền tự chủ trên thực tế của FUV và 2 đại diện của trường đại học: một là chính phủ Hoa Kỳ, và một là Harvard, những đại diện này rất hữu ích. Ý tưởng trong tuyên bố này là khái niệm cho rằng FUV đứng trên mọi sự chỉ trích, như đối với Bob Kerrey, bởi vì nó là một tổ chức giáo dục đại học nổi tiếng nhất! 

Quan niệm của Hoa Kỳ về lịch sử là trung tâm tuyên truyền của FUV 

Sự giải thích có chọn lọc, lấy quan điểm của Hoa Kỳ làm trung tâm trong đánh giá về lịch sử này không có gì mới, từ FUV hoặc những người gần gũi với nó. Một ví dụ là một bài đăng trên blog vào tháng 7/2016 có tựa đề “Tranh luận về vai trò thời chiến của Bob Kerrey, Việt Nam đối mặt với những con quỷ trong quá khứ” xuất hiện trên trang web của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), một think tank có ảnh hưởng lớn thuộc Washington. Được viết bởi một cô gái Việt Nam trẻ tuổi được đào tạo ở Hoa Kỳ có quan hệ mật thiết với lãnh đạo của FUV, đó là một nỗ lực khập khiễng để xoay chuyển tình thế với Việt Nam, như tôi đã nêu trong một bài báo tháng 5/2017. Cô gái đã viết về việc bổ nhiệm Kerrey làm chủ tịch hội đồng quản trị của FUV và cuộc tranh cãi là một phước lành được ngụy trang bởi vì nhờ cuộc tranh luận đã giúp vượt qua các giá trị đạo đức về việc một người lính ra lệnh giết dân thường trong Chiến tranh Việt Nam, để đạt được sự phát triển quan trọng ở Việt Nam liên quan đến quan hệ Mỹ – Việt. 

Tác giả đã phát ra âm thanh của một người Mỹ đang đi trên đường phố Hoa Kỳ với sự thiếu hiểu biết đáng kinh ngạc về lịch sử của chính đất nước mình. Khi ôm lấy phe Hoa Kỳ, cô ấy đã bao vây và cố làm mất trí nhớ của các nạn nhân trong cuộc tàn sát Thạnh Phong được thực hiện vào tháng 2/1969, qua đó đã phản bội lịch sử, bênh vực thủ phạm thay cho nạn nhân, thậm chí đổ lỗi cho nạn nhân! 

Bảo Ninh, người coi cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ ở Việt Nam là nội chiến 

Thật trùng hợp, cùng tháng mà chủ tịch FUV, Đàm Bích Thủy ở Mỹ, Bảo Ninh – tác giả “Nỗi buồn chiến tranh”, bay đến thành phố Hồ Chí Minh và xuất hiện trước công chúng để nói chuyện với các sinh viên và giảng viên của FUV. Trong một bài viết chính thức của FUV, có lẽ được viết bởi một sinh viên, tác giả lưu ý rằng hầu hết các câu hỏi đến từ các sinh viên đại học, người ta có thể dễ dàng nhận ra những người hỏi là những người đọc chu đáo với các mối quan tâm về văn hóa và xã hội. Có thể còn quá sớm để dự đoán những sinh viên năm nhất này có thể làm gì trong suốt những năm đại học và sau đó, nhưng những gì họ hỏi trong cuộc trò chuyện với tác giả của “Nỗi buồn chiến tranh” mang đến cho chúng ta niềm vui và hy vọng về một thế giới hòa bình và đồng cảm. Tình cảm đó là đáng khen ngợi nhưng tôi quan tâm đến chính xác những gì Bảo Ninh đã nói với họ về cuộc chiến là gì? Đó có phải là thứ gì đó phù hợp gọn gàng nhằm củng cố mô hình của các tuyên bố và hành động lấy tiêu chuẩn Hoa Kỳ làm trung tâm trong việc tuyên truyền của FUV không? 

Trong tập thứ 9 của bộ phim tài liệu “Chiến tranh Việt Nam” của Ken Burns và Lynn Novick, nói về giai đoạn chiến tranh từ tháng 5/1970 đến tháng 3/1973, Bảo Ninh đã mô tả Chiến tranh của Hoa Kỳ tại Việt Nam như là một cuộc nội chiến của 2 phe trong bối cảnh sau: “Chúng tôi ăn cùng một loại gạo, uống cùng một loại nước, chia sẻ cùng một nền văn hóa, cùng một loại âm nhạc. Chúng tôi đã hèn nhát theo cùng một cách, chúng tôi đã dũng cảm theo cùng một cách, không khác nhau. Đó là một cuộc nội chiến” – Bảo Ninh đã nói như thế, nhìn nghiêm trang vào camera, với sự chắc chắn tuyệt đối. 

Một đồng nghiệp lưu ý Bảo Ninh rằng anh ta đã hoàn toàn bỏ qua tác động áp đảo có mục đích của quân đội hùng mạnh nhất thế giới và các mưu mô chính trị của Hoa Kỳ, đã buộc người Việt Nam phải đưa ra lựa chọn mà họ không hề muốn phải đối mặt. Bảo Ninh đã lúng túng, thực tế là anh ta đã gian dối ngay từ đầu trong việc giấu giếm một con voi khổng lồ trong một căn phòng nhỏ, với việc coi cuộc kháng chiến chống Mỹ của người Việt Nam là cuộc chiến đọ sức của người Việt Nam ở miền Nam chống lại đồng bào từ miền Bắc của họ. 

Mặc dù sự thật là có những người Việt từ một vùng này của đất nước đã chiến đấu và giết chết người Việt ở vùng khác, nhưng đó không phải là một cuộc nội chiến, dựa đúng theo định nghĩa về nội chiến. Nhưng những người Việt trẻ, bao gồm sinh viên FUV, đã ấn tượng về điều được nghe từ Bảo Ninh, họ không nhận ra bản chất khác biệt quan trọng này và do đó tiếp thu những câu chuyện sai lệch, trong một số trường hợp được truyền lại từ những gia đình có mối liên hệ với Việt Nam Cộng hòa, rằng cuộc chiến thực sự là một cuộc nội chiến giữa Bắc và Nam, là một trận chiến của các ý thức hệ đối lập. 

Hầu hết các thành viên nhỏ tuổi trong số khán giả của Bảo Ninh có thể không nhận thức được thực tế lịch sử rằng cuộc chiến sẽ không bao giờ xảy ra nếu Hoa Kỳ chấp nhận ký kết và tôn trọng Hiệp định Genève năm 1954. 

Phục vụ sự thật 

Các cá nhân và các quốc gia không thể vượt qua quá khứ, có nghĩa là cuộc đấu tranh để vượt qua những đau khổ và mọi vấn đề trong quá khứ, bằng cách xét lại và bào chữa cho nó. Vết thương chỉ có thể được chữa lành bằng sức mạnh của sự thật lịch sử, chứ không phải bằng cách sửa đổi lịch sử cho phù hợp với những câu chuyện giả, tự chế tác. 

Một đồng nghiệp Hoa Kỳ của tôi, người biết rất rõ về Việt Nam, cũng quan tâm vấn đề này, hoàn toàn không phải là “tư duy phản biện” và “học thuật tự do” theo cách hiểu của FUV rằng sinh viên Việt Nam đang học để nhận ra “người Mỹ cũng phải chịu đựng đau khổ nhiều như người Việt Nam”! Vâng, thực sự, ngay cả từ con số lạnh lùng 58.000 sinh mạng và 3,8 triệu sinh mạng. “Với một ‘trường đại học’ như thế, bạn không cần phải có Joseph Goebbels”, anh ấy nói thêm (Joseph Goebbels là trùm tuyên truyền phát xít Đức). 

Một sinh viên Việt Nam tại Đại học Yale-National Singapore (NUS), người đã tham gia một hội nghị tháng 4/2019 tại FUV về việc tiến hành cách tiếp cận mới trong giáo dục đại học ở châu Á đã viết: di sản của Mỹ ở Việt Nam – cả những biểu hiện bạo lực và “nhân từ” của nó – bao trùm toàn bộ sự thành lập của FUV, FUV là một sản phẩm của Chiến tranh Hoa Kỳ ở Việt Nam, và bây giờ nó hoạt động như một địa chỉ mà thông qua đó lợi ích, chính sách đối ngoại của Mỹ tiếp tục được mở rộng. Vượt xa cả sự tức giận cá nhân của tôi về sự kiện Bob Kerrey, tuyên bố của FUV với tư cách là một tổ chức độc lập cũng rất đáng nghi ngờ. Chúng ta (Yale – NUS) có muốn tham gia là một tổ chức đồng lõa trong việc duy trì các chính sách đối ngoại đế quốc của Mỹ ở Việt Nam hay không? 

Giáo dục là một cách để hàn gắn quá khứ, nếu nó là khách quan, toàn diện và trung thực. Tuy vậy, FUV (Đại học Fulbright Việt Nam) vẫn chưa thực hiện đúng cam kết của mình là một trường đại học với sứ mệnh dựa trên nền tảng tự do của kiến thức. Nếu nó muốn thực sự trở thành một trường đại học quốc tế độc lập, nó phải từ bỏ việc tiêm nhiễm chủ nghĩa biệt lệ của Hoa Kỳ vào suy nghĩ và hành động của các thành viên (sinh viên và giảng viên), kể cả ở cấp cao nhất. Nếu không, điều đó chính là nguyên nhân gây ra những nghi ngờ về việc tổ chức này thực tế là một con ngựa thành Troy của Hoa Kỳ nhằm xâm nhập Việt Nam. 

Mark Ashwill

Ngô Mạnh Hùng (biên dịch)

Hoàng Ngân Thương (giới thiệu)

====

25 nhận xét:

  1. tiếc thay có những người Việt ăn cơm, uống nước trên đất Việt nhưng lại sủa theo tiếng Mỹ quay lại cắn người Việt

    Trả lờiXóa
  2. Mỹ chuẩn bị chiến tranh cả về mặt tinh thần. Chúng dùng báo chí, tranh ảnh, sách vở, ca hát, chớp bóng... đủ các thứ. Chỉ ở Pháp mà thôi, mỗi năm chúng tiêu 2.450 triệu quan vào việc tuyên truyền nhồi sọ. Chúng không ra mặt. Ở nước nào chúng mua chuộc người nước ấy làm thay cho chúng. Bộ trưởng tuyên truyền Mỹ nói: mỗi năm, các báo chí nước ngoài đăng tài liệu tuyên truyền của Mỹ cộng lại hơn 4 vạn trang báo (bằng 16 vạn trang báo Cứu quốc). Mỗi năm ở các nước in hơn 200 quyển sách khen Mỹ và chống cộng, mỗi quyển ra từ 3 nghìn đến 10 vạn bản. Ở các nước có hơn 400 cơ quan làm việc tuyên truyền cho Mỹ... Mỹ còn lập nhà thương, trường học, hội từ thiện, vân vân, ở các nước, để làm cơ quan tuyên truyền và ổ mật thám. Hiện nay, tại những vùng tạm bị chiếm ở nước ta, Mỹ đang ra sức xâm lược văn hóa để hủ hóa và gieo rắc bệnh phục Mỹ, thân Mỹ, sợ Mỹ vào nhân dân, nhất là vào thanh niên ở những vùng ấy. Đó là một điều mà cán bộ giáo dục và tuyên truyền ta phải đặc biệt chú ý và phải ra sức chống lại."

    Đ.X. (một bút danh của Bác Hồ).

    Báo Cứu quốc, số 2128, ngày 25-7-1952.
    Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, in lần thứ ba.

    Trả lờiXóa
  3. Đúng, đừng theo Mỹ. Theo Tàu thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tư duy nhược tiểu!
      Làm sao phải "theo" ai?
      Ta cứ theo ta.
      Chơi với Mỹ nhưng chơi sòng phẳng, đôi bên cùng có lợi và luôn phải cảnh giác. Với Tàu cũng thế.

      Xóa
  4. Rõ ràng là cựu TT Phan Văn Khải nhầm người. Ông muốn thành lập trường đại học đẳng cấp quốc tế thì phải hỏi các giáo sư, các nhà khoa học Mỹ chứ hỏi chính trị gia làm gì? Chính trị gia thì biết gì về nghiên cứu và xuất bản? Chính trị gia cho nên mới treo biển kinh tế, nhưng giảng dạy chính sách công. Chính trị gia cho nên mới vác theo cả scandal Bob Kerrey vào Việt nam. Việt nam cần đại học “đẳng cấp quốc tế”, nghĩa là phải theo mô hình chuẩn của nhiều đại học thành công khác trên thế giới thì mới có thể so sánh được với nhau, để biết có “đẳng cấp” hay không. Còn đại học mà ông Vallely đề xuất là một thử nghiệm “không giống ai” thì đâu phải là thứ mà một nước nghèo, giáo dục và khoa học đều yếu kém như Việt nam cần.

    Trả lờiXóa
  5. vi rút, vi khuẩn, vi trùng...ở khắp mọi nơi, xâm nhập cơ thể bất kỳ lúc nào thì ngoài việc gào mồm cảnh báo sự hiện diện cũng phải làm thế nào tăng sức đề kháng cơ thể. từ bé tới lớn mà được giáo dục cẩn thận, truyền thống, đạo đức...thì có trăm trường, ngàn trường như fulbright cũng chẳng làm gì được. còn sai đúng, cứ chiểu theo luật pháp sở tại mà thi hành. đừng đổ vạ hết người này thế này, rồi báo chí bị thao túng bởi cái kia...người ta gọi là "xấu dạ đổ vạ cho cứt"!

    Trả lờiXóa
  6. Nặc danh07:29 12 tháng 7, 2021 có lẽ đã bị tiêm nhiễm cái thứ giáo dục phản động của Fulbright!
    Lịch sử từ 1954- 1975 là lịch sử Kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
    Nếu Mỹ không dựng lên chính quyền bù nhìn Ngô Đình Diệm rồi bơm tiền cho nó, bơm bom đạn cho nó, ra lệnh cho nó đàn áp nhân dân thì đâu có chiến tranh?

    Vậy mà cô Đàm Bích Thủy và anh Bảo Ninh- một người VN lại đi xuyên tạc bịa đặt, chạy tội cho Mỹ, nhồi vào đầu trẻ con một bài học bịa đặt thì ta có cần lên tiếng chỉ ra không?

    Tại sao chỉ có báo Bình Phước lên tiếng vụ này?
    Các báo khác không ai biết?
    Và giờ phải nhờ 1 ông Người Mỹ dạy Lịch sử Việt Nam cho người Việt?
    Nặc ko thấy nhục sao?

    Trả lờiXóa
  7. Mỹ hết thời độc bá thế giớilúc 19:01 12 tháng 7, 2021

    Ông người Mỹ phân tích quá hay:

    "Một bài học lịch sử

    Trong khi quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam đã được cải thiện trong thời gian gần đây, bức tranh toàn cảnh đã hoàn toàn khác cách đây nửa thế kỷ. Thủy cho biết Đại học Fulbright Việt Nam đã sử dụng việc hướng dẫn nghiên cứu lịch sử như một lăng kính cho sinh viên để nhìn sâu hơn vào xung đột giữa các quốc gia.

    Tình huống cụ thể: Học sinh của Thủy đã được xem một tập phim tài liệu của Ken Burns về “Chiến tranh Việt Nam”. Kết thúc tập phim, Thủy cho biết nhiều người đã khóc nức nở và xúc động về câu chuyện mà họ đã xem. Thủy nói rằng các sinh viên đã trao đổi lại với cô ấy: “Chúng tôi chưa bao giờ biết người Mỹ phải chịu đựng nhiều đến như vậy. Trước đây chúng tôi chỉ nghĩ người Việt Nam chịu thiệt thòi”.

    Nói về tầm quan trọng của tư duy phản biện, Thủy nói: “Bạn cần nhìn mọi thứ từ một lăng kính khác – đặc biệt là đối với lịch sử. Có rất nhiều cách giải thích về lịch sử”. Thủy đã trích dẫn một câu về sức mạnh biến đổi của giáo dục lịch sử: “Giáo dục là cách tốt nhất để hàn gắn quá khứ”.

    Mặc dù đúng là có rất nhiều cách giải thích về lịch sử, nhưng điều cốt yếu là bối cảnh và sự thật lịch sử là bất biến, nhưng lại thường bị gạt sang một bên nếu chúng không phù hợp với bất kỳ cái rìu ý thức hệ nào của người kể chuyện, trong trường hợp này là nước Mỹ – người đã quyết định lập ra trung tâm Đại học này.

    Thật ra, bản chất của tư duy phê phán mà cô Thủy đề cập đến là một phần và một mục đích của một thế giới quan đổi màu, tham gia vào chủ nghĩa xét lại lịch sử và làm sai lệch sự thật. Có lẽ Thủy cần phải xem lại các định nghĩa về tư duy phê phán, trong đó bao gồm cả những phân tích hợp lý, hoài nghi, không thiên vị, phải đánh giá thông qua bằng chứng thực tế.

    Mặc dù có lẽ Thủy tin vào chính những gì cô nói, nhưng những bình luận của cô cũng là một ví dụ về việc gây lệch lạc cho đám đông, cô chỉ nói với sinh viên tham dự những gì mà người Mỹ muốn nói, trong khi hầu hết đám đông đó không biết có bao nhiêu người Việt Nam đã phải chết và bao nhiêu người đang tiếp tục phải chịu đựng vì những di sản chiến tranh như bom mìn chưa nổ (UXO) và chất độc màu da cam. Đó là câu chuyện cũ đầy máu. Hoa Kỳ đã chiếm đóng, hủy diệt và bỏ đi, không hề có trách nhiệm hay nhận thức tập thể cần phải nhớ về quá khứ cũng như không chịu học hỏi từ nó.

    Bởi vậy, lịch sử sẽ tiếp tục lặp lại những sai lầm của chính nó, bởi nghệ thuật quảng cáo mà không có sự thật hay giá trị giáo dục nào.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mỹ hết thời độc bá thế giớilúc 19:01 12 tháng 7, 2021

      Bức tranh lớn

      Có lẽ các sinh viên đã xem tập phim tài liệu “Chiến tranh Việt Nam” đó nên được yêu cầu đọc cuốn sách “Giết tất cả những gì động đậy: Cuộc chiến của Hoa Kỳ ở Việt Nam” (Kill Anything That Moves: The Real American War in Vietnam) của Nick Turse, được dịch sang tiếng Việt sau vài tháng kể từ khi xuất bản ở Mỹ. Cuốn sách này, mà tôi khuyên độc giả nên đọc chậm từng ít một, và hãy đặt sang một bên nếu thấy bị trầm cảm, đã uống rượu hoặc trước khi đi ngủ, bởi nó mô tả chi tiết về việc sát hại, hành hạ các cơ thể con người mà lính Mỹ coi như một thước đo cho sự chiến thắng trong cuộc chiến, với lý thuyết “nếu chúng bị giết, chúng chắc chắn là Việt Cộng”!

      Có lẽ ai đó cần phải thông báo cho các sinh viên rằng lẽ ra đã có một cuộc bầu cử quốc gia của Việt Nam vào năm 1956 theo các điều khoản của Hiệp định Genève năm 1954, sau thất bại nặng nề của người Pháp tại Điện Biên Phủ. Nhưng có một thực tế nổi bật nhất là Hoa Kỳ đã phá hoại điều khoản đó để tạo ra một “quốc gia” tay sai ở nửa phía nam của Việt Nam, kéo dài chiến tranh trở thành một cuộc chiến khác.

      “Hồ Chí Minh chắc chắn sẽ nhận được 80% phiếu bầu phổ thông”, theo hồi ký của Tổng thống Dwight D. Eisenhower, “do đó, sẽ thống nhất đất nước của ông và ngăn chặn Chiến tranh Đông Dương lần thứ 2”. Nếu không có sự đau khổ, chết chóc và hủy diệt mà chiến tranh gây ra, chủ yếu là từ năm 1965 đến năm 1972, bởi Hoa Kỳ, tay sai Sài Gòn và các đồng minh như Úc, Hàn Quốc và các nước khác, Việt Nam sẽ có một giai đoạn phát triển rất khác , rất có thể sẽ vượt lên ngang hàng Singapore. Điều quan trọng nhất là, 3,8 triệu người Việt Nam, hơn một nửa trong số đó là dân thường, và 58.300 người Mỹ sẽ không mất mạng.

      Có lẽ ai đó cần phải đưa ra sự thật rằng những người Việt Nam chiến đấu chống Mỹ là những người yêu nước đấu tranh cho nền độc lập của đất nước họ, và họ đã chết cho lý tưởng đó. Trong khi hầu hết các binh sĩ Hoa Kỳ chiến đấu không vì điều gì ngoại trừ bản thân họ với hy vọng mãnh liệt rằng họ sẽ được trở về nhà với đầy đủ chân tay và không phải nằm trong một chiếc quan tài phủ cờ.

      Nếu sự đau khổ của người Mỹ là bi thảm, thì nó vẫn rất mờ nhạt so với mất mát của người Việt Nam. Hãy dành những giọt nước mắt của sư tử cho họ và những hy sinh mà họ đã chịu đựng để đánh bại Hoa Kỳ, trong một loạt những kẻ xâm lược nước ngoài đáng gờm. Nói một cách đơn giản, ngay từ đầu Hoa Kỳ đã không có quyền ở Việt Nam, không có người Mỹ và vũ khí chiến tranh của Mỹ thì sẽ không có đau khổ."

      Xóa
    2. Mỹ hết thời độc bá thế giớilúc 19:03 12 tháng 7, 2021

      Thật là một sự đồi bại của lịch sử, khi những người ở FUV tập trung vào sự đau khổ của Hoa Kỳ trong một cuộc chiến mà nó không bao giờ nên tiến hành. Nhưng sự trớ trêu đáng buồn này không đáng ngạc nhiên khi nó đến từ một tổ chức mà các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ cho rằng đó là điều cần làm, thực sự đáng khen ngợi khi chỉ định Bob Kerrey, thủ phạm gây ra tội ác thảm sát ở Thạnh Phong làm chủ tịch hội đồng quản trị của nó (sau đó, họ đã phải trả giá PR cho quyết định PR đáng khinh này về mặt đạo đức).

      Xóa
  8. ĐẠI HỌC FULBRIGHT VIỆT NAM- TRƯỜNG ĐÀO TẠO PHẢN ĐỘNG!
    ÔNG PHAN VĂN KHẢI VÀ VIỆT NAM ĐÃ BỊ MẮC LỪA!

    Trả lờiXóa
  9. Người bắn tỉa thứ 3 ( nhan đề tôi tự đặt).
    Chiến tranh, đôi khi ko hẳn là giết người, để tồn tại, đôi khi anh phải Không giết người hehe. đây là 1 anh bắn tỉa bộ đội cụ Hồ đã khôn khéo thỏa hiệp để tồn tại, anh quyết ko chịu chung số phận với 2 anh bắn tỉa đồng đội tiền nhiệm.
    Và anh đã tồn tại qua trận Khe Sanh máu lửa.
    Đây là đoạn hồi ký của 1 lính Mĩ trong trận Khe Sanh lừng danh, qua bài “Under Siege – The Battle of Khe Sanh” của đại Úy William Dabney do Trà Bồng dịch. Bài được trích từ cuốn The U.S. Marines in Action của Villard Books New York phát hành năm 1986.
    Trích đoạn:
    Người bắn tỉa núp rất kỹ trên sườn đồi um tùm bên kia, khoảng 200 mét về phía bắc nơi chúng tôi đóng quân, là đồi Nam 881 (881S). Anh ta đã nằm ở vị trí thuận lợi đó suốt một tuần qua. Thỉnh thoảng anh ta mới bắn, thường là khi trời nhiều mây và sườn núi không có sương mù bao phủ. Khi anh ta bắn thì chúng tôi chỉ có từ chết tới bị thương.
    Chỉ cần khoảng 20 phát anh ta đã gây tử thương cho 2 binh sĩ thủy quân lục chiến (TQLC) và làm bị thương năm sáu mạng.
    Anh ta tỏ ra vô cùng kiên nhẫn, luôn luôn đợi lúc các pháo thủ phải ra khỏi giao thông hào để bắn đại bác yểm trợ quân bạn, hoặc khiêng băng ca ra các trực thăng tải thương. Lúc ấy chúng tôi là những mục tiêu rất ngon lành của anh ta.
    Một đặc tính nữa của anh ta là rất thận trọng.
    Một ngày quang đãng chúng tôi đã gọi phi cơ dội bom xăng xuống toàn bộ khu vực anh ta đang núp. Nhưng hôm sau, khi trời có mây bao phủ anh ta lại “cắc bùm”, và vẫn cực kỳ chính xác.
    Anh ta biết rõ khi có mây mù phi cơ không dám oanh tạc một mục tiêu gần chúng tôi như vậy.
    Nhưng rồi cũng có lúc anh sơ xuất. Toán quan sát vẫn luôn dí mắt vào các ống viễn vọng kính cực mạnh hướng về phía anh ta, một hôm chợt thấy một lùm cây lay động.
    Hôm đó lại là một buổi chiều đứng gió!

    Trả lờiXóa
  10. Biết chắc súng nhỏ không làm gì được vì anh ta núp trong hầm đào sâu vào núi, nên phải dùng súng lớn. Chúng tôi bắn cầm chừng để xác định vị trí, và để anh rút vào hầm, đồng thời cho khiêng khẩu đại bác không giật chống xe tăng qua.
    Vì cả đồi chỉ có hai khẩu nên phải đặt ở vị trí mà xe tăng của địch có thể tiến vào phía bên kia. Một quả đạn có sức công phá mạnh đã biến căn hầm của anh thành một hố sâu trong đó có đất đá lẫn với xác của anh ta.
    Đồi đối diện khá xa, rừng lại rậm. Quân Bắc Việt di chuyển thoải mái vào ban đêm và trong sương mù, mà chúng tôi thì lại không đủ quân để kiểm soát bên đó. Cho nên chẳng bao lâu đã có một người bắn tỉa khác thay thế.
    Trong suốt 10 ngày sau đó anh chàng thứ hai này đã gây cho chúng tôi một tử thương và nhiều người khác bị thương. Nhưng rồi chúng tôi cũng xác định được vị trí của anh ta.
    Thế là lại phải khiêng khẩu không giật 106 ly qua, lại một quả đạn lọt vào hầm để biến nó thành mồ chôn xác người bắn tỉa.
    Chỉ hai ngày sau chuyện bắn tỉa lại tái diễn. Mấy tay pháo binh và cứu thương là những người căng thẳng nhất. Chỉ cần xớ rớ vài giây đồng hồ bên ngoài hầm trú ẩn là lại nghe tiếng cắc bùm khô khan của anh ta.
    Tệ nhất là những chuyến bay tải thương. Khiêng băng ca đã nặng nhưng nghe tiếng súng là phe ta phải quẳng các thương binh xuống để tìm chỗ núp.
    May thay mấy ngày sau chúng tôi cũng xác định được vị trí của anh ta. Thế là phải vật vã vác khẩu 106 không giật qua phía bên này.
    Ðang khi điều chỉnh để xác định mục tiêu thì một anh binh nhì nêu lên một nhận xét không giống ai. Anh ta cho rằng suốt một tuần nay tay xạ thủ mới này vẫn bắn đều như tay trước, nhưng chưa hề trúng một ai nên cứ để yên cho hắn sống. Nếu chúng ta loại tay này quân Bắc Việt sẽ có ngay một người khác vào thay, gặp tay bắn giỏi thì khốn cả lũ.
    Thật có lý! Thế là khẩu 106 không giật được đưa về vị trí cũ.
    Thỉnh thoảng có quân nhân còn phá phách bằng cách vẫy lá cờ đỏ khi nghe tiếng cắc bùm của anh ta. Đó là hiệu kỳ khai hoả trong xạ trường. Nhưng rồi chúng tôi nhận thấy hình như tay này cố ý bắn trật, chứ không phải hắn bắn dở. Không chừng anh ta biết số phận của các tay xạ thủ trước nên cố ý không gây thương vong cho chúng tôi.
    Ðàng nào thì cấp chỉ huy của anh ta cũng không có cách nào kiểm chứng được kết quả.

    Chẳng biết thực hư thế nào, nhưng đó là cách suy diễn của chúng tôi. Vì thế, để hỗ trợ cho anh ta chúng tôi ngưng trêu chọc và có khi còn giả bộ trúng đạn. Anh ta tiếp tục ở đó, vẫn bắn đều đặn và vẫn không gây thương vong nào trong suốt thời gian hai tháng còn lại của cuộc vây hãm….(pín đại nhân)

    Trả lờiXóa
  11. Chết cười mới lũ bần nông, nhẽ ở bất cứ đâu, ở bất kỳ hoàn cảnh nào, ở bất cứ thời điểm nào thì nó cũng vẫn là bần nông nhỉ? Thằng gì ở trên lấy tư tưởng bần nông phương Tây để nói nên thấy rõ: hóa ra là bần nông phương Tây ví cả bần nông phương Đông cũng giống nhau nhỉ?

    Thử nghĩ 1 thằng bần nông kiếm tiền (nhiều ít không quan trọng, quan trọng là có dư) nhưng rồi tiền đó dùng để làm gì? Gửi ngân hàng à? Sao không mua Rôn Roi đi để nâng cao chất lượng cuộc sống? Sao không biết thuê 1 tài xế để khỏe thân mình mà cũng kiếm được thu nhập cho thằng khác (tài xế)? Sao không thuê ô sin cho cuộc sống nhàn hạ 1 chút, mà lại cũng có thu nhập cho người khác? Để vợ đi làm 5 triệu (hơi cao à nhen, thường những bà vợ này làm chỉ 3 triệu Giao Chỉ tệ/tháng) để vợ cảm thấy (và cũng thực sự) có 1 lợi ích gì đó cho xã hội? Rồi chuyện mua rượu, rượu mua hóa ra để chưng? Đúng là bần nông lâu dài

    Kinh tởm thằng bần nông, mày đúng là không bằng con dòi, tởm

    Trả lờiXóa
  12. Tay Nặc danh08:10 13 tháng 7, 2021 này có ý gì nhỉ?
    Muốn bênh tên đồ tể Bob Kerrey?
    bằng Lý sự của Nguyên Ngọc?

    1. Trường hợp Bob Kerrey và “trạng sư” - Nhà văn Nguyên Ngọc
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2016/06/truong-hop-bob-kerrey-va-trang-su-nha.html

    2. Nhà văn Nguyên Ngọc đã giết người dân Thạnh Phong lần nữa?
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2016/06/nha-van-nguyen-ngoc-giet-nguoi-dan.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngược Dòng lịch sử: Nhạc Việt Nam.
      Xứ sở đang có tên là VN, là nơi tụ tập các cặn bã của Trung hoa, phạm lưu đày, anh em trốn nã, Quan biến chất ăn cắp, đều bị đày đi Giao chỉ, mạn thanh hóa nghệ an vv.

      Xưa, bắc kì là 1 tỉnh của trunghoa, sử việt gọi là thời Bắc - thuộc. xưa đé0 có miền trung lẫn cao nguyên lẫn saigòn.
      Nhớ nhé, những miền xa xôi để lưu đày phạm nhân chưa bao giờ là những miễn dễ - thở, anh em quan lại tầu mà bị đày sang giao chỉ thì trước ngày đi ae vẫn khăn tang, lạy tổ tông, họ hàng khóc như ve trên xà cừ mùa hạ và sự thật là ít anh em về đc.
      Xứ giao chỉ, dĩ nhiên tuyền cặn bã, văn minh chi le lói với anh em, và quan trọng là anh em giao chỉ cũng đé0 cần văn minh luôn.

      Vì toàn cặn bã, thì nhạc nhẽo đéo gì, anh em chỉ hú lên như loài vượn núi, mà thôi, và vì cặn bã, anh em chỉ tóm lại vào 03 nghề : ăn cướp, ăn xin và làm phò.

      Nghề nào thì nhạc đó, có 03 kiểu nhạc của anh em đặc trưng:
      Ngề cướp : Hò sông mã Dô tá dô tà, nghe nói đc unesco công nhận..
      điệu hò đéo có vị gì, chỉ là thúc lũ chó chết chèo thuyền cho đều tay và nhanh và nhanh nữa, nhẽ mới ăn cướp đc cái cối đá vứt lên thuyền rồi chạy, mà thôi :

      " dố ta dồ tà dô tá dô tà ...thanh dã nhanh nào .."
      " dố ta dồ tà dô tá dô tà ... dcm chúng mày"
      " dố ta dồ tà dô tá dô tà ... nó đang đuổi kìa".
      hết mẹ hò.
      .
      Nghề Phò : Ả đào hay ca Trù tom tom chát.
      Bọn này đc gọi là hát cô đầu, Bắc kì đông lắm, xưa ae đéo địk ngay, thế mới tài, mà có tiền chúng vào quán phò ( phò thời đeó bất hợp pháp nhé) chúng gọi 1 hỡi ôi nồi cháo hehe, thường là cháo gà, để húp.
      chị em ả đào nghèo thì khách đến mới mua gà, và chọn con gà rẻ đến nỗi đang nằm chờ chết già, để nấu cháo đé0 cần gà xịn.

      khi cháo chưa chín, chúng ngồi khoanh chân, buồl dựng đứng, cầm 1 cái như cái mõ, cô phò hát : hồng hồng .. ự .. ự .. tuyết tuyết .. hự hự hự , thì thằng buồl cửng kia gõ :

      tom tom chát ....
      tom tom chát ....
      tom tom chát ....
      đại để khi cô đào xuống xề hự hự thì con cẩu khách làng chơi kia sẽ gõ đúng phát : tom tom ...
      Chán chê mới húp cháo rồi địk, giang mai tung tóe..
      Đôi khi cô đầu làm bùa yêu bằng máu lồl thời đó gọi là máu thấm giấy bản cho khách bú để chài, các cô tin rằng khách bú máu lol sẽ mê cô và cô sẽ thành phòng nhì của quý ngài tiền nhiều như nước.

      cô 4` khác xì đểu, khách biết, đấm cô thấy mẹ thét lên be be.

      Nghề ăn mày : Xẩm mù.
      Có thể nghiên cứu chị Hà thị Cầu, chị thánh xẩm mù kiêm bợm hehe diệu.
      Thời phong kiến, cấm hát rong xin tiền, nhưng luật trừ bọn mù, riêng mù đc đặc cách ( chờ tìm nghị định này của vua ) thế là anh em mù và giả mù tung tăng ngồi chợ phiên, ngân lên 1 thứ nhạc ư ư với cây đàn nhị hay đàn bầu, vì trình ăn mày lên nhạc khí cũng đơn sơ, chơi độc 1 dây thôi, nhiều dây là đéo gì cho rối hehe, kêu bằng : Độc huyền cầm. có con giả mù đang gù lưng hát, bị đứt dây đàn chọc vào trán, giật mình kêu : "địkconmẹ nó tý mù" bị ae dân cáo quan đánh 10 hèo đuổi khỏi chợ.

      Ca từ bọn ăn mày này cũng đé0 độc đáo toàn là :
      Ối các ông các bà ơi ...
      Ối các ông các bà ơi
      Ối các ông các bà ơi ....

      Khóc đám ma là biến tấu của bọn này.
      Hết mẹ nhạc Annam đéo lăn tăn

      Xóa
    2. Fan Lý Văn Thônglúc 19:38 13 tháng 7, 2021

      Nặc danh14:28 13 tháng 7, 2021 là fan Lý Văn Thông???
      THảo nào mất dạy vậy!

      Xóa
  13. Rõ ràng là cựu TT Phan Văn Khải nhầm người. Ông muốn thành lập trường đại học đẳng cấp quốc tế thì phải hỏi các giáo sư, các nhà khoa học Mỹ chứ hỏi chính trị gia làm gì? Chính trị gia thì biết gì về nghiên cứu và xuất bản? Chính trị gia cho nên mới treo biển kinh tế, nhưng giảng dạy chính sách công. Chính trị gia cho nên mới vác theo cả scandal Bob Kerrey vào Việt nam. Việt nam cần đại học “đẳng cấp quốc tế”, nghĩa là phải theo mô hình chuẩn của nhiều đại học thành công khác trên thế giới thì mới có thể so sánh được với nhau, để biết có “đẳng cấp” hay không. Còn đại học mà ông Vallely đề xuất là một thử nghiệm “không giống ai” thì đâu phải là thứ mà một nước nghèo, giáo dục và khoa học đều yếu kém như Việt nam cần.

    Bây giờ, lộ rõ ĐẠI HỌC FULBRIGHT VIỆT NAM- TRƯỜNG ĐÀO TẠO PHẢN ĐỘNG!!
    Còn nhớ, khi phải thua, bỏ chạy năm 1975, người Mỹ từng nói: Người Mỹ sẽ trở lại không bằng bom đạn mà bằng đô la...

    Trả lờiXóa
  14. Cam kết tài chính 37 triệu USD xây dựng khuôn viên Trường ĐH Fulbright Việt Nam
    Đăng Nguyên
    Đăng Nguyên

    1 2 3 4 5
    thiensinhgia@gmail.com
    17:22 - 14/07/2021 0 THANH NIÊN ONLINE

    Tổ chức Tài chính Phát triển Quốc tế Mỹ (DFC) vừa công bố cam kết tài chính trị giá 37 triệu USD dưới hình thức khoản vay trực tiếp 20 năm để hỗ trợ việc xây dựng cơ sở mới của Trường ĐH Fulbright Việt Nam tại TP.HCM.
    Phối cảnh cơ sở mới của Trường ĐH Fulbright VN /// FVU
    Phối cảnh cơ sở mới của Trường ĐH Fulbright VN
    FVU
    Theo thông cáo từ Trường ĐH Fulbright Việt Nam (FUV), khoản vay này sẽ hỗ trợ giai đoạn 1 của dự án xây dựng ký túc xá, các tòa nhà phục vụ cho hoạt động đào tạo, nhà ăn và nơi giải trí cho 1.500 sinh viên.
    Khoản tài chính dành cho FUV là khoản vay phát triển đầu tiên và lớn nhất đến nay của DFC tại Việt Nam, trong bối cảnh quan hệ song phương Việt – Mỹ đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Đây cũng là khoản vay đáp ứng đầy đủ các tiêu chí khắt khe của tổ chức này về bình đẳng giới, phát triển con người và xây dựng theo tiêu chuẩn bền vững.

    Khoản đầu tư của DFC vào FUV tiếp nối các hỗ trợ trước đó của Chính phủ Mỹ, sẽ giúp thu hẹp khoảng cách giữa nhu cầu cấp bách về nguồn nhân lực chất lượng cao và thực trạng giáo dục của Việt Nam. Mặc dù sinh viên Việt Nam đạt điểm số cao trong các kỳ thi chuẩn hóa nhưng các nhà tuyển dụng lao động thường xuyên than phiền rằng sinh viên thiếu các kỹ năng cần thiết để làm việc hiệu quả. Thực trạng này được phản ánh rõ nét qua tỷ lệ thất nghiệp còn cao của những người tốt nghiệp đại học.

    Chia sẻ về điều này, bà Đàm Bích Thuỷ, Chủ tịch Trường ĐH Fulbright Việt Nam, khẳng định: “DFC và FUV cùng chia sẻ cam kết đóng góp cho một nền giáo dục chất lượng và dễ tiếp cận ở Việt Nam. Khoản đầu tư đầu tiên này của DFC vào một tổ chức ở Việt Nam cũng cho thấy niềm tin của DFC vào mô hình phát triển bền vững của Trường ĐH Fulbright Việt Nam. Sự ủng hộ này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chúng tôi trên hành trình xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế của Việt Nam và cho Việt Nam để xứng đáng là ngôi trường của những thế hệ lãnh đạo và kiến tạo thay đổi tích cực trong tương lai".

    Cam kết tài chính 37 triệu USD xây dựng khuôn viên Trường ĐH Fulbright Việt Nam - ảnh 1
    Cơ sở mới Trường ĐH Fulbright Việt Nam đang được gấp rút xây dựng

    FUV

    Trường ĐH Fulbright Việt Nam là trường ĐH độc lập, hoạt động không vì lợi nhuận đầu tiên của Việt Nam, với chương trình đào tạo đại học theo mô hình giáo dục khai phóng của Mỹ. Khởi nguồn từ dự luật ngân sách 1991 do Thượng nghị sĩ John Kerry bảo trợ để cấp học bổng cho sinh viên và các cán bộ quản lý nhà nước của Việt Nam sang Mỹ học. Tiếp nối thành công của chương trình này, vào năm 1994, Bộ Ngoại giao Mỹ đã tài trợ cho Trường Quản lý nhà nước John F. Kennedy tại ĐH Harvard hợp tác với Trường ĐH Kinh tế TP.HCM để thành lập Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, trung tâm đào tạo chính sách công đầu tiên của Việt Nam. Cả hai chương trình trao đổi và chương trình đào tạo chính sách công sau đại học hiện nay vẫn đang hoạt động và đã đào tạo hơn 2.000 nhà quản lý và hoạch định chính sách trong khu vực công và tư tại Việt Nam.

    Vào năm 2016, trung tâm đào tạo chính sách công do ĐH Harvard ươm tạo được phát triển thành Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright, đơn vị học thuật đầu tiên của ĐH Fulbright Việt Nam.

    Hiện nay, Trường ĐH Fulbright Việt Nam có 3 nhánh đào tạo học thuật: Chương trình đại học (cấp bằng cử nhân khoa học xã hội, bằng cử nhân khoa học, bằng cử nhân kỹ thuật), Trường Chính sách công và quản lý Fulbright (cấp bằng thạc sĩ chính sách công trong lĩnh vực phân tích chính sách, lãnh đạo và quản lý) và Học viện YSEALI (Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á).

    Khuôn viên chính của Trường ĐH Fulbright Việt Nam đang được xây dựng tại Khu Công nghệ Cao Sài Gòn trên khu đất rộng 15 ha được UBND TP.HCM cấp.
    https://thanhnien.vn/giao-duc/cam-ket-tai-chinh-37-trieu-usd-xay-dung-khuon-vien-truong-dh-fulbright-viet-nam-1414321.html

    Trả lờiXóa
  15. Fulbright VN hủy sự kiện sách của cựu Đại sứ Mỹ vì 'ai đó không thích'?
    https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-59146435
    Sự kiện trực tuyến chia sẻ về cuốn sách "Nothing Is Impossible" (Không gì là không thể) của Cựu Đại sứ Mỹ Ted Osius ở Đại học Fulbright Việt Nam đột ngột bị hủy bỏ mà không có thông báo về nguyên do khiến nhiều người thắc mắc.

    Cựu Đại sứ Ted Osius bày tỏ thất vọng về sự việc, ông nói với BBC News Tiếng Việt hôm 4/11: "Có vẻ như ai đó không thích nội dung cuốn sách."

    Ngọc Anh, sinh viên ĐH KHXH&NV TP HCM nói với BBC News Tiếng Việt cô định đăng ký tham gia thì phát hiện bài đăng đã bị xóa: "Tôi thấy hành động hủy sự kiện không thông báo của FUV mờ ám."

    Đại sứ Ted Osius là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, từng nhiều năm làm việc trong các cơ quan đại diện ngoại giao của Mỹ tại châu Á.

    Từ năm 2014 đến 2017, trong vai trò đại sứ Mỹ tại Hà Nội, ông được đánh giá là đã có nhiều đóng góp trong việc tăng cường quan hệ giữa hai cựu thù.

    Tiết lộ thú vị về Việt Nam trong hồi ký Đại sứ Mỹ Ted Osius

    Ted Osius: ‘Tự do ngôn luận sẽ giúp Việt Nam thịnh vượng hơn’

    Rời cương vị đại sứ, tháng 11/2017, ông Ted Osius (sinh năm 1961 ở California), tiếp tục ở lại Việt Nam và đảm nhận vị trí Phó Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) tại TP HCM đến tháng 6/2018.

    Ghi nhận đóng góp của Ted Osius, nhà nước Việt Nam đã trao tặng ông Huân chương Hữu nghị vào năm 2018.

    Chính vì vậy, việc sự kiện chia sẻ trực tuyến về cuốn sách của ông tại FUV bị hủy khiến nhiều người bất ngờ, nhất là khi ông Osius từng nắm chức vụ Phó Chủ tịch của trường.

    Đại học Fulbright Việt Nam lặng lẽ xóa sự kiện
    Cụ thể, hôm 30/10, trường Đại học Fulbright Việt Nam đăng trên trang Facebook và trang web của trường về sự kiện gặp gỡ, giao lưu trực tuyến với Cựu Đại sứ Mỹ Ted Osius (2012-2014) về cuốn sách mới ra mắt của ông.

    Theo thông báo, sự kiện sẽ diễn ra vào thứ năm ngày 4/11/2021 vào lúc 20:00 đến 21:30. Cụ thể, buổi trò chuyện với ông Ted Osius sẽ mở màn cho chuỗi sự kiện diễn giả của Fulbright với chủ đề: Thế giới qua những trang sách.

    Tuy nhiên, chương trình đã bị hủy bỏ mà không có thông báo nào nhưng google cache vẫn lưu lại bài viết.

    Cựu Đại sứ Ted Osius bày tỏ thất vọng về sự việc, ông nói với BBC News Tiếng Việt hôm 4/11:

    "Tôi rất thất vọng vì Đại học Fulbright đã hủy bỏ một sự kiện mang tính công khai mà lẽ ra đây là cơ hội đầu tiên để tôi được trò chuyện với độc giả Việt Nam, trước công chúng về cuốn sách của tôi cũng như tình yêu của tôi đối với đất nước này."

    Khi được hỏi về lý do đằng sau việc hủy bỏ sự kiện, ông Ted Osius nói:

    "Có vẻ như ai đó không thích nội dung cuốn sách."

    Đồng thời, vị cựu đại sứ cũng nói xin nhường lại cho trường Fulbright Việt Nam giải thích cặn kẽ hơn về nguyên nhân hủy bỏ sự kiện.

    https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-59146435

    Trả lờiXóa
  16. Tôi nghĩ Trung Tướng Nguyễn Thanh Tuấn cũng thường xuyên đọc Google.tienlang.
    Vậy xin anh Tuấn đọc bài này. Những ngày này, đọc lại bài cũ của Google.tienlang càng thấy thấm thía:
    Chủ Nhật, 11 tháng 7, 2021
    MỘT NGƯỜI MỸ CẢNH BÁO: “ĐẠI HỌC FULBRIGHT VIỆT NAM- CON NGỰA THÀNH TROY CỦA MỸ Ở VIỆT NAM!”

    https://googletienlang2014.blogspot.com/2021/07/mot-nguoi-my-canh-bao-ai-hoc-fulbright.html

    Trả lờiXóa
  17. Giờ đây trường đã được tẩy trắng gần như là sạch sẽ, chúng đang có âm mưu diễn biến hoà bình ngay trong giáo dục, phải mạnh tay xử lý triệt để

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hoàn toàn Đồng ý với bạn Nặc danhlúc 17:47 9 tháng 8, 2024

      Xóa
    2. Cứ gom hết lũ phản động trong đó rồi bắt 1 mẻ

      Xóa